1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lý thuyết và thực hành dịch

306 600 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 306
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Từ giữa những năm 1950, khái niệm "lý luận dịch" bắt đầu được gặp nhiều hơn trong hệ thống các khoa học về ngôn ngữ với tư cách là một ngành của ngôn ngữ học hiện đại, đồng thời bắt đầu

Trang 1

ĐẠ I HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

MỤC LỤC

Lời nói đầu 9

Bài 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN DỊCH I Sự hình thành của lý luận dịch 11

II Đối tượng của lý luận dịch và mối quan hệ của nó với các bộ môn khoa học khác 12

III Bản chất của quá trình dịch 14

IV Khái niệm cái bất biến trong khi dịch 15

V Vấn đề khả năng dịch 16

VI Các phương pháp nghiên cứu về dịch 18

VII Câu hỏi ôn tập 19

Bài 2 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC CHUNG VỀ DỊCH I Nhiệm vụ của ngôn ngữ học dịch 21

II Các phổ quát ngôn ngữ 25

III Dịch văn học: nghệ thuật và khoa học 27

IV Câu hỏi ôn tập 31

Bài 3 CÁC HÌNH THỨC DỊCH I Các hình thức dịch 33

II Các hình thức dịch nói 35

Trang 4

III Hai sơ đồ bố trí dịch tức thời 38

IV Các đặc điểm của dịch nói 40

V Các yêu cầu đối với dịch viết 40

VI Câu hỏi ôn tập 41

Bài 4 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH I Nắm ngoại ngữ 43

II Giải thuyết nguyên bản 44

III Diễn đạt lại nguyên bản 45

IV Câu hỏi ôn tập 49

Bài 5 Ý NGHĨA NGÔN NGỮ V/ DỊCH I Quan niệm về nghĩa 51

II Các kiểu nghĩa 51

III Cách dịch các kiểu nghĩa 53

IV Trình tự dịch các kiểu nghĩa 61

V Câu hỏi ôn tập 63

Bài 6 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỊCH I Dịch ngữ nghĩa 65

II Dịch thoát dịch tự do 71

III Dịch tương đương 72

IV Câu hỏi ôn tập 74

Trang 5

Bài 7 CÁC THỦ PHÁP DỊCH

I Định nghĩa 75

II Các loại biến đổi dịch 75

III Các thủ pháp dịch 76

IV Câu hỏi ôn tập 87

Bài 8 DỊCH TH/NH NGỮ V/ TỤC NGỮ I Định nghĩa về thành ngữ và giá trị của nó 89

II Cách dịch thành ngữ 90

III Cách dịch tục ngữ 94

IV Câu hỏi ôn tập 100

Bài 9 CHỌN TỪ V/ ĐẶT CÂU KHI DỊCH I Chọn từ trong dịch 101

1 Vai trò của văn cảnh 102

2 Chú ý đến thái độ của tác giả đối với sự kiện được miêu tả 102

3 Chọn từ phù hợp với thực tế được miêu tả 103

4 Tôn trọng khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm và phong cách của tác giả 104

5 Chọn từ phù hợp với khả năng kết hợp từ và âm hưởng của tiếng Việt 105

6 Chú ý đến các chuỗi đồng nghĩa, các sắc thái nghĩa của từ 106

7 Chú ý đến tính thông dụng của từ, đến vốn từ vụng cơ bản của ngôn ngữ dịch 107

8 Chú ý đến "tuổi" của từ 108

Trang 6

9 Chú ý đến các biểu tượng và liên tưởng

do từ gây ra ở người đọc 109

II Đặt câu trong dịch 110

III Câu hỏi ôn tập 113

Bài 10 ĐƠN VỊ DỊCH I Đơn vị dịch được xác định như là đơn vị nhỏ nhất của văn bản 115

II Đơn vị dịch là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất của nguyên bản 117

III Xác định các đơn vị dịch dựa vào các đơn vị của ngôn ngữ dịch 117 IV Xác định đơn vị dịch dựa vào diện nội dung của nguyên bản 119

V Câu hỏi ôn tập 122

Bài 11 CHUẨN MỰC DỊCH I Về chuẩn mực dịch 123

II Năm chuẩn mực địch 129

III Câu hỏi ôn tập 135

Bài 12 ĐÁNH GIÁ BẢN DỊCH I Đặt vấn đề 137

II Hai tiêu chuẩn "Tín" và "Nhã" 138

III Đánh giá bản dịch dựa vào tài liệu dịch 143

IV Khuynh hướng thực dụng của dịch 145

V Chuẩn mực quy ước của việc dịch 145

VI Câu hỏi ôn tập 146

Trang 7

Bài 13 CHUYỂN ĐẠT ĐẶC TRƯNG DÂN TỘC

TRONG BẢN DỊCH TÁC PHẨM VĂN HỌC

I Tầm quan trọng của vấn đề 147

II Tinh hình nghiên cứu vấn đề chuyển đạt đặc trưng dân tộc trong bản dịch văn học trên thế giới và trong nước 148

III Tinh hình nghiên cứu vấn đề chuyển đạt đặc trưng dân tộc trong bản dịch văn học ở Việt Nam 150

IV Chuyển đạt tính độc đáo của nguyên bản 153

V Câu hỏi ôn tập 158

Bài 14 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DỊCH HOẶC CÁC MÔ HÌNH DỊCH I Lý thuyết biểu vật trong dịch thuật 159

II Lý thuyết cải biên trong dịch thuật 162

III Lý thuyết ngữ nghĩa trong dịch thuật 165

IV Lý thuyết cấp độ tương đương trong dịch thuật 169

V Lý thuyết tương đương có quy luật, trong dịch thuật 172

VI Ghi chú 174

Bài 15 CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỊCH I Am hiểu ngoại ngữ 175

II Am hiểu tiếng mẹ đẻ 176

III Uyên bác 178

IV Năng khiếu và lao động sáng tạo 179

V Có hiểu biết về lý luận dịch 179

Trang 8

VI Câu hỏi ôn tập 180

Kết luận 181

Tài liệu tham khảo 182

PHỤ LỤC Bài 1 Nhịp điệu của văn xuôi và dịch 193

Bài 2 Sự thất thoát nhịp điệu thường thấy khi dịch các tác phẩm của FDOSTOIEVSKI 197

Bài 3 Dụng ngữ học của dịch 211

Bài 4 Dịch tương đương 217

Bài 5 Vấn đề tương đương trong dịch thuật 229

Bài 6 Thơ và dịch thơ 241

I Thơ là gì? 241

II Thơ và văn xuôi 251

III Về vần thơ 253

IV Vài ý nghĩa về chữ và thơ 259

V Dịch thơ như thế nào? 263

VI Một số bài thơ dịch để minh họa 269

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

Chuyên luận gồm có hai phần: phần chính-chuyên luận và phần phụ lục Phần chuyên luận đề cập tới hầu hết các vấn đề cơ bản của

lý luận dịch Phần này gồm 15 bài học và được dạy trong 6 học trình,

90 tiết Việc giảng dạy được phân bổ với số tiết như sau: một số các bài như “Phương pháp dịch”, “Thủ pháp dịch”, “Chọn từ trong dịch”, “Mô hình dịch” được dạy từ 6 đến 8 tiết, một số ít bài như

“Các giai đoạn của quá trình dịch”, “Đơn vị dịch”, “Đánh giá bản dịch”, được dạy từ 4 đến 6 tiết Có kiểm tra giữa chuyên luận: gồm một buổi kiểm tra và một buổi trả bài với thời gian từ 6 đến 8 tiết Sau khi học xong, sẽ có bài thi được tiến, hành trong thời gian 4 tiết Chuyên luận được viết chủ yếu là dựa trên các tư liệu dịch văn học, tức là các ví dụ minh họa, phân tích được rút ra từ các bản dịch văn học và phần lớn các bài học là đề cập đến những vấn đề của dịch văn học Tất nhiên, trong chuyên luận cũng có những bài chung cho mọi thể loại dịch như "Các giai đoạn của quá trình dịch", "Phương pháp dịch", "Thủ pháp dịch" Các vấn đề thuộc về các thể loại dịch như “Dịch chính luận - thông tin báo chí”, “Dịch khoa học - kỹ thuật” không được đề cập hoặc bàn sâu Những vấn đề này người học sẽ tự bổ cứu trong quá trình công tác hoặc nghiên cứu sau này Chúng tôi nghĩ rằng sau khi đã nắm được những vấn đề chung và cơ bản về lý luận dịch, thì người học sẽ có cơ sở để đi sâu vào những vấn đề đó

Ngoài phần chính, chuyên luận còn có thêm phần phụ lục đề cập đến những vấn đề chưa có hoặc chưa được nói kỹ ở các bài học như “Ngữ dụng dịch”, “Dịch tương đương”, “Nhịp điệu và dịch” và đặc biệt là "Dịch thơ" - vấn đề khó nhất của dịch văn học nói riêng và của việc dịch nói chung Ở phần phụ lục, tác giả đã chọn đưa vào một

số bài viết và bài dịch có giá trị, trong đó có mấy bài do tác giả dịch Khi soạn phần phụ lục, chúng tôi đã phải mất khá nhiều thời gian và

Trang 10

công sức để chọn được những bài tốt, thực sự có giá trị và có ích đối với người học Phần lớn số trang trong phụ lục được dành cho việc dịch thơ Sở dĩ như vậy là vì trên thực tế công tác dịch viết hiện nay ở nước ta, việc dịch thơ khá phổ biến và được thực hiện theo nhiều quan niệm khác nhau Nhưng dù được thực hiện theo quan điểm nào

đi nữa, thì về đại thể, chất lượng dịch đều còn thấp, chưa truyền đạt được cái hay, cái đẹp của nguyên bản và còn xa mới đáp ứng được sự chờ đợi của người đọc Trên các trang báo, hay tạp chí hiện nay, cái

mà người đọc ngại nhất là thơ sáng tác và nhất là thơ dịch vì tỷ lệ các bài đọc được, bài hay rất thấp1

Trong quá trình dạy chuyên đề “lý thuyết dịch” trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, vấn đề dịch thơ có lúc được giảng, có lúc không được giảng tùy thuộc vào đối tượng người học và thời gian học Vì vậy, ở phần phụ lục, chúng tôi dành nhiều trang cho phần này để người học tự nghiên cứu và có hướng để tự tìm hiểu thêm tư liệu và có điều kiện đi sâu nghiên cứu

Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo Trong danh mục, thực sự chúng tôi chỉ nêu khoảng già nửa số cuốn sách, bài báo mà chúng tôi đã có đọc để viết chuyên luận Để tiết kiệm giấy, chúng tôi

có lúc đã phải “gộp” chẳng hạn như: các sách viết về ngôn ngữ của các giáo sư hoặc “Tạp chí Văn học nước ngoài” Nếu khai đủ thì chỉ riêng hai mục trên đã có tới mấy chục đầu sách, đầu báo Ngoài

ra, trong thư mục, chúng tôi cũng không nêu tên các tác phẩm dịch

đã được sử dụng

1 Xin xem "Góc nhỏ thơ trữ tình " (Thơ dịch) đang đăng trên báo Người Hà Nội do nhiều người dịch.

Trang 11

Nhiều nhà bác học bắt đầu chú ý đến những vấn đề lý luận dịch dưới góc độ không chỉ của dịch văn học, mà là xuất phát từ toàn bộ hoạt động đa dạng của việc dịch ở thời đại chúng ta, bao gồm dịch khoa học kỹ thuật, chính luận (nhiều hơn dịch văn học), các hình thức dịch miệng, dịch để dạy học và toàn bộ các khả năng của hoạt động ngôn ngữ như là một hành động giao tiếp nhất định

Từ giữa những năm 1950, khái niệm "lý luận dịch" bắt đầu được gặp nhiều hơn trong hệ thống các khoa học về ngôn ngữ với tư cách

là một ngành của ngôn ngữ học hiện đại, đồng thời bắt đầu xuất hiện

ở các nước khác nhau các quan điểm rộng rãi cố gắng bao quát toàn

bộ các hiện tượng được thống nhất bằng khái niệm "dịch"

Khái niệm "dịch” bắt đầu được sử dụng để chỉ bất kỳ thao tác nào nhằm thay thế một hệ thống ký hiệu này bằng một hệ thống ký hiệu khác mà vẫn giữ lại nội dung thông tin

Trang 12

Nhà ngôn ngữ học Mỹ, R Jakobson, đã phân biệt 3 hình thức dịch thuật với các tên gọi khác nhau:

- Dịch bên trong ngôn ngữ (traduction intralinguale) là giải thích các ký hiệu ngôn ngữ bằng các ký hiệu khác của cùng một ngôn ngữ Thí dụ: bệnh viện, nhà thương, nơi khám và chữa bệnh

- Dịch qua ngôn ngữ khác (traduction interlinguale) là giải thích các ký hiệu của một ngôn ngữ bằng những ký hiệu của một ngôn ngữ khác Thí dụ: bệnh viện - hospital

- Dịch qua các ký hiệu khác (traduction intersémiotique) là giải thích ký hiệu ngôn ngữ này bằng hệ thống ký hiệu ngôn ngữ khác Thí dụ: bệnh viện + (chữ thập đỏ)

II Đối tượng của lý luận dịch và mối quan hệ của nó với các bộ môn khoa học khác

Các vấn đề lý luận dịch có thể được xét từ nhiều góc độ khác nhau Đối tượng nghiên cứu của nó có thể là việc chọn tài liệu dịch xét về mặt nội dung, giá trị nhận thức và nghệ thuật của nguyên bản Tiếp theo, có thể nghiên cứu vai trò của các tác phẩm được dịch trên bình diện văn học của ngôn ngữ dịch, cá tính của người dịch được quyết định bởi thế giới quan, các quan điểm văn học, các thủ pháp nghệ thuật, các sở thích của đất nước, thời đại của người đó

Ngoài ra, dịch là một quá trình sáng tạo, có quan hệ tới lĩnh vực tâm lý học Do đó, nó có thể được xem xét trên bình diện lịch sử văn hoá, văn học, tâm lý học

Nhưng vì dịch có quan hệ trước hết với ngôn ngữ nên hơn ở đâu hết, nó phải được nghiên cứu trên bình diện ngôn ngữ học, tức là trong quan hệ với vấn đề tính chất của mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ và của các phương tiện tu từ của chúng Hơn nữa, nghiên cứu dịch trên bình diện nghiên cứu văn học luôn luôn có quan hệ với việc xem xét các hiện tượng ngôn ngữ, phân tích và đánh giá các phương tiện ngôn ngữ được người dịch sử dụng Vì nội dung của nguyên bản bao giờ cũng tồn tại trong thể thống nhất giữa nội dung và hình thức với các phương tiện ngôn ngữ, nơi nội dung đó được thể hiện Nội

Trang 13

dung này có thể được truyền đạt bằng các phương tiện ngôn ngữ ở bản dịch Tâm lý học của dịch có quan hệ với mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy với các hình tượng ngôn ngữ

Không thể có dịch ở ngoài ngôn ngữ học Lý thuyết dịch với tư cách chuyên ngành của khoa học ngữ văn trước hết là bộ môn thuộc ngôn ngữ học Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, lý thuyết dịch rất gần với khoa nghiên cứu văn học - với lịch sử và lý luận văn học, với lịch sử của các dân tộc có quan hệ với hai ngôn ngữ

Có thể phân định các bộ phận chủ yếu sau đây của lý luận dịch:

1 Các quan niệm của các nhà kinh điển như Mác- Ăngghen Lênin về hoạt động dịch

2 Lý luận chung về dịch có nhiệm vụ khái quát và hệ thống hoá các quan sát của các hành động dịch cụ thể để xác định các quy luật tồn tại trong mối quan hệ giữa các ngôn ngữ khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong dịch

3 Lý luận riêng về dịch, tức là lý luận về việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác Lý luận chung về dịch khái quát và hệ thống hoá các cứ liệu của lý luận riêng về dịch

Trong khuôn khổ của lý luận riêng về dịch, có thể phân biệt hai

bộ phận nhỏ sau:

a Nghiên cứu các nhiệm vụ chung và các điều kiện làm việc đối với các ngôn ngữ dịch trong mối liên hệ với các yêu cầu mà ngôn ngữ đặt ra cho việc dịch

b Nghiên cứu các nhiệm vụ và các điều kiện dịch trong mối quan hệ với các đặc điểm thể loại dịch (thông tin - báo chí, tư liệu sự

vụ, các văn bản khoa học chuyên ngành, các tác phẩm chính trị - xã hội, ngôn ngữ diễn thuyết, văn học) và việc phát hiện các nguyên tắc chung trong việc truyền đạt phong cách cá nhân của tác giả

Lý luận dịch có quan hệ với ngôn ngữ đại cương, có đặc điểm ở: 1/ Tính hai mặt của việc nghiên cứu

2/ Quan hệ tổng hợp đối với các hiện tượng ngôn ngữ trong mối quan hệ của hai ngôn ngữ Nó có quan hệ với tu từ học so sánh Dịch

Trang 14

luôn luôn có quan hệ với các phong cách khác nhau của ngôn ngữ toàn dân, luôn luôn phải tính đến mối quan hệ và thâm nhập lẫn nhau giữa hai ngôn ngữ Lý thuyết dịch có quan hệ với tu từ học vì nó có quan hệ với việc truyền đạt phong cách nghệ thuật của nhà văn

Để kết luận chương mục này, chúng tôi xin phép được dẫn ra ý kiến xác đáng sau của nhà lý luận dịch Ba Lan, Jery Pienkos: "Nhiệm

vụ của người dịch là chuyển những hiện tượng ngôn ngữ chứa đựng trong văn bản nguồn thành những hiện tượng ngôn ngữ thể hiện trong văn bản dịch Hai ngôn ngữ (văn bản) này đối lập nhau trong mối quan hệ phụ thuộc từ hai phía Sự cân bằng ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch cũng như sự thống nhất về mặt hình thức, chúng ta có thể gọi đó là dịch Nghiên cứu sự tham gia của hai ngôn ngữ vào việc miêu tả cùng một tình huống là phần việc của ngôn ngữ học được gọi với cái tên là lý thuyết dịch nằm trong lĩnh vực quan tâm của ngôn ngữ học ứng dụng1

III Bản chất của quá trình dịch

Trong lý luận dịch, thuật ngữ "dịch" được dùng chủ yếu với hai nghĩa khác nhau: quá trình và kết quả

Dịch là một quá trình phức tạp và sáng tạo, trong đó người dịch thâm nhập vào mọi sự tinh tế về ý nghĩa của nguyên bản và tạo ra một văn bản hoàn toàn mới Văn bản mới này - bản dịch (translate) - giữ lại mọi sắc thái nghĩa mà người dịch tiếp thu được qua quá trình phân tích và giải thuyết nguyên bản

Dịch là hình thức giao tiếp đặc biệt của những người nói các thứ tiếng khác nhau (hay còn gọi là giao tiếp liên ngữ) Sự giao tiếp của con người nhờ ngôn ngữ trong khoa học gọi là giao tiếp bằng ngôn ngữ, còn mỗi trường hợp giao tiếp cụ thể được gọi là hành động giao tiếp

1 Dẫn theo bài dịch cùa Nguyễn Chí Thuật trong cuốn Dịch giả và dịch thuật trong thế giới hiện đại.

Trang 15

Không nên giải thích quá trình dịch chỉ đơn thuần là sự cải biến nguyên bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; vì sự cải biến đó chưa phải là toàn bộ công việc được diễn ra trong quá trình dịch Sự cải biến liên ngữ thường được người dịch thực hiện, nhưng trước khi dịch, người dịch phải hiểu thông báo gốc là công việc phức tạp do nhiều điều kiện ngôn ngữ học và tâm lý học: đó là việc hiểu ngôn ngữ, hiểu đối tượng thông báo, hiểu các từ thực tế, hiểu thực tế được phản ánh trong nguyên bản, cuối cùng là hiểu cá tính của người thông báo, sự phát triển của vốn khái niệm của bản thân người dịch

Do đó, việc nghiên cứu quá trình dịch phải dựa trên các nguyên tắc của lý thuyết thông tin và sự phân tích đối chiếu giữa nguyên bản và bản dịch bằng cách xác định những tương ứng về từ vựng, ngữ pháp

và tu từ của cặp ngôn ngữ được đối chiếu

Tóm lại, ta có thể định nghĩa bản chất của quá trình dịch như sau: "Dịch là quá trình cải biến một sản phẩm ngôn ngữ từ thứ tiếng này sang sản phẩm ngôn ngữ của thứ tiếng khác mà không làm thay đổi nội dung tức là ý nghĩa của nó"

IV Khái niệm cái bất biến trong khi dịch

Thực tiễn dịch chứng tỏ rằng mọi đại lượng tham gia vào việc truyền đạt nghĩa đều chịu sự biến đổi ít hoặc nhiều Để làm rõ cái bất biến trong khi dịch, chúng ta hãy dẫn ra thí dụ sau: người Udơbếch (LBN) quen gọi người phụ nữ mà mình yêu là: “Con vẹt của anh” Sở

dĩ như vậy là vì đối với họ, con vẹt tượng trưng cho sắc đẹp nhờ vào

bộ lông sặc sỡ của nó Nhưng khi dịch sang tiếng Nga hoặc các thứ tiếng khác, thì không thể giữ nguyên hình ảnh trên Người Nga hoặc người Việt Nam quen xem vẹt là con vật hay bắt chước, xem nó tượng trưng cho sự ngu dốt hoặc thói ba hoa Vì vậy, người Nga sẽ dịch là: "Bông hồng của anh" Trong trường hợp này, "Con vẹt" đối với người Udơbếch và "Bông hồng" đối với người Nga, đều diễn đạt những ý nghĩa hoàn toàn giống nhau Và chúng ta sẽ dịch nghĩa cái bất biến là nội dung ý nghĩa không thay đổi trong khi dịch

Khái niệm cái bất biến được hình thành trong ý thức con người bằng cách nghiên cứu các quá trình dịch Nó chỉ tồn tại trong các biến

Trang 16

thể của mình1 và ngay trong phạm vi của một ngôn ngữ, cùng một nội dung ý nghĩa, có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau Cái bất biến được người dịch nhận thức trong quá trình thâm nhập vào nội dung đầy đủ của thông báo gốc khi anh ta có thể xây dựng sự hiểu biết của mình về thực tế trên cơ sở của thông báo được truyền

đi, tìm được những điểm chung trong vốn hiểu biết giữa mình và người truyền, hiểu được nhiệm vụ thông báo của người truyền và cách giải thích thực tế có quan hệ với nó Sự kết hợp của tất cả những nhân tố trên trong óc người dịch cho phép anh ta "cảm nhận" được bất biến dịch để rồi có thể bước vào giai đoạn sau, giai đoạn cấu tạo

ra bản dịch

Một vấn đề nữa cũng có tính chất quan trọng là việc giải thích chức năng của sản phẩm lời nói của nguyên bản là thước đo toàn bộ hoạt động của người dịch trong quá trình hiểu nguyên bản Còn ngược lại, nếu không làm như vậy, thì người dịch sẽ mất cơ hội để nhận ra bất biến dịch

L.S Báckhuđarốp đã nhấn mạnh đến sự mất mát không tránh khỏi trong khi dịch Và sự mất mát đó thuộc về những yếu tố khả biến Về nguyên tắc, bất kỳ một văn bản nào cũng có thể dịch được hiểu theo nghĩa là tạo nên được một văn bản bằng một ngôn ngữ khác tương đương về chức năng với nó bằng cách truyền đạt được đầy đủ nhất những nội dung thông báo quan trọng nhất nhờ những thủ pháp dịch có khả năng đền bù những mất mát không tránh khỏi

V Vấn đề khả năng dịch

Vì quá cường điệu các khó khăn của việc dịch mà trong những thế kỷ trước, một số nhà ngôn ngữ học duy tâm ở các nước tư bản đã kịch liệt phủ nhận khả năng dịch Theo quan điểm của họ, không thể

có được bản dịch thoả đáng Đây là bước thụt lùi của ngôn ngữ học

1 Chẳng hạn các câu sau đây là các biến thể của cùng một cái bất biến:

- Cái mũ này bị hỏng

- Cái mũ này không còn tốt

- Cái mũ này cần phải sửa chữa

- Việc sửa chữa cái mũ này là cần thiết

Trang 17

Tiêu biểu cho số người này là nhà ngôn ngữ học Đức, V.Humboldt Ông đã nói như sau: “Mỗi ngôn ngữ vẽ một cái vòng chung quanh nhân dân nói thứ tiếng đó, và chỉ có thể thoát ra khỏi cái vòng ấy khi bước vào một cái vòng khác Vì thế, việc nghiên cứu ngoại ngữ được xem như là việc phát hiện ra một quan điểm mới trong thế giới quan

cũ, vì rằng hoặc ít hoặc nhiều, chúng ta đã đưa vào thứ ngoại ngữ đó thế giới quan và quan điểm ngôn ngữ riêng của mình mà chính chúng ta cũng không cảm thấy một cách hoàn toàn rõ ràng”

Quan điểm trên của Humboldt đã bị bản thân cuộc sống và thực

tế của công tác phiên dịch bác bỏ Thực ra, mọi ngôn ngữ phát triển đều hoàn toàn có đủ khả năng để truyền đạt nội dung được diễn đạt bằng ngôn ngữ khác1 Việc dịch những kiệt tác của các nhà văn lớn trên thế giới ra nhiều thứ tiếng là một dẫn chứng hùng hồn cho khả năng dịch Hơn nữa, có khi do sự sáng tạo và công phu lao động của dịch giả mà bản dịch còn có thể “hay” và nổi tiếng hơn cả nguyên bản Đó là trường hợp bài dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh Các Mác cũng đã có lần nói rằng Ăng-ghen đã dịch tác phẩm của ông một cách rất sáng tạo, có đoạn còn hay hơn cả nguyên tác Tóm lại, hoàn toàn không có căn cứ

để phủ định khả năng dịch Trong thực tế, trừ những trường hợp cá biệt, không có người dịch nào đã gặp những chỗ không thể dịch được

ra tiếng mẹ đẻ bằng cách này hay cách khác, trừ phi anh ta không có

đủ trình độ cần thiết để dịch

Các tác phẩm phong phú về nội dung tư tưởng và có tính nghệ thuật cao của Việt Nam như Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, Truyện Kiều, đã được dịch ra nhiều thứ liếng trên thế giới Việc độc giả nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá cao các bản dịch đó đã chứng tỏ các dịch giả Việt Nam và thế giới

đã làm tròn nhiệm vụ của mình và là bằng chứng xác nhận khả năng dịch Thực ra, vấn đề khả năng dịch không chỉ là vấn đề học thuật thuần tuý, mà còn là vấn đề chính trị - vấn đề phân biệt chủng tộc,

1 F.P Filin: "Bất kỳ ngôn ngữ nào, dù là chậm phát triển, một khi có những (điều kiện thuận lợi đều có thể trở thành ngôn ngữ có trình độ phát triển cao"

Xem bài "Một số vấn đề ngôn học hiện đại", Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 - 1980.

Trang 18

vấn đề đối lập hai loại ngôn ngữ - ngôn ngữ văn minh và ngôn ngữ kém phát triển

VI Các phương pháp nghiên cứu về dịch1

Có quan hệ với sự phân biệt các nhiệm vụ là sự phân biệt các phương pháp nghiên cứu về dịch Ở giai đoạn hiện nay, có 3 nhóm khác nhau về thủ pháp nghiên cứu việc dịch

1 Các nhà nghiên cứu độc lập: tự mình nghiên cứu, tách khỏi các thành tựu của khoa học về dịch Đặc biệt thường thấy ở các nhà khoa học của các nước phương Tây Họ thường không chú ý đến các kết quả nghiên cứu của các nước xã hội chủ nghĩa

2 Các trung tâm nghiên cứu dịch văn học: gồm các nhà lý luận

và các nhà nghiên cứu lịch sử Các trung tâm này có các quan điểm riêng, có thủ lĩnh riêng

Đó là các trung tâm ở Sacrbrucken (Đức), Trường Đại học ở New York, các tạp chí ‘’Babel” của FIT, hai trung tâm của Tiệp Khắc

3 Các trường phái nghiên cứu về dịch: khác nhau về hướng nghiên cứu và diện chủ đạo trong việc nghiên cứu Đứng đầu thế giới hiện nay là trường phái “lý luận xô viết về dịch” Có hai trường phái nhỏ;

a) Trường phái cổ điển: có liên quan đến thực tiễn nghệ thuật của những người dịch Khởi đầu từ Coócnây Chucốpxki và kết thúc bởi các tác giả hiện đại Trường phái này có các tên tuổi tiêu biểu sau:, I-Caxkin, Rossels, Levích, Toper Quan điểm của trường phái này được trình bày một cách khái quát trong Tiểu bách khoa toàn thư năm 1968, ở mục “Dịch văn học” do Toper viết Ngày nay, các nguyên tắc của nó được phát triển trong các trường đại học của Liên bang Nga, trong các luận án2 tiến sĩ, phó tiến sĩ về lý luận và lịch sử của dịch văn học

b) Lý luận ngôn ngữ học về dịch: đứng đầu là A.V Phêđôrốp với

1 Mục này được viết đã lâu Nếu nay mai có dữ liệu mới chúng tôi sẽ viết lại.

2 Trong đó có luận án PTS của người soạn công trình này bảo vệ năm 1978 ở Mátxcơva.

Trang 19

tác phẩm chủ yếu là Cơ sở lý thuyết chung về dịch, xuất bản tất cả 3 lần vào các năm 1953, 1958, 1968 Trung tâm nghiên cứu chủ yếu của nó

là Trường Đại học Ngoại ngữ Matxcơva Các kết quả nghiên cứu của nó được công bố trong tạp chí xuất bản hàng năm Sổ tay người dịch và tuyển tập Nghệ thuật dịch, Sổ tay người dịch do L.S Báckhuđarốp, tác giả cuốn Ngôn ngữ và phiên dịch làm chủ biên Đại biểu của trường phái này là một loạt các nhà lý luận dịch Xô viết có tên tuổi ở trong và ngoài nước như V Camisarốp, V Krúpnốp, I Retsker V Phêđôrốp Brandas, Givi Gachechilátze, T.L Levixcaia, A.M Filtecman, I.I.Répdin,

VII Câu hỏi ôn tập

1- Lý luận dịch ra đời trong hoàn cảnh nào? Ở nước của anh (chị), có cái gọi là lý luận dịch không? Nếu có, xin cho biết nó có các đặc điểm gì?

2- Đối tượng của lý luận dịch là gì? Mối quan hệ của nó với các bộ môn khoa học khác ra sao?

3- Bản chất của quá trình dịch là gì?

4- Thế nào là bất biến dịch? Ở nước anh (chị), các tình nhân thường gọi nhau thư thế nào? (liên hệ với cách gọi "Con vẹt của anh” ở trong bài học)

5- Có thể dịch được không? Vì sao?

Trang 21

B/I 2

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC CHUNG VỀ DỊCH

I NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC DỊCH

- Nhiệm vụ quan trọng nhất của lý luận ngôn ngữ học chung về dịch là định nghĩa hiện tượng đó bằng các thuật ngữ của ngôn ngữ học, vạch rõ vị trí của cái ở giữa các đối tượng của việc nghiên cứu

“ngôn ngữ - lời nói”, vạch ranh giới giữa các phương diện thuần tuý ngôn ngữ và các phương diện của lời nói cá nhân, trình bày các khái niệm xuất phát về cơ chế của ngôn ngữ học dịch làm cơ sở cho việc phân tích ngôn ngữ đối với việc dịch

Vậy, với tư cách là đối tượng của ngôn ngữ học, thì dịch là gì? Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào thực tế của người nghiên cứu về dịch Dịch là gì? Từ “dịch” có hai ý nghĩa:

a Cái người dịch làm (quá trình)

b Kết quả của hoạt động dịch (văn bản)

Đôi khi, hai mặt này đối lập với nhau, nhưng thường thì một mặt - mặt quá trình - được coi trọng hơn

Việc hiểu dịch là “hoạt động của người dịch” có những kết quả quan trọng cả về lý luận và phương pháp, khiến chúng ta xếp dịch vào lĩnh vực lời nói Quá trình dịch được bắt đầu từ lúc người dịch nhận nguyên bản và kết thúc bởi việc anh ta tạo ra bản dịch Người dịch có quan hệ với một sản phẩm lời nói bằng một thứ tiếng và bản thân anh ta là người tạo ra sản phẩm lời nói bằng ngôn ngữ khác Do vậy, dịch thuộc lĩnh vực lời nói Khi định nghĩa dịch là “quá trình” chuyển một sản phẩm của ngôn ngữ/bằng thứ tiếng này sang sản

Trang 22

phẩm ngôn ngữ thứ tiếng khác, L.S Báckhuđarốp đã nhấn mạnh rằng:

“Dịch không có quan hệ với các hệ thống ngôn ngữ, mà với các sản phẩm lời nói, tức là các văn bản”

Như vậy, tính chất đặc biệt của dịch là ở chỗ trong hình thức giao tiếp liên ngữ đó có sự đồng nhất hai văn bản khác ngữ Sự đồng nhất thông báo này phân biệt dịch với mọi phương thức truyền đạt bằng ngôn ngữ khác nội dung của nguyên bản

Dịch luôn luôn là sự tồn tại của hai văn bản cộng với sự thống nhất chúng trong quá trình giao tiếp, tức là có ba hành động ngôn ngữ khác nhau:

a Hành động giao tiếp nhờ ngôn ngữ đầu tạo ra nguyên bản

b Hành động giao tiếp nhờ ngôn ngữ dịch, tạo ra bản dịch

c Hành động thống nhất (cân bằng thông báo) các sản phẩm ngôn ngữ nhờ ở sự giao tiếp được thực hiện trong các hành động (a) và (b)

Việc các hành động (a) và (b) có quan hệ đối với các hành động của lời nói là điều rõ ràng, tuy chúng cũng có một số đặc điểm Cái phức tạp hơn là hành động (c) Đó hiển nhiên là bộ phận quan trọng nhất của việc dịch, vì bản chất của dịch là ở sự cân bằng thông báo của các văn bản khác ngữ Vì thế, mỗi lần, khi người dịch tạo ra một sản phẩm bằng ngôn ngữ dịch, thì anh ta không chỉ thực hiện lời nói

ở một ngôn ngữ, mà còn thực hiện sự đồng nhất đoạn lời nói được tạo ra với bộ phận tương ứng của nguyên bản Như thế, tức là trên thực tế, người dịch phân tích các đơn vị của hai ngôn ngữ, so sánh chúng với nhau và xác định mức tương ứng giữa chúng Nói cách khác, anh ta đã thực hiện những thao tác tư duy nhất định với các đơn vị ngôn ngữ, bằng cách sử dụng chúng trong quá trình giao tiếp Điều dễ hiểu là khả năng và kết quả của các thao tác đó có quan hệ với các đặc điểm trong cấu trúc và hoạt động của các ngôn ngữ tương ứng Vì xét về phương diện ngôn ngữ học, lời nói là sự vận dụng các đơn vị ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp nên hành động (c) là một thao tác ngôn ngữ hoc, giống như một hành động đặc biệt của “lời nói” bên trong Nó chỉ có thể được tạo ra bởi biling, tức là người nói hai thứ

Trang 23

tiếng Hành động này cũng không được quan sát trực tiếp, nhưng nó phải có vai trò với tư cách là điều kiện cần để thống nhất nguyên bản

và bản dịch vào hành động giao tiếp chung Chúng ta không nhìn thấy quá trình so sánh, nhưng chúng ta thấy được kết quả của nó: tiền đề cho việc cân bằng thông báo của các văn bản khác ngữ

Do đó, dịch có thể được xem như là sự thống nhất của ba hành động lời nói Ta biết rằng mỗi hành động lời nói đều là sự hoạt động của một ngôn ngữ cụ thể, là sự vận dụng các đơn vị cấu trúc khác nhau của ngôn ngữ đó phù hợp với chuẩn mực và thói quen sử dụng của nó Nghiên cứu nhiều hiện tượng tương tự, nhà ngôn ngữ học phát hiện ra các quy tắc hoạt động của các ngôn ngữ, của các đơn vị của nó Xuất phát từ những yếu tố quan sát lời nói, anh ta rút ra những kết luận về cơ chế ngôn ngữ là cơ sở của chúng

Việc miêu tả cơ chế này là nhiệm vụ của ngôn ngữ học

Phân tích ngôn ngữ học về dịch cũng phải đi theo con đường này Chính ở đây, các hành động lời nói được thống nhất trong quá trình thông báo liên ngữ là tài liệu để nghiên cứu nó cho phép phát hiện ra cơ sở ngôn ngữ của quá trình này

Chúng ta đã thấy rằng các hành động (a) và (b) trực tiếp mang tính chất dịch và sự hoạt động của các ngôn ngữ trong các hành động này là bộ phận cấu thành của hành động dịch Ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch đóng vai trò quan trọng nhất dù là khó thấy hơn, trong giai đoạn trung tâm của việc dịch, trong hành động (c), nơi diễn

ra sự thống nhất hai sản phẩm lời nói bằng các ngôn ngữ khác nhau Chính ở đây, thể hiện diện ngôn ngữ học của dịch thường không được sự chú ý của các nhà nghiên cứu Sự thống nhất trong một hành động giao tiếp chung các đoạn lời nói được tạo nên bởi các đơn vị của các hộ thống ngôn ngữ khác nhau là được xây dựng theo các quy tắc

tổ chức về ý nghĩa và cú pháp riêng cho mỗi hệ thống đó có thể được thực hiện nhờ các đặc điểm cấu tạo nào đấy của hai hệ thống đó và của các quy tắc hoạt động của chúng Một mặt, bất chấp toàn bộ đặc trưng về các mặt hình thức và nội dung của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch và của các biểu hiện bằng lời nói của chúng được thống

Trang 24

nhất trong hành động dịch, các văn bản phải có sự đồng nhất đầy đủ, bảo đảm tính tương đồng về thông báo của chúng Nghiên cứu vấn

đề những thuộc tính nào của các hệ thống ngôn ngữ là cơ sở cho cái

đó là nhiệm vụ quan trọng của ngôn ngữ học

Mặt khác, đặc điểm của các hệ thống ngôn ngữ được sử dụng không thể không hạn chế tính chất và mức độ tương đồng giữa nguyên bản và bản dịch

Sự cân bằng thông báo của các đơn vị lời nói của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch được thực hiện trong ý thức của người dịch song ngữ và các kết quả của nó được phát hiện thấy trong mối quan

hệ của các văn bản của nguyên bản và của bản dịch Một hành động riêng biệt mang tính chủ quan cá nhân nhưng đồng thời nó được qui định bởi các đặc trưng chung và riêng của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch và có thể được xem như là một trường hợp riêng của việc thực hiện các mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các hệ thống và các qui tắc hoạt động của các ngôn ngữ đó Những mối quan hệ này

có thể thấy được khi nghiên cứu các hiện tượng dịch thực tế bằng cách chỉ ra các đoạn văn bản tương ứng của nguyên bản và bản dịch Việc nghiên cứu này cho phép phân biệt các sự chệch hướng có tính

cá nhân với sự thực hiện các tiềm năng của ngôn ngữ thuần tuý Nhưng không có cơ sở để thổi phồng tính chất thuần tuý trong lời nói của người dịch

Điều dễ thấy là việc không có khả năng đồng nhất tuyệt đối nội dung của nguyên bản và bản dịch do không có sự trùng hợp với nguyên tắc trong các ý nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ xây dựng nên các văn bản đó Ý nghĩa của mỗi ký hiệu ngôn ngữ được xây dựng đồng thời với âm hưởng của nó và chỉ tồn tại song song với nó Toàn

bộ ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ tạo nên hệ thống ngữ nghĩa mà các thành phần của nó liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ và mối phụ thuộc nội tại phức tạp Do đó, ý nghĩa của mỗi đơn vị ngôn ngữ cũng có tính riêng như hình thức của nó và chỉ trùng hợp một phần với ý nghĩa của một đơn vị nào đó của hệ thống ngôn ngữ khác L.V.Sécba đã chỉ ra rằng các ý nghĩa của các từ đơn giản như các từ Nga bulka (bánh mỳ trắng) và kipyatok (nước sôi) chỉ có thể được dịch

Trang 25

sang tiếng Đức bằng cách miêu tả vì trong các ngôn ngữ này, không

có các từ tương đương (giữa ý nghĩa và cách giải thích nó không có dấu bằng (=) Do đó, hiếm có sự giống nhau giữa nghĩa của từ và cách giải thích nó bằng ngôn ngữ khác Vì vậy, nội dung của các từ

đa nghĩa trong nguyên bản và bản dịch không thể được xem là tương đồng tuyệt đối

Ý nghĩa của mỗi từ là một bộ phận trong hệ thống nghĩa của một ngôn ngữ và nó phụ thuộc không chỉ vào chỗ những đặc trưng của đối tượng được phản ánh trực tiếp trong đó, mà còn vào sự tồn tại của các nghĩa khác cũng chỉ các hiện tượng đó

II CÁC PHỔ QUÁT NGÔN NGỮ

a Nhiệm vụ quan trọng của lý thuyết dịch là phát hiện ra tính chất, điều kiện và các giới hạn của cái chung tạo nên bởi các đặc điểm của các hệ thống và các qui tắc hoạt động của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch

Theo lý thuyết chung về ký hiệu học, cái quyết định đối với dịch

và các ngôn ngữ khác nhau chứa đựng những đơn vị khác nhau ở diện biểu hiện tức là khác nhau về hình thức, nhưng lại trùng nhau ở diện nội dung, ý nghĩa Nếu loại trừ các sắc thái khác nhau (tính khu biệt) không cơ bản, thì có thể nói rằng đối với chúng ta, những người nói các thứ tiếng khác nhau, thế giới chỉ là một Từ đó, lý luận dịch cho rằng: Con người trao đổi tình cảm với nhau, suy nghĩ về những

Trang 26

sự vật, hiện tượng như nhau, không phụ thuộc vào ngôn ngữ của họ

và họ dùng các ký hiệu khác nhau để gọi tên cùng một sự vật - tức là cùng một biểu vật

Trong ngôn ngữ học, từ lâu đã tồn tại khái niệm “các phổ quát ngôn ngữ” Các nhà ngôn ngữ học đã thừa nhận là cho đến nay, vẫn chưa có được ý kiến thống nhất về các kiểu loại và tính chất của chúng Có thể nói, chúng là điều kiện tồn tại của hoạt động dịch Ai cũng biết là, việc thay thế văn bản của ngôn ngữ này bằng văn bản của ngôn ngữ khác không thể dựa vào chỗ là cả hai ngôn ngữ đó đều

là kết quả của hoạt động ngôn ngữ được thực hiện bằng các quy luật chung và thực hiện những mối quan hệ tương đồng về nguyên tắc giữa ngôn ngữ, thực tế và tập thể nói, không phụ thuộc vào các đặc điểm cụ thể của việc thực hiện đó đối với từng ngôn ngữ riêng

b Các phạm trù khái niệm gồm: quá trình, thực thể, số lượng, chất lượng, đại lượng, sự kế tiếp theo thời gian, sở hữu, họ hàng, tác động, kẻ hoạt động, đối tượng tác động

Ngôn ngữ học không thể không tính đến các phổ quát chung nhất phản ánh sự thống nhất của các ngôn ngữ thế giới trong mối liên

hệ của chúng với thế giới vật chất và tư duy của con người Mặt khác,

sự tồn tại của các hệ thống các mối quan hệ dịch giữa các ngôn ngữ

có lẽ cũng chứng tỏ sự tồn tại của các phổ quát đặc biệt; của các đơn

vị lời nói tương đương ít hoặc nhiều, về mặt chức năng thông báo, bảo đảm khả năng giao tiếp liên ngữ trong dịch Muốn nghiên cứu những đặc điểm của các hệ thống đó, thì cần mở rộng một cách đáng

kể sự hiểu biết của chúng ta về cái chung và cái riêng trong hoạt động giao tiếp của các ngôn ngữ khác nhau

Nhiệm vụ của ngôn ngữ học dịch là nghiên cứu vai trò của các phổ quát khác kiểu trong giao tiếp liên ngữ đối với các tổ hợp khác nhau của các ngôn ngữ

Để kết luận, chúng ta có thể nói rằng chính các yếu tố ngôn ngữ qui định các đặc điểm ổn định và chung nhất của hiện tượng đó Chắc chắn, dịch là đối tượng quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ và trước hết nó phải nghiên cứu và miêu tả bằng các phương pháp và các khái niệm của khoa học về ngôn ngữ

Trang 27

Cơ sở ngôn ngữ học của sự giao tiếp liên ngữ quyết định tính khách quan của nó Đến lượt mình, nó lại tạo ra khả năng phân tích một cách khách quan các yếu tố cụ thể của việc dịch Chính nhờ các đơn vị ngôn ngữ có nội dung ổn định tương đối với các thành viên trong một tập thể ngôn ngữ mà chúng ta có khả năng so sánh các thành tố riêng biệt của nguyên bản và bản dịch, phát hiện ra những chỗ không tương ứng (sai sót trong dịch) và các nguyên nhân của chúng, giải thích sự tồn tại của các biến thể dịch, giải thích sự cần thiết phải hy sinh những yếu tố nghĩa kém quan trọng để truyền đạt chính xác hơn thông tin chủ yếu Điều đặc biệt quan trọng là khả năng chỉ ra các vi phạm vô cớ đối với tính tương ứng giữa nguyên bản và bản dịch, những cái có thể bị loại ra khỏi việc tiếp tục nghiên cứu các mối quan hệ giữa các văn bản khác ngữ Việc biết phân biệt bản dịch tương ứng với bản dịch không tương ứng, không tạo nên phát ngôn ngang giá về thông báo là điều kiện cần thiết cho việc phân tích ngôn ngữ học dịch

Kinh nghiệm đã cho thấy rằng việc so sánh bản dịch với nguyên bản tạo khả năng để phát hiện các sai lầm cũng như các sự cố ý đi chệch khỏi sự tương ứng đối đa tuy rằng có thể có các ý kiến khác nhau về tính hợp lý của sự đi chệch đó cũng như về mức độ trầm trọng của sai lầm

Việc giải thuyết không đúng nội dung của nguyên bản (bởi người dịch) đã dẫn tới sự xuất hiện trong bản dịch những đoạn lời nói không có trong nguyên bản Ngược lại, người ta thường dễ dàng chỉ ra cái gì là nguyên nhân của sai lầm do người dịch mắc phải

III DỊCH VĂN HỌC: NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC

Dịch là nghệ thuật lần thứ hai Người dịch không tái hiện các xúc cảm về những hiện tượng của thực tế hay về các xúc cảm của tác giả,

mà anh ta có nhiệm vụ bằng các phương tiện của ngôn ngữ đích tái hiện tác phẩm đã được xây dựng, đang tồn tại với tư cách là chỉnh thể nghệ thuật, là thể thống nhất nảy sinh đồng thời giữa nội dung và hình thức của ngôn ngữ nguồn

Trang 28

Nhà lý luận dịch Grudia, G Gachechilátze, đã rất đúng khi nhận định: “Thoạt đầu, dường như quả là không dịch được nếu chỉ có thể tái hiện một tác phẩm bằng cách lặp lại sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm được làm nên bởi một ngôn ngữ Nhưng dường như đã có lối thoát: dịch là sáng tạo vì nó đã tái tạo lại nội dung và hình thức của nguyên bản”

Để tái hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ, nội dung nghệ thuật

là chỉnh thể phức tạp của các thành tố ý nghĩa và hình thức, nội và ngoại, ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ, người dịch phải hiểu được cơ cấu của cái chính thể đó, phân tích nó trên nhiều mặt, tức là phải tái hiện tác phẩm được dịch Việc phân tích đó thường bị phức tạp hoá bởi một loạt yếu tố: khoảng cách lịch sử, tính biểu hiện đặc biệt của các thực tế dân tộc Ở người dịch, có một tiêu chuẩn là nguyên bản Anh ta không thể nói theo cách của Hămlét - nhân vật trong tác phẩm cùng tên của Sếchspia: “Chính tôi là công cụ của bản thân mình”, mà công cụ của anh ta là tiếng mẹ đẻ được dùng để tái hiện nguyên bản

Vì vậy, có thể định nghĩa dịch như sau: dịch là thay thế văn bản của ngôn ngữ này bằng văn bản của ngôn ngữ khác Trong những năm gần đây, lý thuyết ngôn ngữ phát triển mạnh nhờ các công cụ của nhiều ngành khoa học Thực ra, công việc đó xuất phát từ cái tiền đề được Cartford diễn đạt rất rõ rệt như sau: “Quá trình dịch có thể rút lại ở chỗ thay thế hình thức của ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ khác”

Có phải cơ sở của lý thuyết dịch là ngôn ngữ học? Hình thức ngôn ngữ của một tác phẩm văn học không phải là cái vỏ ngoài của

nó vì đó chỉ là một trong các yếu tố của hình thức nói chung, tức là của chỉnh thể “nội dung - hình thức”

Trong lúc làm việc, người dịch đã bỏ qua giai đoạn phân tích khoa học - ngữ văn vượt ra ngoài sự phân tích ngôn ngữ học - để xâm nhập vào mỹ học và tâm lý học

Đối với lý luận dịch, trước hết phải phân tích các yếu tố ở phía sau sự sáng tạo cá nhân và dường như là tiền đề của nó Trong việc

Trang 29

sáng tạo dịch, các yếu tố đó có nhiều hơn so với việc sáng tác Sự phong phú của các yếu tố đó là do lúc dịch đã xảy ra sự tiếp xúc của hai cấp độ lịch sử khác nhau của hai nền văn minh, hai truyền thống

và cuối cùng, trong dịch thơ là hai hệ thống âm luật

Cấp độ so sánh đầu tiên có quan hệ với người dịch là cấp độ ngôn ngữ Người dịch phải đối mặt với ít nhất là hai hệ thống ngôn ngữ và đôi lúc dường như anh ta chỉ có quan hệ với các ngôn ngữ Ở cấp độ này, đôi lúc, người dịch đã đi tới các kết luận bi quan là thừa nhận "bất khả dịch" Kết luận này đã được một số nhà ngôn ngữ học (chẳng hạn V Humboldt) ủng hộ

A Vâyghécbéc và V.L.Whorf tuy không chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ học nhưng “siêu hình học ngôn ngữ” của họ đã là cơ sở cho việc phủ nhận khả năng dịch văn học

Dựa vào việc không có khả năng dịch các từ cá biệt khái quát các khả năng lịch sử - văn hóa khác nhau của các dân tộc (chẳng hạn:

20 prit (Pháp) Spleen (Anh) ), H.Seidler đã đi tới kết luận: “Ở cả hai ngôn ngữ, chúng có tỷ trọng tu từ khác nhau” Ông cho rằng trong các ngôn ngữ có các quan niệm khác nhau về cái đẹp của việc thể hiện bằng nghệ thuật ngôn ngữ:

“Người Pháp khao khát sự rõ ràng, đối với người Anh - càng gần mục đích càng tốt, đối với người Đức - tính độc lập” được coi trọng Trong lý luận và thực hành dịch, đôi lúc có hai khuynh hướng hết sức trái ngược nhau: khuynh hướng ngôn ngữ học và khuynh hướng nghiên cứu văn học Những người theo quan điểm ngôn ngữ học cho rằng lý luận dịch trước hết thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học: bắt đầu là từ, còn những người khác thì cho rằng chỉ có nghiên cứu văn học mới là khoa học nghiên cứu về dịch văn học (bắt đầu là hình tượng nghệ thuật)

Những mâu thuẫn tưởng tượng giữa ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học trong lý thuyết dịch và trước hết là trong lĩnh vực dịch thơ đã bị gạt bỏ trong phạm vi triết học hiểu theo nghĩa rộng của từ

Ở trường hợp này là trong phạm vi tu từ học hay nói đúng hơn là trong phạm vi của môn khoa học mới mẻ, non trẻ đang chập chững những bước đầu tiên - tu từ học so sánh ( ở Pháp)

Trang 30

Việc so sánh các phương tiện tu từ của hai ngôn ngữ là điều kiện cần thiết để xây dựng lý luận dịch mà nếu thiếu nó thì sẽ rất khó khăn đối với việc dịch văn học Trong phạm vi của mỗi ngôn ngữ, có tốc độ thay đổi riêng về cấu trúc của một phong cách nào đó Ở Đức, vào những năm 1930 - 1940, phong cách công văn và phong cách chính luận báo chí thay đổi nhanh do việc phát xít hoá đất nước Việc chú ý đến các mối quan hệ giữa các đặc điểm cấu trúc và sự tiến hoá của các phong cách chức năng là điều cần thiết đối với các nhà lý luận

về dịch văn học Tu từ học so sánh là tiền đề cần thiết cho việc sáng tạo có đầy đủ giá trị ở lĩnh vực dịch văn học

Từ lâu, khoa học Xô viết đã nghiên cứu các vấn đề lý thuyết dịch Đồng thời, tuỳ thuộc vào sự quan tâm của các học giả mà có lúc việc nghiên cứu thiên về thẩm mỹ hoặc về ngôn ngữ học Thuộc khuynh hướng thứ nhất là nhiều bài báo và cuốn sách được bắt đầu

từ cuốn Các nguyên tắc dịch nghệ thuật, trong đó có bài báo của Coócnây Chucốpxki về dịch vãn xuôi, bài của N.Gumiliép về việc dịch thơ Trong cuốn Nghệ thuật cao cả của mình, Coócnây Chucốpxki

đã thể hiện các nguyên tắc của trường phái dịch Xô viết Tiếp đến là M.P.A.Lếchxâyép với bài Vấn đề dịch thuật - 1931, A.V.Phêđôrốp Về dịch nghệ thuật 1941, bài của A.A Xmiếc-nốp có nhan đề Dịch đăng ở

Từ điển bách khoa văn học Tiếp theo là các bài báo của N.M.Môrôđốp P.M.Toper, V.M.Rossel và I.A Kaskin

Khuynh hướng nghiên cứu dịch dựa trên sự so sánh, đối chiếu các ngôn ngữ đã được thể hiện rõ nhất trong cuốn sách giáo khoa rất

cơ bản về dịch Dẫn luận vào lý thuyết dịch (in năm 1953, tái bản năm 1968) của nhà lý luận dịch Xô viết có tên tuổi, sống ở thành phố Lêningrát,v.v Phêđôrốp, trong các công trình của Đ.I.Rétsker như

Lý thuyết dịch và thực hành dịch, NXB Quan hệ quốc tế, M 1974; của L.S.Báckhuđarốp, Ngôn ngữ và phiên dịch, Mátxcơva 1974; các công trình đối chiếu giữa tiếng Nga và tiếng Pháp của V.G.Gak, của

S S Tônxtôi

Nhưng càng dần dần về sau càng có nhiều người nghiên cứu dịch bằng cách kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, chú ý đến các sự kiện thuộc các cấp độ khác nhau - từ thẩm mỹ

Trang 31

chung tới ngôn ngữ học (V.E.Son Ik.Đ.Levưi, V.G.At Tnơni và T.I.Xinliman ) Khuynh hướng giải quyết tổng hợp - ngữ văn những vấn đề dịch được phản ánh trong hai tập Những vấn đề cấp thời của lý luận dịch văn học do Hội Dịch nghệ thuật xuất bản năm

1967 là tài liệu của cuộc hội nghị toàn liên bang được tổ chức ở thành phố Mátxcơva vào năm 1966

IV CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Nhiệm vụ của lý luận ngôn ngữ học dịch là gì?

2 Hãy nói về các phổ quát ngôn ngữ

3 Tại sao nói dịch văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật?

Trang 33

1 Nhìn - Viết

Trong hình thức dịch này, ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch đều ở dạng viết Đây là kiểu dịch phổ biến và dễ nhất Đồng thời, trong đó cũng bao gồm mọi thể loại văn bản khác nhau: văn học, thông tin - báo chí, khoa học kỹ thuật, văn kiện - chính luận Điều cần chú ý là tuỳ theo thể loại văn bản mà việc đánh giá chất lượng dịch có các tiêu chuẩn khác nhau1

2 Nghe - Viết

Ngôn ngữ gốc ở dạng nói, ngôn ngữ dịch ở dạng viết Kiểu này

ít gặp trong thực tế vì tốc độ viết bao giờ cũng chậm hơn rất nhiều so với tốc độ nói Có lẽ, trường hợp này chỉ gặp trong hình thức chính tả

- dịch, là một trong những hình thức luyện tập dịch (đọc với tốc độ giả tạo) Đúng ra, đây cũng là biến thể của kiểu dịch nhìn - viết

1 L.N Xôbôlép: "Việc đánh giá mức độ chính xác của bản dịch phải tính đến mục đích dịch Bản dịch văn bản nghệ thuật được coi là chính xác nếu nó giữ được ý tưởng thơ ca của nguyên bản Bản dịch văn bản chính luận - nếu nó đạt được sự tương đương của mỗi chi tiết với hiệu quả chính trị mong muốn Bản dịch văn kiện - khi được thay bằng tiếng mẹ đẻ và tôn trọng chuẩn mực của tiếng mẹ đẻ" (Xem bài báo "Về mức độ chính xác trong dịch").

Trang 34

3 Nhìn - Nói (Viết-Nói):

Kiểu này cũng ít gặp trong thực tế và nó có hai biến thể

a Việc dịch được tiến hành song song với việc đọc thầm nguyên bản Đọc tới đâu, dịch tới đó Nó có thể chậm hoặc nhanh hơn nguyên bản, nếu người dịch nắm chắc nội dung cần dịch

b Việc dịch được tiến hành sau khi đọc xong từng câu hoặc từng đoạn của nguyên bản

4 Nghe - Nói (Nói - Nói):

Thường gặp trong giao tiếp Có hai biến thể:

a Dịch nối tiếp: Tức là dịch sau khi người nói đã phát âm xong một câu và thuờng là một chuỗi câu Lời dịch sẽ bị tạm dừng trong khoảng thời gian nối tiếp chuỗi câu khác

Người nghe các cuộc trao đổi miệng bằng ngoại ngữ, sau đó cho ban ghi chép bằng tiếng Việt hoặc phải dịch viết các bài đã ghi vào băng (thường được gọi là giữ băng); tài liệu của chương trình phát thanh, vô tuyến truyền hình, nội dung các cuộc hội đàm, toạ đàm, các bài phát biểu, diễn văn hoặc bài giảng ở lớp học

b Dịch song song (hay còn gọi là dịch tức thời): Bình thường tốc

độ lời dịch thường chậm hơn tốc độ lời nói, nhưng nó cũng có thể vượt lên trước đôi chút (do cơ chế dự báo) Điều này có quan hệ đến những kiến thức ngoài ngôn ngữ Kiểu dịch này thường chỉ được áp dụng trong phạm vi một đề tài chuyên môn hẹp Nó rất căng thẳng, không thể kéo dài (chỉ từ 15-30') và đòi hỏi người dịch phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài để có thể vừa nghe vừa nói

Dịch (Nghe - Viết)

Đọc (nhìn) - Nói

Dịch Nghe - Nói

Trang 35

2 Dịch ngoại giao

Đây là kiểu dịch nối tiếp, đòi hỏi người dịch có kiến thức sâu rộng về một ngành chuyên môn nào đó Ngoài kiến thức về ngoại ngữ, người dịch còn phải có trí nhớ tốt, có kỹ thuật ghi chép để trợ lực cho trí nhớ

3 Dịch nối tiếp

Là hình thức dịch nói văn bản bằng các phương tiện của ngôn ngữ khác sau khi nghe Công việc này đòi hỏi người dịch phải nhớ nhiều hơn Trí nhớ của người dịch, sự phát triển của nó và sự luyện lập, ở một mức độ nhất định, quyết định sự thành công Hình thức dịch này phát triển mạnh vào thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến, khi mà các phái đoàn ngoại giao hai bên sử dụng hai ngôn ngữ Anh và Pháp Nhưng từ sau Đại chiến thứ hai, Liên hiệp quốc sử dụng tới năm ngôn ngữ, thì hình thức dịch này trở nên hết sức lãng phí Do đó, nó phải nhường chỗ cho hình thức dịch song song thích hợp hơn

Trang 36

Có điều đáng buồn là, cho đến nay, vẫn còn có không ít người có thái độ xem thường việc dịch nói, coi đó là việc dễ, chỉ cần biết ngoại ngữ là có thể làm được Trên thực tế, lại không phải như vậy Dịch song song là công việc rất vất vả Các thí nghiệm y học đã cho thấy là trong lúc làm việc, mạch đập của người dịch song song đạt tới 160 lần trong một phút, tức là nhiều hơn 20 lần so với vận động viên cử tạ Vì vậy, trong các hội nghị, những người dịch được chia thành đội từ

2 đến 4 người làm việc ở một cabin

Muốn tạo được sự dễ dàng cho người dịch song song, các diễn giả phải chú ý mấy điểm sau:

1/ Lúc nói, cân nhắc cẩn thận từng từ, chọn các cấu trúc ngữ pháp thích hợp, chính xác

2/ Nói khác viết, chọn cách nói đơn giản, không sợ các từ, câu lặp lại 3/ Chuẩn bị và nếu có thể thì phát cho mỗi cabin một bản chụp bài phát biểu của mình

Dịch song song là hình thức làm việc theo đội Mỗi đội viên có trách nhiệm giúp đỡ đồng đội trong việc dịch, trong việc tìm các cách diễn đạt cần thiết

Ngày nay, các cuộc hội nghị quốc tế thường được tổ chức thường xuyên hàng năm ở các nước khác nhau Những người tham gia hội nghị thường không chỉ quen biết, mà còn hiểu rõ cả cá tính, cách nói của nhau Người dự thường không thay đổi qua các hội nghị, nhưng người dịch lại thường bị thay đổi Do đó, tất nhiên họ sẽ gặp những khó khăn, bỡ ngỡ trong công việc Muốn làm tốt nhiệm

vụ, người dịch chỉ còn cách là phải yêu nghề, chịu khó học hỏi và có lúc phải cố gắng rèn luyện, nâng cao thể lực Có như vậy, họ mới có thể làm tròn trách nhiệm vinh quang của mình và xứng đáng với việc được kính trọng (ở nhiều nước phát triển) và được trả công cao

5 Dịch hai chiều

Hiện nay, người ta thường chia dịch nói thành hai loại dịch đồng thời và dịch đuổi Nếu lời nói của người tham gia giao tiếp trùng với lời dịch thì đó là dịch đồng thời Còn nếu lời dịch diễn ra sau lời của

Trang 37

người tham gia giao tiếp thì đó là dịch đuổi Cách chia này còn bỏ sót kiểu dịch hai chiều là loại dịch có thể dịch đồng thời hoặc dịch đuổi tùy thuộc vào các yêu cầu dịch

Nếu lời dịch không đồng thời với lời nói của người đối thoại thì kiểu dịch hai chiều này trở thành dịch đuổi Còn trái lại, thì đó là dịch đồng thời (dịch song song) Nhưng cả ở hai trường hợp, nó vẫn là dịch hai chiều Mỗi kiểu dịch đều có các đặc điểm riêng

Đối với dịch hai chiều, nếu chỉ chú ý đến yếu tố thời gian, thì chưa đủ Nhiệm vụ của người dịch hai chiều là dịch lời nói của những người đối thoại dùng các ngữ khác nhau Hiện nay, kiểu dịch này được thấy khi tọa đàm, gặp mặt, cũng như khi hỏi cung nhân chứng trả lời bằng ngoại ngữ

Dịch hai chiều là hình thức độc đáo của sự giao tiếp qua người dịch Người dịch có thể có ảnh hưởng tới những người tham gia giao tiếp Chẳng hạn, khi lời nói của họ có tính tự phát ít hơn lời đối thoại

tự nhiên là muốn thích ứng với người dịch Những lời nói của họ vẫn mang tính đối thoại Do đó, dịch hai chiều có các đặc điểm sau: a) Hạn chế về thời gian hình thành lời dịch; b) Tính tự phát; c) Tính khẩu ngữ cao; d) Có hình thức không đầy đủ theo V.V.Vinôgrađốp, trong lúc đối thoại, diễn ra việc thay đổi nhanh về ngữ điệu, âm điệu của lời nói, các phương tiện như vẻ mặt, cử chỉ, các tiếng lóng

Chúng ta đã biết là, mỗi dân tộc đều có cách nói khác nhau Người dịch cần dùng cách nói khẩu ngữ thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể

Lời đối thoại có cấu trúc cú pháp khác với cú pháp của ngôn ngữ độc thoại, thường chứa đựng các lỗi ngữ pháp, các lời nói chệch chuẩn, đặc biệt là đối với những người kém hiểu biết về ngôn ngữ Ngay cả những người có học, lúc nói cũng thường phạm lỗi Trong giao tiếp, mọi người thường nói kém nên hiểu được lời họ nói

là việc khó Theo A.Sauvageot và A.Meillet, chỉ những người có học vấn cao mới nói đúng tiếng Pháp Vì ở nhiều người, lời nói thường diễn ra trước ý nghĩ Họ chỉ nhận thức điều mình nói sau khi nghe được chính lời nói của mình

Trang 38

Do vậy, muốn dịch hai chiều có kết quả, người dịch phải làm quen với ngôn ngữ của mọi tầng lớp, chứ không phải chỉ làm quen với ngôn ngữ của những người sành ngôn ngữ Thực tế cho thấy sự cảm thụ cái sai trong lời nói bằng tiếng mẹ đẻ khác về cơ bản với việc cảm thụ cái sai trong lời nói bằng ngoại ngữ

Từ đó, có thể rút ra kết luận, người dịch hai chiều cần hiểu được các loại cấu trúc cú pháp, mà trước hết phải hiểu các lối nói tỉnh lược, các lỗi sai thường thấy trong lúc đối thoại Vì những người tham gia đối thoại thường xuyên đổi vai nên người dịch cũng phải thường xuyên đổi cách dịch Đó là điều khó đối với họ

Tóm lại, do đặc điểm riêng, dịch hai chiều cần được phân biệt với hai kiểu dịch đồng thời và dịch đuổi ở hai điểm:

a/ Dịch hai chiều có quan hệ với ngôn ngữ đối thoại tự phát cùng với mọi nhược điểm của nó

b/ Người dịch cần có khả năng trung hòa ảnh hưởng không phải của một, mà là của hai ngữ khi lập mã

III HAI SƠ ĐỒ BỐ TRÍ DỊCH TỨC THỜI

Có ít nhất hai sơ đồ bố trí dịch tức thời ở Liên hiệp quốc

Sơ đồ thứ nhất – sơ đồ dich thẳng, được áp dụng ở Liên hiệp quốc và các cơ quan chuyên môn của nó Theo sơ đồ này, số cabin tương ứng với số ngôn ngữ được sử dụng Chẳng hạn, nếu số ngữ là

5, thì có các cabin của các ngôn ngữ sau: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và Trung Quốc Ở mỗi cuộc họp, trong mỗi ca bin, có một đội dịch bảo đảm dịch từ 4 thứ tiếng sang các ngữ thuộc cabin của mình Thường thì mỗi cabin có hai người dịch có trách nhiệm dịch 4 ngữ trực tiếp sang tiếng mẹ đẻ của mình Điều đó có nghĩa là người dịch cabin Nga phải biết các thứ tiếng: Anh, Pháp và Tây Ban Nha, người dịch thứ hai biết các thứ tiếng Anh và Trung Quốc Các cabin còn lại cũng được bố trí như vậy

Sơ đồ thứ hai có tên gọi là dịch qua ngữ chính hoặc sơ đồ “có người dịch chính” Sơ đồ này thường được áp dụng ở Liên Xô (cũ) và

Trang 39

ở các nước xã hội chủ nghĩa khác Ta hãy xét sơ đồ này ở Liên Xô Theo sơ đồ này, một trong các ngữ được dùng (ở đây là tiếng Nga) là ngữ chính Điều đó có nghĩa là số cabin luôn luôn ít hơn số ngữ 1 Khi số ngữ được dùng là 5 - Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Đức, thì ở hội nghị sẽ có 4 cabin: Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Đức Đội dịch (thường là 3 người) ở mỗi cabin sẽ dịch từ tiếng Nga sang ngữ của cabin mình nếu diễn giả nói tiếng Nga và từ ngoại ngữ sang tiếng Nga nếu diễn giả nói thứ tiếng đó Trong trường hợp thứ hai, 3 cabin còn lại sẽ dịch sang ngữ của cabin mình trực tiếp từ lời nói của diễn giả còn lời dịch tiếng Nga, lời nói của diễn giả sẽ được thực hiện bởi cabin "chính" Người dịch của cabin chính trở thành "người dịch chính" Như vậy, trong mọi trường hợp, diễn giả không nói tiếng Nga, thì sẽ có việc dịch hai bậc sang các ngoại ngữ Mỗi cabin, tức là mỗi người dịch, vào lúc nào đó, có thể trở thành người dịch chính" Mỗi người dịch trong đội thực hiện việc dịch một cách luân phiên hoặc là từ ngoại ngữ sang tiếng Nga hoặc là từ tiếng Nga sang một ngoại ngữ nào đó

Với thuật ngữ tổ hợp, chúng ta hiểu là việc dịch được thực hiện từ ngôn ngữ đầu, chẳng hạn từ tiếng Anh sang tiếng Nga Trong trường hợp này, có thể nói rằng người dịch làm việc ở tổ hợp Anh - Nga

Cũng có thể nói về số tổ hợp mà trong đó một người dịch làm việc Chẳng hạn, một trong những yêu cầu đối với người dịch tức thời ở Liên hiệp quốc là phải làm việc từ hai tổ hợp ngữ trở lên A.Đ.Svâytser đã chỉ ra 5 nhược điểm của sơ đồ 2 bậc này.1

Trong sơ đồ 1 bậc được thực hiện ở Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác, lý tưởng là mỗi người dịch phải dịch từ ít nhất là hai ngữ sang tiếng mẹ đẻ của mình, về mặt lý thuyết, sơ đồ này phải bảo đảm dịch với chất lượng cao hơn, đặc biệt là về phương diện tu

từ Sơ đồ dịch thẳng chỉ có thể áp dụng khi số ngữ được sử dụng không nhiều

1 Xem bài "Lại bàn về sơ đồ tổ chức dịch tức thời của G.V.Chécnốp, trong tạp chí Sổ tay người dịch số 14 1977

Trang 40

IV CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH NÓI

So với dịch viết, dịch nói có hai đặc điểm dễ thấy sau:

1 Sự hạn chế về thời gian

Người dịch viết có thời gian để suy nghĩ, tra từ điển, đánh giá các biến thể nhằm tìm ra biến thể tốt nhất Những thuận lợi trên không có trong dịch nói Vì thế, người dịch cần luyện cho mình thói quen có tính tự động: cần am hiểu ý nghĩa của các từ phải dịch để có thể nhanh chóng tìm được các yếu tố tương ứng mà không cần phải suy nghĩ Đồng thời, người dịch cần nắm được ý nghĩa chung ngay cả khi không hiểu hết ý nghĩa của các từ trong câu

2 Không có khả năng đính chính trở lại

- Người dịch viết khi thấy sai ở phần trước thì có khả năng đính chính trở lại Trái lại, người dịch nói không có khả năng đó Nếu đính chính thì sẽ làm lạc hướng chú ý của người nghe Vì vậy, vạn bất đắc

dĩ thì mới nên đính chính

- Khắc phục bằng cách dịch khái quát, tức là dịch bằng những từ

có nghĩa rộng hơn (sau đó sẽ sửa lại cho cụ thể hơn) Dịch song song còn khó ở chỗ người dịch phải vừa nghe vừa nói

V CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI DỊCH VIẾT

1 Dịch sách lý luận (bao gồm cả sách kinh điển, văn kiện) Đây

là loại sách thuộc lĩnh vực tư duy trừu tượng Cần bám sát nguyên bản ở mức độ cao, sử dụng các thuật ngữ khoa học chính xác (sáng tạo thuật ngữ mới) Người dịch phải tôn trọng cách diễn đạt của tác giả Việc Việt hóa ở đây là diễn đạt rõ ràng, chính xác, không gây hiểu lầm

2 Sách lý luận để tham khảo

Không cần bám sát nguyên bản như ở loại trên, chỉ cần nắm được thực chất ý kiến của tác giả Có thể thêm, bớt đôi chút cho dễ hiểu, miễn là không trái ý

Ngày đăng: 26/07/2017, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w