Trong [3] đưa ra tất cả các lợi ích và các ưu điểm của việc chuyển đổi CSDL tới CSDL Đám mây như dịch vụ tốt hơn, giảm chi phí, truy cập online từ xa…nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN ĐẶNG CẨM TÚ
ÁP DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN Chuyên ngành: Công nghệ thông tin
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Phạm Đăng Hải
Hà Nội – Năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 9
1.1 Khái quát về Hệ quản trị CSDL Oracle 9
1.1.1 Khái niệm về CSDL Oracle 9
1.1.2 Ưu điểm của CSDL Oracle 10
1.1.3 Kiến trúc của Hệ quản trị CSDL Oracle 11
1.2 Khái quát về Điện toán đám mây 15
1.2.1 Khái niệm về Điện toán đám mây 15
1.2.2 Các thành phần của điện toán đám mây 17
1.2.3 Các tầng kiến trúc của điện toán đám mây 18
1.2.4 Mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây 19
1.2.5 Các mô hình triển khai điện toán đám mây 22
1.3 Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle 26
1.3.1 Giới thiệu về Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle 26
1.3.2 Các thành phần chính của Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle 27
1.4 Kết luận chương 31
Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN 32
2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An 32
2.2 Các yêu cầu quản lý hồ sơ bệnh án trong bệnh viện 36
2.2.1 Quản lý thông tin bệnh nhân 36
2.2.2 Quản lý thông tin điều trị của bệnh nhân 36
2.3 Quy trình khám và điều trị nội trú 37
2.3.1 Quy trình khám và chuẩn bị hồ sơ nhập viện 37
2.3.2 Quy trình khám và điều trị nội trú 38
Trang 32.4 Phân tích và thiết kế Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Ung Bướu
Nghệ An 39
2.4.1 Mô hình quan hệ thực thể (ERD) của Hệ thống 39
2.4.2 Mô hình quan hệ dữ liệu của Hệ thống 50
2.4.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ trong Hệ thống 61
2.5 Kết luận chương 73
Chương 3 ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CHO HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN 74
3.1 Đặt vấn đề 74
3.2 Ứng dụng điện toán đám mây cho hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án 74
3.3 Một số giao diện của Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An 76
3.3.1 Giao diện quản lý Bệnh nhân 73
3.3.2 Giao diện Tiếp bệnh nhân 74
3.3.3 Giao diện xóa Bệnh nhân 75
3.3.4 Giao diện Khám bệnh 75
3.3.5 Giao diện Cấp thuốc 77
3.3.6 Giao diện Thống kê 79
3.4 Kết luận chương 77
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
1 CC Cloud Computing Điện toán đám mây
2 NIST National Institute of
Standard and Technology
3 PaaS Platform as a Service Nền tảng như là dịch vụ
4 CaaS Communication as a
Service
Truyền tin như là dịch vụ
5 IaaS Infrastructure as a Service Cơ sở hạ tầng như là dịch vụ
6 MaaS Monitoring as a Service Giám sát như là dịch vụ
7 SaaS Software as a Service Phần mềm như là dịch vụ
8 DaaS Database as a Service CSDL như là dịch vụ
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Kiến trúc của Oracle Server 11
Hình 1.2: Cấu trúc Database 12
Hình 1.3: Quan hệ giữa Database, Tablespace và Datafiles 14
Hình 1.4: Minh họa điện toán đám mây 16
Hình 1.5: Miêu tả các lợi ích của điện toán đám mây 17
Hình 1.6: Các thành phần của điện toán đám mây 18
Hình 1.7: Mô hình kiến trúc điện toán đám mây của Sun 19
Hình 1.8: Mô hình phần mềm hoạt động như một dịch vụ 20
trong điện toán đám mây 20
Hình 1.9: Mô hình nền tảng hướng tới dịch vụ trong điện toán đám mây 20
Hình 1.10: Mô hình hạ tầng hướng dịch vụ trong điện toán đám mây 21
Hình 1.11: Minh hoạ mô hình đám mây công cộng 22
Hình 1.12: Minh hoạ mô hình đám mây cộng đồng 23
Hình 1.13: Minh họa mô hình đám mây riêng ảo 25
Hình 1.14: Minh họa mô hình đám mây lai [1] 26
Hình 2.1: Quảng cảnh của Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An 33
Hình 2.2: Sơ đồ qui trình khám và chuẩn bị hồ sơ nhập viện 37
Hình 2.3: Sơ đồ qui trình khám và điều trị nội trú 39
Hình 2.4: Mô hình quan hệ thực thể 40
Hình 2.5: Lược đồ hồ sơ bệnh án 53
Hình 2.6: Lược đồ Hồ sơ nhập viên 54
Hình 2.7: Lược đồ Điều trị tại khoa 55
Hình 2.8: Lược đồ thuốc điều trị 56
Hình 2.9: Lược đồ Xét nghiệm 57
Hình 2.10: Lược đồ Chẩn đoán hình ảnh 58
Hình 2.11: Lược đồ Phẫu thuật – Thủ thuật 59
Hình 2.12: Lược đồ sử dụng y dụng cụ tiêu hao 60
Hình 3.1: Tạo ứng dụng trên hệ thống azure.com 75
Trang 6Hình 3.2: Đưa ứng dụng lên đám mây 76
Hình 3.3: Giao diện chính của Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án 77
Hình 3.4: Giao diện danh sách bệnh nhân 77
Hình 3.5: Giao diện tiếp nhận bệnh nhân 78
Hình 3.6: Giao diện xóa thông tin bệnh nhân 79
Hình 3.7: Giao diện danh sách bệnh nhân đợi khám 79
Hình 3.8: Giao diện chi tiết thanh toán 80
Hình 3.9: Giao diện cấp thuốc 81
Hình 3.10: Giao diện thêm nhân viên 82
Hình 3.11: Giao diện chỉnh sửa thông tin nhân viên 82
Hình 3.12: Giao diện xóa nhân viên 83
Hình 3.13: Giao diện xem thông tin cá nhân 83
Hình 3.14: Giao diện thống kê 84
Hình 3.16: Thống kê danh sách phẫu thuật (mổ phiên, mổ cấp cứu) 85
Hình 3.17: Thống kê Cận lâm sàng 86
Hình 3.18: Thống kê thuốc sử dụng 87
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan rằng nội dung của luận văn “Áp dụng điện toán đám mây trong quản lý hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An” là hoàn toàn
do em tìm hiểu, nghiên cứu và viết ra Tất cả đều được em thực hiện cẩn thận theo sự định hướng, hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố
Em xin chịu trách nhiệm với những nội dung trong luận văn này
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Đặng Cẩm Tú
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo trong Viện CNTT-TT – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy nhiệt tình, cung cấp rất nhiều kiến thức, tài liệu quý giá và phương pháp học trong thời gian vừa qua
Em đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo TS Phạm Đăng Hải đã tạo mọi điều kiện và luôn giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình để em hoàn thành đề tài luận văn chuyên ngành này Ngoài ra xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An luôn sẵn sàng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất Và xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp luôn quan tâm động viên giúp đỡ để tác giả để đạt được kết quả như ngày hôm nay
Mặc dù có nhiều cố gắng bằng toàn bộ kiến thức để hoàn thành công việc, song thời gian và kinh nghiệm của bản thân chưa được trau dồi nhiều nên việc trình bày, phân tích, xây dựng chương trình còn nhiều thiếu sót cần được bổ sung Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để sản phẩm này có thể hoàn thiện, được ứng dụng vào thực tiễn
Hà nội, tháng 9 năm 2016
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Đặng Cẩm Tú
Trang 9MỞ ĐẦU
Điện toán đám mây (Cloud Computing – CC) được định nghĩa bởi NIST (National Institute of Standard and Technology) [2] là một hệ thống mô hình cho phép truy cập mạng theo yêu cầu (on-demand) và truy cập các nguồn tài nguyên máy tính (các ô lưu trữ, các server, các dịch vụ… và các ứng dụng) đã được cấu hình một cách thuận tiện Các lợi ích của Điện toán đám mây đã trình bày trong [4] bao gồm giảm độ phức tạp hệ thống, nâng cao hiệu quả kinh tế và tài chính, dễ dàng
mở rộng hệ thống, cấp phát các nguồn tài nguyên trong hệ thống một cách hiệu quả, chất lượng dịch vụ tốt hơn và hệ thống linh hoạt hơn
Các giải pháp triển khai Điện toán đám mây gồm Đám mây riêng, Đám mây công cộng, Đám mây lai và Đám mây cộng đồng Bảy dịch vụ đám mây gồm: Nền tảng như là dịch vụ (PaaS), Cơ sở hạ tầng như là dịch vụ (IaaS), Truyền dữ liệu như
là dịch vụ (CaaS), Giám sát như là dịch vụ (MaaS), Phần mềm như là dịch vụ (SaaS), Bảo mật như là dịch vụ và CSDL như là dịch vụ (DaaS) [8]
Phần mền như là dịch vụ (SaaS) là một lĩnh vực mới của CSDL như là dịch
vụ (DaaS) và cung cấp các tính năng tốt hơn và giống với Hệ thống quản lý CSDL (DBMS) Thị trường DaaS đang tăng nhanh chóng và được nhiều nhà sản xuất phần mềm quan tâm, làm thay đổi kiến trúc Client-Server quản lý dữ liệu truyền thống [7] Trong [3] đưa ra tất cả các lợi ích và các ưu điểm của việc chuyển đổi CSDL tới CSDL Đám mây như dịch vụ tốt hơn, giảm chi phí, truy cập online từ xa…nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên ngành ung thư Bệnh nhân tập trung tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Là một bệnh viện vệ tinh nên việc cần xin ý kiến chuyên ngành từ các giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện tuyến trung ương ngay tức thì trong quá trình khám, phẫu thuật hay điều trị là rất cần thiết Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý hồ sơ bệnh án của Bệnh viện vẫn còn dựa trên sổ sách giấy tờ Dẫn đến việc hỗ trợ về chuyên môn sâu từ các giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện tuyến trung ương gặp nhiều khó khăn
Trang 10Để giải quyết vấn đề trên qua nghiên cứu và tìm hiểu tác giả nhận thấy có nhiều giải pháp có thể giải quyết được Tuy nhiên một trong những giải pháp mang lại nhiều hiệu quả đó là sử dụng công nghệ điện toán đám mây vào quản lý hồ sơ bệnh án Do vậy tác giả đã chọn đề tài “Áp dụng điện toán đám mây trong quản lý
hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An”
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu Tổng quan về Hệ quản trị CSDL Oracle và Điện toán đám mây để nắm những kiến thức cơ bản phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo; Khảo sát, đưa ra yêu cầu quản lý của Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An và xây dựng Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh nhân hỗ trợ thăm khám, chữa bệnh nâng cao hiệu quả hoạt động Cuối cùng tiến hành thử nghiệm Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh nhân hoạt động trên môi trường điện toán đám mây
Cấu trúc của luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về Hệ quản trị CSDL Oracle và Điện toán đám mây
Trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến Hệ quản trị CSDL Oracle như khái niệm CSDL Oracle, kiến trúc của Hệ quản trị CSDL Oracle Đồng thời cũng trình bày Tổng quan về Điện toán đám mây; và Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle
Chương 2: Xây dựng Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh nhân tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An
Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An; Khảo sát, đưa ra yêu cầu quản lý hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong bệnh viện; Phân tích và thiết kế CSDL cho Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An
Chương 3: Ứng dụng điện toán đám mây cho hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án
Thiết lập Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án hoạt động trên môi trường điện toán đám mây bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ; Đưa ra một số giao diện của
Hệ thống…
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn TS Phạm Đăng Hải - người đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu và có nhiều ý kiến
Trang 11đóng góp cho luận văn Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán
bộ khoa Công nghệ thông tin, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn và trong suốt khóa học
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE VÀ
ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Trong chương này, luận văn sẽ trình bày những kiến thức cơ bản liên quan đến Hệ quản trị CSDL Oracle như khái niệm CSDL Oracle, kiến trúc của Hệ quản trị CSDL Oracle,… Đồng thời luận văn cũng sẽ trình bày khái quát về Điện toán đám mây và xây dựng điện toán đám mây dựa trên Oracle
1.1 Khái quát về Hệ quản trị CSDL Oracle
1.1.1 Khái niệm về CSDL Oracle
Cơ sở dữ liệu (CSDL) Oracle (hoặc Oracle Database) là một tập dữ liệu được xem như là đơn vị dữ liệu Mục tiêu của một cơ sở dữ liệu là để lưu trữ và truy vấn thông tin Máy chủ cơ sở dữ liệu là chìa khóa để giải quyết các bài toán quản lý thông tin Một máy chủ CSDL có khả năng quản lý dữ liệu lớn trong môi trường có nhiều người dùng, trong đó những người dùng có thể đồng thời truy cập cùng dữ liệu Tất cả những vấn đề này được thực hiện với hiệu năng cao Máy chủ cơ sở dữ liệu có thể ngăn truy cập trái phép và cung cấp các giải pháp hiệu quả cho việc khôi phục dữ liệu khi có sự cố xảy ra
Oracle Database là cơ sở dữ liệu đầu tiên được thiết kế theo tính toán lưới (Grid Computing), đây là cách mềm dẻo và hiệu quả về chi phí nhất cho việc quản
lý thông tin và các ứng dụng Tính toán lưới tạo ra các tiêu chuẩn công nghiệp (Pools of Industry-Standard), Mođun hóa lưu trữ và các máy chủ Với kiến trúc tính toán lưới này, mỗi hệ thống mới có thể được cung cấp một cách nhanh chóng từ các tiêu chuẩn công nghiệp Không cần làm việc quá tải vì khả năng lưu trữ có thể dễ dàng được bổ sung hoặc được cấp lại từ các tiêu chuẩn công nghiệp khi cần thiết
Cơ sở dữ liệu Oracle có các cấu trúc logic và các cấu trúc vật lý Do cấu trúc
logic và cấu trúc vật lý độc lập nhau nên lưu trữ vật lý của dữ liệu có thể được quản
lý mà không ảnh hưởng việc truy cập các cấu trúc lưu trữ logic
Trang 131.1.2 Ƣu điểm của CSDL Oracle
Nhiều người cho rằng Oracle chỉ sử dụng cho những doanh nghiệp (DN) lớn
nên không thích hợp ở Việt Nam
Điều này là hoàn toàn sai lầm Oracle không chỉ nhắm tới những DN lớn mà còn nhắm tới những DN trung bình và cho cả những DN nhỏ Cụ thể Oracle Server
có đủ các phiên bản thương mại từ Personal, Standard đến Enterprise (ngoài ra còn
Về phía những nhà phát triển: Oracle cũng tỏ ra rất có ưu điểm như dễ cài đặt, dễ triển khai và dễ nâng cấp lên phiên bản mới Hơn nữa, Oracle còn tích hợp thêm PL/SQL, là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc Tạo thuận lợi cho các lập trình viên viết các Trigger, StoreProcedure, Package Đây là điểm rất mạnh so với các CSDL hiện có trên thị trường
Oracle, ngoài các kiểu dữ liệu thông thường còn có các kiểu dữ liệu đặc biệt khác góp phần mang lại sức mạnh cho Oracle như Blob, Clob, Bfile, Nếu chúng ta chỉ chạy thử, chúng ta cũng không cần lo đến vấn đề lisence vì có thể download từ trang của Oracle
Ngoài ra, chúng ta có thể triển khai Oracle trên nhiều hệ điều hành khác nhau (Windows, Linux, ) mà không cần phải viết lại PL/SQL code Có thể import một dumpFile (backupFile) từ một máy chạy OS này sang OS khác hoặc từ một version thấp lên một version cao hơn mà không gặp bất cứ trở ngại nào (việc ngược lại cũng
có thể thực hiện được nếu như chúng ta không cài các tính năng mới so với version trước đó)
Trang 141.1.3 Kiến trúc của Hệ quản trị CSDL Oracle
Oracle Server là một hệ thống quản trị CSDL đối tượng – quan hệ cho phép quản lý thông tin một cách toàn diện Oracle Server bao gồm hai thành phần chính
là Oracle Instance và Oracle Database
1.1.4.1 Oracle Instance
Oracle Instance bao gồm một cấu trúc bộ nhớ System Global Area (SGA) và các tiến trình nền (background processes) được sử dụng để quản trị CSDL Oracle Instance được xác định qua tham số môi trường ORACLE_SID của hệ điều hành
Hình 1.1: Kiến trúc của Oracle Server
System Global Area – SGA
SGA là vùng bộ nhớ chia sẻ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và các thông tin điều khiển của Oracle Server SGA được cấp phát trong bộ nhớ của máy tính mà Oracle Server đang hoạt động trên đó Các User kết nối tới Oracle sẽ chia sẻ các dữ liệu có trong SGA, việc mở rộng không gian bộ nhớ cho SGA sẽ làm nâng cao hiệu quả của hệ thống, lưu trữ được nhiều dữ liệu trong hệ thống hơn đồng thời giảm thiểu các thao tác truy xuất đĩa (disk I/O)
Background Process
Background Process (các tiến trình nền) thực hiện các chức năng thay cho lời gọi tiến trình xử lý tương ứng Nó điều khiển vào ra, cung cấp các cơ chế xử lý song
Trang 15song nâng cao hiệu quả và độ tin cậy Tùy theo từng cấu hình mà Oracle Instance có các Background Process như: Database Writer (DBW0); Log Writer (LGWR); System Monitor (SMON)…
1.1.4.2 Oracle Database
Như trên đã trình bày, Oracle Database là tập hợp các dữ liệu được xem như một đơn vị thành phần (Unit) Database có nhiệm vụ lưu trữ và trả về thông tin liên
quan Database được xem xét dưới hai góc độ cấu trúc logic và cấu trúc vật lý Tuy
vậy, hai cấu trúc dữ liệu này vẫn tồn tại tách biệt nhau, việc quản lý dữ liệu theo cấu trúc lưu trữ vật lý không gây ảnh hưởng tới cấu trúc logic
Oracle Database được xác định bởi tên duy nhất và được quy định trong tham số DB_NAME của Parameter File
Trang 16- Redo Log Files:
Mỗi Oracle Database đều có một tập hợp từ 02 Redo Log Files trở lên Các Redo Log Files trong Database thường được gọi là Database’s Redo Log Một Redo Log được tạo thành từ nhiều Redo Entries (gọi là các Redo Records)
Chức năng chính của Redo Log là ghi lại tất cả các thay đổi đối với dữ liệu trong Database Redo Log File được sử dụng để bảo vệ Database khỏi những hỏng hóc do sự cố Oracle cho phép sử dụng cùng một lúc nhiều Redo Log
gọi là Multiplexed Redo Log để cùng lưu trữ các bản sao của Redo Log trên
các ổ đĩa khác nhau
Các thông tin trong Redo Log File chỉ được sử dụng để khôi phục lại Database trong trường hợp hệ thống gặp sự cố và không cho phép ghi trực tiếp dữ liệu trong Database lên các Datafiles trong Database
Công việc khôi phục dữ liệu từ các Redo Log được gọi là Rolling Forward
Control Files
Mỗi Oracle Database đều có ít nhất một Control File Control File chứa các
mục thông tin quy định cấu trúc vật lý của Database như:
+ Tên của Database
+ Tên và nơi lưu trữ các Datafiles hay Redo Log Files
+ Time Stamp (mốc thời gian) tạo lập Database,…
Mỗi khi một Instance của Oracle Database được mở, Control File của nó sẽ được sử dụng để xác định Datafiles và các Redo Log Files đi kèm Khi các thành phần vật lý của Database bị thay đổi (ví dụ như, tạo mới Datafile hay Redo Log File), Control File sẽ được tự động thay đổi tương ứng bởi Oracle
Control File cũng được sử dụng đến khi thực hiện khôi phục lại dữ liệu
Cấu trúc logic Database
Cấu trúc logic của Oracle Database bao gồm các đối tượng Tablespace, Schema Objects, Data Blocks, Extents, và Segments
Trang 17- Tablespace: Một Database có thể được phân chia về mặt logic thành các đơn vị gọi là các Tablespace Tablespace thường bao gồm một nhóm các thành phần có quan hệ logic với nhau
- Databases, Tablespaces và Datafiles: Mối quan hệ giữa các Database, Tablespace, và Datafile có thể được minh họa bởi hình vẽ sau:
Hình 1.3: Quan hệ giữa Database, Tablespace và Datafiles
- Schema và Schema Objects: Schema là tập hợp các đối tượng (Objects) có trong Database Schema Objects là các cấu trúc logic cho phép tham chiếu trực tiếp tới dữ liệu trong Database Schema Objects bao gồm các cấu trúc như Tables, Views, Sequences, StoredProcedures, Synonyms, Indexes, Clusters, và Database Links
- Data Blocks, Extents, và Segments: Oracle điều khiển không gian lưu trữ trên đĩa cứng theo các cấu trúc logic bao gồm các Data Blocks, Extents, và Segments
- Oracle Data Blocks: Là mức phân cấp logic thấp nhất, các dữ liệu của
Oracle Database được lưu trữ trong các Data Blocks Một Data Block tương
ứng với một số lượng nhất định các Bytes vật lý của Database trong không gian đĩa cứng Kích thước của một Data Block được chỉ ra cho mỗi Oracle Database ngay khi Database được tạo lập Database sử dụng, cấp phát và giải phóng vùng không gian lưu trữ thông qua các Oracle Data Blocks
- Extents: Là mức phân chia cao hơn về mặt logic các vùng không gian trong Database Một Extent bao gồm một số Data Blocks liên tiếp nhau, cùng được
Trang 18lưu trữ tại một thiết bị Extent được sử dụng để lưu trữ các thông tin có cùng kiểu
- Segments: Là mức phân chia cao hơn nữa về mặt logic các vùng không
gian trong Database Một Segment là một tập hợp các Extent được cấp phát
cho một cấu trúc logic Segment có thể được phân chia theo nhiều loại khác nhau: Data Segment, Index Segment, Rollback Segment, Temporary Segment
Oracle thực hiện cấp phát vùng không gian lưu trữ một cách linh hoạt mỗi khi các Extent cấp phát đã sử dụng hết
Các cấu trúc vật lý khác
Ngoài ra, Oracle Server còn sử dụng các file khác để lưu trữ thông tin Các file đó bao gồm: Parameter File, Password File, Archived Redo Log File
1.2 Khái quát về Điện toán đám mây
1.2.1 Khái niệm về Điện toán đám mây
Điện toán đám mây (Cloud Computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là
mô hình tính toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet [3]
Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE, “Điện toán đám mây là hình mẫu trong
đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, …"
Trang 19Hình 1.4: Minh họa điện toán đám mây
Các lợi ích của điện toán đám mây
- Điện toán đám mây đơn giản
- Điện toán nền tảng Internet dễ dàng tiếp cận
- Điện toán đám mây cung cấp sự bảo mật cho các tập tin quan trọng
- Sử dụng điện toán đám mây là sử dụng chi phí một cách hiệu quả
- Điện toán đám mây mang đến sự gia tăng tính linh hoạt cho các doanh nghiệp
- Điện toán đám mây cho phép gia tăng sự hợp tác và sát nhập kinh doanh
- Điện toán đám mây góp phần Bảo vệ môi trường thông qua sự phát triển của các trung tâm dữ liệu xanh và những đám mây xanh
Trang 20Hình 1.5: Miêu tả các lợi ích của điện toán đám mây
1.2.2 Các thành phần của điện toán đám mây
Điện toán đám mây có thể chuyển đổi các chương trình ứng dụng diện rộng theo kiến trúc và phân phối các dịch vụ
Đại bộ phận hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu (Data Center) được xây dựng trên những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa Những dịch vụ này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó Đám mây là một điểm truy cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng Các dịch vụ thương mại cần đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và thông thường đều đưa ra các mức thỏa thuận dịch vụ (Service Level Agreement) Các tiêu chuẩn mở (Open Standard) và phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software) cũng góp phần phát triển điện toán máy chủ ảo
Trang 21Hình 1.6: Các thành phần của điện toán đám mây
- Cơ sở hạ tầng (Infrastructure)
- Lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
- Nền tảng đám mây (Cloud Platform)
- Ứng dụng (Application)
- Dịch vụ (Services)
- Khách hàng (Client)
1.2.3 Các tầng kiến trúc của điện toán đám mây
Điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ ở tất cả các tầng, từ phần cứng tới các phần mềm
Trang 22Hình 1.7: Mô hình kiến trúc điện toán đám mây của Sun
- Các máy chủ thực (Physical Servers)
- Các máy chủ ảo (Virtual Servers)
- Hệ điều hành (Operating System)
- Phần mềm trung gian (Middleware)
- Các chương trình ứng dụng (Applications)
- Các dịch vụ (Servers)
Các dịch vụ có thể chia thành 3 lớp chính: Phần mềm dịch vụ (Software as a Service), nền dịch vụ (Platform as a Service), và cơ sở hạ tầng dịch vụ (Infrastructure as a Service) Các lớp này có thể tập hợp thành các tầng kiến trúc khác nhau, có thể chồng chéo, gối nhau
1.2.4 Mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây
1.2.4.1 Phần mềm hoạt động nhƣ dịch vụ (SaaS – Software as a Service)
Phần mềm hoạt động hướng dịch vụ hoặc gọi tắt là Phần mềm dịch vụ, là mô hình triển khai phần mềm, một nhánh của điện toán đám mây, theo đó các nhà cung cấp phần mềm như là các dịch vụ theo yêu cầu cho khách hàng Theo định nghĩa của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC là: "phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa"
Trang 23Hình 1.8: Mô hình phần mềm hoạt động như một dịch vụ
trong điện toán đám mây
1.2.4.2 Nền tảng hướng một dịch vụ (PaaS – Platform as a Service)
Đây cũng là một biến thể của SaaS nhưng mô hình này là một nhánh của điện toán đám mây, mang đến môi trường phát triển như một dịch vụ: Người sử dụng xây dựng ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp và phân phối tới người
sử dụng thông qua máy chủ của nhà cung cấp đó Người sử dụng sẽ không hoàn toàn được tự do vì bị ràng buộc về mặt thiết kế và công nghệ Một số ví dụ điển hình về PaaS là Force.com của Salesforce.com, Google App Engine, Yahoo Pipes …
Hình 1.9: Mô hình nền tảng hướng tới dịch vụ trong điện toán đám mây
Trang 241.2.4.3 Hạ tầng hướng dịch vụ (Iaas – Infrastructure as a Service)
Infrastructure as a Service (IaaS) : Là tầng thấp nhất của điện toán đám mây, nơi tập hợp các tài sản vật lý như các phần cứng máy chủ, hệ thống lưu trữ và các thiết bị mạng, được chia sẻ và cung cấp dưới dạng dịch vụ IaaS cho các tổ chức hay doanh nghiệp khác nhau Cũng giống như dịch vụ PaaS, ảo hóa là công nghệ được
sử dụng rộng rãi để tạo ra cơ chế chia sẻ và phân phối các nguồn tài nguyên theo yêu cầu Ví dụ về các dịch vụ IaaS như IBM BlueHouse, Vmware, Amazon EC2, Microsoft Azure Platform, Sun Parascale Cloud Storage…
Hình 1.10: Mô hình hạ tầng hướng dịch vụ trong điện toán đám mây
Ngoài ra còn có một số dịch vụ khác như: Network as a Service (NaaS) – Mạng lưới như một dịch vụ; Storage as a Service (STaaS) – Lưu trữ như một dịch vụ; Security as a Service (SECaaS) – Bảo mật như một dịch vụ; Database as a Service (DaaS) – Dữ liệu như một dịch vụ; Desktop as a Service (DaaS) – Desktop như một dịch vụ; Database as a Service (DBaaS) – Cơ sở dữ liệu như một dịch vụ; Test Environment as a Service (TEaaS) – Môi trường kiểm tra như một dịch vụ…
Trang 251.2.5 Các mô hình triển khai điện toán đám mây
Đám mây công cộng (Public Cloud) [1]:
Public Cloud dành cho nhiều người sử dụng được sở hữu bởi một công ty nào đó kinh doanh dịch vụ cho người dùng cuối Public Cloud có nhiều dạng và tồn tại dưới nhiều hình thức như là Windows Azure, Microsoft Office 365 và Amazon Elastic Compute Cloud… Cũng có thể tìm thấy các dịch vụ với quy mô nhỏ hơn và những dịch vụ khách hàng phù hợp với nhu cầu cá nhân
Ưu điểm lớn nhất của Public Cloud chính là nó luôn được sẵn sàng để sử dụng nhanh chóng Một ứng dụng kinh doanh mới nhất có thể được triển khai chỉ trong vòng vài phút Doanh nghiệp không cần đầu tư vào hệ thống hạ tầng IT nội bộ
để vận hành và đưa ra giải pháp nữa
Còn có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quyết định của người ra quyết định Public Cloud đặt ở đâu? Công ty sở hữu nó đến từ quốc gia nào? Câu trả lời cho các câu hỏi trên có thể ảnh hưởng đến sự thống nhất vế quốc gia và những quy tắc của nền công nghiệp Những sự hỗ trợ nào có thể đạt được với công ty viễn thông? Public Cloud sẽ khác? Có thể Public Cloud có đội ngũ hỗ trợ tốt nhưng họ rất có thể
sẽ đẩy bạn đi 5000 dặm để có được một cuộc đàm thoại qua email Bạn có thể tùy biến bao nhiêu với đám mây công cộng này và nó kết hợp với dịch vụ nội bộ của doanh nghiệp bạn ra sao thì không biết được
Hình 1.11: Minh hoạ mô hình đám mây công cộng
Trang 26 Đám mây cộng đồng (Community Cloud) [1]:
Community Cloud là đám mây được chia sẻ giữa các doanh nghiệp với nhau Community Cloud này có thể sử dụng nhiều công nghệ, và nó thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp liên doanh cùng thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học Community Cloud hỗ trợ người dùng các tính năng của cả Private Cloud và Public Cloud Chúng có thể cùng nhau hoạt động để đảm bảo tính bảo mật và thống nhất nhưng đồng thời cũng mang nhiều rủi ro trong quá trình chia sẻ Chúng còn có thể truy cập vào các nguồn tính toán lớn hơn giúp mở rộng cấu trúc lũy tiến của mình
Bởi vì tính mở tự nhiên, Community Cloud rất phức tạp Một Community Cloud là một rủi ro có thể có khi chia sẻ Tính bảo mật và thống nhất vừa là một thế mạnh vừa là một điểm yếu, mang sự thách thức về tính toán ở đây Dù là với Private Cloud, yếu tố chính sách công ty là rất lớn Chúng ta chỉ có thể hình dung ra vai trò của chính sách công ty là quan trọng thế nào khi tham gia vào Community Cloud được mua và sử dụng bởi nhiều công ty cùng một lúc
Hình 1.12: Minh hoạ mô hình đám mây cộng đồng
Đám mây riêng (Private Cloud) [1]:
Private Cloud hoàn toàn thuộc về nhu cầu của một cá nhân doanh nghiệp nào
đó Nó có thể là trong hạ tầng cơ sở (on-premises) hoặc ngoài hạ tầng cơ sở
Trang 27(off-premises) Private Cloud chỉ thuộc về một doanh nghiệp sẽ thường trú trong phòng máy của chủ sở hữu hoặc Data Center và được quản lý bởi đội ngũ IT của doanh nghiệp Với quyền sở hữu duy nhất của đám mây trong hạ tầng cơ sở, doanh nghiệp được toàn quyền điều khiển Data Center, hệ thống hạ tầng và Network Về phía Private Cloud ngoài hạ tầng cơ sở, nó thừa hưởng cơ sở vật chất có sẵn và kiến thức chuyên môn từ các đơn vị Outsourcing như là chức năng trung tâm dữ liệu máy chủ Private Cloud ngoài cơ sở hạ tầng này khá lí tưởng cho các doanh nghiệp không muốn hoặc không có đủ khả năng xây dựng phòng máy hoặc trung tâm dữ liệu riêng
Lợi ích của Private Cloud là doanh nghiệp có thể tự thiết kế nó rồi tùy biến theo thời gian cho phù hợp với mình Họ có thể kiểm soát được chất lượng dịch vụ
đã cung cấp Với hệ thống chuẩn được lắp đặt, hoạt động theo nguyên tắc, đảm bảo tính bảo mật thì nhiệm vụ quản trị của IT sẽ được duy trì Mặt bất lợi của Cloud này
là mô hình triển khai của nó cần sự đầu tư nhiều về chuyên môn, tiền bạc và thời gian để tạo ra các giải pháp kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp
Private Cloud đã thay đổi vai trò của những quản trị IT Nếu không có Private Cloud, họ sẽ phải vướng bận rất nhiều ứng dụng được triển khai, bao gồm máy chủ ảo hoặc máy chủ vật lý, cấu hình mạng, Network Balancing, Storage và cài đặt ứng dụng như SQL Server… Với Private Cloud, chức năng của họ trở thành việc quản lý tài nguyên chia sẻ tập trung và quản lý các cấp độ dịch vụ của hạ tầng Quản trị viên IT tạo ra và quản lý các thành phần và hệ thống có thể tái sử dụng để nâng cấp và cho phép doanh nghiệp tự triển khai dịch vụ của mình Điều này có nghĩa là họ cung cấp dịch vụ một cách thông minh hơn với số lượng dịch vụ nhiều hơn và có ích hơn cho doanh nghiệp
Trang 28Hình 1.13: Minh họa mô hình đám mây riêng ảo
Đám mây lai (Hybrid Cloud) [1]:
Vật thể không chỉ có 2 màu trắng đen Cũng như những mặt mạnh của Private Cloud và điểm yếu của Public Cloud… Điểm yếu của cái này thì sẽ có điểm mạnh bù lại Đa số các doanh nghiệp đều lựa chọn mô hình triển khai điện toán đám mây có lợi cho mình nhất
Mô hình Hybrid Cloud sử dụng mô hình Private Cloud và mô hình Public Cloud cùng một lúc với các dịch vụ được triển khai mở rộng
Nhớ lại về một công ty bán lẻ cần nhanh chóng mở rộng và cắt giảm dịch vụ điều khiển thông tin online theo nhu cầu thời vụ Công ty này sử dụng Private Cloud để lưu trữ thông tin nhạy cảm của khách hàng Private Cloud có thể hợp nhất với Public Cloud như là Windows Azure Azure cung cấp các Datacenter khổng lồ; nhà quản lý ứng dụng có thể mở rộng dung lượng đến cao nhất cho mùa kinh doanh
và cắt giảm khi nhu cầu giảm Công ty hưởng lợi từ hai thứ: quản lý được tính bảo mật và kết hợp được Private Cloud, rẻ-tiện-linh động và có khả năng mở rộng với Public Cloud, một dịch vụ đơn lẻ nhưng bao gồm cả hai loại đám mây
Trang 29Hình 1.14: Minh họa mô hình đám mây lai [1]
1.3 Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle
1.3.1 Giới thiệu về Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle
Ở phần trên Luận văn đã trình bày các ưu điểm của Điện toán đám mây Theo tài liệu của Oracle, Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle (Oracle Database Cloud Service) cũng có tất cả các ưu điểm của Điện toán đám mây
- Chúng ta có thể truy cập đến Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle bằng trình duyệt bất kỳ trên nền tảng nào
- Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle có thể thay đổi về mặt kích thước, dựa trên các độ đo chuyển đổi và lưu trữ đơn giản
- Không mất chi phí ban đầu yêu cầu Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle
- Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle có chi phí cho tất cả các hoạt động duy trì
và hỗ trợ Oracle
- Chúng ta có thể cung cấp một môi trường Dịch vụ Đám mây CSDL đầy đủ trong vài phút và ngay lập trở thành sản phẩm Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle gồm các công cụ quản trị đơn giản cho phép chúng ta giám sát sử dụng tài nguyên, thêm và loại bỏ người sử dụng, và thay đổi gói thuê bao (Subscription) bằng một giao diện đơn giản
- Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle gồm có nhiều loại công cụ người sử dụng cuối như các Wizard phát triển và báo cáo tương tác linh hoạt Quan trọng nhất, Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle cung cấp phát triển ứng dụng nhanh và triển khai
Trang 30nhau theo thời gian thực để tạo các giải pháp tối ưu cho những doanh nghiệp nếu cần
Ngoài ra, Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle còn có ba lợi ích tổng thể sau:
- Đầu tiên, Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle cung cấp cho chúng ta khả năng phát triển các ứng dụng dựa trên dữ liệu một cách nhanh, và làm tối ưu cho các ứng dụng này trở thành các hệ thống quan trọng (Mission Critical System)
- Thứ hai, Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle tồn tại như là một phần của Đám mây Oracle (Oracle Cloud), có thể chuyển đổi hoàn chỉnh Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle được xây dựng trên công nghệ CSDL Oracle, vì vậy chúng ta
có thể lưu trữ dữ liệu của chúng ta và chạy các ứng dụng của chúng ta ở bất
cứ đâu có CSDL Oracle chạy
- Cuối cùng, công nghệ CSDL Oracle được sử dụng cho Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle là chuẩn cho việc có khả năng thay đổi (Scalability), bền vững (Robustness) và mạnh mẽ (Enterprise Strength) Chúng ta có thể tin cậy vào Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle, đã được chứng minh trong nhiều năm
1.3.2 Các thành phần chính của Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle
Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle có một số thành phần mà cung cấp tính năng và các lợi ích cho Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle
1.3.2.1 CSDL Oracle
CSDL Oracle đã là chuẩn cho các CSDL thương mại trong hơn hai mươi năm Với Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle, chúng ta có thể sử dụng hết khả năng của nền tảng CSDL Oracle Chúng ta có thể sử dụng cùng SQL cho việc tương tác
dữ liệu trong hàng trăm nghìn các ứng dụng thương mại Chúng ta có thể sử dụng PL/SQL, các mở rộng thủ tục cho CSDL Oracle Tất cả các tối ưu và các cấu trúc
dữ liệu mà tạo ra sự bền vững cho CSDL Oracle đều có trong Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle
Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle đã sử dụng Dịch vụ Đám mây Java (Java Cloud Service) cho tất cả các hoạt động dữ liệu Hỗ trợ này cho phép chúng ta triển
Trang 31khai các ứng dụng Java với Dịch vụ Đám mây Java mà không bị giới hạn sử dụng CSDL Oracle
Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle sử dụng một kiến trúc lược đồ chia sẻ CSDL Oracle là một hệ thống đa người sử dụng trong việc chia sẻ dữ liệu, do vậy Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle sử dụng các khả năng dịch CSDL Oracle thành các nguồn tài nguyên chia sẻ giữa các khách hàng Dịch vụ Đám mây CSDL
1.3.2.2 Oracle Exadata
Dịch vụ đám mây CSDL Oracle chạy trên phần cứng Oracle Exadata – nền tảng CSDL nâng cao nhất hiện nay trên thế giới Oracle Exadata sử dụng vài kỹ thuật và công nghệ để nâng cao sự hoạt động của các hoạt động CSDL yêu cầu nhiều thời gian Chúng ta có tất cả các lợi ích của Oracle Exadata với Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle Các nâng cao hiệu quả này được cung cấp trong suốt
1.3.2.3 Các dịch vụ RESTful Web
Các dịch vụ RESTful Web là các dịch vụ nằm trong kiến trúc thực hiện các tương tác với các nguồn dữ liệu bằng việc sử dụng URIs Các dịch vụ RESTful Web là một trong các phương thức chuẩn cho truy cập dữ liệu trong Đám mây
Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle có khả năng sử dụng các dịch vụ RESTful Web để truy cập dữ liệu trong CSDL Oracle của chúng ta Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle có Wizard dịch vụ RESTful Web Wizard này giúp chúng ta tạo dịch vụ RESTful Web dễ dàng
Wizard dịch vụ RESTful Web cho phép chúng ta định nghĩa một vài thuộc tính đơn giản cho một dịch vụ và sau đó sử dụng khả năng của SQL và PL/SQL để thực hiện các hoạt động CSDL Mặc định, Wizard này trả lại dữ liệu trong định dạng JSON, mặc dù chúng ta có thể sử dụng PL/SQL để định dạng dữ liệu theo cách bất kỳ Hơn nữa, Wizard này cho chúng ta lựa chọn một vài định dạng phức tạp hơn như khả năng trả lại dữ liệu từ một tập kết quả với các liên kết được nhúng
để hiển thị dữ liệu chi tiết hơn theo hàng mà không cần viết thêm mã
Trang 32Hỗ trợ của các dịch vụ RESTful Web trong Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle tạo ra giúp dễ dàng sử dụng dữ liệu trong CSDL Oracle của chúng ta trong công cụ phát triển ảo bất kỳ
1.3.2.4 Oracle Application Express (APEX)
Oracle Application Express (APEX) là một sự phát triển ứng dụng nhanh, bền vững, đã có với CSDL Oracle hơn 7 năm APEX cung cấp cho những người phát triển khả năng tạo ra các ứng dụng trong vài phút Mỗi khi phát triển hoàn thành thì các ứng dụng tồn tại nhanh chóng, cho phép một quá trình của sự phát triển tương tác mà nhà phát triển làm việc với những người sử dụng để tạo ra và làm tối ưu các ứng dụng nhanh chóng, đảm bảo đạt được các mục tiêu thương mại
Quá trình việc tạo ứng dụng với Oracle Application Express có ưu điểm sử dụng các Wizard Các Wizard này phát triển nhanh và đơn giản Chúng ta cũng có thể mở rộng các ứng dụng APEX để thỏa mãn các yêu cầu thương mại cụ thể của chúng ta với PL/SQL, do vậy các tính năng chúng ta có thể thực hiện là không bị giới hạn ảo
Các đặc điểm trên nghĩa là Oracle Application Express cung cấp các mức độ sản phẩm cao cho việc tạo các ứng dụng chuẩn và khả năng tạo các ứng dụng quan trọng, phức tạp Có nhiều hơn 200.000 nhà phát triển Oracle Application Express trên thế giới, tạo hàng trăm các sản phẩm ứng dụng Có hàng nghìn ứng dụng Oracle Application Express đã được sản xuất trên thế giới, có hàng triệu các trang hiển thị hàng ngày hỗ trợ cho các cài đặt ứng dụng
Oracle Application Express có các đặc điểm sản phẩm người dùng như các báo cáo tương tác (cho phép những người sử dụng thương mại xây dựng phân tích
và trình diễn dữ liệu của họ mà không cần có bộ phận phát triển hoặc bộ phận IT)
Oracle Application Express cũng có các khả năng cho việc quản lý các cấu trúc dữ liệu của chúng ta và các cộng đồng người sử dụng cũng như tính năng để giúp đỡ các nhà phát triển quản lý các dự án
Hơn nữa, sự đơn giản của Đám mây Oracle có nghĩa là các chi phí cho cán
bộ IT thấp hơn Truy cập toàn bộ tới các thành phần của Đám mây Oracle thông qua
Trang 33một trình duyệt đơn giản là duy trì các giải pháp dựa trên Đám mây của chúng ta Các ứng dụng cung cấp thông qua Đám mây (Oracle Cloud) có thể được truy cập từ nhiều loại nền tảng client khác nhau như Windows, Apple hoặc các thiết bị Mobile
Oracle Application Express và các ứng dụng Oracle Application Express của chúng ta được xây dựng trên công nghệ ngay bên trong CSDL Oracle vì vậy tất cả các ứng dụng của chúng ta có thể dễ dàng chạy trên nền tảng Oracle – từ Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle tới trung tâm dữ liệu in-house của chúng ta, tới Oracle Database XE trên laptop của chúng ta
1.3.2.5 Xây dựng các ứng dụng
Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle gồm tập các ứng dụng sản phẩm thương mại có thể được cài đặt chỉ với vài kích chuột Các ứng dụng này là các phiên bản sản phẩm đầy đủ được thiết kế để cung cấp tính năng thực như quản lý dự án, quản
lý checklist được chia sẻ và các lịch được chia sẻ
Tất cả các ứng dụng này chia sẻ người sử dụng đã được xác thực cho toàn bộ Dịch vụ Đám mây CSDL do vậy chúng ta không phải định nghĩa và duy trì những người sử dụng cho từng ứng dụng riêng lẻ Tất cả các ứng dụng này chia sẻ các mức quản trị đặc quyền giống nhau (nhà phát triển và người sử dụng) mà đảm bảo truy cập khác nhau tới tính năng và các đặc tính Tất cả các ứng dụng này có thể được cài đặt hoặc được loại bỏ thông qua giao diện quản trị đơn giản giống nhau
Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle sẽ hỗ trợ các ứng dụng bên thứ ba, chia sẻ
cơ sở hạ tầng và những người sử dụng giống nhau Tất cả các ứng dụng bên thứ ba
sẽ đi qua một qui trình xác thực để đảm bảo an toàn của ứng dụng và bảo vệ dữ liệu người sử dụng trong môi trường Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle
1.3.2.6 Các công cụ và các tiện ích
Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle gồm có loạt các công cụ và các tiện ích tạo
ra cho chúng ta dễ dàng sử dụng môi trường Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle gồm
có các công cụ dựa trên trình duyệt cho việc kiểm soát và thay đổi tất cả dịch vụ của chúng ta từ một trang quản lý trung tâm Chúng ta có thể tạo những người sử dụng thông qua tất cả các dịch vụ của chúng ta với giao diện đơn giản Thậm chí chúng ta
Trang 34có thể nâng cấp dịch vụ từ môi trường này cho việc lưu trữ và chuyển dữ liệu với một vài kích chuột
Mỗi dịch vụ riêng lẻ cũng có một Console quản lý dựa trên trình duyệt để cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về tiện ích nguồn tài nguyên và để cài đặt hoặc loại
bỏ các ứng dụng thương mại với một vài kích chuột đơn giản Môi trường Oracle Application Express chứa một tập các ứng dụng quản trị, cho phép những người quản trị xây dựng và kiểm soát môi trường Chúng ta có thể gán đáp ứng quản trị cho một hoặc nhiều dịch vụ tới một cách độc lập, cung cấp cho chúng ta các khả năng ủy quyền đầy đủ đáp ứng nhu cầu của tổ chức đề ra
Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle có hai tiện ích để quản lý dưới CSDL Oracle và các cấu trúc của CSDL Oracle SQL Workshop là một thành phần dựa trên trình duyệt của môi trường Oracle Application Express, cho chúng ta khả năng duyệt và quản lý tất cả các đối tượng Oracle, chạy mã SQL hoặc PL/SQL, chạy script và thậm chí xây dựng các truy vấn thông qua giao diện đồ họa Những nhà phát triển SQL cung cấp cho chúng ta khả năng tương tác với dữ liệu và các cấu trúc dữ liệu, cũng như nhập (Import) và xuất (Export) dữ liệu
1.4 Kết luận chương
Trong chương này, đầu tiên luận văn trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến Hệ quản trị CSDL Oracle như khái niệm CSDL Oracle, ưu điểm của CSDL Oracle,… Sau đó, luận văn trình bày tổng quan về Điện toán đám mây Cuối cùng trình bày Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle
Như vậy chúng ta thấy rằng sử dụng Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle sẽ giúp
dễ dàng xây dựng CSDL Đám mây một cách nhanh chóng và thuận tiện trong việc quản lý đám mây
Để xây dựng được Hệ thống quản lý bệnh án hoạt động trên đám mây trước tiên chúng ta phải xây dựng Hệ thống quản lý bệnh án hoạt, sau đó chúng ta thiết lập Hệ thống này hoạt động trên đám mây thông qua Dịch vụ Đám mây CSDL Oracle, các phần mềm hỗ trợ…Do vậy chương tiếp theo, luận văn sẽ trình bày xây dựng Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An trước
Trang 35Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN
Như đã trình bày trong Chương 1, chương này luận văn sẽ tập trung vào trình bày xây dựng Hệ thống quản lý bệnh án tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An để phục vụ cho việc thiết lập và triển khai Hệ thống này trên Điện toán đám mây trong Chương 3
2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (Nghean Oncology Hospital) [5] là bệnh viện chuyên khoa ung bướu của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ Theo Quyết định 4599/BYT-QĐ ngày 24/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng chống ung thư giai đoạn 2009 - 2020; Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chịu trách nhiệm phòng, chữa bệnh ung bướu cho nhân dân các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh: Huế, Quảng Trị, Quảng Bình,
Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa)
Thực hiện Công văn số 69/TTg – KGVX ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An; Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 3826/QĐ-UBND ngày 27/8/2010 thành lập Bệnh viện Ung bướu Nghệ An Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động khám chữa bệnh kể từ ngày 08/8/2011
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đóng tại số 60 - Tôn Thất Tùng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; Bệnh viện đang xúc tiến xây dựng cơ sở Bệnh viện mới, hiện đại với quy mô 1000 giường bệnh theo tiêu chuẩn Châu Âu trên diện tích 13,6 hecta từ nguồn vốn ODA của chính phủ Hungary, với tổng số vốn 12.000.000 USD
Trang 36Hình 2.1: Quảng cảnh của Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An Bệnh viện có chức năng tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị có hiệu quả mọi bệnh lý ung thư; Thực hiện công tác dự phòng bệnh ung thư cho nhân dân tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ; Triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học - công nghệ và tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành ung thư cho khu vực này
Mục tiêu là xây dựng một bệnh viện chuyên khoa ung thư đạt trình độ cao,
để làm tốt công tác phòng chống ung thư trong khu vực và từng bước phát triển thành bệnh viện ung thư hạt nhân trong cả nước
Ban giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của bệnh viện Chi ủy Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác Đảng, BCH Công đoàn cơ sở, BCH Đoàn thanh niên cộng sản HCM Các Hội đồng chuyên môn như Hội đồng Khoa học kỹ thuật, Hội đồng Thi đua khen thưởng, Hội đồng Thuốc và điều trị, Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, Ban chỉ đạo ghép tủy… tư vấn cho Giám đốc về những lĩnh vực liên quan
Bệnh viện có 4 Phòng chức năng gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Điều dưỡng
Bệnh viện có 13 khoa gồm: Khoa Ngoại chung, Khoa Nội I, Khoa Nội II, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Khoa Y học hạt nhân & Xạ trị, Khoa Khám bệnh, Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Khoa Bệnh máu và Ghép tủy, Khoa Xét nghiệm,
Trang 37Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Dược và Hóa chất, Khoa Giải phẫu bệnh, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Bệnh viện sẽ triển khai các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư với mục tiêu chẩn đoán sớm và chính xác, điều trị toàn diện và hiệu quả mọi bệnh lư ung thư Các kỹ thuật chẩn đoán chính là khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, xét nghiệm giải phẫu bệnh tế bào Các xét nghiệm cao cấp hơn như: Hóa mô miễn dịch, giải trình tự Gen, xét nghiệm vi sinh, công nghệ tế bào gốc
Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh ung thư Các hệ thống chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư như máy CT-scan 64 lát cắt, máy siêu âm màu 4 chiều, máy nội soi can thiệp, máy XQ
kỹ thuật số DR, máy chụp nhũ ảnh Mamography DR, máy đếm tế bào tự động, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy đếm tế bào dòng chảy FACS, máy xét nghiệm giải phẫu bệnh cắt lạnh Bệnh viện cũng ðang tổ chức ðấu thầu, mua sắm các thiết
bị mới như máy chụp Cộng hưởng từ 3.0 Tesla, máy SPECT, PET-CT Bệnh viện cũng đang xây dựng Trung tâm xạ trị và Y học hạt nhân với hệ thống trang thiết bị
xạ trị ung thư kỹ thuật cao như máy xạ trị gia tốc, xạ trị áp sát liều cao, CT mô phỏng
Bệnh viện có đội ngũ nhân lực chuyên môn của bệnh viện với các Phó giáo
sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ y học, Bác sĩ chuyên khoa 1, Kỹ sư vật lý hạt nhân, Cử nhân kỹ thuật y học, Cử nhân điều dưỡng và các chức danh chuyên môn khác, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ung thư chất lượng cao Các nhân viên chuyên môn được đào tạo chuyên sâu từ 1- 3 năm tại các trung tâm y học lớn như Trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện K Hà Nội, Bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Huyết học thành phố Hồ Chí Minh… Một số được gởi đi đào tạo tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapor…
Trang 38Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã chú trọng phát triển chuyên môn kỹ thuật, coi sự phát triển chuyên môn là sự sống còn của bệnh viện Triển khai thường quy các phẫu thuật nội soi hầu hết các bệnh lý tiêu hóa, phụ khoa, bướu cổ; Bước đầu triển khai một số kỹ thuật mổ nội soi mới như mổ nội soi cắt u phổi, u trung thất, u thực quản
Về nội khoa đã tiến hành điều trị hóa chất cho hầu hết các bệnh nhân ung thư; Điều trị nội tiết cho bệnh nhân Ung thư Vú, điều trị trúng đích cho các bệnh nhân Ung thư Phổi, Gan, Đại trực tràng, Vú; Điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân Ung thư giai đoạn cuối Sử dụng hóa chất I131 điều trị các bệnh lý bướu cổ như Basedow, ung thư tuyến giáp
Từ tháng 1/2014 đến nay, Bệnh viện đã triển khai thành công 3 ca ghép tế bào gốc tự thân từ máu ngoại vi và đang ghép bệnh nhân thứ 4; Là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật này Đây là một bước đột phá trong việc
áp dụng kỹ thuật cao vào điều trị cho bệnh nhân ung thư
Là đơn vị đầu tiên trong tỉnh triển khai có hiệu quả các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT scanner 64 lát cắt, chụp vú kỹ thuật số DR (Mammography) có phần mềm 3D, chụp Xquang kỹ thuật số DR Các kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh can thiệp như đốt u phổi, u gan, u tử cung bằng sóng cao tần, sinh thiết kim ở phổi, gan, thận dưới hướng dẫn của siêu âm và máy chụp cắt lớp vi tính CT scanner 64 dãy Triển khai tốt nội soi tiêu hoá và nội soi phế quản ống mềm kèm sinh thiết, cắt đốt polype nội soi, đo chức năng hô hấp và chức năng tuyến giáp Hệ thống xét nghiệm đáp ứng kịp thời trả kết quả nhanh chính xác, mỗi ngày trung bình làm 7.000 – 10.000 tiêu bản Triển khai các xét nghiệm chuyên khoa ung bướu như xét nghiệm chất chỉ điểm khối u (Tumor maker), sinh thiết tức thì trong
mổ bằng phương pháp cắt lạnh (sau 15 - 30 phút có kết quả) giúp chẩn đoán nhanh
và có thái độ xử trí phẫu thuật, đặc biệt đã triển khai xét nghiệm chẩn đoán hóa mô miễn dịch giúp lâm sàng lựa chọn thuốc điều trị trúng đích
Trang 392.2 Các yêu cầu quản lý hồ sơ bệnh án trong bệnh viện
2.2.1 Quản lý thông tin bệnh nhân
- Lưu toàn bộ thông tin của bệnh nhân trong lần đầu tiên đến khám và điều trị tại bệnh viện Các lần sau căn cứ vào mã số bệnh nhân để sử dụng lại các thông tin có sẵn và chỉ bổ sung các thông tin mới cần thiết Phải lưu thông tin tối thiểu về người thân đi cùng để liên hệ khi cần thiết
- Địa chỉ lưu theo mã phường xã, quận huyện, tỉnh thành riêng biệt và thống nhất trên cả nước
2.2.2 Quản lý thông tin điều trị của bệnh nhân
- Các thông tin khám và điều trị tại bệnh viện, khi bệnh nhân vào khám tại bệnh viện, hệ thống phải cho biết bệnh nhân đã khám tại bệnh viện bao nhiêu lần, những ngày khám và điều trị trước đó
- Theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân, bệnh nhân được điều trị tại những khoa nào trong lần điều trị
- Các thông tin cần theo dõi như:
o Chẩn đoán vào viện, chẩn đoán nơi giới thiệu nếu bệnh nhân đó được chuyển từ bệnh viện khác đến, chẩn đoán nhập khoa, chẩn đoán ra khoa, … các chẩn đoán theo mã quốc tế ICD10
- Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể chuyển sang khoa khác điều trị nếu tình hình bệnh nhân có yếu tố bệnh khác, thuộc chuyên khoa khác
- Kết thúc điều trị:
o Chẩn đoán ra viện, ngày giờ ra viện
Trang 40o Lý do ra viện (chuyển viện, xin ra viện, trốn viện, bệnh viện cho về, )
o Nơi chuyển đến (cơ quan y tế khác, về nhà, không xác định)
o Tình trạng khi ra viện (khỏi, đỡ, không chuyển biến, tử vong và lý do
tử vong)
o Viện phí (chi phí điều trị, các khoản ứng trước, tiền thừa)
2.3 Quy trình khám và điều trị nội trú
2.3.1 Quy trình khám và chuẩn bị hồ sơ nhập viện
- Một bệnh nhân trước khi nhập viện (điều trị nội trú) phải được khám tại khoa Khám bệnh hay khoa cấp cứu Tại phòng khám hay khoa cấp cứu bác sĩ làm
hồ sơ nhập viện và cho nhập vào khoa điều trị đầu tiên (gọi là khoa đầu) Mỗi bệnh nhân có sổ khám bệnh Trên sổ khám bệnh có số bệnh án, họ tên, ngày sinh, địa chỉ…
- Khi làm hồ sơ nhập viện bác sĩ ghi rõ các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm, Xquang, siêu âm… ) có các chỉ ố không bình thường, các nguyên nhân chính và chẩn đoán nhập viện Tất cả các hồ sơ, kết quả khám tại phòng khám được đính kèm vào hồ sơ nhập viện để làm cơ sở cho quá trình điều trị Toàn bộ hồ sơ nhập viện được cán bộ điều dưỡng nhập liệu vào máy tính toàn bộ thông tin hành chính của bệnh nhân, một số thông tin về chẩn đoán, bác
sĩ khám và một số thông tin dựa trên bìa hồ sơ bệnh án để làm thông tin cơ sở cho toàn bộ quá trình nằm viện của bệnh nhân Sau khi nhập tất cả các thông tin cần thiết, hồ sơ sẽ được hộ lý chuyển lên Khoa ĐT nội trú (Khoa đầu) cùng với bệnh nhân
Toàn bộ quá trình thực hiện được mô tả qua sơ đồ sau:
Hình 2.2: Sơ đồ qui trình khám và chuẩn bị hồ sơ nhập viện