1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý hồ sơ bệnh án điện tử và một số thuận lợi khó khăn tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ninh năm 2019

126 147 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh nằm trong Dự án Bệnh viện Thông minh hướng tới mô hình bệnh viện không giấy tờ và đã báo cáo Bộ Y tế cho phép thí điểm triển khai hồ sơ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐOÀN THỊ BÍCH PHƯƠNG

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ

VÀ MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TẠI BỆNH VIỆN

SẢN - NHI TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐOÀN THỊ BÍCH PHƯƠNG

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ

VÀ MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TẠI BỆNH VIỆN

SẢN - NHI TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và các thầy cô của Trường Đại học Y tế Công cộng đã luôn tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp này

Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên

hướng dẫn - TS Nguyễn Thị Trang Nhung - Giảng viên Bộ môn Thống kê Y tế

Trường Đại học Y tế Công cộng Cô đã tin tưởng, định hướng cho tôi thực hiện đề tài, tận tình hướng dẫn, dành thời gian và công sức chỉ bảo cho tôi để hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới BSCKII Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh và Ths Nguyễn Thế Thiêm - Tổ trưởng Công nghệ Thông tin đã có những ý kiến đóng góp vô cùng quý

báu và giúp đỡ tôi giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, anh chị và bạn bè đã luôn không ngừng động viên, an ủi, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cũng như quá trình học thạc sỹ Những người có lẽ không hiểu hết những gì tôi làm nhưng chưa bao giờ hết tin tưởng và tự hào về tôi, cũng là chỗ dựa vững chắc cho tôi thực hiện mọi dự định trong cuộc sống!

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2019

Tác giả

Đoàn Thị Bích Phương

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1TỔNG QUAN 4

1.1 VÀI NÉT VỀ HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Lợi ích của Hồ sơ bệnh án điện tử 6

1.2 QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ 8

1.2.1 Lập, cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử 8

1.2.2 Lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử 8

1.2.3 Sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử 9

1.2.4 Quy định về phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử 9

1.2.5 Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử 10

1.2.6 Bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử 11

1.2.7 Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) 11

1.2.8 Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) 12

1.2.9 Sử dụng chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử 12

1.3 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 12

1.3.1 Trên thế giới 12

1.3.2 Tại Việt Nam 13

1.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ 15

1.4.1 Thuận lợi 15

1.4.2 Khó khăn 16

1.5 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN SẢN - NHI QUẢNG NINH 19

Trang 5

1.5.1 Thông tin chung về Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh 19

1.5.2 Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh 19

1.6 KHUNG LÝ THUYẾT 21

Chương 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23

2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 23

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 23

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 23

2.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 23

2.4 CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 23

2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 24

2.5.1 Thu thập số liệu định lượng 24

2.5.2 Thu thập số liệu định tính 26

2.6 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU (Phụ lục 5) 26

2.7 CÁC KHÁI NIỆM, THƯỚC ĐO, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 27

2.8 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 28

2.9 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 28

2.10 SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ 28

Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

3.1 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2019 30

3.1.1 Lập, cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử 30

3.1.2 Lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử 33

3.1.3 Sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử 36

3.1.4 Quy định về phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử 37

3.1.5 Thông tin định danh người bệnh 40

3.1.6 Bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử 41

3.1.7 Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) 42

3.1.8 Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) 44

3.1.9 Sử dụng chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử 45

Trang 6

3.2 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN

TỬ TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI TỈNH QUẢNG NINH 46

3.2.1 Thuận lợi 46

3.2.2 Khó khăn 50

Chương 4 BÀN LUẬN 55

4.1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI QUẢNG NINH NĂM 2019 55

4.1.1 Lập, cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử 55

4.1.2 Lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử 57

4.1.3 Sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử 59

4.1.4 Quy định phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử 60

4.1.5 Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử 61

4.1.6 Bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử 62

4.1.7 Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) 64

4.1.8 Hệ thống quản lý xét nghiệm (LIS) 65

4.1.9 Sử dụng chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử 65

4.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ 66

4.2.1 Thuận lợi 66

4.2.2 Khó khăn 67

4.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 69

KẾT LUẬN 71

KHUYẾN NGHỊ 72

Phụ lục 1 76

Phụ lục 2 78

Phụ lục 3 80

Phụ lục 4 82

Phụ lục 5 92

Phụ lục 6 103

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HSBAĐT Hồ sơ bệnh án điện tử

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Chi tiết hạ tầng phần cứng tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh [4] 20

Bảng 2.1 Tóm tắt các nguồn thông tin nghiên cứu 24

Bảng 3.1 Đánh giá tình trạng số hóa các loại biểu mẫu trong HSBA 30

Bảng 3.2 Kết quả số hóa các biểu mẫu giấy, phiếu của bác sỹ trong HSBA 30

Bảng 3.3 Kết quả số hóa các biểu mẫu của điều dưỡng trong HSBA 31

Bảng 3.4 Kết quả số hóa các biểu mẫu giấy, phiếu cận lâm sàng trong HSBA 32

Bảng 3.5 Đáp ứng các tiêu chí nâng cao về quản lý hạ tầng thông tin 34

Bảng 3.6 Đáp ứng quy định tiêu chuẩn CNTT y tế của phần mềm HSBAĐT 37

Bảng 3.7 Đáp ứng quy định về khả năng kết xuất bản điện tử theo tập tin dạng XML của phần mềm HSBAĐT 37

Bảng 3.8 Đáp ứng quy định về danh mục dùng chung của phần mềm HSBAĐT 39

Bảng 3.9 Đáp ứng quy định hiển thị và kết xuất in của phần mềm HSBAĐT 40

Bảng 3.10 Đáp ứng tiêu chí về Bảo mật và tính riêng tư cuả HSBAĐT 41

Bảng 3.11 Đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) 43

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT Y tế tại Bệnh viện hoạt động dựa trên chuẩn hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7 5Hình 1.2 Sơ đồ bệnh viện thông minh trong Dự án 19Hình 3.1 Thẻ khám bệnh thông minh 40

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh nằm trong Dự án Bệnh viện Thông minh hướng tới mô hình bệnh viện không giấy tờ và đã báo cáo Bộ Y tế cho phép thí điểm triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (HSBAĐT) Tuy nhiên, trước thời điểm Thông tư 46 về quy định HSBAĐT có hiệu lực, các bệnh viện đều đang triển khai

HSBAĐT theo hướng tự phát Nghiên cứu ‘Thực trạng triển khai HSBAĐT và

một số thuận lợi, khó khăn tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh năm 2019’ giúp

đánh giá thực trạng triển khai HSBAĐT so với Thông tư 46, khó khăn và thuận lợi nhằm hoàn thiện HSBAĐT, hướng tới mô hình Bệnh viện không giấy tờ

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2019 đến tháng 10/2019 với phương pháp mô tả cắt ngang, định lượng kết hợp định tính Số liệu thứ cấp được thu thập

từ các báo cáo thống kê liên quan đến hoạt động triển khai HSBAĐT

Kết quả cho thấy 87,81% các loại biểu mẫu đã được số hóa; thời gian lập, cập nhật HSBAĐT không quá 12 giờ; sử dụng và khai thác HSBAĐT được tuân thủ tương tự hồ sơ giấy; phần mềm áp dụng tiêu chuẩn HL7, DICOM, 8/11 danh mục dùng chung, hiển thị và kết xuất ra máy in; ‘định danh số’ người bệnh qua thẻ khám bệnh; hệ thống PACS và LIS đạt mức nâng cao Bên cạnh đó, các nội dung chưa đạt được gồm: phần mềm HSBAĐT chưa đạt mức nâng cao; chưa đạt tiêu chí an toàn thông tin y tế, chưa kết xuất dạng XML trong tóm tắt HSBAĐT và hồ sơ sức khỏe

cá nhân; chưa sử dụng chữ ký số và ban hành Quy chế sử dụng chữ ký số; thiếu nội dung an toàn bảo mật về Thiết lập thời gian giới hạn cho phép truy cập phần mềm,

mã hóa liên thông trao đổi dữ liệu HSBAĐT giữa các cơ sở KCB và chưa có Quy chế bảo mật thông tin và quyền riêng tư của người bệnh Một số thuận lợi chính khi triển khai HSBAĐT: Tính pháp lý của HSBAĐT được Bộ Y tế công nhận; được đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại, đồng bộ; nhân lực sử dụng trẻ tuổi, khả năng tiếp thu, học hỏi ứng dụng CNTT nhanh Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các khó khăn gồm nội dung quy định Thông tư 46 còn chưa cụ thể,

Trang 11

kinh phí đầu tư hạ tầng lớn và sự chưa thống nhất giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội trong thanh toán chi phí

Từ đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cho Bệnh viện nâng cấp phần mềm, ban hành đầy đủ các văn bản liên quan áp dụng, thành lập Hội đồng thẩm định trước khi lưu trữ bản điện tử Về phía Bộ Y tế và các ban ngành, cần sớm xây dựng giá dịch vụ có kết cấu chi phí CNTT, thống nhất với Bảo hiểm xã hội về phương thức thanh toán, ban hành mã định danh và văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư 46

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý, mỗi người bệnh có một hồ sơ bệnh án (HSBA) trong mỗi lần KCB tại cơ sở KCB [17] Tại Việt Nam, đến nay, hầu hết các HSBA chỉ được thể hiện trên văn bản giấy Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực y tế là vô cùng cấp thiết Vấn đề này cũng được Bộ Y tế quan tâm, chú trọng, đặc biệt lưu trữ và ghi chép HSBA nhằm cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi, công tác quản lý HSBA, người bệnh cũng trở nên khoa học, nhanh chóng và chính xác hơn

Hồ sơ Bệnh án điện tử (HSBAĐT) là phiên bản số của HSBA, được ghi

chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy theo quy định tại Luật KCB [10] HSBAĐT mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ cung cấp các ứng dụng cảnh báo, giám sát và hỗ trợ lâm sàng giúp ra quyết định mà còn giúp bác sỹ theo dõi diễn biến người bệnh liên tục, tra cứu được lịch sử khám và điều trị của người bệnh; rút ngắn thời gian chờ đợi, giảm sự cố y khoa, giám sát chất lượng điều trị; quản lý chính xác và hiệu quả tài chính, dược, vật tư tiêu hao nhằm tránh thất thoát, lãng phí

Trên thế giới đã có nhiều quốc gia áp dụng HSBAĐT tại các cơ sở KCB, trong đó tỷ lệ sử dụng nhiều nhất là Thụy Điển (90%), Hà Lan (88%), Đan Mạch (62%), Anh (58%), Phần Lan (56%) [25] Tại Châu Á, các nước Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia… cũng đã triển khai HSBAĐT [32] Tại Việt Nam, HSBAĐT chưa được triển khai rộng rãi và đồng bộ Một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Quận Thủ Đức… cũng mới bắt đầu triển khai thí điểm HSBAĐT tại một số các khoa phòng Đến thời điểm trước 01/3/2019, do tính pháp lý của HSBAĐT vẫn chưa được công nhận, Bộ Y tế chưa quy định HSBAĐT nên hầu hết đều triển khai theo hướng tự phát, mỗi bệnh viện đều có một HSBAĐT riêng do đơn vị tự xây dựng, quản lý và chưa có tính pháp lý

Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh là Bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2014 với quy mô ban đầu 200 giường [3] Bệnh

Trang 13

viện là một trong 3 bệnh viện nằm trong của Dự án Bệnh viện Thông minh do Ủy ban Nhân dân tỉnh đầu tư với tổng giá trị 306,456 tỷ đồng nhằm hướng tới mô hình bệnh viện không giấy tờ Đến nay, Bệnh viện đã được đầu tư các hệ thống CNTT hiện đại, đồng bộ, cơ bản hoàn thiện hạ tầng CNTT, mạng LAN, hệ thống hội chẩn, KCB từ xa và nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện Đồng thời, bệnh viện đã báo cáo Bộ Y tế cho phép thí điểm triển khai HSBAĐT

Đến ngày 01/3/2019, Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về HSBAĐT chính thức có hiệu lực Do vậy, việc đánh giá thực trạng triển khai HSBAĐT so với quy định tại Thông tư 46 là vô cùng cần thiết để làm cơ sở cho bệnh viện hoàn thiện HSBAĐT, đảm bảo hoàn thành đúng lộ trình Với lý do trên, tôi tiến hành đề tài

nghiên cứu ‘Thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và một số thuận lợi, khó

khăn tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ninh năm 2019’ Kết quả nghiên cứu

này sẽ làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo của Dự án Bệnh viện Thông minh hướng tới mô hình Bệnh viện không giấy tờ

Trang 14

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh năm 2019

2 Phân tích một số thuận lợi, khó khăn trong triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh năm 2019

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 VÀI NÉT VỀ HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ

1.1.1 Một số khái niệm

Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý, mỗi người bệnh có một hồ sơ

bệnh án trong mỗi lần KCB tại cơ sở KCB [17]

Hồ sơ Bệnh án điện tử (EMR) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án, được ghi

chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật KCB [10]

*Một số thuật ngữ cơ bản

Máy chủ (Server) là máy tính có chức năng cung cấp các dịch vụ như truy

cập đến các tập tin dữ liệu, cá chương trình, các thiết bị ngoại vi, phục vụ máy tính trạm trong một mạng lưới

Máy trạm (Workstation): Là máy tính truy cập đến máy chủ để sử dụng các

thông tin và dữ liệu

Mạng nội bộ (LAN): Là mạng tập trung nhiều máy tính (từ 02 máy trở lên)

được nối với nhau để trao đổi dữ liệu, chia sẻ thông tin và các thiết bị ngoại vi

HIS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Hospital Information System”

được dịch sang tiếng Việt là “Hệ thống thông tin bệnh viện”

LIS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Laboratory Information System”

được dịch sang tiếng Việt là “Hệ thống thông tin xét nghiệm”

RIS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Radiology Information System”

được dịch sang tiếng Việt là “Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh”

PACS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Picture Archiving and

Communication System” được dịch sang tiếng Việt là “Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh”

EMR là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Electronic Medical Record” được

dịch sang tiếng Việt là “Hồ sơ bệnh án điện tử”

Trang 16

CDR là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Clinical Data Repository” được

dịch sang tiếng Việt là “Kho dữ liệu lâm sàng”

CDSS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Clinical Decision Support

System” được dịch sang tiếng Việt là “Hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng”

Tiêu chuẩn HL7 là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Health Level 7

Standard” là tiêu chuẩn quốc tế cung cấp giao thức về quản lý, trao đổi và tích hợp thông tin y tế điện tử giữa các hệ thống thông tin y tế

Tiêu chuẩn HL7 CDA chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Health Level 7

Clinical Document Architecture” là tài liệu có cấu trúc dựa trên định dạng XML

quy định cấu trúc và ngữ nghĩa dữ liệu lâm sàng phục vụ mục tiêu trao đổi dữ liệu giữa các bên liên quan

CCD là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Continuity of Care Document”

được dịch sang tiếng Việt là tập tin điện tử về tài liệu chăm sóc sức khỏe liên tục

DICOM là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Digital Imaging Communication

in Medicine” là tiêu chuẩn quốc tế để truyền tải, lưu trữ, truy xuất, in ấn, xử lý và hiển thị thông tin hình ảnh y khoa [9]

Hình 1.1.Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT Y tế tại Bệnh viện hoạt động dựa trên chuẩn hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7

Tiêu chuẩn ISO/IEEE 11073: là một bộ các tiêu chuẩn kết hợp bởi các tiêu

chuẩn quốc tế: ISO (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa - International Organization for Standardization), IEEE (Viện kỹ sư điện và điện tử - Institute of Electrical and

Trang 17

Electronics Engineers) và CEN (Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu - European Committee for Standardization) nhằm xác định giao thức kết nối, liên thông và trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng và thiết bị y tế

Tiêu chuẩn SDMX: là tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 17369 : 2005 hỗ trợ trao đổi

và chia sẻ dữ liệu, siêu dữ liệu thống kê giữa các đơn vị, tổ chức

Tiêu chuẩn SDMX - HD: là tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới xây dựng

dựa trên tiêu chuẩn SDMX hỗ trợ các cơ sở y tế trao đổi và chia sẻ các chỉ số, siêu

dữ liệu thống kê trong lĩnh vực y tế [7]

Chữ ký số: là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông

điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa;

- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên [13]

1.1.2 Lợi ích của Hồ sơ bệnh án điện tử

HSBAĐT mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh và cơ sở y tế, ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng góp phần cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người bệnh Trước tiên, HSBAĐT giúp bác sỹ theo dõi diễn biến của người bệnh liên tục từ lúc nhập viện đến khi ra viện hoàn toàn trên hệ thống mạng mà không cần xem trên giấy Điểm mạnh nhất của HSBAĐT đối với bác sĩ là lưu trữ thông tin bệnh nhân một cách chi tiết và có hệ thống, tra cứu được lịch sử các lần khám và điều trị của người bệnh bao gồm khám bệnh, thuốc, chỉ định cận lâm sàng, phẫu thuật, thủ thuật… giúp bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán và phương thức điều trị chính xác cũng như hạn chế việc chỉ định các xét nghiệm không cần thiết Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lynn Waithera và cộng sự (2017) về tác động của HSBAĐT trên đối tượng nhân viên y tế trực tiếp sử dụng thông qua Bộ câu hỏi Đánh giá sơ bộ quy trình HSBAĐT của Kenya năm 2013 cho thấy, HSBAĐT giúp

hỗ trợ hiệu quả trong việc đưa ra các quyết định lâm sàng; từ đó, nâng cao chất lượng chăm sóc, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh [31]

Trang 18

Hơn thế nữa, thông qua HSBAĐT, các bác sĩ có thể kết nối với nhau để cùng đánh giá và thảo luận một trường hợp bệnh lý đặc biệt nào đó để có kết quả chẩn đoán chính xác, không mang tính chủ quan [16] Nhờ việc theo dõi được lịch sử khám và điều trị, bác sỹ sẽ hạn chế được các dịch vụ cận lâm sàng không cần thiết, giảm bớt gánh nặng liên quan đến các chi phí chăm sóc sức khỏe của người bệnh Nghiên cứu của Blackmore và cộng sự (2011) cũng cho thấy việc ứng dụng Hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng (CDSS) trong HSBAĐT giúp giảm 23,4% chỉ định chụp cộng hưởng từ cột sống, 23,2% cộng hưởng từ sọ não, 26,8% CT - Scanner xoang [24], ước tính tiết kiệm được khoảng 5,7 triệu đô la chi phí cho việc giảm chỉ định cận lâm sàng không cần thiết [23]

Đối với bệnh nhân: HSBAĐT giúp bệnh nhân không phải lưu trữ tất cả loại

giấy tờ bệnh án như: Kết quả chẩn đoán, xét nghiệm, siêu âm, X - Quang, đơn thuốc… Bệnh nhân không phải lo lắng nếu làm mất kết quả xét nghiệm; không phải hoang mang khi đọc chữ viết của bác sĩ Mặt khác, nhờ ứng dụng CNTT, bệnh nhân không phải mất nhiều thời gian chờ đợi Ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, trước khi ứng dụng CNTT, thời gian chờ khám trung bình của một bệnh nhân là

30 phút, đến nay, thời gian chờ mua thuốc chỉ còn 10 phút (trước đây là 45 phút); thời gian làm thủ tục xuất viện chỉ còn 15 phút (trước đây là 2 đến 4 giờ) Người bệnh cũng không còn than phiền về chữ bác sĩ xấu, khó đọc, nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng CNTT mà đơn thuốc được in từ máy vi tính dễ nhìn, dễ đọc, lãnh đạo bệnh viện lại dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc nhằm giảm tình trạng kê đơn không hợp lý [1]

Đối với các nhà lãnh đạo: HSBAĐT không những giúp tiết kiệm không gian

lưu trữ mà còn cải thiện, nâng cao chất lượng điều trị, giúp giám sát quá trình điều trị của các bác sỹ về chuyên môn, sự tuân thủ phác đồ, chỉ định thuốc, báo cáo thống kê hoạt động KCB, quản lý tài chính, vật tư tiêu hao…., giúp giảm các sự cố y khoa liên quan đến chuyên môn do giảm bớt các sai sót gần 70% [22] của nhân viên y tế thông qua các tính năng, ứng dụng hiện đại như Hệ trợ giúp quyết định lâm sàng và các hệ thống giám sát, cảnh báo người sử dụng Theo Báo cáo của Canada Health Infoway năm 2012, ước tính mỗi năm sẽ tiết kiệm được khoảng 63,5 triệu đô la Mỹ do hạn chế phản ứng có hại của thuốc nhờ hệ trợ giúp thông tin thuốc, trong đó 24,1 triệu đô la

Trang 19

Mỹ được tiết kiệm do hạn chế phản ứng thuốc do sự cố y khoa [23] Bệnh viện Brigham and Women ở Boston, Bang Massachuset ước tính việc áp dụng HSBAĐT giúp tiết kiệm khoảng 5 đến 10 triệu USD mỗi năm sau khi cài đặt hệ thống đơn thuốc điện tử cho bác sỹ, chính điều này đã giúp các bác sỹ giảm các sai sót nghiêm trọng trong kê đơn thuốc lên tới 55% [33]

1.2 QUY ĐỊNH HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ

Ngày 28/12/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 46/2018/TT-BYT về quy định HSBAĐT có hiệu lực từ 01/03/2019 (sau đây gọi tắt là Thông tư 46), trong đó công nhận tính pháp lý của HSBAĐT, quy định nguyên tắc thực hiện, quản lý và lộ trình triển khai HSBAĐT của các cơ sở KCB tại Việt Nam [11]

2 Thời gian cập nhật HSBAĐT tối đa 12 giờ, kể từ khi có y lệnh KCB Trường hợp thời gian khám, chữa bệnh kéo dài trên 12 giờ hoặc có sự cố về CNTT, tối đa không quá 24 giờ [11]

1.2.2 Lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử

HSBAĐT được phép lưu trữ thay cho HSBA giấy khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1 Phần mềm HSBAĐT đạt mức nâng cao theo quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở KCB (sau đây viết tắt là Thông tư số 54) [11]

2 Thiết bị lưu trữ phải có đủ dung lượng để lưu trữ HSBAĐT đáp ứng thời gian lưu trữ HSBA theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật KCB: ‘HSBA nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; HSBA tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt

Trang 20

được lưu trữ ít nhất 15 năm; HSBA đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm’ [17]

3 HSBAĐT phải được lưu trữ dự phòng tại một cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu (Data center) đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, được thực hiện định kỳ hằng tuần [11]

1.2.3 Sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử

Thủ trưởng cơ sở KCB quyết định việc cho phép khai thác HSBAĐT trong các trường hợp sau đây:

a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở KCB được xem HSBAĐT tại chỗ hoặc sao chép điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;

b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở KCB, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra y tế, bảo hiểm, tổ chức giám định pháp

y, pháp y tâm thần, luật sư được xem HSBAĐT tại chỗ hoặc sao chép điện tử hoặc sao chép giấy khi có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở KCB để phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền;

c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt HSBAĐT hoặc giấy khi có yêu cầu theo quy định tại Điều 11 Luật KCB Bản tóm tắt HSBAĐT có các trường thông tin theo mẫu quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế

Các đối tượng quy định tại các mục a, b, c khi sử dụng thông tin trong HSBAĐT phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã yêu cầu và được người đứng đầu cơ sở KCB cho phép [11]

1.2.4 Quy định về phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử

Bộ Y tế đã quy định trong Thông tư 46 về yêu cầu của phần mềm HSBAĐT:

1 Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn CNTT y tế, danh mục dùng chung trong HSBAĐT và các quy định có liên quan của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế [11], cụ thể:

- Tiêu chuẩn CNTT Y tế: Gồm 03 loại:

Trang 21

- Danh mục dùng chung: Theo Quyết định số 7603/QĐ-BYT ngày

28/12/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ mã danh mục dùng chung (phiên bản

số 6) gồm mã dịch vụ kỹ thuật tương đương; mã khám bệnh; mã tiền giường theo hạng bệnh viện; mã thuốc tân dược; mã bệnh y học cổ truyền; mã thuốc và vị thuốc

y học cổ truyền; mã tiền ngày giường bệnh ban ngày theo hạng bệnh viện áp dụng trong hóa trị, xạ trị hoặc hóa - xạ trị; mã vật tư y tế; mã máu và chế phẩm máu; mã bệnh theo ICD 10; mã xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và nội soi [12]

2 Bảo đảm khả năng kiểm soát truy cập của người dùng (bao gồm nhân viên CNTT và nhân viên y tế) tại bất kỳ thời điểm nào, trong đó:

a) Đảm bảo khả năng xác thực người dùng và cấp quyền cho người dùng b) Đảm bảo quyền riêng tư, bảo mật và kiểm tra truy vết [11]

3 Phải có khả năng kết xuất bản điện tử theo tập tin định dạng XML, gồm: Tóm tắt HSBAĐT; thông tin trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT; hồ sơ sức khỏe cá nhân [11]

4 Có khả năng hiển thị được trên màn hình máy tính hoặc các thiết bị điện

tử khác theo mẫu HSBA [11]

5 Khả năng kết xuất ra máy in theo mẫu HSBA trong trường hợp cần thiết [16]

5 Đầy đủ chức năng về quản lý cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quản

lý thông tin hành chính, quản lý HSBA và quản lý hạ tầng thông tin theo quy định tại Thông tư 54 [11]

1.2.5 Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử

Thông tin định danh người bệnh được xây dựng thống nhất trên toàn quốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế [11]

Trang 22

1.2.6 Bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử

1 Việc truy cập, chia sẻ thông tin trong HSBAĐT cho các cơ quan, tổ chức,

cá nhân được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế [11]

2 Xây dựng các biện pháp sau đây:

a) Kiểm soát truy cập của người dùng (xác thực, phân quyền người dùng theo từng vai trò công việc, thiết lập khoảng thời gian giới hạn cho phép truy cập vào phần mềm)

b) Bảo vệ, ngăn chặn việc truy cập trái phép vào HSBAĐT

c) Phương án hoặc quy trình phục hồi dữ liệu trong trường hợp có sự cố d) Phương án phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, loại bỏ phần mềm độc hại [11]

3 Liên thông, trao đổi dữ liệu HSBAĐT giữa các cơ sở KCB phải được mã hóa trong quá trình trao đổi dữ liệu [11]

4 Thông tin khám, chữa bệnh của người bệnh phải được mã hóa theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế [11]

5 Khả năng ghi vết tất cả các giao dịch, tương tác của người dùng trên phần mềm HSBAĐT bao gồm ngày, thời gian khi xem, nhập mới, chỉnh sửa, hủy, khôi phục dữ liệu, thông tin trong HSBAĐT [11]

6 Ban hành Quy chế về bảo mật thông tin và quyền riêng tư của người bệnh tại cơ sở [11]

1.2.7 Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS)

Lưu trữ, truyền tải hình ảnh y tế thay cho việc in phim được cho phép khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

1 Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) đạt mức nâng cao quy định tại Thông tư 54/2017/TT-BYT [11]

2 Thiết bị lưu trữ hình ảnh y tế phải có đủ dung lượng để đáp ứng thời gian

lưu trữ HSBA theo quy định của Luật KCB [11], cụ thể ‘HSBA nội trú, ngoại trú

được lưu trữ ít nhất 10 năm; HSBA tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ

ít nhất 15 năm; HSBA đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm’ [17]

Trang 23

1.2.8 Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS)

Lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy được cho phép khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

1 Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) đạt mức nâng cao quy định tại Thông

tư 54 [11]

2 Thiết bị lưu trữ thông tin xét nghiệm phải có đủ dung lượng để đáp ứng

thời gian lưu trữ HSBA theo quy định của Luật KCB [11], cụ thể ‘HSBA nội trú,

ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; HSBA tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; HSBA đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm’ [17]

1.2.9 Sử dụng chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử

1 Nhân viên y tế, người bệnh hoặc người đại diện cho người bệnh sử dụng chữ ký điện tử hoặc chữ ký số hợp pháp trong HSBAĐT [11]

2 Trong trường hợp người nhập thông tin vào HSBAĐT sử dụng chữ ký điện tử thì Thủ trưởng cơ sở KCB hoặc người được phân công, ủy quyền sử dụng chữ ký số hợp pháp để xác nhận chữ ký điện tử [11]

3 Ban hành Quy chế sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số trước khi triển khai thực hiện Trường hợp đặc biệt (như bản cam kết của người bệnh, biểu đồ sinh hiệu, bảng công khai thuốc đầu giường, kết quả xét nghiệm nồng độ cồn), quy định

ký trên bản giấy, sau đó số hóa thành bản điện tử đính kèm HSBAĐT và phải lưu trữ bản giấy theo quy định [11]

Trang 24

hồ sơ sức khỏe điện tử, không còn sử dụng hồ sơ giấy Năm 1985, tại Kuala Lumpur, một bệnh viện đã phát triển Hệ thống quản lý thông tin sức khỏe (HIMAS)

có lưu trữ thông tin nhập viện, chuyển khoa, chuyển viện, đăng ký lịch hẹn khám và

hệ thống theo dõi hồ sơ y tế [32] Theo tác giả Ismail và cộng sự (2015), Malaysia

đã có 21 trong 138 bệnh viện công lập thực hiện HSBAĐT chiếm 15,2% [22]

Tại Hàn Quốc, Young-Taek Park và cộng sự (2017) đã tiến hành nghiên cứu

về thực trạng hệ thống HSBAĐT được tiến hành từ ngày 19/10/2013 đến ngày 10/01/2014 trên 554 bệnh viện và 906 phòng khám, kết quả cho thấy có 97,2% đơn

vị đã triển khai HSBAĐT (trong đó, 67,8% sử dụng hoàn toàn HSBAĐT, 28,5% sử dụng một phần và 3,7% không áp dụng HSBAĐT), không có sự khác biệt nhóm giữa các bệnh viện và nhóm các phòng khám Nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh viện thường xuyên sử dụng thông tin trong HSBAĐT về đặc điểm nhân khẩu học (80,8%), chẩn đoán bệnh (75,9%), danh mục thuốc (77,3%) [29]

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2006), tại Trung Quốc chưa có bất

kỳ một đơn vị nào triển khai thành công bệnh viện không giấy tờ Mặc dù việc triển khai HSBAĐT đã được Bộ Y tế Trung Quốc định hướng thực hiện, tuy nhiên phát sinh vấn đề liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu do không tương tích hệ thống giữa các bệnh viện Nhiều quốc gia khác trên thế giới như Singapo, Đài Loan, Hồng Kông và Thái Lan cũng đã phát triển HSBAĐT với nhiều mức độ và hình thức khác nhau, thậm chí có sự khác biệt giữa các bệnh viện trong cùng một lãnh thổ [32]

1.3.2 Tại Việt Nam

Hầu hết các hệ thống, ứng dụng phần mềm đang được triển khai tại các bệnh viện, phòng khám không tuân theo bất kỳ tiêu chuẩn CNTT y tế nào Ngày nay, nhờ

sự phát triển không ngừng của CNTT, đặc biệt là mạng Internet và các công nghệ không dây đã tạo cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển đổi từ HSBA giấy sang hệ thống HSBAĐT [15]

Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện đa khoa tư nhân với 100% vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu triển khai cấu phần đầu tiên của HSBAĐT từ năm 2007 Tuy nhiên, đến năm 2011, phần mềm HSBAĐT vẫn có những cấu phần chưa hoàn thiện Nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Thị Lâm, Phạm Việt Cường (2012) đã tiến hành tại Bệnh viện

Trang 25

Việt Pháp Hà Nội về thực trạng ứng dụng HSBAĐT, kết quả cho thấy: Tỷ lệ HSBA được áp dụng bản điện tử tăng từ 28% lên 66%, số lượng bác sỹ sử dụng HSBAĐT tăng từ 50 lên 90% trong vòng 03 tháng bắt đầu triển khai (tháng 6 đến tháng 8 năm 2012) và phần lớn cán bộ y tế đều sử dụng các chức năng bắt buộc [15]

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện đa khoa Công lập hạng I với 1000 giường bệnh, là đơn vị hoạt động theo mô hình tự chủ hoàn toàn Bệnh viện đã bắt đầu triển khai HSBAĐT từ tháng 9 năm 2016, ban đầu chỉ thí điểm một khoa Ngoại tiêu hóa gan mật, sau đó nhân rộng đến các khoa còn lại Đến nay, hầu hết các khoa đã triển khai HSBAĐT, bác sỹ không còn ghi tay trong hồ sơ nữa, phần mềm đã có chức năng cảnh báo, tương tác thuốc và hỗ trợ rất nhiều cho công tác KCB của bác sỹ và chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, nữ hộ sinh Việc triển khai HSBAĐT tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đem lại hiệu quả vô cùng lớn lao, tiết kiệm chi phí cho bệnh viện, nâng chất lượng KCB cho người bệnh Nhưng so với tiêu chuẩn quốc tế thì bệnh viện đạt mức 4/7, so với tiêu chuẩn Việt Nam thì đạt mức nâng cao [14]

Một số bệnh viện lớn khác như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quận Thủ Đức, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên … cũng đã triển khai hiệu quả HSBAĐT và số hóa được kho HSBA, cụ thể:

Bệnh viện Quận Thủ Đức sau hơn hai năm ưu tiên đầu tư nguồn lực đã triển khai thành công HSBAĐT trong toàn bệnh viện Các bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện đã quen thuộc với HSBAĐT, mọi thao tác của bác sĩ, điều dưỡng đều được thao tác hoàn toàn trên máy tính bảng và máy tính để bàn kết nối mạng của bệnh viện Sau khi kết thúc một đợt điều trị, HSBAĐT được in ra và lưu trữ theo đúng quy định Bên cạnh đó, Bệnh viện Quận Thủ Đức đã bắt đầu lộ trình số hoá tất cả HSBA giấy đã được lưu trữ trong kho hồ sơ, gần 6.000 hồ sơ giấy trước năm 2015

đã được số hóa toàn bộ Việc số hoá kho HSBA giúp công tác lưu trữ được an toàn hơn, thời gian lâu hơn, đặc biệt các bác sỹ dễ dàng truy cập hệ thống mạng để tra cứu HSBA cũ nhằm phục vụ hoạt động điều trị và nghiên cứu khoa học

Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên cũng là một trong những đơn vị được đánh giá cao trong việc làm chủ CNTT và ứng dụng thành công CNTT trong quản

Trang 26

lý bệnh viện, đã đem lại những hiệu quả rất thiết thực 100% bệnh nhân đã được quản lý trên hệ thống mạng nội bộ của bệnh viện với mã số riêng giúp cho việc tra cứu các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh chóng trong thời gian khoảng một phút thay cho việc phải chờ đợi các thủ tục hành chính để rút các HSBA như trước [1]

Việc ứng dụng CNTT trong ngành Y tế đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay, là giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế Tuy nhiên, thực trạng chung hiện nay là sự phát triển và ứng dụng CNTT trong lĩnh vực

y tế của nước ta vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới và trong khu vực Việc triển khai HSBAĐT vẫn còn mang tính chất manh mún và tự phát Bên cạnh đó, do sự phát triển đơn lẻ, thiếu đồng bộ và thiếu sự quan tâm đến các tiêu chuẩn dữ liệu của các đơn vị y tế nên hệ thống phần mềm của các bệnh viện vẫn chưa thể kết nối và chia sẻ dữ liệu thông tin được với nhau [18] Do đó, đây cũng là khó khăn, thách thức lớn cho các nhà lãnh đạo khi mục tiêu tương lai gần là triển khai thành công Hồ sơ sức khỏe toàn dân

1.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ

1.4.1 Thuận lợi

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về thực trạng quản lý HSBAĐT Hầu hết nghiên cứu chỉ tập trung vào đánh giá thực trạng ứng dụng HSBAĐT và đưa ra một số yếu tố thuận lợi trong quá trình thực hiện Từ ngày 01/03/2019, Thông tư 46 chính thức có hiệu lực, trong đó công nhận giá trị pháp lý của HSBAĐT tương tự HSBA giấy theo quy định tại Điều 59 Luật KCB [11] Đồng thời, Thông tư 46 cũng quy định về việc quản lý HSBAĐT bao gồm lập/cập nhật; lưu trữ; sử dụng và khai thác; áp dụng chữ ký số; tính bảo mật riêng tư; quy định phần mềm; thông tin định danh người bệnh; Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS); Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) Đây cũng là cơ sở pháp lý duy nhất hiện có để các đơn vị KCB làm căn cứ triển khai và hoàn thiện HSBAĐT

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Vũ Thị Lâm, Phạm Việt Cường (2012) tại Bệnh viện Việt Pháp đề cập đến một số yếu tố thuận lợi trong quá trình ứng dụng

Trang 27

HSBAĐT bao gồm sự ủng hộ, hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện, đào tạo, tập huấn sử dụng, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng CNTT cho việc áp dụng HSBAĐT [20] Năm

2017, nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhơn tại Bệnh viện Quận Thủ Đức cũng cho kết quả thấy HSBAĐT đã được triển khai đồng bộ tại tất cả các khoa phòng, phần lớn các nhân viên y tế đều sử dụng rất tích cực các chức năng mà phần mềm HSBAĐT cung cấp Yếu tố thuận lợi nổi bật là được thừa nhận về tính pháp lý HSBAĐT của Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và sự ủng hộ, được đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng mạng đáp ứng yêu cầu triển khai [16] Năm

2018, nghiên cứu của Trần Văn Đức (2018) tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả tương tự, yếu tố thuận lợi nhất chính là được sự ủng hộ, hỗ trợ rất lớn từ phía lãnh đạo với tỷ lệ đồng ý, rất đồng ý chiếm 99% [14]

1.4.2 Khó khăn

Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra rất nhiều yếu tố khó khăn dẫn tới rào cản khác nhau khi triển khai HSBAĐT, bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất, hạ tầng và phần mềm rất cao, thời gian ban đầu về đào tạo cho các nhân viên y

tế kéo dài, sự khó khăn với công nghệ, trao đổi dữ liệu điện tử, thái độ hợp tác của bác sỹ, sự công nhận về tính pháp lý của HSBAĐT…

Nhận thức và thái độ của nhân viên y tế

Một nghiên cứu tổng hợp của các tác giả Philipines năm 2017 về rào cản trong việc thực hiện HSBAĐT tiến hành trên các bài báo liên quan, 94,73% các bài báo cho thấy nhân lực là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến việc triển khai, trong đó,

sự bất hợp tác của người sử dụng, hạn chế kỹ năng tin học, thiếu nhân lực, không được đào tạo đầy đủ, thói quen cũ, giới hạn quyền truy cập, … là những yếu tố then chốt [26] Theo Kruse và cộng sự (2015), chính sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của HSBAĐT và tâm lý ngại thay đổi khiến các nhân viên y tế không đồng thuận, thiếu hợp tác trong sử dụng HSBAĐT là thách thức trong việc chuyển đổi từ hệ thống HSBA giấy sang điện tử [28] Bởi vậy, các nhà lãnh đạo bệnh viện cần cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho nhân viên y tế về lợi ích cũng như hiệu quả của HSBAĐT để tăng cường việc áp dụng hiệu quả công nghệ hiện đại này

Trang 28

Bên cạnh đó, theo Nik Ariffin và cộng sự (2018), việc áp dụng HSBAĐT khiến bác sỹ, đặc biệt các bác sỹ hạn chế kỹ năng tin học sẽ tốn nhiều thời gian hơn

để cập nhật thông tin lên hệ thống máy tính, giảm năng suất làm việc, giảm thời gian thăm khám, tiếp xúc, điều trị người bệnh Chính điều này tác động tiêu cực đến nhận thức của người bệnh khi họ cảm thấy không được quan tâm, chăm sóc đầy đủ như trước [22] Một vấn đề khác liên quan đến sử dụng HSBAĐT chính là tạo cơ hội hình thành hội chứng ‘copy and paste’ của các y bác sỹ do ‘mắc bệnh’ ngại đánh máy, thói quen sao chép y lệnh và nhận xét tình trạng diễn biến của người bệnh trong tờ điều trị, chăm sóc [21]

Cơ sở dữ liệu: Tiêu chuẩn, tính bảo mật

Một rào cản khác của việc ứng dụng HSBAĐT chính là thiếu hụt sự trao đổi, kết nối dữ liệu giữa HSBAĐT với hệ thống dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng khác như hệ thống quản lý xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, … Theo Jailahh và cộng sự

(2017), trong rào cản về cơ sở dữ liệu, yếu tố ‘Sự lo lắng về quyền riêng tư và tính

bảo mật’ và ‘bảo mật dữ liệu’ đóng vai trò chủ đạo [26] Không chỉ các bác sỹ,

nghiên cứu của Pyper và cộng sự tại Anh phỏng vấn 606 bệnh nhân về sử dụng HSBAĐT tại cơ sở chăm sóc, kết quả là hơn 50% bệnh nhân lo lắng về tính an toàn thông tin sức khỏe của họ [30] Mặc dù hiện nay Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 46 công nhận tính pháp lý của HSBAĐT nhưng các bác sỹ, điều dưỡng - những người trực tiếp sử dụng HSBAĐT hầu hết vẫn nghi ngờ rằng liệu HSBAĐT có đảm bảo được tính an toàn, bảo mật thông tin đối với người bệnh hay không và lo sợ rằng nếu công tác quản lý không chặt chẽ, các dữ liệu trong hệ thống có thể được truy cập bởi những người không có thẩm quyền Đây cũng là một thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản lý đối với việc triển khai HSBAĐT

Hiện tại, cơ sở dữ liệu của các hệ thống phần mềm triển khai HSBAĐT tại các bệnh viện ở Việt Nam và trên thế giới đang được xây dựng bởi các công ty cung cấp phần mềm khác nhau với tiêu chuẩn CNTT y tế khác nhau, do đó chưa có sự chuẩn hóa, đồng bộ để có thể trao đổi, liên thông dữ liệu Việc ứng dụng HSBAĐT tại các cơ sở KCB có thể được quan tâm, thúc đẩy thông qua ban hành các chế độ, chính sách khích lệ, hỗ trợ phù hợp, đặc biệt về mặt tài chính [16, 22]

Trang 29

Văn bản quy phạm nhà nước

Từ ngày 01/03/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 46 công nhận giá trị pháp

lý của HSBAĐT tương tự giấy quy định tại Điều 59 Luật KCB [16]; đồng thời, khuyến khích các đơn vị chủ động hoàn thiện HSBAĐT Tuy nhiên, Bảo hiểm Xã hội

đã có công văn số 1335/BHXH - CSYT ngày 18/04/2018 thông báo về việc thanh toán dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng như X - Quang, cộng hưởng từ, CT - Scanner không in phim tương đương Thông tư quy định giá hiện hành sau khi đã trừ đi chi phí tiền phim trong cơ cấu giá và chỉ thanh toán đối với các cơ sở KCB đã được Bộ Y tế phê duyệt Đề án Thí điểm Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) [2] Việc chưa thống nhất giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội gây khó khăn cho các đơn vị đang triển khai HSBAĐT khi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn

Vấn đề tài chính

Vấn đề thiếu hụt tài chính và các nguồn lực khác dẫn đến trì hoãn triển khai HSBAĐT Chi phí là rào cản lớn cho việc ứng dụng HSBAĐT tại các cơ sở y tế, đặc biệt là các đơn vị không có nhiều kinh phí dành cho CNTT khi mà con số đầu tư lên đến hàng triệu đô la, bao gồm tất cả những chi phí cần thiết để có một hệ thống HSBAĐT hoàn chỉnh như phần cứng và phần mềm, chi phí thẩm định, chi phí lắp đặt Tại Việt Nam, chi phí là bài toán vô cùng khó giải bởi trước hết phải đầu tư phần cứng nghĩa là phải xây dựng được hạ tầng CNTT ổn định, đáp ứng hoạt động phần mềm với chi phí trung bình khoảng 60 tỷ đồng, tiếp đến là đầu tư hệ thống phần mềm với mức chi phí khoảng 25 đến 30 tỷ [14] Janwalker và cộng sự ước tính chi phí thực hiện HSBAĐT khoảng 28 tỷ đô la mỗi năm và 16 tỷ đô la cho các năm tiếp theo Viện An toàn người bệnh đã ước tính chi phí đầu tư ban đầu để kết nối tất cả các hệ thống HSBAĐT là khoảng 2,5 tỷ đô la [27] Ngoài ra, các chi phí phát sinh liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, chi phí nâng cấp hệ thống phần mềm [20] và chi phí khác liên quan đến yêu cầu cần thiết phải điều chỉnh, cập nhật phần mềm để phù hợp với quy định của Bộ Y tế do sự thiếu kiến thức thực tiễn về thực hành y khoa của các công ty cung ứng phần mềm ban đầu [22] Không những thế, các nhà quản lý còn lo ngại các rủi ro tài chính và việc có thể mất nhiều năm trước khi họ

có thể nhìn thấy được lợi ích từ việc đầu tư sử dụng hệ thống HSBAĐT [20]

Trang 30

1.5 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN SẢN - NHI QUẢNG NINH 1.5.1 Thông tin chung về Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh

Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh là bệnh viện chuyên khoa hạng 2 tuyến tỉnh được thành lập theo Quyết định số 1978/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày 19/06/2008 với 200 giường kế hoạch Tháng 5/2017, bệnh viện tăng lên

350 giường kế hoạch, thực kê 513 giường Tính đến nay, Bệnh viện hoạt động với 22 khoa phòng, gồm 17 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và 05 phòng chức năng Tổng số cán bộ nhân viên là 426 người, trong đó 110 bác sỹ, 153 điều dưỡng, 35 kỹ thuật viên, 43 nữ hộ sinh và 82 đối tượng khác Hàng ngày, bệnh viện khám ngoại trú khoảng 800 đến 900 lượt; điều trị 450 đến 500 bệnh nhân nội trú [3]

1.5.2 Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh

Hình 1.2 Sơ đồ bệnh viện thông minh trong Dự án

Việc triển khai ứng dụng CNTT trong KCB luôn được Ban lãnh đạo bệnh viện chú trọng và quan tâm thực hiện Tháng 9/2016, với sự quyết tâm của Ban Giám đốc, Bệnh viện đã phối hợp với Công ty FPT triển khai phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital, trong đó tập trung triển khai HSBAĐT đồng bộ tại các khoa phòng với 20 phân hệ khác nhau.Nằm trong Dự án Bệnh viện thông minh hướng tới tiêu chuẩn quốc tế (Hình 1.2), Bệnh viện Sản Nhi là một trong ba đơn

vị được Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư hệ thống các trang thiết bị CNTT và y tế hiện đại, đồng bộ với tổng giá trị 306, 456 tỷ đồng [19] nhằm nâng cao năng lực quản lý

Trang 31

hệ thống y tế, hiện đại hóa hệ thống chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm kết hợp với phần mềm quản lý bệnh viện để liên thông dữ liệu trong toàn tỉnh, triển khai HSBAĐT hướng tới mô hình bệnh viện không giấy tờ Đến nay, Dự án Bệnh viện thông minh đã kết thúc, trên cơ sở hạ tầng phần cứng đã có và hạ tầng mới được đầu

tư hiện đại phục vụ ứng dụng CNTT trong quản lý KCB, Bệnh viện hoàn toàn có cơ

sở triển khai hoàn thiện HSBAĐT

Bảng 1.1 Chi tiết hạ tầng phần cứng tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh [4]

Máy trạm

Hệ thống máy chủ trung tâm, hệ thống lưu trữ

Hệ thống lưu trữ

Hệ thống mạng, bảo mật

12

Thiết bị không dây và quản trị không dây

+ Thiết bị phát Wireless: 20 chiếc

+ Hệ thống quản lý và điều kiển Wireless

Hệ thống

01

13 Hệ thống mạng nội bộ (LAN) kết nối các toàn nhà

14 Hệ thống mạng WAN kết nối các đơn vị y tế trong toàn tỉnh

Trang 32

Nhằm từng bước hoàn thiện HSBAĐT, Bệnh viện đã lập Đề án xin Ban Cơ yếu chính phủ thuộc Bộ Quốc Phòng cấp chữ ký số Đến nay, 184 chữ ký số đã được cấp cho các bác sỹ, điều dưỡng trong bệnh viện Song song, Bệnh viện đã gửi Công văn số 878/BVSN - KHTH ngày 23/07/2018 đề nghị Cục CNTT cho phép triển khai HSBAĐT Do thời điểm trước tháng 3/2019, Bộ Y tế chưa có văn bản công nhận tính pháp lý và cách thức triển khai HSBAĐT; chưa có công văn thống nhất giữa Bảo hiểm Xã hội và Bộ Y tế Do đó, bệnh viện gặp nhiều khó khăn trong triển khai HSBAĐT, việc lưu trữ HSBA bắt buộc vẫn phải thực hiện song song bản giấy và bản điện tử Đến nay, Thông tư 46 quy định HSBAĐT đã chính thức có hiệu lực, đây là cơ sở pháp lý duy nhất để làm căn cứ hoàn thiện HSBAĐT, đảm bảo hoàn thành theo đúng lộ trình, hướng tới mô hình bệnh viện không giấy tờ Vì vậy, với mục đích tìm hiểu thực trạng triển khai HSBAĐT hiện nay và những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã xây dựng nghiên cứu này

1.6 KHUNG LÝ THUYẾT

Nghiên cứu này đánh giá thực trạng triển khai HSBAĐT thông qua các nội

dung từ Điều 4 đến Điều 15 trong Chương 2 Thông tư 46 về quy định HSBAĐT

Trang 33

- Dung lượng lưu trữ

- Lưu trữ dự phòng

SỬ DỤNG

VÀ KHAI THÁC

- Quy định đối tượng khai thác sử dụng

QUY ĐỊNH PHẦN MỀM

BẢO MẬT, RIÊNG TƯ

- Đối tượng khai thác sử dụng

- Kiểm soát truy cập, phục hồi

dữ liệu

- Mã hóa dữ liệu

- Khả năng ghi vết giao dịch

- Quy chế bảo mật thông tin và quyền riêng tư

PACS

- Hệ thống PACS

- Dung lượng lưu trữ

LIS

- Hệ thống LIS

- Dung lượng lưu trữ

VĂN BẢN QUY PHẠM

- Bộ Y Tế, Sở Y Tế

- Ủy ban nhân dân tỉnh

- Bệnh viện

YẾU TỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

Trang 34

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Số liệu thứ cấp: Báo cáo thống kê liên quan đến hoạt động triển khai HSBAĐT (cơ sở hạ tầng, kinh phí, nhân lực) trong giai đoạn 2017 - 2019

- Phần mềm FPT.eHospital đang ứng dụng tại Bệnh viện;

- Giám đốc; Tổ trưởng Tổ CNTT; Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp;

- Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa (Sản I, Nội Nhi);

2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2019 đến tháng 10/2019

Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu là từ ngày 15/05/2019 đến hết ngày 30/05/2019

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh

2.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính Nghiên cứu định lượng tiến hành trước sau đó tiến hành nghiên cứu định tính bổ sung kết quả định lượng

Nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm đáp ứng mục tiêu số 1 và nghiên cứu định tính phục vụ cả hai mục tiêu nghiên cứu

2.4 CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

2.4.1 Điều tra định lượng

Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát cụ thể các tác nghiệp nội dung của một lần đánh giá thông qua Bảng kiểm được xây dựng dựa trên các tiêu chí về

quản lý HSBAĐT của Thông tư 46 (Phụ lục 4)

Trang 35

- 02 Trưởng khoa (Sản I, Nội Nhi);

- 02 Điều dưỡng trưởng khoa (Sản I, Nội Nhi);

Bảng 2.1 Tóm tắt các nguồn thông tin nghiên cứu

Mục tiêu 1: Thực trạng triển khai HSBAĐT

Bảo mật và tính riêng tư của HSBAĐT; Định lượng; Định tính

Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS); Định lượng, định tính

Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS); Định lượng, định tính

Sử dụng chữ ký số trong HSBAĐT; Định lượng, định tính

Mục tiêu 2: Thuận lợi, khó khăn Định tính

2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

2.5.1 Thu thập số liệu định lượng

2.5.1.1 Phương pháp Hội đồng

Học viên thành lập một Ban Đánh giá gồm 05 thành viên:

+ 01 Chuyên viên CNTT của Sở Y tế;

+ 01 Trưởng phòng CNTT của 01 Bệnh viện tuyến tỉnh;

+ 01 Tổ trưởng CNTT của Bệnh viện;

+ 01 Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện;

+ Học viên trực tiếp tham gia;

2.5.1.2 Công cụ đánh giá

Ban Đánh giá sẽ tiến hành kiểm tra theo Bảng kiểm đã được xây dựng sẵn nhằm đánh giá tình trạng đáp ứng các tiêu chí triển khai HSBAĐT dựa theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 46, cụ thể:

Trang 36

+ Lập, cập nhật HSBAĐT: Sử dụng Bảng kiểm đã xây dựng để đánh giá tình

trạng số hóa các loại biểu mẫu HSBA theo quy định của Bộ Y tế tại Điều 4, 5 Thông

tư 46 (gồm Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT [19], Thông tư 26/2013/TT-BYT

ngày 16/9/2013 [30] và Thông tư 50/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 [31]) (Phụ lục

4.1), gồm 2 mức độ: Đạt hoặc Không đạt Trường hợp không đạt, ghi rõ lý do

+ Lưu trữ HSBAĐT: Được đánh giá thông qua hệ thống Bảng kiểm được

xây dựng theo quy định của Bộ Y tế tại Điều 6 Thông tư 46 (Phụ lục 4.2), gồm 2

mức độ: Có hoặc Không đáp ứng

+ Quy định phần mềm HSBAĐT: Được đánh giá thông qua hệ thống Bảng

kiểm được xây dựng theo quy định của Bộ Y tế tại Điều 8, 14, 15 Thông tư 46 (Phụ

lục 4.3), gồm 2 mức độ: Có hoặc Không đáp ứng

+ Bảo mật và tính riêng tư của HSBAĐT: Được đánh giá thông qua hệ

thống Bảng kiểm được xây dựng theo quy định của Bộ Y tế tại Điều 10 Thông tư 46

(Phụ lục 4.4), gồm 2 mức độ: Có hoặc Không đáp ứng

+ Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS): Được đánh giá thông

qua hệ thống Bảng kiểm được xây dựng theo quy định của Bộ Y tế tại Điều 11

Thông tư 46 (Phụ lục 4.5) gồm 2 mức độ: Có hoặc Không đáp ứng

+ Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS): Được đánh giá thông qua hệ thống

Bảng kiểm được xây dựng theo quy định của Bộ Y tế tại Điều 12 Thông tư 46 (Phụ

lục 4.6) gồm 2 mức độ: Có hoặc Không đáp ứng

+ Sử dụng chữ ký số trong HSBAĐT: Được đánh giá thông qua hệ thống

Bảng kiểm được xây dựng theo quy định của Bộ Y tế tại Điều 13 Thông tư 46 (Phụ

lục 4.7) gồm 2 mức độ: Có hoặc Không đáp ứng

2.5.1.3 Phương pháp thực hiện

Học viên trực tiếp làm việc với cán bộ CNTT phụ trách phần mềm, nêu rõ mục đích, nội dung nghiên cứu đề nghị hỗ trợ để hoàn thành công việc Ban Đánh giá tiến hành quan sát cụ thể các tác nghiệp của cán bộ CNTT phụ trách phần mềm

và đối chiếu với các tiêu chí trong Bảng kiểm Trong quá trình quan sát, Ban đánh giá sẽ trao đổi với cán bộ CNTT phụ trách phần mềm để hiểu rõ hơn về chức năng cụ

Trang 37

thể của tác nghiệp Phần quan sát chỉ giới hạn trên các tác nghiệp có liên quan đến tiêu chí cần đánh giá theo Thông tư 46 của Bộ Y tế

2.5.2 Thu thập số liệu định tính

2.5.2.1 Công cụ thu thập

Thu thập thông tin thông qua mẫu phiếu Phỏng vấn bán cấu trúc để tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu, cụ thể:

+ Phỏng vấn sâu: Giám đốc, Tổ trưởng Tổ CNTT theo Bộ câu hỏi (Phụ lục

1) gồm các thông tin liên quan đến thực trạng, khó khăn, thuận lợi trong triển khai

HSBAĐT và nguyên nhân, giải pháp khắc phục

+ Phỏng vấn sâu: Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp theo Bộ câu hỏi (Phụ lục

2), gồm các thông tin liên quan đến thực trạng, khó khăn và thuận lợi trong triển khai

HSBAĐT, báo cáo truy xuất số liệu, nguyên nhân và giải pháp khắc phục

+ Phỏng vấn sâu: 02 Trưởng khoa và 02 Điều dưỡng trưởng khoa (Sản I, Nội

nhi) theo Bộ câu hỏi (Phụ lục 3), gồm các thông tin chính liên quan đến thực trạng

triển khai HSBAĐT (Lập, cập nhật - Sử dụng và khai thác - Chữ ký số - Bảo mật và tính riêng tư), những khó khăn và thuận lợi

2.5.2.2 Phương pháp thu thập

Học viên là người trực tiếp tiến hành phỏng vấn sâu (có sử dụng máy ghi âm nếu được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu) và ghi chép nội dung phỏng vấn Đầu tiên, học viên giới thiệu bản thân với các cán bộ đã được lựa chọn Học viên nêu rõ mục đích, nội dung của nghiên cứu và đề nghị phỏng vấn theo Bộ câu hỏi để làm rõ Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, học viên phải kiểm tra, tổng kết các thông tin thu được từ kết quả Ban Đánh giá nhằm phát hiện các vấn đề mới hoặc những thông tin trái chiều (nếu có) đưa vào nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo và các cán bộ quản lý để làm rõ

2.6 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU (Phụ lục 5)

2.6.1 Nhóm biến số về thực trạng triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử

- Lập, cập nhật HSBAĐT;

- Lưu trữ HSBAĐT;

Trang 38

- Sử dụng và khai thác HSBAĐT;

- Quy định về phần mềm HSBAĐT;

- Thông tin định danh người bệnh;

- Bảo mật và tính riêng tư của HSBAĐT;

- Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS);

- Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS);

2.7 CÁC KHÁI NIỆM, THƯỚC ĐO, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

- Lập, cập nhật HSBAĐT: Sử dụng Bảng kiểm đã xây dựng để đánh giá tình

trạng số hóa các loại biểu mẫu HSBA theo quy định của Bộ Y tế tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh gồm 02 mức độ: ‘Đạt’ và ‘Không đạt’

+ ‘Đạt’ nghĩa là khi biểu mẫu đó đã được số hóa đầy đủ các trường thông tin

theo đúng mẫu quy định của Bộ Y tế, nhân viên thao tác được biểu mẫu đó trên

phần mềm và có tối thiểu 3 trong 5 thành viên của Ban Đánh giá đồng ý ‘Đạt’

+ ‘Không đạt’ nghĩa là khi biểu mẫu đó chưa được số hóa hoặc số hóa không

đầy đủ các trường thông tin theo mẫu quy định của Bộ Y tế, nhân viên không thao tác được trên phần mềm và có tối thiểu 3 trong 5 thành viên của Ban đánh giá đồng ý

Trang 39

+ ‘Có’ được định nghĩa là sau khi thảo luận nhanh tại địa điểm khảo sát, tối

thiểu 3 trong 5 thành viên của Ban Đánh giá đồng ý tiêu chí ấy đáp ứng theo quy định của Bộ Y tế

+ ‘Không’ được định nghĩa là sau khi thảo luận nhanh tại địa điểm khảo sát,

tối thiểu 3 trong 5 thành viên của Ban Đánh giá đồng ý tiêu chí ấy không đáp ứng một phần hoặc tất cả theo quy định của Bộ Y tế

2.8 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

2.8.1 Số liệu định lượng

Toàn bộ số liệu định lượng thu thập được nhập và xử lý bằng chương trình Microsoft Excel 2010 Kết quả sẽ được tính theo tỷ lệ % và được trình bày trong bảng số liệu hoặc bảng kết quả theo quy định

2.8.2 Số liệu định tính

Bản ghi âm nội dung các cuộc phỏng vấn sâu được gỡ băng và ghi chép lại một cách trung thực; nghiên cứu viên sẽ tóm tắt các thông tin, mã hóa và tổng hợp, sắp xếp từng mục theo chủ đề, trích dẫn trong phần kết quả, bàn luận những ý kiến tiêu biểu, có giá trị

- Thực trạng triển khai HSBAĐT tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh

- Phân tích khó khăn, thuận lợi trong triển khai HSBAĐT

- Nguyên nhân và giải pháp

2.9 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu đã được sự chấp thuận, đồng ý của lãnh đạo bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh và thông qua Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y tế Công cộng theo Quyết định số 121/2019/YTCC-D3 ngày 16/04/2019 Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích luận văn, kết quả được phản hồi và báo cáo lại cho Ban Giám đốc nhằm hoàn thiện các bước trong Dự án Bệnh viện Thông minh Mọi thông tin thu thập được đều do sự hợp tác từ phía người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, thông tin được mã hóa, không nêu tên trực tiếp để đảm bảo tính riêng tư

2.10 SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ

Trang 40

Sai số nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang có sử dụng số liệu

thứ cấp và thông tin sơ cấp (qua quan sát và phỏng vấn sâu) nên chất lượng số liệu

có thể mang tính chủ quan

Biện pháp khắc phục: Học viên khắc phục bằng cách kiểm tra chéo các

nguồn thông tin và nguồn số liệu thứ cấp (nếu có); đồng thời, lựa chọn các thành viên của Ban Đánh giá có kiến thức, hiểu biết về CNTT và HSBAĐT để có thể phản ánh thực tế và tin cậy hơn

Ngày đăng: 31/01/2021, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w