1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN XÃ TẠ XÁ, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ

95 491 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 249,46 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi MỤC LỤC vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG CỤ THỂ 8 Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản 8 1.1.1.Khái niệm Công tác xã hội 8 1.1.2.Khái niệm việc làm 9 1.1.3.Khái niệm hỗ trợ việc làm 11 1.1.4.Khái niệm Thanh niên,Thanh niên nông thôn 12 1.2.Khái niệm chung về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn 17 1.2.1.Khái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 17 1.2.2.Vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 17 1.2.3.Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thông 20 1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 22 1.3.1.Yếu tố chủ quan 22 1.3.2. Yếu tố khách quan 23 1.4.Luật pháp, Chính sách của Nhà nước và địa phương vềhỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 25 1.4.1.Quan điểm của Đảng và Chính sách của Nhà nước hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 25 1.4.2.Văn bản chỉ đạo của Tỉnh Phú Thọ về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 26 Tiểu kết chương 1 28 Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ 30 2.1. Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu 30 2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30 2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu 31 2.2.Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại Xã Tạ Xá, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ 34 2.2.1.Thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ 34 2.2.2.Kết quả hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ 36 2.2.3.Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ 62 Tiểu kết chương 2 64 Chương 3: Kết luận, Kiến nghị và Giải pháp 66 3.1. Kết luận 66 3.2.Kiến nghị và giải pháp 68 3.2.1. Kiến nghị 68 3.2.2. Giải pháp 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG

HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN XÃ TẠ XÁ, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ

THỌ

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG

HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN XÃ TẠ XÁ, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ

Trang 3

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;

Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từtình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Dung

Trang 5

bước hoàn thiện được đề tài “Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh

niên nông thôn Xã Tạ Xá, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ”.

Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trongTrường Đại học Lao động - Xã hội nói chung và các thầy cô giáo trong KhoaCông tác xã hội nói riêng đã trực tiếp truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tôitrong bốn năm học vừa qua

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cấp chính quyền, đoànthể, nhân dân và thanh niên xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ đãnhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo sát, điều tra đểlàm khóa luận

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ và anhchị những người đã luôn theo sát, giúp đỡ, hỗ trợ tôi cả về vật chất lẫn tinh thầntrong cuộc sống nhất là trong quá trình tôi làm nghiên cứu khóa luận này.Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, do những hạn chế vềkiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếusót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài khóa luận đượchoàn thiện hơn

-Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Dung

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Xin đọc là

1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

6 LĐTB&XH Lao động Thương binh Và Xã hội

12 TT-BNNPTNT Thông tư- Bộ Nông nghiệp phát

triển nông thôn

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm thanh niên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnhPhú Thọ (N=50) 32Bảng 2.2: Loại hình việc làm hiện nay của thanh niên tại xã Tạ xá, huyệnCẩm khê, tỉnh Phú thọ 35Bảng 2.3: Thu nhập trung bình một tháng của thanh niên nông thôn tại xã Tạ

xá, huyện Cẩm khê,tỉnh Phú thọ 36Bảng 2.4: Những hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanhniên (N=50) 36Bảng 2.5 Mức độ triển khai hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức vềvấn đề việc làm cho thanh niên 38Bảng 2.6: Sự tham gia vào các hình thức hỗ trợ trong hoạt động truyền thôngnâng cao nhận thức về vấn đề việc làm của thanh niên 39Bảng 2.7: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt truyền thông về việc làm cho thanhniên 42Bảng 2.8: Mức độ triển khai các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho thanhniên 45Bảng 2.9: Sự tham gia vào các hình thức hỗ trợ trong hoạt động hỗ trợ họcnghề cho thanh niên 46Bảng 2.10: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho thanhniên 48Bảng 2.11: Mức độ triển khai hoạt động hỗ trợ vay vốn cho thanh niên 50Bảng 2.12: Nguồn hỗ trợ vay vốn cho thanh niên 50Bảng 2.13: Sự tham gia vào các hình thức hỗ trợ trong hoạt động hỗ trợ vayvốn cho thanh niên 51Bảng 2.14: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ vay vốn cho thanh niên 53Bảng 2.15: Mức độ triển khai hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho thanhniên 55

Trang 8

Bảng 2.16: Sự tham gia vào các hình thức hỗ trợ trong hoạt động hỗ trợ tìmkiếm việc làm 56Bảng 2.17:Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm chothanh niên 59Bảng 2.18: Sự hiểu biết về hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên 60Bảng 2.19: Mong muốn của thanh niên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê,tỉnh Phú Thọ với hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanhniên nông thôn 62

DANH MỤC BIỂU Đ

Trang 9

Biểu đồ 2.1: Tình trạng việc làm của thanh niên 34Biểu đồ 2.2: Hiệu quả của hoạt động truyền thông về việc làm tại xã Tạ xá,huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ 40Biểu đồ 2.3: Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên 47

Biểu đồ 2.4: Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ vay vốn cho thanh niên 52Biểu đồ 2.5: Đánh giá hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm 57Biểu đồ 2.6: Nguyên nhân khiến cho thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện Cẩmkhê, tỉnh Phú thọ gặp khó khăn khi tiếp cận, tham gia vàocác hoạt động hỗ trợviệc làm 61Biểu đồ 2.7: Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan đến hoạt độngcông tác xã hội việc làm cho thanh niên 62Biểu đồ 2.8 : Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan đến hoạt độngcông tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên 63

Trang 10

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

MỤC LỤC vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG CỤ THỂ 8

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn 8

1.1 Một số khái niệm cơ bản 8

1.1.1.Khái niệm Công tác xã hội 8

1.1.2.Khái niệm việc làm 9

1.1.3.Khái niệm hỗ trợ việc làm 11

1.1.4.Khái niệm Thanh niên,Thanh niên nông thôn 12

1.2.Khái niệm chung về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn 17

1.2.1.Khái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 17

1.2.2.Vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 17

1.2.3.Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thông 20

1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 22

1.3.1.Yếu tố chủ quan 22

1.3.2 Yếu tố khách quan 23

Trang 11

1.4.Luật pháp, Chính sách của Nhà nước và địa phương vềhỗ trợ việc làm cho

thanh niên nông thôn 25

1.4.1.Quan điểm của Đảng và Chính sách của Nhà nước hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 25

1.4.2.Văn bản chỉ đạo của Tỉnh Phú Thọ về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 26

Tiểu kết chương 1 28

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ 30

2.1 Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu 30

2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30

2.1.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 31

2.2.Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại Xã Tạ Xá, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ 34

2.2.1.Thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ 34

2.2.2.Kết quả hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ 36

2.2.3.Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ 62

Tiểu kết chương 2 64

Chương 3: Kết luận, Kiến nghị và Giải pháp 66

3.1 Kết luận 66

3.2.Kiến nghị và giải pháp 68

3.2.1 Kiến nghị 68

3.2.2 Giải pháp 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thanh niên là một lực lượng lao động nòng cốt, tiên phong của mỗi quốcgia, bởi lẽ ở họ hội tụ rất nhiều những ưu điểm mà trước hết đó là về sứckhỏe, sự tiếp cận nhanh với tri thức, khoa học kỹ thuật tiến bộ Trong quátrình CNH-HĐH Đất nước hiện nay, thanh niên Việt Nam ngày càng thể hiệnđược vị trí , vai trò quan trọng của mình, có đóng góp to lớn vào sự phát triểncủa Đất nước

Tuy nhiên, hiện nay, cùng với tình trạng thất nghiệp thiếu việc làmchung của cả nước, một bộ phận lớn thanh niên nhất là với thanh niên nôngthôn đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề việc làm.Điều này đã làm chothanh niên không những không thể hiện được vai trò, vị trí quan trọng củamình mà còn làm gia tăng nhiều vấn đề kinh tế- xã hội tiêu cực khác

Theo đánh giá chung, vấn đề lao động và việc làm của thanh niên nôngthôn vẫn trong tình trạng thiếu ổn định, thất nghiệp có chiều hướng gia tăng.Theo khảo sát mới đây của Thành Đoàn Hà Nội về tình hình việc làm củathanh niên tại 30 xã, có đến 80% số thanh niên thiếu việc làm hoặc có việclàm nhưng không ổn định Thiếu việc làm, không ít thanh niên nông thôn chơibời, lêu lổng sa vào cờ bạc, rượu chè, nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác

Để giải quyết vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã

có nhiều chủ trương, chính sách trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làmcho thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng.Số liệu thống kêcủa Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến

2015, đã có gần 6,4 triệu lượt thanh niên được tư vấn, truyền thông về nghềnghiệp, việc làm Với sự quan tâm đầu tư đúng mức đối với các hoạt động tưvấn, định hướng nghề nghiệp việc làm đối với thanh niên Đoàn thanh niêncác địa phương đã phối hợp chặt chẽ với ngành lao động tổ chức tốt các hoạtđộng truyền thông tuyên truyền về chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm,xuất khẩu lao động tới thanh niên và xã hội thông qua việc tổ chức nhiều nộidung, hoạt động cụ thể, như: Ngày hội việc làm, Ngày hội tư vấn vay vốn từNgân hàng chính sách xã hội, các sàn giao dịch việc làm… Các tỉnh đoàn,thành đoàn, như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ ,Hải Dương, TP.Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Phú Yên, Cần Thơ, Quảng Nam đã triển khai tốt việc phát triển vàduy trì hoạt động của các điểm tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niêntại các cơ sở Đoàn Mô hình câu lạc bộ “Thanh niên giúp nhau lập nghiệp”,

Trang 13

“Hợp tác xã thanh niên”, “Trang trại trẻ”… đã được tổ chức Đoàn đẩy mạnhthực hiện tại các địa phương…

Để hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn đạt được kết quảtốt nhất, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thanh niên phát huy giá trịbản thân, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội, thì điều cần thiết là cầnphải có sự tham gia, góp sức của rất nhiều các ban ngành, đoàn thể và toàn xãhội trong đó có sự tham gia quan trọng của công tác xã hội, một ngành khoahọc ứng dụng luôn hướng tới những con người yếu thế, gặp khó khăn trongcuộc sống, trong đó có nhóm thanh niên nông thôn gặp khó khăn trong vấn đềviệc làm

Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú Thọ là một xã trung du miền núi,điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lao động chủ yếu là tronglĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tỷ lệ lao động thất nghiệp, thiếuviệc làm còn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế- xã hội củađịa phương.Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của cả tỉnh,

Tạ xá đã có những bước chuyển mạnh mẽ về nhiều mặt, đặc biệt là sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế đã đạt nhiều thành tựu quan trọng thúc đẩy phát triển kinhtế-xã hội, chính trị ổn định Trong những thành tựu đó có vấn đề việc làm chonguời lao động nói chung, thanh niên nói riêng Để giải quyết vấn đề việc làmcho thanh niên, các cấp, các ngành ở địa phương đã quan tâm chú trọng triểnkhai một số hoạt động công tác xã hội quan trọng, nhằm hỗ trợ việc làm cholao động tại xã nói chung và lực lượng thanh niên nói riêng Tuy nhiên, hiệuquả của các hoạt động đó là chưa cao, lực lượng thanh niên thất nghiệp, thiếuviệc việc làm tại xã còn ở mức khá cao; sự phối hợp tham gia của các banngành trong các hoạt động này còn hạn chế Vì thế cần có những khảo sát,đánh giá về các hoạt động công tác xã hội này để từ đó tìm ra được nhữngđịnh hướng thực hiện tốt hơn trong thời gian tới

Xuất phát từ những lý do trên mà em đã chọn đề tài: “Công tác xã hội

trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ” làm đề tài khóa luận Khóa luận sẽ nghiên cứu lý luận và thực

trạng công tác hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn trên cơ sở đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác hỗ trợ việclàm cho thanh niên nông thôn

Trang 14

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Việc làm là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâmlớn của nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho người đọcnhững cái nhìn đa chiều về lao động việc làm nói chung Đáng chú ý có: ILO (Tổ chức lao động quốc tế) đã tiến hành nghiên cứu vấn đề an sinh

xã hội của 10 nước công nghiệp Họ chỉ ra rằng, một bộ phận dân cư nhất làvùng nông thôn lâm vào tình trạng thất nghiệp nên bị ngừng hoặc giảm đáng

kể về thu nhập ILO cũng đưa ra những tiêu chuẩn của an sinh xã hội trong đó

có trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp tai nạn nghề nghiệp

Ở Trung Quốc, những nhà nghiên cứu như Hồ Hiếu Nghĩa, Lý Bồi Lâm,

Lý Cường, Mã Nhung đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu để thực hiện

sự ổn định xã hội hài hòa Vấn đề việc làm và việc nông dân Trung Quốc phải

đi làm thuê ở Trung Quốc đang nổi lên, có thể thấy được tình cảnh này trongcuốn sách “Đảm bảo xã hội với người nông dân làm thuê ở thành phố” (NXB.Quản trị kinh tế - 2004), “Việc làm và an sinh xã hội: Bài toán khó trong thế

kỷ mới” (NXB Nhân dân Vân Nam - 2000)

Trong cộng đồng châu Âu, người ta thường đề cập tới sự “tách biệt xãhội” Nhiều nhà nghiên cứu đã đi vào ba vấn đề cơ bản của “tách biệt xã hội”:kinh tế, chính trị, văn hóa Xét về kinh tế, người bị coi là “tách biệt xã hội” lànhững ai gặp khó khăn về việc làm, thu nhập, giảm sút, lâm vào cảnh nghèotúng Việc làm là một khía cạnh của sự tách biệt kinh tế, thiếu việc làm sẽ cóảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ gia đình, làm hạn chế khả năng tiếpcận hàng hóa và dịch vụ tối thiểu của từng gia đình

2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ngày 9/3/2011, Nguyễn Thanh viết “Vấn đề giải quyết việc làm chothanh niên hiện nay” trên báo “Nhân đạo và đời sống” đã đề cập đến tình hìnhlao động, nghề nghiệp của thanh niên giai đoạn 2000 – 2006 sau đó đã đưa racác giải pháp nhằm giải quyết vến đề việc làm cho thanh niên Trong các giảipháp đã đưa ra, bài báo nhấn mạnh đến phát huy vai trò xung kích của tổ chứcĐoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên

Ngày 17/08/2013, Lâm Vũ viết “Việc làm cho thanh niên nông thôn: Chính sách chưa vào cuộc sống” trên báoHà Nội mới Bài báo

đã nói lên tình trạng việc làm cho thanh niên nông thôn chưa ổn định, thu

Trang 15

nhập thấp Theo đó, tác giả đã khẳng định thanh niên nông thôn hiện rất cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để họ có thể phát huy khả năng và sức lực của mình

Báo Dân Việt số ra ngày 30/3/2014 đã đăng bài của Đăng Thúy, Minh Nguyệt “Cấp bách vấn đề việc làm cho thanh niên” Bài báo

đã đề cập đến Hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động và việc làm với chủ

đề “Việc làm - An sinh xã hội: Chìa khóa để phát triển bền vững và toàn diện” đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của gần 300 đại biểu trong và ngoài nước

Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề việc làm, hỗ trợ việc làmcho thanh niên Tuy nhiên lại chưa có các nghiên cứu về hoạt động công tác

xã hội trong việc hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn Trong khi đó,thanh niên nông thôn gặp khó khăn trong vấn đề việc làm cũng chính là mộttrong các đối tượng quan trọng của công tác xã hội Do vậy, đề tài nghiên cứunày của sinh viên mang tính mới mẻ và đóng góp môt phần vào tìm hiểu,nghiên cứu sâu hơn về các hoạt động công tác xã hội với đối tượng thanh niênnông thôn về vấn đề việc làm

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến công tác xã hội trong hỗ trợviệc làm cho thanh niên nông thôn

Nghiên cứu thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanhniên tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Đánh giá chung về mức độ tiếp cận với hoạt động công tác xã hội trong

hỗ trợ việc làm của thanh niên xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong

hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnhPhú thọ

Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp, mô hình nhằm nâng cao chất lượngcủa hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm cho thanh niên tại xã

Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nhằm nhiệm vụ nghiên cứu các hoạt động công tác xã hội trong hỗtrợ việc làm cho thanh niên nông thôn đang được triển khai tại xã Tạ xá,huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ Đồng thời đánh giá được chất lượng cũng nhưhiệu quả của các hoạt động này để từ đó đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp

Trang 16

cho hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên tại xã Tạ

xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

5 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

6 Khách thể nghiên cứu

- 50 thanh niên nông thôn trong độ tuổi từ 16-30(không còn đi học)

- 5 thân nhân của thanh niên (cha/mẹ, ông/bà, cô/chú…)

- 5đại diện chính quyền địa phương: cán bộ chính sách xã hội, cán bộđoàn Thanh niên, cán bộ Đảng ủy, UBND xã

7 Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 6 năm 2017

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợviệc làm cho thanh niên tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu

Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu, các tàiliệu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước Số liệu trong các báo cáocủa xã, huyện, các văn bản của Nhà nước có liên quan đến đề tài; các loạisách báo, tạp chí liên quan, thông tin từ mạng internet Phương pháp này đượcthực hiện ngay sau khi xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài nghiên cứu vàđược duy trì trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm bổ sung và làm

rõ các thông tin thu thập được

Trong đó, các tài liệu nghiên cứu được tiến hành như sau:

Tình hình kinh tế- văn hóa xã hội tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh PhúThọ

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực CTXH, lao động thanh niên, lĩnh vực

hỗ trợ việc làm cho thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêngCác văn bản quy phạm pháp luật vềlaođộng việc làm cho đối tượngthanh niên, quyền và nghĩa vụ của thanh niên, giáo dục đào tạo nghề

Các báo cáo về tình hình thực hiện công tác hỗ trợ việc làm cho lao độnghằng năm trên địa bàn xã, huyện

Trang 17

8.1.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 50 thanh niên (không còn đi học)tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ Với phương pháp này, nhằm mụcđích tìm hiểu, thuthập thông tin chung về về thực trạng việc làm của thanhniên trong xã, thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làmcho thanh niên

8.1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và ngườicung cấp thông tin nhằm mục đích thu thập thông tin cho quá trình nghiêncứu

Phỏng vấn sâu với lãnh đạo xã, cán bộ chính sách xã hội, cán bộ ĐoànThanh Niên nhằm mục đích tìm hiểu thêm về những chính sách , những biệnpháp, mô hình của Nhà nước và địa phương trong việc hỗtrợ việc làm chothanh niên

Phỏng vấn sâu vớithanh niên nhằm mục đích tìm hiểu sâu về nhữngmong muốn, nguyện vọng cũng như nhu cầu của họ về việc làm cũng như hỗtrợ việc làm

Phỏng vấn sâu với thân nhân của thanh niên( bố/mẹ, ông/bà…) nhằm cóđược thông tin đa chiều về vấn đề việc làm của thanh niên cũng như sự thamgia , đánh giá của người dân về hiệu quả các hoạt động công tác xã hội trong

hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

8.1.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Vận dụng toán thống kê để xử lý số liệu kết quả thu được từ các phươngpháp trên để đưa ra kết quả xác thực

Trang 18

9 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụlục nội dung đề tài khóa luận gồm 03 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm chothanh niên nông thôn

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanhniên nông thôn tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ

Chương 3: Kết luận, Kiến nghị và Giải pháp

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG CỤ THỂ Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho

Thanh niên nông thôn 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Công tác xã hội

Có nhiều khái niệm về CTXH được đưa ra ở các góc độ khác nhau: Theo

từ điển nghành Công tác xã hội(1995) có ghi “Công tác xã hội là một khoahọc ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tao ranhững chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”.Tại Đại hội Liên đoàn Công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canadanăm 2004, Công tác xã hội được khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệpnhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia vào quá trìnhgiải quyết các vấn đề xã hội(vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội) vàoquá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của cá nhân, gia đình

và cộng đồng Công tác xã hội giúp cho con người phát triển hài hòa và đemlại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân

Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH ) có tênviết tắt là NASW: Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cánhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của

họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phùhợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5) CTXH tồn tại để cung cấp cácdịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm,cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow,1999: ) Với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5)

Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghịQuốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy

sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người,

sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của

họ ngày càng thoải mái và dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi conngười và các hệ thống xã hội CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữacon người và môi trường của họ

Công tác xã hội ở Việt Nam được các tác giả xem xét từ các khía cạnhkhác nhau:

Tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: Công tác xã hội là hoạt động thựctiễn, mang tính tổng hợp dược thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc,

Trang 20

phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề Công tác

xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội.Công tác xã hội tại Việt Nam cũng được xem là sự vận dụng các lýthuyết về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chứcnăng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồngngười yếu thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội

Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: Công tác xã hội nhằm gópphần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chếphát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xãhội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân vàxây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến

Tóm lại, Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường

xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh

xã hội [3,tr 19].

1.1.2 Khái niệm việc làm

Việc làm là một trong những hoạt động không thể thiếu trong đời sốngcủa con người, đảm bảo cuộc sống của con người, bên cạnh đó giúp conngười phát triển toàn diện về mọi mặt

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rấtnhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì?” Và ở các quốc gia khácnhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luậtpháp…) người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau Chính vì thế không

có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm

Ở Việt Nam, theo bộ luật Lao động, Điều 13: “Mọi hoạt động tạo ra thunhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [12] Kháiniệm này đã khắc phục được quan điểm cũ cho rằng, chỉ những việc việc làmđược nhận lương, những việc làm trong khu vực Nhà nước mới được coi làviệc làm Lao động tạo ra nguồn thu nhập không chỉ trong khu vực kinh tếquốc doanh mà cả khu vực ngoài quốc doanh và trong gia đình cũng đều đượccoi là việc làm

Trang 21

Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật chocông việc đó

+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền

sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiếnhành công việc đó

+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trảthù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sảnxuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thànhviên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý

Để làm rõ vấn đề nghiên cứu trong đề tài này đó là: Công tác xã hộitrong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn, tác giả xin được đề cập tớimột số khái niệm liên quan đến tình trạng việc làm của người lao động đó là:Việc làm đầy đủ (việc làm ổn định), thất nghiệp(không có việc làm), và thiếuviệc làm (việc làm lúc có lúc không)

Khái niệm việc làm đầy đủ (việc làm ổn định): Với cách hiểu chung nhất

là người có việc làm, là người đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từhoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăncấm Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưaphản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đếnchất lượng của công việc làm Trên thực tế nhiều người lao động đang có việclàm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp.Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được

bổ sung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ (việc làm ổn định).Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ sửdụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập Mọi việc làm đầy đủđòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định(Việt nam hiện nay qui định 8 giờ một ngày), mặt khác việc làm đó phảimang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người laođộng (Nước ta hiện nay qui định mức lương tối thiểu cho một người lao độngtrong một tháng là 1.200.000 đồng/tháng) [6]

Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớnhơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ (việclàm ổn định)

Trang 22

Khái niệm thất nghiệp (không có việc làm):Người thất nghiệp là người

trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm, có khả năng lao động, haynói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đi tìm việc làm.[6]

Một người lao động được coi là thất nghiệp nếu trong tuần lễ trước điềutra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm kiếm việc làm

Thất nghiệp được chia thành nhiều loại:

Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do di chuyển không ngừng của sức laođộng giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộcsống

Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu laođộng, việc làm Sự không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và cơcấu về yêu cầu của việc làm, mất cân đối giữa cung và cầu lao động

Thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp vàkhông ổn định Những giai đoạn mà cầu lao động thấp nhưng cung lao độngcao sẽ xảy ra thất nghiệp chu kỳ

Khái niệm thiếu việc làm:Thiếu việc làm là những việc làm không tạo

điều kiện cho người lao động tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động,mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hànhviệc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm.[6]

Theo tổ chức lao động thế giới (Viết tắt là ILO) thì khái niệm thiếu việclàm được biểu hiện dưới hai dạng sau:

Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm làm đủ thời

gian, thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹnăng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năngsuất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thunhập cao hơn Thiếu việc làm vô hình là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở cácvùng thông thôn Việt nam hiện nay

Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện tượng ngườilao động làm việc với thời

gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốnkiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc

1.1.3 Khái niệm hỗ trợ việc làm

Trong cuộc sống của con người, ai cũng có những công việc, những vấn

đề mà không thể tự mình giải quyết và chúng ta phải cần tới một sự hỗ trợ,giúp đỡ từ bên ngoài

Trang 23

Trong từ điển Tiếng việt thì hỗ trợ có nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡthêm vào [5, tr.78]

Trong từ điển Anh- Việt thì “assistance” có nghĩa là giúp đỡ, cung cấptiền, tài nguyên hoặc thông tin để giúp đỡ ai đó [2, tr.24]

Như vậy, qua các từ điển nói trên chúng ta có thể hiểu: Hỗ trợ có nghĩa

là sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội, giữa các thể chế, tổchức với một đối tượng, một nhóm đối tượng nào đó bằng việc cung cấp vậtchất, tài nguyên hoặc thông tin nhằm giúp họ giải quyết vấn đề khó khăn củamình

Từ những khái niệm về việc làm và khái niệm hỗ trợ, theo tác giả, Hỗ

trợ việc làm có thể được hiểu là sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bên ngoài về các thông tin, môi trường việc làm, nguồn lực vật chất cho các đối tượng có nhu cầu, giúp họ có được một việc làm ổn định, mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình họ.

1.1.4 Khái niệm Thanh niên,Thanh niên nông thôn

1.1.4.1.Khái niệm Thanh niên

Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiềucách Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánhgiá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên

Từ góc độ pháp luật: Theo điều 1, Luật Thanh niên năm 2005 thì Thanh

niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.[12]

Từ góc độ xã hội học: Tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cư có thể định

nghĩa thanh niên là một bộ phận phức hợp của dân cư của một quốc gia - dântộc bao gồm tất cả các cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29 Như vậy, bộ phậndân cư được gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các

bộ phận dân cư khác của quốc gia - dân tộc ấy trên một tiêu chílà giới hạn độtuổi Tuy nhiên, ngoài tiêu chí độ tuổi, nhóm xã hội - dân cư “thanh niên” còn

có thể được chia thành các tiểu nhóm khác nhau, như thanh niên thành thị,thanh niên nông thôn (nếu lấy địa bàn cư trú làm tiêu chí phân biệt), haythanh niên công nhân, thanh niên nông dân hoặc thanh niên trí thức (nếu lấynghề nghiệp làm tiêu chí phân biệt) v.v Ngoài ra, các yếu tố khác như tộcngười, tôn giáo, giới tính, giàu - nghèo v.v cũng có thể được coi là tiêu chí

để phân biệt các tiểu nhóm trong nhóm lớn “thanh niên”

Trong bài viết: Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối

cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: một số vấn đề về khái niệm và cách

Trang 24

tiếp cận của PGS.TS Phạm Hồng Tung trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,

Khoa học Xã hội và Nhân văn số 24 (2008) đã viết: Thanh niên là một nhóm

xã hội dân cư có tính phức hợp (hetrogenousness) rất cao, hàm chứa trong đónhiều sự đa dạng (diversities) về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cưtrú, định hướng giá trị, lợi ích, tâm linh và các mô hình ứng xử (modes ofbehaviors) và lựa chọn xã hội (social preferences).[7]

Từ góc độ tâm lý học: Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh

niên là một giai đoạn xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể Các nhàtâm lý học thường nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổithơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân có tráchnhiệm.Ở giai đoạn này sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao, tuy nhiêncác yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách tương đối.[4,tr 45]

Dưới góc độ kinh tế học: Thanh niên được xem là một lực lượng lao

động xã hội, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực,thường được chia làm 2 nhóm:

Nhóm sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thôngkhông có điều kiện học lên, tham gia ngay vào thị trường lao động Đó là laođộng phổ thông chưa qua đào tạo nghề

Nhóm sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề (đã quađào tạo nghề) sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động

Để nhìn nhận đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện, có thể

bao hàm được các nội dung, ý nghĩa nêu trên, phạm vi đề tài này thanh niên

được hiểu là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 16-30, là nhóm dân cư có tính phức hợp cao, có thể chia thành các tiểu nhóm nhỏ khác nhau với một số tiêu chí như: độ tuổi, giới tính, nơi cư trú, nghề nghiệp Họ là thế hệ có sức khỏe thể chất đạt đến đỉnh cao, năng động, nhiệt huyết, là một lực lượng lao động xã hội quan trọng của Đất nước.

1.1.4.2.Khái niệm thanh niên nông thôn

Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không

thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".[12]

Trong bài Quản lý nhà nước về nông thôn, tác giả Phan Kế Vân chorằng: nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư trong đó có nhiều nôngdân Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi

Trang 25

trường trong một thể chế chính trị nhất địn và chịu ảnh hưởng của các tổ chứckhác; phân biệt với thành thị.

Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng ,xóm, thôn….Trongtâm thức người Việt đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúanước cổ truyền với những hình ảnh “thương hiệu” như cây đa, bến nước, máiđình Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóađất nước, của phong trào xây dựng nông thôn mới thì nông thôn Việt namđang có những sự chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn ngàycàng phát triển bộ, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân nôngthôn ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, quá trình

đô thị hóa nông thôn cũng đã và đang làm gia tăng một số vấn đề xã hội nhứcnhối cần giải quyết như: ô nhiễm môi trường; tệ nạn xã hội; thất nghiệp, thiếuviệc làm…

Từ những khái niệm về Thanh niên và nông thôn ở trên, theo tác giả,

Thanh niên nông thôn là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, là một

bộ phận của cư dân nông thôn, có sự tham gia vào những hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong nông thôn.

1.1.4.3.Đặc điểm của thanh niên nông thôn

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 1989, có tới trên 75% thanhniên sống tại nông thôn Đây là một tầng lớp xã hội hết sức quan trọng củacộng đồng xã hội nông thôn, bởi lẽ họ là những chủ nhân cơ bản sáng tạo nên

xã hội, mặt khác đây là lực lượng lao động nòng cốt của nông thôn

Đặc điểm tâm- sinh lý: Thanh niên nông thôn là một bộ phận của thanh

niên nên họ cũng mang trong mình những đặc điểm tâm-sinh lý chung của lứatuổi thanh niên Khi bước vào lứa tuổi thanh niên, họ đều có những sự thayđổi về tâm-sinh lý so với giai đoạn phát triển trước Đây là giai đoạn mà conngười đạt đến đỉnh cao về sức khỏe, sự hoàn thiện về thể chất [4,tr 48].Tuynhiên, Với thanh niên nông thôn, do điều kiện sống khó khăn hơn thànhphố ,mức thu nhập thấp, ít thông tin, trình độ học vấn không cao, không đồngđều, cơ sở hạ tầng kinh tế chậm phát triển dẫn đến việc thiếu hiểu biết về dinhdưỡng, chăm sóc sức khỏe nên thể lực, tầm vóc của thanh niên nông thônthường thấp và nhỏ hơn so với thanh niên thành phố

Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng cónhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy.Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất

Trang 26

tích cực và có tính độc lập, tư duy lý luận phát triển mạnh Sự phát triển mạnhcủa tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo [4, tr54] Nhờ khảnăng khái quát tốt, thanh niên có thể dễ dàng tự mình phát hiện ra những cáimới Với họ điều quan trọng là cách thức giải quyết vấn đề được đặt ra chứkhông phải loại vấn đề nào được giải quyết.

Biểu tượng cái tôi ở lứa tuổi thanh niên được hình thành rõ nét Chính sự

ý thức rõ ràng và đầy đủ hơn về cái tôi đã làm cho thanh niên có khả năng lựachọn con đường đi tương lai, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trícho riêng mình trong cuộc sống

Những thay đổi trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tư duy lý luận

và hơn nữa một khố lượng tri thức lớn mang tính phương pháp luận về cácquy luật của tự nhiên, xã hội mà thanh niên tiếp thu được trong nhà trường vàcuộc sống xã hội đã giúp họ thấy được các mối liên hệ giữa các tri thức khácnhau, giữa các thành phần của thế giới Nhờ đó thanh niên bắt đầu biết liênkết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng chungvề thếgiới cho riêng mình

Để chuẩn bị bước vào đời, thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi về

ý nghĩa và mục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệuquả, về lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp và ý nghĩa…Để giải đáp các câuhỏi này, khả năng nhận thức, đánh giá, cũng như khả năng thực tiễn của mỗi

cá nhân rất khác nhau, thể hiện rõ khoảng cách giữa sự phát triển tự phát và

sự phát triển có hướng dẫn Ở nước ta hiện nay, khi mà các giá trị xã hội cónhiều biến chuyển, không ít thanh niên chưa xác định được được giá trị, ýnghĩa cuộc sống, không có định hướng nghề nghiệp rõ nét Hiện tượng nàytồn tại không phải đơn thuần do trình độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi thanhniên chưa chín muồi mà quan trọng hơn là do những khiếm khuyết trong giáodục ở nhà trường, gia đình và xã hội Thanh niên nông thôn, với những hạnchế, khó khăn trong tiếp cận giáo dục, thông tin nên vấn đề định hướng nghềnghiệp, xác định mục tiêu, lên kế hoạch cho tương lai của họ còn nhiều hạnchế Xã hội nông thôn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, nhiềuvùng kinh tế lại dựa quá nhiều vào điều kiện tự nhiên Nên một bộ phận thanhniên nông thôn còn tồn tại cách suy nghĩ lạc hậu, có tư tưởng ỉ lại, thụ động,không dám đột phá, không đầu tư thời gian cho việc học văn hóa, học nghề,tin học, ngoại ngữ, không dám thoát ly gia đình đi làm xa, thanh niên nôngthôn thường xây dựng gia đình sớm, thời gian lao động ở nông thôn thường

Trang 27

theo mùa vụ có nhiều thời gian rảnh rỗi thường tụ tập chơi bời, la cà nhậunhẹt, tính kỷ luật trong lao động không cao.

Đặc điểm về trình độ học vấn: Kết quả điều tra vềlao động và việc

làm,cho thấy trình độ học vấn của thanh niên trong những năm gần đây tăngnhanh Số thanh niên nông thôn được theo học và tốt nghiệp trung học phổthông tăng mạnh Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 2006 cả nước

có 5.307.034 thanh niên nông thôn đang theo học, chiếm 88,9% trong tổng sốthanh niên không hoạt động kinh tế của thanh niên nông thôn (tỷ lệ này tươngđương với thanh niên đô thị) Đặc biệt trình độ học vấn hết trung học phổthông của số thanh niên nông thôn tăng từ 12% năm 2003 lên 16,76% năm

2007 Tuy nhiên con số này cũng nói lên rằng trình độ học vấn của đa sốthanh niên nông thôn vẫn còn ở mức thấp

Đặc điểm về trình độ chuyên môn nghề nghiệp: Do quá trình CNH, HĐH

nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu kinh tế ở các địa bàn nông thôn chuyểndịch nhanh chóng theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dich vụ… điều

đó vừa đòi hỏi, vừa tạo cơ sở thúc đẩy thanh niên nông thôn học tập văn hóachuyên môn và nghiệp vụ Thanh niên tham gia nhiều hơn các dự án đào tạonghề, dạy nghề và các chương trình xuất khẩu lao động nhờ vậy trình độchuyên môn nghiệp vụ cùa thanh niên nông thôn nhanh chóng được nâng lên.Theo số liệu của cuộc điều tra lao động việc làm năm 2002 có tới 87,63%thanh niên nông thôn không có chuyên môn kỹ thuật, đến năm 2007 số thanhniên nông thôn không có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giảm xuống còn73,8% Đặc biệt số thanh niên nông thôn có trình độ trung học chuyên nghiệp

và cao đẳng, đại học trở lên tăng, từ 1,3% năm 2002 lên 2,5% năm 2007 Tuytrình độ chuyên môn nghề nghiệp của thanh niên nông thôn đang ngày càngđược nâng cao nhưng nhìn chung vẫn ở mức độ thấp,

Đặc điểm về lao động việc làm: đa số thanh niên nông thôn hiện nay vẫn

hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu Tuy nhiên, do chuyển đổi

cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp vàtăng dần lao đông trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch

vụ, nên những năm qua nghề nghiệp và việc làm của thanh niên nông thôn có

xu hướng biến đổi

Nhìn chung, dưới góc độ là một lược lượng lao động của xã hội,lựclượng lao động thanh niên nông thôn ở nước ta với sức trẻ, sự năng động,sáng tạo và nhiệt huyết của mình đang đóng vai trò quan trọng trong côngcuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nhưng mặt khác, lao động của

Trang 28

thanh niên ở nông thôn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn thách thức, đó

là quá trình di chuyển lao động tự do, tâm lý thanh niên không ham muốnnghề nông, thu nhập trong nông nghiệp thấp, trình độ chuyên môn tay nghềthấp chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng nguồn lực lao động cònthấp…

1.2 Khái niệm chung về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn

1.2.1 Khái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

Từ những khái niệm về công tác xã hội, khái niệm hỗ trợ việc làm và

khái niệm thanh niên nông thôn, theo tác giả: Công tác xã hội trong hỗ trợ

việc làm cho thanh niên nông thôn được hiểu là một hoạt động chuyên nghiệp hướng tới nhóm đối tượng là thanh niên nông thôn nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cho họ có được việc làm hoặc tự tạo được việc làm

ở hiện tại và tương lai, có được thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình, góp phần tích cực vào sự phát triển, tiến bộ của xã hội, góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội.

1.2.2 Vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

Hiện nay, tỷ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm ở Việt nam vẫn còn

ở mức khá cao Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, số lao động

thất nghiệp thanh niên hiện đã chiếm tới 51,3% tổng số lao động thất nghiệp

cả nước Trong đó, tỷ trọng của khu vực nông thôn là 53,7% Lao động thanhniên thiếu việc làm hiện chiếm khoảng 23,3% tổng số lao động thiếu việc làm

cả nước Vì thế, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là laođộng thanh niên nông thôn là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết [1].Với vai trò là nhân tố thúc đẩy sự thay đổi, tiến bộ của xã hội, góp phầngiải quyết các vấn đề xã hội Công tác xã hội, cụ thể là nhân viên công tác xãhội đang có những đóng góp tích cực, giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việcgiải quyết các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làmcủa thanh niên nông thôn

Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nôngthôn của nhân viên công tác xã hội được thể hiện qua một số vai trò nổi bậtsau:

Trang 29

Thứ nhất là vai trò giáo dục: Nhân viên công tác xã hội(NVCTXH)

thông qua các hoạt động truyền thông nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức,thái độ của thanh niên nông thôn và gia đình họ về tầm quan trọng của việclàm, tầm quan trọng của trình độ, chuyên môn trong việc làm, thay đổi nhữngnhận thức, thái độ không tích cực của họ về việc làm và đào tạo nghề để cóđược việc làm.Với trình độ văn hóa còn hạn chế, cộng thêm những yếu tố hạnchế trong tiếp cận thông tin, một bộ phận lớn thanh niên nông thôn còn chưanhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề, nâng cao trình độ văn hóa,chuyên môn để có được việc làm ổn định, mang lại thu nhập đảm bảo cuộcsống Vì thế, vai trò giáo dục của công tác xã hội trong vấn đề này là rất quantrọng, là vai trò cốt yếu đảm bảo sự hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ khác.Bởi lẽ, thanh niên chỉ có nhu cầu được học nghề, được vay vốn để học tập,nâng cao trình độ chuyên môn khi họ nhận thức được tầm quan trọng của điều

đó đến quá trình tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm của họ

Thứ hai, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là nhà tham vấn: Với

vai trò tham vấn, NVCTXH sẽ là người cung cấp thông tin, chia sẻ kiến thức

về các vấn đề liên quan đến việc làm, thị trường việc làm ở hiện tại và tươnglai cho đối tượng là thanh niên nông thôn cũng như gia đình họ để họ có được

sự định hướng và lựa chọn việc làm phù hợp, đúng đắn Để thực hiện tốt vaitrò này, NVCTXH cần nắm bắt đầy đủ, chính xác các thông tin về thị trườnglao động việc làm ở địa phương và trên cả nước cũng như thị trường lao độngnước ngoài để đảm bảo các thông tin luôn cập nhật, phục vụ nhu cầu thông tin

về học nghề, việc làm, xuất khẩu lao động của thanh niên

Vai trò tham vấn là một vai trò vô cùng quan trọng của công tác xã hội,

có tác động lâu dài đến vấn đề việc làm của thanh niên, bởi lẽ nếu thông tinđược cung cấp chính xác, thanh niên sẽ chọn lựa được ngành nghề học phùhợp với bản thân, với nhu cầu của thị trường lao động, của xã hội, đảm bảo tỷ

lệ kiếm được việc làm, tự tạo việc làm thành công của người học nghề caohơn, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiêu việc làm của lao độngnông thôn nói chung và thanh niên nói riêng Ngược lại nếu thông tin đượcđưa ra trong quá trình tham vấn, giới thiệu nghề không chính xác, không cậpnhật sẽ dễ dẫn tới tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của người học nghềngay khi đã được đào tạo nghề Điều này không những ảnh hưởng trực tiếpđến người lao động mà còn làm gia tăng những hệ lụy xã hội khác như : Thấtnghiệp, thiếu việc làm, mất cân đối trong cơ cấu lao động xã hội…

Trang 30

Thứ ba, NVCTXH đóng vai trò là người kết nối: Để hỗ trợ việc làm cho

thanh niên nông thôn cần sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức, ban ngành khác nhau Vìthế, nvctxh sẽ là người kết nối, hỗ trợ để thanh niên nông thôn có thể tiếp cậnđược với các nguồn lực đó, giúp họ giải quyết khó khăn của mình trong vấn

đề việc làm Vai trò kết nối của công tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm chothanh niên, không chỉ thể hiện ở việc kết nối họ với các nguồn lực với các đơn

vị cung cấp dịch vụ đào tạo nghề, các ngân hàng cho vay vốn…mà còn là việckết nối các đơn vị, các nguồn lực đó với nhau, tạo thành một hệ thống cungcấp dịch vụ, hỗ trợ toàn diện nhất về việc làm cho thanh niên

Thứ tư, NVCTXH đóng vai trò là người tư vấn, hỗ trợ pháp lý: vấn đề

việc làm cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng

đã và đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm Nhiều chính sách,chương trình về hỗ trợ tạo việc làm cho laođộng nông thôn đã được đề ra Tuynhiên, một số trường hợp người dân lại chưa được tiếp cận với những chínhsách này do thiếu thông tin hoặc gặp những khó khăn trong việc làm thủ tục,

hồ sơ pháp lý Vì thế, công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niênnông thôn, sẽ đóng vai trò giúp đỡ để thanh niên nông thôn có được sự hỗ trợpháp lý cần thiết để có thể tiếp cận với các chính sách, chương trình về việclàm của Nhà nước cũng như các tổ chức khác Từ đó, thanh niên có đượcnhững nguồn lực, điều kiện cần thiết để giải quyết khó khăn của mình về việclàm Không những vậy, với vai trò tư vấn, hỗ trợ pháp lý này, các chính sách,chương trình hỗ trợ việc làm của Nhà nước và các tổ chức, đơn vị khác sẽ đivào cuộc sống 1 cách sâu rộng hơn, phát huy tối đa hiệu quả của các chínhsách đó

Thứ năm, NVCTXH đóng vai trò là người huy động nguồn lực: Để hỗ trợ

đối tượng giải quyết vấn đề khó khăn của họ, NVCTXH cần huy động nguồnlực từ nhiều nguồn khác nhau, những nguồn lực mà NVCTXH cần huy độngtrước tiên đó là nội lực của chính đối tượng, nhóm đối tượng và cộng đồng

đó Bên cạnh đó, NVCTXH cũng sẽ huy động những nguồn lực bên ngoài choquá trình hỗ trợ đối tượng, bao gồm cả nguồn lực vật chất và nguồn lực tinhthần

Thứ sáu, NVCTXH đóng vai trò là người biện hộ chính sách: Trong quá

trình thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanhniên nông thôn, NVCTXH sẽ có những đề xuất, kiến nghị và tham mưu vớicác cơ quan chức năng có thẩm quyền về bổ sung, chỉnh sửa hay ban hành cácchính sách liên quan hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Nhờ đó,

Trang 31

các luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ tạo việc làm cho laođộng nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng sẽ phát huy đượctính hiệu quả cao nhất, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, thiếu việc làmhiện nay.

1.2.3 Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thông

Để thực hiện những vai trò của mình trong vấn đề hỗ trợ việc làm chothanh niên nông thôn, công tác xã hội có những hoạt động quan trọng sau:

Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về vấn đề việc làm: hoạt

động này nhằm nâng cao nhận thức của bộ phận thanh niên nông thôn cũngnhư người dân trong cộng đồng về tầm quan trọng của việc làm, của việc họctập, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, tay nghề, thay đổi nhữngnhận thức, thái độ, hành vi không tích cực của họ trong việc tiếp cận với việclàm Hoạt động truyền thông này được triển khai với nhiều hình thức phongphú như: phát thanh, tờ rơi, hội thảo…và được lồng ghép vào các hoạt độngcủa các hội đoàn khác nhau như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…Với hoạtđộng truyền thông hướng tới đối tượng thanh niên thì vai trò của Đoàn Thanhniên là vô cùng quan trọng, bởi lẽ, đây là tổ chức của thanh niên, là tổ chứcgắn liền, sâu sát và có sự lôi cuốn, ảnh hưởng nhất với thanh niên

Hoạt động hỗ trợ học nghề: Để hỗ trợ thanh niên trong vấn đề học nghề,

nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn công tác xã hội có những hoạt hìnhthức hỗ trợ cụ thể như:

Tư vấn luật pháp, chính sách về đào tạo nghề: Hiện nay, Đảng và Nhànước ta đã và đang dành rất nhiều sự quan tâm cho đối tượng thanh niên nôngthôn với nhiều chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề Để những chính sách nàythực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trong việc nâng cao trình độ vănhóa, chuyên môn của đội ngũ lao động nông thôn nói chung và thanh niên nóiriêng thì điều quan trọng là cần phổ biến các chính sách này đến với thanhniên, giúp họ nắm bắt được quyền lợi, lợi ích mà mình được hưởng từ cácchính sách đó

Tham vấn, tư vấn chọn nghề, định hướng nghề nghiệp: Để công tác hỗtrợ đào tạo nghề đạt được hiệu quả thì một vấn đề quan trọng khác cần đượcquan tâm đó là làm sao để người lao động, để thanh niên có được những kiếnthức, hiểu biết để chọn được ngành nghề học đúng đắn, phù hợp với bản thân,với nhu cầu của xã hội Đây chính là một khâu quan trọng đảm bảo cho thanhniên có được việc làm sau khi đào tạo nghề, tránh tình trạng đào tạo tràn lan,

Trang 32

không bám sát mục tiêu nhu cầu của thị trường lao động Để làm được đượcđiều này, khi tham vấn, tư vấn chọ nghề cho thanh niên, nhân viên xã hội cần

có kiến thức, thông tin cập nhật, chính xác về thị trường lao động tại địaphương, trong nước cũng như quốc tế để có được những tư vấn chính xácnhất cho thanh niên

Kết nối với các đơn vị đào tạo nghề: Hiện nay, có rất nhiều các đơn vị cóđào tạo nghề với các cấp bậc từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề Tuy nhiên, đaphần thanh niên nông thôn lại rất hạn chế trong việc tiếp cận với các thông tin

đó Vì vậy, sau khi đã chọn được ngành nghề học tập phù hợp thì điều quantrọng là phải kết nối họ đến với các đơn vị đào tạo nghề đó, đảm bảo cho họmột môi trường học tập tin cậy, hiệu quả và phù hợp với họ.Một trong nhữnghoạt động quan trọng của hình thức kết nối này đó làphối hợp với các đơn vị,trường dạy nghề có uy tín, chất lượng tổ chức các buổi giới thiệu, cung cấpthông tin về các ngành nghề đang được đào tạo tại trường và xu hướng lựachọn nghề để thanh niên có được cái nhìn toàn diện về các ngành nghề và lựachọn được nghề học cho phù hợp trong rất nhiều các nghề đang được đào tạotại các cơ sở

Hoạt động hỗ trợ vay vốn: Để hỗ trợ thanh niên nông thôn tiếp cận được

với nguồn vốn vay và sử dụng nguồn vốn vay đó hiệu quả, giải quyết đượckhó khăn của mình trong vấn đề việc làm, công tác xã hội có một số hình thức

hỗ trợ cụ thể đó là:

Tư vấn, cung cấp thông tin về chính sách vay vốn: Trước tiên,NVCTXH sẽ cung cấp thông tin về các chính sách vay vốn của Nhà nước vàđịa phương cũng như một số tổ chức khác như: Ngân hàng chính sách xã hội,các ngân hàng ngoài Nhà nước, nguồn quỹ của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ.Giới thiệu, kết nối thanh niên với các đơn vị, tổ chức cho vay vốn: Đây

là hoạt động thể hiện rất rõ vai trò kết nối của công tác xã hội Nhân viên xãhội sẽ là cầu nối giữa thanh niên với các đơn vị cho vay vốn đồng thời cũng làngười hướng dẫn họ làm các thủ tục hành chính cần thiết để có thể tiếp cậnvới nguồn vốn đó

Tham vấn sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả: Để giúp cho những đồngvốn vay phát huy được giá trị cao nhất trong việc giúp thanh niên giải quyếtvấn đề việc làm của mình, công tác xã hội tham vấn cho thanh niên sử dụngnguồn vốn vay đó sao cho hiệu quả nhất, phù hợp với những nhu cầu việc làm

ở hiện tại và tương lai của họ như: học nghề, mở rộng và phát triển sản xuất,kinh doanh, xuất khẩu lao động…Tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn vay

Trang 33

không đúng mục đích, không mang lại giá trị cho người được vay và làm cho

họ không có khả năng hoàn trả vốn vay đó

Hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm: Công tác xã hội sẽ giữ vai trò là kết

nối giữa các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tuyển dụng lao động với những cánhân có nhu cầu tìm việc làm Trong quá trình kết nối này, NVCTXH cũng sẽtham vấn giúp cho đối tượng lựa chọn được công việc phù hợp nhất với trình

độ cũng như mong muốn của bản thân Hiện nay, xuất khẩu lao động đi nướcngoài đang là một giải pháp quan trọng trong việc giải quyết việc làm ở nôngthôn và Nhà nước cũng đã có một số chính sách quan trọng trong việc hỗ trợchi phí cho người lao động đi nước ngoài Vì thế, việc kết nối, giới thiệuthanh niên với các công ty tuyển dụng lao động xuất khẩu đi nước ngoài cũngđang được rất chú trọng

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

1.3.1 Yếu tố chủ quan

Một số yếu tố liên quan đến bản thân thanh niên nông thôn:

Yếu tố sức khỏe: Sức khỏe của con người là tổng hòa của ba yếu tố: sứckhỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội Sức khỏe thể chất là yếu

tố quan trọng đầu tiên trong việc tìm kiếm việc làm, đồng thời một tinh thầnkhỏe mạnh cũng là kiện để tạo nên sự say mê, niềm hứng khởi với công việc.Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của thanh niên của thanh niên:

Số lượng thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề hiện nay là rất lớn, chủyếu là lao động phổ thông Vì thế, họ rất khó để tìm được việc làm ổn định dokhông thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng Cũng chính vì trình độvăn hóa còn hạn chế nên kỹ năng tìm kiếm việc làm hay phát triển kinh tế, tựtạo việc làm của thanh niên nông thôn cũng gặp rất nhiều khó khăn

Sự nỗ lực, ý chí của bản thân: Sự nỗ lực và cố gắng của mỗi cá nhân làrất quan trọng, tuy nhiên một số thanh niên nông thôn hiện nay lại luôn đổ lỗicho số phận, không tìm cách vượt qua khó khăn, vẫn tồn tại cách suy nghĩ lạchậu, có tư tưởng ỉ lại, thụ động, không dám đột phá, không đầu tư thời giancho việc học văn hóa, học nghề, tin học, ngoại ngữ, không dám thoát ly giađình đi làm xa, thanh niên nông thôn thường xây dựng gia đình sớm, thời gianlao động ở nông thôn thường theo mùa vụ có nhiều thời gian rảnh rỗi thường

tụ tập chơi bời, la cà nhậu nhẹt, tính kỷ luật trong lao động không cao

Trang 34

Định hướng việc làm phù hợp: Định hướng về việc làm của thanh niênđược thể hiện trong suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của bản thân thanh niêntrong việc chọn lựa ngành nghề học, chọn lựa công việc để làm, chọn lựa nơilàm việc Nếu thanh niên lựa chọn ngành nghề học tập, công việc phù hợpvới năng lực, sở thích của bản thân, phù hợp với yêu cầu, xu hướng của xã hộithì việc tìm kiếm việc làm sẽ đơn giản hơn, bản thân họ sẽ có niềm hứng thú,say mê với công việc của mình Từ đó họ sẽ cống hiến hết mình cho côngviệc, tạo ra đựơc nhiều nhất giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội Ngược lạinếu thanh niên không có định hướng công việc phù hợp, rất dễ họ trở thànhnhững người thất nghiệp ngay cả khi đã học nghề do không phù hợp với nănglực của bản thân, nhu cầu của xã hội hoặc sẽ không có được sự say mê, yêuthích với công việc của mình.

1.3.2 Yếu tố khách quan

Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương: Ở các vùng nông thônhiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu và là nguồn thu nhập chính củangười dân Tuy nhiên, một số địa bàn do thời tiết không thuận lợi, địa hìnhchia cắt, đất đai hạn hẹp, thoái hóa đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việcsản xuất nông nghiệp của người dân Cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại là mộtyếu tố quan trong ảnh hưởng tới các hoạt động cung cấp kiến thức, thông tinliên quan tới việc làm cho thanh niên Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn,điều kiện kinh tế-xã hội, giao thông đi lại còn rất khó khăn nên việc truyềntải, tiếp nhận các thông tin gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế Khi kinh tế khókhăn, hệ thống các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, công ty trên địa bàn không cóhoặc rất ít sẽ dẫn tới cơ hội tìm được vệc làm của thanh niên bị hạn chế đi rấtnhiều

Các chính sách việc làm của Nhà nước và địa phương: Hiện nay Đảng vàNhà nước đã có rất nhiều những chương trình, chính sách liên quan đến hỗ trợviệc làm cho thanh niên nông thôn: như chính sách đào tạo nghề, chính sách

hỗ trợ vay vốn, chương trình xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn…Nhờ tiếp cận những chính sách này, rất nhiều thanh niên nông thôn đã đượcđào tạo nghề, có được việc làm hoặc tự tạo việc làm nhờ nguồn vốn được hỗtrợ Tuy nhiên, tình trạng đào tạo nghề không có định hướng, không quan tâmđến đầu ra cho học viên đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh niên nôngthôn hiện nay không tìm được việc làm phù hợp sau khi học nghề Đây cũng

là một câu hỏi lớn được đặt ra cho công tác đào tạo nghề cho thanh niên nôngthôn trong thời gian tới

Trang 35

Sự quan tâm của của chính quyền địa phương đến việc làm của ngườidân cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của họ Bởi lẽ, chính quyền cấpxã/phường chính là cấp gần dân nhất, thấu hiểu dân nhất Hơn nữa, đây còn làcấp trực tiếp triển khai các chương trình, chính sách việc làm của Nhà nướcđến với người dân, đưa các chính sách đó đi vào cuộc sống của người dân Hỗtrợ họ tối đa trong vấn đề việc làm.

Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong hoạt động hỗ trợ tạo việc làmcho thanh niên nông thôn: Trong những năm gần đây, các đơn vị Đoàn Thanhniên thường xuyên tổ chức các hội chợ giới thiệu việc làm hay ngày hội việclàm đã tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên nói chung và thanh niên nôngthôn nói riêng có cơ hội có được những công việc phù hợp Cùng với đó, sựđầu tư, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước trong việctriển khai các dự án hướng tới thanh niên nông thôn cũng giúp cho thanh niênnông thôn có được những cơ hội phát triển tốt hơn

Trình độ chuyên môn của cán bộ xã hội, cán bộ phụ trách công tác laođộng- việc làm tại các địa phương: Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnhhưởng tới chất lượng của hoạt động truyền thông, cung cấp kiến thức, thôngtin về việc làm, định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề cho thanh niên Thôngtin được cung cấp kịp thời, chính xác sẽ giúp cho thanh niên có được nhữnglựa chọn phù hợp, đúng đắn cho công việc của mình, giúp họ giải quyếtnhững khó khăn trong vấn đề việc làm Ngược lại nếu thông tin được cungcấp không chính xác, kịp thời sẽ dễ dẫn tới những lựa chọn không phù hợp,những cơ hội việc làm bị bỏ qua

Yếu tố gia đình: Một số yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến việc làm củathanh niên như: Điều kiện kinh tế , trình độ văn hóa của bố mẹ, nghề nghiệpcủa bố mẹ, sự quan tâm của bố mẹ

-Điều kiện kinh tế gia đình: Với những hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cóhoàn cảnh đặc biệt thì việc con cái họ được học hành, được đào tạo nghề là rấtkhó khăn cảnh khó khăn.Với những thanh niên chưa lập gia đình trong độ tuổi

từ 16-18 là đối tượng đang còn phụ thuộc rất nhiều vào gia đình, cả về kinh tếlẫn sự bao bọc Vì thế những sự hỗ trợ từ phía gia đình trong giai đoạn này làrất quan trọng với nhóm thanh niên này

-Trình độ văn hóa của bố mẹ: Nếu gia đình có nhận thức tốt về vấn đềviệc làm của con em mình trong tương lai thì các em sẽ dễ dàng được tạo điềukiện để đi học nghề nếu không có khả năng học tiếp lên trung học phổ thông.Ngược lại, nếu gia đình chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề việc làm, tầm

Trang 36

quan trọng của trình độ chuyên môn đến việc làm tương lai sau này thì rất dễcác em sẽ phải ở nhà phụ giúp công việc hoặc tới các thành phố để tìm kiếmviệc làm Với trình độ chuyên môn không có, các em sẽ rất khó để tìm đượcviệc làm hoặc nếu có thì đa phần sẽ phải làm các công việc nặng nhọc, thunhập thấp, không ổn định Một khía cạnh quan trọng khác để nói lên sự ảnhhưởng của gia đình đối với việc làm của.

-Nghề nghiệp của bố mẹ: Rất nhiều những bậc phụ huynh luôn hướng,thậm chí là ép buộc con em mìn theo ngành nghề của bản thân và không quantâm rằng con mình có thích, có đam mê công việc đó hay không Điều này đã

vô tình tạo nên một lớp những thanh niên- những người lao động không tâmhuyết, không say mê với nghề, bên cạnh đó vì “bị ép” học nghề mà mìnhkhông thích, không phù hợp với năng lực nên kết quả đầu ra trình độ chuyênmôn của những thanh niên này cũng sẽ không cao và khi trình độ chuyên mônkhông đạt thì đó lại là nguyên nhân để những thanh niên này rơi vào tình cảnhthất nghiệp dù đã qua đào tạo nghề

1.4 Luật pháp, Chính sách của Nhà nước và địa phương vềhỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

1.4.1 Quan điểm của Đảng và Chính sách của Nhà nước hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm, vừa là mục tiêu,vừa là động lực của sự phát triển bền vững Chính vì vậy, vấn đề giải quyếtviệc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động thanh niên luôn là một trongnhững định hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu của chính sách lao động và giải quyết việc làm của Đảng ta làhướng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sứclao động, khơi dậy tiềm năng của mọi người và toàn xã hội, coi trọng giá trịsức lao động, mở rộng cơ hội cho mọi người đều phát triển Những quanđiểm, tư tưởng của Đảng ta được thể hiện rất rõ trong các văn kiện Đại hộicủa Đảng Đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳngđịnh: "Giải quyết việc làm là một trong những chính sách cơ bản của quốcgia" [14, tr.201]

Ngày 25-7-2008 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghịquyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácthanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH", trong đó Đảng ta chỉ rõ: "Nângcao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiệnđời sống cho thanh niên" [12]

Trang 37

Cùng với đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã banh hành nhiều Nghị quyết

và chính sách tạo đà cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững:Chỉ thị 06/2005/TTg của Thủ tướng chính phủ về phát huy vai trò củathanh niên trong tham gia phát triển kinh tế-xã hội

Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã cómột chương về vấn đề việc làm cho thanh niên

Quyết định số 603/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển dạynghề thời kì 2011-2020 Với mục tiêu, đến 2020, dạy nghề đáp ứng được nhucầu thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng , cơ cấu nghề và trình độđào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triểntrong khu vực ASEAN và trên thế giới.[12]

Đề án 1956 về đạo tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đượcThủ tướng chính phủ phê duyệt ngày ngày 27 tháng 11 năm 2009 Trongquyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “Đàotạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của cáccấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nhà nướctăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cóchính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối vớimọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xãhội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn” [12]Đề án đã đưa ranhiều chính sách hỗ trợ đối với người học, đối với giáo viên, giảng viên vàđối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quyết định số: 365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn đối với laođộng đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo

1.4.2.Văn bản chỉ đạo của Tỉnh Phú Thọ về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là một trong những chủ trươngquan trọng của Đảng và Nhà nước ta những năm qua Giải quyết tốt vấn đềđào tạo nghề và giải quyết việc làm sẽ dẫn đến nâng cao mức sống của ngườidân, đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế Phú Thọ là một tỉnh trung dumiền núi phía Bắc với dân số trên 1400 nghìn người, trong đó có tới hơn 80%dân số sống ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của ngườidân nông thôn tỉnh Phú Thọ chưa cao, người dân chưa sử dụng triệt để thờigian lao động nông nhàn, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn ở mức cao

Trang 38

Chính vì những lý do trên UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành một số văn bản chỉ đạo quan trọng về hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn nói chung

và thanh niên nông thôn nói riêng như:

Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Quyết định số 606/KH-UBND ngày 27/2/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ

về kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015

Đây là một số văn bản đã có tác động lớn đến hoạt động động hỗ trợ việclàm cho thanh niên nói riêng và lao động nông thôn nói chung

Xã Tạ xá là một xã trung du miền núi của Tỉnh Phú thọ, điều kiện kinhtế- xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế của người dân chủ yếu là hoạtđộng nông nghiệp và thủ công nghiệp nhỏ như đan lát, làm nón…

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Nhà nước và tỉnh Phú thọ về công tác

hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn, các cấp lãnh đạo Xã Tạ xá cũngluôn chú trọng triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cho thanhniên trong xã được đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cũng như tiếp cận đượccác nguồn vốn để tự tạo việc làm, phát triển kinh tế

Do điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn nên số lượng thanh niên họcxong THPT không thể tiếp tục theo học Đại học là khá đông Vì thế, Banchấp hành Đoàn Thanh niên Xã Tạ xá, mỗi năm đều tổ chức một buổi hộithảo chia sẻ về định hướng học nghề, định hướng nghề nghiệp việc làm tươnglai ho các em học sinh vừa tốt nghiệp THPT và không tiếp tục theo học tại cáctrường Đại học, Cao Đẳng cũng như các đối tượng khác có nhu cầu

Hoạt động tuyên dương, khen thưởng cho các thanh niên làm ăn kinh tếgiỏi: Mỗi năm, UBND xã kết hợp với Đoàn Thanh niên đều tổ chức xét duyệt

và khen thưởng cho các đoàn viên, thanh niên làm ăn kinh tế giỏi

Hoạt động liên kết với các cơ sở, đơn vị đào tạo nghề: Nằm trong chuỗicác hoạt động về hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên, UBND xã thường xuyênliên kết với một số đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh tổ chức các buổi tưvấn nghề nghiệp cho thanh niên trong xã Đồng thời UBND xã cũng có chínhsách liên kết với một số công ty chuyên xuất khẩu lao động đểtạo điều kiệncho lao động trong xã nói chung và thanh niên nói riêng tiếp cận được vớimột cơ hội việc làm ở nước ngoài đảm bảo, an toàn

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trong chương 1 nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hộitrong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn, tác giả đã đưa ra được một sốkhái niệm cơ bản như: Khái niệm công tác xã hội; khái niệm thanh niên,thanh niên nông thôn; khái niệm việc làm, khái niệm hỗ trợ việc làm Đây làmột số khái niêm quan trọng, là cơ sở để người nghiên cứu xây dựng kháiniệm công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn là:

“Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn là một hoạt

động chuyên nghiệp hướng tới nhóm đối tượng là thanh niên nông thôn nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội

về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cho họ có được việc làm hoặc

tự tạo được việc làm ở hiện tại và tương lai, có được thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình, góp phần tích cực vào sự phát triển, tiến bộ của xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.”

Từ khái niệm Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nôngthôn, người nghiên cứu cũng đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về một số nộidung liên quan như: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm chothanh niên nông thôn; vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm chothanh niên nông thôn; các chính sách, luật pháp của Nhà nước và địa phương

về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn; các yếu tố ảnh hưởng đến việclàm cho thanh niên nông thôn Từ đó đi đến một số kết luận sau:

Thanh niên nông thôn gặp khó khăn trong vấn đề việc làm chính là mộttrong những đối tượng của công tác xã hội Để hỗ trợ họ giải quyết những khókhăn đó, công tác xã hội có một số hoạt động tiêu biểu đó là: Hoạt độngtruyền thông nâng cao nhận thức về vấn đề việc làm, hoạt động hỗ trợ họcnghề, hoạt động hỗ trợ vay vốn, hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm

Công tác xã hội đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ việclàm cho thanh niên nông thôn, một số vai trò nổi bật đó là: Vai trò giáo dục,vai trò tham vấn, vai trò kết nối, vai trò huy động nguồn lực, vai trò biện hộchính sách, vai trò tư vấn hỗ trợ pháp lý

Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn phụthuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Các nhóm yếu tố cơ bao gồm: Nhóm yếu

tố chủ quan (sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, sự nỗ lực ýchí, định hướng việc làm phù hợp…), những yếu tố khách quan (điều kiện tựnhiên, kinh tế- xã hội của địa phương; chính sách việc làm của Nhà nước và

Trang 40

địa phương; sự tham gia của các tổ chức xã hội; trình độ chuyên môn của cán

bộ xã hội; yếu tố gia đình…)

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến thế hệ thanh niên, thanh niênnông thôn và cũng đã có nhiều chính sách, chương trình để hỗ trợ thanh niênnông thôn trong vấn đề việc làm Tuy nhiên việc thực hiện các chương trình,chính sách đó còn chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa đạt được hiệu quả tối

đa Vì thế, cần có sự theo dõi, đánh giá chính xác để có những bổ sung, điềuchỉnh cho phù hợp

Việc đưa ra khái niệm, các hoạt động, vai trò của công tác xã hội trong

hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn cũng như những luật pháp, chínhsách của Nhà nước và địa phương về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nôngthôn, các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên nông thôn là cơ sởquan trọng để nghiên cứu, điều tra, đánh giá về thực trạng công tác Thựctrạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn tại Xã

Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ trong chương tiếp theo

Ngày đăng: 25/07/2017, 13:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Loan, Lao động việc làm ở Việt Nam 2015: Nỗ lực nhưng chưa đạt kỳ vọng, ngày 28/12/2015, Báo điện tử kinh tế và dự báo ,http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/2-4925-lao-dong-viec-lam-o-viet-nam-2015--no-luc-nhung-chua-dat-ky-vong.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động việc làm ở Việt Nam 2015: Nỗ lực nhưng chưa đạt kỳ vọng
2. Hoàng Văn Lộc, Dương Thị Ngọc Dương, Phạm Duy Yên, Nguyễn Vân (2005), Từ điển Anh- Việt, Nxb. Từ điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Anh- Việt
Tác giả: Hoàng Văn Lộc, Dương Thị Ngọc Dương, Phạm Duy Yên, Nguyễn Vân
Nhà XB: Nxb. Từ điển Bách Khoa
Năm: 2005
3. Bùi Thị Xuân Mai(2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb. Lao động- Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: Nxb. Lao động- Xã hội
Năm: 2012
4. . Nguyễn Hồng Nga, 2011, giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội, Nxb. Lao động- Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội
Nhà XB: Nxb. Lao động- Xã hội
5. Minh Tâm, Thanh Nghị, Xuân Lâm(1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Thanh Hóa Luận án tiến sĩ , trường ĐHSP Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Minh Tâm, Thanh Nghị, Xuân Lâm
Nhà XB: Nxb. Thanh Hóa Luận án tiến sĩ
Năm: 1998
6. Nguyễn Mạnh Tiến, Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm, ngày 7- 8- 2013, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), https://voer.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm
7. Phạm Hồng Tung (2008), Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn- Số 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận
Tác giả: Phạm Hồng Tung
Năm: 2008
9. Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ ,http://www.phutho.gov.vn/ Link
10. Cổng thông tin điện tử huyện Cẩm Khê, http://camkhe.phutho.gov.vn/ Link
12. Trang Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật http://vbpl.vn/TW/Pages/Home.aspx Link
8. Lịch sử Đảng bộ xã Tạ Xá năm 1940-2015, Nhà xuất bản chính trị quốc gia- chịu trách niệm ban hành Đảng bộ xã Tạ Xá khóa III, nhiệm kỳ 2010-2015 Khác
11. Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2015 của xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w