1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN môn kỹ NĂNG tư vấn PHÁP LUẬT

20 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 57,51 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT MỤC LỤC I. LỜI NÓI ĐẦU 2 II. NHỮNG ĐỊNH CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2 1. Khái niệm về trọng tài thương mại 2 2. Các hình thức trọng tài thương mại 3 2.1 Trọng tài vụ việc. 3 2.2 Trọng tài thường trực. 4 3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại. 5 4. Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 6 4.1 . Ưu điểm 6 4.2 Nhược điểm 9 III . LUẬT SƯ KHI THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI. 11 3.1 Khởi kiện vụ việc. 11 3.1.1 Kiểm tra thỏa thuận trọng tài . 11 3.1.2 Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. 12 3.2. Tham gia quá trình giải quyết tranh chấp. 12 3.3. Các công việc sau phiên sử trọng tài 13 IV. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM. 14 V. NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 16 KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 I. LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng việc thành lập với nhiều hình thức khác nhau với nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác thậm chí cạnh tranh nhau đang càng này càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết “ thuận buồm xuôi gió” thì vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn, bất đồng thập chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Từ đó, gây nên thiệt hại cho các bên mà còn gây thiệt hai cho nền kinh tế thị trường. Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến, và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường.Do tính chất thường xuyên và hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng luật sư đã sớm quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật. Trọng tài thương mại là một trong những hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấp thương mại được quy định ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam .Khi phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp lựa chọn hình thức trọng tài thương mại sẽ rất có nhiều ưu điểm .Tuy nhiên, trọng tài thương mại vẫn là phương thức giải quyết tranh chấp chưa được phổ biến hiện nay.Và đó cũng là môt trong những lý do luât sư đang mở rộng tham gia vào hoạt động này .Bài tiểu luận dưới đây xin phép được phân tích và giới thiệu rõ hơn về vấn đề “ các công việc của luật sư phải thực hiện khi tham gia giải quyết bằng trọng tài thương mại”. II. NHỮNG ĐỊNH CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm về trọng tài thương mại Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến của các nước trên thế giới, nhất là tạị các nước có nền kinh tế thị trường phát triển . Tại Việt Nam tuy mới được hình thành nhưng trọng tài thương mại được khuyến khích sử dụng môt loạt các luật như Luật Thương Mại, Luật Đầu Tư, Luật Doanh nghiệp, bộ luật Hàng Hải…..Hiện nay, Việt Nam vẫn đang sử dụng luật Trọng tài thương mại 2010 là văn bản quy định khác chi tiết về trọng tài, trình tự giải quyết bằng trọng tài.Theo đó trọng tài thương mại là “ Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này” ( Khoản 1 điều 3 luật Trọng tài thương mại năm 2010”. Cũng giống như các phương thức giải quyết chanh chấp khác, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng có một số nguyên tắc nhất định.Một trong những nguyên tắc cơ bản của trọng tài đó chính là thẩm quyền được hình thành từ ý chí của các bên tranh chấp.Ý chí đó thường được thỏa thuận bằng văn bản hay thỏa thuận trọng tài. “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh ” ( khoản 2 điều 3 luật trọng tài thương mại). Thỏa thuận trọng tài là một thỏa thuận đặc biệt bởi nó quy định việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bằng trọng tài mà thỏa thuận trọng tài được thỏa thuận ngay trong chính hợp đồng đó.Thỏa thuận này trong hầu hết các trường hợp, phải được lập bằng văn bản. Tuy nhiên, hình thức bằng văn bản có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể được ký kết , trao đổi qua thư, telex, điện tín hay fax trao đổi giữa hai bên , hay bất kỳ phương tiện nào khác mà chứng minh được sự tồn tại của thỏa thuận đó. 2. Các hình thức trọng tài thương mại Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực. 2.1 Trọng tài vụ việc. Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xog vụ tranh chấp. Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc điểm dưới đây: Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp. Tính chất “ vụ việc’’ của hình thức trọng tài này thể hiện ở chỗ trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận giữa các bên tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên. Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết tranh chấp giữa các bên, khi giải quyết tranh chấp hoạt động trọng tài tự chấm dứt. Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực , không có bộ máy điều hành . Trọng tài viên được các bên lựa chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào. Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. Trọng tài vụ việc chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp nên quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức vào xây dựng quy tắc tố tụng, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào , mà thông thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế. 2.2 Trọng tài thường trực. Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới những hình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài, các hiệp hội trọng tài hay các viện trọng tài nhưng chủ yếu phổ biến dưới dạng các trung tâm trọng tài. Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư các pháp nhân, có con dấu, có toài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định. Đặc trưng có bản của hình thức trọng tài này như sau: Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước , thể hiện: Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sang kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chứ không phải được thành lập bởi nhà nước. Do đó, nó không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước cũng như không lệ thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước. Hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hoặc được hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết. Dù không được thành lập bởi nhà nước nhưng trung tâm trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước, thông qua các hoạt động như: ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài, cấp, thay dổi , bổ sung và thu hồi giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài, hỗ trợ trung tâm trọng tài trong việc hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài…. Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân , tồn tại độc lập với nhau. Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới. Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm. Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử. Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể tham gia vào việc giải quyêt trnh chấp khi được chọn hoặc chỉ định. Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng, thể hiện : Tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên, mỗi trung tâm trọng tài có quyền tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời có thể mỡ rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này. Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài dựa trên cơ sở là một số văn bản quy tắc trọng tài hay một số công ước quốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín. Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm. Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm . 3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trung tâm trọng tài được quy định tại Điều 4 Luật trọng tài thương mại: “1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. 2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. 3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. 4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.” Ta có thể phân tích các nguyên tắc ấy như sau: Thứ nhất, tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết bằng trọng tài thương mại khi có sự thỏa thuận sử dụng trọng tài của các bên hay còn gọi là nguyên tắc thỏa thuận trọng tài đã được Pháp lệnh trọng tài 2003 ghi nhận tuy nhiên lại không được thể hiện rõ trong Điều 4, Luật trọng tài thương mại 2010. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong thực tế hoạt động thương mại. Thỏa thuận trọng tài có thể là một thỏa thuận riêng hay là thỏa thuận trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản và các hình thức văn bản thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010. Các thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010. Đồng thời trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu các thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Thứ hai, nguyên tắc trọng tài viên độc lập,vô tư, khách quan và tuân theo quy định pháp luật. Trọng tài viên phải có đủ các điều kiện nhất định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp. Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên được quy định tại Điều 20 Luật trọng tài thương mại. Thứ ba, các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Có thể thấy bình đẳn trước pháp luật chính là một nguyên tắc xuyên suốt tối quan trọng của hệ thống pháp luật và trong trọng tài thương mại cũng vậy. Qua đó Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên. Thứ tư, trọng tài thương mại được xét xử kín, đây là một nguyên tắc đặc trưng tạo ra nét khác biệt với việc xét xử tại tòa án, việc xét xử kín nhằm bảo vệ uy tín, các bí mật kinh doanh và giữ hòa khí hòa khí giữa các bên. Thứ năm, quyết định của trọng tài là chung thẩm, tức là quyết định của trọn tài có giá trị pháp lí tương đươc với một bản án được tuyên bởi tòa và có tính cưỡng chế tương tự. Bên cạnh đó trọng tài chỉ xét xử một lần chứ không xét xử nhiều cấp như tại tòa án. 4. Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 4.1 . Ưu điểm Khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng, phương thức trọng tài thương mại được pháp luật quy định về trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại tại Luật trọng tài thương mại năm 2010. Phương thức này có những ưu điểm mà các bên cần quan tâm khi lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp. Đó là: Thứ nhất, trọng tài thương mại tôn trọng tối đa ý chí tự do thỏa thuận của các bên. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước (không nhân danh quyền lực nhà nước như phán quyết của tòa án) mà chủ yếu được giải quyết dựa trên nền tảng ý chí tự do lựa chọn của các bên. Điều này được thể hiện ở quyền chọn Trọng tài viên của các bên. Các bên có thể chọn một Hội đồng Trọng tài dựa trên trình độ, năng lực. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Tuỳ theo hình thức trọng tài mà các bên lựa chọn, các bên có thể lựa chọn trọng tài viên trong một trung tâm trọng tài, trọng tài viên ở bất kì trung tâm trọng tài nào, hoặc người không có tên trong danh sách trọng tài viên. Các bên tranh chấp còn có quyền lựa chọn địa điểm, thời gian giải quyết. Đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài các bên có thể lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp và ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài. Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thể hiện tính năng động, linh hoạt và mềm dẻo cao hơn so với phương thức bằng Tòa án. Tòa án khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định có tính chất quy trình, thủ tục, trình tự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Với trọng tài, các bên thông thường được tự do lựa chọn thủ tục, thời gian, địa điểm phương thức giải quyết tranh chấp theo phương thức tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả nhất cho các bên trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Đồng thời Hoạt động xét xử của Trọng tài là liên tục vì Hội đồng Trọng tài xét xử vụ kiện là do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện, các trọng tài viên là người theo vụ kiện từ đầu đến cuối, họ có điều kiện để nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụviệc. Chính điều này có lợi ngay cả khi các bên luôn hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thỏa thuận,. Tức là trong suốt quá trình giải quyết vụ việc thỏa thuận về sự hòa giải của 2 bên luôn được lắng nghe và được tạo điều kiện thuận lợi nhất để hòa giải để tìm được sự đồng thuận. Điều mà ít khi xảy ra trong tố tụng kinh tế diễn ra tại các phiên tòa xét xử tranh chấp. Nếu như các bên hòa giải thành công đã đồng ý thì ra biên bản hòa giải và công nhận biên bản. Hoạt động xét xử của trọng tài là liên tục cũng có thể làm tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp. Trong khi đó giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường rất khó đạt được điều này bởi Tòa án phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, do đó tình trạng án tồn đọng là điều không thể tránh khỏi. Thứ ba, đảm bảo giữ bí mật nội dung tranh chấp. Đó là do nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp của trọng tài là không công khai. Chính vì vậy sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có, trong khi đó việc xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên kia thấy mình là một kẻ thua cuộc. Trong một vụ tranh chấp, dù là nguyên đơn hay bị đơn, một khi đã ra toà thì uy tín của thương hiệu ít nhiều giảm sút nơi khách hàng. Trong quá trình kinh doanh, bí quyết kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất là những lĩnh vực sở hữu trí tuệ, công nghệ cao, nếu giải quyết tại toà án sẽ có nguy cơ lộ bí mật. Ảnh hưởng đó mờ nhạt hơn khi giải quyết bằng con đường trọng tài. Trong thời đại Internet thì mọi thông tin đều có khả năng lan truyền rất nhanh và rất rộng vì thế giữ vững uy tín và thương hiệu luôn luôn là phương châm phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Đây là đặc điểm khác biệt so với việc giải quyết tranh chấp tại toà án và là ưu điểm nổi trội của phương thức trọng tài. Bên cạnh đó việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hoà khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các đối tác. Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là tự nguyện. Xét xử bằng trọng tài sẽ làm giảm mức độ xung đột căng thẳng của những bất đồng trên cơ sở những câu hỏi gợi mở, sự hợp tác , thiện chí giữa các bên… Đó là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau và đặc biệt, sự tự nguyện thi hành quyết định trọng tài của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn trong tương lai. Thứ tư, trọng tài viên có kiến thức chuyên môn cao. Các trọng tài viên thường là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong một số lĩnh vực cụ thể, như bảo hiểm, tài chính, vận tải, xây dựng… Những tranh chấp chuyên ngành này đòi hỏi người phân xử phải có kiến thức rộng và am hiểu trong lĩnh vực đó. Do vậy, việc giải quyết sẽ được chính xác và khách quan hơn. Luật TTTM cũng đã quy định rõ tiêu chuẩn trọng tài viên. Điều 20 Luật TTTM có quy định rõ cá nhân có năng lực hành vi dân sự, có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế công tác từ năm năm trở lên có thể là trọng tài viên. Đặc biệt, Luật dành cho các Trung tâm trọng tài quyền được đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn đối với các Trọng tài viên trong danh sách của mình (khoản 3, Điều 20). Trong trường hợp đặc biệt, các bên đương sự có thể lựa chọn dựa trên niềm tin của họ vào tính chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn, uy tín của cá nhân đó và trong trường hợp đó thì nhà chuyên môn nào cũng có thể được các bên chọn làm Trọng tài cho vụ việc của họ (khoản 1, điểm c, Điều 20). Luật TTTM 2010 cũng không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch Việt Nam. Điều đó có nghĩa là người nước ngoài cũng có thể được chỉ định làm trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ. Quy định này đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời việc quy định những trọng tài viên phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu và năng lực chuyên môn sẽ đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và đúng đắn. Thứ năm, tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài một tổ chức phi Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về pháp lý của toà án trên nhiều mặt như: Xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài; giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài; công nhận và thi hành quyết định trọng tài. Nhằm giúp cho cơ chế tố tụng trọng tài vận hành có hiệu quả, Luật TTTM 2010 cũng đã cho phép Hội đồng Trọng tài được thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời (quy định tại Điều 47, 48, 49 và 50). Quy định này là sự tiếp thu những quy định mẫu của UNCITRAL được thông qua 2006. Điều này cũng thể hiện sự tiếp thu và từng bước điều chỉnh của cơ quan lập pháp Việt Nam để các quy định trọng tài thương mại Việt Nam hội nhập với các thông lệ quốc tế.Bên cạnh đó, kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại theo phương thức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại điều 66 của luật trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài : “1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. 2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.” Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp, quyết định trọng tài được thi hành một cách triệt để tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết một cách dứt điểm, tránh tình trạng một bên kéo dài thời gian thi hành án. Có thể nói, đây là ưu điểm nổi trội so với hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thương lượng và hòa giải. Thứ sáu, phán quyết trọng tài là phán quyết chung thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo bất cứ thủ tục nào, quy định này khác hẳn với việc giải quyết tại toà án thông qua nhiều cấp xét xử. Quyết định trọng tài sẽ được thi hành nếu như quyết định đó là hợp pháp (khi không có đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, hoặc hội đồng xét xử đã bác đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài) các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành. Quyết định trọng tài được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về tiền, hàng trong kinh doanh thương mại. Chính điều này tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Thứ bảy, phương thức giải quyết tranh chấp theo trọng tài thương mại được sự thừa nhận của quốc tế. Trọng tài thương mại không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau (Toà án nói là được độc lập nhưng cũng dễ bị chi phối bởi quyền lợi dân tộc, do đó các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau thường không thích chọn toà án của nhau). Vì vậy, họ thường thích chọn trọng tài, nhất là trọng tài của nước thứ ba để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết tranh chấp. Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài đã quy định rằng các nước thành viên của công ước này có nghĩa vụ công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài của nước bên kia cũng là thành viên. 4.2 Nhược điểm Thứ nhất, hiệu lực thi hành của quyết định trọng tài thương mại mặc dù được sự hỗ trợ từ phía cơ quan thi hành án cấp tỉnh nhưng nói chung vẫn còn thấp. Một trong những lý do quan trọng khiến doanh nghiệp ít lựa chọn trọng tài để xử lý tranh chấp là do hiệu quả thi hành án chưa cao, doanh nghiệp “hồ nghi” sức mạnh của phán quyết trọng tài. Sự thành công của trọng tài phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định trọng tài có được thi hành hay không. Khi các bên kinh doanh đã lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, điều mà họ hướng tới là sự đền bù về tiền bạc chứ không phải là một tờ giấy ghi phán quyết không được thi hành. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu yêu cầu thi hành quyết định của trọng tài có tính khả thi hay không khi hiện nay khối lượng án trọng thi hành án dân sự còn tồn rất lớn. Đây rõ ràng là quy định chưa thể thực hiện được trong hoàn cảnh hiện tại. Cơ quan thi hành án chưa thể gánh vác thêm nhiệm vụ mới khi công tác thi hành án vẫn đang là một vấn đề. Vì vậy quyền yêu cầu thi hành quyết định của trọng tài trước mắt khó có thể được đảm bảo, bởi cơ quan thi hành án còn nhiều hạn chế. Pháp luật về trọng tài thương mại quy định cơ quan thi hành án có trách nhiệm cưỡng chế việc thi hành, tuy nhiên với những phán quyết của toà án kinh tế đã là quá tải đối với cơ quan thi hành án. Do vậy, đứng trước bản án của Toà kinh tế và quyết định của trung tâm trọng tài, chắc chắn bản án, quyết định của toà án sẽ được thi hành trước. Thứ hai, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ không trực thuộc nhà nước, họ hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi. Nguồn thu chủ yếu của các trung tâm trọng tài là từ lệ phí giải quyết tranh chấp thương mại, do vậy chi phí cho một vụ việc tranh chấp được giải quyết theo thủ tục tố tụng trọng tài thường cao và tốn kém hơn phí tòa án. Theo Luật TTTM thí phí trọng tài được quy định tại Điều 43 bao gồm: “a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên; b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài; c) Phí hành chính; d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp; đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.”

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

MỤC LỤC

I LỜI NÓI ĐẦU 2

II NHỮNG ĐỊNH CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2

1 Khái niệm về trọng tài thương mại 2

2 Các hình thức trọng tài thương mại 3

2.1 Trọng tài vụ việc 3

2.2 Trọng tài thường trực 4

3 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 5

4 Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 6

4.1 Ưu điểm 6

4.2 Nhược điểm 9

III LUẬT SƯ KHI THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 11

3.1 Khởi kiện vụ việc 11

3.1.1 Kiểm tra thỏa thuận trọng tài 11

3.1.2 Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện 12

3.2 Tham gia quá trình giải quyết tranh chấp 12

3.3 Các công việc sau phiên sử trọng tài 13

IV THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 14

V NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 16

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

I LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng việc thành lập với nhiều hình thức khác nhau với nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác thậm chí cạnh tranh nhau đang càng này càng trở nên phổ biến Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết “ thuận buồm xuôi gió” thì vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn, bất đồng thập chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Từ đó, gây nên thiệt hại cho các bên mà còn gây thiệt hai cho nền kinh tế thị trường Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến, và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường.Do tính chất thường xuyên và hậu quả của

nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng luật sư đã sớm quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật

Trọng tài thương mại là một trong những hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấp thương mại được quy định ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Khi phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp lựa chọn hình thức trọng tài thương mại sẽ rất

có nhiều ưu điểm Tuy nhiên, trọng tài thương mại vẫn là phương thức giải quyết tranh chấp chưa được phổ biến hiện nay.Và đó cũng là môt trong những lý do luât sư đang

mở rộng tham gia vào hoạt động này Bài tiểu luận dưới đây xin phép được phân tích

và giới thiệu rõ hơn về vấn đề “ các công việc của luật sư phải thực hiện khi tham gia giải quyết bằng trọng tài thương mại”

II NHỮNG ĐỊNH CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

1 Khái niệm về trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến của các nước trên thế giới, nhất là tạị các nước có nền kinh tế thị trường phát triển Tại Việt Nam tuy mới được hình thành nhưng trọng tài thương mại được khuyến khích sử dụng môt loạt các luật như Luật Thương Mại, Luật Đầu Tư, Luật Doanh nghiệp, bộ luật Hàng Hải… Hiện nay, Việt Nam vẫn đang sử dụng luật Trọng tài thương mại 2010 là văn bản quy định khác chi tiết về trọng tài, trình tự giải quyết bằng trọng tài.Theo đó

trọng tài thương mại là “ Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp

do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này” ( Khoản 1 điều 3 luật Trọng tài thương mại năm 2010”

Cũng giống như các phương thức giải quyết chanh chấp khác, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng có một số nguyên tắc nhất định.Một trong những nguyên tắc cơ bản của trọng tài đó chính là thẩm quyền được hình thành từ ý

Trang 3

chí của các bên tranh chấp.Ý chí đó thường được thỏa thuận bằng văn bản hay thỏa

thuận trọng tài “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết

bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh ”

( khoản 2 điều 3 luật trọng tài thương mại)

Thỏa thuận trọng tài là một thỏa thuận đặc biệt bởi nó quy định việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bằng trọng tài mà thỏa thuận trọng tài được thỏa thuận ngay trong chính hợp đồng đó.Thỏa thuận này trong hầu hết các trường hợp, phải được lập bằng văn bản Tuy nhiên, hình thức bằng văn bản có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể được ký kết , trao đổi qua thư, telex, điện tín hay fax trao đổi giữa hai bên , hay bất kỳ phương tiện nào khác mà chứng minh được sự tồn tại của thỏa thuận đó

2 Các hình thức trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực

2.1 Trọng tài vụ việc.

Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xog vụ tranh chấp

Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp

Tính chất “ vụ việc’’ của hình thức trọng tài này thể hiện ở chỗ trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận giữa các bên tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết tranh chấp giữa các bên, khi giải quyết tranh chấp hoạt động trọng tài tự chấm dứt

Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực , không có bộ máy điều hành Trọng tài viên được các bên lựa chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào

Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình

Trọng tài vụ việc chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp nên quy tắc

tố tụng để giải quyết tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức vào xây dựng quy tắc tố tụng, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào , mà

Trang 4

thông thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế

2.2 Trọng tài thường trực.

Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới những hình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài, các hiệp hội trọng tài hay các viện trọng tài nhưng chủ yếu phổ biến dưới dạng các trung tâm trọng tài

Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư các pháp nhân,

có con dấu, có toài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định

Đặc trưng có bản của hình thức trọng tài này như sau:

Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước , thể hiện:

* Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sang kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chứ không phải được thành lập bởi nhà nước Do đó, nó không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước cũng như không lệ thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước

* Hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước

* Trọng tài viên duy nhất hoặc được hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết

* Dù không được thành lập bởi nhà nước nhưng trung tâm trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước, thông qua các hoạt động như: ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài, cấp, thay dổi , bổ sung và thu hồi giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài, hỗ trợ trung tâm trọng tài trong việc hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài…

Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân , tồn tại độc lập với nhau Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới

Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm

* Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài

và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử

Trang 5

* Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể tham gia vào việc giải quyêt trnh chấp khi được chọn hoặc chỉ định

Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng, thể hiện :

* Tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên, mỗi trung tâm trọng tài có quyền tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời có thể mỡ rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

* Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật về trọng tài thương mại Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này

* Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài dựa trên cơ sở là một số văn bản quy tắc trọng tài hay một số công ước quốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín

Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm

3 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại.

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trung tâm trọng tài được quy định tại Điều 4 Luật trọng tài thương mại:

“1 Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không

vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội

2 Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật

3 Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

4 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

5 Phán quyết trọng tài là chung thẩm.”

Ta có thể phân tích các nguyên tắc ấy như sau:

Trang 6

Thứ nhất, tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết bằng trọng tài thương mại

khi có sự thỏa thuận sử dụng trọng tài của các bên hay còn gọi là nguyên tắc thỏa thuận trọng tài đã được Pháp lệnh trọng tài 2003 ghi nhận tuy nhiên lại không được thể hiện rõ trong Điều 4, Luật trọng tài thương mại 2010 Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong thực tế hoạt động thương mại Thỏa thuận trọng tài có thể là một thỏa thuận riêng hay là thỏa thuận trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản

và các hình thức văn bản thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010 Các thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010 Đồng thời trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu các thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội

Thứ hai, nguyên tắc trọng tài viên độc lập,vô tư, khách quan và tuân theo quy

định pháp luật Trọng tài viên phải có đủ các điều kiện nhất định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên được quy định tại Điều 20 Luật trọng tài thương mại

Thứ ba, các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Có thể thấy

bình đẳn trước pháp luật chính là một nguyên tắc xuyên suốt tối quan trọng của hệ thống pháp luật và trong trọng tài thương mại cũng vậy Qua đó Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên

Thứ tư, trọng tài thương mại được xét xử kín, đây là một nguyên tắc đặc trưng

tạo ra nét khác biệt với việc xét xử tại tòa án, việc xét xử kín nhằm bảo vệ uy tín, các

bí mật kinh doanh và giữ hòa khí hòa khí giữa các bên

Thứ năm, quyết định của trọng tài là chung thẩm, tức là quyết định của trọn tài

có giá trị pháp lí tương đươc với một bản án được tuyên bởi tòa và có tính cưỡng chế tương tự Bên cạnh đó trọng tài chỉ xét xử một lần chứ không xét xử nhiều cấp như tại tòa án

4 Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 4.1 Ưu điểm

Khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng, phương thức trọng tài thương mại được pháp luật quy định về trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại tại Luật trọng tài thương mại năm 2010 Phương thức này

có những ưu điểm mà các bên cần quan tâm khi lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp Đó là:

Trang 7

Thứ nhất, trọng tài thương mại tôn trọng tối đa ý chí tự do thỏa thuận của các

bên Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước (không nhân danh quyền lực nhà nước như phán quyết của tòa án) mà chủ yếu được giải quyết dựa trên nền tảng ý chí tự do lựa chọn của các bên Điều này được thể hiện ở quyền chọn Trọng tài viên của các bên Các bên có thể chọn một Hội đồng Trọng tài dựa trên trình độ, năng lực Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp Tuỳ theo hình thức trọng tài mà các bên lựa chọn, các bên có thể lựa chọn trọng tài viên trong một trung tâm trọng tài, trọng tài viên ở bất kì trung tâm trọng tài nào, hoặc người không có tên trong danh sách trọng tài viên Các bên tranh chấp còn có quyền lựa chọn địa điểm, thời gian giải quyết Đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài các bên có thể lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp và ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài

Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thể hiện tính năng động,

linh hoạt và mềm dẻo cao hơn so với phương thức bằng Tòa án Tòa án khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định có tính chất quy trình, thủ tục, trình tự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và các văn bản hướng dẫn liên quan Với trọng tài, các bên thông thường được tự do lựa chọn thủ tục, thời gian, địa điểm phương thức giải quyết tranh chấp theo phương thức tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả nhất cho các bên trong khuôn khổ pháp luật cho phép Đồng thời Hoạt động xét xử của Trọng tài là liên tục vì Hội đồng Trọng tài xét xử vụ kiện là do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện, các trọng tài viên là người theo vụ kiện từ đầu đến cuối, họ có điều kiện để nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ/việc Chính điều này có lợi ngay cả khi các bên luôn hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thỏa thuận, Tức là trong suốt quá trình giải quyết vụ việc thỏa thuận về sự hòa giải của 2 bên luôn được lắng nghe và được tạo điều kiện thuận lợi nhất để hòa giải để tìm được

sự đồng thuận Điều mà ít khi xảy ra trong tố tụng kinh tế diễn ra tại các phiên tòa xét

xử tranh chấp Nếu như các bên hòa giải thành công đã đồng ý thì ra biên bản hòa giải

và công nhận biên bản

Hoạt động xét xử của trọng tài là liên tục cũng có thể làm tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp Trong khi đó giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường rất khó đạt được điều này bởi Tòa án phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, do đó tình trạng án tồn đọng là điều không thể tránh khỏi

Thứ ba, đảm bảo giữ bí mật nội dung tranh chấp Đó là do nguyên tắc giải quyết

tranh chấp giữa các doanh nghiệp của trọng tài là không công khai Chính vì vậy sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có, trong khi đó việc xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế

Trang 8

đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên kia thấy mình là một kẻ thua cuộc Trong một vụ tranh chấp, dù là nguyên đơn hay

bị đơn, một khi đã ra toà thì uy tín của thương hiệu ít nhiều giảm sút nơi khách hàng Trong quá trình kinh doanh, bí quyết kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất là những lĩnh vực sở hữu trí tuệ, công nghệ cao, nếu giải quyết tại toà án sẽ có nguy cơ lộ bí mật Ảnh hưởng đó mờ nhạt hơn khi giải quyết bằng con đường trọng tài Trong thời đại Internet thì mọi thông tin đều có khả năng lan truyền rất nhanh và rất rộng vì thế giữ vững uy tín và thương hiệu luôn luôn là phương châm phát triển bền vững của các doanh nghiệp Đây là đặc điểm khác biệt so với việc giải quyết tranh chấp tại toà án và

là ưu điểm nổi trội của phương thức trọng tài

Bên cạnh đó việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hoà khí lâu dài giữa các bên tranh chấp Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các đối tác Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là tự nguyện Xét xử bằng trọng tài sẽ làm giảm mức độ xung đột căng thẳng của những bất đồng trên cơ sở những câu hỏi gợi mở, sự hợp tác , thiện chí giữa các bên… Đó là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau và đặc biệt, sự tự nguyện thi hành quyết định trọng tài của một bên sẽ làm cho bên kia có

sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn trong tương lai

Thứ tư, trọng tài viên có kiến thức chuyên môn cao Các trọng tài viên thường là

người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong một số lĩnh vực cụ thể, như bảo hiểm, tài chính, vận tải, xây dựng… Những tranh chấp chuyên ngành này đòi hỏi người phân

xử phải có kiến thức rộng và am hiểu trong lĩnh vực đó Do vậy, việc giải quyết sẽ được chính xác và khách quan hơn

Luật TTTM cũng đã quy định rõ tiêu chuẩn trọng tài viên Điều 20 Luật TTTM

có quy định rõ cá nhân có năng lực hành vi dân sự, có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế công tác từ năm năm trở lên có thể là trọng tài viên Đặc biệt, Luật dành cho các Trung tâm trọng tài quyền được đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn đối với các Trọng tài viên trong danh sách của mình (khoản 3, Điều 20) Trong trường hợp đặc biệt, các bên đương sự có thể lựa chọn dựa trên niềm tin của họ vào tính chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn, uy tín của cá nhân đó và trong trường hợp đó thì nhà chuyên môn nào cũng có thể được các bên chọn làm Trọng tài cho vụ việc của họ (khoản 1, điểm c, Điều 20) Luật TTTM 2010 cũng không yêu cầu Trọng tài viên phải

có quốc tịch Việt Nam Điều đó có nghĩa là người nước ngoài cũng có thể được chỉ

định làm trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ Quy định này đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời việc quy định những trọng tài viên phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu và năng lực chuyên môn sẽ đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và đúng đắn

Trang 9

Thứ năm, tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - một tổ chức phi

Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về pháp lý của toà án trên nhiều mặt như: Xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài; giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài; công nhận và thi hành quyết định trọng tài Nhằm giúp cho cơ chế tố tụng trọng tài vận hành có hiệu quả, Luật TTTM 2010 cũng đã cho phép Hội đồng Trọng tài được thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời (quy định tại Điều 47, 48,

49 và 50) Quy định này là sự tiếp thu những quy định mẫu của UNCITRAL được thông qua 2006 Điều này cũng thể hiện sự tiếp thu và từng bước điều chỉnh của cơ quan lập pháp Việt Nam để các quy định trọng tài thương mại Việt Nam hội nhập với các thông lệ quốc tế.Bên cạnh đó, kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại theo phương thức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước

có thẩm quyền Tại điều 66 của luật trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền yêu

cầu thi hành phán quyết trọng tài :

“1 Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài

2 Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.”

Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp, quyết định trọng tài được thi hành một cách triệt để tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết một cách dứt điểm, tránh tình trạng một bên kéo dài thời gian thi hành án Có thể nói, đây là ưu điểm nổi trội so với hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thương lượng và hòa giải

Thứ sáu, phán quyết trọng tài là phán quyết chung thẩm không thể bị kháng cáo,

kháng nghị theo bất cứ thủ tục nào, quy định này khác hẳn với việc giải quyết tại toà án thông qua nhiều cấp xét xử Quyết định trọng tài sẽ được thi hành nếu như quyết định

đó là hợp pháp (khi không có đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, hoặc hội đồng xét

xử đã bác đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài) các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định trọng tài được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về tiền, hàng trong kinh doanh thương mại Chính điều này tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp

Thứ bảy, phương thức giải quyết tranh chấp theo trọng tài thương mại được sự

thừa nhận của quốc tế Trọng tài thương mại không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau (Toà

án nói là được độc lập nhưng cũng dễ bị chi phối bởi quyền lợi dân tộc, do đó các bên

Trang 10

tranh chấp có quốc tịch khác nhau thường không thích chọn toà án của nhau) Vì vậy,

họ thường thích chọn trọng tài, nhất là trọng tài của nước thứ ba để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết tranh chấp Công ước New York 1958 về công nhận

và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài đã quy định rằng các nước thành viên của công ước này có nghĩa vụ công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài của nước bên kia cũng là thành viên

4.2 Nhược điểm

Thứ nhất, hiệu lực thi hành của quyết định trọng tài thương mại mặc dù được sự

hỗ trợ từ phía cơ quan thi hành án cấp tỉnh nhưng nói chung vẫn còn thấp Một trong những lý do quan trọng khiến doanh nghiệp ít lựa chọn trọng tài để xử lý tranh chấp là

do hiệu quả thi hành án chưa cao, doanh nghiệp “hồ nghi” sức mạnh của phán quyết trọng tài Sự thành công của trọng tài phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định trọng tài

có được thi hành hay không Khi các bên kinh doanh đã lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, điều mà họ hướng tới là sự đền bù về tiền bạc chứ không phải là một

tờ giấy ghi phán quyết không được thi hành Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu yêu cầu thi hành quyết định của trọng tài có tính khả thi hay không khi hiện nay khối lượng án trọng thi hành án dân sự còn tồn rất lớn Đây rõ ràng là quy định chưa thể thực hiện được trong hoàn cảnh hiện tại Cơ quan thi hành án chưa thể gánh vác thêm nhiệm vụ mới khi công tác thi hành án vẫn đang là một vấn đề Vì vậy quyền yêu cầu thi hành quyết định của trọng tài trước mắt khó có thể được đảm bảo, bởi cơ quan thi hành án còn nhiều hạn chế

Pháp luật về trọng tài thương mại quy định cơ quan thi hành án có trách nhiệm cưỡng chế việc thi hành, tuy nhiên với những phán quyết của toà án kinh tế đã là quá tải đối với cơ quan thi hành án Do vậy, đứng trước bản án của Toà kinh tế và quyết định của trung tâm trọng tài, chắc chắn bản án, quyết định của toà án sẽ được thi hành trước

Thứ hai, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ không trực thuộc nhà

nước, họ hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi Nguồn thu chủ yếu của các trung tâm trọng tài là từ lệ phí giải quyết tranh chấp thương mại, do vậy chi phí cho một vụ việc tranh chấp được giải quyết theo thủ tục tố tụng trọng tài thường cao và tốn kém hơn phí tòa án Theo Luật TTTM thí phí trọng tài được quy định tại Điều 43 bao gồm:

“a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên; b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;

c) Phí hành chính;

Ngày đăng: 21/07/2017, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w