Tuy nhiên, sự phát triển đó kéo theo những bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt đô thị nói riêng Theo Đề án quy hoạ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ 4
1.1 Trên thế giới 4
1.1.1 Hiện trạng phát sinh 4
1.1.2 Hiện trạng quản lý 6
1.2 Tại Việt Nam 14
1.2.1 Hiện trạng phát sinh 14
1.2.2 Hiện trạng quản lý 17
CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 27
2.1 Điều kiện tự nhiên 27
2.1.1 Vị trí địa lý 27
2.1.2 Đặc điểm địa hình 28
2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 29
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch quản lý CTRSH 30
2.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội 30
2.2.2 Định hướng quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh 32
2.3 Tình hình phát sinh và hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt 36
2.3.1 Hiện trạng và dự báo phát sinh 36
2.3.2 Hiện trạng quản lý 43
2.3.3 Công tác quản lý CTR và những tồn tại, hạn chế 49
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THU GOM CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 54
3.1 Quan điểm quy hoạch 54
3.2 Quy hoạch phương án thu gom 56
3.2.1 Quy trình thu gom 56
4.2.2 Phương án thu gom 57
3.3 Quy hoạch điểm thu gom 59
3.3.1 Cơ sở lựa chọn 59
Trang 23.3.2 Đề xuất điểm thu gom 60
3.4 Quy hoạch tuyến thu gom 66
3.4.1 Cơ sở lựa chọn 66
3.4.2 Đề xuất tuyến thu gom 66
3.5 Quy hoạch nguồn lực cho thu gom, vận chuyển đến năm 2025 69
3.5.1 Tính toán số lượng xe gom đẩy tay, nhân công và chi phí hoạt động 69
3.5.2 Tính toán số lượng xe ép rác và chi phí hoạt động 72
3.5.3 Dự toán kinh phí cho lương cán bộ quản lý 84
3.5.4 Dự toán kinh phí đầu tư trang thiết bị dụng cụ, bảo hộ lao động 85
3.5.5 Tổng hợp kinh phí cho hệ thống thu gom CTRSH tại thành phố Vĩnh Yên đến 2025 86
3.5.6 Dự toán kinh phí thu, chi cho hoạt động của hệ thống thu gom 89
3.5.7 Cân đối thu chi ngân sách các năm 90
KẾT LUẬN 93
Kết luận 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mức phát thải CTR theo vùng 4
Bảng 1.2 Phương pháp xử lý CTR theo thu nhập của các quốc gia trên thế giới 12
Bảng 1.3 Chất thải rắn đô thị phát sinh 2007-2010 14
Bảng 1.4 Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025 15
Bảng 1.5 Chỉ số phát sinh CTRSH của các đô thị năm 2009 16
Bảng 1.6 Thành phần CTRSH tại một số đô thị miền Bắc 17
Bảng 1.7 Tỷ lệ thu gom CTRSH của một số đô thị năm 2009 21
Bảng 2.1 Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 37
Bảng 2.2 Khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom từ hộ gia đình trên địa bàn các xã, phường năm 2013 38
Bảng 2.3 Tỷ lệ trung bình các thành phần trong CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 39
Bảng 2.4 Dự báo dân số thành phố Vĩnh Yên đến năm 2025 41
Bảng 2.5 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom từ các hộ gia đình 41
Bảng 2.6 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 42
Bảng 2.7 Vị trí các điểm tập kết, thu gomCTRSH trên địa bàn các phường, xã 46
Bảng 3.1 Vị trí các điểm tập kết CTRSH trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 60
Bảng 3.2 Số lượng xe gom đẩy tay và nhân công năm 2016 69
Bảng 3.3 Số lượng xe gom đẩy tay và nhân công giai đoạn 2016-2025 71
Bảng 3.4 Chi phí đầu tư xe gom đẩy tay và nhân công thu gom CTRSH đến các điểm thu gom giai đoạn 2016-2025 72
Bảng 3.5 Số lượng xe ép rác và nhân công năm 2016 73
Bảng 3.6 Số lượng xe ép rác và nhân công giai đoạn 2016-2025 82
Bảng 3.7 Chi phí đầu tư xe ép rác và nhân công giai đoạn 2016-2025 83
Bảng 3.8 Chi phí ca máy cần để vận chuyển 84
Bảng 3.9 Dự toán chi lương cho cán bộ quản lý 85
Bảng 3.10 Chi phí trang bị thiết bị dụng cụ, bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ, chổi, hót rác) đến năm 2025 86
Bảng 3.11 Tổng hợp chi phí thu gom, vận chuyển CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đến năm 2025 87
Trang 4Bảng 3.12 Tổng hợp chi phí thu gom, vận chuyển CTRSH phát sinh trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên đến năm 2025 88
Bảng 3.13 Kinh phí dự kiến thu từ phí vệ sinh môi trường năm 2016 89
Bảng 3.14 Cân đối thu chi ngân sách các năm 90
Bảng 3.15 Mức phí vệ sinh môi trường đề xuất giai đoạn 2016-2025 91
Bảng 3.16 Cân đối thu chi ngân sách theo đề xuất giai đoạn 2016-2025 92
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Tỷ lệ phát sinh CTR theo vùng 5
Hình 1.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt 6
Hình 1.3 Tỷ lệ thu gom chât thải theo thu nhập 9
Hình 1.4 Tỷ lệ thu gom chất thải theo khu vực 9
Hình 1.5 Khối lượng CTR đô thị xử lý bằng các phương pháp khác nhau trên thế giới 13
Hình 1.6 Xử lý CTR tại các quốc gia kém phát triển 13
Hình 1.7 Xử lý CTR tại các quốc gia đang phát triển 13
Hình 1.8 Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng, tái chế 23
Hình 1.9 Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy CTR đô thị ở Việt Nam 24
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 28
Hình 2.2 Bản đồ thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 29
Hình 2.3 Bản vẽ phạm vi thu gom và bố trí công trình xử lý CTRSH tỉnh Vĩnh Phúc 33
Hình 2.4 Bản vẽ vị trí công trình xử lý CTRSH trong khu vực đô thị 35
Hình 3.1 Phân vùng bố trí điểm thu gom CTRSH thành phố Vĩnh Yên 56
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thu gom CTRSH đề xuất tại thành phố Vĩnh Yên 57
Hình 3.3 Sơ đồ thu gom CTRSH trên các trục đường chính 57
Hình 3.4 Sơ đồ thu gom CTRSH trong các ngõ nhỏ 58
Hình 3.5 Vị trí các điểm tập kết CTRSH trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 65
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT: Bảo vệ môi trường
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
CTNH: Chất thải nguy hại
HĐND: Hội đồng nhân dân
JICA: Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản
KCN: Khu công nghiệp
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
OECD: Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
Trang 6MỞ ĐẦU
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn về kinh tế - xã hội, chính trị được ổn định Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2000-2012 đạt 7% trên năm, thu nhập bình quân đầu người vượt qua ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp Hiện nay, kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với đó là quá trình đô thị hóa cũng đang phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, về
số lượng lẫn chất lượng và đã trở thành nhân tố tích cực đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, những mặt tích cực đạt được thì vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những hạn chế mà bất kỳ một quốc gia đang phát triển nào cũng phải đối mặt, đó là tình trạng suy giảm chất lượng môi trường sống, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, sự gia tăng về lượng, thành phần cũng như chủng loại chất thải rắn …, đe dọa đến mục
tiêu phát triển bền vững của đất nước
Để khắc phục những tồn tại trên, trong nhiều năm qua, công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Tại Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị - Nghị quyết đầu tiên của Đảng về môi trường, đã chỉ ra các mục tiêu, nhiệm vụ
cụ thể về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong đó, quản lý chất thải rắn theo hướng bền vững là một trong bảy chương trình ưu tiên của “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 và định hướng đến năm 2020” và là một nội dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Chương trình nghị sự 21 - Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
Tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát triển kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước “Phát triển kinh tế phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường”, trong những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đang trở thành điểm sáng trong thu hút các nhà đầu tư, đã có những bước tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, trở thành một
Trang 7trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng lớn nhất cả nước Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn đang từng bước khang trang, sạch đẹp Tuy nhiên, sự phát triển đó kéo theo những bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt đô thị nói riêng
(Theo Đề án quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên năm
2013 là 110 tấn/ngày và dự báo năm 2020 là 108,95 tấn/ngày)
Với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các cấp, các ngành trong tỉnh đã quan tâm và cố gắng, nỗ lực trong việc tìm những giải pháp quản lý, lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh cũng đã xây dựng quy hoạch Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm
2020 (theo đó, đến năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được thu gom và xử lý tại 04 khu xử lý tập trung gồm các huyện: Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch, trong đó chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý tại khu
xử lý có vị trí tại khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Binh Xuyên) Tuy nhiên, đến
nay công tác quản lý chất thải rắn vẫn đang còn là bế tắc, chất thải rắn sinh hoạt đô thị vẫn chưa được giải quyết triệt để, chưa xây dựng được khu xử lý chất thải tập trung Công tác quy hoạch mạng lưới thu gom, tập kết, trung chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ, phương tiện, thiết bị thu gom vận chuyển chưa phù hợp nên đã gây ra tình trạng mất vệ sinh môi trường cục bộ tại một số nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, mỹ quan đô thị và ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh
Xuất phát từ thực tế nêu trên, Luận văn được thực hiện nhằm đề xuất những
giải pháp cụ thể về “Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” để từng bước giải quyết những vấn
đề bất cập trong công tác quản lý chất thải rắnsinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
Luận văn có mục tiêu: Xây dựng mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, phù hợp với định hướng Quy hoạch quản lý chất
Trang 8thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm cung cấp các thông tin, giải pháp kỹ thuật giúp các
cơ quan quản lý nhà nước cùng các tổ chức, công dân trên địa bàn thực hiện một cách đồng bộ để giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung
Nội dung chính của luận văn bao gồm
- Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
- Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025
Phương nghiên cứu: Quá trình thực hiện luận văn tiến hành sử dụng đơn lẻ
hoặc kết hợp các phương pháp: Kế thừa, điều tra, thông kê, dự báo và phương pháp tổng hợp viết báo cáo, cụ thể:
Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu, số liệu: Kế thừa và thu thập các tài
liệu, số liệu từ các đề tài, dự án …về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên, quy hoạch quản lý CTRSH tỉnh Vĩnh Phúc và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài Ngoài ra, còn thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến CTRSH từ các tài liệu quốc tế và trong nước
Phương pháp điều tra, thống kê: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tiến hành
xây dựng biểu mẫu Phiếu điều tra với các đối tượng điều tra là UBND các xã, phường và các đơn vị làm dịch vụ VSMT trên địa bàn Nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Tình hình phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH; phương thức thu gom và vận chuyển, công nghệ xử lý; …
Phương pháp dự báo phát sinh chất thải rắn: Việc dự báo khối lượng CTR
dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”, mã
số QCVN 07:2010/BXD do Bộ Xây dựng ban hành Các tiêu chuẩn về CTRSH được tính toán theo loại đô thị và lựa chọn cụ thể cho thành phố Vĩnh Yên
Phương pháp tổng hợp viết báo cáo: Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu
được tiến hành tổng hợp, phân tích các số liệu nhằm đưa ra phương án thu gom, vận chuyển khả thi và hiệu quả nhất
Trang 9CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
ĐÔ THỊ 1.1 Trên thế giới
1.1.1 Hiện trạng phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất, con người đã sử dụng các nguồn tài nguyên để phục vụ cho đời sống của mình và phát sinh chất thải trong đó có chất thải rắn Khi đó, hoạt động thải bỏ CTRSH không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy và được phân hủy qua thời gian Hơn thế nữa, mật độ dân cư thấp, bên cạnh đó diện tích đất còn rộng nên hoạt động đó ít làm ảnh hưởng đến môi trường
Trong vài thập kỉ vừa qua, lượng cũng như thành phầnCTR trên thế giới gia tăng cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, quá trình
đô thị hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ Theo Ngân hàng Thế giới [23],năm 2012 tổng lượng CTR đô thị phát sinh tại các thành phố trên thế giới là 1,3
tỷ tấn (mức phát thải trung bình là 1,2 kg/người/ngày) và dự báo năm 2025 sẽ tăng lên 2,2 tỷ tấn (mức phát thải trung bình là 1,42 kg/người/ngày)
Bảng 1.1 Mức phát thải CTR theo vùng
Vùng
Lượng phát thải theo đầu người
(kg/người/ngày) Mức thấp Mức cao Trung bình
Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) 0,44 4,3 0,95
Trung Đông và Bắc phi (MELA) 0,16 5,7 1,1
Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và
Trang 10Mức độ phát sinh chất thải ở mỗi nước, mỗi khu vực khác nhau tùytheo điều kiện kinh tế, mức sống của người dân và phụ thuộc vào các cơ chế chính sách và luật môi trường của mỗi nước Theo số liệu điều tra của Ngân hàng Thế giới năm
2012 [23] cho thấy nhìn chung tại các nước có thu nhập cao có tỷ lệ phát sinh CTRđô thị cao, cụ thể: Các nước thuộc OECDcó tổng lượng CTR phát sinh là 572 triệu tấn/năm (chiếm gần 45% lượng CTR phát sinh trên toàn cầu) với mức phát thải trung bình là 2,2 kg/người/ngày, khu vực thấp nhất là 1,1 kg/người/ngày và khu vực cao nhất là 3,7 kg/người/ngày; khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vào khoảng 270 triệu tấn/năm, trong đó chủ yếu là từ Trung Quốc (chiếm 70% tổng lượng CTR toàn vùng), mức phát thải trung bình là 0,95 kg/người/ngày (vùng thấp nhất là 0,44 kg/người/ngày và vùng cao nhất là 4,3 kg/người/ngày); khu vực Nam Á
là xấp xỉ 70 triệu tấn/năm, mức phát thải thấp nhất là 0,12 kg/người/ngày, cao nhất 5,1 kg/người/ngày (trung bình là 0,45 kg/người/ngày); khu vực Trung Đông và Bắc phi, tổng lượng CTR phát sinh khoảng 63 triệu tấn/năm Mức phát thải thấp nhất là 0,16 kg/người/ngày và cao nhất 5,7 kg/người/ngày (mức phát thải trung bình là 1,1 kg/người/ngày); Khu vực Sub-saharan Châu Phi có lượng CTR phát sinh xấp xỉ 62 triệu tấn mỗi năm, mức phát thải trung bình là 0,65kg/người/ngày, trong đó khu vực
thấp nhất là 0,09kg/người/ngày và khu vực cao nhất là 3kg/người/ngày(Bảng 1.1 và Hình 1.1)
Hình 1.1 Tỷ lệ phát sinh CTR theo vùng
Trang 111.1.2 Hiện trạng quản lý
Khái niệm về hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (ngăn ngừa, giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế, đốt thu hồi năng lượng, sản xuất phân compost và chôn lấp) đã được đúc rút từ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển Hiện nay, việc quản lý chất thải rắn nói chung và CTRSH đô thị nói riêng ở các nước trên thế giới, được áp dụng theo mô hình chung
(Hình 1.2)
Tuy vậy, mục tiêu của các chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, mật độ dân cư, hệ thống giao thông, tình hình kinh tế
- xã hội và các quy định về môi trường của từng vùng và quốc gia đó
Hình 1.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn thải
Tái xử dụng/tái
chế
Vận chuyển
Đốt thu hồi năng lượng
Xử lý
Sản xuất phân
vi sinh Phân loại, thu gom
Trang 121.1.2.1 Phân loại
Trong thành phần chất thải, có không ít những thứ có thể tái sử dụng, tái chế Những thứ này, nếu được phân loại sẽ làm giảm đáng kể lượng chất thải ra môi trường, làm giảm lượng vận chuyển và chi phí xử lý, đồng thời tăng khả năng sử dụng và tiết kiệm tài nguyên Mức độ phân loại chất thải tại nguồn có thể rất khác nhau tùy thuộc quy định của từng khu vực Mức độ phân loại sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng nguyên liệu tái chế và chất lượng nguyên vật liệu thứ cấp có thể được cung cấp, ví dụ nguyên liệu tái chế thu hồi từ chất thải hỗn hợp thường bị ô nhiễm, giảm khả năng tiếp thị
Tại các nước trên thế giới,tùy thuộc vào quy định của từng địa phương mà chất thải có thể được phân loại tại nguồn hoặc không phân loại tại nguồn mà phân loại tại các cơ sở xử lý thành nhóm hữu cơ và nhóm tái chế Tại các nước đang phát triển, chất thải đô thị thường không được phân loại hoặc tách trước khi được đem đi
đổ thải Tuy nhiên, những chất thải tái chế đã được nhóm người thu mua (đồng nát) lấy đi trước khi được thu gom hoặc trong quá trình thu gom hoặc trước khi xử lý
Nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc việc phân loại CTR diễn ra khá tốt và Nhật Bản là một trong những nước thực hiện tốt nhất mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle), hướng tới giảm thiểu chất thải nhằm xây dựng một xã hội tái chế Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại: Chất thải hữu
cơ dễ phân hủy, CTR khó tái chế nhưng có thể cháy và CTR có thể tái chế Chất thải hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; CTR khó tái chế hoặc hiệu quả tái chế không cao nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt chất thải để thu hồi năng lượng; CTR có thể tái chế thì đưa tới nhà máy tái chế Các loại CTR này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư Công ty vệ sinh của thành phố sẽ cho ô tô đem các túi chất thải đi Nếu gia đình nào không phân loại chất thải, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đình đó
sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền Với các loại chất thải cồng kềnh
Trang 13như tivi, tủ lạnh, máy giặt, thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở những nơi công cộng
1.1.2.2 Thu gom và vận chuyển
Thu gom và vận chuyển CTR là quá trình thu gom và vận chuyển CTR từ các điểm phát sinh (hộ gia đình, khu dân cư, khu thương mại, khu công nghiệp hoặc
từ các công sở…) đến điểm xử lý Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới [23] CTR đô thị trên thế giới được thu gom theo một số phương thức như sau:
Thu gom tại hộ gia đình: Người đi thu gom sẽ đến từng hộ gia đình (chủ
nguồn thải) để thu gom và thông thường gia đình phải trả phí cho dịch vụ này
Thu gom từ thùng chất thải công cộng: Chủ nguồn thải đem chất thải tới
các thùng đựng công cộng đặt tại các điểm cố định trong khu phố hoặc tại địa phương Đơn vị thu gom sẽ thu gom theo lịch trình đã được thiết lập
Tự đổ: Chủ nguồn thải tự chở chất thải đến các bãi đổ thải hoặc các điểm
trung chuyển đã quy định hoặc thuê một bên thứ ba thực hiện việc hoặc do địa phương thực hiện
Thu gom tại đường:Chủ nguồn thải đem CTR ra đổ theo lịch trình đã quy
định Chất thải đặt tại cửa cho đơn vị thu gom mang đi theo lịch trình đã được thiết lập
Dịch vụ hợp đồng hoặc ủy quyền: Các doanh nghiệp thuê các công ty làm
dịch vụ vệ sinh môi trường sắp xếp lịch trình thu gom và thu phí Thông thường, các thành phố cấp chứng nhận cho các đơn vị tư nhân và có thể chỉ định các khu vực thu gom để thúc đẩy hiệu quả thu gom
Theo Ngân hàng Thế giới tỷ lệ phần trăm lượng CTR đô thị được thu gom thay đổi theo thu nhập của các quốc gia và theo khu vực [23] Những nước có thu nhập cao thường hiệu quả thu gom cao mặc dù có ít ngân sách để quản lý CTR cho công đoạn thu gom Tại những nước thu nhập thấp, các dịch vụ thu gom chiếm phần lớn ngân sách quản lý chất thải rắn của đô thị (nhiều nơi chiếm tới 80 đến 90%) nhưng tỷ lệ thu gom vẫn rất thấp, dẫn đến tần suất và hiệu quả thu gom thấp Tại các nước thu nhập cao, mặc dù chi phí thu gom chiếm chưa đến 10% tổng ngân sách của đô thị nhưng tỷ lệ thu gom trung bình thường trên 90%, phương pháp thu
Trang 14gom được cơ giới hóa, thường xuyên và hiệu quả Cũng theo Ngân hàng thế giới tỷ
lệ thu gom CTR liên quan trực tiếp tới mức thu nhập của từng khu vực, tại các nước
có thu nhập thấp có tỷ lệ thu gom thấp chiếm khoảng 41% trong khi những nước
thu nhập cao có tỷ lệ thu gom cao hơn, trung bình khoảng 98% (Hình 1.3)
Hình 1.3 Tỷ lệ thu gom chât thải theo thu nhập
Hiệu suất thu gom CTR đô thị phụ thuộc theo từng khu vực, tại khu vực Nam Á và Châu Phi có mức thấp nhất chiếm tương ứng 65% và 46% Các nước thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) có hiệu suất thu gom cao nhất,
chiếm 98% [23] (Hình 1.4)
Hình 1.4 Tỷ lệ thu gom chất thải theo khu vực
Trang 15Hoạt động vận chuyển là một trong những bước quan trọng trong công tác thu gom CTR, đặc biệt từ khu vực dân cư Nếu chất thải không được thu gom trong các thùng chứa, có thể bị các loài gặm nhấm phát tán Việc này cũng có thể gây ách tắc nguồn nước hoặc gây cháy nổ Tần suất thu gom cũng quan trọng trong việc kiểm soát CTR Tùy thuộc vào quy định của từng thành phố, từng địa phương mà tần suất thu gom CTR là khác nhau có thể là 02 lần/ngày hoặc 01 lần/ngày hoặc 02 ngày/lần hoặc cũng có thể là 03 ngày/lần… Tuy nhiên, dưới góc độ sức khỏe, cần thiết phải thu gom chất thải hàng ngày
Việc thu gom và vận chuyển CTR tại các nước trên thế giới có sự đóng góp rất lớn của các đơn vị tư nhân, các công ty dịch vụ môi trường với đội ngũ công nhân thu gom chuyên nghiệp bên cạnh các đơn vị thu gom vận chuyển chất thải của nhà nước Tại các nước phát triển điển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, thì quy định đối với việc phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rất rõ ràng, được
tổ chức tốt từ các chính sách pháp luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt,do vậy, công tác thu gom chất thải được tiến hành một cách đồng bộ, hiệu quả.Tại các nước đang phát triển thì việc thu gom chất thải còn nhiều bất cập,việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển chưa hợp lý, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng lên
1.1.2.3 Tái sử dụng và tái chế
Tái chế hay phục hồi nguyên vật liệu nhằm tìm kiếm để đạt được việc sử dụng nguyên liệu thải ở mức lớn nhất có thể và phù hợp với môi trường Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các hình thức tái chế, tái sử dụng chất thải Các loại chất thải có thể tái chế như giấy (ở Pháp thu hồi 35%), thuỷ tinh (ở Thụy Điển, Đức, Đan Mạch trên 50%), chất sợi ( ở Đức 40%, Pháp 8%) Việc thu hồi để tái chế các loại chất thải không những làm giảm lượng chất thải phải xử lý mà còn góp phần cải thiện chất lượng việc xử lý bởi các phương pháp khác như đốt hoặc ủ phân compost [20]
Quy định về việc tái chế chất thải được các nước phát triển quy định rõ ràng trong các chính sách pháp luật về quản lý chất thải và đều hướng tới mục tiêu hạn
Trang 16chế lượng chất thải đi vào môi trường và tác động xấu tới môi trường, biến chất thải thành nguyên liệu, thành tài nguyên
Chỉ thị số 1999/31/EC về quản lý chất thải của Cộng đồng châu Âu đã có tác động trực tiếp tới công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Chỉ thị này nêu rõ
kể từ năm 2006 cần phải giảm dần lượng chất thải có khả năng phân huỷ sinh học đưa tới bãi chôn lấp Ví dụ: ở Pháp, luật hạn chế việc chôn lấp chất thải được thực hiện từ năm 2002 Lượng chất thải ở Áo được tái chế và làm phân bón năm 2007 là 59% tăng lên 69% năm 2008 Năm 2005, lượng CTR sinh hoạt được tái chế tại Đức vào khoảng 65 % [24]
Trong khu vực Châu Á, Nhật Bản cũng nhận thấy vai trò của công tác quản
lý chất thải rắn nên khung pháp lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thải, nhằm xây dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật đa dạng để thúc đẩy các hoạt động tái chế: Luật tái chế vỏ bao bì, đóng gói, Luật tái chế chất thải điện tử, Luật tái chế chất thải hữu cơ.Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống sang xã hội định hướng tuần hoàn, áp dụng mô hình 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng) [23]
1.1.2.4 Xử lý và tiêu hủy
Có nhiều phương pháp xử lý CTR được áp dụng tại các nước trên thế giới như: Tái sử dụng, tái chế, đốt thu hồi năng lượng, chế biến phân compost và chôn lấp, trong đó, phương pháp chôn lấp được sử dụng phổ biến tại hầu khắp các nước trên thế giới, từ các nước phát triển như Mỹ (mỗi năm có 67% CTRSH được xử lý theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng), Hà Lan (60% CTRSH đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp), các nước Tây Âu, đến các nước kém phát triển như các nước nghèo ở châu Á, châu Phi đều sử dụng phương pháp này để
xử lý chất thải[12] Lý do chính là do các phương pháp này có chi phí đầu tư thấp so với các phương pháp khác và nó có thể được áp dụng với nhiều loại chất thải Theo
số liệu gần đúng của Ngân hàng thế giới năm 2012 [23], tổng CTR đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp khoảng 340 triệu tấn/năm;tại các quốc gia phát triển tổng lượng chất thải rắn đô thị được chôn lấp vào khoảng 250 triệu tấn/năm (chiếm 42%
Trang 17lượng chất thải phát sinh); tại các quốc gia đang phát triển tổng lượng CTR đô thị được chôn lấp là 80 triệu tấn/năm, chiếm 64,5 %); tại các nước phát triển là 2,2 triệu
tấn/năm, chiếm 58,8 % (Bảng 1.2, Hình 1.5 ÷ 1.7)
Bảng 1.2.Phương pháp xử lý CTR theo thu nhập của các quốc gia trên thế giới
Đơn vị tính: Triệu tấn/năm
Nước phát triển Nước đang phát triển
* Dữ liệu này cao do bao gồm cả Trung Quốc
Những năm gần đây, công nghệ đốt có thu hồi năng lượng cũng được nhiều nước áp dụng như: Tại Nhật Bản, do quỹ đất hẹp, ngành công nghiệp môi trường phát triển mạnh, Nhật Bản chọn công nghệ chôn lấp ở mức độ vừa phải, nhằm chủ yếu cho công nghệ san lấp biển và kè ven biển, còn lại là phương pháp đốt có thu hồi năng lượng Tỷ lệ đốt khoảng 72,8%, công suất lò đốt đa phần khoảng từ 500 tấn/ngày đến 6000 tấn/ngày [12]
Trang 18Hình 1.5 Khối lượng CTR đô thị xử lý bằng các phương pháp khác
Tại Trung Quốc, từ năm 2000 trở về trước phương pháp xử lý CTR chủ yếu
là chôn lấp Từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc mạnh dạn áp dụng công nghệ đốt với các cấp độ khác nhau Cấp độ 1 ở các đô thị lớn, khu dân cư, khu kinh tế mở Các đô thị khác, chủ yếu sử dụng công nghệ đốt địa phương, thiết bị sản xuất tại địa
Trang 19phương, áp dụng tiêu chuẩn cấp độ 2 Tuy nhiên, tiêu chuẩn cấp độ 2 thấp hơn tiêu chuẩn, nhất là khí thải, nhiệt độ làm việc không ổn định, chất lượng kém, chưa giải quyết triệt để ô nhiễm mùi và tiếng ồn
Thủ đô Băng Cốc, Thái Lan gần giống Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh sau đó khai thác trồng cây xanh, cải tạo thành công viên hoặc sân vận động cấp 3 hoặc cấp 2, sân golf Một số doanh nghiệp
tư nhân tại Băng Cốc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ, chất thải hữu
cơ lấy từ các chợ rau thành phố, thức ăn thừa, phân bùn bể phốt của một số nhà máy bia, cơ sở giết mổ gia súc, Các doanh nghiệp này làm ăn rất có lãi, đang phát triển tốt, rất đáng học tập, áp dụng [12]
1.2 Tại Việt Nam
1.2.1 Hiện trạng phát sinh
Theo số liệu khảo sát của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2007 tổng lượng CTRSH đô thị vào khoảng 6,5 triệu tấn/năm (17.682 tấn/ngày), trong đó CTR sinh hoạt tại hầu hết các đô thị chiếm khoảng 60 –70% và có đô thị chiếm tới 90% (mức phát thải trung bình là 0,75kg/người/ngày) Kết quả điều tra cũng cho thấy, lượng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tại 02 đô thị đặc biệt (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) vào khoảng gần 3 triêu tấn/năm (chiếm khoảng 45 % tổng lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn quốc)và tổng lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình từ 10 16% mỗi năm [1] (Bảng 1.3)
Bảng 1.3 Chất thải rắn đô thị phát sinh 2007-2010
Dân số đô thị (triệu người) 23,8 27,7 25,5 26,22
% dân số đô thị so với cả nước 28,20 28,99 29,74 30,2
Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày) ~ 0,75 ~ 0,85 0,95 1,0
Tổng lượng CTR đô thị phát
sinh (tấn/ngày) 17.682 20.849 24.225 26.224
Trang 20Tính đến hết tháng 12 năm 2013, cả nước có 770 đô thị với tỷ lệ dân số khoảng 33,74% tổng số dân (khoảng 30,1 triệu người) Tổng lượng CTR phát sinh tại các đô thị trên cả nước ước khoảng 31.000 tấn/ngày.Trên cơ sở tốc độ tăng GDP hàng năm, tốc độ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học, Bộ Tài nguyên và Môi trườngước tính tổng lượng CTR đô thị phát sinhnăm 2015 là 42.000 tấn/ngày (15 triệu tấn/năm), năm 2020 là 61.600 tấn/ngày (22 triệu tấn/năm) và năm 2025 là 83.200 tấn/ngày (30 triệu tấn/năm), tương ứng thì chỉ số phát sinh CTR đô thị lần
lượt là 1,2 kg/người/ngày, 1,4 kg/người/ngày và 1,6 kg/người/ngày [1](Bảng 1.4)
Bảng 1.4 Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025
đô thị tỷ lệ này lên đến 90%)Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chính Minh, Đà Nẵng, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh, lượng CTR đô thị phát sinh tăng rất nhanh và chiếm tỷ lệ lớn (chỉ riêng hai đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lượng CTR đô thị phát sinh đã chiếm trên 45% lượng CTR phát sinh trên toàn quốc).Năm 2007, chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày Năm 2008, theo Bộ Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, tuy nhiên, theo báo cáo của
Trang 21các địa phương năm 2010 thì chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị trung bình trên đầu người năm 2009 của hầu hết các địa phương đều chưa tới 1,0
Cấp đô
CTRSHbì
nh quân (kg/người/ ngày)
Thành phố
Thị xã
Tuần Giáo (Điện
Buôn Ma Thuột 0,8 (Thái Nguyên) Sông Công >0,5
Đô thị
loại 2:
Thành
phố
Thái Nguyên >0,5 Từ Sơn (Bắc Ninh) >0,7
Thị trấn, thị
Bắc Ninh >0,7 Ngã Bảy (Hậu Giang) >0,62
Phú Thọ 0,5 Tiền Hải (Thái Bình) >0,6
Trang 22Thành phần CTRtại các đô thị đều có đặc điểm là không ổn định, thay đổi
theo từng đô thị(Bảng 1.6) Tỷ lệ phần trăm các chất hữu cơ chiếm từ 45÷50% tổng
lƣợng chất thải, cụ thể: Nam Định là 65%, tiếp theo Thái Nguyên là 62%, Hà Nội là 51,9%, thấp nhất là Hải Phòng 40,8% Các chất cháy đƣợc chiếm trung bình khoảng 50,7%, nhƣ: Nam Định cao nhất là 80,5%, tiếp theo là Thái Nguyên71,3%, thấp nhất là Hải Phòng 51% Các phế liệu có thể thu hồi tái chế chiếm từ 8÷23% phụ thuộc vào từng hoạt động tái chế của từng đô thị [4]
Bảng 1.6 Thành phần CTRSH tại một số đô thị miền Bắc
Trang 23đổi, từ thể chế, chính sách, hệ thống tổ chức quản lý cho đến các vấn đề về quy hoạch, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường như: Luật BVMT 1993, Luật BVMT
2005, Luật BVMT 2014, Nghị quyết của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050…
Tuy nhiên, kết quả đạt được trên thực tế vẫn còn hạn chế so với yêu cầu của chiến lược đề ra, các mục tiêu quản lý CTR đặt ra còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện cũng như hoàn thành mục tiêu Nguyên nhân là do một số chính sách được ban hành nhưng thiếu cơ sở thực tiễn, cơ chế triển khai cũng như văn bản hướng dẫn cụ thể chưa đầy đủ, dẫn đến việc triển khai không hiệu quả hoặc không thể phù hợp với thực tế ví dụ: Việc Chính phủ ban hành quy hoạch 8 khu xử
lý CTR liên vùng, liên tỉnh cho 4 vùng kinh tế trọng điểm nhằm đảm bảo xử lý triệt
để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn là không phù hợp với công tác quản lý CTR sinh hoạt vì nếu xử lý tập trung liên tỉnh thì dẫn đến chi phí vận chuyển cao, thêm vào đó tâm lý các địa phương nằm trong quy hoach xây dựng khu xử lý là không muốn chất thải từ nơi khác mang về
xử lý tại địa phương; Nghị định 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường chưa có hướng dẫn cụ thể nên nhiều địa phương chưa
áp dụng được
Thêm vào đó, việc phân công trách nhiệm quản lý CTR từ Trung ương đến địa phương vẫn còn chồng chéo dẫn đến khó quản lý Hiện nay ở cấp Trung ương, công tác quản lý CTR đã được phân công cho 5 Bộ có liên quan gồm: Bộ Xây dựng quản
lý chất thải rắn đô thị, Bộ Công Thương quản lý chất thải rắn công nghiệp, Bộ Y tế quản lý chất thải rắn y tế, Bộ NN&PTNT quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động nông nghiệp và Bộ TN&MT quản lý CTNH Ở cấp địa phương, cũng quản lý theo cách tương tự
Trang 241.2.2.1.Phân loại vàthu gom
Trong thành phần chất thải có không ít những thứ có thể tái sử dụng, tái chế, nếu được phân loại sẽ làm giảm đáng kể lượng chất thảicần xử lý Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý chất thải và tiết kiệm tài nguyên từ tái chế, tái sử dụng chất thải Nhờ đó, sẽ làm giảm lượng tài nguyên khai thác, giảm tác động đến môi trường
Trong giai đoạn 2006 - 2010, hoạt động phân loại CTR tại nguồn được nhiều thành phố như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng áp dụng thử nghiệm và đã có những kết quả nhất định Tại thành phố Hồ Chí Minh để khuyến khích người dân tham gia thực hiện phân loại CTR tại nguồn, thành phố đã hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình 2 thùng chứavà các túi chứa (2 túi/ngày) và cho trường học là các thùng 240 lít trong thời gian 6 tháng Thùng màu xanh chứa thực phẩm dư thừa (bao gồm cả chất thải từ vườn và xác súc vật, côn trùng) và thùng màu xám chứa các chất thải còn lại
có khả năng tái chế CTR thực phẩm sau khi phân loại sẽ được thu gom và vận chuyển riêng biệt đến các nhà máy làm nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất phân compost và sản xuất phân hữu cơ CTR còn lại cũng được thu gom và vận chuyển riêng đến các nhà máy tái sinh, tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Vì vậy, nếu mỗi người dân đều có thói quen phân loại CTR ngay tại nhà thì sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên, tiết kiệm được sức người [10] Đặc biệt, Dự án quản lý chất thải theo phương thức 3R do Cơ quan Phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ triển khai trên địa bàn Hà Nội đã mang lại kết quả tích cực Dự án thiết lập một hệ thống 3R cân bằng và độc đáo tập trung vào việc phân loại tại nguồn và tái chế chất thải hữu cơ, gắn kết với việc xây dựng một “xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý” ở thành phố Hà Nội Đó là giảm thiểu đồ đóng gói và chứa đựng; sản xuất xanh và tiêu thụ xanh; tái sử dụng những vật dụng còn sử dụng lại được; phân loại CTR tại nguồn và tái chế
Tuy nhiên cho đến nay, đa số các chương trình phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi và duy trì lâu dài do thiếu nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng như nguồn nhân lực triển khai
Trang 25thực hiện.Nguyên nhân là sau một thời gian tiến hành chương trình thử nghiệm người dân không còn được cung cấp các bao bì để bỏ chất thải khác nhau thì họ lại dùng mọi phương tiện có sẵn để chứa tất cả chất thải trong nhà trước khi bỏ ra ngòai cho đơn vị thu gom mang đi Tại một số nơi triển khai thí điểm mô hình, do hạn chế, thiếu đầu tư cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo từng loại, nên sau khi người dân tiến hành phân loại tại nguồn, CTR được thu gom và đổ lẫn vào
xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung dẫn đến việc mục tiêu của chương trình phân loại tại nguồn không được thực hiện triệt để Thêm vào đó, do chưa thực
sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia phân loại chỉ khoảng 70% Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền vận động ban đầu thì có nhưng đến khi kết thúc dự án thì không còn duy trì tuyên truyền
Theo báo cáo của Cục Hạ tầng Kỹ thuật – Bộ Xây dựng [4], tỷ lệ thu gom CTR đô thị trung bình hiện nay đạt 84%, cụ thể: Theo báo cáo của các Sở TN&MT
năm 2010 (Bảng 1.7), một số đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 có tỷ lệ thu gom đạt mức
cao hơn như Hà Nội đạt khoảng 90 - 95% ở 4 quận nội thành cũ; Thành phố Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%;thành phố Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng đều đạt khoảng 90% ở khu vực nội thành Các đô thị loại 2 cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và
3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80% Các đô thị loại 4 và 5 thì
tỷ lệ thu gom thấp hơn, công tác thu gom được cải thiện không nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom Mặt khác, ý thức người dân ở các đô thị này cũng chưa cao nên có gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom chất thải
Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn CTR tại các đô thị được tổ chức chuyên nghiệp và hoàn chỉnh, phần lớn do các công ty dịch vụ công ích (Công ty môi trường đô thị - Urenco hoặc Công ty Công trình đô thị - Citenco thực hiện) Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường thì đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia vào công tác thu gom vận chuyển CTR tại các đô thị, tỷ lệ xã hội hóa trong công tác này đang ngày càng mở rộng, ví dụ tại Thành phố Hồ Chí Minh có 50% số lượng
Trang 26chất thải rắn đô thị được thu gom bởi các công ty tư nhân hoặc hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường [4]
Bảng 1.7 Tỷ lệ thu gom CTRSH của một số đô thị năm 2009
loại 3:
Thành phố
Thị xã
Sông Công-Thái Nguyên >80 Buôn Ma
Đô thị
loại 2:
Thành
phố
Thái Nguyên >80 Lâm Thao - Phú Thọ 80
Tủa Chùa-Điện Biên 75
Trang 27Hiện nay,chất thải rắn đô thị tại Việt Nam hầu hết khi thu gom vẫn chưa được phân loại và thường thực hiên theo các 02 hình thức sau:
Thu gom sơ cấp: Người dân (chủ nguồn thải) tự thu gom vào các thùng chứa
hoặc túi chứa (hầu hết là túi chứa) sau đó được công nhân thu gom vào cácthùng chứa đẩy tay cỡ nhỏ vào thời gian đã định hoặc người dân tự đem đến các điểm đã quy định, có thể là các container chứa (trường hợp này thường áp dụng cho các khu vực có hoạt động kinh doanh, buôn bán) và người dân phải trả phí thu gom
Thu gom thứ cấp: Chất thải sau khi được công nhân thu gom vào các xe đẩy
tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý
1.2.2.2 Tái sử dụng và tái chế
Theo quan điểm tiếp cận hiện nay, CTR được coi là một nguồn tài nguyên cần được khai thác Với thành phần CTR (trừ chất thải thực phẩm) có khả năng tái sử dụng, tái chế chiếm đến khoảng 10 - 45% (khối lượng ướt), tái chế CTR không chỉ
là một giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mà còn giảm bớt áp lực đối với các khu xử lý
Trong những năm qua, hoạt động tái chế chất thải tại các làng nghề trong cả nước phát triển rất mạnh mẽ, đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội Theo
đó, phế liệu được tận dụng làm nguyên liệu cho sản xuất, dẫn đến giảm chi phí đầu
tư và giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường.Các loại chất thải có thể tái chế như thủy tinh, nhựa, kim loại, giấy cattong… được tái sử dụng lại hoặc bán cho các đơn vị thu mua phế liệu (đồng nát), sau đó chuyển về các cơ sở tái chế tập trung tại các làng nghề tái chế chất thải Theo ước tính của JICA, lượng CTR là giấy, kim loại, nhựa được tái chế chiếm khoảng 8,2% lượng chất thải thu gom được Tại thời điểm năm 2009: Hà Nội là 348 tấn/ngày, thành phố Hồ Chí Minh là 554 tấn/ngày, Hải Phòng 86,5 tấn/ngày, Đà Nẵng 56,7 tấn/ngày, Huế 16,9 tấn/ngày [1] Tuy nhiên, hoạt động tái chế chất thải hầu hết là hoạt động tự phát do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm với công nghệ tái chế hầu hết là thủ công, lạc hậu, chất thải từ hoạt động tái chế này hầu hết không được xử lý và thải ra môi trường nên đã gây ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi
Trang 28Làm nguyên liệu thô, sản xuất các sản phẩm tái chế:
Giấy, nhựa, sắt, nhôm, đồng…
Hình1.8 Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng, tái chế
1.2.2.3 Xử lý và tiêu hủy
Xử lý CTR là giai đoạn cuối cùng trong công tác quản lý CTRvà cóvai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bởi nó không chỉ ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Theo số liệu điều tra của Bộ Xây dựng [12], hiện nay biện pháp xử lý CTR đô thi chủ yếu tập trung vào 03 loại hình công nghệ chính là: Chôn lấp hợp vệ sinh, sản xuất phân compost và đốt, trong đó phương pháp chôn lấp được sử dụng phổ biến tại hầu khắp các tỉnh
Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2011, tỷ lệ CTR đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được, trong đó khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp
vệ sinh Theo số liệu thống kênăm 2010 có 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh, có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung ở các thành phố lớn) Các bãi còn lại, CTR phần lớn được chôn lấp sơ sài, lộ thiên không có sự kiểm soát nên mùi hôi và nước rác từ các bãi chôn lấp này trở
Chất thải có thể tái sử dụng, tái chế
Phân rác hữu
cơ, chất thải thực phẩm, chất thải vườn…
Làm nhiên liệu khí hóa, nhiệt phân:
Chất thải cao
su, gỗ, giấy, nhựa, chất hữu cơ…
San lấp mặt bằng, rải đường, lớp phủ bãi chôn lấp: Chất thải xây dựng
Trang 29thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí, gây tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe cộng đồng [1]
Hình 1.9 Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy CTR
đô thị ở Việt Nam
Trong những năm qua, Việt Nam đã áp dụng nhiều công nghệ nhập ngoại để
xử lý CTR như: Thiết bị công nghệ của Hàn Quốc tại Nhà máy xử lý CTR Tràng Cát, thành phố Hải Phòng; Thiết bị công nghệ của Trung Quốc tại Nhà máy xử lý CTR Vân Phú, Phú Thọ; Thiết bị công nghệ của Hoa Kỳ tại Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt, Công ty Vietstar, Phước Hiệp, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh…Tuy nhiên, theo đánh giá của TS Nguyễn Đình Hậu – Phó vụ trưởng, vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ thì về cơ bản các công nghệ thiết bị nhập ngoại chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam do: CTR không hoặc chưa được phân loại đầu nguồn; tính chất và thành phần CTR Việt Nam khác với các nước mà Việt Nam đã nhập các công nghệ (nhiệt trị của CTR sinh hoạt thấp, độ ẩm không khí cao…); suất đầu tư cho các công nghệ nhập ngoại cao; sản phẩm của các nhà máy xử lý CTR là mùn hoặc phân compost rất khó hoặc không tiêu thụ được [12]
Hiện nay, có 05 công nghệ xử lý CTR trong nước và đã đượcBộXây dựng cấp giấy phép đó là:Công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi trường Xanh; công nghệ chế biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm Sinh Nghĩa; Công nghệ đốt CTRSH BD-ANPHA của Công ty TNHH Đức Minh; công nghệ
CTR đô thị của Việt Nam Thải bừa bãi
Tái chế Làm phân
hữucơ
Công nghệ Seraphin, AST Chôn lấp Đốt
Trang 30ENVIC của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; công nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy công nghệ đưa ra còn khá nhiều tồn tại chưa giải quyết được triển để, khó khả thi trong thực hiện, cụ thể:Công nghệ đốt của ENVIC, đốt CTRSH BD-ANPHA, công nghệ đốt nhập ngoại như lò NFi 05, Sankyo CNC120, Stepro SH – 500(hiện nay rất nhiều địa phương trong cả nước đang áp dụng như: Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…) đã giải quyết được một phần về khối lượng xử lý CTRSH Tuy nhiên, đến nay chưa có quy định cụ thể yêu cầu về lò đốt CTRSH mà phải tham khảo quy chuẩn môi trường của lò đốt công nghiệp Vì vậy, dẫn đến việc đánh giá không chính xác về các thông số quy định cho phép Công nghệ này đang nhận được đánh giá không cao từ các nhà khoa học đầu ngành trong nước và khuyến cáo không triển khai nhân rộng[16]; Công nghệ xử lý CTR thành viên nhiên liệu (công nghệ MBT-CD.08) áp dụng tại Nhà máy xử lý và tái chế chất thải 50 tấn/ngày, triển khai tại thị
xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm;công nghệ SERAPHIN tại Nhà máy xử lý CTR Sơn Tây (Hà Nội) triển khai đã ngừng hoạt động và thay bằng công nghệ đốt chất thải thu hồi năng lượng thấp của Công ty Môi trường Thăng Long
Tóm lại, tại các khu đô thịtỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng xong vẫn còn ở mức thấp, xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưa sâu Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn yếu và thiếu, dẫn tới tình trạng tại một số đô thị đã thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu quả của việc phân loại Trong khi đó tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được thực hiện ở quy mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát Tình trạng
đổ chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp vẫn là bài toán khó đối với các tỉnh thành trong nước (hầu hết vẫn chỉ là chôn lấp
Trang 31thông thường), trong khi chưa có định hướng cụ thể, đồng bộ về công nghệ xử lý cũng như các điều kiện về thu gom, vận chuyển, cũng như điều kiện về quy hoạch khu xử lý hay cơ chế đầu tư Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của các địa phương chưa đồng bộ, năng lực quản lý còn thiếu và còn yếu, một số nội dung đầu tư còn chưa có nghiên cứu cụ thể dẫn đến lãng phí ngân sách nhà nước trong khi chi phí đầu tư cho quản lý chất thải còn thấp Do vậy, rất cần có những nghiên cứu, những đánh giá và hướng dẫn cụ thể,đồng bộ trongquy hoạch quản lý và xử lý CTR để sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư cũng như đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường
Trang 32CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ VĨNH YÊN 2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Yên là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc và vừa được công nhận là
đô thị loại II vào tháng 12 năm 2014 Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc Vị trí, vai trò của Thành phố ngày càng quan trọng và được khẳng định trong vùng thủ đô Hà nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Tổng diện tích tự nhiên của Thành phốlà 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm 09 đơn vị hành chính, gồm 07 phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và 02 xã
Định Trung, Thanh Trù[7](Hình 2.1 và2.2)
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên
- Phía Tây giáp huyện Yên Lạc
- Phía Bắc giáp huyện Tam Dương
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc
Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt
Hà Nội- Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, tạo điều kiện cho thành phố phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Thành phố cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội của tỉnh với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú đa dạng để phát triển KTXH cùng nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng trong việc phát triển, thành phố Vĩnh Yên có đủ điều kiện để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Trang 33Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2 Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, có độ cao từ 9 - 50 m so với mặt nước biển, khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng [17] bao gồm:
Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm xã Định Trung, phường
Khai Quang độ cao trung bình 260m so với mặt nước biển, với nhiều đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam
Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây - Tây Nam thành phố gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội hợp Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độc cao trung bình 7 - 8 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước lớn
Trang 34Hình 2.2 Bản đồ thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh [17]
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 240
C, mùa hè 290C -340C, mùa đông dưới 180C, có ngày dưới 100
C Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và
Trang 35cũng là những tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm (chiếm trên 50% lượng mưa
cả năm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12, 1 và tháng 2
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến
tháng 9 Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau kèm theo sương muối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Nhìn chung, thời tiết của thành phố với các đặc điểm khí hậu nóng, ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên, lương mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp với điều kiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao
Thủy văn: Thành phố có nhiều ao hồ, trong đó Đầm Vạc rộng 144,52 ha là
nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng Thành phố Vĩnh Yên nằm trong khu vực sông Cà Lồ và sông Phó Đáy, nhưng chỉ có một số con sông nhỏ chảy qua, mật dộ sông ngòi thấp Khả năng tiêu úng chậm đã gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng Về mùa khô, mực nước ở các hồ ao xuống rất thấp, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước cho các cây trồng và sinh hoạt của nhân dân
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch quản lý CTRSH
2.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội
2.2.1.1 Kinh tế
Thành phố Vĩnh Yên đã và đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại - dịch vụ; khai thác mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư gắn với bồi thường giải phóng mặt bằng là những giải pháp chủ yếu được thành phố tích cực triển khai, góp phần tạo nên bức tranh kinh tế khá ấn tượng như hiện nay Chỉ tính riêng năm
2013, thành phố đã thu hút 160 dự án FDI và 71 dự án DDI, chủ yếu trên các lĩnh vực:phụ tùng ô tô, dệt may, linh kiện điện tử Các dự án này đã giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động, góp phần nâng tổng giá trị sản xuất cả năm của thành phố lên 11.582 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm trước Năm 2013 cũng là năm Vĩnh Yên
có số thu ngân sách vượt trội trong những năm trở lại đây với tổng thu 1.939 tỷ
Trang 36đồng, tăng 79% so với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố đạt 17,4%; thu nhập bình quân đầu người trên 85 triệu/năm, tăng 11% so với cùng kỳ [5]
2.2.1.2 Xã hội
Dân số: Theo số liệu điều tra vào quý IV năm 2013 của Viện quy hoạch - Sở
Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc tại các địa phương tại thành phố Vĩnh Yên, dân số thường trú tại thành phố Vĩnh Yên là 94.375 người, mật độ trung bình phân bố dân cư là
1857 người/km2; tỷ lệ tăng dân số là 1,17 % [5]
Y tế: Mạng lưới y tế cấp cơ sở được đầu tư tốt về cơ sở vật chất Đội ngũ Y,
Bác sĩ và cán bộ y tế được tuyển dụng, bố trí và bồi dưỡng nâng cao năng lực định
kỳ Mạng lưới y tế trên địa bàn thành phố cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân địa phương
Theo niên giám thống kê năm 2013,số cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên gồm: 06 Bệnh viện, quy mô 1280 giường; 12 phòng khám khu vực; 09 Trung tâm y tế cấp xã, phường (quy mô 90 giường) [7]
Giáo dục: Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013, thành phố
Vĩnh Yên có: 20 trường mầm non, trong đó có 16 trường công lập và 04 trường ngoài công lập; 11 trường tiểu học; 09 trường trung học cơ sở và 06 trường Trung học phổ thông Trong những năm qua, chất lượng các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa – xã hội tiếp tục được nâng cao; Công tác quản lý khoa học công nghệ được đổi mới từ khâu xây dựng kế hoạch, triển khai và tuyển chọn đơn vị, thực hiện đề tài, dự án; các chính sách xã hội được thực hiện có hiệu quả Tỷ lệ hộ nghèo giảm, công tác giải quyết việc làm đạt kết quả khá; đời sống của nhân dân được cải thiện
rõ rệt; tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Nhờ vậy, đã tạo ra tiền đề cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trong những
năm tiếp theo[7]
Trang 372.2.2 Định hướng quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
2.2.2.1 Định hư ng quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và t m nhìn 2050
Định hướng quy hoạch CTR trong Quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc đến năm
2030 và tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ - TTg ngày 26/10/2011 Phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31.860ha, quy mô dân số năm 2020 là 660.000 người và năm 2030 là 1.000.000 người Theo đó, dự báo lượng CTR phát sinh năm 2020 là 900 tấn/ngày
và năm 2030 là 2.850 tấn/ngày; tỷ lệ thu gom CTRSH 100%, đảm bảo việc xây dựng môi trường vệ sinh đô thị phù hợp với đô thị loại I
Dựa trên quan điểm về giảm lượng chất thải và cải thiện vệ sinh môi trường, thực hiện chuyển giao từ phương pháp chôn lấp hiện tại sang phương pháp xử lý chính là phương pháp đốt Cụ thể là vào năm 2030, lượng CTR xử lý theo phương pháp chôn lấp sẽ dưới 15%, lượng CTR xử lý theo các phương pháp khác ngoài phương pháp chôn lấp (xử lý đốt, tái tạo nguyên liệu ) sẽ là 85% Hướng đến việc xây dựng một xã hội tuần hoàn, thúc đẩy sử dụng các phương pháp xử lý, phân loại
và xử lý 3R, cố gắng thực hiện giảm lượng chất thải được thải ra
Theo đó, toàn tỉnh sẽ xây dựng 4 trạm xử lý đốt, trong đó có 3 trạm trong
khu vực đô thị Quy mô xây dựng một cơ sở xử lý đốt khoảng 4 - 5 ha (Hình 2.3)
Trang 382.2.2.2 Quy hoạch quản lý CTRtỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý CTRtỉnh Vĩnh Phúcđến năm 2020được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định 673/QĐ-UBND ngày 11/3/2014 Quy hoạch được xây dựng trên quan điểm: Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thống nhất trên toàn tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; phù hợp với Chiến lược quản lý CTR, quy hoạch quản lý CTR được Chính phủ phê duyệt; lấy phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường là chủ yếu, từng bước khắc phục, xử lý có hiệu quả những bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh; huy động tối đa mọi nguồn lực của các địa phương, kết hợp sự hỗ trợ của Trung ương, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho công tác xử lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 2.3 Bản vẽ phạm vi thu gom và bố trí công trình xử lý CTRSH tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ sở xử lý đốt3
Việc bố trí công trình lò đốt cho khu
vực Lập Thạch và Sông Lô chưa
Trang 39Mục tiêu chung quy hoạch đặt ra là:
- Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp CTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước
- Hệ thống quản lý tổng hợp CTR được xây dựng, theo đó CTR được thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến
và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường CTR nguy hại được quản lý và xử lý theo các phương thức phù hợp
- Xã hội hóa công tác quản lý CTR trên địa bàn tỉnh tiến tới khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao để sản xuất phân vi sinh, nâng cao hiệu quả công tác xử lý chất thải đặc biệt là CTNH, giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ô nhiễm môi trường như: nguồn nước, đất đai, không khí
- Cải thiện chất lượng môi trường sống, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
xã hội, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn các xã, phường, thị trấn tỉnh Vĩnh Phúc do chất thải gây ra bằng việc quy hoạch hệ thống thu gom và
xử lý CTR với công nghệ phù hợp và thiết bị hiện đại có khả năng thu nhận và xử lý chất thải phát sinh trên địa bàn tỉnh
- Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tương lai kết hợp với việc hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài đô thị một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững
- Làm cơ sở cho việc triển khai quy hoạch chi tiết, xây dựng dự án chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch
- Góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của các khu đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Mục tiêu cụ thể về quản lý CTR sinh hoạt đô thị là:
- Giai đoạn từ 2015 đến 2020: 90% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thugom và xử lý đảm bảo môi trường
Trang 40- Giai đoạn từ 2020: 100% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thugom và xử lý đảm bảo môi trường
Phương án quản lý CTR sinh hoạt đô thị thành phố Vĩnh Yên là:
Chất thải rắnsinh hoạt phát sinh được thu gom hỗn hợp đến khu liên hợp xử
lý Tại đây, chất thải rắn được phân loại để tái sử dụng, tái chế, đốt thu hồi năng lượng hoặc và chôn lấp hợp vệ sinh hoặc sản xuất phân hữu cơ vi sinh theo mục tiêu
dự án được phê duyệt
Phương thức thu gom, vận chuyển theo hai hình thức: Thu gom chất thải tại các khu vực phát thải bằng xe ép rác và vận chuyển thẳng đến điểm đổ thải cuối cùng; thu gom chất thải bằng xe gom đẩy tay đến các khu vực tập kết rồi cẩu lên xe
ép rác và vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng
Vị trí xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị thành phố Vĩnh Yên tại Khu liên
hợp xử lý chất thải rắn, khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên (Vị trí số
03, Hình 2.4)
Hình 2.4 Bản vẽ vị trí công trình xử lý CTRSH trong khu vực đô thị
Cơ sở xử lý đốt 3
Cơ sở xử lý đốt 2
Cơ sở xử lý đốt 1
Chú thích
Cơ sở xử lý đốt