TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA MÔI TRƯỜNG ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP "ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THU GOM
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
"ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM
2025"
Trang 2Hà Nội - 2016
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM
Trang 4LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án: "Ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá hiện trạng và đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đến năm 2025" là kết quả
nghiên cứu của tôi Những số liệu, tài liệu tham khảo trong đồ án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề cương.
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hồng Nhung
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1.1.Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu 3
1.1.1.Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 3
1.1.2 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 3
1.1.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn 4
1.1.4 Phân loại chất thải rắn 6
1.1.5 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 7
1.1.6 Các hoạt động quản lý chất thải rắn 8
1.2 Cơ sở pháp lý 9
1.3.Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý 10
1.3.1 Khái niệm về bản đồ chất thải rắn sinh hoạt 10
1.3.2.Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 11
1.3.2 Ứng dụng của GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quy hoạch môi trường 14
1.3.3 Giới thiệu phần mềm Mapinfo 16
1.4 Tổng quan về hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt 17
1.4.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn trên thế giới 17
1.4.2 Tình hình quản lý và xử lý rác thải tại Việt Nam 21
1.4.3.Tình hình quản lý chất thải rắn ở Hà Nội 24
1.4.4 Tình hình quản lý chất thải rắn ở huyện Sóc Sơn 25
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn 26
2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 33
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 40
2.4 Sự cần thiết phải quy hoạch mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt của huyện Sóc Sơn 42
2.5.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 42
Trang 62.6.Phương pháp nghiên cứu 43
2.6.1.Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thông tin 43
2.6.2.Phương pháp mô hình hóa 43
2.6.3.Phương pháp chuyên gia 43
2.6.4.Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 43
2.6.5.Phương pháp GIS 44
2.6.6.Phương pháp khảo sát thực địa 44
2.6.7.Phương pháp bản đồ 44
2.6.8.Phương pháp dự báo 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1 Đánh giá hiện trạng môi trường địa bàn nghiên cứu 46
3.1.1 Thực trạng môi trường của huyện Sóc Sơn 46
3.1.2 Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Sóc Sơn 47
3.2.Các điểm hẹn tập kết chất thải rắn sinh hoạt 50
3.2.1.Vị trí các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt 50
3.3.Xây dựng bản đồ hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt huyện Sóc Sơn.55 3.3 Bản đồ quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt huyện Sóc Sơn năm 2025 61
3.3.1 Dự báo dân số của huyện đến năm 2025 61
3.3.2 Dự báo khối lượng chất thải rắn tại huyện Sóc Sơn đến năm 2025 63
3.3.3 Thiết lập các tuyến thu gom 66
3.3.4 Định hướng quy hoạch vùng 66
3.3.5 Định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Y
Sơ đồ 1.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 3
Sơ đồ 1.2: Hệ thống tổ chức quản lý về CTR ở một số đô thị tại Việt Nam 23
Hình 1.3: Sơ đồ thu gom, vận chuyển rác thành phố Hà Nội 24
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý vùng nghiên cứu 26
Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập bản đồ mạng lưới thu gom CTRSH 44
Hình 3.1 : Lớp ranh giới hành chính 56
Hình 3.2: Lớp thủy văn5 57
Hình 3.3 : Lớp giao thông 58
Hình 3.4 : Bản đồ nền 59
Hình 3.5: Bản đồ hiện trạng tuyến thu gom rác thải sinh hoạt huyện Sóc Sơn 2016 60
Hình 3.6 : Bản đồ quy hoạch tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Sóc Sơn đến năm 2025 70
Trang 8DANH MUC BẢNG BI
Y
Sơ đồ 1.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 3
Bảng 1.1 : Nguồn phát sinh CTRSH 4
Bảng 1.2 : Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh 6
Bảng 1.4: Tình hình thu gom CTRSH trên toàn thế giới năm 2012 18
Bảng 1.5: Loại hình thu gom và xử lý CTRSH theo thu nhập mỗi nước 19
Bảng 1.6: CTR đô thị phát sinh các năm 2010-2013 22
Bảng 1.7 : Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2014 22
Sơ đồ 1.2: Hệ thống tổ chức quản lý về CTR ở một số đô thị tại Việt Nam 23
Hình 1.3: Sơ đồ thu gom, vận chuyển rác thành phố Hà Nội 24
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý vùng nghiên cứu 26
Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập bản đồ mạng lưới thu gom CTRSH 44
Bảng 3.1: Khối lượng công việc thực tế duy trì VSMT xí nghiệp môi trường 46
Bảng 3.2 : Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các nguồn huyện Sóc Sơn 49
Bảng 3.3: Tỷ lệ % thành phần các loại CTRSH( trong 100kg rác được phân tích ) 49
Bảng 3.4: Thông tin điểm hẹn tập kết chất thải rắn sinh hoạt năm 2016 50
Bảng 3.5: Định hướng dân số tăng lên đến năm 2025 62
Bảng 3.6: Dự báo chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Sóc Sơn đến năm 2025 64
Bảng 3.7: Thông tin điểm tập kết CTRSH định hướng đến năm 2025 67
Hình 3.6 : Bản đồ quy hoạch tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Sóc Sơn đến năm 2025 70
Trang 9QHMT : Quy hoạch môi trường QLCTR : Quản lý chất thải rắn
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Uỷ ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
Trang 10LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong trườngĐại Học Tài nguyên và Môi trường nói chung và các thầy, cô giáo trong khoa Môitrường nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinhnghiệm quý báu trong suốt thời gian qua
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến T.S Phạm Việt Hòa, là người trực tiếphướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện làm Đồ án tốt nghiệp Các thầy cô đãtận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em suốt thời gian làm Đồ ántốt nghiệp Trong thời gian làm việc với thầy cô, em không ngừng tiếp thu thêmnhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiêm túctrong nghiên cứu khoa học, giúp đạt hiệu quả cao trong công việc, đây là nhữngđiều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã độngviên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
Đồ án tốt nghiệp
Do thời gian thực hiện Đồ án có nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếusót, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến bổ sung để đồ án được hoànthiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8tháng 6 năm 2016
Sinh viênĐào Thị Hồng Nhung
Trang 11MỞ ĐẦU
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con nguời, sinhvật và sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của toàn nhân loại Cùng với sự pháttriển của khoa học kĩ thuật, cuộc sống ngày càng cải thiện, nhu cầu của con ngườingày một cao hơn, đồng thời lượng rác thải thải ra môi trường cũng nhiều hơn,mức
độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng Chất thải rắn sinh hoạt luôn là vấn đề môitrường nóng bỏng và con người ở bất kì nơi đâu cũng tìm cách ứng phó với nó Sóc Sơn là một huyện ngoại thành, phía Bắc của Thủ đô Hà Nội Tốc độ pháttriển kinh tế, gia tăng dân số làm lượng rác thải đặc biệt là chất thải rắn tăng lên đáng
kể Do có tính chất bán nông thôn, bán thành thị nên vấn đề quản lí chất thải rắn sinhhoạt chưa triệt để Công tác quản lí chất thải rắn còn yếu kém, dựa trên giấy tờ là chủyếu và còn nhiều bất cập Nếu lượng chất thải rắn sinh hoạt này không được quản lýtốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường
Với quan điểm hình thành một xã hội thông tin, coi công nghệ thông tin làchìa khóa vàng nâng cao hiệu quả quản lý, GIS là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhàquản lí môi trường trong quản lý tài nguyên và môi trường Do đó, việc ứng dụngGIS vào thành lập bản đồ quản lí chất thải rắn là vô cùng cấp thiết nhằm quản lí dữliệu trên máy tính, cập nhật dữ liệu, quan sát đánh giá và đưa ra các giải pháp quản
lí phù hợp với địa phương; nâng cao hiệu quả quản lý
Từ thực tiễn trên, em đề xuất thực hiện đề tài: "Ứng dụng công nghệ GIS
trong đánh giá hiện trạng và đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đến năm 2025.” nhằm hỗ
trợ công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt và đẩy mạnh ứng dụng hệ thống thông tinđịa lý vào quản lý tài nguyên và môi trường nâng cao hiệu quả quản lý
Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànhuyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội bằng công nghệ GIS
- Đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải sinh hoạt huyện Sóc Sơn, TP
Hà Nội tới năm 2025
Trang 12Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànhuyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Xây dựng bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt trên địabàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội bằng công nghệ GIS
- Đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànhuyện đến năm 2025
Trang 13Nguyên vật liệu Chất thải
Chất thảiChế biến
Chế biến lần 2
Tiêu thụThu hồi và tái chế
Thải bỏ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu.
1.1.1.Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Theo điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn và phế liệu đã đưa ra được các khái niệm về chất thải rắn như sau:
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắnbao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinhtrong sinh hoạt thường ngày của con người
- Thu gom chất thải rắn: Bao gồm từ quá trình thu gom từ các hộ gia đình, cáccông sở, nhà máy cho đến các trung tâm thương mại cho đến việc vận chuyển từ cácthiết bị thủ công, các phương tiện chuyên dùng vận chuyển đến các điểm xử lý, tái chế
1.1.2 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Sơ đồ 1.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Ghi chú: Chất thải
- Nguyên liệu, sản phẩm, các thành phần thu hồi và tái sử dụng
Trang 141.1.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn.
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của huyện Sóc Sơn rất đa dạng vàphong phú, từ nhiều nguồn khác nhau với tỉ lệ rác sinh hoạt khác nhau Cùng với sựphát triển kinh tế chung của cả nước trong những năm gần đây huyện Sóc Sơn, thànhphố Hà Nội năng động có những bước phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế, vănhoá, xã hội về nhiều mặt khác nhau Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, cuộc sống củangười dân ngày được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngàycàng lớn kéo theo lượng chất thải rắn nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêngphát sinh ngày một nhiều Và đây chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môitrường, ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan, chất lượng cuộc sống của con người Chính
vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này một cách sâu sắc và triệt đểnhất
Có thể phân ra các nguồn phát sinh chất thải rắn như sau:
- Đồ dùng điện tử
- Vật dụng hư hỏng (đồ gia
dụng, bóng đèn, đồ nhựa )
- Chất thải độc hại như
chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng
Trang 15- Sản xuất của các xí nghiệp
(sản xuất vật liệu xây dựng, )
(Nguồn: Công Ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị Hà Nội - Chi Nhánh Xí
Nghiệp Môi Trường Đô Thị Huyện Sóc Sơn 2013)
Trang 161.1.4 Phân loại chất thải rắn
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải, mục đích quản lý Hiện nay,
ở nước ta và nhiều nước trên tế giới chất thải rắn được phân loại theo: công nghệ xử
lý và bản chất tạo thành Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khácnhau phân loại theo nhiều cách:
- Phân loại theo vị trí hình thành: Người ta phân loại theo trong nhà, chất thảirắn ngoài nhà, trên đường phố, chợ …
- Phân loại theo nguồn phát sinh: Chất thải thực phẩm, chất thải trường học …
- Phân loại theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt các thànhphần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim, da, giẻ vụn,cao su…
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại chất thải rắn thành
ba nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại
Đối với rác thải đô thị do đặc điểm nguồn thải là nguồn phân tán nên rất khóquản lý, đặc biệt là các nơi có đất trống
Bảng 1.2 : Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh Nguồn phát sinh Loại chất thải rắn
Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, caton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vườn,
gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa…
Khu thương mại Giấy, caton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim
loại; chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ…), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi…), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lớp, sơn thừa…
Công sở Giấy, caton, nhựa, túi nylon gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim
loại; chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt,
xe, săm lớp, sơn thừa…
Khu công cộng Giấy, túi nylon, lá cây…
Trạm xử lý nước thải Bùn hóa lý, bùn sinh học
(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, JICA, 3/2011)
1.1.5 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
Trang 17Khác với thành phần của rác thải công nghiệp, rác thải y tế, thành phần của rácthải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất Sự không đồng nhất này tạo nên một
số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt
Thành phần cơ học: thành phần chất thải sinh hoạt bao gồm:
-Các chất dễ phân hủy sinh học: Thực phẩm thừa, cuộng, lá rau, lá cây, xácđộng vật chết
-Các chất khó bị phân hủy: gỗ, cành cây, cao su, túi nilon
- Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnhsành, gạch, ngói, đá, cát
Bảng 1.3: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ hoa quả…
Gỗ, củi, cỏ, rơm Các sản phẩm và vật liệu được
chế bến tạo tre, gỗ
Đồ dung bằng gỗ như bàn ghế
Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được
Chất kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châmhút
Vỏ hộp, dao, hàng rào, nắp lọ
Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm
hút
Vỏ nhôm, giấy bao gói
Thủy tinh Các vật liệu và các sản phẩm
được chế tạo từ máy tính
Chai lọ, các loại hộp bằng thủy tinh, bóng đèn,…
Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy
kim loại và thủy tinh
Gạch đá, gốm, bê tong
Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không
phân loại rác trong bảng này
Đá cuội, cát, đất …
Trang 18Loại này có thể chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5mm
và nhỏ hơn 5mm
( Nguồn: Nguyễn Văn Phước – 2014 )
1.1.6 Các hoạt động quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn; các hoạt động phân loại, thu gom, lưugiữ, vận chuyển; tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảmthiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người
Quản lý tại nguồn phát sinh: Áp dụng các chính sách, biện pháp kinh tế và kỹthuật để giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn phát sinh
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạmthời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhànước có thẩm quyền chấp thuận
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh,thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấpcuối cùng
Tái sử dụng và tái chế chất thải: Hoạt động này được tiến hành ngay tại nơiphát sinh hoặc sau quá trình phân loại Tái sử dụng là sử dụng lại tài nguyên dạngCTR, không qua tái chế (ví dụ tái sử dụng chai lọ) Tái chế là sử dụng chất thải làmnguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác (ví dụ như tái sinh nhựa, kim loại…)
Xử lý chất thải: Lựa chọn và áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý chấtthải Các công nghệ này có thể là đốt hoặc chôn lấp
Trang 191.2 Cơ sở pháp lý
Các văn bản Quốc hội
- Luật bảo vệ môi trường 2014 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2015
- Thông tư số 36/2015/BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT
- Hệ thống quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
Luật BVMT số 55/2014/QH 13 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam
Luật đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam
Các văn bản của Chính phủ
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn và phế liệu
Căn cứ của Bộ và Liên bộ.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg- phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050
Căn cứ
- Căn cứ luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012
- Căn cứ nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về
Lập, thẩm định, phê duyệt và quy hoạch đô thị
- Căn cứ Quyết định số 5324/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2014 về việc
phê duyệt quy hoạch chung thị trấn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìnđến năm 2030, tỷ lệ 1/5000 Địa điểm: xã Trung Giã, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn,thành phố Hà Nội
- Căn cứ Quyết định số 130/QĐ- TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng chính
phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản
Trang 20xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
cơ quan đơn vị trong khu vực nội thành Hà Nội
- Thông báo 297-TB/TU ngày 26/9/2012 của Thành ủy về kết luận của ban
thường vụ Thành ủy về Quy hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội đến năm 2030
- Căn cứ các Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, Tiêu chuẩn
xây dựng , các quy hoạch chuyên ngành và các quy định khác có liên quan
- Quyết định số 16/2013/QĐ – UBND Quyết định về việc ban hành Quy định
Quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố Hà Nội
1.3.Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý
1.3.1 Khái niệm về bản đồ chất thải rắn sinh hoạt
Bản đồ: Là hình ảnh mặt đất được thu gọn lên mặt phẳng tuân theo một quyluật toán học xác định, chỉ rõ sự phân bố trạng thái, mối liên hệ giữa các yếu tố tựnhiên, kinh tế, xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêu cầu của mỗi bản đồ cụthể
Bản đồ chuyên đề: Là thể loại bản đồ thể hiện rất tỉ mỉ chi tiết đầy đủ vàphong phú nội dung của một vài yếu tố bản đồ địa lý chung, còn các yếu tố kháccòn lại biểu thị với mức độ kém tỉ mỉ chi tiết thậm chí không biểu thị
Bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Là bản đồ thuộc nhóm bản đồ môitrường, nó thể hiện tình hình phân bố, khối lượng và tính chất của chất thải rắn sinhhoạt trên địa bàn nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian và phi không gian (dữ liệu thuộctính) được thu nhập lưu trữ theo một cấu trúc chuẩn
Dữ liệu đồ họa (còn gọi là dữ liệu hình học) bao gồm thông tin về vị trí và cấutrúc quan hệ được phân thành các lớp khác nhau như: lớp hành chính, lớp giaothông, lớp thủy văn,…
Dữ liệu thuộc tính (còn gọi là dữ liệu chuyên đề) là tập hợp các giá trị thuộc tính
Cơ sở dữ liệu về chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng
Vị trí các điểm hẹn thu gom và trạm trung chuyển
Trang 21 Quy hoạch thu gom chất thải rắn:Đánh giá cách thức sử dụng các nhân lực,phương tiện sao cho có hiệu qủa nhất.
1.3.2.Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về GIS khác nhau, ví dụ :
Định nghĩa của David Cowen, Mỹ: GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm vàcác thủ tục được thiết kế để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiểnthị các dữ liệu qui chiếu không gian để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kếhoạch phức tạp
Định nghĩa National Center for Gèographic Information and Analysis(1988): Hệ thông tin Địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính thuthập, lưu trữ, phân tích và hiển thị không gian
Định nghĩa của Goodchild: GIS là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu trả lờicác câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa lý
Định nghĩa của Hệ thống môi trường ESRI, Mỹ: Hệ thông tin Địa lý là mộttập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý của conngười, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phântích và kế xuất
Vậy GIS là một hệ thống dùng để trình bày, lưu trữ, quản lý và phân tích dữliệu về các đối tượng trên bề mặt trái đất
Trang 22b Chức năng, vai trò
Hệ thông tin Địa lý có vai trò quan trọng, hầu hết các hệ thống phần mềm GISđược thiết kế đều có các chức năng thu thập dữ liệu, thao tác dữ liệu, quản lý dữliệu, hỏi đáp và phân tích dữ liệu, hiển thị dữ liệu :
+ Thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: đo đạc từthực địa, dữ liệu từ các loại bản đồ, dữ liệu thống kê…
+Thao tác dữ liệu: Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn có định dạngkhác nhau và có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng vàthao tác theo một số cách để tương thích với hệ thống
+ Quản lý dữ liệu: Khả năng liên kết hệ thống giữa việc tự động hóa bản đồ vàquản lý cơ sở dữ liệu (sự liên kết giữa dữ liệu không gian và thuộc tính của đốitượng) Các dữ liệu thông tin mô tả cho một đối tượng bất kỳ có thể liên hệ mộtcách hệ thống với vị trí không gian của chúng Sự liên kết đó là một ưu thế nổi bậtcủa việc vận hành GIS
+Hỏi đáp và phân tích dữ liệu
Khả năng hỏi đáp, tìm kiếm, truy vấn đơn giản “chỉ nhấn và nhấn” và cáccông cụ phân tích dữ liệu không gian mạnh mẽ để cung cấp thông tin một cáchnhanh chóng, kịp thời, chính xác, hỗ trợ ra quyết định cho những nhà quản lý vàquy hoạch
+ Hiển thị dữ liệu: Hiển thị dữ liệu tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ.Ngoài ra còn có thể xuất dữ liệu thuộc tính ra các bảng excel, tạo các bản báo cáothống kê, hay tạo mô hình 3D, và nhiều dữ liệu khác
c Các thành tố của hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống GIS bao gồm năm thành tố chính: con người, phương pháp, công cụphần cứng, phần mềm và dữ liệu, năm thành phần này phải cân bằng, hoàn chỉnh đểGIS có thể hoạt động hiệu quả nhất:
Trang 23 Con người (People)
Nhiệm vụ chủ yếu của con người sử dụng GIS là giải quyết các vấn đề khônggian, họ số hóa bản đồ, họ kiểm tra lỗi, họ soạn thảo và phân tích các dữ liệu thô;đưa ra các giải pháp cuối cùng để truy vấn dữ liệu hợp lý
Con người ở đây là các chuyên viên tin học, chuyên gia GIS, thao tác viên GIS,phát triển ứng dụng GIS bao gồm: thao tác viên hệ thống; nhà cung cấp GIS; nhà cungcấp dữ liệu; người phát triển ứng dụng; chuyên viên phân tích hệ thống GIS
Dữ liệu (Data)
Dữ liệu thống kê gắn theo các hiện tượng tự nhiên với những mức độ chínhxác khác nhau Hệ thống thước đo của chúng bao gồm các biến tên, số thứ tự,khoảng và tỉ lệ
Một hệ thống GIS bao gồm nhiều môdun phần mềm quan trọng nhất của GIS
là khả năng lưu trữ, quản lý dữ liệu không gian bằng hệ quản trị CSDL địa lý.Mộtphần mềm xử lý GIS tốt phải cung cấp cho người sử dụng các công cụ quản lý,phân tích không gian dễ dàng, chính xác
Phần cứng (Hardware)
Là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động Ngày nay, phần mềm GIS
có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máytrạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng Là các máy tính điệntử: PC, miniComputer, MainFrame … là các thiết bị mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môitrường mạng GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất
dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy vẽ (plotter), máy quét (scanner)…
Trang 24Phươngpháp (Methods)
Bao gồm các phương pháp truyền thống của khoa học Địa lý và các khoa học
có liên quan; các phương pháp và công nghệ hiện đại để đạt tới mục tiêu, mục đíchnghiên cứu
Năm thành phần này gắn liền với nhau không thể thiếu phần nào và chúngkhông thể tách rời nhau Thiếu một thành phần nói trên, thì Hệ thống thông tin địa
lý không còn là một hệ thống hoàn thiện
1.3.2 Ứng dụng của GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quy hoạch môi trường
Nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái: Với một hệ GIS, bạn có thể phân tích toàn
bộ hệ sinh thái GIS được sử dụng để mô phỏng hệ sinh thái như một đơn vị hoànchỉnh, hiển thị hình ảnh của các vùng nhạy cảm
Xây dựng dữ liệu môi trường: phân tích và lọc dữ liệu liên quan đến môi trườnphục vụ vào việc quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường và nghiên cứu tính khả thi.Quản lý dữ liệu môi trường: Dự án Lưu vực sông Santa ở California đã sửdụng GIS làm công cụ quản lý và giám sát mực nước, chất lượng nước, và cácnguồn lợi từ vùng lưu vực nhờ công cụ quản lý cơ sở dữ liệu và tạo bản đồ của GIS.Quy hoạch các nhân tố môi trường: sử dụng khả năng phân tích của GIS có thểquản lý được các mối quan hệ giữa các nhân tố môi trường tự nhiên cũng như xãhội Từ những phân tích này, các chiến lược quy hoạch cho từng đối tượng và chotổng thể chung được xây dựng
Quản lý chất thải: GIS cho phép nhà quản lý chất thải đánh giá hiện trạng chấtthải hiện nay và dự đoán trong tương lai Ngoài ra, các nhà quản lý có thể chia sẻ
Trang 25thông tin giữa các tổ chức và kết hợp với các cơ quan để điều chỉnh cải thiện vấn đềkiểm soát, vận chuyển và chôn lấp rác thải.
Hỗ trợ quản lý các sự cố môi trường: đánh giá chiến lược đối phó và nỗ lựcchống chịu trước các sự cố môi trường
Ngày nay, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ GIS đượcthực hiện ở nhiều nước trên thế giới Tại nước Anh, hơn 90% rác thải sinh hoạtđược xử lý bằng phương pháp chôn lấp Điều đó cho thấy công tác quản lý, xử lýrác thải là vấn đề hết sức quan trọng Pháp luật các nước ban hàng cùng với nhiềuvấn đề môi trường liên quan tạo áo lực lên nhà đầu tư để xây dựng các bãi chôn lấplớn nhất, hạn chế dưới các tác động môi trường Sử dụng công nghệ GIS để cảithiện bãi chôn lấp và các hoạt động chôn lấp trong thực tế Ngoài ra, GIS cũng cóthể đóng vai trò quan trọng trong quá trình quan trắc môi trường ở các bãi chôn lấp
Sự phân tích thành phần, tỷ trọng của rác thải với sự thay đổi thể tích trong thời kỳ,chôn lấp đảm bảo hiệu quả của phương pháp lựa chọn và đạt được dung tích chứa làtối đa Tại Ấn độ đã xây dựng dự án ứng dụng GIS trong công tác quản lý CTRsinh hoạt cho thành phố Bangalore Senthil Shanmugan, một trong những chuyêngia Ấn Độ nghiên cứu vấn đề này đã đưa ra quan điểm ứng dụng GIS, hệ thốngthông tin quản lý (MIS) và hệ thống định vị toàn cầu trong quản lý CTR trong bàibáo được đăng tải trên Internet
Theo quan điểm của Senthil Shanmugan, tính cấp thiết cần ứng dụng GIStrong công tác quản lý chất thải rắn là:
- 80% thông tin được sử dụng liên quan tới quản lý CTR có liên quan tới dữliệu không gian
- Sự tích hợp thông tin từ những mức độ cần nền chung là GIS
- GIS là môi trường thuận lợi cho tích hợp một số lượng lớn thông tin Trongbài toán quản lý CTR số lượng thông tin này là rất lớn
- Bản đồ và các dữ liệu không gian không còn là sự quí hiếm nữa mà đã trởthành công việc hằng ngày
- Rất nhiều dữ liệu liên quan tới CTR liên quan tới vị trí không gian nhưng vẫnchưa được ứng dụng vào GIS
Trang 26Tại Việt Nam, hệ thống thông tin địa lý đã và đang phát triển một cách mạnh
mẽ, ngày càng được nâng cao về khả năng xử lý thông tin, mức độ đáp ứng hỗ trợquyết định cũng như khả năng tương tác trao đổi dữ liệu GIS được ứng dụng trongnhiều ngành Các lĩnh vực ứng dụng phổ biến ở tỉnh thành trong cả nước áp dụngcông nghệ GIS trong đó có lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các phầnmềm : Arcgis, Envi, waste
- Ở Hà Nội, GIS được đón nhận và áp dụng rộng rãi trong các cơ quan nghiêncứu ứng dụng GIS trong quản lý môi trường được đẩy mạnh nhằm phát hiện, đánhgiá, dự báo mức độ gây ô nhiễm cho khu vực để đưa ra hướng giải quyết nhanh và
có hiệu quả
Do tính phức tạp của việc quản lý chất thải rắn nên hầu hết tại các huyện của
Hà Nội, công tác quản lý chất thải rắn đang gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề chồngchéo trong quản lý là việc không thể tránh khỏi Đó chính là vấn đề đáng lo ngạicho các nhà quản lý chất thải rắn.Huyện Sóc Sơn đã và đang áp dụng công nghệGIS vào quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.3.3 Giới thiệu phần mềm Mapinfo
Mapinfo là một trong những phần mềm đồ họa thuộc họ GIS, được ứng dụng rấthiệu quả trong việc biên tập và kết xuất bản đồ Ngoài ra, Mapinfo còn cung cấpnhững công cụ hiệu quả trong việc phân tích không gian như định vị một địa chỉtrên bản đồ (Geocoding), chồng xếp các lớp dữ liệu (Overlay), phân tích thống kê
dữ liệu theo một tiêu chí nhất định (Staticstis),… Đặc biệt, Mapinfo rất hiệu quảtrong việc tạo ra những bản đồ chuyên đề (Map Themetic) từ các lớp dữ liệu(Layer) đã có Ngoài ra, Mapinfo còn có chức năng số hóa (Digitize) để tạo dữ liệuVector từ ảnh Raster Nếu xét toàn bộ quy trình số hóa và biên tập bản đồ từ bản đồgiấy hoặc từ số liệu trị đo, thì Mapinfo hữu hiệu trong giai đoạn biên tập và kếtxuất
Tổ chức thông tin theo tập tin
Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi bảng làmột tập hợp các tập tin (File) về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các bảng ghi
dữ liệu mà hệ thống tạo ra Chỉ có thể truy cập vào chức năng của phần mềm
Trang 27Mapinfo khi đã mở ít nhất một bảng, toàn bộ các Mapinfo table mà trong đó chứacác đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin.
Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin
có phần mở rộng (extension) như sau:
Tab: Tập tin mô tả khuôn dạng CSDL đính kèm với bản đồ
Dat: Tập tin chứa thông tin phi không gian
Map: Tập tin chứa thông tin, mô tả các đối tượng bản đồ
Id: Tâp tin chỉ số đối tượng
Wor: Tập tin quản lý chung
Tổ chức thông tin theo đối tượng
Các thông tin bản đồ trong phần mềm GIS thường được tổ chức theo từng lớpbản đồ Một lớp bản đồ máy tính là sự chồng xếp của các lớp thông tin lên nhau.Mỗi lớp thông tin thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể Lớp thông tin
là một tập hợp các đối tượng bản đồ thống nhất Thể hiện và quản lý các đối tượngđịa lý không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hêthống
Trong Mapinfo thì mỗi lớp bản đồ là một lớp các đối tượng hình học cơ bản(điểm, đường, vùng)
Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng giúp cho việc xây dựng thànhcác khối thông tin độc lập cho các lớp bản đồ máy tính, dễ dàng thêm vào mảnh bản
đồ cho các lớp thông tin mới hoặc xóa đi các lớp đối tượng không cần thiết
Các đối tượng bản đồ chính mà Mapinfo sẽ quản lý
- Đối tượng vùng (Region): Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và baophủ một vùng diện tích nhất định Chúng có thể là các polygons, elipse, hìnhchữ nhật,…
- Đối tượng điểm (Point): Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lý
- Đối tượng đường (Line): Thể hiện các đối tượng không khép kín hình học.Chúng có thể là đường thẳng,các đường gấp khúc, các cung
- Đối tượng chữ (Text): Thể hiện các đối tượng không phải là địa lý của bản đồ
1.4 Tổng quan về hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt.
1.4.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn trên thế giới
Trang 28a Phát sinh trên thế giới
Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau,phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dânnước đó Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theođầu người
Ước tính hàng năm lượng rác thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷtấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp).Năm 2010, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là1,2 tỷ tấn Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu đô thị mới nổi vàcác nước đang phát triển
Bảng 1.4: Tình hình thu gom CTRSH trên toàn thế giới năm 2012
(Đơn vị: triệu tấn)
Thu gom CTRSH trên toàn thế giới năm 2012 ( triệu tấn)
Các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD 620Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban Tích) 65
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường 2013)
Nếu các số liệu trên đổi thành đơn vị chất thải rắn thu gom mỗi năm trên đầungười, thì tại các khu đô thị ở Hoa kỳ có đến hơn 700kg chất thải rắn, gần 150kg ở
Ấn Độ Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị cao đó là: Hoa Kỳ tiếp sau là Tây Âu và Úc(600-700 kg/người) sau đó đến Nhật Bản,Hàn Quốc và Đông Âu (300-400kg/người)Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều các vừa biến thành năng lượng lẫnthu hồi nguyên liệu, và những thị trường thứ cấp đang xuất hiện ngày các nhiều trênphạm vi toàn cầu Trên thế giới, ước tính sơ bộ khối lượng nguyên liệu thứ cấpđược trao đổi là 135 triệu tấn Các nguyên liệu thế cấp hiện là những dòng nguyênliệu quan trọng nhất trên toàn thế giới
Trang 29Bảng 1.5: Loại hình thu gom và xử lý CTRSH theo thu nhập mỗi nước Loại hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo thu nhập mỗi nước
Chỉ tiêu
Các nước thu nhập thấp: Ấn Độ, Ai Cập, các nước Châu Phi)
Các nước thu nhập trung bình:
Achentina - Đài Loan(Trung Quốc)- Singapo-Thái Lan- EUNMS10)
Các nước có thu nhập cao: Hoa Kỳ,
15 nước EU, HồngKông
Chiến lược môi trường quốc gia
Cơ quan môi trườngquốc gia
Luật môi trườngMột vài số liệu thống kê
Chiến lược môi trường quốc gia
Cơ quan môi trường quốc giaCác quy định chặt chẽ và cụ thểNhiều số liệu thống kêThành phần chất
20-65
15-407-151-51-5
20-40
15-5010-155-85-8
Trang 30Phương Pháp sử lý Điểm chứa chất thải
bất hợp pháp >50 %Tái chế không chínhthức 5% -15%
Bãi chôn lấp >90%
Bắt đầu thu gom chọn lọc
Tái chế có tổ chức 5%
Thu gom chọn lọc
Thiêu đốtTái chế >20%
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường 2013)
Theo Ngân hàng thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng760.000 tấn chất thải rắn đô thị Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8triệu tấn/ngày
b Quản lý xử lý chất thải rắn trên thế giới
Khoa học công nghệ ngày càng không ngừng phát triển dẫn đến sự phát triểnmạnh mẽ về kinh tế và sự gia tăng của dân số thế giới, đã tạo ra lượng chất thải lớnvào môi trường trở thành vấn đề lớn của các nước trên thế giới Đô thị và sự pháttriển kinh tế thường đi đôi với mức độ tiêu thụ tài nguyên và phát thải ra môitrường Mức độ đô thị hóa càng cao thì lượng chất thải càng tăng lên tính theo đầungười Ví dụ một số quốc gia hiện nay:
Australia: 1,6 kg/người/ngày
Canada: 1,7 kg/người/ngày
Thụy Điển: 1,3 kg/người/ngày
Trung Quốc: 1,3 kg/người/ngày
Quá trình phát sinh chất thải rắn ở mỗi quốc gia là khác nhau nó phụ thuộc vào nềnkinh tế, mức sống của người dân, chính sách và luật bảo vệ môi trường ở mỗi nước
- Ở Hoa Kỳ, là cường quốc số một thế giới cũng là nước có lượng phát thảirác lớn nhất thế giới Hàng năm rác thải sinh hoạt của các thành phố lên đến 210triệu tấn và bình quân mỗi người thải ra 2 kg rác mỗi ngày
- Ở Nhật Bản theo số liệu của Cục Y tế và môi trường hàng năm thải ra 450triệu tấn (không tính rác thải phóng xạ): 36% tái chế được, số còn lại xử lý bằng đốthoặc chôn tại nhà máy xử lý rác Tính chi phí xử lý rác theo đầu người vào khoảng
300 nghìn yên (khoảng 2.500 USD)
Trang 31Công việc thu gom vận chuyển rác thải tại các nước trên thế giới có sự đónggóp của các công ty môi trường tư nhân với đội ngũ chuyên nghiệp bên cạnh cácđơn vị vận chuyển chất thải của Nhà nước.
Để quản lý rác thải trên thế giới, nhiều quốc gia áp dụng phương pháp khácnhau: chôn lấp, sản xuất khí sinh học, xây lò đốt v.v Lý do chính là các phươngpháp này có chi phí thấp so với các phương pháp khác và có thể áp dụng với nhiềuloại chất thải Nhưng hiện nay, hoạt động tái chế được áp dụng với nhiều nước vì nógóp phần làm giảm thiểu rác thải phải xử lý và thân thiện với môi trường hơn so vớiphương pháp đốt và ủ phân compost Các loại chất thải có thể tái chế như giấy (ởPháp thu hồi 35%), thủy tinh (ở Đức, Đan Mạch trên 50%), chất sợi (ở Đức 40%)
Mô hình phân loại và thu gom rác sinh hoạt rất hiệu quả, cụ thể ở Nhật khung pháp
lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thải nhằm xây dựng một xã hội tái chế baogồm hệ thống luật và quy định của Nhà nước: chu trình xử lý nguyên liệu theo môhình 3R (Reduce, Reuse, Recycle) Các gia đình Nhật phân loại rác thành 3 loạiriêng biệt và cho 3 túi có màu sắc theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ và giấy, vải,thủy tinh, kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác để sản xuất phân visinh Các rác thải còn lại đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa
1.4.2 Tình hình quản lý và xử lý rác thải tại Việt Nam
a Phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam.
Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của conngười, khi đời sống của nhân dân nâng lên cũng là lúc rác thải tăng lên rất nhiều.Tuy nhiên vấn đề thống kê số liệu về CTR chưa được thực hiện một cách nghiêmtúc, số liệu thống kê chưa đầy đủ
Tổng lượng CTR sinh hoạt tại các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trungbình 10-16% mỗi năm Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếmkhoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên tới 90%)
Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống Năm
2010, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các
đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75kg/người/ngày
Bảng 1.6: CTR đô thị phát sinh các năm 2010-2013
Trang 32Dân số đô thị (Triệu người) 23,8 27,7 25,5 27,22
Chỉ số phát sinh CTR đô
thị(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh(tấn/ngày) 17,682 20,849 24,225 27,224
(Nguồn : Báo cáo môi trường quốc gia, 2014)
Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2010 đến năm 2013, lượng CTR sinh hoạtphát sinh trung bình từ 150%-200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, CTRcông nghiệp tăng lên 181% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.Dự báo của
Bộ tài nguyên và môi trường đến năm 2020 khối lượng CTR phát sinh ước tínhkhoảng 56 triệu tấn/năm đặc biệt là CTR đô thị và công nghiệp
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc khoảng385.000 tấn/ngày, CTR sinh hoạt ở các khu vực nông thôn khoảng 26.900 tấn/ngày
Bảng 1.7 : Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2014
STT Loại đô thị Chỉ Số CTRSH bình quân
đầu người (kg/người/ngày)
Lượng CTR đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm
Trang 33Công ty môi trường đô
CTR của dân cư địa phương, người nhập cư, khách vãng lai
b) Quản lý rác thải tại Viêt Nam
Ở nhiều nước trên thế giới, việc bảo vệ môi trường ( BVMT) trở thành 1 quốcsách lớn Hệ thống các văn bản pháp luật về BVMT được ban hành đầy đủ, huyđộng nhiều nhân lực, vật lực và tài lực để BVMT Những năm gần đây tổ chức quản
lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương được chú ý hơn trước, nhưng cơ bản về hìnhthức và nội dung hoạt động vẫn chậm đổi mới Một các tổng quát, các hợp phầnchức năng của hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn được thể hiện ở sơ đồ:
Sơ đồ 1.2: Hệ thống tổ chức quản lý về CTR ở một số đô thị tại Việt Nam
(Nguồn: URENCO Hà Nội)Việc BVMT ở nước ta cũng như công tác kiểm tra, chống ô nhiễm môi trườngđược quan tâm rất muộn Mãi đến năm 1980, Hiến pháp sửa đổi mới có điều 36 quy
Trang 34Nơi tập kết rác trên xe gom ngoài hiện trườngVệ sinh điểm tập kết,dụng cụ, xe gom
Ép rác tại điểm tập kếtTrạm trung chuyển rác Bãi xử lý của Thành phố
Xí nghiệp
vận tải-cơ giới
Thu gom rác tại các
khu dân cư, khu
thương mại,…
định về nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải thiện môi trường sống đối với mọi công dân
1.4.3.Tình hình quản lý chất thải rắn ở Hà Nội
a) Tình hình phát sinh chất thải tại Hà Nội
Lượng chất thải sinh hoạt ở Hà Nội hiện nay trung bình tăng 15%/năm, trong
khi đó việc xử lý vẫn chủ yếu là chôn lấp Đặc biệt, ý thức của người dân về công
tác vệ sinh môi trường còn rất thấp Trước những tồn tại trên, nếu không áp dụng
đồng bộ các giải pháp thì khó có thể giải quyết được bài toán xử lý triệt để chất thải
sinh hoạt Đây cũng là lo lắng chung của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành
phố đến cơ sở khi các khu xử lý chất thải của thành phố đầy áp lực
b) Hệ thống quản lý chất thải rắn tại TP Hà Nội
Cơ quan quản lý rác thải đô thị: Công ty môi trường đô thị là đơn vị trực tiếp
quản lý công tác quản lý rác thải ở đô thị Đây là một doanh nghiệp công ích hoạt
động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường
Hình 1.3: Sơ đồ thu gom, vận chuyển rác thành phố Hà Nội
(Nguồn: URENCO Hà Nội)
Công tác thu gom của lực lượng tư nhân bao gồm những người thu mua phế
liệu và nhưng người nhặc rác Những loại rác được thu gom bởi lực lượng này
thường là rác có thể tái chế như: chai, lọ, giấy, bìa…
Trang 351.4.4 Tình hình quản lý chất thải rắn ở huyện Sóc Sơn.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 thị trấn và 25 xã, theo ước tính lượng rác thảisinh hoạt trên địa bàn huyện khoảng 100 tấn từ các hộ gia đình Với gần 30 điểmthu gom rác thải sinh hoạt, đa phần các bãi rác hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn về quyđịnh chất lượng, tình trạng đổ rác tràn lan không đúng nơi quy định, đổ rác khôngđúng giờ vẫn diễn ra hằng ngày Một phần là do ý thức người dân còn kém nhậnthức trong vấn đề bảo vệ môi trường, bên cạnh là các cấp chính quyền chưa mạnhtay xử lý các trường hợp vi phạm
Việc thu gom rác toàn huyện chủ yếu vẫn do xe thô sơ thu gom, việc thu gomnhư vậy làm giảm sức lao động Với các xe thô sơ không có phần chứa nước rỉ rác
rò rỉ ra gây ra ô nhiễm môi trường nước và phát tán mùi hôi thối,gây mất mĩ quan.Vấn đề quan trọng nữa là việc tập kết rác không được tập trung, có nhiều rác thải đcvất ngay ở mương, máng, ao hồ khiến việc thu gom không đạt hiệu quả cao
Trang 36CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn
Địa giới hành chính :
Phía Bắc Sóc Sơn giáp thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
Phía Đông và Đông Bắc Sóc Sơn giáp với huyện Yên Phongthuộc tỉnh Bắc Ninh vàhuyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang
Phía Tây Bắc giáp Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Phía Nam giáp các huyện Mê Linh và Đông Anh của Hà Nội
Trang 37Vùng đồi gò nằm trên địa bàn các xã: Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí,Minh Phú, Hiền Ninh, Quang Tiến, Tiên Dược và Hồng Kỳ với diện tíchkhoảng 12.500 ha.
- Vùng đất giữa nằm trên địa bàn 9 xã Tân Minh, Quang Tiến, TânDân, Hiền Ninh, Phù Linh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn SócSơn với diện tích khoảng 9.300 ha Địa hình của vùng chủ yếu là ruộng bậcthang, độ cao trung bình từ 20 - 40m
- Vùng đồng bằng ven sông: nằm trên địa bàn 12 xã là Thanh Xuân,Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh,Phú Cường, ĐôngXuân, Đức Hoà, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú Địa hình của vùng khábằng phẳng, độ cao trung bình từ 10 - 20m, trong đó có khoảng 1.000 ha đấtthường xuyên bị ngập úng
*Địa chất: Cấu tạo địa chất của huyện mang đặc trưng chủ yếu thuộc hệTrias Thống thượng, bậc Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạchchính là: Sa thạch, Diệp thạch sét,… và hệ Jura gồm Cuội kết Vùng đất nàycũng được tạo nên là địa chất phù sa cổ thuộc kỷ Đệ tứ có tuổi hình thành trẻnhất
c.Khí hậu.
Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với
2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đếntháng 5 năm sau
Trang 38Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C Số giờ nắng trung bìnhkhá dồi dào với 1.645 giờ Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng cógiờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờnắng) Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm2, bức xạquang hợp chỉ đạt 61,4 kcal/cm2 Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500-9.0000C.Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm (1.670 mm), lượng mưanăm ít nhất là 1.000mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630mm Song lượngmưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung vào các tháng 7,8,9với lượng mưa chiếm 80-85% lượng mưa của cả năm, mùa này thường cónhững trận mưa kéo dài, kèm theo gió xoáy và bão Lượng bốc hơi trungbình năm đạt 650mm Độ ẩm không khí trung bình 84%.
Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông nam thổi vào mùa hè vàgió mùa Đông bắc thổi vào mùa Đông Hàng năm huyện Sóc Sơn nói riêng vàThành phố Hà Nội nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 - 7 cơnbão Bão thịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, bãothường trùng với thời kỳ nước sông Hồng lên cao, đe dọa không chỉ sản xuấtnông nghiệp mà cả đời sống nhân dân
Nhìn chung, khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạngcác loại cây trồng, vật nuôi Hạn chế của khí hậu ở đây là lượng mưa lớn tậptrung vào khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôilàm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là đối với những diện tích đất không có thảmthực vật che phủ, độ dốc lớn
d.Thuỷ văn.
Sóc Sơn có mạng lưới sông suối, kênh mương khá dầy đặc Hiện nay,nguồn nước của huyện Sóc Sơn được khai thác từ ba nguồn chính: nước mưađược giữ từ hồ Đại Lải, Đồng Quang; nước của sông Công, sông Cầu vàsông Cà Lô; và nước sông Hồng qua hệ thống tiếp nước từ Đông Anh
Huyện Sóc Sơn có 2 con sông chảy bao quanh phần lớn ranh giới SôngCầu chảy theo ranh giới phía Bắc và phía Đông Bắc; sông Cà Lồ chảy theoranh giới phía Nam, Tây Nam và Đông Nam của huyện
Trang 39Cả 2 hệ thống sông này đều được bao bọc một hệ thống đê bao lớn bảo
vệ, dọc theo còn có các trạm bơm tưới tiêu và hệ thống kênh mương thủy lợi
do nhân dân xây dựng để phục vụ cho sản xuất Nhờ đó hàng năm hạn chếđược hạn hán và ngập úng cho một số xã trong huyện
Đối với vùng đồi gò Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, vớimạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2-1,5 km/km2, bao gồm: suốiCầu Chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối ĐồngQuang, ngòi Nội Bài, chảy ra 3 sông bao quanh huyện là: sông Công (phíaBắc), sông Cầu (phía Đông) và sông Cà Lồ (phía Tây và Tây Nam)
Chế độ thuỷ văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độmưa hàng năm Vào mùa mưa nước từ các sông đổ về uy hiếp hệ thống đêđiều của huyện Theo số liệu tại trạm Phúc Lộc Phương đo chế độ thuỷ văntrên sông Cầu cho thấy: mực nước lũ lịch sử lớn nhất vào tháng 8 năm 1971
là Hmax= 9,37m ứng với lưu lượng Qmax= 3.490 m3/s Mùa khô nước các sôngcạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nôngnghiệp và giao thông trên các sông lớn
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều đầm hồ chứa nước lớn, lớnnhất là hồ Đồng Quan có trữ lượng nước lớn, cung cấp nước tưới cho diệntích đất canh tác của các xã phía Tây huyện như: Phú Linh, Quang Tiến,Tiên Dược, Mai Đình…
Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinhhoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi mùa mưa lũđến
e Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của huyện có 3 nhóm đất chính, trong đó:
Đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tậptrung nhiều ở các xã phía Nam huyện Tổng diện tích khoảng 5.061 ha, bao gồm 8loại ( Phụ Lục 1)
Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của các consông, đã có sự phân hoá theo thời gian, không gian và đặc điểm hình thành
Trang 40Nhìn chung các vùng đất phù sa tương đối bằng phẳng (cốt +3,5 m ÷ +5,5m); thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến thịt nặng; thành phần dinhdưỡng khá, hàm lượng mùn đạt 2-3%, đạm 0,15-0,20% Nhóm đất này thíchhợp với nhiều loại cây trồng.
Đất bạc màu bao gồm 2 loại:
- Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic (Ba), đây
là loại đất phổ biến nhất với tổng diện tích 10.655 ha, chiếm 1/3 tổng diệntích tự nhiên của huyện Phân bố ở các xã vùng đồi gò như: Minh Trí, MinhPhú, Nam Sơn, Bắc Sơn, Phù Linh, Hồng Kỳ, Quang Tiến,…
- Đất dốc tụ xen đồi núi bạc màu không có sản phẩm feralitic (D), làloại đất chỉ có ở Sóc Sơn, nằm xen kẽ các thung lũng hẹp, với diện tích 1.846ha
Nhìn chung, các loại đất bạc màu có hàm lượng mùn và các chất dinhdưỡng thấp Địa hình phần lớn đồi núi thấp và ruộng bậc thang với tầng canhtác mỏng
Nhóm đất feralitic: là nhóm đất đặc trưng của vùng đồi gò Sóc Sơn với 5 loạiđất ( Phụ Lục 2)
Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diệntích tự nhiên của huyện
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Huyện Sóc Sơn có trữ lượng nước mặt khá dồi dào
tuy nhiên nguồn nước mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa khó khăn chokhai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Hàng năm riêng vùng đồi gò đã tiếp nhận trung bình 50-60 triệu m3
nước mưa, đây là lượng nước mưa nghèo, phân bố không đều trong năm.Chính vì vậy nước mặt của huyện được khai thác từ 3 nguồn chính:
- Nước mưa được giữ lại bằng các hồ chứa như: Đại Lải qua Kênh số
II, Đồng Quang, Cầu Bãi, Hoa Sơn, Đạo Đức,…
- Nước của các sông chảy qua huyện: sông Công, sông Cầu, sông CàLồ