Và dựa trên những nhu cầu của người dân trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc- Tỉnh Bình Thuận trong việc thu gom Chất thải rắn sinh hoạt, cũng như để xử lý có hiệu quả lượng Chất thải rắn si
Trang 1ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
TỈNH BÌNH THUẬN
NGUYỄN THANH DỰ
GVHD (Ký, ghi rõ họ và tên)
ThS NGÔ THỊ ÁNH TUYẾT
TP.HCM, 12/2016
Trang 2Thực hiện luận văn là yêu cầu bắt buộc cũng là một niềm vinh hạnh đối với một
sinh viên Đai học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh trước khi kết thúc
4 năm học tại trường Một mặt là yêu cầu, nhưng mặt khác đây cũng là một viêc hết sức
ý nghĩa giúp sinh viên tổng kết lại những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường
Để cho chúng em có được cơ hội đúc kết lại kiến thức, nhà trường nói chung và
Khoa Môi Trường nói riêng đã tạo điền kiện cho chúng em thực hiện luận văn tốt nghiệp
Trong thời gian thực hiện luận văn của mình em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo trong trường, các anh chị trong Ban Quản lý Công trình công cộng Huyện
Hàm thuận Bắc, cùng với sự góp ý của các bạn và đặc biệt là cô Ngô Thị Ánh Tuyết
Nhưng do có chút hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm tìm hiểu thực tế chưa có chưa
có nhiều nên bài luận văn của em có thể còn nhiều sai sót Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo Điều quan trọng là những ý kiến của các thầy cô
sẽ giúp em có thể tiếp cận thực tế trong công việc quản lý môi trường sau này Cuối
cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, trong khoa, cảm ơn cô
Ngô Thị Ánh Tuyết, cùng các anh, chị trong Ban Quản lý Công trình công cộng Huyện
Hàm Thuận Bắc đã giúp đỡ em trong qúa trình làm luận văn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Hiện nay, tình hình thu gom quản lý chất thải rắn sinh hoạt đang là một trong những vấn đề thiết yếu trong công tác quản lý chất thải rắn Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận là một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, do đó mức sống của người dân ngày một nâng cao Và dựa trên những nhu cầu của người dân trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc- Tỉnh Bình Thuận trong việc thu gom Chất thải rắn sinh hoạt, cũng như để xử lý có hiệu quả lượng Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc để giảm thiểu các tác hại của Chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người và môi trường đề tài luận văn “Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc Tỉnh Bình Thuận” thực hiện:
Đề tài đã nêu lên một cách tổng quát về các khái niện cũng như những ảnh hưởng của Chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường con người Cho thấy hiện trạng quản lý,
xử lý Chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và một số nước trên thế giới
Đề tài đã đề nêu lên hiện trạng phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt của Huyện Hàm Thuận Bắc về thành phần, khối lượng và nguồn gốc phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt Công tác quản lý Chất thải rắn sinh hoạt của Huyện Hàm Thuận Bắc được đề cập và làm rõ về tỷ lệ thu gom, tình hình thu gom, các tuyến thu gom chính và công tác thu phí
Áp dụng các phương pháp kiến thức đã học và các tài liệu tham khảo để tính toán
và vạch các tuyến thu gom Chất thải rắn sinh hoạt đề xuất cho Huyện Hàm Thuận Bắc tính toán phân tích hệ thống thu gom tại nguồn và hệ thống thu gom thứ cấp, khảo sát địa bàn và chọn các địa điểm để xây dựng các điểm hẹn trong quá trình thu gom thứ cấp Qua đó đã đề xuất vạch tuyến thu gom theo sáu tuyến cho khu vực nông thôn và hai tuyến cho khu vực thành thị Tính toán chi tiết thời gian cần để thu gom của mỗi tuyến cũng như khối lượng Chất thải rắn được thu gom của mỗi tuyến
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn do Ban Quản lý Công trình công cộng Huyện Hàm Thuận Bắc thực hiên Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận
Trang 4Currently, the status of collecting and management of domestic solid waste is one
of essential problem in domestic solid waste management Ham Thuan Bac District, Binh Thuan Province is one of the region having high speed of growing up economy, so the living standards of citizen here is gradually improved And based on collecting domestic solid waste in Ham Thuan Bac District – Binh Thuan Province as well as effective treatment in domestic solid waste arising in Ham Thuan Bac District in order
to reduce the influences of domestic solid waste to the environment and the health of people The project named “ Planning to build collecting system of domestic solid waste
in Ham Thuan Bac District, Binh Thuan Province” is performed:
The Project have generally showed the definition as well as the influences of domestic solid waste to the environment and people It also indicated the management status of domestic solid waste treatment in Viet Nam and some country in the world
The project have showed the arising status of domestic solid waste in Ham Thuan Bac District about ingredients, weight and original source of domestic solid waste The management of domestic solid waste in Ham Thuan Bac District is concerned and bring out the meaning of collecting rate, status of collecting, main collecting route and fees collecting
To apply methods and knowledge learned and references to measure and show the route to collect domestic solid waste, propose for Ham Thuan Bac District Measuring and analyzing the collecting system at source and secondary collecting system, surveying area and choosing spot to build meeting place in the secondary collecting process Thereby, the project have proposed showing the route according to
6 routes for rural area and 2 routes for urban area Counting the necessary time in details
to collect each route as well as the weight of domestic solid waste collected of each route
Planning to build the collecting system of domestic solid waste is executed by Management board of public project in Ham Thuan Bac District Propose methods to enhance the effect in collecting and managing domestic solid waste in Ham Thuan Bac District, Binh Thuan Province
Trang 5MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
a Phương pháp tổng hợp tài liệu 2
b Phương pháp khảo sát địa bàn 2
c Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu 2
5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 CÁC KHÁI NIỆM 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Nguồn gốc 5
1.1.3 Thành phần và tính chất 6
1.1.4 Nguyên tắc chung trong quản lý CTRSH 7
1.1.5 Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và con người 7
1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THU GOM CTRSH 11
1.2.1 Hệ thống thu gom CTR chưa phân loại tại nguồn 11
1.2.2 Các loại hệ thống thu gom thứ cấp 11
1.2.3 Vạch tuyến thu gom 15
1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ 18
1.4 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18
1.4.1 Tình hình quản lý CTRSH tại Việt Nam 18
1.4.2 Tình hình quản lý CTRSH ở các nước trên thế giới 22
1.5 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HÀM THUẬN BẮC 23
1.5.1 Điều kiện tự nhiên 25
1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26
Trang 6HUYỆN HÀM THUẬN BẮC 31
2.1 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH 31
2.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ 33
2.2.1 Hệ thống quản lý CTRSH 33
2.2.2 Đơn vị thu gom 34
2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý CTRSH 35
2.2.4 Quy trình thu gom 36
2.2.5 Tuyến đường thu gom 36
2.2.6 Tần suất và thời gian thu gom 39
2.2.7 Các loại hình lưu trữ và các điểm hẹn 40
2.2.8 Tỷ lệ thu gom 41
2.3 HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THU VÀ NỘP PHÍ CTRSH 43
2.3.1 Công tác triển khai quyết định về thu phí CTRSH 43
2.3.2 Công tác thu phí CTRSH 45
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP 46
3.1 DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2025 ……….46
3.1.1 Cơ sở dự báo 46
3.1.2 Kết quả dự báo 46
3.2 TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG THU GOM CTRSH CHO HUYỆN HÀM THUẬN BẮC ĐẾN NĂM 2025 49
3.2.1 Ước tính lượng rác có thể thu gom theo hai khu vực nông thôn và thành thị 49 3.2.2 Lựa chọn phương tiện và hình thức thu gom 50
3.2.3 Phân tích hệ thống thu gom 53
3.2.4 Tính toán thiết kế bải đổ tại điểm hẹn 57
3.2.5 Đề xuất các tuyến thu gom cho Huyện Hàm Thuận Bắc 59
3.3 TỔNG HỢP TÍNH TOÁN 90
3.4 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM CTRSH 92
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
1 KẾT LUẬN 94
2 KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 7PHỤ LỤC 2 100 PHỤ LỤC 3 114 PHỤ LỤC 4 116
Trang 8BCL: Bãi chôn lắp
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT: Bảo vệ môi trường
BVTV: Bảo vệ thực vật
CN-TTCN: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
CTCC: Công trình công cộng
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoat
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
KT-XH: Kinh tế - Xã hội
LĐ-TBXH: Lao động, thương binh xã hội
MT&TN: Môi trường và tài nguyên
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 9Bảng 1 1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH 5
Bảng 1 2 Thành phần và tính chất CTRSH 6
Bảng 1 3 Thống kê số trường, số lớp, số học sinh, giáo viên theo các cấp năm 2014 28 Bảng 2 1 Khối lượng CTRSH phát sinh và tỷ lệ thu gom theo địa phương 31
Bảng 2 2 Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc 32
Bảng 2 3 Phương tiện thu gom và thiết bị bảo hộ lao động 36
Bảng 2 4 Tên các tuyến đường thu gom tại 11 xã, thị trấn 37
Bảng 2 5 Tần suất và thời gian thu gom rác 40
Bảng 2 6 Kết quả thực hiện thu gom rác đến tháng 7 năm 2015 42
Bảng 2 7 Mức thu phí từ năm 2010 đến năm 2015 khu vực thị trấn 44
Bảng 3 1 Dự báo dân số Huyện Hàm Thuận Bắc đến năm 2025 46
Bảng 3 2 Dự báo khối lượng CTRSH đến năm 2025 48
Bảng 3 3 Thống kê số hộ dân nằm trên tuyến thu gom theo 2 khu vực thành thị và nông thôn 49
Bảng 3 4 So sánh hai phương án 54
Bảng 3 5 Bảng tổng hợp thông số trong hệ thống thu gom tại nguồn cho khu vực nông thôn 55
Bảng 3 6 Kết quả thống kê hệ thống thu gom thứ cấp 57
Bảng 3 7 Thống kê các điểm hẹn khu vực thị trấn 60
Bảng 3 8 Thống kê các điểm hẹn ở khu vực nông thôn 60
Bảng 3 9 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến 1 64
Bảng 3 10 Tổng hợp các thông số của tuyến 1 65
Bảng 3 11 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn tuyến 2 68
Bảng 3 12 Tổng hợp các thông số của tuyến 2 69
Bảng 3 13 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn tuyến 3 72
Bảng 3 14 Tổng hợp các thông số của tuyến 3 73
Bảng 3 15 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn tuyến 4 75
Bảng 3 16 Tổng hợp các thông số của tuyến 4 75
Bảng 3 17 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn tuyến 5 78
Bảng 3 18 Tổng hợp các thông số của tuyến 5 79
Bảng 3 19 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến 6 81
Bảng 3 20 Tổng hợp các thông số của tuyến 6 81
Bảng 3 21 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến Ma Lâm 84
Bảng 3 22 Tổng hợp các thông số của tuyến Ma Lâm 85
Bảng 3 23 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn 88
Bảng 3 24 Tổng hợp các thông số của tuyến Phú Long 89
Bảng 3 25 Tổng hợp phương tiện và nhân lực 90
Bảng 3 26 Tổng hợp các tuyến thu gom 90
Trang 1091 Bảng 3 28 Đầu tư phương tiện, trang thiết bị thu gom 93 Bảng 3 29 Nhân công 93
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Sơ đồ hoạt động của hệ thống container di động thông thường 12
Hình 1 2 Sơ đồ hoạt động hệ thống container di động kiểu trao đổi container 13
Hình 1 3 Sơ đồ hoạt động của hệ thống container cố định 14
Hình 1 4 Bản đồ cơ quan quản lý huyện Hàm Thuận Bắc 24
Hình 2 1 Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH 33
Hình 2 2 Sơ đồ Tổ chức bộ máy Ban Quản lý CTCC huyện 35
Hình 2 3 Sơ đồ quy trình thu gom 36
Hình 2 4 Biểu đồ thể hiện kết quả thực hiện thu gom rác (tháng 5/2015) 39
Hình 2 5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thực hiện thu gom rác năm 2014 và năm 2015 42
Hình 3 1 Biểu đồ gia tăng dân số Huyện Hàm thuận Bắc đến năm 2025 47
Hình 3 2 Biểu đồ gia tăng CTRSH phát sinh trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc 49
Hình 3 3 Xe ép rác ERCHI 065 51
Hình 3 4 Xe ép rác ERMHI 110 52
Hình 3 5 Bản đồ các tuyến thu gom 59
Hình 3 6 Lộ trình thu gom tuyến 1 63
Hình 3 7 Lộ trình thu gom tuyến 2 67
Hình 3 8 Lộ trình thu gom tuyến 3 71
Hình 3 9 Lộ trình thu gom tuyến 4 74
Hình 3 10 Lộ trình thu gom tuyến 5 77
Hình 3 11 Lộ trình thu gom tuyến 6 80
Hình 3 12 Lộ trình tuyến Ma Lâm 83
Hình 3 13 Lộ trình tuyến Phú Long 87
Trang 12MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàm Thuận Bắc là một huyện miền núi, là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của tỉnh; huyện có vị trí nằm trên đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của cả nước, với Quốc lộ 1A chạy qua nối với vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các tỉnh Duyên hải miền Trung Vị trí này tạo cho huyện có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh
tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và các vùng kinh tế Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh về lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch cũng như tốc độ gia tăng dân số cơ học khá cao, quá trình đô thị hoá của huyện cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thành phố Phan Thiết làm cho môi trường huyện có những dấu hiệu điểm ô nhiễm nằm trong tình trạng áp lực cao Trong đó, theo số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, tốc độ phát sinh rác thải sinh hoạt trung bình khoảng 0,6kg/người/ngày, việc thu gom hiện nay mới đảm bảo được 40% lượng rác thải hàng ngày Tổng lượng rác thải được xử lý bằng biện pháp đốt, khả năng xử lý chưa triệt
để gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng
Trong tình trạng đó, để giải quyết một cách tốt nhất các vấn đề môi trường mà rác thải sinh hoạt gây ra thì phải có biện pháp thu cũng như hệ thống quản lý thu gom tôt nhất, Tuy nhiên, với hiện trạng hiện nay của Huyện Hàm Thuận Bắc, các tuyến thu gom còn rất it, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lại khá cao Cần nâng cấp thậm chí là xây dựng một hệ thống thu gom mới để nâng cao hiểu quả thu gom, giảm tối đa ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe người dân Do đó, đề tài luận
văn “Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Huyện Hàm Thuận Bắc- Tỉnh Bình Thuận” được lựa chọn nghiên cứu thực hiện
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tính toán phân tích, vạch tuyến thu gom CTRSH, lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom CTRSH trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tổng quan về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt
Tổng quan về Huyện Hàm Thuận Bắc
Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện
Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện đến năm 2025
Tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt cho huyện hàm thuận bắc đến năm 2025
Trang 134 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a Phương pháp tổng hợp tài liệu
Mục đích: Thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài
Cách thực hiện: Tổng hợp các tài liệu khác nhau như các báo cáo thống kê, văn bản luật, trang web tra cứu hoặc từ phương tiện thông tin đại chúng
- Niên giám thống kê huyện Hàm Thuận Bắc năm 2015
- Báo cáo hiện trạng môi trường và diễn biến môi trường trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc giai đoạn 2010 – 2015
- Báo cáo kết quả thực hiện thu gom rác huyện Hàm Thuận Bắc (đến tháng 7/2015)
- Báo cáo tình hình quản lý, thu gom rác sinh hoạt huyện Hàm Thuận Bắc (Từ ngày 10/09/2014 đến ngày 18/05/2015)
- Các văn bản pháp luật có liên quan
b Phương pháp khảo sát địa bàn
Mục đích:
- Ghi nhận thêm những trường hợp cụ thể
- Kiểm chứng những thông tin đã ghi nhận trong quá trình phỏng vấn
- Khảo sát thực tế BCL Xã Thô tại xã Hàm Trí
c Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Mục đích: Phân tích, đánh giá được định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường của địa phương
Cách thực hiện: Số liệu sau khi thu thập được thống kê và xử lý bằng các phần mềm như word, excel Kết quả của quá trình này được trình bày dưới dạng các bảng, các hình,…
c1 Phương pháp Euler dự báo tốc độ gia tăng dân số
Dự báo tốc độ gia tăng dân số
Trang 14N i = N i-1 x [1 + (a/100)] (Người)
Trong đó: N i: Số dân tại năm i (người)
N i-1: Số dân năm trước đó n-1 (người)
a: Tốc độ gia tăng dân số trung bình (% /năm)
c2 Phương pháp sử dụng hệ số phát thải
Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
M i = (N i x m)/1000 (Tấn/ngày)
Trong đó: M i: Khối lượng CTR năm thứ i (tấn/ngày)
Ni: Dân số năm i (người)
m: Mức độ phát thải CTRSH (kg/người/ngày)
5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đánh giá về hiện trạng được công tác quản lý CTRSH tại địa bàn huyện
Nâng cao hiểu quả thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Trang 15CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm
Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Nghị định
38/2007/NĐ – CP)
Chất thải thông thường: là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất tải nguy hại nhưng yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại (Nghị định 38/2015/NĐ-CP)
Chất thải rắn sinh hoạt: là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Nghị định 38/2007/NĐ – CP)
Dựa vào tính chất, có thể chia rác thải thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật,
- Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường
tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc, lốp xe, giấy kẹo, giầy da, xốp,
Phế liệu: là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm
đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho
một quá trình sản xuất khác (Luật Bảo vệ môi trường)
Quản lý CTR: là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải (Luật Bảo vệ môi trường)
Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận (Nghị định 59/2007/NĐ – CP)
Lưu giữ CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý (Nghị
định 59/2007/NĐ – CP)
Vận chuyển CTR: là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng
(Nghị định 59/2007/NĐ – CP)
Trang 16 Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỷ thuật làm giảm, loại
bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế,
tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR (Nghị định 59/2007/NĐ – CP)
o Việc lựa chọn phương pháp xử lý CTR dựa vào các yếu tố sau:
- Tính chất vật lý (độ ẩm, thành phần, kích cỡ,…), tính chất hóa học (hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ,…) và giá trị nhiệt lượng của CTR, từ đó xác định khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc tận dụng làm nhiên liệu
- Khối lượng, khả năng cung ứng và tốc độ gia tăng CTR hiện tại và tương lai
- Điều kiện về khả năng tài chính
- Điều kiện về địa điểm xử lý, diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng
- Nhu cầu tiêu thụ của thị trường khu vực: điện, nhiệt, phân bón, khí đốt,…
o Một số phương pháp xử lý CTR chủ yếu hiện nay:
- Xử lý nhiệt
- Xử lý sinh học
- Xử lý hóa học và vật lý
- Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn kỷ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (Nghị định
59/2007/NĐ – CP)
1.1.2 Nguồn gốc
Bảng 1 1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Nguồn phát
Khu dân cư Các hộ gia đình, các biệt thự và
các căn hộ chung cư
Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa, thủy tinh, can thiếc,
nhôm
Khu
thương mại
Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa và
Trang 17Nguồn phát
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải
Nhà máy xử lý
chất thải
Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải
và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác
Bùn, tro
Công nghiệp
Công nghiệp xây dựng chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hóa chất, nhiệt điện
Chất thải từ quá trình sản xuất công nghiệp, phế liệu và các loại rác thải sinh hoạt
Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn
quả, nông trại
Thực phẩm bị thối rữa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác,
Trang 18(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2008, Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn)
1.1.4 Nguyên tắc chung trong quản lý CTRSH
Nguyên tắc chung của hệ thống quản lý tổng hợp CTR là ưu tiên các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, sau đó mới đến các biện pháp khác Với việc ưu tiên giảm thiểu tại nguồn, giá trị tiết kiệm tăng lên trên từng tấn chất thải được giảm thiểu thông qua việc giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lý và giảm tác động xấu đến môi trường
- Giảm thiểu tại nguồn
- Chất thải phải được phân loại tại nguồn, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích là nguyên liệu và sản xuất năng lượng Bên cạnh đó, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường
- Xây dựng bãi chôn lấp an toàn hơn
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý CTR hiệu quả cao, góp phần giảm khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất
- Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật
1.1.5 Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và con người [3]
a Ô nhiễm môi trường không khí
Trang 19CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác) Trong đó, CH 4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên
và các khu chôn lấp
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh
và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí
b Ô nhiễm môi trường nước
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt
bị suy thoái CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng
Trang 20kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp
ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa ; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm) Nếu không được thu gom
xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng
c Ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông trong đất rất khó bị phân hủy Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform
CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao
Trong khai thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng đến môi trường Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm đất bị ảnh hưởng xấu
d Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường
mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác
Trang 21Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích
và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề
về đường ruột khác Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ, có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS, ) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân, Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng
và chất hữu cơ khó phân hủy Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn
đề bức xúc của người nông dân Có những vùng, chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn Trong một điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng lợn từ 5-10m và giếng nước gần chuồng lợn - 5m thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc và số trứng giun trung bình của người chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột của người không chăn nuôi; và có sự tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột với ký sinh trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi
e Tác động của CTR đến kinh tế - xã hội
Xử lý chất thải bừa bãi không những gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch mà còn là vấn đề gây bức xúc, mâu thuẫn giữa các hộ gia đình
Cùng với sự phát triển kinh tế, lượng CTR ngày càng gia tăng, vì thế chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải cũng tăng lên Theo các chuyên gia về kinh tế, mức phí xử lý rác là 17-18 USD/tấn CTR dựa trên các tính toán cơ bản về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi phí quản lý, khấu hao, Tuy nhiên, nếu rác thải được quản lý hiệu quả, ngay từ khâu phân loại đến khâu xử lý cuối cùng; thì chi phí xử lý rác không còn
Trang 22là gánh nặng nếu chúng được tận dụng hợp lý mà còn góp phần đáp ứng được sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội
1.2.1 Hệ thống thu gom CTR chưa phân loại tại nguồn
Bao gồm các dịch vụ:
Dịch vụ thu gom lề đường: Chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng đã đầy rác ở
lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí đặt chúng để tiếp tục chứa chất thải
Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm: CTR được bỏ vào thùng rác công cộng,
thường được đặt ở đầu các lối đi, ngõ hẻm để xe rác dễ dàng thu gom CTR
Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về: Các thùng chứa CTR được mang đi và mang trả lại cho chủ nhà sau khi đã đổ bỏ CTR, công việc được thực hiện bởi đội trợ giúp Đội trợ giúp này cùng với đội thu gom chịu trách nhiệm về việc dỡ tải CTR lên xe thu gom
Dịch vụ thu gom kiểu mang đi: Dịch vụ mang đi về cơ bản giống như dịch vụ kiểu mang đi – trả về, chỉ khác ở chổ chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứ CTR trở về lại vị trí ban đầu
1.2.2 Các loại hệ thống thu gom thứ cấp
dở tải và mang container rỗng đến vị trí ban đầu hoặc vị trí thu gom mới Trong thực tế,
để đảm bảo an toàn khi chất tải và dỡ tải, thường sắp xếp hai nhân viên cho mỗi xe thu gom: một tài xế có nhiệm vụ lái xe và một công nhân có trách nhiệm tháo lắp các dây buộc container Khi vận chuyển CTR độc hại bắt buộc phải có hai nhân viên cho hệ thống này
Trang 23Trong hệ thống này, CTR đổ vào container bằng thủ công nên hệ số sử dụng container thấp Hệ số sử dụng container à tỷ số giữa thể tích CTR chiếm chổ và thể tích container
Trong hệ thống này, xe tải từ nơi bắt đầu làm việc xe di chuyển đến vị trí thu gom đầu tiên mà không có thùng, tại đây, xe sẽ lấy tải và vận chuyển đến nơi tập trung (trạm trung chuyển, bãi chôn lấp hoặc xử lý…) sau đó vận chuyển thùng trống quay lại vị trí ban đầu, đặt thùng trở lại về tiếp tục đến vị trí thu gom tiếp theo cho đến hết ca làm việc
: T hùng không
Thùng đ ầ y
: Ch ở t hùng không : Ch ở t hùng đ ầ y
1 2 3 … : V ị trí đ ặ t thùng
Hình 1 1 Sơ đồ hoạt động của hệ thống container di động thông thường
Trang 24Cũng hoạt động tương tự như hệ thống container di động kiể thông thường, tuy nhiên hệ thống di động trao đổi container thì xe tải xuất phái tai nơi bắt đầu làm việc với thùng trống, đặt thùng trống tại vị trí thu gom đó, lấy thùng đầy CTR vận chuyển đến điểm tập trung sau đó vận chuyển thùng trống đến điểm thu gom kế tiếp, đặt thùng trống
và lấy thùng đầy CTR, vận chuyển đến điểm tập trung, cho đến khi hết ca làm việc thì vận chuyển thùng trống về noi tập kết ban đầu
1 2 3 … : V ị trí đ ặ t thùng
Hình 1 2 Sơ đồ hoạt động hệ thống container di động kiểu trao đổi container
Trang 25Khác với hệ thống container di động, hệ thông container cố định được lấy tải cả phương pháp thủ công và cơ khí Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị thiết bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR vận chuyển Vì vậy, hệ số sử dụng thể tích container trong hệ thống này rất cao Đây là ưu điểm chính của hệ thống container cố định so với hệ thống container di động Trong hệ thống này, xe thu gom sẽ vận chuyển CTR đén đén bãi đổ sau khi tải được chất đầy
Nhược điểm lớn của hệ thống này là thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp, sẽ khó khan trong việc bảo trì Mặt khác, hệ thống này không thích hợp thu gom các CTR có kích thước lớn và CTR xây dựng
Nhân công của hệ thống này phụ thuộc vào việc lấy tải thủ công hay lấy tải cơ khí Đối với lấy hệ thống container lấy tải cơ khí, số lượng nhân công giống như hệ thống container di động là hai người Trong trường hợp này, tài xế tài xế có thể giúp công nhân đẩy tải đến xe thu và đẩy trả về vị trí ban đầu Ở những vị trí đặt container CTR cách xa vị trí thu gom như các khu thương mại, khu đân cư trong hẻm nhỏ… số lượng công nhân sẽ là ba người, trong đó có hai người lấy tải Đối với hệ thống container
cố định lấy tải thủ công, số lượng nhân công thay đổi từ 1 đến ba người Thông thường
sẽ là hai người khi dùng dịch vụ thu gom kiểu lề đường và kiểu lối đi ngõ hẻm Ngoài
ra, khi cần thiết, đội lấy tải sẽ tăng hơn ba người
Hình 1 3 Sơ đồ hoạt động của hệ thống container cố định
Trong hệ thống này, xe thu gom rỗng từ trạm điều vận sẽ lấy tải từ vị trí đầu tiên trong tuyến thu gom, rồi lần lượt đến các vị trí khác lấy tải cho đến khi xe đầy tải thì về
Trang 26điểm tập trung (trạm trung chuyển, bãi chôn lắp, xử lý…) sau khi dỡ tải thì tiếp tục tuyến thu gom khác hoặc về điểm tập kết xe
1.2.3 Vạch tuyến thu gom
a Tiêu chí trong vạch tuyến thu gom
Công tác thu gom thuận tiện nhất
Quảng đường để các phương tiện thu gom chạy ngắn nhất
Thời gian tiến hành thu gom ngắn
b Nguyên tắc trong vạch tuyến thu gom
Một số nguyên tắc chung hướng dẫn khi vạch tuyến thu gom như sau:
Xát định những chính sách đường, đường lối và luật lệ hiện hành liên quan đến
hệ thống quản lý CTR, vị trí thu gom và tần suất thu gom
Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như là: số người của đội thu gom, loại xe thu gom
ở nhũng nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc gần đường phố chính Sử dụng những rào cản địa lý và tự nhiên như là đường ranh giới của các tuyến thu gom
Ở nhũng nơi có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu ở đỉnh dốc và đi tiến xuống dốc khi xe đã thu gom được chất tải nặng dần
Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu trên tuyến đặt gần bãi đổ nhất
CTR phát sinh ở những vị trí tắt nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời điểm sớm nhất trong ngày
Các nguồn có khối lượng CTR phát sinh lớn phải được phục vụ nhiều lần vào thời gian đầu của ngày công tác
Những điểm thu gom nằm rải rác (nơi có khối lượng CTR phát sinh nhỏ) có cùng
số lần số lần thu gom, phải sắp xếp để thu gom trên cùng một chuyến trong cùng một ngày
c Thiết lập vạch tuyến thu gom
Thông thường, thiết lập tuyến thu gom có 4 bước Trong đó, bước 1 về cơ bản giống nhau cho tất cả các hệ thống, còn các bước 2,3,4 thì khác nhau cho từng loại hệ thống nên sẽ phân tích riêng
Bước 1: Bố trí tuyến thu gom
Trang 27 Trên bản đồ đồ tỷ lệ của khu vực cần vạch tuyến thu gom cần xát định dữ liệu cho mỗi điểm thu gom: vị trí, tần suất thu gom, số container, khối lượng chất thải ước tính ở mỗi vị trí thu gom (đối với khu công nghiệp hay khu thương mại)
Cần lập bản nháp trước khi các số liệu cớ bản đưa vào bản vẽ công tác
Dựa vào quy mô khu vực và số điểm thu gom có thể chia thành những khu vực nhỏ tương đối đồng nhất như khu thương mại, khu công nghiệp, khu dân cư
Bước này cần thiết thực hiện và đưa vào các hệ số tính toán như tốc độ phát sinh CTR và tần số thu gom
Đối với hệ thống container di động
Bước 2: Lập chương trình phân phối
Các thông số cần có: tần suất thu gom (lần/tuần), vị trí thu gom, số container, số chuyến thu gom (chuyến/tuần), các ngày trong tuần trong thời gian chất thải được thu gom
Xát định số vị trí yêu cầu thu gom nhiều lần trong tuần
Phân phối số container sao cho số container trống mỗi ngày bằng nhau
Xát định số vị trí yêu cầu thu gom nhiều lần trong tuần
Trang 28 Sử dụng hệ số hữu ích của xe thu gom (thể tích xe thu gom × tỷ số nén), xát định
số lượng CTR tăng thêm mỗi ngày từ những vị trí chỉ thu gom 1 lần trong tuần Phân phối sao cho lượng CTR thu gom trên mỗi chuyến cân bằng cho mỗi tuyến thu gom
Bố trí tuyến thu gom sơ bộ
Bước 3:
Bố trí các tuyến thu gom, mối tuyến thu gom phải được bố trí nối tất cả các điểm thu gom để phục vụ suốt mỗi ngày thu gom Tùy thuộc vào khối lượng CTR phải thu gom, có thể bố trí từ 1 đến vài tuyến thu gom
Sửa đổi các tuyến thu gom cơ bản, bao gồm cả các điểm thu gom thêm vào để hoàn thành việc chấy tải
Bước 4:
Khi các tuyến thu gom đã được bố trí thì khối lượng CTR và khoảng cách thu gom cho mỗi tuyến phải được xát định Trông vài trường hợp, có thể điều chỉnh lại các tuyến thu gom để cân bằng công việc chất tải cho mỗi nhân công
Đưa các tuyến thu gom đã được thiết lập và tính toán, vẽ các tuyến lên bản đồ chính
Đối với hệ thống container cố định chất tải thủ công
Bước 2:
Ước tính tổng khối lượng CTR được thu gom từ những vị trí lấy mỗi ngày và hoạt động thu gom được chỉ đạo hay điều khiển Sử sụng hệ số hữu ích của xe thu gom, xát định số hộ dân trung bình được thu gom chất tải trong suốt mỗi chuyến thu gom
Bước 3:
Vạch tuyến thu gom sao cho phải bao hàm hay đi qua tất cả các điểm thu được phục vụ trong suốt tuyến Các tuyến phải được bố trí để cho vị trí thu gom cuối cùng gần bãi đổ nhất
Bước 4:
Xát định số container, khoảng cách của mối tuyến
Các số liệu và nhu cầu nhân công trong 1 ngày phải được kiểm tra lại so với thời gian công tác trong 1 ngày Trong vài trường hợp có thể điều chỉnh lại tuyến thu gom để cân bằng khối lượng công việc chất tải
Trang 29 Vẽ các tuyến thu gom lên bản đồ địa chính
1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ
1.3.1 Văn bản cấp Trung ương
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu
1.3.2 Văn bản cấp địa phương
Chỉ thị số 26-CT/HU ngày 11/08/2014 về tăng cường công tác quản lý và thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện
Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 10/09/2014 về quản lý và thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
Công văn số 1896/UBND-VX ngày 17/09/2015: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường kiểm tra vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện
Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 23/07/2014 về Ban hành Quy định về mức thu và quản lý, sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (Phụ lục 4)
Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 17/03/2015 về việc giao chỉ tiêu thu phí vệ sinh trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc năm 2015
Công văn số 884/UBND-KT ngày 11/05/2015 về việc hướng dẫn cách thu, quyết toán và tỷ lệ % trích lại cho các xã, thị trấn để hỗ trợ cho người thu phí vệ sinh
1.4 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1 Tình hình quản lý CTRSH tại Việt Nam [4]
a Tình hình phát sinh
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị và tại một số đô thị tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị Chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh với khối lượng lớn tại hai đô thị đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các
đô thị Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người ở mức độ cao
từ 0,9-1,38 kg/người/ngày ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ Long, thành phố Đà Lạt, thành phố Hội An,…Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người thấp nhất tại
Trang 30thành phố Đồng Hới, thành phố Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đăk Nông, thành phố Cao Bằng từ 0,31-0,38 kg/người/ngày
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng 23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày
b Tình hình thu gom, vận chuyển
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 85% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và tại khu vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa
Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do Công ty môi trường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện Bên cạnh đó, trong thời gian qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của Nhà nước, đã có các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị Nguồn kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị hiện nay do Nhà nước bù đắp một phần từ nguồn thu phí vệ sinh trên địa bàn Mức thu phí vệ sinh hiện nay từ 4.000-6.000 đồng/người/tháng hoặc từ 10.000-30.000 đồng/hộ/tháng tùy theo mỗi địa phương Mức thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000-200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy mô, địa phương
Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phần lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương Mức thu và cách thu tùy thuộc vào từng địa phương, từ 10.000-20.000 đồng/hộ/tháng và do thành viên hợp tác xã, tổ đội thu gom trực tiếp đi thu Hiện có khoảng 40% số thôn, xã hình thành các
tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt tự quản, công cụ phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển hầu hết do tổ đội tự trang bị Tuy nhiên, trên thực tế tại khu vực nông thôn
Trang 31không thuận tiện về giao thông, dân cư không tập trung còn tồn tại hiện tượng người dân vứt bừa bãi chất thải ra sông suối hoặc đổ thải tại khu vực đất trống mà không có sự quản lý của chính quyền địa phương
03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ, 11cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ kết hợp với đốt, 01 cơ
sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của
26 cơ sở chưa được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện; chưa lựa chọn được mô hình
xử lý chất thải rắn hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường
Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chất thải rắn có quy mô trên 1ha, ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xã chưa được thống
kê đầy đủ Trong số 458 bãi chôn lấp có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh và 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường
Một số cơ sở xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang hoạt động như: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam; Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh; Khu xử lý chất thải Nam Sơn thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội,…Trên thực tế, tại nhiều cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp, quá trình kiểm soát ô nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, hiện vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội Bên cạnh đó, chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp nào tận thu được nguồn năng lượng từ khí thải thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải, gây lãng phí nguồn tài nguyên
Trang 32Hiện nay, các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ sử dụng công nghệ ủ hiếu khí, một số cơ sở xử lý đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Nam Bình Dương thuộc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương; Nhà máy xử lý và chế biến chất thải Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thuộc Công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh; Nhà máy xử lý rác Tràng Cát, thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng; Nhà máy xử lý chất thải rắn Nam Thành, Ninh Thuận thuộc Công ty TNHH xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành;…Hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ của các cơ sở xử lý được thiết kế chế tạo trong nước hoặc cải tiến từ công nghệ nước ngoài Một số công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng trong nước đáp ứng được tiêu chí hạn chế chôn lấp nhưng việc hoàn thiện công nghệ và triển khai nhân rộng còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế; tính đồng bộ, hiện đại, mức độ tự động hóa của hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ chưa cao; các công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được sản xuất ở quy mô công nghiệp Một số địa phương sử dụng nguồn vốn ODA
để nhập khẩu từ nước ngoài các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu
cơ nhưng công nghệ xử lý chưa đạt được hiệu quả như mong muốn: dây chuyền xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, tỉ lệ chất thải rắn được đem chôn lấp hoặc đốt sau xử lý rất lớn từ 35-80%, chi phí vận hành và bảo dưỡng cao,…Ngoài ra, sản phẩm phân hữu cơ sản xuất ra hiện nay khó tiêu thụ, chỉ phù hợp với một số loại cây công nghiệp
Tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thải rắn sinh hoạt ở tuyến huyện, xã Do vậy, đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xã tự đầu tư lò đốt công suất nhỏ để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Theo báo cáo của các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, đa số là các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ, các thông số chi tiết về tính năng kỹ thuật khác của lò đốt chất thải chưa được thống kê đầy đủ Trong đó có khoảng 2/3 lò đốt được sản xuất, lắp ráp trong nước
Một số cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ đốt công suất lớn, hiện đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây thuộc Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long; Xí nghiệp xử lý chất thải rắn và sản xuất phân bón tại cụm công nghiệp Phong Phú thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Thái Bình;…
Trang 33Việc đầu tư lò đốt công suất nhỏ là giải pháp tình thế, góp phần giải quyết nhanh chóng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, đặc biệt với khu vực nông thôn Tuy nhiên, một số lò đốt công suất nhỏ không có hệ thống xử lý khí thải và trên ống khói không có điểm lấy mẫu khí thải; không có thiết kế, hồ sơ giấy tờ liên quan tới
lò đốt Nhiều lò đốt công suất nhỏ được đầu tư xây dựng trên địa bàn dẫn tới việc xử lý chất thải phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không khí Ngay cả với một số lò đốt công suất lớn thì hiện còn tồn tại các vấn đề: phân loại, nạp liệu chưa tối ưu; chưa thu hồi được năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm chưa đảm bảo; chưa có hệ thống thu hồi nước rác; không có hệ thống xử
lý nước rỉ rác; xử lý mùi, côn trùng chưa triệt để
Qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều lò đốt hiệu quả xử lý chưa cao, khí thải phát sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, Furan, là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh
1.4.2 Tình hình quản lý CTRSH ở các nước trên thế giới
a Nhật Bản
Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại, đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa [5]
c Singapore
Trang 34Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon Các chất thải
có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng [7]
Hàm Thuận Bắc là huyện miền núi nằm giáp với thành phố Phan Thiết, mang tính chất là vùng bán sơn địa tiếp giáp với vùng ven biển Phan Thiết và cao nguyên Di Linh Theo kết quả thống kê hiện trạng đất đai năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 1.286.936 km2, chiếm 16,82% diện tích tự nhiên của tỉnh
- Phía Đông Bắc và Bắc giáp xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Gia Bát, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
- Phía Tây giáp xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
- Phía Đông giáp phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Phía Đông Nam giáp Phong Nẩm, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận Huyện Hàm Thuận Bắc có tất cả là 2 thị trấn và 15 xã trong đó có 4 xã vùng cao Trung tâm hành chính huyện được đặt ở Thị trấn Ma Lâm
- 2 thị trấn gồm: Thị trấn Ma Lâm và Thị trấn Phú Long
- 15 xã gồm: xã Hàm Hiệp, Hàm Liêm, Hàm Thắng, Hồng Liêm, Hàm Đức, Hàm Chính, Thuận Minh, Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú, Thuận Hòa và 4 xã vùng cao: Xã Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ, Đa Mi
Trang 35Hình 1 4 Bản đồ cơ quan quản lý huyện Hàm Thuận Bắc
(Nguồn: Trương Ngọc Quốc, 2016)
Trang 361.5.1 Điều kiện tự nhiên
a Điều kiện khí hậu và thủy văn
a1 Điều kiện khí hậu
Huyện Hàm Thuận Bắc có khí hậu nắng nóng, bán khô hạn, lượng mưa trong năm thuộc diện thấp so với bình diện quốc gia; mang tính chất của vùng cực Nam Trung
Bộ Khí hậu tương đối phù hợp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước và cây thanh long Trong năm, khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 kéo dài đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Nhiệt độ trung bình 26,70C, nhiệt độ cao nhất đạt 400C và thấp nhất là 140C
- Độ ẩm trung bình : 74,03% Số giờ nắng trung bình trong năm : 2.280 giờ (190 ngày)
a2 Điều kiện thủy văn
Do đặc điểm địa hình, Hàm Thuận Bắc có hệ thống sông ngòi với lưu lượng nước khá lớn, hơn 300 mét khối/năm; các công trình thủy điện, thủy lợi lớn của Quốc gia như công trình thủy điện Đa Mi, hồ thủy lợi Sông Quao, hồ chứa nước Suối Đá, Sụng Khỏn
là những điều kiện hết sức thuận lợi, mở ra triển vọng phát triển nông nghiệp, thủy điện
và du lịch
Ngoài các hồ chứa nước lớn, Hàm Thuận Bắc còn có các hệ thống ao bàu rãi rác trải khắp ở các xã Tổng diện tích mặt nước của toàn huyện có đủ điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên 4.500 ha Cũng từ nguồn nước của hệ thống thủy lợi, ao
hồ, đã tạo nên độ ẩm toàn vùng và mở ra khả năng tưới tiêu chủ động cho các vùng đất tiềm năng, thuận lợi cho các vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa lớn phát triển kinh
tế vườn, kinh tế trang trại, trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su,
cà phê, mì, bông vải
Tiềm năng nước ngầm của huyện không lớn; chất lượng nước không cao, lượng khoáng chất trong nước thấp, nơi gần cửa sông bị nhiễm mặn nhưng ở một số khu vực,
hộ dân vẫn sử dụng nguồn nước ngầm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu
b Đặc điểm địa hình, địa chất
Nhìn chung địa hình của huyện khá đa dạng, thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; bao gồm dạng địa hình vùng đồi núi, bán sơn địa, vùng đồng bằng phù sa ven sông và các vùng cồn cát biển Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng của 2 con sông chính là sông Cái Phan Thiết và sông La Ngà
Trang 37Tài nguyên đất: Bao gồm chủ yếu các nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ và các loại đất khác Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Hàm Thuận Bắc khá đa dạng và được phân bổ trên nhiều địa hình khác nhau Có đủ tiềm năng để phát triển Nông - lâm nghiệp Có kết cấu nền móng địa chất cứng và ổn định, do đó khi xây dựng các công trình không đòi hỏi chi phí cao
1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam Thành phố Phan Thiết, có tuyến đường sắt Bắc – Nam và đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 28 chạy suốt chiều dài của huyện, Hàm Thuận Bắc
có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế xã hội
Cùng với truyền thống đoàn kết tương trợ lẫn nhau khắc phục khó khăn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú sẵn có là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch, đa dạng hoá cây trồng và các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản
a Điều kiện kinh tế
Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,25%; thu nhập bình quân đầu người năm
2005 đạt 352 USD (5,57 triệu đồng) Đến năm 2008 đạt mức tăng trưởng bình quân 13,54%, thu nhập bình quân đầu người đạt 588 USD (9,49 triệu đồng) Trong đó ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 8,12%; ngành công nghiệp xây dựng tăng 19,02%; ngành dịch
vụ, du lịch tăng 17,84% Hoàn thành phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Hàm Thuận Bắc đến năm 2010 Kết quả cụ thể ở một số lĩnh vực phát triển kinh
tế chính như sau :
a1 Ngành CN – TTCN:
Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, nhóm ngành công nghiệp
- xây dựng chiếm 27,8% trong GDP toàn huyện Trong đó các cụm công nghiệp Phú Long, Ma Lâm đã có Nhà máy may Phú Long, Nhà máy đường, Xưởng chế biến nhân hạt điều thu hút gần 1.000 lao động làm việc ổn định Riêng địa bàn xã Hàm Hiệp đã hình thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất bao bì carton của Công ty TNHH Phương Giảng, DNTN Phương Thùy giải quyết việc làm ổn định cho hàng trăm lao động Các cơ sở sản xuất CN - TTCN bước đầu đã tiếp cận với nguồn vốn khuyến công
để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng bước tạo ra các sản phẩm lợi thế để hướng tới xuất khẩu
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 03 làng nghề truyền thống đang hoạt động sản xuất, gồm: làng nghề bánh tráng Phú Long – thị trấn Phú Long có 56 hộ sản xuất, làng
Trang 38nghề bánh tráng Bình An – xã Hàm Chính có 58 hộ sản xuất và làng nghề mộc xã Hàm Thắng có 70 hộ sản xuất; 03 làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang tồn tại nhưng bị mai một dần đang được khôi phục, củng cố để phát triển sản xuất, gồm: làng nghề dệt thổ cẩm xã La Dạ, làng nghề may tre đan Ku Kê – xã Thuận Minh và làng nghề may tre đan xã Đông Giang Các làng nghề này đều được hình thành tự phát từ khá lâu, quá trình tồn tại phát triển trở thành nghề truyền thống của địa phương
a2 Ngành nông nghiệp
Trong 5 năm qua (2006-2010), nhờ phát huy tốt các công trình thuỷ lợi cùng với thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển cây trồng con nuôi chủ lực, lợi thế và thu hút dự án đầu tư nông, lâm nghiệp đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh, đúng hướng
và nâng dần hiệu quả
Diện tích cây trồng lợi thế như mía, cao su tiếp tục được mở rộng; cây thanh long trồng toàn huyện đạt hơn 4800 ha và đã cấp giấy chứng nhận sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP 1165 ha Cơ giới hoá các khâu làm đất, vận chuyển, ra hạt đạt trên 90%, khâu thu hoạch lúa đạt 35% Sản xuất vùng cao tuy gặp khó khăn do nắng hạn, nhưng cơ bản đạt kế hoạch; giá trị sản xuất bình quân trên 1ha canh tác đạt 47,2 triệu đồng
Chăn nuôi phát triển khá, trong đó bò tăng 6%, heo tăng 23,6% so tổng đàn, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm Gần đây một số dự án chăn nuôi heo theo hướng công nghiệp đang triển khai thực hiện
Đông Tiến, Đông Giang và La Dạ là 3 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Hàm Thuận Bắc, chủ yếu là dân tộc K’ho Nhờ sản xuất cây lúa nước, bắp lai đến nay số hộ nghèo dân tộc thiểu số ở 3 xã giảm nhanh
a3 Ngành giao thông vận tải
Cùng với tốc độ phát triển KT - XH, cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải trên địa bàn huyện đang được đổi mới để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách trong và ngoài tỉnh Tuy nhiên, song hành với sự phát triển đó, giao thông vận tải đã gây
ra những tác động tiêu cực đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, phát sinh tiếng ồn, gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu cũng như diện tích đất sử dụng Phương thức giao thông bền vững ngày càng mất cân đối
Huyện tiếp tục huy động mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng,
trọng tâm là giao thông gắn với triển khai chương trình xây dựng “Nông thôn mới”
a4 Ngành thương mại, dịch vụ
Trang 39Hoạt động thương mại - dịch vụ được mở rộng, lưu thông hàng hoá các vùng thuận lợi hơn Mạng lưới vận tải công cộng, dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân
Mạng lưới điện Quốc gia mở rộng đến trung tâm các xã, thị trấn và hầu hết các khu dân cư trên địa bàn, với tổng chiều dài 389 km, tỷ lệ sử dụng điện sinh hoạt đạt 95,08% Hệ thống nước sinh hoạt được mở rộng với 8 hệ thống nước có tổng công suất 7.044m3/ngày đêm, tỷ lệ cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90,8%
Khu du lịch văn hoá ẩm thực Phú Long đang khuyến khích đầu tư phát triển để góp phần quảng bá sản phẩm và các món ăn nổi tiếng của địa phương như bánh hỏi lòng heo, bánh tráng, bún, phở
b Điều kiện xã hội
b1 Văn hóa - Thông tin - Thể thao
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT diễn ra khá sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng
Hệ thống thông tin - viễn thông của huyện không ngừng được đầu tư phát triển
cả về số và chất lượng Toàn bộ mạng chuyển mạch đã được chuyển sang tổng đài điện
tử nối mạch nhanh, giải quyết ứ đọng thông tin Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng khá đa dạng như : Fax, Internet, thư từ, báo chí được bố trí ở hầu hết các điểm đông dân
cư Hoạt động thông tin tuyên truyền tại các đài cơ sở trên địa bàn đã thực hiện tốt với những tin tức thời sự, phục vụ thông tin kịp thời đến quần chúng nhân dân, đảm bảo chế
độ tiếp âm 3 cấp (thành phố, tỉnh và trung ương)
b2 Giáo dục
Giáo dục mẫu giáo có 26 trường công lập (năm 2014) Số trường phổ thông là 67 trường (năm 2014); trong đó, có 46 trường tiểu học, 18 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông là 88% (năm 2014-2015)
Bảng 1 3 Thống kê số trường, số lớp, số học sinh, giáo viên theo các cấp năm
2014
Cấp trường Số trường Số lớp học Số học sinh Số giáo viên
Trang 40Cấp trường Số trường Số lớp học Số học sinh Số giáo viên
Trung học phổ
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015)
Thực hiện tốt công tác theo dõi, chăm sóc học tập cho trẻ em ở phổ cập và vận động các em bỏ học tiếp tục đi học lại, tổ chức trao quà và nhiều suất học bổng cho các
em học sinh có hoàn cảnh khó khăn “ vượt khó, học giỏi ” đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt như : mồ côi, khuyết tật, nhiễm chất độc hóa học, được hưởng trợ cấp
cho sự phát triển
c2 Hệ thống cấp, thoát nước :
Toàn huyện hiện nay có 07 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ với tổng năng lực tưới năm cao nhất khoảng 05 ngàn mẫu Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu theo phương thức tự chảy và tưới động lực Hồ Sông Quao
có tổng công suất tưới là 8.120ha
c3 Hệ thống cấp điện
Hệ thống điện của huyện Hàm Thuận Bắc được cung cấp từ nhà máy thuỷ điện Hàm Liêm với công suất lắp máy: 5,8MW, khả dụng: 4,45 MW đảm bảo cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ trên địa bàn huyện
d Dân số, lao động và thu nhập