1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP.HCM

89 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

TÓM TẮT KHÓA LUẬN Nhận thấy nhiều vấn đề bức xúc xung quanh tình hình quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, đối với khu vực trung tâm thì công tác thu gom chất thải rắn

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ

CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP.HCM

SINH VIÊN : VÕ THỊ NHƯ QUỲNH NGÀNH : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NIÊN KHÓA : 2005 – 2009

Tháng 7/2009

Trang 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN

ĐỊA BÀN QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VÕ THỊ NHƯ QUỲNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư

ngành Quản lý Môi trường

Giáo viên hướng dẫn

Thạc sỹ LÊ TẤN THANH LÂM

Tháng 7 năm 2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường và Ban chủ

nhiệm khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ

Chí Minh

Tôi chân thành cảm ơn thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã định hướng đề tài và

hướng dẫn tận tình tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm, nhất là thầy cô

trong khoa Môi trường và Tài Nguyên đã chỉ dạy chúng tôi trong 4 năm học tại

trường

Đồng thời tôi xin cảm ơn phòng Quản lý Chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên

Môi trường, phòng Quản lý Tài nguyên Môi trường quận 9 và Công ty Quản lý &

Phát triển Đô Thị quận 9 đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành thực tập và thực

hiện khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng, tôi không quên gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình vì đã luôn bên

cạnh, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi được theo học và hoàn thành khóa học

Sinh viên thực hiện

Trang 4

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Nhận thấy nhiều vấn đề bức xúc xung quanh tình hình quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, đối với khu vực trung tâm thì công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình đã được quan tâm, tuy nhiên ở những khu vực ngoại thành vẫn chưa được chú trọng nhiều Theo quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa thì các khu vực này rồi sẽ phát triển, lúc đó nhu cầu xã hội tăng cao kéo theo những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chất thải rắn đô thị

Để hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn hiện tại cũng như để có bước chuẩn bị cho một đô thị mới đang trên đà phát triển không phải chịu gánh nặng từ các áp lực về rác thải trong tương lai nên đề tài “Xây dựng Hệ thống Quản lý Chất thải rắn Đô thị trên địa bàn quận 9 thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện

Đề tài lựa chọn khu vực nghiên cứu ở quận 9, đây là một quận vùng ven được tách ra từ quận Thủ Đức cũ, được đánh giá là một quận có tiềm năng phát triển cao, dân cư từ các khu vực khác sẽ chuyển định cư nhiều

Đề tài tập trung các vấn đề chính như sau:

− Thu thập số liệu, tài liệu liên quan hiện trạng quản lý chất thải rắn, các văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn

− Phân tích, đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn hiện hữu

− Xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển mới dựa trên các nguyên tắc sao cho phù hợp với địa phương

− Tính toán kinh tế cho các hoạt động trong hệ thống quản lý như thiết bị, vật liệu, phương tiện thu gom, nhân công

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU 1

1.3 NỘI DUNG 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP 2

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.5.1 Không gian 2

1.5.2 Thời gian 2

1.5.3 Đối tượng 2

1.6 Ý NGHĨA 2

1.6.1 Xã hội 2

1.6.2 Kinh tế 3

1.6.3 Môi trường 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4

2.1 KHÁI NIỆM 4

2.1.1 Chất thải rắn 4

2.1.2 Chất thải rắn đô thị 4

2.1.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị 4

2.2 CHỨC NĂNG THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG QLCTR 4

2.2.1 Nguồn phát sinh, thành phần CTR đô thị 4

2.2.2 Thành phần CTR đô thị 5

2.2.3 Thu gom, lưu trữ tại nguồn 5

2.2.4 Thu gom 6

2.2.5 Trung chuyển, trạm trung chuyển 6

2.2.6 Tái sinh, tái chế 7

2.2.7 Xử lý 8

2.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 9

2.3.1 Vị trí địa lý 9

2.3.2 Diện tích 9

2.3.3 Điều kiện tự nhiên 9

2.3.4 Địa hình 10

2.3.5 Thủy văn 11

2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 11

2.4.1 Dân số 11

2.4.2 Cơ cấu kinh tế 12

2.5 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 12

2.5.1 Hệ thống quản lý hành chánh CTR 12

2.5.2 Nguồn phát sinh và khối lượng rác thải 14

2.5.3 Lưu trữ tại nguồn 15

2.5.4 Thu gom CTR sinh hoạt 15

Trang 6

2.5.5 Quét dọn đường phố 16

2.5.6 Hệ thống trạm trung chuyển 17

2.5.7 Hệ thống vận chuyển 18

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ 20

3.2 CÁC CÔNG THỨC TÍNH TOÁN CHUNG 21

3.2.1 Đơn giá công nhân 21

3.2.2 Đơn giá ca máy 21

3.2.3 Phí quản lý chung 23

3.2.4 Khối lượng hao phí 23

3.2.5 Thành tiền trước thuế 23

3.2.6 Thành tiền 23

3.3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CÔNG TÁC THU GOM CTR SINH HOẠT PHÁT SINH TỪ CÁC HỘ GIA ĐÌNH 24

3.3.1 Thành phần công việc 24

3.3.2 Xây dựng định mức 24

3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CÔNG TÁC QUÉT ĐƯỜNG LẦN 1 26

3.4.1 Thành phần công việc 26

3.4.2 Phương pháp xác định khối lượng 26

3.4.3 Bảng định mức 26

3.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CHO CÔNG TÁC QUÉT LAU 27

3.5.1 Thành phần công việc 27

3.5.2 Phương pháp xác định khối lượng 28

3.5.3 Bảng định mức 28

3.6 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTR SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH TỪ ĐIỂM HẸN VỀ TTC 29

3.6.1 Thành phần công việc 29

3.6.2 Bảng định mức 29

3.7 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CHO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTR ĐƯỜNG PHỐ TỪ ĐIỂM HẸN VỀ BÃI CHÔN LẤP 30

3.7.1 Thành phần công việc 30

3.7.2 Bảng định mức 30

3.8 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CHO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTR TỪ TTC VỀ BCL 31 3.8.1 Thành phần công việc 31

3.8.2 Bảng định mức 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 32

4.1 CÔNG TÁC THU GOM CTR SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH 32

4.1.1 Kết quả tính toán 32

4.1.2 Nhận xét 35

4.1.3 Các giả thiết 35

4.1.4 Thảo luận chung 38

4.2 CÔNG TÁC QUÉT ĐƯỜNG LẦN 1 41

4.2.1 Khối lượng tính toán 41

4.2.2 Kết quả tính toán 41

4.3 CÔNG TÁC QUÉT LAU 41

4.3.1 Khối lượng tính toán 41

4.3.2 Kết quả tính toán 41

4.4 CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN 45

4.4.1 Vận chuyển CTR sinh hoạt hộ gia đình từ các điểm hẹn về TTC 45

4.4.2 Vận chuyển CTR đường phố từ điểm hẹn về BCL 51

4.4.3 Vận chuyển CTR từ TTC về BCL 54

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 56

Trang 7

5.1.1 Kết quả đạt được 56

5.1.2 Hạn chế của đề tài 56

5.2 KIẾN NGHỊ 56

5.2.1 Đối với cấp trung ương 56

5.2.2 Đối với cấp địa phương 57

5.2.3 Đối với các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân 57

5.2.4 Với chủ nguồn thải 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH MỘT SỐ DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ Ở QUẬN 9 61

PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG QUÉT LẦN 1 62

PHỤ LỤC 3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIÁ CA MÁY 68

PHỤ LỤC 4 ĐƠN GIÁ PHẾ LIỆU TRUNG BÌNH TRONG 1 TẤN CTR 73

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 74

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thành phần CTR đô thị tại TP.HCM từ nguồn thải đến bãi chôn lấp 6

Bảng 2.2 Diện tích tự nhiên của từng đơn vị hành chánh ở quận 9 9

Bảng 2.3 Bảng thống kê dân số từ năm 1997 – 2008 11

Bảng 2.4 Bảng giá trị sản xuất trong các ngành giai đoạn 2003 – 2007 12

Bảng 2.5 Bảng tổng hợp số lượng lao động giai đoạn 2003 – 2007 12

Bảng 2.6 Thống kê khối lượng CTR qua các năm từ 2000 – 2007 14

Bảng 2.7 Thống kê khối lượng các nguồn rác tại quận 9 trung bình trong ngày 15

Bảng 2.8 Thống kê số lượng bô rác hở và số lượng phương tiện hiện hữu tại quận 9 18 Bảng 3.1 Thông số phục vụ xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công 22

Bảng 3.2 Đơn giá ca máy và thiết bị thi công trong 1 ca 22

Bảng 3.3 Bảng định mức dự toán kinh tế công tác quét đường lần 1 27

Bảng 3.4 Bảng định mức tính toán kinh phí cho công tác quét lau 28

Bảng 3.5 Bảng định mức tính phí cho công tác vận chuyển CTR sinh hoạt về TTC 29

Bảng 3.6 Bảng định mức tính phí công tác vận chuyển CTR đường phố về BCL 30

Bảng 3.7 Bảng định mức cho công tác vận chuyển CTR từ TTC đến BCL 31

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế công tác thu gom rác hộ dân trong 1 năm.34 Bảng 4.2 Mức phí thu hàng tháng đối với mỗi hộ gia đình giai đoạn 2004 – 2009 36

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp giá trị mức phí thu mỗi hộ gia đình ứng với 7 giả thiết 40

Bảng 4.4 Danh sách các tuyến đườngtrong quét lau 42

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế cho công tác quét đường lần 1 trong năm 43 Bảng 4.6 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế cho công tác quét lau trong 1 năm 44

Bảng 4.7 Quy trình vận chuyển CTR sinh hoạt từ các điểm hẹn về TTC 45

Bảng 4.8 Tổng hợp vị trí điểm hẹn thu gom CTR sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình 46 Bảng 4.9 Quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt hộ gia đình từ các điểm hẹn đến TTC 48

Bảng 4.10 Chi phí thu gom vận chuyển CTR hộ gia đình về TTC trong 1 năm 50

Bảng 4.11 Vị trí các điểm hẹn thu gom CTR đường phố 52

Bảng 4.12 Chi phí thu gom vận chuyển CTR đường phố về TTC trong 1 năm 53

Bảng 4.13 Chi phí thu gom vận chuyển CTR từ TTC đến BCL trong 1 năm 55

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Các hợp phần chức năng của một hệ thống QLCTR 5 Hình 2.2 Sơ đồ Quản lý nhà nước về QLCTR đô thị 13 Hình 2.3 Quy trình thu gom CTR trên địa bàn quận 9 14

Trang 10

WTO Tổ chức thương mại Thế giới

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Kể từ sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi từ

cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng

Xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và

đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế thì nước ta đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội Đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam được đánh giá sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa về nhiều mặt Bên cạnh đó, áp lực lên môi trường cũng ngày càng tăng lên đối với vùng đô thị lớn điển hình là TP.HCM, một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, hiện đang gặp nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường như ô nhiễm nước, không khí và đặc biệt là các vấn đề xung quanh việc quản lý chất thải rắn đô thị

Là một quận vùng ven TP.HCM được tách ra từ huyện Thủ Đức cũ theo Nghị định 03/CP ngày 06/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ, quận 9 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1997 Hiện đang trong quá trình đô thị hóa nên quận có nhiều dự án xây dựng các khu đô thị mới đã và đang triển khai ở nhiều địa phương, đồng thời khi Đại lộ Đông Tây hoàn thành sẽ là một cơ hội cho chính sách giãn dân của thành phố được tiến hành thuận lợi, các điều kiện này sẽ làm cho dân số tăng cao, gây áp lực cho hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận

Đối với khu vực trung tâm, công tác quản lý chất thải rắn và vệ sinh công cộng tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên với các quận huyện ngoại thành thì công tác này vẫn còn nhiều bất cập Nhận thấy hiện trạng quản lý chất thải rắn và vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 9 còn nhiều nhược điểm trong khi đó so với kế hoạch, quy hoạch phát triển của quận đòi hỏi cần phải có một hệ thống quản lý chất thải rắn

hoàn thiện hơn Chính vì thế, đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện để hoàn thiện hệ

thống QLCTR hiện tại, tạo bước chuẩn bị đảm bảo vệ sinh môi trường phù hợp với hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới

1.2 MỤC TIÊU

Phân tích hiện trạng hệ thống QLCTR ở quận 9

Xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt và CTR đường phố mới dựa trên các nguyên tắc sao cho phù hợp với địa phương

Tính toán kinh tế cho các hoạt động trong hệ thống quản lý như thiết bị, vật liệu, phương tiện thu gom, nhân công

Trang 12

1.3 NỘI DUNG

Thu thập tài liệu, số liệu

Khảo sát, điều tra

Từ 01/2009 – 04/2009: Khảo sát, điều tra, tổng hợp số liệu

Từ 05/2009 – 06/2009: Phân tích, tính toán, xây dựng hệ thống QLCTR đô thị

hệ thống thu gom cần có một lực lượng công nhân vệ sinh tương đối lớn vì thế sẽ tạo cơ hội việc làm ổn định cho nhiều người lao động

Trang 13

1.6.2 Kinh tế

Đề tài tính toán kinh tế cho các hoạt động trong hệ thống QLCTR nhằm có biện pháp sử dụng hiệu quả chi phí đó mà vẫn đảm bảo được hiệu suất và chất lượng hoạt động

1.6.3 Môi trường

Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR sẽ được hoàn thiện nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm tại các bô rác và khu vực lân cận, tăng cường hiệu quả thu gom tại nguồn, tránh tình trạng ứ đọng rác làm phát sinh mùi, ruồi nhặng, mầm bệnh Đầu

tư phương tiện thu gom thích hợp nhằm hạn chế cơi nới vượt tải trọng, cũng như hạn chế nước rỉ rác và mùi hôi phát sinh trong quá trình thu gom

Trang 14

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 KHÁI NIỆM

2.1.1 Chất thải rắn

Theo Tchobanoglous và các cộng sự (1993): “Chất thải rắn là tất cả các chất thải phát sinh từ các hoạt động của con người và động vật, thường ở dạng rắn và bị

đổ bỏ vì không sử dụng được hoặc không được mong muốn nữa”

Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007: “Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.”

2.1.2 Chất thải rắn đô thị

Chất thải rắn đô thị là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy

2.1.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị

Hệ thống QLCTR là sự kết hợp, kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển, vận chuyển và xử lý CTR theo phương thức tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảm quan và các vấn đề môi trường khác Quản lý thống nhất CTR là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình quản lý một cách thích hợp

2.2 CHỨC NĂNG THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG QLCTR

QLCTR là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người

mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể, thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ thống QLCTR được minh họa ở hình 2.1

2.2.1 Nguồn phát sinh, thành phần CTR đô thị

CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau và được phân loại theo nhiều cách Tuy nhiên, tổng hợp lại thì CTR đô thị chủ yếu phát sinh từ các nguồn gốc sau:

− Khu dân cư

− Trung tâm thương mại

− Công sở, trường học, công trình công cộng

Trang 15

− Dịch vụ đô thị, sân bay

− Các hoạt động công nghiệp

− Các hoạt động xây dựng đô thị

2.2.3 Thu gom, lưu trữ tại nguồn

CTR sau khi phát sinh được lưu trữ trong các loại thùng chứa khác nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặt thùng chứa, chu

kỳ thu gom, phương tiện thu gom

Một cách tổng quát, các phương tiện thu chứa rác thường được thiết kế, lựa chọn sao cho thỏa mãn các tiêu chuẩn như chống sự xâm nhập của súc vật, côn trùng; Bền, chắc, đẹp và ít bị hư hỏng do thời tiết; Dễ cọ rửa khi cần thiết

Nguồn phát sinh chất thải

Thu gom, phân loại, lưu trữ

tại nguồn

Thu gom

Tái chế Trung chuyển

Vận chuyển

Khu xử lý

Trang 16

Bảng 2.1 Thành phần CTR đô thị tại TP.HCM từ nguồn thải đến bãi chôn lấp

Đơn vị tính: % khối lượng

Thu gom ở đây không chỉ là hoạt động tập trung rác thải từ các nguồn phát

sinh rác thải, mà nó còn bao gồm cả việc vận chuyển chúng đến điểm tập kết rác, đổ

chúng ra khỏi phương tiện thu gom Điểm tập kết rác có thể là điểm hẹn, trạm trung

chuyển hoặc là khu xử lý

Theo kiểu vận hành, hệ thống thu gom được phân loại thành 2 dạng như sau:

− Hệ thống thu gom container di động: loại cổ điển và loại trao đổi thùng chứa

− Hệ thống thu gom container cố định

2.2.5 Trung chuyển, trạm trung chuyển

Trung chuyển là hoạt động nhận rác tại các điểm tập kết đưa về các TTC trước

khi được vận chuyển đến khu xử lý

Các TTC được sử dụng để tối ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và

đội xe, khi xảy ra hiện tượng đổ rác không đúng quy định do khoảng cách vận

chuyển quá xa, vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom, sử dụng xe gom có dung

Trang 17

tích nhỏ (thường là nhỏ hơn 15m3), khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom chất thải

từ khu thương mại

Tại các TTC bao gồm các hoạt động như:

− Tiếp nhận các xe thu gom rác

− Xác định tải trọng rác đưa về trạm

− Hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác

− Đưa xe thu gom ra khỏi trạm

− Xử lý rác (nếu cần thiết)

− Chuyển rác lên hệ thống vận chuyển để đưa về BCL

Đối với mỗi TTC cần xem xét các yếu tố sau:

− Số lượng xe đồng thời trong trạm

− Khối lượng và thành phần rác được thu gom về trạm

− Bán kính hiệu quả kinh tế đối với mỗi xe thu gom

− Thời gian để xe thu gom từ vị trí lấy rác cuối cùng của tuyến thu gom

về TTC

2.2.6 Tái sinh, tái chế

Tái sinh, tái chế CTR là hoạt động thu hồi các thành phần có thể sử dụng từ CTR để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt

và sản xuất

Có các loại tái chế sau:

− Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế

từ CTR, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm khác

− Tái chế nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ CTR Cũng có thể xem hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh CTR thông qua các dạng sau:

− Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học: chủ yếu dùng phương pháp đốt để thành sản phẩm khí đốt, hơi nóng các hợp chất hữu cơ

− Tái sinh sản phẩm chuyển hóa sinh học: thông qua quá trình lên men, phân hủy chuyển hóa sinh học thu hồi các sản phẩm như phân bón, khí metan, protein, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác

− Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa: từ các sản phẩm chuyển hóa bằng quá trình hóa học, sinh học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo thành hơi nước và phát điện

Trang 18

Hoạt động tái chế mang lại các lợi ích sau:

− Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc

− Giảm lượng rác thải sẽ làm giảm chi phí thu gom, xử lý; Giảm tác động môi trường do đổ rác bừa bãi gây ra; Tiết kiệm một phần diện tích chôn lấp

− Có thể thu được lợi nhuận từ việc tái chế Hoạt động tái chế lúc này mang tính kinh doanh, nó giải thích cho việc tại sao các loại vật liệu

có thể tái chế thường được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho đến khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng

2.2.7 Xử lý

Mục đích của xử lý CTR là làm giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải và tận dụng tối đa vật liệu và năng lượng sẵn có trong chất thải Khi lựa chọn phương pháp xử lý cần xem xét các yếu tố sau:

− Thành phần, tính chất CTR

− Tổng lượng CTR cần xử lý

− Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng

− Yêu cầu bảo vệ môi trường

Các phương pháp có thể áp dụng để xử lý CTR bao gồm:

− Phương pháp cơ học như phân loại, nén ép, nghiền, cắt, băm… Đây có thể xem là phương pháp xử lý sơ bộ trước khi chuyển qua các công đoạn tiếp theo

− Phương pháp sinh học như chế biến phân vi sinh và phân hủy kỵ khí Hai phương pháp này sử dụng các loại vi sinh vật để phân hủy các thành phần CTR hữu cơ, phù hợp để xử lý CTR đô thị vì nó có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ cao

− Phương pháp hóa học – phương pháp đốt có các ưu điểm chính là khả năng làm giảm 90 – 95% trọng lượng thành phần hữu cơ trong thời gian ngắn, chất thải được xử lý khá triệt để, trong nhiều trường hợp có thể xử lý tại chỗ mà không cần phải vận chuyển đi xa, tránh được các rủi ro và chi phí vận chuyển Tuy nhiên, việc thiết kế và vận hành lò đốt khá phức tạp, người vận hành lò đốt đòi hỏi phải có trình độ, kiến thức và tay nghề nhất định Đặc biệt quá trình đốt chất thải có thể gây

ra ô nhiễm môi trường nếu các biện pháp kiểm soát quá trình đốt, xử

lý khí thải không đảm bảo

− Bãi chôn lấp là phương pháp xử lý và tiêu hủy CTR kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường Ngay cả khi áp dụng các biện

Trang 19

chuyển hóa khác… thì việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra BCL vẫn

là một khâu quan trọng chiến lược quản lý thống nhất CTR Một bãi chôn lấp CTR được gọi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh khi được thiết kế

và vận hành sao cho giảm đến mức thấp nhất các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế

và vận hành có lớp lót đáy, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ trung, có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu gom và

xử lý khí thải, được che phủ cuối cùng và duy tu, bảo trì sau khi đóng bãi chôn lấp

2.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.3.1 Vị trí địa lý

Về ranh giới hành chính, quận 9 giáp với các khu vực sau:

− Phía Bắc giáp quận Thủ Đức và huyện Dĩ An - Bình Dương

− Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai

− Phía Tây giáp quận 2

− Phía Đông giáp TP Biên Hòa và huyện Long Thành - Đồng Nai

Bảng 2.2 Diện tích tự nhiên của từng đơn vị hành chánh ở quận 9

STT Đơn vị hành chánh (Phường) Diện tích (km 2 ) STT Đơn vị hành chánh (Phường) Diện tích (km 2 )

Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường quận 9

2.3.3 Điều kiện tự nhiên

Nhìn chung, khu vực quận 9 chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mùa mưa kéo dài khoảng 6 tháng, có nhiệt độ và độ ẩm cao Đây là

Trang 20

điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản ruồi nhặng cũng như các loại vi sinh vật, đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy kị khí các hợp chất hữu cơ trong rác tạo thành các mùi khó chịu Thêm vào đó, vào những tháng mưa, lượng nước rỉ rác tăng lên đáng kể, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu gom rác

Điều kiện khí hậu

Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và

ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa

và mùa nắng Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC

Nhiệt độ thấp trung bình vào khoảng 25,6oC – 28,9oC, còn nhiệt độ cao trung bình vào khoảng 33,8oC – 37,9oC

Biên độ hàng năm là 3,4oC, còn chênh lệch ngày đêm là từ 5 – 10oC

Độ ẩm không khí

Vào mùa mưa, độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 80 – 86%, cao nhất có thể lên tới 90,8% Đồng thời kết hợp nhiệt độ cao làm cho quá trình phân giải các chất hữu cơ xảy ra nhanh và mạnh mẽ hơn Còn lại vào mùa khô, độ ẩm thấp nhất (43%) lại làm cho nồng độ bụi trong không khí có tăng cao

Lượng mưa

Trong khu vực quận 9 lượng mưa phân bố tương đối đều trong mùa, song vào tháng 7 Âm lịch hàng năm thường có đợt hạn hán ngắn ngày kéo dài từ 5 – 7 ngày, nhân dân thường gọi là hạn Bà Chằn Lượng mưa biến động bình quân khoảng 1.300 – 2.100 mm/năm Lượng mưa trung bình các năm là 1.939 mm/năm Số ngày

có mưa trung bình là 154 ngày Đối với khu vực trũng như khu dân cư Nam Hòa Phước Long A, Phú Hữu, Long Trường, Trường Thạnh, mưa lớn kéo dài thường gây ngập úng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân

Bức xạ mặt trời

nhất vào tháng 9 là 5,4 giờ/ngày với 10,2 kcal/cm2

2.3.4 Địa hình

Địa hình được phân thành 2 vùng chính là đồi gò và bưng

− Vùng đồi gò và triền gò có độ cao từ 8 – 32 m, tập trung ở các phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú A, Tân Phú, Hiệp Phú, diện tích khoảng 3.400 ha, chiếm 30% tổng diện tích

Trang 21

− Vùng đất thấp trũng địa hình bằng phẳng, nằm ở phía Đông của quận

và ven các kênh rạch, có độ cao khoảng 0,8 - 2 m, có những khu vực rất trũng cao dưới 1m như khu vực phường Phú Hữu, chiếm khoảng 65% tổng diện tích

Do đặc trưng địa hình là phần gò và sườn gò có độ cao thích hợp với việc xây dựng các công trình lớn Bên cạnh đó còn có vùng địa hình thấp trũng bị phèn mặn

và ngập úng, chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, nên cần phải có biện pháp phòng chống ngập úng và xây dựng hệ thống thủy lợi thích hợp

2.3.5 Thủy văn

Quận 9 là một bộ phận trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, cung cấp nguồn nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất toàn quận Hệ thống kênh rạch dày đặc, như Rạch Chiếc – Trao Trảo (nối 2 con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai), hệ thống sông rạch phía Nam và sông Tắc với chiều dài là 13 km, rạch Ông Nhiêu dài 12 km, rạch Bà Cua - Ông Cày dài 5 km… Tuy vào mùa khô việc xâm nhập mặn là không thể tránh khỏi nhưng nhờ mạng lưới sông, rạch đã cải thiện được phần nào và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất

2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

2.4.1 Dân số

Năm 2008, quận 9 có 44.806 hộ dân với tổng số dân là 229.498 người, quy mô dân số ngày càng tăng và chủ yếu là do tăng cơ học Sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, nhiều khu công nghệ cao, khu công nghiệp và các nhà máy xí nghiệp được đầu tư xây dựng thu hút lao động từ các khu vực khác đến làm việc Đồng thời

do chính sách giản dân của thành phố nên dân cư nội thành được chuyển ra Do đó

số dân sinh sống và làm việc trên địa bàn quận có xu hướng gia tăng qua các năm

và tiếp tục tăng trong những năm tới

Bảng 2.3 Bảng thống kê dân số từ năm 1997 – 2008 Năm Dân số Số hộ Năm Dân số Số hộ

Trang 22

2.4.2 Cơ cấu kinh tế

Quận 9 là một quận thuần nông được thành lập năm 1997, nhưng trong những năm qua, dưới sự tác động của cơ chế thị trường, quá trình đô thị hóa, đặc biệt quận

9 lại có vị trí nằm trong hành lang công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai, đây là những điều kiện và là thế mạnh để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp

Hiện nay, kinh tế của quận đã đi vào ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao Cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây được xác định là thương mại - dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp Thu hút lao động cũng tập trung cao nhất trong công nghiệp, kế đến là trong thương mại - dịch vụ

Bảng 2.4 Bảng giá trị sản xuất trong các ngành giai đoạn 2003 – 2007

Nguồn: Phòng thống kê – UBND quận 9 TPHCM

Bảng 2.5 Bảng tổng hợp số lượng lao động giai đoạn 2003 – 2007

Nguồn: Phòng thống kê - UBND quận 9 TPHCM

2.5 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

2.5.1 Hệ thống quản lý hành chánh CTR

Sở TNMT dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố và qua sự tham mưu của phòng QLCTR ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cho UBND quận triển khai thực hiện các hoạt động QLCTR trên địa bàn quận Công ty QL & PT đô thị có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn quận dưới sự chỉ đạo của UBND quận và quản lý chuyên môn của Công ty MTĐT TP.HCM

Theo hiện trạng trong khu vực, hoạt động thu gom rác hộ gia đình hoàn toàn

do lực lượng gom rác dân lập thực hiện và do phường quản lý Các hoạt động quét rác đường phố, vận chuyển rác từ các bô rác chở về bãi chôn lấp đều do Công ty QL

& PT đô thị đảm nhận Sự phối hợp giữa mặt quản lý hành chánh của UBND phường và hướng dẫn chuyên môn của công ty đối với lực lượng thu gom rác dân

Trang 23

lập là chưa có Theo cán bộ phòng Quản lý TN & MT quận 9 cho biết, việc công tác quản lý các dây rác dân lập chỉ có một hướng chỉ đạo từ trên xuống, mọi trách nhiệm, quyền hạn đều ở cấp phường, hiện không có sự phản hồi ngược lại từ cấp địa phương, trong khi đó, ở cấp phường chưa có cán bộ quản lý chuyên môn để hướng dẫn kỹ thuật cho lực lượng thu gom rác dân lập, còn với Công ty QL&PT đô thị lại không có quyền hạn quản lý về mặt hành chánh với lực lượng này

Chương trình xã hội hóa thu gom chất thải rắn đã từng bước thực hiện nhưng chỉ là dạng tự phát, chưa có sự giám sát chặt chẽ của các cấp cơ quan có thẩm quyền, gây ra tình trạng tranh giành địa bàn, có khu vực thu gom trùng lắp, có nơi lại không được thu gom triệt để, tình trạng mua bán dây rác tư nhân diễn ra không lành mạnh gây mất trật tự đô thị

Hình 2.2 Sơ đồ Quản lý nhà nước về QLCTR đô thị

Lực lượng thu gom rác dân lập Công ty MTĐT TP.HCM

Quản lý hành chính Quản lý chuyên môn Phối hợp thực hiện

Trang 24

Tổng quan về hiện trạng quy trình thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn quận được trình bày trong hình 2.3 dưới đây

Hình 2.3 Quy trình thu gom CTR trên địa bàn quận 9 2.5.2 Nguồn phát sinh và khối lượng rác thải

Nguồn phát sinh CTR đô thị chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của con người, như sinh hoạt gia đình, hoạt động thương mại tại các chợ, rác vương vãi đường phố Hiện tại, khối lượng CTR do Công ty QL & PT đô thị quận 9 thống kê được tại các bô rác trung bình khoảng 99,6 tấn/ngày, với tỷ lệ tăng trung bình từ năm 2000 đến 2008 là 16,58%

Bảng 2.6 Thống kê khối lượng CTR qua các năm từ 2000 – 2008

Khối lượng CTR Tỷ lệ tăng hàng năm Năm

Lực lượng rác dân lập

Lực lượng rác dân lập

Tổ vệ sinh Cty QL & PT ĐT

Đội cơ giới Cty QL & PT ĐT

Trang 25

Bảng 2.7 Thống kê khối lượng các nguồn rác tại quận 9 trung bình trong ngày

STT Nguồn Khối lượng (tấn) Tỷ trọng (%)

Nguồn: Công ty Quản lý và phát triển đô thị quận 9

2.5.3 Lưu trữ tại nguồn

Hiện tại, các hộ dân thường sử dụng các loại thùng nhỏ với nhiều loại thể tích khác nhau dao động từ 5 lít đến 20 lít để lưu trữ rác trong nhà tùy theo nhu cầu sử dụng Mỗi ngày, đến giờ công nhân vệ sinh đi gom thì rác được cho vào các túi nilon mang ra để sẵn trước cửa Ngoài ra, có nơi còn dùng các loại giỏ tre, bao tải, thùng giấy… để chứa rác trước sân, hoặc vun thành đống, công nhân phải dùng chổi, ky để hốt bỏ lên xe, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng hiệu quả thu gom rác

2.5.4 Thu gom CTR sinh hoạt

Công tác thu gom rác ở các hộ dân hoàn toàn do lực lượng dân lập thực hiện

và được phường quản lý trực tiếp Phương tiện thu gom chủ yếu là các loại xe có động cơ như xe lam, máy cày, ba gác máy, xe tự chế, đa số là xe ba gác tự chế

Ưu điểm

Do đặc điểm quận 9 là quận vùng ven, còn nhiều phường có cơ sở hạ tầng và mật độ dân số tương đối thưa thớt, dân cư tập trung từng cụm nhỏ lại không có điểm hẹn lấy rác, sau khi thu gom đầy xe sẽ được vận chuyển thẳng lên các bô rác Nên việc sử dụng các loại xe này sẽ làm giảm thời gian vận chuyển giữa các hộ, giữa các cụm dân cư và đến bô rác

Nhược điểm

Đối với khu vực trung tâm như phường Hiệp Phú, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B có mật độ dân số đông, xe cộ qua lại thường xuyên Chỉ thu gom được các hộ nằm trên đường lớn, còn các hẻm nhỏ xe vào không được sẽ đứng chờ bên ngoài, công nhân phải dùng giỏ tre hoặc thùng 25L đi bộ Điều này gây ảnh hưởng đến lưu thông trên đường Thêm vào đó, các loại phương tiện tương đối thô sơ, không có bất kỳ hệ thống thu gom nước rỉ rác, không có nắp đậy, được cơi nới cao quá tầm… gây mùi khó chịu và mất mỹ quan khi vận chuyển trên đường

Trang 26

Khó khăn

Theo Nghị quyết số 32 của Chính phủ ban hành ngày 29/06/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông thì các loại xe này sẽ bị cấm lưu hành kể từ ngày 01/01/2008 Tuy nhiên, nghị quyết bị dư luận xã hội lên tiếng quá gay gắt, nhất là lực lượng nhân dân lao động mưu sinh nhờ vào xe 3 – 4 bánh Hiện tại với số lượng thống kê được cho tới ngày 18/06/2008 thì TP.HCM có hơn 21.000 xe 3 – 4 bánh tự chế các loại (thu gom rác, xe có đăng ký

và không đăng ký biển số), là phương tiện kiếm sống liên quan đến hơn 70.000 nhân khẩu

Ngày 31/12/2007 UBND thành phố ra công văn số 9207/UBND-ĐTMT cho phép gia hạn thời gian thực hiện nghị quyết đến ngày 01/03/2008, riêng đối với các loại xe dùng làm phương tiện thu gom rác được gia hạn đến hết ngày 30/06/2008 và thời gian được phép lưu thông từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, thành phố cũng lưu ý Sở TNMT đưa ra một số mẫu xe thu gom, vận chuyển rác phù hợp với từng khu vực, từng loại đường hẻm

Tuy nhiên đến ngày 29/02/2008 UBND thành phố tiếp tục ban hành công văn

số 1368/UBND-ĐTMT về việc gia hạn thời gian lưu hành đối với các loại xe 3 – 4 bánh tự chế (cơ giới và đẩy tay) đến hết ngày 30/06/2008

Trong quá trình đưa nghị quyết vào triển khai thực hiện thì gặp nhiều vấn đề khó khăn, nhất là vấn đề kinh phí hỗ trợ trong đề án chuyển đổi nghề, thay thế các loại xe 3 – 4 bánh tự chế trên địa bàn thành phố, chiều ngày 18/02/2009, UBND TP HCM đã có cuộc họp với các sở, ban ngành và cuối cùng thống nhất phương án lùi thời hạn cấm xe 3 – 4 bánh tự chế đến hết ngày 31/12/2009, đồng thời cho phép nới rộng thêm 3 giờ lưu thông cho các loại xe trên Theo đó, ngoài việc được lưu thông trong đêm (từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau), các chủ phương tiện được phép lưu thông thêm trong khoảng thời gian từ 13 giờ đến 16 giờ

Hiện tại, lực lượng gom rác dân lập trên địa bàn quận 9 hầu như đều sử dụng các loại phương tiện thu gom nằm trong danh sách bị cấm lưu hành theo Nghị quyết

32 Khi nghị quyết thực hiện triệt để thì lượng rác trên toàn địa bàn có nguy cơ bị ứ đọng do không có phương tiện thu gom đúng quy định, mà về nguyên tắc, các công

ty dịch vụ công ích các quận, huyện sẽ đảm trách xử lý các vấn đề phát sinh Hiện tại, phía công ty cũng chưa có lực lượng chuyên trách, một phần là chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như đã trình bày trong phần 2.4.1 Điều này đang là một khó khăn cho các cơ quan ban ngành và mối lo ngại cho môi trường sống của người dân đô thị

2.5.5 Quét dọn đường phố

Công tác quét dọn đường phố do hoàn toàn do đội vệ sinh thuộc Công ty QL

& PT đô thị quận 9 đảm nhiệm

Trang 27

Tổng số công nhân hiện tại gồm 66 người, trong đó có 17 nhân nam, còn lại 49

nữ

Hiện tại, công ty chỉ mới tổ chức quét dọn vệ sinh đường phố một lần trong ngày, thời gian làm việc bắt đầu lúc 22h đến 2h sáng hôm sau Tuy nhiên, ở các phường như Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Phước… do lưu lượng xe qua lại ít, đường vắng nên công việc bắt đầu sớm hơn (từ 20h đến 12h)

Về vấn đề trang bị bảo hộ lao động cho công nhân vệ sinh được đảm bảo đầy

đủ như quần áo, khẩu trang, nón, giày được cấp 2 bộ/năm, áo mưa được cấp 1 bộ/năm

Nhìn chung, chất lượng vệ sinh đường phố trên địa bàn quận là tương đối tốt, nhưng có một số đoạn đường có chất lượng bề mặt kém, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc Thời gian làm việc của một số tuyến đường khá sớm so với quy định nhưng có thể chấp nhận được Một số tuyến đường mới được xây dựng nhưng chưa đưa vào danh sách tuyến quét của công ty, vì vậy cần lên kế hoạch bổ sung các tuyến mới và bố trí nhân lực để đảm bảo tình hình vệ sinh đường phố

2.5.6 Hệ thống trạm trung chuyển

Với quy trình thu gom rác hiện tại thì trên toàn quận có 9 TTC hở (bô rác) phân bố ở mỗi phường Các bô rác có kết cấu tương tự nhau: diện tích 7m x 5m , tường gạch, nền ximăng, không mái che, không có hệ thống cống rãnh thoát nước rỉ rác… nhìn chung hiện trạng môi trường tại các bô rác chưa được đảm bảo, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật Những năm vừa qua, nhiều hộ dân gần khu vực bô rác có làm đơn kiến nghị, yêu cầu di dời bô rác, mặc dù với nhiều cố gắng của cơ quan ban ngành, nhất là phòng Quản lý TN & MT quận 9 thì tình hình ô nhiễm được khắc phục phần nào, nhưng vẫn chưa toàn diện

Hiện tại, UBND quận 9 có đề xuất lên Sở TN & MT, báo cáo với UBND Thành phố cho xây dựng 4 trạm ép rác kín tại các vị trí sau:

− Vị trí tại khu chợ mới Long Trường, thuộc ấp Phước Lai, phường Long Trường diện tích dự kiến là 1.000 m2

− Vị trí tại khu vực rạch Hàm Xuồng, thuộc phường Tăng Nhơn Phú B, diện tích dự kiến là 1.000 m2

− Vị trí bô rác hiện hữu tại ấp Bến Đò, phường Long Bình, hiện trạng

phố chấp thuận và đã có quyết định giao đất, nay UBND quận đề xuất giữ nguyên vị trí và quyết định giao đất để xây dựng trạm ép rác kín

− Vị trí tại ấp Long Thuận, phường Long Phước, diện tích dự kiến là

400 m2 do Công ty QL & PT đô thị quận 9 quản lý

Trang 28

Bảng 2.8 Thống kê số lượng bô rác hở và số lượng phương tiện hiện hữu tại quận 9

Số lượng phương tiện

Hoạt động vận chuyển rác thải do Công ty QL & PT đô thị quận 9 phụ trách

Đội vận chuyển gồm 6 xe ép 10 tấn, 6 tài xế, 6 phụ xế và 12 công nhân

Xe xuất phát từ công ty đi đến các bô, khi đầy chuyến sẽ đi theo lộ trình sau:

Ngã tư Thủ Đức Æ Cầu vượt trạm 2 Æ Ngã Tư An Sương Æ Cầu vượt Củ Chi Æ

Kênh Thầy Cai Æ Bãi xử lý Phước Hiệp

Cự ly bình quân bình mỗi chuyến là 67,7 km tính từ trung tâm quận đến BCL

Phước Hiệp (Củ Chi), với tổng khối lượng rác được vận chuyển là 100 tấn/ngày

Trang 29

Các bô rác có khối lượng rác hàng ngày lớn sẽ được xe 10 tấn đến gom và chở đến BCL Đối với các bô nhỏ, khối lượng rác không nhiều thì khoảng từ 2 đến 3 ngày chờ cho lượng rác đủ nhiều mới có xe 10 tấn đến gom, có khi phải gom từ 2 đến 3 bô rác mới đầy 1 chuyến xe 10 tấn Điều này làm cho rác ứ đọng lại, tạo thời gian cho ruồi nhặng, vi sinh phát triển, gây ra tình trạng ô nhiễm tại các bô rác và các khu vực lân cận

Trang 30

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn một

số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về việc Quản lý chất thải rắn

Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với CTR

Thông tư 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với CTR

Định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị: Tập 1 Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác ban hành kèm theo quyết định số 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ xây dựng

Quyết định số 5299/2006/QĐ-UBND ngày 20/11/2006 của UBND TP Hồ Chí Minh về ban hành đơn giá dự toán cho công tác thuê bao quét, thu gom rác đường phố trên địa bàn TP.HCM

Văn bản số 2272/2008/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị Thông tư 17/2005/TT-BXD ngày 01/11/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị

Thông tư 07/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình

Thông tư 06/2008/TT-BXD ngày 20/03/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị

Nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/02009 của Chính phủ quy định về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung

Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND TP.HCM về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với CTR thông thường trên địa bàn TP.HCM

Trang 31

3.2 CÁC CÔNG THỨC TÍNH TOÁN CHUNG

3.2.1 Đơn giá công nhân

Đơn giá ngày lương công nhân thực hiện công tác vệ sinh ban ngày bậc 4/7

LCB * K1* ( 1 + K2) Đơn giá =

− NLV : Số ngày làm việc trong tháng

Đơn giá ngày lương công nhân thực hiện công tác quét dọn vệ sinh ban đêm bậc 4/7

− NLV : Số ngày làm việc trong tháng

3.2.2 Đơn giá ca máy

Đơn giá ca máy được tính dựa vào thông tư 07/2007/TT-BXD, có công thức

tổng quát như sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CCPK (3.3)

Trong đó:

− CCM : Chi phí ca máy (VNĐ/ca)

− CKH : Chi phí khấu hao (VNĐ/ca)

− CSC : Chi phí sửa chữa (VNĐ/ca)

− CNL : Chi phí nhiên liệu, năng lượng (VNĐ/ca)

− CCPK : Chi phí khác (VNĐ/ca)

Đơn giá ca máy, thiết bị thi công trong 1 ca được trình bày trong bảng 3.2

Phương pháp xác định đơn giá ca máy được trình bày chi tiết trong phụ lục 3

Trang 32

Bảng 3.1 Thông số phục vụ xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công Định mức khấu hao, sữa chữa, chi phí khác

(% giá tính khấu hao) Stt Loại máy và thiết bị Số ca năm

Định mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu 1 ca (1.000 VNĐ) Nguyên giá

Giá dầu Diezen lấy tại mốc ngày 10/06/2009 là 11.500 đồng/lít

Đơn giá khấu hao, sữa chữa, chi phí khác

(VNĐ/ca) Stt Loại máy và thiết bị ca /năm Số

Đơn giá năng lượng, nhiên liệu

(VNĐ/ca)

Đơn giá

ca máy (VNĐ/ca)

Trang 33

3.2.3 Phí quản lý chung

Chi phí quản lý chung là chi phí cho bộ máy quản lý và bộ phận phụ trợ, chi phí phục vụ quản lý sản xuất chung, chi phí phục vụ công nhân (chưa tính trong chi phí nhân công trực tiếp), chi trả lãi vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tiền ăn giữa ca, các khoản phí, lệ phí và các khoản chi phí khác Chi phí quản lý chung chưa bao gồm chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng (nếu có)

Chi phí quản lý chung trong giá dự toán dịch vụ công ích đô thị được xác định bằng tỷ lệ % so với chi nhân công trực tiếp để thực hiện một khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị Cụ thể đối với loại dịch vụ là thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị tại TP.HCM thì phí quản lý chung có tỷ lệ là 58%

Trường hợp khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị có chi phí sử dụng máy và thiết bị > 60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý chung được tính bằng 2,5% chi phí sử dụng xe máy và thiết bị (Theo thông tư 06/2008/TT-BXD)

3.2.4 Khối lượng hao phí

Định mức hao phí là số lượng vật tư, vật liệu, nhân công, xe máy thiết bị cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị Định mức hao phí được quy định trong văn bản số 2722/2008/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng

Khối lượng hao phí là số lượng vật tư, vật liệu, nhân công, xe máy thiết bị cần thiết để hoàn thành một khối lượng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị Khối lượng hao phí được tính dựa trên định mức hao phí

− MT : Khối lượng công tác cần phải hoàn thành

3.2.5 Thành tiền trước thuế

3.2.6 Thành tiền

Với mức thuế giá trị gia tăng = 10%

Trang 34

3.3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CÔNG TÁC THU GOM CTR SINH

HOẠT PHÁT SINH TỪ CÁC HỘ GIA ĐÌNH

3.3.1 Thành phần công việc

Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

Đẩy xe gom rác dọc ngõ, gõ kẻng và thu rác nhà dân

Thu nhặt các túi rác hai bên ngõ, đứng đợi người dân bỏ túi rác lên xe gom Dùng chổi, xẻng xúc dọn các mô rác dọc ngõ xóm (nếu có) lên xe gom và đẩy

về vị trí quy định

Đối với những ngõ rộng, có vỉa hè, rãnh thoát nước, dùng chổi, xẻng tua vỉa, rãnh và xúc lên xe gom

Dùng chổi quét, gom rác trên hè, trên ngõ

Vận chuyển về địa điểm qui định

Đảm bảo an toàn giao thông

Vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành qui định về vệ sinh

Vệ sinh dụng cụ, phương tiện thu gom rác, cất vào nơi quy định

− M : Khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày)

− m : Khối lượng rác bình quân mỗi hộ (kg/ngày)

− A : Tổng số hộ trong khu vực

Tải trọng xe thu gom

Trong đó:

− P : tải trọng xe thu gom (kg)

− c : Dung tích xe thu gom (m3)

− ρ : Trọng lượng riêng của rác (kg/m3)

Số hộ được thu gom trong 1 chuyến

P

− h : Số hộ được thu gom trong 1 chuyến (hộ)

Trang 35

Thời gian hoạt động của mỗi chuyến xe

Thđ = Tg + Td + Tv + Tc (3.10)

Trong đó:

− Thđ : Thời gian hoạt động trung bình mỗi chuyến thu gom (phút)

− Tg : Thời gian gom rác tại mỗi hộ (phút)

− Td : Thời gian di chuyển qua các hộ gom trong 1 chuyến (phút)

− Tv : Thời gian vận chuyển trên đường (phút)

− n : Số chuyến hoạt động (chuyến/ngày)

− Tlv : Thời gian làm việc (giờ/ngày)

− Thđ : Thời gian hoạt động (giờ/ngày)

Khối lượng rác được thu gom trong vòng đời mỗi thiết bị

Trong đó:

− Mtb : Khối lượng rác được thu gom trong vòng đời thiết bị (tấn)

− Tkh : Thời gian khấu hao của vật tư, vật liệu, thiết bị (ngày)

Định mức hao phí vật tư, vật liệu, nhân công, xe máy thiết bị để hoàn thành công tác thu gom cho 1 tấn rác (M Đ )

Khối lượng hao phí

Trong đó:

− MH : Khối lượng hao phí thành phần

− M : Khối lượng rác phát sinh (kg, tấn)

1

MĐ =

Mtb

(3.13)

Trang 36

3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CÔNG TÁC QUÉT ĐƯỜNG LẦN 1

3.4.1 Thành phần công việc

Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

Di chuyển đến nơi làm việc

Quét rác trên đường phố, vỉa hè, gom thành từng đống nhỏ

Quét nước ứ đọng trên đường phố, vỉa hè

Hốt xúc rác, cát bụi vào xe gom rác đẩy tay

Vận chuyển về địa điểm qui định để chuyển sang xe cơ giới

Dọn sạch rác tại các điểm qui định để chuyển sang xe cơ giới

Vệ sinh dụng cụ, phương tiện thu gom rác, cất vào nơi qui định

3.4.2 Phương pháp xác định khối lượng

Khối lượng quét (M q ) đối với công tác quét dọn, thu gom CTR đường phố

Mq = Σ ( Lđ * Rq * Kđ + Lđ * Rh * Kh) * 365 (3.15)

Trong đó:

− Mq : Khối lượng quét (m2)

− Lđ : Chiều dài đường (m)

được xác định như sau:

− Đối với những tuyến đường có chiều rộng lớn hơn 6m thì chiều rộng quét dọn được tính toán là 6m lòng đường chia đều 2 bên, mỗi bên 3m tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước và toàn bộ vỉa hè (Rđ > 6m Æ

Rq = 6m)

− Đối với những tuyến đường có chiều rộng nhỏ hơn 6m thì chiều rộng quét dọn được tính toán bằng tổng chiều rộng 2 bên lề và toàn bộ chiều rộng mặt đường (Rđ < 6m Æ Rq = Rđ)

3.4.3 Bảng định mức

Căn cứ bảng MT1.02.00 trong QĐ17/2001/QĐ-BXD và bảng MT1.02.00 trong QĐ 2272/2008/BXD-VP công tác quét, gom rác đường phố bằng thủ công

Trang 37

Bảng 3.3 Bảng định mức dự toán kinh tế công tác quét đường lần 1

Thời gian làm việc từ 18 giờ ÷ 22 giờ và kết thúc vào lúc 6 giờ sáng hôm sau

Định mức tại bảng 3.3 áp dụng cho công tác quét, gom rác đường phố bằng

thủ công với quy trình nghiệm thu khối lượng diện tích quét, gom rác trên toàn bộ

vỉa hè và 3m lòng đường mỗi bên đường kể từ mép ngoài của rãnh nước

Định mức tại bảng 3.3 qui định hao phí nhân công công tác quét, gom rác

đường phố bằng thủ công của đô thị loại đặc biệt Đối với các đô thị khác, định mức

được điểu chỉnh theo các hệ số sau:

3.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CHO CÔNG TÁC QUÉT LAU

3.5.1 Thành phần công việc

Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

Đẩy xe dọc tuyến đường, nhặt hết các loại rác, các loại phế thải trên hè phố,

xúc hết rác trên đường phố trong phạm vi đường được phân công trong ca làm việc

Trang 38

Vận chuyển, trung chuyển xe gom rác về đến địa điểm tập trung rác theo qui

định

Cảnh giới đảm bảo an toàn giao thông

Vệ sinh tập trung dụng cụ, phương tiện về nơi qui định

3.5.2 Phương pháp xác định khối lượng

Công tác quét lau chỉ tập trung cho các tuyến đường có yêu cầu duy trì vệ sinh

đường phố ban ngày (từ 6 giờ đến 18 giờ) do đó chỉ xác định khối lượng quét lau ở

các đường có chiều rộng ≥ 8 m tập trung ở khu vực trung tâm quận

Khối lượng đường quét lau (M L )

Trong đó:

− ML : Khối lượng đường quét lau (km)

− Lđ : Chiều dài đường (km)

Trang 39

Định mức tại bảng 3.4 áp dụng cho các tuyến phố có yêu cầu gom rác đường phố ban ngày bằng thủ công

Định mức tại bảng 3.4 áp dụng cho công tác quét, gom rác đường phố ban ngày bằng thủ công với qui định thực hiện 2 bên lề

Định mức tại bảng 3.4 qui định hao phí nhân công công tác gom rác đường phố ban ngày bằng thủ công của đô thị loại đặc biệt Đối với các đô thị khác, định mức được điều chỉnh theo các hệ số sau:

Đô thị loại III ÷ V K =0,80

3.6 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTR SINH

HOẠT HỘ GIA ĐÌNH TỪ ĐIỂM HẸN VỀ TTC

3.6.1 Thành phần công việc

Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

Di chuyển phương tiện đến điểm thu gom rác

Nạp rác từ các xe thô sơ (xe đẩy tay) vào máng hứng, ép vào xe

Thu gom, quét dọn rác rơi vãi lên xe

Điều khiển xe đến địa điểm thu gom kế tiếp, tác nghiệp đến lúc rác đầy xe ép Điều khiển xe về địa điểm đổ rác

công tác Thành phần hao phí Đơn vị 2 tấn 4 tấn 7 tấn

1/ Nhân công

Cấp bậc thợ bình quân 4/7

2/ Máy thi công

Công tác thu gom rác

sinh hoạt từ các xe thô

sơ (xe đẩy tay) tại các

Trang 40

3.7 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CHO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTR

ĐƯỜNG PHỐ TỪ ĐIỂM HẸN VỀ BÃI CHÔN LẤP

3.7.1 Thành phần công việc

Chuẩn bị phương tiện dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

Di chuyển phương tiện đến điểm thu gom rác

Nạp rác từ các xe thô sơ (xe đẩy tay) vào máng hứng, ép vào xe

Thu gom, quét dọn rác rơi vãi lên xe

Điều khiển xe đến địa điểm thu gom kế tiếp, tác nghiệp đến lúc rác đầy xe ép Điều khiển xe về địa điểm đổ rác

công tác Thành phần hao phí Đơn vị 4 tấn 7 tấn 10 tấn

1/ Nhân công

Cấp bậc thợ bình quân 4/7

2/ Máy thi công

Công tác thu gom rác

sinh hoạt từ các xe thô

sơ (xe đẩy tay) tại các

Ngày đăng: 13/09/2018, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái. (2001). Quản lý chất thải rắn tập 1: Chất thải rắn đô thị. NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn tập 1: Chất thải rắn đô thị
Tác giả: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2001
2. Sở Giao Thông Công Chánh Tp. Hồ Chí Minh (2002). Tình hình quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo Quản lý chất thải rắn Tp HCM tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Sở Giao Thông Công Chánh Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2002
3. Sở Giao Thông Công Chánh Tp. Hồ Chí Minh (2002). Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn TP HCM đến giai đoạn 2020. Hội thảo Quản lý chất thải rắn Tp HCM tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn TP HCM đến giai đoạn 2020
Tác giả: Sở Giao Thông Công Chánh Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2002
4. Cty Môi trường Đô thị (CITENCO), Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường (CENTEMA). Phân loại rác tại nguồn. Hội thảo Quản lý chất thải rắn Tp HCM tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại rác tại nguồn
5. Nguyễn Đức Lượng (Bộ môn Công nghệ sinh học-Đại học Bách Khoa). Sản xuất phân hữu cơ-sinh học từ rác sinh hoạt. Hội thảo Quản lý chất thải rắn Tp HCM tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất phân hữu cơ-sinh học từ rác sinh hoạt
6. Bàng Anh Tuấn, Đoàn Văn Khải (Enda Việt Nam). Thử nghiệm vận động người dân phân loại rác tại nguồn. Hội thảo Quản lý chất thải rắn Tp HCM tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm vận động người dân phân loại rác tại nguồn
7. Nguyễn Văn Phước (Khoa Môi trường-Đại học Bách Khoa). Khả năng tái chế chất thải rắn bằng cách tái chế. Hội thảo Quản lý chất thải rắn Tp HCM tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng tái chế chất thải rắn bằng cách tái chế
8. Nguyễn Trung Việt (CENTEMA). Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh. Hội thảo Quản lý chất thải rắn Tp HCM tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh
9. Phạm Thị Bích Hoa (Học viện hành chính quốc gia). Xã hội hóa một số lĩnh vực vệ sinh môi trường tại Tp. Hồ Chí Minh- Những vấn đề đặt ra. Hội thảo Quản lý chất thải rắn Tp HCM tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hóa một số lĩnh vực vệ sinh môi trường tại Tp. Hồ Chí Minh- Những vấn đề đặt ra
10. Shen, Stephen S.H (Ủy Viên Hội đồng Ủy ban Bảo vệ Môi trường Tp. Đài Bắc). Hiện trạng và tương lai về quản lý rác thải tại Đài Bắc. Hội thảo Quản lý chất thải rắn Tp HCM tháng 10/2002.Khoa Môi trường, Đại học Quốc gia.Đào tạo ngắn hạn Quản lý chất thải rắn cho cán bộ quản lý. TP.HCM tháng 11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và tương lai về quản lý rác thải tại Đài Bắc
11. Trần Phan (2008). “TP.Hồ Chí Minh: Lùi thời hạn thực hiện”. Báo lao động số 01 (ngày 02/01/2008) http://www.laodong.com.vn/Home/TPHo-Chi-Minh-Lui-thoi-han-thuc-hien/20081/71339.laodong Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). “TP.Hồ Chí Minh: Lùi thời hạn thực hiện”
Tác giả: Trần Phan
Năm: 2008
12. Trần Phan (2008). “TP.Hồ Chí Minh: Gia hạn lưu hành xe 3 - 4 bánh tự chế đến 30.6” Báo lao động số 47 (ngày 01/03/2008).http://www.laodong.com.vn/Home/Gia-han-luu-hanh-xe-3--4-banh-tu-che-den-306/20083/78673.laodong Sách, tạp chí
Tiêu đề: “TP.Hồ Chí Minh: Gia hạn lưu hành xe 3 - 4 bánh tự chế đến 30.6
Tác giả: Trần Phan
Năm: 2008
13. Trần Phan (2008). “Cấm xe 3-4 bánh tự chế tại TPHCM: Hỗ trợ chuyển đổi đối với phương tiện vận chuyển rác” Báo Lao Động số 59 (Ngày 15/03/2008) http://www.laodong.com.vn/Home/Ho-tro-chuyen-doi-doi-voi-phuong-tien-van-chuyen-rac/20083/80524.laodong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấm xe 3-4 bánh tự chế tại TPHCM: Hỗ trợ chuyển đổi đối với phương tiện vận chuyển rác”
Tác giả: Trần Phan
Năm: 2008
14. Giáng Hương – Ngọc Hậu (2009). “Hết năm 2009 sẽ cấm xe 3, 4 bánh không đảm bảo an toàn”. Báo Tuổi trẻ online (19/02/2009) http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=302438&amp;ChannelID=3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hết năm 2009 sẽ cấm xe 3, 4 bánh không đảm bảo an toàn
Tác giả: Giáng Hương – Ngọc Hậu
Năm: 2009
15. Giáng Hương – Ngọc Hậu (2009). “TP.HCM: Từ 1-1-2010 cấm xe ba bánh trên 60 tuyến đường” Tuổi trẻ online (21/05/2009) http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=317225&amp;ChannelID=6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “TP.HCM: Từ 1-1-2010 cấm xe ba bánh trên 60 tuyến đường”
Tác giả: Giáng Hương – Ngọc Hậu
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w