KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN... KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ X
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN
Trang 2KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN
TỈNH QUẢNG NAM TRANG TỰA Tác giả
NGUYỄN THỊ QUỲNH CHI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường, chuyên ngành Du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn
ThS HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Tháng 7 năm 2010
Trang 3Trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong 4 năm học tập tại giảng đường Đại học, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cô, các cơ quan ban ngành, và các bạn Tôi muốn được gửi lời cảm ơn đến:
• Các thầy cô trong Khoa Tài Nguyên Môi Trường, Đại học Nông Lâm TP.HCM đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong
4 năm vừa qua
• ThS Hoàng Thị Mỹ Hương là người hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
• Cán bộ công nhân viên phòng Tài nguyên Môi trường cùng Đội Môi trường Đô thị huyện Duy Xuyên, BQL đội thu gom rác dân lập thôn Hòa Bình, xã Duy Phước đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu thông tin, thực hiện khóa luận
• Gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi
Xin chân thành cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10, tháng 7, năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Chi
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lí chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” được thực hiện nhằm góp phần cải thiện hiện trạng quản lí chất thải rắn trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
• Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, tình hình văn hóa xã hội và hiện trạng môi trường của huyện Duy Xuyên
• Khảo sát hệ thống quản lí Chất thải rắn trên địa bàn và mô hình thu gom rác dân lập tại thôn Hòa Bình, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên
• Đề xuất các biện pháp quản lí Chất thải rắn sinh hoạt dựa trên điều kiện thực tế tại địa phương
Để thực hiện được những biện pháp đề xuất trong quản lí CTRSH tại các vùng nông thôn nói chung và tại huyện Duy Xuyên nói riêng, một mặt cần sự hỗ trợ tích cực hơn từ phía các cấp chính quyền về mặt chính sách, vốn, nguồn nhân lực, trang thiết bị, … mặt khác, chính quyền địa phương cũng cần có định hướng
cụ thể, từng bước xây dựng chương trình, kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện địa phương
Trang 5MỤC LỤC
TRANG TỰA i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Giới hạn đề tài 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Tổng quan về công tác vệ sinh môi trường nông thôn 4
2.2 Tổng quan về công tác quản lý CTR SH tại vùng nông thôn Viêt Nam 6
2.3 Thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT và QLCTR SH tại khu vực nông thôn 7
2.3.1 Thuận lợi 7
2.3.2 Khó khăn 7
2.4 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 8
2.4.1 Điều kiện tự nhiên 8
2.4.1.1 Vị trí địa lý, diện tích 8
2.4.1.2 Địa hình 9
2.4.1.3 Khí hậu 10
2.4.1.4 Thuỷ văn 10
Trang 62.4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 10
2.4.2.1 Tình hình phát triến văn hoá xã hội 10
2.4.2.2 Tình hình phát triển kinh tế 11
2.4.3 Hiện trạng môi trường tại địa bàn nghiên cứu 12
2.4.3.1 Nguồn nước 12
3.4.3.2 Môi trường không khí 13
3.4.3.3 Chất thải rắn 13
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Khảo sát đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại địa bàn nghiên cứu 15 3.1.1 Nội dung: 15
3.1.2 Phương pháp thực hiện: 15
3.1.2.1 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: 15
3.1.2.2 Khảo sát thực tế: 16
3.2 Đánh giá thực trạng công tác QL CTR SH tại huyện Duy Xuyên 16
3.2.1 Nội dung 16
3.2.2 Phương pháp thực hiện 16
3.2.2.1 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 16
3.2.2.2 Phát phiếu điều tra 17
3.3 Xác định những vấn đề còn tồn đọng trong công tác QLCTRSH tại huyện Duy Xuyên 18
3.3.1 Nội dung cần đạt được: 18
3.3.2 Phương pháp thực hiện 18
3.3.2.1 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: 18
3.4 Đề xuất các giải pháp QLCTRSH phù hợp với điều kiện huyện Duy Xuyên 19
3.4.1 Nội dung cần đạt được 19
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 19
3.4.2.1 Phương pháp khảo sát trực tiếp địa bàn 19
3.4.2.2 Phương pháp tham vấn 19
3.4.2.3 Tham khảo, tổng hợp tài liệu: 20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Hiện trạng phát sinh CTR SH tại địa bàn nghiên cứu 21
4.1.1 Các nguồn phát sinh CTRSH 21
Trang 74.1.2 Khối lượng CTR sinh hoạt: 21
4.1.3 Tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu 22
4.1.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 22
4.2 Hiện trạng công tác quản lý CTR SH tại địa bàn 23
4.2.1 Hệ thống quản lý CTR SH: 23
4.2.1.1 Đội MTĐT huyện Duy Xuyên 23
4.2.1.2 Đội quét rác 26
4.2.1.3 Mô hình thu gom rác dân lập tại đội 6A thôn Hoà Bình 26
4.2.2 Hiện trạng thu gom CTR SH 27
4.2.3 Đánh giá tình hình VSMT trong công tác thu gom và quét rác 28
4.2.4 Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác QL CTR SH tại địa bàn nghiên cứu 29
4.2.4.1 Nguồn nhân lực 29
4.2.4.2 Chế độ chính sách 30
4.2.4.3 Tình hình phân loại rác tại nguồn: 30
4.2.4.4 Hoạt động thu gom tại các đơn vị 30
4.2.4.5 Đối với công tác vận chuyển và xử lí CTR SH 31
4.2.5 Đề xuất các biện pháp QLCTR SH tại địa bàn nghiên cứu 31
4.2.5.1 Đối với nguồn nhân lực 31
4.2.5.2 Đối với công tác hỗ trợ, chính sách 31
4.2.5.3 Đối với hoạt động thu gom 32
4.2.6 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong công tác quản lí CTRSH: 33
4.2.6.1 Đối với công tác phân loại rác tại nguồn 33
4.2.6.2 Đề xuất địa điểm xây dựng điểm hẹn lớn: 37
4.2.6.3 Đối với công tác xử lý CTRSH 39
4.2.6.4 Đối với công tác giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức 41
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 45
Trang 8TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê nguồn thải trên địa bàn huyện Duy Xuyên 21
Bảng 4.2: Khối lượng CTR sinh hoạt thu gom qua hàng năm 21
Bảng 4.3: Tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt tại địa bàn Duy Xuyên 22
Bảng 4.4: Thành phần CTR sinh hoạt 22
Bảng 4.5: Thống kê số lượng nhân sự của đội MTĐT Duy Xuyên 23
Bảng 4.6: Thống kê số lượng cơ quan, trường học, chợ, hộ gia đình đăng ký tham gia thu gom rác trên địa bàn huyện 24
Bảng 4.7: Bảng đánh giá tình hình VSMT của các tuyến thu gom và quét rác 28 Bảng 4.8: Lợi ích và hậu quả của việc phân loại và không phân loại rác tại nguồn 33
Bảng 4.9: Danh mục các loại rác cần phân loại thường gặp 35
Bảng 4.10: Các tuyến thu gom thí điểm ở các xã trên địa bàn huyện Duy Xuyên 37
DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam 9
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống quản lý CTR tại huyện Duy Xuyên 23
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn hiện tại trên địa bàn huyện 39
Hình 4.3: Sơ đồ đề xuất hệ thống quản lí kỹ thuật CTR trên địa bàn huyện Duy Xuyên trong tương lai 39
Trang 10Trong khi các đô thị, các thành phố lớn được tiếp cận với nhiều chính sách
ưu đãi từ môi trường thì ở nông thôn vấn đề này chưa được coi trọng Cùng với
sự phát triển kinh tế - xã hội, rác thải nông thôn ngày càng tăng Tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực này đang diễn ra nghiêm trọng Do những đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập quán sinh sống, việc thu gom, xử lý rác thải nông thôn cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hướng dẫn cụ thể, phân công rõ trách nhiệm giữa các cấp và cộng đồng dân cư Đồng thời có cơ chế, hành lang pháp lý rõ ràng để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp tham gia
xử lý môi trường, thu gom chất thải, rác thải nông thôn
Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong những trường hợp như vậy Cụm công nghiệp Tây An hình thành giúp kinh tế địa phương có những bước tiến mới nhưng trình độ quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng còn nhiều hạn chế Hiện trạng họat động thu gom còn rất thô sơ, trang thiết bị cho các hoạt động này còn thiếu thốn Hệ thống cơ cấu nhân sự cho QLMT nói chung và QL CTRSH nói riêng tại địa phương là rất thiếu Hơn nữa, ýthức người dân địa phương về bảo vệ môi trường chưa cao nên hiện tượng rác thải không thu gom xử lí, được vứt bỏ nhiều nơi đã gây không ít khó khăn trong công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe
Trang 11Để cải thiện tình hình trên, cũng như tạo bước tiền đề cho hệ thống quản lí
chất thải rắn ở địa phương, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” Đề tài này thực hiện bước đầu là cơ
sở góp phần cải thiện công tác quản l ý CTRSH tại địa phương hiện nay
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nguồn số liệu được tính toán, tổng hợp từ khảo sát thực tế tại địa phương nghiên cứu và kết hợp với các tài liệu sẵn có, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Khảo sát hiện trạng quản lý rác thải trên địa bàn huyện Duy Xuyên
Đề xuất biện pháp quản lý CTRSH phù hợp cho địa bàn nghiên cứu
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài thực hiện những nội dung sau:
• Thu thập số liệu, điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn huyện, từ đó đánh giá được hiện trạng công tác QL CTR tại địa phương
• Khảo sát, đánh giá hiệu quả các hoạt động của mô hình thu gom dân lập ở địa phương, định hướng việc thành lập các đội thu gom rác dân lập ở những vùng còn lại trên địa bàn
• Xây dựng cơ sở lí luận cho việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn
• Đề xuất các biện pháp quản l ý CTRSH trên địa bàn nghiên cứu phù hợp với tình hình KTXH tại địa phương
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động phát sinh, thu gom CTRSH trên địa bàn
1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn, địa bàn trải rộng nên đề tài chỉ nghiên cứu về mảng CTR SH trên địa bàn
Trang 12Do tài liệu về quản lý môi trường nói chung và QLCTRSH cho các vùng nông thôn còn hạn chế nên phương pháp đề xuất chưa thể kiểm chứng hiệu quả
về kinh tế xã hội và chỉ phù hợp với vùng nghiên cứu
Trang 132 giai đoạn:
Giai đoạn 1: được tiển khai từ năm 1998 đến năm 2005:
Mục tiêu chung của giai đoạn:
• Tăng cường sức khoẻ người dân nông thôn, đặc biệt trẻ em và phụ
nữ thông qua việc giảm tỷ lệ các bệnh liên quan đến nước và môi trường
• Nâng cao điều kiện sống và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
• Giảm tình trạng ô nhiễm các bệnh tật có liên quan đến nguồn nước
do phân người, phân gia súc và chất thải làng nghề
Giai đoạn 2: được triển khai từ năm 2006 đến năm 2010
Mục tiêu chung của giai đoạn:
• Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh; nâng cao nhận thức và
Trang 14thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân
• Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong cộng đồng
Trong đó mục tiêu cụ thể cho năm 2010 là:
- Về cấp nước:
• 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 50% dân số có nước sạch đạt tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT
- Về vệ sinh môi trường:
• 70% số hộ gia đình sống ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh
• Đảm bảo 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng, trại hợp vệ sinh
• Cố gắng tập trung để đến 2010 tất cả các nhà trẻ, trường tiểu học, trường mầm non, trạm xá, trụ sở xã ở nông thôn có đủ nước sạch và có
đủ nhà tiêu hợp vệ sinh; từng bước giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường
ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm quy mô thôn, xã
Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2008, thì chương trình đã đạt được những kết quả sau :
- Về mục tiêu cấp nước sạch:
• Đưa vào sử dụng khoảng 2.000 công trình cấp nước tập trung và hàng vạn các công trình nhỏ lẻ có khả năng cung cấp nước sạch cho khoảng 2,7 triệu người góp phần nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 75%, trong đó có khoảng 40% nước đạt tiêu chuẩn theo quyết định 09 của Bộ Y tế
- Về mục tiêu vệ sinh nông thôn:
• Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đến cuối năm 2008 đạt 51% thấp hơn mục tiêu được giao là 55%
Trang 15• Hỗ trợ thực hiện các hoạt động cấp nước nhỏ lẻ và xây dựng các mô hình về vệ sinh
Như vây, qua 2 giai đoạn được thực hiện hơn 10 năm, vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được quan tâm giải quyết nhiều Cụ thể là các vấn đề
về ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm từ chất thải làng nghề, ô nhiễm do chất thải rắn, chất thải chăn nuôi vẫn chưa có báo cáo cụ thể Vì vậy, tại các địa phương cần có những biện pháp kịp thời cho các vấn đề đã nêu để môi trường nông thôn được cải thiện toàn diện
2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTR SH TẠI CÁC VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM
Theo dự báo, đến năm 2010, khối lượng chất thải nông thôn sẽ khoảng
hơn 145.000.000 tấn (Vũ Thị Thanh Hương, 2009 , Hội thảo Thực trạng quản lý
ch ất thải và vệ sinh môi trường nông thôn các tỉnh miền Bắc), bao gồm chất thải
chăn nuôi, chất thải sinh hoạt, chất thải làng nghề, chất thải y tế Với lượng rác thải ngày càng tăng lên do chênh lệch giữa nông thôn và thành thị ngày càng giảm nhưng các biện pháp quản lý chất thải mà đặc biệt là CTR SH vẫn đang còn
bỏ ngỏ Hệ thống thu gom rác ở các vùng nông thôn còn khá xa lạ Mặt khác với đặc trưng là dân cư thưa thớt nên việc thu gom ở vùng này gặp rất nhiều khó khăn
Hiện nay, chưa có con số thống kê đầy đủ về lượng rác thu gom, xử lí được ở các vùng nông thôn vì cách thức thu gom của nhiều địa phương rất khác nhau và còn nhiều bất cập Đa số là người dân tự thu gom rồi tự xử lí, mà thường
là vứt bỏ ra môi trường
Cấp quản lí lớn nhất cho công tác thu gom ở các vùng nông thôn thường
là huyện, xã nên chưa thể có những biện pháp mang tính lâu dài, phần lớn những giải pháp đề ra chỉ giả quyết tạm thời và trên một lãnh thổ đia phương hạn hẹp
Ở một số địa phương của các tỉnh trên cả nước, đã có những tiến bộ trong khâu quản lý CTR Tuy nhiên, những trường hợp thành công và hoạt động lâu
Trang 16dài còn ít Những trường hợp thành công là do đa số người dân tự nguyện tham gia vào công tác giữ gìn VSMT nơi mình đang sống khi nó đã ở mức báo động
2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QLMT VÀ QLCTR SH TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN
- Người dân chưa quan tâm đến các vấn đề môi trường
- Giao thông nông thôn phần lớn là đường đất và nhỏ hẹp gây khó khăn trong việc thu gom, tập trung chất thải để xử lí
- Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu về biện pháp quản lý cũng như kĩ thuật đều hướng tới các đô thị lớn khi mà khối lượng rác thải chiếm phần lớn nên hầu như chưa có những điều tra cụ thể về vấn đề chất thải ở các vùng nông thôn
- Việc áp dụng các công nghệ và phương pháp quản lý ở các đô thị lớn vào vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế, tập quán sinh hoạt và nhận thức của người dân còn hạn chế
- Các phương tiện thông tin còn chưa phát triển mạnh mẽ, nên công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức môi trường cho người dân rất khó khăn
Trang 17- Lực lượng ở các địa phương còn mỏng, chưa đủ trình độ chuyên môn để vừa thực hiện các biện pháp về kỹ thuật và quản lý đồng thời
- Phân bố dân cư không đồng đều và không tập trung gây rất nhiều khó khăn trong công tác thu gom rác thải
2.4 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý, diện tích
Vị trí địa lý
Duy Xuyên là huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam Cách tỉnh lỵ 40 km
về phía Bắc Ranh giới hành chính được xác định như sau:
• Phía Ðông giáp biển Ðông
• Phía Tây giáp huyện Quế Sơn và huyện Ðại Lộc
• Phía Nam giáp huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình
• Phía Bắc giáp các huyện Ðiện Bàn, Ðại Lộc và Thị xã Hội An Tọa độ địa lý:
• Từ 15o42’55” đến 15o51’42” vĩ độ Bắc
• Từ 108o02’26” đến 108o24’25” kinh độ Ðông
Trang 18Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Diện tích
Diện tích tự nhiên của huyện Duy Xuyên là 299,09 km2 (29.909,43 ha), trong đó 45% diện tích là vùng đồi núi, 10% diện tích là vùng trung du, còn lại là đồng bằng
2.4.1.2 Địa hình
Duy Xuyên có địa hình trải dài từ Tây sang Đông; phía Tây là đồi núi, phía Đông là vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, địa hình thấp dần từ Tây, Tây Nam sang Đông, Đông Bắc, gồm có các dạng địa hình sau:
• Địa hình đồi núi: Chiếm 45% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các xã phía
Tây, Tây Nam
• Địa hình gò đồi: tập trung ở các xã Duy Phú, Duy Hoà Duy Châu, Duy
Trinh, Duy Sơn và Duy Trung, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên
• Địa hình đồng bằng: Chiếm 40% diện tích tự nhiên Phân bổ chủ yếu ở
vùng Trung, vùng Đông
Trang 19• Địa hình ven biển: Có hai xã Duy Nghĩa và Duy Hải Địa hình tạo thành
các cồn cát, dãi cát chạy dọc theo bờ biển và sông Trường Giang
Ngoài ra còn có địa hình bãi bồi ven sông, nhưng thường thay đổi theo dòng chảy
2.4.1.3 Khí hậu
Nhiệt độ trung bình 28oC, chịu ảnh hưởng khí hậu của miền Trung Trung
bộ, gió mùa Ðông Bắc và Tây Nam
Đặc điểm các yếu tố khí hậu thời tiết khu vực Duy Xuyên như sau:
• Nhiệt độ trung bình hàng năm : 25,0oC
• Lượng mưa trung bình hàng năm : 2.500mm
- Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, kèm theo mưa to, gây
Sông Bà Rén là một nhánh của sông Thu Bồn, bắt nguồn từ Lệ Bắc (Duy Châu) đến Duy Nghĩa, dài 32km, chiều rộng trung bình từ 50- 120m
2.4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.4.2.1 Tình hình phát triến văn hoá xã hội
Dân số
Dân số là 132.558 người (2009, với 31.379 hộ Tỷ lệ tăng dân số 4,76‰
Văn hóa xã hội
Trang 20Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới Ngoài ra, còn nhiều di tích khác như: Kinh đô Trà Kiệu, Nhà thờ Ngũ Xã, Gò Cấm, Hòn Bằng, Hòn Tằm, đập Vĩnh Trinh
Giáo dục
Ngành giáo dục tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Công tác đánh giá chất lượng, đánh giá thi đua trong ngành giáo dục đi vào thực chất hơn Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 93,9%
Quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền
Nhờ thực hiện tương đối tốt các biện pháp phòng ngừa và tăng cường lực lượng tuần tra, xử lý những vấn đề nảy sinh phức tạp ở các vùng trọng điểm, tiếp tục chú trọng phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư nên tình hình an ninh chính trị tiếp tục giữ vững ổn định
2.4.2.2 Tình hình phát triển kinh tế
Sản xuất nông nghiệp
Năm 2009, tổng giá trị sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp đạt 380 tỷ đồng, tăng 4,07% so với cùng kỳ
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghệp
Giá trị sản xuất toàn ngành đạt trên 835,289 tỷ đồng, tăng 17,12% so cùng
kỳ và bằng 97,5% kế hoạch
Thương mại, dịch vụ
Thương mại, dịch vụ tiếp tục ổn định, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất
và tiêu dùng xã hội Tổng lượng khách đến tham quan đạt 191.444 lượt người,
Trang 21tăng 11% so cùng kỳ Riêng khách đến tham quan Mỹ Sơn đạt 178.444 lượt người (trong đó có 119.982 lượt khách quốc tế) tăng 3,79% so cùng kỳ, doanh thu đạt 9,894 tỷ đồng, giảm 3,94 % so cùng kỳ
Hoạt động tài chính, tín dụng, đầu tư xây dựng cơ bản
Huyện đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện đồng bộ và hiệu quả công tác thu ngân sách Tổng thu ngân sách đạt 305,366 tỷ đồng, tăng 47% so cùng kỳ
và tăng 133% so Nghị quyết HĐND huyện
Mạng lưới giao thông
Trên địa bàn huyện có 15 km đường Quốc lộ 1 đi qua và 53 km đường tỉnh lộ là các đường 610, 610B Hệ thống giao thông này 100% được trải nhựa
Giao thông trên đia bàn huyện và các cung đường liên xã, liên thôn có 668
km Trong đó có 86 km được trải nhựa, 47 km là đường cấp phối, bêtông nông thôn là 405 km, còn lại là đường đất đá
Thoát nước và vệ sinh môi trường
Thoát nước: tổng hệ thống theo đường Quốc lộ 1A và đường 610 qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng hơn 20 km
Vệ sinh môi trường: hướng dẫn thành công chôn lấp và khử trùng khi có các dịch bện gia cầm, gia súc Tổ chức tốt các đợt ra quân dọn VSMT
Trang 22Qua kết quả quan trắc của các ngành Trung ương và tỉnh ở một số điểm cục
bộ những năm truớc đây, và theo cảm quan thì các sông suối, ao hồ trên địa bàn
huyện Duy Xuyên chưa có dấu hiệu ô nhiễm vượt mức tiêu chuẩn cho phép
Nước biển ven bờ
Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển ven bờ ở huyện Duy Xuyên còn khá tốt
Nước ngầm
Chưa có số liệu khảo sát cụ thể về nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Theo cảm quan của người dân thì nguồn nước ngầm trên địa bàn chưa bị ô nhiễm Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Xuyên tiến hành lấy mẫu nước giếng tại nhà dân xung quanh khu vực Nổng Bồ và thôn Xuyên Tây 1.Kết quả kiểm tra cho thấy đa số các chỉ tiêu phân tích đều nằm dưới giới hạn cho phép tại QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm Riêng nồng độ COD, Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép, điều đó
chứng tỏ nước ngầm ở khu vực này bị ô nhiễm hữu cơ
2.4.3.2 Môi trường không khí
Môi trường không khí tại các khu dân cư tại huyện Duy Xuyên chưa có biểu hiện ô nhiễm Ô nhiễm mùi chỉ xảy ra cục bộ tại một số khu vực có các làng
nghề và chăn nuôi của người dân
2.4.3.3 Chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt
Chưa có số liệu điều tra, thống kê chính thức về lượng chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Phần lớn chất thải sinh hoạt tại các hộ gia đình là các chất hữu cơ như thức ăn thừa, rau… và một lượng lớn chất thải từ hoạt động nông
nghiệp như rơm, rạ, phân gia sức gia cầm được thu gom để ủ làm phân bón
Chất thải công nghiệp
Đa số các doanh nghiệp tại Cụm Công nghiệp Tây An, Cụm Công nghiệp
Gò Dỗi đã hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị tỉnh Quảng Nam để thu gom
và xử lý chất thải Tổng lượng rác thải công nghiệp tại 02 cụm công nghiệp Tây
An và Gò Dỗi, các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
Trang 23huyện chưa được thống kê đầy đủ và thu gom tối đa Một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng chưa có biện pháp thu gom, xử lý riêng biệt
Trang 24Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, đề tài đã tiến hành thực hiện các nội dung sau đây Mỗi nội dung sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:
3.1 KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Nội dung:
- Xác định các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn
- Khối lượng và tốc độ phát sinh cũng như thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
- Gặp gỡ, trao đổi với cán bộ phòng TNMT và đội MTĐT của huyện
và thực hiện một số câu phỏng vấn về các vấn đề quan tâm: nguồn phát sinh chất thải trên địa bàn, khối lượng và tốc độ phát sinh chất thải
Trang 25- Ghi nhận lại những thông tin, số liệu trong quá trình phỏng vấn vào
sổ ghi chép
- Tham khảo ý kiến về nguồn số liệu còn thiếu để tiếp tục bổ sung
- Liên hệ với cán bộ có trách nhiệm lưu giữ những thông tin còn thiếu để bổ túc số liệu
3.1.2.2 Khảo sát thực tế:
Mục đích:
- Kiểm chứng lại thông tin về các nguồn thải trên địa bàn
- Ghi nhận thêm nguồn thải nếu còn thiếu
Cách thực hiện:
- Tiếp cận các tuyến thu gom của đội MTĐT, ghi nhận các nguồn thải
- Ghi nhận lại những thông tin đã khảo sát
3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QL CTR SH TẠI HUYỆN DUY XUYÊN:
3.2.1 Nội dung:
- Điều tra thực tế về công tác thu gom CTR sinh hoạt và quét rác trên địa bàn huyện
- Khảo sát về tình hình VSMT trong quá trình thu gom và quét rác
- Tìm hiểu mô hình thu gom rác dân lập tại đội 6A, thôn Hòa Bình,
- Tìm hiểu về các thông tin như nhân sự, cách tổ chức, đội ngũ cán
bộ và công nhân, các tuyến và thời gian thu gom
Trang 26tổ chức, đội ngũ cán bộ và công nhân, các tuyến, thời gian thu gom
và quét rác, phí thu gom, phương tiện thu gom và quét rác
- Gặp gỡ BQL đội thu gom rác dân lập thôn Hòa Bình phỏng vấn về các vấn đề: sự thành lập của đội, cách thức thực hiện, những kết quả đạt được kể từ khi thành lập
- Ghi chép những thông tin vừa tìm hiểu vào sổ tay, liên hệ với người
có trách nhiệm lưu giữ thông tin để bổ túc những thông tin còn thiếu
3.2.2.2 Phát phiếu điều tra:
Mục đích:
- Tiếp thu những đánh giá về tình hình VSMT trong công tác thu gom và quét rác
Cách thực hiện:
- Soạn ra thông tin và các mức độ cần đánh giá
- Điều chỉnh những thông tin và mức độ cho phù hợp với đối tượng
và tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu
- Tiến hành phát phiếu, hướng dẫn đối tượng trả lời và thu lại
- Tổng hợp thông tin từ các phiếu và lập bảng thống kê
Trang 273.3 XÁC ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG TRONG CÔNG TÁC
QL CTR SH TẠI HUYỆN DUY XUYÊN
3.3.1 Nội dung cần đạt được:
- Xác định những vấn đề còn thiếu sót hay chưa hợp lí của công tác quản lí và thu gom rác trên địa bàn huyện Duy Xuyên
- Tìm hiểu nguyên nhân thiếu sót để tạo cơ sở cho việc tìm giải pháp khắc phục
- Trực tiếp phỏng vấn và ghi nhận những khó khăn trong công việc của cán bộ quản lý của đội MTĐT, BQL đội thu gom dân lập, những công nhân đang trực tiếp làm việc tại đội về môi trường làm việc, các chế độ, công cụ và phương tiện làm việc
- Ghi chép những ý kiến và sổ cá nhân
3.3.2.2 Phương pháp khảo sát hiện trường:
Mục đích:
- Ghi nhận thêm những trường hợp cụ thể
- Kiểm chứng những thông tin đã ghi nhận trong quá trình phỏng vấn
Cách thực hiện:
- Sắp xếp thời gian thực tập tại cơ quan để có cơ hội tiếp cận phương pháp làm việc tại phòng TNMT
Trang 28- Bố trí thời gian theo dõi công tác thu gom của công nhân để có những nhận xét khách quan hơn
- Ghi nhận những thông tin trong quá trình tiếp cận thực tế vào sổ ghi chép cá nhân
3.4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QLCTRSH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN HUYỆN DUY XUYÊN
3.4.1 Nội dung cần đạt được:
- Từ các giải pháp QLCTR đã và đang áp dụng tại các địa phương khác, đề tài tiến hành khảo sát thực tế kết hợp với việc lựa chọn các
mô hình phù hợp áp dụng cho hệ thống QL CTR trên địa bàn
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu:
3.4.2.1 Phương pháp khảo sát trực tiếp địa bàn:
Mục đích:
- Xem xét, tổng hợp hiện trạng nhân lực, trang thiết bị QLCTRSH tại địa phương, đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống
Cách thực hiện:
- Tiếp cận những cơ quan, cá nhân vận hành hệ thống quản lý: cụ thể
là phòng TNMT, đội MTĐT huyện Ghi nhận những cá nhân đang làm công tác QL CTR, những cơ sơ vật chất phục vụ cho công tác này
- Lưu giữ thông tin tìm hiểu, đánh giá kết hợp những hạn chế để đề xuất giải pháp
3.4.2.2 Phương pháp tham vấn:
Mục đích:
- Tìm hiểu nguyên nhân thiếu sót và những hạn chế của hệ thống quản lý, từ đó đề ra giải pháp cải thiện
Trang 29Cách thực hiện:
- Tham khảo ý kiến những cá nhân vận hành hệ thống, cụ thể là lãnh đạo cơ quan, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý và công nhân về những nguyện vọng cải tiến công việc trong tương lai
- Tham khảo ý kiến chuyên gia (người hướng dẫn) về những phương
án có thể áp dụng cho điều kiện thực tế trên địa bàn
- Tìm hiểu những nghiên cứu khoa học (luận văn tốt nghiệp, báo cáo chuyên đề ) viết về các giải pháp quản lý môi trường
- Ghi nhận những giải pháp có tiềm năng để chọn lọc giải pháp thích hợp
Những phương pháp trên cần được kết hợp một cách hợp lí để tìm ra giải pháp tối ưu nhất
Trang 30Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTRSH TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.1.1 Các nguồn phát sinh CTRSH
Qua khảo sát thông tin từ cán bộ quản lý và điều tra hiện trường, tác giả đã ghi nhận lại các nguồn phát sinh CTR sinh hoạt như sau:
Bảng 4.1: Thống kê nguồn thải trên địa bàn huyện Duy Xuyên
Hộ gia đình Thực phẩm, bao bì, chai lọ, thuỷ tinh,
sành sứ, lá cây, cao su, tro, giấy…
Cơ quan, trường học, nhà hàng, quán
ăn,các khu vực công cộng…
Giấy, bao nilong, chai nhựa, thực phẩm, lá cây, cao su…
4.1.2 Khối lượng CTR sinh hoạt:
Bảng 4.2: Khối lượng CTR sinh hoạt thu gom qua hàng năm
Năm Khối lượng thu gom (tấn)
Trang 314.1.3 Tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu
Bảng 4.3: Tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt tại địa bàn Duy Xuyên
Khối lượng phát sinh ( tấn/năm)
6 Kim loại, vỏ chai, đồ hộp 1,7%
7 Các loại tạp chất khó phân loại 19.2%
Tỉ trọng rác: 0.45 – 0.47 tấn/m3
(Nguồn: Công ty MTĐT tỉnh Quảng Nam, 2009)
Trang 324.2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTR SH TẠI ĐỊA BÀN
4.2.1 Hệ thống quản lý CTR SH:
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống quản lý CTR tại huyện Duy Xuyên
Các đơn vị hoạt động thu gom CTRSH tại địa bàn huyện như sau:
4.2.1.1 Đội MTĐT huyện Duy Xuyên
a Cơ cấu tổ chức
Đội MTĐT huyện Duy Xuyên trực thuộc quản lý của công ty MTĐT tỉnh Quảng Nam, chịu trách nhiệm thu gom rác trên địa bàn huyện Duy Xuyên Cơ cấu nhân sự đội MTĐT huyện Duy Xuyên được thể hiện ở bảng
Bảng 4 5: Thống kê số lượng nhân sự của đội MTĐT Duy Xuyên
1 Quản lý 2 cán bộ • 1 cán bộ quản lý chung
• 1 cán bộ quản lý tài chính
2 Đội thu gom 4 công nhân • Theo xe thu gom, chuyển rác lên
xe ép
Trang 333 Đội quét 4 công nhân • Quét rác, dọn cát trên các tuyến
Ngoài ra, đội còn có 5 lái xe của công ty được cử luân phiên theo từng tháng nên chịu trách nhiệm quản lý từ phía công ty
b Quy trình thu gom:
Nguồn thải xe ép rác bãi chôn lấp Đại Hiệp
Tần xuất: 2lần/tuần
Thu gom chung rác sinh hoạt và rác chợ
c Hoạt động thu gom:
Hiện nay, việc thu gom CTR trên địa bàn huyện chưa phổ biến Số lượng
cơ quan, trường học, các hộ gia đình tham gia chiếm tỉ lệ nhỏ
Bảng 4 6: Thống kê số lượng cơ quan, trường học, chợ, hộ gia đình đăng ký
tham gia thu gom rác trên địa bàn huyện
(Nguồn: Đội MTĐT huyện Duy Xuyên, 2009)
Phương tiện thu gom: là loại xe cuốn ép chuyên dụng với tải trọng 8 tấn
Trang 34Phương thức thu gom: công nhân thu gom trực tiếp, do không tập trung rác nên hầu như không dùng hệ thống nâng thùng.
Phí thu gom: được thực hiện theo Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam và được áp dụng cụ thể trên địa bàn huyện như phụ lục 3
Tuyến thu gom:
Xe thu gom hoạt động 2 ca trong 1 ngày vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
Thời gian theo ca được quy định như sau:
• Ca 1: nhận rác từ 5h đến 9h (mùa hè) hoặc 6h đến 10h (mùa đông)
• Ca 2: nhận rác từ 14h đến 18h (mùa hè) hoặc 13h30 đến 18h30 (mùa đông)
Các tuyến thu gom được thực hiện như sau:
• Thứ 2
- Ca 1: ngã ba Nam Phước → bờ đông Cầu Chìm (dọc theo trục lộ 610) → chợ Huyện → đường bêtông Châu Hiệp → bãi chôn lấp Đại Hiệp
- Ca 2: cầu Bà Rén → cầu Câu Lâu (dọc QL 1A) → Đường bêtông Quầy số
4 → đường bêtông Tiệm Rượu → bãi chôn lấp Đại Hiệp
Trang 35- Ca 1: Chợ Huyện → bêtông Châu Hiệp →Duy Phước → Duy Vinh → Chợ Bàn Thạch (dọc đường bê tông liên xã) → bãi chôn lấp Đại Hiệp
- Ca 2: Duy Sơn → Duy Trung→Cụm Công nghiệp Tây An → Ủy Ban Xã Duy Trung → bãi chôn lấp Đại Hiệp
4.2.1.2 Đội quét rác
• Số lượng: 4 công nhân (2 nam, 2 nữ)
• Trang thiết bị: chổi dừa, xẻng, ky sắt, 2 xe đẩy tay Chổi được sử dụng 4 cái/ tháng
• Đội làm theo công nhật, không chia theo ca nhất định, thực hiện 2 lần/ tháng
• Tuyến thực hiện:
- Từ Ngã ba Nam Phước đến Cầu Sắt Duy Trinh
- Từ Môn Hạ đến Cầu Bầu Vân
4.2.1.3 Mô hình thu gom rác dân lập tại đội 6A thôn Hoà Bình
a Thành lập
Phương án thu gom rác được Hội đồng nhân dân xã thông qua tại kì họp
lần thứ 12 khóa X từ đó đã xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện
b Hoạt động
Trang 36- Bắt đầu hoạt động từ đầu tháng 9/2009 Với số lượng tham gia là 152/175
hộ chiếm tỉ lệ 87% (BQL đội thu gom thôn Hòa Bình)
- Số lượng ban đầu là 2 công nhân, Ban quản lí gồm: phó chủ tịch UBND làm trưởng ban và 1 cán bộ địa chính của xã chịu trách nhiệm hướng dẫn
- Trang thiết bị: 1 xe chuyên dụng bằng gỗ, mua sắm trang bị bảo hộ lao động cho công nhân với số tiền hơn 4 triệu đồng
- Phí thu gom: 6.000 đồng/ tháng/ hộ
c Hình thức thu gom
Thu gom từng hộ vào chiều thứ 2, sau đó tập trung tại điểm hẹn bên đường bêtông Duy Phước – Bàn Thạch, sáng thứ 3 xe thu gom của đội MTĐT sẽ nhận rác
d Kết quả thực hiện
Sau 2 tháng thực hiện, đội đã có được những kết quả sau:
• Khối lượng thu gom: 16m3/ 7 tuần
Do số lượng thu không đủ chi nên sau 7 tuần thì đội thu gom ngừng hoạt động Qua nhiều cuộc họp và vận động người dân tham gia trở lại thì đội tiếp tục hoạt động vào tháng 3/2010 với mức thu phí mới là 8.000đồng/ tháng/ hộ để đảm bảo cân đối thu chi cho đội
4.2.2 Hiện trạng thu gom CTR SH
Mức thu gom năm 2009 là 12.933 m3 (tương đương 6.079 tấn/năm), trong
đó lượng rác phát sinh sau bão số 9 là 378 m3 (tương đương 177,66 tấn) Tính trung bình lượng chất thải sinh hoạt được thu gom hàng ngày khoảng 16,17 tấn/ngày Tính đến nay, đã có 08/14 xã, thị trấn và 7 chợ được thu gom rác Vẫn
Trang 37còn 06/14 xã chưa được thu gom rác thải, chiếm tỷ lệ 42,85% gồm các xã: Duy
Thu, Duy Phú, Duy Tân, Duy Thành, Duy Nghĩa, Duy Hải
Năm 2009 mô hình tự thu gom rác trong cộng đồng dân cư đã được triển khai ở thôn Hoà Bình, xã Duy Phước
Rác thải sinh hoạt của huyện được thu gom trực tiếp bằng xe cuốn ép chuyên dụng Ngoài ra, rác thải bệnh viên được thu gom riêng Việc xử lý rác thải được thực hiện tại bãi rác Đạị Hiệp với phương pháp chôn lấp đơn giản Rác thải bệnh viện được thu gom riêng và vận chuyển về đốt tập trung tại lò đốt Bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam
4.2.3 Đánh giá tình hình VSMT trong công tác thu gom và quét rác
Dựa vào tuyến thu gom và quét rác đề tài đưa ra các lộ trình, điểm để đánh
giá
Bảng 4.7: Bảng đánh giá tình hình VSMT của các tuyến thu gom và quét rác
Mức độ đánh giá STT Loại
hình Lộ trình, điểm đánh giá Người
dân
Công nhân Người khảo sát
Duy Trung ( bờ tây Cầu Chìm) → Duy Sơn → Duy Trinh → Duy Hòa → Duy Châu