1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm thi pháp tiểu thuyết g marquez

211 541 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Ngoài ra, ở mức độ nhất định, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: nghiên cứu tiểu sử vận dụng khi tìm hiểu mối liên hệ giữa cuộc sống của nhà văn với quan niệm nghệ thuật,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẢO

ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TIỂU THUYẾT G MARQUEZ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HàNội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẢO

ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TIỂU THUYẾT G MARQUEZ

Chuyênngành: Lýluậnvănhọc Mãsố: 62 22 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: NGÀNH VĂN HỌC

HàNội - 2017

Trang 3

ngườihướngdẫnkhoahọc, đãluôntậntình, tin tưởngvàchỉdạychotôitrongsuốtquátrìnhlàmluậnán

ủnghộtôitrongquátrìnhthựchiệnđềtài

Tácgiả

NguyễnThịHảo

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôixin cam đoanđâylàcôngtrìnhnghiêncứucủariêngtôivàđượcsựhướngdẫnkhoahọccủa PGS.TS

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Đóng góp mới của luận án 9

6 Cấu trúc của luận án 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11

1.1 Giới thuyết về thi pháp tiểu thuyết 11

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết 11

1.1.2 Thi pháp tiểu thuyết 13

1.2 Các nghiên cứu về G Marquez 15

1.2.1 Hướng nghiên cứu về tiểu sử của G Marquez 15

1.2.2 Hướng nghiên cứu tổng thể các sáng tác của G Marquez 18

1.2.3 Hướng nghiên cứu về từng tác phẩm của G Marquez 20

1.2.4 Hướng nghiên cứu G Marquez như một đại diện tiêu biểu của văn học hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh và văn học hậu hiện đại 25

CHƯƠNG 2 28

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA G MARQUEZ 28

2.1 Giới thuyết về quan niệm nghệ thuật 28

2.2.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật 28

2.1.2 Những biểu hiện của quan niệm nghệ thuật 28

2.2 Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh và quan niệm nghệ thuật của G Marquez 30

2.2.1 Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo 31

Trang 6

2.2.2 Thế giới hư - thực trong quan niệm nghệ thuật của G Marquez và nét

khu biệt của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh 33

2.3 Quan niệm nghệ thuật của G Marquez qua các phát ngôn lý thuyết 42

2.3.1 Tình trạng cô đơn của con người cá nhân, tập thể và toàn nhân loại 42

2.3.2 Con người với tình yêu đôi lứa, tuổi tác và số phận 44

2.3.3 Tác động của báo chí, điện ảnh và chính trị đến quan niệm nghệ thuật của G Marquez thể hiện qua các phát ngôn lý thuyết 47

2.4 Quan niệm nghệ thuật của G Marquez bộc lộ qua thế giới nghệ thuật 50

2.4.1 Quan niệm của G Marquez về nghề văn 50

2.4.2 Tác động của báo chí, văn hóa dân gian thể hiện qua thế giới nghệ thuật của G Marquez 53

2.4.3 Đa trị về tư tưởng trong quan niệm nghệ thuật 57

2.4.4 Quan niệm nghệ thuật thể hiện qua hệ chủ đề của tác phẩm 59

CHƯƠNG 3 THẾ GIỚI NHÂN VẬTTRONG TIỂU THUYẾT CỦA G MARQUEZ 65

3.1 Kiểu nhân vật cô đơn đặc trưng Nam Mỹ 67

3.1.1 Vòng xoáy cô đơn trong cuộc đời của các nhân vật cô đơn Nam Mỹ và thông điệp về tình đoàn kết 69

3.1.2 Thủ pháp xây dựng và biểu đạt tính cách nhân vật cô đơn đặc trưng Nam Mỹ 73

3.2 Kiểu nhân vật kẻ độc tài 76

3.2.1 Nhân vật kẻ độc tài và thông điệp về sự vô nghĩa của chiến tranh 76

3.2.2 Thủ pháp xây dựng và biểu đạt tính cách nhân vật kẻ độc tài 80

3.3 Kiểu nhân vật phụ nữ 86

3.3.1 Nhân vật phụ nữ và thông điệp về tình yêu và lòng nhân ái 87

3.3.2 Thủ pháp xây dựng và biểu đạt tính cách nhân vật phụ nữ 92

3.4 Kiểu nhân vật hồn ma 94

3.4.1 Nhân vật hồn ma và thông điệp về giá trị cuộc sống 95

3.4.2 Thủ pháp xây dựng và biểu đạt tính cách nhân vật hồn ma 99

Trang 7

CHƯƠNG 4 KẾT CẤU VÀ THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT CỦA G MARQUEZ 103

4.1 Kết cấu tiểu thuyết của G Marquez 103

4.1.1 Tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của G Marquez 104

4.1.2 Sự chọn lựa và tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết của G Marquez 113

4.2 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của G Marquez 120

4.2.1 Thời gian vòng tròn, khép kín 121

4.2.2 Thời gian đồng hiện 122

4.2.3 Tương ứng giữa thời gian sự kiện và thời gian truyện kể 126

4.2.4 Thời gian huyền ảo 128

4.3 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của G Marquez 131

4.3.1 Macondo - không gian của những ẩn ức và huyền thoại 132

4.3.2 Căn phòng - khoảng trời riêng của mỗi cá nhân 136

4.3.3 Tấm da thuộc - không gian tưởng tượng hay vòng kim cô của nỗi cô đơn 143

4.3.4 Nhà chứa - không gian của những điều bí ẩn 145

4.3.5 Không - thời gian bốn chiều 146

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154

TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

PHỤ LỤC 169

Phụ lục 1 Thống kê tần suất dùng từ với nghĩa cô đơn trong một số tiểu thuyết của G Marquez 170

Phụ lục 2 Tóm tắt cốt truyện của hai tiểu thuyết chưa được chuyển dịch sang tiếng Việt: Tình yêu và những con quỷ khác; Mùa thu của trưởng tộc 193

Phụ lục 3 Lược dịch một số công trình nghiên cứu về G Marquez 195

Trang 8

110

Bảng 4.2 Thống kê số lần xuất hiện không gian căn phòng gắn với nỗi cô đơn của các nhân vật trong tiểu thuyết của G Marquez 137

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tiểu thuyết là một trong những thể loại chủ công trong văn xuôi tự sự Những thành tựu tiểu thuyết thường có ý nghĩa khẳng định độ chín của mỗi tài năng và đánh dấu sự trưởng thành của mỗi nền văn học Là một thể loại năng động, nhạy cảm nhất trước những biến động của thời đại, tiểu thuyết luôn dự báo những hệ hình tư duy nghệ thuật mới và theo đó, khai mở những khám phá lý thuyết mới cho nghiên cứu

và phê bình văn học Vì vậy, nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết vẫn là một trong những hướng nghiên cứu khá ổn định, được duy trì và quan tâm ở nhiều quốc gia, trong đó

có Việt Nam

Tiểu thuyết Mỹ Latinh đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu về khu vực văn học này còn rời rạc, chưa thành hệ thống Vì thế, tìm hiểu văn học Mỹ Latinh, chúng tôi mong muốn góp phần phát triển hơn nữa những nghiên cứu về khu vực văn học này ở Việt Nam

Gabriel Garcia Marquez (G Marquez) (1927-2014) là một cây bút xuất sắc của văn học Mỹ Latinh, sáng tác của nhà văn là “sự tổng hợp các khả năng khác nhau của chủ nghĩa huyền thoại” [103, tr.503] Đến với tiểu thuyết của G Marquez, chúng

ta có thể tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh, chủ nghĩa hiện đại Tây Âu và chủ nghĩa hậu hiện đại thế giới Nhà văn đặc biệt nổi tiếng ở thể loại tiểu thuyết với 9 tác phẩm đã được xuất bản, trong đó có 7 cuốn đã được dịch sang tiếng Việt G Marquez cũng được xem là tác giả hậu hiện đại có số lượng tác phẩm được dịch nhiều và sớm nhất tại Việt Nam Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tác phẩm của nhà văn chưa được đặt đúng nền tảng văn hóa Mỹ Latinh, dẫn đến những cách hiểu lệch lạc Nghiên cứu sáng tác của G Marquez, đặc biệt là địa hạt tiểu thuyết là một dịp để khẳng định những đóng góp vĩ đại của nhà văn đối với văn học Mỹ Latinh nói riêng và văn học thế giới nói chung

Thi pháp tiểu thuyết G Marquez là sự tổng hợp thi pháp các thể tài - tiểu thể (tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết huyền ảo…) Từ quan niệm nghệ thuật về con người và sáng tác văn chương, G Marquez đã xây dựng được thế giới nhân vật sống động với những kiểu nhân vật điển hình, tổ chức kết cấu và không gian, thời gian độc đáo, chuyển tải ý nghĩa và tư tưởng nghệ thuật, chủ đề của tác

Trang 11

phẩm qua ngôn ngữ đậm đà phong cách Mỹ Latinh Sự tổng hợp của tất cả các yếu tố

đó đã mang đến cho tiểu thuyết của nhà văn những phẩm chất đặc trưng của tiểu thuyết hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh

Với những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài Đặc điểm thi pháp

tiểu thuyết G Marquez làm đề tài luận án với mong muốn chỉ ra những nét độc đáo

trong thi pháp thể loại, gắn liền với những triết lý, tư tưởng nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Đồng thời, qua hiện tượng điển hình này, chúng tôi cũng mong muốn làm rõ một số đặc điểm của văn học Mỹ Latinh và văn học hậu hiện đại Đây

là những nghiên cứu cần thiết, có tính thời sự và thực tiễn cao

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Thi pháp tiểu thuyết G Marquez

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu 9 cuốn tiểu thuyết của G Marquez, trong đó có 7 cuốn đã được dịch

ra tiếng Việt (Giờ xấu, 1962; Trăm năm cô đơn, 1967; Ký sự về một cái chết được

báo trước, 1981; Tình yêu thời thổ tả, 1985; Tướng quân giữa mê hồn trận, 1989; Tin tức về một vụ bắt cóc, 1997; Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, 2004) và

2 cuốn chưa được dịch ra tiếng Việt (El otoño del patriarca 1 , 1975; Del amor y otros demonios 2 , 1994) Khi cần, chúng tôi cũng đối chiếu, so sánh với các truyện ngắn

của nhà văn (Bão lá, Ngài đại tá chờ thư, Cụ già có đôi cánh khổng lồ, Sống để kể

lại, Người chết trôi đẹp nhất trần gian, Những người hành hương kỳ lạ…) Trong

phạm vi luận án, chúng tôi không thể nghiên cứu tất cả vấn đề thi pháp tiểu thuyết của nhà văn mà chỉ đi sâu vào một số đặc điểm tiêu biểu nhất, có vai trò quyết định đối với thành công của tiểu thuyết G Marquez, bao gồm: quan niệm nghệ thuật, thế giới nhân vật, kết cấu, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Tiểu thuyết của G Marquez tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh thế kỷ XX nói riêng và văn học hậu hiện đại thế giới nói chung Vì thế,

1TêntiếngAnhlàThe autumn of the patriarch, tiếngViệtcóthểdịchralàMùa thu của trưởng tộc

2TêntiếngAnhlàOf love and other demonds, tiếngViệtcóthểdịchralàTình yêu và những con quỷ khác

Trang 12

nghiên cứu tác phẩm của nhà văn vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu của một tác gia Nhận định chính xác những đóng góp trong thể loại tiểu thuyết G Marquez cũng chính là góp phần gìn giữ và phát triển những giá trị quý báu của văn học Mỹ Latinh

và văn học hậu hiện đại thế giới

Xuất phát từ quan niệm trên, mục đích của luận án là: Từ góc độ thi pháp thể loại, phân tích làm rõ những nét đặc trưng trong nghệ thuật tiểu thuyết G Marquez, khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Mỹ Latinh và văn học hậu hiện đại thế giới, cũng như khẳng định sự cần thiết trong nghiên cứu, tìm hiểu những sáng tác của ông ở Việt Nam, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình nghiên cứu văn học Mỹ Latinh ở Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu và chỉ rõ quan niệm nghệ thuật của G Marquez;

- Tìm hiểu thế giới nhân vật của G Marquez từ góc nhìn thi pháp tiểu thuyết;

- Nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm thi pháp kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của G Marquez

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng những phương pháp chính sau đây:

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: đây là phương pháp nghiên cứu chính, được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu đặc điểm thi pháp tiểu thuyết G Marquez qua khảo sát quan niệm nghệ thuật, thế giới nhân vật, kết cấu, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn

- Phương pháp loại hình: tìm hiểu và chỉ ra các đặc điểm của thi pháp thể loại tiểu thuyết trong sáng tác của G Marquez

- Phương pháp phê bình huyền thoại: được sử dụng để tìm hiểu yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết của G Marquez

- Phương pháp nghiên cứu liên văn bản: nghiên cứu văn bản tác phẩm trong mối quan hệ với các loại văn bản thuộc những lĩnh vực khác có liên quan (như: lịch sử, y học, chính trị, báo chí…)

Trang 13

- Phương pháp so sánh: so sánh thi pháp tiểu thuyết G Marquez với thi pháp tiểu thuyết của một số nhà văn huyền ảo hiện đại khác (như: Toni Morrison, Mikhail Bulgakov, Salman Rushdies…)

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: vận dụng khi tìm hiểu sự giao thoa giữa sáng tác của nhà văn với báo chí, điện ảnh và y học

- Phương pháp thống kê, phân tích: vận dung khi thống kê các yếu tố có cùng mối quan hệ trong các tiểu thuyết của G Marquez (nỗi cô đơn, không gian căn phòng….) và phân tích tiểu thuyết G Marquez

Ngoài ra, ở mức độ nhất định, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: nghiên cứu tiểu sử (vận dụng khi tìm hiểu mối liên hệ giữa cuộc sống của nhà văn với quan niệm nghệ thuật), thống kê (được sử dụng khi thống kê các từ chỉ sự cô đơn, không gian căn phòng, yếu tố giễu nhại trong các tiểu thuyết của nhà văn) và thông diễn học (được sử dụng trong khi giải thích các hình ảnh, biểu tượng liên quan

đến Kinh thánh)

5 Đóng góp mới của luận án

- Trước hết, luận án nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm thi pháp tiểu thuyết

G Marquez cũng là những đặc điểm tiêu biểu cho tiểu thuyết Mỹ Latinh thế kỷ XX, tiểu thuyết hiện đại Tây Âu và tiểu thuyết hậu hiện đại thế giới Đây cũng là đóng góp lớn nhất của luận án

- Tiếp theo, luận án đã ứng dụng lý thuyết thi pháp thể loại, lý thuyết về văn học hậu hiện đại và lý thuyết tự sự vào việc tìm hiểu một hiện tượng điển hình của văn học thế giới

- Đặc biệt, trong nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài, văn học Mỹ Latinh vẫn là một trong những địa hạt khá xa lạ và không dễ tiếp cận Nhiều trường hợp, một số sáng tác vẫn chưa được đặt đúng nền tảng văn hóa nên chưa đánh giá đúng được giá trị của tác phẩm Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những thông tin mới, có tính hệ thống và đặt các tác phẩm của G Marquez vào đúng bối cảnh văn hóa Mỹ Latinh

- Cuối cùng, luận án góp phần nhận diện chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh trên văn đàn thế giới

Trang 14

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến luận án và Phụ lục, luận án gồm bốn chương: Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Quan niệm nghệ thuật của G Marquez

Chương 3 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của G Marquez

Chương 4 Kết cấu và thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của

G Marquez

Trang 15

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thuyết về thi pháp tiểu thuyết

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết là: “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả

năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [74, tr.328] Định nghĩa này đã chỉ ra thời gian, không gian và nhân vật là những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết

M Bakhtin1 chỉ ra ba đặc điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác biệt so với những thể loại khác là: “tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết; sự thay đổi cơ bản của các tọa độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết; khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết, chính là khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở thì không hoàn thành của nó” [23, tr.26] Các đặc điểm này có mối quan hệ hữu cơ với nhau Theo cách xác định của Bakhtin, hệ thống hình tượng nhân vật là một trong những đặc điểm quan trọng của thi pháp tiểu thuyết Tuy nhiên, cách xác định này chưa phân định rõ những đặc trưng về mặt nội dung và nghệ thuật của

tiểu thuyết Trong cuốn Mỹ học và lý luận tiểu thuyết, Bakhtin nhấn mạnh hai đặc

trưng của tiểu thuyết là tính đa âm/đối thoại (đối thoại trong văn bản, đối thoại với các cấu trúc bên ngoài) và thời gian - không gian (thời gian, không gian có mối quan

hệ gắn bó với nhau) (chronotope)

Lý Hoài Thu cho rằng tiểu thuyết là một thể loại thuộc phương thức tự sự với những đặc trưng về mặt nội dung:

- Khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn và sinh động, bức tranh mang tính tổng thể của hiện thực đời sống;

tênnhânvậtvàđịadanhtheocáchviếtcủatiếngAnh Riêngtêncáccôngtrìnhnghiêncứu, chúngtôigiữnguyêncáchviếtcủacáctácgiả

Trang 16

- Khả năng tạo dựng tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ; là một thể loại mang bản chất tổng hợp: tổng hợp các thể loại khác nhau (như: thơ, kịch, ký,…) và tổng hợp những thủ pháp nghệ thuật của các loại hình lân cận (báo chí, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, âm nhạc…);

- Khả năng dung nạp các hình thái nhận thức của nhiều lĩnh vực khoa học trong

đó có cả khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng và khoa học viễn tưởng Về nghệ thuật, tiểu thuyết “thể hiện rất rõ những đặc điểm của phương thức tự sự: không gian và thời gian tồn tại cùng sự vận động của cốt truyện và nhân vật;

- Người kể chuyện là cầu nối trong mối quan hệ giữa nhân vật - người kể chuyện và độc giả, mặc dù luôn tỏ ra khách quan nhưng không che giấu hết được thiên hướng chủ quan trong nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, nhân vật của tiểu thuyết;

- Ngôn ngữ nghệ thuật là sự kết hợp giữa miêu tả, biểu hiện, tường thuật, bình luận và thuyết minh, tạo nên “khúc phức điệu” và “đa âm” cho ngôn ngữ trần thuật; giọng điệu trần thuật có nhiều cung bậc khác nhau và có thể “chuyển giọng” [49, tr.229-59]

Bản thân G Marquez nhấn mạnh đặc điểm đa chiều kích và có thể phản ánh thế giới rộng lớn bằng chính niềm tin trong quan điểm của nhà tiểu thuyết: “Nhà tiểu thuyết có thể làm bất cứ điều gì mà anh ta muốn để khiến mọi người tin vào nó” [192] Sử dụng các thủ pháp thích hợp của văn học, nhà văn đã chuyển tải được những vấn đề quan trọng của thời đại vào tiểu thuyết

Như vậy, dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đều gặp gỡ ở nội hàm của khái niệm “tiểu thuyết”:

- Là một thể loại tự sự cỡ lớn, là thể loại chủ công trong văn học, năng động, linh hoạt và được coi là “sử thi của thời hiện tại”;

- Hệ thống hình tượng nhân vật thể hiện thế giới rộng lớn, có mối quan hệ chặt chẽ, thông qua đối thoại, độc thoại, sự thay đổi đột biến về cấu trúc thời gian của hình tượng, xuất hiện với tư cách là “con người nếm trải” nhưng là sự

“nếm trải” mang tính toàn nhân loại;

Trang 17

- Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết thể hiện thế giới rộng lớn và “tự phá vỡ giới hạn”;

- Ngôn ngữ, giọng điệu mang tính “đa thanh”, “đa ngôn ngữ”;

- Cốt truyện đóng vai trò quan trọng, đồng hành và tạo ra những tình huống để nhân vật thể hiện bản chất Vì thế, khoảng cách giữa độc giả và văn bản tiểu thuyết được kéo lại gần

1.1.2 Thi pháp tiểu thuyết

Tìm hiểu tiểu thuyết, các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận từ nhiều lý thuyết khác nhau (tiếp cận từ đặc trưng và cấu trúc thể loại, diễn ngôn, kí hiệu học ) trong đó, thi pháp tiểu thuyết là một trong những cách thức được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn Dưới góc nhìn thi pháp học, các nhà nghiên cứu có thể đi sâu vào một hoặc một số đặc điểm của tiểu thuyết Có thể lược qua một số kết quả nghiên cứu về tiểu thuyết dưới góc độ thi pháp học dưới đây

Trong cuốn The poetics of novels, fiction and its execution, Mark Axelrod cho

rằng: “Thi pháp tiểu thuyết liên quan tới các nguyên tắc cơ bản của cuốn tiểu thuyết

và sự tuân thủ các nguyên tắc đó và mặc dù nó bao gồm các khái niệm cụ thể trong

lý thuyết của văn học và văn hóa nhưng thi pháp tiểu thuyết có đặc quyền vượt qua ranh giới của thời gian và văn hóa” [147, tr.2] Nhận định của Mark Axelrod cho thấy nghiên cứu tiểu thuyết từ góc độ thi pháp thể hiện được ưu thế vượt qua ranh giới của thời gian và văn hóa để khám phá thi pháp tiểu thuyết hiệu quả

Nghiên cứu tiểu thuyết từ góc độ thi pháp học lịch sử, Khrapchenko nhấn mạnh:

“Nếu như thi pháp học đại cương, lý thuyết, trong một chừng mực nào đó dành để nghiên cứu cấu trúc, hình thức tổ chức tác phẩm văn học nghệ thuật, thi pháp học lịch sử xem xét sự phát triển của những con đường và phương tiện thể hiện hiện thực bằng nghệ thuật, nghiên cứu chúng trong những chiều kích lớn hơn, khi hướng tới sáng tác nghệ thuật của các dân tộc khác nhau, các trào lưu và thể loại khác nhau” [90, tr.36] Theo đó, nghiên cứu: “sự tiến hóa của các thể loại, các phương tiện nghệ thuật chính là phần quan trọng nhất trong thi pháp học lịch sử” [90, tr.34-35]

Tìm hiểu tiểu thuyết Dostoyevsky từ góc độ thi pháp, Bakhtin đặc biệt chú ý tới tính “phức điệu” và “đa thanh” trong thế giới nghệ thuật của nhà văn Tính đa thanh của tiểu thuyết tiềm ẩn trong lý tưởng thẩm mỹ, quan điểm xã hội của nhà văn, được

Trang 18

hiện thực hóa qua hệ thống nhân vật và quan hệ đối thoại giữa các nhân vật có cùng lập trường với tác giả, ngôn ngữ và giọng điệu Công trình nghiên cứu của Bakhtin là tài liệu tham khảo hữu ích cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu ảnh hưởng của yếu

tố carnaval trong văn học dân gian đến sáng tác của G Marquez

Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu nhấn mạnh: “Thi pháp tiểu thuyết miêu tả các cấu trúc, các yếu tố hợp thành ngôn từ tiểu thuyết, chủ yếu là thời gian, không gian, nhân vật, kể chuyện, bình luận, ngoại đề, độc thoại, mở đầu, kết thúc” [77, tr.18] Nhận định này đã chỉ ra những đặc điểm nội dung và nghệ thuật quan trọng của thể loại tiểu thuyết

Chuyên luận Thi pháp tiểu thuyết L Tônxtôi: Đọc Chiến tranh và hòa bình của

tác giả Nguyễn Hải Hà nghiên cứu về nghệ thuật lựa chọn các nguyên mẫu, tính sáng tạo, lịch sử và cái “tôi” trong tác phẩm Những vấn đề lý luận về nghệ thuật lựa chọn các nguyên mẫu cung cấp cho chúng tôi những cơ sở quan trọng để áp dụng tìm hiểu các nguyên mẫu trong tiểu thuyết G Marquez

Luận án Một số đặc điểm thi pháp tiểu thuyết của I Ôtrênasêch của Phạm Thành

Hưng, bảo vệ năm 2002 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã nghiên cứu các nội dung: quan niệm nghệ thuật của nhà văn, các kiểu nhân vật trung tâm, thời gian và không gian nghệ thuật Xuất phát từ quan niệm nghệ thuật để tìm hiểu thi pháp xây dựng nhân vật, thời gian và không gian trong sáng tác của Jan Otčenášek1 là một cách làm hợp lý Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của nhà văn là kim chỉ nam quyết định sự kiến tạo thế giới nghệ thuật và các kiểu nhân vật Thời gian, không gian được thiết lập phù hợp, tạo điều kiện cho các nhân vật hoạt động và bộc lộ bản chất

Luận án Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hậu hiện đại qua

Nghệ nhân và Magrarita của M Bulgakov năm 2012 của Nguyễn Thị Như Trang

nghiên cứu về các nội dung: Tiểu thuyết huyền thoại thế kỷ XX: những nét khái quát,

Nghệ nhân và Magrarita - tiếp biến liên văn bản, nguyên lý trò chơi trong tổ chức

không - thời gian, cốt truyện và nhân vật, cấu trúc chủ thể trần thuật Qua việc nghiên

cứu những đặc điểm trên, tác giả khẳng định Nghệ nhân và Magrarita là “một hiện

tượng độc đáo của tiểu thuyết huyền thoại thế kỷ XX, ở đó “không chỉ có khả năng

Trang 19

tái huyền thoại mà còn có năng lượng tân huyền thoại mạnh mẽ và táo bạo” [142, tr.24]

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác cũng tiếp cận tiểu thuyết từ góc

độ thi pháp: luận án Các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế

kỷ XXI từ góc nhìn cấu trúc thể loại của Hoàng Cẩm Giang năm 2013, “Thi pháp tiểu

thuyết của Yasunari Kawabata” của Lưu Đức Trung đăng trên Tạp chí Văn học, số 9 năm 1999, luận án Thi pháp tiểu thuyết “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng của Phạm Thị Minh Lương năm 2001, luận án Thi pháp tiểu thuyết Sống mòn của Trần Thị Giáng Hương năm 1998, luận án Một số đặc điểm thi pháp tiểu thuyết Kim Bình Mai của Phạm Văn Mộc năm 2004, Thi pháp tiểu thuyết Đôxtôiepxki của Đỗ Hải Phong

năm 2002…

Trong luận án này, thi pháp tiểu thuyết được hiểu là hệ thống các phương tiện nghệ thuật, hình thức tổ chức, kiến tạo thế giới nghệ thuật được thể hiện trong tiểu thuyết Với mong muốn chỉ ra đặc điểm thi pháp tiểu thuyết của G Marquez, chúng tôi phân tích năm đặc điểm quan trọng nhất, bao gồm: quan niệm nghệ thuật, thế giới nhân vật, kết cấu tác phẩm, thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm Những đặc điểm này chưa được nghiên cứu một cách hệ thống ở những công trình trước đây

1.2 Các nghiên cứu về G Marquez

Những công trình liên quan đến vấn đề của luận án tập trung vào bốn hướng chính: nghiên cứu về tiểu sử của G Marquez, nghiên cứu tổng thể các sáng tác của

G Marquez, nghiên cứu về từng tác phẩm của G Marquez và nghiên cứu về

G Marquez như đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh và văn học hậu hiện đại

1.2.1 Hướng nghiên cứu về tiểu sử của G Marquez

Các công trình nghiên cứu riêng về tiểu sử của G Marquez chủ yếu là những bài báo, cập nhật tin tức về cuộc đời và sáng tác của nhà văn Ba thời điểm được chú ý trong cuộc đời của G Marquez, cũng là thời điểm có rất nhiều công trình viết về tiểu

sử của ông ra đời là: khi nhà văn đạt giải Nobel văn học (1982), giai đoạn đầu sau khi nhà văn lâm bệnh (1995-2000) và khi nhà văn mất (2014)

Trang 20

Trăm năm cô đơn đã mang đến cho G Marquez giải Nobel Văn học và ghi dấu

tên tuổi của nhà văn trong dòng văn học hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh Tại thời điểm này, nhiều bài viết về tiểu sử của nhà văn được đăng tải trên các báo nước ngoài trong khi Việt Nam chưa có công trình nào viết riêng về tiểu sử G Marquez Hai năm sau, một số nội dung về tiểu sử của nhà văn được tích hợp trong lời giới

thiệu của Trăm năm cô đơn được dịch giả Nguyễn Trung Đức chuyển dịch sang tiếng

Việt Khoảng mười năm sau, khi G Marquez đã được biết đến nhiều hơn và internet

đã phổ biến, các bài viết về tiểu sử của nhà văn mới được cập nhật trên các trang mạng Dù thời điểm viết và ngôn ngữ khác nhau nhưng các bài viết đều tập trung vào hai nội dung: cuộc đời của nhà văn cùng với những mối liên hệ bạn bè, người thân

tác động đến quá trình viết tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (thực tại Mỹ Latinh, sự ấp ủ hình tượng Macondo…); quá trình sáng tác Trăm năm cô đơn, hành trình đến với giải Nobel, diễn từ Nỗi cô đơn của Mỹ Latinh trong buổi lễ nhận giải của tác giả

Bệnh ung thư đến với G Marquez đột ngột, làm suy giảm sức khỏe và tinh thần của nhà văn Các bài viết về tiểu sử của nhà văn ở lát cắt này nhấn mạnh hai vấn đề chính: quá trình chiến đấu với bệnh tật của G Marquez và công việc sáng tác của

ông trong quá trình bị bệnh Tiêu biểu là bài phỏng vấn A stamp used only for love

letters (Con tem chỉ sử dụng cho những bức thư tình yêu) của David Streitfeld Bài

phỏng vấn nói về căn bệnh ung thư và những nỗ lực không mệt mỏi để chiến đấu với bệnh tật của nhà văn, công việc viết văn của G Marquez (tìm hiểu về y học để hoàn

thiện Tình yêu thời thổ tả và dự thảo Sống để kể lại), thói quen sáng tác của nhà văn

(viết say sưa, tập trung toàn lực vào tác phẩm đang viết, viết xong hủy hết tất cả bản thảo và giữ lại bản thảo cuối cùng) Bài phỏng vấn đã cho thấy những cố gắng không mệt mỏi của G Marquez để cống hiến cho sự nghiệp văn chương mặc dù tình trạng sức khỏe không cho phép

Các bài viết về tiểu sử của nhà văn mang tính thời sự và cập nhật nhất được viết năm 2014 khi G Marquez qua đời và được đăng tải trên các báo Bốn nội dung được

đề cập đến là:

- Nội dung thứ nhất, giới thiệu tên tuổi của G Marquez gắn với hai sự kiện quan trọng nhất: giải Nobel văn học nhà văn được trao tặng năm 1982 và khẳng định G Marquez là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Trang 21

- Nội dung thứ hai, ngày mất và nguyên nhân nhà văn qua đời: 17/4/2014, thọ

87 tuổi, qua đời vì mắc bệnh ung thư

- Nội dung thứ ba, tóm tắt ngắn gọn tiểu sử của nhà văn Một số bài viết không

đề cập đến tiểu sử mà chỉ điểm những lát cắt quan trọng trong cuộc đời

Những vấn đề được quan tâm nhiều trong nội dung này là: Trăm năm cô đơn

được xuất bản hơn ba mươi ngôn ngữ, tình trạng sức khỏe của G Marquez những năm cuối đời và tình bạn của nhà văn với chủ tịch Cuba Fidel Castro

- Nội dung thứ tư, thông tin về tang lễ của G Marquez: những hoạt động tưởng niệm nhà văn được tổ chức ở nhiều nơi ông đã từng có mặt Tang lễ tại quê nhà được tổ chức trọng thể tại Colombia, chính phủ tổ chức lễ mít tinh tại nhà thờ thủ đô Bogota và sự kiện được truyền hình trực tiếp Ở Mexico, người dân

đọc Ngài đại tá chờ thư tại thư viện, công viên và các trường đại học để

tưởng nhớ nhà văn Những bài viết của các tác giả Việt Nam còn có thêm thông tin về ảnh hưởng của G Marquez đến các nhà văn Việt Nam

Ba cuốn sách viết riêng về tiểu sử của nhà văn mà chúng tôi tìm được là:

- G Marquez: A life (Cuộc đời của G Marquez) của Gerald Martin năm 2009

Đây là cuốn sách dài nhất nói riêng về tiểu sử của nhà văn Gerald Martin chia tiểu sử của nhà văn thành ba giai đoạn: giai đoạn ở Colombia (1899-1955), giai đoạn ở các nước châu Âu và Mỹ Latinh (1955-1967); giai đoạn nhà văn trở thành người nổi tiếng (1967-2005) Trong mỗi giai đoạn, Gerald Martin đặc biệt chú ý đến những sự kiện, biến cố lớn có ảnh hưởng đến sáng tác của G Marquez Tại thời điểm này, đây là công trình hoàn chỉnh nhất về cuộc đời của nhà văn, đề cập đến mối liên hệ giữa các sự kiện, biến cố ảnh hưởng đến quan niệm sáng tác của ông

- G Marquez: The man and his work (G Marquez: con người và tác

phẩm) năm 1990 của Bell Villada và Gene H Cũng giống như nhà nghiên

cứu Gerald Martin, Bell Villada và Gene H cũng phân tích tiểu sử của Marquez theo lát cắt thời gian Nhưng khác với Gerald Martin, các tác giả của cuốn sách này chỉ tập trung vào những sự kiện diễn ra tại Colombia có tác động đến quan điểm và sáng tác của G Marquez Chương 2 (Đất nước) và chương 3 (Cuộc sống của nhà văn) đã tập trung làm rõ những ảnh hưởng từ quê hương, đất nước, gia đình đến tư tưởng sáng tác của G Marquez Đây là

Trang 22

tư liệu đáng tin cậy để chúng tôi tham khảo trong khi viết về quan niệm nghệ thuật của nhà văn

- The last interview G Marquez and other conversations (Cuộc phỏng vấn cuối

cùng với G Marquez và những cuộc phỏng vấn khác) do David Streitfeld

biên tập và giới thiệu năm 2015 Cuốn sách này tập hợp năm bài phỏng vấn

về G Marquez theo chuỗi thời gian: 1956, 1975, 1993, 1997, 2006 Các bài phỏng vấn về nhà văn cho thấy những thời điểm quan trọng, gắn với sự ra đời

của các tác phẩm được quan tâm nhiều: Bão lá, Trăm năm cô đơn, Tình yêu

thời thổ tả và Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi Tài liệu này cung

cấp cho chúng tôi nhiều thông tin hữu ích khi phân tích quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua các phát ngôn lý thuyết

Ngoài ra, có thể kể đến một số bài viết khác như: “Author G Marquez dies” (Tác

giả G Marquez đã từ trần) đăng trên BBC, “The G Marquez, Nobel laureate writer,

dies aged 87” (G Marquez, tác giả được giải Nobel văn học, đã mất ở tuổi 87), đăng

trên báo The Guardian của Anh, “Mexico và Colombia tổ chức lễ tưởng niệm cho văn hào G Marquez” đăng trên báo Thể thao và văn hóa…

Những nghiên cứu này đã tái hiện khá toàn diện tiểu sử của nhà văn Các công trình của nước ngoài ra đời sớm hơn và có số lượng nhiều hơn ở Việt Nam Bên cạnh

đó, các công trình của Việt Nam thường là dịch/tổng thuật lại những tin tức về tiểu

sử của nhà văn từ các tài liệu của nước ngoài Đây là những tư liệu quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu mối liên hệ giữa các tiểu thuyết của nhà văn với thế giới hiện thực của ông

1.2.2 Hướng nghiên cứu tổng thể các sáng tác của G Marquez

Cuộc đời viết văn, làm báo và tham gia chính trị của G Marquez có nhiều thăng trầm Ông từng trải qua những vị trí công tác khác nhau ở nhiều quốc gia, thậm chí từng ở vào những tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi bị ép phải lên làm tổng thống như một điều kiện để trao đổi con trai của cựu tổng thống Colombia sau khi xuất bản

cuốn Tin tức về một vụ bắt cóc Những thăng trầm trong cuộc đời của G Marquez đã

tạo nên màu sắc phong phú cho tác phẩm Các công trình nghiên cứu tổng thể sáng tác của nhà văn thường xuất phát từ ba cách tiếp cận: từ góc độ thể loại tập trung vào truyện ngắn và tiểu thuyết, từ góc độ nội dung tập trung vào chủ đề tác

Trang 23

phẩm và từ góc độ nghệ thuật tập trung vào nghệ thuật tự sự Một số công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến là:

Cuốn How to write G Marquez (Cách thức viết về G Marquez) của Eric

L Reinholtz năm 1989 Đây là một trong những công trình ra đời sớm, nghiên cứu

về toàn bộ các sáng tác của nhà văn vào những năm 80 Trong cuốn sách, Eric L Reinholtz đã trình bày những kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân về G Marquez

và minh họa bằng các tác phẩm cụ thể Các nội dung được hướng dẫn ở mỗi tác phẩm là: chủ đề, nhân vật, lịch sử và bối cảnh, thể loại, ngôn ngữ, hình tượng, hình ảnh và so sánh các tác phẩm với nhau

Luận văn thạc sĩ G Marquez and the literature of fact: reading of relato de un

naufrago (G Marquez và văn học của hiện thực: đọc các tác phẩm dưới góc nhìn tự sự) của Daniel Robert Lackey đã phân tích các kiểu tự sự trong sáng tác của nhà văn

Đây là tư liệu tốt cho chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu về kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết của nhà văn

Bài viết “Hư cấu lịch sử và huyền thoại trong tiểu thuyết G Marquez” của Phan

Tuấn Anh đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Khoa học Huế), tập 1,

số 2/2014 đã phân tích thời gian hiện tại, thời gian lịch sử quay vòng và giễu nhại lịch sử, biến hư cấu lịch sử thành lịch sử, lịch sử và huyền thoại như tình huống hiện sinh, nghệ thuật sáng tạo và tái tạo lịch sử huyền thoại

Luận án G Marquez and aesthetics of sensuality (G Marquez và mỹ học của

phồn thực) của Mike Giuffrida bảo vệ năm 2011 Luận án đã tìm hiểu mối quan hệ

chặt chẽ giữa mỹ học phồn thực và sáng tác của nhà văn Mike Giuffrida nhấn mạnh văn hóa dân gian và đời sống thực tại là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến quan niệm về

mỹ học phồn thực của G Marquez Tính dục và bản năng nữ giới là sự thể hiện chi tiết, cụ thể cho bút pháp phồn thực của nhà văn Tính nhân văn trong việc đề cao bản năng nữ giới được chú trọng

Lorna arejola Billanes viết bài “Images of women in the selected novels of

G Marquez” (Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết được lựa chọn của

G Marquez) trên tạp chí Review of Women’s Studies Bài viết đã nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm: Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả và

Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi Tác giả nhấn mạnh người phụ nữ là nạn

Trang 24

nhân của sự chờ đợi trong yên lặng dẫn đến tuyệt vọng Tính dục, sự tự nhiên, cách ứng xử theo bản năng của các nhân vật nữ cũng là đặc điểm được Billanes phân tích chi tiết và có kết nối giữa ba tác phẩm

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình như: luận án Bestiários dispersos em

obras de G Marquez, Horacio Quiroga, Jose Cardoso Pires e Miguel Torga của

Eduarda Gil Lopes Barata năm 2013, luận án Análisis sobre el protagonista de la

novela de G Marquez El general en su laberinto của Henado Lopez Cuadros

năm 2010

Như vậy, hướng nghiên cứu thứ hai cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về sáng tác của G Marquez trên cơ sở phân tích văn bản tác phẩm Các công trình ở hướng nghiên cứu này tập trung nhiều hơn vào tiểu thuyết Trong đó, một số tiểu thuyết

được quan tâm nhiều như: Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả, Hồi ức về những

cô gái điếm buồn của tôi Ba vấn đề được tập trung tìm hiểu nhiều và đạt được thành

tựu trong hướng nghiên cứu này là: yếu tố huyền ảo, yếu tố hậu hiện đại và tính dục trong sáng tác của nhà văn

1.2.3 Hướng nghiên cứu về từng tác phẩm của G Marquez

Tìm hiểu về từng tác phẩm của G Marquez được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tần suất nghiên cứu về từng tác phẩm cũng khác nhau, tùy thuộc vào nội dung, nghệ thuật và thời điểm ra đời Trong đó, tiểu thuyết được quan tâm nhiều hơn so với các thể loại khác

Đầu tiên, trong phạm vi tư liệu chúng tôi có được, Trăm năm cô đơn là tiểu

thuyết được các nhà văn dành nhiều giấy mực nhất Đây là điều dễ hiểu vì tiểu thuyết này đã mang đến cho nhà văn giải Nobel Văn học năm 1982, đã được dịch ra hơn ba

mươi ngôn ngữ trên thế giới và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc Sau khi Trăm năm cô

đơn gây được tiếng vang trên diễn đàn văn học thế giới, trở thành tác phẩm có một

không hai từ sau Don Quixote, chính G Marquez cũng lo ngại về mức độ quan tâm

và tiếng vang của những tác phẩm về sau Các nhà nghiên cứu quan tâm đến ba vấn

đề chính:

- Vấn đề thứ nhất, đặc tả yếu tố huyền ảo được khẳng định là đóng góp lớn

nhất của Trăm năm cô đơn đối với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh,

cũng là yếu tố quyết định thành công của tác phẩm Trong tiểu thuyết này,

Trang 25

yếu tố huyền ảo được phân tích từ nhiều khía cạnh khác nhau: biểu tượng, chi tiết huyền ảo, hình ảnh ma, chất liệu dân gian, thực tại kỳ diệu Mỹ Latinh

- Vấn đề thứ hai, các đặc điểm của thời gian (như: huyền ảo, vòng tròn, đa tuyến) được phân tích ở những mức độ khác nhau Không gian được đề cập đến ở các nội dung như: không gian đa chiều, không gian Macondo Hai yếu

tố này được nghiên cứu dựa trên mối quan hệ biện chứng

- Vấn đề thứ ba, viết về nỗi cô đơn, các tác giả có thể tiếp cận từ nhiều góc nhìn khác nhau (nhân vật, không gian, thời gian…) nhưng đều nhấn mạnh thông điệp về tình đoàn kết, yêu thương của con người được gửi gắm qua nỗi

cô đơn

Một số công trình tiêu biểu về Trăm năm cô đơn là:

Cuốn Ghosts, metaphor, and history in Toni Morrison’s Beloved and

G Marquez’s One hundred years of solitude (Ma, ẩn dụ và lịch sử trong Người yêu dấu của Toni Morrison và Trăm năm cô đơn của G Marquez) của Daniel Erickson

năm 2009 đã so sánh hai cuốn tiểu thuyết với nhau ở các nội dung: yếu tố tưởng tượng, sự thật vắng mặt hiện hữu, yếu tố lịch sử huyền ảo và các ẩn dụ lặp lại Những điểm gặp gỡ của hai tác phẩm được tác giả nhấn mạnh là: thế giới huyền ảo kết hợp bởi cái có thực và tưởng tượng, việc sử dụng bóng ma là yếu tố nội tại tạo nên sự thật lịch sử, thế giới tiểu thuyết là sự tồn tại giữa sự thật, tưởng tượng với bóng ma Cuốn sách có chín chương, trong đó chương 1 giới thiệu về lý thuyết ma, ẩn dụ và lịch sử,

bốn chương tiếp theo phân tích Người yêu dấu, chương tiếp theo phân tích về ma và

ẩn dụ trong Ngày mười tám tháng sương mù, ba chương còn lại dành cho Trăm năm

cô đơn, chỉ có phần kết luận đề cập đến các yếu tố giao thoa giữa hai tác phẩm

Những phân tích về sự kết hợp giữa tưởng tượng và hiện thực trong tác phẩm là nguồn tư liệu quý báu cho chúng tôi trong quá trình phân tích nhân vật, không gian

và thời gian trong tiểu thuyết này Đồng thời, những vấn đề được đặt ra giữa tác

phẩm của G Marquez và Toni Morrison cũng là sợi dây liên hệ tốt, giúp cho lăng kính so sánh của chúng tôi trong khi phân tích tiểu thuyết G Marquez sâu sắc và đa chiều hơn

Ở Việt Nam, Nguyễn Trung Đức là người có công đầu trong việc giới thiệu

G Marquez với độc giả nước ta và khởi đầu bằng bản dịch Trăm năm cô đơn Bài

Trang 26

viết “Hiệu quả nghệ thuật của không - thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G Marquez” đăng trên Tạp chí văn học, số 1 năm 1995 của Nguyễn Trung Đức

đã tổng kết những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tập trung vào thời gian vòng tròn, khép kín, đồng hiện và không gian Mỹ Latinh thu nhỏ trong tác

phẩm Trăm năm cô đơn đến với độc giả Việt Nam vào năm 1984, hai năm sau khi

tác phẩm này được trao giải Nobel Văn học Hai năm sau khi cuốn tiểu thuyết này được dịch cũng là thời kỳ đổi mới tại Việt Nam nên cuốn sách có những điều kiện nhất định để được tiếp nhận hơn nhưng cũng phải trải qua không ít chông gai Quá trình tiếp nhận G Marquez ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do sự khác lạ hoàn toàn trong phong cách của nhà văn với văn chương nước ta thời kỳ đó (cách mô tả hiện thực chất chứa những yếu tố phi lý, tính dục, lạ hóa ngôn ngữ…)

Bài “Cô đơn nghĩa là sự tiêu diệt” của Lê Nguyên Cẩn đăng trên Tạp chí châu

Mỹ ngày nay, số 1, năm 2000 đề cập đến những yếu tố kỹ thuật độc đáo thể hiện cái

cô đơn (như: không gian, thời gian, biểu tượng…) Tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm khác về nghệ thuật (như: đột biến nhiều tầng đặt vào không gian đa tuyến, cốt truyện hai lần trùng lặp…) Đặc biệt, bài viết phân tích chi tiết ý nghĩa của cái cô đơn trong tác phẩm

Tiếp theo, sau Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả là tác phẩm được nghiên

cứu nhiều,tập trung chủ yếu vào ba nội dung chính: chủ đề tình yêu (cấu trúc diễn ngôn, ý nghĩa của tình yêu), bệnh thổ tả (mã thẩm mỹ của bệnh thổ tả) và vai trò kép của G Marquez (nhà văn - bác sĩ) Ở nội dung thứ ba, trong các tài liệu chúng tôi có

được, chỉ có một bài viết duy nhất: Medicine, G Marquez and Love in the time of

cholera (Y học, G Marquez và Tình yêu thời thổ tả) của Luis H Toledo Pereyra Bài

viết này đã phân tích hình ảnh bác sĩ Urbino để chứng minh mối liên hệ giữa y học

và văn học trong tác phẩm này

Aykutc viết bài Lovesickness: “Love in the time of cholera” by G Marquez (Tìm

hiểu về tình yêu cô đơn trong Tình yêu thời thổ tả của G Marquez) Qua phân tích

mối tình của hai nhân vật chính, Aykutc chỉ ra những ẩn ý mà nhà văn gửi gắm

Phan Tuấn Anh khi tìm hiểu về Tình yêu thời thổ tả và chỉ ra bốn diễn ngôn tình

yêu trong bài Tình yêu thời thổ tả: Nghệ thuật xây dựng diễn ngôn tình yêu trong tương quan giữa văn bản Tình yêu thời thổ tả và tiểu sử tự truyện của

Trang 27

G Marquez”đăng trên Tạp chí Nhà văn, 9/2011 Tác giả cũng đã nghiên cứu và chỉ

ra mã thẩm mỹ của tiểu thuyết này là tình yêu gắn với bệnh thổ tả, được thể hiện qua ngôn ngữ giễu nhại của nhà văn trong bài “Mã thẩm mỹ và mã văn hóa lịch sử của

hình tượng căn bệnh thổ tả trong Tình yêu thời thổ tả của G Marquez” đăng trên Tạp

chí Nhà văn, số 1/2013 Từ việc phân tích các diễn ngôn truyện kể, Phan Tuấn Anh

chỉ ra cấu trúc của diễn ngôn tình yêu, cấu trúc và nội dung các giai đoạn trần thuật cũng như giá trị thẩm mỹ của các diễn ngôn truyện kể trong bài “Cấu trúc diễn ngôn

truyện kể trong Tình yêu thời thổ tả của G Marquez” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu

văn học, số tháng 4/2012 Những phát hiện này đã khắc phục được những hạn chế

trong bài viết của Luis H Toledo Peryra nhưng lại chưa tổng hợp được thành vai trò kép của nhà văn Tất nhiên, mỗi bài viết xuất phát từ một khía cạnh nghệ thuật khác nhau và đi sâu vào một luận điểm được đặt ra từ tiêu đề bài viết Đây là những góc nhìn đa chiều, cũng là tư liệu hữu ích trong quá trình tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết

Tình yêu thời thổ tả trên cả phương diện nhân vật và biểu tượng

Cuối cùng, những tiểu thuyết còn lại của nhà văn cũng được nhìn nhận ở một số khía cạnh (như: nhân vật, trần thuật, tự sự, thời gian, không gian…) nhưng có ít bài viết hơn

Luận án Análisis sobre el protagonista de la novela de G Marquez El general en

su laberinto (Phân tích thế giới nhân vật trong Tướng quân giữa mê hồn trận) của

Hernado Loper Cuadros năm 2009 đã nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết

này Tác giả đã phân tích thế giới nhân vật, chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật, ý nghĩa và tính biểu tượng của mỗi nhân vật trong Tướng quân giữa mê hồn trận Phan Tuấn Anh đã phân tích cảm quan đa trị và tự sự mê lộ trong Tướng quân

giữa mê hồn trận trong bài “Nghệ thuật tiểu thuyết trong Tướng quân giữa mê hồn

trận của G Marquez” đăng trên Tạp chí Văn học Nước ngoài, số tháng 9/2010

Trong “Bút pháp hậu hiện đại trong tiểu thuyết Ký sự về một cái chết đã được báo

trước của G Marquez” đăng trên Tạp chí Khoa học (Đại học Huế) số 62A năm 2010,

Phan Tuấn Anh đã phân chia phương thức trần thuật mê lộ với các nội dung: xóa nhòa ranh giới thể loại của tác phẩm (tiểu thuyết, truyện ngắn, ký); điểm nhìn quá khứ và cấu trúc truyện kể (bao gồm sự đồng hiện thế hệ, số phận; sự xuất hiện liên tục của các yếu tố huyền ảo; đặt sự kiện trong thì quá khứ và hồi tưởng khác nhau và nhiễu hóa sự định vị minh bạch về không - thời gian nghệ thuật bằng phương pháp

Trang 28

ẩn dụ); phân tích yếu tố huyền ảo thông qua các chi tiết: giấc mơ, huyễn ảo, định mệnh, nghệ thuật trần thuật - đa điểm nhìn Tác giả đã khẳng định thành công của tác phẩm trên cả phương diện “phản ánh hiện thực” và “đổi mới tư duy nghệ thuật” của nhà văn Tác giả viết bài “Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Giờ xấu

của G Marquez” đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục (Đại học Huế) đã phân tích

điều kiện hậu hiện đại Mỹ Latinh, tự sự nhiều điểm nhìn kiểu hậu hiện đại và hình tượng tờ rơi trong tác phẩm, từ đó Phan Tuấn Anh kết luận: “Giờ xấu là một ám dụ nghệ thuật, nhằm chỉ về bản chất sử tính và thời gian nghệ thuật ở Mỹ Latinh, một vùng đất chưa bao giờ cô đơn trong hoàn cảnh hậu hiện đại” [4, tr.29] Trong bài

“Đặc trưng truyện trinh thám hậu hiện đại trong tiểu thuyết Tin tức về một vụ bắt cóc

của G Marquez” đăng trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số tháng 5/2010, Phan Tuấn

Anh đã phân tích hai tuyến cốt truyện (tuyến của hai chị em dâu Maruja, Beatriz cùng Marina Montoya và tuyến của Diana Turbay, Azucena, Hero Buss, R Beccara,

O Acevedo cùng J Vitta) và cốt truyện mê lộ (các tuyến truyện kể đan xen: tuyến chính: cảm xúc, cuộc sống, số phận, phát ngôn; tuyến phụ: nhân thân, con tin) Bài viết cũng phân tích cảm quan đa trị và carnaval hóa thông qua đặc trưng giải thiêng, miêu tả cảm xúc lưỡng phân Qua bài “Không - thời gian nghịch dị trong tiểu thuyết

Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi” đăng trên Tạp chí Khoa học (Đại học Sư

phạm Hà Nội), tập 58, số 6 năm 2013, Phan Tuấn Anh đã đề cập đến không gian

nghệ thuật nghịch dị: nhà chứa và thời gian biến thiên đại diện cho thời gian nghịch

dị Bài viết “Yếu tố nghịch dị trong tiểu thuyết Hồi ức về những cô gái điếm buồn

của tôi của G Marquez” của tác giả này đăng trên Tạp chí Khoa học (Đại học Huế),

số 8, tập 86, 12/2013 đã chỉ ra những mã thẩm mỹ đặc thù của tác phẩm dựa trên cơ

sở phân tích ngôn ngữ nghịch dị và không thời gian nghịch dị

Như vậy, Trăm năm cô đơn và Tình yêu thời thổ tả là hai tác phẩm được nghiên

cứu nhiều nhất Mỗi công trình nghiên cứu tập trung làm rõ một số khía cạnh nổi bật của từng tác phẩm (như: yếu tố huyền thoại, đặc trưng thể loại: trinh thám, không -thời gian…) Điều này cho thấy, mặc dù G Marquez đã được tiếp nhận ở Việt Nam nhưng các công trình nghiên cứu về nhà văn và sáng tác của ông không nhiều và mới chỉ tập trung vào một bộ phận nhà nghiên cứu Vì thế, còn nhiều “khoảng trống” để nghiên cứu về G Marquez

Trang 29

1.2.4 Hướng nghiên cứu G Marquez như một đại diện tiêu biểu của văn học hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh và văn học hậu hiện đại

Các công trình viết theo hướng này thường là những công trình nghiên cứu lý luận, lấy sáng tác của nhà văn để minh họa cho lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh hoặc chủ nghĩa hậu hiện đại

Magical realism and the postcolonial novel between faith and irreverence (Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và tiểu thuyết hậu thực dân: niềm tin và thiếu hụt niềm tin)

năm 2009, Christopher Warnes đã khẳng định G Marquez như đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo hậu thực dân Trong đó, chương 4 phân tích chủ nghĩa

huyền ảo trong Trăm năm cô đơn Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết thể hiện qua các

khía cạnh như: nhân vật, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật Trong chương 1, tác giả nhấn mạnh đặc trưng sáng tác của G Marquez là: “những điều phi

lý liên tục được đề cập đến và đề cập đến một cách hợp lý” [195, tr.3]

Luận án tiến sĩ From Tristan to Don Juan: romance and courtly love in the

fiction of three Spanish American authors (Từ Tristan đến Don Juan: Yếu tố lãng mạn và tình yêu của ba nhà văn Trung Mỹ) của Rosix E Rincones Diaz, bảo vệ năm

2011 đã chọn phân tích tác phẩm của G Marquez, Mutis và Juan Rulfo để minh chứng cho sự vận động nội tại của yếu tố truyền thống từ Tristan, Don Juan và những câu chuyện dân gian có liên quan Với G Marquez, tác giả đi sâu vào nghệ thuật kể chuyện, trong khi Mutis nổi bật với các biểu tượng về tình yêu và sự giàu có, Rulfo với sự thể hiện cảm xúc lãng mạn Đặt G Marquez ngồi “chung chiếu” với các nhà văn tên tuổi, tác giả đã khẳng định vị thế của nhà văn Đồng thời, yếu tố truyền thống trong nghệ thuật chuyển tải tiểu thuyết, đặc biệt nhấn mạnh chất liệu dân gian trong sáng tác của các nhà văn

Ở Việt Nam, gần đây nhất, năm 2015, tác giả Phan Tuấn Anh xuất bản cuốn

G Marquez và nỗi cô đơn huyền ảo Cuốn sách đã phân tích chủ nghĩa hiện thực

huyền ảo và tính chất hậu hiện đại được phản ánh trong tác phẩm của nhà văn Những nội dung được tập trung nghiên cứu là: chất thơ và cái huyền ảo, hiện thực hóa cái huyền ảo, lấy cái hài làm trung tâm thẩm mỹ của cái huyền ảo

Năm 2011, cuốn Văn học Âu Mỹ của tác giả Lê Huy Bắc chủ biên nghiên cứu sáng tác của G Marquez và Trăm năm cô đơn Trong đó, các tác giả đã khái quát về

Trang 30

sáng tác của nhà văn, phân tích kỹ về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong Trăm năm

cô đơn

Năm 2009, Lê Huy Bắc xuất bản cuốn Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và

G Marquez Tác giả đã phân tích phương thức trần thuật, nghệ thuật xây dựng cốt

truyện và nhân vật trong một số sáng tác mang đậm yếu tố huyền ảo của G Marquez Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về G Marquez (không tính những công trình dịch thuật) xuất bản dưới dạng sách in và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: chỉ ra được những đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện huyền ảo, phân tích sâu sắc sự thể hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của

G Marquez, đặc biệt thể hiện qua Trăm năm cô đơn

Trong cuốn Thi pháp của huyền thoại của E.M Meletinsky (Trần Nho Thìn và

Song Mộc dịch, xuất bản tiếng Việt năm 2004) đã nhắc đến G Marquez với tư cách

là một trong những biểu hiện độc đáo của sáng tác huyền thoại Trăm năm cô đơn là

tiểu thuyết được sử dụng để minh chứng cho biểu hiện độc đáo cho sáng tác huyền thoại của nhà văn

Luận án tiến sĩ Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết G Marquez của Phan

Tuấn Anh, bảo vệ năm 2014 đã nghiên cứu về G Marquez như một đại diện tiêu biểu cho văn học hậu hiện đại với hai nội dung chính Ở nội dung thứ nhất, tác giả nghiên cứu tâm thức nghệ thuật hậu hiện đại và tư duy nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn Tâm thức nghệ thuật hậu hiện đại được thể hiện qua tư duy nghệ thuật hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo hậu hiện đại, biểu tượng hậu hiện đại bản địa trong tiểu thuyết của G Marquez Quan niệm chống lại tư tưởng đại

tự sự được thể hiện qua các vấn đề: chống lại việc diễn giải các tác phẩm và hình tượng nhân vật trong các tác phẩm theo lối áp đặt, chống lại tư tưởng “dĩ Âu vi Trung”; giảm trừ nghệ thuật, chống lý thuyết, chống lại sự nghiêm túc có tính nghi lễ trong phê bình Nỗi cô đơn Mỹ Latinh được nhấn mạnh như thân phận và bản mệnh

cá nhân, không gian văn hóa và đặc tính lịch sử Ở nội dung thứ hai, luận án này phân tích chủ nghĩa hiện thực huyền ảo hậu hiện đại thể hiện qua nghệ thuật xây dựng cái huyền ảo, thi pháp hiện thực hóa cái huyền ảo, cảm thức mê lộ trong nghệ thuật xây dựng cái huyền ảo và cái hài - trung tâm thẩm mỹ của cái huyền ảo Kẻ độc tài - biểu tượng hậu hiện đại bản địa được nghiên cứu trên các phương diện: những

Trang 31

độ chống lại các nhà phê bình như phương thức chống lại tự phán xét và diễn ngôn tiểu thuyết với điểm nhìn bên trong

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số công trình như: Aestheticsin a multicultural

age (Tính thẩm mỹ của thời kỳ đa văn hóa) của Elliott, Carton và Ehyne; The Question of the other: cultural critique of magical realism (Câu hỏi dành cho sự khác lạ: phê bình văn hóa của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo) của Wendy B Faris…

Tóm lại, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau (thi pháp học, huyền thoại học, cấu trúc học…), các tác giả đã chọn những khía cạnh nổi bật của tác phẩm (huyền thoại, yếu tố hậu hiện đại thông qua hình thức và tư duy hậu hiện đại) để làm

rõ đóng góp to lớn của nhà văn trong tiến trình phát triển của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa hậu hiện đại

Tiểu kết

Qua tổng quan các công trình viết về G Marquez trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy rằng ở mức độ đậm nhạt khác nhau, nhà văn luôn nhận được sự đồng thuận của giới nghiên cứu khi khẳng định nhà văn là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh nói riêng và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trên thế giới nói chung

Đặc biệt, chúng tôi cũng nhận thấy rằng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về đặc điểm thi pháp tiểu thuyết G Marquez dựa trên khảo sát tất cả các tiểu thuyết của nhà văn Qua đó, chúng tôi có thể chỉ ra đặc điểm thi pháp hiện thực huyền ảo của G Marquez, phân biệt với các nhà văn hiện thực huyền ảo khác Vì vậy, chúng tôi xác định công việc cần phải tiếp tục trong nghiên cứu G Marquez là nghiên cứu toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn dưới góc nhìn thi pháp thể loại Nghiên cứu đặc điểm thi pháp tiểu thuyết của G Marquez là nghiên cứu những đặc điểm phổ quát của nghệ thuật tiểu thuyết gắn liền với những nét đặc thù của thi pháp tác gia văn xuôi tự sự G Marquez, thể hiện qua quan niệm nghệ thuật, thế giới nhân vật, kết cấu tác phẩm, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật Từ đó, có thể khẳng định: Hướng nghiên cứu này không trùng lặp với bất kì một công trình khoa học đã công bố nào

Trang 32

CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA G MARQUEZ

2.1 Giới thuyết về quan niệm nghệ thuật

2.2.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật

Quan niệm nghệ thuật là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả nghệ thuật của mỗi tác phẩm Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Quan niệm nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật học gắn bó với quan niệm thế giới quan, quan niệm triết học

về con người và về thế giới nói chung Tự bản thân nó đã là một “ý thức hệ” đặc biệt gắn liền với nhiệm vụ miêu tả nghệ thuật Đó là ý thức hệ nhân bản mà mục đích là khám phá con người như nó tự cảm thấy trong tự nhiên, xã hội, lịch sử với tất cả sự phong phú và tinh tế” [125, tr.103-104]

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên

trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật,

nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [74, tr.275] Trong luận án này, quan niệm nghệ thuật được xem là lăng kính thẩm mỹ của nhà văn, kim chỉ nam, quyết định hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm trong quá trình sáng tác của mỗi tác giả, là hình dung, quan niệm, cách nhìn của nhà văn về thế giới

và con người bằng nghệ thuật Khái niệm này gần gũi với thế giới quan nhưng là thế giới quan theo kiểu nghệ sĩ, gắn liền với quan niệm thẩm mỹ và cách nhìn nghệ thuật của nhà văn Quan niệm nghệ thuật là kết quả của sự tác động tổng hòa các yếu tố văn hóa, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, xã hội, nhân sinh quan, thế giới quan tới nhà văn và được biểu hiện qua nhiều yếu tố trong quá trình sáng tác (các phát ngôn về mặt lý thuyết, tiến trình tư tưởng hành động, điểm nhìn nghệ thuật, chủ đề tác phẩm, thế giới nhân vật, kết cấu, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật…)

2.1.2 Những biểu hiện của quan niệm nghệ thuật

Quan niệm nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ qua các phát ngôn lý thuyết và thế giới nghệ thuật, biểu hiện đặc biệt rõ nét qua toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học Thông qua các phát ngôn lý thuyết, nhà văn bày tỏ quan điểm về nghệ thuật Trong những phát ngôn đó, nhà văn thể hiện quan điểm, cách nhìn thế giới và con

Trang 33

người cũng như cách thức mà anh ta sẽ chuyển tải vào tác phẩm Các phát ngôn lý thuyết có thể xuất hiện trong những cuộc trò chuyện của nhà văn về văn học, những chia sẻ của nhà văn trên báo, đài, đặc biệt là qua những bài diễn ngôn, phát biểu của nhà văn trong những dịp đặc biệt (như: nhận giải thưởng cho tác phẩm văn học của mình, trả lời phỏng vấn…)

Phần thể hiện đáng tin cậy nhất về quan niệm nghệ thuật của nhà văn nằm trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, đặc biệt qua hệ thống thi pháp về nhân vật, ngôn ngữ, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, kết cấu tác phẩm… Những yếu tố này đồng thời cũng được định hình và chịu sự chỉ đạo của quan niệm nghệ thuật Trần Đình Sử nhấn mạnh những biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người qua nhân vật Quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện qua nhân vật

vì đây chính là “sự khám phá về con người bằng nghệ thuật” [125, tr.44] Nó thể hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan và sáng tạo của nhà văn dù nhân vật giống hoặc không giống với nguyên mẫu Quan niệm nghệ thuật về con người chịu ảnh hưởng của lịch sử, xã hội, văn hóa và mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ Điều đó được biểu hiện qua cách gọi tên, miêu tả ngoại hình, tính cách, hành động, tâm lý, chi tiết, ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm Quan niệm nghệ thuật về con người

có ý nghĩa quan trọng Nó luôn luôn hướng vào con người ở mọi chiều sâu có thể Trên thực tế, quan niệm nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ qua các phát ngôn lý thuyết và qua thế giới nghệ thuật có mức độ đồng điệu khác nhau Quan niệm nghệ thuật được bộc lộ qua các phát ngôn lý thuyết có thể trùng khớp hoàn toàn với quan niệm nghệ thuật trong sáng tác, cũng có thể chỉ trùng khớp một phần hoặc thậm chí mâu thuẫn Trong khi phát ngôn, nhà văn thể hiện mong muốn của mình về nghệ thuật và cách thức phản ánh nghệ thuật Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác, những phát hiện mới của nhà văn có thể không giống với suy nghĩ ban đầu dẫn đến hiện tượng có sự không trùng khớp giữa quan niệm nghệ thuật được bộc lộ qua phát ngôn

lý thuyết và quan niệm nghệ thuật được bộc lộ trong thế giới nghệ thuật

Tóm lại, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của nhà văn không phải là một công việc quá mới mẻ trong văn học nhưng là cách thức quan trọng và hứa hẹn những đóng góp mới, đặc biệt là trong nghiên cứu thi pháp học, được xem là nền tảng thẩm

mỹ trong thi pháp học hiện đại Ở thể loại tiểu thuyết, quan niệm nghệ thuật gắn với khả năng hình thành hệ thống nhân vật trong tác phẩm tương lai, là giả thiết về thế

Trang 34

giới, con người sẽ xuất hiện trong tác phẩm Ngoài sự thể hiện cụ thể, trực tiếp qua các phát ngôn lý thuyết, diễn ngôn lý luận, quan niệm nghệ thuật còn được biểu hiện

cụ thể thành hệ thống hình tượng nhân vật Như vậy, quan niệm nghệ thuật mang tính nội dung nhưng vẫn được xem là một phạm trù cơ bản của thi pháp tiểu thuyết, gắn liền với nghệ thuật xây dựng và cách thức tổ chức nội dung tính cách nhân vật Bởi lẽ “nhà tiểu thuyết tư duy bằng nhân vật”, nghĩ bằng nhân vật nên quan niệm nghệ thuật có tính nguyên nhân, điều kiện, khả năng của hệ thống nhân vật và thế giới nghệ thuật - thành quả sáng tạo của các nhà tiểu thuyết

Chúng tôi cho rằng nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết G Marquez xuất phát từ việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật là một lựa chọn phù hợp Trong luận án này, chúng tôi tiếp cận từ góc độ thi pháp học để chỉ ra quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua các phát ngôn lý thuyết và thế giới nghệ thuật Trong đó, nội dung nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật được thể hiện qua thế giới nghệ thuật có phần giao thoa với hai chương tiếp theo Vì thế, ở chương 2, chúng tôi tập trung phân tích quan niệm nghệ thuật trong thế giới nghệ thuật qua chủ đề và tư tưởng hành động của nhà văn Đặc biệt, quan niệm nghệ thuật của nhà văn có sự gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh

2.2 Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh và quan niệm nghệ thuật của

G Marquez

G Marquez không phải là người sáng lập ra chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh, công lao ấy thuộc về nhà văn Alejo Carpentier nhưng G Marquez là nhà văn đưa tên tuổi của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh tỏa sáng và trở thành một phương pháp sáng tác độc đáo trên văn đàn thế giới, ảnh hưởng đến nhiều nhà văn trên thế giới trong đó có cả các nhà văn Việt Nam, đúng như nhà nghiên cứu Luis H.Toledo Pereyra nhận định: “Nếu Carpentier là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Mỹ Latinh thì G Marquez đã đưa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đến đỉnh cao Nhà văn là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh nhưng trên thực tế ông lại được xem như người sáng lập ra thể loại văn học này” [176, tr.5] Điều này cũng giống như Mỹ Latinh không phải quê hương của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thế giới nhưng chính nền văn học này với những tác phẩm huyền ảo bậc thầy đã nâng tầm và ghi dấu ấn đặc biệt của chủ

Trang 35

2.2.1 Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” (tiếng Anh: Magic Realism, tiếng Pháp: réalisme magique, tiếng Tây Ban Nha: realismo mágico) được Angel Flores sử dụng vào văn học lần đầu tiên vào năm 1935 trong Magical realism in Spanish

American fiction (Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Mỹ tiếng Tây Ban Nha) Angel Flores nhấn mạnh tính phi thực tế, sự chuyển hóa của cái chung vào cái

gây kinh ngạc và cái phi lý, thời gian tồn tại: “trong một dạng của dòng chảy phi thời gian và cái phi thực xảy ra như một phần của hiện thực Một khi người đọc chấp nhận cái đã rồi, thì mọi cái khác đi theo sau với sự chính xác logic” [159] Thuật ngữ này chỉ thực sự được giới nghiên cứu lưu tâm vào những năm 60 của thế kỷ XX, khi văn xuôi tự sự kiểu Mỹ Tây Ban Nha (hispanoameric narrative prose) chiếm lĩnh thị trường sách văn học thế giới Giới nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau

về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Luis Leal cho rằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là

“thái độ đối với hiện thực” Thái độ này có thể diễn tả bằng hình thức “đại chúng” hay “bác học”, thông qua phong cách “tinh tế” hay “thô mộc” [175, tr.199] Mircea Eliade kết luận huyền thoại không phải là dối trá hay ảo ảnh mà là kinh nghiệm tồn tại của con người cổ xưa, để tìm lại và hiểu được bản thân Hiện thực mà huyền thoại nói lên là hiện thực thiêng liêng, nắm bắt được sự tồn tại và nguồn gốc của những ý nghĩa ở chiều sâu của chúng Trên cơ sở đó, Eliade giải thích nguyên nhân gây ra sự kháng cự dai dẳng của tôn giáo đối với những biến đổi xã hội là mức độ bền vững của các siêu mẫu, đơn cử như các cổ mẫu về thiên đường đã mất và sự trở về vĩnh cửu Asturias coi chủ nghĩa hiện thực huyền ảo như là quá trình huyền thoại hóa thiên nhiên, một quá trình mà ta dễ nhận thấy trong quan niệm kỳ ảo về thế giới của

những bộ tộc da đỏ Mỹ Trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G Marquez,

nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc định nghĩa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là: “khuynh hướng văn học sử dụng các yếu tố siêu nhiên, huyễn ảo, hoang đường, làm cho hiện thực kỳ lạ, hấp dẫn người đọc, song đằng sau vẻ li kì đó, tác phẩm vẫn đảm bảo một thực trạng cơ bản của thời đại” [28, tr.33]

Những năm 50, 60 của thế kỷ XX, khi các nước phương Tây công khai nói đến cuộc khủng hoảng tiểu thuyết cũng là lúc tiểu thuyết Mỹ Latinh bước vào thời kỳ hoàng kim với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, gặt hái được những thành công rực rỡ nhất Một số tên tuổi nổi tiếng của chủ nghĩa hiện thực

Trang 36

huyền ảo như Carpentier với The Kingdom of this world (Vương quốc trần gian), Asturias với Men and maize (Người và Ngô) và đặc biệt là Marquez với Trăm năm

cô đơn Mỹ Latinh không phải là quê hương và càng không phải là nơi duy nhất có

dòng văn học hiện thực huyền ảo nhưng đây là mảnh đất màu mỡ để phát triển và đưa khuynh hướng sáng tác này đến đỉnh cao Đặc biệt, các nhà văn xứ sở này đã tạo

ra được những nét khu biệt cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh so với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ở những vùng miền khác Khi nhắc đến chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, giới nghiên cứu thường chú ý đến chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ

Latinh Từ điển văn học viết: “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là trào lưu văn học của

văn học châu Mỹ Latinh, xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XX Các nhà văn của trào lưu này thường mượn những truyền thuyết dân gian cổ xưa để tạo ra các huyền thoại mới về hiện thực xã hội châu Mỹ Latinh Các tác phẩm vừa có những cảnh tượng li kì, hư ảo, vừa có những chi tiết và hoàn cảnh hiện thực, gây cho người

đọc cảm giác về các hiện tượng nghịch lý” [74, tr.76-77] Từ điển văn học (bộ mới)

cũng định nghĩa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là: “khuynh hướng trong tiểu thuyết

Mỹ Latinh từ sau Đại chiến II” [78, tr.297]

Như vậy, có thể thấy chủ nghĩa hiện thực huyền ảo chính là một phương pháp nghệ thuật, một cách nhìn thực tại, kiến tạo thế giới nghệ thuật Sự sáng tạo nghệ thuật nằm trong quy luật “lạ hóa” mà Skhlovski đã khẳng định, giúp cho độc giả có một cách nhìn đời, một lối thẩm mỹ và cách tiếp cận thẩm mỹ với thực tại cuộc sống Cái huyền ảo trong nhiều trường hợp không chỉ là phương tiện biểu hiện nghệ thuật

mà còn là nội dung hình tượng Cần chú ý rằng tuy chủ nghĩa hiện thực huyền ảo phát triển có tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm của những nền văn học tiên tiến nhưng không hề bị trộn lẫn Ví dụ, cùng là ma quỷ, siêu nhiên nhưng ma quỷ, siêu nhiên trong cái huyền ảo (magic) của văn học huyền ảo (thế kỷ XX đến nay) vừa lạ vừa quen, vì thế nó tạo cho độc giả cảm giác lưỡng phân giữa ranh giới của sự sợ hãi và sùng bái, trong khi cái kỳ ảo (fantastic) trong văn học kỳ ảo thế kỷ XIV-XIX tạo cho người đọc cảm giác lo sợ, thực sự là một thế giới siêu nhiên, tách biệt hẳn với con người và càng không giống với sự đồng nhất giữa ma quỷ, siêu nhiên với con người trong văn học cổ đại thế kỷ XII ở thần thoại Carpentier và Asturias từng nói đến quan hệ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với các sáng tác của chủ nghĩa siêu thực Điểm khác biệt cơ bản là: chủ nghĩa siêu thực là những tìm kiếm thuần túy thẩm mỹ,

Trang 37

dung chứa ý muốn trốn chạy thực tại tư bản chủ nghĩa của các nhà văn phương Tây trong khi chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của các nhà văn Mỹ Latinh là công cụ để khám phá và dấn thân vào thực tại đau thương Nó diễn tả lương tâm đích thực của

“thế giới thứ ba”, tức là những xã hội được tạo thành có một nửa, trong đó có cái cũ

có vẻ không thực chống lại cái mới làm cho người ta sợ, sự tham nhũng thối nát của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng tư của từng người đều trở thành hiển nhiên Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc nhấn mạnh 7 đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực huyền

ảo bao gồm: đề tài (lịch sử khu vực, lịch sử dân tộc, nỗi cô đơn, tự do,…); cốt truyện (cốt truyện mê lộ); nhân vật (pha trộn giữa người thật và ma quái); kết cấu, thời gian (mang tính huyền thoại, không đầu, không cuối, quay vòng để phát triển tiếp tục đến điểm quay vòng); chi tiết nghệ thuật (ngẫu hứng, xen giữa thần thoại, truyền thuyết, đời thực, tín ngưỡng tôn giáo, nghịch dị và khủng khiếp); văn phong (phóng túng); đặc điểm tiếp nhận: không rõ ràng, không cụ thể)

2.2.2 Thế giới hư - thực trong quan niệm nghệ thuật của G Marquez và nét khu biệt của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh

Như chúng tôi đã khẳng định, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh đã để lại dấu ấn riêng biệt trên văn đàn thế giới, được thể hiện rõ nét qua sáng tác của những cây đại thụ như: Asturias, Carpentier… và đặc biệt là G Marquez Điểm khác biệt lớn nhất là trong quan niệm của G Marquez và nhiều nhà văn hiện thực huyền ảo

Mỹ Latinh khác là tính tất yếu trong cách nhìn thế giới trộn lẫn giữa hư và thực Cách nhìn này quyết định quan niệm nghệ thuật và phương pháp phản ánh hiện thực của văn học hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh Thế giới không phải là “thế giới thứ ba”

mà chính là thế giới trần tục, có sự hiện hữu đồng thời của trần thế, thiên đường và

âm phủ Tại đó, ranh giới không gian, thời gian bị xóa nhòa, âm dương hòa làm một,

ma quỷ và người dắt tay nhau đi trên phố, thì thầm trò chuyện như những người bạn

cố tri Chính “thực tại kỳ diệu” (real maravilloso) ở Mỹ Latinh là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh Nhà phê bình văn học Arama đã viết về lục địa bùng cháy của mình: “Trong hiện thực của chúng ta, tất cả các thời đại của nhân loại đều song song tồn tại, bắt đầu từ thời đại cổ xưa nhất, nguyên thủy, phong kiến, bộ lạc, tư bản chủ nghĩa, hiện đại, siêu hiện đại, công nghiệp và may mắn thay cả cách mạng nữa” [106, tr.112] Những đặc điểm phức tạp

về địa lý, lịch sử, chủng tộc, xã hội và văn hóa khiến cho Mỹ Latinh khác biệt hẳn

Trang 38

với những nền văn minh đã hình thành một cách ổn định ở Châu Âu cũng như ở “thế giới thứ ba” đã đặt ra nhiệm vụ tìm tòi một phương pháp nghệ thuật thích hợp để thể hiện thực tại đó trong tất cả đặc trưng của nó đối với các nhà văn của châu lục này Muốn vậy, nhà văn phải nhìn theo nhiều góc độ và chuyển tải phù hợp vào tác phẩm Trước hết, thực và ảo đến từ thói quen xem cái hoang đường như cái bình thường của người Mỹ Latinh Điều này tạo ra sự phân biệt giữa cái huyền ảo (magical) với cái kỳ ảo (fanstatic) Khi viết về cái kỳ ảo, nhà văn không tin vào cái bất thường, hoang đường, chính vì thế trong giọng văn của họ, chúng ta nhận ra được sự sợ hãi Trong khi đó, các nhà văn huyền ảo tin vào sự tồn tại của cái bất thường như cơm ăn nước uống hàng ngày Khi chuyển tải bằng yếu tố huyền ảo vào tác phẩm nghĩa là nhà văn nhìn hiện thực từ một lăng kính khác Vì thế, cái huyền ảo cũng hiện diện một cách tự nhiên trong tác phẩm qua giọng văn bình thản Đặc biệt, ở xứ sở Mỹ Latinh kỳ diệu, quan niệm này không chỉ tồn tại ở một bộ phận các nhà văn huyền ảo

mà tồn tại trong tư duy thường nhật của người dân Theo Asturias, thực tại kỳ diệu

có thể là hiện thực trong mối quan hệ chặt chẽ với cái siêu nhiên (ví dụ: cách thức một tảng đá lớn hóa thành khổng lồ, đám mây biến thành tảng đá), cũng có thể là những chuyện thường nhật, vụn vặt (ví dụ: người cưỡi ngựa bị ngã do vấp phải tảng

đá nhưng người ta lại nghĩ là do tảng đá vẫy gọi; thiếu phụ rớt xuống nước do trượt chân nhưng mọi người lại nghĩ là do dòng nước đã gọi cô) Các nhà văn hiện thực huyền ảo kể chuyện từ góc độ những người cùng sống trong thế giới và trải nghiệm một thực tại khác biệt so với thực tại khách quan Ví dụ, ma quỷ trong câu chuyện sẽ

là những hiện tượng có thực, minh chứng cho đời sống hiện tại chứ không tồn tại ở dạng viễn tưởng Nó tồn tại trong niềm tin và cuộc sống thường nhật của con người

Vì thế, sau khi đọc xong một câu chuyện huyễn tưởng về ma mị, phù thủy của Ấn Độ hay của Asturias, chúng ta biết chắc chắn rằng cảm giác sợ hãi là do những gì vừa

đọc xong tạo ra nhưng khi đọc xong một huyền thoại như Nghi lễ của Lesllie Marmon Siko hay Đất dữ của Amado cảm giác về một thế giới có thật của những

phù thủy, ma mị cùng chung sống gần như tuyệt đối Những cái tưởng chừng như không thể lại trở thành có thể Cục nước đá mà những người Gypsy đem đến Macondo là một cục nước đá bình thường nhưng lại làm cho các nhân vật kinh sợ

Ngài tổng thống của Asturias có giấc mơ của diện mạo thiên thần kì lạ với tiếng đàn

lục huyền, tiếng xương vụn ra trong cuốn từ điển âm u và hầm tối Theo G Marquez,

Trang 39

văn bản văn học hiện thực huyền ảo thực sự là một điều kỳ diệu, thậm chí nghịch lý

và đặc biệt là thực tế hơn so với các văn bản hiện thực Quan điểm này của nhà văn gặp gỡ với Salman Rushdie khi xem chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là cách thức phản ánh hiện thực thật hơn cả đời thực qua những ẩn dụ để diễn tả thế giới thứ ba Thế giới trong quan niệm của G Marquez có sự tồn tại giữa ma quỷ (hư ảo) và con người (hiện thực) Những cuộc trao đổi giữa hồn ma Prudencio Aguilar và Jose Arcadio để cùng giải tỏa nỗi cô đơn cũng giống như thỏa thuận giữa ma quỷ và con người trong

Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov hay Faust của Goethe Xét cho cùng, sự thỏa

thuận giữa ma quỷ và người cũng giống như giữa người và người, đều cùng nhằm đạt được mục đích của đôi bên: những ngày tháng cô đơn của cụ tổ Buendia trở nên

ấm áp hơn nhờ có bóng ma Prudencio Aguilar bầu bạn, Margarita cố gắng thực hiện các yêu cầu của quỷ để được gặp người yêu

Cùng với thực tại kỳ diệu, hiện trạng chính trị, xã hội phức tạp của Mỹ Latinh cũng là mảnh đất màu mỡ làm nên thế giới hư - ảo Tại đây, sống cùng với nỗi đau của chiến tranh, tù túng, chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc, con người trở nên bất mãn với thực tại Khi không thể thay đổi hiện thực, người dân Mỹ Latinh chọn cách nhìn

hiện thực bằng lăng kính hư ảo Diễn từ nhận giải Nobel năm 1982 của G Marquez

đã chỉ ra những đặc điểm không bình thường của châu Mỹ Latinh, được thể hiện qua các con số “ngoại cỡ” (một triệu người chạy khỏi Chile chỉ chiếm 10% dân số, hai trăm nghìn người chết là hậu quả của những tính toán cải cách châu lục, hai mươi triệu trẻ em chết trước khi đầy một tuổi) và những hiện tượng không bình thường (sự kiện tổ chức đám tang cho chân phải bị cụt của tướng A Lopez de Santana ở Mexico, thi thể đầy huân huy chương của tướng Moreno ngồi trên ghế…) Chiến tranh và dòng dân nhập cư đã sản sinh ra nền văn hóa lai giữa da trắng (thực dân), da

đỏ (bản địa), da đen (nô lệ) và da vàng (nhập cư) Sự lai tạp giữa các tộc người tất yếu dẫn đến tình trạng hỗn chủng về tôn giáo, văn hóa và văn học Chính vì thế, tại

Mỹ Latinh, chúng ta thấy được bức tranh toàn cầu, từ những nền văn minh hiện đại đến lạc hậu nhất Đó cũng là cơ sở mà Carpentier luôn khát khao thông qua cái “cá biệt” để khẳng định cái “toàn thể” và G Marquez ngày đêm trăn trở để thực hiện khát khao này Chính vì vậy, so với các nhà văn Mỹ Latinh cùng thời, G Marquez nổi lên như một hiện tượng lạ Amado cũng đã rất thành công với những bộ bách khoa thư văn học về đời sống xã hội Brazil, tái hiện sinh động thảm cảnh của người

Trang 40

công nhân miền Nam Bahia trong Ca cao, tình trạng bần cùng hóa ở thành thị cũng như nông thôn trong Mồ hôi nhưng quy mô phản ánh vẫn chỉ dừng lại ở xứ sở của

những vũ điệu Samba Asturias thành công trong việc đưa ra cái nhìn hoàn thiện về

tư duy của thổ dân da đỏ và cũng phản ánh được những sự kiện có tính chất toàn châu lục Nhưng phải đến G Marquez, nhân vật mới thực sự trở thành những điển hình, vừa mang tính “cá biệt”, đại diện cho cái “tôi”, vừa mang tính “nhân loại” đại diện cho công dân của một vùng, miền, đất nước và toàn thế giới Trong bài phỏng

vấn của Peter H Stone đăng trên tờ The art of fiction (Nghệ thuật của tiểu thuyết),

nhà văn đã tâm sự rằng bất cứ nơi đâu trên mảnh đất Mỹ Latinh cũng là nhà của mình và mong muốn lớn nhất của ông là phản ánh thực tại cuộc sống và con người

Mỹ Latinh để thấy được giá trị của toàn nhân loại Điều này được thể hiện qua tiểu thuyết với những chủ đề mang tính toàn cầu (như: cái cô đơn, bạo lực, tình yêu…) Nhà văn phản ánh thực tại Mỹ Latinh qua hình ảnh gia đình Buendia trong cuộc sống

tù túng, không tình yêu, không chỉ mang tầm vóc Mỹ Latinh mà còn có tính toàn cầu

Hình ảnh gia đình Buendia làm chúng ta nhớ đến gia đình Saleem trong Những đứa

con của đêm của Salman Rushdies Nếu như gia đình Buendia tiêu biểu cho châu Mỹ

Latinh thu nhỏ thì gia đình Saleem là hình ảnh của Ấn Độ thu nhỏ Công ty chuối xuất hiện ở Macondo và Santa Marta vào cùng thời điểm (từ năm 1947 đến 1957)

Mâu thuẫn giữa phái Bảo hoàng và phái Tự do được đưa ra thảo luận trong Trăm

năm cô đơn thì mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Hinđu cũng được thảo luận trong Những đứa con của đêm Cả hai cuộc xung đột này đều minh chứng cho bạo lực lịch

sử diễn ra trong tiến trình phát triển của nhân loại Khi Plinio Apuleyo Mendoza hỏi

G Marquez: “Cách anh xử lý hiện thực trong tác phẩm của mình được gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo? Tôi có cảm giác là độc giả châu Âu luôn nhận ra được các yếu tố huyền ảo trong truyện của anh nhưng lại thất bại khi tìm hiểu hiện thực ẩn sau đó”, nhà văn trả lời: “Điều đó chắc chắn tại chủ nghĩa duy lí ngăn họ nhìn thấy cái hiện thực không giới hạn ở cái giá của cà chua và trứng” [28, tr.29-30] Rõ ràng, nhà văn đã nhấn mạnh cách thức đưa hiện thực không giới hạn vào tác phẩm để thể hiện

ý nghĩa toàn cầu Thiên nhiên Mỹ Latinh được mô tả rất đặc trưng qua ngòi bút của

G Marquez Ta bắt gặp hình ảnh những con lợn biển có bộ vú khổng lồ của người

mẹ đang cho con bú và đặc biệt còn rên rỉ với tiếng khóc của người đàn bà đau khổ ở

Ngày đăng: 18/07/2017, 20:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Anh (2005), Thiên nhiên đặc trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên nhiên đặc trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Năm: 2005
2. Hoài Anh (2007), Xác và hồn của tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác và hồn của tiểu thuyết
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
3. Phan Tuấn Anh (2010), “Bút pháp hậu hiện đại trong tiểu thuyết Ký sự về một cái chết đã được báo trước của Gabriel Garcia Marquez”, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế) Tập 1 (29), tr.17-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bút pháp hậu hiện đại trong tiểu thuyết Ký sự về một cái chết đã được báo trước của Gabriel Garcia Marquez”, "Tạp chí Khoa học (Đại học Huế)
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2010
4. Phan Tuấn Anh (2010), “Cảm quan hậu hiện đại trong Giờ xấu của Gabriel Garcia Marquez”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục (14), tr.42-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm quan hậu hiện đại trong Giờ xấu của Gabriel Garcia Marquez”, "Tạp chí Khoa học và Giáo dục
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2010
5. Phan Tuấn Anh (2012), “Cảm quan văn hóa và tôn giáo trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả của Gabriel Garcia Marquez”, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế) Tập 72A (3), tr.7-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm quan văn hóa và tôn giáo trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả của Gabriel Garcia Marquez”, "Tạp chí Khoa học (Đại học Huế)
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2012
6. Phan Tuấn Anh (2012), “Cấu trúc diễn ngôn truyện kể trong Tình yêu thời thổ tả của Gabriel Garcia Marquez”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (40), tr.115-126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc diễn ngôn truyện kể trong Tình yêu thời thổ tả của Gabriel Garcia Marquez”, "Tạp chí Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2012
7. Phan Tuấn Anh (2010), “Điều kiện hậu hiện đại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez”, Bản tin Đại học Huế (78), tr.56-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện hậu hiện đại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez”, "Bản tin Đại học Huế
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2010
8. Phan Tuấn Anh (2014), “Điều kiện thực tại và cơ sở văn hóa của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (505), tr.86-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện thực tại và cơ sở văn hóa của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh”, "Tạp chí Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2014
9. Phan Tuấn Anh (2010), “Hình tượng Macondo trong Trăm năm cô đơn – từ góc nhìn văn hóa Mỹ Latinh”, Tạp chí Sông Hương (259), tr.78-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng Macondo trong Trăm năm cô đơn – từ góc nhìn văn hóa Mỹ Latinh”, "Tạp chí Sông Hương
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2010
10. Phan Tuấn Anh (2014), “Hư cấu lịch sử và huyền thoại trong tiểu thuyết Gabriel Garcia Marquez”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Huế) Tập 1 (2), tr.7-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hư cấu lịch sử và huyền thoại trong tiểu thuyết Gabriel Garcia Marquez”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Huế)
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2014
11. Phan Tuấn Anh (2015), Gabriel Garcia Marquez và nỗi cô đơn huyền thoại, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gabriel Garcia Marquez và nỗi cô đơn huyền thoại
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2015
12. Phan Tuấn Anh (2013), “Không – thời gian nghịch dị trong tiểu thuyết Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi của Gabriel Garcia Marquez, Tạp chí Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội) (6), tr.39-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không – thời gian nghịch dị trong tiểu thuyết Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi của Gabriel Garcia Marquez, "Tạp chí Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội)
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2013
13. Phan Tuấn Anh (2013), “Mã thẩm mỹ và văn hóa – lịch sử của hình tượng căn bệnh thổ tả trong Tình yêu thời thổ tả của Gabriel Garcia Marquez”, Tạp chí Nhà văn (1), tr.125-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mã thẩm mỹ và văn hóa – lịch sử của hình tượng căn bệnh thổ tả trong Tình yêu thời thổ tả của Gabriel Garcia Marquez”, "Tạp chí Nhà văn
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2013
14. Phan Tuấn Anh (2014), Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết Gabriel Garcia Marquez, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết Gabriel Garcia Marquez
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2014
15. Phan Tuấn Anh (2010), “Nghệ thuật tiểu thuyết Tướng quân giữa mê hồn trận của Gabriel Garcia Marquez”, Tạp chí Văn học Nước ngoài (9), tr.138-150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết Tướng quân giữa mê hồn trận của Gabriel Garcia Marquez”, "Tạp chí Văn học Nước ngoài
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2010
16. Phan Tuấn Anh (2011), “Nghệ thuật xây dựng diễn ngôn tình yêu trong tương quan giữa văn bản tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả và tiểu sử truyện của Gabriel Garcia Marquez”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay (4), tr.43-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật xây dựng diễn ngôn tình yêu trong tương quan giữa văn bản tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả và tiểu sử truyện của Gabriel Garcia Marquez”, "Tạp chí Châu Mỹ ngày nay
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2011
17. Phan Tuấn Anh (2012), “Tiểu thuyết Gabriel Garcia Marquez dưới góc nhìn văn hóa trào tiếu dân gian”, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế) Tập 76B (7), tr.5 - 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Gabriel Garcia Marquez dưới góc nhìn văn hóa trào tiếu dân gian”, "Tạp chí Khoa học (Đại học Huế)
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2012
18. Phan Tuấn Anh (2013), “Yếu tố nghịch dị trong tiểu thuyết Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi của Gabriel Garcia Marquez”, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế) Tập 86 (8), tr.7-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố nghịch dị trong tiểu thuyết Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi của Gabriel Garcia Marquez”, "Tạp chí Khoa học (Đại học Huế)
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2013
19. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (8), tr.43-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, "Tạp chí Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 2005
20. Lại Nguyên Ân (1983), Số phận của tiểu thuyết – ý kiến của các tác giả nước ngoài, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số phận của tiểu thuyết – ý kiến của các tác giả nước ngoài
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1983

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w