1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)

165 221 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 28,68 MB

Nội dung

Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các ngữ liệu nêu

trong luận án là xác thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công

bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trang 2

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Kim Phượng và

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, những thây cô đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận án này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cdc thay giáo, cô giáo trong Tổ bộ môn Ngôn ngit, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án

Trang 3

MO DAU cncnunononnenmnnmmmanmenmennanmennaasnenmmmmmans 1

O01: TLDO CHON DE TAL svssssessssessossescnssavssansssassasvnewvessoasseinsssaiarssssibisetsensessciatbasissesess 1

0.2 PHẠM VI, ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU -.-222cccc+tttcccvvvvvrvee 2 0.3 MUC DICH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . cccccc-c++vccvvvvvvveeee 3 IES?0(eeo0e0.0000 09077 0.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 0.6 BÓ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Chương 1: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .7 1.1 TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .- c¿-2225ccc2222vsecesccccee 7 1,1.1 Lịch sử nghiên cứu câu trên ba bình diỆn - - - + St sexekerrkrkrkrree ae 1.1.3 Lịch sử nghiên cứu vị từ Ld; Lich str nghien Gứu?vị từ bai dit at cscssecccsvsescveenersssescreseeresnonnineenenessnancacenenneseise lý 2100290: 7v0c nh 20 1.3 LÍ THUT BA BÌNH DIỆN NGHIÊN CỨU CÂU 1.3.1 Bình diện kết học (ngữ pháp) 1.3.2 Bình diện nghĩa học (ngữ nghĩa) 1.3.3 Bình diện dụng học (ngữ dụng) -s- 5+ cxcctsrerrrerkerrrerrerrrrrrrrrrre 37 1.3.4 Mối quan hệ giữa ba bình diện ngữ nghĩa - ngữ pháp - ngữ dụng 43 1.4 TIEU KET

Chương 2: KHÁI QUÁT VẺ VỊ TỪ BA DIEN TO VA PHAT NGON CO VI TU’ BA DIEN TO TRONG TIENG VIET o0 cssscssssssssscssssssssssscsssssccsssssssscccsssssesccsesnssees 45

2.1 KHÁI QUAT VE VI TU BA DIEN TO

2.1.1 Xác lập khái niệm vị từ ba diễn tố

2.1.2 Đặc trưng của vị từ ba diễn tố 2.1.3 Phân loại vị từ ba diễn tố

2.1.4 Các thủ pháp xác định diễn tố của vị từ ba diễn tó

2.2 KHÁI QUÁT VẺ PHÁT NGÔN CÓ VỊ TỪ BA DIỄN TÓ 2 T2

2.2.1 Xác lập khái niệm phát ngôn có vị từ ba diễn tó

2.2.2 Cầu trúc cú pháp cơ sở của phát ngôn có vị từ ba điễn tố 2.2.3 Cấu trúc ngữ nghĩa cơ sở

Trang 4

PHÁT NGÔN CÓ VỊ TỪ BA DIỄN TÓ TRONG TIÉNG VIỆT 79

3.1 VE TU! TRUNG TAM (PREDICATE) ssssesssssssssessssssssssesssssseeceessssescssssseesseessseeees 79 3.1.1 Khái niệm -222222222212222222222.7 1 0 re 79 3.1.2 Dac diém 3.1.3 Sự chế định của vị từ đối với các diễn tố 3.2 DIEN TO 3.2.1 Diễn tố thứ nhất 322 Ti tế tHỤ ĐẠI bang nh nuo ere 96 3.2.3 Diễn tố thứ ba

3.2.4 Mối tương quan giữa các diỄn tỐ -. - << + St tk HH 01 Hư 109 S:3/GHU TỔ tư aggnttyE080801108G010158GI000001G30GBDBSRIHRDBRRJRIPSIIiSgQNansesl 111 3.3.1 Đặc điểm ngữ pháp 2222 ©22V2++++2222212++E2221111222271111122211112 1222111 ce II 3.3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa 222222222 2 2222222211111112 0.20121011111111 re 112 3.4 TIEU KET

Chương 4: SỰ HIỆN THỰC HÓA CẤU TRÚC NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CUA VỊ TỪ BA DIỄN TÓ TRONG PHÁT NGÔN TIÊNG VIỆT 1 16

4.1 KHẢ NĂNG HIỆN DIỆN CỦA CÁC YẾU TÔ CÁU TRÚC NGHĨA TRONG

PHAT NGON 117 4.1.1 Khả năng hiện diện đầy đủ cccvvcccvvvverrrkvrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrier

4.1.2 Khả năng hiện diện không đầy đủ

4.2 KHẢ NĂNG HIỆN THỰC HÓA TRONG VAI TRÒ CÁC CHỨC VỤ CÚ PHÁP

CUA CAC YEU TÔ CÂU TRÚC TRONG PHÁT NGÔN - 123

4.2.1 Khả năng hiện thực hóa trong vai trò các chức vụ cú pháp của chu tó

4.2.2 Khả năng hiện thực hóa trong vai trò các chức vụ cú pháp của các diễn tố 125

4.2.3 Khả năng hiện thực hóa trong vai trò các chức vụ cú pháp của vị từ trung tâm 134

Trang 7

0.1.1 Ngữ pháp chức năng - mô hình nghiên cứu ngôn ngữ trên cả ba bình diện -

ra đời đã đem đến một cách nhìn, một cách tiếp cận mới đối với ngôn ngữ “Mô hình lý

thuyết ba bình diện này đã được dùng để soi sang các hiện tượng ngôn ngữ ở mọi cấp độ nhưng đầu tiên và trước nhất là cấp độ câu” [1] bởi “câu chính là đơn vị nhỏ nhất của ngôn từ trong đó ba bình diện đều được thể hiện” [46 tr.19] Với lý thuyết này, câu đã được xem xét ở cả bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng trong sự tương tác lẫn nhau Và thực tế nghiên cứu đã cho thấy, duéi ánh sáng của ngữ pháp học chức năng,

các vấn đề về câu đều được lí giải một cách thỏa đáng

0.1.2 Nằm trong hệ thống ba bình diện, bình diện ngữ nghĩa của câu cũng đã nhận được sự quan tâm thích đáng của các nhà khoa học, đặc biệt là thành phần nghĩa miêu tả Thành phần nghĩa miêu tả là thành phần nghĩa phản ánh các vật, việc, hiện tượng - gọi chung là sự việc hay sw tinh ngoài thực tế khách quan vào câu thông qua lăng kính chủ quan của người nói (viết) Tạo nên cấu trúc nghĩa miêu tả của câu là hai

thành tố: thành tố cốt lõi là một vị từ trung tâm biểu thị sự tình, thành tổ thứ hai là các

tham thể xoay quanh vị từ Tham thể là những thực thể tham gia vào sự tình như là một bộ phận cần thiết của sự tình Tham thể thường chia làm hai loại: tham thể bắt buộc

(tham thê cơ sở, diễn tố) là loại tham thé ma sự hiện điện của nó là do nội dung ý nghĩa của từ trung tâm đòi hỏi, và tham thể không bắt buộc (tham thẻ mở rộng, chu tổ) là loại tham thé ma sự hiện diện của nó nhằm bố sung thêm một phương diện nghĩa nào đó cho

cấu trúc vị từ - tham thẻ, chúng không do bản chất của vị từ trung tâm quy định

0.1.3 Khi phân chia vị từ theo số lượng diễn tố đi kèm, thông thường, người ta chia thành các loại: vị từ một diễn tố, vị từ hai diễn tố, vị từ ba diễn tố (những vị từ

không đòi hỏi diễn tố nào và vị từ đòi hỏi bốn diễn tố, về cơ bản, rất hiếm gặp) Xuất

phát từ hệ thống trên, chúng tôi lựa chọn loại vị từ ba diễn tố (VTBDT) làm vấn đề khởi điểm cho việc nghiên cứu Bởi đây là loại vị từ có số lượng lớn, khả năng hoạt động phong phú Hơn nữa, chúng cũng là loại vị từ có cấu trúc nội tại khá phức tạp do có nhiều diễn tố xoay quanh mà đối tượng càng phức tạp thì càng có nhiều vấn đề thú

vị để khai thác

Trang 8

động ấy chính là sự vận động” [95] Ngôn ngữ là một thực thể, do đó ngôn ngữ cũng phải vận động theo những quy luật chung ấy Trọng tâm của vấn đề được xem xét trong luận án là các VTBDT Nhưng không thể nghiên cứu chúng một cách cô lập, siêu hình mà cần phải đặt chúng trong những mối quan hệ để xem xét Cho nên VTBDT được đặt vào những phát ngôn cụ thể - phát ngôn có VTBDT - để chúng tự

bộc lộ bản chất Theo đó, những vị từ ba diễn tố không chỉ là những vị từ đơn thuần

trong cau trúc mà chúng đã trở thành những vị từ “sống”, xuất hiện trong những ngữ cảnh cụ thể, từ đó mang những ý nghĩa cụ thể Chỉ có như vậy mới có thể xem xét các

vị từ ba diễn tố một cách toàn diện, thỏa đáng và sâu sắc Và thực tế, phát ngôn có

VTBDT đã và đang được sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày nhưng lại chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về chúng Đây thực sự là một miền đất hứa để khám phá những điều thú vị

Với những ý nghĩa trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề Phát ngôn có vị từ ba diễn 16 trong tiéng Việt làm đề tài nghiên cứu của mình

0.2 PHẠM VI, ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt Thuật ngữ phát ngôn (utterance) ở đây được xác định trong mối quan hệ với thuật ngữ câu “Trong ngôn ngữ học, câu là đơn vị ngôn ngữ trừu tượng của hệ thông ngôn ngữ Nó chỉ có thể nhận thức được thông qua các biến thể trong lời nói, đó là các phát ngôn Phát ngôn là đơn vị hiện thực của câu trong giao tiếp Quan hệ giữa câu với phát ngôn cũng tương tự như quan hệ giữa từ với các từ hình, giữa hình vị với hình tó Khi chúng ta nói, đúng ra, chúng ta không tạo ra các câu mà chỉ tạo ra các phát ngôn ” [43 tr 339-340]

Phát ngôn có VTBDT xuất hiện đa dạng trong các tác phẩm văn chương Vì vậy, nguồn ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát chủ yếu nằm trong loại hình văn bản này Ngoài ra, ngữ liệu còn được thu thập từ một số báo, tạp chí, lời bài hát, nguồn internet Việc thu thập ngữ liệu từ nhiều kênh thông tin khác nhau nhằm tạo cho ngữ liệu sự phong phú để phản ánh chân thực các đặc tính của đối tượng nghiên cứu

Trang 9

-ngữ nghĩa - -ngữ dụng

0.3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

0.3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện phát ngôn có VTBDT để làm sáng tỏ đặc trưng của chúng trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Thông qua đó, nhận diện và khu biệt phát ngôn có VTBDT với các kiểu loại phát ngôn khác trong tiếng Việt trên những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của chúng Đồng thời góp phần cung cấp những luận điểm lý thuyết cơ bản nhất của nhóm VTBDT trong mối tương quan với các nhóm vị từ còn lại (vị từ một diễn tố, vị từ hai diễn tố) từ bình diện ngữ nghĩa

0.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên đây, luận án phải hoàn thành những nhiệm vụ sau: - Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài: khái niệm VTBDT, phát ngôn có 'VTBDT, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa, cầu trúc đề - thuyết, và cấu trúc thông tin

> Thống kê, phân loại các phát ngôn có VTBDT trong tiếng Việt

- Phân tích và mô tả đặc điểm ngữ pháp của nhóm VTBDT và vai trò của VTBDT trong cấu trúc cú pháp

- Phân tích và mô tả đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm VTBDT trong cấu trúc vị từ - tham thể Đặc biệt, xem xét, phân tích các vai nghĩa của các tham thể trong cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm vị từ này

- Phân tích khả năng hiện thực hóa cấu trúc ngữ nghĩa trong phát ngôn có VTBDT Từ đó rút ra kết luận về vai trò hành dụng của các VTBDT trong quá trình hiện thực hóa ở lời nói

0.4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

0.4.1 Về mặt lí luận

- Góp phần khẳng định và làm phong phú thêm quan niệm về ba bình diện của ngôn ngữ, đồng thời lí giải những “hạn chế” của ngữ pháp truyền thống

Trang 10

tổ chức chúng trong tạo lập văn bản

- Góp phần xác định cách thức nhận diện các vai nghĩa của các diễn tố trong phát ngôn

0.4.2 Về mặt thực tiễn

- VTBDT là nhóm vị từ phong phú, phức tạp, được sử dụng thường xuyên trong các tác phẩm văn học cũng như trong đời sống hàng ngày Trong hoạt động hành chức, khi các vị từ này làm vị từ trung tâm của phát ngôn thì sẽ tạo ra các phát ngôn có

VTBDT Thực hiện đề

có được sẽ giúp cho những người nghiên cứu về cú pháp, đặc biệt là sinh viên ngành

¡ này, chúng tôi hi vọng những tư liệu và kết quả nghiên cứu Ngữ văn có được cái nhìn sâu sắc hơn về VTBDT và phát ngôn có VTBDT tổ trên cả ba bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng Đồng thời là định hướng cho việc đi sâu nghiên cứu một trong các tiêu loại của nhóm vị từ này

- Góp phần vào việc phân tích, giải thích ngữ nghĩa của các vị từ ba diễn tô trong việc biên soạn từ điển, sách dạy tiếng Việt cho người Việt Nam và người nước ngoài

0.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực hiện dé tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh, phương pháp miêu tả và phương pháp phân tích cú pháp kết hợp với thủ pháp so sánh và thủ pháp thống kê, phân loại

0.5.1 Phương pháp phân tích ngữ cảnh

Ngữ cảnh (conex?), “trong cách hiểu chung nhất" là “cái môi trường chung quanh một yếu tổ ngôn ngữ đang xét, được phân biệt thành ba trường hợp cụ thể: ngữ cảnh ngữ âm, ngữ cảnh của phát ngôn (hay đồng văn bản), ngữ cảnh tình huông (hay tình huống)” [9, tr 369] Boi vi đối tượng được nghiên cứu trong luận án là phát ngôn chứ không phải câw, cho nên phương pháp phân tích ngữ cảnh là một phương pháp quan trọng được sử dụng, bao gồm phân tích ngữ cảnh của phát ngôn và ngữ cảnh tình huồng Ngữ cảnh của phát ngôn (đồng văn bản), “ong nghĩa học, là cái diễn ngôn chung quanh một từ hay một biểu thức ngôn ngữ có tác dụng làm rõ nghĩa cho từ hay biểu thức ngôn ngữ ấy trong chu cảnh cụ thể đó" [9, tr 369] Phương pháp phân tích ngữ cảnh (ngữ cảnh của phát ngôn) được áp dụng dé xác định và phân tích cấu trúc vị

Trang 11

tức là các từ ngữ đứng trước và sau vị từ đó trong phát ngôn Từ đó sẽ xác định được

những trường hợp bất thường khi một vị từ vốn không đỏi hỏi ba diễn tổ nhưng khi được hiện thực hóa trong một phát ngôn cụ thể thì lại hoạt động như một VTBDT Hoặc ngược lại, có vị từ vốn đòi hỏi ba diễn tố nhưng lại hoạt động trong phát ngôn

như một vị từ hai diễn tố

Bên cạnh đó, phương pháp phân tích ngữ cảnh (ngữ cảnh của phát ngôn) còn được vận dụng để xác định cấu trúc thông tin của phát ngôn có VTBDT Muốn xác định trong phát ngôn, đâu là cái cho sẵn, đâu là cái mới, phải dựa vào ngữ cảnh, cụ thể là những phát ngôn đứng trước hay đứng sau phát ngôn đang xét

Ngữ cảnh tình huống, “rong nghĩa học, cái cảnh huống bên ngoài ngôn ngữ của một phát ngôn hay những thông tin không được diễn đạt bằng ngôn ngữ mà có tác dụng góp phân vào ý nghĩa của phát ngôn đó” [9, tr 369] Khi xác định và phân tích các vai nghĩa mà các diễn tố có thể đảm nhiệm, cần phải áp dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh Tức là dựa vào tình huống cụ thể mà phát ngôn xuất hiện để xác định vai nghĩa cho các diễn tố Theo đó, cùng một diễn tố nhưng xuất hiện trong những tình huỗng khác nhau lại mang những vai nghĩa khác nhau

0.5.2 Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả là hệ thông những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng để thé hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó của nó Những thủ pháp thuộc phương pháp miêu tả ngôn ngữ được sử dụng trong luận án là:

- Thủ pháp phân tích ngữ trị: Các từ trong ngôn ngữ có xu hướng kết hợp với

nhau Sự kết hợp đó không phải tùy tiện mà theo một kiểu nhất định Xu hướng kết hợp đó được gọi là ngữ trị Ngữ trị (alence) trước hết được hiểu là khả năng kết hợp tiềm tàng của các đơn vị từ vựng Thủ pháp này giúp xác định số diễn tố mà một vị từ có thể chỉ phối, cũng chính là khả năng kết hợp cú pháp của vị từ đó

- Thủ pháp thay thế Đây là một phép thử để xem xét khi yếu tố biểu đạt này thay thế cho một yếu tố khác trong cùng một cấp độ có làm thay đổi nội dung của cấu trúc hay không Thủ pháp này giúp xác định một tham thể là diễn tố hay chu tổ trong phát ngôn

Trang 12

0.5.3 Phương pháp phân tích cú pháp

Vì đối tượng nghiên cứu là phát ngôn cho nên đối tượng cần phải được tiếp cận, xem xét, nghiên cứu trên cả ba bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng trong sự tương tác lẫn nhau Phương pháp phân tích cú pháp sẽ giúp giải mã những vấn đề của phát ngôn về mặt hình thức cấu trúc, từ đó làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu và giải mã các vấn đề về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng Việc phân tích cú pháp luôn được đặt trong mối tương quan với việc phân tích phát ngôn ở bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng để thấy được mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa chúng

Trong quá trình tiến hành đề tài theo các phương pháp trên, chúng tôi sử dụng

thủ pháp so sánh để nhận diện và khu biệt các kiểu cầu trúc của phát ngôn có vị từ ba

diễn tố xét theo từng bình diện và thủ pháp thông kê, phân loại nguồn ngữ liệu để tìm ra các kiểu cầu trúc của phát ngôn có vị từ ba diễn tố xét trên từng bình diện

0.6 BO CUC CUA LUAN AN

Ngoai phan mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục nguồn ngữ liệu, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận (gồm 37 trang) Chương 2: Khái quát về vị từ ba diễn tổ và phát ngôn có vị từ ba diễn tô trong tiếng Việt (gồm 34 trang)

Chương 3: Các thành tổ trong cấu trúc nghĩa miêu tả của phát ngôn có vị từ ba diễn tổ trong tiếng Việt (gồm 35 trang)

Trang 13

Ở chương 1, chúng tôi trình bày hai nội dung cơ bản: (1) Điểm lại những công trình và những thành tựu liên quan đến luận án) và (2) Trình bày những nội dung lí thuyết làm tiền đề để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong luận án

1.1 TƠNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu câu trên ba bình diện

Câu là một đơn vị được nghiên cứu từ khá sớm - từ thời cổ đại cách đây 2000 năm mà khơi nguồn là Aristotle Mặc dù đã được nhiều khuynh hướng, trường phái ngôn ngữ học trên thế giới nghiên cứu nhưng chỉ đến khi ngữ pháp chức năng với lí thuyết ba bình diện soi sáng thì câu mới được xem xét một cách toàn diện, sâu sắc và thỏa đáng

Xuất phát từ lí luận về tín hiệu học của C.S Peiree và Ch.W Morris, câu bắt

đầu được nghiên cứu trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học

- Két hoc (Syntactics): nghién cứu tín hiệu trong mối quan hệ với các tín hiệu khác - Nghĩa học (Semantics): nghién ciru mối quan hệ giữa tín hiệu với hiện thực bên ngoài mà tín hiệu biểu thị

- Dụng học (Pragmarics): nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu và việc sử dụng tín hiệu (người sử dụng, mục đích, hoàn cảnh sử dụng )

Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, câu với tư cách là một loại tín hiệu, cũng cần được xem xét từ ba bình diện là kết học, nghĩa học và dụng học “Câu chính là đơn vị nhỏ nhất của ngôn từ trong đỏ cả ba bình diện đều được thể hiện” [46, tr.19] Đây là sự khác biệt rất lớn so với quan niệm của ngữ pháp truyền thong vốn chỉ xem xét câu ở phương diện cú pháp (ngữ pháp hình thức) mà chưa quan tâm tới bình diện nghĩa và bình diện sử dụng Cho nên, có thể coi thành tựu lớn nhất của ngữ pháp chức năng là đã phân giới được ba bình diện khác nhau: bình diện kết học (cấu trúc hình thức của câu), bình diện nghĩa học (nghĩa của câu), bình điện dụng học (phương diện sử dụng câu) Giữa ba bình diện này, vừa có tính độc lập, vừa có mối quan hệ khăng

khít với nhau như Cao Xuân Hạo nhận xét “Các bình điện ấy t6n tai vì nhau và nhờ có

Trang 14

Bình diện ngữ nghĩa, đặc biệt là nghĩa biểu hiện, được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ khá sớm Trên thế giới, việc nghiên cứu câu trên phương diện nghĩa bắt đầu từ những luận đề chính yếu của L.Tesnière về câu trúc tham tố của câu Câu trúc này được ông xây dựng vào những năm 30 của thế kỉ XX với tên gọi 1 ;huyết dién tri (valence) Quan niém cua L.Tesniére 14 một bước tién dang ké trong cổ gắng tách ngôn ngữ học ra khỏi ảnh hưởng của logic học và đặt nền móng cho ngữ nghĩa học của cú pháp Bởi ngữ pháp truyền thống, do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lí nên đã chủ trương phân tích câu theo cấu trúc của mệnh đề, gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, tương đương với chủ thể (S) và vị thể (P) của mệnh đề Trong khi đó, đối với Tesnière, ngữ pháp là vấn đề của ngôn ngữ chứ không phải là của logic Theo ông, “cấu trúc cú pháp của câu xoay quanh vị từ và các diễn té (actants) làm bổ ngữ cho nó Chủ ngữ chẳng qua là một trong các bổ ngữ đó Mỗi vị từ biểu

hiện “một màn kịch nhỏ”, nó có một diễn trị ( valence) riêng được thể hiện trong số

lượng các diễn tổ của nớ” [Dan theo 46, tr §1-82] Như vậy, theo quan điểm của Tesnière thì “khái niệm chủ ngữ trong quan niệm của ngữ pháp truyền thống đã bị hạ cấp: chủ ngữ không còn đóng vai trò là một trong hai thành phần trung tâm của câu nữa, mà chỉ đóng vai trò tương đương với các bố ngữ” [55, tr 37] Tức là, cả chủ ngữ và bỗ ngữ đều là các diễn tố của vị từ vị ngữ và chịu sự quy định của vị từ vị ngữ Với lí thuyết này, ông đã gợi ra một giải pháp nghĩa học độc lập cho việc phân tích câu và

Trang 15

ngữ biểu thị liên kết các thực thể do các danh tố biểu thị" [46, tr 91] Một tác giả

khác, C Hagège (1982), cho rằng không thể phân loại câu theo tiêu chuẩn hình thức cú

pháp chủ - vị và ông đưa ra lược đồ một bén 1A sw tinh, mot bên là tham 16 M.A.K

Halliday (1985) đã trở thành nhà ngôn ngữ học người Anh nỗi tiếng thế giới vì đã xây dựng được lí thuyết chức năng hệ thống, một lí thuyết đã thu hút sự quan tâm đáng kể và có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới, trong đó có các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam Ông gọi bình diện nghĩa bằng thuật ngữ chính xác hơn là bình điện biểu hiện (representation) “nrc là cái phần nằm trong nội dung nghĩa được coi là phản ánh một sự tình được rút ra từ cái thế giới được miêu tả, bên cạnh những bình diện nội dung khác của câu khi nó được xem xét như một thông điệp ” [46

tr 93] Theo ông, “vét trên bình diện biểu hiện, câu diễn đạt một quá trình (process),

được cảm thụ như một thể trọn vẹn, nhưng khi biểu hiện nó trong lời nói, ta lại phân tích nó thành một mô hình nghĩa (semantic configuration) gom có ba yếu tố: bản than quá trình, các tham tổ (participants) trong quá trình, và cái hoàn cảnh (cirumstances) có liên hệ với quá trình” [46, tr 93]

Trang 16

thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tô, và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)” [7, tr 17] “Cấu trúc nghĩa biểu hiện gom có phân nêu đặc trưng hay quan hệ, gọi gọn là sự thể, và các vai nghĩa, chúng hợp lại tạo nên sự thể của câu (sự việc được phản ánh)” [7 tr 23]

Ngoài các tác giả kể trên, Nguyễn Thiện Giáp [39], Bùi Minh Toán [93], Nguyễn Văn Hiệp [55], cũng quan tâm và nghiên cứu về bình diện nghĩa của câu Nhìn chung, trong các công trình của mình, các tác giả đã cung cấp cho người đọc một bức tranh cần thiết và đầy đủ về cấu trúc ngữ nghĩa của câu Dù diễn đạt bằng nhiều

cách khác nhau, song về cơ bản, họ đều thống nhất: cái sự tình được phản ánh vào

trong câu qua điểm nhìn, sự tri nhận của người nói được gọi là nghĩa miêu tả Mỗi sự tình là một cấu trúc nghĩa gồm một vị từ trung tam va quay quần xung quanh là các vai nghĩa, trong đó có những vai nghĩa tất yếu, bắt buộc phải có, do bị chỉ phối, bị quy định bởi bản chất ngữ nghĩa của vị từ trung tâm và những vai nghĩa không tất yếu, có tính tùy thuộc Như vậy, có thể hiểu cấu trúc nghĩa miêu tả chính là cấu trúc giữa vi tir và các vai nghĩa của nó Cũng thông qua các công trình nghiên cứu của mình, các nhà ngôn ngữ học đã rút ra một danh sách khá phong phú các vai nghĩa mà hầu như ngôn ngữ nào cũng có cách thể hiện Tuy nhiên, tên gọi các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa của câu thực sự vẫn chưa có sự thống nhất Song, các tham thể có tính tất yêu, bất buộc phải có thường được các tác giả gọi theo chức năng nghĩa (vai nghĩa) mà vị từ ấn định cho nó trong cấu trúc vị từ - tham thể Chẳng hạn, tác giả Cao Xuân Hạo gọi bằng

các tên: vai tác thể, vai hành thể, vai động thể, vai lực thể, vai đương thể, vai đối thể,

vai tiếp thể, vai đích [46]; còn tác giả Diệp Quang Ban gọi là động thể, đương thể, cảm thể, phát ngôn thể, đích thể, tiếp thể, đắc lợi thế [7]; hay tác giả Nguyễn Thiện

Giáp lại gọi bằng các tên: người hành động, người tác động, lực tác động, người thể nghiệm, người nhận, người hưởng lợi, người vật bị tác động, vật tạo tác [39]

1.1.3 Lịch sử nghiên cứu vị từ

Vị từ cũng là một đối tượng được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt

Nam quan tâm nghiên cứu từ khá sớm Xung quanh thuật ngữ này có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau

1.1.3.1 Trên thế giới

Đầu tiên phải kể đến L Tesnière với cuốn Elémems de synfaxe siructural (Các yếu tÔ của cấu trúc cú pháp) (1969) Với công trình khoa học này, L Tesnière đã trở

Trang 17

(actants) làm bổ ngữ cho nó Theo ông, vị từ là yếu tố trung tâm, là cái nút (noeud)

quyết định số lượng cũng như tính chất của các diễn tố Chủ ngữ của câu, theo ngữ pháp truyền thống, là một trong hai thành phần quan trọng nhất thì nay, với L 'Tesnière, chỉ là một trong số các bổ ngữ của vị từ Vị trí trung tâm và cao nhất của vị từ được ông thể hiện trong các lược đồ cú pháp của câu Ví dụ:

(1) Câu “Alfed pewt donner le livre à Charles.” (Alfred có thể cho Charles cuốn sách ấy.) được biểu diễn như sau: peut Alfred donner Le livre a Charles (2) Cau “Alfred frappe Bernard.” (Alfred đánh Berneard.) được biểu diễn như sau: frappe a Alfred Bernard Trong khi ngữ pháp truyền thống biểu diễn câu này như sau: Alfred — _ frappe Bernard [Dan theo 44, tr 10]

Tiép đến là C.J Fillmore trong bài viét The case of case (Tdc dung cua cach) (1968) đã tập trung làm rõ mối quan hệ cách giữa vị từ và các tham tố (arguments) của

nó Theo ông, nghĩa của câu là cái lõi sự tình được thể hiện được thể hiện bằng vị từ và

các tham thể xoay quanh nó, trong đó vị từ làm trung tâm Vị từ là cái lõi xâu chuỗi,

Trang 18

Roles) nao d6 “Ong da đề nghị các cách sâu (deep case) hay cách ngữ nghĩa sau đây: Tác thể (Agentive), Céng cu (Instrument), Tang cach (Dative), Tao cach (Factitive), Vi tri (Locative), Đối thể (Objective ”) [55, tr 41 - 42] Danh sách các vai nghĩa (hay các cách sâu, cách ngữ nghĩa) về sau đã được nhiều nhà ngôn ngữ học bổ sung và là một danh sách hiện nay vẫn còn dé ngỏ Tuy nhiên, một só vai nghĩa cơ bản đã được hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận

S.C Dik cũng là một trong những nhà ngôn ngữ dé cao vai trò của vị từ trong cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ pháp của câu Theo ông “các đơn vị có tính “nội dụng ” đơn giản (động từ, tính từ, danh từ) được xử lí như những vị từ cơ bản theo quy tắc của Bach (1986) Chúng được cho sẵn trong vốn từ vựng, và ở đó được cung cấp tat cả những thông tin quan yếu đối với thái độ ngữ nghĩa và cú pháp của chúng trong các biểu thức ngôn ngữ học” [29, tr 29] Những thông tin được chứa đựng trong khung vị từ này gồm có: hình thức từ vựng của vị từ; phạm trù cú pháp của vị từ; một số tham tố mà vị từ đòi hỏi; các chức năng ngữ nghĩa của tham tố (S.C Dik đã nêu 14 chức năng ngữ nghĩa hạt nhân) [29, tr 54-63]

Minh họa cho quan điểm của mình ông đã đưa ra khung vị từ cơ bản sau: gi, (xị: luman (XỊ))A; (X2);ø (xã; anùmafe (X3) nac [29, tr 29]

Trong khung vị từ trên, cho biết give là một vị từ - động từ (verbal predicate); các biến x; đánh dấu các tham tố, Ag (agent: Tác thể), Go (go: Dich), Rec (recipient: Tiếp thể) đánh dấu chức năng ngữ nghĩa của các tham tố Các biểu thức human (x¡; và

animafe (x;) (người và động vật) chỉ định những hạn lệ lựa chọn ở Tác thê và Tiếp thé

Thuat ngit tham 16 (arguments) ma S.C Dik sử dụng được hiểu là yếu tố bắt buộc, cần thiết của vị từ và như vậy nó tương đương với khái niệm diễn tổ (actants) chứ không tương đương với khái niệm tham 16 (participants) bao gồm điển rổ (actants) và chu 16 (circontants) theo quan điểm của L Tesnière Còn S.C Dik da đưa ra 18 cấu trúc kết hợp các chức năng ngữ nghĩa hạt nhân gắn với bồn kiểu sự tình cơ bản: hành động, tr thé, quá trình, trạng thái Các cấu trúc hạt nhân nếu được bổ sung chu tổ (satellites) sẽ cho các cầu trúc mở rộng Chu tố là sự mở rộng tùy chọn của kết cấu vị ngữ hạt nhân

S.C Dik cũng khăng định vai trò của vị từ trong cấu trúc cú pháp của câu khi ấn

định các vai chủ ngữ và bỗ ngữ Trước hết, ông cho rằng: “Về mặt hình thức, sự ấn định

Trang 19

ngit, ii/ diéu kién để các thành tô có thể đảm nhận vai chủ ngữ, ii kết quả hình thức của

việc ấn định chủ ngit, iv/ quy tắc ngữ pháp có tính chất hệ quả đôi hỏi quy chiếu chủ yếu đổi với chức năng chủ ngữ” [29, tr 97-98] Thêm vào đó, “khả năng ấn định bổ ngữ bị giới hạn nhiều hơn so với khả năng ấn định chủ ngữ, cả trong nội bộ một ngôn ngữ cũng như giữa các ngôn ngữ với nhau Sự ấn định bồ ngữ nói chung tày thuộc vào sự ấn định chủ ngữ” [29, tr 98] Từ đó ông đưa ra đánh giá về vai trò của vị từ trong việc xác định các thành phần cú pháp của câu: “Việc lựa chọn chủ ngữ và bồ ngữ sẽ thường được mã hóa ở động từ dưới hình thức thái (chủ động - bị động) của động từ tương liên với những lựa chọn chủ ngữ và bồ ngữ khác nhau” [29, tr 100]

Tóm lại, mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của S.C Dik bao gồm kết cấu vị ngữ hạt nhân và kết cấu vị ngữ mở rộng Kết cấu vị ngữ hạt nhân bao gồm vị từ và các tham tố Vị từ là yếu tố quyết định số lượng cũng như đặc điểm của các tham tố Các tham tố do các ngữ định danh biểu thị và là yếu tố cần thiết, yếu tố bắt buộc của khung vị ngữ Thuật ngữ tham tố (arguments) của S.C Dik tương đương với thuật ngữ diễn tố (actants) của L Tesnière Kết cấu vị ngữ hạt nhân có thể được diễn đạt bằng các cầu trúc cú pháp khác nhau Và trong cấu trúc cú pháp, vị từ là yếu tố quyết định việc lựa chọn cũng như gán các vai cú pháp cho các vai nghĩa của câu Kết cấu vị ngữ mở rộng được hình thành nhờ bổ sung các chu tố vào kết cấu vị ngữ hạt nhân Các chu tố cũng,

do các ngữ định danh biểu thị nhưng nó không phải là yếu tố bắt buộc của khung vị từ và gắn liền với bản chất của sự tình

M.A.K Halliday, trong cuén Dẩn luận ngữ pháp chức năng, cho rằng câu luôn chứa ba kiểu ý nghĩa khu biệt là ý nghĩa thông điệp, ý nghĩa trao đổi và ý nghĩa thể

hiện Nghĩa thể

là “tnột sự giải thích, một quá trình nào đó trong kinh nghiệm đang diễn ra của con

Trang 20

trình được biểu thị bằng một biểu thức ngôn ngữ gọi là cấu trúc vị từ - tham thể gồm một vị tử và các tham thé của nó Trong cấu trúc này, vị từ giữ vai trò là yếu tố trung tâm quyết định số lượng cũng như đặc điểm của các tham thể đi kèm với nó Ví dụ:

The mayor | Resigend The mayor | dissolved | the committee

Hanh thé Qué trinh Hanh thé Quá trình | Dich thê

Ông thị trưởng từ chức Ông thị trưởng giải tán ủy ban

[45, tr 211] 1.1.3.2 Ở Việt Nam

Vị từ được nhìn nhận theo hai khuynh hướng: (1) coi vị từ là một phạm trù từ loại, và (2) coi vị từ là một phạm trù chức năng

a Khuynh hướng coi vị từ là một phạm trù từ loại

Đại diện tiêu biểu là Lê Văn Lý và Nguyễn Kim Thản Các tác giả này coi vị từ

(thuật từ) là một phạm trù từ loại (đối lập với thể từ) bao gồm động từ và tính từ

Lê Văn Lý đã dựa vào khả năng kết hợp và không kết hợp với những từ chứng (mot - témoin) để chia từ trong tiếng Việt thành ba loại chính A, B, C Trong loại B có hai loại nhỏ hơn: B là động từ và B' là tính từ Các từ thuộc loại B có những đặc điểm sau:

1 có khả năng đặt trước nhiêu, lắm, bao nhiêu và không thể đặt sau những từ áy;

2 đặt sau những từ chỉ loại như người, kẻ, sự, dé, viéc, cdi, con thi tro thanh loại A; 3 có thể đặt trước một từ chỉ định, một từ chỉ phẩm chất, qua các từ trung gian, như cách ; 4 có thể đặt sau những từ chỉ vị trí, nhưng phải có một từ môi giới, như: lúc, khi, chỗ, nơi; 5 có thể đặt sau những từ chỉ ngôi và những từ nghỉ vấn;

6 có thể đặt sau những từ hãy, cứ, hằng, kéo, chớ gì, ước gì, vẫn, vốn, đang, đương, sẽ, sắp, đã, chỉ, bị, chịu, đều, thà, đành:

7 có thê đặt sau những hình vị phủ định: không, chưa, chả, chẳng, đừng, chớ; 8 có thể đặt trước những hình vị phủ định, khi đó, câu được tạo ra sẽ là câu nghỉ vấn

Đặc điểm khiến B khác B' là những từ thuộc B thì không thể đặt sau rất, khá, khí, hơi, còn những từ thuộc B' thì có thể được

[Dẫn theo 77, tr 15]

Trang 21

điểm không biến đổi hình thái của tiếng Việt, tuy nhiên khó phân chia triệt để các từ ngữ thuộc nhóm vị từ thành hai loại B và B'

Nguyễn Kim Thán (1977) cũng phân chia nhóm vị từ thành động từ và tính từ Cách phân chia từ tiếng Việt của ông được thê hiện trong sơ đồ sau: Từ tiếng Việt 4“ Tw tinh thai Từ phi tình thái Thực từ Hư từ Thể từ Vi tir Động từ Tính từ

Chuyên luận Đồng rừ rrong tiếng Việt của Nguyễn Kim Than “là cuốn sách viết kỹ nhất về vị từ ” [73, tr 20] Qua cuốn sách, chúng ta có thể thấy được một cái nhìn rõ nét về tình hình nghiên cứu về vị từ trên quan điểm của ngữ pháp hình thức nói chung và trường phái miêu tả nói riêng Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Quy, “việc sử dựng những tiêu chí phân loại hình thức được đưa và một cách võ đoán, rồi mỗi loạt lại được đặt một cái tên có nội dung ngữ nghĩa, đã đưa đến một sự phân chia chẳng chéo va phi li” [73, tr, 26]

b Khuynh hướng coi vị từ là một phạm trù chức năng

Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng này là Cao Xuân Hạo Trong một bài viết phê phán cách nhìn châu Âu đối với tiếng Việt, ông đã bày tỏ quan điểm của mình về hai khái niệm động từ và tính từ trong tiếng Việt Theo ông, hai thuật ngữ này được dịch ra từ tiếng Pháp verbe và adjecriƒ tương ứng với hai tir La tinh cé verbum va

adjectivum có nghĩa “là lời, là điều được nói ra, là vị từ ” [46 tr 25] Theo ông, những

đơn vị ngôn ngữ thường gọi là động từ và tính từ cùng thuộc một nhóm gọi là vị từ VỊ

từ là “từ có thể tự mình làm thành một vị ngữ (hay một ngữ đoạn biểu thị nội dung của

Trang 22

Phân chia vị từ tiếng Việt thành các nhóm dựa trên tiêu chí phân loại mà S.C Dik áp dụng cho các ngôn ngữ Ấn — Âu nên Cao Xuân Hạo cũng nhấn mạnh rằng sự

phân biệt [+ Động] hay [- Động] trong các vị từ tiếng Việt khác với các thứ tiếng Ấn —

Âu Ông viết: “trong các vị từ tĩnh của tiếng Việt (kể cả những vị từ được gọi là “tính từ”) có nhiều từ có thể chuyển thành [+ Động] bằng cách thêm một trạng ngữ chỉ “hướng” ( ), trong khi sự phân biệt này trong các thứ tiếng nói trên là bat di bat dịch, vì đã được từ vựng hóa, nghĩa là các thứ tiếng này dùng hai từ khác nhau (nhiêu khi có thể thuộc hai từ loại khác nhau như vị từ và tính từ) để thể hiện sự phân biệt này” [46, tr 258 - 259] Quan điểm của Cao Xuân Hạo đã mở ra một khuynh hướng mới, một cách nhìn mới về một nhóm vị từ quan trọng có tính phổ quát trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng

Nguyễn Thị Quy (1995) cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về vị từ tiếng Việt nói chung và vị từ hành động nói riêng Quan điểm của tác giả về vị từ ảnh hưởng sâu sắc quan điểm của Cao Xuân Hạo Theo Nguyễn Thị Quy, “vị /ừ mà nhiều tác giả đã dùng để gọi chung động từ và tính từ, chúng tôi thấy sát hơn với thuật ngữ Verber” [T3, tr 4I] Tác giả cũng đưa ra quan điểm về vị từ: “vị zừ là những từ có chức năng tự mình làm thành một vị ngữ hoặc làm trung tâm ngữ pháp, hay làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu hiện nội dụng của sự thể” [13, tr 42], và “chức năng tiêu biểu này của vị từ quy định đặc trưng ngữ pháp chủ yếu của nó: khả năng được tình thái hóa bằng

những từ tình thái như: có, không, đang, đã, chưa, có thể, hãy, đừng, phải, nên, dt, sé,

trói, nỡ, dám ” [73, tr 43] Khi phân loại vị từ, Nguyễn Thị Quy cho rằng cách phân loại trên hai chiều: chiều của sự đối lập về tính [+ Động] và chiều của sự đối lập về tính [+ Chủ ý] mà Dik đề xuất từ năm 1978 được coi là cách phân loại có hiệu lực cho mọi ngôn ngữ, cho ta các loại sy thé trong tng [+ Dong] [+ Động]: [- Động]: biên cô tình trạng Hành động Tư thê [+ Chủ ý] (“danh”, “chay’) (“nằm”, “đở”)

|+ Chủ ý] Qua trinh ; Trang thai

[- Chu y] (“roi”, “phai”) (“to”, “so””)

Trang 23

đã nói, trong đó sự phân biệt giữa “Động ” và "Tĩnh ” được đánh dấu rõ nét nhất ( ) chứ không phải theo sự phân chia Verber/Adjectjf của các thứ tiếng châu Âu” [73, tr 59]

Theo quan điểm của Nguyễn Thị Quy, vị từ đã được nhìn nhận ở góc độ chức năng, đó là chức năng tự mình làm thành một vị ngữ hoặc làm trung tâm ngữ pháp Đồng thời, tác giả cũng đã áp dụng triệt để các tiêu chí [+ Động] và [- Chủ ý] của S.C Dik khi phân loại vị từ tiếng Việt Nhìn chung, những nghiên cứu của Nguyễn Thị Quy khá triệt để và đã trở thành nền tảng để các tác giả đi sau tiếp tục tìm hiểu và

nghiên cứu sâu hơn về vị từ tiếng Việt

1.1.4 Lịch sử nghiên cứu vị từ ba diễn tố

Vị từ ba diễn tố (vị từ ngữ trị ba) là một trong số các nhóm từ vựng cơ bản trong tiếng Việt Chúng có số lượng phong phú, biểu thị nhiều loại sự tình khác nhau Sự đa dạng về ý nghĩa của vị từ, số lượng các tham thể biểu thị các đối tượng tham gia

vào sự tình, vai nghĩa, tư cách, quan hệ, đặc trưng của các tham thể đó trong cấu trúc nghĩa của phát ngôn khiến chúng có vị trí khá quan trọng trong tiếng Việt Trong Việt ngữ học, vị từ ba diễn tố được các tác giả sau đây đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình: Nguyễn Kim Thản [77], Nguyễn Thị Quy [73], Trần Văn Thư [86] Lâm Quang Đông [30], Cao Xuân Hạo [46], Hoàng Trọng Phién [68], Nguyễn Đức Tôn [94], Chử Thị Bích [11]

Nguyễn Kim Thản trong chuyên luận Động fử frong tiếng Việt (1977) đã phân chia vị từ tiếng Việt thành hai từ loại động từ và tính từ Sau đó, ông tiếp tục phân chia động từ tiếng Việt theo ba tiêu chí:

1 Theo cấu trúc (don tiét hoặc đa tiết)

2 Theo sự phân phối của các hư từ phục vụ cho động từ 3 Theo tính chất chỉ phối của động từ

Trang 24

Những nghiên cứu ban đầu của Nguyễn Kim Thản là một hướng mở quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các VTBDT Mặc dù vậy, trong chuyên luận của mình, Nguyễn Kim Than chi mới đề cập một phan nào các động từ đòi hỏi hai bổ ngữ

bắt buộc, vẫn còn nhiều loại động từ đòi hỏi hai bổ ngữ bắt buộc cần được xem xét

Hơn nữa, khi xem xét các động từ này, ông mới chỉ chú trọng về mặt hình thức mà chưa phân biệt giữa hình thức và nội dung diễn đạt Do đó, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa thuộc tính ngữ nghĩa và ngữ pháp của chúng

Nguyễn Thị Quy với chuyên luận Wgữ pháp chức năng tiếng Việt (Vị từ hành

động) (1995) cũng đã đề cập đến VTBDT trong tiếng Việt với tên gọi Các vị từ [+ Tác

động] ba diễn tố Theo tác gia, day la “cdc vi tr [+ Tac động] biểu hiện nội dung của những sự tình can có sự tham gia của ba nhân vật mới hình thành được ” [73, tr 105] Tác giả cũng dựa theo phương diện nghĩa và phương diện ngữ pháp chia các vị từ này thành bốn loại như sau:

1 Các vị từ có một chủ thể chỉ người hành động, một đối thé chỉ người nhận và một đối thể thứ hai chỉ vật bị tác động

2 Các vị từ có một chủ thể chỉ người hành động, một đối thể chỉ vật bị tác động và một đối thể thứ hai chỉ đích

3 Các vị từ có một chủ thể chỉ người hành động, một đối thể chỉ vật bị tác động

và một đối thể thứ hai chỉ một chất liệu được dàng để thực hiện sự thay đồi đó

4 Các vị từ cầu khiến vốn biểu thị một hành động ngôn từ tác động vào một đối tượng là người hay động vật được thuần dưỡng (diễn tổ thứ hai) với mục đích điêu

khiển đối tượng đó là một hành động [+ Chủ ý} nào đó: hành động này được biêu hiện bằng một vị ngữ làm thành diễn tố thứ ba

[73, tr 150 - 151]

Mặc dù nghiên cứu của Nguyễn Thị Quy đi theo hướng mới - hướng tiếp cận của ngữ pháp chức năng, song trong chuyên luận này, Nguyễn Thị Quy quan tâm đến

việc mô hình hóa cấu trúc tham tố của vị từ hành động tiếng Việt là chính Các vai

nghĩa chưa được tác giả khai thác, miêu tả một cách triệt để và mô hình hóa rõ ràng thành các tầng bậc nghĩa - cái cốt lõi của nghĩa của câu và chưa có những kiến giải xác đáng về các về các vai nghĩa mà các diễn tố này đảm nhiệm

Trang 25

ba Ở mỗi nhóm, tác giả đã trình bày khái niệm, một vài vị từ tiêu biểu và đặc điểm khái

quát nhất của nhóm vị từ đó Đồng thời, tác giả cũng đã khảo sát, xem xét sự hiện thực

hóa của các vị từ ngữ trị ba trong câu, và trong văn bản với các dạng đầy đủ hay không

đầy đủ các ngữ trị, từ đó nhận xét tác dụng về sự hiện diện đó của các ngữ trị Tuy

nhiên, theo chúng tôi, vì bị giới hạn trong phạm vi một luận văn thạc sĩ nên những kiến giải của tác giả Trần Văn Thư về vị từ ngữ trị ba trong tiếng Việt mới chỉ là những

nghiên cứu sơ khai, khái quát nhất về loại vị từ này

Ngoài những công trình đề cập đến các VTBDT như trên đã nêu còn có các công trình

đề cập, nghiên cứu các tiểu nhóm của VTBDT với những mức độ chuyên sâu khác nhau

Tiêu biểu phải kế đến chuyên luận Cấu tric nghia biểu hiện của câu với nhóm vi tir trao/tang cua tac gia Lam Quang Đông (2008) Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về một trong các tiểu nhóm thuộc vị từ ba diễn tố - nhóm vị từ trao/tặng Trong chuyên luận này, Lâm Quang Đông đã làm rõ các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vj tir trao/tdng và vai nghĩa cũng như đặc trưng của các tham thé trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu ở các lớp nghĩa đó Đồng thời, tác giả cũng xác định tư cách của những thành tố nghĩa vẫn được coi là Phi tham thể, Chu tố, Cảnh huống hay Tham thể ngoại vi trong câu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ ao/iăng bởi chúng khơng hồn toàn giống nhau Hơn nữa, tác giả còn so sánh để phát hiện

những nét tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh về loại câu có vị ngữ là vị từ đa trị, nhất là vị từ mang ý nghia rrao/tang Nhìn chung cách giải quyết van đề của tác giả Lâm Quang Đông là thấu đáo và thuyết phục Theo hướng nghiên cứu này, chúng ta có thể nghiên cứu các VTBDT nói chung và các tiêu nhóm của nó

Trong Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1 và Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 1 - Câu trong tiếng Việt - Cấu trúc - Nghĩa - Công dụng, Cao Xuân Hạo cùng nhóm tác giả (1991, 1992) cũng đã nhắc đến nhóm vị từ mang ý nghĩa trao/tặng Cao Xuân Hạo nhận định rằng “trong một sự tình được gọi là cho phải có một người cho, một người nhận và một cái gì đó được đem cho Vi du: “Nam cho em bé cái kẹo” hành động này cũng có thể coi là hành động chuyển vị, làm cho cái kẹo chuyển vị trí sở hữu chi tte Nam sang em bé” [46, tr 117] Ông cũng lưu ý rằng trong

những câu như Nó cho thằng ấy một đạp, vị từ cho lâm thời được dùng như một hành

Trang 26

Hoàng Trọng Phiến (1980) cũng sơ bộ đề cập đến cấu trúc câu với vi từ trao/tặng với ví dụ:

- Nó tặng cuốn sách này cho An và

- Nó tặng An cuốn sách này

Tác giả lập luận rằng “hai câu này giống nhau về quá trình hành động và các nhân tô tham gia, chỗ khác nhau là ở trọng tâm thông báo Sự khác nhau này có liên quan đến vai trò của đối tượng tiếp nhận “An” và hư từ “cho ”” [68, tr 138] Song tac giả chỉ dừng lại ở đó mà không giải thích vai trò của đối tượng tiếp nhận khác nhau như thế nào, hay trọng tâm thông báo khác nhau ở đâu

Nguyễn Đức Tồn (1998) và Chử Thị Bích (2006) đã có nhiều phát hiện thú vị về nhóm vị từ đồng nghĩa cho, biếu, tặng (hay nhóm vị từ đồng nghĩa cho ứăng) trong tiếng Việt, nhất là về vị thế xã hội giữa người trao và người nhận, thái độ của người trao và người nhận cũng như bản chất và giá trị của vật được trao tặng

Tựu trung lại, VTBDT và các phát ngôn có VTBDT trong tiếng Việt từ lâu đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến Song, sự đề cập ấy mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ khai mang tính miêu tả hay giới thiệu Hoặc, nếu có công trình nghiên cứu chuyên sâu thì chỉ là một tiểu loại của nhóm VTBDT Thuc chất, chưa có một công trình nào đề cập

đến VTBDT và phát ngôn chứa VTBDT trong tiếng Việt một cách hệ thống và toàn

diện Tuy nhiên, đề tài này cũng giống như các công trình khoa học khác cũng cần được kế thừa những thành quả quý báu từ các thế hệ đi trước Các công trình đã được trình bày khái quát trên đây đã trở thành tiền đề về mặt lí thuyết giúp chúng tôi thực hiện đề tài: Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt

1.2 CÂU VÀ PHÁT NGÔN

Trong ngôn ngữ học truyền thống, theo quan niệm do E de Saussure khởi xướng, câu được coi là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ, còn những đơn vị trên câu không phải là đối tượng chân chính của ngôn ngữ học mà được coi là đơn vị của lời nói Trong một thời gian dài, ngôn ngữ học chỉ quan tâm đến cấu trúc trừu tượng (cấu trúc hình thức hay thiên về hình thức) của câu, đến các mối quan hệ và chức năng ngữ pháp của câu Cho nên, với quan niệm như vậy, ngôn ngữ học đã xem nhẹ hay bỏ qua không, chỉ mặt ngữ nghĩa mà cả những vấn đề liên quan đến bình diện sử dụng

Trang 27

của cú pháp được áp dụng độc lập với nghĩa và với cách sử dụng cấu trúc được miêu tả Còn ở mô hình chức năng, ngôn ngữ được hiểu như một công cụ tương tác xã hội giữa người và người, được dùng vào mục đích chủ yếu là thiết lập quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe Và quan trọng là S.C Dik cũng chủ trương nghiên cứu câu trên ba bình diện

Dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng với lí thuyết ba bình diện của tín hiệu ngôn ngữ nói chung và của câu nói riêng, ngôn ngữ học có thể và cần phải quan tâm đến cả bình diện ngữ nghĩa và bình diện ngữ dụng Khi xem xét ngôn ngữ nói chung và câu nói riêng trên cả ba bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng, sẽ xuất hiện một mối tương quan mới: tương quan giữa một đơn vị trừu tượng, ở trạng thái tĩnh, trạng thái chưa hành chức, chưa tham gia vào hoạt động giao tiếp, với sản phẩm của sự hiện thực hóa chính nó trong hoạt động giao tiếp Theo Bùi Minh Toán, “mối tương quan đó như là tương quan giữa một hằng thể (một tiêu thể, một điển dạng) với một

biến thể (một hiện dạng)” [93, tr 33] Từ đó, đỗi với câu nói riêng, bên cạnh khái

niệm và thuật ngữ câu, cũng xuất hiện khái niệm và thuật ngữ phá ngôn Câu và phát ngôn không phải hai đơn vị thuộc hai cấp độ mà chúng thuộc cùng một cấp độ nhưng được nhìn nhận từ hai địa hạt khác nhau Câu thuộc hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ, còn phát ngôn thuộc hoạt động hành chức của ngôn ngữ (chủ yếu là hoạt động giao tiếp) Câu là một mô hình cấu trúc thiên về hình thức nên mang đặc tính trừu tượng, khái quát, có thể tồn tại ở nhiều hoạt động giao tiếp, còn phát ngôn là sự hiện thực hóa cụ thể của câu, được /ấp đẩy bởi các yếu tố hình thức cụ thể: từ ngữ (với các dạng thức, với trật tự sắp xếp, với sự hiện diện hay khiếm diện ), ngữ điệu (khi nói), dấu

hiệu văn tự (khi viết) Phát ngôn mang nội dung ý nghĩa cụ thể, trước hết là nghĩa

biểu hiện (sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ được phản ánh); đồng thời là nghĩa tình

thái (nảy sinh và thích hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp) Phát ngôn luôn hướng đến một mục đích giao tiếp nhất định và thực hiện một hành động ngôn ngữ theo cách trực tiếp hay gián tiếp Phát ngơn ngồi nghĩa tường minh còn có thể có nghĩa hàm ẩn (nay

Trang 28

thực hóa, tình thái hóa của câu Và trong luận án này, khái niệm và thuật ngữ phát

ngôn có tư cách là sự biểu hiện cụ thể của câu trong hoạt động giao tiếp

1.3 LÍ THUYÉT BA BÌNH DIỆN NGHIÊN CỨU CÂU

Là một lí thuyết và hệ thống phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một công cụ thực hiện tương tác xã hội giữa người với người, ngữ pháp chức năng tỏ ra ưu thế so với ngữ pháp hình thức khi không chỉ chú ý đến mặt hình thức mà còn chú ý đến mặt chức năng của ngôn ngữ Với ngữ pháp chức năng, các hiện tượng ngôn ngữ đã được xem xét trên ba bình diện vừa độc lập, vừa có mối quan hệ mật thiết với nhau là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng

Mô hình lí thuyết ba bình diện này vốn có nguồn gốc từ sự phân biệt ba lĩnh

vực khác nhau của tín hiệu do Ch.W Morris (1938) khởi xướng Vận dụng lí thuyết tín hiệu học của Ch.W Morris vào ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt là các nhà ngữ pháp chức năng, đã cho rằng ngôn ngữ cũng là một hệ thống tín hiệu và

câu là sản pham được tạo ra bởi sự kết hợp các tín hiệu ngôn ngữ với nhau theo một

quy tắc nhất định, cho nên câu cũng cần được xem xét trên ba bình diện: kết học - nghĩa học - dụng học Và câu chính là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ mà ở đó cả ba bình diện được thể hiện Đây là bước tiến và là sự khác biệt giữa quan niệm của ngữ

pháp truyền thống (vốn chỉ xem xét câu ở bình diện kết học - ngữ pháp hình thức) với

quan niệm của ngữ pháp chức năng Có thể nói, thành tựu lớn nhất của ngữ pháp chức năng là đã phân định được ba bình diện kết học (ngữ pháp) - nghĩa học (ngữ nghĩa) - dụng học (ngữ dụng) một cách vừa độc lập lại vừa tương tác lẫn nhau

1.3.1 Bình diện kết học (ngữ pháp)

Bình diện ngữ pháp là bình diện hình thức của câu, nghiên cứu các mỗi quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị trong câu: từ và từ, cụm từ và cụm từ Ở bình diện này có hai vấn đề được quan tâm nghiên cứu: thành phần câu và kiểu cầu tạo ngữ pháp của câu

1.3.1.1 Thành phần ngữ pháp trong câu

Trong các kiến giải về cấu trúc câu, lối phân tích câu theo thành phần là lí

thuyết lâu đời và phổ biến hơn cả Nó được ra đời từ thời Aristote (384 - 322 tr CN)

Trang 29

phạm trù ngôn ngữ khác là sự thông nhất giữa một ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp” [22, tr 54] Mỗi thành phần câu có đặc trưng riêng về ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song, cho đến nay, các nhà nghiên

cứu vẫn chưa đưa ra được lời giải đáp thống nhất và thỏa đáng về hai van dé cơ bản: khái niệm thành phần câu; danh sách các thành phần câu cùng tiêu chí xác định chúng Trong tiếng Việt, khi nói đến các thành phần câu, phần lớn các nhà nghiên cứu nói đến bốn loại thành phần câu cơ bản: thành phần chính, thành phần phụ của câu, thành phần phụ của từ, thành phần biệt lập Tuy nhiên, chúng tôi cũng ủng hộ quan điểm của hai

tác giá Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp cho rằng “thành phần câu là những

từ tham gia nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt câu” [§4, tr 55] Như vậy, thành phần câu không bao hàm cả bốn kiểu thành phần nói trên Thanh phan phụ của từ và thành phần biệt lập sẽ không nằm trong danh sách thành phần câu Nhưng đẻ phân loại thành phần câu một cách chỉ tiết và để thuận lợi cho các thao tác phân tích câu về mặt hình thức, thành

phần câu tiếng Việt vẫn được phân chia theo bốn kiểu sau:

- Thành phần chính của câu: gồm những thành phần tham gia nòng cốt câu Đó là chủ ngữ và vị ngữ Thành phần nòng cốt đảm bảo cho câu được trọn nghĩa và thực hiện được chức năng giao tiếp, ngay cả trong trường hợp tách biệt với hoàn cảnh sử dụng

- Thành phần phụ của câu: là thành phần phụ thuộc vào nòng cốt câu, bổ sung cho nòng cốt câu ý nghĩa về tình huống, nằm trong cấu trúc cú pháp cơ bản của câu Bao gồm các thành phần: trạng ngữ, vị ngữ phụ và khởi ngữ

- Thành phần phụ của từ: là thành phần bổ sung ý nghĩa cho một thực từ (danh từ, động từ, tính từ) trong câu Bao gồm hai thành phần: định ngữ (bồ sung ý nghĩa cho danh từ) và bổ ngữ (bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ)

- Thành phần biệt lập: là thành phần không nằm trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu Bao gồm: fình thái ngữ, phụ chú ngữ, liên ngữ và hô ngữ

Một số ví dụ:

(1) Hình như đảm trẻ ở đây gọi cô là “Hạnh rực lửa ” {29, tr 22} Trong ví dụ này có các thành phần câu như sau:

+ Thành phần chính của câu: chủ ngữ: đm zrẻ (từ trung tâm); vị ngữ: gọi (từ

trung tâm)

+ Thành phần phụ của từ: định ngữ (cho danh từ đám /rẻ): ở đây; bô ngữ (cho động từ gọi): cô, Hạnh rực lửa

Trang 30

(2) Nhin anh, téi béng thay them cé con {29, tr 75}

Trong ví dụ này có các thành phần câu như sau:

+ Thành phần chính của câu: chủ ngữ: ứôi; vị ngữ: shay (tir trung tam) + Thanh phan phụ của câu: vị ngữ phụ: nhìu anh (trong đó nhìn là từ trung tâm)

+ Thành phần phụ của từ: bổ ngữ (cho động từ nhìn): anh; bỗ ngữ (cho động từ

thấy): thèm có con; bỗ ngữ (cho động từ hè): có con; bổ ngữ (cho động từ cớ): con + Thành phần biệt lập: tình thái ngữ: bỗng Có thể khái quát các thành phần câu trong các ví dụ trên trong bảng sau: Hình như đám trẻ o day gọi cô là “Hạnh rực lửa ” TTT DN BNI BN2 TIN CN VN Z có cơn 5 thay them Nhin anh, toi bong TIT BN TIT BN TIT BN VNP CN TIN VN (Chú thích: CN: chủ ngữ; VN: vị ngữ; VNP: vị ngữ phụ; ĐN: định ngữ; BN: bô

ngữ; TTN: tình thái ngữ, TTT: từ trung tâm)

1.3.1.2 Các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu

Cùng với nhiệm vụ nghiên cứu về thành phần câu, kết học còn xem xét các kiểu cau tạo ngữ pháp của câu Đây là vấn đề loại hình học cấu trúc của câu Mỗi kiểu cầu trúc đều được xây dựng thành một mô hình trừu tượng khái quát Trong tiếng Việt,

phần đông các nhà nghiên cứu đều dựa vào số lượng kết cấu € - V (cụm chủ - vị) nòng

cốt đễ phân biệt cấu trúc câu thành ba phạm trù: câu đơn, câu phức và câu ghép

- Câu đơn có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị từ làm nòng cốt là loại câu đơn bình thường Trường hợp câu chỉ được tạo nên bởi một danh từ (cụm danh từ) hoặc

một vị từ (cụm vị từ), không phân biệt được các thành phần trong cấu trúc cơ sở của câu là câu đơn đặc biệt Ví dụ:

(3) Căn nhà của họ một tang {19, tr 5) (4) Ba gio {19, tr 5}

Trang 31

Vi dụ (4) là một câu đơn đặc biệt được cấu tạo từ một cụm danh từ có danh từ giờ là trung tâm

- Câu ghép là câu có từ hai nòng cốt chủ - vị (C - V) trở lên Mỗi nòng cốt câu

độc lập tạo nên một về câu riêng nhưng đồng thời vẫn có quan hệ với nhau, cùng nhau tạo nên một câu hoàn chỉnh Trong câu ghép, lại có thể căn cứ vào quan hệ cú pháp giữa các về câu để phân biệt câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ Ví dụ:

(5) Đối phương nói một, chị đốp lại mười {48, tr 87}

Ví dụ (5) là một câu ghép, có 2 kết cầu C - V: kết cầu C - V thứ nhất: đói phương

nói một; kết cấu C - V thứ hai: chị đốp lại mười Mỗi kết cấu tạo nên một về của câu, chúng có quan hệ đẳng lập với nhau Có thể khái quát thành mô hình: C1 - VI, C2 - V2

- Câu phức: là câu có hai kết cầu C - V trở lên, nhưng chỉ có một kết cấu đóng vai trò chính, còn các kết cấu còn lại đóng vai trò là thành phần câu Trong câu phức, căn cứ vào chức năng ngữ pháp của kết cấu C - V bị bao, có thể phân thành: câu phức thành phần chủ ngữ, câu phức thành phần vị ngữ, câu phức thành phần bỗ ngữ Ví dụ:

(6) Nhưng ngày áy, tôi và mọi người nghĩ rằng anh là một lão đàn ông đàng điếm, trai lơ và ích ky {19, tr 147}

Ví dụ (6) là một câu phức có hai kết cấu C - V, trong đó một kết cấu C - V làm nòng cốt và một kết câu C - V bj bao (anh là một lão đàn ông đàng điểm, trai lơ và ích ki) dam nhiệm vai trò làm bổ ngữ Mô hình: C - V - B (C - V)

Xung quanh kiểu câu này có các ý kiến:

- Coi chúng là câu ghép vì có hai kết cấu C - V

- Coi chúng là câu đơn vì mặc dù có hai kết cấu C - V trở lên nhưng chỉ có một kết cầu đóng vai trò nòng cốt câu

- Coi chúng là loại câu trung gian giữa câu đơn và câu ghép với nhiều tên gọi khác nhau: câu phức, câu trung gian, câu bào thai

Trang 32

Quan điểm của chúng tôi thống nhất rằng, vì bình điện kết học là bình diện nghiên cứu mặt hình thức của câu cho nên khi phân chia câu cũng phải tuân theo một

tiêu chí hình thức là số lượng kết cầu C - V nòng cốt (chứ không dựa vào nghĩa) Theo

đó, kết quả phân loại sẽ thống nhất là nếu trong câu chỉ có duy nhất một kết cấu C- V

thì đó là câu đơn bình thường Trong câu có hai kết cấu C - V nằm ngoài nhau, độc lập với nhau thì đó là câu ghép Còn nếu trong câu có hai kết cấu C - V nhưng trong đó chỉ có một kết cấu C - V làm nòng cốt còn kết cầu C - V còn lại tạo nên bất kỳ một thành phần câu nào thì đó là câu phức

"Thành phần ngữ pháp trong câu và các kiểu cầu tạo ngữ pháp của câu là hai vấn đề trọng tâm trong bình diện kết học Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm trước nhất đến các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu vì nó là vẫn đề liên quan trực tiếp tới luận án

1.3.2 Bình điện nghĩa học (ngữ nghĩa)

Bình diện nghĩa học là bình diện nghiên cứu mặt nội dung của câu, nghiên cứu các mối quan hệ giữa câu với sự vật, hiện tượng, trạng thái mà câu biểu thị Trong ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt là trong phong trào ngữ pháp chức năng, bình điện ngữ nghĩa của câu đặc biệt được quan tâm Tác giả Cao Xuân Hạo, cho rằng: “Bình diện nghĩa của câu là bình điện biểu hiện, tức là cái phan nam trong nội dung nghĩa được coi là phản ánh một sự tình được rút ra từ thể giới được miêu tả ” [46, tr 93] Với lý

thuyết về bình diện nghĩa ra đời, ngôn ngữ học hiện đại đã đánh dẫu một bước tiến

quan trọng, vượt bậc so với ngôn ngữ học truyền thống cả về quy mô và kích thước Bởi giờ đây, trên phương diện nghĩa học, ngôn ngữ không chỉ bó hẹp trong phạm vi từ riêng lẻ mà đã đến một đơn vị lớn hơn là câu Và chính vì vậy ngôn ngữ đã đến gần hơn với đời sống con người, phản ánh đúng hoạt động giao tiếp của con người

Ngữ pháp chức năng đã đành nhiều sự quan tâm đến hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái Ví dụ:

(7) Vậy cô không coi tôi như một người anh nữa sao? {20, tr 45} Trong ví dụ trên có hai thành phần nghĩa như sau:

- Nghĩa miêu tả của câu được thể hiện qua cấu trúc vị từ - tham thể: vị từ trung

tâm: coi; các tham thé: cd, tdi, một người anh

~ Nghĩa tình thái của câu là tình thái hỏi được thể hiện qua từ nghỉ vấn sao 1.3.2.1 Nghĩa miêu tả

Trang 33

Toan, “nghia biểu hiện của câu là thành phân nghĩa biểu thị vật, việc, hiện tượng (soi chung là sự tình) trong thực tế khách quan được phản ánh vào câu qua lăng kính chủ

quan của người nói” [91, tr 173] Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp Quá trình giao tiếp, về bản chất, là quá trình trao đổi thông tin Thường khi nói ra một câu, người nói muốn trao đổi, truyền đạt đến người nghe một sự vật, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong thực tế khách quan bên ngồi ngơn ngữ được gọi chung là sự tình hay sự thé - state ؃ affairs Tuy nhiên sự phản hiện thực vào câu không phải là sự sao chép đơn thuần mà là phản ánh thông qua quá trình nhận thức của con người Người nói, khi dùng lời nói diễn đạt sự tình không bê nguyên xi vào câu cái sự tình tồn tại trong thực tế khách quan mà sắp xếp lại theo nhận thức của người nói và tô chức theo các quan hệ ngữ pháp tùy thuộc vào nhiệm vụ thông báo trong những hoàn

cảnh nhất định Mỗi câu thường đề cập đến một sự tình Sự tình trong hiện thực rất đa

dạng, có thê thuộc về thế giới tự nhiên, xã hội hay con người, có thể thuộc về lĩnh VỰC vật chất hay tỉnh thần Mỗi sự tình bao gồm cái lõi của sự tình, trong tiếng Việt được thường được biểu hiện bằng một vị từ trung tâm, và các yếu tố tham gia vào sự tình là các tham thể hay tham tố của nó Như vậy, việc tìm hiểu nghĩa miêu tả cả câu sẽ tập trung làm rõ ba vấn đề sau: vi tir (VT), tham thé (TT) và các kiểu sự tình

a Vị từ

Vi tir (predicate) “trong ngit phdp chirc nang (dong Simon Dik), chi yếu 16 là “hạt nhân ” (nucleus) xét ở cả mặt cú pháp lẫn nghĩa biểu hiện (nghĩa chỉ sự việc) của một câu đơn đây đủ” [9, tr 520-521] Vị từ trong cấu trúc nghĩa miêu tả là cái lõi của mệnh đề, đóng vai trò trung tâm của vị ngữ Cần phan biét thuat ngit vj wr trong cấu trúc ngữ nghĩa với vị từ (predicative) trong cầu trúc ngữ pháp Trong ngữ pháp, đối với các ngôn ngữ không biến đổi hình thái như tiếng Việt, vị từ là tên gọi chỉ lớp từ chung gồm động từ và tính từ căn cứ vào khả năng thông dụng trong chức năng vị ngữ của chúng trong một số trường hợp không thể phân biệt được Còn trong cấu trúc nghĩa, vị từ thuộc phạm trù chức năng - nghĩa Trong các ngôn ngữ Án Âu, nó được thể hiện

bằng một động từ Còn trong tiếng Việt, nó có thể là một động từ, tính từ, đôi khi là

đại từ hoặc danh từ hay từ chỉ quan hệ Ví dụ: (8) Bình minh lên { 19, tr 6} (VT là động từ)

(9) Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà {8, tr LI} (VT là từ chỉ quan hệ)

Trang 34

câu Giữa VT và các TT có mối quan hệ tác động lẫn nhau Mỗi loại VT sẽ quy định

số lượng và loại TT đi kèm với nó Dựa vào số lượng TT mà VT ấn định, có thể chia

VT thành các loại sau:

- VT không đòi hỏi TT nào (vô /rj - avalents) Trong tiếng Việt, loại câu đặc biệt có thể xem là minh chứng cho trường hợp này Ví dụ:

(11) Nẵng {39, tr 70}

(12) Bao! {36, tr 274}

- VT doi hỏi một tham thé (don tri - monovalents) đó là các VT trang thai, tinh chất, đặc điểm, một số VT hoạt động Những VT này chỉ cần TT chủ thể mang trạng

thái, đặc điểm Ví dụ:

(13) Lúc nào họ cũng hót hải, vội vàng mà chả đâu vào đâu {19 tr 6} (VT chỉ đặc điểm)

(14) Tôi quay lại { 12 tr 148} (VT chỉ hoạt động)

- VT đòi hỏi hai TT (song frị - bivalents) bao gồm các VT tác động, VT quan hệ, VT cảm nghĩ Ví dụ:

(15) Xe chú là xe văn công à? { 12, tr 148} (VT quan hệ) (16) Thằng anh nhìn em { 19, tr 12} (VT tác động)

- VT đỏi hỏi ba TT (am ứrị - trivalents) bao gồm các VT mang ý nghĩa trao

tặng, sai khiến, dời chuyền Ví dụ:

(17) Thằng anh đặt chiếc ô tô bé xíu và thằng siêu nhân xuống sàn nhà {19, tr 15} (VT dời chuyền) (18) Ngày mai, em bảo chị Ba đọc cho em nghe nhé { 19, tr 15} (VT sai khiến) b Tham thể Tham thể (tham tổ) (participants) “rong ngữ nghĩa học, các chức năng gắn cho “khách thể”, “tiếp thể” khi phân tích câu vẻ mặt nghĩa biểu hiện ” [9, tr 516] Hay nói cách khác, TT

các danh từ hay các ngữ danh từ bên trong một câu, như vai “tác thể

là các thực thể xoay quanh VT Để diễn tả một nội dung tron ven, VT cần có các TT xoay quanh, mỗi TT sẽ đảm nhận một vai nghĩa nào đó Đa số các TT được cấu tạo từ một danh từ (cụm danh từ) hoặc đại từ nhân xưng Căn cứ vào chức năng nghĩa của các TT

trong mối quan hệ với VT, có thể chia TT thành hai loại: điễn rổ (DT) và chu t6 (CT)

Trang 35

dung nghĩa của vi từ, mà nếu thiếu đi thì cái sự tình hữu quan không thê được thực hiện, không còn là nó nữa" [46, tr 113] Như vậy có nghĩa là mỗi loại VT sẽ được đặc

trưng bởi một loại và một số lượng diễn tố nhất định Ví dụ: So sánh hai câu sau: (a) Tôi mở cửa

(b) Cửa vẫn mở

Cả hai câu đều có VT mở nhưng chúng lại có đặc trưng khác nhau và biểu thị những sự tình khác nhau Trong (a), ta có một sự tình hành động, VT ở mang đặc trưng [+ Chủ ý], [+ Động], có hai diễn tổ (zôi, cửa) Đó là hành động của một chủ thể có ý thức (zôi) và mang tính động Còn trong (b), là một sự tình trạng thái, VT mở lúc này mang đặc trưng [- Động], [- Chủ ý], có một diễn tố (cửa)

Một số loại diễn tố thường gặp là: hành thể, đối thể, tiếp thể, nghiệm thể, đích thể Ví dụ: (19) Họ sẽ gửi cho Điền những bức thự xinh xinh ướp hoa {8, tr 110} Hành thể Tiếp thể Đối thể (20) Ÿ quặng chai rượu VỠ xuống ruộng (8, tr 138} Hành thể Đối thể Đích

~ Chu tổ (circonstan0 là những thực thể xuất hiện trong sự tình, song sự có mặt của chúng không do VT đòi hỏi mà do tình huống, hoàn cảnh quy định Cho nên, chúng không có tác dụng xác định đặc trưng cho các loại VT, cho cấu trúc VT - TT, cho loại sự tình được phản ánh Chúng thường biểu thị các ý nghĩa về thời gian, cách thức, phương tiện, mục đích, nguyên nhân Ví dụ:

(21) Chị thở đánh sượt (Nước mắt giàn giụa trên khuôn mặt méo xệch) { 19, tr 17}

Cấu trúc nghĩa miêu ta của câu trên được phân tích như sau: VT hoạt động: /hở, và một diễn tố: eh¿ - hành thể Sự có mặt của TT này là do ý nghĩa của VT /hở đòi hỏi,

nếu thiếu nó, cấu trúc nghĩa của câu trên sẽ khơng hồn chỉnh, khó tồn tại Còn sự có

mặt của chu tố biểu thị cách thức đánh sượt chỉ bỗ sung chỉ tiết cho cấu trúc nghĩa và nếu thiếu nó thì cấu trúc nghĩa nòng cốt chị thở vẫn tồn tại được Mặc dù, xét về chức năng thông tin thì chính vai nghĩa này lại tỏ ra thiết yếu hơn bản thân các diễn tố có mặt trong sự tình vì nó thể hiện được tâm trạng buồn đến tuyệt vọng của chủ thé chi trong phát ngôn trên

Diễn tố sẽ đi theo những VT nhất định và xuất hiện trong những sự tình nhất

Trang 36

+ Nó làm thoăn thoắt (+) + Nó ngủ thoăn thoắt (-)

Sự phân chia diễn tổ và chu tố chỉ có tính tương đối Một diễn tố trong một sự tình này có thể lại là một chu tố ở sự tình khác Ví dụ:

(2) Hôm nay, cậu có chuyện gì bực ở cơ quan phải không ? { 19, tr 44) (chủ tố)

(23) Hôm nay là thứ tư (diễn tô)

Các chu tố thường gặp trong sự tình là: /hời gian, không gian, cách thức, phương tiện, mục đích Ví dụ:

(24) Tuân sau, cháu vào Sài Gòn công tác, nhập rồi xuất hạt điều {19, tr 45}

(thoi gian)

(25) Hôm kia tự nhiên cậu may dung đùng đèo nó về {19, tr 50} (cách thức) Van dé về vai nghĩa của các TT trong cấu thúc nghĩa miêu tả cũng được chúng tôi quan tâm xem xét vì nó có liên quan trực tiếp đến những vấn đề được giải quyết trong luận án Về vai nghĩa, xung quanh vấn đề này cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau Vấn đề tên gọi và danh sách các vai nghĩa cũng chưa được thống nhất Về tên gọi, vai nghĩa đã được nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đề cập tới với nhiều tên gọi khác nhau như quan hé nghia (thematic relations), vai tham thé (participant roles), cach sdu (deep cases), cach ngit nghia (semantic case/roles), vai

ngữ nghĩa (theta roles) Trên thê giới, Fillmore (1968) đã đề nghị một danh sách

những cách sâu/cách ngữ nghĩa (deep cases) Danh sách các vai nghĩa đã được nhiều nhà ngôn ngữ bổ sung (Chafe, Dik, Dixon, Pason ), tuy nhiên cho đến nay vẫn là danh sách để ngỏ Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thiện Giáp [39] đã tổng kết những

Trang 37

Bảng 1: Các vai nghĩa trong cầu trúc vị từ - tham thể

STT | TEN GOI NOI DUNG VIDU

1 Hành thê (người hành | Chủ thê của một hành động mà | Nó chạy động - actor) nó vừa là người tác động vừa là

người bị tác động

2 Tác thé (người tác | Chủ thê của một hành động gây | Nó đánh tôi động - agent) ra một tác động đến một đối

tượng nào đó

3 Doi thé (ngườivật bị | Đôi tượng chịu sự tác động dẫn | Tôi trộn bột với đường tac déng - patient) đến thay đổi vị trí hoặc trạng

thái

4 Nghiệm thê (người thê | Chỉ vai trải qua hoặc gánh chịu | Nó buồn nghiệm - experiencer) | một trạng thái nội tại

5 Lực tác động (force) Chỉ sức mạnh tự nhiên tác động | Gió quật đó cây lên một vật gây nên một quá trình

6 Tiêp thể (người nhận - | Chỉ đích của sự chuyên giao Tôi cho nó cái bút recipient) 7 Đắc lợi thể | Vai chịu tác động có lợi trong | Cô ấy day nó chơi đàn (Beneficiary) hành động do động từ biểu thị § Thu thé/bi hai thé Vai chịu tác động bât lợi trong | 7ôi đạp nó một cái (kẻ chịu đựng - | hành động do động từ biểu thị meleficiary) 9 Tao thé Vật được sinh ra do kêt quả của | Tôi viết sách (vật tạo tác - | hành động do động từ biểu thị Complement) 10 | Nguồn (source) Nơi khởi phát của sự dịch | Ông ấy từ Hà Nội đền chuyền

11 Dia diém (Place) Noi su tinh được diễn ra Sông cho tôm và cho cá

12 | Dich (goal) Diém tột cùng của sự di | Tôi đi Hà Nội chuyền

13 | Công cự (inrument) Vai mà tác thê sử dụng đề thực |Họ nói chuyệnbăng

hiện hành động tiếng Anh

14 | Thời gian (time) Chỉ thời điêm, thời lượng, | Ngày mái, mẹ về khoảng cách thời gian của trạng

thái hay hành động do động từ

biểu thị

15 | Phương thức (manner) | Chỉ phương thức/cách thức thực | Mặt đeo kính đen, ông ta hiện hành động bước đi oai vệ

Trang 38

miêu tả của câu Sự tình và nghĩa miêu tả không đồng nhất nhưng chúng có mối quan

hệ mật thiết Đề xác định nghĩa miêu tả của phát ngôn, cần xác định nó thuộc loại sự

tình nào và ngược lại, để xác định loại sự tình của phát ngôn cần xem xét nghĩa miêu tả của phát ngôn đó

Hiện thực khách quan khi được phản ánh vào câu trở thành nghĩa miêu tả của câu thông qua cách tri nhận của con người Mà hiện thực khách quan thì muôn màu muôn vẻ, do vậy, việc xây dựng hệ tiêu chí đề phân loại sự tình (cũng là việc phân loại câu trên bình diện ngữ nghĩa) và áp dụng chúng vào việc phân loại sự tình chưa có một

sự thống nhất tuyệt đối Quan tâm đến bình diện nghĩa, các nhà ngôn ngữ học hiện đại,

trong các công trình nghiên cứu về câu nói riêng, về ngôn ngữ học nói chung đã đưa ra những hệ thống sự tình và câu biểu hiện sự tình được phân loại trên bình diện nghĩa căn cứ vào những tiêu chí khác nhau Tiêu biêu có các quan điêm của S.C Dik, M.A.K Halliday, Cao Xuân Hạo, Hoàng Văn Vân

Sự phân loại cúa S.C Dik (1981) Theo Dik,

trong đó có hai loại thông số cơ bản: tính năng động (dynamism) và tính chủ động (control)” [Dan theo 46, tr 91] Dựa theo tiêu chí [+ Động] có thể phân biệt sự tình động và sự tình không động (tĩnh) Dựa trên tiêu chí [+ Chủ ý| lại phân biệt sự tình ic sy tình có thể phân ra nhiêu loại hình căn cứ trên một thông só

chủ ý và sự tình không chủ ý Kết hợp hai tiêu chí trên sẽ có bốn loại sự tình, được

diễn đạt bằng biểu đồ sau: SỰ TÌNH + Động - Động BIEN CO TINH THE + Chủ động | Hành động Tu thé - Chủ động Quá trình Trạng thái [Dan theo 46, tr 92] Diễn giải biểu đô trên, chúng ta có bón loại sự tình sau: ~- Một sự tình động và có sự chủ động thì gọi là một sự tình hành động (action) Vi du:

(26) Chang xua tay {19, tr 129}

Trang 39

(27) Téi trở thành một người khác { 19, tr 470} ~ Một sự tình tĩnh và có sự chủ động gọi là một sự tình tư thế (position) Ví dụ: (28) Mẹ nằm bẹp, bồ thì già sọp { 19, tr 98} ~ Một sự tình tĩnh và không chủ động gọi là một trạng thái (state) Ví dụ: (29) My dep {19, tr 93}

Quan điểm của M.A.K.Halliday (1985)

M.A.K Halliday không gọi bằng thuật ngữ sự rìn mà dùng thuật ngữ quá trình (process) trên nguyên tắc mỗi quá trình gồm ba thành phần: chính quá trình; các tham thé trong quá trình, các chu cảnh liên quan đến quá trình “Những thành phân này cung cấp khung tham chiếu để giải thích kinh nghiệm của chúng 1a về những gì đang diễn ra” [45, tr 208] Từ đó, M.A.K Halliday đề nghị ba kiểu quá trình khái quát nhất như sau:

~ Các quá trình vật chất (waerial processes), phản ánh thế giới vật chất Ví dụ:

(30) Con don nôi bánh trôi Tau di {19, tr 60}

- Các quá trinh tinh than (mental processes), phản ánh thế giới ý thức Ví dụ: 1) Em yêu anh ấy và anh ay cting yéu em {19, tr 106)

- Các quá trình quan hé (relational processes), phan ánh các mối quan hệ trừu tượng Ví dụ:

(32) Đây là tiền hàng tiên chợ {19, tr 118}

Bên cạnh đó là ba quá trình chuyển tiếp:

- Quá trình hành vi (behavioural processes), chuyền tiếp giữa quá trình vật chất

và quá trình tỉnh than Ví dụ:

(33) Chị lại the dai {19, tr 124}

- Quá trình phát ngôn (verbal processes), chuyén tiếp giữa quá trình tỉnh thần và quan hệ Ví dụ:

(34) Mọi người hồi con gái làm việc gì {19, tr 125}

- Quá trình hiện hữu (existential processes), chuyền tiếp giữa quá trình vật chất và quan hệ Ví dụ:

(35) Có tiếng cười nói ở phòng bác sĩ trực (19, tr 58}

Trong Việt ngữ học, vận dụng những tư tưởng và thành tựu nghiên cứu của S.C Dik và M.A.K Halliday, các nhà nghiên cứu đã phân loại sự tình trong câu tiếng Việt theo cách riêng

Trang 40

cũng đề nghị đưa thêm sự tình tôn tại vào hàng sự tình cơ bản Theo đó, các sự tình được ông phân loại như sau:

[SU TINE — (46, tr.115]

Biên cô Tôn tại Tình hình

(rđộng) (động)

Hành động Quá trình Trạng thái Quan hệ

(+chủ ý) (-chủ ý) (nội tại) Cndi tai)

Theo sơ đồ trên, sự tình được Cao Xuân Hạo chia thành ba loại cơ bản: - Sự tình biến cố: Ví dụ: (36) Gia đình Lâm đón tôi chân tinh {55, tr 121} (Sự tình biến cố chỉ hành động) - Sự tình tồn tại: Ví dụ: (37) Chỉ có tiếng chó sửa ra tứ phía { 19, tr 66} - Sự tình tình hình: Ví dụ: (38) Bồ chết thật rồi {19, tr 59} (Sự tình tình hình chỉ trạng thái)

Tác giả Diệp Quang Ban (2001) cho rằng “cấu frúc nghĩa biểu hiện của câu gom có phân chỉ sự thể (tác giả gọi sự thể thay cho thuật ngữ sự tình)(nêu đặc trưng hay quan hệ) và các vai nghĩa nằm trong phạm vỉ bao quát của sự thể ấy” [7, tr 24] Áp dụng cả cách phân loại của M.A.K Halliday và S.C Dik, ông chia sự thê thành các kiểu loại sau:

- Các kiểu sự thể khái quát:

+ Các sự thể vật chất (marerial), phản ánh thế giới vật lí Ví dụ:

(39) Téi mi at tay như điên trên ngực bổ {19, tr 59}

+ Các sự thé tinh than (mental), phan ánh thé giới ý thức Ví dụ: (40) Tôi thấy lòng trồng rỗng {19, tr 60} + Các sự thể quan hé (relational), phan anh cac méi quan hệ trừu tượng Ví dụ: (41) Đó là quê hương { 19, tr 63} - Các sự thể chuyên tiếp: + Các sự thể hành vi (behavioural), chuyén tiếp giữa các sự thé vat chat và các sự thể tỉnh thần Ví dụ:

(42) Tôi run ray chạy vào {19,tr 59}

Ngày đăng: 18/07/2017, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w