Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt (LA tiến sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HQC VIEN KHOA HOC XA HOI
LE THI LAM
DAC DIEM TU NGU NHA PHAT
TRONG TIENG VIET
LUAN AN TIEN Si NGON NGU HOC
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HOC VIEN KHOA HOC XA HOI
LE THI LAM
DAC DIEM TU NGU NHA PHAT TRONG TIENG VIET
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYEN VAN KHANG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa
được công bố trong bat ki công trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CỨU
1.1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU NGƠN NGỮ PHẬT GIÁO TRÊN THÊ GIỚI 2-2 ®S®+EE£EE£EEEEEEEEESEESEESEEEEEEEEEEErrkerrrerk 7
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGƠN NGỮ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
¬ 11
1.3 TIỀU KÉT CHƯNG L -:2- 52+ E+EEEEEEEEESEEetEEeEErrrkerree 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN 23 2.1 ĐẶC ĐIÊỄM PHƯƠNG NGU XA HOI CUA NGON NGỮ TƠN GIÁO
¬— 23
2.2 MOT SO VAN ĐẺ CỦA TỪ VÀ TỪ TIÉNG VIỆT - 30
2.3 KHÁI QUÁT VẺ PHẬT GIÁO VIỆT NAM - s5: 39 2.4 KHÁI QUÁT VÈ TỪ NGỮ PHẬT GIÁO . -2- + s+xs+cse¿ 43 2.5 TIỀU KÉT CHƯƠNG 2 52 eS‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkerkee 44 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIÊM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ NHÀ
PHẬT TRONG TIÉNG VIỆTT - 2 5z t+EEE£EE+SEEtEEEEEEtEEEtEEetrkerreerrree 45
3.1 DAC DIEM TU VỰNG CỦA TỪ NGỮ NHÀ PHẬTT 45 3.2 BAC DIEM NGU NGHĨA CỦA TỪ NGỮ NHÀ PHẬT TRONG TIÉNG VIỆT 5 sẻ
3.3 TIEU KET CHUONG 3
CHƯƠNG 4: DAC DIEM SU DUNG TU NGU NHÀ PHẬT TRONG
TIẾNG VIỆTT - 2© + k+SEEEEEE+EEEEEEEEX211711111111111E1111117111111 111 11x11 88 4.1 DAT VAN DE.uvceccccccssssessesssessecssesssessvsssessscsseesusssvessessssssesaneseesseesnense 88
4.2 DAC DIEM SU DUNG TU NGU NHA PHẬT TRONG GIAO TIEP ĐỜI SÓNG XÉT THEO PHÂN TÀNG XÃ HỘI -¿ 89 4.3 DAC DIEM SU DUNG TU NGU NHÀ PHẬT TRONG GIAO TIẾP GIA DINH VA XA HOD oi eececcescescsssesssssessesssessesuesecssessssstsstssssessssnessesseenes 95 4.4 ĐẶC ĐIÊM SỬ DỤNG TỪ NGỮ NHÀ PHẬT TRONG TAC PHAM VĂN HỌC - G5 SeSkEE3111115111121111111111.1111151111 1111111111111 1y 4.5 TIEU KET CHUONG 4
Trang 5MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Với sự xuất hiện của phương ngữ học xã hội, ngôn ngữ xã hội
hướng tới việc nghiên cứu ngôn ngữ của các nhóm xã hội, cũng như của các
các tầng lớp xã hội Tương tác giữa ngôn ngữ và xã hội là tương tác đa chiều, liên tục và biến động không ngừng Cùng với sự phát triển của xã hội, sự chuyên di liên tục của các nhóm xã hội, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội ngày càng trở nên gắn bó khăng khít Vì vậy, phương ngữ học xã hội có một không gian nghiên cứu rộng Trong không gian nghiên cứu đa dạng đó, hàng loạt các vấn đề được đặt ra, trong đó đáng chú ý là § nhân tơ của sự phân tầng
xã hội tác động đến giao tiếp làm nên 8 phương ngữ xã hội phổ biến đã và
đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của ngôn ngư học xã hội là: 1/ ngôn ngữ và tuổi; 2/ngôn ngữ và giới; 3/ngôn ngữ và quyền lực/địa vị; 4/ ngôn ngữ và giáo dục/ học vấn; 5/ ngôn ngữ với việc thu nhập (giàu-nghèo); 6/ ngôn ngữ và nghề nghiệp; 7/ ngôn ngữ và vùng miền; 8/ ngôn ngữ và tôn giáo
1.2 Coi ngôn ngữ tôn giáo là một loại phương ngữ xã hội, ngôn ngữ
học xã hội nghiên cứu mối quan hệ tương tác hai chiều giữa ngôn ngữ và tôn
giáo: Sự ảnh hưởng của tôn giáo đến ngôn ngữ, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ đưới tác động của nhân tố tôn giáo Đồng thời, ngôn ngữ với tư cách là công cụ truyền đạo, góp phần vào thúc đầy, quảng bá tôn giáo
Việt Nam có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó Phật giáo là tôn giáo
có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến đời sống xã hội từ nhiều thế kỉ Phật giáo
ngày càng có sức bám rễ sâu rộng trong lòng người dân Việt bởi đặc tính từ bi
bác ái Một trong những mục đích chính của Đạo Phật là phổ độ chúng sinh
Trang 6dân tộc Việt Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam
Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đến đạo lý, thầm mỹ, lời ăn tiếng
nói đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư tưởng Phật giáo Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam, năm 2009 có gần 6.802.318 tín đồ Phật
giáo Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45
triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường Như vậy, số lượng
các Phật tử và các chùa chiền, tự viện ở Việt Nam rất nhiều Điều này cho
thấy tác động mạnh mẽ của Phật giáo đến đời sống người Việt
Hơn hai nghìn năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo có sức ảnh hưởng rộng lớn đến mọi mặt đời sống của người Việt, trong đó có ngôn ngữ Trong mối quan hệ tương tác giữa văn hóa Phật giáo và tiếng Việt theo suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam, không thể phủ nhận vai trò của tiếng Việt đối với việc truyền bá, mở rộng Phật giáo ở Việt Nam và, theo chiều ngược lại là, vai trò của Phật giáo đối với sự phát triển của tiếng Việt Tuy nhiên, cho đến nay, tuy
đã có những nghiên cứu ít nhiều về ngôn ngữ Phật giáo ở Việt Nam nhưng hầu
như chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự thâm nhập hoạt động của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt Đây chính là lí do, chúng tôi chọn đề tài Đặc
điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu Đặc điển của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt
luận án góp phần vào nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ Phật giáo trong tiếng
Việt, cụ thể là chỉ ra được các đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và cách sử dụng
của từ ngữ nhà Phật Thêm vào đó, luận án muốn góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo nói chung, ngôn ngữ và Phật giáo nói
Trang 72.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: - Xây dựng cơ sở lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và Phật giáo - Nêu lên những đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt
- Tìm ra đặc điểm sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt
- Từ những đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của từ ngữ
nhà Phật trong tiếng Việt, luận án chỉ ra tác động của ngôn ngữ Phật giáo đối
với tiếng Việt
3 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt nhằm chỉ ra các
đặc điểm cấu trúc và đặc điểm sử dụng của nhóm từ ngữ này Vì thế, đối
tượng nghiên cứu của luận án là các đơn vị từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt
Cụ thể:
- Những từ ngữ nhà Phật được sử dụng trong tiếng Việt có nghĩa giống với nghĩa được sử dụng trong các văn bản Phật giáo, trong từ điên Phật giáo
- Những từ ngữ nhà Phật được sử dụng trong tiếng Việt có nghĩa khác so với nghĩa trong các văn bản Phật giáo, trong từ điển Phật giáo
- Những từ ngữ nhà Phật được sử dụng trong tiếng Việt có nghĩa thu hẹp/ mở rộng so với nghĩa trong các văn bản Phật giáo, trong từ
điển Phật giáo
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt chiếm số lượng đáng kể Do đó, luận án khoanh vùng nghiên cứu là các đơn vị từ ngữ nhà Phật cùng xuất hiện trong các cuốn từ điển dưới đây:
1/ Từ điển Phật học Hán Việt, (Tập I, 1992, Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
Trang 83/ Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2010, Hoàng Phê (chủ biên))
3.3 Tư liệu nghiên cứu
Luận án được triển khai trên cơ sở khai thác các tư liệu sau:
1/ Các từ ngữ nhà Phật được thu thập các cuốn từ điển sau: Từ điển
Phật học Hán Việt, Tập I (Giáo hội Phật giáo Việt Nam); Từ điển Phật học
Hán Việt, Tập II (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) Trong hai cuốn Từ điển Phật học này, chúng tôi chỉ lựa chọn những từ ngữ đồng xuất hiện trong Tir điển tiếng Việt
2/ Các từ ngữ nhà Phật được thu thập trong cuốn Từ điển tiếng Việt
(2010), Hoàng Phê (chủ biên) của Viện Ngôn ngữ học Trong cuốn từ điển này chúng tôi lựa chọn những từ ngữ: l Những từ ngữ được chú thích, hoặc giải thích trong Từ điển tiếng Việt là "theo Phật giáo" hoặc "theo quan niệm
của đạo Phật"; 2 Ý nghĩa và phạm vi sử dụng của các từ ngữ này có liên quan đến Phật giáo hoặc thuộc về Phật giáo
4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Với mục đích chỉ ra đặc điểm cấu trúc và đặc điểm sử dụng của từ ngữ
nhà Phật trong đời sống, luận án sử dụng những phương pháp và thủ pháp sau: - Phương pháp điều tra khảo sát văn bản: Phương pháp này có mục đích thu thập các từ ngữ nhà Phật được sử dụng trong các văn bản Phương pháp này cung cấp những sở cứ cho luận án
- Phương pháp miêu tả: Trong phương pháp miêu tả, chúng tôi sử dụng các thủ pháp sau:
Trang 9+ Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa: Khi so sánh các đặc điểm của từ ngữ nhà Phật với từ ngữ toàn dân, chúng tôi dùng thủ pháp phân tích, trong đó thủ pháp phân tích thành tố nghĩa, được dùng khi khảo sát những nhóm từ cụ thể
+ Thủ pháp thống kê và phân loại: Thủ pháp thống kê và phân loại cũng
được chúng tôi sử dụng khi đặt từ ngữ nhà Phật vào quan hệ nhiều chiều Nghiên cứu bất cứ một nhóm từ nào đấy không phải là nghiên cứu rời rạc mà phải đặt chúng trong những quan hệ nhất định Vì thế, từ ngữ nhà Phật sẽ
được chúng tôi đặt trong mối quan hệ với từ ngữ toàn dân
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã chỉ ra các đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa, đặc điểm sử dụng
của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt Những kết quả nghiên cứu này có thể góp phần giải quyết những vấn đề lí luận của ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học xã hội nói riêng Ngoài ra, luận án cũng mang những ý nghĩa thực tiễn nhất định như: lưu giữ và phát triển Phật giáo; phục vụ công tác học tập và giảng dạy ngôn ngữ
6 Ý nghĩa của đề tài
6.1 Ý nghĩa lí luận
Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nhà Phật trong tiếng Việt sẽ góp phần giải quyết những vấn đề lí luận của ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học
xã hội nói riêng Cụ thê là:
VỊ trí, vai trò của từ ngữ nhà Phật trong ngôn ngữ toàn dân và trong đời sống hàng ngày
Sự giao thoa giữa ngôn ngữ nhà Phật và ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày với các biến thê của nó
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề về lí luận, đề tài còn mang những ý
nghĩa thực tiễn sau đây:
- Góp phần lưu giữ và phát huy giá trị riêng của Phật giáo trong truyền
Trang 10- Góp phần phục vụ công tác học tập và giảng dạy ngôn ngữ học xã hội nói riêng, ngôn ngữ học nói chung trong nhà trường
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
gồm 4 chương:
Chương 1: Ti ống quan tình hình nghiên cứu
Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước của từ ngữ nhà Phật
Chương 2: Cơ sở lí thuyết của luận án
Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án gồm: 1/ Đặc điểm phương ngữ xã hội của ngôn ngữ tôn giáo; 2/ Một số vấn đề của từ và từ tiếng Việt; 3/ Khái quát về ngôn ngữ nhà Phật
Chương 3: Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt
Trong chương này, luận án sẽ nêu lên những đặc điểm từ vựng (đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nguồn gốc), đặc điểm ngữ nghĩa (các trường từ vựng và sự thay đôi nghĩa) của các từ ngữ nhà Phật được sử dụng trong tiếng Việt
Chương 4: Đặc điễm sử dụng từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt
Trang 11CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU NGON NGU PHẬT
GIAO TREN THE GIOI
Ngôn ngữ Phật giáo được quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu của thé kỉ XX và chính thức được nghiên cứu từ giữa thế kỉ XX Các tác giả tiêu biểu cho nghiên cứu ngôn ngữ Phật giáo có thể kế đến: Sthavira, Huntington, Lương Hiểu Hồng (1994) Nghiên cứu về ngôn ngữ Phật giáo chủ yếu xoay quanh các vấn đề như: nguồn gốc của ngôn ngữ Phật giáo, nghiên cứu ngôn ngữ Phật giáo ở góc độ từ ngữ (chủ yếu ở góc độ từ vựng), nghiên cứu vai trò của từ ngữ nhà Phật đối với sự phát triển từ vựng của một ngôn ngữ hoặc vai trò của từ ngữ Phật giáo đối với nền văn hóa dân tộc
Thứ nhất là nguồn gốc của ngôn ngữ Phật giáo Về vấn đề này có 3 luồng ý kiến như sau:
Luông ý kiến thứ nhất: Tam Tạng Phật giáo, được viết bằng tiéng Pali Do đó, Phật tử Ấn Độ nói chung và những người nghiên cứu Phật giáo nói riêng có một sự quan tâm đặc biệt đối với tiếng Pali Theo thượng tọa bộ (Sthavira) thì tiếng Päli, tiếng nói của người dân vùng Trung Ấn, chính là ngôn ngữ của Đức Phật Có thể thấy quan niệm này trong các công trình [65], [66]
Luéng ý kiến thứ hai: Ngôn ngữ trong các cuốn Kinh Phật là phương ngữ ở những vùng mà Đức Phật đã đi qua Những người theo quan niệm này cho rằng: Päli là phương ngữ của dân tộc phía Tây, đúng hơn là Trung Tây của Trung Ấn Trong khi chính Đức Phật lẽ ra phải dùng một phương ngữ của
miền Đông, tiếng nói địa phương của vùng mà ngài đã đi qua Nhiều lời nói
của Đức Phật được ghi lại bằng ngơn ngữ miền Đơng Ngồi ra, ngôn ngữ
Trang 12phương ngữ miền Đông sang phương ngữ miền Tây Do vậy, có thể khẳng định rằng tiếng nói Đức Phật đã được chuyền thành phương ngữ của
những vùng mả tăng sĩ Phật giáo đi qua
Luồng ý kiến thứ ba: Các văn bản Phật giáo đã được lưu giữ trong ít nhất là 4 ngôn ngữ tiếng Ấn sau: 1/ Classical Sanskrit (Phạn Cổ Điển: Tiếng Phạn chuẩn tức tiếng Phạn đã được chuẩn hóa); 2/Middle Indic (một ngôn ngữ Indic miền Trung Ấn: Đây là ngôn ngữ chuyền tải phần lớn tác phẩm Phật giáo); 3/ Prakrit Dharmapada (là phương ngữ dựa trên một Middle Indic
miền Tây Bắc); 4/ Buddhist Hybrid Sanskrit (Hầu hết các tác phẩm Phật Giáo
Bắc Ấn Độ (Bắc truyền, Bắc tông, Đại thừa) được viết bằng Middle Indic
Ngôn ngữ Buddhist Hybrid Sanskrit chủ yếu dựa trên một phương ngữ Middle Indic cé xua, đồng thời chứa nhiều tiếng địa phương của các Middle Indic khac Middle Indic cũng chịu ảnh hưởng sâu xa bởi tiếng Phạn khiến cho nhiều tác phẩm viết bằng Middle Indic vẫn được gọi một cách đơn giản là “tiếng Phạn”)
Cùng với những tranh luận về ngôn ngữ gốc trong các cuốn Kinh Phật, ngôn ngữ Phật giáo còn được quan tâm ở vấn đề sử dụng, khi chuyển sang các nước khác, Kinh Phật từ tiếng Phạn được dịch như thế nào Trong bài viết Language use in Buddhism (Su dung ngôn ngữ trong Phật giáo), tác gia M S Thirumalai đã tổng kết các ngôn ngữ được sử dụng trong Phật giáo bao gồm các ngôn ngữ: tiếng Pali, tiếng Sankrit, cá tiếng Pali và tiếng Sankrit, tiếng địa phương, tiếng Koan [69] Nói tóm lại các nhà truyền giáo để truyền đạt được mục đích Phật giáo của mình cần phải biết kết hợp sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau
Trang 13Scholasticism (Phật giáo và Ngôn ngữ: nghiên cứu trường hợp Tây Tạng Kinh
Viện - Án Độ) [S0], C.W Huntington đã nghiên cứu Phật giáo và ngôn ngữ
trong trường hợp Tây Tạng Tác giả đã chỉ ra được các phương pháp để dịch các khái niệm triết học của Phật giáo sang các ngôn ngữ Cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ Phật giáo trong một trường hợp cụ thể là các Kinh Viện ở Tây Tạng
Thứ hai về nghiên cứu từ ngữ Phật giáo từ góc độ từ ngữ, có thể kê đến
các công trình nghiên cứu của các tác giả sau: 3# lš #I (Lương Hiểu Hồng, 1993, 1994), # # (Tưởng Viên) Ở góc độ này, các tác giả thường quan tâm
đến từ ngữ Phật giáo ở bình diện cấu trúc Vấn đề các tác giả quan tâm chính là phân loại từ ngữ Phật giáo
Trong tiếng Hán, Lương Hiểu Hồng là tác giả đầu tiên nghiên cứu và
phân tích toàn diện cau trúc của từ ngữ Phật giáo trong tác phẩm ## & 14]
#9 U ñ Z 3V lŸ lL AY & RE (Câu trúc của từ ngữ Phật giáo và sự phát
triển của tiếng Hán) (1994) Theo tác giả, từ ngữ Phật giáo gồm 6 loại: từ phiên âm, từ hỗn hợp (Hán + Phạn), từ dịch nghĩa, từ ngữ tiếng Hán được Phật hóa, thành ngữ Phật giáo và tục ngữ Phật giáo
Tác giả ## #š (Tưởng Viên) đã bàn đến đặc trưng văn hóa và loại hình
của thành ngữ, tục ngữ Phật giáo trong công trình 3W ì# {# HR BiB AY % #!
5 % 1È †# ff (Đặc trưng văn hóa và loại hình của thành ngữ và tục ngữ Phật
giáo tiếng Hán) Như vậy, nghiên cứu từ ngữ Phật giáo trên thế giới đã có những cái nhìn tổng quát, đã bước đầu khẳng định được vai trò, vị trí của từ ngữ Phật giáo trong hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo
Trang 14đối với ngôn ngữ đời sống và văn hóa, có thể kế đến các tác giả: %8 lš ýF
(Lương Hiểu Hồng, 1994), # Ø# (Vương Mach, 2006), # # (Hoang Quan,
2007) Các học giả nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo đã khẳng định, Phật giáo đã đi vào các quốc gia và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa nói chung, ngôn ngữ
nói riêng Sự ảnh hưởng này có thê khái quát thành 4 điểm chính là: tạo ra
nhiều từ ngữ mới; phát triển ngữ nghĩa mới; làm giàu phương thức cấu tạo của từ; tính khẩu ngữ của từ vựng Phật giáo Những tác giả nghiên cứu về vẫn
dé này có thê kế đến như Lương Hiểu Hồng (1994) trong bài viết Ø7 #4 Z# #
Xf ÈX lf' Úú f lí (Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán), tác giả Vương Mach (2006) trong bai viet f A Xf 2K i ie] 1 Me IY TR Br (Dau
vết của sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với từ vựng Hán); tác giả Hoàng
Quan (2007) trong bai viet Hf Xf 2K oF if iF ý # !fíf (Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán) Các bài viết của các tác giả trên đều khẳng
định Phật giáo ảnh hưởng đến từ ngữ tiếng Hán ở các góc độ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; làm phong phú cho từ ngữ tiếng Hán, mở rộng, thu hẹp nghĩa của các từ ngữ tiếng Hán
Trang 15điểm từ ngữ Phật giáo trong một ngôn ngữ cụ thể và tác động của từ ngữ Phật giáo đến từ ngữ đời sống Vì vậy, chúng tôi thực hiện luận án này với mong muốn lấp một phần chỗ trống về nghiên cứu ngôn ngữ Phật giáo ở Việt Nam
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu ngôn ngữ Phật giáo ở Việt Nam chưa nhiều, nhưng có thể
thấy vấn đề này đã được tìm hiểu ở các lĩnh vực sau:
Thứ nhất là nghiên cứu ở góc nhìn từ ngữ, gồm các tác giả sau: Thich
Nguyên Tạng (2003), Huỳnh Ngọc Chiến (2008), Phạm Mạnh Lương (2000), Nguyễn Trọng Phu (1999), Nguyễn Cung Thông (2006), Trương Thị Diễm (2011, 2013), Thích Thông Huệ (2011, 2013), Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2012), Nguyễn Thị Thanh Tuấn (2016) Trong địa hạt này, các nhà nghiên cứu đã bàn đến các vấn đề sau: ngữ âm từ ngữ Phật giáo, ngữ nghĩa từ ngữ Phật giáo, truy tìm nguôồn gốc các từ ngữ Phật giáo tiếng Việt; phân tích ý nghĩa của một từ ngữ Phật giáo cụ thé
Về ngữ âm, các tác giả nghiên cứu từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt đều khăng định rằng, các từ ngữ Phật giáo Việt Nam, số ít có cách đọc phiên của tiếng Phạn, đa số được Việt hóa theo cách đọc Hán Việt Các tác giả cũng đã khăng định có rất nhiều các biến thể ngữ âm trong từ ngữ Phật giáo
(Nguyễn Cung Thông, Nguyễn Thị Ngọc Hoa) Ngoài ra, các tác giả cũng đã
đưa đến kết luận rằng từ trong Phật giáo đa số là các từ đa âm tiết, các từ đơn âm tiết hoặc song tiết trong Phật giáo không nhiều (Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Giang)
Nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa trong luận án tiến sĩ của mình đã khảo sát từ ngữ Phật giáo chuyên dụng và từ ngữ
Phật giáo trong tiếng Việt hiện đại Trên cơ sở lý thuyết đối chiếu, lấy cơ sở
là các từ ngữ Phật giáo Hán ngữ, luận án của Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã chỉ
Trang 16án đã miêu tả và phân tích đặc điểm và vị trí của từ ngữ Phật giáo trong
tiếng Hán và tiếng Việt
Về ngữ nghĩa, các tác giả đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng: ý
nghĩa của từ ngữ Phật giáo thường sâu sắc và khó giải thích Các từ ngữ này
có thể chỉ chuyên dùng trong phạm vi Phật giáo và nhận ngay ra đó là từ ngữ Phật giáo, nhưng có những từ ngữ dùng được trong cả hai phạm vi Phật giáo và đời sống, có những từ ngữ dùng trong đời sống đã mất dấu vết Phật giáo Các tác giả đã chỉ ra nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt như trên là Nguyễn Văn Khang [44], Nguyễn Thị Ngọc Hoa [97], Vương Dĩnh [15] Không nghiên cứu tông quát các từ ngữ Phật giáo dé chi ra đặc điểm từ ngữ của hệ thống các từ ngữ này nhưng tác giả Nguyễn Thị Giang đã nghiên cứu trường hợp cụ thé cua 3 tir tam, nhân, duyên, tác giả cũng đã nhan thay: hai tir tâm và nhân trong đời thường có nhiều điểm tương đồng với nghĩa của các từ này trong Phật giáo Trường hợp từ duyên giữa nghĩa đời sống và nghĩa trong ngôn ngữ nhà Phật lại rất khác nhau Nghiên cứu từ Hán Việt được dùng trong chùa trường hợp các chùa ở Dĩ An, Bình Dương, tác giả Nguyễn Thị Thanh Tuấn đã khăng định: "Vê nghĩa chung, có thể quy về Š tiểu nhóm ý nghĩa khái quát sau: Đạo cương thường; ( ) Triết lí phong thủy, kinh dich; ( ) Phan anh cuộc sống đời thường; ( ) Những câu đối thiển môn, kính Phật, ca ngợi Quan Thế Âm Bồ Tút, cầu quốc thái, dân an; ( ) Khuyên con người dẹp bỏ tham, sân, sỉ; ( ) Ca ngợi công ơn các bậc tiền bối khai sơn lập chùa; ca ngợi vẻ đẹp chốn thiên môn" [62: tr.28]
Về truy tìm nguồn gốc của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt, các tác giả
đã chỉ ra từ ngữ Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của tiếng Pali, tiếng Phạn, tiếng Hán Tiêu biểu cho quan điểm này là tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Trang 17khác Hán" [37: tr.47] Theo các tác giả, từ ngữ Phật giáo ở Việt Nam có những từ ngữ chuyên dùng trong nhà Phật, có những từ ngữ đi vào đời sống còn nhận ra dấu vét Phật giáo, có những từ ngữ không còn nhận ra dấu vết Phật giáo Vì vậy, nhiều tác giả mong muốn phục nguyên nguồn gốc của các từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt Căn cứ các tác giả đưa ra để phục nguyên bao gồm: 1/ Căn cứ vào từ ngữ đã được xác định nguồn gốc Phật giáo; 2/ Căn cứ vào nội dung tư tưởng triết học Phật giáo; 3/ Căn cứ vào chế độ nghi quỹ trong Phật giáo; 4/ Căn cứ vào truyền thuyết và tập tục dân gian gắn liền với Phật giáo Cũng truy tìm nguồn gốc, nhưng tác giả Võ Minh Phát lại truy tìm nguồn gốc các từ ngữ xưng hô Phật giáo Tác giả viết "Qua khảo sát, thống kê của chúng tôi thì từ ngữ xưng hô trong Phát giáo Việt Nam có khoảng 150 từ, trong đó từ có nguôn góc ngôn ngữ Sankrit có 14 từ (chiếm 94), từ có nguôn sốc ngôn ngữ Hán có 81 từ (chiếm 54%), và từ có nguôn gốc ngôn ngữ Việt
có 55 từ (chiếm 37)" [53: tr.70]
Cấu tạo của các từ ngữ Phật giáo cũng được điểm đến trong một vài công trình nghiên cứu như tìm hiểu về 3 ứừ âm nhân duyên của tác giả Nguyễn Thị Giang [23], luận văn của tác giả Vương Dĩnh [18] Tác giả Nguyễn Thị Giang, trên cơ sở tìm hiểu đối chiếu 3 từ tâm, nhân, duyên trong Phật giáo và trong đời sống, tác giả đã chỉ ra đặc điểm cấu tạo của 3 từ này trong ngôn ngữ Phật giáo cũng như trong ngôn ngữ đời sống Tác giả kết luận rằng 3 yếu tố ứâm, nhân, duyên, xuất hiện ở cả từ láy, từ ghép và các cụm từ cố định trong ngôn ngữ đời thường của người Việt Tuy nhiên có
rất ít trường hợp từ láy và từ ghép đẳng lập mà chủ yếu là từ ghép chính
phụ và cụm từ Tác giả Vương Dĩnh lại chia từ ngữ Phật giáo tiếng Việt dựa trên nguồn gốc của từ ngữ gồm các loại như: từ ngữ Phật giáo tiếng
Việt có nguồn gốc tiếng Hán; từ ngữ Phật giáo Hán Việt Việt tạo; từ ngữ
Trang 18nguồn sốc (vay mượn từ Hán, Việt tạo) Vương Dĩnh cũng phân loại thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt theo phương thức cấu tạo từ gồm: cấu trúc đăng lập, cấu trúc chính phụ
Từ ngữ Phật giáo từ góc độ cấu tạo được tìm hiểu trong bài viết
Góp thêm cách hiểu về biệt ngữ Phật giáo của hai tác giả Trương Thị
Diễm và Thích Thông Huệ Trong bài viết này hai tác giả đã phân loại lớp
từ vựng biệt ngữ Phật giáo thành hai nhóm là nhóm biệt ngữ Phật giáo có
từ đồng nghĩa với vốn từ toàn dân và nhóm biệt ngữ Phật giáo không có
từ đồng nghĩa với vốn từ toàn dân Các tác giả cũng chỉ ra được các đặc điểm riêng và sự chuyển hóa trong đời sống ngôn ngữ của hai nhóm biệt ngữ Trên cơ sở những gì đã phân tích, hai tác giả đã rút ra kết luận: "Qua
tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội và khảo sát lớp biệt ngữ Phật giáo,
chúng tôi mong muốn đề xuất một cách nhìn mới vẻ biệt ngữ Phật giáo Vốn từ ngữ này cân phải được xem xét bằng cả cái nhìn lịch đại và đồng
đại mới có thể thấy hết nét đặc thù của nó " [16: tr.34] Như vậy, dù mới
ở dạng sơ thảo nhưng công trình đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khái quát về biệt ngữ Phật giáo Vấn đề biệt ngữ Phật giáo (như các tác giả đã nói) cần phải nhìn nhận ở các góc độ khác nhau mới có thể nhìn thấy hết được các đặc điểm
Xung quanh những nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt có
sự tranh luận về nguồn gốc cua tr But va Phat và việc sử dụng hai thuật ngữ
này trong đời sống
Về nguồn gốc của hai từ But và Phát có 3 quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất: Phần đông cho rằng tir “Buddha” trong Phan van
được phiên âm sang Hán văn là “Phật Đà fẰÄÈ” hoặc “Bột Đà 3! EÈ”;
và Phật là cách gọi tắt của Phật Đà, còn Bụi cách đọc trại chữ “Bội” trong
Trang 19Nguyễn Cung Thông có thể được coi là tác giả dành nhiều công sức nghiên cứu Phật học Từ góc độ ngôn ngữ tác giả đã có nhìn nhận về Bụt hay Phật? Bằng các phương pháp của ngôn ngữ học lịch sử, tác giả đã đi ngược về quá khứ đề tìm hiểu nguồn gốc của cùng một nhân vật nhưng có hai cách gọi tên khác nhau Tác giả đã cho rằng Bụt là dạng cổ (có trước) hơn Phật Tập bài viết nhiều kì của Nguyễn Cung Thông có nhiều minh chứng thú vị và
minh xac dé tim hiểu nguồn gốc của hai từ Bự và Phật nhưng vấn đề hai từ
ngữ này được sử dụng như thế nào trong thực tế vẫn chưa được tác giả quan
tâm bàn đến
Quan điểm thứ hai: But (chit Ném viét la 4) 1a cach phiên âm trực tiếp
âm tiết thứ nhất của từ Bhudha của người Việt trong giai đoạn sơ kì, khi Phật gido An D6 truyén ba vao nude ta: Bud > But Quan diém nay cho rang cach
doc Z¿¿ (là cách đọc bình dân của người Việt) đã xuất hiện trước cách
đọc Phật (là cách đọc bác học theo kinh điển Trung Quốc), để khẳng định
rằng vào buổi ban đầu, Phật giáo Việt Nam được truyền trực tiếp từ phương Nam tức từ Ấn Độ sang, chứ không phải được truyền từ phương Bắc là Trung Quốc Cách đọc PÖ4¿ là do ảnh hưởng của Trung Quốc, va cách đọc này chỉ
xuất hiện khi quân Minh sang xâm lược nước ta, tức khoảng cuối thế kỉ 15 Tác giả Vương Lực cho rằng "but la sự Hán Việt hóa của phật" [43:
tr.303] Trong bài viết Danh ứừ Bụi, tác giả Thích Nữ Chân Không đã đóng gop y kién cho tac giả Nguyễn Cung Thông Theo tác giả thì dân tộc ta đã từng gọi Buddha là Bụt ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất của Tây lịch và vẫn còn sử dụng từ ấy cho đến ngày nay trong văn chương truyền khâu Phát âm
‘Phat’ là do ảnh hưởng Trung Quốc, và ta chỉ bắt đầu phát âm như thế từ lúc
Trang 20Quan điểm thứ ba: Về từ nguyên thì 8 và Phật: đều là cách đọc khác
nhau của cùng một chữ ƒÿ trong chữ Hán mà thôi Chỉ khác là trước kia đọc
la But, sau nay doc la Phat Noi chung thi But va Phat tuy hai mà một
Quan điểm thứ tư: Phật hay But la hai cach đọc khác nhau của một từ
Từ này không phiên âm trực tiếp từ danh từ Buddha trong Phạn văn, mà thông qua ngôn ngữ trung gian của vùng Trung Á Tiêu biểu cho quan niệm này là tác giả Huỳnh Ngọc Chiến Tác giả đã dựa vào kết quả nghiên cứu của nhà Phật học Quý Tiển Lâm của Trung Quốc để trình bày mối liên quan giữa Buddha trong Phạn văn với Phật (hay But) trong Han van Tac gid két luận rằng chính vì do cách phiên âm qua trung gian của ngôn ngữ vùng Trung Á, trong khoảng trung thế kỷ, mà người Trung Quốc đã dùng từ Ph¿¿ để phiên âm từ Buddha của tiếng Phạn, chứ hồn tồn khơng phải là cách phiên âm
trực tiếp Điều này cho thấy chữ Phật có thể được doc 1a But trong thời cổ
Đây là những luận cứ khoa học về ngữ âm mà chúng tôi thấy là đáng tin cậy
hơn cả Do đó, chúng ta có thể tạm kết luận: Phật hay But la hai cach doc khác nhau của một từ duy nhất Và từ này không phái được phiên âm trực tiếp
ttr danh ttr Buddha trong Phan van, ma thông qua ngôn ngữ trung gian của vung Trung A
Về sử dung danh tir But hay Phat co thé thay có các quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất: Nên sử dụng danh từ Bụt Đại diện cho quan
niệm này là tác giả Nguyễn Trọng Phu Dựa trên cơ sở là các định nghĩa về danh từ But; viéc su dụng danh từ Z¿ theo thời gian (trong ngôn ngữ hàng ngày, trong ca dao tục ngữ, trong sách vở và kinh thánh), tác giả Nguyễn Trọng Phu đã đưa ra quan niệm của mình rằng từ Bụt thực ra đã có từ khi có đất nước nhưng bị gián đoạn sử dụng một thời gian, sau đó được đem ra sử
Trang 21Tiên, Thần và có tính cách nôm na bình dân chứ không được hàm xúc thiêng liêng như danh từ Phật Cuối cùng, Nguyễn Trọng Phu đã đưa ra kết luận rằng Bụt được cô nhân sử dụng từ rất lâu và giờ chúng ta tiếp tục sử dụng
Quan niệm thứ hai: Nên sử dụng cả danh tir But va danh từ Phái Hầu
hết các tác giả khi đưa ra quan điểm của mình đều đồng nhất ý kiến cho rằng
nén sir dung ca hai tir But và Phái Các tác giả tiêu biểu cho quan điểm này là Nguyễn Mạnh Lương, Nguyễn Cung Thông
Tác giả Nguyễn Mạnh Lương, trong bài viết mang tên Øự/ hay Phật, đã
tổng quan một số nét của Phật giáo Việt Nam thời kì xuất hiện từ 8 để làm cơ sở đưa ra luận điểm của mình Tiếp đó, tác giả đã chỉ ra thời điểm xuất hiện và ý nghĩa của từ Phật Cuối cùng, tác giả đã đưa ra kết luận của mình
rằng Bụt hay Phật đều cùng một nghĩa Cứ tùy duyên, tùy cảnh, tùy thích mà
dùng Bụt, Phật hay Boudha, Buddhã hay Bột Đà hay bat cir tir nao chi dang
Giác Ngộ đều là phương tiện diễn đạt, tự nó không phải là cứu cánh Cứu
cánh của người học Phật là tu hành làm sao để đứt cho được nghiệp quả, thoát
khỏi vòng sanh tử luân hồi
Ngoài ra còn một số bài viết nghiên cứu về các trường hợp từ ngữ Phật giáo cụ thể như chữ Tâm trong đạo Phật của tác giả Thích Chân Tuệ (2006); chữ Nghiệp trong Đạo Phật của tác giả Thích Thiện Siêu (2006), chữ Hiếu
trong Phật giáo của tác giả Thích Nhật Từ (2013); Đề nghị thống nhất chữ
Vạn trong Phật giáo của tác giả Tâm Minh Ngô Tăng Giao (2014), chữ Tâm nhà Phật và ảnh hưởng của "tâm" trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay của tác giả Ngô Thị Lan Anh (2014)
Như vậy, có thể thấy, nghiên cứu ngôn ngữ Phật giáo từ góc độ từ
Trang 22Thứ hai là nghiên cứu ở góc độ giao tiếp, có thể kế đến các tác giả sau: Thích Chân Tuệ, Thích Như Điển, Thích Giác Đẳng, Võ Minh Phat (2011), Nguyễn Thị Bích Thủy (2012) Ở góc độ giao tiếp, ngôn ngữ Phật
giáo được quan tâm nhiều nhất ở các danh xưng Đây là nội dung được các
nhà nghiên cứu quan tâm đến nhiều hơn so với các nội dung khác Cùng
bàn đến các danh xưng trong đạo Phật các tác giả đã chỉ ra xưng hô giữa các Phật tử xuất gia với nhau, giữa Phật tử xuất gia và Phật tử tại gia trong các phạm vi chính là trong khu vực chùa và ngoài chùa Ngoài các bài viết về các danh xưng của các Phật tử nói chung vừa được bàn đến có những bài viết bàn về các đanh xưng cụ thể của các Phật tử ở miền Nam, ví dụ tác giả Phạm Hoài Phong có bài viết tìm hiểu về xưng hô trong văn hóa giao tiếp Nam Bộ Bài viết đã cung cấp thông tin về một hệ thống từ xưng hô, đồng thời xác định những đặc trưng văn hóa trong cách sử dụng hệ thống ngôn ngữ này trong hoạt động giao tiếp của cộng đồng Phật giáo Bắc tông
Nam Bộ
Từ góc độ ngôn ngữ, danh xưng Phật giáo trong giao tiếp được bàn đến ở luận văn cao học 7ừ xưng hô trong Phật giáo của tác giả Võ Minh Phát (2011) Luận văn đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về các danh xưng nhà Phật trong các hoàn cảnh khác nhau
Cũng nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo trong giao tiếp, tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy trong luận văn 7? ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt đã đề cập đến các vấn đề như danh xưng trong tiếng Việt và Phật giáo, phạm vi hành chức của các danh xưng Luận văn cũng đã dành một phần quan trọng để bàn đến lớp từ ngữ Phật giáo trong sinh hoạt ở nội dung cấu trúc, ngữ
nghĩa, giá trị và sự hành chức của nó Tuy nhiên luận văn mới chỉ dừng lại ở
sự hành chức của từ ngữ Phật giáo trong ca dao, dân ca và các tác phâm nghệ thuật Sự hành chức của từ ngữ Phật giáo trong đời sống vẫn chưa được tác
Trang 23Như vậy, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Phật giáo trong giao tiếp mới chỉ dừng lại ở vẫn đề danh xưng, các vấn đề khác như từ ngữ Phật giáo khi vào tiếng Việt mang nghĩa nào, những nghĩa nào được bảo lưu, những nghĩa nào bị mất đi, những nghĩa nào được thêm vào vẫn chưa được các nhà ngôn ngữ học quan tâm
Thứ ba là nghiên cứu sự phát triển và vai trò Phật giáo đối với tiếng Việt và đời sống xã hội, có thể kế đến các tác giả sau: Nguyễn Văn Khang
(2012), Tắc Phú (2012), Thích Nguyên Tạng (2006), Nguyễn Thị Ngọc Hoa
(2012) Trong bài viết Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt, tác giả Thích Nguyên Tạng đã chỉ ra ảnh hưởng của Phật giáo đến các mặt khác nhau của đời sống người Việt như: ảnh hưởng về mặt tư tưởng, đạo lí; ảnh hưởng Phật giáo trong quá trình hội nhập văn hóa Việt; ảnh hưởng Phật giáo qua góc độ nhân văn và xã hội; ảnh hưởng Phật giáo qua các loại hình nghệ thuật Trong phần viết về ảnh hưởng của Phật Giáo qua góc độ nhân văn và xã hội, tác giả có chỉ ra ảnh hưởng của Phật giáo qua ngôn ngữ Tác giả viết "Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy
có nhiễu từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người
dùng đến kể cả những người ít học.Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ này được phát xuất từ Phật Giáo" và "Sự ảnh hưởng phật giáo không ngừng ở phạm vì từ ngữ mà nó còn lan rộng, ăn sâu vào những ca dao đân ca và thơ ca của người dân Việt Nam nữa" ĐI sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng
của từ ngữ Phật giáo đối với đời sống xã hội, tác giả Tắc Phú (tức Giác Hạnh
Nguyện ) trong bài viết Từ ngữ Phật giáo- những ảnh hưởng trong đời sống
xã hội đã viết về ảnh hưởng của từ ngữ Phật giáo đối với các lớp từ ngữ sinh
hoạt trong đời sống xã hội Bài viết chỉ ra vai trò của từ ngữ Phật giáo trong
đời sống xã hội, ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với lớp từ ngữ sinh
Trang 24tục ngữ, thơ, ca) Tác giả Tắc Phú đã đưa ra kết luận rằng nếu như trước đây, các từ ngữ Phật giáo này chỉ xuất hiện trong “bút ngữ” thì hiện nay đã được dùng qua khẩu ngữ Mọi người sử dụng từ ngữ Phật giáo không phải vì muốn
tỏ ra mình là đệ tử Phật giáo, người có nghiên cứu về Phật giáo hay vì tính
uyên bác của từ ngữ, mà chủ yếu là do nghĩa của lớp từ đó thích hợp để chuyển tải những điều mà người nói muốn thể hiện như các từ “sám hối, phiền não, thanh tịnh, hoan hỷ, an lạc, tùy hỷ, giác ngộ Từ đó có thé thay, việc sử dụng lớp từ ngữ sinh hoạt Phật giáo ngày càng đi sâu vào xã hội là do giá trị đạo lí thiết thực trong đời sống được thể hiện qua từ ngữ, giúp cho sự tồn tại của các lớp từ ngữ này ôn định, không bị mai một theo thời gian và không gian
Khang định sự ảnh hưởng của ngôn ngữ kinh điển Phật giáo đối với
tiếng Việt tiếp tục được quan tâm trong bài viết của Nguyễn Thị Ngọc Hoa, tác giả khẳng định: "Liệu phải chăng cũng có sự ảnh hưởng của ngôn ngữ kinh điển Phật giáo đối với tiếng Việt? Điều chúng ta hiện nay có thể trả lời khẳng định là: Có Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của ngôn ngữ kinh điển Phật giáo đối với tiếng Việt như thế nào, ảnh hưởng về phương diện nào (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) còn cần phải ra sức nghiên
cứu" [39: tr.33]
Tác giả Nguyễn Văn Khang (2012) đã tiếp tục tìm hiểu vai trò của
Phật giáo đối với tiếng Việt [43] Công trình đã dành một chương bàn về
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo, trong đó có bàn đến từ ngữ Phật giáo đối với tiếng Việt Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, tác giả đã chỉ ra các
biến thể khác nhau của các từ ngữ Phật giáo Tác giả đã nhận xét “Bên cạnh
những từ ngữ mang tính chuyên dụng cho nhà Phật thì có một số lượng không nhỏ các từ ngữ được sử dụng rộng rãi" [43: tr.304] Công trình cũng
chỉ ra rằng những từ ngữ Phật giáo khi đi vào đời sống tiếng Việt vừa có
Trang 25của mình tác giả đã đưa ra nhiều dẫn chứng minh xác và thú vị Công trình này đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khái quát về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo nói chung và ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Việt nói riêng
Không đi sâu nghiên cứu các từ ngữ Phật giáo, hai tác giả Trương Thị Diễm (2011) và Võ Minh Phát (2011) nghiên cứu về cách đặt tên cho các đạo để chỉ ra nét đặc trưng của văn hóa Phật giáo Các tác giả đã tập trung khảo sát cách đặt pháp danh, pháp tự, pháp hiệu trong cộng đồng Phật giáo để hiểu hơn về sự hòa quyện giữa đạo và đời qua vốn từ vựng đặc biệt này Bài viết đã chỉ ra rằng phần lớn tên đạo là tuân theo từng chữ của bài kệ đôi khi còn gửi gắm ước vọng của người thầy vào trong cách đặt tên đạo của
Phật tử Bài viết cũng đã chỉ ra nét đặc trưng của văn hóa Việt trong cách đặt tên đạo "Cách đặt tên đạo là nét đặc trưng văn hóa của Phật giáo Việt Nam
Chính điều này đã góp phan tạo nên sự đa sắc màu trong vườn hoa văn hóa
dân tộc Việt, tạo nên sự kì thụ cho những ai đặc biệt quan tâm nghiên cứu về văn hóa Phật giáo " [16: tr.520]
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy việc nghiên cứu ngôn ngữ Phật giáo trong tiếng Việt đã đạt một số thành tựu như: chỉ ra
được nguồn sốc, đặc điểm cấu tạo của một số từ ngữ Phật giáo, chỉ ra được
vai trò của từ ngữ Phật giáo đối với tiếng Việt (ở mức độ khái quát) Như
vậy, nghiên cứu từ ngữ Phật giáo nhằm tìm ra sự tác động của từ ngữ Phật
giáo đối với tiếng Việt là một việc đáng làm và góp phần khẳng định vai trò
của từ ngữ Phật giáo đối với tiếng Việt 1.3 TIEU KET CHUONG 1
Trang 26Phật giáo được Việt hóa theo cách đọc Hán Việt Khi vào tiếng Việt, từ ngữ
Phật giáo ít nhiều đều có các biến thể Mặc dù chưa khái quát được hết các
biến thể này nhưng các tác giả đã chỉ ra được một vài hiện tượng được coi là
các biến thể của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt 2/ Bàn về ngữ nghĩa, các
tác giả đã nghiên cứu được một số từ ngữ Phật giáo (Bựi, Phật, tâm, nhân,
duyên; các từ ngữ xưng hô ) và chỉ ra được các dấu vết Phật giáo có trong
các từ ngữ đó 3/ Bàn về truy tìm nguồn gốc của từ ngữ nhà Phật trong tiếng
Việt, các tác giả đã dựa vào những căn cứ khác nhau để đưa ra nhận định rằng
từ ngữ gốc Phật đa số có nguồn gốc Hán
Như vậy, mặc dù chưa nghiên cứu được hết các từ ngữ nhà Phật trong
giao tiếp, nhưng ở một số tác giả đã nghiên cứu từ ngữ xưng hô nhà Phật, đưa
ra được cách dùng của nhóm từ ngữ này trong đời sống Vai trò của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt cũng chưa được đi sâu nghiên cứu, mặc dù các tác giả đã chỉ ra được ảnh hưởng và vai trò của Phật giáo đối với đời sống người Việt Như vậy, có thé thay, nghiên cứu từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt đã đạt được những thành tựu bước đầu Những nghiên cứu bước đầu này đã đặt
nền tảng quan trọng đề chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thêm từ ngữ nhà Phật
Trang 27CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ THUYÉT LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN
2.1 ĐẶC ĐIÊM PHƯƠNG NGỮ XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ TÔN GIÁO
2.1.1 Một số vấn đề chung về phương ngữ xã hội
Phương ngữ xã hội chính là sự kết hợp giữa phương ngữ địa lí và các giá trị xã hội Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp Dựa trên các tiêu chí như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ, quê quán mỗi thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau Các đặc điểm về giai tầng xã hội sẽ được thể hiện trong cách sử dụng ngôn ngữ của các thành viên trong xã hội
Thuộc về phương ngữ xã hội có thể kế đến biến thể chuẩn và biến thể phi chuẩn Biến thể chuẩn được hình thành dựa trên co sở của phương ngữ địa
lí và được phát triển nhờ quá trình chuẩn hóa Phương ngữ được biến thể
chuẩn lấy làm cơ sở thường là phương ngữ có ánh hưởng lớn nhất trong xã hội Như vậy, biến thể chuẩn vừa là công cụ giao tiếp chung giữa các vùng phương ngữ vừa là tiêu chuẩn của các phương ngữ, là cơ sở cho các vùng
phương ngữ phát triển Quá trình hình thành biến thể chuẩn chính là quá trình
chuẩn hóa một phương ngữ Khi nói đến biến thê chuẩn chính là nói đến biến thể ngôn ngữ có uy tín xã hội cao nhất
Biến thể chuẩn còn được gọi là biến thể trội hoặc siêu phương ngữ Khi
nói đến biến thể chuẩn là có hàm ý biến thể phi chuẩn Ở một góc độ nào đó, biến thể phi chuẩn là đối lập với biến thể chuẩn ở địa vị, bản thể, chức năng
và uy tín Tuy nhiên, trong một số khu vực hẹp, nhiều khi biến thể chuẩn lại
Trang 28Phương ngữ xã hội là một lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội Cùng coi phương ngữ là đối tượng giao tiếp, nhưng giữa phương ngữ học và ngôn ngữ học xã hội có những điểm không tương đồng
Thứ nhất, hướng nghiên cứu giữa phương ngữ học và ngôn ngữ học xã hội khác nhau Phương ngữ học chú trọng phương ngữ địa lí Khi điều tra một phương ngữ cụ thể, phương ngữ học tập trung khảo sát những tương đồng và dị biệt giữa các phương ngữ để phân vùng phương ngữ, vẽ đường đồng tuyến Hai vấn đề được phương ngữ học quan tâm trong thời gian qua là: 1/ Xác định tiêu chuẩn, nguyên tắc phân vùng phương ngữ tiếng Việt; 2/ Xác định số lượng phương ngữ tiếng Việt và các vùng phương ngữ tiếng Việt Khác với phương ngữ học, ngôn ngữ học xã hội chú trọng tới sự phân tầng xã hội nên khảo sát các biến có đặc trưng phân tầng Vì vậy, nếu phương ngữ học coi việc miêu tả toàn diện một phương ngữ là nhiệm vụ hàng đầu thì ngôn ngữ học xã hội có thể nghiên cứu một hoặc nghiên cứu một vài biến ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tô như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp
Thứ hai, phương ngữ xã hội gắn liền với các nhóm xã hội, chừng nào còn các nhóm xã hội thì còn phương ngữ xã hội Ngôn ngữ học xã hội cho rằng, sự tồn tại của mỗi phương ngữ gắn liền các nhân tố xã hội và địa - xã hội Ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu các phương ngữ với tư cách là các biến thể như biến thể của phương ngữ địa lí, phương ngữ xã hội, phương ngữ địa — xã hội, đa phương ngữ và phương ngữ cá nhân
Trang 29tác viên có bộ máy phát âm bình thường Tư liệu điều tra của ngôn ngữ học xã hội được xử lí bằng phương pháp phân tích định lượng Ngồi ra, ngơn ngữ học xã hội còn sử dụng phương pháp toán học thống kê, chú trọng tới điều tra nhiều lượt với số lượng nhiều để thống kê tần suất, phân tích định lượng để đưa ra nhận xét và chỉ ra mỗi tương quan giữa biến ngôn ngữ và
biến xã hội
Thứ tư, từ góc độ địa lí ngôn ngữ, phương ngữ học muốn nghiên cứu lịch sử diễn biến của ngôn ngữ, góp phần vào việc nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử Đây cũng là mục tiêu của ngôn ngữ học xã hội nhưng cách nhìn nhận
thì khác Ngôn ngữ học xã hội chú trọng tới sự biến đổi có nguyên nhân từ
các nhân tổ xã hội đề chỉ rõ sự hình thành nên các biến thể Ngôn ngữ học xã hội vẫn coi trọng các nhân tố từ trong lòng hệ thống nhưng chú trọng đến các nhân tổ xã hội khi nghiên cứu phương ngữ
Thứ năm, ngôn ngữ học cấu trúc chú trọng tới đặc điểm đồng chất có trật tự của ngôn ngữ còn ngôn ngữ học xã hội chú trọng tới đặc điểm dị chất có trật tự của ngôn ngữ DỊ chất có trật tự được hiểu là nội bộ trong hệ thống ngôn ngữ hoặc phương ngữ có khác biệt nhưng cấu trúc và diễn tiến của nó là có quy luật
Thứ sáu, nghiên cứu phương ngữ từ góc nhìn ngôn ngữ học xã hội là sự kế thừa, tiếp nối phương ngữ học Vì thế, sự xuất hiện của ngôn ngữ học xã
hội với đối tượng nghiên cứu là phương ngữ đã đem đến cho việc nghiên cứu
Trang 302.1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo đã được giới khoa học nước ngoài quan tâm nghiên cứu Người phương Tây cho rằng, nếu lựa chọn một nhân tố xã hội có thể làm nảy sinh ra những ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với
lịch sử ngôn ngữ và ngược lại cũng chịu ảnh hưởng nhất định của ngôn ngữ
thì đó chính là tôn giáo Như vậy có thể khẳng định giữa ngôn ngữ và tôn giáo
có mối quan hệ gần gũi và gắn bó
Tư tưởng, quan điểm của tôn giáo được truyền bá bằng ngôn ngữ Với chức năng phản ánh hiện thực, ngôn ngữ phản ánh các hoạt động của tôn giáo Nhờ có chữ viết mà các bản kinh và các nghỉ lễ của tôn giáo cũng được ghi chép lại Nếu không có ngôn ngữ làm công cụ để truyền đạt thông tin từ người này đến người khác, không có ngôn ngữ làm phương tiện lưu giữ lại nội dung thông tin thì tôn giáo sẽ không thê tồn tại lâu dài được Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử của ngôn ngữ học, chúng ta sẽ thấy, sự ra đời của ngôn ngữ học chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là thời kì sơ khai, người ta bắt đầu nghiên cứu về ngôn ngữ là xuất phát từ tôn giáo
Có nhiều minh chứng cho rằng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo như văn tự hình nêm của người Acaten vùng Lưỡng Hà cổ đại và văn tượng hình của người Ai Cập phần nhiều đều liên quan đến lễ nghi và hoạt động tôn
giáo Bộ cổ nhất và quan trọng nhất trong bốn bộ "Phệ Đà bản tap" cua Ấn Độ
là Lê câu Phệ Đà, đây là tác phẩm được tập trung lại từ những bài giảng đi diễn giảng nhiều nơi của giáo phái Bà La Môn Tác phẩm này dùng ca tụng thần linh và ghi lại những nét văn hóa độc đáo cô đại của các nghỉ lễ tôn giáo Hay như văn tự của người Hittite sống ở vùng Tiêu Á từ thế kỉ thứ 17 trước công nguyên đa số đều có liên quan đến thờ cúng Nội dung của Avesta kinh điển của người Ba Tư cô hầu như đều liên quan các tài liệu về giáo nghĩa và
Trang 31Hầu hết các tôn giáo trong quá trình sáng lập hoặc viết các sách Kinh
thánh thì hoặc là sáng lập ra một loại ngôn ngữ mới hoặc là phát triển rộng các
phương ngôn, thổ ngữ của mình đến vùng đất khác Ví như Đạo Do Thái từng lấy tiếng Aramaic và tiếng Hebrew kết hợp tiếng Do Thái và tiếng Do Thái hệ
Tây Ban Nha đưa đến rất nhiều nơi trên thế giới Hay Đạo Hồi sáng lập không
chỉ truyền kinh Koran mà còn truyền bá cả tiếng A rập trước đây bị phong tỏa
ở vùng nam bán đảo Arập vào các vùng đất của Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và
tạo ra những ảnh hưởng nhất định đối với ngôn ngữ địa phương Tiếng Ba Tư, tiếng Hinđu, tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Mã Lai đã hấp thu một số lượng từ ngữ
tương đối lớn của tiếng A rập Thời kì hưng thịnh nhất của Phật giáo Án Độ đã
đưa kinh phật Kiều Đạt Ma và tiếng Phạn vào các vùng đất rộng lớn ở Nam Á, Đông Á Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á
Tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh là công cụ để truyền bá giáo chỉ và giáo nghĩa của Đạo Cơ Đốc nên đến ngày nay hai thứ tiếng này vẫn còn duy trì và trở thành hai loại ngôn ngữ có bề dày lịch sử Ngay cả khi nước Mã Lai bị Germanentum đánh chiếm, tiếng Hy Lạp và Latinh vẫn không bị diệt vong Điều đó cũng dễ hiểu bởi các giáo đồ Germanentum đã tin thờ Cơ Đốc giáo
và bắt đầu học tiếng Latinh Như vậy khi tin thờ một đạo nào đó người ta có
nhu cầu tìm hiểu ngôn ngữ đề hiểu sâu hơn về một tâm linh, một tôn giáo Trước khi đế quốc La Mã sụp đồ, các giáo sĩ truyền đạo đã cố gắng chuyền ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ viết và truyền vào đó sự tôn nghiêm Bộ Thánh kinh được các nhà giáo sĩ truyền đạo dịch thành các loại văn bản địa phương nên có rất nhiều ngôn ngữ châu Âu đã có bộ văn hiến bằng chữ viết đầu tiên của mình Sau đó Thánh kinh lại được dịch sang tiếng Gothic và truyền ra thế giới Điều này có tác dụng to lớn vì từ đây tiếng Germanentum
Trang 32thành của nhiều ngôn ngữ trên thế giới Ví như bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Đức được tiến hành ở thế kỉ 16 là nền tảng của tiếng Đức hiện đại Bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Anh cũng có tác dụng quan trọng trong việc hình
thành thiết lập tiếng Anh hiện đại Các giáo sĩ đạo Cơ Đốc đã lao tâm khổ tứ
dé tìm tòi nghiên cứu mỗi khi muốn truyền đạo ở các vùng đất khác nhau
Mỗi khi đến một quốc gia mới họ lại dốc sức nghiên cứu ngôn ngữ của vùng
đó và lấy luôn nó làm Kinh thánh cho dân địa phương sử dụng Đây cũng là công việc chung của những người truyền giáo, tìm hiểu ngôn ngữ của dân tộc mình định truyền đạo hoặc ra sức sáng lập ra thứ chữ mới để truyền tải tư tưởng Ví như người Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc giúp người Java xuất bản bộ văn hiến tôn giáo đầu tiên Bên cạnh những tác động tích cực mà tôn giáo mang lại cho ngôn ngữ như sáng tạo ra ngôn ngữ mới hay biến chuyên cho phù hợp với ngôn ngữ địa phương thì vẫn còn đó rất nhiều ảnh hưởng không tốt đối với ngôn ngữ Đặc trưng của những từ ngữ truyền giáo là khô cứng, thậm chí là rập khuôn máy móc Vì thế, nó sẽ cản trở sự phát triển của ngôn ngữ
Do mối quan hệ sâu sắc giữa ngôn ngữ và tôn giáo mà ngôn ngữ thường được coi là biểu tượng của tín ngưỡng tôn giáo Ấn Độ là dân tộc có ngôn ngữ phức tạp hơn cả Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hindustani Tiéng Hinđi và Urdu cùng gốc nhưng lại có hai chữ viết riêng Tiếng Hinđi sử dụng hé thống chữ viết Devanagari Vốn từ vung cua Hindi co nguồn gốc hoặc vay mượn từ Sancrit Tiếng Urdu sử dụng chữ Ba Tư-A rập là ngôn ngữ của
người theo đạo Hồi Như vậy là tín đồ Án Độ giáo thì dùng tiếng Hindi, tin đồ
Trang 33Giáo hoàng Charlemagne ban bố ra toàn thế giới hoặc Giáo hội Thiên Chúa vùng nào đó rằng các giáo chủ, mục sư của giáo khu khác khi truyền đạo, giảng kinh bắt buộc phải dùng tiếng Latinh với ngữ pháp quy phạm Điều này gây bất lợi cho người Pháp vì họ quen dùng tiếng Latinh Vulgar Do mất đi ngôn ngữ thường dùng nên họ đã chuyền sang tiếng Pháp cổ Và sau này, giáo
hoàng không thể chấp nhận ngôn ngữ mới được quay trở lại này nên có thể
chấp nhận tiếng Lingua romanarustica Vì thế, tiếng Pháp mới đã xuất hiện Cách dùng ngôn ngữ tôn giáo trong mỗi giai đoạn sẽ xác định trình độ hội nhập của mỗi giai đoạn Chỉ khi chúng ta thấu đạt được lối đùng ngôn ngữ tôn giáo trong từng bối cảnh văn hóa thì lúc đó mới có thể nhận diện khả năng
“bản vị hóa” của bối cảnh đó
Nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong sự nối kết giữa tôn giáo và văn hóa, các nhà truyền giáo trước khi đến Việt Nam đều chuẩn bị
học tiếng Việt rất kĩ lưỡng Có những vị như Cha Đắc Lộ (Alexandre de
Rhodes) đã dày công nghiên cứu và dùng mẫu tự Latinh để phiên âm giọng nói của người Việt, sau này được gọi là chữ Quốc Ngữ Họ muốn làm quen với ngôn từ tôn giáo thường dùng để diễn đạt đạo đức và luân lý trong văn chương, ca dao, tục ngữ, nói chung là nền văn hóa Việt Nam Mục tiêu của
họ là tìm trong văn hoá Việt những ngôn từ đặc biệt khi nói đến thì có thể
đánh động đến lòng đạo đức hay đời sống luân lí của người Việt, và từ đó có thể tạo nên một môi trường ngôn ngữ thích hợp cho việc truyền bá đức tin và rao giảng đạo mới Cha Đắc Lộ đã thành công trong việc tìm kiếm “môi trường ngôn ngữ” này
Như vậy ngôn ngữ và tôn giáo có mối quan hệ mật thiết đến nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam với thời gian du nhập lâu đài và số lượng tăng ni, phật tử cũng như số lượng kinh lớn nên có vai trò quan trọng ở nước ta Vì vậy, ngôn ngữ và Phật giáo có mối
Trang 342.2 MỘT SO VAN DE CUA TU VA TU TIENG VIET 2.2.1 Một số vấn đề của từ
Từ là một khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học Trong các công trình
nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ thường đặt ra vấn đề xác định từ Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học chưa đưa ra được định nghĩa thống nhất về khái niệm từ Trong phần này, luận án đưa ra một số quan điểm về ứử trong
các ngôn ngữ
- Trong ngôn ngữ học Trung Hoa cô đại: Theo Nguyễn Thiện Giáp thì "toàn bộ nên ngôn ngữ Trung Hoa gm 3 phân là huấn hỗ học, tự thư học và âm vận học Như vậy, đơn vị cơ bản của truyền thống ngôn ngữ học Trung
Hoa là tự chứ không phải là từ." [32: tr 1]
- Trong truyền thống ngôn ngữ học Châu Âu: Các nhà ngôn ngữ học đề
cập đến những kiểu đơn vị ngôn ngữ là âm vị, hình vỊ, từ, cụm từ, câu
" Âm vị là đơn vị ngữ âm Các nhà ngôn ngữ học phân biệt âm vị đoạn tính (nguyên âm, phụ âm, bán âm/bán phụ âm) và âm vị siêu đoạn tính (trọng
âm, thanh điệu) " [59: tr.IO1]
Hình vị là đơn vị hình thái học, bao gồm chính tổ và phụ tố "Chính tó
hay còn gọi là căn tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng Nghĩa của chính tố cụ
thể, có liên hệ với đối tượng nên hoàn toàn độc lập" [59: tr.101] Khác với
chính tố, phụ tố là hình vị ngữ pháp, mang nghĩa từ vựng bố sung hay nghĩa ngữ pháp
Ngôn ngữ học truyền thống châu Âu đưa ra các kiểu từ là từ đơn, từ phái sinh, từ phức, từ ghép và từ láy
Từ đơn được hiểu là từ chỉ có một hình vị chính tố Từ phái sinh được
hiểu là từ gồm có chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ Từ phức là những từ
Trang 35tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập Từ láy là từ được cấu tạo
bằng cách lặp thành phân âm thanh của một hình vị hoặc một từ." [59: tr.103]
Cụm từ là các tổ hợp bao gồm từ hoặc hơn hai thực từ có quan hệ ngữ
pháp với nhau Theo quan hệ cú pháp có thể chia cụm từ thành 3 loại là cụm
từ đẳng lập, cụm từ chính phụ, cụm từ chủ vị Cụm từ còn có thể chia thành cụm từ cố định và cụm từ tự do Cụm từ cố định có thé chia thành thành ngữ hoặc quán ngữ
Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, là đơn vị giao tiếp nhỏ nhất
- Trong trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mĩ: Nếu như các nhà ngôn
ngữ học Châu Âu đề cập đến âm vị, hình vị, từ, cụm từ, câu như những đơn vị
ngôn ngữ thì "ngôn ngữ học miêu tả Mĩ chỉ đề cập đến hai đơn vị miêu tả cơ bản là âm vị (phoneme) và hình vị (morpheme) Sự phân biệt giữa âm thanh của lời nói và âm vị được giải thích là sự khác nhau giữa thành viên và lớp với âm tổ (phone) và biến thể âm vị (allophone)" [59: tr.107] Theo đó, Âm tố được hiểu là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của ngôn ngữ về mặt cấu âm - thính giác Âm vị được hiểu là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của một ngôn ngữ có khả năng khu biệt ý nghĩa của hai từ Biến thể 4m vị được hiểu là một trong những hình thức khác nhau của một am vi
Với các nhà ngôn ngữ học miêu tả Mĩ thì hình vị là đơn vị cơ bản của
ngôn ngữ Hình vị bao gồm hình vị tự do và hình vi rang buộc Hình vị tự do
được hiểu là những hình vị có thể tự mình tạo thành một từ Hình vị ràng
buộc được hiểu là những hình vị không có khả năng tự mình làm thành một từ
mà phải luôn gắn với ít nhất một hình vị khác trong từ
Nếu ngôn ngữ học truyền thống châu Âu chia hệ thống các đơn vị ngôn
ngữ thành âm vị, hình vi, tu, cụm từ, câu thì ngôn ngữ học miêu tả Mĩ chia
thành âm vị, hình vị và kết cấu Trong đó, kết câu bao gồm kết cấu cô định và
Trang 36- Trong ngôn ngữ học hiện đại: Ngôn ngữ học hiện đại coi từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ Mặc dù đã thừa nhận và sử dụng khái niệm từ nhưng trong ngôn ngữ học hiện đại vẫn chưa đưa ra được điểm thống nhất về nhận
thức bản chất của từ và tiêu chuẩn đề nhận diện từ Nguyễn Thiện Giáp đã tong
kết các tài liệu ngôn ngữ học hiện đại và cho rằng có ba khuynh hướng cơ bản trong việc miêu tả bản chất của từ và những nguyên tắc định nghĩa là:1/ Từ chỉ được khảo sát theo quan điểm ngôn ngữ học một phần; 2/ Từ được khảo sát
theo quan điểm ngôn ngữ học một cách phiến diện ở một mặt nào đó hoặc được xác định một cách chung chung, không cụ thể; 3/Từ được khảo sát từ các mặt
khác nhau, nhưng chủ yếu nhắn mạnh những đặc điểm của nó trong mỗi ngôn ngữ riêng biệt S.E.Jakhontov đã tông kết rằng có 5 quan niệm khác nhau về từ
là từ chính tả; từ từ điển học; từ ngữ âm; từ biến hình và từ hoàn chỉnh 2.2.2 Một số vấn đề về từ tiếng Việt
2.2.2.1 Quan niệm về thành tô cấu tạo từ
Về các đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt, đến nay có 2 quan niệm chính: Quan niệm thứ nhất cho rằng đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt là hình
vị Quan niệm thứ hai cho rằng đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt là tiếng/ là nguyên vị/ là từ tố
Nguyễn Tài Cân trong Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng "tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng đơn giản nhất về mặt tổ chức" và "có giá trị về mặt ngữ
pháp" [6: tr 13]
Đứng về phương diện ý nghĩa, Nguyễn Tài Cần chia tiếng thành tiếng tự thân có nghĩa và tiếng tự thân vô nghĩa Đứng về phương diện cách
dùng, tác giả chia tiếng thành tiếng độc lập và tiếng không độc lập Từ hai
cách phân chia trên, Nguyễn Tài Cẩn đã đi đến kết luận "ởiếng vô nghĩa bao giò cũng là tiếng không độc lập, tiếng có nghĩa thì có khi độc lập có
Trang 37Sử dụng khái niệm từ tố để chỉ đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt,
Nguyễn Văn Tu khẳng định "Trong tiếng Việt từ tổ là đơn vị nhỏ nhất đề cầu
tạo những từ đơn và từ ghép có nghĩa từ vựng hay có giá trị bổ sung (nếu tách rời ra thì có thể nói là không có nghĩa)" [61: tr.35] Căn cứ vào nghĩa và
cách dùng, Nguyễn Văn Tu chia từ tố tiếng Việt thành từ tố có nghĩa và có
khả năng dùng độc lập; từ tố có nghĩa từ vựng mà không tôn tại độc lập; từ tố có nghĩa bé sung và không tồn tại độc lập
Điển hình cho quan niệm coi hình vị là đơn vi cấu tạo từ trong tiếng
Việt là Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Tuệ Đồng quan điểm về quan niệm đơn vị từ trong tiếng Việt nhưng Hoàng Văn
Hành chia hình vị tiếng Việt thành 3 loại là hình vi sốc, tha hình vị và á hình
vị Căn cứ vào khả năng hoạt động, Đỗ Hữu Châu chia hình vị tiếng Việt
thành hình vị không độc lập, hình vị độc lập và hình vị bán độc lập Căn cứ
vào ý nghĩa, Đỗ Hữu Châu chia hình vị thành hình vị thực và hình vị hư Căn
cứ vào khả năng cấu tạo từ, Đỗ Hữu Châu chia hình vị thành hình vị có khả
năng cấu tạo từ thấp và hình vị có khả năng cấu tạo từ cao Nguyễn Thiện
Giáp, Hoàng Tuệ lại chia hình vị tiếng Việt thành hình vị đơn tiết và hình vị
Song tiết (hoặc đa tiết)
2.2.2.2 Quan niệm từ và phân loại từ trong tiếng Việt
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có quan niệm thống nhất về khái niệm từ, đồng thời ở những loại hình ngôn ngữ khác nhau, ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, từ cũng có những đặc điểm riêng Cùng là một đơn vị ngôn ngữ, nhưng ở nhà nghiên cứu này gọi là từ, ở nhà nghiên cứu khác gọi là
hình vị Tương tự như thế, cùng là một đơn vị ngôn ngữ có thể được coi là từ
ghép, có thể được coi là cụm từ/ tổ hợp từ
Trang 38niệm từ kép của Lê Văn Lý cũng như khái niệm từ ghép của Nguyễn Tài Cẩn có ngoại diên tương đương với các từ đơn đa âm tiết, từ láy và từ phức hợp của V.M.Solncev, trơng đương với từ thuần đa tiết, từ pha, từ phức, từ chấp của Nguyễn Kim Thản, với từ - morpheme đa tiết, từ láy, từ ghép hợp thành và từ ghép phụ gia của Hoàng Tuệ, với từ đơn đa âm tiết và từ ghép của Hồ Lê, với từ đơn đa âm tiết, từ láy, từ ghép và từ nhánh của Đái Xuân Ninh, với từ đơn ẩa âm tiết, từ phức và từ ghép của L.c Thompson " [59: tr.115]
Cùng một đơn vị ngôn ngữ (như rõ ràng, vui vẻ ) nhưng được các nhà nghiên cứu khác nhau gọi bằng cái tên khác nhau Lưu Vân Lăng gọi là từ đơn nhưng Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê gọi là từ kép đơn ý; Lê Văn Lý, Nguyễn Tài Cần thì gọi là từ ghép láy âm; Nguyễn Kim Thản gọi là từ pha; Hồ Lê gọi là từ ghép thực bộ phận
Các quan niệm về từ, phân loại từ trong tiếng Việt còn nhiều phức tạp
Trong luận án này chúng tôi lựa chọn quan điểm của Đỗ Hữu Châu đề phân
loại từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt Theo đó, từ tiếng Việt bao gồm: từ đơn, từ ghép (ghép hợp nghĩa và ghép phân nghĩa), từ láy Theo Đỗ Hữu Châu thì
"Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết co định, bất biến, có một ÿ nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cầu tạo ) nhất định, tuân theo
những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất
để tạo câu" [9: tr.139] Về từ đơn, Đỗ Hữu Châu khẳng định "7ừ đơn là những
từ được tạo nên bởi một hình vị VỀ mặt ngữ nghĩa, chúng không lập thành
những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung Chúng ta lĩnh hội và ghỉ nhớ nghĩa của từng từ riêng rẽ Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong
việc lĩnh hội nghĩa của từ Đại bộ phận các từ đơn thuần Việt hay đã Việt hóa
là từ đơn một âm tiết" [9: tr.40] Theo Đỗ Hữu Châu ghép là phương thức "ác
động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa kết hợp chúng với nhau để sản sinh
Trang 39Dựa vào sự vận động trong quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ ghép, Đỗ Hữu Châu chia từ ghép tiếng Việt thành ba loại lớn: từ ghép phân nghĩa, từ ghép hợp nghĩa và từ ghép biệt lập
Từ ghép phân nghĩa là những từ ghép có thê lập thành những hệ thống,
có ý nghĩa chung, ý nghĩa đó là một loại hay một tiêu loại sự vật, hiện tượng Quan hệ giữa các hình vị thường là quan hệ chính phụ Theo Đỗ Hữu Châu thì từ ghép hợp nghĩa là từ ghép "không có hình vị chỉ loại lớn, không có hình
vị loại biệt hóa một loại lớn thành một loại nhỏ, mà chỉ có sự "hợp nhất"
nghĩa của các hình vị đề cho một ý nghĩa nào đó khác với ý nghĩa của từng từ vị Trong các từ này, giữa các hình vị có quan hệ thường là quan hệ đẳng
lập" [9: tr.200]
Nếu từ ghép phân nghĩa thường là từ ghép có quan hệ chính phụ, còn từ ghép hợp nghĩa là từ ghép có quan hệ đăng lập thì từ ghép biệt lập là từ ghép
không thể xác định được quan hệ giữa các hình vị hoặc vẫn xác định được quan
hệ nhưng không thuộc các kiểu miêu tả trong các từ phân nghĩa hoặc hợp nghĩa Theo Đỗ Hữu Châu thì láy là "phương thức tác động vào một hình vị cơ
sở làm xuất hiện một hình vị láy giống nó toàn bộ hoặc bộ phận về âm thanh Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ (mang đặc điểm ngữ pháp và ý
nghĩa của một từ)" [10: tr.29] "Phương thức này tạo từ không phải bằng cách kết hợp các hình vị vốn tách rời nhau, mà bằng cách "nhân lên", tăng lên, lặp
lại các hình vị nguyên liệu một số lần" [9: tr.77]
2.2.2.3 Đặc điểm từ ngữ xét theo nguồn gốc
Trên thực tế, hầu như không có từ vựng của ngôn ngữ nào lại chỉ hình thành, xây dựng bằng con đường "tự nó" Trong những ngôn ngữ được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, người ta vẫn có thê thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc vốn có nguồn
Trang 40có thể dễ nhận thấy nhất ở đây là sự nổi lên đường phân giới hai lớp từ ngữ:
lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần) và lớp từ có nguồn gốc khác, xa lạ
(còn gọi là lớp từ ngoại lai)
Trong từ vựng tiếng Việt, lớp từ ngoại lai được phân thành hai lớp nhỏ hơn: lớp các từ ngữ gốc Hán và lớp các từ ngữ gốc An-Au
+ Các từ ngữ gốc Hán, trong tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời, thông qua nhiều con đường và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau Có thể chia quá trình tiếp xúc Hán — Việt thành hai giai đoạn lớn: một là giai đoạn từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường (đầu thế ki
VIII; hai là giai đoạn từ đời Đường (thế ki VI - thế ki X) trở về sau Hai lần
tiếp xúc lớn này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ Hán mà như trước nay vẫn quen gọi là từ Hán cổ và từ Hán Việt Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng, có vỊ trí rất đặc biệt trong từ vựng tiếng Việt Chúng có số lượng rất lớn và năng lực sản sinh rất mạnh Chúng gia nhập vào
mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt: chính trị, văn hoá, khoa học,
kĩ thuật, quân sự, ngoại giao, y tế, pháp luật,
+ Các từ ngữ gốc Ẩn-Âu vào tiếng Việt từ khi nước ta bị người Pháp
xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ (giữa thế kỉ XIX) Vừa bằng con
đường khâu ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và
giao tiếp hành chính, hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào tiếng Việt Mặt
khác, một số từ nguồn gốc Anh; và gần đây, một số từ gốc Nga cũng đã được tiếp thu: mứt tỉnh, ten nít, bốc, bôi, cao bi, tiu, xì ke, côm xô môn, bôn sê vích, men sê vích, Trotskit, X6 viét, Nhin chung, các từ ngữ gốc Án - Âu (chủ yếu
là gốc Pháp) đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội Từ đời sống
giao tiếp thường ngày (bao gồm tên gọi một số món ăn, thuốc men, quần áo, đồ
đạc, dụng cụ ) cho đến các ngành văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, y tế, đều có sự xuất hiện của chúng, ví dụ: pho mat, kem, xúc xích, pê-mi-xi-lin,