Chính vì vậy, sẽ hữu ích hơn khi không chỉ tìm hiểu vai trò của những kỳ vọng từ phía cha mẹ mà còn xem xét sự khác biệt giữa kỳ vọng từ phía cha mẹ và khả năng đáp ứng những kỳ vọng đó
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TÔ THỊ HOAN
ĐÁP ỨNG KỲ VỌNG TỪ CHA MẸ VÀ CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TÔ THỊ HOAN
ĐÁP ỨNG KỲ VỌNG TỪ CHA MẸ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: Thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thành Nam
HÀ NỘI – 2017
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy, cô giáo và sự hỗ trợ từ các cơ sở giáo dục
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên trong khoa Các khoa học giáo dục trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, đặc biệt là các giảng viên bộ môn Tâm lý học lâm sàng đã cho tôi nhiều ý kiến đóng góp quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thành Nam – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh
và các em học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) và THPT Hồng Thái (Đan Phượng, Hà Nội) đã nhiệt tình giúp đỡ, hợp tác và tham gia nghiên cứu này
Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu này
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, luận văn tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy cô và các nhà chuyên môn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả
Tô Thị Hoan
Trang 4những kỳ vọng của cha mẹ) PSP Perceived self-performance (nhận thức về sự thực
hiện của bản thân)
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ x
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 3
3.Câu hỏi nghiên cứu 3
4.Giả thuyết nghiên cứu 4
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5.1.Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận 4
5.2.Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn 4
6.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
6.1.Đối tượng nghiên cứu 5
6.2.Khách thể nghiên cứu 5
7.Phạm vi nghiên cứu 5
7.1.Về nội dung nghiên cứu 5
7.2.Về thời gian và không gian nghiên cứu 6
8.Phương pháp nghiên cứu 6
8.1.Phương pháp nghiên cứu l ý luận 6
8.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6
8.3.Phương pháp xử lý số liệu 6
9.Kết cấu của đề tài 6
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
Trang 6iv
1.1Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến sự phát triển của trẻ 8
1.1.2 Nghiên cứu về tác động của việc đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ đến CLCS của trẻ 12
1.1.3 Nghiên cứu sự khác biệt về những kỳ vọng của cha mẹ theo tiếp cận văn hóa 14
1.1.4 Nghiên cứu về kỳ vọng từ phía cha mẹ và tác động của những kỳ vọng đó đến CLCS của trẻ ở Việt Nam 17
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu 19
1.2.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Kỳ vọng 19
1.2.2 Khái niệm Đáp ứng 21
1.2.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về CLCS 22
1.3 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT 30
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 31
2.1 Xác định biến nghiên cứu 31
2.2 Xác định mẫu nghiên cứu 32
2.3 Các phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 34
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 35
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 39
2.4 Tổ chức nghiên cứu 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1 Thực trạng đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ của học sinh THPT 41
3.1.1.Nhận thức của học sinh THPT về mức độ kỳ vọng từ phía cha mẹ 41
3.1.2.Nhận thức của học sinh THPT về mức độ đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ 44 3.2 Thực trạng CLCS của học sinh THPT 50
Trang 7v
3.2.1.Thực trạng CLCS nói chung của học sinh THPT 50
3.2.2.Thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của học sinh THPT 54
3.2.3.Thực trạng về lòng tự trọng của học sinh THPT 56
3.2.4.Thực trạng về những cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT 56
3.3.Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của học sinh THPT 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73
1 Kết luận: 73
2 Khuyến nghị: 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 84
Trang 8vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các thuộc tính của CLCS 24Bảng 1.2 Các định nghĩa về CLCS – Các thành phần chính của CLCS 25Bảng 1.3 Các chỉ số và mô tả chính trên mỗi thành phần cốt yếu của CLCS 26Bảng 1.4 Một số phương pháp đo lường CLCS 28Bảng 3.1 Nhận thức của học sinh THPT về những kỳ vọng từ phía cha mẹ ở từng lĩnh vực khác nhau (N=418) 41Bảng 3.2 Sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong nhận thức về những kỳ vọng từ phía cha mẹ (N=418) 42Bảng 3.3 Sự khác biệt giữa học sinh hai trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồng Thái trong nhận thức về những kỳ vọng từ phía cha mẹ (N=418) 43Bảng 3.4 Sự khác biệt giữa học sinh các lớp 10-12 trong nhận thức về những
kỳ vọng từ phía cha mẹ (N=418) 44Bảng 3.5 Nhận thức của học sinh THPT về sự đáp ứng những kỳ vọng từ phía cha mẹ ở từng lĩnh vực khác nhau (N=418) 45Bảng 3.6 Sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong tự đánh giá về mức độ đáp ứng những kỳ vọng từ phía cha mẹ (N=418) 45Bảng 3.7 Sự khác biệt giữa học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồng Thái trong tự đánh giá về mức độ đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ (N=418) 46Bảng 3.8 Sự khác biệt giữa học sinh các lớp 10-12 trong tự đánh giá về mức
độ đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ (N=418) 46Bảng 3.9 Mức độ đáp ứng kỳ vọng của học sinh THPT (N=418) 47Bảng 3.10 Sự khác biệt giữa học sinh hai trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồng Thái về mức độ đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ (N=418) 48Bảng 3.11 Sự khác biệt giữa học sinh các lớp 10-12 về mức độ đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ (N=418) 49Bảng 3.12 CLCS của học sinh THPT ở các lĩnh vực khác nhau (N=418) 50
Trang 9vii
Bảng 3.13 So sánh CLCS theo giới tính (N=418) 52
Bảng 3.14 So sánh CLCS theo khối lớp (N=418) 53
Bảng 3.15 So sánh CLCS theo trường (N=418) 54
Bảng 3.16 Sự hài lòng với cuộc sống của học sinh THPT (N=418) 55
Bảng 3.17 Mức độ Trầm cảm – Lo âu – Stress của học sinh THPT (N=418)57 Bảng 3.18 Tương quan giữa các tiểu thang của DASS-21 với tiểu thang Cảm xúc của Kiddo-KINDL (N=418) 57
Bảng 3.19 Tương quan giữa các tiểu thang của DASS-21 với thang đo lòng tự trọng Rosenberg (N=418) 58
Bảng 3.20 Tương quan giữa thang đo Nét tính cách tức giận và thang đo CLCS Kiddo-KINDL (N=418) 58
Bảng 3.21 Sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong nét tính cách tức giận (N=418) 59
Bảng 3.22 Tương quan giữa sự đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của học sinh THPT (N=418) 60
Bảng 3.23 Sự khác biệt về CLCS giữa học sinh đáp ứng và không đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ (N=418) 61
Bảng 3.24 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và sự hài lòng với cuộc sống của học sinh THPT (N=418) 62
Bảng 3.25 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh THPT (N=418) 63
Bảng 3.26 Tương quan giữa sự đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ với mức độ trầm cảm – lo âu – stress (N=418) 63
Bảng 3.27 Sự khác biệt về mức độ trầm cảm – lo âu – stress giữa học sinh đáp ứng và không đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ (N=418) 64
Bảng 3.28 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và mức độ trầm cảm của học sinh THPT (N=418) 64
Trang 10viii
Bảng 3.29 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và mức độ lo âu của học sinh THPT (N=418) 65Bảng 3.30 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và mức độ stress của học sinh THPT (N=418) 65Bảng 3.31 Sự khác biệt về nét tính cách tức giận giữa học sinh đáp ứng và không đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ (N=418) 66Bảng 3.32 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và nét tính cách tức giận của học sinh THPT (N=418) 66Bảng 3.33 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của học sinh THPT (N=418) 67Bảng 3.34 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS ở lĩnh vực thể chất của học sinh THPT (N=418) 68Bảng 3.35 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS ở lĩnh vực cảm xúc của học sinh THPT (N=418) 68Bảng 3.36 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS ở lĩnh vực bản thân của học sinh THPT (N=418) 69Bảng 3.37 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS ở lĩnh vực gia đình của học sinh THPT (N=418) 69Bảng 3.38 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS ở lĩnh vực bạn bè của học sinh THPT (N=418) 70Bảng 3.39 Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS ở lĩnh vực trường học của học sinh THPT (N=418) 70
Trang 11ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Mức độ hài lòng với cuộc sống của học sinh THPT (N=418) 55
Trang 12x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa sự đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của học sinh THPT ở góc độ tâm lý 71
Trang 13và thanh thiếu niên chịu tác động rõ rệt bởi cha mẹ (xem Russell và cộng sự, 2010; Phạm Thị Bích Phượng, 2012; Đỗ Thị Thảo, 2013; Vũ Thị Khánh Linh, 2013) Các tài liệu TLH phát triển trong và ngoài nước cũng đều khẳng định
cha mẹ là một trong những nhân tố tác động đến sự phát triển tâm lý của cá
nhân (ví dụ: Shaffer & Kipp, 2013; Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự, 2008; Đinh Thị Kim Thoa và cộng sự, 2009; Nguyễn Văn Đồng, 2012) Cha mẹ có
thể tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến trẻ thông qua phong cách chăm sóc và giáo dục con cái, hay những hệ thống giá trị và chuẩn mực của
mình (Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự, 2008; Đinh Thị Kim Thoa và cộng
sự, 2009; Nguyễn Văn Đồng, 2012) Nhiều nghiên cứu đi trước trên thế giới
đã chỉ ra mối quan hệ giữa những kỳ vọng từ phía cha mẹ với sự thích nghi,
căng thẳng tâm lý, thành tích học tập của trẻ (Wang & Heppner, 2002; Agliata, 2005; Kobayashi, 2005; Zhan, 2006; Grossman và cộng sự, 2011)
Tuy vậy, ở Việt Nam cho đến hiện tại chỉ có rất ít nhà nghiên cứu quan tâm
đến lĩnh vực này (Văn Thị Kim Cúc, 2001; Nguyễn Thị Nhân Ái & Tô Thị Hoan, 2014) Bên cạnh đó, nhiều tài liệu dịch từ nước ngoài chỉ đề cập thoáng
qua và có nhiều thiếu sót trong việc thảo luận cũng như giải thích về những
kỳ vọng từ phía cha mẹ có thể ảnh hưởng tới trẻ em và thanh thiếu niên nói
chung và thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng như thế nào (xem Nguyễn Văn Đồng, 2012)
Nghiên cứu đã cho thấy kỳ vọng của cha mẹ có mối quan hệ thuận
chiều với thành tích học tập, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (Zhan, 2006;
Trang 142
Yeung và cộng sự, 2010; Wahedi, 2010) Thực tế ở Việt Nam đã cho thấy
rằng những kỳ vọng quá lớn hoặc không phù hợp từ phía cha mẹ có thể có những tác động tiêu cực đến trẻ, thậm chí là gây ra hệ quả đáng tiếc Đã có những trường hợp học sinh tự tử vì kết quả học tập không được như mong đợi của cha mẹ như hai học sinh lớp 10 và 12 ở Lâm Đồng1, hay nữ sinh lớp 11 ở Bình Dương2 Với nhiều người, khi họ không đáp ứng được những kỳ vọng từ phía gia đình thì họ sẽ cảm thấy xấu hổ với gia đình mình hoặc cảm thấy mình chưa làm tròn “chữ hiếu” với cha mẹ
Một số nghiên cứu khác chỉ ra bằng chứng về mối quan hệ giữa việc không đáp ứng được những kỳ vọng từ phía cha mẹ với những khó khăn về
thích nghi, cảm xúc, và những căng thẳng tâm lý (Wang và Heppner, 2002; Agliata, 2005; Kobayashi, 2005; Costigan và cộng sự, 2010; Rutherford, 2015) Trong các nghiên cứu này, sự đáp ứng kỳ vọng/sống theo kỳ vọng của
cha mẹ (fulfillment of parental expectations/living up to parental expectations) được xác định dựa trên sự khác biệt giữa nhận thức về kỳ vọng
từ phía cha mẹ (percieved parental expectations) và nhận thức về sự thực thi của bản thân (perceived self-performance) hay nhận thức về khả năng đáp ứng kỳ vọng (perceived fulfillment of parental expectations) ở một cá nhân
Những dẫn chứng về mặt lý luận cũng như thực tế ở trên cho thấy kỳ vọng từ phía cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm thần, cảm xúc và xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên Nhưng mối quan hệ giữa những kỳ vọng từ phía cha mẹ và CLCS của trẻ ở góc độ tâm lý vẫn chưa được giải nghĩa một cách đầy đủ, rõ ràng trong bối cảnh văn hóa Việt Nam do còn thiếu các bằng chứng nghiên cứu tin cậy
Có thể là những kỳ vọng của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới CLCS của trẻ, nhưng cũng có thể là sự khác biệt giữa nhận thức về kỳ vọng từ phía
1 “ Uống thuốc diệt cỏ tự tử vì không đạt học sinh giỏi”, báo Dân trí Online, ngày 27/01/2013
2 “Nữ sinh lớp 11 tự tử để lại 5 bức thư tuyệt mệnh”, báo Người lao động Online, ngày 27/12/2015
Trang 153
cha mẹ với nhận thức về khả năng đáp ứng của bản thân sẽ là dự báo tốt hơn cho CLCS của trẻ Một số nhà TLH như Rogers và Freud đã mặc nhiên công nhận rằng sự khác biệt giữa cái tôi thực tế (actual self) và cái tôi lý tưởng (ideal self) được phát triển từ vô số các tương tác với cha mẹ tạo ra những vấn
đề về sức khỏe tâm thần (xem Corey, 2005) Chính vì vậy, sẽ hữu ích hơn khi
không chỉ tìm hiểu vai trò của những kỳ vọng từ phía cha mẹ mà còn xem xét
sự khác biệt giữa kỳ vọng từ phía cha mẹ và khả năng đáp ứng những kỳ vọng
đó của cá nhân trong mối quan hệ với chất CLCS của cá nhân đó Hay nói cách khác là xem xét mối quan hệ giữa việc đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ
và CLCS của cá nhân
Chính vì những lý do về mặt lý luận và thực tiễn ở trên mà chúng tôi đã
lựa chọn đề tài “Đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và chất lượng cuộc sống của
học sinh trung học phổ thông” nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận về
kỳ vọng của cha mẹ, CLCS của học sinh THPT, khảo sát mối liên hệ giữa việc đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của học sinh THPT ở góc độ tâm
lý, từ đó đề xuất một số kiến nghị đối với giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội để nâng cao CLCS cho các em
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mối liên hệ giữa việc đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của học sinh THPT ở góc độ tâm lý Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến mối liên hệ này Từ đó, đưa ra những khuyến nghị nhằm giảm những tác động tiêu cực của sự kỳ vọng từ cha mẹ đến CLCS của học sinh THPT và những biện pháp nhằm nâng cao CLCS của học các em
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Nhận thức của học sinh THPT về những kỳ vọng từ cha mẹ với thành tích thực tế của bản thân các em có sự chênh lệch như thế nào?
- CLCS của học sinh THPT ở góc độ tâm lý được thể hiện như thế nào?
Trang 164
- Có mối liên hệ nào giữa việc đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của học sinh THPT không?
4 Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Kỳ vọng của phụ huynh vào học sinh THPT thể hiện ở những mong muốn con mình đạt được thành công trong trình độ học vấn, nghề nghiệp tương lai, các mối quan hệ (gia đình, bạn bè, mối quan hệ lãng mạn)
- Giả thuyết 2: Có sự chênh lệch giữa nhận thức của học sinh THPT về những kỳ vọng từ cha mẹ mình với thành tích thực tế của họ
- Giả thuyết 3: Các yếu tố như mối quan hệ gia đình, bạn bè, lòng tự trọng và môi trường trường học là những yếu tố tạo nên CLCS ở góc độ tâm lý của học sinh THPT
- Giả thuyết 4: Khi sự chênh lệch giữa nhận thức của học sinh THPT về những kỳ vọng từ cha mẹ với thành tích thực tế của các em càng lớn, điều đó có nghĩa là học sinh THPT không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ, thì CLCS ở góc độ tâm lý của các em càng thấp
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu về đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ và CLCS của học sinh THPT
- Làm rõ những khái niệm có liên quan: đáp ứng, kỳ vọng, CLCS
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Chọn lọc các thang đo/bảng hỏi phù hợp với mục đích nghiên cứu của
đề tài dựa trên điểm luận các công trình nghiên cứu đi trước
- Khảo sát định lượng và định tính để tìm hiểu mối liên hệ giữa sự đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ của học sinh THPT và CLCS của các em ở góc
độ tâm lý
Trang 175
- Đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất cho việc giảm những tác động tiêu cực của những kỳ vọng từ cha mẹ đến CLCS của học sinh THPT, những biện pháp nhằm nâng cao CLCS ở góc độ tâm lý của các em
6 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Mối liên hệ giữa việc đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của học sinh THPT
6.2 Khách thể nghiên cứu
418 học sinh THPT (lớp 10 – 12) ở hai trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) và THPT Hồng Thái (Đan Phượng, Hà Nội)
7 Phạm vi nghiên cứu
7.1 Về nội dung nghiên cứu
Để tìm hiểu việc đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ của học sinh THPT không phải là một điều dễ dàng Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu việc đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ của học sinh THPT thông qua việc xem xét sự chênh lệch giữa nhận thức về những kỳ vọng từ cha mẹ của học sinh THPT và thành tích thực tế của các em Cha mẹ luôn đặt kỳ vọng vào con cái
ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tìm hiểu sự kỳ vọng của cha mẹ vào những đứa con là học sinh THPT ở ba lĩnh
vực sau: (i) sự trưởng thành của cá nhân, (ii) thành tích học tập và (iii) những quan tâm về mối quan hệ lãng mạn
CLCS là một khái niệm phức tạp, bao gồm nhiều chiều kích khác nhau nhưng thời gian thực hiện đề tài có hạn, điều kiện làm việc còn hạn chế và dưới góc độ của một nghiên cứu TLH, đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn khảo sát, tập trung nghiên cứu CLCS của học sinh THPT ở lĩnh vực tâm lý theo những
khía cạnh sau: (i) lòng tự trọng, (ii) sự hài lòng với cuộc sống, (iii) những cảm xúc lo âu – trầm cảm – căng thẳng và nét tính cách tức giận
Trang 186
7.2 Về thời gian và không gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2016 – 10/2016
- Không gian nghiên cứu: Toàn bộ quá trình nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Hà Nội
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu l ý luận
Luận văn tham khảo tài liệu có sẵn từ một số nguồn như tạp chí, báo cáo, tác phẩm khoa học trong và ngoài ngành để xây dựng cơ sở lý thuyết cho
đề tài, tìm hiểu về những thành tựu lý thuyết, kết quả nghiên cứu đã đạt được liên quan đến đề tài, những chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung
nghiên cứu
8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi/thang đo: sử dụng các bảng hỏi Việt hóa LPEI, Kiddo-KINDLR, STAXI-2, thang đo lòng tự trọng Rosenberg self-esteem scale, thang đo sự hài lòng với cuộc sống Satisfaction with life scale, thang đo đánh giá trầm cảm – lo âu – stress DASS-21, xây dựng bảng hỏi về nhân khẩu học
- Phương pháp phỏng vấn và trò chuyện
8.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin thu thập được từ nghiên cứu tài liệu, điều tra bảng hỏi, phỏng vấn được đưa về dạng dữ liệu tồn tại dưới hai dạng: định tính và định lượng bằng cách xử lý logic và sử dụng các thuật toán thống kê, phần mềm thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội SPSS 22.0 Các thông tin định tính
và định lượng đã xử lý dùng để xây dựng các luận cứ phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học đã được nêu ra
9 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo thì luận văn được trình bày trong ba chương:
Trang 208
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến sự
phát triển của trẻ
Khi nhắc tới tác động của kỳ vọng, người ta thường nhớ tới “hiệu ứng Pygmalion” hay còn được gọi là “Self-fulfilling prophecy” (lời tiên đoán trở thành sự thực) từ thực nghiệm “The Oak school” của Robert Rosenthal (1968)
với những kết quả nổi bật được thể hiện trong cuốn “Pygmalion in the Classsroom: Teacher Expectation and Pupils’ Intellectual Development”
(Hiệu ứng Pygmalion trong lớp học: Kỳ vọng của giáo viên và sự phát triển trí tuệ của học sinh) Trong thực nghiệm của mình, Rosenthal và Jacobson đã lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh ở một trường tiểu học công lập và nói với giáo viên của các em rằng đây là những học sinh có thể trở thành “những người phát triển nhảy vọt” (growth spurters) Các giáo viên đã thể hiện sự kỳ vọng của mình vào những học sinh này, trông đợi kết quả cao từ các em thông qua việc ứng xử với các em như thể chúng sẽ thực sự trở thành “những người nhảy vọt” (spurters) Sau một thời gian, các học sinh này đã không khiến giáo viên của mình thất vọng bằng việc đạt được thành tích học tập cao Hiệu ứng Pygmalion có nghĩa là khi chúng ta đặt kỳ vọng về con người hay sự kiện nào
đó thì chúng ta sẽ thể hiện kỳ vọng đó với họ thông qua những tín hiệu giao tiếp, ứng xử, hoặc đối đãi Điều này sẽ khiến họ có khuynh hướng đáp lại những tín hiệu đó bằng cách điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, và kết quả là sự kỳ vọng ban đầu trở thành hiện thực Hiệu ứng Pygmalion có một ý nghĩa to lớn khi ứng dụng trong quản lý nhân sự hay giáo dục
Nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà TLH và giáo dục học đã rất quan tâm đến những kỳ vọng của cha mẹ và tác động của những kỳ vọng đó
Trang 219
tới cuộc sống của trẻ Bởi lẽ, gia đình là môi trường văn hóa – xã hội đầu tiên
mà trẻ tiếp xúc, trong đó cha mẹ là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển tâm lý của trẻ thông qua những tương tác giữa cha mẹ và trẻ Và các bậc phụ huynh luôn có những kỳ vọng vào con cái mình ở nhiều khía cạnh khác nhau
Michelle H Stern (2006) đã thực hiện một nghiên cứu ở Mỹ trên 94 học sinh lớp 3 và lớp 4 cùng với những người chăm sóc của các em để tìm hiểu xem những kỳ vọng từ phía cha mẹ về học tập của con cái, và nhận thức của trẻ về những kỳ vọng đó có mối quan hệ như thế nào với thành tích đọc của các em, và mối quan hệ đó sẽ khác đi như thế nào đối với những học sinh
có nguy cơ đọc kém Bằng việc sử dụng mô hình tuyến tính tổng quát (GML)
để phân tích dữ liệu, kết quả cho thấy chỉ có dữ liệu thu thập được từ báo cáo của cha mẹ là có mối liên hệ rõ ràng với thành tích đọc của trẻ trên mẫu chung (p<0.001, N=94) Đặc biệt, kỳ vọng của cha mẹ có mối liên hệ rõ ràng với thành tích đọc cuối năm học của trẻ nhóm nguy cơ thấp – khả năng đọc tốt hơn (p=0.0014, N=64) Mặc dù kết quả nghiên cứu không ủng hộ cho tất
cả các giả thuyết mà tác giả đề ra nhưng nghiên cứu này đã đóng góp một phần quan trọng cho hệ thống tài liệu về kỳ vọng của cha mẹ bằng việc khảo sát cả kỳ vọng của cha mẹ và nhận thức của trẻ về những kỳ vọng đó Mối quan hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ và nhận thức của trẻ về những kỳ vọng đó cũng rất quan trọng, sự khác biệt giữa cha mẹ và con cái cũng có thể
là một yếu tố cần khám phá khi xem xét mối quan hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ với thành tích học tập của trẻ
Wahedi (2010) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của những kỳ vọng từ phía cha mẹ vào thành tích tương lai của con đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong những năm đầu đời Đây là một nghiên cứu tương quan với biến độc lập
là mức độ kỳ vọng của cha mẹ và biến phụ thuộc là mức độ ngôn ngữ của trẻ được tiến hành trên 101 trẻ em 5 – 6 tuổi và cha/mẹ của các em (N=101) Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận giữa mức độ kỳ vọng của cha mẹ và sự
Trang 2210
phát triển ngôn ngữ của trẻ (r=0.31, p=0.002) Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện ra cha mẹ có tình trạng kinh tế - xã hội càng cao thì mức độ kỳ vọng vào thành tích tương lai của con cái càng cao (r=0.23, p=0.019) Nghiên cứu này đã có một đóng góp to lớn cho đời sống, kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra khuyến nghị về việc cải thiện tình trạng kinh tế - xã hội của người dân Bởi lẽ, đây là một nhân tố quan trọng để trẻ đạt được một chỉ số thông minh ngôn ngữ tốt hơn và điều này sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung trong tương lai sau này của trẻ Nghiên cứu này cũng gợi mở cho những hướng nghiên cứu trong tương lai về việc tìm hiểu xem liệu những kỳ vọng của cha mẹ có thể ảnh hưởng tới những khía cạnh nào khác trong sự phát triển của trẻ
Yeung và cộng sự (2010) đã thực hiện một nghiên cứu trên 275 học sinh lớp 7 ở Singapore (tất cả học sinh đều là người gốc Hoa) Một trong những mục đích của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu xem liệu những kỳ vọng của cha mẹ có những ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn trong việc học môn Vật lý của học sinh hay không Người tham gia được yêu cầu trả lời 29 câu hỏi trong bảng khảo sát về khái niệm bản thân (self-concepts) trong việc học Vật lý (thành tích và hứng thú), khái niệm bản thân trong môn Tiếng Anh (thành tích và hứng thú), nhận thức về những kỳ vọng của cha mẹ ở môn Vật
Lý, sự tham gia học môn Vật lý (thành tích ngắn hạn), và khát vọng học Vật
lý trong tương lai (thành tích dài hạn) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có một
sự ảnh hưởng tích cực của những nhận thức về kỳ vọng từ phía cha mẹ lên cả thành tích ngắn hạn (r=0.41, p<0.05) và dài hạn (r=0.58, p<0.05) trong việc học môn Vật lý Những ảnh hưởng của cha mẹ có xu hướng mạnh mẽ ngay cả khi ảnh hưởng của những khái niệm bản thân bị kiểm soát Rất có thể, những
kỳ vọng của cha mẹ (ngay cả khi được nhìn nhận qua lăng kính của con cái) chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi yếu tố văn hóa Singapore là một nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên việc con cái biết vâng lời và làm theo những mong muốn của cha mẹ rất được đề cao Điều này gợi ý cho việc nghiên cứu về
Trang 2311
những kỳ vọng của cha mẹ theo tiếp cận văn hóa Một điều đặc biệt là nghiên cứu này đã tìm hiểu khả năng tác động ngắn hạn và dài hạn của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến trẻ Các nghiên cứu trong tương lai cũng nên xem xét sự ảnh hưởng này lên các khía cạnh khác trong cuộc sống của trẻ là ngắn hạn hay dài hạn
Có thể thấy, trong nhiều nghiên cứu đi trước, câu hỏi đặt ra thường là những kỳ vọng của cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến thành tích của con cái họ Tuy nhiên, mọi thứ không hẳn chỉ đơn giản là đi theo đường thẳng như
“kỳ vọng ảnh hưởng đến thành tích” Rất có thể có yếu tố trung gian nào đó nằm trong mối quan hệ này
Grossman và cộng sự (2011) đã tiến hành một nghiên cứu sử dụng mẫu hình đa cấp (multi-level modeling) để khảo sát về ảnh hưởng của những kỳ vọng của cha mẹ ở cấp độ cá nhân và cấp độ toàn trường lên thành tích của học sinh Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khảo sát khái niệm bản thân về thành tích của học sinh như một yếu tố trung gian cho mối quan hệ này Nghiên cứu lấy dữ liệu từ 4535 học sinh lớp 5 và lớp 8 trong nguồn dữ liệu của nghiên cứu theo chiều dọc về thời thơ ấu ECLS-K ở Mỹ (Early Childhood Longitudinal Study; bao gồm 17401 học sinh bắt đầu học mẫu giáo từ năm 1998) Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chỉ có mối quan hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ ở cấp độ cá nhân với thành tích của học sinh khi kiểm soát yếu tố giới tính và tình trạng kinh tế - xã hội Trong mối quan hệ này, khái niệm bản thân về thành tích học tập của học sinh là một phần trung gian, kỳ vọng của cha mẹ ở cấp độ toàn trường thì lại là một yếu tố điều tiết Ở những trường học mà những kỳ vọng của cha mẹ cao hơn trung bình thì mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và thành tích của học sinh ở cấp độ cá nhân giảm Điều này có nghĩa là trong một cộng đồng, khi mà hầu hết các bậc phụ huynh đều có mức độ kỳ vọng cao vào con cái thì những kỳ vọng đó lại ít có ảnh hưởng tới trẻ Kết quả của nghiên cứu này gợi mở cho những nghiên cứu tiếp
Trang 2412
theo cần xem xét kỳ vọng của cha mẹ ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể về mối quan hệ của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên
Trong một nghiên cứu khác của Zhan (2006) thì những kỳ vọng của cha mẹ lại là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa tài sản của cha mẹ và thành tích học tập của trẻ Kết quả nghiên cứu ở nhóm trẻ em trong độ tuổi 5 – 12 cho thấy tài sản của cha mẹ có mối liên hệ thuận chiều với điểm số môn toán và đọc của trẻ Trong khi đó những cha mẹ có tài sản càng nhiều thì càng
có kỳ vọng cao vào các hoạt động ở trường của trẻ
Những nghiên cứu trên cho thấy kỳ vọng của cha mẹ có ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Đôi khi có những yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ với CLCS của trẻ, đôi khi những kỳ vọng của cha mẹ lại là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa CLCS của trẻ với các yếu tố khác Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trên đều tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của kỳ vọng từ phía cha mẹ với thành tích học tập của trẻ, rất ít nghiên cứu quan tâm đến mối quan hệ giữa những kỳ vọng đó và CLCS ở góc độ tâm lý của trẻ
1.1.2 Nghiên cứu về tác động của việc đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ đến
CLCS của trẻ
Khi tìm hiểu về tác động của những kỳ vọng từ phía cha mẹ lên sự căng thẳng tâm lý của sinh viên Đài Loan, Wang và Heppner (2002) đã phát hiện ra rằng sự khác biệt giữa nhận thức về kỳ vọng từ phía cha mẹ và nhận thức về
sự thực thi những kỳ vọng đó của sinh viên mới là yếu tố dự báo tốt hơn cho trạng thái khỏe mạnh về mặt tâm lý (psychological well-being) của họ Lý thuyết về sự khác biệt cái tôi (Self-discrepancy) của Higgins (1987) cũng đã giải thích tại sao mà sự khác biệt giữa nhận thức về những kỳ vọng của cha
mẹ và nhận thức về khả năng thực thi của bản thân có thể gây ra những hỗn loạn về cảm xúc Lý thuyết nhận thức này được phát triển cùng với quan điểm
Trang 2513
về những niềm tin mâu thuẫn khác nhau giữa cái tôi lý tưởng (ideal self), cái tôi thực tế (actual self) và cái tôi bắt buộc (the ought self) sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực
Nhiều nghiên cứu khác về vấn đề này cũng có kết quả ủng hộ cho lý thuyết này Trong nghiên cứu của mình trên sinh viên Mỹ (gồm nhiều chủng tộc khác nhau), Agliata (2005) cũng đã sử dụng bảng kiểm sống theo kỳ vọng
của cha mẹ LPEI (Wang và Heppner; 2002) Kết quả cho thấy rằng khi sự
khác biệt giữa thành tích hiện tại và nhận thức về kỳ vọng từ phía cha mẹ càng lớn thì sinh viên càng trải nghiệm mức độ giận dữ, trầm cảm, lo âu cao hơn, còn mức độ lòng tự trọng và khả năng thích nghi thấp hơn Kobayashi (2005) đã tiến hành nghiên cứu nhằm kiểm tra hệ thống các tác động trực tiếp
và gián tiếp của những nhận thức về kỳ vọng từ phía cha mẹ, sự khác biệt trong nhận thức về các kỳ vọng đó với thành tích của sinh viên, bối cảnh văn hóa và giá trị văn hóa lên căng thẳng tâm lý ở các sinh viên người Mỹ gốc Hoa Kết quả cho thấy vai trò của sự khác biệt về nhận thức như một yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa những kỳ vọng từ phía cha mẹ và căng thẳng tâm lý của sinh viên Giá trị văn hóa có tác động trực tiếp lên căng thẳng tâm lý thông qua sự khác biệt trong nhận thức về kỳ vọng của cha mẹ Việc đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ không chỉ tác động đến sự khỏe mạnh về mặt cảm xúc (emotional well-being) mà còn có mối liên hệ với những khó
khăn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên (Leung
và cộng sự, 2011) Đây là kết quả nghiên cứu trên 1342 sinh viên ở ba thành
phố tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Vũ Hán, Hồng Kông) về ảnh hưởng của những kỳ vọng từ phía cha mẹ và những giá trị văn hóa đến những khó khăn
ra quyết định nghề nghiệp của sinh viên Trong mối quan hệ giữa việc đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ với những khó khăn ra quyết định nghề nghiệp của sinh viên thì những giá trị văn hóa đóng vai trò trung gian
Trang 2614
Việc đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ không chỉ thể hiện qua sự khác biệt giữa nhận thức về những kỳ vọng của cha mẹ và nhận thức về khả năng thực thi của bản thân mà còn thể hiện qua sự không phù hợp giữa những kỳ vọng của con cái với những khát vọng của cha mẹ dành cho con Rutherford (2015) đã sử dụng dữ liệu từ một mẫu mang tính đại diện quốc gia ở Mỹ (N=1115) để khảo sát về mối quan hệ giữa sự khỏe mạnh về mặt cảm xúc và
sự khác biệt giữa cha mẹ - con cái về kỳ vọng vào học tập ở học sinh THCS
và THPT Kết quả cho thấy rằng những học sinh có kỳ vọng không phù hợp với những mong đợi của cha mẹ thì có trạng thái khỏe mạnh thấp hơn
Tất cả những nghiên cứu trên đều cho thấy việc đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ (hoặc sống theo kỳ vọng của cha mẹ) là yếu tố dự báo tốt hơn cho CLCS của trẻ so với những kỳ vọng từ phía cha mẹ Đồng thời, một số nghiên cứu đã cho thấy vai trò của các giá trị văn hóa trong mối quan hệ giữa việc đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ và những khía cạnh khác nhau trong CLCS của trẻ Điều này cũng mở ra việc xem xét tác động của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến cuộc sống của trẻ ở các nền văn hóa khác nhau là không giống nhau
1.1.3 Nghiên cứu sự khác biệt về những kỳ vọng của cha mẹ theo tiếp cận
văn hóa
Kỳ vọng của cha mẹ phụ thuộc vào nền văn hóa mà trẻ sinh sống Cha
mẹ trong các gia đình khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau đều có những kỳ vọng khác nhau, và những sự kỳ vọng đó được con cái họ diễn dịch theo những cách khác nhau Bố mẹ trong những gia đình châu Á và Mỹ gốc Á
có thể nắm giữ quyền kiểm soát con cái lâu hơn so với bố mẹ trong những gia
đình châu Âu và Mỹ gốc Âu (xem Nguyễn Văn Đồng, 2012) Nhiều gia đình
châu Á hoặc gốc Á thường đề cao các mục tiêu của Nho giáo (Confucian goals), trong khi các gia đình châu Âu hoặc gốc Âu thì lại đề cao những mục tiêu lấy trẻ làm trọng tâm (child-centered goals) Các mục tiêu của Nho giáo
Trang 2715
nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên nhẫn, học tập chăm chỉ, phục tùng, và nhạy cảm với những mong muốn của cha mẹ (ví dụ: “tôn trọng những người lớn tuổi”, và “luôn ưu tiên việc học tập”), những mục tiêu lấy trẻ làm trọng tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự độc lập và tự thể hiện bản thân (ví dụ:
“khác biệt và là chính mình”, và “tự thể hiện và diễn đạt bằng lời”) (xem Russell và cộng sự, 2010)
Những trải nghiệm cuộc sống và thái độ tiếp biến văn hóa của cá nhân
cũng định hình những kỳ vọng của họ (Li, 2001) Trong một nghiên cứu của
mình, thông qua phỏng vấn định tính những phụ huynh Trung Quốc di cư đến Canada, Li (2001) đã xác định năm chiều cạnh của những kỳ vọng từ phía cha mẹ: kỳ vọng về văn hóa, kinh nghiệm cuộc sống, thái độ tiếp biến văn hóa, khát vọng nghề nghiệp, và tư tưởng dân tộc thiểu số Kỳ vọng về văn hóa và
tư tưởng dân tộc thiếu số phản ánh một cách rõ ràng biến văn hóa và bản chất của những phụ huynh di cư Những kỳ vọng về nghề nghiệp là yếu tố duy nhất nổi lên, có thể là vì tính phổ biến của văn hóa châu Á trong nghiên cứu này Những kỳ vọng của các bậc phụ huynh này đã được thay đổi theo hoàn cảnh để phù hợp với bối cảnh văn hóa – xã hội của Canada
Chen (2001) đã chỉ ra sự khác nhau về kỳ vọng dành cho con cái giữa các cha mẹ trong gia đình Mỹ, gia đình Mỹ gốc Hoa và gia đình Hoa Nghiên cứu của Chen thực hiện trên 185 học sinh người Hoa, 140 học sinh Mỹ, 39 học sinh người Mỹ gốc Hoa và cha mẹ của tất cả những học sinh đó để tìm hiểu về thái độ và kỳ vọng của cha mẹ đối với giáo dục khoa học Kết quả cho thấy cả cha mẹ và học sinh người Hoa có thái độ về giáo dục khoa học tích cực hơn so với nhóm đối chứng là người Mỹ Cha mẹ người Hoa nhấn mạnh vào sự tự cải thiện hơn, đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, và thường xuyên giúp đỡ con cái trong việc học tập hơn so với cha mẹ người Mỹ Thái độ của những người Mỹ gốc Hoa cho thấy họ chịu ảnh hưởng của cả truyền thống Trung Hoa và văn hóa Mỹ
Trang 2816
Một nghiên cứu khác của Cakiroglu (2004) trên hai nhóm cha mẹ (cha
mẹ sinh ra ở Mỹ và cha mẹ di cư, tất cả gồm 24 người) cũng đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai nhóm này về sự tham gia và những kỳ vọng của cha mẹ vào hoạt động học tập của con cái Kết quả nghiên cứu cho thấy không có nhiều sự khác biệt giữa cha mẹ sinh ra ở Mỹ và cha mẹ di cư về sự tham gia vào các hoạt động học tập của con cái Tuy nhiên, khi xem xét những kỳ vọng của cha
mẹ ở hai nhóm thì có sự khác biệt, cha mẹ di cư có kỳ vọng vào con cái cao hơn ở một số lĩnh vực về thành tích học tập Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa làm nổi bật được sự khác biệt đó Có thể là do số lượng mẫu quá nhỏ và vẫn còn có sự chênh lệch nhất định về thu nhập cũng như trình độ học vấn giữa các khách thể
Sự khác biệt về kỳ vọng không chỉ là khác biệt giữa các bậc cha mẹ ở những nền văn hóa khác nhau mà còn bao gồm cả sự khác biệt giữa những người con ở những nền văn hóa khác nhau trong nhận thức về những kỳ vọng của cha mẹ mình Thay vì diễn giải hành vi của cha mẹ là sự kiểm soát, thanh thiếu niên Mỹ gốc Hoa có thể xem xét chúng như những kỳ vọng về lòng hiếu
thảo (xem Russell và cộng sự, 2010) Oishi và Sullivan (2005) đã phát hiện ra
rằng sinh viên Mỹ gốc Á nhận thức về những kỳ vọng của cha mẹ một cách
cụ thể hơn so với sinh viên Mỹ gốc Âu
Sự khác biệt về những kỳ vọng của cha mẹ không chỉ xảy ra khi so sánh nền văn hóa phương Tây với phương Đông mà ngay cả khi so sánh giữa các nước châu Á hoặc giữa các vùng khác nhau trong một đất nước cũng có thể thấy được sự khác biệt này Khi tiến hành phát triển và hiệu lực hóa một thang đo nhận thức về kỳ vọng của cha mẹ, Sasikala và Karunanidhi (2011)
đã tham khảo bảng kiểm sống theo kỳ vọng của cha mẹ (Living-up-to parental Expectation Inventory – LPEI) của Wang và Heppner (2002) Sau khi tiến hành nghiên cứu, Sasikala và Karunanidhi đã thu được một bảng hỏi có nhiều
sự tương đồng với bảng hỏi của Wang và Heppner do những điểm chung của văn hóa châu Á Tuy nhiên, giữa hai bảng hỏi vẫn có nhiều sự khác biệt Đặc
Trang 2917
biệt, trong văn hóa Ấn Độ, thần linh rất được tôn sùng nên cha mẹ Ấn Độ kỳ vọng con cái họ tin vào những lực lượng siêu nhiên Một nghiên cứu của Found và Sam (2013) đã chỉ ra rằng những sinh viên sinh ra ở Đại Lục (Trung Quốc) nhận thức những kỳ vọng của cha mẹ ở mức độ cao hơn một cách rõ rệt so với những sinh viên đến từ Ma Cao
Những nghiên cứu trên cho thấy có những khác biệt và đặc trưng trong
kỳ vọng của cha mẹ ở những nền văn hóa khác nhau và trong cả cách mà những đứa con của họ diễn dịch về các kỳ vọng đó Sự khác biệt này khá rõ nét khi so sánh giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây
1.1.4 Nghiên cứu về kỳ vọng từ phía cha mẹ và tác động của những kỳ
vọng đó đến CLCS của trẻ ở Việt Nam
Kỳ vọng của các bậc cha mẹ Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giá trị văn hóa truyền thống Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi triết lý Phật giáo và Nho giáo Cả hai tôn giáo này đều nhấn mạnh và đề cao mối quan hệ cha mẹ - con cái, đạo Phật nói rằng mối quan hệ này là nhân duyên, còn Nho giáo coi đây là một trong ba mối quan hệ (Tam cương) quan trọng nhất của đời người Cả Phật giáo và Nho giáo đều không chỉ khuyến khích cha mẹ xem việc nuôi dạy con cái là nền tảng đạo đức, là trách nhiệm cao cả và phải có những sự đầu tư cũng như những kỳ vọng lớn vào con cái
mà còn giáo dục những người con phải có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện những kỳ vọng, mong muốn của cha mẹ mình Mặc dù theo thời gian, nền văn
hóa Việt Nam có nhiều sự thay đổi nhưng “lòng hiếu thảo” vẫn luôn là một
khái niệm chính trong cả Phật giáo và Nho giáo, là giá trị cốt lõi của dân tộc
ta3 Con cái thường được mong đợi là sẽ làm rạng danh gia đình, tổ tiên hoặc
đạt được những kỳ vọng từ phía cha mẹ như một cách để “báo hiếu” Với quan niệm con cái là “tài sản vô giá”, là “lộc trời ban”, nhiều bậc phụ huynh
tin rằng bên cạnh những đầu tư về vật chất thì việc truyền tải những kỳ vọng
3 “Hiếu đạo trong Nho giáo và Phật giáo”, truy cập từ www.btgcp.gov.vn – website Ban Tôn giáo chính phủ
Trang 3018
cao tới con cái là một cách thức giúp trẻ có được sự tự tin, lòng tự trọng, những tiêu chuẩn về phẩm chất cá nhân, giá trị cuộc sống và động lực để phát triển bản thân
Đến hiện tại, các nghiên cứu về kỳ vọng của cha mẹ Việt Nam chưa nhiều và chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu đơn thuần mức độ kỳ vọng của cha
mẹ vào con cái ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống Trần Thị Thanh Hà (2000) đã nghiên cứu kỳ vọng của bố mẹ về thành tích học tập của con cái là học sinh THCS và THPT Kết quả cho thấy cha mẹ có kỳ vọng nhiều vào sự thành đạt của con cái trong tương lai Khi nghiên cứu kỳ vọng của cha mẹ về
sự thành đạt của con cái trên 100 phụ huynh có con là học sinh THPT ở Hà Nội, Bùi Đình Tuân (2015) đã tìm ra rằng hầu hết phụ huynh đều mong rằng con mình sau này sẽ thành đạt Các bậc cha mẹ đều có những cách thức khác nhau để thể hiện sự quan tâm hay truyền tải những kỳ vọng của mình đến con cái thông qua việc quản lý, giáo dục con cái và phản ứng trước những thành công hay thất bại của con Còn nghiên cứu của Lã Thị Thu Thủy (2009) trên
270 phụ huynh có con đang học lớp 3 và lớp 4 trên địa bàn Hà Nội lại cho thấy mức độ kỳ vọng của cha mẹ vào con cái lứa tuổi tiểu học là khá cao Trong đó, mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh với trẻ tiểu học là sức khỏe thể chất và phẩm chất đạo đức
Về tác động của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến sức khỏe tâm thần của trẻ, vấn đề này đã được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này thì rất ít Kết quả nghiên cứu trên 100 thiếu niên tuổi 16 – 17 đang học lớp 10 tại Hà Nội của Văn Thị Kim Cúc (2005) đã chỉ ra rằng mức độ kỳ vọng của cha mẹ vào sự thành đạt của con cái có mối liên hệ với sự tự đánh giá bản thân của trẻ “Việc
bố mẹ không mong đợi gì vào sự thành công của con mình hoặc sự mong đợi thái quá có thể gây ra những khó khăn cho trẻ về mặt cảm xúc, những rào cản trong cuộc sống học đường và những hạn chế cho việc hoạch định các kế
Trang 31sự tương đồng giữa cha mẹ và con cái trong đánh giá về mức độ kỳ vọng của cha mẹ Nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng trước những mong đợi từ phía cha mẹ, các em thấy lo lắng và sợ hãi vì sợ làm bố mẹ thất vọng hoặc cảm thấy buồn và xấu hổ khi không đạt được những mong đợi đó Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chưa thực sự làm nổi rõ mối quan hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ và sự căng thẳng tâm lý của trẻ
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, ta có thể thấy trên thế giới đã có nhiều bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa việc đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của trẻ nhưng ở Việt Nam thì có rất
ít nghiên cứu đi theo hướng này Trong khi đó, những kỳ vọng của cha mẹ lại
có sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau vì vậy mà những bằng chứng nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này chưa chắc đã phù hợp với bối cảnh văn hóa của Việt Nam
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Kỳ vọng
1.2.1.1 Các quan điểm về khái niệm Kỳ vọng
Kỳ vọng là một từ gốc Hán Việt, trong đó kỳ (kì) có nghĩa là trông mong; vọng là trông ngóng (Nguyễn Lân, 2006) Như vậy, kỳ vọng có nghĩa
là mong ngóng Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (2007) chủ biên, kỳ vọng có nghĩa là đặt nhiều tin tưởng, hy vọng vào người nào đó (động từ) và
là điều mong mỏi, hy vọng ở ai, ở cái gì (danh từ)
Trang 3220
Kỳ vọng trong tiếng Anh là “expectation” xuất phát từ “expectationem” trong tiếng Latin, có nghĩa là “một sự chờ đợi” Theo từ điển tiếng Anh của MacMillan, kỳ vọng là niềm tin rằng một cái gì đó sẽ xảy ra theo một cách cụ thể, hoặc một ai đó phải có những năng lực, phẩm chất và hành vi nhất định
Ví dụ, giáo viên mong muốn tất cả các học sinh đến lớp đều chuẩn bị bài đầy
đủ Về mặt lý thuyết, đôi khi người ta cũng phân biệt “expectations” (kỳ vọng) với “aspirations” (nguyện vọng) nhưng trong hầu hết các nghiên cứu thực
nghiệm thì hai khái niệm này được sử dụng tương đương nhau (Morgan, 2006)
Ở lĩnh vực TLH, Nguyễn Khắc Viện (1991) quan niệm kỳ vọng là sự chờ đợi bản thân hay người khác đạt một thành tích nào đó Ông cũng phân biệt kỳ vọng với nguyện vọng – ước mong đạt được một thành tích hay một tình trạng nào đó, và có cố gắng ít nhiều để đạt được mục tiêu Trong từ điển Tâm lý học, Vũ Dũng (2008) định nghĩa kỳ vọng là: 1) Khát vọng nhận được cái gì đấy, đưa ra các quyền của mình về cái gì đấy; 2) Khát vọng cố làm cho
ai thừa nhận điều gì đó khi thiếu cơ sở để thừa nhận
Như vậy có thể hiểu kỳ vọng là những mong muốn, mong đợi hay niềm tin vào một sự vật, hiện tượng sẽ xảy ra theo một cách cụ thể hoặc một ai đó phải có những năng lực, phẩm chất và hành vi nhất định Kỳ vọng có thể thực
tế hoặc không thực tế và khi kết quả không đạt được như mong muốn sẽ dẫn đến thất vọng cho con người
Từ khái niệm kỳ vọng ở trên, chúng tôi cũng định nghĩa “Kỳ vọng từ phía cha mẹ là những mong muốn, mong đợi và niềm tin của cha mẹ vào con cái sẽ có những hành vi, năng lực, phẩm chất nhất định Những kỳ vọng từ phía cha mẹ có thể phù hợp hoặc không phù hợp với năng lực/khả năng thực
tế của con cái.”
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu kỳ vọng của phụ huynh ở ba khía cạnh: sự trưởng thành của cá nhân, thành tích học tập và những quan tâm về mối quan hệ lãng mạn
Trang 3321
1.2.1.2 Đánh giá sự kỳ vọng
Việc đánh giá sự kỳ vọng bắt đầu cùng với công việc của các nhà TLH giáo dục của Dịch vụ đánh giá giáo dục (Educational Testing Service) vào
đầu những năm 1950 ở Hoa Kỳ (Morgan, 2006)
Khi đánh giá kỳ vọng của cha mẹ vào con cái, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng những câu hỏi phỏng vấn đơn giản để hỏi phụ huynh như “Trình
độ học vấn mà anh/chị mong muốn con mình đạt được là gì?”, “Anh/chị nghĩ trình độ học vấn cao nhất mà con anh/chị sẽ đạt được là gì?” hoặc hỏi những người con với câu hỏi như “Bạn nghĩ rằng cha mẹ bạn mong muốn bạn đạt
đến trình độ học vấn nào?” (dẫn theo Stern, 2006 và Jacob, 2010) Bên cạnh
việc thu thập thông tin từ việc phỏng vấn, nhiều nhà nghiên cứu khác lại thiết
kế và sử dụng các bảng hỏi để đánh giá sự kỳ vọng từ phía cha mẹ vào con cái
(Wang & Heppner, 2002; Jacob, 2010; Wahedi, 2010; Trần Thị Thanh Hà, 2000; Văn Thị Kim Cúc, 2005; Lã Thị Thu Thủy, 2009; Nguyễn Thị Nhân Ái
& Tô Thị Hoan, 2014)
Có thể thấy để đánh giá sự kỳ vọng từ phía cha mẹ có thể dựa trên hai
nguồn thông tin Thứ nhất là dựa trên thông tin tự báo cáo của phụ huynh, thứ hai là dựa trên nhận thức của con cái về những kỳ vọng của cha mẹ mình
Nhiều nghiên cứu thì kết hợp cả hai nguồn thông tin này Bên cạnh đó, cách phân chia mức độ kỳ vọng của phụ huynh chỉ mang tính ước lệ dựa trên những nguồn thông tin thu thập được
1.2.2 Khái niệm Đáp ứng
Theo Từ điển tiếng Việt, đáp ứng là đáp lại đúng theo như đòi hỏi, yêu
cầu từ người khác Trong đó, đáp có nghĩa là: 1) biểu thị bằng hành động, thái
độ (thường là đồng tình) trước yêu cầu của người khác, 2) biểu thị bằng hành động, thái độ tương xứng với việc làm, thái độ (thường là tốt) của người khác đối với mình (Hoàng Phê và các cộng sự, 2007)
Trang 3422
Từ đó, chúng tôi định nghĩa sự đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ là việc học sinh THPT có những biểu thị bằng hành động, thái độ tương xứng với những mong muốn, mong đợi và hy vọng của cha mẹ các em vào sự trưởng thành của bản thân, thành tích học tập và mối quan hệ lãng mạn của các em
Trong nghiên cứu này, sự đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ được chúng tôi xác định thông qua tính toán sự khác biệt giữa nhận thức của học sinh THPT về mức độ cha mẹ kỳ vọng vào bản thân mình và mức độ đáp ứng những kỳ vọng đó của các em Nếu điểm số mức độ đáp ứng kỳ vọng bằng hoặc cao hơn điểm số mức độ cha mẹ kỳ vọng thì điều đó có nghĩa là học sinh THPT đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ Nếu điểm số mức độ đáp ứng kỳ vọng thấp hơn điểm số mức độ cha mẹ kỳ vọng thì điều có nghĩa là các em không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ
1.2.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về CLCS
1.2.3.1 Các quan điểm về khái niệm CLCS
Sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên đã và đang nhận được sự quan tâm lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực chính sách và dịch vụ chăm sóc Việc sử dụng cụm từ CLCS như một khái niệm bao quát cho trẻ em và thanh thiếu niên chỉ mới được công nhận là hữu ích, và chủ yếu là trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe Chính vì vậy mà CLCS của trẻ em và thanh thiếu niên
chưa được đánh giá đúng mức so với CLCS của người lớn (Wallander và cộng sự, 2001) Trong khi đó, CLCS được trải nghiệm theo những cách khác nhau ở những độ tuổi khác nhau (Wallander và cộng sự, 2001) Trong lĩnh
vực TLH, các nghiên cứu về đề tài CLCS chủ yếu phân tích ở khía cạnh sức khỏe tâm thần và liên quan đến các vấn đề về sức khỏe như tăng động giảm
chú ý, béo phì và các bệnh mãn tính khác (Schwimmer và cộng sự, 2003; Klassen, 2004; Varni và cộng sự, 2007) Các nghiên cứu về CLCS dành cho
nhóm khách thể chung không có các vấn đề về mặt nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, hành vi vẫn chưa quan tâm nghiên cứu và ở Việt Nam thì nghiên cứu
Trang 3523
theo hướng này rất ít (Ngô Thanh Huệ, Lê Thị Mai Liên, 2013) Trong khi đó,
CLCS về bản chất là một khái niệm mang tính tổng thể (holistic concept) nên việc xác định khái niệm CLCS trong mối liên hệ với một loại bệnh cụ thể có thể gây hiểu lầm Cuộc sống của một người không thể vì ảnh hưởng của một loại bệnh mà gây ra tác động đến tất cả những kinh nghiệm trong hiện tại và
quá khứ (Wallander và cộng sự, 2001) Chính vì vậy mà việc xác định CLCS
trên đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên nói chung, không có vấn đề bệnh lý nào là rất quan trọng Điều đó sẽ giúp chúng ta thiết lập được những mục tiêu quan trọng để đảm bảo cho trẻ em và thanh thiếu niên có được một cuộc sống chất lượng
CLCS là một khái niệm trừu tượng và khó định nghĩa, được sử đụng một cách rộng rãi nhưng lại không nhất quán Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu thì CSCL không thể được định nghĩa một cách chính xác Việc định nghĩa CLCS tùy thuộc vào cách thức sử dụng, mục tiêu nghiên cứu và các bối cảnh khác nhau Theo Schalock, có tới hơn 100 định nghĩa về CLCS
(dẫn theo Galloway, 2006) Các nhà khoa học đã tổng hợp lại và phân ra làm
4 kiểu định nghĩa khác nhau về CLCS Thứ nhất, định nghĩa toàn thể là
những định nghĩa ít nói về các thành phần có thể nằm trong CLCS mà thường kết hợp những ý tưởng về sự hài lòng/không hài lòng hoặc hạnh phúc/bất
hạnh Thứ hai, định nghĩa thành phần là những định nghĩa chia nhỏ CLCS ra
thành nhiều thành phần/chiều cạnh/lĩnh vực hoặc xác định các đặc điểm khác
nhau được coi là cần thiết cho việc đánh giá CLCS Thứ ba, định nghĩa tập trung là những định nghĩa chỉ đề ra một số lượng nhỏ các chiều cạnh của CLCS Thứ tư, định nghĩa kết hợp là những định nghĩa toàn thể nhưng được
chia ra thành những chiều cạnh cụ thể Có rất nhiều quan điểm khác nhau cho việc xác định các thuộc tính của CLCS
Trang 36cá nhân
Mang tính chủ quan – nhận thức của cá nhân
đề xuất của cá nhân
Dựa trên các giá trị và động cơ
Bao gồm nhận thức của cá nhân về cả những chiều cạnh tích cực và tiêu cực
5
Được đo lường một cách đáng tin cậy bằng những chỉ số chủ quan bởi những cá nhân có khả năng tự đánh giá
Việc xác định các thành phần chính của CLCS cũng có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau
Trang 37Cummins (1997)
6 thành phần 8 thành phần 6 thành phần 7 thành phần 7 thành phần Sức khỏe thể
Điều kiện vật chất
Quan hệ cộng đồng lành mạnh Năng suất
Lao động và hoạt động sản xuất
Hoạt động lao động/sản xuất
Sự khỏe
mạnh về cảm
xúc
Sự khỏe mạnh về cảm xúc
Sự khỏe mạnh về mặt tâm lý
Sự khỏe mạnh về cảm xúc
Sự khỏe mạnh về cảm xúc
và bạn bè
Sự kết nối xã hội/gia đình
Sự phát triển
cá nhân
Tự xác định Mức độ độc
lập Tinh thần
Sự an toàn của cá nhân Sự an toàn
(Nguồn: dẫn theo Galloway, 2006)
Trang 38Sự hài lòng, tâm trạng, sự thích thú
Lòng tự trọng, tự khẳng định, giá trị bản thân
Dự đoán và kiểm soát tình huống gây căng thẳng Mối quan hệ liên cá
nhân
Tương tác Mối quan hệ
Sự hỗ trợ
Mạng lưới và liên lạc xã hội Quan hệ với bạn bè, gia đình
Hỗ trợ về tài chính, cảm xúc, thể chất
Điều kiện vật chất Tình trạng tài chính
Công việc Nhà ở
Thu nhập, phúc lợi Tình trạng công việc, môi trường làm việc
Nơi ở
Sự phát triển cá nhân Giáo dục
Thành tích cá nhân Năng suất
Trình độ học vấn Nhận thức, xã hội và kinh nghiệm
Sự thành công, thành tích Sức khỏe thể chất Sức khỏe
Hoạt động hàng ngày Giải trí
Chức năng, dinh dưỡng,
sự cân đối, các triệu chứng bệnh
Kỹ năng chăm sóc bản thân
Hỗ trợ xã hội
Tình nguyện, đóng góp Mạng lưới hỗ trợ
Luật pháp
Tôn trọng, bình đẳng Nghĩa vụ công dân
(Nguồn: dẫn theo Galloway, 2006)
Trang 3927
Một trong những định nghĩa về CLCS được sử dụng khá phổ biến hiện
nay là định nghĩa của WHO (1997): “CLCS là nhận thức mà cá nhân có được trong đời sống của mình, trong bối cảnh văn hóa, và hệ thống giá trị mà cá nhân sống, trong mối tương tác với những mục tiêu, những mong muốn, những chuẩn mực, và những mối quan tâm Đó là một khái niệm rộng phụ thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức khỏe thể chất, trạng thái tâm
lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường sống của mỗi
Trong nghiên cứu này, CLCS của học sinh THPT được khai thác ở góc
độ tâm lý (bao gồm lòng tự trọng, sự hài lòng với cuộc sống và sự có mặt của những cảm xúc tiêu cực)
1.2.3.2 Đo lường CLCS
Định nghĩa về CLCS rất đa dạng và phong phú nên cách thức đo lường CLCS cũng phụ thuộc vào quan điểm của nhà nghiên cứu Có những nhà nghiên cứu đánh giá CLCS thông qua đánh giá của cá nhân về sự hài lòng với cuộc sống nói chung Có những nghiên cứu ở lĩnh vực kinh tế và xã hội học lại đánh giá về CLCS chủ yếu ở lĩnh vực điều kiện vật chất, sức khỏe thể chất hay các quyền lợi của cá nhân Việc đánh giá này có thể thông qua những chỉ
số chủ quan hoặc khách quan Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu về CLCS của trẻ em và thanh thiếu niên:
Trang 40Số item
Phụ huynh
0-4 5-13
& Grand, 1995
Các chức năng thể chất Các chức năng vai trò Các chức năng nhận thức
Sự khỏe mạnh về cảm xúc
Phụ huynh 5-12 59
Boeke, 1997
Chức năng thể chất Chức năng nhận thức Chức năng xã hội Than phiền về cơ thể
Sự hạnh phúc
Phụ huynh 7-13
Hoạt động sản xuất Mối quan hệ thân tình
Sự an toàn Giao tiếp
Sự khỏe mạnh về cảm xúc
Trẻ 11-18 46
PedsQL Varni, Seid, &
Rode, 1999
Sức khỏe thể chất Sức khỏe tâm thần Sức khỏe xã hội
Trẻ và Phụ huynh
8-18 15
(Nguồn: dẫn theo Wallander, 2001)