I.ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 2008 đến nay, trên phạm vi cả nước và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, các trường học ở các cấp đã sôi nổi thi đua thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đạt được một số kết quả nhất định. Mục đích quan trọng nhất của xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dânchủ. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo của mình. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng thành công “ Trường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện. Vậy thế nào là một “Lớp học thân thiện” ? Làm thế nào để xây dựng được một “Lớp học thân thiện” ? Đó là câu hỏi mà tôi đã từng trăn trở nhiều năm. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm, tôi đã tìm được câu trả lời. Xin mạnh dạn trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN”. Phạm vi nghiên cứu: Trong 2 năm học. (20112012 và 20122013) Phương pháp nghiên cứu: Điều tra Quan sát Nghiên cứu tài liệu. Thực hành Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 92011 : Chọn đề tài Tháng 102011 tháng 122011: Tìm hiểu nguyên nhân, đọc tài liệu, tìm biện pháp thực hiện. Tháng 12011 tháng 122012: Nghiên cứu sâu các biện pháp thực hiện Tháng 12013: Viết, hoàn thiện đề tài.
Trang 1MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
2 Thực trạng xây dựng phong trào "trường học thân thiện, học
sinh tích cực " ở trường Tiểu học Cẩm Phong
3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
4 Kết quả đạt được
III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
2 3 3 4
4 14 15
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2Từ năm 2008 đến nay, trên phạm vi cả nước và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, các trường học ở các cấp đã sôi nổi thi đua thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đạt được một số kết quả nhất định
Mục đích quan trọng nhất của xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dânchủ
Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học Trường học thân thiện gắn
bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá
và sáng tạo của mình
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng thành công “ Trường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện
Vậy thế nào là một “Lớp học thân thiện” ? Làm thế nào để xây dựng được một “Lớp học thân thiện” ? Đó là câu hỏi mà tôi đã từng trăn trở nhiều năm Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm, tôi đã tìm được câu trả lời Xin mạnh dạn trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN”
*Phạm vi nghiên cứu: Trong 2 năm học (2011-2012 và 2012-2013)
* Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra
- Quan sát
- Nghiên cứu tài liệu
- Thực hành
* Kế hoạch nghiên cứu:
- Tháng 9/2011 : Chọn đề tài
- Tháng 10/2011 tháng 12/2011: Tìm hiểu nguyên nhân, đọc tài liệu, tìm biện pháp thực hiện
- Tháng 1/2011 tháng 12/2012: Nghiên cứu sâu các biện pháp thực hiện
- Tháng 1/2013: Viết, hoàn thiện đề tài
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trang 31- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
a) Cơ sở lí luận:
Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, và đã được triển khai
có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới Mô hình này không hoàn toàn mới đối với Việt Nam Từ những thập niên 60, 70, với triết lý “đời sống học đường là cuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này; chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai" , nên phương châm “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đã được phổ biến và áp dụng ngay từ những ngày đó
Để xây dựng mô hình này, ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ đã làm thí điểm nhiều năm nay ở 50 trường tiểu học và THCS Từ kết quả thí điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường phổ thông với những nội dung được cụ thể trong chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc : Phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 -2013
Thực hiện chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT, Phòng Giáo dục huyện Cẩm Thủy đã
có các kế hoạch, chỉ thị chỉ đạo các trường : kế hoạch số 214/KH-GD&ĐT ngày 23/10/2008; tổ chức đánh giá kết quả phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" số 68/PGD&ĐT ngày 17/4/2009; số 06 KH/PGD&ĐT-CT ngày 19/10/2009, kế hoạch hoạt động các năm học,
Vậy, thế nào là “trường học thân thiện”? “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối
xử tử tế, và thân thiết với nhau Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện” “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử Trường học thân thiện là trường học mà ở
đó học sinh được tạo điều kiện để sống khoẻ mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác; được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng; được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi; quyền được đi học của học sinh được đảm bảo.Chất lượng của trường học thân thiện không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục trong lớp học, mà còn là chất lượng của cả môi trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng Làm tốt công tác này chính là chúng ta đang xây dựng lớp học thân thiện
b) Cơ sở thực tiễn
Trang 4Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học: Các em thường hứng thú với những cái mới, cái đẹp, thích tìm tòi khám phá, ưa sự nhẹ nhàng Rõ ràng các em sẽ thích đến trường hơn, thích học hơn nếu trường, lớp đẹp, hấp dẫn các em, thầy cô nhẹ nhàng, quan tâm, bên cạnh các em như những người bạn lớn
Với đặc điểm tâm lý nói trên, nếu có được một môi trường học tập thân thiện thì chắc chắn các em sẽ không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà còn giúp các em tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng tốt hơn góp phần hoàn thành mục tiêu giúp các em phát triển một cách toàn diện, thích ứng được với cuộc sống đang ngày một thay đổi trong xã hội hiện nay
2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO “ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC" Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM PHONG
Trường Tiểu học Cẩm Phong là một trong số ít những trường đầu tiên của huyện Cẩm Thủy được tham gia vào dự án " Tập huấn dạy và học tích cực" theo chương trình giáo dục của Úc do tổ chức Tầm nhìn thế giới- chương trình phát triển vùng Bắc Cẩm Thủy triển khai Ngay từ năm 2005, các hoạt động dạy học và giáo dục gắn liền với phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng ở nhà trường: các lớp học được trang trí đẹp, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được chú ý, mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường được tăng cường Nhà trường luôn là điểm đến tham quan và học tập của các trường bạn trong và ngoài tỉnh Đây cũng là những điều kiện thuận lợi đầu tiên để nhà trường xây dựng trường học thân thiện Với tiền đề thuận lợi như thế, nên khi Bộ GD & ĐT phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường Tiểu học Cẩm
Phong đã hưởng ứng và thực hiện một cách có hiệu quả Qua một vài năm, nhà trường đã có nhiều chuyển biến hết sức rõ rệt Đặc biệt là sự tăng trưởng về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học Khuôn viên, trường lớp ngày càng sạch đẹp khang trang, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đã được cải thiện và từng bước phát triển Các thầy cô giáo luôn chú ý vận dụng phương pháp dạy học tích cực, cố gắng khơi dậy niềm đam mê học tập của học sinh bằng những bài giảng hấp dẫn, bằng những hoạt động tập thể vui vẻ, bổ ích, bằng môi trường lớp học đẹp Mối quan hệ giữa thầy và trò đã có sự thay đổi: gần gũi và thân thiện hơn Trường học đã và đang là nơi thu hút được học sinh đến trường mỗi ngày
3 GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Một trong những giải pháp tích cực để xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực” là xây dựng “lớp học thân thiện” Để giúp nhà trường xây dựng “lớp học thân thiện”, trong phạm vi đề tài, tôi đưa ra các biện pháp sau:
a Trang trí lớp học thân thiện.
Trang 5Chúng ta có thể hiểu rằng: Lớp học thân thiện là lớp học được trang trí đẹp,
có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao
Việc trang trí lớp học một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh sẽ giúp cho các em biết yêu và tạo ra cái đẹp, giúp các em có ý thức gìn giữ trường lớp của mình Cái khó là trang trí làm sao cho hài hoà, phù hợp, đẹp mà không tốn kém, màu sắc mà không loè loẹt, nhiều mà không rối Các góc được bài trí đẹp đẽ tao nhã, từ góc nghệ thuật đến góc sáng tạo, mỗi lớp mỗi vẻ Các góc đó vừa là nơi các em có thể tìm tư liệu trong học tập vừa là nơi mà sản phẩm của các
em được trưng bày một cách khoa học, sáng tạo, sinh động từ những bài viết chữ đẹp, những bài thủ công, đến những lời nhắc nhở học sinh, dự báo thời tíêt trong ngày các phòng học như khang trang hơn, sạch đẹp hơn, gắn bó thân thiện hơn với thầy và trò
Mỗi một môn học trong nhà trường, các em có một góc để tìm tư liệu, trưng bày sản phẩm :
Góc Toán: có thư viện Toán học ( ghi các công thức, quy tắc tính, các bài toán hay ), các câu chuyện Toán học, các trò chơi Toán học (Đôminô, câu cá, mèo uống sữa ), các biểu đồ, hay phần sưu tầm về các nhà Toán học
Góc Tiếng Việt: Có các bài văn hay của các HS trong lớp, từ điển thành ngữ - tục ngữ, từ điển Tiếng Việt (các từ em hay gặp trong bài học), tập bài viết chữ đẹp của các bạn trong lớp, mặt nạ đóng vai trong môn tập đọc
Góc Khoa học: nơi sưu tầm những điều lí thú về khoa học, ứng dụng của khoa học trong cuộc sống hàng ngày, thế giới động- thực vật,
Góc Lịch sử và Địa lí: có các sự kiện, các nhân vật lịch sử, tranh ảnh sưu tầm về cảnh đẹp đất nước và thế giới
Góc Nghệ thuật: nơi trưng bày các sản phẩm thủ công, tranh vẽ của các HS trong lớp
Ngoài ra, lớp học còn được trang trí bới góc khác: chúc mừng sinh nhật, Điều
em muốn nói, ảnh chụp của các học sinh trong lớp, hoa điểm mười, các câu khẩu hiệu thân thiện
Như vậy, đến lớp các em được chào mừng, được thấy hình ảnh của mình và bạn
bè, các em sẽ có cảm giác đang bước vào một ngôi nhà chung mà trong đó các em
là những chủ nhân đích thực Các em tự tin hơn, đoàn kết hơn và chủ động hơn trong các hoạt động ở lớp
Trang 6
Một số hình ảnh trang trí lớp của trường TH Cẩm Phong
b Thay đổi cách cư xử của giáo viên.
- Sử dụng lời nói, ánh mắt và cử chỉ thân thiện:
Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ trực tiếp của người thầy với học sinh Nếu giáo viên có được ngôn ngữ chuẩn, tế nhị, giàu hình ảnh và đạt giá trị biểu cảm cao sẽ thu hút được học sinh chú ý trong tiết dạy Ngoài giá trị nội dung của ngôn ngữ, giáo viên còn phải diễn đạt nó bằng âm điệu phù hợp, các lệnh đưa
ra phải rõ ràng, tạo được sự hào hứng, kích thích nhu cầu tìm hiểu của học sinh Ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ là những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhưng cũng không kém phần quan trọng trong quá trình giao tiếp giữa giáo viên với học sinh Khi giáo viên bước vào lớp, một nụ cười hiền hậu cùng với ánh mắt vui lướt qua toàn lớp học sẽ tạo ra những xúc cảm tâm lý, giúp các em thoải mái và tự tin để bắt đầu tiết học Trong tiết dạy, giáo viên cần di chuyển trong lớp học một cách hợp
lí, không đứng quá lâu ở vị trí bàn giáo viên hoặc bục giảng sẽ tạo ra một khoảng cách biệt lớn với học sinh Khi học sinh làm bài hoặc hoạt động nhóm, tôi thường
đi xuống lớp vừa là để quan sát cụ thể cách làm việc của các em vừa là để hướng
Trang 7dẫn kịp thời (nếu cần) Khi học sinh tổ chức các hoạt động tập thể, tôi thường ngồi cùng các em ở phía dưới lớp, tạo sự chủ động hoàn toàn cho học sinh
Trong quá trình dạy học, đặc biệt tránh những lời ra lệnh khô khan, những cử chỉ thiếu thân thiện như đập thước kẻ xuống bàn, chỉ tay vào mặt học sinh Hãy để các em thấy được sự tôn trọng của thầy cô với mình
- Hãy khen ngợi, đừng chê bai: Khen ngợi là việc làm không thể thiếu trong
giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học Khi học sinh làm được việc tốt thì phải khen ngợi ngay để khích lệ, động viên Một lời khen có hiệu quả giáo dục gấp nhiều lần
so với những lời chỉ trích, chê bai Đặc biệt với học sinh cá biệt thì lời động viên, khen ngợi như là liều thuốc tinh thần giúp các em thay đổi hành vi theo hướng tích cực Khen ngợi kịp thời không những làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực mà còn là động cơ thúc đẩy quá trình học tập của các em Trong học tập,
sự cần cù có phần bù đắp cho sự thiếu thông minh Nếu khen ngợi, động viên kịp thời sẽ giúp học sinh ham thích và dẫn tới chăm chỉ trong học tập Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở các em, cho các em hy vọng
- Tạo tiếng cười trong mỗi tiết học: “Tiếng cười là liều thuốc bổ” Tiếng cười
trong dạy học – giáo dục sẽ làm tan đi không khí căng thẳng của tiết học Không những thế, tiếng cười còn tạo ra sự hưng phấn để kích thích suy nghĩ Những người thông minh thường có tính hài hước, chính sự hài hước lại tác động vào não để kích thích tư duy Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần vận dụng tính hài hước để thu hút sự chú ý của học sinh, làm tăng tính hấp dẫn của vấn đề cần truyền đạt, giúp quá trình hình thành kiến thức diễn ra tự nhiên và nhẹ nhàng, đem lại kết quả cao Bên cạnh đó, không khí lớp học trở nên thân thiện hơn, có hứng thú để bắt đầu cho những tiết học khác
- Quan tâm và chia sẻ: Giáo viên cần giáo dục các em có thói quen biết quan
tâm, chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống Giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải nắm được ngày sinh của các em trong lớp và thông báo trên bảng tin của lớp để lớp tổ chức sinh nhật cho bạn của mình Quà sinh nhật có thể là những lời chúc mừng hay những lời ca tiếng hát của các bạn trong lớp Điều này giúp các em thấy được sự quan tâm của cô giáo và các bạn trong lớp Từ đó, giúp các em tự tin hơn trong học tập, rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động tập thể
Trang 8
Góc chúc mừng sinh nhật HS tổ chức sinh nhật tại lớp
Giáo viên là người rất gần gũi với học trò, vì vậy hãy cố gắng để các em luôn cởi mở với thầy cô Hãy vừa là bạn vừa là thầy của các em Giáo viên không cần phải che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em
Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó Thầy cô hãy giúp các em nhận ra, phát triển chúng thêm Hãy cố gắng sống hết mình với các em Vui cùng vui, buồn cùng buồn Đùa nghịch và dạy dỗ Hãy kiềm chế khi các em nói dối "Thương yêu, công bằng, kiên trì và trung thực" là khẩu hiệu của mỗi giáo viên
GV cùng HS chăm sóc cây xanh Cô và trò trong một tiết học
Trang 9c Tăng cường sự tham gia của học sinh.
- Xây dựng nội quy lớp học: Giáo viên thông báo cho học sinh nội dung
chính của năm học; nhắc lại nhiệm vụ của học sinh trong Điều lệ trường tiểu học; học sinh chia nhóm thảo luận; các nhóm chia sẻ ý kiến; giáo viên và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả học sinh; thống nhất và xây dựng thành nội quy của lớp; viết và trang trí nội quy lớp
Việc làm này hết sức có ý nghĩa, đó là: học sinh được tham gia, được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến của mình, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng.Giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề
ra Giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho học sinh Làm tốt điều này, chúng ta đã khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh Khi đó các em
sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập
- Xây dựng hòm thư “Điều em muốn nói”: Chúng ta biết rằng, không phải lúc
nào học sinh cũng có thể trực tiếp nói thẳng mong muốn, suy nghĩ của các em với thầy cô giáo, với nhà trường Vì vậy, thông qua hòm thư “Điều em muốn nói” , các
em học sinh được tự do bày tỏ những khúc mắc, băn khoăn, của bản thân về cuộc sống quanh các em, về trường, lớp, bạn bè và thầy cô Đó còn là nơi để các em chia
sẻ những những tâm tư, nguyện vọng và cả những ước mơ của mình về tương lai
Xây dựng hòm thư điều em muốn nói sẽ giúp giáo viên rút ngắn khoảng cách
giữa thầy và trò; giáo viên được lắng nghe những chia sẻ, mong muốn của các em
để từ đó kịp thời có những điều chỉnh hợp lý, nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục, tạo môi trường thân thiện trong lớp học
Góc " Điều em muốn nói"
Trang 10- Đôi bạn cùng tiến: trong lớp bao giờ cũng có nhiều đối tượng học sinh,
ngoài những học sinh khá - giỏi còn có những học sinh xếp loại trung bình và yếu kém Để các em học sinh yếu kém không bị tự ty, mặc cảm và thụ động trong học tập, tôi đã xây dựng các mô hình học tập như “Đôi bạn điểm 10”, “Đôi bạn cùng tiến”, để cho các em khá - giỏi kèm cặp các em yếu kém Sau một thời gian (thường là hết một học kì), tôi tổ chức cho lớp bình chọn những đôi bạn cùng tiến xuất sắc, biểu dương sự nỗ lực của các em và có phần thưởng tuy không lớn nhưng
có giá trị động viên kịp thời khiến các em thấy được giá trị của những cố gắng
- “Học mà chơi - chơi mà học”: các em học sinh tiểu học rất thích tham gia
các trò chơi Chính vì vậy việc tổ chức cho các em tham gia vào các trò chơi là một việc làm hết sức cần thiết Tham gia trò chơi giúp các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt hơn
Tôi thường lồng ghép tổ chức trò chơi học tập trong các tiết dạy một cách phù
hợp, tạo được sự hứng thú cho các em VD: trong tiết Luyện từ và câu Luyện tập
viết hoa danh từ riêng, tôi tổ chức trò chơi Du lịch trên bản đồ; trong những tiết
toán tôi có thể tổ chức trò chơi Ô hình rắn; Những tiết Mở rộng vốn từ có thể tổ chức trò chơi Hãy tập trung,
- Tổ chức các hoạt động tập thể: Lứa tuổi Tiểu học rất ham chơi, đây cũng là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn học của HS.Vì thế, tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích thân thiện cho học sinh là điều cần thiết Tôi thường tổ chức cho học sinh của mình các hoạt động tập thể như tô tượng, vào thư viện, thi Trạng nguyên nhỏ tuổi, Tổ chức biểu diễn văn nghệ vào các ngày lễ kỉ niệm lớn 8/3, 20/10,
22/12 , Tham gia các hoạt động Hướng về nguồn cội như: tham quan tìm hiểu các
di tích lịch sử ở địa phương, thăm hỏi các mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ Trong các hoạt động đó, học sinh hoàn toàn chủ động từ việc lên kế hoạch trước cả tuần, chuẩn bị, trang trí , thực hiện, dẫn chương trình, tôi chỉ định hướng cho các em và giúp các em những việc mà các em cần đến Thông qua các hoạt động tập thể này mà tinh thần đoàn kết của lớp được vun đắp, ý thức trách nhiệm cũng được nâng cao, các em thấy được ý nghĩa của những ngày kỉ niệm Những buổi hoạt động tập thể này luôn được các em hoan nghênh và hưởng ứng nhiệt tình