Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với các nước trên thế giới, đòi hỏi về đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, trí tuệ và tay nghề cao là một vấn đề hết sức quan trọng trong toàn xã hội. Chính vì vậy; Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác đào tạo cán bộ, xây dựng một đội ngũ cán bộcông chức về cơ bản đã đáp ứng với các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong mọi giai đoạn cách mạng. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đã bộc lộ đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém và hạn chế về năng lực và trình độ quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộcông chức, chưa ngang tầm với nhiệm vụ mới, như đại hội IX của Đảng nhận định: “Một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều yếu kém, bất cập về trình độ chuyên môn và năng lực điều hành công việc, chưa tương xứng với cương vị và trách nhiệm được giao; một số không ít cán bộ thoái hóa về phẩm chất, chạy theo sự cám dỗ vật chất, sống thực dụng, cửa quyền, hối lộ, sách nhiễu, tham nhũng,…ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước, nhân dân chê trách, gây ảnh hưởng cho sự phát triển đất nước ” 22,Tr.258. Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn thể hiện ở nhiều thiếu sót mà chúng ta cần phải giải quyết, đó là việc chưa hoàn thiện, đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông chức; là việc chưa quan tâm đến sự phát triển của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông chức; chậm đổi mới trong chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, sự chậm chạp trong xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VĂN ĐẠO
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀCÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ - CÔNG CHỨC
(TỪ THỰC TIỄN TỈNH HƯNG YÊN)
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
Chuyên ngành : Quản lý hành chính công
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Kiên Cường
Hà Nội – 2007
Trang 2MỤC LỤC
TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ - CÔNG CHỨC
5
1.1 Một số khái nhiệm về cán bộ-công chức và đào tạo cán bộ-công
chức và vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức.
5
1.1.1 Quan niệm về cán bộ-công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ-công chức
5
1.1.2 Vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức trong giai
đoạn hiện nay
16
1.2 Những quan điểm của Đảng, Nhà nước và cơ sở pháp lý của việc
quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán công chức
bộ-19
1.2.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức
đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức trong giai đoạn hiện nay
28
1.3.1 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức và quản lý nhà nước
về đào tạo, bồi dưỡng trong nền hành chính hiện nay
30
1.3.2 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức xuất phát từ xu thế
hội nhập và phát triển đất nước
36
1.4 Kinh nghiệm quốc tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng và quản lý
nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ- công chức
38
1.4.1 Kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
1.4.2 Kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng 40
TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ-CÔNG CHỨC TẠI TỈNH HƯNG YÊN TỪ KHI TÁI LẬP ĐẾN NAY.
43
Trang 32.1 Sự hình thành và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh
Hưng yên từ khi tái lập
44
2.2 Thực trạng về cơ cấu tổ chức hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ-công chức và công tác quản lý đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Hưng Yên.
2.3 Thực trạng về quản lý nhà nước đối với cơ quan đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ-công chức của tỉnh
74
2.3.1 Thực trạng Quản lý nhà nước về phát triển và kiện toàn hệ thống cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức
74
2.3.2 Về tổ chức triển khai thực hiện chủ trương của nhà nước về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ-công chức
CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN CÔNG CHỨC TẠI TỈNH HƯNG YÊN.
BỘ-87
3.1 Phương hướng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức
tại tỉnh Hưng Yên.
87
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức tại tỉnh Hưng yên
95
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản của tỉnh về việc tổ chức triển khai đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức
96
3.2.2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ-công chức để tiến hành đào
tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch
97
3.2.3 Kiện toàn hệ thống đào tạo, bồi dưỡng ở cấp tỉnh, ngành và huyện 98
Trang 43.2.4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ-công chức
99
3.2.6 Tiêu chuẩn hóa về trình độ đối với việc bổ nhiệm đề bạt cán bộ vào
ngạch và chức vụ đối với cán bộ, công chức
Trang 5LỜI CAM ĐOANNgoài sự giúp đỡ của PGS.TS Phạm Kiên Cường, luận văn này là sảnphẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả về đề tài luậnvăn Một số liệu, quan điểm, quan niệm, khái niệm, phân tích kết luận của cáctài liệu và các nhà nghiên cứu khác được trích dẫn đúng với quy định Vì vậy tácgiả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả
Nguyễn Văn Đạo
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước công nghiệp hóa, hiện đạihóa, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhậpvới các nước trên thế giới, đòi hỏi về đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất,năng lực, trí tuệ và tay nghề cao là một vấn đề hết sức quan trọng trong toàn xãhội Chính vì vậy; Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác đào tạo cán bộ,xây dựng một đội ngũ cán bộ-công chức về cơ bản đã đáp ứng với các yêu cầu
và nhiệm vụ đặt ra trong mọi giai đoạn cách mạng Tuy nhiên trong quá trìnhchuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đã bộc lộ đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém vàhạn chế về năng lực và trình độ quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức, chưa ngang tầm với nhiệm vụ mới, như đại hội IX của Đảng nhậnđịnh: “Một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều yếu kém,bất cập về trình độ chuyên môn và năng lực điều hành công việc, chưa tươngxứng với cương vị và trách nhiệm được giao; một số không ít cán bộ thoái hóa
về phẩm chất, chạy theo sự cám dỗ vật chất, sống thực dụng, cửa quyền, hối lộ,sách nhiễu, tham nhũng,…ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước,nhân dân chê trách, gây ảnh hưởng cho sự phát triển đất nước ” [22,Tr.258].Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn thể hiện ở nhiều thiếu sót mà chúng ta cần phảigiải quyết, đó là việc chưa hoàn thiện, đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức; là việc chưa quan tâm đến sự phát triểncủa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức; chậm đổi mới trong chươngtrình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, sự chậm chạp trong xây dựngchế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng
Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ của Thủ
đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên là 923,09Km2, gồm có 10 huyện, thị, dân sốtrên 1,1 triệu người, là một tỉnh mới được tái lập và chính thức bước vào hoạtđộng từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến nay Sau khi được tái lập, Tỉnh ủy vàcác cấp ủy Đảng, Chính quyền đã nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cánbộ-công chức và công tác cán bộ, đặc biệt là công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
Trang 7dưỡng cán bộ-công chức Vì vậy đội ngũ cán bộ các cấp các ngành đã từng bướcđược củng cố, kiện toàn, tăng cường cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan và chủ quan, đội ngũ cán bộ côngchức của tỉnh còn nhiều bất cập chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế-xãhội trong thời kỳ đổi mới Công tác đào tạo, bồi dưỡng mới chú ý đến việc hợpthức hóa, bằng cấp, quy hoạch chưa cụ thể, chưa cân đối các ngành, kinh phídành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức còn thấp,…Đòi hỏi cáccấp ủy Đảng, chính quyền phải quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ, quản lýnhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức
Đứng trước tình hình đó, việc nghiên cứu lý giải một cách hệ thống côngtác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức, đánh giá thựctrạng, đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nhà nước về công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức ở tỉnh Hưng Yên, để trên cơ sở đó xây dựngđội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực vững vàng, đủ về số lượng vàchất lượng, hoạt động có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu đổi mới của bộ máynhà nước Điều đó có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thựctiễn hiện nay
Một trong những yêu cầu cơ bản đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ-công chức là phải chú trọng đến công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồidưỡng cán bộ-công chức Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Các giải phápnâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-côngchức từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên”
2 Mục đích nghiên cứu đề tài.
Từ những thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chứccủa Tỉnh Để đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ-công chức của Tỉnh; tìm
ra những nguyên nhân cản trở và làm hạn chế công tác đào tạo bồi dưỡng cánbộ-công chức tỉnh Hưng Yên
3 Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ-công chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Trang 8Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chứcTỉnh, tìm cách tháo gỡ những vướng mắc, nguyên nhân tồn tại còn yếu kém, đưa
ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tácđào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong thời gian tới
Đề xuất những kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền khắc phục
4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức tại tỉnh Hưng Yên và nêu ra các giảipháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ-công chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Đối tượng nghiên cứu: Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ-công chức từ trung ương đến địa phương Mối quan hệ trựctiếp giữa các cơ quan hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; các chủ trương;chính sách trong phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩaMác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng của Nhà nước
ta, chủ trương chính sách của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hưng Yên về cácvấn đề liên quan đến đề tài, nhất là quản lý nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡngcán bộ-công chức nói cung và đội ngũ cán bộ-công chức tỉnh Hưng Yên nóiriêng Luận văn được sử dụng phương pháp phân tích; tổng hợp; đánh giá thôngqua các chỉ tiêu và bảng biểu điều tra khảo sát
Ngoài ra, Luận văn còn kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu từcông trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan để hoàn thành các vấn
đề của luận văn
6 Những đóng góp của luận văn.
Xuất phát từ thực tiễn bộ máy hành chính và cải cách thủ tục hành chínhnước ta hiện nay Nên luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu những thực trạng vàđưa ra những giải pháp về công tác đào tạo cán bộ-công chức nhằm nâng caohiệu quả cho công tác đào tạo cán bộ công chức hiện nay Đề tài nghiên cứu của
Trang 9tác giả là hệ thống hóa về cơ sở lý luận; đánh giá đúng thực trạng và đưa ra cácgiải pháp thiết thực Các số liệu công bố trong đề tài này hoàn toàn mới và sátvới thực tiễn, các trích dẫn trong tài liệu cũng được lựa chọn độ chính xác cao
và rõ ràng, nên tác giả khẳng định tài liệu này có thể dùng để tham khảo trongnghiên cứu khoa học và tham khảo trong công tác, học tập, giảng dạy
7 Kết luận của luận văn.
Luận văn gồm 112 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận gồm 3 chương:
Chương I: Những cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức.
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức tại tỉnh Hưng yên từ khi tái lập đến nay.
Chương III Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức tại tỉnh Hưng Yên.
Trang 10CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ - CÔNG CHỨC.
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÁN BỘ-CÔNG CHỨC, ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ-CÔNG CHỨC VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ-CÔNG CHỨC
1.1.1 Quan niệm về cán bộ công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức.
1.1.1.1 Quan niệm về cán bộ công chức
- Một số quan niệm về công chức, viên chức
Công chức, viên chức là một phạm trù mang tính lịch sử Để trả lời cán bộcông chức là ai? Nó có vai trò như thế nào trong lịch sử hình thành, tồn tại vàphát triển của các nước? Đây là vấn đề có nhiều quan niệm trong các xã hội vàchế độ kinh tế khác nhau, mà nội dung của nó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm củatừng giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia Do đó, khái nhiệm công chức ở mỗinước cũng không hoàn toàn đồng nhất Có nước chỉ giới hạn công chức trongphạm vi quản lý nhà nước, thực thi pháp luật bộ máy hành chính; cũng có nướcquan niệm công chức bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan sựnghiệp thực hiện dịch vụ công Xác định ai là công chức thì các nước đều có
chung nhận thức: “Công chức là nhân viên làm việc nhà nước được bổ nhiệm gánh vác công việc chính phủ giao, không thông qua thủ tục bầu cử”.
Như vậy, công chức dùng để chỉ một nhóm người có tính chất đặc biệttheo quy định của pháp luật Tùy theo quy định của các nước mà khái niệm côngchức rộng hay hẹp
Do cơ cấu về nhân suwjj chính phủ các nước không giống nhau nên quanniệm, khái nhiệm về công chức cũng có những điểm khác nhau
- Ở Anh, công chức là do Nữ Hoàng trực tiếp bổ nhiệm, được hưởnglương từ ngân sách nhà nước Từ năm 1977, Hạ viện Anh đưa ra quan niệm vềcông chức rõ ràng hơn Công chức là những người thay mặt nhà nước giải quyếtcông việc công
Trang 11- Ở Pháp, khái niệm công chức tương đối rộng, nó được hiểu theo hainghĩa: Thứ nhất, công chức bao gồm toàn thể nhân viên trong bộ máy hànhchính (gọi là nhân viên công chức); thứ hai, bao gồm cả nhân viên trong bộ máyhành chính nhà nước, các quan tòa, nhân viên sự nghiệp quốc doanh, nhân viênđơn vị quân sự và nhân viên làm việc trong quốc hội.
- Ở Nhật, khái niệm công chức bao gồm cả công chức nhà nước và côngchức địa phương Công chức nhà nước bao gồm những nhân viên giữ nhữngchức vụ trong bộ máy chính phủ trung ương, ngành tư pháp quốc hội…đượchưởng lương từ ngân sách nhà nước Công chức địa phương được hưởng lương
từ ngân sách địa phương Công chức nhà nước ở Nhật được chia thành hai loại:Công chức chung và công chức đặc biệt; công chức đặc biệt là loại công chức bổnhiệm không qua thi cử mà theo pháp luật quy định Có mười tám loại nhân viênthuộc công chức đặc biệt như: Thủ tướng, nội các, quốc vụ đại thần…còn lại làtất cả công chức chung
- Ở Đức, công chức được coi là một nhóm người có nghề nghiệp đặc biệttrong xã hội, phục vụ các đoàn thể xã hội, đoàn thể xây dựng vật chất và hoạtđộng theo luật pháp quy định của ngạch công chức làm việc tuân thủ theo phápluật quy định
- Ở Việt Nam cán bộ công chức, viên chức là một phạm trù mang tính lịch
sử, lần đầu tiên thuật ngữ “Công chức” được hiểu là “Những công dân Việt Namđược chính quyền nhân dân tuyển để giữ chức vụ thường xuyên trong cơ quanchính phủ để điều hành mọi hoạt động của đất nước Chính vì vậy, đây là mộtvấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Do đó thuật ngữ công chứcđược thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhất định Sau Cách mạng tháng 8thành công, ngày 20 tháng 05 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắclệnh số 76/SL về thực hiện “Quy chế công chức Việt Nam” Bản sắc lệnh chỉ rõ:Quy chế công chức định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công chức cùng với thể lệ vềviệc tổ chức quản trị và sử dụng các ngạch công chức trong toàn quốc Bản quychế cũng nên lên định nghĩa về công chức đó là: “Những công dân Việt Namđược chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các
Trang 12cơ quan chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là công chức theo quy chế này,trừ những trường hợp đặc biệt do chính phủ định” Đây là văn bản pháp lý đầutiên của nước ta về công chức Căn cứ vào định nghĩa cho thấy công chức chủyếu là những người làm việc trong bộ máy nhà nước ở Trung ương.
Trong xã hội nói chung, khái niệm về công chức không rõ ràng Trongcuốn từ điển tiếng việt, xuất bản năm 1977 đưa ra định nghĩa rất chung về congchức: “công chức là người làm việc trong các cơ quan nhà nước”
Tất cả những người tuyển dụng biên chế làm việc trong cơ quan, nhà máycông trường, xí nghiệp đều được gọi chung là cán bộ, công nhân viên nhà nướcThực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, từ giữa năm 1993,công việc xây dựng dự án pháp lệnh về chế độ công chức chưa được tiến hànhkhẩn trương Bộ chính trị Trung ương Đảng đã có ý kiến chỉ đạo về dự án Pháplệnh công chức để xác định công chức Việt Nam gồm những ai? Họ phải có đủcác yếu tố nào?
Tiếp thu tinh thần chỉ đạo nói trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thôngqua Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998, gồm 07 chương,
48 điều, ngày 09/03/1998 chủ tịch nước đã ký lệnh số: 02/SL-CTN công bốpháp lệnh cán bộ, công chức Qua quá trình thực hiện, công tác quản lý cán bộ,công chức đã đi dần vào nề nếp, trình độ cán bộ công chức ngày càng được nângcao Tuy nhiên, do yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng về đội ngũ cán bộ,công chức cho phù hợp với tình hình mới ngày 29/04/2003 Ủy ban Thường vụQuốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh đãphân định rõ đối tượng điều chỉnh cán bộ, công chức hành chính, cán bộ côngchức sự nghiệp, bổ sung cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn vào điềuchỉnh của Pháp lệnh, đồng thời xây dựng chế độ công chức dự bị trong cơ quannhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một sốđiều đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/02/1998 Điều 1được sửa đổi bổ sung như sau: [53]
1 Cán bộ, công chức quy định tại pháp lệnh này là công dân Việt Na,trong biên chế bao gồm:
Trang 13a Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơquan nhà nước, tổ chức chính trị tổ chức chính trị trung ương; ở huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh
b Những người tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ nhiệm vụthường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trungương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặcgiao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước ở Trung ương cấptỉnh, cấp huyện;
d Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chứchoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước,
sỹ quan chuyên nghiệp;
e Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trườngThường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy;người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn
g Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mônnghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân xã
h Thẩm phán tòa án nhân dân, kiểm soát viên Viện kiểm soát nhân dân
2 Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h khoản 1 điềunày được lương hưởng từ ngân sách nhà nước, cán bộ, công chức quy dịnh tạikhoản d khoản 1 điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và cácnguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật [53]
Như vậy: Thứ nhất: để trở thành cán bộ, công chức Việt Nam, trước hết làcông dân Việt Nam Đây là điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới
Trang 14Thứ hai: Cán bộ, công chức phải nằm trong biên chế, tức là tuyển dụng,
bổ nhiệm và làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị-xã hội; trong các cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân, công
an nhân dân mà không phải là các đối tượng chuyên nghiệp
Thứ ba: Cán bộ, công chức được hưởng lương do ngân sách nhà nướccấp
Như vậy, những quy định về cán bộ, công chức nhà nước của pháp lệnhcán bộ, công chức tháng 02/1998 phù hợp với điều kiện lịch sử hình thành độingũ cán bộ công chức Việt Nam, khẳng định quan điểm và nhận thức mới củaĐảng và nhà nước về đội ngũ cán bộ-công chức nhà nước trong giai đoạn hiệnnay
Năm 2003 Pháp lệnh cán bộ-công chức được sửa đổi bổ sung Như vậy sovới Pháp lệnh cán bộ-công chức năm 1998 Pháp lệnh công chức lần này có xuhướng mở rộng, phạm vi điều chỉnh Điều này rất phù hợp với đội ngũ cán bộ -công chức của nước ta
Căn cứ vào những quy định về cán bộ-công chức trong các văn bản đãtrình bày ở trên có thể khái quát khái niệm công chức như sau: “công chức lànhững người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên, làmviệc trong một cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan, đơn vị trực thuộc quân đội nhândân, công an nhân dân) được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên mônđược xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong biên chế và được hưởnglương từ ngân sách nhà nước”
Từ các tiêu chí trên có thể phân loại cán bộ, công chức như sau:
- Cán bộ do bầu cửa để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ, gắn liền vớichức và mang nhiều tính chính trị
- Cán bộ do bổ nhiệm để giữ công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, hoạt động của đối tượng nàygắn liền với chuyên môn, nghiệp vụ được phân loại theo trình độ đào tạo, ngạchchuyên môn, được xếp vào ngạch hành chính sự nghiệp
Trang 15- Công chức chuyên gia là những người có khả năng nghiên cứu đề xuấtnhững phương hướng quan điểm và thực thi những công việc chuyên môn phứctạp đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Họ là những người tư vấncho lãnh đạo đồng thời cũng là những nhà chuyên môn tác nghiệp những côngviệc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định.
- Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực nhà nước đó là nhữngngười mà bản thân họ không có thẩm quyền ra quyết định như công chức lãnhđạo họ là những người thừa hành công việc thực thi công vụ Họ được traonhững thẩm quyền nhất định trong phạm vi công tác của mình khi làm phận sự
- Công chức lãnh đạo là những công chức cương vị chỉ huy trong điềuhành công việc, là những người ra các quyết định quản lý tổ chức điều hànhnhững người dưới quyền thực hiện công việc; công chức lãnh đạo được giaonhững thẩm quyền nhất định, thẩm quyền đó gắn với chức vụ mà người lãnh đạođảm nhiệm Tùy theo tính chất công việc ở các vị trí khác nhau mà phân công racông chức lãnh đạo ở các cấp khác nhau
- Các nhân viên hành chính là những người thừa hành nhiệm vụ đượccông chức lãnh đạo giao phó, họ là những người làm công tác phục vụ trong bộmáy nhà nước bản thân họ cũng có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng mứcthấp nên chỉ tuân thủ sự hướng dẫn của cấp trên
- Chế độ công chức dự bị được áp dụng trong cơ quan, tổ chức sử dụngcán bộ Người được tuyển dụng làm công chức dự bị phải có đủ tiêu chuẩn điềukiện theo quy định của pháp luật
Viên chức: Viên chức nhà nước ta là công dân Việt Nam, được tuyển
dụng, trong biên chế, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ nhiệm
vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị xã hội được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 1 của Pháp lệnh sửađổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ-công chức ngày 29/04/2003,hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và các khoản thu sự nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật
Trang 16Viên chức được phân loại như sau:
Theo trình độ: Loại A, B, C
Theo ngạch viên chức
Viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính
Viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên
Viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên cao cấp trở lên
Theo vị trí công tác.
Viên chức lãnh đạo
Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ
Việc phân cấp quản lý viên chức phải căn cứ vào việc phân loại viên chức
đã quy định ở trên [17]
*Các tiêu chuẩn đánh giá cán bộ công chức.
Ở Việt Nam, công chức thường được tuyển dụng thông qua thi tuyển.Sau khi trúng tuyển họ phải trải qua một thời gian làm việc tập sự dưới sự giúp
đỡ của các công chức làm việc lâu năm Sau đó mới được xét vào một bậc côngchức nhất định Công chức muốn chuyển lên một bậc cao hơn thì phải hội tụ cáctiêu chuẩn theo quy định và phải trải qua kỳ thi nâng ngạch do chính phủ tổchức Chính vì vậy, để đánh giá cán bộ-công chức phải có các tiêu chuẩn nhưsau:
- Những yêu cầu, đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng đối với người công chức,các cán bộ-công chức muốn làm việc có hiệu quả thì trước hết phải có kiến thức,
kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, tận tụy với công việcđược giao Ngày 07/07/1996 Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủnay là Bộ trưởng Bộ nội vụ được ban hành Quyết định số: 137/TCCP-CCVCquy định tiêu chuẩn của vụ trưởng và vụ phó trưởng các bộ và các cơ quan thuộcchính phủ Theo quyết định này thì tiêu chuẩn phân loại a, b, c đối với côngchức chuyên môn nghiệp vụ và công chức lãnh đạo như sau:
Tiêu chuẩn đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ:
Loại a: Có năng lực và thông thạo mọi vấn đề trong công tác của mình và
các công việc liên quan đến công việc của mình Rất giỏi trong thực thi công
Trang 17việc, giải quyết mau lẹ, thường vượt thời gian quy định Hiệu suất và hiệu quảcông việc thường đạt rất tốt cả về chất lượng và số lượng Tích lũy được nhiềukinh nghiệm, hiểu biết rộng về công việc chuyên môn của mình Có tác phonglàm việc tốt Có bằng cấp đúng cấp học, đúng chuyên môn nghiệp vụ như tiêuchuẩn quy định của ngạch, có trình độ ngoại ngữ Luôn chấp hành kỷ luật laođộng, những nội quy, quy định của pháp luật và cơ quan, có tinh thần tráchnhiệm cao trong công việc, luôn đề cao lợi ích của cơ quan lên trên lợi ích cánhân Làm việc đúng nguyên tắc, có tinh thần hợp tác, không lạm dụng danhnghĩa của cơ quan, của bản thân để vụ lợi, có lối sống giản dị gương mẫu, đoànkết, giúp đỡ nhân dân.
Loại b: Có năng lực và thông thạo mọi vấn đề trong công tác của mình và
các công việc liên quan đến công việc của mình Thực thi công việc nghiêm túc,thường đúng thời gian quy định Hiệu suất và hiệu quả công việc thường đạt rấttốt cả về chất lượng và số lượng Có kinh nghiệm, hiểu biết rộng về công việcchuyên môn của mình Chấp hành kỷ luật lao động, những nội quy, quy định củapháp luật và cơ quan, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn đề cao lợiích của cơ quan lên lợi ích cá nhân, có tinh thần hợp tác, có lối sống bìnhthường, đoàn kết, giúp đỡ nhân dân
Loại c: Có năng lực trung bình, thực thi công việc của mình chậm,phải
nhắc nhở và luôn mới hoàn thành công việc đúng thời hạn, có sai sót khuyếtđiểm nhưng không trầm trọng Thiếu thông thạo trong công việc, tích lũy trongcông việc còn ít, chưa có tinh thần trách nhiệm trong công việc, chưa coi trọnggiữ gìn của công, chưa gìn giữ kỷ luật lao động, hiểu biết xã hội còn hạn chế,giao tiếp đôi khi không đúng lúc, không có năng lực hợp tác
Loại d: Năng lực yếu, thiếu thông thạo trong công việc của mình, nhắc
nhở nhiều mới hoàn thành công việc của mình Hiệu suất công việc đạt thấp, cónhiều sai sót trong công việc, thiếu kinh nghiệm và ít hiểu biết về các lĩnh vựckinh tế-xã hộ có liên quan đến công việc của mình
Tiêu chuẩn đối với công chức lãnh đạo:
Trang 18Loại a: Có sự hiểu biết rộng, bao quát được các công việc trong phạm vi
quản lý, quy tụ, tập hợp được mọi người để cùng nhau giải quyết công việc.Không can thiệp sâu vào công việc không liên quan đến công việc sự vụ của cấpdưới; giải quyết công việc nhanh và đúng đắn, có tính quyết đón, có tính sángtạo, không thiên vị; có lối sống giản dị, phẩm chất đạo đức tốt, luôn giúp đỡ,đoàn kết với nhân dân
Loại b: Biết được công việc trong phạm vi quarnl ý, bao quát còn hạn chế,
đôi khi can thiệp vào công việc sự vụ của cấp dưới, có khả năng đưa ra cácquyết định nhưng còn chậm do trình độ còn hạn chế không khơi dậy khả năngsáng tạo của cấp dưới, có tinh thần hợp tác trong công việc, gương mẫu trongcông tác, đạo đức, lối sống tốt
Loại c: Chỉ nắm được các lĩnh vực công tác chính, bao quát toàn đơn vị
còn yếu, thường làm những công việc sự vụ của cấp dưới, đưa ra các quyết địnhcòn chậm và thiếu chính xác, không khơi dậy khả năng sáng tạo của đơn vị tậpthể, hành động thiếu cương quyết, còn thiên vị, ít quan tâm đến đời sống và sựtiến bộ của cấp dưới, không gương mẫu trong công tác và sinh hoạt
1.1.1.2 Quan niệm về đào tạo các cán bộ công chức
Một trong những nội dung quan trọng nhất để phát triển đội ngũ cán công chức là công tác đào tạo cán bộ-công chức Nhất là trong xu thế hội nhậpvới các nước trên thế giới hiện nay Trong bối cảnh đó chúng ta luôn phải nghĩtới lời dạy của Hồ Chủ Tịch “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộtốt hay kém” Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, chăm lo xâydựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức Vì đây là hoạt động đểtrang bị và nâng cao trình độ kiến thức và năng lực cơ bản cho đội ngũ cán bộ-công chức có đủ phẩm chất chính trị, năng lực tốt để làm tốt được công việc màĐảng và Nhà nước giao cho
bộ-Đào tạo là quá trình tác động đến con người là quá trình truyền thụ những kiến thức mới nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm được những tri thức, kỹ năng kỹ sảo…Một cách có hệ thống để người học nâng cao trình độ hơn trước khi đào tạo, để giúp họ làm được những công việc một cách có khoa
Trang 19học, để hoàn thiện nhân cách cá nhân, họ làm việc có năng suất và hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ hay công vụ được giao.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ có tính đặc thù so với khái niệm đào tạo trong
sự nghiệp giáo dục hay nguồn nhân lực nói chung Đào tạo nhân lực nói chungđược thực hiện cho mọi lứa tuổi mọi thành phần trong các trường lớp hiện có.Còn đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức chỉ giới hạn trong phạm vi điều chỉnhcủa Pháp lệnh cán bộ-công chức và một số văn bản pháp luật khác liên quan,nhằm trang bị thêm kiến thức mới mà có thể trước đó người cán bộ-công chứcchưa biết đến
Bồi dưỡng là hoạt động làm bổ sung tăng thêm kiến thức mới, đòi hỏinhững người đang giữ chức vụ, đang thực thi công vụ cần phải cập nhập hóakiến thức còn thiếu Nhằm để cán bộ-công chức qua bồi dưỡng có cơ hội kiếnthức còn thiếu Nhằm để cán bộ-công chức qua bồi dưỡng có cơ hội củng cố và
mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn nghềnghiệp sẵn có để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả hơn và tường đượcxác nhận bằng chứng chỉ
Như vậy đào tạo bồi dưỡng cán bộ cán bộ-công chức ở đây có thể hiểu làquá trình đào tạo bồi dưỡng trong công sụ sau khi tuyển dụng và có quyết định
bổ nhiệm chính thức vào một ngạch công chức Đây là đào tạo cán bộ công chứcnhà nước chứ không phải sự nghiệp đào tạo nói chung trong hệ thống quốc dân
Do đó nó có những điểm khác biệt so với loại hình đào tạo thuộc hệ thống giáodục quốc dân cụ thể là:
Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng là cung cấp kiến thức mới, những kỹ năng,kinh nghiệm, những tình huống xảy ra trong thực tế, nhằm nâng cao sự nhậnthức và hiểu biết về diễn biến và tình hình đang diễn ra trong đời sống hàngngày để giúp cho cán bộ-công chức có khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mớicủa môi trường xung quanh vào công việc
Đối tượng đào tạo bồi dưỡng là cán bộ-công chức Những người đangthực thi công vụ trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổchức chính trị-xã hội Do đó nội dung chương trình học tập không phải là hệ
Trang 20thống kiến thức hàn lâm mà là hệ thống kiến thức mới, các kỹ năng kỹ xảo làmviệc, những kiến thức mà trong quá trình tiếp thu có chọn lọc để vận dụng vàocông việc.
Văn bằng được cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là cơ sở đểcán bộ công chức được xếp ngạch bậc, để hưởng các chế độ chính sách đượcquy định cụ thể đối với các chưc danh ngạch bậc
Hệ thống các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức là hệ thống các
cơ quan của nhà nước, do nhà nước quản lý
Tóm lại: Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức là một bộ phận
không thể thiếu được trong chiến lược cán bộ, đây là khâu đầu tiên với yêu cầunâng cấp một cách cơ bản cho đội ngũ cán bộ công chức Nhằm thường xuyêncập nhật những kiến thức, những kỹ năn mới và kỹ năng thực hành cho họ đểgiúp họ có thể đáp ứng được với yêu cầu công việc phù hợp với xu thế mới vàyêu cầu hiện đại hóa nền hành chính
1.1.2 Vai trò của công tác đào tạo cán bộ-công chức trong giai đoạn hiện nay.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức có tầm quan trọng rất lớntrong sự nghiệp phát triển đất nước Nó thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình cáchmạng Vai trò của cán bộ trước hết thể hiện rõ thông qua các mối quan hệ giữacán bộ và đường lối, với nhiệm vụ chính trị, với tổ chức và với phong trào cáchmạng của quần chúng “Cán bộ là người đem chính sách của chính phủ, củađoàn thể thi hành trong nhân dân Nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khôngthể hiện được” Chính vì vậy, vai trò của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộđược thể hiện như sau:
1.1.2.1 Vai trò của cán bộ, công chức trong sự nghiệp đổi mới và pháttriển đất nước
Đào tạo bồi dưỡng giữ vai trò đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển củamỗi con người và cả cả xã hội Vốn con người bao gồm toàn bộ thể lực trí lực,phẩm chất về đạo đức, về nhân cách Vốn đó nhờ đào tạo, bồi dưỡng mà có
Trang 21Xuất phát từ việc đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ cán bộ-công chức(trước đây gọi chung là cán bộ, bao gồm cả cán bộ làm công tác Đảng đoàn thể
và cán bộ chính quyền) đối với sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh vị trí quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức Người
sử dụng thuật ngữ huấn luyện cán bộ Người nói: “Cán bộ là cái gốc của mọicông việc Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [34, Tr 269].Người có nhiêu chỉ dẫn cụ thể đối với công việc này, cả về mục đích, nội dung,phương pháp huấn luyện
Theo Hồ Chí Minh, điều cốt yếu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ-công chức là phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và phải đáp ứng với nhu cầu
đó Người nhấn mạnh: “Huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu…Huấn luyện cán
bộ là cái cột để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, mặt trận,chính quyền, quân đội Các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng Ban huấnluyện như là người làm ra hàng, làm ra hàng phải đúng với nhu cầu tiêu thụ”[35,Tr.48] “Mở lớp nào ra lớp ấy; lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩnthận” [3, Tr.52]
Vì vậy đào tạo đội ngũ cán bộ-công chức được Đảng và Nhà nước quantâm và có những bước phát triển khích lệ Thủ tướng chính phủ đã có Quyếtđịnh số 874/QĐ-TTg, ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức, Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg, Quyết định số 40/2006/QĐ-TTgngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạobồi dưỡng cán bộ-công chức giai đoạn 2006-2010 Trong đó, nêu rõ mục tiêu,đối tượng, nội dung và hình thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ; hệ thống các cơquan quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức trong và ngoàinước nên công tác này đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào côngcuộc đổi mới đất nước Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức chính làbiện pháp cơ bản, là công việc thường xuyên để tiêu chuẩn hóa và nâng cao chấtlượng, phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ-công chức Nhưvậy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức có tầm quan trọng là:
Trang 22Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức để xây dựng đội ngũ cán bộ-côngchức có phẩm chất chính trị, nắm vững chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, nângcao hiệu suất các mặt công tác.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức để cán bộ-công chức nắmvững và thực thi có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật, các chế độ quyđịnh của Nhà nước, biết xem xét tình hình, giải quyết kịp thời những công việcchính đáng của nhân dân
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức để cán bộ-công chức sửdụng đúng đắn quyền lợi, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình tận tụy vớicông việc, liêm khiết, công bằng trong quá trình giải quyết công việc,
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức để cán bộ-công chức có thể chuyênsâu những lĩnh vực chuyên môn, giúp cho cán bộ-công chức tăng thêm kiếnthức, nâng cao năng lực trong quá trình giải quyết công việc
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức để cán bộ-công chức đáp ứng đượcyêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, và cải cách nền hành chính, gópphần vào xây dựng thành công công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và hội nhập quốc tế
1.1.2.2 Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức trongthời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã tích cực thực hiện công tácđào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức tiến hành thường xuyên và liên tục các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng được hình thành từ lau và đảm nhiệm việc đào tạo, bồidưỡng cán bộ-công chức nhằm tăng cường năng lực công tác cho đội ngũ này.Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước còn nhiều thiếu sót, nhược điểm cần phảikhắc phục Nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức
bị phân tán; năng lực quản lý còn yếu kém và chưa đồng bộ thiếu kinh nghiệm
và một số cán bộ chưa được đào tạo…Do đó, tăng cường quản lý nhà nước vềđào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức để:
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chứcđáp ứng yêu cầu trước mắt và ổn định lâu dài
Trang 23- Nâng cao phẩm chất đạo đức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán công chức.
bộ-Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức có vai trò rấtquan trọng, vai trò này được thể hiện thông qua một số nội dung chủ yếu đó là:
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức đã tạo ra mộthành lang pháp lý, một hệ thống công cụ quản lý cán bộ công chức Để từ đó bổsung văn bản pháp quy đã tạo ra các cơ sở vững chắc cho hoạt động quản lýnhư: Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức, quy định chức năng nhiệm
vụ và tổ chức bộ máy các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Từ đó hình thành được hệthống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức thống nhất, có sự phân định rõ ràng
về chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, có tổ chức bộ máy phù hợp và đảm đươngnhiệm vụ được giao
Hệ thống chương trình, giáo trình giảng dạy, tài liệu tham khảo, thốngnhất các cơ sở đào tạo vừa mang tính tiên tiến, vừa đảm bảo tính Đảng, tính dântộc phù hợp với yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay
Thông qua giám sát, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để đưa vào nềnếp, thiết lập kỷ cương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ngăn ngừa các hiệntượng vi phạm pháp luật, chính sách nhà nước, bảo vệ lợi ích người đi học và cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức
Tóm lại: Công cuộc cải cách nền hành chính mở cửa và xây dựng nền kinh tế trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt
ra nhiều nhiệm vụ mới Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ khắc phục, những hạn chế yếu, kém mà phải hướng tới sự phát triển lâu dài Đây là một vấn đề mà các cấp, các ngành cần phải hợp tác và nhận thức rõ được điều này, hết sức quan tâm đến công tác quản lý nhà nước đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức.
1.2 NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CƠ SỞPHÁP LÝ CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀOTẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ-CÔNG CHỨC
Trang 241.2.1 Quan điểm cảu Đảng và nhà nước về việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức.
Để xây dựng bộ máy nhà nước thật trong sạch và vững mạnh qua một thời
kỳ cách mạng, vai trò của người cán bộ vô cùng quan trọng Chủ Tịch Hồ ChíMinh đã từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, cán bộ là người đemchính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho nhân dân nắm được, hiểu rõ
và thi hành Đồng thời nắm được tình hình của dân báo cáo cho Đảng, choChính phủ biết được để giải quyết những yêu cầu chính đáng cảu người dân làmcho bộ máy nhà nước chạy đều và thông suốt, vừa đem lại lợi ích cho nhân dân,vừa đem lại lợi ích cho Nhà nước Nhưng nếu cán bộ không làm tốt, không cótinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến công việc bị trì trệ, yêu cầu của dân khôngđược giải quyết dứt điểm, không đến nơi đến chốn Cho nên: “công việc thànhcông hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Cái đó phụ thuộc vào nhiều khâu,nhưng khâu quan trọng nhất là khâu đào tạo, bồi dưỡng có vị trí hết sức cầnthiết Công việc này ở giai đoạn nào Đảng và Nhà nước cũng cần phải thực hiệnngay để có được một đội ngũ thích hợp với thời đại Đây là nhiệm vụ và toànĐảng, toàn dân: “đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công việc gốc của Đảng” Đảng taluôn luôn đề cao việc đào tạo cán bộ, chăm lo cho đội ngũ cán bộ có trình độ vàkhả năng kiến thức làm việc trong mọi thời kỳ phát triển
Cuộc cách mạng tháng 08 năm 1945 thành công Hồ Chí Minh là ngườikhai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ đầu tiên ởĐông Nam Á Bộ máy Nhà nước là của dân và được hình thành rất vững mạnh
Để làm được việc đó Người đã chú trọng nhiều hơn đến công tác cán bộ và nhất
là khâu đào tạo, bồi dưỡng người đã chỉ thị cho mở trường cán bộ Việt Nam
Công tác đào tạo, bồi dưỡng được Đảng và Nhà nước ta rất trú trọng vàđược tiến hành thường xuyên, liên tục, mặc dù chưa đạt được kết quả yêu cầuđặt ra Nhưng đã đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra trongthời kỳ hiện đại Để nâng cao hệ thống các trường làm công tác này đã đượchình thành từ Trung ương đến Địa phương
Trang 25Nhà nước ta từ khi cách mạng Tháng Tám thành công nền kinh tế hoạtđộng theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Sau đó nền kinh tế Nhà nước tachuyển sang nền thị trường thì một bộ phận không nhỏ cán bộ- công chức đã bịhụt hẫng về trình độ, kiến thức, năng lực và không theo kịp tiến độ khoa học kỹthuật tiên tiến.
Nhận thức được điều này Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời đề ra nhữngbiện pháp chấn chỉnh, mà giải pháp quan trọng nhất là tăng cường công tác đàotạo, bồi dưỡng các cấp Để tạo cơ sở pháp lý đồng tời đưa ra những định hướngđối với công tác đào tạo, bồi dưỡng Ngày 15/08/1994 Thủ tướng đã ban hànhchỉ thị số 422/CT-TTg về nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ trong cả nước.Ngày 20/11/1996 Chính phủ ban hành Quyết định 874/TTg nhằm tiếp tục đẩymạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mà mục tiêu là xây dựngđội ngũ cán bộ công chức thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với côngviệc, có trình độ quản lý tốt, trung thành với chủ nghĩa xã hội, đáp ứng đượcviệc kiện toàn và nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cán bộ quản lý Nhà nước.Ngày 04/08/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 161/2003/QQD-TTgBan hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Mặt khác để công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức được thực hiện theo kế hoạch, ngày07/05/2001 Thủ tướng Ban hành quyết định số: 74/2001/QĐ-TTg về phê duyệt
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức giai đoạn 2001-2005 Đến ngày11/07/2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số: 137/2003/QĐ-TTg phêduyệt kế hoạch đào tạo, bồi dững cán bộ nguồn nhân lực cho công tác hội nhậpkinh tế trong giai đoạn 2003-2010 Như vậy quyết định trên của Thủ tướngChính phủ công tác đào tạo, bồi dưỡng được xác định có kế hoạch, có mục tiêu.Mục đích để phát triển đất nước đáp ứng được thời kỳ hội nhập với các nướctrên thế giới Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Công tác đào tạo, bồi dưỡng trở nên rất cần thiết, vấn đề nâng cao chất lượngđào tạo, bồi dưỡng là vấn đề cần quan tâm và giải quyết một cách thiết thực
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóaVIII đã đề ra nhiệm vụ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
Trang 26nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là “Xây dựng đội ngũ cán bộ-công chức cóphẩm chất năng lực là yếu tố quyết định chất lượng bộ máy nhà nước”.
Trong thời gian qua nhìn nhận lại công tác đào tạo, bồi dưỡng nhất là từkhi có nghị quyết số: 874/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã có những chuyển biến tích cực Hệthống cơ quan làm công tác đào tạo, bồi dưỡng từ trung ương đến cấp huyệnđược hình thành và ngày càng được củng cố Hệ thống chế độ chính sách về đàotạo, bồi dưỡng luôn được bổ sung và hoàn thiện
Chiến lược mà nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của đảng
đã nêu lên những quan điểm hết sức cơ bản về công tác đào tạo cán bộ côngchức, đó là:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức từ nay đến năm 2010 làđảm bảo cho cán bộ-công chức nhà nước đạt được trình độ chính trị chuyênmôn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chứcdanh và ngạch bậc đảm nhiệm, có đủ năng lực xây dựng chính sách, tổ chứcđiều hành thực thi công vụ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức cần hướng tới một số trọngđiểm như đào tạo có mục tiêu, có chất lượng, khuyến khích các hình thức tự học,
để thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lãnh đạo, quản lý vàchuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực
Đáp ứng yêu cầu kiện toàn nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản
lý Nhà nước công tác đào tạo, bồi dưỡng cần hướng vào việc khắc phục kịp thờinhững hụt hẫng và trình độ chuyên môn, hạn chế năng lực quản lý để cán bộ-công chức Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tập trung vào bổ sungkiến thức kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ quản lý về quản lý hành chính nhànước
Chiến lược công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với việc bố trí, sử dụngcán bộ-công chức Việc bố trí cán bộ-công chức hợp lý đúng quy trình cách thức
để phát huy mặt phấn đấu tích cực của cán bộ-công chức, nếu chúng ta sử dụngcon người đúng đối tượng và đúng với công việc thì hiệu quả công việc sẽ cao,
Trang 27ngược lại thì có thể hỏng việc, tài năng không phát huy Ở nước ta trong mọigiai đoạn cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo, Đảng và Nhà nước luôn coi trọngvấn đề sử dụng và phát huy nhân tố con người, coi sử dụng cán bộ-công chức làmột trong những khâu quan trọng của công tác cán bộ, bởi vì bố trí cán bộ mộtcách hợp lý, khoa học là tạo điều kiện để cán bộ phát huy được năng lực làmviệc có hiệu quả cao góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
1.2.2 Công tác quy hoạch kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức nhà nước.
Công tác quy hoạch kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là một dự án xây dựngđội ngũ cán bộ Đây là việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch nói riêng Do đó, nội dung cơ bản của kếhoạch xây dựng đội ngũ cán bộ gồm các bước sau:
Bước 1: Quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ; gồm sáu khâu sau đây”
* Xác định mục tiêu đối tượng, yêu cầu của quy hoạch
- Về mục tiêu:
Mục tiêu yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, quy hoạchphát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Tiêu chuẩn các chức danh cán bộ và từng loại cán bộ - công chức
Nguyên tắc về xây dựng đội ngũ cán bộ - công chức
- Về đối tượng: Quy hoạch cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể
chính trị - xã hội các cấp, cán bộ lực lượng vũ trang, cán bộ khoa học và chuyêngia, cán bộ quản lý kinh doanh trong đó đặc biệt là cán bộ đứng đầu
* Khảo sát đánh giá hiện trạng cán bộ và dự báo nhu cầu cán bộ trongtương lai
* Phát hiện lựa chọn, đào tạo nguồn cán bộ cần phát hiện những cán bộ công chức có đủ tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực theo yêu cầu, lựa chọn phù hợpcác chức danh Phát hiện cán bộ từ những hoạt động thực tế, cụ thể, hiệu quảcông việc của họ
-* Thảo luận phân tích, thông qua các phương án các bộ dự nguồn Trongkhâu này cần làm rõ mặt mạnh và mặt yếu của cán bộ quản ý
Trang 28* Lập phương án cán bộ dự nguồn, cán bộ làm công tác tổ chức đề xuấtcán bộ dự nguồn cho các chức lãnh đạo để chuẩn bị khi cần thay đổi hoặc thaythế.
* Đánh giá kết quả, tổ chức thực hiện quy hoạch được thông qua
Bước 2: Triển khai thực hiện kế hoạch cán bộ
Thứ nhất: Quản lý đội ngũ cán bộ trong quy hoạch.
Thứ hai: Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ ba: Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chính sách liên quan đến
đào tạo, bồi dưỡng
Thứ tư: Bố trí sử dụng cán bộ đã quy hoạch và đào tạo
Thứ năm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, thực hiện tốt sự
phân công theo hướng dẫn số: 11-HD/TCTW
Nội dung cơ bản về xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ.
Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức đượcthực hiện theo các quy trình sau:
Một là: Khảo sát trình độ chuyên môn, đánh giá được năng lực hoàn thiện
nhiệm vụ
Hai là: Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho mỗi loại đối
tượng trên cơ sở bầu ra
Ba là: Xây dựng nội dung chương trình học, môn học, bài học trên cơ sở
mục tiêu đã định
Bốn là: Xác định hình thức và thời gian đào tạo.
Năm là: Tạo lập cơ sở vật chất, trang bị cần thiết, các phương tiện cho
việc dạy học phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ- công chức
Sáu là: Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ- công chức thông qua
nội dung, phương pháp
1.2.3 Các quyết định liên quan đến công tac đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đảng và Nhà nước luôn đặt ra nội dung chương trình, mục tiêu cho côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, để có cơ sở pháp lý Thủ tướng Chính phủ đã ra
Trang 29Quyết định số: 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/05/2002 phê duyệt kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng cán bộ- công chức giai đoạn 2001-2005 đã quy định về việc đào tạotiền công vụ như sau: “những người sau khi trúng tuyển qua kỳ thi tuyển côngchức phải được bồi dưỡng kiến thức về nền hành chính nhà nước, pháp luật, kỹnăng hoạt động công vụ và đạo đức công chức trước khi được bổ nhiệm vàongạch”.
Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng đào tạo tiền công vụ là đào tạo cho nhữngngười tập sự sau khi trúng tuyển qua kỳ thi công chức trước khi họ được chínhthức bổ nhiệm vào một ngạch công chức
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ- công chức là hình thức đào tạo cần phải có,giúp cán bộ công chức có những kiến thức về quản lý nhà nước Để thực thicông vụ của nhà nước, đòi hỏi công chức Nhà nước cần phải có kiến thứcchuyên môn về lĩnh vực mà mình thực hiện Sắc lệnh 76/SL ngày 07/05/1950quy định: Những người có chuyên môn muốn được xếp vào ngạch công chứcphải có chế độ tập sự ít nhất một năm và phải qua thời kỳ thi thực thụ để vàongạch công chức, nếu không trúng tuyển phải gia hạn tập sự hay bãi chức Trongthời gian tập sự công chức phải không ngừng học tập và kiến thức kỹ năng côngtác rèn luyện phẩm chất đạo đức
Như vậy, sắc lệnh 76 thì những người sau khi tốt nghiệp ra trường chuyênmôn, chưa được xếp ngạch công chức, mà phải có thời gian tập sự phải trải quachu kỳ thi tuyển mới được xếp vào ngạch công chức
Nghị định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện pháp lệnh cán
bộ công chức 1998 cũng đã quy định thời gian tập sự đối với những người trúngtuyển qua kỳ thi công chức trước khi chính thức được bổ nhiệm vào ngạch côngchức (đối với những người tốt nghiệp đại học thời gian tập sự là 12 tháng, tốtnghiệp Cao đẳng thời gian tập sự là 6 tháng, tốt nghiệp trung cấp thì thời giantập sự là 3 tháng)
1.2.4 Hệ thống các mục tiêu về đào tạo cán bộ-công chức.
Trang 30Quyết điịnh 874/TTg ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ- công chức Nhà nước đã nêu rõ mục tiêu và đối tượng của việc đào tạo, bồidưỡng cán bộ- công chức Nhà nước hiện nay là:
1 Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán công chức là đội ngũ cán công chức Nhà nước, trước mắt tập trung vào các đối tượng chủ yếu là côngchức hành chính và cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường
bộ-2 Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyênmôn nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nướcthành thạo về chuyên môn nghiệp vụ: trưởng thành với chế độ xã hội chủ nghĩa,tận tụy với chức vụ; có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yeu cầu của việc kiện toàn
và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước, thực hiện chương trình cảicách một bước nền hành chính nhà nước
3 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức theo tiêu chuẩn của từng ngạchcông chức và chức danh cán bộ quản lý đã được nhà nước ban hành nhằm khắcphục cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay để thực hiện công việc dảmbảo yêu cầu công việc và tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan nhànước bao gồm thi tuyển công chức, đào tạo tiền vụ, đào tạo bồi dưỡng trước khi
bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc công chức
1.2.5 Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ- công chức.
Theo quyết định 874/TTg đã quy định các cơ quan sau đây có nhiệm vụquản lý và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ- công chức Nhà nước:
1 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có trách nhiệm hướng dãn nộidung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Bộmôn lý luận chính trị cho các bộ ngành địa phương; trực tiếp đào tạo bồi dưỡngkiến thức lý luận chính trị; chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối vớicán bộ trung, cáo cấp của Nhà nước
2 Học viện Hành chính quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn nội dungchương trình, phương pháp đào tạo bồi dưỡng và bồi dưỡng giảng viên các bộmôn quản lý hành chính cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng của bộ, ngành, địa
Trang 31phương; trực tiếp đào tạo bồi dưỡng kiến thức Quản lý hành chính Nhà nước đốivới công chức ngạch chuyên viên chính trở lên.
3 Bộ giáo dục đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn nội dung chương trình,phương pháp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, ngoại ngữ và tin học chocác cơ sở đào tạo ở Trung ương và Địa phương; phối hợp với các bộ kế hoạch vàđầu tư, hướng dẫn nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo bồidưỡng về quản lý kinh tế cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ
4 Hệ thống các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ- công chức hiện nay:
Để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức phục vụ cho bộ máy nhànước, ngay từ khi mới giành được chính quyền Bác Hồ đã Chỉ thị cho mởtrường cán bộ Việt Nam Tuy nhiên do điều kiện chiến tranh nên trường cán bộViệt Nam hoạt động chưa thật liên tục và ổn định Sau năm 1975, theo tinh thầnchỉ thị số 43CT/TW của Ban bí thư trung ương Đảng tháng 02 năm 1978 về việc
“khẩn trương đẩy mạnh việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo và cán bộquản lý” Một loạt các trường Đảng từ trung ương đến với địa phương đượcthành lập (gồm 20 trường Đảng ở trung ương, đứng đầu là trường Đảng Nguyễn
Ái Quốc và 40 trường Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 400trường hay trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thị trấn)
Năm 1981 Trường Hành chính Trung ương được thành lập nhằm đào tạobồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao, theo đó có tỉnh thành phốđều có trường Hành chính để đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp cơ sở Từnăm 1992 trường Hành chính trung ương được tên là Học viện hành chính quốcgia hiện nay (theo Nghị định 253/NĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chínhphủ)
Do yêu cầu sắp xếp lại tổ chức nên các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương đã sát nhập trường Hành chính và trường Đảng thành trường Chính trị(Quyết định số 88QĐ/TW, ngày 05 tháng 09 năm 1994 của Ban bí thư Ban chấphành trung ương Đảng khóa VII)
Trang 321.3 SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ-CÔNG CHỨCTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Trong công cuộc xây dựn nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
xu thế hội nhập toàn cầu đòi hỏi phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ –cán bộ - công chức là một trong bảy chương trình hành động có ý nghĩa quantrọng góp phần vào xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Đào tạo, bồidưỡng đến con người trong tổ chức làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép
họ sử dụng các kỹ năng, tiềm năng vốn có, phát huy hết năng lực làm việc
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức có nét đặc thù nó khác với các loạihình đào tạo, bồi dưỡng khác ở chỗ:
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức phải hoàn thành được hai chứcnăng chính:
- Đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện những thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực
và hiệu quả quản lý nhà nước, vấn đề là làm thế nào xác định những kiến thức,
kỹ năng và thái độ mới cần có trong môi trường thay đổi [28]
- Đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, vấn đề cầnquan tâm là: Làm thế nào để xác định được những “lỗ hổng” trong công việc
“lấp đầy” chúng bằng những kiến thức và kỹ năng mới
Để đạt được điều đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức nhằm hướngtới một số mục tiêu cơ bản sau:
- Phát triển năng lực cán bộ công chức và nâng cao khả năng làm việcthực tế
- Giúp cán bộ công chức luôn phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu pháttriển nguồn nhân lực trong tương lai
Giảm được thời gian học tập, giúp cán bộ công chức làm quen với côngviệc mới khi thuyên chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ, đảm bảo cho họ có khảnăng làm việc nhanh chóng, tiết kiệm, đạt hiệu quả
Trang 33Xuất phát từ chức năng và mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - côngchức trong bối cảnh hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chứccàng trở lên cấp thiết và nó cũng đòi hỏi phải tăng cường quản lý nhà nước vềđào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Bởi vì chúng ta đang tiến hành đổi mớikinh tế-xã hội, cải cách nền hành chính theo cơ chế một cửa Chính những đòihỏi của công cuộc đổi mới khiến chúng ta tăng cường công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ - công chức và quản lý Nhà nước để nâng cao chất lượng nguồnnhân lực quốc gia Mặt khác, xu thế toàn cầu hóa xuất hiện là một tất yếu kháchquan Mối liên hệ liên quốc gia và sự tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các dântộc ngày càng gia tăng, buộc các nước muốn phát triển phải chủ động tham giaquá trình hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực Chính vì vậy, sự cần thiết trongviệc nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức tronggiai đoạn hiện nay được thể hiện qua những nội dung sau:
1.3.1 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức và quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng trong nền hành chính hiện nay.
1.3.1.1 Xuất phát từ thực trạng nền hành chính hiện nay
Trong quá trình đổi mới, dưới sự hoạt động của Đảng và nhà nước đã luônquan tâm đến bộ máy hành chính nước ta do đó đã không ngừng nâng cao vàphát triển Tuy nhiên, nền hành chính Nhà nước vẫn còn một số bất cập, một số
bộ phận chưa phù hợp với thực tiễn Chính vì vậy, việc cải cách nền hành chínhNhà nước là một nhu cầu đòi hỏi khách quan không những Việt Nam mà diễn ra
ở tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả những nước có nền hành chính pháttriển Ở nước ta đội ngũ cán bộ công chức nói chung và đội ngũ công chức hànhchính nói riêng là yếu tố quyết định chất lượng của nền hành chính Nhà nước.Cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức đối vớiđội ngũ công chức hành chính hiện nay nhằm đảm bảo xây dựng và phát triểnđội ngũ này ngang tầm với những yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới Đó là những yêucầu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và về thái độ, tác phong của đội ngũ cán
bộ công chức hành chính yêu cầu đó phải được chính xác định việc xác định kỹnăng, kiến thức trọng tâm đối với mỗi loại cán bộ - công chức sẽ quyết định đến
Trang 34chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức để từ đó nâng cao được hiệuquả của bộ máy quản lý Nhà nước cụ thể là:
Thứ nhất: Việc cải cách hành chính hiện nay với nền hành chính phát
triển luôn yêu cầu công chức hành chính phỉ phấn đấu không ngừng nâng caonăng lực thực tiễn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ sảo nghề nghiệp để hoànthiện bản thân, đảm bảo các tiêu chuẩn ngạch bậc công chức mà họ đảm nhận
Thứ hai: Công cuộc cải cách hành chính đặt ra yêu cầu về phẩm chất đạo
đức cách mạng, thái độ, phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng Nhà nước ta làNhà nước của dân do dân và vì dân Đội ngũ cán bộ công chức phải là côngbuộc của dân, luôn nâng cao trình độ lý luận chính trị, thấm nhầm các chủtrương chính sách của Đảng để truyền đạt cho nhân dân hiểu được và làm theođường lối chính sách của Nhà nước
Thứ ba: Trong sự phát triển không ngừng của đất nước áp dụng những
khoa học công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ công chức phải năng động thíchứng với những phát triển liên tục của tình hình Công tác đào tạo, bồi dưỡngphải tổ chức có trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóađội ngũ cán bộ công chức, Trong xu thế hiện nay, cần có nhiều biện pháp đểkhuyến khích cán bộ công chức tự học và làm cho tự học trở thành thói quen,thành nhu cầu không thể thiếu được trong suốt quá trình công tác của cán bộ -công chức
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức đạt được hiệu quả cao,đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì trước hếtcông tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này đòi hỏi phải hoàn thiện tạo cho sựthống nhất từ trung ương đến cơ sở về các mặt nội dung, chương trình đào tạo,bồi dưỡng; văn bằng chứng chỉ chế độ chính sách với cơ sở đào tạo, bồi dưỡngvới người dạy, người học…theo một thể chế nhất định
1.3.1.2 Xuất phát từ việc tực hiện cải cách nền hành chính ở nước ta hiệnnay
Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 35hóa Đòi hỏi nhà nước ta phải có nền hành chính thật vững mạnh và phát triển,.
Để có được điều đó chúng ta phải xây dựng một đội ngũ cán bộ cán bộ - côngchức có phẩm chất và năng lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xâydựng, phát triển đất nước và phục vụ nhân dân Công cuộc cải cách hành chínhđặt ra nhiều yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ - công chức Đó là yêu cầu kỹ năng,nghiệp vụ, về kiến thức chuyên môn, về thái độ phục vụ…Đội ngũ cán bộ côngchức phải trung thành với chế độ, tận tụy với công việc, phải là công cuộc củadân, hết lòng vì nhân dân phục vụ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức để nâng cao kiến thứcchuyên môn và năng lực quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ - công chức làyêu cầu khách quan của sự phát triển Xã hội phát triển càng cao thì năng lựcchuyên môn lại càng cần được nâng cao và đa dạng hóa Vì vậy quản lý nhànước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức là một yêu cầu cấp thiết trongbối cảnh của nước ta hiện nay, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyênmôn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ - công chức là một đòihỏi thường xuyên, liên tục
Quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nộidung quan trọng, bởi vì việc xác định đúng chủ thể quản lý, xác định thẩmquyền nội dung quản lý để tránh được trùng lặp, chồng chéo trong hoạt độngquản lý cũng như trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức, thôngqua đó mới đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ - công chức.Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức gồmmột số nội dung sau:
- Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng: Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là nhucầu phát triển có thể thỏa mãn bằng con đường đào tạo, bồi dưỡng Có ba loạinhu cầu đào tạo, bồi dưỡng sau:
+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giúp cá nhanan và tổ chức thay đổi và đápứng các yêu cầu trong tổ chức và tương lai
+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ chứcdanh của cán bộ - công chức đã quy định
Trang 36+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện côngviệc tốt hơn, năng suất hơn.
Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là xác định sự khác nhau, sự chênhlệch giữa năng lực hiện tại (trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ) hiện tại so vớiyêu cầu về năng lực cần phải có trong tương lai của mỗi công việc cụ thể, nhằmđưa ra những nội dung và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần thiết cho cán bộcông chức Việc xác định kỹ năng, kiến thức trọng tâm đối với mỗi cán bộ -công chức sẽ quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Muốn vậy phảiphân tích nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trên các mặt
- Xác định yêu cầu của chức danh và nhu cầu học của cá nhân, từ đó xâydựng được chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các nhu cầuđó
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thông thường gồm các nội dungsau: Đánh giá hiện trạng đào tạo, bồi dưỡng; xác định mục đích, mục tiêu đàotạo, bồi dưỡng; các nguồn lực; các hoạt động, các chương trình đào tạo, bồidưỡng; thời gian thực hiện, kinh phí
Khi xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần chú ý đến các vấn đề; mụcđích chung; các mục tiêu; đối tượng; những điều kiện hỗ trợ đối với việc họctập; xác định nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng; phân phối thời gian; nội dungchương trình, giáo trình, tài liệu sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - côngchức; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng…
Vậy xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là xác định mục tiêu đốitượng, số lượng, nội dung và tiến độ đào tạo, bồi dưỡng cụ thể trên cơ sở phântích thực trạng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Hiện nay công tác lập kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng phải tập trung vào đối tượng cán bộ - công chức còn “nợ” tiêuchuẩn về trình độ ở ngạch bậc, do đó các đơn vị phải nắm được thực trạng vànhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ - công chức
- Tổ chức bộ máy đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhà nước về đào tạo, bồidưỡng
Trang 37Để có được một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng thật tốt và chặt chẽ thì phải
có một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước
Bộ nội vụ là đấu mối phù hợp với bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộgiáo dục và đào tạo và các cơ quan liên quan giúp Chính phủ quản lý và thựchiện hoạt động quản lý nhà nước theo thẩm quyền về công tác đào tạo bồi dưỡngcán bộ - công chức trong phạm vi cả nước Bộ nội vụ là đầu mối quản lý nhànước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức thực hiện các chức năngquản lý, hoach định chính sách, chế độ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng trongphạm vi toàn quốc và phối hợp quản lý các Bộ, ngành địa phương trong công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức
Vậy hoạt động quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức là hoạtđộng xuyên suốt từ trung ương xuống địa phương Theo tổ chức dọc, hệ thốngcác cơ quan này bao gồm:
Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức bao gồm:
+ Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ - công chức ở Trung ương
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Hành chính quốc gia
Các sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ - công chức, các Bộ, ngành trungương, gồm trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức hoặc trung tâm đàotạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức
+ Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức ở địa phương
Trường chính trị cấp tỉnh
Trung tâm chính trị cấp huyện
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức có hai chức năng cơ bản:Chức năng đào tạo, bồi dưỡng và chức năng nghiên cứu khoa học và tư vấn
Trang 38hành chính Các chức năng này được cụ thể hóa thông qua việc thực hiện cácnhiệm vụ cụ thể của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức.
Trong giai đoạn hiện nay, nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ - công chức được Chính phủ xác định cụ thể là:
+ Đánh giá lại công tác đào tọa, bồi dưỡng cán bộ - công chức, xây dựng
và triển khai kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức cho từng loại;cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách; cán bộ, côngchức cách ngạch hành chính, sự nghiệp và cán bộ chính quyền cơ sở
+ Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồidưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chứctheo trách nhiệm, nhiệm vụ đang đảm nhận Mỗi loại cán bộ, công chức cóchương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp Kết hợp đào tạo chính quyvới đào tạo không chính quy, đào tạo trong nước và gửi đi đao tạo nước ngoài.Khuyến khích cán bộ công chứ tự học có sự giúp đỡ của Nhà nước
+ Tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức; điềuchỉnh sự phân công giữa các cơ sở đào tạo Tạo điều kiện để Học viện Hànhchính quốc gia, các trường đào tạo các bộ của tỉnh, thành phố có thể chủ độngđào tạo một bộ phận nhân lực phục vụ bộ máy hành chính Nhà nước ở Trungương và Địa phương
Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán
bộ giảng viên, vì họ là những người trực tiếp truyền thụ kiến thức cho ngườihọc, đồng thời tham gia vào quá trình biên soạn nội dung chương trình, giáo dụctài liệu, bài giảng Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức bao gồm:Giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức và giảng viên kiêmchức là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các bộ, ngành trung ương và địaphương; cán bộ, công chức thuộc cách ngạch chuyên viên chính và tương đươngtrở lên Yêu cầu định hướng đối với đội ngũ cán bộ giảng viên đào tạo, bồidưỡng cán bộ - công chức
Trang 39- Từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành quản lý hànhchính Nhà nước đủ mạnh về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
- Có chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp về vật chất và tinh thần đối vớiđội ngũ giảng viên
- Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêucầu đào tạo, bồi dưỡng ở mỗi cơ sở đào tạo
Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức phải có phẩm chấtchính trị, đạo đức tốt, trung thành với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam; có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phươngpháp sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao Vấn đề cốt lõi là phải xâydựng đội ngũ giảng viên mạnh, có đủ trình độ kiến thức và am hiểu thực tiễn Vìvậy cần xử lý đồng thời hai vấn đề:
+ Từng bước thay thế những giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quyđịnh và thiếu năng lực, uy tín giảng dạy trên thực tế
+ Vừa tăng cường đào tạo lại đội ngũ giảng viên để ngày càng có nhiềugiảng viên giỏi, có uy tín
1.3.2 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức xuất phát từ xu thế hội nhập và phát triển đất nước.
1.3.2.1 Thực tế về xu thế hội nhập của nước ta trong giai đoạn hiện nay.Những năm gần đây, trong xu hướng xã hội ngày càng phát triển các nướcđều đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến Do đó đòi hỏi phải
có một đội ngũ cán bộ có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, với xu thếhội nhập với các nước trên thế giới đất nước ta đã phải cải tiến hàng loạt nhữngvấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, đào tạo nâng cao trình độ, đổi mới quản lýkinh tế xã hội, cải cách nền hành chính quốc gia xây dựng nền văn hóa mangđậm đà bản sắc dân tộc…Bên cạnh đó trong quan hệ đối ngoại giao lưu, hợp tácvới các nước, đòi hỏi cán bộ - công chức của chúng ta phải am hiểu nắm bắtđược những quy định về pháp luật, phong tục tập quán của các quốc gia, để hộinhập và phát huy vai trò hợp tác của mình Đặc biệt chúng ta đã tham gia, gianhập các tổ chức APTA, WTO tăng cường mối quan hệ với các nước EU,
Trang 40Mỹ…Đòi hỏi có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có hiểu biết rộng là điềuhết sức cần thiết Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức luônphải chú trọng để có được đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của thời hội nhập.
1.3.2.2 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ - công chức có vai trò quantrọng trong việc thúc đẩy phát triển bộ máy nhà nước và phát triển đa dạng hóa
Trong xu thế hội nhập với các nước trên thế giới đòi hỏi đất nước ta phảiđổi mới nhiều lĩnh vực của đất nước Đặc biệt quan trọng nhất là vấn đề quản lýNhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức, để nâng cao nănglực đội ngũ cán bộ - công chức, cán bộ lãnh đạo quản lý, điều hành trong xã hội
có trình độ hiểu biết cao Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức để đápứng với thời kỳ mới phải tiến hành thường xuyên, liên tục Đó là những yêu cầu
về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và về thái độ, tác phong công nghiệp của độingũ cán bộ công chức hành chính Chính vì vậy, phát triển đất nước và với xuthế hội nhập đã tạo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức có vaitrò quan trọng trong việc cải cách hành chính, với nền hành chính phát triển luônđặt ta yêu cầu công chức hành chính phải phấn đầu không ngừng nâng cao nănglực thực tiễn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp để hoàn thiệnbản thân, đảm bảo các tiêu chuẩn ngạch bậc công chức mà họ đảm nhận
Trong sự phát triển không ngừng của các nước trên thế giới đã thúc đẩyđất nước ta phải cập nhập và học hỏi những khoa học công nghệ coa Quản lýnhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-công chức phải có kiến thứcchuyên sâu, có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, nắm bắt thành thạo được kiến thứctin học, phải năng động thích ứng với những phát triển liên tục trên thế giới Bởivậy vấn đề quản lý nhà nước trong việc xây dựng chương trình đổi mới nội dunggiảng dạy và chế độ chính sách đối với lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cần phảităng cường
1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO, BỒIDƯỠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒIDƯỠNG CÁN BỘ-CÔNG CHỨC
1.4.1 Kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.