MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 5 1.1.Hiện trạng, tính cấp thiết của đề tài: 5 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6 1.2.1 Mục tiêu chung: 6 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 6 1.3 Nội dung nghiên cứu: 6 1.4 Phạm vi nghiên cứu 6 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 3.1 Địa điểm nghiên cứu: 9 3.2 Thời gian nghiên cứu 9 3.3 Đối tượng nghiên cứu 9 3.4 Phương pháp nghiên cứu 10 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 11 4.1 Hiện trạng phát sinh rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn , Hải Phòng 11 4.2 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải nhựa tại Đồ Sơn, Hải Phòng 12 4.3. Hiện trạng xử lý rác thải nhựa trên địa bàn quận Đồ Sơn 12 4.4 Đánh giá hệ thống quản lí, thu gom, vận chuyển,xử lí rác thải nhựa trên địa bàn quận Đồ Sơn 13 4.4.1. Về công tác thu gom, vận chuyển 13 4.4.2. Về công tác xử lý 13 4.4.3. Về công tác quản lý 13 4.5 Đề xuất một số biện pháp quản lí và xử lí rác thải từ nhựa góp phần bảo vệ môi trường 14 4.5.1 Giải pháp giáo dục, tuyên truyền: 14 4.5.2 Giải pháp về tổ chức quản lý: 14 4.5.3 Giải pháp xử lý 15 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 5.1 Kết luận 16 5.2 Kiến nghị 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
BÁO CÁO NIÊN LUẬN:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI BÃI BIỂN DU LỊCH
ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG
HÀ NỘI - 1/2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
BÁO CÁO NIÊN LUẬN:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI BÃI BIỂN DU LỊCH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân em,các số liệu này đều là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưađược công bố
Hà Nội, Ngày 19 tháng 01năm 2017
Sinh Viên Phan Thu Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý rác thải nhựatại bãi biển du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng” do sinh viên Phan Thu Trang thực hiện từ26/12/2016 -20/1/2017 dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Bùi Đắc Thuyết
Trong quá trình thực hiện, đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự chỉbảo của thầy giáo Bùi Đắc Thuyết để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra Em xintrân trọng cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo
Do thời gian và trình độ em còn nhiều hạn chế nên niên luận sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của thầy và cácbạn để niên luận được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 19 tháng 01 năm 2017
Sinh Viên Phan Thu Trang
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1.1.Hiện trạng, tính cấp thiết của đề tài: 5
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6
1.2.1 Mục tiêu chung: 6
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 6
1.3 Nội dung nghiên cứu: 6
1.4 Phạm vi nghiên cứu 6
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1 Địa điểm nghiên cứu: 9
3.2 Thời gian nghiên cứu 9
3.3 Đối tượng nghiên cứu 9
3.4 Phương pháp nghiên cứu 10
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 11
4.1 Hiện trạng phát sinh rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn , Hải Phòng 11
4.2 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải nhựa tại Đồ Sơn, Hải Phòng 12
4.3 Hiện trạng xử lý rác thải nhựa trên địa bàn quận Đồ Sơn 12
4.4 Đánh giá hệ thống quản lí, thu gom, vận chuyển,xử lí rác thải nhựa trên địa bàn quận Đồ Sơn 13
4.4.1 Về công tác thu gom, vận chuyển 13
4.4.2 Về công tác xử lý 13
4.4.3 Về công tác quản lý 13
4.5 Đề xuất một số biện pháp quản lí và xử lí rác thải từ nhựa góp phần bảo vệ môi trường 14
4.5.1 Giải pháp giáo dục, tuyên truyền: 14
4.5.2 Giải pháp về tổ chức quản lý: 14
4.5.3 Giải pháp xử lý 15
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
5.1 Kết luận 16
5.2 Kiến nghị 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
RTN : Rác thải nhựa
UBND : Ủy ban nhân dân
VSMT : Vệ sinh môi trường
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1.1 Khối lượng rác quận Đồ Sơn năm 2012 11Bảng 4.1.2 Khối lượng rác quận Đồ Sơn 5 tháng đầu năm 2013 11
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Bản đồ địa điểm nghiên cứu Đồ Sơn, Hải Phòng 9
Trang 9PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Hiện trạng, tính cấp thiết của đề tài:
Đất nước Việt Nam có bờ biển kéo dài trên 3.260km, và hơn 3.000 các đảo lớnnhỏ Việt Nam là nước đứng thứ 27 trong tổng 156 quốc gia có bờ biển lớn ở khu vựcĐông Nam Á.Vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênthuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch Du lịch biển có thể coi là ngành côngnghiệp không khói mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế Việt Nam một khoản thu nhậpđáng kể song song với nó cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như ô nhiễm môi trườngbiển ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau
Với tính năng nhẹ, bền, dễ sử dụng… vật liệu nhựa đã trở nên quen thuộc vớingười tiêu dùng Những chế phẩm này rất được ưa chuộng tại những cửa hàng đồuống, đồ ăn nhanh hay trong những buổi party, picnic dã ngoại Tùy thuộc vào loạinhựa được sử dụng, ở bất cứ nơi đâu nó có thể mất khoảng 450 đến 1.000 năm để phânhủy Khoảng 50 tỷ chai nhựa được sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới Vật liệu nhựa,một loại chất thải rắn đang là một trong những nguồn ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đếnmôi trường sống hiện nay
Thị xã Đồ Sơn là một bán đảo nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22km
về phía Đông Nam Đồ Sơn là một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnhđẹp ở miền bắc Việt Nam Với những điều kiện thuận lợi về địa lý, kinh tế - xã hội,cùng với những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Đồ Sơn trở thành một một điểm đến lýtưởng cho du khách Đi đôi với việc phát triển du lịch đó, các bãi biển tại Đồ Sơn cónguy cơ bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ việc xả thải rác từ các hoạt động dịch
vụ du lịch, đặc biệt là rác thải từ nhựa Là một quận có tiềm năng phát triển rất lớn,mỗi năm đón tới hàng triệu lượt khách du lịch nhưng công tác quản lí và xử lí rác thải
từ nhựa trên địa bàn quận còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, khó khăn cần được giảiquyết và khắc phục như: sự thiếu ý thức cũng như thói quen vứt rác bừa bãi của ngườidân và du khách, chưa thu gom và xử lí một cách triệt để, rác thải chưa được phân loại
để tái chế,…
Từ thực tế trên em lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý rác thải nhựa tại bãi biển du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng” được
Trang 10thực hiện nhằm đánh giá tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại bãi biển Đồ sơn, nâng caohiệu quả quản lí và xử lí rác thải nhựa từ đó hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môitrường
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm bãi biển do sử dụng rác thải nhựa của con người và
đề xuất biện pháp quản lí và xử lí rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá hiện trạng rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng
Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hiện trạng quản lý, thu gom, xử lí rác thải từnhựa tại bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng
Thử nghiệm biện pháp truyền thông môi trường: tuyên truyền ý thức khách dulịch và người dân, thử nghiệm một số giải pháp truyền thông như kêu gọi tình nguyệnviên ra quân nhặt rác làm sạch môi trường hàng tuần xuyên suốt mùa du lịch
Đề xuất một số biện pháp quản lí và xử lí rác thải từ nhựa góp phần bảo vệmôi trường
1.3 Nội dung nghiên cứu:
Điều tra về nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng rác thải từ nhựa tại bãibiển Đồ Sơn, Hải Phòng
Tình hình thu gom, xử lí, tái chế rác thải từ nhựa tại các bãi biển Đồ Sơn, HảiPhòng
Nhận thức về rác thải nhựa của người dân và khách du lịch tại bãi biển ĐồSơn, Hải Phòng
Đánh giá và đề xuất công tác quản lí chất thải nhựa tại Đồ Sơn, Hải Phòng
Trang 11PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhựa (plastic) không có trong thiên nhiên mà do con người chế tạo ra Nhưngvới nhu cầu và cách thức sử dụng tràn làn của con người đã mang đến ảnh hưởng xấutới môi trường Theo một nghiên cứu được công bố hồi đầu năm 2016, mỗi năm cácđại dương trên thế giới đang phải hứng chịu từ 8 đến 9 triệu tấn rác thải nhựa Con sốnày cao hơn 33 lần so với các dự đoán trước đây Có tới hơn phân nửa số rác thải nàyđến từ 5 quốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc với 2,4 triệu tấn, chiếm khoảng 30%.Theo sau Trung Quốc lần lượt là Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka Đồngthời, trong nhóm các quốc gia phát triển thì chỉ có Mỹ là nằm trong top 20 với khoảng77,000 tấn, tương đương gần 1% tổng số rác thải nhựa đổ ra biển Như vậy, có thể thấyrằng quy mô kinh tế và mức độ tiêu dùng chỉ là một phần yếu tố quyết định mức độ
gây ô nhiễm biển Điểm quan trọng nhất ở đây chính là việc thu gom, xử lý và tái chế
rác thải, điều mà các quốc gia đang phát triển thường hay bỏ ngỏ Trong khi đó, lượngnhựa được tiêu thụ hàng năm tại châu Á, cũng như tại Việt Nam đang được dự kiến sẽ
tăng tới 80% trong 10 năm tới, vượt ngưỡng 200 triệu tấn vào năm 2025
Nhận thức được tầm ảnh hưởng của vật dụng nhựa đối với bản thân con người
và môi trường Nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển
đã xây dưng những chiến lược, đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu cũng nhưquản lý rác thải này Các tổ chức quốc tế Ocean Conservancy và McKinsey đã đưa ramột giải pháp để khắc phục, giảm thiểu lượng rác thải nhựa này là đố rác nhựa để sảnxuất năng lượng dựa trên các công nghệ tiên tiến và bảo đảm được tiêu chuẩn về antoàn khí thải Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sâu bột - ấutrùng của bọ cánh cứng Tenebrio molitor có thể sống bằng cách ăn xốp cách nhiệt vàmột số loại nhựa khác…
Ở Việt Nam khắc phục vấn đề xả rác thải nhựa ra biển bằng cách tăng cường
đầu tư cho 4 giải pháp: mở rộng mạng lưới thu gom rác, giảm thiểu việc rò rỉ từ các bãi rác, đốt rác để sản xuất điện và sau cùng là xây dựng các cơ sở tái chế.
Hiện tại, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ thu gom chất thải rắn khá cao tại các đô thị (từhơn 80% tới gần 100%) Tuy nhiên, tại các khu vực ngoại thành và nông thôn, nơi hơn2/3 dân số Việt Nam đang sinh sống, thì con số này vẫn còn rất khiêm tốn (từ 40 tới
Trang 1260%) Việc phát triển mạng lưới thu gom tại những khu vực này, cũng như quản lýhiệu quả các bãi rác, chắc chắn sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng rác thải xả ra cáckênh và sông rồi từ đó trôi ra biển.
Cuối năm 2010, Luật thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua sẽ cóhiệu lực ngày 01/01/2012 quy định một số sản phẩm tiềm tàng gây ô nhiễm môitrường sẽ phải chịu thuế, trong đó túi nilon (một loại nhựa khó phân hủy) là một trongnhững sản phẩm phải chịu thuế ở mức cao
Tại Hải Phòng đã được tập đoàn JAC, tổ chức JIAC Nhật Bản giúp công nghệphân loại, tái chế rác thải góp phần hiện thực hóa dự án xây dưng thành phố xanh pháttriển bền vững (Eco City Plan)
Bên cạnh đó, đề xuất các gải pháp quản lý: xây dựng và hoàn thiện cơ chế chínhsách, pháp luật và kiểm soát sử dụng các vật liệu nhựa khó phân hủy; tăng cường và đadạng hóa các nguồn đầu tư nhằm thực hiện việc giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa;phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ để sản xuất ra túi nilon thânthiện môi trường và tái chế rác thải nilon thành sản phẩm hữu ích; tăng cường hợp tácquốc tế để trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do sửdụng túi nilon khó phân hủy
Trang 13PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại bãi biển du lịch Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, thànhphố Hải Phòng Đồ Sơn có dải đồi núi thấp chạy dài theo hướng Tây Bắc– Đông Namnhô khỏi mặt biển, kéo dài hình 9 con rồng cùng vươn về phía đảo Hòn Dấu , nhưcùng thể tranh nhau một viên ngọc Ở đây có nhiều bãi tắm và rất thu hút khách dulịch
Hình 3.1: Bản đồ địa điểm nghiên cứu Đồ Sơn, Hải Phòng
3.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2016 đến tháng 06/2017
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng rác thải nhựa ở bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng
Cơ cấu quản lí, xử lí rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn, Hải phòng
Trang 143.4 Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:
- Số liệu thứ cấp về hiện trạng rác thải nhựa và cơ cấu quản lý rác thải nhựa sẽđược thu thập chủ yếu thông qua sách báo, internet, bài báo khoa học, báo cáo khoahọc, kỷ yếu hội thảo khoa học và các số liệu quan trắc được lưu giữ tại các cơ quanquản lý môi trường có liên quan tại Đồ Sơn, Hải Phòng và thông qua các đợt khảo sátthực địa (khảo sát thực tế, phòng Tài nguyên và Môi trường,)
-Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của cácnhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải nhựa
2) Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp:
Điều tra và khảo sát thực tế bằng hình thức phỏng vấn và phiếu điều tra, nhằmkiểm tra lại độ chính xác của số liệu đã thu thập được và bổ sung cho những số liệu cònthiếu Phiếu điều tra được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu
3) Phương pháp chuyên khảo:
Thực hiện tra cứu sách báo, các công trình đã được nghiên cứu, lựa chọn Kế
thừa và vận dụng có chọn lọc, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài
4) Phương pháp tính toán và xử lý số liệu:
Sử dụng các phần mềm EXCEL để tổng hợp và phân tích các số liệu đã thuthập được
Trang 15PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng phát sinh rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn , Hải Phòng
Tại bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng rác thải đang là một trong những nguyên nhânlớn nhất góp phần làm giảm tính hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức xả rác bừa bãi của du khách, do cách quản lý yếukém của những người chịu trách nhiệm với khu du lịch biển Đặc biệt là với đồ nhựa,một loại vật liệu với ưu thế rẻ, nhẹ, bền và không thấm nước, tiện dụng cho nhữngchuyến du lịch, picnic, nghỉ mát
Khối lượng rác thải của quận Đồ Sơn:
Bảng 4.1.1 Khối lượng rác quận Đồ Sơn năm 2012
* Nhận xét: Từ bảng 4.1.2 ta thấy số lượng rác giữa các tháng có sự thay đổi rõ
rệt Một phần do lượng khách du lịch đến Đồ Sơn giữa các tháng có sự khác nhau, mộtphần do công tác quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan trong công tác thu gom, vậnchuyển rác trên địa bàn quận
Chất thải rắn không đồng nhất và có nhiều thành phần khác nhau
Thành phần rác thải nhựa chỉ chiếm 2,18% tổng khối lượng rác trên địa bàn quận Đồ Sơn.
Khu du lịch: lượng khách du lịch tới Đồ Sơn năm 2012 là 1 triệu lượt khách,với lượng rác thu được tại 52 khách sạn nhà nghỉ và 223 nhà hàng là 6737,5 m3 tuơng
Trang 16ứng 3907,75 tấn/năm Tương ứng với 3,907 kg/lượt khách/năm và mức thải tăngkhoảng 1,5% mỗi năm Lượt khách du lịch tới Đồ Sơn mỗi năm tăng khoảng 14,5%.
Như vậy tổng lượng rác thải đưa ra bãi rác hàng ngày khoảng 167,12 tấn vàonăm 2012 và tăng lên khoảng 226,77 tấn đến năm 2020 Quá trình CNH, HĐH cũngnhư nhu cầu sinh hoạt của người dân đang làm tăng khối lượng chất thải trên địa bànquận ngày một nhiều Do đó, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền của quận
Đồ Sơn nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung đến công tác quản lý, thu gom và
xử lý chất thải một cách hiệu quả
4.2 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải nhựa tại Đồ Sơn, Hải Phòng
Các hộ gia đình sẽ bỏ rác vào bao nylon đưa ra phía trước nhà, đội thu gom tớithu gom và đưa tới điểm tập kết Với những hộ gia đình đội thu gom sẽ thu gom vớitần suất 2 ngày một lần Khu công nghiệp tuần 2 lần Đối với các khách sạn, nhà nghỉ
và nhà hàng thu gom với tần suất 2 lần một ngày trong mùa du lịch và 1 lần một ngàyngoài mùa du lịch
Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải ở quận Đồ Sơn thực hiện theo sơ đồsau:
Nguồn Thu gom Điểm tập kết Vận chuyển Bãi chôn lấp
Ngoài các xe đi thu gom rác hàng ngày và vận chuyển đến điểm tập kết Vàomùa du lịch, một lượng khách lớn đổ về khu du lịch Đồ Sơn, Hải phòng khiến lượngrác thải phát sinh nhiều hơn Có hiện tượng rác thải , chai nhựa, ni lông trên bãi biểncòn có các đội tình nguyện viên ra quân nhặt rác làm sạch môi trường hàng tuần xuyênsuốt mùa du lịch
4.3 Hiện trạng xử lý rác thải nhựa trên địa bàn quận Đồ Sơn
Rác thải rắn của quận Đồ Sơn được xử lý bằng biện pháp chôn lấp Bãi rác ĐồSơn được đưa vào sử dụng năm 2006 với diện tích sử dụng 1,8ha (tổng diện tích là3ha) Vị trí nằm về phía Nam trung tâm thành phố, tại phường Ngọc Xuyên – quận ĐồSơn (gần sông Họng)
Chức năng phục vụ: địa bàn quận Đồ Sơn, dọc đường 353 với 3 xã thuộc
Trang 17* Ưu điểm bãi rác:
- Bán kính bãi rác phù hợp
- Giao thông đi lại vận chuyển thuận lợi theo đường 353
- Quá trình vận hành đơn giản dễ dàng
* Nhược điểm bãi rác:
- Trang thiết bị thô sơ nên việc chôn lấp và xử lý thủ công, chưa hợp vệ sinh
- Quá trình rắc vôi bột, phun thuốc diệt côn trùng còn sơ sài chưa triệt để
- Môi trường khí bị ô nhiễm do lượng khí phát sinh từ các bãi chôn lấp và mùicủa rác thải chưa được xử lý triệt để
- Môi trường nước bị ô nhiễm do nước rỉ rác ngấm qua thành và đáy của lớp vảiđịa kỹ thuật do lắp đặt chưa đúng với tiêu chuẩn
4.4 Đánh giá hệ thống quản lí, thu gom, vận chuyển,xử lí rác thải nhựa trên địa bàn quận Đồ Sơn
4.4.1 Về công tác thu gom, vận chuyển
- Phương tiện, thiết bị thu gom còn hạn chế đặc biệt là các thùng rác công cộng.Hiện tại chỉ có khoảng 25 thùng rác công cộng loại 60l và 80l được lắp đặt tại các khu
du lịch Trong công viên và dọc đường 353 chưa có
- Một số điểm tập kết rác chưa hợp lý gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xungquanh và gây mất mĩ quan
- Lượng rác thải nhựa được thu gom hoàn toàn chưa được phân loại tại nguồn.Tất cả các loại rác được thu gom lẫn lộn với nhau Gây khó khăn cho việc xử lý rác
- Ý thức giữ gìn VSMT của cộng đồng dân cư còn thấp, tình trạng vứt rác bừabãi không đúng nơi quy định còn phổ biến
4.4.2 Về công tác xử lý
- Việc xử lý rác chưa hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường xung quanh
- Tình trạng nước rỉ rác chưa xử lý triệt để, nước rỉ rác vẫn bị thấm vào môitrường đất gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước
4.4.3 Về công tác quản lý
- Công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn do ý thức của người dân về BVMTchưa cao Đặc biệt là khu du lịch, hiện tượng khách du lịch xả rác bừa bãi trên bãi biểnlàm ô nhiễm môi trường và mất mĩ quan