1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU RÁC THẢI NILON CHO BÃI BIỂN DU LỊCH HẠ LONG, QUẢNG NINH

97 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH iv DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT v THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI vi THÔNG TIN VỀ SINH VIÊNCHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH viii LỜI CẢM ƠN ix MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Các khái niệm 4 1.1.2. Thành phần và tính chất của túi nilon 5 1.1.3. Ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường 6 1.2. Cơ sở thực tiễn 8 1.2.1. Trên thế giới 8 1.2.2. Tại Việt Nam 9 1.2.3. Tại Quảng Ninh 10 1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cơ sở thực tiễn 11 CHƯƠNG II:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 13 2.1.2.1 Phạm vi không gian 13 2.1.2.2. Phạm vi thời gian 13 2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 14 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 14 2.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 14 2.3. Phương pháp nghiên cứu 15 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 15 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 16 2.3.2.1.Điều tra bảng câu hỏi 16 2.3.2.2.Thu thập số liệu phát thải nilon thực địa 16 2.3.2.3.Khảo sát thực địa 16 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 17 2.4. Thiết kế nghiên cứu 18 CHƯƠNG III:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại Bãi Cháy, Hạ Long 19 3.1.1.Nguồn phát thải và phân loại CTRSH 19 3.1.2.Hiện trạng thu gom và xử lý CTRSH 21 3.1.2.1. Hiện trạng thu gom 21 3.1.2.2.Hiện trạng công tác xử lý 25 3.1.3.Hiện trạng tái chế và tái sử dụng CTRSH 27 3.1.4.Các quy định quản lý chất thải rắn 30 3.1.4.1. Các văn bản chung 30 3.1.4.2. Các văn bản áp dụng tại địa phương 31 3.2. Nhận thức về rác thải nilon tại Bãi Cháy 33 3.2.1.Nhận thức về rác thải nilon của cộng đồng dân cư 33 3.2.2.Nhận thức về rác thải nilon của khách du lịch 36 3.2.3.Nhận thức về rác thải nilon của nhân viên vệ sinh 41 3.2.4.Nhận thức về rác thải nilon của người bán hàng 45 3.2.5.Thảo luận về nhận thức của các đối tượng 49 3.2.5.1. Thảo luận từ phỏng vấn cácnhà quản lý 49 3.2.5.2. Thảo luận về ý kiến phỏng vấn từ các đối tượng khác 52 3.3. Đề xuất giải pháp quản lý giảm rác thải nilon cho bãi biển du lịch Hạ Long, Quảng Ninh 55 3.3.1. Phân tích DPSIR của vấn đề rác thải nilon tại Bãi Cháy 55 3.3.2. Các giải pháp quản lý giảm thiểu rác thải nilon tại Hạ Long 61 3.3.2.1. Giải pháp chính sách 61 3.3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý 63 3.3.2.3. Giải pháp truyền thông 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 1. Kết luận 69 2. Kiến nghị 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC 1:CÁC BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 75 Phụ lục 1.1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ 75 Phụ lục 1.2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CỘNG ĐỒNG 77 Phụ lục 1.3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG KHÁCH DU LỊCH 81 Phụ lục 1.4 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN VỆ SINH 85 Phụ lục 1.5 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI BÁN HÀNG 88 Phụ lục 1.6 SỐ LƯỢNG PHIẾU CÂU HỎI 92 PHỤ LỤC2:HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 93

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Tự nhiên

HÀ NỘI, THÁNG 5 – NĂM 2017

Trang 3

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Biển

Sinh viên thực hiện: HOÀNG TRUNG HIẾU Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: ĐH4QB, Khoa khoa học Biển và Hải Đảo Năm thứ: 3/4

Ngành học: Quản lý Biển

Người hướng dẫn: TS TRẦN THỊ MINH HẰNG

HÀ NỘI, THÁNG 5 – NĂM 2017

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường

CTR Chất thải rắn

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

DPSIR Mô hình phân tích đánh giá tổng hợp

(Driver – Pressure – State – Impact – Response)IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

TTVH - DL Trung Tâm Văn Hóa Du Lịch

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 7

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU RÁC THẢI NILON CHO BÃI BIỂN DU LỊCH

HẠ LONG, QUẢNG NINH

- Sinh viên thực hiện: Hoàng Trung Hiếu; Đỗ Thị Thu Hà; Đỗ Thị Thu;

Nguyễn Thị Linh; Trịnh Thị Thảo

- Lớp: ĐH4QB

- Khoa: Khoa học Biển và Hải Đảo

- Năm thứ: 3

- Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: TS Trần Thị Minh Hằng

2 Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu về hiện trạng vấn đề ô nhiễm biển do rác thải sinh hoạt nói chung

và rác thải nilon nói riêng của cộng đồng ven biển Hạ Long, Quảng Ninh; tìm hiểu vàđánh giá về nhận thức của cộng đồng đối với việc sử dụng túi nilon cũng như tác hạicủa nilon đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, từ đó đưa ra các đề xuất giải phápquản lý nhằm giảm thiểu rác thải nilon tại bãi biển du lịch Hạ Long, Quảng Ninh

3 Tính mới và sáng tạo: Là đề tài đầu tiên tại Hạ Long nghiên cứu nhận thức về tác

hại của túi nilon và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nilon

4 Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã thực hiện khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá hiệntrạng rác thải nilon cũng như công tác quản lý, xử lý, tái chế, tái sử dụng rác thải nilontrên địa bàn Bãi Cháy, thành phố Hạ Long; khảo sát được nhu cầu sử dụng, những khókhăn bất cập trong công tác xử lý và giảm thiểu túi nilon; áp dụng mô hình phân tíchđánh giá tổng hợp (DPSIR) để phân tích các vấn đề của rác thải nilon, từ đó đề xuấtcác giải pháp để giảm thiểu túi nilon và đánh giá giải pháp bằng mô hình SWOT

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Trang 8

Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương, khách

du lịch về tác hại của rác thải nilon ảnh hưởng tới con người và môi trường

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài

(ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Ngày 15 tháng 5 năm 2017

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh

viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Nhóm sinh viên thực hiện đề tài đã bước đầu đánh giá được hiện trạng và nhậnthức về rác thải nilon tại Hạ Long, Quảng Ninh Vấn đề rác thải nilon vẫn còn rất mới

và chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam Đề tài này đã bước đầu xác định đượcnhững khoảng trống về chính sách và hạn chế về nhận thức của cộng đồng để đề xuấtnhững giải pháp nâng cao hiệu quả và nhận thức về rác thài nilon của cộng đồng ở HạLong, Quảng Ninh

Trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm sinh viên đã nỗ lực, có tinh thần học hỏi,nắm rõ vấn đề nghiên cứu, vượt qua khó khăn để thực hiện đề tài trong thời gian họctập trung tại trường Đến nay, nhóm sinh viên đã hoàn thành đề tài đáp ứng các mụctiêu đã đặt ra

Ngày 15 tháng 5 năm 2017

Trang 9

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: HOÀNG TRUNG HIẾU

Sinh ngày: 04 tháng 10 năm 1995

Nơi sinh: Hạ Long – Quảng Ninh

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn TS Trần Thị Minh Hằng đã nhiệt tình hướngdẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, các phương pháp nghiên cứu.Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khoa học Biển và Hảiđảo đã giúp đỡ chúng em trong thời gian qua

Chúng em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong chínhquyền và cộng đồng người dân khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng em có thông tin, tư liệu hoàn thànhnghiên cứu

Chúng em xin chân thành cảm ơn các bạn bè trong lớp đã luôn động viên, giúp

đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài này

Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn các thầy, cô phòng Nghiên cứu Khoa học vàHợp tác Quốc tế đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em để chúng em hoàn thành tốtnghiên cứu

Hoàng Trung Hiếu

Đỗ Thị Thu Hà

Đỗ Thị ThuNguyễn Thị LinhTrịnh Thị Thảo

Trang 11

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Kể từ khi vật liệu nhựa ra đời đến nay, loại vật liệu này đã tỏ rõ ưu thế của mình

và nhanh chóng có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ và đờisống xã hội Vật liệu nhựa là nguyên liệu hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta Nó

đã và đang dần thay thế các vật liệu bằng nhôm, sắt, đồng…với ưu thế rẻ, nhẹ, bền vàkhông thấm nước… Vật liệu nhựa đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong tất cảcác lĩnh vực đời sống sinh hoạt và sản xuất Tiện lợi và dễ sử dụng, nhưng bên cạnhnhững ưu điểm đó, vật liệu nhựa nói chung và túi nilon nói riêng có tác hại rất lớn đốivới môi trường

Túi nilon được làm từ các chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mấthàng chục năm đến một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên Bao

bì nilon lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó baoquanh, cản trở sự phát triển của cây cỏ, gây ngập úng, lũ lụt, dẫn đến sự xói mòn đất ởcác vùng đồi núi, phá hủy thảm thực vật và môi trường sống của nhiều loài sinh vật.Bao bì nilon trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng mắc phải hoặc tưởng nhầm đó

là thức ăn và nuốt phải Nhưng nguy hại hơn là tác hại của nilon đến sức khỏe conngười Những bao bì nilon được nhuộm màu sẽ làm ô nhiễm thực phẩm do có chứakim loại như: chì, cadimi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ra ung thư phổi.Nguy hiểm nhất là khi bao bì nilon bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí dioxin có thểgây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khảnăng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ

sinh (Nguyễn Ngọc Thùy Dương và ctv, 2009).

Lượng nilon tăng lên mỗi ngày, trong khi lại khó phân hủy được nên ngày càngtích tụ Việc quản lý để giải quyết vấn đề này đã được các nhà khoa học và quản lý chúý, quan tâm từ nhiều năm nay

Bước vào thế kỷ 21 với những bước phát triển mạnh mẽ của các quốc gia với sựhướng tới các ngành kinh tế sạch và phát triển nhanh thì dịch vụ - du lịch ngày càngđược chú trọng Ngày càng nhiều các bãi biển được đưa vào khai thác, dịch vụ du lịch– giải trí, nghỉ dưỡng, vui chơi cũng theo đó mà phát triển Nền kinh tế quốc dân tănglên và rác thải từ đó cũng tăng theo Điều đó đòi hỏi các giải pháp thiết thực để giảm

Trang 12

thiểu số lượng rác thải đang gia tăng nghiêm trọng Đặc biệt là rác thải sinh hoạt từ các

hộ gia đình đến các hoạt động mua bán, du lịch

Sở hữu đường bờ biển dài với nhiều khu du lịch nổi tiếng và bãi cát đẹp, bãibiển Hạ Long là điểm đến hấp dẫn của mọi hành trình du lịch trong nước Tuy nhiênđến mùa du lịch cao điểm, các bãi biển này có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng bởi rácthải từ các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ du lịch, đặc biệt là rác thải nilon Theo sởTrung tâm Văn hóa Du lịch (TTVH – DL) tỉnh Quảng Ninh năm 2015 trung bình cácbãi biển Hạ Long thu hút gần 21 nghìn du khách, đặc biệt vào những ngày lễ hội con

số này còn tăng lên.Với số lượng du khách lớn như vậy, biển Hạ Long hàng ngày phảichịu áp lực của sự ô nhiễm Những bãi biển trải dài bị chia cắt bởi các khách sạn, nhàhàng, khu nghỉ dưỡng, trên các bãi biển lại xuất hiện nhiều rác thải nilon do người dân

và du khách nơi đây xả ra bị đổ trực tiếp ra biển, mặt khác chính sách quản lý và xử lýrác thải vẫn chưa hiệu quả đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường biển nơiđây, phá hủy cảnh quan, hệ sinh thái khu du lịch, giảm đa dạng sinh học, đe dọa sựsống của nhiều loài sinh vật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Vấn đề quản lý rác thải, cụ thể là rác thải nilon là rất cần thiết và cần có nhữnggiải pháp hiệu quả để giảm thiểu lượng rác thải đó Chính vì thế chúng tôi lựa chọn đề

tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu rác thải nilon cho bãi biển du lịch Hạ Long, Quảng Ninh” nhằm đánh giá hiện trạng ô

nhiễm rác thải nói chung, rác thải nilon nói riêng tại bãi biển Hạ Long, điều tra khảosát ý thức và thói quen sử dụng rác thải nilon của người dân ở đây, từ đó đề xuất một

số giải pháp giảm thiểu rác thải nilon, xây dựng bãi biển Hạ Long xanh - sạch - thânthiện với môi trường

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về hiện trạng vấn đề ô nhiễm biển do rác thải rắn sinh hoạtnói chung và rác thải nilon nói riêng của cộng đồng ven biển Hạ Long, Quảng Ninh;tìm hiểu và đánh giá về nhận thức của cộng đồng đối với việc sử dụng túi nilon cũngnhư tác hại của nilon đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, từ đó đưa ra các đề xuấtgiải pháp quản lý nhằm giảm thiểu rác thải nilon tại bãi biển du lịch Hạ Long, QuảngNinh

Trang 13

3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính bao gồm:

- Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn sinh hoạt, rác thải nilon tại Bãi Cháy

- Hiện trạng công tác quản lý và cơ cấu quản lý rác thải nilon tại Bãi Cháy

- Khảo sát, đánh giá về nhận thức của cộng đồng và khách du lịch tại Bãi Cháy

về rác thải nilon và vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nilon

- Đề xuất giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu rác thải nilon cho bãi biển du lịchở Hạ Long, Quảng Ninh

Trang 14

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm

Môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005,môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vậtchất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và sinh vật”

Ô nhiễm môi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợpvới tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”

Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn,được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt độngkhác CTR bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại CTR phát thải trong sinhhoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là CTR sinh hoạt CTR phátthải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạtđộng khác được gọi chung là CTR công nghiệp Ngoài ra còn có chất thải y tế cũngđược liệt vào danh sách CTR Cùng với hoạt động sản xuất của con người và sự pháttriển của xã hội đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người.Điều này kéo theo lượng CTR cũng gia tăng theo Tác hại của loại chất thải này là rấtlớn, nếu không được xử lý đúng, chất thải này có thể ảnh hưởng sâu rộng về môitrường và sức khỏe con người

Do đó, việc quản lý CTR là vô cùng quan trọng Cũng theo nghị định này, hoạtđộng quản lý CTR là các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lýCTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xửlý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sứckhoẻ con người

Theo nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015, chất thải rắnsinh hoạt (CTRSH) là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người

Trang 15

Túi nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng Ngày nay,

nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loạichế phẩm hóa học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải Túi nilon sau một lần sửdụng thường được cho vào sọt rác hoặc vứt một cách bừa bãi trên mặt đất, ao hồ, sông

suối và trở thành rác thải nilon (Trung Phong, 2012).

Theo tổng luận “Chất thải nhựa, túi ni lông và công nghệ xử lý” do Trần QuangNinh biên soạn, rác thải nilon bao gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE), saukhi sử dụng trở thành rác thải Đây thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếmphần lớn là nhựa PE Rác thải nilon là một phần của CTR

Quản lý rác thải nilon là một phần nhỏ trong quản lý CTR, bao gồm việc quyhoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý rác thải nilon, các hoạt động thu gom,

xử lý, tái chế giúp giảm gánh nặng cho môi trường và tránh các tác động đến sức khỏecon người

1.1.2. Thành phần và tính chất của túi nilon

Xuất hiện cách đây khoảng 150 năm do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phátminh, túi nilon đã thay đổi cả thế giới và trở nên phổ biến trên toàn cầu từ thập niên

1970 Ước tính một năm, trung bình người dân trên thế giới thải ra môi trường khoảng

500 – 1000 tỉ túi nhựa, và theo các nhà khoa học thời gian để một chiếc túi nilon phân

hủy phải mất 500 – 1000 năm (Đông Nguyên, 2007) Cho đến nay, sản phẩm này đang

trở thành mối đe dọa thực sự, khiến nhiều quốc gia đau đầu tìm kiếm những giải phápmạnh để giải quyết hiệu quả vấn đề này, bên cạnh đó các nhà khoa học cũng đang nỗlực nghiên cứu phương thức khác để thay thế hoặc tái chế túi nilon thành các sản phẩmhữu ích hơn

Túi nilon được sản xuất từ nhựa polyethylene (PE) Nhựa PE được cấu tạo từcác polime lấy từ các sản phẩm hóa dầu Thành phần của các loại nhựa này không độcnhưng để các chất phụ gia làm cho nhựa mềm dẻo thì có khả năng gây độc cho conngười Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng để sản xuất túi nilon là chất hoá dẻo,kim loại nặng, phẩm màu Túi nilon có những tính chất như mỏng, nhẹ, không thấmnước, có độ bền hóa học cao và có tính đàn hồi Chính những đặc điểm này tạo nêntính rất khó phân hủy của nilon Túi nilon được làm từ sợi nhựa tổng hợp bền dẻo vớinhiều kích cỡ khác nhau, có thể tái chế được Tuy nhiên, nó cũng là vật liệu gây ra ô

Trang 16

nhiễm môi trường Ngoài ra túi nilon còn bao gồm các kim loại độc hơn cả chì như

cadimi và chất dioxin cực độc (Nguyễn Thị Thùy Dương và Chu Mạnh Trinh, 2002).

Trang 17

1.1.3. Ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường

Sản xuất túi nilon dễ dàng và nhanh chóng, nhờ vào những ưu điểm của mình

mà loại vật liệu này ngày càng phổ biến, nó nhanh chóng xuất hiện khắp nơi trên thếgiới, trở thành thứ không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh, mua sắm hàngngày và cất trữ thực phẩm Người ta lạm dụng túi nilon như một thói quen khó bỏ,khiến con số tiêu thụ trở nên đáng kinh ngạc – vài nghìn tấn mỗi ngày Lượng rác thải

từ các hoạt động này đang trở thành hiểm họa cho môi trường sống của con người vàcác loài sinh vật Theo số liệu của chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc: “Cứ mỗi1,6km2 đại dương thì có khoảng 46.000 mảnh túi nilon trôi nổi Trong năm 2015, số túinilon người Anh sử dụng là 8,5 tỉ túi Nếu trải dài liên tiếp số túi nilon người Mỹ sửdụng, chúng có thể tạo nên một con đường có chiều dài gấp gần 1.400 lần chiều dài

đường xích đạo Trái Đất” (Lệ Quyên, 2016).

Túi nilon được sử dụng khắp mọi nơi từ chợ, siêu thị cho đến trung tâm thươngmại do tính tiện lợi của chúng Tuy nhiên bên cạnh tính tiện dụng ấy là rất nhiều táchại vô cùng to lớn Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp và tiện dụng làlượng rác thải do bao bì nilon, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng Theo tờSouth China Morning Post cho biết các thành phố ven biển gây ô nhiễm nặng nề củaTrung Quốc thải ra khoảng từ 1,3 triệu đến 3,5 triệu tấn rác mỗi năm Số lượng rác thảinhựa từ Trung Quốc chiếm gần 30% tổng số rác thải nhựa của 192 quốc gia tiếp giápvới biển trên toàn thế giới, được ước tính khoảng 8 triệu tấn/năm Ở nước ta, hiện chưa

có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nilon được sử dụng nhưng đã có một sốkhảo sát, ước tính về số lượng túi nilon được thải ra ngoài môi trường hàng ngày; vàonăm 2000 trung bình mỗi ngày, nước ta xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường.Đến năm 2015, con số này đã lên đến 2500 tấn/ngày và có thể còn lớn hơn

Mỗi ngày, người dân Việt Nam xả thải ra hàng triệu túi, bao bì nilon Chỉ mộtphần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt đi không những gây

lãng phí về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (Thế giới thêm xanh, 2015).

Việc quá lạm dụng các sản phẩm nilon và ý thức của con người còn kém đãbiến túi nilon thành một loại rác thải lan tràn khắp nơi, từ các khu du lịch, di tích, danhlam thắng cảnh đến ao hồ, sông ngòi

Trang 18

Lượng rác thải ngày càng lớn, không chỉ trên đất liền, theo một nghiên cứuđược công bố hồi đầu năm 2015, mỗi năm các đại dương trên thế giới đang phải hứngchịu từ 8 đến 9 triệu tấn rác thải nhựa Có tới hơn phân nửa số rác thải này đến từ cácquốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc, tiếp theo là Indonesia, Philippines, Việt Nam

và Sri Lanka Đồng thời, trong nhóm các quốc gia phát triển thì có Mỹ là nằm trongtop 20 với khoảng 77.000 tấn, tương đương gần 1% trong số tổng rác thải nhựa đổ ra

biển (Khánh Ly, 2015).

Theo sự ước tính của các chuyên gia, có khoảng 46.000 phế phẩm từ nhựa trôinổi trên diện tích khoảng 1,6 km2 nước biển Rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ,túi nilon bị vứt xuống biển theo các dòng hải lưu trôi nổi khắp thế giới Theo thống kêcủa trang Clean Air, cứ mỗi phút lại có hơn 1 triệu túi nilon được con người sử dụng

và sau đó chủ yếu sẽ bị thải ra biển cả và đại dương Rác thải, phế phẩm từ nhựa nhưchai, lọ, túi nilon sẽ theo các dòng hải lưu chu du khắp thế giới Chỉ tính riêng dònghải lưu Bắc Thái Bình Dương trong 40 năm qua, lượng phế thải nhựa gia tăng tới 100

lần (Diệp Trang, 2015) Thời gian phân hủy của rác thải nhựa luôn xếp top đầu Thống

kê cho thấy những chiếc dây cước câu cá làm từ nhựa chỉ có thể tan biến sau 600 năm,tiếp theo là chai nhựa với khoảng 450 năm và các vật dụng nhựa khác là 400 năm Rácthải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật dưới nước Trong sốgần 120 loài thú sống dưới biển, có tới 54% loài thường mắc phải rác thải nhựa bị vứtxuống đại dương Các sinh vật này không tự phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rácthải từ nhựa như túi nilon, chai lọ Chúng ăn phải các loại rác thải này và nhanhchóng bị giết chết bởi chất độc trong nhựa Đặc biệt do thời gian phân hủy rất lâu nênkhi rơi xuống biển, chúng phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô gây biếndạng hệ sinh thái dưới đáy biển

Bên cạnh đó, túi nilon còn gây hại ngay từ khâu sản xuất, bởi nguyên liệu sửdụng là dầu khí, cùng các chất phụ gia khác như hóa chất dẻo, kim loại nặng, phẩmmàu Đây là thành phần vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe và môi trường sống của conngười và sinh vật Khi kết hợp các nguyên liệu này, nó phản ứng tạo ra khí CO2 – mộttrong những nguyên nhân chính của việc gây ra hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khíhậu toàn cầu Ngoài ra, những khu vực nào có nhiều túi nilon bị chôn lấp trong đất thìkhu đó sẽ bị xói mòn, đất bạc màu không tơi xốp, kém dinh dưỡng, từ đó cây trồngchậm tăng trưởng Nguyên nhân là do đặc điểm của túi nilon khó phân hủy, nếu tồn tại

Trang 19

trong đất sẽ ngăn cản O2 đi qua đất, gây ra hiện tượng trên Nguy hiểm hơn, nhiều loạitúi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất, khi bị chôn lấp với số lượng lớn sẽ ảnhhưởng tới môi trường nước, còn khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và fura,ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năngtiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Trên thế giới

Nhận thức được ảnh hưởng của túi nilon đối với sức khỏe con người và môitrường, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện các chiến dịch giảm thiểu sử dụng túinilon bắt đầu từ hệ thống các siêu thị, cửa hàng Italia là quốc gia đầu tiên trên thế giớinăm 2013 cấm sử dụng túi nilon Nước này đã tuyên bố có một sự đổi mới quan trọng,chính quyền nước này đã ra lệnh cấm sử dụng túi nilon và chỉ được sử dụng các túi vảikhông dệt tự phân hủy trong môi trường Điều lệnh thiết thực này đã đưa đất nước nàygia nhập vào hàng ngũ các quốc gia có tỉ lệ sử dụng túi nilon thấp nhất thế giới:Mexico, Washington, San Francisco,

Những nơi khác như Trung Quốc đã thành công trong việc thu phí túi nilon Kể

từ ngày 01/06/2008, tất cả các siêu thị, các cửa hàng lớn cũng như cửa hàng tạp hóađều không được phép cung cấp túi nilon miễn phí nữa Người tiêu dùng sẽ phải tự lotúi đựng đồ khi đi mua hàng, nếu không sẽ phải trả tiền mua túi nilon tại cửa hàng haysiêu thị Cũng theo quy định này, túi nilon có độ dày dưới 0,025mm sẽ bị cấm hoàntoàn, và các cửa hàng phải thu phí của khách hàng đối với tất cả các loại túi nilon

(Đặng Lê, 2008) Bên cạnh đó nhiều siêu thị tại Pháp, Hà Lan đã không phát túi nilon

đựng đồ, khách hàng được khuyến khích mua túi đựng hàng lớn bằng nilon tự hủy, cóthể sử dụng nhiều lần

Đặc biệt, năm 2016, Indonesia đã phát minh ra loại túi nilon thân thiện với môitrường, loại túi này có thể hòa tan trong nước để uống, được gọi là Eco-bag Với vẻngoài không khác gì với túi nilon thông thường, nhưng nó lại có thể hòa tan đượctrong nước Avani – công ty của Indonesia phát minh ra loại túi này - đã tạo ra túi Eco-bag từ rễ của củ sắn, điều này giúp Eco bag có thể phân hủy dễ dàng trong môi trường

tự nhiên Khác với loại túi nilon thông thường, với Eco bag các loài sinh vật có thể hấpthụ mà không gặp ảnh hưởng do thành phần chính của loại túi này là từ rễ củ sắn Vớiloại túi này, chúng ta không còn phải lo lắng về vấn đề ô nhiễm môi trường, vì Eco bag

Trang 20

có thể phân hủy gần như hoàn toàn trong nước ấm Việc phát minh ra loại túi sinh họcnày hứa hẹn sẽ là sản phẩm thay thế toàn diện nhược điểm cho túi nilon hiện nay, giảm

bớt gánh nặng ô nhiễm môi trường (Ngọc Quỳnh, 2016).

1.2.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, cộngđồng xã hội đã và đang quan tâm tới vấn đề chất thải nilon với nhiều sáng kiến đượcđưa ra áp dụng như các chiến dịch truyền thông như “nói không với túi nilon” được ápdụng tại Cù Lao Chàm, đây là nơi đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công việckiểm soát được loại rác thải này Ngoài ra còn có các nghiên cứu và quy định về vấn

đề này được đề xuất

Cuối năm 2010, Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua sẽ

có hiệu lực ngày 01/01/2012 quy định một số sản phẩm tiềm tàng gây ô nhiễm môitrường sẽ phải chịu thuế, trong đó túi nilon là một trong những sản phẩm phải chịuthuế ở mức cao Định hướng về rác thải nilon mang tầm quốc gia gần đây nhất đượcthể hiện rõ trong "Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túinilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020", được Chính phủ phê duyệt vàotháng 4/2013 Đề án này nhằm hướng tới giảm dần việc sử dụng túi nilon khó phânhủy trong sinh hoạt, tăng cường thu gom tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy, từngbước thay thế và sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sốngsinh hoạt cộng đồng

Theo sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương, hiện tại tỉnh đã áp dụng côngnghệ xử lý tái chế nilon phế thải thành dầu đốt công nghiệp Công nghệ này được thựchiện dựa trên phương pháp nhiệt phân có điều kiện để tái tạo thành phần khó phân hủynhư hỗn hợp phế thải dẻo, cao su có trong CTRSH, quá trình này tạo ra nguồn nhiênliệu đốt là dầu PO

Năm 2014, nhà máy xử lý, chế biến rác thải thành dầu PO, dầu RO đã đượckhánh thành và đưa vào hoạt động tại thành phố Đà Nẵng, với tỷ lệ 8% lượng nilon cótrong 650 tấn rác thải hàng ngày trên địa bàn thì nhà máy có thể sản xuất ra khoảng 17tấn dầu RO và PO trong một ngày Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình xửlý rác thải nilon, giúp giảm bớt gánh nặng cho môi trường Theo tính toán thì cứ 3 tấnnilon sản xuất được 1 tấn dầu PO, vậy mỗi ngày có khoảng 1.600 tấn rác được tập kết

về Khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương, trong đó có 8% - 10% trong tổng số là

Trang 21

rác thải nilon, tương đương với 160 tấn dầu được sản xuất sau quá trình xử lý Nhưvậy, việc áp dụng công nghệ tái chế này giúp tỉnh Bình Dương sản xuất được khoảng

50 tấn dầu PO và RO mỗi ngày Điều này có ý nghĩa rất lớn, góp phần giảm thiểulượng nilon xả thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đại diện cho cộng đồngdoanh nghiệp Việt Nam đã đề xuất phương thức đánh thuế túi nilon với Bộ Tài chính,dựa trên số lượng túi Do việc mức thuế hiện nay đang rất thấp so với các nước trênthế giới, nên chưa có tác động nhiều đến việc hạn chế sản xuất hay sử dụng túi nilon.Kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác cho thấy việc đánh thuế dựa trên số lượng túi sẽ

có tác dụng tốt hơn việc dựa trên khối lượng túi trong việc bảo vệ môi trường Tuynhiên cách đánh thuế này có nhược điểm là tiến hành thu sẽ khó hơn do các hóa đơn,hợp đồng mua bán túi nilon đều dựa trên khối lượng Do đó, cần thực hiện thêm mộtthao tác để quy đổi từ khối lượng sang số lượng túi nilon Việc đánh thuế này cũng đãđược áp dụng tại một số nước Ở nước Anh và Ireland mỗi túi nilon sẽ phải chịu mứcthuế tương đương 4.200 đồng Một số nước khác thậm chí cấm sản xuất túi nilon đểhạn chế việc môi trường bị tác động do loại rác thải này

1.2.3 Tại Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đề xuất các giải pháp quản lý như xây dựng và hoàn thiện cơchế chính sách, pháp luật và kiểm soát sử dụng túi nilon khó phân hủy Tăng cường sửdụng công cụ kinh tế nhằm giảm dần việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng túi nilonkhó phân hủy Xây dựng chính sách khuyến khích phân loại chất thải túi nilon khóphân hủy tại nguồn, tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế

Ngoài ra Quảng Ninh định hướng tăng cường và đa dạng hóa các nguồn đầu tưnhằm thực hiện việc giảm thiểu tình trạng rác thải nilon; phát triển nghiên cứu khoahọc, chuyển giao công nghệ để sản xuất ra túi nilon thân thiện môi trường và tái chếrác thải nilon thành sản phẩm hữu ích; tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi, học tậpkinh nghiệm quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phânhủy Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thay thế

và tái chế chất thải nilon khó phân hủy

Tại Quảng Ninh đã áp dụng “công nghệ xử lý rác thải bằng công nghệ sinh học,lên men hiếu khí tốc độ cao” của tác giả Vũ Quỳnh (giám đốc Công ty cổ phần xử lý

Trang 22

CTR Hạ Long) đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độcquyền sáng chế.

1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cơ sở thực tiễn

Từ những kinh nghiệm từ các nước trên thế giới đã thực hiện để giảm lượng túinilon xả thải ra môi trường, có thể nhận thấy sự thành công trong việc giảm thiểu sửdụng túi nilon là kết quả của 3 yếu tố sau: sự tham gia của cộng đồng, sự đầu tư thỏađáng của Nhà nước và xã hội, xây dựng chính sách phù hợp

Việc thực hiện các chính sách giảm thiểu sử dụng túi nilon mang lại kết quả tốtkhi có sự tham gia của cộng đồng Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định cácvấn đề, các biện pháp cách thức cụ thể khi giải quyết tác hại của rác thải nilon đối vớimôi trường Sự tham gia của cộng đồng là việc tăng quyền làm chủ và trách nhiệm củacộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho mọi người đều có quyềnsống trong một môi trường trong xanh, sạch, đẹp

Để thực hiện được điều này, các quốc gia đã phải thực hiện các quá trình vậnđộng, tuyên truyền hoặc dùng các chính sách cụ thể để người dân giảm việc sử dụngtúi nilon Nhiều nước đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông các kiến thức vềmôi trường và cụ thể là túi nilon Đây được xem như là chương trình tuyên truyền hiệuquả, bền vững và không thể thiếu được trong các trường học phổ thông

Bên cạnh đó, sự đầu tư thỏa đáng của Nhà nước và xã hội vào các phương pháptái chế hay xử lý túi nilon cũng góp phần mang lại hiệu quả cho công cuộc giảm thiểutúi nilon Việc tái chế và xử lý đúng cách giúp giảm thiểu lượng rác, giảm gánh nặngcho môi trường

Hiện nay, ở nước ta hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sảnphẩm túi nilon và nhựa các loại đều phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu hạt nhựa nóichung với chi phí khá cao, chiếm khoảng hơn 90% Nguồn hạt nhựa tái chế trong nướcchiếm chưa tới 10% Và nếu thực hiện tốt khâu tái chế thì có thể thay đổi đáng kể tỷ lệcung ứng cho thị trường hạt nhựa trong nước lên khoảng 40% Trên thực tế, việc táichế túi nilon sau sử dụng không phải là khó Cái khó là hiện nay nhà nước vẫn chưa cóchính sách hỗ trợ đủ để khuyến khích các nhà đầu tư lớn có năng lực tham gia Kết quả

là việc tái chế nilon rơi vào những cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ Trong quá trình sảnxuất họ không đảm bảo điều kiện an toàn gây ra ô nhiễm môi trường Như vậy, việc

Trang 23

đầu tư cho giải pháp kinh tế để tăng hiệu suất tái chế loại sản phẩm này vừa có lợi ích

về kinh tế vừa có lợi cho môi trường (Minh Xuân, 2014).

Cuối cùng là yếu tố xây dựng chính sách phù hợp để giảm lượng túi nilon được

sử dụng Các quy định được ban hành giúp chính quyền các nước quản lý và kiểm soátlượng túi nilon Đây chính là công cụ giúp cho việc thực hiện giảm thiểu sử dụng túinilon mang lại kết quả cao Việc ban hành rộng rãi các văn bản quy định về việc sửdụng túi nilon cần được tăng cường tại nước ta

Như vậy, sự tham gia của cộng đồng, sự đầu tư thỏa đáng của Nhà nước, xã hội

và việc xây dựng chính sách phù hợp để thực hiện việc giảm thiểu sử dụng túi nilonnhư các nước trên thế giới là điều rất quan trọng, góp phần to lớn trong việc mang lạithành công cho chương trình

Trang 24

CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về các đối tượng nghiên cứu sau:

− Rác thải sinh hoạt, rác thải nilon từ hoạt động sinh hoạt ven biển ở Bãi Cháy (HạLong-Quảng Ninh)

− Cơ cấu tổ chức và hệ thống pháp lý quản lí rác thải sinh học và rác thải nilon ở BãiCháy (Hạ Long-Quảng Ninh)

− Nhận thức của cộng đồng dân cư và khách du lịch về sử dụng túi nilon và bảo vệ môitrường từ ô nhiễm rác thải nilon

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1 Phạm vi không gian

Nghiên cứu được thực hiện tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh (Hình 2.1) Phường Bãi Cháy có tọa độ 20°57′57″B, 107°02′5″Đ Bãibiển Bãi Cháy là bãi tắm thu hút rất đông du khách vào mùa du lịch biển

Hình 2.1: Bản đồ địa điểm nghiên cứu Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh

2.1.2.2 Phạm vi thời gian

Trang 25

Nghiên cứu được tiến hành trong 8 tháng (từ tháng 09/2016 đến tháng04/2017).

2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Phường Bãi Cháy có tọa độ Theo trang Cổng thông tin điện tử Thành phố HạLong, phường Bãi Cháy nằm ở phía Tây thành phố Hạ Long với tổng diện tích tựnhiên là 17,13 km² Phía Tây giáp Phường Hùng Thắng, Giếng Đáy; phía Bắc giápsông Trới, huyện Hoành Bồ; phía Đông Nam giáp Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiênthế giới 2 lần được UNESCO công nhận

Bãi Cháy nguyên là một đảo hình thoi dài 6km, chỗ rộng nhất là 2km, diện tích1145,85ha Địa hình đồi núi, đỉnh cao nhất 162m Phía Bắc đảo là vịnh Cửa Lục, quốc

lộ 18A mở từ những năm 1930 Phía Nam đảo nhìn ra Vịnh Hạ Long có đường HạLong xây dựng từ năm 1959 Phường có đảo Rều cách bờ 300m (dễ dàng thấy khi đi

từ Cảng tàu du lịch Bãi Cháy ra Vịnh), phía Đông của đảo có bến phà (nay là cầu) nốivới phường Hồng Gai, cảng xăng dầu B12 là cảng xăng dầu lớn nhất cả nước, trước

1965 là cảng Hải Quân

Bãi Cháy có một bãi biển nhân tạo, nằm dọc vịnh Hạ Long, bãi cát có chiều dàihơn 1000m và rộng 100m Đây là bãi tắm thu hút rất đông du khách vào mùa du lịchbiển Đặc điểm địa hình là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển, kéo dài hơn2km ôm lấy hàng thông cổ thụ, nằm xen là những khách sạn, những biệt thự nhỏ kiến

trúc riêng biệt (Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, 2015).

2.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

Theo trang Cổng thông tin điện tử Thành phố Hạ Long, với lợi thế nằm bên bờvịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới 2 lần được Unesco công nhận, Bãi Cháyđóng vai trò là trung tâm lưu trú và các dịch vụ ven bờ, phát triển với quy mô quốc tế

Cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ ngành du lịch được đầu tư, khai thác hiệu quả đáp đãứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước

Trên địa bàn phường hiện có 322 cơ sở lưu trú du lịch với 6.888 phòng, 12.478giường; trong đó: 11 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 15 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao, 23 cơ sởđạt tiêu chuẩn 2 sao, 17 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao với 4.012 phòng được xếp hạng vàtrên 400 tàu du lịch Bên cạnh đó, một số dự án khách sạn 5 sao đang được triển khai

Trang 26

thực hiện và đưa vào hoạt động trong thời gian tới Hàng năm, khách du lịch đến BãiCháy đạt trên 2,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 1,5 triệu lượt.

Bên cạnh du lịch, Bãi Cháy còn là khu vực tập trung phát triển của nhiều ngànhkinh tế quan trọng, trong đó cảng nước sâu Cái Lân có khả năng đón tàu từ 3-5 vạntấn, các nhà máy đóng tàu có khả năng đóng mới tàu trên 5 vạn tấn Nhiều doanhnghiệp trong và ngoài nước đã và đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tại BãiCháy như các Ngân hàng Thương mại cổ phần, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực công nghiệp, bảo hiểm, thương mại, du lịch, xây dựng, đóng tàu, sản xuất vật liệu,chế biến thực phẩm cùng với các doanh nghiệp của địa phương tạo ra các sản phẩmhàng hoá, dịch vụ cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Hiện nay, trên địa bànphường Bãi Cháy có 496 doanh nghiệp và trên 2.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt độngkinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trong đó: 15 doanh nghiệp Nhà nước, 11doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 14 doanh nghiệp liên doanh, 163 công ty tráchnhiệm hữu hạn, 165 công ty cổ phần, 119 doanh nghiệp tư nhân

Trên địa bàn phường hiện có 3 trường mẫu giáo và 12 điểm mầm non tư thục,

01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở, 01 trường phổ thông cơ sở và 01 trườngphổ thông trung học Các trường học trên địa bàn đều đã được đầu tư xây dựng caotầng hoá với quy mô hiện đại, nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia Trạm Y tế phườngđược đầu tư xây dựng mới (hoàn thành trong năm 2010) đạt chuẩn quốc gia, đáp ứngyêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn

Về văn hoá, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đượctriển khai thực hiện có hiệu quả 11/12 khu phố đã được công nhận là khu phố văn hoá;hàng năm, trên 95% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá Phường đang đượcThành phố chọn làm điểm xây dựng phường Văn hoá của Thành phố

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp về hiện trạng rác thải nilon và cơ cấu quản lý rác thải nilon đượcthu thập chủ yếu thông qua phương pháp kế thừa, tra cứu sách báo, internet, bài báokhoa học, báo cáo khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học và các số liệu quan trắc đượclưu giữ tại các cơ quan quản lý môi trường có liên quan tại Hạ Long, Quảng Ninh vàthông qua các đợt khảo sát thực địa (khảo sát thực tế, từ các cơ quan như Ủy ban nhândân (UBND) Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, phòng Tài nguyên và Môi trường,

Trang 27

Công ty môi trường đô thị ) Phương pháp này kế thừa các số liệu đã được công bố đểlựa chọn và vận dụng có chọn lọc, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp trong quá trình triển khai nghiên cứu, cácchuyến đi thực địa, thu thập thông tin, số liệu từ cộng đồng địa phương, các cán bộquản lý của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan tại phường Bãi Cháy,Quảng Ninh, cụ thể:

2.3.2.1. Điều tra bảng câu hỏi

Phỏng vấn các cán bộ quản lý của chính quyền địa phương và các chuyên giatrong ngành môi trường được thực hiện để thu thập thông tin về cơ cấu quản lý, cácchính sách, vai trò của các đoàn thể trong việc thu gom, quản lý và giảm thiểu rác thảinilon tại địa phương

Đề tài đồng thời thực hiện phỏng vấn, điều tra cộng đồng địa phương bằngnhững bảng câu hỏi riêng cho từng đối tượng để thu thập thông tin về hiện trạng sửdụng túi nilon hiện nay ở phường Bãi Cháy – Quảng Ninh, nhận thức về túi nilon vàtác hại của chúng, các khó khăn và thuận lợi trong việc thu gom và xử lý rác thải nilon,lấy ý kiến của người dân về các giải pháp khắc phục giảm thiểu túi nilon

Đề tài đã sử dụng 5 bộ câu hỏi (Phụ lục 1) cho 5 đối tượng được phỏng vấn, cụthể:

 Cán bộ quản lý môi trường - 5 phiếu

 Khách du lịch - 30 phiếu

 Người thu gom (nhân viên vệ sinh) - 30 phiếu

 Cộng đồng dân cư sống xung quanh địa điểm nghiên cứu - 30 phiếu

 Người bán hàng, nhà hàng xung quanh bãi biển - 30 phiếu2.3.2.2. Thu thập số liệu phát thải nilon thực địa

Để thu thập số liệu lượng rác thải nilon mỗi ngày tại Bãi Cháy, cứ mỗi 50m dọctheo chiều dài 2km của Bãi Cháy, nhóm nghiên cứu chọn lựa ngẫu nhiên ít nhất 01 nhàhàng, 01 khách sạn, 01 kiot, 01 hộ gia đình, tất cả thùng rác công cộng xung quanhđiểm đó Sau đó tiến hành xin lượng rác thải rắn sinh hoạt sau 1 ngày với các điểmtrên Quan sát, thống kê lượng rác phát sinh vào các ngày trong tuần và 2 ngày cuốituần Tại mỗi điểm đó tiến hành phân loại thủ công các loại rác để xác định lượng rácthải nilon

Trang 28

2.3.2.3. Khảo sát thực địa

Nhóm nghiên cứu tiến hành nhiều chuyến khảo sát thực tế tại Bãi Cháy, thànhphố Hạ Long, Quảng Ninh trong suốt thời gian tiến hành đề tài Qua đó, nhóm lưuchụp các hình ảnh khảo sát các nguồn và tuyến trung chuyển chất thải nilon, đánh giánhanh các nguồn rác thải nilon, điểm tập kết rác, số liệu các điểm tập kết hiện trạng vàmức độ vệ sinh môi trường

2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi được thu thập sẽ được lưu giữ thành các bảng

dữ liệu trong phần mềm Excel để phân tích và tổng hợp dưới dạng mô tả định tính vàđịnh lượng

Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích đánh giá tổng hợp DPSIR đểxác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân, kết quả: nguyên nhângây ra vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết Cấutrúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hộicủa phạm vi nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chialàm 5 hợp phần: động lực chi phối (Driver) - áp lực (Pressure) - hiện trạng (State) - tácđộng (Impact) - ứng phó (Response)

Các giải pháp do nghiên cứu đề xuất được phân tích SWOT để tìm nhữngphương thức hiệu quả, hợp lý và khả thi nhất cho vấn đề rác thải nilon tại Hạ Long

Trang 29

Phân tích SWOT

Nhận thức về rác thải nilon tại Bãi cháy

Đề xuất giải pháp quản lý giảm thiểu rác thải nilon

- Thu thập dữ liệu thứ cấp, kế thừa

- Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp khảo sát thực địa, bảng câu hỏi

Phân tích DPSIRHiện trạng phát thải rác thải nilonHiện trạng quản lý rác thải nilon

2.4. Thiết kế nghiên cứu

Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Trang 30

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại Bãi Cháy, Hạ Long

3.1.1. Nguồn phát thải và phân loại CTRSH

3.1.2. Nguồn phát thải và phân loại CTRSH

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội ở thành phố Hạ Long đã có những bướcphát triển đáng kể Theo báo cáo Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và công tác chỉđạo, điều hành của UBND thành phố năm 2016 tốc độ tăng trưởng của thành phố đạt10,01%, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự gia tăng dân cư cơ học cao, quy hoạch xây dựngkhu công nghiệp, hình thành các khu đô thị mới,… Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích

đó đô thị hóa nhanh đã gây ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môitrường và gây ra tình trạng phát triển không bền vững, các hoạt động sản xuất, sinhhoạt tăng theo Hiện nay, chất thải rắn đô thị đang là một trong những vấn đề môitrường đáng lo ngại của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng.Tại những khu vực không được thu gom, rác thải đổ bừa bãi thành các đống, đổ rakênh mương ao hồ hoặc ra biển Một số gia đình tự xử lý rác bằng cách đốt, chôn lấptại vườn, thậm chí một số khác có thói quen đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm và làm ảnhhưởng cảnh quan đô thị

Theo kết quả khảo sát khối lượng CTRSH phát sinh và được thu gom tại một số

đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, năm 2015 khối lượng CTRSH phát sinh tại thànhphố Hạ Long là 115.274 tấn/năm, trong đó khối lượng CTRSH thu gom được là

109.510 tấn/năm, đạt tỷ lệ thu gom là 95% (Quảng Ninh 2015).

Tại khu vực vịnh Hạ Long, tình trạng rác thải đang rất nghiêm trọng Một lượnglớn các phao xốp tràn lan ở vịnh, gây ra tác hại vô cùng to lớn cho môi trường, đồngthời làm mất mỹ quan của khu du lịch, vẻ đẹp của vịnh đang dần bị ảnh hưởng bởi cácloại rác ở đây Ngày 14 tháng 6 năm 2016 Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế(IUCN) đã phối hợp với du thuyền Âu Cơ tổ chức chương trình làm sạch biển trongkhuôn khổ Sáng kiến Liên minh Hạ Long – Cát Bà được tài trợ bởi Cơ quan Phát triểnQuốc tế Hoa Kỳ (USAID), mang tên chương trình “Hành động vì Hạ Long xanh”.Chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 100 tình nguyện viên, kết quả thu gomđược 735kg rác tại 5 đảo nhỏ tại khu vực Vụng Hà, vịnh Hạ Long Kết quả được

Trang 31

IUCN công bố ngày 26 tháng 6, theo đó, 5 loại rác được tìm thấy phổ biến nhất (Hình3.1)

Hình 3.1: Tỷ lệ thành phần rác thu gom từ chương trình hành động vì Hạ Long Xanh

(Nguồn: IUCN, 2015)

Rác thải thu gom được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như: làng chài, lồng

bè, nhà nổi trên vịnh; ngoài ra do vịnh Hạ Long giáp với khu vực biển Cát Bà có nhiềunhà hàng nổi họ sử dụng rất nhiều phao nổi nên khi thủy triều lên xuống, rác đã dạtsang khiến lượng rác nơi đây lớn như vậy Trước thực trạng đó, thực hiện chỉ đạo củatỉnh, thành phố Hạ Long đã xây dựng đề án di dời, xử lý nhà bè, làng chài trên Vịnh.Đây là giải pháp cần thiết nhằm giảm tình trạng phao xốp trôi nổi trên biển do các nhà

bè và làng chài gây nên, giúp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh

Hạ Long

Tại Bãi Cháy, theo số liệu từ Ban dịch vụ Công ích thành phố Hạ Long năm

2016 thì khối lượng CTRSH phát sinh nhiều nhất là phường Bãi Cháy với khối lượng66,8 m3/ngày Theo chị Hiệp, nhân viên vệ sinh khu du lịch Bãi Cháy- Hạ Long chobiết: “Lượng rác nilon chiếm đa số trong các thùng rác và các khu vực đường phố, tuynhiên số lượng túi nilon không thể đếm được một con số cụ thể vì nhiều yếu tố khácnhau như lẫn tạp chất từ các loại rác thải khác hay các loại nilon rách quấn vào nhaunhưng nếu ước lượng thì trung bình có khoảng 20 túi nilon/kg rác thải” Vào nhữngdịp lễ hội hay ngày nghỉ, khối lượng rác nilon tăng lên gấp 3-4 lần ngày thường dolượng khách du lịch đến đây đông Kết quả nghiên cứu khảo sát thực địa của nhóm

Trang 32

nghiên cứu đã tiến hành trong phạm vi địa bàn nghiên cứu và số liệu từ các nhân viên

vệ sinh trong khu vực cho thấy nguồn phát sinh CTRSH được phân bố theo Hình 3.2:

Hình 3.2: Tỷ lệ phát sinh CTRSH tại Bãi Cháy (Nguồn khảo sát thực tế)

Đối với rác thải nilon, nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra về số lượng túi nilonthải ra từ các thùng rác và hộ gia đình đặt tại các điểm dọc theo khu vực nghiên cứu từbến phà cũ đến bãi tắm Kết quả được tổng hợp tại biều đồ (Hình 3.3) thể hiện sốlượng rác thải nilon (chiếc) tại các khu vực trên địa bàn nghiên cứu

Hình 3.3: Số lượng rác thải nilon tại địa bàn nghiên cứu (Nguồn: khảo sát thực tế)

3.1.3. Hiện trạng thu gom và xử lý CTRSH

KV 1: Bến phà cũ đến khu giải trí Hạ Long Park

KV2: Khu giải trí Hạ Long Park

KV 3: Khu giải trí Hạ Long Park đến bãi biển

Trang 33

3.1.2.1 Hiện trạng thu gom

Dưới sự phát triển mạnh mẽ về mọi lĩnh vực, thành phố Hạ Long đang trở thànhmột khu đô thị lớn và phát triển Thêm vào đó, với sự phát triển mạnh mẽ của thànhphố, mỗi năm sản lượng khai thác, chế biến, tiêu thụ than trên địa bàn thành phố đạtkhoảng 10 triệu tấn nên phần nào cũng tác động đến môi trường đô thị Điều này đòihỏi các cấp chính quyền và bản thân mỗi người dân cần chung tay, góp sức bảo vệ, giữgìn môi trường Để làm được điều đó, thời gian qua tỉnh và thành phố luôn luôn quantâm, chỉ đạo tập trung thực hiện các giải pháp để bảo vệ môi trường đô thị Thành phố

đã xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ từ quy hoạch xây dựng, đất đai; quy hoạchphát triển rừng; cơ sở hạ tầng kỹ thuật về môi trường… Đến thời điểm này, Hạ Long

đã cơ bản hoàn thành các quy hoạch để quản lý và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật vềmôi trường đô thị, đặc biệt là quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống cảng vận chuyển than,nhà máy sang tuyến than về nơi xa khu dân cư; kết thúc khai thác than lộ thiên vàonăm 2015… Bên cạnh đó, thời gian qua, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho côngtác đảm bảo môi trường đô thị cũng được đầu tư như: Hệ thống giao thông, vỉa hè, câyxanh đường phố, hệ thống thoát nước Đặc biệt là vấn đề về quản lý chất thải, hiệnnay, tại Hạ Long có bãi rác ở Đèo Sen và Hà Khẩu với công suất lên đến 450 tấn/ngày,nhà máy xử lý rác thải tại Hà Khánh với công suất là 150 tấn/ngày Cũng theo thôngtin từ Cổng thông tin điện tử báo Quảng Ninh cho biết, thành phố còn triển khai đồng

bộ các dịch vụ vệ sinh môi trường, trung bình mỗi ngày thu gom, vận chuyển và xử lý

200 tấn rác các loại, đạt tỷ lệ thu gom lên đến 98% đối với khu vực trung tâm và 85%đối với các khu vực xa trung tâm

Trước đây CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện nay được giao choPhòng Tài nguyên Môi trường thành phố Hạ Long, Phòng Quản lý Đô thị thành phố

Hạ Long thực hiện chức năng quản lý nhà nước Ban quản lý các dịch vụ công íchThành phố được ủy quyền ký hợp đồng với đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển, xửlý CTRSH Trước tháng 2/2010 toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phốđược Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị INDEVCO thu gom, vận chuyển rác thảiđến 2 bãi rác Đèo Sen và Hà Khẩu còn Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hạ Longquản lý và xử lý rác tại 2 bãi rác Tuy nhiên, từ sau tháng 2 UBND thành phố Hạ Long,Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Hạ Long, Phòng ban khác, UBND Cán bộđịa chính-xây dựng, môi trường của xã, phường UBND tỉnh Quảng Ninh Các Trung

Trang 34

tâm, phòng ban Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh Sở, ngành khác Chi cụcBảo vệ Môi trường Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường 2/2010 các hoạtđộng thu gom vận chuyển và quản lý bãi rác đã được chuyển hết cho Công ty Cổ phầnMôi trường Đô thị INDEVCO thu gom rác trên địa bàn thành phố Hạ Long Như vậy,hiện nay Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị INDEVCO đang là đơn vị thực hiện hoạt

động thu gom CTR sinh hoạt tại cả thành phố Hạ Long (Nguyễn Thị Hương Giang và ctv, 2016).

Phương tiện thu gom và vận chuyển rác thải của Công ty cổ phần Môi trường

Đô thị INDEVCO gồm có thùng đựng rác, xe đẩy tay và các phương tiện cơ giới Hiệnnay, số xe đẩy tay của Công ty với mức bình quân là 4 xe đẩy tay/1người Tất cả cáccông nhân đều phải có nhiệm vụ bảo quản xe của mình Phòng Tổ chức – Hành chínhcủa Công ty sẽ hoàn lại cho công nhân mọi khoản tiền liên quan đến việc thay thếdụng cụ, bộ phận hay bảo dưỡng xe theo hoá đơn từ các xưởng sửa chữa trong thànhphố Về xe chuyên chở rác, tiền xăng dầu thì được định mức theo tuyến đường vậnchuyển và mức tiêu thụ nhiên liệu của từng xe được cán bộ của Công ty kiểm tra định

kỳ Toàn công ty có 10 xe ép rác phục vụ cho công tác vận 50 chuyển rác thải đến khu

xử lý, các xe đều có tình trạng sử dụng tốt Bên cạnh đó Công ty chỉ có 4 thợ sửa chữa

cơ khí, dụng cụ thô sơ như hàn điện, bơm xe mà không có trạm sửa chữa và bảo dưỡngriêng nên các phương tiện của Công ty đều được sửa chữa và bảo dưỡng bởi các dịch

Trang 35

Nhóm 1: Quét dọn đường và thu gom rác đường phố và rác từ các nhà dân dọctheo các tuyến đã định Hiện nay, việc quét đường và thu gom rác được thực hiện 3 ca,

ca 1: 4h-12h, ca 2: 12h-20h, ca 3: 20h - 4h ngày hôm sau Công nhân quét rác sẽ dùng

xe đẩy tay 400 lít đi dọc theo các tuyến đã phân công, quét rác, thu gom vào thùng 400lít Khi xe đẩy tay đẩy rác sẽ được đưa về khu vực tập kết rác để chờ xe ép rác đến lấyrác lên xe Sau đó người công nhân tiếp tục lấy xe đẩy rác khác và tiếp tục công việctrên tuyến đường mà họ được phân công

Nhóm 2: Thu gom rác tại các khu dân cư và các ngõ xóm và đường phố nhỏ,các cơ quan, công sở Hiện nay, CTRSH từ các nguồn phát sinh khác nhau (hộ giađình, công sở, trường học, đường phố…) trên địa bàn nghiên cứu được thu gom theohình thức người thu gom rác sẽ dùng xe đẩy tay có thùng rác 400 lít rỗng không chứarác từ nơi tập trung đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom, lấy các túi rác của hộgia đình lên xe thu gom, sau đó tiếp tục lấy rác ở hộ 51 gia đình tiếp theo Quá trìnhnày được thực hiện cho đến khi xe thu gom không thể chứa thêm rác Khi xe thu gomđầy rác sẽ được đẩy tới các điểm trung chuyển để chuyển rác sang xe ô tô trước khivận chuyển đến bãi chôn lấp Sau đó, công nhân thu gom tiếp tục sử dụng xe đẩy rác

khác và tiếp tục thu gom rác trên các tuyến khác theo sự phân công (Nguyễn Hương Giang và ctv, 2016).

Trang 36

Hình 3.4: Sơ đồ thu gom rác và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở địa bàn nghiên cứu

Qua thông tin trên có thể thấy việc thực hiện thu gom rác theo một quy trìnhtương đối đơn giản và ngắn gọn Việc thu gom rác tại các điểm hẹn theo quy trình diễn

ra nhanh chóng và sau khi chuyển rác lên xe ép rác, nhân viên xe ép rác sẽ quét rác rơivãi trong quá trình chuyển từ xe nhỏ qua xe ép rác Nhìn chung, công tác này thực hiệntương đối tốt

3.1.2.2. Hiện trạng công tác xử lý

Đối với rác thải trên địa bàn thành phố, sử dụng phương pháp đốt thủ công đốivới các loại CTRSH có khả năng cháy, kết hợp với phương pháp chôn lấp với các loạichất thải dễ phân hủy như rau, cỏ, cành lá cây… Các điểm xử lý không có mái che nêncông suất xử lý tùy thuộc vào thời tiết, nếu trời mưa thì rác ẩm sẽ không thể đốt, cònkhi trời không mưa, rác được phơi khô và đốt (lượng rác xử lý được khoảng5m3/ngày)

Với phương pháp xử lý rác tại các điểm trên vịnh Hạ Long là hoàn toàn thủcông và phụ thuộc vào thời tiết như hiện nay sẽ không triệt để, không đảm bảo về mặt

mỹ quan, không đảm bảo vệ sinh môi trường trên vịnh như: khói, bụi khí độc, nguy cơcao gây ra cháy rừng và về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng trên núi đávịnh Hạ Long…

Trong quá trình triển khai thực hiện, lượng rác thải trôi nổi trên mặt nước tạicác khu vực ven bờ Vịnh được thu gom cơ bản sạch, đáp ứng được yêu cầu, góp phầnlàm giảm đáng kể lượng rác thải phát tán và trôi nổi trên mặt Vịnh, góp phần vào sựthành công của phong trào giữ gìn “biển xanh quê hương” đồng thời góp phần tuyêntruyền, giáo dục ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái vịnh HạLong, được người dân địa phương cũng như du khách đánh giá cao Đơn vị được lựachọn để ký kết hợp đồng đã chủ động và tích cực trong việc bố trí nhân lực, phươngtiện để thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trôi nổi ven bờ vịnh,đảm bảo hoạt động liên tục, kịp thời và đúng quy trình Toàn bộ lượng rác thải trôi nổiđược thu gom, vận chuyển về bờ (Khu vực Hòn Bằng thuộc phường Hồng Hải, thànhphố Hạ Long) sau đó được bố trí phương tiện bốc xúc, vận chuyển đi xử lý tại bãi rácĐèo Sen – thành phố Hạ Long theo quy định Tổng khối lượng rác được thu gom, xửlý trong 03 năm thực hiện là: 10.830 m3 tương đương khoảng 3.818 tấn (Nguyễn Thị Phương Anh, 2016).

Trang 37

Đối với các phường Bãi Cháy, Tuần Châu, Hùng Thắng, Hà Khẩu, Giếng Đáy,Việt Hưng, Đại Yên thuộc khu vực phía Tây thành phố được công ty Cổ phần Môitrường Đô thị INDEVCO chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển đến bãi rác Hà Khẩuđể xử lý, trung bình lượng rác thải thu gom tại 7 phường từ 75-80 tấn/ngày, trong đóphường Bãi Cháy chiếm khoảng 40 tấn/ngày Các xe chở rác đến bãi rác đều đượckiểm tra rác đủ tiêu chuẩn mới được chôn lấp tại bãi.

Bảng 3.2 Một số loại rác thải được chấp nhận chôn lấp tại bãi rác Hà Khẩu (Nguồn:

Sổ tay vận hành & duy tu bảo dưỡng bãi rác Hà Khẩu)

1 Rác thải sinh hoạt từ các hộ dân

2 Rác thải từ khu công sở, công ty tư nhân, cơ sở thương mại có thành

phần tương tự như rác hộ gia đình

3 Rác thải công nghiệp có thành phần như rác thải đô thị, không có rác

thải độc hại và không phân loại

8 Rác thải từ đá mạt và cát từ các hố thu cát trong trạm xử lý nước thải

9 Rác thải khi quét dọn mạng lưới mương cống thoát nước đô thị

Trang 38

10 Rác bệnh viện đã được tẩy uế, đóng gói cẩn thận trong bao và contener

có thông báo nội dung về việc tẩy uế

11 Rác thải từ các hoạt động phá vỡ công trình và thi công

12 Đất đào không ô nhiễm

Quy trình xử lý rác thải tại bãi rác Hà Khẩu theo công nghệ chôn lấp, bãi chônlấp Hà Khẩu được chia thành 4 ô và quy trình xử lý CTR tại bãi rác Hà Khẩu gồm 10

bước (CAND, 2009):

− Bước 1: Đổ rác, san ủi, đầm nén

− Bước 2: Sử dụng EM (chế phẩm sinh học)

− Bước 3: Vận hành hố khí thoát ga

− Bước 4: Phun hóa chất diệt ruồi, muỗi

− Bước 5: Vận hành hệ thống thu gom nước rác

− Bước 6: Tưới nước chống bụi

− Bước 7: Phủ bãi

− Bước 8: Làm đường nội bộ bãi

− Bước 9: Đóng bãi cục bộ

− Bước 10: An toàn và vệ sinh khu bãi

Hầu hết rác thải sau khi được thu gom sẽ được tập kết tại các điểm trungchuyển để được di chuyển tới khu xử lý rác Hà Khẩu, một phần còn lại thì được nhânviên thu gom phân loại và tái chế, tái sử dụng

Trang 39

Theo ý kiến của chị Phạm Hoàng Hiệp, nhân viên thu gom cho biết, lượng rácthu gom hầu hết được chị và các nhân viên vệ sinh khác phân loại đối với các loại rác

có thể tái chế trước khi đưa đến điểm tập kết như bìa, các loại chai nhưa, vỏ lon đểtái sử dụng vào các mục đích kinh tế khác Còn đối với các loại lá khô, hay cành câykhô thì sẽ thu gọn vào một địa điểm và đốt; còn lại thì sẽ đưa đến địa điểm tập kếtrác theo từng khu vực để di chuyển và xử lý rác tại Hà Khẩu

3.1.3. Hiện trạng tái chế và tái sử dụng CTRSH

Khối lượng, số lượng rác thải trên địa bàn thành phố Hạ Long ngày càng tăng,một phần cũng do tộc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ đời sống, mật độ dân số trên địabàn Với số lượng lớn rác thải như vậy, chỉ xử lý bằng biện pháp chôn lấp sẽ gây ảnhhưởng rất lớn đến môi trường nhất là với rác thải nilon Mặt khác, trong lượng lớnCTRSH thì vẫn có một lượng không nhỏ rác thải có thể tái chế hoặc tái sử dụng dướinhiều hình thức khác nhau giúp tiết kiệm được một lượng kính phí hay giảm thiểuđược một lượng rác đem đi chôn lấp tương đối lớn

Nhận ra được tầm quan trọng của việc tái chế, tái sử dụng rác tại địa bàn thànhphố Hạ Long đã cho xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy Xử lý rác thải sinh hoạttại khu vực Đèo Sen, phường Hà Khánh Đây là nhà máy xử lý chất thải có dây chuyềncông nghệ cao của Việt Nam, do Công ty Cổ phần chuyển giao công nghệ cao ViệtNam (Hà Nội) liên kết với Viện Thiết kế khoa học kỹ thuật Việt Nam chế tạo và lắpđặt Công nghệ xử lý của Nhà máy là công nghệ phân huỷ CTRSH sinh học, lên menhiếu khí tốc độ cao, tái chế rác thành các sản phẩm hữu ích như: phân huỷ chất hữu cơthành phân vi sinh cao cấp; các chất vô cơ phân loại từ rác thải được chế biến thànhgạch Block; nilon được tái chế thành hạt nhựa; trong quá trình xử lý rác thải, khí CO2

được thu hồi để sản xuất bột nhẹ (CaCO3) làm nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuấthoá chất

Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị xử lý CTRSH có nhiều ưu điểm: chuyển hoá cácchất hữu cơ thành phân vi sinh hữu cơ, khí CO2 và nước, không phát sinh khí CH4 và

H2S nên không gây cháy nổ, không có mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường Tỷ lệ thuhồi sản phẩm đạt cao, tới trên 90%, chỉ còn dưới 10% phải chôn vùi Nhà máy có năng

Trang 40

lực xử lý 100-250 tấn rác/ngày, sản xuất khoảng 500 tấn hạt nhựa/năm và khoảng300.000 viên gạch Block/năm

Với dây chuyền công nghệ hiện đại, Nhà máy không những giúp xử lý rác thảimột cách khoa học, đảm bảo vệ sinh môi trường mà còn ứng dụng tối đa tính chất củatừng loại chất thải để phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp

Công ty Xử lý chất thải Hạ Long đã đưa vào vận hành Nhà máy xử lý chất thải

Hạ Long với công suất xử lý 150 tấn/ngày Với công nghệ sinh học mới được ứngdụng, qua gần 2 năm hoạt động, Nhà máy xử lý chất thải Hạ Long đã phát huy tácdụng tốt, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường cho khu du lịch và vịnh Hạ Long.Được biết, đây là nhà máy xử lý chất thải có dây chuyền công nghệ cao của Việt Nam,

do Công ty Cổ phần Chuyển giao công nghệ cao Việt Nam (Hà Nội) liên kết với ViệnThiết kế khoa học kỹ thuật Việt Nam chế tạo và lắp đặt Công nghệ xử lý của Nhà máy

là công nghệ sinh học theo tiêu chuẩn Quốc tế, lên men hiếu khí tốc độ cao đối với rácthải Dây chuyền công nghệ của Nhà máy xử lý các rác thải hữu cơ chuyển hóa thànhmùn compost, sau đó sản xuất thành phân vi sinh cao cấp, phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp Riêng các chất thải vô cơ được chế biến để sản xuất gạch Block phục vụ xâydựng Chất thải bằng nhựa, túi nilon, thủy tinh, sắt, nhôm được tái chế thành hạtnhựa cung ứng cho các ngành công nghiệp Với dây chuyền công nghệ hiện đại, nhàmáy không những giúp xử lý rác thải một cách khoa học, đảm bảo vệ sinh môi trường

mà còn ứng dụng tối đa tính chất của từng loại chất thải để phục vụ các ngành côngnghiệp, nông nghiệp

Hiện nay Công ty cổ phần Xử lý chất thải Hạ Long đã ký hợp đồng với PhòngQuản lý đô thị thành phố Hạ Long xử lý 118 tấn rác/ngày Riêng trong năm 2010,Công ty cổ phần Xử lý rác thải Hạ Long đã tiếp nhận rác theo đúng kế hoạch của dự

án đạt 70-75% công suất, tương đương 100 tấn rác/ngày tương đương 36.500 tấnrác/năm Rác thải sau khi đưa vào Nhà máy được tiến hành phân loại, xử lý ngaykhông để tồn đọng, không có phân hủy tự do, không phát sinh nước rò rỉ từ rác nên đã

giảm tối đa ô nhiễm ra môi trường (Tổng cục môi trường, 2011).

Đối với khu vực tập kết rác thải về bãi chôn lấp rác Hà Khẩu, tại đây rác thảiđược phân tách, chất thải hữu cơ được xử lý làm phân bón, rác vô cơ được đem chôn

Ngày đăng: 06/07/2017, 22:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012). Niên giám Thống kê 2012, Nhà xuất bản Tổng cục Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám Thống kê 2012
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2012
15. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng và cộng sự (2011).Quản lý tổng hợp chất thải rắn - cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường.Tạp chí khoa học 2011:20a39-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tổng hợp chất thải rắn - cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường
Tác giả: Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng và cộng sự
Năm: 2011
16. Lệ Quyên (2016). Thế giới đang đứng trước “hiểm họa” túi nilon!.http://antgct.cand.com.vn/Khoa-hoc-Van-Minh/The-gioi-dang-dung-truoc-hiem-hoa-tui-nilon-386569/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới đang đứng trước “hiểm họa” túi nilon
Tác giả: Lệ Quyên
Năm: 2016
17. Minh Châu (2009). Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh: Nguy cơ ô nhiễm từ các bãi rác. http://cand.com.vn/Xa-hoi/TP-Ha-Long-Quang-Ninh-Nguy-co-o-nhiem-tu-cac-bai-rac-82626/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh: Nguy cơ ô nhiễm từ các bãirác
Tác giả: Minh Châu
Năm: 2009
18. Minh Xuân (2014). Giảm thiểu sử dụng túi nilon, cách nào?http://sggp.org.vn/kinhte/2014/8/357105/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm thiểu sử dụng túi nilon, cách nào
Tác giả: Minh Xuân
Năm: 2014
19. Ngọc Huyền (2016). Kỷ niệm 56 năm ngày thành lập ngành Du lịch và phát động ra quân làm sạch vệ sinh môi trường. http://quangninh.gov.vn/vi-vn/trang/tin%20chi%20tiet.aspx?newsid=29549&dt=2016-07-07&cid=13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Kỷ niệm 56 năm ngày thành lập ngành Du lịch và phát động raquân làm sạch vệ sinh môi trường
Tác giả: Ngọc Huyền
Năm: 2016
20. Ngọc Quỳnh (2016). Đột phá: Công dụng y hệt túi ni lông, nhưng loại túi này có thể dễ dàng hòa tan với nước để uống. http://cafebiz.vn/dot-pha-cong-dung-y-het-tui-ni-long-nhung-loai-tui-nay-co-the-de-dang-hoa-tan-voi-nuoc-de-uong-20161222023725613.chn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đột phá: Công dụng y hệt túi ni lông, nhưng loại túi này có thểdễ dàng hòa tan với nước để uống
Tác giả: Ngọc Quỳnh
Năm: 2016
21. Nguyễn Danh Sơn (2012). Thực trạng sử dụng, quản lý chất thải túi nilon ở Việt Nam và định hướng giải pháp từ góc độ kinh tế. http://cie.net.vn/vn/Thu-vien/Bao-cao-Nghien-cuu-MT/Thuc-trang-su-dung-quan-ly-chat-thai-tui-nilon-o-Viet-Nam-va-dinh-huong-giai-phap-tu-goc-do-kinh-te.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sử dụng, quản lý chất thải túi nilon ở Việt Namvà định hướng giải pháp từ góc độ kinh tế
Tác giả: Nguyễn Danh Sơn
Năm: 2012
22. Nguyễn Ngọc Thùy Dương và ctv (2009). Ngoại tác – tác hại của túi nilon với môi trường. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại tác – tác hại của túi nilon với môitrường
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thùy Dương và ctv
Năm: 2009
23. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Sở khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng, Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và việc quản lý chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Thị Anh Hoa
Năm: 2006
24. Nguyễn Thị Hương Giang và ctv (2016). Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hạ Long. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạtthành phố Hạ Long
Tác giả: Nguyễn Thị Hương Giang và ctv
Năm: 2016
25. Nguyễn Thị Phương Anh (2016). Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại khu du lịch vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp phù hợp. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại khudu lịch vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp phù hợp
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Anh
Năm: 2016
26. Nguyễn Thị Thùy Dương và Chu Mạnh Trinh (2002). Xây dựng mô hình “Nói không với túi ni lông” trường hợp nghiên cứu quần đảo Cù Lao Chàm thành phố Hội An.Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Duy Tân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình “Nói khôngvới túi ni lông” trường hợp nghiên cứu quần đảo Cù Lao Chàm thành phố Hội An
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dương và Chu Mạnh Trinh
Năm: 2002
27. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Xuân Nguyên
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 2004
30. Quyết định số 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tăng cường kiếm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đề án tăngcường kiếm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinhhoạt đến năm 2020
32. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn (tập 1), Nxb Xây dựng Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn (tập 1)
Tác giả: Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái
Nhà XB: Nxb Xây dựng Hà Nội
Năm: 2001
33. Thu Nguyệt (2012). Bảo vệ môi trường ở Hạ Long. http://baoquangninh.com.vn/du- lich/201202/Bao-ve-moi-truong-o-Ha-Long-2160547/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường ở Hạ Long
Tác giả: Thu Nguyệt
Năm: 2012
34. Thu Thảo (2015). Trung Quốc thải ra gần 1/3 rác thải nhựa trên toàn thế giới. http://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-thai-ra-gan-13-rac-thai-nhua-tren-toan-the-gioi-534431.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc thải ra gần 1/3 rác thải nhựa trên toàn thế giới
Tác giả: Thu Thảo
Năm: 2015
31. Thông tư 08/2010/TT-BTNMT quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh Khác
35. UBND thành phố Hạ Long (2016). Báo cáo Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố Hạ Long năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w