1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ tại hai xã háng đồng và tà xùa thuộc vùng đệm khu rừng đặc dụng tà xùa

104 282 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Vùng đệm của khu rừng đặc dụng là nơi sinh sống của đồng bào người Mông, với thói quen canh tác nương rẫy và sử dụng LSNG thiếu hợp lý đang là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khan hi

Trang 1

ĐÀO VĂN TƯỞNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BỀN VỮNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI HAI XÃ HÁNG ĐỒNG VÀ TÀ XÙA THUỘC VÙNG ĐỆM

KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TÀ XÙA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội – 2012

Trang 2

ĐÀO VĂN TƯỞNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BỀN VỮNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI HAI XÃ HÁNG ĐỒNG VÀ TÀ XÙA THUỘC VÙNG ĐỆM

KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TÀ XÙA

Chuyên ngành: Lâm học

Mã Số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN VIỆT HÀ

Hà Nội - 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Các số liệu này chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu, khoa đào tạo sau đại học Trường đại học Lâm nghiệp và toàn thể các thầy cô giáo đặc biệt là TS Trần Việt Hà là người hướng dẫn trực tiếp tôi thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm Sơn La, Ban quản lý rừng đặc dụng Tà Xùa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi theo học và hoàn thiện bản Luận văn này Tôi xin chân thành cảm

ơn đến cá nhân, những đồng nghiệp đã dành thời gian giúp đỡ tôi trong suốt thời gian khảo sát thực địa, thu thập điều tra hiện trường và xữ lý số liệu trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi cũng xin cảm ơn người dân, các cơ sở thu mua, chế biến hàng LSNG tại hai xã Háng Đồng và Tà Xùa, tham gia các buổi họp, phỏng vấn, cung cấp thông tin và đống góp nhiều ý kiến về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của UBND 2 xã Háng Đồng và Tà Xùa giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài nghiên cứu này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đống góp của các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn Xin chân thành cản ơn

Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2012

Tác giả

Đào Văn Tưởng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời mở đầu ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Trên thế giới 3

1.1.1 Khái niệm và phân loại LSNG 3

1.1.2 Một số nghiên cứu về LSNG 5

1.2 Ở trong nước 7

1.2.1 Khái niệm LSNG 7

1.2.2 Một số chính sách liên quan đến LSNG 8

1.2.3 Thực trạng về bảo tồn LSNG 10

1.2.4 Thực trạng về phát triển và kinh doanh LSNG 11

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 14

2.1.1 Mục tiêu tổng quát 14

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 14

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 14

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 14

2.3 Nội dung nghiên cứu 14

Trang 6

2.4 Phương pháp nghiên cứu 15

2.4.1 Phương pháp kế thừa 15

2.4.2 Phương pháp điều tra thực địa 15

2.4.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia 15

2.4.4 Phương pháp chuyên gia 15

2.4.5 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế 16

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 17

3.1 Điều kiện tự nhiên của khu rừng đặc dụng Tà Xùa 17

3.1.1 Lịch sử hình thành và phân khu chức năng 17

3.1.2 Vị trí địa lý 18

3.1.3 Địa hình, địa mạo 18

3.1.4 Thổ nhưỡng (Có bản đồ hiện trạng các loại đất tại vùng lõi khu rừng đặc dụng Tà Xùa tại phần phụ biểu) 19

3.1.5 Khí hậu, thủy văn 20

3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội khu rừng đặc dụng Tà Xùa 21

3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động 21

3.2.2 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp 22

3.2.3 Cơ sở hạ tầng 26

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Đánh giá hiện trạng cây LSNG tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa 29

4.1.1 Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa 29 4.1.2 Hiện trạng tài nguyên cây LSNG tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa 32 4.2 Đánh giá các mối đe doạ tới tình hình quản lý cây LSNG tại khu vực nghiên cứu 36

4.2.1 Ảnh hưởng từ khai thác trái phép cây LSNG 36

4.2.2 Ảnh hưởng từ khai thác trái phép gỗ, củi đun 41

Trang 7

4.2.3 Ảnh hưởng từ lửa rừng 43

4.2.4 Các mối đe dọa khác 44

4.3 Đánh giá vai trò và nhu cầu phát triển cây LSNG đối với kinh tế hộ gia đình 47

4.3.1 Đánh giá vai trò của cây LSNG đối với phát triển kinh tế hộ gia đình 47

4.3.2 Đánh giá nhu cầu phát triển cây LSNG tại địa bàn nghiên cứu 48

4.3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một số mô hình phát triển cây LSNG tại khu vực nghiên cứu 54

4.4 Một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên LSNG tại khu vực 57

4.4.1 Quan điểm đề xuất giải pháp 57

4.4.2 Các giải pháp đề xuất 58

KẾT LUẬN- TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 64

1 Kết luận 64

2 Tồn tại 65

3 Khuyến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND Uỷ ban nhân dân

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

VCF Quỷ bảo tồn việt nam

PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

của người dân (PRA) FAO Tổ chức nông lương liên hiệp quốc

ĐDSH Đa dạng sinh học

QĐ- TTg Quyết định thủ tướng chính phủ

QĐ-UB Quyết định uỷ ban

TT- BNN Thông tư bộ nông nghiệp

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Thống kê dân số và mật độ dân số năm 2011 21 3.2 Kết quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các xã năm 2011 24

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

1.1 Phân nhóm các sản phẩm từ rừng và cây rừng 3 4.1 Điểm thu mua LSNG tại khu vực nghiên cứu 37 4.2 Các loại cây LSNG người dân thường xuyên khai thác 40 4.3 Biểu đồ tỷ trọng thu nhập trung bình các hộ gia đình 48

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người, chúng cung cấp nguồn dược liệu quý, nguồn thực phẩm, nguồn vật liệu gia dụng, vv và đóng góp một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng Cũng như các nước nhiệt đới khác, rừng nước ta có nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ rất phong phú và đa dạng Hiện tại LSNG đã được coi là một nguồn tài nguyên quan trọng từ rừng, đem lại giá trị nhiều mặt cho đời sống xã hội Phát triển LSNG đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo việc chia sẻ lợi ích từ rừng giữa nhà nước và người dân

Thực tế cho thấy, hiện trạng tài nguyên LSNG ở các vùng núi nước ta đang ngày càng suy giảm một cách nghiêm trọng Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kể trên là do thói quen khai thác và sử dụng với số lượng lớn LSNG của các cộng đồng để phục vụ nhu cầu cuộc sống, canh tác nương rẫy thiếu qui hoạch, và sự quản lý thiếu hiệu quả làm cho các loài LSNG ngày càng suy giảm mạnh

Khu rừng đặc dụng Tà Xùa được thành lập năm 2003, theo Quyết định

số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La với tổng diện tích là 17.650 ha Khu vực này có điều kiện khí hậu và đất đai rất thuận lợi cho phát triển các loại LSNG Nơi đây có nhiều loại LSNG có giá trị cao như: Thảo quả, Táo sơn tra, Lan kim tuyến, vv Vùng đệm của khu rừng đặc dụng

là nơi sinh sống của đồng bào người Mông, với thói quen canh tác nương rẫy

và sử dụng LSNG thiếu hợp lý đang là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khan hiếm dần các loại lâm sản quý trong tự nhiên Vì vậy việc lôi kéo người dân tham gia vào quản lý rừng nói chung và LSNG nói riêng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho cộng đồng, ổn định cuộc sống là giải pháp hữu hiệu vừa

Trang 12

đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng Xuất phát từ lý do đó thực hiện đề tài

“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ tại hai xã Háng Đồng và Tà Xùa thuộc vùng đệm khu rừng Đặc dụng Tà Xùa” Là cần thiết góp phần giải quyết những vấn đề tồn

tại nêu trên

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Trên thế giới

1.1.1 Khái niệm và phân loại LSNG

Theo Tổ chức nông lương liên hiệp quốc các sản phẩm từ rừng và cây rừng bao gồm các sản phẩm gỗ, sản phẩm ngoài gỗ và dịch vụ từ rừng (xem hình 1.1)

Dịch vụ từ rừng

Gỗ công nghiệp, gỗ củi và than hoa

Gỗ nhỏ

Thực vật và sản phẩm từ thực vật Động vật và các sản phẩm từ động vật

Trang 14

được lấy từ rừng, đất rừng hoặc những cây thân gỗ Do đó những sản phẩm như cát, đá, dịch vụ du lịch sinh thái không được coi là LSNG

FAO (1995) đã chỉ rõ khái niệm LSNG như sau "LSNG bao gồm tất cả

các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (trừ gỗ) và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất tương tự rừng" Định nghĩa này xác định LSNG

bao gồm cả các hàng hoá và dịch vụ có nguồn gốc thực vật và động vật Chẳng hạn, du lịch sinh thái là một ngành công nghiệp lớn trên thế giới đang phát triển rất nhanh Vì thế, rừng, vùng hoang dã, động vật hoang dại là những thành phần của nền du lịch sinh thái nên được nhận biết trong phạm vi của LSNG [2]

Hiện nay thuật ngữ tiếng Anh “Non Timber Forest Products” tương ứng

với thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ trong tiếng Việt được sử dụng rộng rãi để chỉ các sản phẩn có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được được khai thác từ rừng, đất

có rừng (wooded lands) và cây ở ngoài rừng [15]

Về cách phân loại thì LSNG được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào dạng sống, dựa vào công dụng hay dựa vào nguồn gốc của các LSNG Theo khung phân loại được thông qua trong hội nghị tháng 11 năm 1991 tại Băng Cốc Trong khung này, LSNG được chia làm 6 nhóm bao gồm:

Trang 15

1.1.2 Một số nghiên cứu về LSNG

Nhìn chung LSNG đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lương thực cho hộ gia đình Chúng bổ sung cho hộ gia đình các sản phẩm nông nghiệp Chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm giảm những khó khăn thiếu thốn trong “giai đoạn đói” của nhà nông [17] LSNG có tác dụng chống lại sự thất thường và đảm bảo tính sẵn có của lương thực và thực phẩm; đồng thời cũng đóng góp một phần đáng kể vào lượng chất dinh dưỡng của hộ gia đình Chúng cũng có giá trị như là những thành phần xã hội và văn hoá Tuy nhiên, việc việc sử dụng và giá trị của LSNG là rất khác nhau từ vùng này đến vùng khác

Theo De Beer (1996) [15] thì tài nguyên rừng và đặc biệt là tài nguyên LSNG là nguồn sống chủ yếu của ít nhất 27 triệu người dân ở vùng Đông Nam Á Cũng với cách nhìn nhận đó Peter (1989)[18]cho rằng, giá trị thu nhập hiện tại của LSNG có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kì loại hình thức sử dụng đất nào Vì vậy, việc bảo tồn và khai thác có kiểm soát nguồn tài nguyên này ở các địa phương cũng cần được ưu tiên về kinh tế so với các loại hình sử dụng đất khác

Song song với những phát hiện của The De Beer (1996) và Peter (1989), thông qua nghiên cứu của mình, Mendelsohn (1992)[17] đã đi đến kết luận là bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể nuôi dưỡng tình da dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời việc khai thác có kiểm soát nguồn tài nguyên LSNG sẽ góp phần cung cấp và đáp ứng các nhu cầu của xã hội về các loại LSNG một cách bền vững

Theo Pilamber Sarrma (1995) [9] thách thức đối với sự phát triển miền núi trong giai đoạn hiện nay về cơ bản là vấn đề giảm được đói nghèo, tăng

Trang 16

được các cơ hội lựa chọn việc làm, bảo tồn được môi trường và sinh cảnh vùng núi và bảo đảm các biện pháp phân bổ công bằng thông qua việc thu hút

sự chú ý của phụ nữ và các nhóm có liên quan hoặc bị thiệt thòi Trong bối cảnh của vùng núi thì LSNG là một trong số các tài nguyên mà nó liên kết với tất cả các khía cạnh của sự phát triển toàn vẹn miền núi Chúng hầu như không có sự cạnh tranh và thường cung cấp việc sử dụng đất bổ sung có liên quan đến nông nghiệp vùng núi, nơi mà một trong những vấn đề chính là sự khan hiếm đất có khả năng canh tác LSNG chỉ ra tiềm năng để thống nhất giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, mà sự thống nhất là một trong những thách thức chủ yếu nhất trong phát triển miền núi Là nguồn gốc của việc làm và sự phục hồi nguồn thu nhập, các LSNG cũng có thể hỗ trợ và duy trì cho phát triển kinh tế đối với các vùng núi nghèo khó

Thật ra về mặt truyền thống thì LSNG đã là một phương kế cuối cùng đối với nền kinh tế tiêu điểm của những người nghèo Sử dụng bền vững LSNG sẽ tạo ra sự cần thiết để duy trì bảo tồn sinh khối và bảo tồn đa dạng sinh học LSNG cung cấp các cơ sở tiềm tàng cho sự tương tác và trao đổi giữa vùng cao và vùng thấp Với việc chế biến tốt hơn và các cơ hội tăng giá LSNG có thể cung cấp cho các cộng đồng vùng núi cơ hội mua bán và khả năng thương lượng giá cả tốt hơn Một số lượng lớn kiến thức dân gian liên quan đến LSNG được các cộng đồng miền núi sử dụng qua hàng thế kỷ và giúp ích nhiều cho việc bảo tồn tài nguyên này LSNG ở vùng núi vẫn tiếp tục được thu hoạch từ các nguồn tài nguyên sở hữu cộng đồng vì thế LSNG tạo thuận lợi cho sự thúc đẩy các tiếp cận tham gia trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và cũng có thể là phương tiện để giải quyết những nỗi lo toan về kinh tế của những người nghèo và của những nhóm người hoặc cộng đồng bị thiệt

thòi trong xã hội

Trang 17

1.2 Ở trong nước

1.2.1 Khái niệm LSNG

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam lâm sản được phân chia thành hai loại: 1) Lâm sản chính là những sản phẩm gỗ; 2) Sản phẩm phụ của rừng hay lâm sản phụ, bao gồm động vật và thực vật cho những sản phẩm không phải là gỗ Đến năm 1961, lâm sản phụ được coi trọng và được mang tên đặc sản rừng “Đặc sản rừng bao gồm cả thực vật và động vật rừng là nguồn tài nguyên giầu có của đất nước Nó có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trong đời sống nhân dân, quốc phòng và xuất khẩu, vv.” [2] Theo định nghĩa đó Đặc sản rừng là một bộ phận của tài nguyên rừng nhưng chỉ tính đến những sản phẩm có công dụng hoặc giá trị đặc biệt và ngoài các loài thực vật dưới tán rừng còn bao gồm các loài cây cho gỗ đặc hữu hoặc được coi là đặc hữu của Việt Nam, như Pơ mu, Hoàng đàn, Kim giao, vv Như vậy thuật ngữ đặc sản cũng mang ý nghĩa kinh

tế, vì không tính đến những sản phẩm không có hoặc chưa biết giá trị Vì thế, danh mục những đặc sản rừng trong từng thời điểm cũng tập trung sự chú ý vào một số sản phẩm nhất định

Ngày nay, trong Cẩm nang ngành Lâm nghiệp của Bộ NN&PTNT thì thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ đã được dùng chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991: “Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ” [2]

Việt Nam có hai phần ba đất nước ta là vùng núi, là khu vực sinh sống của hầu hết các dân tộc ít người, chủ yếu là những cộng đồng có cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các loại lâm sản Nhìn chung, đồng bào dân tộc có

Trang 18

nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, khai thác, gieo trồng, chế biến và sử dụng LSNG Ta có thể tập hợp, tổng kết và bổ sung kiến thức bản địa về LSNG để

có thể quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quí giá này Tuy vậy về mặt sinh học, để phát triển LSNG còn gặp một số khó khăn cần khắc phục như: LSNG đa dạng nhưng trữ lượng thấp, phân tán; diện tích và trữ lượng rừng, đặc biệt là các rừng giầu, nhiều LSNG đang bị suy giảm nghiêm trọng; nạn khai thác trộm và săn bẫy trái phép chưa kiểm soát được hoàn toàn; nguồn LSNG khai thác từ rừng tự nhiên vẫn là chủ yếu nên nguyên liệu cho công nghiệp và thủ công nghiệp rất bị động [2]

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về LSNG song cho đến nay những hiểu biết về LSNG ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với những loài có giá trị kinh tế cao nên chưa phản ánh đầy đủ về nguồn tài nguyên LSNG vốn rất phong phú và đa dạng này và do đó chưa phát huy đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG đối với nền kinh tế, đối với đời sống của người dân miến núi và đối với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái

Để LSNG phát huy tốt hơn nữa trong sự phát triển miền núi cần tập trung nghiên cứu xác định đặc điểm sinh thái học cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng gắn với quản lý bền vững Mặt khác cũng cần xây dựng những mô hình trình diễn về cung cấp LSNG để người dân học tập và làm cơ sở chuyển giao công nghệ phát triển rừng cung cấp LSNG

1.2.2 Một số chính sách liên quan đến LSNG

Ngày 30/3/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP (thay thế Nghị định 18/CP và Nghị định 48/CP) quy định thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được sắp xếp thành 2 nhóm và quy định chế độ quản lý: Nhóm I bao gồm những loại thực vật (IA) và những loại động vật (IB) có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế,

số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao;

Trang 19

nhóm II bao gồm những loại thực vật (IIA) và những động vật (IIB) có giá trị

về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn

ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng

Về quy hoạch vùng nguyên liệu LSNG: theo quy định của pháp luật hiện hành, vùng nguyên liệu LSNG có thể được hình thành trên vùng đất, vùng rừng quy hoạch cho mục đích xây dựng rừng sản xuất, rừng phòng hộ Nhà nước khuyến khích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung cây LSNG trên đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất; coi khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng là một trong những giải pháp quan trọng để phục hồi rừng, trong đó có các loài LSNG Trong một số văn bản pháp luật khác còn khuyến khích phát triển các loài cây LSNG làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm mây, tre

Về chính sách đất đai, tài nguyên rừng: Nhà nước giao quyền sử dụng rừng, đất rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; việc quy định người sử dụng đất, người sử dụng rừng (chủ rừng) có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, thực hiện chính sách cho thuê đất, thuê rừng đã tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ đất đai hình thành các vùng nguyên liệu LSNG

Về chính sách đầu tư: các văn bản pháp luật về đầu tư quy định trồng rừng nguyên liệu nói chung, trong đó có trồng cây LSNG, chế biến lâm sản, các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống (mây tre, trúc

mỹ nghệ…) được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư như miễn giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất Các dự án trồng rừng nguyên liệu LSNG,

cơ sở chế biến LSNG, sản xuất mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ được vay vốn với lãi suất ưu đãi; ngoài ra hộ gia đình sản xuất mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến LSNG còn được ngân hàng cho vay vốn với lãi suất thương mại

Trang 20

Các sắc thuế liên quan đến kinh doanh nguyên liệu LSNG: đất trồng cây LSNG chịu mức thuế suất thuế sử dụng đất là 4% so với giá trị sản phẩm khai thác Từ năm 2003 đến năm 2010, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nguyên liệu LSNG được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; khai thác tre, nứa, vầu, giang, mai, lồ ô từ rừng tự nhiên phải nộp thuế tài nguyên là 10%; song, mây là 5% so với giá trị sản phẩm khai thác; thuế giá trị gia tăng (VAT) với thuế suất 5% đối với song, mây, tre, nứa khai thác từ rừng tự nhiên chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại; sản phẩm làm bằng đay, cói, tre, nứa, song, mây

Trong vài năm gần đây, đã ban hành các văn bản pháp luật quy định việc khai thác LSNG trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trong rừng phòng

hộ là rừng tự nhiên, chính sách hưởng lợi, lưu thông, tiêu thụ LSNG

1.2.3 Thực trạng về bảo tồn LSNG

Ở nước ta tính đến năm 2005, 128 khu rừng đặc dụng đã được thiết lập trong phạm vi toàn quốc với diện tích 2.157.563 ha, chiếm khoảng 6,1% diện tích đất tự nhiên toàn quốc Trong đó có 28 vườn quốc gia (966.127ha); 62 khu bảo tồn thiên nhiên (114.128ha); 38 khu rừng cảnh quan (147.894 ha)

- Rừng đặc dụng đã góp phần vào việc bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm, như bảo tồn LSNG có nguồn gốc thực vật bao gồm Sâm ngọc Linh (KBTTN Ngọc Linh- Kon Tum); các loài tam thất hoang, hoàng liên (VQG Hoàng Liên- Lào Cai); Hoàng đàn (KBTTN Hữu Liên- Lạng Sơn); Bách xanh, Pơ mu (VQG Ba Vì- Hà Tây); Kim giao, Ba kích (VQG Cát Bà - Hải Phòng, Cúc Phương - Ninh Bình); Trầm hương (VQG Vũ Quang - Hà Tĩnh, VQG Pù Mát - Nghệ An) Bảo tồn LSNG có nguồn gốc động vật có các loài thú lớn như Voi, Bò rừng (VQG Yok Đôn- Đắc Lắc); Bò tót, Lợn rừng (VQG Cát Tiên - Đồng Nai, Bù Gia Mập, Bình Phước); Hổ (VQG Chư Mom Rây- Kon Tum); Sao la (VQG Pù Mát- Nghệ An, Vũ Quang- Hà Tĩnh)

Trang 21

Thực tế cho thấy việc bảo tồn LSNG đang gặp nhiều khó khăn và thách thức như:

- Các loại LSNG dưới tán rừng chưa được coi trọng bảo tồn

- Việt Nam mới có các khu bảo tồn chung về hệ sinh thái hay loài, LSNG chưa được coi là đối tượng bảo vệ quan trọng của các khu bảo tồn Trong chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đối tượng LSNG cũng chưa được kiểm kê, thống kê đẩy đủ

- Do mất môi trường sống cộng với nhu cầu của thị trường, nhiều loài cây và con LSNG đã bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài trước đây là hàng hóa xuất khẩu với khối lượng lớn, nay trở nên cạn kiệt và có khả năng bị tiêu diệt ngoài thiên nhiên như: Song bột, Song mật, Đẳng sâm, Hoàng tinh, Củ bình vôi, Lan thạch hộc, Lan kim tuyến…

- Sự nghèo đói của một số cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng, một

bộ phận người dân vẫn thường xuyên vào rừng để thu hái lâm sản nên nguồn tài nguyên này ngày một cạn kiệt, khu phân bố bị thu hẹp, sản lượng giảm dần, đe doạ việc bảo tồn LSNG

1.2.4 Thực trạng về phát triển và kinh doanh LSNG

Hiện không có số liệu thống kê đầy đủ trong phạm vi toàn quốc Tuy nhiên, căn cứ báo cáo của một số địa phương cho thấy đến năm 2005, có khoảng 30/64 tỉnh có gây trồng, thu hái LSNG với diện tích 1.630.896ha chiếm 13% diện tích đất có rừng trong phạm vi toàn quốc; trong đó diện tích LSNG có khả năng thu hái từ rừng tự nhiên 1.161.109ha, diện tích LSNG trồng mới chủ yếu trên đất lâm nghiệp 469.794ha

Các loài cây LSNG được gây trồng có quy mô tập trung, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên chủ yếu: tre nứa, trúc 769.411ha (chiếm 47%); song mây 381.936ha (22,4%), Thông nhựa 255.781ha (15,6%), Quế 80.991ha (4,9%), Hồi 40.000 ha; các loại LSNG khác gây trồng với diện tích nhỏ và phân tán

Trang 22

Một số tỉnh có diện tích lớn và sản phẩm LSNG đặc trưng: Thanh Hoá (Luồng), Hà Tĩnh (Mây nếp); Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh (Thông nhựa), Lâm Đồng (tre, lồ ô) Tuy nhiên chỉ có 6/30 tỉnh có diện tích LSNG trên 100.000ha (Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Thuận)

Nhiều loài cây LSNG đã được nhân dân gây trồng như Quế, Trúc sào

đã trở thành tập quán của người dân tộc Dao; Hồi được phát triển rộng rãi ở Lạng Sơn; Trồng Dẻ lấy quả ở Trùng Khánh (Cao Bằng); trồng cây Sơn ở Phú Thọ Trồng các loài cây LSNG để tiêu dùng trong gia đình như cây thuốc, cây cảnh, các loài mây, tre trúc…trong vườn hộ gia đình Trong những năm gần đây, được sự hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, đặc biệt là những dự án phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, việc trồng LSNG được phát triển mạnh, loài cây trồng phong phú Cây LSNG trong sản xuất lâm nghiệp là cây trồng dưới tán nhằm mục đích che phủ đất trong giai đoạn rừng chưa khép tán, đồng thời là cây “lấy ngắn nuôi dài”- một phương thức kinh doanh rừng Chăn nuôi động vật rừng và trồng LSNG dưới tán rừng đang được khuyến khích phát triển

Theo điều tra của Viện Dược liệu, có tới 3.951 loài thực vật có công dụng làm thuốc, khoảng 8% số đó được gây trồng Nhiều loài đang được nghiên cứu thử nghiệm nhập giống, dẫn giống để phát triển trong vườn hộ như Sa nhân, Hoài sơn, Ba kích .Hiện nay, việc phát triển trồng một số cây tinh dầu thân gỗ trong vườn đồi, vườn rừng đã và đang đem lại hiệu quả tích cực về kinh tế xã hội và môi sinh (vùng Quế, Hồi )

Nhìn chung việc gây trồng LSNG ở nước ta đang ngày càng phát triển

do người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của LSNG trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tu nhiên việc gây trồng LSNG còn mang tính phân tán, thiếu thông tin về kỹ thuật tạo giống và nuôi trồng

Trang 23

Hiện nay, nước ta có 88 doanh nghiệp chế biến tre, trúc; 40 công ty chế biến mây, song; 713 hợp tác xã, làng nghề mây tre đan với số lao động 342.000 người chiếm 25,4 % tổng số thợ thủ công Năng lực chế biến tre, trúc

là 250.000 tấn tre, nứa/năm; 04 nhà máy ván tre, luồng với công suất 4.000 m3/năm; năng lực chế biến song mây là 100.000 tấn song, mây/ năm Tuy nhiên chỉ có một số cơ sở với thiết bị chế biến song mây hoàn chỉnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao dành cho xuất khẩu (mành, chiếu, bàn ghế, đũa, gậy trượt tuyết, ván sàn tre) như xí nghiệp Bình Định, xí nghiệp Quy Nhơn Tổng công ty lâm nghiệp có 11 doanh nghiệp chế biến lâm sản như công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà nội (Naforimex Hanoi), Công ty chế biến Lâm sản Trung văn (Hà Nội), Công ty mây tre Hà Nội, Công ty lâm đặc sản Hà Nội

Toàn quốc có khoảng 115 doanh nghiệp nhà nước, 10 công ty cổ phần,

36 công ty trách nhiệm hữu hạn, 170 doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc chủ yếu là thuốc từ dược liệu Cả nước có 5 nhà máy chế biến nhựa thông Năng lực chế biến nhựa thông là 15.000 tấn nhựa/ năm Đã hình thành một số doanh nghiệp chuyên chiết xuất các sản phẩm hoá chất có nguồn gốc tự nhiên và các loại tinh dầu có nguồn gốc thực vật

Nhìn chung công nghệ chế biến LSNG nhìn chung còn lạc hậu, ngoài các doanh nghiệp chế biến tre, trúc, song, mây, dược liệu, nhựa thông của nhà nước có quy mô tương đối lớn và tập trung, còn các doanh nghiệp chế biến LSNG đều có quy mô nhỏ, phân tán, năng lực chế biến thấp

Trang 24

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững nguồn tài nguyên cây LSNG tại vùng đệm khu rừng đặc dung Tà Xùa, tỉnh Sơn La

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các loài cây LSNG tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa Các loại LSNG không phải thực vật như động vật hay các sản phẩm từ động vật không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài này

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn hai xã Háng Đồng và Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây LSNG và các mối đe dọa đối với hoạt động quản lý cây LSNG tại khu vực rừng Đặc dụng Tà Xùa

- Nghiên cứu vai trò của LSNG đối với phát triển kinh tế hộ gia đình, nhu cầu phát triển LSNG của người dân địa phương

- Đề xuất một số giải pháp phát triển cây LSNG tại địa bàn nghiên cứu

Trang 25

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp kế thừa

Phương pháp kế thừa được sử dụng để điều tra thu thập thông tin từ những tài liệu, văn bản hiện có, những số liệu thống kê lưu trữ hàng năm có liên quan đến đối tượng điều tra

2.4.2 Phương pháp điều tra thực địa

Dựa vào cơ sở dữ liệu của Khu rừng Đặc dụng Tà Xùa như danh lục thực vật, bản đồ địa hình để lập các tuyến khảo sát ngoài thực địa để kiểm tra

và bổ sung thông tin để thống kê danh lục các loài cây LSNG Tuyến điều tra được bố trí đi qua các dạng địa hình cơ bản nhất của khu vực Thực tế đề tài

đã xác định được 04 tuyến điều tra, trên mỗi tuyến lập 3 – 4 ô tiêu chuẩn điều tra các loài cây LSNG bao gồm:

- Tuyến 01: Tuyến từ Trung tâm xã Tà Xùa lên đỉnh thông tin dài 1,5 km

- Tuyến 02: Từ bản Chung Chinh lên giáp ranh với xã Làng Chếu huyện Bắc Yên

- Tuyến 03: Từ bản Chống Tra lên đầu nguồn suối Háng Đồng

- Tuyến 04: Từ Suối Làng Sáng nhỏ lên giáp ranh với huyện Trạm Tấu – tỉnh Yên Bái

2.4.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

Sử dụng chọn lọc một số công cụ PRA như phỏng vấn hộ gia đình để xác định cơ cấu thu nhập; thảo luận nhóm để đánh giá nhu cầu và mối quan tâm đến phát triển LSNG; bỏ phiếu đa tiêu chí để xác định các loài LSNG có khả năng gây trồng tại địa phương

2.4.4 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong đề tài này nhằm tham vấn các nhà chuyên môn về những hiểu biết và kinh nghiệm của họ liên quan đến

Trang 26

công tác gây trồng, chăm sóc, khai thác sử dụng, chế biến và tiêu thụ các nguồn tài nguyên LSNG

2.4.5 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế

Ct Bt

-Trong đó : NPV là giá trị hiện tại của thu nhập ròng ; Bt là giá trị thu nhập ở năm thứ t; Ct là giá trị chi phí ở năm thứ t; i là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất vay vốn; T là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất; Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỷ lệ thu nhập so với chi phí (BCR) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và được tính toán theo công thức sau:

t i Ct

t i

Ct Bt

0

) 1 (

) 1 (

(2)

Trang 27

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên của khu rừng đặc dụng Tà Xùa

3.1.1 Lịch sử hình thành và phân khu chức năng

Theo quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập 4 Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (nay là Ban quản lý rừng đặc dụng) trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Sơn La Khu rừng đặc dụng Tà Xùa được UBND tỉnh Sơn La thành lập năm 2003 với tổng diện tích là 17.650 ha Trong đó, diện tích các phân khu như sau:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 15.211 ha;

- Phân khu phục hồi sinh thái: 2.439 ha;

- Phân khu hành chính dịch vụ: 1 ha

Khu rừng đặc dụng Tà Xùa chứa đựng khu hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi cao vùng Tây Bắc, có giá trị bảo tồn cao bởi còn lưu giữ được nhiều loài động, thực vật quý hiếm Khu vực này có diện tích rừng tập trung khá lớn, đa dạng về các hệ sinh thái và sinh cảnh với nhiều kiểu rừng, rất có giá trị

về bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học Đồng thời, tài nguyên cũng rất phong phú về mặt giá trị sử dụng như cho gỗ, dầu béo, tinh dầu thơm, cây thuốc quý, nguyên vật liệu…và là nơi cư trú lý tưởng cho động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển

Ngoài ra rừng đặc dụng Tà Xùa còn đóng vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường sinh thái và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong vùng và trong hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà

Khu rừng đặc dụng Tà Xùa nằm ở sườn Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, có địa hình cao và dốc, mức độ độ chia cắt mạnh, nhiều đỉnh cao trên 2000m, dọc theo dãy Pu Sa Phìn, cao nhất là đỉnh Pu Chiêm Sơn (2.765m),

Trang 28

thấp nhất là cánh đồng Mường Thải (320m) Địa thế khu vực nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam , độ dốc trung bình khoảng 30 - 400

3.1.2 Vị trí địa lý

Khu rừng đặc dụng Tà Xùa nằm trên địa bàn chính của 4 xã: Tà Xùa, Háng Đồng (huyện Bắc Yên) và Mường Thải, Suối Tọ (huyện Phù Yên) Về phạm vi địa lý, khu BTTN Tà Xùa tiếp giáp:

Phía bắc giáp với huyện Văn Chấn và Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái

Phía đông giáp với xã Mường Cơi của huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) Phía nam giáp với xã Làng Chếu và Phiêng Ban (huyện Bắc Yên), xã Gia Phù, Huy Thượng, Quang Huy, Huy Bắc, Suối Bau (huyện Phù Yên) của tỉnh Sơn La

Phía tây giáp với xã Làng Chếu, Xím Vàng của huyện Bắc Yên

Vùng điều tra xây dựng khu rừng đặc dụng Tà Xùa nằm trong phạm vi địa giới hành chính của 4 xã là xã Tà Xùa, Háng Đồng (Bắc Yên), xã Suối Tọ

và Mường Thải (Phù Yên)

3.1.3 Địa hình, địa mạo

Khu rừng đặc dụng Tà Xùa nằm ở sườn Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 2.000m dọc theo dãy Phu Sa Phin, cao nhất là đỉnh Phu Chiêm Sơn,có độ cao 2.765

m Thấp nhất là khu vực cánh đồng lúa Mường Thải, có độ cao là 320m: Địa thế khu vực nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Độ dốc bình quân

300, nhiều nơi độ dốc trên 400

Về mặt địa mạo, dựa trên các chỉ tiêu trắc lượng hình thái của địa hình

và có cân nhắc đến tính chi phối cho sự phát triển các hệ sinh thái, khu bảo tồn thiên Tà Xùa được phân chia thành các kiểu địa hình sau:

- Kiểu bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn hoàn toàn:

- Kiểu bề mặt san bằng bóc mòn không hoàn toàn

Trang 29

- Kiểu bề mặt pediment thung lũng

- Kiểu sườn trọng lực nhanh

- Kiểu sườn trọng lực chậm

- Kiểu sườn bóc mòn xâm thực

- Kiểu sườn rửa trôi bề mặt

- Kiểu sườn tích tụ deluvi, coluvi

- Kiểu vạt tích tụ lũ tích

- Bãi bồi và đáy thung lũng tích tụ dòng chảy thường xuyên

- Kiểu đáy máng trũng xâm thực, xâm thực - tích tụ

- Kiểu địa hình karst

3.1.4 Thổ nhưỡng (Có bản đồ hiện trạng các loại đất tại vùng lõi khu rừng đặc dụng Tà Xùa tại phần phụ biểu)

Nền vật chất trong khu vực hầu hết là các sản phẩm trầm tích lục nguyên với các loại đá mẹ chủ yếu là đá trầm tích và biến chất, đá hỗn hợp kiềm và trung tính, đá vôi, Khu BTTN Tà Xùa có 8 loại đất, thuộc 4 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất mùn alit trên núi cao (A): diện tích 3778,0 ha (chiếm 21,4% tổng diện tích tự nhiên của khu BTTN) Phân bố tập trung ở khu vực đỉnh núi Phu Chiêm Sơn, núi Háng Đồng Tầng mặt chủ yếu là lớp cành khô từ xác thực vật phân hủy Thành phần cơ giới từ tơi xốp đến thịt nhẹ giàu dinh dưỡng

- Nhóm đất đỏ vàng (F): diện tích 1.131 ha (chiếm 6,4%) Các loại đất phát triển trên nhóm đất trầm tích và biến chất, đá kiềm và trung bình, đá vôi , phân bố ở độ cao 700 - 1.700m Phần lớn khu vực này có thực bì che phủ nên tầng mùn dày Thành phần cơ giới từ tơi xốp đến thịt nhẹ và thịt trung bình Tầng đất dày phổ biến từ 80 - 100cm

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H): diện tích nhiều nhất 12.580 ha (chiếm 71,3%) vùng núi thấp phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất,

Trang 30

Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình Tầng đất dày từ 70 - 110cm, nghèo dinh dưỡng và dễ bị xói mòn do độ dốc lớn

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): diện tích 160,8ha (0,9%) Phân bổ tập trung ở ven các suối Bản Chiếu Đất hình thành do sản phẩm bồi tụ nên tầng đất dày, khá giàu dinh dưỡng

3.1.5 Khí hậu, thủy văn

3.1.5.1 Khí hậu

Khu vực điều tra nằm vùng khí hậu ẩm nhiệt đới, mưa nhiều Mùa mưa

từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Mùa khô, khí hậu thường khô và lạnh Mùa mưa, khí hậu nóng và mưa nhiều (chiếm 80% tổng lượng mưa năm)

Lượng mưa: lượng mưa bình quân năm từ 1600 - 1900m, phân bố

không đều trong năm Mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 8, chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 200C Nhiệt độ tối cao 350C (tháng 6) Nhiệt độ tối thấp là - 10C (tháng 1)

Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân năm là 85%, ẩm độ không khí tối

cao là 90%, ẩm độ không khí tối thấp là 80%

Chế độ gió: gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau,

kéo theo thời tiết giá lạnh, có sương muối Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 5 thường khô hanh và nóng, dễ xảy ra nạn cháy rừng

3.1.5.2 Thủy văn

Khu vực có 2 hệ suối lớn là Suối Sập và Suối Tấc, chảy ra hồ Hòa Bình theo hướng từ Bắc xuống Nam Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều nên lưu lượng dòng chảy lớn, thường gây lũ quét và lũ ống Hiện tượng xói mòn lớp đất mặt hầu như phổ biến ở tất cả các diện tích canh tác nương rẫy và rất khó kiểm soát Mùa khô do lượng mưa ít, lưu lượng dòng chảy giảm

Trang 31

3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội khu rừng đặc dụng Tà Xùa

3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động

Theo số liệu thống kê của các địa phương năm 2011 trong KBTTN như sau:

- Xã Tà Xùa: Là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Yên,

cách trung tâm huyện khoảng 14 km, địa hình phức tạp chủ yếu là đồi, núi Toàn xã có 380 hộ với 2.691 nhân khẩu, thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Mông Tà Xùa có điều kiện giao thông đi lại giữa các bản đến nay đã tương đối thuận lợi nhờ có chương trình 135 giai đoạn II, chương trình giảm nghèo của chính phủ, hiện nay xã đang được đầu tư để tăng cường cơ sở vật

chất và nâng cao dời sống nhân dân

- Xã Háng Đồng: Háng Đồng là xã vùng cao của huyện Bắc Yên được

thành lập theo Nghị Định số 47/NĐ -CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ, xã có

6 bản với dân số 2.265 nhân khẩu với 100% là đồng bào dân tộc Mông, trong

đó số hộ nghèo của xã là 232 hộ Tổng diện tích tự nhiên của xã là 9.158 ha Địa hình có nhiều núi cao, khe sâu có độ dốc lớn Đường sá đi lại khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy trình

Trang 32

Theo thống kê trong khu rừng đặc dụng Tà Xùa có 1.880 hộ dân sinh sống trong tổng diện tích tự nhiên của 4 xã là 34.626 ha, với tổng dân số là 11.956 người và mật độ dân số là 34,6 người/km2 Trong khu bảo tồn có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Mường, Dao, Thái, Kinh trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 90 %, dân tộc Kinh là dân tộc ít nhất chiếm 2% dân số của cả khu bảo tồn Do tập quán canh tác, văn hóa của từng dân tộc khác nhau nên phân

bố dân cư cũng khác nhau, dân tộc Mông và Dao thường sinh sống và canh tác ở trên núi cao, chủ yếu trồng lúa nương và ngô, họ ít trồng cây hoa màu do

độ dốc cao, còn dân tộc Mường, Thái sinh sống và canh tác ở dưới thấp hơn, chủ yếu trồng lúa nước và ngô, dân tộc Kinh chủ yếu là đi làm kinh tế mới nên tập trung hầu hết ở trung tâm các xã Do địa hình đồi núi nên di chuyển qua lại giũa các xã trong khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ giữa các xã ít diễn ra, sự giao thương trong khu bảo tồn cũng còn hạn chế do tập quán tự cung tự cấp, lao lao động trong khu bảo tồn chủ yếu là lao động không được đào tạo nên chất lượng rất thấp, các

hủ tục lạc hậu không còn phổ biến nhưng vẫn còn diễn ra Tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, trong đó các hộ nghèo tập trung chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc ít người Nhìn chung tình hình dân số của các xã trong khu bảo tồn đã có những thay đổi đáng kể tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm dần theo từng năm, tình hình việc làm cũng đã được các cấp chính quyền quan tâm, đời sống nhân dân cũng đã được cải thiện nhờ các chương trình hỗ trợ của nhà nước, các chương trình xóa đói giảm nghèo

3.2.2 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp

3.2.2.1 Sản xuất nông nghiệp

Với địa hình có nhiều núi cao, độ dốc lớn, đi lại khó khăn nên diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp không nhiều, Người dân trong các xã thuộc

Trang 33

khu rừng đặc dụng tích cực gieo trồng, tận dụng quỹ đất để trồng cây lương thực phục vụ đời sống hàng ngày của người dân trong vùng và chăn nuôi

- Diện tích đất trong vùng chủ yếu là đất lâm nghiệp Các cây nông nghiệp chính được trồng chủ yếu là ngô, khoai, sắn, lúa nương Sản xuất nông nghiệp phần lớn để phục vụ đời sống hàng ngày của người dân trong vùng

- Đất nông nghiệp trong vùng ít, hệ thống thuỷ lợi chưa đồng bộ nên diện tích cấy 1 vụ lúa ở các xã là chủ yếu Diện tích trồng màu hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, do vậy sản lượng lương thực trong vùng không ổn định Nếu thời tiết thuận lợi năng suất, sản lượng cao; ngược lại nếu gặp phải năm thời tiết bất lợi năng suất, sản lượng giảm làm ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực

Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau trồng trọt Ngoài việc cung cấp sức kéo, trâu bò còn cung cấp phân bón phục vụ sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng và là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ

Việc phát triển chăn nuôi trong vùng, nhất là chăn nuôi dê, trâu, bò gặp nhiều khó khăn do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp Đây cũng là hạn chế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong vùng Trong tương lai, do trâu,

dê là những con vật có phạm vi hoạt động kiếm ăn rộng, phá hoại cây trồng lớn nên sẽ không phát triển Trọng tâm phát triển chăn nuôi chủ yếu là bò, lợn và gia cầm

Mặc dù đầu năm có nhiều khó khăn nhưng bà con nhân dân trong các

xã vẫn tranh thủ thời gian tích cực gieo trồng kịp thời vụ, đảm bảo tăng diện tích và có lượng chuyển dịch cơ cấu cây trồng rõ nét hơn các năm trước Được thống kê bằng bảng dưới đây

Trang 34

Bảng 3.2: Kết quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các xã năm 2011

vị Tà Xùa

Háng Đồng

Cây dong riềng,

khoai lang, khoai sọ

Trang 35

Qua thống kê về tình hình sản xuất nông nghiệp của các xã trong khu rừng đặc dụng Tà Xùa (Bảng 2) chúng ta có thể đánh giá như sau :

- Các xã có diện tích tự nhiên lớn song diện tích có thể dùng để sản xuất nông nghiệp không nhiều như xã Suối Tọ có diện tích lớn nhất nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 7,7%, xã Mường Thải là 20%,

xã Tà Xùa là 11,4%, xã Háng Đồng là 5,4% Qua đó có thể thấy rằng bình quân đất nông nghiệp cho người dân là 0,29 ha/người Tuy sản lượng cây trồng đã tăng do đưa các giống cây có năng suất vào gieo trồng nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn diễn ra Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân vẫn đốt nương làm rẫy do thiếu đất sản xuất nông nghiệp

- Về tình hình chăn nuôi tại các xã trong khu rừng đặc dụng chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô nhỏ trong các hộ gia đình, chưa có trang trại chăn nuôi đại gia súc Chủ yếu phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ nên hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đưa được tiến bộ kỹ thuật đến người dân để phát triển hơn nữa việc chăn nuôi gia súc, gia cầm

3.2.2.2 Sản xuất lâm nghiệp

Về quy hoạch phân chia 3 loại rừng trên phạm vi các xã thuộc khu rừng đặc dụng Theo phương án quy hoạch và sử dụng đất, phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc tỉnh Sơn La, khu vực Tà Xùa phân chia 3 loại rừng như sau:

- Rừng phòng hộ: diện tích 14.270,6 ha; thuộc hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, phân bố hầu hết ở các xã

- Rừng đặc dụng: diện tích 11.325,4 ha thuộc xã Tà Xùa và Háng Đồng

- Rừng sản xuất: diện tích 10.320,2 ha; phân bố ở cả 4 xã

Trong những năm gần đây, các xã trong khu rừng đặc dụng Tà Xùa đã tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích hơn 10.830,4 ha, khoanh nuôi

Trang 36

449 ha, trồng rừng 116 ha Ở xã Mường Thải vẫn còn tình trạng khai thác gỗ

để xây dựng nhà, chủ yếu ở khu vực rừng sản xuất

Xã Háng Đồng đã trồng mới được 40 ha táo Sơn Tra tại bản Chống Tra, công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy

Xã Tà Xùa đã chỉ đạo, phối hợp thực hiện tốt công tác trồng rừng năm

2011 thuộc dự án KfW7 của huyện; trong đó trồng được 133,2 ha rừng sản xuất ở các bản Tà Xùa A, Tà Xùa C, Chung Trinh, Mống Vàng, Trò A, Trò B

Cơ cấu cây lâm nghiệp chủ yếu là cây táo và cây thông, chăm sóc bảo vệ là 144,9 ha rừng sản xuất từ các năm trước, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên

là 655 ha Trong năm qua xã không có hiện tượng cháy rừng xảy ra

3.2.3 Cơ sở hạ tầng

Đường quốc lộ 43 chạy qua xã Mường Thải dài 2 km, đường đất lớn đến được trung tâm của 4 xã là hơn 40,2 km Trong đó xã Tà Xùa là 14,5km

xã Mường Thải dài 7 km, Suối Tọ và Háng Đồng có hơn 18,7 km nhưng đang

được thi công để rải nhựa đến trung tâm các xã

Hiện nay đường vào các bản nằm trong khu rừng đặc dụng chưa có đường nhựa mà chỉ có đến trung tâm các xã là đường nhựa hoặc đường đất lớn, khu vực chúng tôi khảo sát chỉ có đường dân sinh nhỏ để đi rừng của người dân và tình trạng đi lại hiện nay của nhân dân rất khó khăn

Hiện nay các xã đều có trạm y tế đóng ở trung tâm xã với 3 đến 4 y sĩ, y

tá và 3 đến 4 giường bệnh, ở bản cũng có cán bộ y tế thôn bản Tuy nhiên trang thiết bị của các cơ sở y tế rất thiếu, thuốc men chỉ phục vụ sơ cứu thông thường Trình độ cán bộ y tế rất thấp, chưa thể đáp ứng được công tác khám chữa bệnh Mặc dù đã có y tế thôn, bản, nhưng phúc lợi của các bản trong 4

xã của khu rừng đặc dụng là không nhiều Nhân dân rất thiếu thuốc men, kể

cả thuốc chữa trị thông thường nhất Xã Háng Đồng trung tâm y tế xã chưa

Trang 37

được xây dựng kiên cố, đang còn là nhà gỗ, lợp mái tôn và đặc biệt chưa có điện lưới để khám chữa bệnh cho nhân dân

Nhờ chương trình 135 và nước sạch nông thôn có 3 xã của khu rừng đặc dụng được kéo điện lưới quốc gia về tới trung tâm, riêng xã Háng Đồng thì chưa có điện lưới quốc gia nên đời sống và sinh hoạt của nhân dân còn rất vất

vả và thiếu thốn Một số hộ gia đình sử dụng nguồn nước tự nhiên để chạy máy phát điện nhỏ dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong đó có cả xã Mường Thải, Suối Tọ, Tà Xùa, Háng Đồng gồm các bản ở xa trung tâm chưa có điện lưới và hầu như chưa có máy phát điện nhỏ để dùng Hầu hết các bản đã sử dụng nước sạch nhưng rất nhiều gia đình chưa có nên vẫn dùng nước không đảm bảo vệ sinh

Trong khu vực có 4 xã đều có trường và điểm trường mầm non, cấp I

và cấp II với 90% số em trong độ tuổi tới trường Thiết bị đồ dùng học tập còn rất thiếu Chất lượng giảng dạy và kiến thức của học sinh chưa cao so với mức bình quân trong vùng Hiện tượng bỏ học còn diễn ra khá phổ biến do còn nhiều khó khăn như đường sá đi lại xa xôi, có bản các em phải đi bộ 4-5

km để tới trường học, vào những tháng gia đình làm nương rẫy các em trong gia đình ít lao động phải nghỉ học để phụ giúp gia đình Hầu hết học sinh ở các xã trong khu rừng đặc dụng chỉ học hết cấp 1, 2 còn số học sinh theo học lên cấp 3 và cao hơn thì còn rất hạn chế

Nhìn chung các xã nằm trong khu bảo tồn thuộc các xã vùng sâu - vùng

xa, nên điều kiện kinh tế - xã hội nhìn chung còn nhiều khó khăn Trong khu vực chủ yếu có 5 dân tộc sinh sống là: Mông, Mường, Dao, Thái, Kinh trong

đó dân tộc Mông chiếm số lượng nhiều nhất đặc biệt 3 xã Suối Tọ, Háng Đồng và Tà Xùa dân tộc Mông chiếm 100% Sự phân bố dân cư không đều

Tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40% số hộ gia đình trong toàn khu Người dân sống ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, dựa vào rừng, phụ

Trang 38

thuộc vào tài nguyên rừng Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là làm nương rẫy, diện tích đất canh tác rộng nhưng độ dốc lớn, cùng với quá trình phá rừng làm nương diễn ra từ lâu nên lớp đất đã bị rửa trôi mạnh mẽ nên việc canh tác hết sức khó khăn, hiệu quả thấp Hiện nay do chính sách hỗ trợ người dân của Nhà nước đã đưa các giống lúa, ngô có năng suất cao vào sản xuất từ đó năng suất nông nghiệp ngày càng được cải thiện, sản lượng năm sau cao hơn năm trước Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như giao thông, thủy lợi, điện nước,

y tế, giáo dục đều rất kém so với các xã trong khu vực Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, hiện tượng tái mù khá phổ biến Đời sống của đồng bào thực

sự khó khăn Tuy nhiên do chính sách phát triển vùng khó khăn của nhà nước

và sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ hiện nay các xã trong khu vực đã thay đổi được đời sống, rút ngắn khoảng cách với các xã khác

Trang 39

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá hiện trạng cây LSNG tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa

4.1.1 Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa

4.1.1.1 Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm ít bị tác động

Thuộc vành đai nhiệt đới, bao gồm các khu vực có độ cao địa hình khoảng 700m trở xuống Theo số liệu của các trạm khí tượng Phù Yên, Bắc Yên thì nhiệt độ trung bình năm của vành đai này >200C nhưng có đến 5 tháng nhiệt độ <200C; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng I) xuống tới

130C; biên độ nhiệt trung bình năm 12,10C Chế độ nhiệt hơi thiên về á nhiệt đới Nền đất phổ biến là feralit vàng đỏ phát triển các đá mẹ trầm tích và biến chất với tầng dày từ 70-110cm, có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình Nơi sườn dốc đá lộ nhiều, tầng đất mỏng Đất phù sa chỉ có diện tích nhỏ (161/19.571ha) đã bị khai thác sử dụng trồng trọt

Chỉ có một dải hẹp bao bọc phía Tây, Đông của núi Khau Ly: dọc thung lũng ở phía Đông Bắc xã Suối Tọ kéo sang phần phía Bắc trung tâm xã Mường Thải, thuộc tiểu khu 443 và 444 (theo sơ đồ thảm thực vật rừng khu rừng đặc dụng Tà Xùa); một dải hẹp kéo dài theo ranh giới xã Mường Thải ở phía Đông Bắc Tổng diện tích rừng theo số liệu 2002 của dự án đầu tư có 721,6ha

Rừng hiện tại có 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi lẫn gỗ nhỏ, 1 tầng cỏ và các quần phiến dây leo, phụ sinh, ký sinh, hoại sinh

4.1.1.2 Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm bị tác động mạnh và rừng phục hồi sau nương rẫy

Phân bố ven các làng bản Rừng bị tác động thường xuyên với các hình thức: khai thác chọn các cây gỗ lớn, tốt, khai thác vật liệu xây dựng và các loài cho thực phẩm, thuốc, cây cảnh

Trang 40

Cấu trúc: tầng tán rừng cao 10-15m, che phủ thưa (khoảng 50-70%); trên tầng tán rừng còn sót các cây gỗ lớn cao 20-30m mọc rải rác Dưới tầng tán rừng là tầng cây bụi cao 2-8m với che phủ khá kín Tầng cỏ cao < 2m, che phủ thưa Quần phiến dây leo phát triển mạnh Cây phụ sinh, ký sinh ít

4.1.1.3 Rừng Tre nứa thứ sinh

Có diện tích không lớn, thường phân bố thành các mảng nhỏ khoảng vài ha xen lẫn rừng và trảng cây bụi Khu vực phân bố tập trung: xã Suối Tọ

Tầng Tre nứa cao 8-10m, che phủ khá kín với 2 loài ưu thế Nehouzeaua

dulloa (Nứa), Dendrocalamus patellaris G (Giang) Đường kính thân cây đạt

từ 5-10cm

4.1.1.4 Trảng cây bụi thứ sinh

Có diện tích không lớn: phân bố tập trung ở trung tâm và phía Đông xã Mường Thải

Trảng cây bụi có nguồn gốc thứ sinh, hình thành trên các đất canh tác

bỏ hoang hay do khai thác kiệt rừng ven làng xóm lấy củi

Cấu trúc trảng cây bụi phụ thuộc vào tính chất của nền đất Trên đất còn dày, trảng cây bụi cao 4-8m, che phủ kín; ngoài các cây bụi còn có các cây gỗ nhỏ mọc trên tầng cây bụi, các loài cỏ cao 2-4m, các dây leo ngắn khá phong phú, các loài cỏ thấp dưới tán cây bụi, một số loài phụ sinh, ký sinh Trên đất mỏng, sỏi sạn, trảng cây bụi cao 1-2m, che phủ thưa, ít dây leo, cỏ, cây gỗ nhỏ

4.1.1.5 Trảng cỏ thứ sinh

Theo điều tra năm 2002, trảng cỏ có diện tích 253ha, phân bố tập trung

ở Đông Nam xã Mường Thải; rải rác ở các khu vực khác thành các mảng nhỏ

Trảng cỏ có nguồn gốc thứ sinh, hình thành trên đất canh tác bỏ hoang Cấu trúc trảng cỏ phụ thuộc tính chất nền đất, thời gian bỏ hoang cũng như hình thức tác động của con người Các quần xã thường gặp:

Ngày đăng: 31/08/2017, 08:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w