1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tranh làng sình xã phú mậu huyện phú vang TT huế

93 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Quan niệm này phần nhiều chỉ đề cập đến các làng nghề truyền thống, tồn tạilâu dài trong lịch sử, còn các làng nghề mới hình thành chưa được đề cập đến.Trong công trình “Bảo tồn và phát

Trang 1

KHOA DU LỊCH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

TRANH LÀNG SÌNH XÃ PHÚ MẬU HUYỆN PHÚ VANG – TT HUẾ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp : K47/QHCC

Huế, Khóa học 2013- 2017

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xingửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo đã hết lònggiảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm qua,những kiến thức mà tôi nhận được trên giảng đường Khoa Du lịch-Đại học Huế sẽ là hành trang quý giá giúp tôi vững bước trongtương lai

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy TrầnĐào Phú Lộc - người đã tận tình hướng dẫn về phương pháp nghiêncứu và chuyên môn, đó là cơ sở giúp tôi hoàn thành tốt chuyên đềtốt nghiệp này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Nghệ Nhân Kỳ Hữu Phước vàcác anh học viên Cơ Sở Làng Nghề Truyền Thống Tranh dân gianLàng Sình đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt kì thựctập và đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý giá giúp tôi hoànthiện bài chuyên đề tốt nghiệp của mình

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn

bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôihoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bàichuyên đề này của tôi không tránh khỏi những sai sót Kính mongnhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi có điều kiện

bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn trong công tácthực tế sau này

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Thu Thảo

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất

kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Huế, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu: 2

2.1 Mục đích chung: 2

2.2 Mục đích riêng: 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu đề tài 4

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản 5

1.1.1 Lý luận về du lịch 5

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch 5

1.1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch 5

1.1.2 Lý luận về làng nghề truyền thống,du lịch làng nghề truyền thống 5

1.1.2.1 Khái niệm làng nghề,làng nghề truyền thống 5

1.1.2.2 Khái niệm về du lịch làng nghề 8

1.1.2.3 Đặc điểm du lịch làng nghề 8

1.1.2.4 Các yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch làng nghề 9

1.1.2.5 Một số điều kiện để gắn kết làng nghề với du lịch 10

1.1.2.6 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề đối với kinh tế-xã hội của địa phương nói chung và hoạt động du lịch nói riêng 11

1.2 Những vấn đề thực tiễn về du lịch làng nghề 11

1.2.1 Khái quát chung về làng nghề Việt Nam 11

1.2.1.1 Tiềm năng du lịch làng nghề Việt Nam 12

1.2.1.2 Thực trạng phát triển các làng nghề Việt Nam 13

1.2.2 Thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014-2016 14

1.2.3 Thực trạng phát triển du lịch các làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế 17

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRANH LÀNG SÌNH 19

2.1 Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống tranh làng Sình 19

Trang 5

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 19

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 19

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của tranh làng Sình 20

2.1.4 Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của tranh làng Sình 21

2.1.4.1 Quy trình sản xuất tranh 22

2.1.4.2 Sản phẩm chính của tranh làng Sình 28

2.1.5 Tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình 28

2.1.5.1 Tiềm năng cho phát triển du lịch (tài nguyên nhân văn, tài nguyên tự nhiên) 28

2.1.5.2 Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình 33

2.2 Thực trạng của nghề làm tranh làng Sình 36

2.2.1 Số lượng các gia đình tham gia sản xuất tranh, số nghệ nhân 36

2.2.2 Kỹ thuật làm tranh và chất lượng tranh 37

2.2.3 Nhận thức cho dân làng về sản phẩm 37

2.2.4 Thị trường 38

2.2.5 Vốn 38

2.3 Thực trạng khai thác du lịch tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình 39

2.3.1 Thực trạng về cở hạ tầng phục vụ du lịch 39

2.3.2 Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ du lịch 40

2.3.3 Thực trạng về dịch vụ lưu trú 40

2.3.4 Thực trạng về tour, tuyến du lịch 41

2.3.5 Thực trạng về chính sách phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình 41

2.3.6 Hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch 42

2.3.7 Đánh giá của khách du lịch đến với làng nghề truyền thống tranh làng Sình 44

2.4 Tác động của du lịch tới làng nghề truyền thống tranh làng Sình 53

2.4.1 Tác động tích cực 53

2.4.2 Tác động tiêu cực 53

2.5 Sự hợp tác với các doanh nghiệp,các công ty lữ hành và tổ chức tour 54

Trang 6

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN

THỐNG TRANH LÀNG SÌNH 55

3.1 Định hướng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tranh làng Sình 55

3.1.1 Các quan điểm phát triển 55

3.1.2 Mục tiêu phát triển: 55

3.2 Giải pháp phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình 56

3.2.1 Giải pháp quản lý,quy hoạch phát triển du lịch 56

3.2.2 Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật 57

3.2.3 Giải pháp quảng cáo xây dựng thương hiệu tranh làng Sình cũng như hình ảnh làng nghề truyền thống tranh làng Sình 57

3.2.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 59

3.2.5 Giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống tranh làng Sình .60 3.2.6 Giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của du lịch tới làng nghề tranh làng Sình 62

3.2.6.1 Giải pháp bảo vệ môi trường 62

3.2.6.2 Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề62 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

I Kết luận 65

II Kiến nghị 66

1 Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế 66

2 Đối với Chính quyền địa phương tại làng nghề 67

3 Đối với các doanh nghiệp, các công ty du lịch, lữ hành 68

4 Đối với người dân địa phương 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 7

tranh làng Sình 46Bảng 2.4: Những khó khăn du khách gặp phải khi tham gia du lịch làng

nghề tại làng nghề tranh làng Sình 47Bảng 2.5: Đánh giá của du khách về làng nghề truyền thống tranh làng

Sình 49Bảng 2.6: Mong muốn của du khách khi tham gia các chương trình tại

làng nghề truyền thống tranh làng Sình 50Bảng 2.7:Theo du khách lợi ích mang lại từ việc phát triển du lịch làng

nghề truyền thống tranh làng Sình 52

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ

Biểu đồ 1: Tình hình lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến tỉnh Thừa

Thiên Huế qua 3 năm (2014-2016) 16Biểu đồ 2: Tình hình doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm

(2014-2016) 16

Y

Sơ đồ1: Quy trình sản xuất tranh làng Sình 22

Trang 9

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vịtrí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗiquốc gia Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêngbiệt, độc đáo không thể thay thế Một cách giới thiệu sinh động về đất nước và conngười của mỗi vùng, miền, địa phương Phát triển du lịch làng nghề chính là mộthướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng

bá và phát triển du lịch Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghềkhông chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyếtnguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảotồn những giá trị văn hoá của dân tộc

Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là mộthướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới Bên cạnh những lợi ích vềkinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bảnsắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương

Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình du lịch hấpdẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào việc xây dựng vàphát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác có chiều sâu và khai thácđúng tài nguyên du lịch của địa phương đó

Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở ViệtNam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giátrị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng

Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, du khách gần như có thể dừng chân ởbất cứ địa phương nào để tìm hiểu về làng nghề truyền thống Theo thống kê củaHiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng hơn 3000 làng nghề thủcông, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt,giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí

Thừa Thiên Huế là thành phố festival đặc trưng của Việt Nam, là nơi hội tụ vàphát triển các làng nghề truyền thống đặc trưng đã làm nên bốn kỳ festival nghề

Trang 10

truyền thống ấn tượng thu hút khá nhiều du khách trong nước và quốc tế ThừaThiên Huế là một trong những tỉnh thành có nhiều làng nghề truyền thống nhất ởViệt Nam, và khi nói đến các làng nghề ở Huế không ai là không biết tới một làngnghề khá quen thuộc đó là làng nghề truyền thống tranh làng Sình thuộc xã PhúMậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Tranh làng Sình là một trong nhữnglàng nghề có truyền thống lâu đời, có những nét đặc trưng riêng so với tranh Đông

hồ hay các làng nghề tranh truyền thống khác ở Việt Nam Sự phát triển ồ ạt củanền kinh tế thị trường làm cho tranh làng Sình cũng bị ảnh hưởng một phần nào đócho phù hợp với xu thế chung của thị trường Điều đó tất yếu sẽ ảnh hưởng đến ítnhiều đền văn hóa truyền thống của tranh làng Sình Ngày nay, du lịch về với cộinguồn, về với những nét văn hóa truyền thống của dân tộc đang trở thành loại hình

du lịch được rất nhiều du khách hưởng ứng và ủng hộ Tiềm năng phát triển du lịchcủa tranh làng Sình khá cao do hội tụ được những nét truyền thống lâu đời về vănhóa, lịch sử Đồng thời ở các khu vực làng Sình cũng có các điểm di tích nổi tiếngcủa Huế như làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, di tích lịch sử nơi cụ Nguyễn Sinh Sắctừng dạy học, các bãi tắm Thuận An hay các khu nghĩ dưỡng khác… Những yếu tố

đó sẽ bổ trợ, làm phong ph cho chuyến du lịch về với tranh làng Sình Vì vậy, em đã

chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tranh làng Sình xã Phú Mậu- huyện Phú Vang-TT Huế” với mong muốn sẽ đóng góp được

phần nào cho sự phát triển du lịch tranh Làng Sình nói riêng và cho các làng nghềtruyền thống Huế nói chung

2 Mục đích nghiên cứu:

2.1 Mục đích chung:

Nghiên cứu sự phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung

và du lịch làng nghề ở huyện Phú Vang nói riêng

Trang 11

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phát triền du lịch tại làng nghề truyền thống tranh

Phạm vi nghiên cứu:Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch

tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình Xã Phú Mậu Huyện Phú Vang Tỉnh Huế

TT-Về mặt thời gian:Đề tài được thực hiện trong vòng 2 tháng (từ tháng 2 đến

tháng 4 năm 2017)

Trong đó :

Số liệu sơ cấp: được thu thập trong quá trình điều tra.

Số liệu thứ cấp: được thu thập từ năm 2014 – 2016.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu, trong đó có một

số phương pháp chủ yếu sau:

a Phương pháp thu thập thông tin và số liệu:

Thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập từ 2 nguồn cơ bản:

Thu thập thông tin thứ cấp:

Thu thập thông tin, số liệu từ sở văn hóa thể thao và du lịch TT Huế, web dulịch, sách báo, tài liệu du lịch, …có liên quan đến đề tài.Trên cơ sở đó, tiến hànhchọn lọc, hệ thống hóa, xử lý để rút ra những nội dung đáp ứng yêu cầu nghiên cứu

Trang 12

Thu thâp thông tin sơ cấp:

Thu thập số liệu, thông tin từ lượng bảng hỏi phát ra với đối tượng là du kháchnội địa

c Phương pháp xử lý số liệu:

những bảng không hợp lệ, cuối cùng chọn ra 102 bảng hợp lệ để dùng cho nghiêncứu

d Phương pháp phân tích thống kê

Sau khi tiến hành điều tra thì đề tài tiếp tục sử dụng phương pháp thống kê để

hệ thống và tổng hợp tài liệu Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trênchương trình SPSS 20.0 với phép phân tích chính là Frequency (phân tích tần số vàgiá trị trung bình) để làm rõ các vấn đề phục vụ cho đề tài

5 Kết cấu đề tài

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về du lịch, làng nghề, làngnghề truyền thống, sự kết hợp giữa du lịch và làng nghề truyền thống

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRANH LÀNG SÌNH.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRANH LÀNG SÌNH.

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 13

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản

1.1.1 Lý luận về du lịch

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch

Theo U.N.WTO: Du lịch bao gồm tất cả hoạt động của cá nhân đi đến và

lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài, <12 tháng với nhữngmục đích sau: nghỉ ngơi, thăm viếng, thăm quan

Từ góc độ tổng quát về khoa học và kỹ thuật: Du lịch là tổng hợp các mối

quan hệ hỗ trợ cho sự tương tác giữa 4 yếu tố sau: du khách, đơn vị cung ứng dulịch, chính quyền nơi đến du lịch và cư dân địa phương trong quá trình thu hút vàphục vụ khách du lịch ( Theo Michael M.Coltman)

Theo Luật du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn,đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời

gian nhất định.

1.1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch

Nghĩa hẹp: Sản phẩm du lịch là bất cứ cái gì được xã hội thừa nhận( phong

tục tập quán, lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng ) có thể mang ra trao đổi bằng giátrị để thỏa mãn cái cần và cái muốn của con người

Nghĩa rộng: Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các dịch vụ và các phương tiện

vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách mộtthời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và hài lòng

(Trích từ cuốn “ Cẩm nang marketing và xúc tiến bền vững ở Việt Nam”)

1.1.2 Lý luận về làng nghề truyền thống,du lịch làng nghề truyền thống

1.1.2.1 Khái niệm làng nghề,làng nghề truyền thống

Trong những năm qua, có nhiều tác giả nghiên cứu về làng nghề, làng nghềtruyền thống và tiếp cận nó ở các góc độ khác nhau, cụ thể:

Có quan điểm cho rằng, làng nghề là nơi mà hầu như mọi người trong làngđều làm nghề và lấy nó làm nghề sinh sống chủ yếu Theo quan điểm này, hiện nay

ở nước ta không có nhiều làng nghề

Trang 14

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng “Làng nghề là làng mà tuy vẫn trồng trọt theolối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác (đan lát…) song đãnổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một lớp thợ thủ công chuyên nghiệp haybán chuyên nghiệp, có Phường, có ông Trùm, ông Phó cả… có quy trình công nghệnhất định, dân cư sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủcông” Quan niệm này phần nhiều chỉ đề cập đến các làng nghề truyền thống, tồn tạilâu dài trong lịch sử, còn các làng nghề mới hình thành chưa được đề cập đến.

Trong công trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệphóa” tác giả TS.Dương Bá Phượng cho rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn cómột (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập”Tác giả Mai Thế Hởn quan điểm “Làng nghề là làng ở nông thôn, có một haymột số nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độclập Thu nhập từ các làng nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩmcủa làng”

Theo Thông tư hướng dẫn số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN-PTNT về pháttriển ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 3 Nghị định số 66/2006/NĐ-CP

đọc đáo, có tính riêng biệt, đựoc lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy

cơ bị mai một, thất truyền

làng, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có cáchoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau

đời

Từ quan điểm tiếp cận của các tác giả Dương Bá Phượng, Mai Thế Hởn vàThông tư 116, ta thấy làng nghề bao gồm hai thành tố chính là làng và nghề:

quá trình định cư và cộng cư của cộng đồng người, ở đó họ sống, làm việc, thể hiệnmối ứng xử văn hóa với thiên nhiên, xã hội Làng được tổ chức theo khu dân cư,huyết thống, dòng họ và theo cơ cấu hành chính…

Trang 15

Làng nghề được phát triển dần theo sự phát triển của đất nước Lúc đầu cácnghề thủ công được các gia đình ở nông thôn quan niệm là nghề phụ chỉ làm khinông nhàn Nhưng sau đó, số người làm nghề thủ công ngày càng nhiều, tách rờikhỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại vùngnông thôn Ngày nay bên cạnh các nghề thủ công còn có các nghề liên quan đếnhoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn.

Tiếp thu các điểm hợp lý của các quan điểm trên và theo chúng tôi, làng nghề

là một cụm dân cư, cộng đồng người sinh sống trong các thôn, bản, làng gắn bó vớimột hoặc một số ngành nghề thủ công và mang lại thu nhập cho người lao động trênđịa bàn

Các làng nghề được phân loại theo các tiêu chí sau đây:

- Làng một nghề: Là làng mà ngoài nghề nông có thêm một nghề thủ côngchiếm ưu thế tuyệt đối

- Làng nhiều nghề: Là làng mà ngoài nghề nông có thêm từ hai nghề thủcông trở lên

lương thực, gốm sứ, rèn, vật liệu xây dựng…

Trên cơ sở phân loại làng nghề và do giới hạn nghiên cứu, tôi tiếp cận và đưa

ra khái niệm về làng nghề truyền thống như sau:

Làng nghề truyền thống là cụm dân cư (làng, ấp, thôn…) mà ở đó tập trungmột lực lượng lao động lớn tham gia vào một hoặc nhiều nghề thủ công truyềnthống tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhậpchủ yếu cho người lao động Thời gian làm việc của họ chiếm nhiều hơn so với làm

Trang 16

nghề nông Sản phẩm họ làm ra theo một quy trình công nghệ nhất định, có tính độcđáo, có tính riêng biệt, trở thành hàng hóa trên thị trường mang bản sắc văn hóa dântộc, được hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.

1.1.2.2 Khái niệm về du lịch làng nghề

Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữaviệc khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống với việc khai tháctiềm năng về văn hóa, cảnh quan, không gian, dịch vụ, và các sản phẩm làng nghềnhằm phục vụ cho hoạt động du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, muasắm của con người

sở, động lực cho du lịch phát triển Làng nghề là điểm tựa cho du lịch phát triển bềnvững Ngược lại, khai thác du lịch làng nghề cũng là biện pháp phát triển nghềtruyền thống

Hai là, du lịch làng nghề là một loại hình du lịch văn hóa Vì mỗi làng nghề

đều mang một nét văn hóa đặc trưng riêng, nên du lịch làng nghề cũng “nhuốm”đậm bản sắc văn hóa Đã là du lịch văn hóa thì du khách có nhu cầu quan sát, ngắmnhìn, cảm nhận được các giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa hiện vật nơi đến, do đó,giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa hiện vật càng cao, càng thu hút du khách về vớilàng nghề

Ba là, du lịch làng nghề là một loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên,

gần gũi với sinh hoạt của cộng đồng dân cư Do đó, môi trường cảnh quan càng gầnthiên nhiên, sự thân thiện của dân cư càng cao và các yếu tố an toàn được đảm bảocàng có sức hút với du khách

Trang 17

Bốn là, du lịch làng nghề là một loại hình du lịch đòi hỏi phải có sự tham

gia của cộng đồng Mức độ tham gia của cộng đồng tùy thuộc rất nhiều vào nănglực tổ chức của các cơ quan chức năng địa phương và phương thức kinh doanh củacác doanh nghiệp, hộ gia đình tại làng nghề

1.1.2.4 Các yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch làng nghề

Loại hình du lịch làng nghề là một tập hợp của các sản phẩm du lịch làng nghềcùng thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, mua sắm của du khách đến với làngnghề Những yếu tố cơ bản cấu thành nên một sản phẩm du lịch làng nghề gồm:

Thứ nhất, không gian văn hóa làng nghề: cảnh quan chung, các công trình

kiến trúc (đình, đề, chùa, kiến trúc nhà cửa, lối ngõ…), phong tục, lễ hội, chợ búa,tập quán canh tác…

Thứ hai, tính hiện hữu của các hoạt động sản xuất.

Thứ ba, tính phổ biến các hoạt động trong làng nghề: khoảng 20% số dân

làm nghề

Thứ tư, sản phẩm của làng nghề: có nét đặc trưng riêng, có đáp ứng được

nhu cầu mới hay không? (chế tác có kỹ thuật cao, chất lượng cao, mẫu mã, gọn nhẹv.v…)

Thứ năm, các giá trị văn hóa của sản phẩm phi vật thể và giá trị thương mại

đặc trưng của sản phẩm vật thể Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồmtrong nó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể

Trang 18

Sản phẩm phi vật thể, bao gồm:

con người để làm nên cái hồn của làng nghề và làm nên nét riêng, độc đáo, thu hútkhách du lịch của mỗi làng nghề

người dân, tìm hiểu đời sống của người thợ và tham gia vào quá trình sản xuất tạilàng nghề

lịch làng nghề là khai thác và giới thiệu nếp văn hóa riêng và lịch sử phát triển riêngcủa mỗi làng nghề đến với khách du lịch, tạo nên giá trị tăng thêm vô hình cho hìnhảnh của làng nghề và cho chính sản phẩm du lịch

lịch làng nghề như: lễ hội, trình diễn nghệ thuật, dịch vụ xe trâu…

Sản phẩm vật thể.

Đây chính là những sản phẩm hữu hình do nghệ nhân tại các làng nghề làm ra,

là kết quả của quá trình sản xuất thủ công Chúng được dùng để trưng bày và báncho khách du lịch theo đơn đặt hàng, hoặc làm quà tặng…

Thứ sáu, hoạt động thương mại của sản phẩm làng nghề:

- Nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa

- Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm

- Chỉ có sản phẩm của Làng nghề, không phải các sản phẩm của nơi khác bántại đó

Thứ bảy, vị trí của làng nghề: Nằm trên tuyến du lịch nào? Hệ thống giao

thông? Các điểm tham quan du lịch phụ cận là gì? Có hệ thống dịch vụ bổ trợ như

ăn uống, lưu trú v.v… như thế nào?

1.1.2.5 Một số điều kiện để gắn kết làng nghề với du lịch

Thứ nhất, tạo nhận thức cho dân làng về sản phẩm của chính làng mình.

Thứ hai, phát triển mẫu mã sản phẩm.

Thứ ba, ứng dụng về quản lý chất lượng sản phẩm du lịch.

Thứ tư, đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng.

Trang 19

Thứ năm, đào tạo hướng dẫn viên du lịch.

Thứ sáu, hợp tác với các công ty du lịch lữ hành, nhà tổ chức tour.

1.1.2.6 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề đối với kinh tế-xã hội của địa phương nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.

lịch tham gia sản xuất sản phẩm, tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương

tỉnh và nhiều địa phương khác trong nước

thế giới thông qua Website, các công ty lữ hành, tổ chức du lịch và các phương tiệnthông tin đại chúng

lịch làng nghề, giới thiệu đến cho du khách những nét đặc trưng mới của các làngnghề, của vùng, miền

nghèo, giảm dần sự cách biệt chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn,đặcbiệt là giảm đáng kể tình trạng lao động ở nông thôn ra thành phố tìm việc làm

phẩm cho xã hội

1.2 Những vấn đề thực tiễn về du lịch làng nghề

1.2.1 Khái quát chung về làng nghề Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có bề dày truyền thống lịch sử, là một đất nước córất nhiều làng nghề truyền thống độc đáo Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, dukhách gần như có thể dừng chân ở bất cứ địa phương nào để tìm hiểu về làng nghềtruyền thống Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cùng với quá trìnhphát triển kinh tế đất nước, đến nay, số làng nghề và làng nghề truyền thống ở nước

ta có khoảng 2.017 làng nghề ( theo tiêu chí trên 20% số hộ trong làng làm nghề), ,

Trang 20

trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có 855 làng nghề, Đông Bắc có 164 làng nghề,Tây Bắc có 247 làng nghề, Bắc Trung Bộ có 314 làng nghề, Nam Trung bộ có 87làng nghề, Tây Nguyên không có làng nghề, Đông Nam Bộ có 101 làng nghề, đồngbằng Sông Cửu Long có 211 làng nghề Trong số đó, tất cả có khoảng 300 làngnghề truyền thống, với hơn 150 năm tồn tại và phát triển, thuộc 11 nhóm nghề chính

là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kimkhí (Nguồn thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam,2015) Với sự đa dạng nhưvậy, các làng nghề đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn các giá trị văn hoátruyền thống, đồng thời là chất liệu để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởngnhững thế mạnh từ văn hoá

1.2.1.1 Tiềm năng du lịch làng nghề Việt Nam

Theo các chuyên gia, tiềm năng du lịch làng nghề Việt Nam hiện nay rất lớn.Mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống riêng,như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng độc đáo riêng không thể thaythế, một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người của mỗi vùng miền, địaphương ở Việt Nam Ngoài ra, điểm chung của các làng nghề còn là thường nằmtrên trục giao thông, cả đường bộ lẫn đường sông Đây chính là điều kiện thuận lợicho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch Có thể kể đến các địa phương khá năngđộng trong việc phát huy lợi thế làng nghề để phát triển du lịch như Hà Nội, HàTây, Hoà Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng Nếu du lịchlàng nghề được tổ chức tốt, đáp ứng các nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, thậm chí trựctiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tự làm ra sản phẩm độc nhất theo ý mình… của

du khách, các làng nghề chắc chắn sẽ là điểm dừng chân thú vị và hấp dẫn Đặc biệtđối với nhu cầu khách du lịch quốc tế ngày càng khắt khe thì đây sẽ là một hìnhthức du lịch mới lạ, mang lại những cảm giác khó quên cho du khách về những giátrị văn hóa đặc sắc khi một lần đặt chân đến Việt Nam

Trang 21

1.2.1.2 Thực trạng phát triển các làng nghề Việt Nam

Sự phát triển làng nghề và các làng nghề truyền thống đã góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nôngnghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyếtviệc làm cho nhiều người lao động Sản xuất tại các làng nghề đã tạo ra nhiều mặthàng có giá trị kinh tế cao, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mỗi năm Từ khi thựchiện chủ trương, chính sách về phát triển ngành nghề, làng nghề Việt Nam nóichung và làng nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng đã từng bước ổn định và phát triển.Giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng, theo số liệu thống kê củaHiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), 6 tháng đầu năm

2015 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 860 triệu USD, tăng 7-8% so với cùng kỳ,trong đó, gốm sứ và mây tre là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành với tỷtrọng lần lượt là 40% và 35%, nhiều cơ sở sản xuất tại một số làng nghề đã bướcđầu khẳng định được uy tín chất lượng và thương hiệu hàng hoá của mình đối vớikhách hàng trong nước và quốc tế

Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề nói chung, làng nghề truyền thống nói riêngđang đứng trước nhiều khó khăn như:

nhưng đa số sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm truyền thống ở làngnghề vẫn sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo mới

cạnh tranh trên thị trường khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO chưa được quan tâm

Do vậy, một số đơn vị còn sao chép, rập khuôn kiểu dáng của nhau hoặc củanước ngoài đã gặp rắc rối cả về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ

công mỹ nghệ gặp sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất bằngcông nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực

lượng lớn và yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và thời gian giao hàng

Trang 22

Môi trường một số làng nghề bị ô nhiễm do sự phát triển tự phát và sử dụngnhững công nghệ sản xuất lạc hậu, đưa đến tình trạng ô nhiễm nặng nề ở một số khuvực sản xuất tập trung.

trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệukhông đồng bộ

chức năng, nhiệm vụ giữa một số cơ quan, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước ởđịa phương Do vậy chưa tập trung cao nguồn lực giữa các ngành để phát triển làngnghề Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề gặp khó khăn về thực hiện chính sách vềmặt bằng sản xuất, nguồn vốn tín dụng (thủ tục, hạn mức cho vay thấp, lãi suất chovay cao, yêu cầu phải có tài sản thế chấp, thời gian cho vay ngắn…)

sản xuất, trình độ kiến thức về kế toán, hạch toán giá thành bán sản phẩm và taynghề của người lao động trong các làng nghề còn hạn chế

Hệ thống thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm, hệ thống các ngành sản xuất

hỗ trợ, đặc biệt trong các khâu sản xuất, dự báo cung cầu sản phẩm, khai thác và xử

lý nguyên vật liệu phục vụ cho các loại ngành nghề… còn nhiều bất cập, chưa đápứng kịp với nhu cầu phát triển

1.2.2 Thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014-2016

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngànhkinh tế khác thì ngành du lịch đang dần dần khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũinhọn trong xu hướng phát triển kinh tế của nước ta cũng như trong xu thế phát triểncủa tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngành du lịch của Tỉnh đã đạt được một số khả quan, thể hiện ở mức độ tăngtrưởng bình quân cao và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyển biếntích cực trên một số mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nângcao mức thu nhập của người dân Trong những năm gần đây số lượng khách cũngnhư ngày khách đến với Huế có xu hướng tăng theo chiều hướng tích cực

Trong định hướng phát triển kinh tế và trong cơ cấu kinh tế của Thừa ThiênHuế xác định tập trung đầu tư phát triển du lịch thành một ngành công nghiệp, động

Trang 23

lực chính cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo môi trườngsinh thái, cảnh quan, bảo tồn và phát huy hợp lý tiềm năng, lợi thế để tạo ra các loạihình du lịch của cả nước, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theohướng tận dụng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào để giảiquyết việc làm, tạo thu nhập cho nhân dân Cùng với sự phát triển của du lịch cảnước, du lịch Thừa Thiên Huế cũng có những bước tiến lớn, số lượng lao độngđược thu hút vào ngành du lịch ngày một tăng

Bảng 1.1: Tình hình du lịch Huế qua 3 năm (2014 – 2016)

(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016)

Thông qua bảng ta nắm rõ được tình hình du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3năm qua càng ngày càng tăng, đặc biệt năm 2015 đã đạt một kết quả bất ngờ, tổnglượng khách tham quan và du lịch đã lên tới 2.544.762 khách, doanh thu đạt tới2.209.795 triệu đồng, tăng hơn 33,32% so với năm 2014 Tổng khách du lịch quốc

tế và nội địa đến Huế tính đến năm 2016 tăng 41,6% so với năm 2014, biểu đồ sẽbiểu diễn rõ hơn về những thông số chỉ tổng lượng khách đến Huế này

Đơn vị tính: khách du lịch

Trang 24

2014 2015 2016 0

1247955

1676858

Biểu đồ 1: Tình hình lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến tỉnh

Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2014-2016)

(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016)

Qua số liệu ở bảng , ta cũng thấy rõ doanh thu du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huếqua 3 năm (2014-2016) cũng tăng dần, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng số lượng khách

Trang 25

1.2.3 Thực trạng phát triển du lịch các làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có tất cả 88 làng nghề trong đó có 69 làng nghềtruyền thống và 8 làng nghề, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du

nhập (Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) Trong đó, mới có một số

làng nghề truyền thống phục vụ du lịch như: làng đúc đồng ở phường Đúc, điêu khắc

Mỹ Xuyên, làng mộc mỹ nghệ Dương Nỗ, làng tranh giấy làng Sình, làng gốm PhướcTích, làng nón Đông Đỗ, làng thêu An Xuân, làng hoa giấy Thanh Tiên…Số lượng cáclàng nghề phục vụ du lịch là rất thấp, tính đến nay không quá 15 làng nghề phục vụ dulịch, tốc độ tăng về số lượng làng nghề là chậm, trung bình hàng năm chỉ phát triểnlàng nghề truyền thống đang hoạt động trên địa bàn tỉnh

Bảng 1.2: Bảng liệt kê các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo nhóm ngành nghề sản xuất (tính đến năm 2016) Tên nhóm ngành nghề sản xuất của các làng

nghề

Số lượng làng nghề

% so tổng số làng nghề hiện có

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến tháng 1 năm 2016).

Căn cứ kết quả điều tra từ Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết cáclàng nghề đang gặp khó khăn về thị trường, bởi khả năng cạnh tranh của sản phẩmcòn yếu do mẫu mã chậm đổi mới,…Chỉ có các làng nghề hoạt động trong cácnhóm nghề chế biến thực phẩm (sản xuất bún và nước mắm) là hoạt động khá tốt.Phân loại theo mức độ hoạt động tốt, trung bình và yếu (có nguy cơ mất nghề) của

88 làng nghề thì kết quả cụ thể chỉ có 12 làng nghề hoạt động tốt, chiếm 13,5%, 68làng nghề hoạt động trung bình, chiếm 77,2% và 08 làng nghề (chiếm 7,2% tổngcác làng nghề) đang hoạt động khó khăn, có nguy cơ mất nghề đó là các làng nghề:

Trang 26

ép dầu lạc Văn Xá, 04 làng nghề dệt dèn và cùng 01 làng tre đan của đồng bào dântộc xã Nhâm ở A lưới.

Bảng 1.3: Bảng liệt kê tình hình hoạt động của các làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo nhóm nghề (tính đến năm 2016)

( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến tháng 1 năm 2016)

Từ năm 2000 Huế đã được chọn là thành phố Festival của Việt Nam thì việcxây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống như trên là chưa đạt Đây là thựctrạng mà các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Nhà nước nóichung phải thực sự quan tâm, đầu tư để đẩy mạnh quá trình xây dựng các làng nghềtruyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, có vậy mới vừakhôi phục và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam vừa có thể quảng bá nước tatới các nước trong khu vực và trên thế giới

Trang 27

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ

TRUYỀN THỐNG TRANH LÀNG SÌNH 2.1 Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống tranh làng Sình

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Làng Sình là một làng nằm ven sông Hương được thành lập vàokhoảng thế kỷ 15, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thờicác chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, mộttrung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế Đây còn là một trung tâmvăn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoátrong làng đã từng là một trong nhữngchùalớn nhất vùng Hóa Châu xưa

“Đò từ Đông Ba đò qua đập đá

Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình”

Câu ca gợi cho ta cảnh một ngôi làng quê ven sông thanh bình với sôngHương êm đềm với mái đình cổ kính luôn luôn lắng đọng trong mỗi người con ởchính vùng đất này

Nói đến làng Sình là nói đến các di tích các lễ hội truyền thống dân gian:

“Dù ai đi ngược về xuôi Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình”

Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy quay về làng Sình, xã PhúMậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế vào ngày mồng 10 tháng Giêng hằngnăm để xem hội vật ngay giữa sân đình

(Nguồn Internet)

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Người dân làng Sình sống cơ bản về nông nghiệp, nhưng do vị trí sát kề đế đôlại thuận tiện giao thông, có nhiều người buôn bán và làm thủ công, trong đó cónghề làm tranh thờ in ván khắc gỗ còn màu tô tay

Làng Sình có diện tích vào khoảng 40 mẫu với dân số trên 200 hộ gia đìnhsinh sống với khoảng 950 người Nguồn gốc dân cư của làng phần lớn là dân từ cáctỉnh phía Bắc(Thanh-Nghệ-Tĩnh) vào từ giữa thế kỉ XV

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của tranh làng Sình

Trang 28

Vào khoảng năm 1600, tức hơn 400 năm về trước thì làng sình hình thành Vànghề làm tranh làng Sình cũng có từ lúc bấy giờ với nhu cầu phục vụ thờ cúng tâmlinh.

Hiện tại, mặc dù không còn tư liệu thành văn hay tư liệu hồi ức sớm nói vềthời điểm chính xác hình thành nghề làm tranh làng Sình nhưng có thể khẳng địnhrằng, đây là một làng nghề hình thành khá sớm cùng với các làng nghề khác trên địabàn Thừa Thiên Huế

Sự ra đời của các trung tâm buôn bán, các chợ làng, chợ huyện và đặc biệt làvới sự xuất hiện của cảng thị Thanh Hà, Bao Vinh… đã làm khai sinh các ngànhnghề thủ công truyền thống nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống

Từ thế kỉ XVI - XIX trên địa bàn của kinh đô Huế gồm có những làng nghềthủ công như: làng gốm Phước Tích, gạch ngói Nam Thanh, gốm Vân Cù, dây thaudây thép Mậu Tài, rèn sắt Hiền Lương, đúc đồng Dương Xuân, mộc Quảng Phước,điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, đan lát Bao La, đan cúi Dã Lê, làm gối mây An Ninh, làmnón Triều Sơn-Sư Lỗ Đông-Phú Cam, làm giấy Đốc Sơ, kim hoàn Kế Môn, dệt vải

Mỹ Lợi, tơ tằm Ưu Điềm, làm hoa giấy Thanh Tiên, làm tranh làng Sình, trướngliễn An Truyền, chiếu đệm Phò Trạch…

Như vậy, trong số các ngành nghề thủ công ra đời sớm, tranh làng Sình cũng

đã có mặt để đáp ứng cho những đòi hỏi của đời sống tinh thần Tuy nhiên, xét trênnguyên nhân và khía cạnh ra đời thì nghề làm tranh làng Sình lại mang những đặcđiểm riêng biệt

Trước hết, sự ra đời của làng tranh làng Sình và sản phẩm của nó nhằm phục

vụ những nhu cầu tín ngưỡng dân gian của người dân Những nhu cầu, đòi hỏi nàyvốn đã có từ rất lâu đời trên đất Thừa Thiên Huế Bởi vì trong quá trình di cư vàoNam thì những tín ngưỡng dân gian mà người dân phía Bắc mang theo “luôn tâmkhảm như một thứ hành trang vô hình mà bền chặt trong cuộc sống” Thêm vào đótàn dư tín ngưỡng của các cư dân Chăm, cư dân Indonesia và sự giao hào với tínngưỡng của người Hoa trên nền chi phối của các tôn giáo truyền thống: Phật giáo,Lão giáo, Nho giáo Tất cả đã tạo nên một tập tục tín ngưỡng bền chặt và tồn tạihết sức lâu dài trên mảnh đất này Chính những đòi hỏi đó làm nảy sinh một số sản

Trang 29

phẩm thủ công bằng giấy để phục vụ cho tín ngưỡng dân gian của người dân nhưhoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, trướng liễn làng Chuồn…

Xóm Lại Ân canh gà xào xạc Giục khách thương mua một bán mười

Tóm lại, xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, từ nhu cầu thờ cúng tâm linh, tínngưỡng dân gian mà người dân lao động đã tạo ra cho mình những sản phẩm thủcông độc đáo, trong đó tranh làng Sình là một sản phẩm hết sức đặc sắc, mang đậmnét riêng cho mảnh đất vốn là nơi địa linh nhân kiệt, nơi hòa hợp giữa những bảnsắc văn hóa chung và riêng Sự ra đời của tranh làng Sình vốn để đáp ứng nhu cầutín ngưỡng của nhân dân thế nhưng hiện nay sự mai một dần của nghề làm tranhkhông phải do nhu cầu ấy mất đi mà trong bản thân nghề vốn tồn tại những vấn đề,những khó khăn khó có thể giải quyết cũng như sự tác động của nhiều yếu tố ngoạitại trong thời đại mới

2.1.4 Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của tranh làng Sình

Sự tiếp thu và phát triển của nghề làm tranh làng Sình đã biến nghề làm tranhtrở thành một nghề thủ công khá đặc biệt ở làng Sình.Nghề làm tranh bắt đầu từnghệ nhân Kỳ Hữu Phước dần dần lan rộng ra khắp cả làng, nghệ nhân của làngtranh đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, chất liệu để biến sản phẩm tranh làng Sìnhngày càng hoàn thiện và duy trì cho đến ngày nay

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của làng nghề, sự thay thế của một số vấn

đề như chất liệu, kỹ thuật là điều đáng lưu ý Bởi nó không chỉ quyết định đến độhoàn thiện của sản phẩm, mà nó cũng quyết định cho sự tồn tại của làng nghề

Trang 30

2.1.4.1 Quy trình sản xuất tranh

Sơ đồ1: Quy trình sản xuất tranh làng Sình.

àm tran h

Tiêu thụ sản ph ẩm

Nguyên vật liệu

Dụng cụ sản xuất

Chất liệu màu

màummmm mmmàumàu

màumàuKhuôn in Bút tre

Ống tre đựng trtrah tranh

Giấy Gió

Mang đi phơi

Tô màu

Cắt xén giấy Bôi màu khuôn in

Đặt giấy lên khuôn

inchà đều tay

Tổ chức sản xuất

Kỹ thuật làm tranh

Cho vào ống tre

Trang 31

Vào khoảng tháng năm, tháng sáu, khi trời nắng to nước cạn, từng nhóm 57chàng trai dong thuyền dọc theo đầm phá Tam Giang, đến Cầu Hai, Hà Trung, Lăng

Cô để cào điệp, một loại trai sò có vỏ mỏng và phẳng Có loại điệp chết đã lâu ngày

vỏ lắng dưới bùn gọi là "điệp bùn", khi nhặt chỉ còn là những mảnh màu trắng,mỏng, mềm dễ sử dụng hơn Loại điệp mới chết gọi là "điệp bầy" nổi trên bùn, có

vỏ cứng lẫn nhiều màu đen Ðiệp đem về loại hết tạp chất, chỉ còn lại lớp vỏ trắngbên trong, được đem giã nhỏ Mỗi cối giã có từ 26 người thay nhau giã, gần nhưsuốt đêm tới sáng Những câu hò giã điệp cũng vang lên như lúc giã gạo Bột điệplấp lánh trộn với bột nếp khuấy thành hồ, phết lên giấy sẽ cho ra một thứ giấy trắnglấp lánh ánh bạc Bàn chải quét điệp làm bằng lá thông khô bó lại, gọi là cái “thét”.Khi chiếc thét quét qua mặt giấy sẽ để lại những vệt trắng song song lấp lánh

Màu vàng : Lá dung giã với búp hòe non sẽ cho màu vàng nhẹ

Màu đỏ: Trong quá trình lên rừng kiếm lá màu, người ta thường tìm chặt

loại cây một loại than gỗ có màu vàng nhưng khi phơi khô lại có màu đỏ Kết hợpvới lá bàng (úa hoặc rụng) và lá cây dương đập dập, sắc cô lại sẽ cho màu đỏ Ở đâynếu là nước sắc của lá bàng sẽ cho màu đỏ sậm, còn lá dương liễu (phi lao) sẽ chomàu đỏ tươi Ngoài ra người làng Sình còn dùng đá son để lấy màu đỏ, bột gạch để

có màu đơn

Màu đen: Người ta lấy rơm gạo với lá bàng khô đốt cháy thành tro, sau đó

hòa tan trong nước rồi lọc sạch để lấy một thứ nước đen, đem cô lại thành một thứmực đen bóng

Màu lục: Là màu được sắc cô lại từ lá cây bung ngút (rau ngót) và lá mối.

Màu xanh: Dùng lá cây mồng tơi quết nhuyễn sao đó pha với nước sắc hoa

hồng để tạo màu xanh dương Nếu muốn có màu xanh chàm thì phải dùng lá tràmđậm ngâm nước, sau đó gió tới cho đến khi nào nổi bọt trắng, dùng gáo múc nướcbọt ra ngoài, lọc lại và hòa với nước nấu đến lúc cô lại, đó là nước sắc để cho màuxanh

Màu tím: Đây là màu được tạo chủ yếu từ nguyên liệu xung quanh nhà Hạt

mồng tơi chin được hái bỏ vào cối giã nhuyễn, vắt lấy nước và chế them phèn chua

để giữ màu khi nhuộm sẽ cho ra màu tím sẫm

Trang 32

Ðể kiếm các loại cây cỏ pha chế màu có khi họ phải lên tận rừng già phía tâyThừa Thiên - Huế Hai thứ cây chỉ có ở đây là cây trâm, phải chặt từng đoạn mang

về, sau đó mới chẻ nhỏ để nấu màu; còn cây đung thì hái lá và bẻ cành Lá dung giãvới búp hòe non sẽ cho màu vàng nhẹ Các màu khác cũng được làm từ cây cỏ trongvườn như hạt mồng tơi cho màu xanh dương, hạt hòe cho màu vàng đỏ, muốn cómàu đỏ sẫm thì lấy nước lá bàng Ngoài ra người dân làng Sình còn dùng đá son đểlấy màu đỏ, bột gạch để có màu đơn Màu đen được dùng nhiều nhất, lại là màu dễlàm nhất Người ta lấy rơm gạo nếp đốt cháy thành tro, sau đó hòa tan trong nướcrồi lọc sạch để lấy một thứ nước đen, đem cô lại thành một thứ mực đen bóng.Những màu chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ,đen, lục, tím Mỗi màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phảitrộn thêm keo nấu bằng da trâu tươi

Giấy làm tranh:

Tranh làng Sình có kích thước tùy thuộc vào khổ giấy gió thông dụng Giấygió cổ truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi (25x35), pha ba (25x23)hay pha tư (25x17) In tranh khổ lớn thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng mộtchiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in.Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra.Với tranh nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên

Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ thì hầu hết cá loại giấy để làm tranh làgiấy công nghiệp Trong đó tranh trang trí được làm bằng giấy công nghiệp còn lạitranh thờ cúng được làm bằng loại giấy gió cổ truyền

Theo lời nghệ nhân Kỳ Hữu Phước: “Trước đây, từ lúc mới hình thành làng

thì đã có nghề làm giấy gió từ cây trầm gió của địa phương Nhưng do yếu tố thời gian kéo theo đó là chiến tranh đã làm biến mất hoàn toàn nghề làm giấy gió Tôi đang có dự định sẽ khôi phục lại nghề làm giấy gió cổ truyền để cho giá trị của bức tranh ( về mặt giá trị vật thể) được nâng lên so với các loại tranh được in bằng giấy công nghiệp hiện nay”.

Khuôn in:

Trang 33

Khuôn in được làm bằng gỗ được chạm trỗ các hình tranh theo khuôn mẫu.Hiện tại nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đang có 6 bộ khuôn gồm 70 khuôn in khác nhau

có từ hàng trăm năm trước đây trong đó:

Con Giáp

Bản in đen chờ cho khô thì đem tô màu Tuy màu tô không tỉa tót và vờn đậmnhạt như tranh Hàng Trống, nhưng mỗi màu đều có chỗ cố định trên tranh, tạo nên

sự hòa sắc phù hợp với ý nghĩa từng tranh Công việc "điểm nhãn" ở một số tranhcũng do thợ chính làm nhằm tăng thêm vẻ sinh động của tranh

Bút tô màu bằng tre:

Tre được người ta chọn những cây bé chỉ bằng ngón tay, chặt ra thành từngkhúc khoảng 15-20 cm,một đầu được đập dập thành dạng sợi nhỏ để làm bút gọi làthanh kẻ để tô màu Những chi tiết nhỏ thì dùng bút lông đầu nhọn Việc tô màuđược làm theo dây chuyền, mỗi người phụ trách một hai màu, tô xong lại chuyểncho người khác Những bàn tay tô màu như múa thoăn thoắt trên tờ tranh, có ngườikẹp hai, ba cây bút ở đầu ngón tay để tô cùng một lúc hai, ba mảng màu Ðiểm nỗibật ở tranh làng Sình là đường nét và bố cục còn mang tính thô sơ chất phác mộtcách hồn nhiên Nhưng nét độc đáo của nó là ở chỗ tô màu Khi đó nghệ nhân mớiđược thả mình theo sự tưởng tượng tự nhiên Cố họa sĩ Phạm Ðăng Trí, người họa

sĩ tài hoa của đất thần kinh xưa, đã tìm thấy trong tranh Sình bảng màu "ngũ sắcHuế", hơi khác với bảng "ngũ sắc phương Đông" Và nếu ta so sánh những gammàu sử dụng trên tranh thờ sẽ thấy nó gần gũi với tranh pháp lam trang trí trên cáckiến trúc của kinh thành xưa Ðó là sự hòa sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bíchngọc, xanh với hỏa hoàng, phí thủy với hổ phách

Trang 34

b Tổ chức sản xuất và kỹ thuật làm tranh:

Tổ chức sản xuất :

Là một nghề thủ công được làm tranh thủ vào lúc nông nhàn, nên tất cả cácthành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất tùy vào mức độ và yêu cầucông việc Vào các dịp trước Tết, cả nhà thường quay quần để cùng sản xuất, các, cắtxén giấy.Các nghệ nhân chính (cụ lão, thanh niên) thực hiện những công việc khó đòihỏi kỹ thuật cao và tính thẩm mỹ như tìm và giã vỏ con Điệp,trộn các màu theo côngthức.… Tùy vào số lượng tranh sản xuất nhiều hay ít mà quyết định thời gian sảnxuất Thường thì thời gian sản xuất tranh chia thành từng công đoạn như sau:

- Tháng 5,6: đi về các vùng ven biển để thu nhặt vỏ sò,vỏ điệp

- Tháng 7,8 : đợi cho vụ mùa xong thì người ta gom rơm rạ lại,mang đi phơikhô, rơm phải được lựa kĩ càng, sạch không dính cỏ tạp vì như vậy sẽ ảnh hưởngđến chất lượng màu bức tranh.Hái lá bàng vẫn còn xanh trên cây mang đi phơi khô.Sau khi phơi khô thì cho vào bao đựng để khi làm tranh thì mang ra dùng

- Tháng 9, 10 : làm tre, tre được các nghệ nhân lựa chọn chặt thành từngđoạn rồi cho vào túi cất mang lá bàng khô với rơm khô đem đi đốt rồi giã trong cối

để lấy màu đen Các màu còn lại cũng được chuẩn bị và được hoàn thành kĩ lưỡng

- Tháng 11,12 : in tranh,tô màu để chuẩn bị bán trong dịp tết nguyên đán

Kỹ thuật làm tranh:

Tranh làng Sình là sự tổng hợp của nhiều nét họa tiết được chạm trỗ trênkhuôn in và nhiều màu sắc với đầy đủ các thể loại như tranh súc vật, tranh đànbà,tranh 12 con giáp,… Mặc dù thời gian sản xuất rất ngắn nhưng đòi hỏi tay nghềcủa các nghệ nhân khá cao, yêu cầu kỹ thuật tốt cũng như có trình độ thẩm mỹ nhấtđịnh Chính vì thế, để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cho cả quá trình bao gồm nhiềucông đoạn khác nhau, hết sức kỳ công và phức tạp

Công đoạn 1:

- Cắt xén giấy: Giấy gió cổ truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ phađôi (25x35), pha ba (25x23) hay pha tư (25x17)

Công đoạn 2:

Trang 35

- In tranh: nước màu đen được làm từ là bàn khô kết hợp với rơm khô mang

đi đốt cho màu đen tuyền bóng đẹp Dùng tấp xốp thấm vào 1 ít nước in đen đã hòasẵn rồi thoa đều lên bề mặt khuôn,sau đó đặt tờ giấy in đã xén sẵn lên khuôn indùng tay thoa đều mặt giấy Vậy là đã có bức tranh ban đầu với hình nét đầy đủ củanội dung bức tranh

Công đoạn 3:

- Phơi tranh: tranh được in xong còn hơi ướt vì màu mực in vì vậy cần mang

đi phơi để khô các vết mực

Công đoạn 4:

- Tô màu: tranh sau khi phơi xong thì được tô màu với đủ các màu sắc như đãnói ở trên Mỗi màu tô 1 lần xen kẻ là mang đi phơi để tránh các màu bị nhem vàonhau Cứ như thế cho đến khi hoàn thành bức tranh

Công đoạn 5:

- Cho vào ống đựng làm bằng tre,bên ngoài ống tre được gia công và thiết kếrất đẹp mắt

c Tiêu thụ sản phẩm:

Trước Tết âm lịch khoảng một tháng, tranh làng Sình được hoàn thiện và đưa

đi tiêu thụ Để mang tranh đi khắp nơi mà tranh không bị phai nhòe màu, người bánthường cho tranh vào từng túi ni lông Mỗi túi đựng 1 thứ tranh khác nhau tùy vàomục đích thờ cúng của khách hàng

Ngày xưa người bán tranh thường đi đến các chợ huyện hay có thể mang tranh

đi bán rong Hiện nay, tranh được tiêu thụ ở các chợ, cửa hang lớn Thị trường củatranh chỉ gói gọn trong địa phận Thừa Thiên Huế, tranh từ làng Sình được mang vềbiển, lên thành phố, ra Hương Trà, xuống Hương Thủy, cũng như cung cấp cho cáckhu vực làng xã thuộc huyện Phú Vang Tranh được tiêu thụ rất mạnh, trong thờigian từ 20-30 tháng chạp trước Tết Để phục vụ cho tín ngưỡng của mình, bìnhthường mỗi gia đình thường mua từ hai đến bốn bức tranh để cúng giữa trời, trongcác trang cô, trang bà, chuôn gia súc, bếp, thổ cung…

Là một nghề thủ công tận dụng lúc nông nhàn, thời gian sản xuất ngắn thếnhưng sản phẩm tranh làng Sình là một mặt hàng không thể thiếu được của người

Trang 36

dân Huế trong dịp Tết Tuy nhiên, những khó khăn hiện nay về nguyên vật liệu, thịtrường, giá cả , thời tiết đang làm cho làng nghề ngày càng bị mai một, giảm sút cả

về chất lượng, số lượng Đó là vấn đề đặt ra cho làng nghề, cho giới nghiên cứucũng như cho cả người dân Huế

2.1.4.2 Sản phẩm chính của tranh làng Sình

Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng Có thể phân làm ba loại:

- Tranh nhân vật chủ yếu là tranh tượng bà, vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡvới hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế,tượng chùa, và tượng ngang Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm

- Lại còn các loại tranh khác gọi là con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hìnhđàn ông đàn bà, và ảnh phền vẽ bé trai bé gái (phải chăng phền do chữ phồn thựccủa Ðông Hồ) Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Ðiệu, ông Ðốc và Tờ bếp (có

lẽ tranh vẽ Táo quân) Các loại tranh này sẽ đốt sau khi cúng xong

- Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áoông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình… thường là tranh cỡ nhỏ.Tranh súc vật (gia súc, ngoài ra còn có voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt chongười chết

2.1.5 Tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình

2.1.5.1 Tiềm năng cho phát triển du lịch (tài nguyên nhân văn, tài nguyên

tự nhiên)

a Sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch:

Tranh làng Sình đa dạng phong phú về nhiều loại tranh khác nhau trên một,hình thức đẹp, dùng để trưng bày hoặc để thờ cúng thể hiện sự trang nghiêm,nếu đểthờ cúng thì một năm chỉ thay một lần vào dịp tết và tồn tại dài lâu

Tranh làng Sình đẹp, tinh xảo nhưng mặn mà và khó để những người làmtranh các vúng khác có thể bắt chước được Ngày tết không mua tranh làng Sìnhchưng trên bàn thờ ông táo, bàn thờ trang ông, trang bà, thì người Huế cảm thấynhư tết mà thiếu hoa mai vàng

Một số hình ảnh tranh làng Sình

Trang 37

Khi đến tham quan làng nghề truyền thống tranh làng Sình du khách không chỉđược đắm mình trong một không gian thanh tịnh của làng, mua được những bứctranh thủ công tại làng với giá rẻ ,mà du khách còn tận mắt chứng kiến kỹ thuật làmtranh độc đáo,đầy tinh tế và biết được để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh người thợ thủcông phải làm như thế nào, điều đó rất hữu ích cho những ai thích khám phá, tìmhiểu Nếu muốn du khách có thể tự tay tạo cho mình một sản phẩm,và nó có thể làmón quà lưu niệm tuyệt vời của du khách có được khi đến với làng nghề tranh làngSình.

c Đội ngũ thợ thủ công làng nghề, tài hoa

Trang 38

Tất cả các loại tranh giấy lang Sình đều toát lên vẻ đẹp kỳ diệu – sự kỳ diệuđược làm nên bởi bàn tay khéo léo, tài hoa và hơn cả là tình yêu với nghề truyềnthống của làng của các nghệ nhân làng Sình Gồm 55 hộ làm nghề quanh năm,1 hộphục vụ kinh doanh du lịch chính là nhà của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước trong tổng

số hơn 200 hộ của làng Và chỉ tại nhà của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước mới có các bộtranh về trang trí

Trong hội nghị làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh ( làng Đông Hồ) (ngày20/5/2014) với sự tham gia của 4 làng nghề làm tranh truyền thống thì có tới 3 làngnghề ở khu vực phía Bắc bao gồm: Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Huy chỉ duy nhấttranh làng Sình là đại diện cho khu vực phía Nam Những nghệ nhân tranh làngSình mà đứng đầu là nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, người đã tâm huyết phục dựngthành công nghề truyền thống tranh làng Sình đã lần đầu tiên làm cho công chúngnghệ nhân nơi đây phải mê mẩn khi ông cùng với những người thợ lành nghề khác

đã trình diễn nghệ thuật làm tranh tô tranh của mình Qua đây, làng đã khẳng địnhđược cái tinh hoa nghề truyền thống mình, đồng thời đội ngũ thợ thủ công của làngcũng thể hiện được sự tài hoa và tâm huyết yêu nghề của mình

d Làng có các điểm tham quan

Đình làng Sình được xây dựng cách đây hơn 400 năm dưới thời nhà Trần-Hồ,

là trung tâm văn hóa thời bấy giờ và là nơi diễn ra các hội hè truyền thống đặc biệt

là lễ hội vật truyền thống vào ngày 10-1 ( âm lịch) hàng năm

Tương truyền, hội vật làng Sình (tên Nôm của làng Lại Ân) xuất hiện cách đây

đã gần 500 năm, và được xem như hội võ lớn nhất và cổ xưa nhất ở xứ Đàng Trong.Hội vật làng Sình mang tính truyền thống, là nét đẹp tinh hoa võ luyện của mảnhđất xứ kinh kỳ Cố đô và được lưu truyền hàng trăm năm qua cho đến hôm nay.Chuyện kể rằng, vào thời Trần-Hồ, thành Hóa Châu là lỵ sở phương Nam nước ĐạiViệt, được xây dựng trong khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt, án ngữ thuỷ lộhuyết mạch mà vùng Thanh Phước, Sình chính là cửa ngõ Để huấn luyện binh sĩ,vật võ là môn thể thao được ưa chuộng.Trai làng Sình tích cực tham gia và dần dầntrở thành một phong trào được tổ chức hàng năm để rèn luyện sức khoẻ trong laođộng và bảo vệ quê hương Đến thời Nguyễn, nhờ có vị trí đặc biệt quan trọng trên

Trang 39

các tuyến thuỷ lộ huyết mạch mà ngã ba Sình được triều đình chú trọng đầu tư xâydựng thành nơi diễn tập thủy quân Với phương châm lấy việc rèn luyện sức khoẻlàm đầu, Nhà nước phong kiến khuyến khích quân lính tổ chức vật võ, về sau ấnđịnh ngày mồng 10 tháng Giêng làm ngày hội thao, tổ chức tại làng Sình Vật võ đãtrở thành mạch sống văn hóa của làng Sình và còn có ý nghĩa để cầu an Sới vậtlàng Sình không trải thảm mà dùng bằng đất cát, trên nền sới vuông, cao 1,5 m, mỗicạnh rộng 8 m Hội vật là nơi tôn vinh những thanh niên cường tráng, ngoài yếu tốvui khỏe những ngày đầu xuân hội vật còn mang đầy tinh thần thượng võ, kích thíchviệc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí Hội vật làng Sình về cơbản cũng áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc Sau tiếng trống khaihội, các đô vật biểu diễn những thế vật đẹp, lần lượt đến là các đô vật lứa tuổi thiếuniên, thanh niên tham gia tranh tài.

Xứ Huế xưa vốn là đất kinh kỳ nên thường có nhiều bậc kì tài về võ học Đểtránh sự sát phạt và đề cao tinh thần thượng võ trong khi thi đấu, lệ làng Sình xưaquy định rõ, các đô vật khi thi đấu không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tínhmạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc tấncông vào hạ bộ yết hầu, mắt…

Các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đốithủ, để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với các đònđánh sao cho làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" Hội vật xuân Bính Thân

2016 đã thu hút 132 đô vật mạnh đến tham gia Nét độc đáo của hội vật làng Sinh làcác đô vật lên sới đấu không nhất thiết phải là người địa phương và bất kỳ khán giảnào cũng có thể được lên sới đấu vật.Ngoài việc nhận cờ, huy chương và tiềnthưởng, các đô vật đoạt giải nhất được nhận mâm cau, trầu, rượu của Hội Bồi dânglàng cúng trong buổi lễ tế ngày hôm trước Hội vật còn trao giải thưởng nhân cách

và đạo đức cho các đô vật có tinh thần thi đấu đẹp

Chùa Sùng Hóa là 1 di tích văn hóa lâu đời từ thời nhà Trần Trải qua thờiPháp thuộc mặc dù đã bị xuống cấp do chiến tranh nhưng đã được tu sữa và vẫn giứđược những nét của kiến trúc chùa từ thời xưa Là nơi để các Tăng ni, Phật tử,Khuôn Hội Phật Giáo tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tô giáo vào những ngày

Trang 40

rằm- mồng một âm lịch hàng tháng Đó cũng là 1 nét văn hóa đẹp trong tín ngưỡngtâm linh của người dân nơi đây.

Một số hình ảnh về đình làng Sình,Chùa Sùng Hóa và lễ hội vật

(Nguồn: tác giả, 2016)

2.1.5.2 Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình

a Mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của làng nghề

Cách đây vài năm, khi mới được phục chế thì tranh làng Sình chủ yếu là đểcác o các mệ bán để thờ cúng vào dịp tết Nay tranh làng Sình được các nghệ nhân

ở đây làm quanh năm bởi nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày càng lớn

Ngày đăng: 05/07/2017, 11:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.GS. Trần Quốc Vượng (2000), Làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội, Trung tâm triễn lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội
Tác giả: GS. Trần Quốc Vượng
Năm: 2000
2.TS. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển các làng nghề trongquá trình công nghiệp hóa
Tác giả: TS. Dương Bá Phượng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2001
3. Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven đô HàNội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trìnhCNH, HĐH ở vùng ven đô HàNội
Tác giả: Mai Thế Hởn
Năm: 2000
4. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam , NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Tác giả: Bùi Văn Vượng
Nhà XB: NXBVăn hóa thông tin
Năm: 2002
6.Phan Văn Linh (2011), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trìnhCNH, HĐH ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Phan Văn Linh
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w