Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: Hiện nay và trong nhiều năm tới,vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, là vấn đềchiến lược tro
Trang 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề mang tính chiến lược được quan tâm hiệnnay Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: Hiện nay và trong nhiều năm tới,vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, là vấn đềchiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy tăngcường kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng, là yếu tố quan trọng đảmbảo sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Phát triển các làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là góp phần thúc đẩy nhanhquá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trịsản xuất công nghiệp và dịch vụ Tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn,góp phần làm thay đổi bộ mặt văn hóa - xã hội của các địa phương theo hướng bền vững,phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với xây dựng NTM
Với vai trò và tầm quan trọng của nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninhquốc phòng và thực tiễn phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay càng được nâng cao.Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM với
Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ( Chính phủ,2009), trong đó nêu rõ 5 nhóm với 19 tiêu chíchung và mức cần phải đạt của 7 vùng kinh tế trong cả nước Việc xây dựng NTM là tậphợp các hoạt động qua lại để cụ thể hóa chương trình phát triển nông thôn, nhằm bố trí sửdụng các nguồn lực khan hiếm về tài chính, nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bj để tạo racác sản phẩm hay dịch vụ trong một thời gian xác định và thõa hiệp các mục tiêu về kinh tế
xã hội và môi trường cho sự phát triển bền vững ở nông thôn
Một trong những mục tiêu chương trình xây dựng NTM hướng tới là: Xây dựng NTM
có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổchức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn pháttriển nông thôn với với đô thị đang quy hoạch…Chính vì vậy, phát triển làng nghề truyềnthống hiện nay là khâu quan trọng nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, giảm dần vàthu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch nhanh
cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác các tiềm năng sẵn có nhằm ổn định và phát triển cáclàng nghề, ngành nghè tiểu thủ công nghiệp theo cơ chế thị trường, chủ động hội nhập, kinh
tế quốc tế, từng bước phát triển kinh tế nông thôn
Trang 2Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế - xã hội, nhiều làngnghề đang đứng trước khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất như nguồn vốn hạnhẹp, công nghệ lạc hậu, môi trường sản xuất kinh doanh đang bị ô nhiễm, thị trường làngnghề không ổn định…Những vấn đề này đã hạn chế khả năng phát triển của các làng nghềtruyền thống hiện nay trên địa bàn huyện Phú Lộc và là lực cản trong quá trình thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Ban chỉ đạo chương trìnhNTM,2013) Như vậy, thách thức đặt cho huyện Phú Lộc là phát triển làng nghề truyềnthống gắn với xây dựng NTM như thế nào để cả hai mục tiêu đều đạt được Vì vậy, việcphát triển các làng nghề truyền thống cũng như xây dựng NTM có ý nghĩa quan trọng khôngchỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội.
Làng nghề là cơ sở rất thuận lợi để xây dựng kinh tế và đời sống văn hóa của NTM Chỉcần quan tâm đầu tư, đánh thức những tiềm năng văn hóa của làng nghề là có được bộ mặtNTM vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc Khi các làng nghề truyền thống được vựcdậy với những nét văn hóa độc đáo sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn Du lịch làngnghề phát triển không những góp phần thúc đẩy du lịch huyện Phú Lộc phát triển mà còntác động nâng cao đời sống nhân dân xây dựng NTM
Để giải quyết những vấn đề đang đặt ra việc triển khai đề tài “Phát triển làng nghềtruyền thống gắn với xây dựng NTM ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm đánhgiá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống huyện PhúLộc gắn với xây dựng NTM là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc gópphần phát triển KT-XH huyện, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà cụ thể là pháttriển các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng làng nghề, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnlàng nghề truyền thống trong quá trình xây dựng NTM, đề xuất một số giải pháp phát triểnlàng nghề truyền thống ở huyện Phú Lộc gắn với chương trình xây dựng NTM của huyện
Trang 33 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống gắn với chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: chọn mẫu, điều tra, phỏng vấn…
- Phương pháp phân tích thống kê, đặt biệt là thống kê mô tả
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trênđịa bàn huyện Phú Lộc Đánh giá sự hình thành và quá trình phát triển của làng nghề truyềnthốnghiện nay dựa trên các tiêu chí về xây dựng NTM
- Về thời gian: Nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống gắn với xây dựng NTM ởhuyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian : Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2013 - 2015; số liệu sơ cấp điềutra trong giai đoạn 2015 và đề xuất giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống củahuyện Phú Lộc gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
6 Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu này góp phần làm rõ thêm thực trang phát triển làng nghề truyền thốnghuyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và ý nghĩa của nó trong quá trình phát triển các làngnghề truyền thống hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển làng nghề này trong thời gian tới
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các biểu đồ số liệu, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống gắn với xâydựng nông thôn mới
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn Huyện Phú Lộcgắn với xây dựng nông thôn mới
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với xâydựng nông thôn mới ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 4PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Như vậy, làng nghề muốn được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau theo quy định tạiNghị định 66/2006/NĐ-CP, Thông tư 113/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư46/2011/TT-BTNMT của Bộ TN&MT
• Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn
• Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị côngnhận
• Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước
1.1.1.2.Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là cụm dân cư (làng, ấp, thôn,…) mà ở đó tập trung một lượnglao động tham gia vào một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi nông nghiệp
để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người lao động Sản phẩm
họ làm ra theo một quy trình công nghệ nhất định, có tính độc đáo, có tính riêng biệt, trởthành hàng hóa trên thị trường mang bản sắc văn hóa dân tộc, được hình thành từ lâu đời,được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
Để xác định một làng nghề là làng nghề truyền thống theo Thông tư 116/2006/TT-BNNcủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì cần có những tiêu thức sau:
- Số hộ và lao động làm nghề truyền thống ở làng nghề đạt từ 50% trở lên so với tổng số hộ
và lao động của làng
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50% tổng giá trị sảnxuất và thu nhập của làng trong năm
Trang 5- Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hóa và bản sắc dân tộc ViệtNam.
- Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
1.1.3. Nông thôn mới và chương trình xây dựng nông thôn mới
1.1.3.1.Nông thôn mới
Nông thôn mới (NTM) là “phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã, có làng xã vănminh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại, sản xuất bền vững theo hướng hàng hóa, có đời sống vậtchất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữgìn và phát triển, xã hội được quản lý tốt và dân chủ” [6
1.1.3.2.Chương trình xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng NTM là một trong những nội dung nhiệm vụ trọng tâm rất quantrọng để thực hiện Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TrungƯơng Đảng khóa X ngày 05/8/2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
1.2. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề truyền thống với xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; về kinh tế và tổ chức sản xuất; về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị.
1.2.2 Mối quan hệ hai chiều giữa phát triển làng nghề truyền thống với xây dựng nông thôn mới
Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống hiện nay là rất cần thiết Trong
đó, việc phát triển các làng nghề truyền thống tác động đến việc xây dựng NTM là chủ yếu,biểu hiện cụ thể là:
Trang 6- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống là một trong nhữngnhân tố có tính quyết định.
- Phát triển làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
- Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn
- Phát triển làng nghề truyền thống góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, hìnhthành thị trường lao động có tổ chức, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở nông thôn
- Phát triển làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương phát triển
du lịch (tiêu chí số 16 về văn hóa )
Chiều tác động ngược lại xây dựng NTM đến phát triển làng nghề truyền thống:
- Xây dựng NTM sẽ góp phần xây dựng cơ sử vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất, hỗ trợ quyhoạch giao thông, thủy lợi, xây dựng mặt bằng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làngnghề
- Xây dựng NTM sẽ hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ nâng cao thunhập
- Khi XDNTM sẽ góp phần đào tạo năng lực phát triển cộng đồng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũcán bộ cơ sở, nâng cao trình độ dân trí của người dân
- Xây dựng NTM gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nông thôn
1.3. Nội dung phát triển làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới
1.3.1. Phát triển kinh tế làng nghề
1.3.1.1.Phát triển sản xuất
1.3.1.2.Phát triển các tổ chức kinh tế
1.3.2 Phát triển văn hóa - xã hội làng nghề
1.3.2.1 Tạo việc làm và thu hút lao động
1.3.2.2 Hình thành các mối liên kết trong phát triển SXKD
1.3.3 Môi trường làng nghề
1.3.3.1 Hệ thống xử lý chất thải
1.3.3.2 Công trình cung cấp nước sạch và VSMT
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
1.4.1. Chính sách phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới
1.4.2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
1.4.3 Các yếu tố đầu vào
1.4.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.5. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở một
số tỉnh, thành phố Việt Nam.
1.5.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
1.5.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên - Huế: phát triển làng nghề gắn với du lịch.
Trang 71.5.3 Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề Huyện Phú Lộc gắn với XDNTM
- Thứ nhất, quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước đều quan tâm chú trọng phát triểnlàng nghề, coi ngành nghề nông thôn và làng nghề là một nội dung phát triển kinh tế quantrọng
- Thứ hai,muốn phát triển nghề, làng nghề truyền thống có hiệu quả trước hết phải có sự
hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước bằng việc ban hành những cơ chế chính sách, tạo môitrường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn,trong đó cần có cơ chế, chính sách cho các hộ tại làng nghề vay vốn không cần thế chấp;đồng thời có chính sách đồng bộ về vùng cung cấp nguyên liệu
- Thứ ba, sản xuất làng nghề trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường
- Thứ tư, sự phát triển của làng nghề gắn chặt với quá trình CNH, HĐH NN, NT ở nôngthôn
- Thứ năm, đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, tăngcường công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động làngnghề thông qua các trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu
- Thứ sáu, cần xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với từngngành nghề và điều kiện ở điạ phương, gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành, tăng cườngphổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật
- Thứ bảy, quan tâm đến đội ngũ nghệ nhân, thợ cả, thợ giỏi, chú trọng đào tạo thế hệlao động trẻ cho làng nghề
- Thứ tám, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất pháttriển; triển khai các giải pháp phát triển bền vững môi trường
Trang 82.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628 người, mật độ dân
số 187 người/km2, (theo niên giám thống kê năm 2012) Toàn huyện có 18 đơn vị hànhchính, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn
Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi,đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000ha
2.1.1.2 Vị trí địa lý
Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xó hội chủnghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 160'10" đến 1617'43" vĩ độ Bắc và từ 10706'53" đến1080'15" kinh độ Đông
Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc giaquan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam
2.1.1.3 Địa hình
Địa hình huyện Phú Lộc rất đa dạng chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Căn cứ vào
độ cao tuyệt đối và tương đối của địa hình, có thể chia địa hình huyện Phú Lộc thành cácbậc địa hình như sau: Núi địa hình, núi thấp, đồi và đồng bằng
Trang 9Biển Phú Lộc giàu có tài nguyên thủy hải sản với sản lượng lớn phong phú đa dạng,nhiều loại có giá trị kinh tế cao Đồng thời hệ thống cửa biển, đầm phá ven biển, nơi nàycòn có điều kiện rất thuận lợi để nuôi trồng các loài thủy sản nước mặn Có thể phát triểnmạnh đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế, cơ sở hạ tầng
Tổng GDP của huyện Phú Lộc năm 2014 đạt gần 6.000 tỷ đồng tăng 10,5% so với năm2013
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế huyện Phú Lộc năm 2014.
2.1.2.2 Đặc điểm dân cư, nguồn lao động
Dân số huyện Phú Lộc năm 2014 đạt 140.537 người với mật độ trung bình đạt gần 195người/ km2 thấp hơn 13,4 % mật độ dân trung bình của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và thấphơn 28,6 % so với mật độ dân trung bình cả nước
Lực lượng lao động ngày càng tăng, trẻ hóa đây là động lực lớn, đáp ứng nhu cầu sửdụng lao động của các ngành, nghề tại các địa phương này cũng như cung cấp nguồn laođộng cho các địa phương, tỉnh thành khác
2.1.2.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Những năm qua văn hóa – xã hội của huyện Phú Lộc và đặc biệt là các xã ven biển luônphát triển theo hướng tích cực Giá trị văn hóa truyền thống của huyện được phát huy và bảotồn, các hủ tục mê tín dị đoan không còn tồn tại
Bên cạnh đó ý thức pháp luật của người dân trong huyện luôn được nâng cao.Công tácchính sách xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội được thựchiện tốt Sự nghiệp y tế chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăngcường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.An ninh – quốcphòng được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững Công tác
Trang 10phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn ngày càng được quan tâm Hệ thống chính trị ở cơ
sở từng bước được củng cố, kiện toàn và hoạt động có hiệu lực và hiệu quả
Khó khăn làng nghề là thiếu diện tích sản xuất và thiếu vốn Bên cạnh đó, cơ sở vật chấtchưa tương xứng với tiềm năng phát triển, lại thiếu vốn đầu tư nên quy mô sản xuất vẫnmanh mún, nhỏ lẻ, tập trung sản xuất theo hộ gia đình vẫn được duy trì chiếm đasố.Hơn nữa, nhìn chung lao động có trình độ thấp, ít qua đào tạo
Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế, gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đếnsức khỏe và thường chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, nước biển xâm lấn.Gây ra nhiều khó khăn thiệt hại cho người dân, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản
2.2 Khái quát lịch sử phát triển các làng nghề truyền thống và xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lộc
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề ở huyện Phú Lộc
2.2.1.1 Làng nghề chế biến dầu tràm xã Lộc Thủy
Dầu tràm Lộc Thủy là một trong hai sản phẩm của Thừa Thiên Huế vừa được Hội nôngdân Việt Nam công nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2013 với tiêu chí đánh giá làsản phẩm có chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất Làng nghềdầu tràm Lộc Thủy đang có những nỗ lực trong việc xây dựng nhãn hiệu tập thể, quản lýchất lượng, phát triển vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, khẳng định thươnghiệu một làng nghề mà hạt nhân là HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ chế biến dầu tràm LộcThủy, góp phần tích cực vào tiến trình xây dựng NTM của địa phương
Trang 112.2.1.2 Làng nghề chế biến hải sản Phụ An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc.
Làng nghề Phụ An nằm gần cửa biển Tư Hiền và Cảng Cá, với địa bàn dài hơn 7km bờbiển và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, là nơi vừa cung cấp nguồn thủy hải sản dồi dào,nhiều loại thủy sản có giá trị, vừa tạo sinh kế cho người dân sản xuất chế biến nước mắm
và mắm các loại
2.2.2 Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lộc
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là chương trình phát triển KT - XH cótính tổng hợp, có quy mô rộng lớn, lại mới bắt đầu triển khai trong thời gian ngắn cho nên còngặp nhiều khó khăn, thách thức Công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia còn hạnchế, do vậy, nhận thức về thực hiện chương trình chưa thật sự đúng đắn, còn tư tưởng ỷ lại,trông chờ vào Nhà nước Phong trào xây dựng NTM ở một số xã chưa duy trì thường xuyên,chưa tạo được khí thế sôi nổi trong nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng NTM
Với tinh thần và mục tiêu cụ thể, huyện đang tăng cường chỉ đạo của các cấp, các ngànhđẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trịvào cuộc trong xây dựng NTM
2.3 Tổng quan về làng nghề huyện Phú Lộc trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới
2.3.1 Phát triển kinh tế làng nghề định hướng xây dựng nông thôn mới
2.3.1.1 Đánh giá các yếu tố sản xuất
• Mô hình sản xuất, kinh doanh
Có thể khẳng định, hầu hết các cơ sở các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề truyềnthống trên địa bàn đều có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời Theo số liệu thống kê,toàn huyện Phú Lộc có 84 hộ sản xuất kinh doanh, trong đó chế biến dầu tràm có 52 hộ vàchế biến thủy hải sản Phụ An có 32 hộ sản xuất kinh doanh
Bảng2.1: Số lượng, phân bố các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh làng nghề năm 2014
xuất/kinh doanh
Số hộ sản xuât/kinh doanh truyền thống