1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG THÔNG TIN môi TRƯỜNG

20 544 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 70,54 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG Câu 1 : Trình bày khái niệm dữ liệu môi trường và cơ sở dữ liệu môi trường theo thông tư số 34 2013TTBTNMT? Theo Khoản 1 Điều 3 TT342013TTBTNMT : DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG bao gồm: a) Kết quả điều tra, khảo sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường b) Kết quả của các chương trình, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường c) Kết quả của chương trình mục tiêu quốc gia; sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường; d) Kết quả hoạt động của các dự án hợp tác quốc tế về môi trường; đ) Báo cáo Hiện trạng môi trường các cấp (quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương); e) Danh sách các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên; Danh mục các loài hoang dã, loài bị đe dọa tuyệt chủng, loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên, loài đặc hữu, loài di cư, loài ngoại lai, loài ngoại lai xâm hại, loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài trong Sách Đỏ Việt Nam; g) Báo cáo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái (trên cạn, dưới nước) và an toàn sinh học; h) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; i) Báo cáo về nguồn thải, lượng chất thải, nguồn gây ô nhiễm, chất thải thông thường, chất thải nguy hại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; kết quả cải tạo, phục hồi môi trường trong các hoạt động khai thác khoáng sản; hiện trạng môi trường tại các mỏ khai thác khoáng sản; hiện trạng môi trường các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; dự án xử lý và phục hồi môi trường các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; k) Báo cáo về tình hình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nộp phí bảo vệ môi trường; kết quả giải quyết bồi thường thiệt hại, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; l) Báo cáo về khu vực bị ô nhiễm, nhạy cảm, suy thoái, sự cố môi trường; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; bản đồ ô nhiễm môi trường và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; m) Danh mục về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Danh mục và tình hình bảo vệ môi trường làng nghề, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; n) Kết quả về quản lý môi trường lưu vực sông, ven biển và biển; ô nhiễm môi trường xuyên biên giới; o) Kết quả về xử lý chất thải, khí thải, nước thải, tiếng ồn, độ rung và các công nghệ môi trường khác; p) Kết quả về đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường. Theo Khoản 2 Điều 3 TT342013TTBTNMT : CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG là tập hợp dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1Điều này đã được kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp và được lưu trữ một cách có hệ thống, có tổ chức dưới dạng tệp dữ liệu lưu trên các hệ thống tin học, các thiết bị lưu trữ và các vật mang tin như ổ cứng máy tính, băng từ, đĩa CD, DVD hoặc văn bản, tài liệu được xây dựng, cập nhật và duy trì, bao gồm: a) Cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia do Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lưu trữ và quản lý; b) Cơ sở dữ liệu môi trường ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lưu trữ và quản lý; c) Cơ sở dữ liệu môi trường địa phương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lưu trữ, quản lý.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG Câu 1 : Trình bày khái niệm dữ liệu môi trường và cơ sở dữ liệu môi trường theo thông tư số 34 /2013/TT-BTNMT?

Theo Khoản 1 /Điều 3/ TT34/2013/TT-BTNMT :

DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG bao gồm:

a) Kết quả điều tra, khảo sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường

b) Kết quả của các chương trình, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường

c) Kết quả của chương trình mục tiêu quốc gia; sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường;

d) Kết quả hoạt động của các dự án hợp tác quốc tế về môi trường;

đ) Báo cáo Hiện trạng môi trường các cấp (quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương); e) Danh sách các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên; Danh mục các loài hoang dã, loài bị đe dọa tuyệt chủng, loài bị tuyệt chủng trong

tự nhiên, loài đặc hữu, loài di cư, loài ngoại lai, loài ngoại lai xâm hại, loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài trong Sách Đỏ Việt Nam;

g) Báo cáo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái (trên cạn, dưới nước) và an toàn sinh học;

h) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

i) Báo cáo về nguồn thải, lượng chất thải, nguồn gây ô nhiễm, chất thải thông thường, chất thải nguy hại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; kết quả cải tạo, phục hồi môi trường trong các hoạt động khai thác khoáng sản; hiện trạng môi trường tại các mỏ khai thác khoáng sản; hiện trạng môi trường các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; dự án xử lý và phục hồi môi trường các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu;

k) Báo cáo về tình hình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nộp phí bảo

vệ môi trường; kết quả giải quyết bồi thường thiệt hại, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;

Trang 2

l) Báo cáo về khu vực bị ô nhiễm, nhạy cảm, suy thoái, sự cố môi trường; khu vực

có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; bản đồ ô nhiễm môi trường và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

m) Danh mục về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Danh mục và tình hình bảo vệ môi trường làng nghề, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp;

n) Kết quả về quản lý môi trường lưu vực sông, ven biển và biển; ô nhiễm môi trường xuyên biên giới;

o) Kết quả về xử lý chất thải, khí thải, nước thải, tiếng ồn, độ rung và các công nghệ môi trường khác;

p) Kết quả về đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường

Theo Khoản 2/ Điều 3/ TT34/2013/TT-BTNMT :

CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG là tập hợp dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1Điều này đã được kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp và được lưu trữ một cách có hệ thống, có tổ chức dưới dạng tệp dữ liệu lưu trên các hệ thống tin học, các thiết bị lưu trữ và các vật mang tin như ổ cứng máy tính, băng từ, đĩa CD, DVD hoặc văn bản, tài liệu được xây dựng, cập nhật và duy trì, bao gồm:

a) Cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia do Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lưu trữ và quản lý;

b) Cơ sở dữ liệu môi trường ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lưu trữ và quản lý;

c) Cơ sở dữ liệu môi trường địa phương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lưu trữ, quản lý

Câu 2: Trình bày nhiệm vụ của các cơ quan quản lý dữ liệu môi trường: Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, Các

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường?

Theo Khoản 1/ Điều 5/ TT34/2013/TT-BTNMT:

Trang 3

Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường thuộc Tổng cục Môi trường thực hiện nhiệm vụ:

a) Thu nhận dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này đối với

tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện;

b) Thu nhận dữ liệu môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

c) Lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường theo quy định;

d) Giúp Tổng cục Môi trường hướng dẫn, kiểm tra về giao nộp, thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường quy định tại Thông tư này; xây dựng báo cáo thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia;

đ) Hàng năm, rà soát dữ liệu môi trường và báo cáo Tổng cục Môi trường trình Bộ trưởng xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

Theo Khoản 2/ Điều 5/ TT34/2013/TT-BTNMT:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ giao đơn vị làm đầu mối quản lý dữ liệu môi trường ngành và có văn bản thông báo gửi đến Tổng cục Môi trường để biết, phối hợp thực hiện Cơ quan đầu mối thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Thu nhận dữ liệu môi trường ngành quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này đối với tổ chức, cá nhân thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện;

b) Tổ chức lưu trữ, bảo quản, sử dụng, cung cấp dữ liệu môi trường thuộc lĩnh vực, ngành quản lý;

c) Định kỳ hàng năm gửi báo cáo về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường do đơn vị mình quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Môi trường) để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia;

Trang 4

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này

Theo Khoản 3/ Điều 5/ TT34/2013/TT-BTNMT:

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ:

a) Thu nhận dữ liệu môi trường địa phương quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này đối với tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện;

b) Tổ chức lưu trữ, bảo quản, sử dụng, cung cấp dữ liệu môi trường của địa

phương;

c) Định kỳ hàng năm gửi báo cáo về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường do địa phương quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Môi trường) để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều này

Trang 5

Câu 3: Quy định công bố và cung cấp thông tin môi trường Theo điều 130 và

131 của luật bảo vệ môi trường năm 2014:

Theo điều 130/LBVMT2014 :

1 Tổ chức, cá nhân quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin môi

trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan quản lý về môi trường thuộc

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

3 Bộ, ngành hằng năm có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường

4 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này

Theo điều 131/LBVMT2014:

1 Thông tin môi trường phải được công khai gồm:

a) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

b) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải;

c) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;

d) Các báo cáo về môi trường;

đ) Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường Các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai

2 Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin

3 Cơ quan công khai thông tin môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin

Trang 6

Câu 4: Theo thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hãy trình bày:

1 Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các

cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường :

Theo khoản 1/điều 3 /TT19/2016/TT-BTNMT :

a) Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường, bao gồm: hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường; cơ sở có nguồn thải lớn; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tình hình phát sinh chất thải; các vấn đề môi trường chính;

b) Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường, bao gồm: tổ chức

bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực bảo vệ môi trường; xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường (tổ chức thực hiện các công cụ, biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu lên môi trường; xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thực hiện

dự án xử lý chất thải, cải tạo và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; thực hiện các chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tuyên truyền, giáo dục về môi trường; quan trắc, thông tin và báo cáo về môi trường; các hoạt động bảo vệ môi trường khác); đánh giá chung về kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 141, Điều 143 và trong các điều, khoản khác của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành;

c) Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong năm tới, bao gồm: định hướng các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chính;

d) Đề xuất, kiến nghị

2 Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ

Theo khoản 1/điều 4 /TT19/2016/TT-BTNMT :

a) Đánh giá chung về các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường, các loại hình chất thải đặc trưng và các vấn đề môi trường chính (nếu có) của ngành, lĩnh vực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

b) Tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm: cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường; ban hành văn bản chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 3 Điều 142 và

Trang 7

trong các điều, khoản khác của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành;

c) Định hướng công tác bảo vệ môi trường trong năm tới và đề xuất, kiến nghị

3 Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp

a) Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường: Tổng diện tích đất, mặt nước, cây xanh; tỷ lệ lấp đầy; chất lượng môi trường; nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường;

b) Tình hình và kết quả công tác bảo vệ môi trường: Tổ chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường; tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định;

c) Khó khăn, vướng mắc, đề xuất và kiến nghị

Trang 8

Câu 5: Theo thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hãy trình bày:

1 Khái niệm mô hình DPSIR?

Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực D ( phát triển kinh tế xã hội , nguyên nhân sâu sa của các biến đổi môi trường – Sức ép P(các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường) – Hiện trạng S( hiện trạng chất lượng môi trường – Tác Động I ( tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng , hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

và môi trường sinh thái ) – Đáp ứng R ( các đáp ứng của nhà nước và xã hội

để bảo vệ môi trường )

2 Thiết lập mối quan hệ D, P, S, I, R trong đánh giá hiện trạng môi trường cho 1 đối tượng cụ thể?

Đối tượng : Làng nghề tái chế nhôm Văn Môn

D : hoạt động tái chế nhôm của làng nghề tái chế nhôm Văn Môn

P :

Lưu lượng nước thải cho hoạt động tái chế nhôm : 5000 m3/ngđêm

Lưu lượng khí thải : 2000 m3/h , Nồng độ bụi dày , có mùi khét do đốt phế liệu

Khối lượng chất thải rắn thải ra ngoài môi trường : 11 tấn /ngày

Các hộ đều không có hệ thống xử lý nước thải và khí thải, chất thải rắn bị đổ bừa bãi ra môi trường , kênh mương, ao hồ gây ô nhiễm môi trường đất, nước , không khí

S :

Theo kết quả quan trắc và phân tích nước tại Văn Môn:

 Nước mặt tại ao làng Mẫn Xá và kênh Văn Môn bị ô nhiễm Hàm lượng kim loại nặng Fe , Cu , Pb vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT lần lượt là 0,12 – 0,028 - 1,98 lần

 Nước ngầm bị ô nhiễm kim loại nặng Hàm lượng Pb vượt 0,7 -1,5 lần QCVN09-MT:2015/BTNMT

Theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí tại Văn Môn và

so sánh với QCVN05/2013/BTNMT ( quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh )

+ Hàm lượng bụi trung bình 1 giờ = 350 μg/mg/m 3 vượt 0,17 lần QCVN05/2013/BTNMT

Trang 9

+ Hàm lượng khí SO2 trung bình 1 giờ = 400 μg/mg/m3 vượt 0,15 lần QCVN05/2013/BTNMT

+ Hàm lượng khí CO trung bình 1 giờ = 32000 μg/mg/m 3 vượt 0,07 lần QCVN05/2013/BTNMT

Hiện trạng bức xúc : Môi trường không khí tại làng nghề đang bị ô nhiễm nặng nề

và ngày một nghiêm trọng cần được quan tâm và có biện pháp xử lý kịp thời

I :

Tác động đối với sức khỏe cộng đồng : tỉ lệ người dân mắc bệnh hô hấp chiếm 80% bệnh do môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề Ngoài ra , các bệnh về da chiếm 14% , các bệnh khác chiếm 6%

Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái:

- Ao hồ bốc mùi hôi thối, không khí bụi bặm khiến cho cảnh quan bị phá hủy , chất thải rắn vứt bừa bãi ra môi trường làm mất cảnh quan

- Giảm nguồn thu thủy sản từ ao hồ trong làng, làng giảm cả về số lượng và thành phần loài trong các ao hồ

R :

- Tuyên truyền vận động người dân vứt rác đúng nơi quy định

- Chia các hộ sản xuất thành nhiều tổ sản xuất theo giờ để giảm lượng khí thải ra ngoài môi trường

- khuyến khích các hộ sản xuất lớn xây dựng ống khói cao để dễ khuếch tán khí thải

3 Trình bày cấu trúc báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia và báo cáo chuyên đề về môi trường địa phương?

Lời mở đầu

Chương 1: Tổng quan về vấn đề môi trường ( chủ đề MT lựa chọn )

- Trình bày các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đề môi trường được lựa chọn Phân tích các ảnh hưởng đó

Chương 2: Sức ép ô nhiễm môi trường

- Trình bày sức ép ô nhiễm môi trường được thông qua phân tích các tác động tiêu cực, biểu hiện bằng giá trị thải lượng của các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó đánh giá nguyên nhân gây sức ép ô nhiễm môi trường theo chủ đề báo cáo đã lựa chọn

Chương 3: Hiện trạng môi trường của chủ đề lựa chọn

Trang 10

- Trình bày diễn biến (xu hướng) của những thông số đặc trưng, đánh giá chất lượng môi trường So sánh các giá trị của các thông số đó với quy chuẩn kỹ thuật

về môi trường - Đánh giá mức độ ô nhiễm theo không gian và thời gian

Chương 4 : Tác động của ô nhiễm môi trường

- Trình bày các tác động của ô nhiễm môi trường (chủ đề của báo cáo) đến: 4.1 Sức khỏe con người thể hiện thông qua các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường

4.2 Phát triển kinh tế - xã hội

4.3 Cảnh quan và hệ sinh thái

Chương 5: Thực trạng quản lý môi trường

Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường đối với chuyên đề môi trường của báo cáo Những việc đã làm được (thành công) và các vấn đề đáng lưu ý (những tồn tại và thách thức)

Chương 6: Các thách thức trong bảo vệ môi trường, phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường

6.1 Các thách thức về môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)

6.2 Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

4 Trình bày vai trò của các cơ quan quản lý số liệu quan trắc môi trường các cấp?

Theo điều 20/TT43/2015/BTNMT

1 Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật bảo

vệ môi trường năm 2014

2 Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều

127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014

3 Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ

sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trắc môi trường theo quy định tại Khoản 3 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014

5 Trình bày chế độ báo cáo số liệu quan trắc môi trường của các cấp?

Theo điều 21/TT43/2015/BTNMT

1 Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được giao kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình quan trắc môi trường quốc gia có trách nhiệm gửi Tổng cục Môi trường số liệu quan trắc môi trường có liên quan

Ngày đăng: 03/07/2017, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w