ĐỒ ÁN MÔN HỌC THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG: BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN

53 875 4
ĐỒ ÁN MÔN HỌC THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG: BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI  THỊ TRẤN CHỢ MỚI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 2 1.1.Điều kiện tự nhiên: 2 1.1.1.Vị trí địa lý: 2 1.1.2. Địa hình, địa mạo: 3 1.1.3. Khí hậu: 3 1.1.4. Thuỷ văn: 4 1.1.5. Các nguồn tài nguyên: 4 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: 5 1.2.1. Dân số: 5 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế: 5 CHƯƠNG 2. SỨC ÉP Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 8 2.1. Nước thải: 8 2.1.1. Nước thải sinh hoạt: 8 2.1.2. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp: 10 2.1.3. Rác thải từ hoạt động sinh hoạt: 11 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 12 3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường : 12 3.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt: 12 3.2.Vấn đề môi trường bức xúc tại địa phương: 18 3.3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm: 19 3.3.1. Ô nhiễm từ rác thải và chất thải sinh hoạt: 19 3.3.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: 20 3.3.3. Ô nhiễm do ý thức người dân: 21 CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 22 4.1.Tác động đến sức khỏe con người: 22 4.2.Tác động đến môi trường sinh thái: 24 4.3.Tác động đến kinh tế xã hội: 24 CHƯƠNG 5: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở THỊ TRẤN CHỢ MỚI, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN 27 5.1. Những kết quả đạt được 27 5.1.1.Về hệ thống tổ chức quản lý nhà nước: 27 5.1.2. Về hệ thống chính sách pháp luật: 27 5.1.3. Về mặt tài chính, đầu tư công tác bảo vệ môi trường: 27 5.1.4. Về công tác quản lý tài nguyên nước: 28 5.1.5. Về hoạt động bảo vệ môi trường nước và sự tham gia của cộng đồng: 28 5.2. Những hạn chế 28 5.2.1. Về hệ thống quản lý nhà nước: 28 5.2.2. Về hệ thống chính sách pháp luật: 29 5.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư công tác bảo vệ môi trường: 29 5.2.4. Về công tác quản lý tài nguyên nước: 30 5.2.5. Về hoạt động bảo vệ môi trường nước và sự tham gia của cộng đồng: 30 CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 31 6.1.Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường: 31 6.1.1Hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường: 31 6.1.2. Chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường: 32 6.1.3.Giải pháp đầu tư cho bảo vệ môi trường: 32 6.2.Các giải pháp cụ thể khác: 33 6.2.1. Đối với nước thải chăn nuôi: 34 6.2.2. Đối với nước thải sinh hoạt: 34 6.2.3.Một só biện pháp kĩ thuật cụ thể: 35 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 37 PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN MÔN HỌC THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN Lớp : ĐH3QM1 Nhóm thực hiện : Nhóm 01 HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016 1 Mục lục DANH MỤC BẢNG 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH 3 MỞ ĐẦU Thị trấn Chợ Mới là trung tâm của huyện Chợ Mới, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 40km về hướng nam có sông Cầu chảy qua địa bàn thị trấn Thị trấn Chợ Mới có diện tích tự nhiên 2.24 km2 với dân số là khoảng 2 474 người Trong những năm gần đây Thị Trấn Chợ Mới đang trong quá trình phát triển kinh tế cùng đô thị hóa Thị Trấn Chợ Mới từng bước phát triển tất cả các ngành: phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển các cụm, điểm công nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ Hoạt động phát triển của con người đã tác động mạnh mẽ đến môi trường của địa phương, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở các mức độ khác nhau nếu không có các biện pháp, chính sách hiệu quả nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm này Trong các vấn đề môi trường hiện nay đây Thị Trấn Chợ Mới, ô nhiễm nước đang là một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các các cơ quan quản lý và người dân Bởi vì ô nhiễm vừa ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực, sức khỏe người dân nơi đây vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Hiện nay huyện đang đứng trước thực trạng là sự gia tăng dân số, đô thị hoá và công nghiệp hoá dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về sử dụng nước Hiện tại trên toàn huyện chưa có một công trình xử lý nước thải tập trung trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận Chính điều này đã gây ra những vấn đề liên quan đến môi trường nước trên địa bàn Thị trấn trong thời gian gần đây Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của Thị Trấn Chợ Mới, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt của huyện trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành lập "Báo cáo hiện trạng môi trường nước mặt tại Thị Trấn Chợ Mới huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn " 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 1.1.Điều kiện tự nhiên: 1.1.1.Vị trí địa lý: - Thị trấn Chợ Mới là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của huyện Chợ Mới, nằm cách thành phố Thái Nguyên 43 km và thị xã Bắc Kạn 43 km trên QL3, với tổng diện tích tự nhiên 233,2 ha Là cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Kạn Sông Chợ Chu chảy từ tỉnh Thái Nguyên ở phía tây hợp lưu với sông Cầu trên địa bàn thị trấn Chợ Mới Với 7 tổ dân phố, có 2.474 nhân khẩu - Địa giới hành chính của thị trấn được xác định như sau: + Phía Bắc giáp xã Yên Đĩnh và xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; + Phía Nam giáp xã Yên Đĩnh của huyện Chợ Mới; + Phía Đông giáp xã Yên Đĩnh của huyện Chợ Mới; + Phía Tây giáp xã Yên Ninh của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Thị trấn Chợ Mới có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Bắc Kạn, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch, phát triển kinh tế của Thị trấn và toàn huyện Chợ Mới 5 Hình 1.1 Bản đồ Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 1.1.2 Địa hình, địa mạo: Địa hình Thị trấn Chợ Mới có những khác biệt so với các xã trên địa bàn huyện, đồi núi nằm về 2 hướng Đông và Tây, phần diện tích còn lại là đất khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật, bao gồm các cơ quan hành chính của huyện Có sông Cầu, sông Chu chảy qua địa bàn, chảy theo hướng Bắc Nam và đi song song với đường Quốc lộ 3, chia cắt địa hình thành 2 vùng riêng biệt, độ cao trung bình 100 m - 200 m, (cao nhất là đỉnh núi Thắm cao 433,1m, nằm ở phía Nam ranh giới giáp với xã Yên Đĩnh, điểm thấp nhất là khu vực Trạm y tế thị trấn có độ cao 50,5m so với mặt nước biển), độ dốc trung bình 150 – 250m 1.1.3 Khí hậu: Khí hậu của thị trấn Chợ Mới cũng giống như huyện Chợ Mới mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình trong năm 22,2oC Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (27 - 27,7oC), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (12oC) Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC Mặc dù nhiệt độ còn phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu thị trấn Chợ Mới còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn Đôi 6 khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm có 2 - 3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.300 - 1400mm/năm Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 5,6 và tháng 7, có ngày mưa tới 100mm/ngày Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm Thịnh hành là các chế độ gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè 1.1.4 Thuỷ văn: Trên địa bàn thị trấn có sông Cầu, sông Chu chảy qua và hệ thống suối nhỏ dốc tụ chảy vào sông Cầu Nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Trên địa bàn thị trấn không có các ao hồ như các xã khác trên địa bàn huyện nên nước từ con sông Cầu là chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân và các cơ quan hành chính đóng trên địa bàn 1.1.5 Các nguồn tài nguyên: a Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Thị trấn Chợ Mới có 2 loại đất chính sau: - Đất bằng trồng cây hàng năm: Là do tích tụ phù sa của sông Cầu và các suối Đất có tầng phù sa dày thích hợp cho các loại cây lương thực và cây hoa màu; - Đất đồi: Là đất Feralits màu vàng, nghèo dinh dưỡng và thường ở những nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng b Tài nguyên nước: + Nước mặt: Trên địa bàn thị trấn Chợ Mới nguồn cung cấp nước chính cho thị trấn là 2 sông Cầu và sông Chu cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân + Nước ngầm: qua khảo sát các giếng đào trong thị trấn cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ cao khoảng 10m khá dồi dào có quanh năm và chất lượng đảm bảo vệ sinh Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn thị trấn các hộ gia đình và các cơ quan hành chính đã và đang sử dụng toàn bộ hệ thống nguồn nước máy được xử lý tương đối tốt 7 c Tài nguyên rừng: Theo kết quả thống kê hiện trạng và sử dụng đất lâm nghiệp tính đến ngày 01/01/2011 của toàn thị trấn là 100,05 ha, chiếm 43,01% diện tích tự nhiên, toàn bộ là diện tích đất rừng sản xuất Trong đó: Đất có rừng trồng sản xuất là 72,75 ha và đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 27,30 ha Nhìn chung, tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng nhưng do quá trình khai thác lợi dụng rừng chưa thực sự hợp lý, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ít nhiều còn bất cập, nên tài nguyên rừng bị suy giảm Vì vậy, thời gian tới cần có biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng và phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao về mọi mặt d Tài nguyên khoáng sản: Thị trấn Chợ Mới không có tài nguyên khoáng sản quý hiếm chỉ có các loại tài nguyên như cát, sỏi, đá với số lượng không đáng kể 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: 1.2.1 Dân số: Theo số liệu thống kê của thị trấn cho thấy ở năm 2011 thị trấn Chợ Mới có 2.474 cư dân gồm 3 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng, ) cùng sinh sống trên 7 tổ dân phố trong đó có 1230 nam và 1.244 nữ.Thị trấn có mật độ dân số trung bình là khoảng 10,24 người/km2 cao nhất so với mật độ chung của toàn huyện Tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm của thị trấn là 1,9%; Tuổi thọ trung bình của người dân nơi đây là 63-68 tuổi Dân cư có sự phân bố tương đối đều dọc theo đường Quốc lộ 3, phía Đông sông Cầu và các tổ lân cận.Thị trấn Chợ Mới có quốc lộ 3 đi qua với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, thúc đẩy các hoạt động thị trường trao đổi buôn bán Việc phát triển đân số của địa phương đã làm tăng nhu cầu sử dụng nước khiến cho nguồn cung cấp nước sạch không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư, tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp 1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua, kinh tế Thị trấn Chợ Mới có bước tăng trưởng tiến bộ rõ rệt khắc phục được tình trạng khó khăn kéo dài trước đây và đang chuyển dần sang thời kỳ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tổng thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người dân tăng dần, từng bước xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống cụ thể như :Thu nhập bình quân đầu người cũng đạt 8.000.000 đồng/người/năm (2009), trong 8 khi năm 2005 con số này là 3.600.000 đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn giảm xuống còn 53 hộ (2005 là 107 hộ) Mặt khác cơ sở hạ tầng của địa phương đang tiếp tục được đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới a Phát triển kinh tế công nghiệp: Với tổng diện tích tự nhiên 233,2 ha thị trấn Chợ Mới không có các khu công nghiệp sản xuất với quy mô lớn mà chỉ có các điểm sản xuất nhỏ theo mô hình hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong giai đoạn quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị trấn Chợ Mới sẽ quy hoạch mở rộng diện tích về phía Bắc của huyện gồm 2 xã Yên Đĩnh và Thanh Bình và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp Thanh Bình để thu hút đầu tư vào các dự án có quy mô lớn mang tầm vóc của một khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn b Phát triển nông nghiệp: - Trồng trọt: Theo thống kê, khoảng 10 ha sử dụng vào mục đích nông nghiệp, trong đó có gần 6 ha đất soi để trồng ngô, còn lại là đất trồng màu Với việc áp dụng có khoa học các phương pháp tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp như áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao kết hợp với việc các giống cây trồng ngày càng được nâng cao về chất lượng Đối với cây lúa, tổng diện tích thực hiện được 1.42ha, sản lượng thóc đạt trên 8.449 tấn, tăng trên 100 tấn so với cùng kỳ năm 2013 Tổng diện tích cây ngô thực hiện được 5,7ha, năng suất đạt gần 40 tấn/ha; sản lượng đạt 228 tấn Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2014 đạt 21.449 tấn Ngoài ra, thị trấn còn quan tâm, đầu tư đưa các dự án cây có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất như: Chè Shan tuyết, chè Phúc vân tiên, cây dược liệu, cây cam, quýt… Những mô hình này đã mang lại kết quả khả quan về năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương Trong năm qua, cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được phát triển cả về số lượng và chất lượng Tính đến nay, tổng đàn trâu, bò của thị trấn hiện có trên 1.300 con, tổng đàn lợn có hơn 5.800 con, tổng đàn dê hơn 400 con Tuy nhiên,việc tăng năng suất của các cây trồng thì 1 lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã được thải ra môi trường Theo thông kê, mỗi năm lượng phân bón được sử dụng trong nông nghiệp như phân đạm, lân, kali là khoảng 110 tấn, lượng thuốc bảo vệ thực vật khoảng trên 20kg 9 - Chăn nuôi: Tính đến năm 2011, tổng đàn trâu, bò của thị trấn hiện có trên 1.300 con, tổng đàn lợn có hơn 5.800 con, tổng đàn dê hơn 400 con Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp đã làm nảy sinh các vấn đề về môi trường nước như: Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu, N03-, do đó tác động xấu đến sức khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái c Phát triển kinh tế dịch vụ-thương mại: Dịch vụ, thương mại chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của thị trấn Hiện trên địa bàn thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới có trên 230 hộ kinh doanh với các ngành, như: sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, vận tải, ăn uống…Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng 15%, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 9,4 triệu đồng/ người/ năm, năm 2014 thu nhập bình quân đầu người tăng lên 18,5 triệu đồng/ người/ năm Kinh tế phát triển đã tạo nguồn lực giúp thị trấn Chợ Mới đẩy mạnh công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo Trung bình hàng năm giảm 10% trên tổng số hộ nghèo, hiện chỉ còn 29 hộ nghèo (chiếm 4, 2%) Dịch vụ thương mại ở đay tăng cao theo số liệu trong năm 2005 dịch vụ, thương mại ở thị trấn chỉ chiếm khoảng 65% cơ cấu kinh tế thì năm 2014 tỷ lệ này là 78% góp phần không nhỏ vào hoạt động thu ngân sách địa phương d Giao thông vận tải: Giao thông Nhìn chung trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước cộng với những đóng góp ngày công lao động của nhân dân, hệ thống mạng lưới đường giao thông bước đầu được hình thành đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giao thông đi lại và phát triển kinh tế của địa phương Tuy nhiên do điều kiện địa hình phức tạp, khí hậu thời tiết, đặc điểm phân bố dân cư nên việc đầu tư mở mới một số tuyến đường liên tổ gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư có hạn chính vì vậy hiện tại một số tuyến đường hiện có bị xuống cấp, mặt đường hẹp, hư hỏng nặng giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão Trong những năm tới cần mở mới và nâng cấp một số tuyến đường nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giao thông đi lại của người dân 10 Kết luận Thị Trấn Chợ Mới có điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội tương đối thuận lợi, hiện nay Thị Trấn đang trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa với tốc độ nhanh điều này ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực Kết quả nghiên cứu hiện trạng môi trường nước mặt Thị Trấn Chợ Mới 2011 cho thấy: Chất lượng nguồn nước trong khu vực nói chung thoả mãn yêu cầu chất lượng Nhìn chung chất lượng nước các sông còn khá tốt so với tiêu chuẩn QC 08-2015/BTNMT loại A2 Các chỉ tiêu phân tích như COD; BOD; pH; TSS; Coliform; vẫn nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên, nước mặt ở khu vực Thị Trấn Chợ Mới đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nhẹ theo thời gian Nguyên nhân của tình trạng này là do những tác động từ hoạt động nông nghiệp sinh hoạt dẫn đến áp lực lớn trong vấn đề nước thải Đặc biệt nước thải nông nghiệp và sinh hoạt phần lớn không đảm bảo được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhân, bên cạnh đó toàn Thị Trấn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nào đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước mặt trong địa bàn Hiện nay với sự phát triển kinh tế thì hoạt động công nghiệp, thương mại dịch vụ cũng đang ngày càng phát triển mạnh Đây là những thách thức rất lớn đối với Thị Trấn Chợ Mới trong thời gian tới Việc ô nhiễm nguồn nước mặt sẽ ảnh hưởng trục tiếp tới sức khoẻ của nhân dân trong huyên, ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.Vì thế nên trong tương lai, Thị Trấn Chợ Mới cần có những giải pháp cụ thể thiết thực để có thể phòng tránh và khắc phục kịp thời ô nhiễm môi trường nước Kiến nghị Cũng như nhiều địa phương khác, Thị Trấn Chợ Mới đang và sẽ chịu thức lớn về môi trường nước trong thời kỳ hội nhập Vì vậy, một số phương hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước như sau: Cần nhanh chóng khắc phục cải tạo chất lượng nước tại các ao, hồ trong huyện Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan khu vực và chất lượng môi trường sống của người dân • Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt: Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho Thị Trấn Chợ Mới trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận; quy hoạch hệ thống thoát nước, khắc phục tình trạng nước thải lẫn với nước mưa gây khó khăn cho việc xử lý nước thải của huyện • Tăng cường việc thực thi công cụ pháp luật nhằm hạn chế các tác động tới chất lượng nước mặt thành phố như tăng cường kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT, Luật TNN, • 39 • • • • các quy định về chất lượng nước; thực hiện thu phí môi trường và phí xử lý nước thải; thẩm định nghiêm túc các báo cáo đánh giá tác động môi trường, không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất có lưu lượng nước thải lớn hoặc chứa chất thải nguy hại gần các điểm lấy nước cấp sinh hoạt Thường xuyên quan trắc chất lượng nước mặt để thấy được diễn biến chất lượng nước, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục tại những điểm ô nhiễm nặng Trong quy hoạch phát triển KT - XH của huyện thời gian tới cần lồng ghép với quy hoạch bảo vệ môi trường Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong lưu vực để bảo vệ nguồn nước Giáo dục nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước 40 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ý kiến của người dân: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT THĂM DÒ Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI, MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN Để có cơ sở đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt đến sức sức khỏe con người, môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế, việc “Khảo sát ý kiến người dân về hiện trạng môi trường nước và mức độ tác động của ô nhiễm môi trường nước tại Thị Trấn Chợ Mới, Chợ Mới, Bắc Kạn” là rất cần thiết Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp giảm nhẹ tác động góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người dân Do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/Bà trong việc cung cấp thông tin ở phiếu khảo sát này Xin trân trọng cảm ơn! ( Nhóm sinh viên Khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ) I.Thông tin chung: 1 Họ tên người được phỏng vấn: 2 Tuổi: Giới tính: 3 Địa chỉ 4 Số thành viên trong hộ gia đình: II.Thông tin khảo sát: 1.Ông/Bà đã sống ở Thị Trấn Chợ Mới bao lâu? O Dưới 5 năm O 10 – 20 năm O 5 - 10 năm O Trên 20 năm 2 Nơi ở của ông/bà có gần sông, hồ, kênh, cống thoát nước hay không? O Có O Không 3 Nguồn nước dùng hàng ngày của gia đình ông/bà là gì? O Nước máy O Nước giếng khoan O Nước mưa O Nước sông, kênh O Khác …………………………………………………………………………… 4 Theo ông/bà chất lượng nước gia đình ông/bà đang sử dụng như thế nào? O Tốt O Kém O Bình thường O Cực kém 5 Nước thải của gia đình ông/bà được thải ra ở đâu? O Sông O Kênh O Cống thải tập trung O Khác………… 6 Ông/bà có nhận thấy chất lượng nước ở khu vực mình sống đang bị ô nhiễm không? O Có O Không 7 Theo Ông/Bà đâu là các nguyên nhân chính của ô nhiễm nước tại địa phương(tích vào một hoặc nhiều ô) O Sinh hoạt O Chế biến nông sản O Nông nghiệp O Xây dựng O Khác (ghi rõ) 8 Màu nước của các con sông, kênh, mương ao, hồ,… ở khu vực thường có màu gì? O Màu nước bình thường O Màu nâu O Màu xanh O Đen kịt O Màu đỏ O Khác ………… 9 Khu vực ao, hồ, sông, … xung quanh khu vực có gây mùi khó chịu không? O Có O Không 10 Ông/bà có hay phải tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước hay không? O Không O Hay tiếp xúc O Ít tiếp xúc O Liên tục tiếp xúc 11 Gia đình ông/bà hay gặp vấn đề với các bệnh nào sau đây? O Bệnh về mắt O Bệnh về da O Bệnh về đường hô hấp O Bệnh đường ruột (tiêu chảy, tả lị, …) O Bệnh ung thư O Bệnh khác…… O Không 12 Số lượng thành viên trong gia đình ông/bà đã từng mắc các bệnh trên là bao nhiêu? ………người/………người 13 Chi phí khám chữa bệnh của ông/bà là bao nhiêu? O Dưới 1 triệu O 2 - 5 triệu O 1 – 2 triệu O>5 triệu 14 Theo Ông/Bà tác hại của ô nhiễm nước đối với sức khỏe ở khu vực sinh sống của ông/bà là: O Hoàn toàn không có vấn đề O Ít có vấn đề O Khá nghiêm trọng O Nghiêm trọng O Rất nghiêm trọng O Đặc biệt nghiêm trọng 15.Ông/Bà thường làm gì để bảo vệ sức khỏe trước tác hại của ô nhiễm nước ? O Lọc nước trước khi sử dụng O Xả nước thải đúng nơi quy định O Định kì đi khám sức khỏe ở các cơ sở ý tế O Khác (………………………………… ) O Không có ý kiến 16 Hiện nay gia đình ông/bà có làm nông nghiệp hay không? O Có O Không 17 Trong những năm gần đây sản lượng mà gia đình ông/bà thu hoach được có gì thay đổi so với trước? O Tăng lên O Không thay đổi O Giảm đi 18 Chất lượng nông sản của gia đình ông/bà có gì thay đổi so với trước? O Tốt hơn O Không thay đổi O Giảm đi 19 Thu nhập hằng năm của ông bà có bị thay đổi như thế nào so với những năm trước? O Tăng lên O Giảm xuống O Không thay đổi 20 Ông/bà có kiến nghị gì với cơ quan cấp trên về việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước khu vực? Xin cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà ! Họ tên và chữ ký của người tham gia trả lời Phụ lục 2: Phiếu điều tra cơ quan quản lý CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP HUYỆN, XÃ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI, MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN Để có cơ sở đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt đến sức sức khỏe con người, môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế chúng tôi xây dựng bảng câu hỏi dưới đây nhằm “Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường nước tại Thị Trấn Chợ Mới, Chợ Mới, Bắc Kạn” Những ý kiến của Ông/ Bà sẽ là nguồn thông tin giúp chúng tôi hoàn thành đề tài trên Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ phía Ông/ bà Trân trọng cảm ơn! ( Nhóm sinh viên Khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ) I.Những thông tin chung: 1 Họ và tên : 2 Đơn vị công tác : …………………………………………………………………… 3 Địa chỉ 4 Điện thoại ………………………………… II Thông tin điều tra: 1 Ông/ bà đảm nhận lĩnh vực công tác gì ở cơ quan làm việc ? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2 Ông/bà công tác trong lĩnh vực mình đang đảm nhận khoảng bao nhiêu năm? O 1-5 năm O 5-10 năm O Trên 10 năm O Thời gian khác…………………………………………………………………… 3 Địa phương của Ông/bà hiện nay hoạt động kinh tế chủ yếu là gì? O Nông nghiệp O Thương mại- dịch vụ O Công nghiệp O Làm nghề ( Nghề gì …………………………… ) O Khác ……………………………………………………………………………… 4 Nguồn nước sử dụng hàng ngày của địa phương được lấy từ nguồn nào? O Nước mưa O Nước giếng khoan O Nước máy O Nước sông, ao, hồ, O Khác ………………………………………………………………………… 5 Theo Ông/ bà chất lượng môi trường nước hiện nay tại địa phương có thay đổi như thế nào so với trước đây? O Xấu đi O Không thay đổi O Tốt lên 6 Nước thải chủ yếu hiện nay của địa phương Ông/bà là gì? O Nước thải sinh hoạt O Nước thải công nghiệp O Nước mưa chảy tràn O Nước thải do làm nghề O Nước thải y tế O Nước thải nông nghiệp O Khác ………………………………………………………………………… 7 Hiện nay nước thải của địa phương Ông/bà chủ yếu được đổ ra đâu? O Ao,hồ, kênh, mương, O Cống nước thải tập trung O Khác ……………………………………………………………………… 8 Các bệnh thường gặp tại địa phương Ông/bà là gì? O Bệnh về mắt O Bệnh về da O Bệnh về đường hô hấp O Bệnh đường ruột ( tả,li, đau bụng,… ) O Dị ứng O Bệnh ung thư O Bệnh khác……………………………………………………………………… 9 Theo Ông/bà, so với thời gian trước đây thì tỉ lệ người dân mắc các bệnh trên ở địa phương có xu hướng thay đổi như thế nào? O Tăng lên O Không thay đổi O Giảm đi 10 Theo Ông/bà dạng ô nhiễm nguồn nước nào dưới đây gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe con người? O Nhiễm vi khuẩn, vi trùng O Ô nhiễm chất hữu cơ O Ô nhiễm kim loại nặng O Nhiễm các hóa chất độc hại O Khác ……………………………………………………………………… 11 Theo Ông/bà ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người thông qua các con đường nào? O Ăn uống O Tiếp xúc trực tiếp O Khác ……………………………………………………………………… 12 Chi phí khám chữa bệnh tại địa phương của Ông/bà có xu hướng thay đổi như thế nào? O Tăng lên O Giảm đi O Không thay đổi 13 Trong những năm gần đây sản lượng nông nghiệp tại địa phương của Ông/Bàthu hoach được có gì thay đổi so với trước? O Tăng lên O Không thay đổi O Giảm đi 14 Chất lượng nông sản của địa phương của Ông/Bà có gì thay đổi so với trước? O Tốt hơn O Không thay đổi O Giảm đi 15.Ở địa phương Ông/bà đã có những giải pháp như thế nào để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 16.Ông/bà có kiến nghị gì với cơ quan cấp trên về việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước khu vực? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Xin cám ơn sự hợp tác của Ông/bà ! Họ tên và chữ ký của người tham gia trả lời DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 THAM GIA THỰC HIỆN STT Họ và tên Nội dung thực hiện Đánh giá 1 Nguyễn Quỳnh Anh Hoàn thành Viết chương 4, đi điều tốt, tích cực tra làm bài 2 Nguyễn Thị Hoài Anh Viết chương 6, đi điều Hoàn tra tốt 3 Nguyễn Anh Thị thành Nhóm xếp loại 10 9,5 Phương Viết chương 1, đi điều Hoàn thành tra tốt, tích cực 9,5 10 9 4 Nguyễn Tuấn Anh Hoàn thành Viết chương 5, làm bản tốt, tích cực đồ làm bài 5 Trần Thị Lan Anh Viết chương 2, đi điều Hoàn tra tốt 6 Hà Khánh Chi Làm phiếu hỏi, tổng Nhóm trưởng hợp bài cả nhóm 10 7 Đặng Quốc Cường Viết chương 1, đi điều Hoàn tra tốt 9 8 Nguyễn Thành Công Viết chương 3, đi điều Hoàn thành tra tốt, tích cực 9,5 9 Nguyễn Linh Giang Viết chương 3, đi điều Hoàn thành tra tốt, tốt 9,5 thành thành

Ngày đăng: 20/06/2016, 08:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH ẢNH

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

  • 1.1.Điều kiện tự nhiên:

  • 1.1.1.Vị trí địa lý:

  • Hình 1.1 Bản đồ Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

  • 1.1.2. Địa hình, địa mạo:

  • 1.1.3. Khí hậu:

  • 1.1.4. Thuỷ văn:

  • 1.1.5. Các nguồn tài nguyên:

  • 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:

  • 1.2.1. Dân số:

  • 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế:

  • CHƯƠNG 2. SỨC ÉP Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

  • 2.1. Nước thải:

  • 2.1.1. Nước thải sinh hoạt:

  • Bảng 2.1. Lượng nước sử dụng và nước thải trong sinh hoạt ở Thị trấn Chợ Mới

  • Bảng 2.2. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan