BIẾN CAO SU
4.3.5. Cách đo khí sinh học
4.3.5.1. Đo khí
a. Dụng cụ đo khí
Gồm 1 bình nhựa thể tích 21 lít có nối 1 ống nhựa xuống đến đáy bình để đẩy khí ra. (Hình 5)
b. Cách đo khí
Trước khi đo khí ta phải đóng van dẫn khí đến lò sấy. Đổ 21 lít nước vào bình nhựa, đậy kín. Bình nhựa có 1 lỗ nhỏ thông với không khí, bình thường nếu để nghiêng miệng bình nhựa thì nước trong bình không thể chảy ra ngoài. Nối ống dẫn khí với ống ở bình nhựa, sau đó mở van dẫn khí cho khí đi vào trong bình nhựa. Lúc đầu, lỗ thông với không khí sẽ không có nước chảy ra vì khí vào sẽ đẩy không khí còn ở trong bình nhựa ra ngoài. Khi lượng khí ở khoảng trống trong bình nhựa bị đẩy hết thì nước bắt đầu chảy ra và ta bắt đầu tính được khí sinh ra. Thể tích khí sinh ra sẽ bằng thể tích nước trong bình nhựa chảy ra.
4.3.5.2. Đo áp suất
Đo áp suất khí giúp ta dễ theo dõi được độ kín khí của bể kỵ khí. Để đo áp suất ta dùng 1 ống nhựa hình chữ U có 2 nhánh. Một đầu ống được nối vào đường ống dẫn khí qua một ống nối 3 ngả (2 ngả còn lại nối với bể kỵ khí và dẫn đến nơi sử dụng). Đầu kia của ống U được để hở thông với không khí. (Hình 6)
Bên trong ống ta đổ nước để quan sát. Khí từ bể kỵ khí dẫn vào bên nhánh kín sẽ nén vào nước. Mực nước trong nhánh kín sẽ tụt xuống, trong nhánh hở sẽ dâng lên. Độ chênh lệch mực nước ở hai nhánh của ống U tính theo cm cho ta biết áp suất khí trong đường ống tính theo cm cột nước. Áp suất khí của mô hình dao động từ 4 - 4,5 cm cột nước.
Áp kế chữ U có tác dụng:
- Như một van an toàn, hạn chế không cho áp suất khí quá cao. Khi áp suất vượt quá giá trị cực đại, khí sẽ đẩy nước dồn lên ống và thoát ra ngoài. Khi khí được xả bớt, áp suất khí sẽ giảm dần tới mức cực đại và nước lại dồn vào ống kế, giữ không cho khí xả ra ngoài nữa.
- Xác định được lượng khí sinh vật trong buồng khí qua sự thay đổi chiều cao của cột chất lỏng.