Xây dựng mô hình thí nghiệm

Một phần của tài liệu công trình khí sinh học (Trang 53 - 55)

BIẾN CAO SU

4.3.2.Xây dựng mô hình thí nghiệm

Hệ thống gồm 1 bể điều hòa, 1 bể xử lý sinh học kỵ khí (có nắp đậy), 1 hố ga và hệ thống thu khí. (Hình 1)

Sơ đồ mô hình thí nghiệm:

Nước thải

Nước thải ra

Trong đó:

1) Bể điều hòa

2) Bể kỵ khí với giá thể bằng xơ dừa 3) Lò sấy cao su tờ

4) Hố ga

: Van điều khiển lưu lượng nước thải : Dòng nước thải vào và ra

: Đường ống thu khí

2

1 3

Kích thước: D x R x C = 1,5 m x 1,5 m x 1 m

Sức chứa là 2 m3, thành bể được xây bằng gạch tô xi măng.

Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và làm ổn định nước thải từ xưởng sản xuất trước khi đi vào bể xử lý kỵ khí. (Hình 2)

4.3.2.2. Bể xử lý sinh học kỵ khí

Kích thước: D x R x C = 2 m x 2 m x 3,5 m

Sức chứa là 14 m3, được xây dưới đất, thành được xây dựng bằng gạch tô xi măng. (Hình 3)

Tác dụng của bể xử lý sinh học kỵ khí: trong bể này xảy ra quá trình lên men kỵ khí sinh mêtan với sự tham gia của các chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và không bắt buộc. Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hóa sinh học để phân hủy và biến đổi các hợp chất hữu cơ trong nước thải chế biến cao su thành khí sinh học.

Thành phần trong bể kỵ khí:

- Giá thể sinh học làm bằng xơ dừa được đưa vào bể. Xơ dừa được quấn thành chuỗi với độ dài 2 m, đường kính 20 cm. Mỗi chuỗi được lấp đặt cách nhau 20 cm trong một khung tre. Thành phần chính của xơ dừa trong thân, lá, vỏ các cây họ dừa (Palmae) là cellulose (khoảng 80%) và lignin (khoảng 18%). Cellulose được coi là một trong những polysaccharides khó bị phân hủy bởi vi sinh vật do khối lượng phân tử rất lớn, cấu trúc chuỗi phân tử và tính không tan của nó. Ưu điểm của giá thể xơ dừa này là giá thành rẻ, khó phân hủy và là nơi rất thuận lợi cho vi sinh vật dính bám, tăng hiệu quả xử lý và sinh khí. (Hình 4)

- Nắp đậy bể kỵ khí có dạng hình chuông, được làm bằng thiếc có quét lớp sơn lên trên, dày 3 mm.

Kích thước nắp: D x R x C = 1,8 m x 1,8 m x 0,5 m; thể tích khoảng 1,5 m3 úp lên trên bể kỵ khí; được lắp đặt chìm so với mặt nước nhằm giữ kín khí.

4.3.2.3. Hệ thống thu khí

Hệ thống thu khí được lắp đặt gồm một ống có đường kính θ20 tại đỉnh của buồng thu khí. Ống này được phân thành 2 ống nhánh có đường kính nhỏ hơn, một được gắn với hệ thống kiểm soát, một được gắn với nguồn tiêu thụ; trên đường ống chính có nối với 1 ống xả nước đọng.

4.3.2.4. Hố ga

Là nơi thu nước sau quá trình lên men kỵ khí để sản xuất khí sinh học từ bể kỵ khí. Từ hố ga này nước sẽ tiếp tục được ra hệ thống xử lý nước thải chung của xưởng chế biến cao su.

4.3.2.5. Lò sấy

Có kích thước: D x R x C = 1 m x 1 m x 1 m

Gồm 1 bếp ga mini để đưa khí sinh học vào sấy và 1 tấm thép đặt trên bếp ga nhằm làm đồng đều quá trình cấp nhiệt.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu công trình khí sinh học (Trang 53 - 55)