1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

122 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : cán bộ quản lý CSVC : cơ sở vật chất CNTT : công nghệ thông tin ĐTB : điểm trung bình GV : giáo viên HS : học sinh MTDH : mục tiêu dạy học NDDH : nội dun

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Bạch Ngọc

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,

TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Bạch Ngọc

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,

TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS VÕ THỊ BÍCH HẠNH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS Võ

động viên tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học

Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi

hiệu và quý thầy cô các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác

Sau cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi

Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp,

Tác giả Nguyễn Thị Bạch Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

L ỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7

DANH MỤC CÁC BẢNG 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 10

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Ở nước ngoài 6

1.1.2 Ở trong nước 7

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Quản lý giáo dục 13

1.2.3 Quản lý nhà trường 15

1.2.4 Thiết bị dạy học 16

1.2.5 Quản lý thiết bị dạy học 17

1.3 Một số vấn đề về thiết bị dạy học 17

1.3.1 Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học 17

1.3.2 Phân loại thiết bị dạy học 22

1.3.3 Các yêu cầu đối với thiết bị dạy học 23

Trang 5

1.3.4 Nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học 25

1.4 Nội dung công tác quản lý thiết bị dạy học 26

1.4.1 Lập kế hoạch công tác thiết bị dạy học 27

1.4.2 Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch công tác thiết bị dạy học 28

1.4.3 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học 32

Tiểu kết chương 1 33

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU M ỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 34

2.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương 34

2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 34

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo 35

2.2 Th ực trạng về thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành ph ố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 38

2.2.1 M ẫu khảo sát thực trạng 38

2.2.2 Thống kê thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông thành phố Th ủ Dầu Một 39

2.2.3 Th ực trạng trang bị thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông thành ph ố Thủ Dầu Một 40

2.2.4 Th ực trạng chất lượng, tính đồng bộ và hiện đại của thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một 42

2.2.5 Đánh giá mức độ sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở các trường trung h ọc phổ thông thành phố Thủ Dầu Một 46

Trang 6

2.3 Th ực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông

thành ph ố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 48

2.3.1 Th ực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan tr ọng của nội dung quản lý thiết bị dạy học 48

2.3.2 Th ực trạng công tác lập kế hoạch 51

2.3.3 Th ực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo 54

2.3.4 Th ực trạng kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học 58

2.4 Đánh giá chung thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung h ọc phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 61

2.4.1 Ưu điểm 61

2.4.2 H ạn chế 61

Ti ểu kết chương 2 63

Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY H ỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 65

3.1 Nh ững cơ sở đề xuất biện pháp 65

3.2 M ột số biện pháp đề xuất 68

3.3 Kh ảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 83

Tiểu kết chương 3 86

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL : cán bộ quản lý CSVC : cơ sở vật chất CNTT : công nghệ thông tin ĐTB : điểm trung bình

GV : giáo viên

HS : học sinh MTDH : mục tiêu dạy học NDDH : nội dung dạy học Nxb : nhà xuất bản PPDH : phương pháp dạy học TBDH : thiết bị dạy học

THCS : trung học cơ sở THPT : trung học phổ thông

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê các TBDH ở các trường THPT năm học 2012-2013 40

Bảng 2.2 Đánh giá của CBQL và GV về tình hình trang bị TBDH ở các trường THPT 40

Bảng 2.3 Đánh giá của CBQL và GV về chất lượng TBDH ở các trường THPT 42

Bảng 2.4 Đánh giá của CBQL và GV về tính đồng bộ TBDH ở các trường THPT 44

Bảng 2.5 Đánh giá của CBQL và GV về tính hiện đại TBDH ở các trường THPT 45

Bảng 2.6 Đánh giá mức độ sử dụng TBDH của giáo viên trong các giờ dạy 46

Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của nội dung quản lý TBDH ở trường THPT 48

Bảng 2.8 Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý TBDH 51

Bảng 2.9 Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH 55

Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác TBDH 58

Bảng 3.1 Ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 84

Bảng 3.2 Ý kiến về tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 85

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Các chức năng cơ bản của quản lý 12

Sơ đồ 1.2 Các yếu tố của quá trình dạy học 20

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài

Hiện nay nước ta đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp và từng bước phát triển kinh tế tri thức Để đạt được mục tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của giáo dục và liên quan chặt

chẽ đến yêu cầu phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các trang thiết bị dạy học Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8, ngày 9/12/2000 về “Đổi mới

chương trình giáo dục phổ thông” đã nêu rõ: “Đổi mới nội dung chương trình,

sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với

tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến

và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh Phát triển mạnh phong trào tự học,

tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân” [25]

Thiết bị dạy học (TBDH) là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học Muốn đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới cả nội dung dạy học, TBDH, tổ chức dạy học và cách kiểm tra đánh giá TBDH là điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện được các nội dung giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trí tuệ, khơi dậy tố chất thông minh của học sinh

Để có một TBDH đến trường phổ thông, phải trải qua nhiều giai đoạn,

trong đó giai đoạn quản lý sử dụng và bảo quản là khâu cuối cùng nhưng cực

kì quan trọng Bởi vì, nếu không quản lý tốt TBDH thì sẽ gây nên sự lãng phí

lớn, đồng thời không góp phần đổi mới phương pháp giáo dục và không nâng cao được chất lượng dạy học

Nhận thức rõ tầm quan trọng của thiết bị và đồ dùng dạy học, trong

những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Bình Dương đã quan tâm đến việc

Trang 12

đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho các cơ sở giáo dục Bên cạnh đó,

Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn các trường học

thực hiện tốt việc quản lý , khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy

học đã được trang cấp Tuy nhiên, để nắm bắt thực trạng, hiệu quả việc quản

lý, sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học tại các trường phổ thông cần có

kiểm tra, giám sát thực tế, đánh giá hiệu quả thiết thực của hoạt động này

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở

các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” là một yêu cầu vừa mang tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài

3 Khách th ể và đối tượng nghiên cứu:

- Khách thể nghiên cứu: công tác quản lý cơ sở vật chất tại các trường trung học phổ thông

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Trang 13

Việc khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất biện pháp cần thiết, khả thi có thể nâng cao hiệu quả dạy và học trong các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thiết bị dạy học và công tác quản lý thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tình Bình Dương

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học cho trường trung

học phổ thông

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

6.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc

Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu

mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý thiết bị dạy học với quản lý các hoạt động

sư phạm khác ở trường THPT Trong đó quản lý thiết bị dạy học là một hệ

thống con với các yếu tố hợp thành Từ đó giúp chúng ta tìm hiểu chính xác

thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học

6.1.2 Quan điểm tiếp cận lịch sử

Quan điểm tiếp cận lịch sử giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số

liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo trật tự logic

6.1.3 Quan điểm tiếp cận thực tiễn

Quan điểm tiếp cận thực tiễn giúp phát hiện những ưu điểm, mâu thuẫn,

tồn tại trong công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT thành phố

Trang 14

Thủ Dầu Một, từ đó đề xuất được các biện pháp phù hợp với thực tiễn các trường THPT tỉnh Bình Dương

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá các văn bản, tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Mục đích điều tra: người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra để thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhằm chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu khoa học

- Nội dung điều tra: tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; những

ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất

- Cách thức điều tra: xây dựng các bảng hỏi nhằm thu thập thông tin từ

các đối tượng khảo sát gồm cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức phụ trách TBDH

6.2.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm: tiến hành dự giờ giáo viên

nhằm thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

Excel 2007 xử lý kết quả điều tra bằng cách tính phần trăm (%) và tính giá trị trung bình nhằm phân tích, đánh giá thực trạng làm cơ sở để đề ra biện pháp thích hợp

Trang 15

7 Gi ới hạn và phạm vi nghiên cứu

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và

đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở 05/05 trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, gồm các trường:

- Trường THPT chuyên Hùng Vương

- Trường THPT An Mỹ

- Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

- Trường THPT Bình Phú

- Trường THPT Võ Minh Đức

Giới hạn mẫu nghiên cứu:

- Về cán bộ quản lý : nghiên cứu 75 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn) của 5 trường THPT trên địa bàn thành

phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

- Về giáo viên: Chỉ nghiên cứu trên mẫu 150 giáo viên và viên chức phụ trách TBDH của 5 trường (mỗi trường chỉ chọn điều tra theo mẫu ngẫu

nhiên 30 giáo viên)

8 C ấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học

phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Trang 16

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

loại, thì vấn đề đặt ra làm sao quản lý TBDH có hiệu quả Đây cũng là nhiệm

vụ nặng nề của các cấp quản lý giáo dục, trực tiếp là các CBQL các cơ sở giáo dục

Do đó, vấn đề công tác quản lý TBDH đã được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu

1.1.1 Ở nước ngoài

Jan Amot Komensky (1592- 1670) nhà giáo dục Cộng hoà Séc được coi là một trong những ông tổ sư phạm ở Châu Âu và thế giới Ông chủ trương giảng dạy bằng hoạt động, bằng sự quan sát trực tiếp, bằng sự tiếp xúc

với sự vật trong đời sống hàng ngày Theo ông: “…Việc dạy học phải bằng sự

vật, hiện tượng Vì sự vật là thân thể, lời nói là cái ảo…lời nói mà không có

sự vật là vỏ không có nhân, bao không có kiếm, bóng không có hình, thân không có hồn.” [22]

Về sau trường phái giáo dục Xô – Viết cũng có các nhà giáo dục như

K Đ Usinski; A N Leontiev hay J H.Pestalossi người Thụy Sĩ đã phát triển quan điểm dạy học trực quan để đạt hiệu quả cao Nội dung của quan điểm

dạy học trực quan này là thay lối dạy học cũ, kinh viện, nhồi nhét tri thức

Trang 17

bằng lối dạy học mới có căn cứ khoa học, thông qua các sự vật hoặc hình ảnh

của chúng và được học viên chứng thực trên cơ sở cảm nhận của các giác quan

Theo C.Mác, yếu tố quyết định trình độ hoạt động không phải là tạo ra cái gì, mà là tạo ra cái đó bằng cách nào và bằng phương tiện nào

Theo nhà giáo dục học, viện sĩ Xukhômlinxki: “Nghệ thuật giáo dục

là chỗ không chỉ giáo dục bằng các quan hệ giữa người với người, bằng gương sáng và lời nói của nhà giáo dục, bằng những truyền thống được trân

trọng giữ gìn trong tổ chức mà còn giáo dục bằng các đồ vật, những của cải

vật chất và tinh thần, giáo dục bằng môi trường và cảnh trí do chính học sinh xây dựng nên, đó là cách làm phong phú cuộc sống tâm hồn của học sinh” [7]

Tổ chức lao động quốc tế ADB/ILO (Evaluation Rating criteria for the VTE Institution, ADB/ILO – Bangkok 1997) đưa ra 9 tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở giáo dục – đào tạo để kiểm định các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông Trong đó các điều kiện cơ sở hạ tầng của nhà trường: khuôn viên, cơ

sở vật chất – kỹ thuật và thư viện chiếm 125/500 tổng điểm chung

Country Report on Quality Assurrance in Higher Education, Bangkok – Thailand, 1998, đưa ra tỉ lệ đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo

dục của Malaysia với 6 chỉ số trong đó các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất –

kỹ thuật cho công tác đào tạo chiếm 20% tổng điểm đánh giá chung

1.1.2 Ở trong nước

Lê Thanh Giang với đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử

[12], qua đề tài tác giả đã khảo sát và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng TBDH ở một số trường THPT tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số giải pháp

quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT tỉnh Cà Mau

Trang 18

Trần Duy Hân với đề tài: “Biện pháp quản lý phương tiện dạy học của

đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay”[14], tác giả đã nghiên

cứu lý luận và đánh giá thực trạng việc quản lý phương tiện dạy học của Hiệu trưởng, xác lập các biện pháp quản lý phương tiện dạy học có hiệu quả của

Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Huế, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

Đặng Phúc Tịnh với đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp quản lý

Cần Thơ” [27], tác giả đã khảo sát và phân tích thực trạng quản lý TBDH ở

các trường THCS huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Từ đó, tác giả đề

xuất một số biện pháp quản lý TBDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng

dạy và học của các trường THCS tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Trần Đức Hùng với đề tài: “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các

trường trung học phổ thông tỉnh Quãng Ngãi trong giai đoạn hiện nay” [17],

tác giả đã nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng việc quản lý TBDH ở các trường THPT tỉnh Quảng Ngãi Đồng thời tác giả đã đề xuất các biện pháp

quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT tỉnh

Quảng Ngãi

Trong giáo trình: “Lý lu ận dạy học ở trường THCS” [2] do Nguyễn

Ngọc Bảo và Trần Kiểm viết đã dành một chương (chương 5) để viết về phương tiện dạy học Theo tác giả, phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng phương pháp dạy học Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hiện nay các trường THCS đã được trang bị nhiều phương tiện dạy học Vì vậy GV cần phải nắm được khái niệm phương tiện

dạy học, các loại phương tiện dạy học, cách sử dụng, bảo quản từng loại phương tiện dạy học, đặc biệt là phương tiện dạy học kỹ thuật

Trang 19

Trong cuốn: “Quản lý giáo dục” [15] do Bùi Minh Hiền chủ biên, ở

chương 10 tác giả đã đề cập đến vai trò của TBDH trong sự phát triển hệ

thống giáo dục quốc dân, phân loại các nhóm TBDH mà người quản lý cần bao quát và đưa ra một số nguyên tắc cùng giải pháp quản lý TBDH ở trường

học trong giai đoạn hiện nay

Giáo trình “Nghi ệp vụ quản lý trường phổ thông”, tập 3 [32] của

trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả đã nêu

những vấn đề chung về CSVC-TBDH và công tác quản lý về CSVC-TBDH Đây là những nội dung giúp người Hiệu trưởng có thể áp dụng trong công tác

quản lý CSVC và TBDH ở trường của mình

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu của các tác giả nêu trên và các giáo trình về lý luận dạy học đã làm sáng tỏ lý luận về TBDH Tuy vậy, trong các hướng nghiên cứu trên, lĩnh vực nghiên cứu quản lý TBDH trong quá trình dạy học nói chung và trong các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một,

tỉnh Bình Dương nói riêng chưa được nghiên cứu đầy đủ

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Quản lý

Từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hình thành như một tất yếu khách quan Trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào các nỗ lực của cá nhân, của tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng hơn ở tầm quốc gia, đều phải thừa nhận và chịu sự quản lý nào đó của chính con người

Khái niệm quản lý là một khái niệm rất quan trọng, phong phú và có nhiều dấu hiệu đặc trưng, có nhiều đối tượng Đồng thời nó cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, bởi vậy không có khái niệm quản lý chung nào cho mọi lĩnh vực Chúng ta có thể nêu một số khái niệm quản lý như sau:

Trang 20

F.W Taylor cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [15, tr.12]

H.Koontz thì khẳng định: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường

mà trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất [15, tr.12]

Các Mác viết: “Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [15, tr.12]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả thì cho rằng: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản

lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [1, tr.176]

Tuy trình bày khác nhau, song các khái niệm trên đã vạch rõ bản chất hoạt động quản lý, đó là: Cách thức tổ chức, điều khiển (cách thức tác động) của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chung của tổ chức đã đề ra Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý rất đa dạng và phong phú, nhưng trong các mối quan hệ đó thì cần quan tâm nhất là mối quan hệ giữa con người với con người và coi đó

là cốt lõi của hoạt động quản lý Đó là mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ với nhau tạo thành một hệ gọi là quản lý

Từ những ý chung của các định nghĩa và xét bản chất hoạt động quản

lý chúng tôi đồng ý với khái niệm về quản lý của tác giả Bùi Minh Hiền:

“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”.[15, tr.12]

* Chức năng kế hoạch hóa

Trang 21

Nhiệm vụ cốt yếu của người quản lý là làm thế nào để mọi người biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức Đấy là chức năng kế hoạch hóa của nhà quản lý Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng định hướng cụ thể, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý Chức năng này bao gồm: các loại kế hoạch và việc lập kế hoạch trong lĩnh vực quản lý

* Chức năng tổ chức

Để giúp cho các cá nhân cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác Cho nên, có thể nói việc xây dựng các vai trò, nhiệm vụ là chức năng tổ chức trong quản lý Vai trò của một bộ phận hay một cá nhân bao hàm bộ phận hay cá nhân đó hiểu rõ công việc mình làm nằm trong một phạm vi nào, nhằm mục đích hoặc mục tiêu nào, công việc của

họ ăn khớp như thế nào với các cá nhân hoặc bộ phận khác và những thông tin cần thiết để hoàn thành công việc

Vì vậy, ta có thể hiểu rằng, chức năng tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức Song, không phải chỉ có vậy, mà việc thực hiện chức năng tổ chức trong quản lý còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ là người vận hành các bộ phận của tổ chức

* Ch ức năng chỉ đạo thực hiện

Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển cho

hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra Đây là quá trình sử dụng quyền lực của người quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý

Trang 22

(con người, các bộ phận) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống Người điều khiển hệ thống phải là người có tri thức và kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định

* Ch ức năng kiểm tra

Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý, có thể nói, chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý Vì nó giúp nhà quản lý xác định được hệ thống quản lý của mình đang ở tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp Cụ thể là phát hiện các sai sót, lệch lạc, kịp thời đưa ra các phương án giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Bên cạnh đó, công tác kiểm tra còn giúp nhà quản

lý xác nhận kết quả, động viên, khích lệ người thực hiện nhiệm vụ một cách kịp thời Vì vậy, công tác kiểm tra đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức

Sơ đồ 1.1 Các chức năng cơ bản của quản lý

Các chức năng quản lý cơ bản trên đây tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối vừa có mối quan

hệ phụ thuộc các chức năng khác Quá trình ra quyết định quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo một trình tự nhất định Chuỗi các chức năng tạo thành một chu trình quản lý của mọi hệ thống Việc bỏ qua hoặc coi

Kế hoạch

Thông tin Tổ chức Kiểm tra

Chỉ đạo

Trang 23

nhẹ bất cứ một chức năng nào trong chuỗi các chức năng đều ảnh hưởng xấu tới thành công

1.2.2 Quản lý giáo dục

Hiện nay ở nước ta các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng: quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất Hay quản lý giáo dục, quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có hệ thống, có mục đích, có kết quả) mang tính sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạt động của nhà trường, làm cho quá trình này vận hành một cách tối ưu đến việc hoàn thành các mục tiêu dự kiến [28, tr.11]

Theo từ điển Giáo dục học, quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp là quản lý giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng thực hiện được các tiêu chí của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội

tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu

dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất.” [24]

Quản lý giáo dục có thể được hiểu rõ hơn, theo Phạm Minh Hạc quản

lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình Đó là, đưa Nhà trường vận hành

Trang 24

theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối

với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh [13, tr.34]

Chủ thể quản lý giáo dục (xét theo ngành dọc chuyên môn) là:

- Các cấp quản lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (là cơ quan thay mặt Nhà nước quản lý), Sở Giáo dục và Đào tạo, đến Phòng Giáo dục và cuối cùng là Hiệu trưởng các Nhà trường

- Chủ thể quản lý trực tiếp sự vận hành trong hệ thống giáo dục

- Đối tượng của quản lý giáo dục là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong hệ thống giáo dục quốc dân

Chủ thể quản lý giáo dục xét theo phân cấp quản lý theo địa bàn và lãnh thổ là:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo (là cơ quan thay mặt Ủy ban nhân dân các cấp quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo tại địa phương đến Phòng Giáo dục và Hiệu trưởng các Nhà trường)

- Đối tượng của quản lý giáo dục ở đây là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong hệ thống giáo dục của địa phương

Chủ thể quản lý giáo dục trong phạm vi Nhà trường là Hiệu trưởng Đối tượng ở đây là cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trong Nhà trường Để tăng cường tính hiệu quả của quản lý giáo dục, hiện nay Nhà nước đang đẩy mạnh phân cấp quản lý trong giáo dục và đào tạo

Luật Giáo dục năm 2005 thể hiện rõ các nội dung này, nhất là đẩy mạnh phân cấp quản lý giáo dục phổ thông cho Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố quản lý Phân cấp quản lý giáo dục là cần thiết nhưng công tác quản lý giáo dục ở tất cả các cấp đều nhằm mục đích tạo điều kiện tối ưu cho

sự vận hành thuận lợi của các cơ sở giáo dục để đạt đến chất lượng và hiệu quả cao

Trang 25

1.2.3 Quản lý nhà trường

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác đào tạo thực hiện việc giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ Thành tích tập trung nhất của trường học là chất lượng và hiệu quả giáo dục, được thể hiện ở sự tiến bộ của học sinh, ở việc đạt mục tiêu giáo dục ở nhà trường Quản lý nhà trường là yếu tố rất cơ bản và hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường Trong chừng mực nhất định, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục (theo Phạm Minh Hạc) Cụ thể hơn: việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy học, tức

là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục [13, tr.34]

Quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, nó đòi hòi những tác động có ý thức, có kế hoạch và có hướng đích của chủ thể quản lý để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ Quản lý nhà trường bao gồm quản lý các mối quan hệ giữa trường học với môi trường xã hội bên ngoài và quản lý nội bộ bên trong nhà trường

Thực chất của quản lý quá trình dạy học, giáo dục là: Tổ chức chỉ đạo, điều hành, việc dạy của thầy và hoạt động của trò, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị cho dạy và học, nhằm đạt được mục đích giáo dục đào tạo Quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường có thể coi

là một hệ thống gồm các thành tố cơ bản: Nội dung, mục tiêu, phương pháp, người dạy (thầy), người học (trò), cơ sở vật chất, môi trường nhà trường, môi trường sư phạm, môi trường xã hội, các mối quan hệ, thông tin

Có thể tóm lại hoạt động quản lý ở trường trung học phổ thông có mục tiêu kép là:

Trang 26

- Hoàn thiện kiến thức phổ thông cho học sinh để các em có đủ năng lực tiếp tục học lên (đại học, cao đẳng hoặc học nghề), trong đó chú trọng trang bị cho học sinh năng lực thích ứng với sự biến đổi xã hội

- Chuẩn bị điều kiện cho một bộ phận không nhỏ học sinh có thể hoà nhập vào thị trường lao động để mưu sinh và tiếp tục chuẩn bị để học lên và học tập suốt đời

1.2.4 T hiết bị dạy học

Có nhiều khái niệm khác nhau về TBDH:

Theo giáo trình “ Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông”, tập 3 có nêu:

“Thiết bị dạy học bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc – hoạ và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống Nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục

tiêu giáo dục toàn diện.” [32, tr 93]

Trong cuốn “Quản lý giáo dục” do Bùi Minh Hiền chủ biên ở chương

10 “Quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường”, tác giả nêu khái niệm về TBDH như sau: “Trong công tác dạy học, thầy và trò ngoài chương trình sách giáo khoa, trường lớp… thường phải sử dụng đến phương tiện được gọi là học

cụ, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục, thiết bị dạy học Thiết bị dạy học có thể được coi thuật ngữ đại diện cho các cách gọi khác nhau nêu ra trên đây

Nó là một bộ phận cơ sở vật chất trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy và trò cùng sử dụng Thuật ngữ này có tên tiếng Anh tương ứng: Equypment for Teaching.” [ 15, tr.285]

Theo tác giả Vũ Trọng Rỹ đã viết: “Thiết bị dạy học là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội

Trang 27

các khái niệm, định luật… hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc

giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục” [33]

Khái niệm TBDH dùng trong luận văn này được hiểu theo nghĩa: TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo phục vụ mục đích dạy học

1.2.5 Quản lý thiết bị dạy học

Là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý để xây dựng, trang bị, bảo quản và sử dụng có hiệu quả TBDH

Quản lý TBDH là một trong những nhiệm vụ quản lý nằm trong mô hình quản lý chung là quản lý giáo dục, nên cũng đảm bảo các nguyên tắc:

- Nguyên tắc về tính mục đích

- Nguyên tắc mang tính kế thừa và phát triển

- Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý

1.3 Một số vấn đề về thiết bị dạy học

1.3.1 Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học

Người ta đã tổng kết vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức:

* Kiến thức thu nhận được:

1% qua Nếm 1,5% qua Sờ 3,5% qua Ngửi 11% qua Nghe

Trang 28

83% qua Nhìn

* Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học:

20% qua những gì mà ta Nghe được 30% qua những gì mà ta Nhìn được 50% qua những gì mà ta Nghe và Nhìn được 80% qua những gì mà ta Nói được

90% qua những gì mà ta Nói và Làm được

* Việt Nam có câu:

Trăm nghe không bằng một thấy Trăm thấy không bằng một làm

* Người Ấn Độ cũng tổng kết:

Tôi nghe – Tôi quên Tôi nhìn – Tôi nhớ Tôi làm – Tôi hiểu Những tổng kết trên đều cho thấy: Để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao thì cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành Muốn có được điều đó thì công cụ (Thiết bị) để giúp quá trình nhận thức là cực kì quan trọng Quá trình dạy học là quá trình nhận thức được tổ chức ở mức độ cao, vì vậy TBDH là không thể thiếu trong quá trình dạy học

trường trung học phổ thông

* Trường THPT

Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):

- Trường THPT là bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông

ở Việt Nam hiện nay, đứng sau tiểu học, trung học cơ sở và trước cao đẳng

Trang 29

hoặc đại học THPT kéo dài 3 năm từ lớp 10 đến lớp 12, dành cho lứa tuổi học sinh từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt Sau khi tốt nghiệp

hệ giáo dục này, học sinh được nhận bằng Tốt nghiệp phổ thông trung học và

là nơi chuẩn bị nền tảng kiến thức cho bậc học đại học, nó có hướng chuyên môn Do đó nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học là tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục; quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật; tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục; phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục; quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước; tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội; thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

- Về cơ sở vật chất và thiết bị: Trường THPT phải có địa điểm riêng, thuận lợi cho giáo dục, có đủ các khối công trình bao gồm phòng học, phòng

bộ môn, phòng hành chính, khu sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khu để xe,… trong đó, phải có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong một ngày

Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên, chặt chẽ vối gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục

* Vị trí

- TBDH là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường

Trang 30

- TBDH có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”

Chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố có quan hệ tương hỗ Trong

đó các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục diễn ra trên lớp hay gọi là quá trình dạy học là: Mục tiêu dạy học (MTDH), nội dung dạy học (NDDH), phương pháp dạy học (PPDH), GV, HS, TBDH TBDH là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy học, giáo dục Sơ đồ 1.2 sau mô tả cấu trúc quá trình dạy học:

MTDH

GV

NDDH

HS PPDH

Trang 31

nhằm đạt kết quả mong muốn TBDH sẽ giúp tổ chức tốt quá trình học tập, dẫn dắt năng lực tham gia vào quá trình dạy học, tự khai thác và tiếp thu kiến thức của người học dưới sự hướng dẫn của người dạy TBDH có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chủng loại và phù hợp nội dung chương trình có tác dụng lớn đến vận hành có hiệu quả PPDH

TBDH còn là bộ phận không thể thiếu của PPDH: hầu hết TBDH là các sản phẩm khoa học kỹ thuật có chức năng xác định và mang tính mục đích sư phạm rõ rệt, chứa đựng một hàm lượng tri thức phong phú, đồng thời đóng vai trò là đối tượng nhận thức

- TBDH trong đổi mới PPDH: TBDH có quan hệ rất mật thiết với các yếu tố người dạy và người học Việc dạy học “Lấy người học làm trung tâm” trong dạy học đang dần dần chiếm ưu thế và thay cho cách truyền thụ một chiều: “Thầy đọc, trò chép” Xu thế đổi mới tích cực này đã dựa trên những thay đổi chủ yếu có quan hệ mật thiết với TBDH đó là người học tích cực, chủ động hơn trong tham gia vào quá trình học tập và người học được tổ chức hoạt động, được hoạt động nhiều hơn để tự chiếm lĩnh kiến thức

- TBDH là phương tiện, là cầu nối giữa người dạy và người học và thực

sự ngay trong bản thân TBDH đã chứa nội dung dạy học, chứa đựng tính mục đích của dạy học Qua TBDH học sinh có thể tìm ra câu trả lời cho mình mà không nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải giải thích nhiều Như vậy nhờ TBDH

mà giáo viên đã tạo được vùng hợp tác, hiểu biết giữa thầy và trò về nội dung cần truyền đạt của giáo viên

Có thể nói phương pháp và phương tiện luôn gắn bó chặt chẽ với nhau không tách rời nhau trong quá trình dạy học Sự thay đổi về số lượng và chất lượng của các TBDH, đã ngày càng khẳng định được vị trí của chúng trong quá trình dạy học và có thể khẳng định rằng TBDH có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo

Trang 32

Mục tiêu hàng đầu của các cơ sở giáo dục hiện nay là nâng cao chất lượng đào tạo Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đội ngũ giáo viên, CSVC, TBDH, rõ ràng với phương pháp giảng dạy trực quan sinh động sẽ đem lại hiệu quả cao nhất Điều đó có nghĩa là thiết bị, mô hình và đồ dùng dạy học đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục

Tóm lại, nếu sử dụng đúng các TBDH sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò

1.3.2 Phân loại thiết bị dạy học

TBDH rất đa dạng, một cách tương đối có thể phân loại theo những hệ thống sau:

- Hệ thống các phương tiện truyền đạt thông tin

- Hệ thống các phương tiện kiểm tra kiến thức

- Hệ thống các phương tiện tự học

- Hệ thống các phương tiện làm quen với quá trình sản xuất

- Các phương tiện cơ khí

- Các phương tiện thủ công

- Các phương tiện cơ điện

- Các phương tiện điện tử

- Các phương tiện tự động, bán tự động hay thô sơ

- Các phương tiện nghe

- Các phương tiện nhìn

- Các phương tiện nghe – nhìn

Trang 33

* Theo thành phần người học

- Các phương tiện dành cho cá nhân

- Các phương tiện dành cho nhóm học tập

- Các phương tiện dành cho tập thể lớp

- Tranh, ảnh, bản đồ: là loại hình được sử dụng nhiều nhất dùng để minh hoạ một sự vật, một hiện tượng ở nhiều môn học

- Băng ghi âm, ghi hình: có tính năng tái hiện hiện thực thông qua

âm thanh, hình ảnh và có tác động mạnh đến xúc cảm và nhận thức của học sinh

- Tấm nhựa trong, phim miếng: giúp nghiên cứu sự vật, hiện tượng dưới dạng tĩnh trong thời gian trình bày tuỳ ý

- Mẫu vật (vật thật): là phương tiện giúp nghiên cứu nguồn gốc tự nhiên, loại này hết sức đa dạng và phong phú

- Mô hình: mô phỏng lại sự vật, một quy trình, cho phép nghiên cứu cấu tạo, hoạt động của những đối tượng dựa trên phương pháp tương tự

- Phần mềm vi tính: là công nghệ thông tin đa phương tiện có tính năng lưu trữ, hiển thị được kết hợp bởi các văn bản truyền thống, các hình ảnh hoặc các đoạn phim minh hoạ

- Máy móc, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm: là phương tiện đặc trưng cho các môn khoa học thực nghiệm như vật lý, hoá học, sinh học, kỹ thuật công nghiệp…

1.3.3 Các yêu cầu đối với thiết bị dạy học

* Tính khoa học sư phạm

- TBDH phải đảm bảo HS tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng tương ứng với từng môn học, giúp GV truyền đạt cho HS có kiến thức phức tạp một cách thuận lợi, làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy

Trang 34

- Nội dung và cấu tạo của TBDH phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản

- TBDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu với HS Các TBDH tập hợp thành bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức, trong đó mỗi loại trong một

bộ phải có vai trò và chỗ đứng riêng

- TBDH phải thúc đẩy việc sử dụng các PPDH hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến Thực tế đã chứng tỏ, do sự ra đời của một số TBDH mới mà cơ cấu tổ chức của nhà trường và PPDH có nhiều thay đổi

* Tính nhân trắc học

- TBDH dùng biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn để học sinh ở xa cũng nhìn thấy Thiết bị dành cho cá nhân phải phù hợp vị trí, tính chất thực hành

- TBDH phải phù hợp tâm sinh lý học sinh và giáo viên Ví dụ: mô hình để giáo viên biểu diễn trước lớp không quá lớn, quá nặng

- Màu sắc của TBDH phải hài hoà, dịu mắt Trên một thiết bị có quá nhiều chi tiết giống nhau phải bố trí các màu khác nhau để dễ quan sát

- TBDH phải đảm bảo an toàn cho thầy và trò trong quá trình dạy – học

- TBDH cần cân đối, hài hoà về hình khối, đường nét

- TBDH phải làm cho GV và HS thích thú khi sử dụng Kích thích tính yêu môn học, tạo cho họ sự hứng thú trong quá trình dạy – học

* Tính khoa học kỹ thuật

- Chất lượng thiết bị phải đảm bảo tuổi thọ và độ bền bỉ

- TBDH phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật

- TBDH phải có kết cấu khoa học tương xứng với môn học

Trang 35

Hiệu quả sư phạm

Hiệu quả đầu tư = Giá thành thiết bị dạy học Tóm lại, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng, nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan, sư phạm, an toàn và giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết là những TBDH đắt tiền

1.3.4 Nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học

Lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà trường cho thấy, quản lý tốt các TBDH đòi hỏi người cán bộ quản lý trường học cần nắm vững một số yêu cầu sau:

- Các yêu cầu về nội dung chương trình và phương pháp bộ môn, qui định các TBDH cho từng môn học và cho các hoạt động giáo dục khác

- Biết cách phân loại và nắm vững nội dung quản lý các TBDH

- Phải có giải pháp xây dựng, trang bị và tổ chức sử dụng các TBDH

có hiệu quả cao Giữ gìn và bảo quản tốt các TBDH đã được trang bị

- Phải có lộ trình đầu tư ngắn hạn và dài hạn để trang bị TBDH

Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, người quản lý cần phải tuân thủ một

số nguyên tắc quản lý TBDH trong trường học

Trang 36

- Nguyên tắc về tính mục đích

Khi sử dụng một TBDH nào đó phải xác định được nhiệm vụ của nó theo chương trình đang học Nếu TBDH không có nhiệm vụ rõ ràng đối với bài học, đối với chương trình dạy học đang đặt ra trong nhà trường thì không nên sử dụng nó, vì điều đó sẽ đem lại các hậu quả tiêu cực về mặt sư phạm

- Nguyên tắc về tính phù hợp

Mỗi TBDH có một vị trí xác định theo nội dung bài học Người GV phải xác định phương pháp sử dụng thiết bị đó cho phù hợp với tiến trình bài học

Sử dụng các TBDH phải đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ

Đầu tư trang bị TBDH mới, nhưng đồng thời phải biết sửa chữa nâng cấp những cái đang còn có thể sử dụng được, phát triển nó phù hợp với kế hoạch đào tạo của đơn vị Song song với tính kế thừa cần tích cực khai thác các nguồn vốn để từng bước hiện đại hóa TBDH

Tất cả những người tham gia quản lý TBDH đều phải tuân thủ tác động

từ khâu trang bị, sử dụng, bảo quản Ở mỗi khâu này nó đều gắn với việc lập

kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát, điều chỉnh phân tích tổng kết, rút kinh nghiệm

1.4 Nội dung công tác quản lý thiết bị dạy học

Quản lý TBDH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch bao gồm trang

bị, sử dụng và bảo quản có hiệu quả hệ thống thiết bị dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường bằng cách thực hiện các chức năng quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Các nội dung này có quan hệ chặt chẽ với nhau

Trang 37

1.4.1 Lập kế hoạch công tác thiết bị dạy học

Đây là quá trình thiết lập các mục tiêu về TBDH, hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó Nội dung của việc lập

Để lập kế hoạch tốt cần căn cứ vào những bước sau:

- Điều tra cơ bản: Xác định hiện trạng TBDH (số, chất, chế độ bảo quản, phương thức, kết quả sử dụng), đánh giá mức độ trang bị TBDH so với yêu cầu của nhà trường, xác định hiệu quả khai thác các TBDH hiện có

- Nghiên cứu danh mục thiết bị dạy học do Công ty thiết bị giáo dục của Bộ ban hành, từ đó lựa chọn các TBDH cần thiết và phù hợp với điều kiện của nhà trường

- Xác định mức kinh phí cần trang bị theo từng năm học và cho từng chu kỳ 3 – 5 năm từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau ( Nhà nước, vốn tự có, viện trợ, các tổ chức xã hội và nhân dân …)

Trang 38

- Xây dựng kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH: mua sắm, sửa chữa, sưu tầm, tự làm, có chế độ động viên khen thưởng cán bộ giáo viên trong việc bảo quản, sử dụng và tự làm TBDH Trong kế hoạch cần định rõ mốc thời gian cho những công việc cần hoàn thành

1.4.2 Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch công tác thiết bị dạy học

Là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, trách nhiệm quyền hạn và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được mục tiêu là quản lý sử dụng TBDH một cách có hiệu quả nhất

- Trước ngày khai giảng năm học cần tổ chức quán triệt cho toàn thể giáo viên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học

để mọi thành viên thấy rõ trách nhiệm của mình

- Phân công, nhiệm vụ thật cụ thể rõ ràng, bố trí người phụ trách công tác thiết bị phù hợp với quy mô của nhà trường

- Người phụ trách công tác thiết bị phải đạt các tiêu chuẩn, nhiệm vụ

và hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước, cụ thể là:

+ Có trình độ chuyên môn theo yêu cầu của bậc học

+ Được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác TBDH

+ Có tinh thần trách nhiệm đối với công tác được giao

+ Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng trong việc quản lý TBDH của nhà trường

+ Có nhiệm vụ thiết lập, bảo quản các loại hồ sơ sổ sách liên quan đến TBDH; theo dõi việc xuất - nhập, ghi chép và kiểm kê TBDH theo đúng các quy định của Nhà nước

Trang 39

+ Tham gia vào việc chuẩn bị cho GV và HS các giờ thực hành thí nghiệm

+ Được trang bị phòng hộ lao động, được hưởng các chế độ phụ cấp độc hại và định mức lao động theo quy định của Nhà nước

- Tổ chức giới thiệu danh mục TBDH hiện có của nhà trường cho toàn thể giáo viên nắm, thống kê thành hệ thống, thành nhóm, dựa vào đặc điểm, đặc trưng của từng môn học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tìm hiểu và

sử dụng

- Tổ chức việc sử dụng TBDH trở thành một nhu cầu, một nề nếp tự giác thường xuyên của mọi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học

- Tổ chức sửa chữa và phục hồi các TBDH xuống cấp

- Tổ chức phong trào tự làm TBDH, xét về nguyên tắc xem đây là công việc mang tính chất nghiệp vụ của mỗi giáo viên, chú ý TBDH tự làm phải đảm bảo tính: khoa học, sư phạm, thẩm mỹ và kinh tế

Các công tác cụ thể sau:

* Quản lý trang bị mua sắm, tiếp nhận

- Ban kiểm kê của trường tiến hành kiểm kê định kì hàng năm theo qui định để có thống kê chính xác về số lượng thiết bị, tình trạng của các thiết bị hiện có, từ đó nắm được sự thừa thiếu so với yêu cầu, đồng thời đánh giá được tình hình bảo quản, sử dụng, hiệu quả khai thác trong toàn trường

- Các bộ phận chức năng căn cứ vào hiện trạng trên để lập kế hoạch tổ chức đầu tư mua sắm TBDH cho năm tiếp theo với số liệu thật cụ thể về chủng loại, số lượng Trong kế hoạch đầu tư mua sắm phải mang tính trọng điểm Ưu tiên cho những TBDH quan trọng, đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết của công tác dạy học trong nhà trường

- Trang bị phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng TBDH của chương trình

Trang 40

- Trang bị theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại hóa

- Kết hợp giữa thiết bị đơn giản giá thành rẻ và những thiết bị hiện đại

- Căn cứ vào danh mục TBDH của Bộ quy định các trường có thể trang

bị, mua sắm, tiếp nhận TBDH từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Nhà nước cung cấp

+ Nhà trường tự mua sắm

+ Do nhân dân, các tổ chức, cá nhân ủng hộ

+ Thầy, trò tự làm đồ dùng dạy học

- Nghiệm thu thiết bị và giao cho các đơn vị liên quan quản lý, chỉ đạo

kế toán hoạch toán theo quy định

* Quản lý việc tự làm TBDH:

- TBDH tự làm, ngoài chức năng của một loại thiết bị thông thường còn bao hàm những ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa sư phạm sâu sắc; giúp bổ sung một lượng lớn thiết bị hàng năm mà ngân sách nhà nước chưa đủ điều kiện để đáp ứng, tận dụng được một khối lượng lớn vật liệu đáng ra đã bị loại

Trong quản lý giáo dục, cần xem việc tự làm TBDH là một hoạt động

sư phạm quan trọng để đặt đúng vị trí của nó trong kế hoạch của ngành, của nhà trường, đồng thời để chỉ đạo khai thác hết các ý nghĩa cả về mặt sư phạm học lẫn kinh tế học mà hoạt động này đem lại

* Quản lý sử dụng TBDH

- Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phụ trách TBDH

- Xây dựng đủ các loại phòng thí nghiệm, thực hành, để tổ chức và đưa thiết bị vào quá trình dạy học sao cho đảm bảo được dễ nhìn, dễ lấy, thuận lợi cho sử dụng và dễ dàng bảo quản

- Thiết bị phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất nhằm đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp Vì vậy, quản lý việc sử dụng TBDH theo quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học là có tính pháp lý

Ngày đăng: 24/06/2017, 07:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa h ọc tổ chức quản lý – Một số vấn đề lý luận và th ực tiễn, Nxb Th ống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức quản lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
2. Nguy ễn Ngọc Bảo (chủ biên), Trần Kiểm (2008), Lý lu ận dạy học ở trường THCS , Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học ở trường THCS
Tác giả: Nguy ễn Ngọc Bảo (chủ biên), Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
3. B ộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT về việc ban hành danh m ục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông , Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông
Tác giả: B ộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
4. B ộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học , Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: B ộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
7. Chu M ạnh Chương (2006), Những kiến thức chung về phương pháp dạy h ọc, về thiết bị giáo dục và thiết bị dạy học , Bài gi ảng lớp bồi dưỡng nhân viên thi ết bị giáo dục trường THCS tỉnh Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến thức chung về phương pháp dạy học, về thiết bị giáo dục và thiết bị dạy học
Tác giả: Chu M ạnh Chương
Năm: 2006
8. Vũ Văn Dụ (2006), “Vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý thiết b ị giáo dục ở trường phổ thông”, T ạp chí Thiết bị giáo dục , (5), tr.8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý thiết bị giáo dục ở trường phổ thông”, "Tạp chí Thiết bị giáo dục
Tác giả: Vũ Văn Dụ
Năm: 2006
9. Vũ Văn Dụ (2006), “Hiệu trưởng với công tác quản lý thiết bị giáo dục”, T ạp chí Thiết bị giáo dục , (7), tr.2-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu trưởng với công tác quản lý thiết bị giáo dục”, "Tạp chí Thiết bị giáo dục
Tác giả: Vũ Văn Dụ
Năm: 2006
10. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI c ủa Đảng Cộng sản Việt Nam , Nxb Chính tr ị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
11. Hoàng Văn Đoạt (2006), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thi ết bị dạy học”, T ạp chí Thiết bị giáo dục , (8), tr.35-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học”, "Tạp chí Thiết bị giáo dục
Tác giả: Hoàng Văn Đoạt
Năm: 2006
12. Lê Thanh Giang (2009), Th ực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thi ết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau , Lu ận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành ph ố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau
Tác giả: Lê Thanh Giang
Năm: 2009
13. Ph ạm Minh Hạc (1984), Tâm lý h ọc giáo dục , Nxb Giáo d ục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học giáo dục
Tác giả: Ph ạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1984
15. Bùi Minh Hi ền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Qu ản lý giáo d ục, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
16. Hi ệp hội thiết bị giáo dục Việt Nam (2010), Các văn bản quản lý nhà nước về công tác thiết bị giáo dục, Quy ển1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản quản lý nhà nước về công tác thiết bị giáo dục
Tác giả: Hi ệp hội thiết bị giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
17. Tr ần Đức Hùng (2012), Bi ện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung h ọc phổ thông tỉnh Quãng Ngãi trong giai đoạn hiện nay , Lu ận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông tỉnh Quãng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Tr ần Đức Hùng
Năm: 2012
18. Tr ần Thị Hương (2011), Giáo d ục học đại cương, Nxb Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Tác giả: Tr ần Thị Hương
Nhà XB: Nxb Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2011
19. Tr ần Thị Hương (2012), D ạy học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm Thành ph ố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích cực
Tác giả: Tr ần Thị Hương
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2012
20. K ỷ yếu Hội thảo khoa học (2011), Khai thác thi ết bị dạy học hiện đại phục vụ dạy học ở trường phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Thành ph ố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác thiết bị dạy học hiện đại phục vụ dạy học ở trường phổ thông
Tác giả: K ỷ yếu Hội thảo khoa học
Năm: 2011
21. H ồ Văn Liên (2011) , Qu ản lý hoạt động sư phạm , Bài gi ảng lớp Thạc sĩ Qu ản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động sư phạm
22. Phan Tr ọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Tác giả: Phan Tr ọng Ngọ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
23. Ngô Đình Qua (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục , Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Ngô Đình Qua
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w