HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bạch Ngọc THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Bạch Ngọc
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Bạch Ngọc
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VÕ THỊ BÍCH HẠNH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong su ốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghi ệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của
Th ầy Cô, Gia đình, Bạn bè và Anh chị đồng nghiệp
Trước hết, tôi xin xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS Võ
Th ị Bích Hạnh, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ, dạy bảo và động viên tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong th ời gian tôi học tập tại trường
Trân tr ọng cám ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Ban Giám hiệu và quý thầy cô các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác
Sau cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong su ốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song ch ắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong
nh ận được sự góp ý của quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn
Thành ph ố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Bạch Ngọc
Trang 4MỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 9
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 10
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Ở nước ngoài 6
1.1.2 Ở trong nước 7
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 9
1.2.1 Quản lý 9
1.2.2 Quản lý giáo dục 13
1.2.3 Quản lý nhà trường 15
1.2.4 Thiết bị dạy học 16
1.2.5 Quản lý thiết bị dạy học 17
1.3 Một số vấn đề về thiết bị dạy học 17
1.3.1 Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học 17
1.3.2 Phân loại thiết bị dạy học 22
1.3.3 Các yêu cầu đối với thiết bị dạy học 23
Trang 51.3.4 Nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học 25
1.4 Nội dung công tác quản lý thiết bị dạy học 26
1.4.1 Lập kế hoạch công tác thiết bị dạy học 27
1.4.2 Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch công tác thiết bị dạy học 28
1.4.3 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học 32
Tiểu kết chương 1 33
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU M ỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 34
2.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương 34
2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 34
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo 35
2.2 Th ực trạng về thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành ph ố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 38
2.2.1 M ẫu khảo sát thực trạng 38
2.2.2 Thống kê thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông thành phố Th ủ Dầu Một 39
2.2.3 Th ực trạng trang bị thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông thành ph ố Thủ Dầu Một 40
2.2.4 Th ực trạng chất lượng, tính đồng bộ và hiện đại của thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một 42
2.2.5 Đánh giá mức độ sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở các trường trung h ọc phổ thông thành phố Thủ Dầu Một 46
Trang 62.3 Th ực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông
thành ph ố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 48
2.3.1 Th ực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan tr ọng của nội dung quản lý thiết bị dạy học 48
2.3.2 Th ực trạng công tác lập kế hoạch 51
2.3.3 Th ực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo 54
2.3.4 Th ực trạng kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học 58
2.4 Đánh giá chung thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung h ọc phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 61
2.4.1 Ưu điểm 61
2.4.2 H ạn chế 61
Ti ểu kết chương 2 63
Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY H ỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 65
3.1 Nh ững cơ sở đề xuất biện pháp 65
3.2 M ột số biện pháp đề xuất 68
3.3 Kh ảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 83
Tiểu kết chương 3 86
K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL : cán bộ quản lý CSVC : cơ sở vật chất CNTT : công nghệ thông tin ĐTB : điểm trung bình
GV : giáo viên
HS : học sinh MTDH : mục tiêu dạy học NDDH : nội dung dạy học Nxb : nhà xuất bản PPDH : phương pháp dạy học TBDH : thiết bị dạy học
THCS : trung học cơ sở THPT : trung học phổ thông
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê các TBDH ở các trường THPT năm học 2012-2013 40
Bảng 2.2 Đánh giá của CBQL và GV về tình hình trang bị TBDH ở các trường THPT 40
Bảng 2.3 Đánh giá của CBQL và GV về chất lượng TBDH ở các trường THPT 42
Bảng 2.4 Đánh giá của CBQL và GV về tính đồng bộ TBDH ở các trường THPT 44
Bảng 2.5 Đánh giá của CBQL và GV về tính hiện đại TBDH ở các trường THPT 45
Bảng 2.6 Đánh giá mức độ sử dụng TBDH của giáo viên trong các giờ dạy 46
Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của nội dung quản lý TBDH ở trường THPT 48
Bảng 2.8 Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý TBDH 51
Bảng 2.9 Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH 55
Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác TBDH 58
Bảng 3.1 Ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 84
Bảng 3.2 Ý kiến về tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 85
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Đánh giá của CBQL và GV về tình hình trang bị TBDH
ở các trường THPT 41
Biểu đồ 2.2 Đánh giá của CBQL và GV về chất lượng TBDH ở các
trường THPT 43
Biểu đồ 2.3 Đánh giá của CBQL và GV về tính đồng bộ TBDH ở
các trường THPT 44
Biểu đồ 2.4 Đánh giá của CBQL và GV về tính hiện đại TBDH ở các
trường THPT 45
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các chức năng cơ bản của quản lý 12
Sơ đồ 1.2 Các yếu tố của quá trình dạy học 20
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Hiện nay nước ta đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp và từng bước phát triển kinh tế tri thức Để đạt được mục tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của giáo dục và liên quan chặt
chẽ đến yêu cầu phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các trang thiết bị dạy học Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8, ngày 9/12/2000 về “Đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông” đã nêu rõ: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với
vi ệc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”; “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo d ục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp
tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến
và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh Phát triển mạnh phong trào tự học,
tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân” [25]
Thiết bị dạy học (TBDH) là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học Muốn đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới cả nội dung dạy học, TBDH, tổ chức dạy học và cách kiểm tra đánh giá TBDH là điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện được các nội dung giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trí tuệ, khơi dậy tố chất thông minh của học sinh
Để có một TBDH đến trường phổ thông, phải trải qua nhiều giai đoạn,
trong đó giai đoạn quản lý sử dụng và bảo quản là khâu cuối cùng nhưng cực
kì quan trọng Bởi vì, nếu không quản lý tốt TBDH thì sẽ gây nên sự lãng phí
lớn, đồng thời không góp phần đổi mới phương pháp giáo dục và không nâng cao được chất lượng dạy học
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thiết bị và đồ dùng dạy học, trong
những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Bình Dương đã quan tâm đến việc
Trang 12đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho các cơ sở giáo dục Bên cạnh đó,
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn các trường học
thực hiện tốt việc quản lý , khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy
học đã được trang cấp Tuy nhiên, để nắm bắt thực trạng, hiệu quả việc quản
lý, sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học tại các trường phổ thông cần có
kiểm tra, giám sát thực tế, đánh giá hiệu quả thiết thực của hoạt động này
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở
các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” là một yêu cầu vừa mang tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài
2 M ục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận, khảo sát thực trạngvà đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
3 Khách th ể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: công tác quản lý cơ sở vật chất tại các trường trung học phổ thông
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
4 Gi ả thuyết khoa học
Việc quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có thể đạt được những thành
tựu như: giúp nâng cao khả năng sư phạm của giáo viên; đầu tư nâng cấp tăng cường thêm chủng loại thiết bị để phục vụ cho dạy và học Tuy nhiên cũng có
những hạn chế như chất lượng thiết bị xuống cấp và hỏng hóc nhiều, chưa khai thác một cách có hiệu quả đối với việc sử dụng thiết bị trong quá trình
dạy học trong nhà trường
Trang 13Việc khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất biện pháp cần thiết, khả thi có thể nâng cao hiệu quả dạy và học trong các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thiết bị dạy học và công tác quản lý thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tình Bình Dương
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học cho trường trung
học phổ thông
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
6.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc
Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu
mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý thiết bị dạy học với quản lý các hoạt động
sư phạm khác ở trường THPT Trong đó quản lý thiết bị dạy học là một hệ
thống con với các yếu tố hợp thành Từ đó giúp chúng ta tìm hiểu chính xác
thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học
Quan điểm tiếp cận lịch sử giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số
liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo trật tự logic
Quan điểm tiếp cận thực tiễn giúp phát hiện những ưu điểm, mâu thuẫn,
tồn tại trong công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT thành phố
Trang 14Thủ Dầu Một, từ đó đề xuất được các biện pháp phù hợp với thực tiễn các trường THPT tỉnh Bình Dương
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá các văn bản, tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
6.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Mục đích điều tra: người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra để thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhằm chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu khoa học
- Nội dung điều tra: tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; những
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất
- Cách thức điều tra: xây dựng các bảng hỏi nhằm thu thập thông tin từ
các đối tượng khảo sát gồm cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức phụ trách TBDH
6.2.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm: tiến hành dự giờ giáo viên
nhằm thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu
6.2.2.3 Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm Microsoft
Excel 2007 xử lý kết quả điều tra bằng cách tính phần trăm (%) và tính giá trị trung bình nhằm phân tích, đánh giá thực trạng làm cơ sở để đề ra biện pháp thích hợp
Trang 157 Gi ới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và
đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở 05/05 trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, gồm các trường:
- Trường THPT chuyên Hùng Vương
- Trường THPT An Mỹ
- Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
- Trường THPT Bình Phú
- Trường THPT Võ Minh Đức
Giới hạn mẫu nghiên cứu:
- Về cán bộ quản lý : nghiên cứu 75 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn) của 5 trường THPT trên địa bàn thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- Về giáo viên: Chỉ nghiên cứu trên mẫu 150 giáo viên và viên chức phụ trách TBDH của 5 trường (mỗi trường chỉ chọn điều tra theo mẫu ngẫu
nhiên 30 giáo viên)
8 C ấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học
phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Trang 16Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thiết bị và đồ dùng dạy học là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện có
hiệu quả mục tiêu dạy và học TBDH cũng tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh phát huy tính chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến
thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Khi kinh tế, xã hội, giáo dục càng phát triển thì TBDH càng đa dạng, phong phú, nhiều chủng
loại, thì vấn đề đặt ra làm sao quản lý TBDH có hiệu quả Đây cũng là nhiệm
vụ nặng nề của các cấp quản lý giáo dục, trực tiếp là các CBQL các cơ sở giáo dục
Do đó, vấn đề công tác quản lý TBDH đã được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu
1.1.1 Ở nước ngoài
Jan Amot Komensky (1592- 1670) nhà giáo dục Cộng hoà Séc được coi là một trong những ông tổ sư phạm ở Châu Âu và thế giới Ông chủ trương giảng dạy bằng hoạt động, bằng sự quan sát trực tiếp, bằng sự tiếp xúc
với sự vật trong đời sống hàng ngày Theo ông: “…Việc dạy học phải bằng sự
vật, hiện tượng Vì sự vật là thân thể, lời nói là cái ảo…lời nói mà không có
sự vật là vỏ không có nhân, bao không có kiếm, bóng không có hình, thân không có hồn.” [22]
Về sau trường phái giáo dục Xô – Viết cũng có các nhà giáo dục như
K Đ Usinski; A N Leontiev hay J H.Pestalossi người Thụy Sĩ đã phát triển quan điểm dạy học trực quan để đạt hiệu quả cao Nội dung của quan điểm
dạy học trực quan này là thay lối dạy học cũ, kinh viện, nhồi nhét tri thức