1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài sản và quyền sở hữu

38 696 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 279,13 KB

Nội dung

Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.. Bên cạnh đó có những trường hợp người

Trang 1

BÀI 5 TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU

Trang 2

TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU

A SỞ HỮU VÀ QUYỀN SỞ HỮU

B QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ SỞ HỮU

C CĂN CỨ XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Trang 3

A SỞ HỮU VÀ QUYỀN SỞ HỮU

I KHÁI NIỆM SỞ HỮU VÀ QUYỀN SỞ HỮU

II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ SỞ

HỮU Ở NƯỚC TA

Trang 4

I KHÁI NIỆM SỞ HỮU VÀ QUYỀN SỞ HỮU

1 Sở hữu và quan hệ sở hữu

2 Khái niệm quyền sở hữu

Trang 5

1 Sở hữu và quan hệ sở hữu

Sở hữu chính là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (ngày nay còn bao gồm cả những tư liệu sản xuất của xã hội loài người

Sở hữu – một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan – xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất

hiện và phát triển của xã hội loài người

Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu và sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội là quan

hệ sở hữu Quan hệ sở hữu phản ánh sự chiếm giữ các

tư liệu sản xuất, các vật phẩm tiêu dùng giữa người này với người khác, giữa tập đoàn này với tập đoàn khác, giữa giai cấp này với giai cấp khác trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định

Trang 6

2 Khái niệm quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các

quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản

Tại Đ 164 BLDS 2005 quy định:” Quyền sở hữu bao

gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp

luật”.

Trang 7

B QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ SỞ HỮU

I CHỦ THỂ CỦA QUYỀN SỞ HỮU

II KHÁCH THỂ CỦA QUYỀN SỞ HỮU

III NỘI DUNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU

Trang 8

I CHỦ THỂ CỦA QUYỀN SỞ HỮU

Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia

quan hệ pháp luật về quyền sở hữu

Chủ sở hữu trong Luật dân sự rất đa dạng tương ứng với các hình thức sở hữu bao gồm: Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các tập thể (là những hợp tác xã trong các lĩnh vực và ngành nghề khác

nhau); các công dân, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các tổ chức kinh tế tư nhân Đó là các

chủ thể “có đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu,

quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản” (Đ 164 ).

Trang 9

II KHÁCH THỂ CỦA QUYỀN SỞ HỮU

1 Khái niệm tài sản

2 Khái niệm động sản và bất động sản

3 Phân loại vật và chế độ pháp lý đối với vật

Trang 10

1 Khái niệm tài sản

Tại Đ 163 BLDS xác định: “Tài sản bao gồm vật, tiền,

giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”.

Vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu nào đó (vật chất) của con người

Điều 181 định nghĩa: “Quyền tài sản là quyền trị giá

được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân

sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”.

Trang 11

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2 Động sản là những tài sản không phải là bất động

sản”.

Ý nghĩa của việc phân loại vật thành động sản và bất động sản?

Trang 12

3 Phân loại vật và chế độ pháp lý đối với vật

a Phân loại vật

b Chế độ pháp lý đối với vật

Trang 13

a Phân loại vật

Hoa lợi và lợi tức

Dựa vào các căn cứ khác nhau trong việc “gia tăng tự

nhiên” của tài sản, Đ 175 BLDS đã phân chia thành hoa

lợi và lợi tức:

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản

Hoa lợi, lợi tức là những vật có giá trị tiền tệ do tài

sản sinh ra Tài sản sinh ra hoa lợi, lợi tức là tài sản gốc mà không làm giảm sút chất liệu của tài sản gốc

Trang 14

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải

chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận

khác

Trang 15

a Phân loại vật (tt.)

Vật chia được và vật không chia được (Đ 177)

Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền

để chia.

Trang 16

a Phân loại vật (tt.)

Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Đ 178)

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng

sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần

mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính

năng sử dụng ban đầu

Trang 17

a Phân loại vật (tt.)

Vật cùng loại và vật đặc định (Đ 179)

Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao chính vật đó

Trang 18

a Phân loại vật (tt.)

Vật đồng bộ (Đ 180)

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử

dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp

thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trang 19

b Chế độ pháp lý đối với vật

Vật cấm lưu thông: Đó là những vật vì vai trò to lớn của

nó đối với an ninh quốc phòng hoặc nền kinh tế quốc

dân, lợi ích quốc gia… Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng…

Vật hạn chế lưu thông: Bao gồm những vật có ý nghĩa quan trọng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, an

ninh, quốc phòng… do đó pháp luật có những quy định riêng Nhà nước phải kiểm soát sự dịch chuyển của các loại vật đó

Vật tự do lưu thông: là những vật còn lại và không có

một quy định cụ thể nào của pháp luật xác định trực tiếp đối với việc dịch chuyển vật đó

Trang 20

III NỘI DUNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU

1 Quyền chiếm hữu

2 Quyền sử dụng

3 Quyền định đoạt

Trang 21

1 Quyền chiếm hữu

Tại Đ 182 BLDS quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền

nắm giữ, quản lý tài sản” Nếu người chủ sở hữu của tài

sản đang chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản, không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian nhưng không được trái pháp luật,

đạo đức xã hội (Đ 184)

Bên cạnh đó có những trường hợp người không phải là chủ sở hữu vẫn có quyền chiếm hữu tài sản khi chủ sở hữu đã chuyển quyền năng này cho họ thông qua giao dịch dân sự hoặc không theo ý chí của chủ sở hữu như: tài sản đánh rơi, bị bỏ quên, thất lạc, chôn giấu…

Trang 22

a Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Là hình thức chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật,

được quy định tại Đ 183 BLDS:

Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không

phát hiện được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị

bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều

kiện do pháp luật quy định (Đ 187);

Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định

Các trường hợp khác do pháp luật quy định

Trang 23

b Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Là việc chiếm hữu của một người đối với tài sản mà

không dựa trên những cơ sở của pháp luật quy định tại

Đ 183 BLDS.

Việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thường xảy

ra hai khả năng sau:

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật theo quy định của Đ 189 nhưng không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật

Trang 24

b Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (tt.)

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay

tình: là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật biết đó là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không

biết nhưng cần phải biết rằng người chuyển dịch tài sản cho mình là người không có quyền chuyển dịch, hoặc buộc phải biết tài sản đó bị cấm chuyển dịch

Trang 25

b Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (tt.)

Đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

ngay tình được pháp luật công nhận một số quyền như khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

theo quy định của pháp luật (Khoản 2, Đ 194).

Trong các trường hợp quy định tại Khoản 4, Đ 183

những người này có thể trở thành chủ sở hữu theo quy

định từ Đ 239 đến Đ 244 BLDS.

Ngoài ra trong những điều kiện nhất định: liên tục (Đ

190), công khai (Đ 191) và trong một thời hạn 10 năm

đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản, thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình còn được hưởng quyền xác lập quyền sở hữu theo thời

hiệu (Khoản 1, Đ 247).

Trang 26

2 Quyền sử dụng

Tại Đ 192 BLDS quy định: “Quyền sử dụng là quyền

khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.

Chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của

người khác (Đ 193).

Trang 27

3 Quyền định đoạt

Tại Đ 195 BLDS quy định: “Quyền định đoạt là quyền

chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”.

Do quyền định đoạt là quyền quan trọng nhất của nội

dung quyền sở hữu nên việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy

định của pháp luật (Đ 196).

Chủ sở hữu có thể ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản, người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt theo phương pháp, cách thức phù hợp với ý chí, lợi

ích của chủ sở hữu (Đ 198).

Trang 28

Trong trường hợp pháp nhân, cá nhân , chủ thể khác

có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó

Trang 29

C CĂN CỨ XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN

SỞ HỮU

I CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU

II CÁC CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Trang 30

I CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU

1 Khái niệm

2 Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Trang 31

1 Khái niệm

Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý

do BLDS quy định, mà thông qua đó làm phát sinh

quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với một tài sản nhất định

Việc xác lập quyền sở hữu trên những căn cứ được quy

định tại Đ 170 BLDS được coi là quyền sở hữu hợp

pháp

Trang 32

2 Căn cứ xác lập quyền sở hữu

a Xác lập theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên

b Xác lập theo quy định của pháp luật

c Xác lập theo những căn cứ riêng biệt

Trang 33

a Xác lập theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên

Các hợp đồng: mua bán, tặng cho, cho vay… nếu được xác lập phù hợp với quy định của BLDS thì những người được chuyển giao tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản đó

Việc nhận tài sản từ di sản thừa kế của người chết lập di chúc hoặc những người được hưởng trong hứa thưởng, thi có giải có quyền sở hữu với tài sản đã nhận theo di chúc hoặc tài sản đã nhận thưởng

Trang 34

b Xác lập theo quy định của pháp luật

Đây là những sự kiện pháp lý mà theo quy định của

BLDS quyền sở hữu được xác lập bao gồm:

Kết quả của lao động sản xuất là sự hoạt động của con người trong quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà trước hết cho bản

thân chủ thể đó (Đ 233 BLDS).

Do các sự kiện sáp nhập, trộn lẫn, chế biến là sự hợp

nhất tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau (Đ 236

đến Đ 238 BLDS).

Do các sự kiện không xác định được chủ sở hữu hoặc

do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên (Đ 239 đến Đ 241

Trang 35

c Xác lập theo những căn cứ riêng biệt

Đó chính là các bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 36

II CÁC CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu:

Thông qua hợp đồng

Chủ sở hữu tuyên bố hoặc thực hiện các hành vi từ

bỏ quyền sở hữu

Trang 37

II CÁC CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ

Trang 38

II CÁC CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ

HỮU (tt.)

Trong những điều kiện nhất định do pháp luật quy định (sự kiện thực tế, thời gian) và đã công nhận

quyền sở hữu khi vật bị đánh rơi, bỏ quên…

Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của tòa án hoặc bị tịch thu theo bản án của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Khi tài sản của chủ sở hữu bị trưng mua, hoặc bị tịch thu theo bản án của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tài sản bị tiêu hủy

Ngày đăng: 23/06/2017, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w