1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Hàm khung liên kết

19 1,2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Intracoronal Direct Retainer : Tay giữ trực tiếp trong thân răng còn được gọi là mắc cài hay móc liên kết Tay giữ trực tiếp trong thân răng sau đây sẽ gọi là mắc cài được gọi như vậy

Trang 1

Intracoronal Direct Retainer ( Attachments )

Dịch: Nguyễn Thị Huyền

Nguồn: Text book of prosthodontics

Thuật ngữ:

Direct Retainer : Tay giữ trực tiếp ( còn goi được gọi là móc hay mắc cài )

Intracoronal Direct Retainer : Tay giữ trực tiếp trong thân răng ( còn được gọi là mắc cài hay móc liên kết )

Tay giữ trực tiếp trong thân răng ( sau đây sẽ gọi là mắc cài ) được gọi như vậy vì một phần hoặc toàn bộ các thành phần lưu giữ nằm trong chu vi giải phẫu

củarăng trụ Chúng bao gồm các loại sau đây:

• Nội mắc cài ( Internal attachment)

• Ngoại mắc cài (External attachment)

• Mắc cài trụ (Stud attachment)

• Mắc cài thanh (Bar attachment)

• Những loại mắc cài đặc biệt (Special attachments)

Nói chung tất cả các mắc cài đều có phần dương và thành phần âm được chế tạo bằng những sự đo lượng rất chuẩn xác Chúng không thể tùy chỉnh khi chế tạo như một tay giữ trực tiếp bình thường Do đó, việc cần cân nhắc trên thiết kế của mắc cài là chuẩn bị thành phần âm của mắc cài trên răng

1 Nội mắc cài

Trang 2

Nó còn được gọi là “ mắc cài chính xác “ , “mắc cài khít “ , “mắc cài khóa và chìa khóa”

Định nghĩa:

"Một bộ phận lưu giữ bao gồm hai thành phần: Bộ phận nhận là một khuôn chứa bằng kim loại

( phần âm) và một phần cho vừa khít với nó ( phần dương) Phần âm được thiết

kế nằm trong giới hạn giải phẫu bình thường hoặc mở rộng của thân răng trụ, còn phần dương được gắn vào cầu răng hoặc một hàm tháo lắp từng phần

Cấu trúc này của nội mắc cài yêu cầu răng trụ phải phục hình chụp toàn phần hoặc chụp ¾

Các phần dương được gài vào những vách thẳng đứng của phần âm được thiết kế trong mão răng trụ để ngăn cản sự ma sát tạo ra trong qua trình chuyển động (Hình 1)

Hình 1: Phần âm gài vào phần dương trong nội mắc cài

Tiến sĩ Herman ES Chayes đầu tiên xây dựng nguyên tắc này trong năm 1906

Trang 3

• Mắc cài Ney-Chayes

• Mắc cài Stern Goldsmith

• Mắc cài Baker

Ưu điểm:

• Loại bỏ các thành phần nhìn thấy được của bộ phận lưu giữ

• Loại bỏ các thành phần nhìn thấy được của bộ phận nâng đỡ theo chiều đứng qua ổ tựa

• Tạo sự ổn định theo ngang

• Kích thích các mô bên dưới do tạo sự mát xa liên tục theo chiều dọc

Nhược điểm:

• Phải chuẩn bị ( mài) răng trụ và đúc phục hình cho răng trụ

• Phức tạp trong quy trình lâm sàng và labo

• Qúa trình mòn làm mất khả năng chống ma sát của mắc cài

• Khó khăn để sửa chữa thay thế

• Hiệu quả kém nếu thân răng nhỏ

• Khó để đặt mắc cài hoàn toàn trong chu vi của răng trụ

Chống chỉ định:

• Buồng tủy lớn (điều này hạn chế độ sâu của phần nhận – phầm âm )

• Thân răng ngắn làm giảm khả năng ngăn cản ma sát

• Chi phí cao

Trang 4

Các mắc cài không cho phép phục hình chuyển động ngang Các đầu chuyển động ngang và lực xoay của hàm giả hàm giả được truyền tới răng trụ Chúng không nên sử dụng trong trường hợp hàm giả có nâng đỡ mở rộng phía xa , vì lúc đó hàm giả sẽ chuyển động theo chiều ngang do sự đàn hồi của mô mềm ( hình 2)

Hình 2 Hàmgiả có nâng đỡ mở rộng phía xa, mắc cài sẽ truyền lực chuyển động ngang lên răng trụ

Vì mắc cài có phần âm và phần dương khít sát không cho phép chuyển động ngang của hàm răng giả, nên các chuyển động này được truyền cho trụ, gây hại cho răng trụ

Chúng có thể được sử dụng cho nền hàm giả mở rộng phía xa nếu có một kiểu dáng của cầu ngắt lực ( giống như một cái bản lề, khớp xương ) tồn tại giữa sự chuyển động của nền hàm và mắc cài cứng chắc Sự thêm vào của cầu răng ngắt lực làm rắc rối thêm thiết kế của hàm giả, do đó, nội mắc cài thường không sử dụng cho nền hàm mở rộng phía xa

2 Ngoại mắc cài:

Ví dụ ASC52, DALBO, CEKA, và ERA

Các mắc cài này thẩm mỹ hơn, linh hoạt và dễ dàng để lắp Chúng được chỉ định cho phục hình phía trước ở bệnh nhân trẻ tuổi với buồng tủy lớn (Hình 3)

Trang 5

Hình 3: Ngoại mắc cài

Hình 4: Ngoại mắc cài ASC52

Nhược điểm:

• Cồng kềnh hơn đòi hỏi nhiều không gian hơn trong hàm giả tháo lắp từng phần

• Yếu và gãy một cách dễ dàng

• Khó khăn để làm lại

3 Mắc cài trụ

Ví dụ GERBER, DALLA BONA, và ROTHERMAN

Mắc cài này hoạt động như một Họ được sử dụng cho trụ của hàm toàn bộ ( Hình 5 )

Trang 6

Hình 5: Mắc cài trụ

Hình 6: Măc cài DALLA BONA

Ưu điểm:

• Đa năng hơn ( versatile)

• Giảm lực đòn bẩy

• Có thể được sử dụng trên răng trụ không hoàn hảo

• Dễ dàng điều chỉnh và sửa chữa

Nhược điểm:

• Nó như một tâm xoay trên răng trụ

Trang 7

 Thiết kế phức tạp

• Không thể được sử dụng trong trường hợp với không gian hạn chế

• Đắt

4 Mắc cài thanh :

Ví dụ Dolder, Hader

Nó được sử dụng khi có sự mất xương quanh răng trụ (Hình 7 )

Hình 7 : Mắc cài thanh

Hinh 8: Mắc cài thanh trên hàm mất răng toàn phần

Trang 8

Hình 9: Mắc cài liên kết trên bệnh nhân có hàm tháo lắp kết hớp implant

Ưu điểm:

• Nẹp cứng chắc

• Ổn định qua cung

• Nó có thể được sử dụng cùng với loại mắc cài khác hoặc loại hàm giả tháo lắp kết hợp implant

Nhược điểm:

• Yêu cầu không gian

• Cần phải hàn thường xuyên

• Khó khăn để duy trì vệ sinh răng miệng

5 Mắc cài đặc biệt

Trang 9

Loại lưu giữ này khác cả nội mắc cài và ngoại mắc cài và do đó được chia ra là loại riêng Có hai

Kiểu cụ thể được đặt tên như sau :

• Lưu giữ dựa trên sức cản ma sát

• Lưu giữ dựa trên vị trí của một phần nằm dưới đường vồng lớn nhất

Hình 10 : Khóa trong và khóa ngoài của mắc cài đặc biệt

Cả hai loại đều có một khóa trong và khóa ngoài để lưu giữ ( Hình 10 )

Ưu điểm:

• Thẩm mỹ cao vì không có các thành phần có thể nhìn thấy của móc bình

thường

Trang 10

• Nó làm giảm lực lượng mô-men xoắn và điểm tác dụng lực trên răng

trụ

Mắc cài đặc biệt cũng được phân loại như

Loại khóa và loại không khóa Các loại không khóa

loại có thể được sử dụng cho trường hợp mất răng Kennedy’s loại I và II Các loại mắc cài đặc biệt thường dùng là:

• Mắc cài khóa – móc đàn hồi Neurohr (Neurohr spring-lock attachment)

• Mắc cài chiếc dày Neurohr-Williams

(Neurohr-Williams shoe attachment)

• Mắc cài ổ tựa Dowel (Dowel rest attachment.)

•Thiết bị neo giữ Zest (Zest anchor device)

• Mắc cài nam châm trong (Intracoronal magnets.)

• Neo Hannes hoặc Pít tông IC (Hannes Anchor or IC plunger.)

• Servo SA hoặc CEKA

• Bóng Bona (Bona Ball )

• Rotherman

• Mắc cài copings Long

a Mắc cài khóa – móc đàn hồi Neurohr (Neurohr spring-lock

attachment)

Trang 11

F.G Neurohr phát minh ra một hệ thống khóa móc thép đàn hồi vào năm 1930 Nó sử dụng phần âm thon và thẳng nằm trong chu vi răng trụ Một cánh tay móc đơn mặt má với đầu móc tròn gài vào dưới đường vồng lớn nhất của răng trụ Bằng cách này, các lựa nhai trên hàm truyền gần như song song lên trục của răng

b Mắc cài chiếc dày Neurohr-Williams (Neurohr-Williams shoe attachment) hình 11

Trang 12

Hình 11 : Mắc cài giày Neurohr-Williams nhìn ở mặt ngoài và mặt gần.

Tiến sĩ Franklin Smith đã phát minh ra loại mắc cài này Nó làmột sửa đổi của mắc cài spring-lock Neurohr Ở đây, một rãnh bổ sung được chuẩn bị ở góc xa má Trên răng trụ, một cánh tay móc lưu giữ ngắn làm từ dây thép được thiết kế nằm ngang, ở góc xa má Dây thép làm móc đi ẩn trong nền hàm răng giả Các phần của dây thép ngập bên trong một khối acrylic được gọi là giày Các thành bên của phần còn lại là song song và giúp đỡ để chống xoay ngang

Chỉ định:

• Có thể được sử dụng cho răng trụ nghiêng mà một móc thong thường không thể thực hiện

• Dùng cho các răng trụ phía trước vì thẩm mỹ

Ưu điểm:

• Nó hoạt động như một thiết bị ngắt lực trong quá trình xoay của phía xa

• Giảm sự tao thành điểm đòn bẩy của khi lực tác dụng

• Nhiều lựa chọn cho vị trí vùng lẹm

• Tương tác nội bộ ( triệt tiêu lực nội bộ)

• Tay giữ bên trong

Trang 13

• Đơn giản về hình thức

• Ổn định hơn

Nhược điểm:

• Các trụ có thể di chuyển về phía trước

• Lưu giữ kém trong trường hợp răng ngắn hoặc nhọn, cắn sâu hoặc buồng tủy lớn

• Chiếm nhiều không gian và đòi hỏi phải có quy trình phức tạp

c, Mắc cài ổ tựa Dowel (Hình 12 ) (Dowel rest attachment.)

Hình 12: (Dowel rest attachment.)

Dr.Morris.J.Thompson phát triển thiết kế này Nó có một cấu trúc dạng ổ tựa Một phần âm là trũng lõm được tạo ra trên mặt lưỡi của răng trụ

Trang 14

Một phần dương được chế tạo trên cánh tay của khung hàm giả ở mặt lưỡi sao cho nó khít vào phần âm

Không có chiếc móc nào được nhìn thấy nhưng lưu giữ đạt được là do khớp phần

âm và phần dương

Các cánh tay mặt lưỡi là một phần mở rộng từ nối lớn Nó được tách ra từ các nối lớn bởi một vết cắt không hoàn toàn được thực hiện bởi máy hoặc bằng cách đặt một matrix trong khi đúc mão để tăng tính dẻo của nó

Ưu điểm:

• Không nối phục hình với răng trụ

• Các cánh tay mềm dẻo có tác dụng ngắt lực

• tích tụ thức ăn ít hơn

• Thẩm mỹ và dễ dàng để duy trì

• Có thể sử dụng lâu dài với hàm giả bán phần cấy ghép

Nhược điểm:

• Hạn chế sự ổn định ngang

• Nhiều lực được truyền tới sống hàm, nơi không có răng

d, Thiết bị Zest Neo (Hình 13.) (Zest anchor device)

Nó có một phần dương nylon nối với nền hàm, vừa khít với phần âm ở trụ cầu

Trang 15

Hình 13: (Zest anchor device)

e, Mắc cài nam châm trong(Hình 14) (Intracoronal magnets.)

Nam châm với phân cực đối nhau được đặt trên ổ tựa và nền hàm Sự hấp dẫn

từ tính sinh ra lực lưu giữ

Hình 14 (Intracoronal magnets.)

e Hannes Neo hoặc IC pít tông (Hình 15) (Hannes Anchor or IC plunger.) Phần dương dạng pít tông phù hợp với Phần âm dạng lõm đồng tiền trên bề mặt gần của trụ Lúm đồng tiền này nằm dưới chiều cao đường vồng lớn nhất của răng trụ

Trang 16

Hình 15: (Hannes Anchor or IC plunger.)

f Neo Servo (SA) hay CEKA ( Hình 16)

Ở đây, phần âm là thiết bị lưu giữ được đặt trên nền hàm răng giả và phần dương

là các thiết bị được gắn vào răng trụ

Trang 17

Hình 16: Servo SA hoặc CEKA

g Mắc cài Bóng Bona (Hình 17) ( Bona Ball attachment)

Nó tương tự như các mắc cài Anchor SA or Ceka

Hình 18: Bona Ball attachment

h Rotherman Attachment ( Hình 19 )

Nó có một phần lưu giữ thấp Thành phần dương gắn vào trụ Thành phần âm giữ

Trang 18

dể giữ một cái kẹp ( clip) được gắn với nền hàm Lực nén ép hoặc sự lan truyền lực trên phần kẹp lưu giữ có thể làm thay đổi lực lưu giữ

Hình 19: Rotherman Attachment

k Copings Long ( Hình 20 )

Chúng được sử dụng trong những trường hợp răng bị tổn hại như điều trị các trường hợp sứt môi, cắn chéo, cắn sâu vv Một hàm toàn bộ được đặt trên

Hình 20 Copings Long

Ngày đăng: 22/06/2017, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w