Do vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tang ma của người Mường di cư ở xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận án tiến sĩ chu ên ngành Nhân học với mong muốn từ kết
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh
2 PGS.TS Bùi Văn Đạo
HÀ NỘI - 2017
Trang 3xã Hòa Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là công trình của riêng
tôi Kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Bạch Mỹ Trinh
Trang 4giúp đỡ quý báu của nhiều cơ quan tập thể và cá nhân
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh; PGS.TS Bùi Văn Đạo - hai người thầ đ động viên, chỉ bảo tận tình cho tôi cách tiếp cận c c phương ph p nghiên cứu đặc biệt là phương ph p nghiên cứu Dân tộc học để thu thập tư liệu, xây dựng các nội dung nghiên cứu và sửa chữa bản luận n giúp tôi tích lũ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của một nghiên cứu sinh
Tôi xin trân trọng cảm ơn ọc viện Khoa học x hội thuộc Viện àn lâm Khoa học hội Việt Nam; Khoa Dân tộc học đ tạo mọi điều iện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học tập của nghiên cứu sinh h a 2012 - 2015
Tôi xin trân trọng cảm ơn c c thầy Mo, các cụ cao niên c c trưởng thôn, và UBND xã Hòa Thắng đ nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được tiếp cận, tìm hiểu về phong tục tập quán và tham dự các nghi lễ của người Mường tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắ Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn c c nhà nghiên cứu về người Mường, các nghệ nhân dân gian, các thầy Mo của các huyện Lạc Sơn Kim Bôi Tân Lạc, Kỳ Sơn … thành phố Hòa Bình, tỉnh a Bình đ tạo điều iện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt qu trình điền d thu thập tư liệu để viết luận n
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Nghiên cứu sinh
Bạch Mỹ Trinh
Trang 5DANH MỤC CÁC HỘP
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương ph p luận và phương ph p nghiên cứu 3
5 Đ ng g p mới về khoa học của luận án 4
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 5
7 Bố cục của luận án 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
1.2 Cơ sở lý thuyết 10
1.3 Khái quát về người Mường 17
Tiểu kết chương 1 33
CHƯƠNG 2 NGHI THỨC TANG MA 2.1 Quan niệm về “hồn vía” c i chết và thế giới bên kia 34
2.2 Nghi thức trước khi phát tang 37
2.3 Các nghi thức từ hi ph t tang đến lúc cử hành chôn cất người quá cố 44
2.4 Nghi thức sau hi đưa tang 61
2.5 Vai trò của thầ Mo trong đ m tang 66
2.6 Vai trò của anh em, họ hàng với gia chủ trong tang ma 68
2.7 Vai trò của cộng đồng trong tang ma 71
2.8 C c trường hợp tang ma đặc biệt 74
2.9 Đ m tang của người Mường theo Phật giáo, Công giáo 76
Tiểu kết chương 2 78
CHƯƠNG 3 CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG TANG MA
Trang 63.2 Các biểu tượng từ hi ph t tang đến lúc cử hành chôn cất người quá cố 82
3.3 Các biểu tượng sau hi đưa tang 91
3.4 Giải mã các biểu tượng trong tang ma 94
Tiểu kết chương 3 97
CHƯƠNG 4 TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ HÒA THẮNG TRONG SO SÁNH VỚI NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 4.1 Những điểm tương đồng và khác biệt 98
4.2 Những vấn đề đặt ra trong tang ma 118
4.3 Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của tang ma 126
Tiểu kết chương 4 128
KẾT LUẬN 130
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 133
CHÚ THÍCH 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHỤ LỤC 1 147
PHỤ LỤC 2 149
PHỤ LỤC 3 151
PHỤ LỤC 4 160
PHỤ LỤC 5 178
Trang 7HVKHXH Học viện Khoa học xã hội
Trang 8Bảng 1.1: Thống kê dân số tại xã Hòa Thắng 21
Bảng 1.2: Thống kê dân số người Mường tại các thôn của xã Hòa Thắng 23
Bảng 4.1: So sánh vai trò của thầ Mo trong đời sống của người Mường
Bảng 4.2: Bảng các công việc chuẩn bị tang ma của người Mường ở
mường Vang, Lạc Sơn a Bình và người Mường Hòa Thắng 102
Bảng 4.3: So sánh sự tha đổi trong nhận thức và quan điểm về cách tổ
Bảng 4.4: So sánh nghi thức mo trong tang ma của người Mường ở Hòa
Trang 9Hộp 1.1: Qu trình di cư và nhập cư của người Mường tại Hòa Thắng qua
phỏng vấn người dân ở một số thôn và công an xã Hòa Thắng
24
Hộp 2.1: Quan điểm về để tang và kiêng kỵ ở Hòa Thắng hiện nay 63 Hộp 2.2: Quan điểm về vai trò của thầy Mo ở Hòa Thắng hiện nay 67
Trang 10MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của luận án
Người Mường hiện c 1.268.963 người [8] cư trú đông nhất ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ Thanh a Sơn La Ninh Bình Ngoài ra còn một bộ phận người Mường sinh sống tại các tỉnh, thành phố ở phía nam của đất nước, trong
đ c Tâ Ngu ên
Tỉnh Đắk Lắ là nơi tập trung đông nhất người Mường di cư từ phía bắc vào Tây Nguyên Theo Kết quả điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 dân số của người Mường ở Tâ Ngu ên là 35.544 người trong đ Đắk Lắk có 15.510 người, riêng Thành phố Buôn Ma Thuột là 4.700 người Xã Hòa Thắng và xã Ea Kar là hai xã có số lượng người Mường sinh sống đông nhất tại tỉnh Đắk Lắk, xã Ea Kar là 2.467 người, xã Hòa Thắng là 2.414 người Dù trải qua thời gian dài thích nghi, tồn tại giao lưu tiếp biến với nhiều nền văn h a nhiều tộc người khác trên mảnh đất Tâ Ngu ên nhưng người Mường ở Đắk Lắk hiện nay còn bảo lưu được nhiều nét văn h a truyền thống của người Mường ở quê cũ
Tang ma là sự kiện quan trọng trong đời sống tâm linh của bất kỳ một dân tộc nào Với người Mường đâ là dịp để người sống được tỏ rõ tấm lòng hiếu nghĩa
của mình với người đ chết và tổ tiên dòng tộc “Nghĩa tử là nghĩa tận”, xuất phát
từ đạo lý sống ấ người Mường bao đời nay cho rằng: cuộc tiễn đưa hồn người chết tới thế giới bên kia là một hành trình vất vả trên con đường ấ người sống phải thực hiện những nghi thức bắt buộc để bảo vệ người chết, dẫn “hồn” người chết tới nơi an nghỉ cuối cùng Chính từ ý nghĩa nà tang ma của người Mường không chỉ mang nặng yếu tố tâm linh mà còn chứa đựng nhiều giá trị xã hội, lịch sử, nghệ thuật… sâu sắc như những áng Mo dẫn đường cho người chết, những trò diễn điệu múa tang ma với nhiều cung bậc cảm xúc giúp người chết ra đi thanh thản
Trong bối cảnh chung hiện nay, khi các giá trị văn h a tru ền thống của các dân tộc ở Tâ Ngu ên n i chung và người Mường ở Tâ Ngu ên n i riêng đang đứng trước những biến đổi to lớn và c ngu cơ mai một nhanh chóng Nghi lễ tang
Trang 11ma của người Mường cũng đang đứng trước những thách thức đ Việc tìm hiểu nghi thức tang ma và những biến đổi của người Mường ở xã Hòa Thắng sẽ góp phần bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị văn h a c c dân tộc Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Kh a VIII năm 1998 và ội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương (Kh a I) năm 2014 về xây dựng và bảo tồn văn h a con người Việt Nam đ p ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Do vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tang ma của người Mường di cư ở xã
Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận án tiến sĩ chu ên
ngành Nhân học với mong muốn từ kết quả nghiên cứu một trường hợp điển hình ở Tây Nguyên, sẽ đ ng g p nguồn tư liệu cần thiết không chỉ c ý nghĩa hoa học mà
c n c ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh đời sống văn h a của các tộc người Tây Ngu ên đ và đang c nhiều biến đổi
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
- Nghiên cứu nghi thức tang ma truyền thống và biến đổi đồng thời phân tích, giải mã một số biểu tượng trong tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- So sánh nghi thức tang ma của người Mường di cư ở xã Hòa Thắng với nghi thức tang ma của người Mường ở quê cũ
- Chỉ ra các yếu tố t c động đến sự biến đổi hoặc không biến đổi trong nghi thức tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu tổng quan một số vấn đề về khái niệm, lý thuyết và phương ph p nghiên cứu phong tục tang ma trong luận án
- Chỉ rõ những đặc điểm kinh tế - văn h a - xã hội của người Mường di cư ở
xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- Hệ thống và phân tích các biểu tượng trong tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- Nghiên cứu thực trạng tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng (nơi di cư) trong đối sánh với tang ma của người Mường ở a Bình (nơi xuất cư)
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tang ma của người Mường di cư ở xã Hòa Thắng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ truyền thống đến biến đổi
Phạm vi nghiên cứu của luận án là tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng từ năm 1954 thời điểm người Mường bắt đầu di cư vào Tâ Ngu ên đến năm 2015
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Tang ma là một thành tố quan trọng trong chu kỳ đời người, gắn liền với những quan niệm tín ngưỡng của tộc người Vì vậy, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa M c - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm của Đảng Nhà nước Việt Nam làm định hướng nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, tác giả luận án vận dụng các phương ph p nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong nghiên cứu khoa học xã
hội trong đ phương ph p điền dã Dân tộc học là chủ yếu
Cụ thể, với phương ph p điền dã Dân tộc học, tác giả đ p dụng những kỹ năng h c nhau như quan s t trực tiếp, tham gia vào các hoạt động thường nhật của người dân Cụ thể trong c c đợt điền dã tại xã Hòa Thắng th ng 6 th ng 7 năm
2012, và th ng 6 năm 2013 tác giả đ thực hiện ba cùng: cùng ăn cùng ở và cùng làm với dân Tác giả chọn thôn 1 thôn 2 thôn 3 (đâ là ba thôn c số lượng người Mường ở Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình tập trung cư trú đông nhất) để nghiên cứu, tiến hành trao đổi, phỏng vấn những người cao tuổi, những người làm công t c văn h a và những người giúp việc cho thầy Mo vì họ am hiểu sâu sắc về phong tục, nghi lễ tang
ma của người Mường Đồng thời phỏng vấn ngẫu nhiên một số trường hợp h c đặc biệt qua sự giúp đỡ của thầ Mo Bùi Văn Thành nghiên cứu sinh đ c thêm nhiều tư liệu về nghi lễ, phong tục của người Mường hiện nay ở Buôn Ma Thuột
Trang 13Trong quá trình tiếp cận và ghi chép thông tin, nghiên cứu sinh đ kết hợp sử dụng c c phương tiện kỹ thuật như m ảnh ghi âm m qua … để tăng thêm độ tin cậy của tư liệu
Để tìm hiểu sâu hơn về nghi lễ tang ma và các hình thức tang ma truyền thống của người Mường nghiên cứu sinh đ tiến hành kỹ năng phỏng vấn sâu với các thông tín viên chủ chốt là các thầy Mo, thầy cúng, những người cao tuổi trong thôn trưởng thôn… với những lứa tuổi và địa vị xã hội, nghề nghiệp khác nhau, qua
đ biết được su nghĩ của họ về tang ma của người Mường hiện nay
Thảo luận nh m cũng được nghiên cứu sinh vận dụng, thông qua các cuộc thảo luận nhóm nghiên cứu sinh c được những nhận định đ nh gi h ch quan nhiều chiều của người dân về tang ma Những buổi thảo luận nh m đ tạo ra bầu hông hí trao đổi cởi mở để các thông tín viên c cơ hội bày tỏ vốn hiểu biết của mình về đời sống, xã hội và những biến đổi trong phong tục tang ma Phương ph p phân tích so s nh đối chiếu giữa nghi thức tang ma của người Mường ở Lạc Sơn Hòa Bình (nơi xuất cư) và người Mường ở nơi định cư mới - Tâ Ngu ên cũng được sử dụng trong luận án Qua sự so s nh đối chiếu với tang ma của người Mường ở nơi xuất cư để có những nhận định tổng quát về tang ma của người Mường ở Tây Nguyên
Bên cạnh đ nghiên cứu sinh còn kế thừa các tài liệu đ công bố (sách, tạp chí) và b o c o đ nh gi của Trung ương và địa phương Đâ là nguồn tư liệu để tác giả tham khảo sử dụng trong quá trình thực hiện luận án Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương ph p so s nh lịch đại đồng đại và tham vấn ý kiến của các chu ên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về người Mường và văn h a Mường
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về mặt khoa học:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của tang ma và những mặt hạn chế không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay
- Về mặt thực tiễn:
Trang 14Luận án góp phần cung cấp thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về người Mường nói chung, và sắc th i địa phương của cộng đồng người Mường di cư vào Tây Nguyên, nhất là từ sau Đổi mới đến na Đặc biệt, luận n đ chỉ ra những biến đổi trong tang ma của người Mường di cư vào Tâ Ngu ên và nêu được những yếu tố t c động đến quá trình biến đổi của n Đ nh gi và phân tích hạn chế của tang ma trong bối cảnh đổi mới, phát triển tộc người ở địa phương hiện na Trên cơ sở thực tiễn thu thập được, luận án lý giải ý nghĩa của những biểu tượng trong tang ma của người Mường
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận:
- Về mặt học thuật, luận án giải mã, phân tích các biểu tượng trong tang ma
của người Mường Bên cạnh đ cùng với việc sử dụng Thuyết tương đối văn hóa,
Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa và lý thuyết nghi lễ chuyển tiếp, luận án góp
phần nhận diện những đặc điểm của tang ma người Mường ở Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Từ đ x c định những yếu tố tính tích cực cần duy trì trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án chỉ ra những yếu tố mới t c động đến sự biến đổi trong bối cảnh hiện nay, góp phần đề xuất các chính sách về bảo tồn và phát huy các giá trị văn ho truyền thống trong tang ma của người Mường
Chương 2: Nghi thức tang ma;
Chương 3: C c biểu tượng trong tang ma;
Chương 4: Tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng trong so sánh với người Mường ở Hòa Bình và những vấn đề đặt ra
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về tang ma Mường của các học giả nước
Riêng lĩnh vực tang ma, một trong ba nghi lễ của chu kỳ đời người cũng được các sỹ quan, cha cố người Pháp nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX,
nhằm phục vụ cho mưu đồ cai trị của thực dân Ph p như C Chéon với Những ghi
chép về người Mường ở tỉnh Sơn Tây [116], Pierre Grossin với Người Mường ở tỉnh Hòa Bình [118] Đâ là những cuốn sách phác họa về người Mường một cách
tổng quát nhất, dù rằng nghi lễ tang ma được các tác giả trên đề cập đến c n h sơ lược Những công trình kể trên được Jean Cuisinier đ nh gi là rất quan trọng:
“Những công trình nói trên đã xét tới vấn đề Mường một cách bao quát, người ta
không đặt một kỷ luật nào để vận dụng kỹ càng phương pháp của mình vào sự suy xét đó, không được biết đầy đủ về những nét đại cương, chúng tôi cũng không biết
gì hơn về một vấn đề đặc biệt nào cả: nhân loại học, chuyên ngữ học ”[91, tr.19]
Trong các công trình của người Ph p đ ng chú ý nhất là tác phẩm Người
Mường của Jean Cuisinier [17], cuốn s ch được xuất bản lần đầu tiên tại Paris năm
1948 và được Nhà xuất bản Lao động phối hợp với Sở Văn h a Thông tin tỉnh Hòa Bình dịch cho xuất bản năm 1995 nhằm phục vụ rộng rãi bạn đọc Đâ là cuốn sách
mô tả dân tộc học về người Mường khá chi tiết và toàn diện Tác phẩm gồm 2 phần:
Trang 16Phần một, gồm c c chương: Những tính chất địa lý học của địa bàn bao chiếm, sự phân bổ của người Mường, Những tính chất nhân chủng học của dân cư nhà ở, nông nghiệp
Phần hai, gồm c c chương: Gia đình làng, thờ phụng tổ tiên, thờ phụng cộng đồng và thờ phụng trong nhà, thờ phụng trong nhà và thờ phụng c nhân Đặc biệt những ghi chép của bà về tang ma và những nghi thức chuẩn bị cho tang ma như
Công việc báo tin có người chết, Gia đình thù địch, Những dấu hiệu tang ma trên nhà, Kêu khóc người chết, Nghi thức cho xác vào quan tài, Thăm hỏi chia buồn và
đồ phúng đám ma, Cỗ quan tài, Ban nhạc đám ma, Mười hai buổi canh đêm của thầy cúng từ trang 660 đến trang 704 đ trở thành nguồn tư liệu quý cho các tác
giả nghiên cứu về tang ma Mường sau này Mặc dù là người nước ngoài, khác biệt lớn về ngôn ngữ văn h a nhưng hi tiếp cận tang ma Mường Jean Cuisinier đ rất chú ý đến những chi tiết về cách thức tổ chức, thành phần tham gia, âm nhạc của tang ma Việc lựa chọn và miêu tả các thành tố của nghi thức tang ma Mường đ tạo nên dấu ấn riêng so với các học giả nước ngoài trước đ Công trình của Jean Cuisinier cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị bởi tính lịch sử của tác phẩm, bởi lẽ,
xã hội Mường những năm 1930 - 1940 chế độ nhà lang vẫn được duy trì, nhiều phong tục tập qu n liên quan đến tang ma vẫn đang thịnh hành Hiện nay, xã hội truyền thống đ đ hông c n nữa, một số nghi lễ tang ma đ dần biến đổi, thậm chí mai một và hoàn toàn biến mất Bởi vậy, công trình nghiên cứu của bà đ trở thành những “thước phim” lịch sử vô giá, phản ánh rõ nét, chân thực một giai đoạn lịch sử của người Mường [91]
Nhận xét về ấn phẩm này, Nguyễn Từ Chi đ viết: “Dù sao, đối với người
Việt Nam hiện đại, cuốn Người Mường giờ đây đã trở thành một tác phẩm quan trọng hơn nhiều, hơn cả đối với người Pháp hiện nay, dù chỉ vì người Mường là một dân tộc quan trọng trong số các cộng đồng sống trên đất nước ta, lại hầu như không có mặt đâu khác ngoài nước ta” [91]
Tuy nhiên, nhiều vấn đề ở người Mường Jean Cuisinier còn bỏ ngỏ như tang ma của người bình dân khác gì so với tang ma của tầng lớp quý tộc? C c qu ước liên quan
Trang 17đến quá trình thực hiện nghi thức tang ma? Các biểu tượng trong tang ma Mường mang
ý nghĩa gì? C c câu hỏi trên cần được giải đ p thỏa đ ng
1.1.2 Nghiên cứu về tang ma Mường của các học giả trong nước
Trần Từ (bút danh của Nguyễn Từ Chi) là người đặt nền móng cho nghiên
cứu tang ma Mường dưới chính thể nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Bài viết Cõi
sống và cõi chết trong quan niệm cổ truyền của người Mường, Nghiên cứu Lịch sử,
năm 1968 và được in lại trong sách Người Mường ở Hòa Bình (Hội Khoa học lịch
sử Việt Nam, Hà Nội, 1996) [91] Từ nghiên cứu này, Trần Từ đ giải mã Vũ trụ
luận Mường qua đám tang với ba tầng bốn thế giới: thế giới trên mặt đất, thế giới
dưới nước, thế giới của Vua Khú những khám phá của ông về con đường dẫn hồn
sang thế giới bên kia và vai trò then chốt của thầ Mo đ đưa Vũ trụ luận Mường
qua đám tang trở thành một công trình nghiên cứu hàng đầu về tang ma và người
Mường Đặc biệt, việc tiếp cận người Mường ở g c độ nhân học tôn gi o đ tạo nên thành công của ông trong việc nghiên cứu về tang ma Mường điều mà các tác giả trước đâ chưa thể đạt tới được
Năm 1988 Uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc và Sở Văn h a Thông tin à
Sơn Bình xuất bản cuốn sách Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi [57]
Ấn phẩm này là công trình nghiên cứu tổng hợp của nhiều tác giả về nền văn h a cổ truyền mường Bi, bao gồm: phong tục tập quán, tập tục sinh đẻ, cưới xin, tang ma
và nghệ thuật múa trong tang ma tuy nhiên cuốn sách chủ yếu dừng lại ở phạm vi một địa phương cụ thể chưa c so s nh với người Mường ở nơi h c
Đề cập về tang ma Mường là công trình Mo Mường và nghi lễ tang ma
(1996) [40] của Đặng Văn Lung Bùi Thiện Bùi Văn Nợi Trong cuốn sách này, các tác giả đ g p phần lý giải vai trò của mo trong tang lễ ý nghĩa của các roóng mo, cũng như bước đầu lý giải cặp biểu tượng hươu và c trong nghi lễ tang ma Mường
Đâ là điểm mới so với các tác phẩm nghiên cứu cùng đề tài trước đâ
Cùng nghiên cứu về mo Mường, Bùi Thị Kim Phúc với Nghi lễ Mo trong
đời sống tinh thần của người Mường (2004) [62] đ đề cập tới vị trí và vai trò của
ông mo trong đời sống tinh thần của người Mường hiện nay, tuy nhiên công trình
Trang 18mới dừng lại ở việc tổng hợp các bài khấn mo, vai trò của các ông mo chứ không đưa ra c c giải thích, tìm hiểu ý nghĩa của mo trong tang ma Mường
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thanh cũng c nhiều nghiên cứu về người
Mường Trong đ cuốn Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình [57] đ đề cập khá
chi tiết về con người thiên nhiên đời sống kinh tế văn h a vật chất văn h a tinh thần và thiết chế xã hội Tuy nhiên, công trình chỉ tập trung mô tả phong tục, tập quán truyền thống của người Mường ở mường Bi mà chưa c sự phân tích, so sánh với người Mường ở nơi h c T c phẩm này tập trung đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của người Mường nên không chuyên sâu về tang ma
Năm 2005 tỉnh Hòa Bình xuất bản Địa chí Hòa Bình [95] Đâ là công trình
đề cập khá toàn diện về đời sống kinh tế, chính trị văn h a x hội, giáo dục, y tế, lịch sử của các dân tộc đang sinh sống tại tỉnh Hòa Bình Do cuốn s ch đề cập đến nhiều lĩnh vực nên phần viết về tang ma của người Mường vẫn c n sơ lược
Liên quan trực tiếp đến tang ma của người Mường ở huyện Lạc Sơn là ấn
phẩm Tang lễ cổ truyền của người Mường (2010) của Bùi Huy Vọng, gồm 3 tập
[105], [106] [107] Tác giả đ miêu tả chi tiết về những nghi thức diễn ra trước,
trong, sau tang ma của người Mường Có thể nói, Tang ma cổ truyền người Mường
đ đ ng g p một nguồn tư liệu quan trọng có giá trị tham khảo cho nhiều ngành khoa học xã hội
Năm 2009 Văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình [9] do
Hoàng Hữu Bình chủ biên đ cho người đọc thấ được bức tranh khá đầ đủ về văn hóa truyền thống của người Mường ở đâ Tu nhiên sự biến đổi văn h a trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại chưa được nhóm tác giả quan tâm đúng mức
Cũng tạo được tiếng nói riêng trong mảng đề tài về tang ma Mường là cuốn
sách Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường ở Hòa Bình (2011) của Nguyễn Thị Song à [22] GS.TS Võ Kh nh Vinh đ đ nh gi : “ấn phẩm đưa đến
cho người đọc những hiểu biết cụ thể, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về các nghi lễ trong chu kỳ đời người của tộc người Mường trong cả nước nói chung và ở Hòa Bình nói riêng ” Mặc dù công trình được thực hiện công phu có so sánh với người
Trang 19Mường ở Thanh a Sơn La Phú Thọ, qua các trang viết về tang ma (từ trang 189 đến trang 249) đồng thời phân tích nhiều khía cạnh của tang ma như trình tự đ m tang, cách bài trí nhà cửa hi c tang c c đêm mo và sự biến đổi của các nghi thức này Tuy nhiên, sự giải mã, phân tích sâu các biểu tượng tang ma chưa được tác giả chú
ý đến
Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến tang ma người Mường trước đâ cùng với việc nhận biết những hạn chế của các công trình kể trên, tác giả luận án muốn tìm một hướng đi mới cho đề tài đ là tiếp cận nghi thức tang ma của người Mường ở Tâ Ngu ên dưới g c độ nhân học, đồng thời chỉ ra những yếu tố biến đổi và không biến đổi đặc biệt là bước đầu giải
mã các biểu tượng và tìm hiểu vai trò của thầy Mo trong tang ma của người Mường
di cư ở Tây Nguyên, từ đ c những nhìn nhận khách quan về vai trò của tang ma trong đời sống tinh thần của người Mường hiện nay ở a Bình (nơi xuất cư) n i chung và Tâ Ngu ên (nơi định cư mới) nói riêng
1.2 Cơ sở lý thuyết
1.2.1 Một số khái niệm
Tang lễ: là toàn bộ các nghi lễ được tiến hành trong một đ m tang bao gồm
nghi thức, lễ vật và trật tự tiến hành của nó [51]
Thuật ngữ tang ma hay ma chay được dùng để biểu thị toàn bộ c c nghi lễ
và niềm tin c quan hệ với người chết Chữ tang theo nghĩa n - Việt là câ dâu dân gian thường n i “cuộc đời dâu bể” là để chỉ sự biến đổi tang thương
tiêu đi mất đi tiêu ma Tang ma chỉ sự mất đi biến đổi tang thương của đời
người [46 tr.335]
Văn hóa truyền thống: Theo B ch hoa thư từ điển của Liên ô (cũ) h i
niệm truyền thống được định nghĩa như sau: “Đ là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền thống từ đời nà qua đời h c và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong quá trình lâu dài; truyền thống được thể hiện chế định
xã hội, chuẩn mực và hành vi, các giá trị tư tưởng, phong tục tập quán và lối sống truyền thống t c động đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội”
Trang 20Nghi lễ: theo từ điển tiếng Việt “là nghi thức và trình tự tiến hành của một
cuộc lễ [94; tr 866] Nghi lễ tôn gi o được thực hành thường gắn liền với một thực thể siêu linh hay một thế giới vô hình nào đ liên quan đến niềm tin tôn giáo hoặc do tôn gi o qu định và thường biểu hiện chức năng tâm lý trong đời sống của tín đồ Nghi lễ có thể dùng để giải tỏa những nỗi bất an của con người trong cuộc sống trần tục cũng c thể đưa con người tới gần hơn với thế lực siêu nhiên
mà họ tin tưởng
Cùng nhìn nhận về nghi lễ, Victor Turner cho rằng: “nghi lễ là hành vi được
qu định có tính chất nghi thức dành cho những dịp hông liên quan đến công việc
có tính chất kỹ thuật hàng ngày mà có quan hệ với những niềm tin vào đấng tối cao hay sức mạnh thần bí” Và theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ những hoạt động mang tính bắt buộc, chính thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo Các nhà nhân học sử dụng thuật ngữ nghi lễ để bao hàm bất kỳ hoạt động nào có mức độ chính thức cao và có mục tiêu không vụ lợi [22]
Các nghi lễ tang ma thường rất đa dạng Tocarev đ tiếp cận và nghiên cứu
về tang ma một cách tổng quan, theo ông những đặc trưng của tang ma chính là những nghi lễ tôn gi o tín ngưỡng và hành động gắn liền với thi thể người chết
Trong Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, ông cho rằng:
“Ma cha là toàn bộ khái niệm mang nghĩa rộng được dùng để biểu thị toàn bộ các nghi lễ tôn giáo có quan hệ với người chết và những tín ngưỡng gắn liền với các nghi lễ đ ” [82; tr.187] Quan điểm này nhận được sự nhất trí cao của các nhà khoa học dân tộc học ở Việt Nam khi cùng nhắc lại nó trong cuốn Dân tộc học đại cương
và còn nhấn mạnh rằng: thuật ngữ ma chay là hình thức phổ biến rộng rãi ở tất cả các dân tộc và nói chung các nghi lễ tín ngưỡng thường gắn liền với người chết chiếm vị trị quan trọng trong tất cả các tôn giáo, từ những hình thái nguyên thủy đến những tôn giáo phức tạp nhất [22]
Mặc dù, có nhiều cách nhận định và định nghĩa h c nhau nhưng h i qu t lại tất cả đều thống nhất tiếp cận về tang ma dưới hai g c độ: thứ nhất coi tang ma
là toàn bộ các nghi lễ tôn gi o tín ngưỡng có quan hệ với người chết; thứ hai coi
Trang 21tang ma là biểu hiện tình cảm, đạo hiếu đạo nghĩa và hành động của người sống đối với người chết Từ g c độ này có thể nói khi tiếp cận về tang ma trong nghiên cứu này tang ma không chỉ dừng lại ở việc tường thuật lại nghi lễ tang ma mà trên hết
nó còn bao hàm một hệ thống các nghi lễ từ hi người chết trút hơi thở cuối cùng đến lúc mãn tang, cải tang [22]
Kiêng kỵ: thuật ngữ này chỉ những cấm kỵ đ ng vai tr quan trọng về mặt
văn h a Kiêng ỵ là sự cấm đo n được chấp nhận mang tính nghi lễ, lễ ngăn chặn việc tiếp xúc với một đồ vật, một người hay một hoạt động Những cấm kỵ thông thường bao gồm những điều ngăn cấm như ăn một số món nhất định, chạm vào vật iêng… Phạm vào điều cấm kỵ thường dẫn đến sự trừng phạt của một thế lực siêu nhiên hay một sự rủi ro chung của cả cộng đồng Frazer (1890) coi những điều cấm
kỵ là một triệu chứng của sự bất hợp lý nguyên thủy, một sự bảo vệ để chống lại những nguy hiểm của siêu nhiên mà con người thời nguyên thủ tưởng tượng đang hiện hữu quanh mình Kiêng kỵ là một cơ chế để nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt
xã hội của những người và những đồ vật nhất định [22]
Di cư: di cư là hiện tượng c c c nhân ha một cộng đồng người di chu ển
nơi cư trú từ đơn vị hành chính l nh thổ nà tới một đơn vị hành chính l nh thổ
h c trong một hoảng thời gian tương đối dài và gắn liền với việc tìm iếm một điều iện sống công việc làm ăn tốt hơn
Khái niệm biến đổi xã hội: Có nhiều quan niệm về sự biến đổi xã hội trên
nhiều phương diện như ở phạm vi rộng: đ là một sự biến đổi hoàn toàn mới được
so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống đ c trước; hoặc trong phạm vi hẹp: biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức xã hội của xã hội đ
mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội
Như vậy có thể thấy, biến đổi là sự vận động/ tự chuyển mình một cách tất yếu cho phù hợp/ thích ứng với mọi điều kiện mới của xã hội, lịch sử
Trong luận án, ngoài việc tiếp cận nghi thức tang ma của người Mường dưới
g c độ nhân học văn h a t c giả muốn được tiếp cận và giải mã một số biểu tượng của tang ma, vì vậy, bên cạnh việc giải thích các khái niệm chính của luận án, tác
Trang 22giả còn phân tích và giải thích các khái niệm liên quan như biểu tượng và một số lý thuyết về nhân học biểu tượng
Thuật ngữ biểu tượng: Trong tiếng anh Symbol (biểu tượng) là một danh từ
bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ Châu Âu [23; tr.16]
Theo tiến sĩ Đinh ồng Hải: C.G.Liungman trong Từ điển biểu tượng đ định nghĩa “những gì được coi là biểu tượng hi n được một nh m người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân n ” [120; tr.25]
Biểu tượng c tính đa nghĩa nhưng chúng ta c thể chia làm hai nghĩa chính
là biểu hình và biểu ý Ở giai đoạn đầu, ngôn ngữ biểu tượng thường mang tính đơn giản và ước lệ Về sau, do sự phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ biểu tượng ngà càng được mở rộng đến mọi thành tố văn h a và mọi mặt đời sống của con người Bên cạnh đ ý nghĩa của các biểu tượng cũng ngà càng rộng lớn hơn trìu tượng hơn và tính chất biểu đạt cũng hông c n ranh giới giữa biểu hình và biểu ý như giai đoạn đầu,
mà thường là sự kết hợp của cả hai Đặc biệt khi sự kết hợp nà được gắn thêm những ý nghĩa của văn h a tôn gi o thì chúng trở nên vô cùng khó tách bạch
Còn theo từ điển b ch hoa toàn thư Việt Nam thì biểu tượng c hai ý nghĩa như sau:
Thứ nhất ý nghĩa về triết học, giáo dục: hình ảnh của sự vật lưu lại trong óc
khi sự vật hông c n t c động đến giác quan nữa; hình thức cao nhất của sự phản ánh trực quan - cảm tính xuất hiện trên cơ sở tri giác Khác với tri giác, biểu tượng không phản ánh rời rạc các thuộc tính của sự vật: sự vật được phản nh dưới hình thức biểu tượng có tính chỉnh thể Biểu ượng là hình ảnh về vật trong đầu óc, ý thức tư du con người Những biểu tượng của con người, khác với động vật, thường được bọc bằng một lớp vỏ ngôn ngữ và chứa nhiều yếu tố của sự phản ánh khái quát Biểu tượng là khâu trung gian giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính
Thứ hai ý nghĩa về mĩ thuật, sân khấu: phương tiện sáng tạo nghệ thuật mang ý
nghĩa trìu tượng, khái quát, biểu tượng t c động chủ yếu đến cảm xúc của người xem Biểu tượng c n được coi như là một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật Trực giác của người
Trang 23nghệ sĩ c vai tr rất quan trọng trong quá trình nhận thức một biểu tượng Tùy thuộc những nhận thức khác nhau về biểu tượng người ta có cảm xúc khác nhau
1.2.2 Cơ sở lý thuyết
Thuyết tương đối văn hóa: được Franz Boas (1858 - 1942) khởi xướng vào
đầu thế kỷ XX, theo thuyết này các xã hội con người là các bản thể thống nhất không thể so s nh được Thuyết này nhấn mạnh tính phức tạp của sự biến đổi văn hóa và cho rằng những nét văn h a riêng lẻ phải được nghiên cứu trong bối cảnh của xã hội mà n đ xuất hiện đồng thời văn h a của mỗi dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử, gắn liền với môi trường xã hội nhất định và điều kiện địa lý
cụ thể Thuyết tương đối văn h a c tầm quan trọng trong sự phát triển của văn h a với ý tưởng chủ yếu là thừa nhận sự bình đẳng của các giá trị văn h a do c c cư dân khác nhau sáng tạo ra Thuyết tương đối văn h a cho rằng, không có một nền văn
h a nào cao hơn một nền văn h a h c hông c sự hơn ém tốt xấu giữa các nền văn h a Rõ ràng thu ết tương đối văn h a c những điểm phản ánh hợp lý với văn hóa nhân loại đồng thời đề cao tính đa dạng của văn h a con người nên tư tưởng này vẫn được coi là quan điểm nền tảng cho nhân học hiện na Đối chiếu với đề tài luận án từ thuyết tương đối văn h a chúng tôi c thể sử dụng những yếu tố tiến bộ hợp lý của nó trong nghiên cứu về tang ma Đ là hi xem xét c c nghi lễ, cách thức
tổ chức tang ma, vật hiến tế… của tang ma người Mường hay các tộc người khác phải đặt nó trong bối cảnh tự nhiên, lịch sử tộc người, xã hội, truyền thống văn h a tín ngưỡng… của dân tộc ấy, không thể coi nghi lễ của người Mường lạc hậu hay văn minh hơn tang ma của các dân tộc khác nếu chưa đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể
Thuyết giao lưu tiếp biến văn h a (acculturation) là khái niệm do các nhà
nhân học Anglo Saxon đưa vào Mỹ cuối thế kỷ I Đ là “một hệ quả tất yếu của
sự tiếp xúc lâu dài và liên tục của những nền văn h a h c nhau làm tha những yếu tố truyền thống của cả hai phía” Theo Từ điển Nhân học giao lưu tiếp biến văn
h a là qu trình tha đổi văn h a sau hi hai nền văn h a giao thoa và tương t c với nhau n i c ch h c giao lưu tiếp biến văn h a dùng để diễn giải qu trình tha đổi văn h a của hai nền văn h a h c nhau sự tiếp xúc của hai nền văn h a c thể làm
Trang 24tăng thêm hoặc giảm đi đặc tính văn h a của mỗi nền văn h a trước khi tiếp xúc với nhau [93, tr 1948]
Có thể nói lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn h a cho thấy biến đổi là tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong đ c văn h a tộc người Hiện na dưới sự tác động của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ thì sự giao lưu biến đổi của các tộc người, các nền văn h a là hông tr nh hỏi Bởi văn hóa không phải bất biến mà nó luôn vận động và biến đổi để duy trì và phát triển các yếu tố truyền thống Vì thế, khi nghiên cứu nghi lễ tang ma chúng ta không chỉ xem xét đối tượng một cách biệt lập hoặc trong trạng th i tĩnh mà phải đặt chúng trong trạng
th i động (quá trình biến đổi)
Với lý thuyết tương đối văn h a và giao lưu tiếp biến văn h a luận án sẽ có cái nhìn khách quan khi so s nh phân tích đối chiếu nghi lễ tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng với người Mường Hòa Bình, từ đ hi vọng có bức tranh tổng quan về tang ma của người Mường cả ở vùng quê cũ và vùng đất mới
Lý thuyết Nghi lễ chuyển đổi (rite of passage): là thuật ngữ được nhà dân tộc
học người Bỉ Arnold Van Gennep (1873-1957) đưa ra vào thế kỷ sau đ được phát triển vào thập niên 60 của thế kỷ XX bởi các nhà Nhân học Mary Douglar, Victor Turner Nghi lễ chuyển đổi thường đi èm với những nghi lễ xung quanh những sự kiện liên quan đến đời người như việc ra đời của một đứa trẻ, tuổi vào đời, hôn lễ thượng thọ…Tất cả các hoạt động liên quan đến nghi lễ có thể chia thành 3 giai đoạn chính: nghi thức phân l (trước ngưỡng), nghi thức chuyển tiếp (trong ngưỡng) và nghi thức hội nhập (sau ngưỡng)
Tang lễ được xem là nghi lễ thiên về sự phân ly Tang lễ bao gồm những nghi thức đưa người chết gia nhập vào thế giới người chết Tang lễ ở mỗi dân tộc lại
có những điểm h c nhau chính điều nà làm nên đặc trưng văn ho tộc người Tang lễ tang bao gồm những nghi thức cầu kỳ, với nhiều kiêng kị nhằm cách ly người chết khỏi xã hội người sống Người chết sẽ trở về thế giới bên kia sau khi các nghi lễ được thực hiện hoàn tất
Trang 25Arnold van Gennep và Victor Turner đ chỉ ra, các nghi thức chuyển tiếp biểu trưng cho một sự thống nhất đ ng inh ngạc trong cấu trúc bên trong và dọc theo các nền văn h a Như vậy nghi lễ chuyển tiếp bao gồm những lễ kỷ niệm riêng tư hông theo qu tắc nào nhằm ghi nhớ những dấu mốc c nhân như ngà sinh, lễ trưởng thành, kết hôn và qua đời Chúng cũng bao gồm những lễ kỷ niệm thường
kỳ của cộng đồng đ nh dấu vòng tuần hoàn của các mùa, ví dụ như gi ng sinh phục sinh… Tất nhiên những yếu tố này không mang tính loại trừ lẫn nhau Arnold van Gennep cho rằng, nghi lễ chuyển tiếp thường diễn ra theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất được gọi là cách ly, biểu thị sự biệt lập một c nhân đối với nhóm;
- Giai đoạn thứ hai là chuyển tiếp đ là thời điểm tính hiệu lực của nghi lễ
về việc loại bỏ cá nhân ra khỏi nhóm được thực thi;
- Giai đoạn ba được gọi là giai đoạn tái hợp, là sự trở lại, tái hòa nhập cộng đồng;
Ba giai đoạn của nghi lễ n i trên c n được ông biểu thị bằng một hệ thống thuật ngữ h c Đ là tiền ngưỡng ngưỡng và hậu ngưỡng
Arnold van Gennep nhận xét những biểu hiện thường thấy ở giai đoạn cách ly bao gồm phá vỡ, xé rách, cắt bỏ, cạo bỏ, lột bỏ và giai đoạn nà được diễn đạt bởi thuật ngữ khác là tiền ngưỡng, tiếp đ là giai đoạn chuyển tiếp (ngưỡng) - sự chỉ dẫn mang tính ma thuật, và kết thúc với việc thu nạp trở lại cộng đồng theo một cách thức mang tính biểu tượng là giai đoạn tái hợp hay còn gọi là hậu ngưỡng
Như vậy, nghi lễ chuyển đổi biểu thị sự chuyển đổi về mặt không gian, thời gian, từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác của một cá thể hay một nhóm xã hội Nghi lễ chuyển tiếp phụ thuộc vào bối cảnh văn h a và chịu ảnh hưởng của văn hóa tộc người, bởi vậy ở mỗi nền văn h a h c nhau nghi lễ chuyển tiếp sẽ được tiến hành dưới những hình thức khác nhau [19]
Áp dụng lý thuyết Nghi lễ chuyển đổi tác giả muốn luận giải một c ch đầy
đủ cuộc trở về mường ma của hồn người chết qua ba ngưỡng: cách ly, chuyển tiếp
và tái hợp (cách ly khi mới trút hơi thở cuối cùng, chuyển tiếp từ người sống sang
Trang 26trạng thái vật chất khác: linh hồn; và tái hợp ở đâ là t i hợp với tổ tiên bên thế giới mường ma)
Bên cạnh đ dựa vào luận giải biến đổi xã hội là một quy luật tự nhiên, luận
án sẽ chỉ ra những biến đổi đang diễn ra trong tang ma của người Mường là quy luật tất yếu, với việc x c định những giá trị đ biến đổi và những thành tố chưa bị biến đổi, luận án còn muốn đ ng g p những kiến nghị, luận giải để giúp các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính sách có chính sách phù hợp, bảo lưu c c gi trị văn hóa truyền thống độc đ o của người Mường
1.3 Khái quát về người Mường
1.3.1 Khái quát về người Mường ở Hòa Bình (nơi xuất cư)
1.3.1.1 Dân cư, dân số
- Vị trí địa lý
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ quốc, có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi Phía bắc Hòa Bình giáp tỉnh Phú Thọ phía đông gi p à Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La phía nam gi p tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 4.662,53km2, bao gồm 10 huyện, 01 thành phố,
210 x phường, thị trấn
- Dân cư dân số
Theo Tổng điều tra dân số năm 2009 người Mường ở tỉnh Hòa Bình có 501.956 người, chiếm gần 64% dân số của tỉnh, họ cư trú xen ẽ với nhiều dân tộc, trong đ người Kinh: 207.557 người; người Th i: 31.386 người; người Tày: 23.089 người và người Dao: 15.233 người [8] Như vậy, xét về cơ cấu dân cư a Bình là nơi c người Mường cư trú đông nhất
Đặc điểm chung nhất về khu vực cư trú của người Mường là tập trung trong c c thung lũng chân núi địa lý môi sinh có nhiều thuận lợi cho trồng trọt
Sự phong phú của cảnh quan môi trường đ c những t c động tích cực đến đời sống nhiều mặt của người Mường ở đâ chính trên cơ sở nền tảng đ họ đ s ng
Trang 27tạo ra một nền văn ho Mường - “văn ho thung lũng" đa dạng nhưng thống nhất [66, tr 24]
Ngoài cư trú ở tỉnh a Bình người Mường còn có một bộ phận chuyển cư vào thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong khoảng thời gian sau năm 1954
Trong Địa chí Hòa Bình cũng đ nhắc tới bộ phận người chuyển cư nà :
“Một bộ phận khá lớn dân cư đ di chu ển đi theo kế hoạch đến định cư tại các tỉnh thuộc Tây Nguyên Dẫu cho việc di dân vào các tỉnh miền nam và Tây Nguyên còn nhiều điều phải tiếp tục xem xét nhưng so với tình hình đời sống của nhân dân vùng lòng hồ hiện na thì c c điểm định cư ở Tây Nguyên vẫn còn khả dĩ hơn cả [95; tr.79 - 80]”
Bộ phận người Mường tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắ đ nương tựa đoàn ết với nhau tạo thành một cộng đồng đoàn ết, bảo lưu nhiều phong tục tập quán của người Mường truyền thống
1.3.1.2 Đặc trưng kinh tế
Người Mường ở a Bình đ biết khai thác những thung lũng đất thấp để canh
t c lúa nước Canh t c lúa nước đ xuất hiện rất sớm và trở thành nghề chủ yếu của người dân Hòa Bình Nơi đâ nổi tiếng với bốn vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm là mường Bi mường Vang mường Thàng và mường Động
Bên cạnh trồng trọt chăn nuôi cũng xuất hiện và phát triển chăn nuôi là lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất phương thức sản xuất tự nhiên Ngoài sản xuất lương thực, chăn nuôi lấy thực phẩm thì các nghề thủ công như dệt vải, đan l t ép dầu nhằm giải quyết nhu cầu mặc, thắp s ng và đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngà đ xuất hiện rất sớm ở Hòa Bình Tất nhiên vào thời kỳ này chỉ có các khung cửi thô sơ và những bàn ép dầu đơn giản…
Từ khi tái lập tỉnh a bình đ tiến hành công cuộc đổi mới Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngà càng mở rộng, từng bước chuyển h a làm tha đổi tính chất trình độ của nền kinh tế tự cung tự cấp vốn đ tồn tại qua nhiều thế hệ
Trang 281.3.1.3 Đặc trưng về xã hội
Trước Cách mạng th ng T m năm 1945 thiết chế xã hội truyền thống của người Mường là xóm - mường Thiết chế xã hội nà được đặt dưới sự cai quản của nhà lang Tầng lớp thống trị nhà lang tập hợp thành nhiều dòng họ phụ hệ, mỗi dòng họ chiếm lĩnh một Mường Mỗi dòng họ nhà lang tự phân biệt với các dòng họ khác không chỉ bằng Mường họ chiếm lĩnh mà c n bằng một tên họ (Đinh Qu ch Bạch, Hà, Hoàng) Trong xã hội cổ truyền người Mường mường là một tổ chức khá độc đ o tổ chức này trong từng mường được nhà lang thiết lập theo thể thức con trai cả của chi nhánh cả cai quản toàn Mường dưới danh hiệu Lang cun Lang cun là chủ chiềng và chủ toàn Mường Lang tạo là anh em ruột thịt của dòng họ Lang cun thuộc ngành thứ cai quản từ 3 - 5 xóm hoặc có thể lên tới 7 - 8 xóm, theo tập quán
c c con ch u nhà Lang hông được quyền cai quản về đất đai nhưng c u thế về chính trị và rất được dân kính nể [50]
Khi miền Bắc được giải phóng, chế độ nhà Lang không còn tồn tại trong xã hội Mường nữa, tổ chức xã hội của người Mường hiện na theo cơ cấu xã, huyện, tỉnh Xã hội được quản lý bởi hệ thống hành chính thống nhất trên toàn quốc, có các
tổ chức như Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức chính trị -
xã hội như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… người dân được tự do dân chủ bình đẳng trước pháp luật
1.3.1.4 Đặc trưng văn hóa
Hòa Bình là tỉnh c người Mường tập trung đông nhất và cũng là nơi bản sắc văn
h a Mường thể hiện đậm nét nhất, vì vậ hi n i đến văn h a a Bình hông thể không nhắc đến văn h a của người Mường, một dân tộc chủ thể của tỉnh Hòa Bình
Nói tới những giá trị văn h a đặc sắc của người Mường Hòa Bình nói chung, người Mường ở Lạc Sơn n i riêng trước hết phải kể đến mo Mường Đâ là một áng
sử thi huyền thoại nổi tiếng của người Mường trong kho tàng sử thi của các dân tộc Việt Nam Đ là những tâm tư tình cảm su nghĩ của người Mường xưa về vũ trụ và thế giới tự nhiên, hệ thống triết lý nhân sinh quan, lịch sử hình thành và phát triển của người Mường từ lúc khai thiên lập địa… Qua mo Mường, các nhà nghiên cứu ở các
Trang 29lĩnh vực h c nhau như Sử học, Dân tộc học, Tâm lý học Tôn gi o Văn h a Nghệ thuật… đ hai th c được rất nhiều giá trị quý gi để phục vụ cho cuộc sống hôm nay
Bên cạnh mo người Mường còn có một hoạt động tâm linh h c đ là Mỡi Mỡi đ hình thành và ph t triển từ rất lâu trong đời sống tinh thần của người Mường
từ bao đời nay
Mỡi vừa mang trong n đặc trưng tiêu biểu của sinh hoạt tín ngưỡng (có con nhang đệ tử) lại vừa bao hàm trong đ nhiều giá trị nghệ thuật độc đ o như diễn xướng hát, kịch h t giao du ên đối đ p… ở g c độ nghệ thuật; mỡi c n đ ng g p vào ho tàng văn h a dân gian Mường một hệ thống các bài cúng đa dạng, phong phú, vừa dựa trên những yếu tố cơ bản của những bài khấn mo, lại vừa có sự tiếp nhận của nhiều yếu tố mới
Làm nên nét đặc sắc riêng của văn h a Mường, còn phải nhắc tới “nghệ thuật cồng chiêng” Cồng chiêng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường, với các nhà nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu âm nhạc đ là một nhạc cụ độc đ o nhưng với người Mường, sự hiện diện của một dàn cồng chiêng trong gia đình đ trở thành biểu hiện của sự giàu có, uy quyền, là tiếng nói hữu hiệu nhất tập hợp người Mường đoàn ết lại khi có biến động, trong các cuộc săn thú lễ hội lớn của Mường, hay trong những sự kiện của đời người như cưới xin tang ma…
Nền văn h a a Bình đ trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nó vẫn tồn tại bền vững như sự tồn tại của những chủ nhân đ sinh ra mình Ngà na dưới sự
t c động của kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa mạnh mẽ, những giá trị căn bản của văn h a như phong tục, tập quán vẫn được bảo lưu và phát triển
1.3.2 Người Mường ở xã Hòa Thắng (nơi di cư đến)
1.3.2.1 Đôi nét về vị trí địa lý, dân cư, dân số
Hòa Thắng là một xã nằm ở phía đông - nam thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nằm dọc hai bên Quốc lộ 27 với chiều dài hơn 4 m c ch trung tâm thành phố 8 km
Phía đông giáp với phường Tân a x a Đông hu ện Krông Pắk
Trang 30Phía tây giáp xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột
Phía nam giáp với xã Ea Tur và xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin
Phía bắc giáp với phường Tân Lập và Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã Hòa Thắng là 3.163ha trong đ : đất nông nghiệp: 2.186 29ha; đất ở nông thôn đất chu ên dùng: 738 91ha; đất lâm nghiệp:
215 97 ha; đất chưa sử dụng: 21,83 ha
Dân số của x là 17.919 người; 4.489 hộ, gồm 11 dân tộc cùng chung sống Trong đ dân tộc Kinh chiếm 71,4%, dân tộc Mường chiếm 13,47%, với 2.414 người; dân tộc Ê - đê 13 5% c c dân tộc khác chiếm 1,63% [91] (xem bảng 1.1)
Bảng 1.1 Thống kê dân số tại xã Hòa Thắng
4 Một số dân tộc thiểu số khác (Tày,
Nùng, Hoa, Thái, Gia - rai, Ba - na,
đê (dân tộc thiểu số tại chỗ); ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số h c nhưng chiếm
tỷ lệ rất nhỏ Người Kinh đến Tây Nguyên từ cuối thế kỷ XVIII, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ và tăng nhanh trong hoảng cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX Đặc biệt, từ sau năm 1950 đến năm 1975 người Kinh đến Tây Nguyên ngày một nhiều hơn Những hộ người Kinh với tư du nhanh nhậ năng động đ chọn định
cư ở xã Hòa Thắng vì ở đâ gần quốc lộ 27, cách trung tâm thành phố không xa, thuận lợi trong việc giao thương buôn b n đi lại Chính sự nhanh nhậ nà đ giúp
Trang 31cho bộ phận người Kinh ở đâ c một cuộc sống ổn định, phát triển hơn vùng quê
cũ nên trong những năm sau nà số lượng người Kinh đến với Tây Nguyên nói chung và Hòa Thắng n i riêng để xây dựng cuộc sống mới ngà càng tăng Cùng chiếm số lượng lớn tại Hòa Thắng là bộ phận người Mường Số lượng người Mường tại đâ đ biết đoàn ết, cùng nhau xây dựng một cuộc sống ổn định, dù định cư ở cả 11 thôn của xã Hòa Thắng nhưng người Mường sinh sống tập trung đông nhất tại ba thôn là thôn 1, thôn 2 và thôn 3 (có vị trí thuận lợi về giao thông, giao lưu buôn b n của x Đâ cũng là ba thôn có số lượng lớn người Mường ở huyện Lạc Sơn cư trú) [xem ảnh 4, 5, 6, Phụ lục 3] Cũng c tỷ lệ dân số chiếm số đông tại Hòa Thắng hiện na là người Ê - đê tộc người này ở Hòa Thắng đ tạo dựng một cuộc sống phồn thịnh, họ cùng trao đổi, buôn bán với các dân tộc đến định cư trong tinh thần tương trợ, cùng nhau phát triển
1.3.2.2 Quá trình chuyển cư của người Mường
Người Mường di cư vào Tâ Ngu ên (x a Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột) theo những thời điểm khác nhau, có thể chia ra hai thời điểm lớn như sau:
- Giai đoạn sau năm 1954:
Năm 1954 sau hi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng, phần lớn người Mường ở tỉnh Hòa Bình cùng bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ thuộc các dòng họ quý tộc nhà lang Mường như Đinh Qu ch Bạch à oàng …
đ dẫn theo toàn bộ gia quyến và người giúp việc trong gia đình vào Tâ Ngu ên
mở đất, xây dựng cuộc sống mới Bộ phận nà hi vào Tâ Ngu ên đ đặt tên làng xóm theo tên của nhiều vùng Mường ở Hòa Bình, mỗi thôn lại có một ngôi đình mang tên quê cũ như đình mường Pi (mường Bi) đình mường Động đình Thịnh Lang đình Lạc Sơn (xem ảnh 7, 8, 9, Phụ lục 3)…
- Giai đoạn sau 1975
Sau năm 1975 người Mường ở Lạc Sơn di cư tự do vào Tây Nguyên, họ đến
xã Hòa Thắng xây dựng bản làng và định cư ở đ cho đến ngày nay
Trang 32Ngoài hai thời điểm lịch sử này, còn một bộ phận người Mường di cư vào Tây Nguyên rải r c c c năm 1980 1990 2000 Bộ phận những người di cư thời điểm sau nà cũng rất đa dạng, bên cạnh những gia đình di cư theo chính s ch ha
di cư tự do, còn có những người di cư để trốn tránh pháp luật Số lượng người đi vào Tâ Ngu ên để trốn tránh pháp luật không nhiều nhưng gâ ảnh hưởng tới trật
tự xã hội và sự ổn định của người Mường cũng như cư dân bản địa của vùng đất
nà vì đa phần những tội phạm này rất nguy hiểm thường chọn các làng, rẫy ở xa trung tâm để lẩn trốn
Hiện nay, xã Hòa Thắng c 11 thôn buôn; trong đ c 09 thôn và 02 buôn
Ba thôn người Mường cư trú đông là: Thôn 1 có 322 hộ với 1.993 người (trong đ
215 hộ là người Mường); thôn 2 có 318 hộ với 1.215 người (trong đ 153 hộ là người Mường); thôn 3 có 476 hộ với 1.748 người (trong đ 317 hộ là người Mường) (xem bảng 1.2.)
Bảng 1.2: Thống kê dân số người Mường tại các thôn của xã Hòa Thắng
Tên thôn Người Mường Quê quán
Trang 33Nguồn: Thống kê của UBND xã Hòa Thắng và Công an xã Hòa Thắng năm 2016
Từ bảng 1.2 có thể thấy có những thôn không có hoặc có rất ít người Mường sinh sống như thôn 6 ha thôn 10 Người Mường không chọn sinh sống ở những thôn này do rất nhiều nguyên nhân, một trong những lý do đ là do vị trí không thuận tiện cho việc giao thương trao đổi, buôn bán, hoặc do số lượng người Kinh
và người dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm ưu thế hơn nên họ thường chọn những điểm
cư trú c đông anh em họ hàng đồng tộc với mình
Hộp 1.1: Quá trình di cư và nhập cư của người Mường tại Hòa Thắng qua phỏng vấn người dân ở một số thôn và công an xã Hòa Thắng
Trường hợp 1: Ông Bùi Văn Tào (sinh năm 1948) - thôn 1:“Tôi được sinh ra ở
a Bình hi di cư vào Tâ Ngu ên năm 1955 gia đình tôi( c ông nội và bố tôi) tổ chức đi cùng với một số gia đình gồm các cô, các bác khác trong họ, mỗi nhà một vài người, theo các nhóm nhỏ Trước hi đi vào Tâ Ngu ên gia đình tôi
đ bàn bạc kỹ và có sự chuẩn bị về kinh tế, bố tôi bán gần hết phần ruộng của gia đình và những tài sản có giá trị nhất để đem vào Tâ Ngu ên Tôi hồi đ c n bé nhưng được các cô, các bác và ông tôi kể lại rằng mọi người đều thống nhất nhóm nào vào trước sẽ xây dựng cuộc sống mới ở Tây Nguyên, sau khi ổn định mới đ n
mẹ con và các anh chị em trong gia đình tôi vào cùng”
Trường hợp 2: Chị Bùi Thị Huệ (sinh năm 1972) - thôn 2: “Tôi được sinh ra tại
Tâ Ngu ên nhưng chỉ biết gốc gác của gia đình mình là từ huyện Lạc Sơn a Bình chuyển vào Hòa Thắng từ cuối năm 1956 Khi lớn lên vẫn được nghe các
bà, các cô kể do cuộc sống vất vả mà mọi người phải đi tìm một cuộc sống mới Đến khi ổn định cuộc sống thì có rất nhiều người trong họ cũng ở ngoài Hòa Bình muốn vào đâ để lập nghiệp”
Trường hợp 3: Anh Y Pôl Eban công an x : “ a Thắng là địa bàn đặc thù so
với các xã khác của thành phố Buôn Ma Thuột, ở đâ hiện c 11 đơn vị hành chính trong đ ba thôn 1 thôn 2 và thôn 3 là những thôn c người Mường cư trú đông nhất Nguồn gốc của người Mường tại c c thôn nà đều từ vùng Hòa Bình di cư vào từ năm 1954 theo nhiều dạng và đông nhất chiếm số lượng lớn
Trang 34nhất là vùng Lạc Sơn của Hòa Bình Ngay khi vào Hòa Thắng họ đ củng cố đoàn kết với nhau tạo thành những cộng đồng đoàn ết cùng tương trợ giúp đỡ nhau cả
về vật chất và tinh thần”
Trường hợp 4: Bác Nguyễn Đình Phong trưởng thôn 3: “Người Mường ở Hòa
Thắng hiện nay gồm nhiều vùng mường từ ngoài a Bình di cư vào sau năm
1954 c c c nh m người di cư từ Lạc Sơn Kim Bôi Tân Lạc, Kỳ Sơn…
Nh nh người Mường ở Thanh a di cư vào đâ rất ít Hiện ở thôn 3 c hơn
300 hộ người Mường thì chiếm phần lớn trong số đ là người Mường từ Lạc Sơn a Bình ọ vào Hòa thắng theo nhiều nhóm nhỏ cũng c những đợt di
cư lớn, nhất là thời điểm ở Hòa Bình xây dựng thủ điện thì có một số lượng các hộ dân vùng lòng hồ di cư vào Người Mường ở đâ rất đoàn ết và hiện còn bảo lưu nhiều nét văn h a tru ền thống của người Mường ở quê cũ”
Trường hợp 5: Bác Nguyễn Văn Dung trưởng thôn 1: “Người Mường tại
Hòa Thắng tập trung thành các nhóm rất tương trợ nhau trong cuộc sống thường ngà cũng như hi c c c sự kiện lớn của họ tộc
Tại thôn 1 hiện có khoảng hơn 200 hộ người Mường đang sinh sống và phần lớn
họ đều là người Mường từ huyện Lạc Sơn a Bình di cư vào Trong c c trường hợp di cư vào đâ c một số gia đình là c c d ng họ quý tộc, ngày nay họ vẫn còn giữ gìn nhiều nét văn h a tru ền thống của dân tộc Mường đặc biệt là với một số gia đình họ vẫn giữ những phép tắc ứng xử như c c gia đình quý tộc d ng dõi trước
đâ ”
Trường hợp 6: Ông Quang Văn Tu - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Hòa
Thắng: “Người Mường di cư từ tỉnh a Bình đến xã Hòa Thắng, chủ yếu từ năm 1954 về sau c di cư vào chia thành c c đợt: từ sau năm 70 80 90 2000 Hiện tại người Mường cư trú đông tại các Thôn 1, Thôn 2 và Thôn 3 nằm ven đường quốc lộ 27 Tại cả 03 thôn người Mường chiếm tỷ lệ chủ yếu thành phần dân cư đa phần người Mường ở đâ là từ vùng Lạc Sơn a Bình di cư vào Theo số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 x Hòa Thắng, dân số 03 thôn gồm: Thôn 1 có 322 hộ với 1.993 người; thôn 2 có
Trang 35318 hộ với 1.215 người; thôn 3 có 476 hộ với 1.748 người; chủ yếu là người Mường”
Nguồn: Phỏng vấn sâu ngày 20/09/2016
1.3.2.3 Một số đặc điểm kinh tế
Người Mường ở xã Hòa Thắng không chỉ sinh sống bằng nghề nông như trồng cây cà phê, cao su, sầu riêng… mà họ còn biết kinh doanh, buôn bán nhỏ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình
Trồng sầu riêng, cao su, cà phê nếu năm nào được mùa cũng đủ để người Mường xây dựng, sửa sang nhà cửa đầu tư cho vụ sau cũng như trang trải các khoản chi h c như đ ng tiền học cho con, mua quần o đồ dùng trong gia đình [xem ảnh 2, Phụ lục 3]
Cùng với chủ trương định canh của nhà nước câ lúa nước và nền nông nghiệp lúa nước vẫn là chỗ dựa tin cậy của người dân, tuy nhiên do hiệu quả kinh tế thấp, thời gian đầu tư lớn… nên đồng bào Mường không mặn mà duy trì hình thức kinh tế này [xem ảnh 1, Phụ lục 3]
Bên cạnh việc trồng cây công nghiệp, một bộ phận người Mường còn tổ chức chăn nuôi theo mô hình gia đình oạt động chăn nuôi diễn ra nhỏ lẻ, ngoài những hộ chịu h đầu tư chăn nuôi gia súc lớn thì đa phần các hộ vẫn chăn thả gia súc theo quy mô nhỏ, vật nuôi trong gia đình chủ yếu lợn, dê, bò, gà, vịt… g p phần cải thiện đời sống người dân, vừa phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày [xem ảnh 3, Phụ lục 3]…
Các ngành nghề thủ công truyền thống của người Mường như dệt đan l t thêu thùa không phát triển mạnh như ở nơi xuất cư nghề dệt truyền thống của người Mường c ngu cơ mai một trước sự xâm lấn của các sản phẩm dệt may Trung Quốc đặc biệt là hàng may mặc Ngà na người Mường không chuộng các sản phẩm thủ công truyền thống, những nghệ nhân và các thợ thủ công biết dệt theo cách truyền thống cũng hông c n nhiều
1.3.2.4 Một số nét về xã hội - văn hóa
Trang 36Trong tổ chức làng xóm của người Mường ở xã Hòa Thắng đứng đầu làng không phải là lang đạo (như trước đâ ) mà là một ông chủ làng (người có nhiệm vụ kêu gọi toàn dân đoàn ết đ ng góp hay thực hiện những công việc chung của làng) Vị chủ làng có thể là người có chức sắc, có uy tín trong xã hội cũng c thể là thầ Mo (như ở thôn 2 xã Hòa Thắng đứng đầu làng là thầ Mo Bùi Văn Thành)
Nhân vật thứ hai không thể không nhắc tới là thầy Mo Ngày nay, thầy Mo vẫn được đề cao trong đời sống tinh thần của người Mường ở Hòa Thắng, các thầy
Mo là những người có thể trực tiếp giao tiếp với thần linh, tổ tiên của người Mường (theo quan niệm dân gian của người Mường) Trong đ m ma ông mo là người đưa
“hồn” đi nhìn lại họ hàng, tổ tiên lên Mường trời thưa iện và về Mường Ma một cách an toàn trọng vẹn Nếu đ m tang của người Mường truyền thống thường kéo dài 7 - 12 ngà đêm [95] thì hiện nay ở Hòa Thắng đ m tang thường được tổ chức
từ 3- 4 ngà đêm Nếu người chết là các dòng họ quí tộc sẽ có ba thầy Mo tiễn hồn
về trời c n đ m tang của dân thường thì chỉ có một thầy Mo
Trong các giá trị văn h a tiêu biểu của người Mường, còn phải kể tới nhà sàn, một biểu tượng của văn h a Mường truyền thống Tuy nhiên với bộ phận người Mường ở Tây Nguyên hiện na do t c động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên việc sử dụng nhà sàn theo mô hình truyền thống không còn phổ biến nữa Trong ba thôn nghiên cứu sinh khảo sát, nhà sàn không xuất hiện nhiều mà chỉ có những nhà xây làm theo kiến trúc của nhà sàn Nhà sàn ở đâ dù mang hình d ng của ngôi nhà sàn cổ (hai tầng, một mái bốn cột) nhưng chất liệu và hình d ng đ c nhiều tha đổi, nhà xây bằng gạch xi măng hông dùng nhiều cột gỗ và các vì kèo lớn Bên cạnh việc xây dựng nhà sàn người dân còn sinh sống trong c c căn nhà xây bằng gạch, kiến trúc không khác nhiều so với người Kinh (Việt) Như vậy, dù không sử dụng nhà sàn như một sự lựa chọn tối ưu thì người Mường ở Tây Nguyên vẫn xây dựng nhà cửa theo mô hình của nhà sàn truyền thống điều này thể hiện tâm thức hướng về quê hương nguồn cội vẫn luôn cháy bỏng trong tinh thần người Mường [xem ảnh 10, Phụ lục 3]
Trang 37Nhắc tới c c đặc trưng văn h a tru ền thống của người Mường ở xã Hòa Thắng, không thể không kể tới các nghi lễ Dưới đâ là một số nghi lễ tiêu biểu:
- Nghi lễ chữa bệnh cho trẻ em
Chữa bệnh cho trẻ nhỏ là một trong những ưu điểm và khả năng h c biệt của các thầ Mo Mường, bằng những bùa chú gắn với thiên nhiên như gừng nước
lã, lá thuốc dân gian kết hợp với nhiều yếu tố thần bí, các thầ Mo đ chữa khỏi nhiều trường hợp bệnh nặng, trẻ con ốm nhiễu, quấy khóc Thực hư của việc chữa bệnh vẫn đang được nghiên cứu dưới nhiều g c độ khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận án, tác giả chỉ giới thiệu một vài nét cơ bản của việc chữa bệnh cho trẻ nhỏ hiện nay của người Mường ở Hòa Thắng
- Nghi lễ chữa chay (quan khát - cắt cầu máu)
Người Mường trong xã hội cũ rất đề cao vai trò của thầy Mo trong việc chữa bệnh cho người dân, một phần do điều kiện kinh tế - xã hội chưa ph t triển như hiện nay, một phần xuất phát từ quan niệm sống và quan niệm về thế giới tâm linh của người Mường như việc tin vào sự tồn tại của một Mường Ma (thế giới người chết) cùng các loại ma quỷ chu ên đi quấy nhiễu người dân Các nghi lễ chữa bệnh cho trẻ em là một trong những phong tục rất riêng của người Mường, có rất nhiều nghi
lễ, lễ chữa cha cũng được chia ra nhiều loại như chữa cha đan (một ngà đêm) và cha đất (dài nhất ba ngà ba đêm) Ở đâ xin được đi sâu vào hình thức chữa cha đan cắt cầu máu cho trẻ em của người Mường ở xã Hòa Thắng [xem ảnh 11,12,13,14, 15, Phụ lục 3]
Đối tượng phải làm lễ chay cắt cầu máu gồm những đứa trẻ bị sinh vào giờ kỵ của quan sát (khát) Theo quan niệm của người Mường ở xã Hòa Thắng, những đứa trẻ chẳng may sinh trùng vào giờ này sẽ rất khó nuôi, nếu nuôi được lớn lên sẽ phải phân ly cha mẹ, nếu không phân ly thì dễ bị chết chém Trẻ sinh vào các tháng, giờ kỵ với giờ quan sát là: (tháng Giêng, tháng Bảy kỵ vào giờ Tỵ, giờ Hợi, ngày Tỵ, ngày Hợi Tháng Hai, tháng Tám kỵ giờ Thìn, giờ Tuất, kỵ ngày Thìn, ngày Tuất Tháng Ba, tháng Chín
kỵ giờ Mão, giờ Dậu; th ng Tư th ng 10 ỵ giờ Dần, giờ Thân; th ng Năm th ng Một
kỵ giờ Sửu, giờ Mùi; tháng Sáu, tháng Chạp kỵ giờ Tý, giờ Ngọ)
Trang 38Tổng cộng để chữa bệnh gia chủ phải cúng 256 mâm cỗ nan Ý nghĩa của việc cúng cha là để chữa bệnh cho trẻ sơ sinh những đứa trẻ không may sinh giờ
kỵ nà thường có biểu hiện quấy khóc về đêm h nuôi mặt mũi thường thể hiện
rõ sự khó tính, già dặn so với một đứa trẻ sinh ra không bị trùng vào ngày giờ xấu Khi gia đình đứa trẻ cho thuốc men chạy chữa mà đứa trẻ vẫn không khỏi, lúc ấy gia đình mới đem o đứa nhỏ đến nhà thầ Mo để thầ d xương gà xem c phải nó mắc bệnh hay không Việc d xương éo dài trong bốn ngà hi d xương thầy Mo
sẽ hỏi: nếu trẻ bị ma nhập nên khó ở thì xương gà sẽ sẽ đung đưa theo đúng một chiều và không quay tròn, khi thầy gọi đúng tên con ma thì xương gà sẽ dừng lại
Trình tự nghi lễ chay cắt cầu m u như sau:
Thứ nhất, chuẩn bị đồ lễ đầ đủ sau đ thầy Mo thực hiện nghi lễ “lên trời”
mời các vị thần thánh về nhà cháu bé bị sinh vào giờ xấu để trình bày tỏ rõ sự việc
Thứ hai sau hi đ trình bà đủ sự việc thì tiến hành đốt hình nhân thế mạng; thứ
ba, thầ Mo đi một v ng để cầu xin các quan các thần thánh một lần nữa, thứ tư,
sau khi khấn trình lần hai thầy Mo tiến hành trừ tà cho gia chủ (bằng cách cài lá cây lốc n c đ được yểm bùa chú lên khắp cửa nhà)
Sau hi đ sắp đủ lễ trên c c trường cúng, thầy Mo tiến hành khấn trình thổ thần Trình xong thổ thần, thầy Mo tiếp tục khấn mời các vị quan thần về chứng giám
để thầ Mo xin phép được chuộc vía trên trời; rồi xin keo (giống tung đồng xu của người Kinh để xin âm dương vật dụng dùng để xin keo của người Mường là 3 mảnh
gỗ nhỏ dài khoảng 2 cm) trình bày sự việc và xin chuộc vía người sống người chết
Xong nghi thức này thầy Mo sẽ tiến hành cắt cầu m u cho đứa trẻ, thầy Mo dùng thanh gươm b u của mình cắt đứt sợi chỉ với ý từ na để người chết làm ăn bên người chết người sống ở lại với người sống, hai thế giới được phân chia rõ ràng Cắt cầu máu rồi thầy Mo sẽ xin eo để xin lên cửa trời trình báo lại sự việc lần thứ hai
Kinh phí để chuẩn bị một buổi lễ cha như trên thường từ 7 đến 10 triệu đồng Vì vậy, với những gia đình hông c điều kiện kinh tế thì phải chờ đến khi có
đủ kinh phí mới được làm Đối với c c trường hợp người bệnh trên 13 tuổi thì nghi
Trang 39thức này phức tạp hơn phải có 11 con gà và phải lập ngục, hạ đèn trùng mỗi một tầng lúc đ tượng trưng cho một tầng địa ngục1
Như đ n i ở trên, việc chữa chay của người Mường được chia thành nhiều hình thức: chữa cha đất cha đan chữa chay không mả (khi thấy mộ bị nứt đôi theo quan niệm của người Mường như vậ là động mồ động mả) thì không cần lập cửa ngục, chỉ thầy cao tay mới làm được nghi thức này Khi mời cúng, thầy Mo sẽ mời các vị quan thần trên và đặc biệt phải có phật địa tạng vương về chứng dám (trong quan niệm dân gian của người Mường, Phật địa tạng vương là người quản lý
âm t địa phủ, nên nhất thiết phải có sự nhất trí, cho phép của vị thần này, ngoài Phật địa tạng vương trong c c vị thần trên mà thầy Mo thỉnh mời còn phải có sự có mặt của Phật tổ, cung mẫu hoàng bà)
- Nghi lễ cưới hỏi
Người Mường có những qui định riêng cho việc cưới, từ đ nh tiếng ăn hỏi, thách cưới và tổ chức lễ cưới
Khi đôi trai g i đ tâm đầu ý hợp, nhà trai chọn buổi tối đẹp ngày nhờ ông mối sang nhà gái hỏi ý kiến Sang nhà gái, ông mối mang hai chai rượu, trà
b nh… đến đặt vấn đề nhưng nhà g i chưa trả lời ngay, họ hẹn ba ngày sau sẽ trả lời Nếu ba ngày sau, không thấ nhà g i mang rượu đến trả lại, nhà trai sẽ sắm một lễ giống lần đầu đến nhà g i ôm đ nhà g i bằng lòng thì trả lời ông mối, cho phép nhà trai đến và nhận lời xin lễ đính hôn Ông trưởng họ ngoại nhà gái sẽ đứng dậy cắt của (đ i lễ vật) Lễ vật trước đâ gồm có một con lợn 40 kg, gạo, rượu nhưng hiện nay nhà trai sẽ trao đổi với nhà gái về số khách mời và số người trong họ căn cứ vào đ mà nhà g i th ch tiền Ví dụ: nhà g i c 150 người sẽ hết khoảng 15 bàn (trung bình 1.500.000đ/bàn) thì nhà g i sẽ thách số tiền tương ứng với 10 bàn/100 người, khoảng 15.000.000đ phần còn lại nhà gái sẽ cùng gánh vác chia sẻ với nhà trai với ý: việc lớn của hai họ có sự đ ng g p của cả hai bên bên nội ngoại cho thấy sự đồng thuận của hai bên cho đôi vợ chồng trẻ trong cuộc sống sau này
Trang 40Đến ngày hẹn, ông mối dẫn đầu họ nhà trai không có chú rể đến nhà gái bỏ cơi trầu ăn hỏi Lễ vật gồm 200 lá trầu, 100 quả cau b nh em b nh chưng b nh giầy, cây trầu rồng phượng B nh chưng đi hỏi phải c đủ 80 c i trong đ c 8 c i được làm riêng cho trưởng họ nội trưởng họ ngoại, 8 chiếc bánh này có bề mặt to hơn cuốn vở được gọi là “b nh miệng khọt” C gia đình h giả thì ngoài lễ vật như nhà g i đ th ch c n mang theo một con lợn quay Sau khi đ đặt lễ, nhà trai
đ nh tiếng đến nhà g i để xin ngày tổ chức lễ cưới, nhà gái sẽ tiếp tục xin cắt của lần thứ hai, lần này nhà gái sẽ đ i đôi bông tai dâ chu ền, quần o cưới truyền thống màn chăn chiếu cho con g i mình Lúc đ nhà g i sẽ bàn bạc với nhà trai xem bên nhà trai đến bao nhiêu người Ví dụ: nhà trai c 20 người, khoảng 2 bàn tròn, số tiền tương ứng khoảng 15.000.000
Đến ngà ngà cưới hi nhà trai đến, chú rể phải làm lễ gia tiên, lạy chào nhận họ, cứ mỗi người một cái lạy từ ông cố đến các chú bác trong nhà Sau khi chú
rể thực hiện nghi lễ lạy xong, nhà gái sẽ cho các em gái ra nhận anh rể (trường hợp nhà có nhiều con gái), nhận họ xong nhà gái tiến hành trao quà cho con gái và con
rể, từ bố mẹ vợ đến c c anh em chú b c trưởng họ ngoại; lần lượt hết nhà gái rồi tới nhà trai trao quà cho hai vợ chồng trẻ Trao quà xong, hai họ cùng ngồi uống nước,
ăn cơm Ngà hôm sau xin dâu nhà trai chuẩn bị một v n xôi đôi gà và cặp rượu, cặp trà, cặp b nh (b nh nào cũng được) đem đến nhà gái Số lễ vật nà được nhà gái đem đặt lên bàn thờ để cúng gia tiên Nhà gái dọn 5 mâm cúng tổ tiên nhà trai ngay tại nhà g i hi hương tàn nhà g i đem trả lại một phần lễ cho nhà trai cùng một chân giò lợn trước Sau hi đ chia lại lễ nhà g i đưa cô dâu ra lạy tổ tiên, lạy các
cố họ nội, ngoại, các chú bác trong họ, chia tay với gia đình để về nhà chồng Đến giờ tốt nhà g i cho nhà trai rước dâu về đến nhà trai, mẹ chồng ra tận cửa đ n con dâu dẫn vào gian bếp để lạ t o quân Sau đ mẹ chồng đưa con dâu vào buồng cưới để chờ sự sắp xếp của hai họ Cùng lúc này nhà trai cho dọn 6 mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên nhà gái về dự lễ thành hôn, cúng xong nhà trai mới thống nhất đưa cô dâu chú rể ra làm lễ gia tiên Cô dâu chú rể tay trong tay ra chào lạy hai họ, nếu nhà trai đông anh em thì hi cô dâu chú rể lạy hai họ xong sẽ tới lượt các em bên chồng