Trên thế giới có nhiều nghiên cứu điều trị lang ben bằng thuốcchống nấm toàn thân cho kết quả tương đối cao, có thể điều trị khỏi cả nhữngtrường hợp bệnh lan toả.. Ở Việt nam, Nguyễn Thị
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm nông trên da thường gặp Bệnh đượcbiểu hiện bằng những đám da màu trắng, hồng hoặc nâu, bong vảy mỏng,mịn, tập trung chủ yếu ở vùng lưng, ngực Lang ben gặp ở mọi lứa tuổinhưng cao nhất là tuổi thanh thiếu niên đến trung niên do ở giai đoạn này,tuyến bã tăng cường hoạt động Bệnh giảm dần ở lứa tuổi 50-60 khi tuyến
bã giảm hoạt động
Bệnh lang ben do một loại nấm men có tên là Malassezia furfur gây nên.
Loại nấm này có thể thấy trên da bình thường và được biết tới với tên khác là
Pityrosporum ovale hoặc Pityrosporum orbiculare Malassezia furfur là nấm
ưa mỡ, có hai hình thái, thường cư trú trong lớp sừng của da và nang lông
Ngoài gây bệnh lang ben, Malassezia furfur còn có thể gây viêm nang lông,
viêm da dầu ,
Điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển là khí hậu nóng, ẩm Vì vậy, bệnhlang ben thường phổ biến ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, vào mùa hè vàmùa thu Một số yếu tố khác như trẻ suy yếu, người bị bệnh lao, bệnh tiểuđường, bệnh Cushing, suy giảm miễn dịch, điều trị kháng sinh lâu ngày, người
có rối loạn thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi, người có những thay đổi
về thành phần hoá học của mồ hôi cũng là những điều kiện thuận lợi để nấm
Pityrosporum phát triển ,
Bệnh lang ben không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng chúngthường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào mùa hè, khi ra mồ hôinhiều Một số trường hợp bệnh dai dẳng, hay tái phát và có những vết loang
lổ trên da có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh
Điều trị lang ben không khó song tỷ lệ tái phát tương đối cao sau khidừng điều trị vì vậy ngoài việc điều trị bằng thuốc còn phải hướng dẫn chobệnh nhân các biện pháp phòng ngừa tái phát
Trang 2Trước đây điều trị lang ben chủ yếu bằng bôi các dung dịch ASA, BSIphối hợp với mỡ salicylic 5% cho kết quả tương đối tốt nhưng gây bỏng rát vàphải bôi nhiều thuốc Hiện nay, có nhiều loại thuốc bôi cho kết quả khả quanhơn như các dẫn chất của azole, allylamine (ketoconazole cream, terbinafinesolution, clotrimazole solution ) Tuy nhiên, dùng thuốc bôi có khi bỏ sótthương tổn, đặc biệt khi thương tổn lan lên đầu dẫn đến việc điều trị khôngtriệt để Mặt khác, nếu bôi thuốc trên diện rộng sẽ tạo cảm giác khó chịu chobệnh nhân Trên thế giới có nhiều nghiên cứu điều trị lang ben bằng thuốcchống nấm toàn thân cho kết quả tương đối cao, có thể điều trị khỏi cả nhữngtrường hợp bệnh lan toả Các loại thuốc được dùng phổ biến là ketoconazole,itraconazole, fluconazole Rausch điều trị lang ben bằng uống ketoconazole400mg liều duy nhất cho kết quả khỏi là 100% ; Faergermann (vớifluconazole) cho kết quả khỏi là 70,8% ; Hickman (với itraconazole200mg/ngày trong 7 ngày) cho kết quả khỏi là 80% Ở Việt nam, Nguyễn ThịTuyết Mai điều trị lang ben bằng ketoconazole 200mg/ngày trong 7 ngày chokết quả khỏi là 90,32% ; Triệu Tấn Phong điều trị lang ben bằng fluconazole400mg liều duy nhất cho kết quả khỏi 84,4%
Itraconazole là một loại thuốc kháng nấm phổ rộng nhóm azole có hiệuquả cao trong điều trị nấm bề mặt và hệ thống, ít độc, hiện đang là loại thuốcđược lựa chọn hàng đầu trong điều trị nấm da và nấm hệ thống Tuy nhiên, ởViệt Nam chưa có tác giả nào đánh giá hiệu quả điều trị lang ben bằng uống
itraconazole Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng uống itraconazole liều xung” với các mục tiêu:
liễu Trung ương từ 1/9/2014 đến 31/8/2015.
xung 400mg/1 lần/tháng x 2 tháng với uống itraconazole 200mg/ngày x
7 ngày
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về bệnh lang ben
1.1.1 Khái niệm
Lang ben là một bệnh da phổ biến do nhiễm nấm nông trên bề mặt da.Tên của bệnh “Tinea versicolor” ngụ ý các dát thay đổi màu sắc của da từmàu trắng đến hồng hoặc nâu
Bệnh được biểu hiện bằng những đám da màu trắng, hồng hoặc nâu,bong vảy mỏng, mịn, tập trung chủ yếu ở vùng lưng, ngực Lang ben gặp ởmọi lứa tuổi nhưng cao nhất là tuổi thanh thiếu niên đến trung niên do tronggiai đoạn này tuyến bã tăng cường hoạt động Bệnh giảm dần khi ở lứa tuổi50-60 do tuyến bã giảm hoạt động ,,
Bệnh xuất hiện ở khắp trên thế giới và lên tới 30 – 40% dân số người ởvùng nhiệt đới đã từng bị Bệnh xuất hiện ở vùng nhiệt đới hơn vùng ôn đới.Khí hậu ấm và ẩm là điều kiện tốt cho nấm phát triển Lang ben hay gặp ởtuổi thiếu niên và người trẻ Do sự phát triển của nấm ưa mỡ, nên bệnh hiếmkhi gặp ở trẻ nhỏ và người già (độ tuổi mà tuyến bã hoạt động ít) Ở vùng khíhậu ôn đới, các yếu tố khác nhau liên quangồm da dầu, mồ hôi quá nhiều, suygiảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid Bởi vìnấm men này là ưa mỡ, sử dụng các loại dầu tắm và dầu bôi trơn da có thểlàm tăng nguy cơ mắc bệnh Các yếu tố nguy cơ đối với viêm nang lông doPityrosporum bao gồm sử dụng kháng sinh kéo dài, suy giảm miễn dịch vàbăng bịt tại chỗ
Trang 4- Trên thế giới: bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Có nơi
bệnh chiếm tới 40% dân số Tại Mexico, Samoa, Fiji, Trung và Nam Mỹ, một
số vùng Châu Phi, Cuba, Tây Ấn Độ và Địa trung Hải tỷ lệ bệnh lên đến 50%,còn tỷ lệ 30% là thường gặp ở các vùng nhiệt đới
+ Ở Mỹ: tỉ lệ gặp phụ thuộc vào phương pháp và cách lẫy mẫu Bệnh thường
gặp ở những nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao Malassezia có thể tìm thấy 18% ở trẻ
em và từ 90 – 100% ở người lớn Tỷ lệ chung trong dân số ở Mỹ từ 2 – 8%
+ Vùng ôn đới bệnh thường phát vào mùa hè và mùa thu
+ Vùng hàn đới: mặc dù không có số liệu chắc chắn nhưng tỷ lệ bệnhdưới 1% dân số [9]
+ Theo Glemm S Bulmer, nhìn chung tỷ lệ bệnh lang ben dao động trongkhoảng từ 5 - 50% dân số tuỳ theo từng quốc gia khác nhau [10]
- Việt Nam: là nước có khí hậu nhiệt đới nên bệnh khá phổ biến Tuy nhiên,
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về tỷ lệ bệnh trong cộng đồng
+ Theo Trần Lan Anh và tập thể Bộ môn Da liễu trường Đại học Y HàNội khi điều tra bệnh da của xã Vĩnh Phúc -Thanh Trì - Hà Nội, thấy bệnhlang ben chiếm tỷ lệ 3,1% trong tổng số 513 người được khám [49]
+ Một tỷ lệ tương tự là 3,5% cũng được Phạm Văn Hiển và cộng sự đưa
ra khi nghiên cứu bệnh ngoài da tại khu công nghiệp Thượng Đình tháng12/1994 [50]
+ Một nghiên cứu khác trong quân đội khi khám một số đơn vị hải quân
ở ven biển miền Nam đã cho thấy tỷ lệ bệnh lang ben chiếm 18,94% [25]
- Tuổi: Bệnh lang ben gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều nhất là lứa tuổi từ
20 đến 45, trẻ em và người già ít bị [2],[9],[8],[26]
Trang 5- Giới: Một số tác giả cho rằng tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ là tương đối cân
bằng [20] Theo Faergeman và Fredrikson báo cáo thì tỷ lệ giữa nam và nữ là1/2 [65]
1.1.2 Căn nguyên gây bệnh
Bệnh lang ben đã được biết đến từ lâu nhưng mãi đến năm 1835Eichstedt mới khám phá ra căn nguyên của bệnh ,, Tác nhân gây lang ben là
một loại nấm có tên Malassezia furfur hay còn gọi là Pityrosporum ovale hoặc Pityrosporum orbiculare.
1.1.2.1 Vài nét lịch sử nghiên cứu Pityrosporum
- Năm 1835: Eichstedt mô tả đầu tiên sự hiện diện của tế bào nấm mentrong tổn thương da của người bị bệnh lang ben
- Năm 1853: Robin tìm thấy một loại nấm có trong vảy da của bệnh
nhân bị lang ben và đặt tên là Microsporum furfur
- Năm 1874: Malassezia lần đầu tiên mô tả nấm men hình tròn và hìnhovan có chồi trên vảy da của những bệnh nhân viêm da tăng tiết bã nhờn, ông
đã đặt tên “Vi khuẩn hình chai của Unna” để mô tả những tế bào ovan nhỏtrong vảy da ,
- Năm 1904: Sabouraud đã tìm thấy Malassezia, ông coi loài nấm này
là nguyên nhân của gàu và đặt tên mới là Pityrosporum malassez Những năm sau đó, tên của loài nấm nay được thay đổi nhiều lần như Cryptococcus,
Saccharomycis, Pityrosporum, Monilia, Dermatophyton ,,.
- Năm 1927: Panja đã xếp loài nấm này với tên Pityrosporum gồm hai loài Pityrosporum ovale và Pityrosporum panchydermatis ,.
Trang 6- Năm 1951: Gordon đặt tên nấm là Pityrosporum orbiculare vì nấm có hình cầu Ông đã nuôi cấy được Pityrosporum orbiculare không chỉ từ thương
tổn lang ben mà cả trên vùng da lành của bệnh nhân lang ben và người bìnhthường trên môi trường Sabouraud có phủ dầu olive ở nhiệt độ 37oC và pH5,6 ,
- Năm1961: Burke đã thành công trong việc gây bệnh lang ben thựcnghiệm bằng kỹ thuật đơn giản là cọ sát vào vùng da lành ở lưng của 21
người tình nguyện một hỗn dịch có Pityrosporum orbiculare Thương tổn lang
ben chỉ xuất hiện ở những người đang điều trị corticoid hoặc bị hội chứngCushing và suy dinh dưỡng Vì vậy tác giả cho rằng yếu tố thuận lợi cho bệnhphát triển là suy giảm miễn dịch ,
- Năm 1984: Malassezia chính thức được chấp nhận là tên của loài nấm
này Pityrosporum orbiculare, Pityrosporum ovale và Malassezia ovalis là từ đồng nghĩa với Malassezia furfur Bình thường người ta thấy rằng Malassezia
furfur là thành viên hệ vi khuẩn chí trên da người bình thường Khoảng 18% trẻ
em và 90- 100% người lớn có loại nấm này trên da Cùng với sự phát triển củacông nghệ, năm 1996, Guillot và Guelro đã xác định Malassezia gồm 7 loài là:
M Furfur, M Sympodialis, M Obtusa, M Restricta, M Slooffiae, M globosa
và M Pachydermatis
Hiện nay tên một số loài Malassezia gây bệnh da đã được biết đến bao
gồm: M dermatis, M equi, M furfur, M globosa, M obtusa, M.
pachydermatis, M restricta, M slooffiae, M sympodialis, M ovalis Trong đó,
M furfur là hình thái thường liên quan đến bệnh lang ben ở người.
Người ta cũng thấy rằng trong giai đoạn hiện nay, các bệnh da do
nhiễm Malassezia có xu hướng tăng lên, tuy nhiên một số bệnh da gây nên do
M furfur thường gặp vẫn là: bệnh lang ben, viêm nang lông do Malassezia,
viêm da dầu
Trang 71.1.2.2 Đặc điểm sinh vật học
Dưới kính hiển vi có thể quan sát thấy Malassezia tồn tại ở cả 2 dạng:
dạng men và dạng sợi, trong đó dạng men chủ yếu gặp trên da bình thường
- Soi trực tiếp: dưới kính hiển vi, trong các vảy của thương tổn sẽ thấybào tử nấm hình tròn hoặc hình ovan có đường kính khoảng 3-6 micromet.Các nha bào này có viền kép sắp xếp thành cụm từ 20-30 cái Từ các chùm đótoả ra các sợi nấm ngắn và thuôn trông như những sợi miến vụn ,
- Nuôi cấy: Malassezia khó mọc ở môi trường nuôi cấy bình thường
nhưng dễ dàng mọc ở môi trường Sabouraud có thêm dầu olive vô khuẩn với
tỉ lệ 2% và 0,2% Để ức chế vi khuẩn phát triển cần cho thêm 20 đơn vịpenicilin và 40 đơn vị streptomycin/1ml vào môi trường nuôi cấy Nấm có thểmọc tốt ở nhiệt độ 32-37oC, nhưng điều kiện tối ưu cho nấm mọc là nhiệt độ
37oC và pH 5,6 Sau 3 ngày, khuẩn lạc sẽ xuất hiện Khuẩn lạc hình tròn, đềuđặn, màu kem, đường kính từ 4-6 mm Khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấynhững tế bào hình cầu, đường kính 3-6 micromet, có thành dầy và có rấtnhiều tế bào nảy chồi Nấm mọc tốt không chỉ ở môi trường ái khí mà nó còn
có thể mọc ở môi trường kỵ khí Ở lần nuôi cấy P orbiculare ban đầu, thường
thấy tế bào dạng ống Khi nuôi cấy chuyển tiếp ở môi trường thông thường,nấm mọc dưới dạng men hoại sinh Ở môi trường nuôi cấy đặc biệt, dướinhững điều kiện nhất định, nấm mọc dưới dạng sợi ,
1.1.3 Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng
1.1.3.1 Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng của bệnh lang ben rất dễ nhận biết Thương tổn là nhữngvết, những đốm ranh giới rõ rệt, màu sắc khác nhau từ màu trắng, màu be,màu cà phê sữa, màu hồng nhạt, nâu nhạt, nâu sẫm Màu sắc thường không
Trang 8thay đổi trên một bệnh nhân Những vết dát màu đỏ hoặc những sẩn ở nanglông chủ yếu do phản ứng viêm Tổn thương mất sắc tố do thay đổi quá trìnhhình thành và di chuyển của những hạt melanin tới tế bào sừng Những vết,dát nâu nhạt đến nâu thẫm do thay đổi quá trình hình thành và phân bố các hạtmelanin Ở người da đen, các thương tổn thường có màu xám nhạt, trong sánghơn màu da bình thường xung quanh Thương tổn có thể không lộ rõ ở người
da trắng nếu không tiếp xúc với ánh nắng ,
- Trên cùng một bệnh nhân có thể thấy đồng thời những thương tổnhình chấm, hình giọt nước hoặc liên kết thành đám rộng, bờ ngoằn nghoèo.Các thương tổn này thường trơn bóng, không nổi lên mặt da, song khi ta nạonhẹ lên bằng một cái nạo cùn, ta sẽ thấy các vảy bong lên như phấn màu ngàvàng hoặc nâu Đó là dấu hiệu vỏ bào, ở dưới là thượng bì hơi trơn, hoặc hơihồng Vị trí hay gặp là cổ, ngực, vùng liên bả, có thể lan ra vai, cánh tay,bụng, mặt, đùi Hiếm khi thấy ở cẳng tay, cẳng chân, và nhất là bàn tay, bànchân Ở các vùng này thương tổn chỉ rất ít hoặc ngược lại, tan toả trên mộtdiện rộng Có rất nhiều báo cáo về sự có mặt của thương tổn ở da đầu Đây lànhững thương tổn rất ít được chú ý khi khám lâm sàng và là nguồn gây táiphát bệnh ,
- Triệu chứng cơ năng: thường không có gì đặc biệt, có thể ngứa râmran, nhất là khi ra hồ hôi
Trang 9Hình 1.1 Các dát hồng và nâu trong lang ben Các thể lâm sàng
+ Thể theo vị trí khu trú như lang ben vùng da mặt, da đầu, bàn tay.+ Thể bệnh do hình thù thương tổn: hình chấm, giọt, hình hạt kê, thànhđám hay vòng cung
+ Thể tăng sắc tố: là do các hạt melanosome trong các tế bào sắc tố to
ra làm tăng cường sản xuất sắc tố melanin
+ Thể giảm sắc tố: là các dát màu trắng hoặc màu hồng nhạt Sự mất sắc
tố có thể do nấm có tác dụng như một màn che ánh sáng, gây mất màu ở cácvảy da Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do men tyrosinase bị ức chế bởi sựbất hoạt của acide dicarboxylic, làm giảm sản xuất melanin
Trang 101.1.3.2 Biểu hiện cận lâm sàng
- Đặc điểm giải phẫu bệnh của lang ben không hoàn toàn đặc hiệu, có thểthấy tăng sừng, á sừng, tăng gai ít, kèm theo viêm nhẹ lớp thượng bì [26],[27]
- Dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy sợi nấm ở giữa lớp sừng, đôi khixâm lấn vào cả tế bào sừng Có sự gia tăng lớp tế bào hạt chứng tỏ thời gianchu chuyển tế bào tăng ở vùng thương tổn Những hạt sắc tố lớn hơn bìnhthường ở những thương tổn tăng sắc tố và hạt sắc tố nhỏ hơn bình thường ởthương tổn giảm sắc tố ,
- Khi soi thương tổn trong phòng tối bằng ánh sáng của đèn Wood,thương tổn sẽ phát sáng màu vàng lưu huỳnh, kể cả những thương tổn khôngthấy được dưới ánh sáng mặt trời
Trang 11Hình 1.2 Soi đèn Wood lang ben có màu vàng sáng hoặc màu huỳnh quang
- Soi tươi: thấy bào tử nấm và sợi nấm đứng gần nhau, giống hình ảnh
“mỳ spaghetti và thịt viên”
Hình 1.3 Mỳ spaghetti và thịt viên
1.1.3.3 Chẩn đoán phân biệt
Có thể chẩn đoán phân biệt lang ben với một số bệnh sau:
- Bệnh vảy phấn hồng Gibert: thương tổn là dát màu hồng, xung quanh
gờ cao, có vảy phấn, ở giữa hơi lõm Thương tổn thường ở vùng mạng sườnhoặc đùi Bệnh tự khỏi sau 4 – 6 tuần
- Chàm khô: thương tổn là dát giảm sắc tố trên có vảy phấn Kích
thước đám thương tổn từ 1 – 2 cm đường kính Vị trí khu trú ở mặt, cánhtay, cẳng tay
- Bệnh bạch biến: dát trắng ranh giới rõ, bờ thẫm màu, thường đối xứng,
không có vảy
- Phong thể I: dát trắng mất cảm giác đau và nóng, lạnh
Trang 12- Dát trắng, đen trong bệnh giang mai thời kì II: đây là vết tích của đào
ban giang mai II, kèm theo sưng hạch ngoại vi không đau Xét nghiệm huyếtthanh chẩn đoán giang mai dương tính
- Vảy nến thể giọt: dát đỏ ranh giới rõ, trên có vảy dày dễ bong Vị trí tập
1.2.1 Điều trị tại chỗ
Các thuốc có tác dụng bạt sừng bong vảy
Cơ chể tác dụng của nhóm này chủ yếu là bạt sừng Khi các lớp sừngbong sẽ làm bong cả lớp sừng có chứa sợi nấm và bào tử, các thuốc bao gồm:
Trang 13Bôi ngày 1 - 2 lần trong 7 - 10 ngày cho kết quả tốt
Các thuốc diệt nấm dẫn xuất azole ở dạng kem
Cơ chế tác dụng của nhóm này là làm tăng tính thấm của màng tế bàonấm do làm rối loạn lipid màng tế bào Ở liều cao, các thuốc này làm ức chếtổng hợp ergosterol màng tế bào Các thuốc hay dùng hiện nay là:
Thuốc hay dùng: Terbinafine ,
Các thuốc chứa lưu huỳnh
Ở những bệnh nhân có thương tổn lan rộng trên 20% diện tích da thìphương pháp điều trị bằng thuốc dưới dạng xà phòng, dung dịch hoặc dầu gội
sẽ tốt hơn Các loại hay dùng hiện nay là:
+ Dầu gội selenium disulfite
+ Dầu gội zinc pirythione
Trang 14+ Dầu gội sulfur saliculic.
+ Xà phòng sastid
Dùng tắm và gội hàng ngày, lưu lại trên da ít phút trước khi xả nước ,
1.2.2 Điều trị toàn thân
Thuốc kháng nấm đường uống có hiệu quả trong điều trị lang ben vàthường được bệnh nhân lựa chọn vì chúng tiện lợi, dễ sử dụng
- Thuốc hay được dùng hơn cả là ketoconazol Ketoconazole là một dẫnxuất của azole Thuốc có tác dụng diệt nấm do ngăn cản cytochrome P450 vìthế ngăn cản sự chuyển lanosterol thành ergosteron Khi sự chuyển đổi này bịngăn cản, lanosterol và những sản phẩm chuyển hóa được tích tụ lại kéo theodịch ở màng tế bào nấm, làm vỡ tế bào ,,
Có nhiều phác đồ điều trị lang ben bằng ketoconazole, ví dụ như : + Ketoconazole 200mg/ngày trong 5 ngày, hoặc
+ Ketoconazole 200mg/ngày trong 10 ngày liên tiếp, hoặc
+ Ketoconazole 400mg liều duy nhất/1 tháng
+ Ketoconazole 200mg/ngày trong 15 ngày liên tiếp, hoặc
+ Ketoconazole 200mg/ngày trong 28 ngày liên tiếp
Tỷ lệ khỏi bệnh sau khi ngừng điều trị 1 tháng trong khoảng từ 84-100%.Người ta thấy rằng độc tính của thuốc là không đáng kể (chỉ 1/500.000 bệnhnhân) khi sử dụng thuốc trong thời gian ngắn (10 ngày) Tuy nhiên, dùngketoconazol bằng đường uống kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nhưbuồn nôn, nôn, đặc biệt gây ngộ độc gan với tỷ lệ 1/10.000 Trong nhiều nămqua, ketoconazole đã được sử dụng để điều trị lang ben có hiệu quả, tuy nhiên
Trang 15thuốc vẫn chưa được Cục quản lí thuốc và thực phẩm Hoa kì (FDA) cho sửdụng trong điều trị lang ben
- Gần đây, có một số dẫn chất mới, thuốc kháng nấm azole thế hệ 3(triazole) như itraconazole, fluconazole được giới thiệu và trở thành cuộc cáchmạng trong điều trị lang ben Tác dụng phụ của các azole này thường rất thấp
và nhẹ, nguy cơ nhiễm độc gan không cao
Các phác đồ sử dụng itraconazole điều trị lang ben là:
+ Itraconazole 150mg/ngày trong 5 ngày, hoặc 7 ngày
+ Itraconazole 400mg liều duy nhất
Thuốc thường được uống trong bữa ăn để tăng cường khả năng hấp thu,thuốc ít gây tác dụng phụ hơn ketoconazole ,
- Griseofulvin và terbinafine đường uống không có tác dụng trong điềutrị lang ben
1.3 Điều trị lang ben bằng itraconazole
Itraconazole là một thuốc kháng nấm azole phổ rộng, được giới thiệu là
an toàn và dễ sử dụng Thuốc có tác dụng tương tự như ketoconazol, đó là ngăncản cytochrome P450, nhưng do có khả năng hòa tan trong nước nên thuốc đượchấp thu nhiều hơn và không bị ảnh hưởng bởi dịch dạ dày Thuốc có hoạt tính
kháng nấm sợi, nấm men và các loại nấm khác trên in vitro và in vivo.
* Công thức hóa học: C35H38Cl2N8O4
* Tác dụng: itraconazole là một hoạt chất được sinh tổng hợp từ nhómtriazole, được dùng để điều trị nấm bề mặt và hệ thống, ức chế chọn lọc mạnhvới men 14α- dementhylase của nấm, ức chế tổng hợp ergosterol là thành
Trang 16phần chính của tế bào nấm và nấm mốc Itraconazole được hấp thu tốt quađường uống Thuốc xâm nhập tốt vào các dịch trong cơ thể, nồng độ đỉnhtrong máu đạt được trong vòng 2-5 giờ, thời gian bán huỷ khoảng 17 giờ.Itraconazole chủ yếu thải trừ qua thận và đường gan mật.
* Chỉ định
+ Nhiễm nấm candida âm đạo-âm hộ
+ Nhiễm nấm candida niêm mạc
* Sử dụng itraconazole trong điều trị lang ben
Nhiều tác giả cho rằng điều trị lang ben bằng itraconazole có hiệu quảcao, thuận tiện, và ít tác dụng phụ
Các phác đồ điều trị lang ben bằng itraconazole thường được khuyến cáo: + Itraconazole 400mg liều duy nhất, hoặc
+ Itraconazole 200mg/ngày trong 7 ngày ,
Trang 17Tuy nhiên, cho đến nay hiểu biết, bằng chứng về sử dụng thuốc uốngitraconazole trong điều trị bệnh lang ben vẫn còn rất hạn chế
Tác dụng phụ của itraconazole thấp Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý khi sửdụng trong các trường hợp sau:
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
+ Nghiên cứu của Bhogal và cộng sự (cs) ở Ấn Độ: tác giả so sánh hiệuquả điều trị lang ben bằng ketoconazole và fluconazole của 4 nhóm (180 bệnhnhân): nhóm I dùng ketoconazole 400mg liều duy nhất; nhóm II dùngketoconazole 200mg mỗi ngày trong 10 ngày; nhóm III dùng fluconazole400mg liều duy nhất và nhóm IV dùng fluconazole 150mg/tuần trong 4 tuần.Kết quả cho thấy, tỷ lệ khỏi sau 4 tuần về lâm sàng là 66,6% ở nhóm I; 73,3% ởnhóm II; 80% ở nhóm III và 59,9% ở nhóm IV Tỷ lệ xét nghiệm nấm âm tínhsau 4 tuần là 53,3%; 73,3%; 82,2% và 64,4% tương ứng với nhóm I, nhóm II,nhóm III và nhóm IV Sau 12 tháng, tỷ lệ tái phát nhiều nhất ở nhóm I Tóm lại,fluconazole liều 400mg duy nhất cho kết quả tốt nhất cả về lâm sàng và xétnghiệm và không thấy có bệnh nhân nào tái phát sau 12 tháng điều trị
Trang 18+ Nghiên cứu của Farshian và cs ở Iran: so sánh hiệu quả củafluconazole và ketoconazole trong điều trị lang ben ở 128 bệnh nhân tuổi từ15-55 Phác đồ điều trị như sau: nhóm I uống fluconazole 150mg x 2 viên liềuduy nhất và nhắc lại sau 2 tuần tiếp theo; nhóm II uống ketoconazole 200mg x
2 viên liều duy nhất và nhắc lại sau 2 tuần tiếp theo Kết quả cho thấyfluconazole và ketoconazole có hiệu quả điều trị lang ben là như nhau và tỷ lệkhỏi cao nhất đạt được vào tuần thứ 8 kể từ khi bắt đầu điều trị
+ Nghiên cứu của Partap và cs ở Ấn Độ: tác giả so sánh hiệu quả điềutrị lang ben bằng fluconazole 400mg liều duy nhất (nhóm A) và itraconazole400mg liều duy nhất (nhóm B) Kết quả cho thấy tỷ lệ xét nghiệm nấm âmtính sau 8 tuần là 65% ở nhóm A và 20% ở nhóm B Tỷ lệ tái phát được xácđịnh cao hơn ở nhóm uống itraconazole so với nhóm uống fluconazole (60%
so với 35%)
+ Nghiên cứu khác ở Thổ Nhĩ Kỳ so sánh điều trị lang ben bằngitraconazole liều duy nhất 400mg và liều 200mg mỗi ngày trong 7 ngàytrên 50 bệnh nhân Kết quả cho thấy không có sự khác nhau về hiệu quảnhưng tác giả khuyến cáo sử dụng liều duy nhất 400 mg để giảm thiểu tácdụng phụ của thuốc
+ Nghiên cứu của Wahab và cs ở Bangladesh trên hai nhóm bệnh nhânlang ben, mỗi nhóm gồm 30 người, tuổi từ 18-50, nam chiếm 88%, nữ chiếm12% Nhóm 1 dùng itraconazole 400 mg liều duy nhất, nhóm 2 dùng 200 mgitraconazole/ngày trong 7 ngày Kết quả cho thấy tỷ lệ khỏi ở nhóm 1 là73,33%, ở nhóm 2 là 79,99% Về mặt hiệu quả thì hai nhóm tương đươngnhau nhưng ở nhóm 1 có ít biến chứng hơn và giá thành rẻ hơn
Trang 191.4.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Cho tới nay, các nghiên cứu điều trị lang ben bằng thuốc kháng nấm
azole ở Việt Nam chưa nhiều Có một ít nghiên cứu như sau:
+ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai đánh giá hiệu quả điều trịbệnh lang ben bằng ketoconazole 200mg/ngày trong 10 ngày trên 31 bệnhnhân Kết quả cho thấy 90% bệnh nhân thể trung bình và 90,48% bệnh nhânthể nặng khỏi bệnh hoàn toàn sau 1 tháng điều trị
+ Triệu Tấn Phong và cs nghiên cứu hiệu quả điều trị lang ben bằngfluconazole 400mg liều duy nhất trên 32 bệnh nhân tại Viện Da liễu Trungương, từ tháng 8/2008 tới tháng 7/2009 cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh tương đốicao (83,4%)
Tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về hiệu quả điều trị langben bằng itraconazole, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
Trang 20Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán lang ben tại Bệnh Viện Da liễu Trung ương
từ tháng 1/9/2014 tới tháng 31/8/2015
2.1.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán
Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lang ben khi có các đặc điểm sau:
- Lâm sàng (chủ yếu): có các dát màu hồng, nâu hoặc trắng ở trên da,
bề mặt có những vảy cám mỏng, khi cạo có dấu hiệu "vỏ bào"
- Xét nghiệm: soi tươi thấy những sợi nấm ngắn, to và những đám bào
tử hình màu sáng trong giống với hình ảnh mì spaghetti và thịt viên
2.1.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Để nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng bệnh lang ben (mục tiêu 1):
+ Bệnh nhân được chẩn đoán là lang ben (cả về lâm sàng và xét nghiệm) + Đồng ý tham gia nghiên cứu
Để đánh giá hiệu quả điều trị lang ben bằng itraconazole (mục tiêu 2)
+ Bệnh nhân lang ben ở tuổi trưởng thành (≥16 tuổi)
+ Không phân biệt giới, nghề nghiệp, địa dư
+ Mức độ bệnh từ vừa tới nặng
+ Chưa dùng các loại thuốc chống nấm trước khi đến khám và điều trị + Có địa chỉ, điện thoại liên lạc rõ ràng
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Chức năng gan, thận trước điều trị trong giới hạn bình thường
Trang 212.1.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ (áp dụng với mục tiêu 2)
+ Có tiền sử bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan
+ Có thai hoặc muốn có thai, đang uống thuốc tránh thai
+ Trong thời kỳ cho con bú
+ Bệnh nhân đái đường, các tai biến mạch não, đang dùng các thuốcchống đông, các kháng histamine như atemizole và terfenadine
+ Tiền sử dị ứng với các thuốc chống nấm nhóm azole
+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
2.1.2.1 Trang thiết bị nghiên cứu
2.1.2.2 Vật liệu nghiên cứu (thuốc điều trị)
Thuốc itraconazole có biệt dược là sporal Một số thông tin về thuốc nàynhư sau: số đăng ký: VN-4753-00, dạng bào chế: viên nang, quy cách đónggói: hộp 1 vỉ 4 viên, công ty đăng ký: Janssen Cilag Ltd, nước sản xuất: TháiLan Thuốc đã được Bộ Y tế Việt Nam cho phép lưu thông trên thị trường
Trang 222.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Mục tiêu 1: mô tả cắt ngang
Mục tiêu 2: thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
- Mục tiêu 1: cỡ mẫu thuận tiện, gồm các bệnh nhân được chẩn đoánlang ben tại Bệnh Viện Da liễu Trung Ương từ 1/9/2014 tới 31/8/2015
- Với mục tiêu 2: cỡ mẫu tính theo công thức thử nghiệm lâm sàng của
Tổ chức Y tế thế giới:
2 2 1
2 2 2 1 1 1 2
/ 1 2 1
) (
) 1 ( ) 1 ( )
1 ( 2
P P
P P P P Z P P Z
n n
−
− +
− +
Tính ra được n1= n2 = 33 (bệnh nhân), mỗi nhóm lấy thêm 20% dự trữ,
do đó số bệnh nhân cần lấy cho mỗi nhóm tối thiểu là 40
Trang 232.2.3 Cách phân bệnh nhân vào hai nhóm điều trị
Để đảm bảo tính khách quan và ngẫu nhiên, chúng tôi chuẩn bị một hộpđen trong đó có 40 phiếu ghi nhóm 1 và 40 phiếu ghi nhóm 2, các phiếu nàygiống nhau về chất liệu, kích thước, hình dạng Mỗi bệnh nhân lang ben đủtiêu chuẩn chọn lựa tới khám sẽ được bốc thăm nhóm bởi một người ngoàinhóm nghiên cứu Cách làm tương tự cho các bệnh nhân tới số áp cuối
2.2.4 Cách bước tiến hành nghiên cứu
2.2.4.1 Thăm khám ban đầu
Các bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng là lang ben sẽ được làm bệnh ántheo mẫu, được làm xét nghiệm soi tìm nấm, sinh hóa máu để đánh giá chứcnăng gan, thận, đường máu: glucose, ure, creatinin, GOT, GPT trước điều trị,sau điều trị 4 tuần và sau điều trị 8 tuần
2.2.4.2 Chọn các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào hai nhóm điều trị
Sau khi có xét nghiệm, những bệnh nhân phù hợp với các tiêu chuẩn lựachọn và không có các tiêu chuẩn loại trừ của mục tiêu 2 sẽ được phân nhómđiều trị như mục 2.2.3
2.2.4.3 Tiến hành điều trị cho các bệnh nhân
- Nhóm 1: Uống itraconazole 400mg/1 lần/ tháng x 2 tháng
+ 40 bệnh nhân
+ Không dùng thuốc bôi tại chỗ
+ Tắm Sastid hàng ngày trong thời gian điều trị
+ Uống itraconazole 100mg x 04 viên (400mg)/1 lần/ tháng x 2 tháng Bệnhnhân uống thuốc vào ngày cố định của mỗi tháng, thuốc được chia uống 02 lầntrong ngày, mỗi lần 02 viên, uống ngay sau ăn no (sáng và tối, cách nhau 12 giờ)
Trang 24- Nhóm 2: Uống itraconazole 200mg/ ngày x 7 ngày
+ 40 bệnh nhân
+ Không dùng thuốc bôi tại chỗ
+ Tắm Sastid hàng ngày trong thời gian điều trị
+ Uống viên itraconazole 100mg 2 lần/ngày, mỗi lần 01 viên, ngay sau ăn
no (sáng và tối, cách nhau 12 giờ), uống trong 7 ngày liên tiếp
2.2.4.4 Theo dõi hiệu quả và tác dụng phụ trong quá trình điều trị
Bệnh nhân được đánh giá kết quả điều trị tại tuần thứ 4 và tuần thứ 8.Ngoài khám lâm sàng, bệnh nhân được làm lại xét nghiệm nấm và sinh hóamáu đánh giá tác dụng phụ của thuốc So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm
2.2.5 Cách đánh giá hiệu quả điều trị
Dựa vào thay đổi về lâm sàng và xét nghiệm sau 4 tuần và sau 8 tuần điều trị
- Lâm sàng: dựa vào thay đổi triệu chứng vảy da, ngứa :
+ Tốt: bề mặt tổn thương hết vảy da, hết ngứa, da trở về bình thường+ Khá: hết vảy da, hết ngứa, da còn các dát trắng hoặc thâm
+ Trung bình: còn ít vảy da, còn ngứa ít
+ Kém: còn vảy da, còn ngứa
- Xét nghiệm: dựa vào kết quả xét nghiệm nấm tại thời điểm sau 4 tuần
và sau 8 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị
+ Khỏi bệnh: không thấy hình ảnh sợi nấm và bào tử
+ Không khỏi: còn sợi nấm và bào tử
- Đánh giá chung:
+ Khỏi bệnh: hết vảy da, hết ngứa, xét nghiệm nấm âm tính
+ Không khỏi: hết vảy da hoặc còn ít vảy, xét nghiệm nấm dương tính
Trang 25* Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc
Đánh giá tác dụng phụ của thuốc ở cả 2 nhóm trong 4 tuần điều trị và 8tuần điều trị
+ Hoa mắt, chóng mặt
+ Buồn nôn
+ Ngứa
+ Triệu chứng khác: dị ứng
+ Tăng men gan, ure, creatinin
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương
- Phòng xét nghiệm nấm, Bệnh viện Da liễu Trung ương
- Thời gian: từ tháng 1/9/2014 tới tháng 31/8/2015
2.4 Xử lý, phân tích số liệu
Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phầnmềm SPSS 16.0
- Các biến định tính được mô tả dưới dạng phần trăm (%)
- Các biến định lượng được mô tả dưới dạng trung bình, phương sai
- Các test thống kê được sử dụng là χ2 hoặc Fisher’s exact test cho cácbiến định tính và t-test cho các biến định lượng
2.5 Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi được sự cho phép của Bệnh viện Daliễu Trung ương và Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội
- Chỉ đưa vào danh sách nghiên cứu những bệnh nhân sau khi họ đượcnghe giải thích rõ về mục đích và yêu cầu của nghiên cứu, tự nguyện tham gianghiên cứu
Trang 26- Những bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu vẫn được khám, tư vấn,điều trị chu đáo.
- Mọi thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và mãhoá trong quá trình xử lý trên máy vi tính, đảm bảo không lộ thông tin
- Tất cả số liệu thu thập được chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu,không sử dụng cho mục đích khác
2.6 Hạn chế của nghiên cứu
- Cỡ mẫu nghiên cứu không lớn
- Thời gian theo dõi ngắn, khó đánh giá sự tái phát về sau của bệnh nhân
Trang 27Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Mục tiêu 1: - tình hình bệnh lang ben( n=3213)
- lâm sàng, yếu tố liên quan ( n=80)
Mục tiêu 2: thử nghiệm lâm sàng ngẫu
n = 40
Chọn các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
Chia ngẫu nhiên
So sánhhiệu quả,tác dụngphụ
Trang 28CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tình hình, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan
3.1.1 Tình hình bệnh lang ben tại khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương
Bệnh nhân chẩn đoán lang
3.1.1.2 Phân bố theo giới
Trang 29Bảng 3.2 Phân bố theo giới (n = 3213)
Trang 303.1.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.3 Phân bố theo nghề nghiệp (n=3213)
Trang 313.1.1.4 Phân bố bệnh nhân đến khám theo tháng trong năm
Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân đến khám theo tháng
Nhận xét biểu 3.3:
+ Số bệnh nhân đến khám chủ yếu vào các tháng 5,6,7,8,9,10, chiếm73,2%, trong đó tháng 8 có số bệnh nhân cao nhất (16,6%) so với cả năm
+ Số bệnh nhân đến khám ít nhất là tháng 1, chỉ 1,5%
Trang 32Bảng 3.4 Phân bố theo mùa (n=3213)
Trang 33Phần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan được thựchiện trên 80 bệnh nhân.
- 100% bệnh nhân có dát đổi màu sắc và vảy da
- Hầu hết bệnh nhân (93,7%) có triệu chứng ngứa khi ra mồ hôi
- Bệnh nhân không ngứa chiếm tỷ lệ thấp (3,7%)
Trang 34Số bệnh nhân lang ben biểu hiện bằng dát trắng chiếm đa số (80%) Sốtrường hợp có các dát hồng chiếm tỉ lệ thấp hơn (17,5%) và dát nâu chiếm tỷ
Trang 35Đa số bệnh nhân có các dát ở lưng (87,5%) và ngực (85,0%) Tuynhiên, các vị trí khác như cổ (22,5%), bụng (18,8%), mặt (21,3%), đùi(11,3%) gặp khá thường xuyên.
Tổn thương liên kết thành đám rộng chiếm đa số (71,3%)
3.1.2.2 Một số yếu tố liên quan
* Phân bố theo tuổi
Bảng 3.9 Phân bố theo tuổi (n=80)
Trang 36Biểu đồ 3.6 Phân bố theo tuổi
Nhận xét bảng 3.9, biểu 3.6:
Nhóm 16 – 25t là lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất (55,3%), sau đó 26-35t(21,2%) và nhóm 36-45t là 12,5% Tổng của ba nhóm (từ 16-45t) chiếm hầuhết các trường hợp mắc bệnh (90%) Nhóm > 45 tuổi gặp tỷ lệ thấp(10%)
Trang 37Tỷ lệ bệnh lang ben kết hợp trứng cá chiếm tỷ lệ cao nhất 25%, sau đó
là viêm da dầu (13,8%), viêm nang lông vùng lưng, ngực (11,3%)
* Yếu tố gia đình
Trang 38Biểu đồ 3.8 Yếu tố gia đình
Nhận xét biểu 3.8: Tỷ lệ bệnh nhân có người thân trong gia đình cùng
mắc bệnh lang ben là 33,7%
3.2 Kết quả điều trị lang ben bằng itraconazole
3.2.1 So sánh đặc điểm đối tượng của hai nhóm
3.2.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.12 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
3.2.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới
Bảng 3.13 Phân bố theo giới
Giới Nhóm 1 (n=40) n % Nhóm 2 (n=40) n % So sánh p
Trang 393.2.1.3 Phân bố theo theo mức độ bệnh
Bảng 3.14 Phân bố theo theo mức độ bệnh
Trang 403.2.2 Kết quả điều trị lang ben bằng itraconazole sau 4 tuần
3.2.2.1 Kết quả trên lâm sàng
Bảng 3.16 Kết quả điều trị trên lâm sàng của 2 nhóm sau 4 tuần