1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá bằng chiếu laser he ne kết hợp bôi clindamycin

103 805 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 26,83 MB

Nội dung

Laser Helium-Neon He-Ne là một loại laser năng lượng thấp được sửdụng nhiều trong lâm sàng với ưu điểm nổi bật tác động không tiếp xúc vớitổn thương, không gây chảy máu, không gây đau đớ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Hướng dẫn khoa học:

TS BÙI THỊ VÂN

HÀ NỘI - 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trang 2

NGUYỄN NGỌC OANH

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ BẰNG

CHIẾU LASER HE-NE

Chuyên ngành: Da liễu

Mã số :

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS BÙI THỊ VÂN

HÀ N I - 2016 Ộ

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trứng cá (acne) là bệnh da phổ biến ở lứa tuổi 15 đến 30 cả nam và nữvới nhiều hình thái thương tổn đa dạng như: sẩn, mụn mủ, cục, nang, nhânđầu trắng, nhân đầu đen…, thường gặp ở vùng mặt, ngực và lưng [1], [2], [3].Căn nguyên gây bệnh được biết đến là do sự tăng tiết chất bã, sừng hóa cổnang lông, sự có mặt của vi khuẩn (chủ yếu là P.acnes), tình trạng viêm cùngvới các yếu tố liên quan khác làm nặng thêm trứng cá như: thời tiết, chế độ

ăn, tâm lý, thói quen sinh hoạt… [2], [4], [5], [6], [7] Dựa vào hình thái lâmsàng và đặc điểm tiến triển mà bệnh trứng cá được chia thành nhiều thể khácnhau như: trứng cá thông thường, trứng cá mạch lươn, trứng cá hoại tử, trứng

cá do thuốc…, trong đó trứng cá thông thường hay gặp nhất [8], [9] Bệnh tuykhông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng diễn biến thườngkéo dài, lúc tăng lúc giảm, vị trí thương tổn ở vùng mặt là chủ yếu kèm theomột số di chứng có thể tồn tại suốt đời và gây trở ngại lớn đến thẩm mỹ vàtâm lý người bệnh như sẹo lồi, sẹo lõm… [1], [9], [10]

Điều trị bệnh trứng cá kịp thời và đúng phương pháp sẽ có hiệu quả tốt,tránh được các biến chứng và trả lại làn da bình thường cho người bệnh Cácphương pháp điều trị đều nhằm mục đích: chống tăng tiết chất bã, chống sừnghóa tuyến bã và chống nhiễm khuẩn [11], [12] Cho đến nay đã có nhiều đề tàinghiên cứu điều trị bệnh trứng cá thông thường như điều trị bằng: Doxycyclin[13], Kem lô hội AL-04 [14], Duac [10], Papulex [15], Klenzit-C [16],Isotretinoin [17]… cho hiệu quả nhất định Clindamycin dạng bôi tại chỗ làthuốc có tác dụng kìm khuẩn cũng được đánh giá là tác động tốt đến vi khuẩnP.acnes, một tác nhân quan trọng hình thành tổn thương viêm trong bệnhtrứng cá

Trang 4

Laser Helium-Neon (He-Ne) là một loại laser năng lượng thấp được sửdụng nhiều trong lâm sàng với ưu điểm nổi bật tác động không tiếp xúc vớitổn thương, không gây chảy máu, không gây đau đớn cho người bệnh, dễ thựchiện và rẻ tiền [18], [19] Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng chủ yếu củalaser He-Ne là kích thích sinh học, tăng cường tái tạo tổ chức, phục hồi chứcnăng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm tăng quá trình chuyển hóa,tăng hệ thống vi tuần hoàn trong mô, tăng tổng hợp protein và hoạt hóa hệthống miễn dịch của cơ thể [18], [20], [21].

Chiếu laser He-Ne hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu đã được một số

cơ sở áp dụng hỗ trợ điều trị zona, eczema, viêm mao mạch, các vết loét lâulành có hiệu quả [22], [23], [24], [25] Điều trị bệnh trứng cá bằng chiếulaser He-Ne đã được Khoa Da liễu-Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội

108 áp dụng trong nhiều năm có hiệu quả [26], nhưng chưa có tổng kết đánh

giá hiệu quả Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả điều

trị bệnh trứng cá bằng chiếu laser He-Ne kết hợp bôi clindamycin”, với 2

mục tiêu sau:

1 Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá đến khám điều trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 từ tháng 10/2015 đến 8/2016.

2 Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá nhẹ và vừa bằng chiếu laser He-Ne kết hợp bôi clindamycin

Trang 5

Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU

17 với tỷ lệ 83-85% [28] Bệnh gặp nữ nhiều hơn nam, người da trắng có xuhướng bị nhiều hơn da đen Bệnh biểu hiện với nhiều loại tổn thương là nhânđầu đen, nhân đầu trắng, sẩn, mụn mủ, cục, nang và hậu quả là sẹo lõm hoặcsẹo lồi [2], [3], [7]

Điều trị bệnh trứng cá còn nhiều khó khăn, tiêu tốn thời gian và tiềncủa Bệnh tiến triển đa dạng, có trường hợp giảm dần, nhưng nhiều trườnghợp kéo dài dai dẳng, từng đợt tái phát nếu không được điều trị kịp thời, phùhợp sẽ gây nên các thể lâm sàng nặng thậm chí gây hậu quả lâu dài ảnh hưởngnặng nề về thẩm mỹ [3], [5], [7], [9], [12]

Dựa vào hình thái lâm sàng và đặc điểm tiến triển của bệnh, người tachia thành các thể lâm sàng trứng cá khác nhau bao gồm:

- Trứng cá thông thường (Acne vulgaris) [3], [7], [11]: thể lâm sàng hay

gặp nhất Các thương tổn khu trú đặc biệt ở vùng da mỡ như: ở mặt (trán, má,cằm), ở vùng giữa ngực, lưng, vai; đôi khi gặp nhân trứng cá ở vành tai, bọc ởống tai, màng nhĩ Tổn thương rất đa dạng, có thể là nhân trứng cá, sẩn đỏ,mụn mủ, cục, nang viêm tấy đỏ…, song các loại thương tổn này không phảithường xuyên kết hợp với nhau và có đầy đủ trên một bệnh nhân

Trang 6

- Trứng cá mạch lươn (Acne conglobata) [1], [7], [9]: là một dạng của

trứng cá nặng, gặp chủ yếu ở nam giới, bắt đầu sau tuổi dậy thì và kéo dàinhiều năm sau đó Tổn thương thấy ở mặt, cổ, ngực, vai, lưng, mông, đùi vàphối hợp nhiều hình thái: cục, nang, áp xe… Khởi đầu là mụn mủ ở nanglông, sau tiến triển thành các ổ viêm to dần và loét rất đặc biệt do ổ viêmthường thành cụm 2-3 cái, đi vằn vèo thành hang hốc với nhiều đường rò vàcầu da Thương tổn có dịch màu vàng nhầy dạng sợi hoặc lẫn máu, sau khirạch và dẫn lưu dịch lại đầy trở lại rất nhanh Bệnh tiến triển lâu dài, dai dẳng

- Trứng cá kê hoại tử (Acne miliaris necrotica) [7], [9], [12]: do tụ cầu

vàng gây nên, gặp nhiều ở nam giới, khu trú đối xứng ở trán, thái dương, rìatóc Khởi đầu là các sẩn nang lông màu đỏ, bờ xung quanh viêm tấy đỏ, saunhanh chóng biến thành mụn mủ màu nâu nhạt, bám rất chắc, có thể ngứa Ởdưới sẩn viêm là ổ loét nhỏ, sau lành để lại sẹo vĩnh viễn

- Trứng cá tối cấp (Acne fulminans) [7], [9], [11]: có thể thấy ở nam giới từ

13-17 tuổi, bệnh thường ở thân mình, hiếm khi ở mặt Thương tổn dạng trứng cánang nặng tiến triển thành tổn thương loét đau với bờ nhô cao bao quanh cácmảng hoại tử xuất tiết, khi lành để lại sẹo lồi Lâm sàng kèm theo sốt, mệt mỏi,đau các khớp, xét nghiệm có tăng bạch cầu, tốc độ máu lắng tăng cao

- Trứng cá sẹo lồi (Acne keloidalis) [4],[9],[11],[29]: chủ yếu gặp ở nam

giới, khu trú vùng gáy và rìa tóc Thương tổn dạng viêm nang lông sắp xếpthành đường thẳng hay vằn vèo, tiến triển thành củ xơ hoặc dải xơ phì đại gồlên mặt da giống như sẹo lồi, có thể có ít mụn mủ trên bề mặt Bệnh tiến triểnlâu dài, sau xẹp dần và lông tóc bị mất vĩnh viễn

- Trứng cá do thuốc (Occupational acne) [11],[12],[29],[30]: có rất nhiều

loại thuốc gây phát sinh, phát triển bệnh trứng cá Các steroid gây sừng hóanang lông và bít tắc cổ nang lông, hormon adrogen làm tăng hoạt động và phìđai tuyến bã, các thuốc khác như: thuốc chống hen, thuốc long đờm, thuốccản quang, isoniazid, phenolbacbital, cyclosporin… đều gây bệnh trứng cá vàbệnh sẽ khỏi sau dùng thuốc vài ba tuần

Trang 7

- Trứng cá trước tuổi thiếu niên (Preadolescent acne) [7], [11], [12]:

gồm 3 loại:

+ Trứng cá sơ sinh (Neonatal acne): xuất hiện trong 4 tuần đầu sau đẻ,

do nội tiết tố progesteron của mẹ truyền sang Bệnh tự khỏi sau vài tuần màkhông để lại dấu vết gì

+ Trứng cá tuổi ấu thơ (Infantile acne): xuất hiện từ tháng thứ 2 sau đẻ

hoặc do trứng cá sơ sinh tồn tại dai dẳng, bệnh có thể kéo dài thành trứng cátuổi thiếu niên

+ Trứng cá tuổi thiếu niên (Childhood acne) [7], [31]: do trứng cá trẻ em

tồn tại dai dẳng, yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng

- Các loại hình trứng cá khác:

+ Trứng cá do mỹ phẩm (Acne Cosmetica) [7], [12], [32]: gặp ở phụ nữ

25 – 30 tuổi, do dùng loại mỹ phẩm không phù hợp hoặc có thói quen dùngnhiều kem dưỡng ẩm, kem kem chống nắng

+ Trứng cá do yếu tố cơ học (Acne Mechanica) [4], [11], [30]: hay gặp ở

các cô gái trẻ có tâm lý lo lắng, hay nặn bóp, cào xước, cọ sát liên tục gây tắcnghẽn lối ra vào của nang lông tuyến bã dẫn đến hình thành cồi mụn, sau đểlại vết thâm, sẹo teo da

+ Trứng cá nhân loạn sừng gia đình (Familial dyskeratotic comedones

acne) [11], [29]: Bệnh do rối loạn di truyền trội, thương tổn nhiều nhân ở mặt,

thân mình, các chi, có thể có sẩn đỏ, mụn nước, khỏi để lại sẹo sâu như hốbăng Mô bệnh học có tiêu gai và tế bào loạn sừng ở trong thành các lỗ chânlông Bệnh có thể xuất hiện đến giữa tuổi 40

+ Trứng cá vùng nhiệt đới (Tropical acne) [7], [11]: xuất hiện vào mùa hè

khi thời tiết nóng, ẩm, thương tổn dạng nang lớn, đa dạng ở ngực, mông, lưng

+ Trứng cá trước chu kỳ kinh nguyệt [12]: xuất hiện trước khi có kinh 1

tuần, do Luteinizing hormone (LH) ở đỉnh cao kích thích tổ chức đệm củabuồng trứng tiết androgen Thương tổn dạng sẩn mủ, số lượng từ 5 – 10

Trang 8

1.1.2 Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường

Dựa trên hình thái lâm sàng, thương tổn cơ bản của bệnh trứng cá thôngthường được chia làm 2 loại:

1.1.2.1 Thương tổn không viêm

Các tổn thương không viêm được hình thành sớm của tiến trình hìnhthành tổn thương bệnh trứng cá, bao gồm các hình thái sau:

- Vi nhân trứng cá (microcomedones) [3], [7], [11], [12]: các nhân trứng cá rất

nhỏ, bắt đầu mới hình thành, khó phát hiện trên lâm sàng, chủ yếu là nhờ sinh thiết

- Nhân mở (open comedones) hay nhân đầu đen (blackheads) [3], [7],

[11], [12]: tổn thương do kén bã (chất lipid) kết hợp với những lá sừng củathành nang lông gồ cao trên mặt da, làm nang lông giãn rộng Sự oxy hóa chấtkeratin làm đầu nhân trứng cá có màu đen Loại nhân trứng cá này có thểthoát ra tự nhiên, ít gây tổn thương trầm trọng song cũng có thể bị viêm vàthành mụn mủ trong vài tuần Chích nặn lấy được nhân có dạng giống trứngcủa cá, màu trắng ngà

- Nhân kín (closed comedones) hay nhân đầu trắng (whiteheads) [3], [7],

[12], [29]: do chất bã và lá sừng tích tụ Thương tổn có kích thước nhỏ hơnnhân đầu đen, màu trắng hoặc hồng nhạt, hơi gồ cao và không có lỗ mở trên

da, có thể thoát ra tự nhiên hoặc chuyển thành nhân đầu đen

1.1.2.2 Thương tổn viêm

Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, trên lâm sàng biểu hiện nhiều hìnhthái tổn thương khác nhau: sẩn đỏ, mụn mủ, cục, nang… với điểm chung đềugây viêm ở trung bì [3], [7], [11], [31]

- Sẩn đỏ: các nang lông bị giãn rộng và bít chặt lại, vùng kế cận tuyến

bã có phản ứng viêm nhẹ Sẩn có đường kính 5 mm, nhô cao, màu đỏ, mềm

và hơi đau, có thể tự khỏi hay tiến triển thành mụn mủ

- Mụn mủ: là sẩn chứa mủ Mụn mủ có thể vỡ ra hoặc khô lại, xẹp và

biến mất, có thể để lại sẹo

Trang 9

- Cục: hình thành do hiện tượng viêm nhiễm có thể xuống sâu hơn, tới

trung bì sâu tạo thành các cục hay nang viêm khu trú dưới trung bì, đườngkính < 1 cm, thường đau và tăng lên khi sờ

- Nang: tập hợp nhiều cục, thường là 2-3 cục sưng lên, quá trình viêm

đã hóa mủ chứa dịch vàng lẫn máu, kích thước > 1cm, sờ thấy lùng nhùng,khỏi hay để lại sẹo

- Dát và sẹo: là các thương tổn thứ phát, do các thương tổn viêm thuyên

giảm để lại các dát đỏ, dát thâm sau đó da trở về bình thường Nếu tổn thươngviêm nhiễm sâu, hóa mủ sẽ để lại sẹo, có thể là sẹo lõm, sẹo lồi hoặc sẹo quá phát.Ngoài các thương tổn trên, bệnh nhân bị trứng cá thông thường còn cóhiện tượng tăng tiết bã là da bóng, nhờn, các lỗ chân lông giãn rộng…

1.1.2.3 Phân loại mức độ bệnh trứng cá thông thường

Có nhiều cách phân loại mức độ bệnh trứng cá dựa vào số lượng và đặcđiểm thương tổn trứng cá

- Phân loại theo Karen McKoy-2008 [32]: dựa vào số lượng và đặc điểm

thương tổn, bệnh trứng cá được chia thành 3 mức độ:

+ Mức độ nhẹ: <20 thương tổn không viêm, hoặc <15 thương tổnviêm, hoặc tổng số thương tổn <30

+ Mức độ trung bình: ≤5 nang/cục hoặc 20-100 thương tổn khôngviêm, hoặc 15-50 thương tổn viêm, hoặc tổng số thương tổn 30-125

+ Mức độ nặng: > 5 nang/ cục, hoặc >100 thương tổn không viêm,hoặc >50 thương tổn viêm, hoặc tổng số thương tổn >125

Hình 1.1 Mức độ nhẹ Hình 1.2 Mức độ vừa Hình 1.3 Mức độ nặng

Trang 10

- Phân loại theo Habif-2010 [11] chia 3 mức độ sau:

+ Mức độ nhẹ: sẩn/mụn mủ: +/++, cục: 0

+ Mức độ vừa: sẩn/mụn mủ: ++/+++, cục: +/++

+ Mức độ nặng: sẩn/mụn mủ: +++/++++, cục: +++

- Phân loại theo Hayashi và cộng sự-2008 [33]: Hayashi và cộng sự đã

dùng ảnh chụp và đếm thương tổn trên nửa khuôn mặt để phân bệnh trứng cáthành 4 mức độ:

1.1.3 Sinh bệnh học bệnh trứng cá thông thường

1.1.3.1 Đặc điểm nang lông và tuyến bã

- Đặc điểm nang lông: Nang lông có 2 loại: Nang lông tơ: rải rác trên

toàn bộ da của cơ thể trừ lòng bàn tay, bàn chân, nang lông tơ có kích thướcnhỏ, nhưng kích thước tuyến bã ở nang lông tơ lớn hơn ở nang lông dài và

nang lông dài: ở da đầu, cằm, nách và mu [2], [7], [12], [34]

- Đặc điểm tuyến bã [2], [7], [12], [31], [34], [35]: Tuyến bã cùng với

tuyến mồ hôi, tuyến sữa là 3 loại tuyến của da Tuyến bã là một chùm nang chianhánh, đường kính 0,2 - 2 mm gắn vào nang lông, tiết ra chất bã đổ vào nanglông nhờ một ống dẫn rồi bài xuất lên mặt da Tuyến bã ở niêm mạc đổ thẳng ra

bề mặt như tuyến Tyson và hạt Fox – Foxdyce Tuyến bã là tuyến toàn hủy:chất bã và tế bào tuyến được đào thải toàn bộ Tuyến bã hoạt động mạnh lúcmới sinh do được hoạt hóa bởi androgen của mẹ qua nhau thai, bất hoạt ở trẻ

em 2-6 tuổi, sau 7 tuổi thì hoạt động trở lại và phát triển mạnh ở tuổi dậy thì,giảm tiết ở tuổi 50 đối với nữ, 60-70 đối với nam Tuyến bã phân bố không

Trang 11

đều trên toàn bộ cơ thể: vùng da đầu, mặt, lưng, ngực giàu tuyến bã với sốlượng 400-900 tuyến/cm2 nên trứng cá hay xuất hiện, những vùng da khác có

số lượng tuyến bã ít hơn, riêng lòng bàn tay, bàn chân không có tuyến bã

- Chất bã [3], [34]: là hợp chất vô khuẩn được sản xuất chủ yếu từ tuyến

bã và một phần thượng bì, tiết ra trên bề mặt da làm dẻo hóa màng sừng, có tácdụng bảo vệ da chống lại virus, vi khuẩn, nấm, chống thấm nước và giữ độ ẩmcho da Thành phần chủ yếu của chất bã là acid béo dưới dạng este hỗn hợp, baogồm: squalene (chỉ có ở da người với nồng độ ổn định), tryglycerid và các acidbéo chuỗi dài, cires là những este đơn và kép của những acid béo chuỗi dài,ngoài ra còn có lipid gốc thượng bì từ cholesterol và các este của nó

1.1.3.2 Sinh bệnh học trứng cá thông thường

Trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã Sinh bệnh học trứng cáliên quan đến 4 yếu tố chính: sự tăng tiết chất bã, sừng hóa cổ nang lôngtuyến bã, vai trò của vi khuẩn trong nang lông và tình trạng viêm

- Sự tăng tiết chất bã [3], [4], [7], [12], [31], [34]: Trong bệnh trứng cá,

chất bã được bài tiết quá nhiều Hoạt động bài tiết của tuyến bã có liên quanchặt chẽ với các hormon, trong đó quan trọng là hormon sinh dục nam, đặcbiệt là testosteron, ngoài ra còn chịu tác động của một số yếu tố: di truyền,thời tiết, các stress…

- Sừng hóa cổ nang lông tuyến bã [3], [4], [7], [12], [31]: Cổ nang lông

tuyến bã bị sừng hóa làm hẹp ống bài xuất tuyến bã, chất bã vì thế khôngthoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặclại hình thành nhân trứng cá (quá trình hình thành nhân trứng cá trung bình là

30 ngày) Môi trường hiếm khí do bít tắc cổ nang lông tạo điều kiện cho các

vi khuẩn hiếm khí tăng sinh mạnh, nếu bội nhiễm sẽ gây viêm nhiễm, có mủ,

có thể phá hủy nang tuyến bã khác hình thành nên các sẩn viêm, mụn mủ…Hormon androgen (testosteron), thiếu hụt acid linoleic, tăng acid béo tự do,tăng hoạt động IL-1a, yếu tố di truyền… gây nên hiện tượng này

Trang 12

- Vai trò của vi khuẩn trong nang lông [3], [4], [5], [12], [32], [36]:

Trong nang lông có Propionibacterium acnes (P.acnes), còn gọi làCorynebacterium acnes, một loại trực khuẩn Gram (+) có tính chất đa dạng và

kị khí Bình thường, trong độ tuổi 11-16 không tìm thấy P.acnes ở nhữngngười không bị trứng cá, ngược lại ở những người bị trứng cá trung bình cókhoảng 114.800 P.acnes/cm2

Hình 1.4 Vi khuẩn Propionibacterium acnes

Bằng sinh hóa và huyết thanh học, loại vi khuẩn này được chia thành 2loại: P.acnes và P Grannulosum Vi khuẩn P Grannulosum gặp chủ yếu ở cổnang lông với số lượng rất ít Vi khuẩn P.acnes có khả năng phân hủy lipid,trong quá trình chuyển hóa sinh ra chất porphyrin và giải phóng acid béo tự

do gây viêm mạnh Ngoài ra, còn thấy một số nấm men Pityrosporum ovale ởmột số nang tuyến bã

- Tình trạng viêm [3], [4], [7], [12], [31]:

Hình 1.5 Sinh bệnh học trứng cá

Trang 13

Sự tham gia của các yếu tố vi khuẩn (nhất là P.acnes), bạch cầu, enzym,các cytokin tiền viêm, TNF-a…hình thành phản ứng viêm tạo các thương tổnviêm như: sẩn, mụn mủ, cục, nang Theo Lyte P (2009), các biểu hiện củatrứng cá do P.acnes gây ra phản ứng viêm không những khi vi khuẩn còn sống

mà ngay cả khi vi khuẩn đã bị tiêu diệt, cấu trúc màng tế bào vi khuẩn chếtcũng có thể kích thích gây phản ứng viêm

1.1.4 Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá thông thường

Bệnh trứng cá liên quan với nhiều yếu tố, các yếu tố này có thể làm khởiphát bệnh và cũng có thể làm bệnh nặng thêm

- Tuổi: Trứng cá thưởng khởi phát ở lứa tuổi 13-19, đôi khi muộn hơn ở

tuổi 20-25, hoặc thậm chí ở tuổi 50 [4], [7], [9], [31]

- Giới: đa số tác giả đều cho rằng nữ bị trứng cá nhiều hơn nam nhưng

các hình thái lâm sàng ở nam thường nặng hơn nữ [7], [12], [32]

- Yếu tố nghề nghiệp: việc tiếp xúc dầu mỡ, ánh nắng… nhiều làm tăng

khả năng mắc trứng cá [1], [7]

- Yếu tố gia đình: có liên quan đến bệnh trứng cá Theo Goulden cứ 100

bệnh nhân trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình [37]

- Yếu tố thời tiết: khí hậu nóng, ẩm, hanh khô… cũng ảnh hưởng đến

bệnh trứng cá [12]

- Yếu tố chủng tộc: người da trắng và da vàng mắc bệnh trứng cá nhiều

hơn người da đen

- Các bệnh nội tiết: một số bệnh nội tiết gây trứng cá như cường giáp,

Cushing, buồng trứng đa nang…[7]

- Chế độ ăn: đồ ăn ngọt (sô cô la, đường…), rượu, bia, cà phê… làm

tăng trứng cá [1], [38]

- Yếu tố thần kinh: tâm lý lo lắng, căng thẳng… làm bệnh trứng cá nặng

lên [12], [39], [40]

Trang 14

- Thuốc: một số thuốc gây tăng mụn trứng cá như: corticoid, isonazid,

lithium… [1], [29], [41]

- Một số nguyên nhân như vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúngphương pháp và lạm dụng mỹ phẩm gây ảnh hưởng đến bệnh trứng cá

1.1.5 Điều trị bệnh trứng cá thông thường

Mục tiêu điều trị là tác động vào mắt xích trọng yếu của sinh bệnh họcbệnh trứng cá Bốn nguyên tắc chính khi điều trị mụn trứng cá là [4], [7],[12], [31], [32]: Làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn; điều chỉnh nhữngthay đổi về sự sừng hóa nang lông; làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, đặcbiệt là P.acnes, ức chế sản xuất các sản phẩm của viêm nhiễm ngoại bào thôngqua việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn và chống viêm

Ngoài ra, vấn đề chăm sóc da, khống chế các yếu tố liên quan như thức

ăn, thức khuya, môi trường làm việc, thời tiết khí hậu…là rất cần thiết kết hợpthêm sự phối hợp tốt của người bệnh và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Các thuốc điều trị bệnh trứng cá gồm thuốc tại chỗ và toàn thân

1.1.5.1 Điều trị tại chỗ

- Retinoid: hoạt hóa và ức chế quá trình sao chép gen, làm thay đổi các

yếu tố có liên quan đến sự tăng sinh, tình trạng viêm, sản xuất bã nhờn, giảm

sự kết tụ chất bã, tác dụng giải quyết nhân trứng cá và các tổn thương viêm.Tác dụng không mong muốn: khô da, kích thích da, tróc vảy, tăng mụn trứng

cá tạm thời trong 2-3 tuần đầu điều trị Các chất dùng trong điều trị là:tretinoin, isotretinoin, adapalene, tazarotene…[7], [11], [12], [31]

- Benzoyl peroxide: diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng, có hiệu quả tốt

trong điều trị trứng cá thông thường, tác dụng phụ thường gặp là khô da vànhạy cảm ánh sáng …[4], [7], [12], [31], [32], [42]

- Azelaic acid: dưới dạng cream 20% có hiệu quả trong trứng cá có tổn

thương sẩn, mụn mủ Thuốc có tác dụng kìm khuẩn, ít tác dụng phụ và ít cótình trạng kháng thuốc …[4], [7], [31], [43]

Trang 15

- Kháng sinh: một số kháng sinh được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp

như: clindamycin, doxycyclin, erythromycin, metronidazole…đều có hiệu quả

và dung nạp tốt, làm giảm sự phát triển của P.acnes trên bề mặt da và trongnang lông [4], [7], [42]

1.1.5.2 Điều trị toàn thân

- Kháng sinh [4], [7], [44], [45], [46]: kháng sinh đường uống là điều trị

căn bản trong trứng cá Có nhiều loại kháng sinh tác dụng lên P.acnes như:minocyclin liều dùng 100mg/ngày; doxycyclin liều dùng 100-200 mg/ngày;erythromycin liều dùng 1,5-2 g/ngày; clindamycin liều dùng 300-600mg/ngày; trimethoprim/sulfamethoxazole liều dùng 960 mg x 2 lần/ngày… Mỗiloại kháng sinh đường uống đều có tác dụng phụ, hay gặp nhất là: nhạy cảmánh sáng với doxycyclin, chóng mặt khi dùng minocyclin, rối loạn tiêu hóakhi dùng erythromycin, dị ứng thuốc khi dùng trimethoprim/sulfamethoxazol

- Liệu pháp hormon [7], [47], [48]: nhằm ức chế cạnh tranh với androgen

tại tuyến bã Liệu pháp này được dùng cho những bệnh nhân nữ bị trứng cákhông đáp ứng với điều trị thông thường Các nhóm hormon dùng điều trịbệnh trứng cá là các hormon đối kháng androgen (spironolacton, flutamide,cyproterone acetate) tác động vào sự bài tiết tuyến bã; thuốc tránh thai chứaestrogen, progestin làm buồng trứng giảm sản xuất androgen

- Vitamin A acid [7], [49], [50], [51]: isotretinoin là thế hệ thứ nhất của

vitamin A acid được lựa chọn điều trị bệnh trứng cá nặng rất có hiệu quả.Điều trị đạt liều tới hạn (120-150mg/kg cân nặng) sẽ có hiệu quả tốt và giảmtái phát tốt Isotretinoin có tác dụng làm giảm kích thước tuyến bã, giảm bàitiết chất bã, bình thường hóa hiện tượng tăng sừng cổ nang lông tuyến bã nênlàm giảm quá trình hình thành nhân trứng cá Thuốc ức chế P.acnes sau 4-8tuần điều trị, tác dụng này được duy trì trong quá trình điều trị và còn vàitháng sau đó Ngoài ra, isotretinoin còn có tác dụng kháng viêm do ức chếhóa hướng động bạch cầu đa nhân trung tính và điều hòa các yếu tố sao mã

Trang 16

Thuốc chỉ định cho bệnh trứng cá nặng, trứng cá không đáp ứng với điều trịbằng đường uống và tại chỗ thông thường, các biến thể bất thường như cơnbộc phát trứng cá, trứng cá dạng nang bọc…và một số bệnh khác như: vảyphấn đỏ nang lông, viêm da dầu mức độ nặng…Liều dùng khởi đầu là 0,5-1mg/kg/ngày trong 15-20 tuần, tối đa 2 mg/kg/ngày với mụn trứng cá rất nặng,mụn trứng cá ở ngực hay lưng và liều duy trì 0,1- 0,3 mg/kg/ngày Tác dụngkhông mong muốn gồm khô da, đỏ da, nhạy cảm với ánh sáng; khô môi, bongvảy, khô miệng, khô giác mạc, đau cơ và mỏi khớp,… ít gặp hơn là hiện tượngcốt hóa sớm đầu xương, dị dạng thai nhi thai và độc phôi; mệt mỏi; sẩn ngứa;buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, viêm lợi; viêm kết mạc, kém thích nghi

bóng tối, đục thủy tinh thể; rối loạn thị trường, nhức đầu, trầm cảm, nám da 1.2 CLINDAMYCIN ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ [52], [53]

Clindamycin là kháng sinh thuộc nhóm lincosamid

- Tác dụng của clindamycin là liên kết với tiểu phần 50S của ribosom,

do đó ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn Clindamycin có tác dụng kìmkhuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao với nhiều loại vi khuẩntrong đó có P.acnes Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn đối với clindamycin làmethy hóa RNA trong tiểu phần 50S của ribosom của vi khuẩn; kiểu khángnày thường qua trung gian plasmid

Hình 1.6 Cấu trúc hóa học clindamycin

Sau khi bôi tại chỗ nhiều lần dung dịch clindamycin phosphate với nồng

độ tương đương 10 mg/mL clindamycin trong dung dịch nước và isopropyl

Trang 17

alcohol, nồng độ clindamycin tìm thấy trong huyết thanh rất thấp (0 - 3 ng/ml)

và dưới 0,2% liều dùng xuất hiện lại trong nước tiểu dưới dạng clindamycin.Hoạt tính clindamycin được chứng minh trên mụn trứng cá ở những bệnhnhân có mụn trứng cá Nồng độ kháng sinh có hoạt tính trung bình lấy từ mụntrứng cá sau khi sử dụng clindamycin bôi tại chỗ trong 4 tuần là 597 mcg/g(thay đổi từ 0 – 1490) Trong môi trường in vitro, clindamycin ức chế tất cảmụn trứng cá do P acnes trong lô vi khuẩn thử nghiệm (MIC 0,4 mcg/mL).Lượng acid béo tự do trên bề mặt da giảm từ xấp xỉ 14% xuống 2% sau khibôi clindamycin

- Chỉ định tại chỗ trong điều trị mụn trứng cá

- Liều lượng và cách dùng: Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng tổnthương, ngày 2 lần, tránh bôi vào mắt và môi

- Chống chỉ định: với người có tiền sử quá mẫn với chế phẩm chứaclindamycin hay lincosamid, viêm ruột khu trú hay viêm loét đại tràng, viêmđại tràng do dùng kháng sinh

- Tác dụng không mong muốn: khô da là tác dụng không mong muốnthường gặp nhất khi sử dụng thuốc, ngoài ra có một số tác dụng không mongmuốn khác được báo cáo như: kích ứng da, viêm da tiếp xúc, da nhờn, màyđay, đau bụng, các bất thường tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc, viêm nanglông gram âm… Dung dịch clindamycin bôi tại chỗ chứa alcol bazơ là chất cóthể gây rát, kích ứng mắt, màng nhầy và làm trầy da

- Tương tác thuốc: Có sự kháng chéo giữa clindamycin và erythromycin

vì những thuốc này tác dụng lên cùng một vị trí của ribosom vi khuẩn.Clindamycin được thấy có đặc tính chẹn thần kinh cơ nên có thể làm tăng tácdụng của các thuốc chẹn thần kinh cơ khác, do vậy cần thận trọng trên cácbệnh nhân đang dùng các thuốc này

- Chế phẩm bôi tại chỗ: dạng gel (biệt dược là T3-mycin) hoặc dungdịch (biệt dược là Dalacin T)

Trang 18

- Độ ổn định và bảo quản: ở nhiệt độ không vượt quá 30 độ C trong bao

bì kín

- Thông tin quy chế: clindamycin có trong danh mục thuốc thiết yếu ViệtNam ban hành lần thứ tư năm 1999

1.3 LASER TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ

1.3.1 Đại cương về laser [54], [55]

LASER (Light Amplification by Stimulated Emision of Radiation) làthiết bị phát ánh sáng đơn sắc trên cơ sở khuyếch đại ánh sáng bởi bức xạcưỡng bức Nguyên lý hoạt động của laser lần đầu được công bố vào năm

1958 bởi các nhà vật lý Schawlow AL và Townes CH (Hoa Kỳ), Prochov vàBasov (Liên Xô cũ), dựa trên nguyên lý bức xạ cưỡng bức của Einstein A(1917) Năm 1960, thiết bị laser đầu tiên được chế tạo thành công bởi nhà vật

lý Maiman TH (Hoa Kỳ), đó là một laser Ruby Năm 1963, laser này lần đầutiên được đưa vào ứng dụng trong y học Đến nay, nhiều loại laser đã đượcchế tạo và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống Đặc biệt tronglĩnh vực y sinh học, laser đã và đang góp phần quan trọng trong chẩn đoán vàđiều trị nhiều loại bệnh lý Việc phát minh ra tia laser dựa trên các hiện tượngquang học cơ bản: hiện tượng hấp thu ánh sáng, hiện tượng phát xạ tự do vàhiện tượng phát xạ cưỡng bức (là nguyên lý cơ bản tạo ra laser)

1.3.1.1 Cấu trúc cơ bản của máy laser[54]

Một laser có cấu trúc gồm 3 thành phần chính: môi trường hoạt chấtlaser, buồng cộng hưởng quang học và nguồn nuôi

Trang 19

Hình 1.7 Cấu trúc cơ bản của máy laser

- Môi trường hoạt chất laser: là môi trường đặc biệt ở đó số mức điện tử

ở mức kích thích phải lớn hơn số mức điện tử ở mức năng lượng thấp, cónghĩa là có sự đảo ngược độ tích lũy của điện tử mà ở môi trường bình thườngthì các điện tử tồn tại ở trạng thái ngược lại Hiện tượng phát xạ cưỡng bức do

đó xảy ra mạnh hơn hiện tượng hấp thụ ánh sáng, nhờ đó mà chùm tia laserđược sinh ra Hoạt chất laser có thể là chất rắn (Nd-YAG, Diod…), chất khí(CO2, He-Ne…) hoặc chất lỏng Họat chất là loại gì, laser có tên gọi đó

- Buồng cộng hưởng quang học: chùm laser ban đầu sinh ra rất yếu vìthế cần một buồng cộng hưởng (buồng hoạt chất laser nằm ở đó) Buồng nàycho phép chùm ánh sáng tạo ra có thể qua lại hoạt chất nhiều lần cho đến khiđạt trạng thái ổn định và đủ năng lượng cần thiết Buồng cộng hưởng phải có

đủ độ dài và chỉ cho phép ánh sáng đã được khuyếch đại và có cùng một bướcsóng thoát ra ngoài theo cùng một hướng nhất định

- Nguồn nuôi: để tạo ra và duy trì tình trạng đảo ngược độ tích lũy củacác điện tử ở môi trường hoạt chất laser, cần phải cung cấp năng lượng chomôi trường này từ một nguồn nuôi (có thể là điện năng hoặc quang năng)

1.3.1.2 Tính chất đặc trưng của laser [55], [56]

Laser là một loại ánh sáng đặc biệt có các tính chất sau:

- Tính đơn sắc cao (monochromaticity): hầu hết các photon trong chùmtia laser đều có cùng một bước sóng

Trang 20

- Độ định hướng cao (collimation): các photon trong chùm tia laser cócùng một hướng truyền và gần như song song hoàn toàn với nhau.

- Tính kết hợp (coherence): các photon trong cùng một chùm tia laser thì

có cùng pha dao động cả về không gian và thời gian

- Có cường độ rất cao, ít mất năng lượng trên đường đi, có độ hội tụ tậptrung rất tốt Do tính đơn sắc, laser có thể được hấp thu chọn lọc vào từng tổchức bia có phổ hấp thu phù hợp với từng bước sóng của laser

1.3.1.3 Các thông số kỹ thuật cơ bản của laser [54]

- Bước sóng (Wave-length): mỗi loại laser có bước sóng nhất định, bướcsóng của laser quyết định tính chất và khả năng ứng dụng của laser đó

- Năng lượng (Energy): được sử dụng như là đơn vị đo liều lượng,đơn vị tính là Joule (J) Năng lượng (J) = Công suất (1 watt) x Thời giantác động (1s)

- Công suất (Power): là mức hiệu suất năng lượng hoạt động của máy, lànăng lượng chia đều theo thời gian tác động Đơn vị tính là Watt (W), 1Wtương đương với 1J/s

- Mật độ công suất (Power density): là hiệu suất năng lượng chia đềucho một đơn vị diện tích của tổ chức được chiếu Đơn vị tính là W/cm2 Mật

độ công suất tỷ lệ thuận với công suất và tỷ lệ nghịch với diện tác động Mật

độ công suất càng cao thì khả năng bay hơi tổ chức càng diễn ra nhanh

- Mật độ năng lượng (Energy density hoặc Fluence): là tổng mức nănglượng phân bố trên một diện tích của chùm tia laser Đơn vị tính là J/cm2

- Diện tác động (Spot size): được điều chỉnh bởi hệ thống kính hội tụhoặc việc dịch chuyển xa, gần của hệ thống tay cầm Tùy theo mục đích sửdụng mà thay đổi diện tác động: khi cắt cần tăng công suất và giảm diện tácđộng, khi quang đông tổ chức cần giảm công suất và tăng diện tác động

- Xung laser (Pulse): năng lượng laser có thể phát ra một cách liên tục(continuous wave) hay chia thành các xung riêng biệt (multiple discrete pulse

Trang 21

– pulse laser) Có nhiều loại xung laser khác nhau, tùy thuộc vào thời gian củamỗi xung, có thể là xung dài (tính bằng giây), các xung ngắn 1/10 giây, 1/100giây, hoặc cực ngắn tới nana giây (10-250ns với công nghệ Qswitching) Vớimột năng lượng nhất định, khi thời gian tác động cực ngắn sẽ làm cho côngsuất tăng cực cao, làm tăng khả năng bốc bay tổ chức, đồng thời giảm tới mứctối thiểu các tổn thương nhiệt khác đối với các tổ chức lân cận.

1.3.1.4 Tương tác của laser với tổ chức sống [18], [55], [56]

Tùy theo loại laser với các bước sóng khác nhau, mật độ công suất, thờigian tác động khác nhau, khi chiếu vào tổ chức sống sẽ xảy ra các hiệu ứngkhác nhau:

- Hiệu ứng kích thích sinh học: làm tăng sinh tế bào, cải thiện tình trạng

vi tuần hoàn, giảm việc tạo ra các gốc oxy hóa qua đó có tác dụng chốngviêm, giảm phù nề, kích thích quá trình liền vết thương Hiệu ứng kích thíchsinh học không phá hủy tổ chức sống và chủ yếu được ứng dụng trong vật lýtrị liệu với các laser năng lượng thấp như: He-Ne, Diod, Nitro…

- Hiệu ứng quang hóa: khi đưa một chất cảm quang (photosensitizer) có

bước sóng hấp thu đã biết vào cơ thể, các chất này sẽ tập trung vào tế bào đích.Khi chiếu laser có bước sóng phù hợp vào phổ hấp thu của các chất cảm quang,năng lượng của laser sẽ được các chất cảm quang hấp thu, tạo ra các gốc tự do,gây ra phản ứng oxy hóa các thành phần cơ bản của tế bào và làm phá hủy tế bàođích một cách chọn lọc Hiệu ứng này được ứng dụng trong điều trị ung thư vàđược gọi là phương pháp trị liệu PDT (photodynamic therapy)

- Hiệu ứng quang cắt hay quang bóc lớp (photoablation): khi mật độ

công suất nhỏ hơn 1W/1cm2, năng lượng của laser sẽ phá vỡ các liên kết điện

tử trong các nguyên tử của phân tử mà không sinh nhiệt Sự phá vỡ các liênkết dẫn đến việc phá hủy tổ chức ở nơi chùm tia laser tác động Các laserExcimer với bước sóng vùng cực tím có khả năng tạo ra hiệu ứng này rất tốt,

Trang 22

được ứng dụng trong phẫu thuật bóc lớp giác mạc, điều trị các chứng tật khúc

xạ của mắt

- Hiệu ứng quang plasma (photoplasmolysis): laser với mật độ công suất

rất cao >1.2 x 1010W/cm2, trong một thời gian tác động cực ngắn, có khả nănggây ion hóa hầu hết các nguyên tử trong tổ chức, tạo ra plasma Khối plasma

có nhiệt độ rất cao (150000C) gây ra sóng sốc dãn nở đột ngột, làm phá hủy

cơ học kiến trúc tổ chức Hiệu ứng này được ứng dụng trong ngoại khoa đểphá sỏi thận, sỏi mật của da

- Hiệu ứng quang nhiệt (photothermolysis): năng lượng của laser được

tổ chức hấp thu và chuyển thành nhiệt năng, gây phá hủy tổ chức Đa số cácloại laser đều có hiện tượng quang nhiệt khi tương tác với tổ chức sống, điểnhình là các loại laser CO2, Nd-YAG, Argon, Ruby… Nếu laser có hệ số hấpthu của nước cao và có hệ số tán xạ thấp thì laser đó có tác dụng bốc bay vàcắt tổ chức tốt, điển hình là loại laser CO2 Ngược lại, laser có hệ số hấp thucủa nước thấp nhưng lại có hệ số tán xạ cao thì laser đó có khả năng quangđông tốt, khả năng cắt và bốc bay kém, điển hình là laser Nd-YAG Lasertrong phẫu thuật chủ yếu dựa trên hiệu ứng này

- Hiệu ứng quang nhiệt chọn lọc (selective photothermolysis): là phương

pháp nhằm khu trú tổn thương vào các chromophore đích cụ thể (các phân tửhay nguyên tử được photon chuyển năng lượng) ở mức tế bào, làm giảm tớimức tối thiểu tổn thương nhiệt không mong muốn cho tổ chức xung quanh dohậu quả của quá trình khuyếch tán nhiệt Do đó, với độ rộng xung ngắn, cùngvới công suất cao, các laser sẽ mang lại những lợi ích về mặt y tế khi tác độngtới các tổ chức đích cần can thiệp, đồng thời giảm tối thiểu sự phá hủy tổ chứclành xung quanh do hậu quả của sự truyền nhiệt

1.3.1.5 Phân loại laser [54]

Có nhiều cách phân loại laser, về vật lý có thể dựa trên trạng thái, tínhchất của hoạt chất laser để phân loại, hoặc công suất của laser, trong y học căn

Trang 23

cứ theo hiệu ứng tác động của laser trên tổ chức sống, hoặc dựa theo mục đíchứng dụng để phân loại.

+ Laser khí: môi trường hoạt chất là các chất khí, có nhiều loại thôngdụng như laser CO2, laser He-Ne, laser hơi đồng, laser hơi vàng…

- Theo công suất laser: là laser công suất thấp (Soft laser): công suất tínhbằng mW, dùng để kích thích tổ chức, chủ yếu dùng trong vật lý trị liệu vàlaser công suất cao (Surgery laser): công suất từ Watt đến vài chục Watt, tácđộng vào tổ chức theo cơ chế nhiệt, được sử dụng nhiều trong phẫu thuật

1.3.2 Laser Helium-Neon

1.3.2.1 Cơ chế tác động của laser Helium-Neon [18], [54], [55], [56]

Laser He-Ne là loại laser khí công suất thấp từ 1 đến 100 mW phát ánhsáng đỏ với bước sóng 632,8 nm, là bước sóng rất thích hợp với các mô của

cơ thể sống Tác dụng của laser He-Ne lên cơ thể sống được chia làm 2 loại:phản ứng nhanh (hay trực tiếp) được tính theo giây hay theo phút sau khichiếu laser và phản ứng chậm (hay gián tiếp) với thời gian theo dõi là giờ hayngày Loại phản ứng thứ nhất, rất điển hình là sự kích thích quá trình hô hấp

tế bào; còn trong loại phản ứng sau, sự gia tăng quá trình phân chia tế bàođóng vai trò trung tâm Karu và cộng sự [57] đã tìm ra mối quan hệ gần nhưtuyến tính giữa 2 loại phản ứng này và nhấn mạnh vai trò của quá trình hô hấp

tế bào – nơi cung cấp năng lượng cho cơ thể

Tác dụng chủ yếu của laser He-Ne là kích thích sinh học, cụ thể là kíchthích thực bào, giảm độc tính tụ cầu, tăng sinh tổ chức biểu mô, giảm phù nề

Trang 24

và tăng hoạt tính các men tại chỗ Dưới tác dụng của laser He-Ne, nhiều côngtrình của các tác giả nước ngòai đã ghi nhận được các thay đổi ở các mức tổchức của sinh vật thực nghiệm trên vi sinh vật như:

- Ở mức phân tử: theo Greco và cs (1989), laser He-Ne làm tăng tổng

hợp DNA, RNA, protein, tăng tổng hợp ATP [58]

- Ở mức dưới tế bào [59], [60]: laser He-Ne làm biến đổi các siêu cấu

trúc bên trong tế bào, làm biến đổi hình thái chức năng ở bên trong tế bào nhưtăng tạo các sợi collagen và các tiền tố của nó (các tơ không bào, các ốngcơ…) vàđã nêu các biến đổi ở mức phân tử gồm:

+ Laser He-Ne tác động lên quá trình polymer hóa và tinh thể hóa:Chiếu laser lên môi trường tế bào nuôi cấy, sau 15 phút bộ khung tế bào bắtđầu thay đổi, sau 30 phút thay đổi rõ, ống siêu vi, các xơ siêu vi tăng lên rõ về

số lượng và mật độ Nguyên nhân do tia laser He-Ne đã ảnh hưởng đến cácmối liên kết yếu như liên kết kỵ nước, liên kết hydro…và tác động lên quátrình polymer hóa, tinh thể hóa bộ khung tế bào [61]

+ Laser He-Ne tác động làm biến đổi cấu trúc phân tử và chuyển hóa tếbào [60]

+ Laser He-Ne làm thay đổi trạng thái oxy hóa khử tế bào: tia laser đãkích thích tạo oxy ở dạng phân tử và tác động tới các enzyme oxy hóa khử ởtrong tế bào [57]

- Ở mức tế bào: laser He-Ne giúp tế bào tăng khả năng tự sửa chữa

để chống lại các yếu tố bất lợi (tia gamma, tia X, hóa chất, tổn thương doviêm…) gây ra với tế bào, tăng các quá trình oxy hóa-khử, gây tăng sinh

tế bào [59], [62]

- Ở mức mô, cơ quan và cơ thể: tại các mô tổn thương, laser He-Ne làm

tăng tân tạo tế bào, tân tạo mạch máu và bạch huyết, làm thay đổi hoạt tínhcủa enzym trong tế bào ở các mô tổn thương, làm tăng chuyển hóa [63], [64]

Trang 25

- Ở mức hệ thống (cơ thể): laser He-Ne làm hoạt hóa hệ thống miễn dịch

và các chức năng khác [65], [66]

Những đáp ứng ở mức mô, cơ quan và cơ thể được biểu hiện làm giảmphản ứng viêm và giảm tổn thương tế bào, tăng cường miễn dịch, tăng sinh tếbào và tái tạo mô

1.3.2.2 Hấp thụ tia bức xạ laser He-Ne trong cơ thể sống

Laser He-Ne khi chiếu lên cơ thể sống, ngoại trừ một số ít năng lượngcủa chùm tia laser bị yếu đi bởi nhiễu xạ, khúc xạ và tán xạ còn phần lớnnăng lượng sẽ được hấp thụ khi đi qua tổ chức sinh học [54] Sự hấp thụ tiabức xạ laser trong cơ thể sống được đặc trưng với độ xuyên sâu của tia bức

xạ laser và khả năng hấp thụ của mô

- Độ xuyên sâu của tia bức xạ laser [54]: phụ thuộc chủ yếu vào bước

sóng của chùm tia Đối với các loại laser khác nhau có bước sóng khác nhauthì độ xuyên sâu vào tổ chức sinh học của chúng cũng khác nhau, ví dụ trongcác loại laser thì laser Nitơ có bước sóng 337.1 nm, laser Kadimi có bướcsóng 441.6 nm, laser He-Ne có bước sóng 632.8 nm thì laser He-Ne có độxuyên sâu nhất do có bước sóng dài và phát ánh sáng đỏ Do đó việc chiếulaser He-Ne lên các huyệt [20] và các tổn thương trên da có nhiều thuận lợi.Thực tế, khi chiếu laser cho các đối tượng sinh học thì độ xuyên sâu còn phụthuộc vào các vùng mô khác nhau Ánh sáng đỏ xâm nhập đặc biệt vào cùng

mô được cấp máu nhiều [54]

- Khả năng hấp thụ của mô [18], [54], [55]: hấp thụ mô được xác định

bằng tỉ số giữa năng lượng được hấp thụ trong môi trường với năng lượngđược chiếu trên bề mặt nó Tỉ lệ này luôn nhỏ hơn 1 là do ngoài một phần lớntia xuyên qua còn một phần tia bị phản xạ trên bề mặt Hiệu ứng kích thíchsinh học trong cơ thể chỉ có được khi các mô hấp thụ các photon và khôngphải tất cả các phân tử sau khi được hấp thụ photon đều chuyển sang trạngthái kích thích và tham gia vào các phản ứng quang hóa Năng lượng bức xạ

Trang 26

được hấp thụ một phần biến thành nguồn ánh sáng thứ cấp, một phần biếnthành các dạng năng lượng khác tham gia vào quá trình kích thích sinh học Khả năng hấp thụ phụ thuộc vào tính chất của mô sinh học, vào sựnhuộm màu của mô và sự có mặt của các chất hấp thụ quang học như huyếtcầu tố, sắc tố, cytocrom, nucleotid vòng… Theo một số tác giả, các mô của cơthể sống có khả năng hấp thụ ánh sáng cực đại ở bước sóng 600 – 1200 nm.Các laser phát ở dải sóng này có tác dụng kích thích sinh học Đối với các tổchức sinh học thì loại laser thích hợp nhất là laser phát ánh sáng đỏ như laserHe-Ne, do nó có độ xuyên sâu đủ vào tổ chức và không gây những thương tổn[54], [55], [56].

1.3.2.3 Xác định liều chiếu của laser He-Ne

Trong nghiên cứu và điều trị, hiệu quả của liệu pháp chiếu laser trựctiếp lên huyệt, da, niêm mạc hay tổ chức bị tổn thương phụ thuộc rất nhiềuvào mật độ công suất chiếu Để có thể lựa chọn được mật độ công suấtchiếu thích hợp, người ta có thể điều chỉnh hệ thống thấu kính như hội tụnhỏ chùm tia khi chiếu vào huyệt hoặc phân kỳ rộng chùm tia khi chiếu vàovùng tổn thương

Theo E Mester (1992) hiệu ứng kích thích sinh học của bức xạ laser

tuân theo nguyên lý do Arndt Schultz đề xuất là: “kích thích nhỏ thì sinh

phản ứng, kích thích lớn thì kìm hãm phản ứng, kích thích quá lớn thì làm tê liệt phản ứng” [67] Và như vậy, vấn đề đáng lưu ý là cần phân định ranh giới

giữa liều gây kích thích và liều bắt đầu gây kìm hãm Ranh giới này, mặc dùphụ thuộc vào loài, cá thể, mô-cơ quan và các quá trình năng lượng của cácphản ứng sinh hoá, song nó có một phạm vi khá rộng

Trần Ngọc Liêm và cộng sự [54] đã đưa ra một vấn đề quan trọng trongthực tế là cần phải xác định liều chiếu tối ưu Theo tác giả, việc xác định mộtdải giá trị liều cho phép có hiệu ứng cực đại là hoàn toàn có thể tính toánđược bằng thực nghiệm Việc chọn liều laser phải xuất phát từ quan điểm là

Trang 27

kích thích cơ thể tự hiệu chỉnh chứ không phải áp đặt cho cơ thể một trạngthái tối ưu Hiệu ứng quang sinh học có tính chọn lọc, tùy thuộc vào cấu trúcsinh học và các phản ứng sinh hóa Mỗi rối loạn bệnh lý cần có một giá trịnăng lượng hiệu chỉnh nhất định trong quá trình trị liệu Việc xác định liều tối

ưu cụ thể cho từng trường hợp là rất khó khăn Tuy nhiên, việc xác định mộtdải giá trị của liều chiếu để có hiệu ứng kích thích sinh học cực đại là điều cóthể làm được

Khi chiếu laser He-Ne thì hiệu ứng kích thích sinh học đối với vùng tổnthương và đối với cơ thể phụ thuộc vào mật độ công suất (MĐCS) chiếu, thờigian chiếu, năng lượng chung (sau khi đã thất thoát) sau một lần chiếu và saumột đợt chiếu Mật độ công suất chiếu phụ thuộc trực tiếp vào công suất đầu

ra của bộ phát và độ rộng của chùm tia được tính theo công thức: W=P/S (W:MĐCS tính bằng mW/cm2; P: công suất tính bằng mW; S: diện tích chùm ánhsáng tính bằng cm2) Năng lượng của chùm tia phản ánh liều chiếu, được tínhtheo công thức: E = P x t (E: năng lượng tính bằng Jun hay mJ; P: công suấttính bằng mW; t: thời gian tính bằng giây) Mật độ năng lượng là năng lượngcủa chùm tia chiếu vuông góc trên một đơn vị diện tích xác định và đo bằngJ/cm2 (hoặc J/m2) [18], [19], [55]

Thực tế lâm sàng xác định năng lượng cho các phản ứng xảy ra ở lớpsừng, mủ hoặc lớp sợi huyết trên bề mặt rất khó tính toán và không đo đượclàm cho năng lượng chiếu bị thất thoát và năng lượng hấp thu giảm Do đó,việc tính toán năng lượng hấp thu khi chiếu laser ngoài là rất phức tạp

Liều chiếu thích hợp chỉ có được khi chiếu laser với mật độ thích hợptrong một khoảng thời gian phù hợp Trong đó, thời gian chiếu là một thông

số dễ thay đổi hơn cả Theo nhiều tác giả một đợt điều trị với laser He-Nethường là 7-10 ngày, thậm chí tới 20-25 ngày Tuy nhiên, ở một số công trìnhthực nghiệm cho thấy sau 15 ngày chiếu có những tác dụng âm tính của laser.Như vậy, về việc tiêu chuẩn hóa liều chiếu, có thể nói là cần phải rất thận

Trang 28

trọng và chỉ tương tối đúng [18], [55] Theo các kết quả lâm sàng và thựcnghiệm, mật độ công suất chiếu khi chiếu trực tiếp bên ngoài có tác dụng kíchthích sinh học là 0.1-100 mW/cm2, 3-9 J/cm2 Tổng liều chiếu một lần khôngquá 39 J, tổng diện tích khi chiếu một lần không quá 400 cm2 và tổng thờigian chiếu không quá 20-25 phút/ lần [54], [56] Theo Zane và cs (2008), liềuchiếu 20 J/cm2, chiếu 2 lần/tuần trong 4 tuần [68] Theo Aziz và cs (2012),liều chiếu 12 J/cm2, chiếu 2 lần/tuần và chiếu 12 lần [69].

1.3.2.4 An toàn của liệu pháp chiếu laser He-Ne

Nghiên cứu khả năng gây hại của laser đã được tiến hành công phu ởnhiều phòng thí nghiệm, có những thí nghiệm được tiến hành từ 2 – 5 nămliên tục Kết quả nghiên cứu cho thấy tác hại của laser phụ thuộc vào côngsuất, tổng năng lượng hấp thụ và bước sóng

- Tác dụng có hại trực tiếp: Sử dụng laser He-Ne với mật độ công suất

1-30 mW, khi chiếu 1 W/cm2 và thời gian chiếu từ 10 giây đến 10 phút thìkhông gây tác hại đến mô lành, nhưng điều cần chú ý là cần bảo vệ mắt bệnhnhân và mắt người làm Mật độ an toàn với mắt của loại này là 2 mW/cm2 vớiđiều kiện chiếu tiếp tuyến với giác mạc Mật độ công suất an toàn với da là1.1 W/cm2 (khi dùng loại này để chữa bệnh về mắt phải mở rộng tia laser chođến khi MĐCS nhỏ hơn 2 mW/cm2) [54], [55], [56]

- Vấn đề ung thư: Nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề này Năm 1984,

giáo sư viện sĩ Shobenkin O.K công bố 2000 bệnh nhân điều trị lasertrong vòng 9 năm thì không có bệnh nhân nào bị ung thư và nhân viên sửdụng laser trong vòng 20 năm không có người nào bị ung thư [54]

1.3.2.5 Chỉ định điều trị của laser He-Ne [54], [55], [56]

- Laser He-Ne được ứng dụng rộng rãi trong các chuyên khoa: tim mạch(điều trị nhồi máu cơ tim), huyết học (tăng tạo hồng cầu ở tủy xương, thayđổi công thức bạch cầu), nhãn khoa (điều trị chắp, lẹo, viêm tắc tuyếnlệ…), y học cổ truyền (chiếu laser lên huyệt nội quan, hợp cốc…)

Trang 29

- Trong ngành Da liễu, laser He-Ne được dùng để chiếu ngoài khi điềutrị thương tổn viêm, loét mạn tính và quá trình liền sẹo như điều trị tại chỗ cácvết bỏng, nhiễm trùng da có mủ, các vết thương ngoài da lâu lành miệng kín,loét ổ gà di chứng do bệnh phong, loét aphte, trứng cá, giảm đau sau zona,viêm thần kinh… Ngoài ra, laser He-Ne còn được đưa vào trong lòng mạchnhằm làm biến đổi các tính chất nội môi trong lòng mạch để điều trị các bệnhvảy nến, xơ cứng bì, viêm mao mạch, viêm da cơ địa…

1.3.2.6 Laser He-Ne trong bệnh trứng cá [70], [71]

Cơ chế của việc điều trị bệnh trứng cá bằng laser – ánh sáng là dựa vàohai hiệu ứng: hiệu ứng quang hóa và hiệu ứng quang nhiệt Các mô đích đểlaser – ánh sáng hoạt động là vi khuẩn P acnes và tuyến bã

Hình 1.8 Tác dụng của ánh sáng trong điều trị trứng cá

Vi khuẩn P.acnes trong quá trình chuyển hóa sản sinh ra chất porphyrin

(gồm uroporphyrin, coproporphyrin III và protoporphyrin IX) có khả nănghấp thu mạnh với ánh sáng nhìn thấy là bước sóng 400 – 700nm, trong đó ánhsáng xanh 415nm, ánh sáng đỏ 632.8 nm với vai trò như một chất nhạy cảmánh sáng nội sinh [68], [72] Quá trình hấp thu ánh sáng gây ra một phản ứngquang hóa, từ đó hoạt hóa các gốc tự do phản ứng và giải phóng hàng triệu

oxy nguyên tử ở trong nang lông để diệt vi khuẩn P.acnes mà không gây hại

cho các mô lành [72]

Trang 30

Với bước sóng 632.8nm, ánh sáng đỏ của laser He-Ne còn có khả năngthâm nhập sâu hơn trong các mô, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiết bã nhờn củatuyến bã, tác động đến tế bào keratinocyte, đại thực bào và một số tế bào khácsản sinh các cytokine tương ứng kích thích sự phát triển các nguyên bào sợi

và sản phẩm của các yếu tố tăng trưởng do đó ảnh hưởng đến quá trình viêm,làm lành vết thương [68]

Như vậy, bằng cách gây ra những thay đổi từ mức phân tử đến mô, cơquan và cơ thể trên cơ sở hiệu ứng kích thích sinh học, laser He-Ne làm tăngtân tạo tế bào và tái tạo mô, có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch trongbệnh trứng cá và đẩy nhanh quá trình liền sẹo…

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ

1.4.1 Trên Thế giới

Bệnh trứng cá nói chung và trứng cá thông thường nói riêng đã đượcnghiên cứu khá đầy đủ về lâm sàng và cơ chế bệnh sinh và điều trị Nhiềunghiên cứu về tác dụng cũng như so sánh hiệu quả điểu trị của các thuốc dạngkem, dung dịch, dạng viên chứa kháng sinh diệt vi khuẩn như erythromycin,thuốc isotretinoin… liên tục được công bố Leyden JJ và cộng sự (2001) [42],Kus S và cộng sự-2005 [46], Amachai và cộng sự-2006[49]; Chia và cộng sự-

và sau 12 tuần là 81% Lihong-2006 [75] điều trị 32 bệnh nhân trứng cá bằngchiếu laser He-Ne có hiệu quả tốt 77,8%, so với nhóm đối chứng tốt 46,9%.Zane và cộng sự (2008) sử dụng ánh sáng đỏ băng rộng bước sóng 600-

Trang 31

750nm điều trị mụn trứng cá trung bình ở mặt với liều 20 J/cm2 hai lần mộttuần trong 4 tuần cho thấy mụn trứng cá và lượng bã nhờn trên da giảm đáng

kể [68] Aziz-Jalali và cộng sự-2012 [69] cho thấy bằng cách chiếu 2 lần mộttuần laser He-Ne kết hợp thuốc bôi clindamycin 2%, các thương tổn mụngiảm đáng kể sau 12 lần điều trị và tương đương với chiếu tia 890nm ở bênmặt đối diện Monfrecola và cộng sự (2013) đã sử dụng laser và liệu pháp ánhsáng điều trị bệnh trứng cá thông thường có hiệu quả [70] Na JL và Suh-2007[76], đã chiếu ánh sang đỏ điều trị trứng cá cho thấy có hiệu quả hơn so vớinhóm đối chứng Arsiwala-2016 [72], chiếu kết hợp laser 415nm và laser 630

nm cho kết quả (tốt 75%) tốt hơn chiếu laser 415 (xanh) đơn thuần (tốt 50%)

1.4.2 Tại Việt Nam

Việc điều trị bệnh trứng cá bằng các thuốc bôi, thuốc điều trị toàn thânriêng rẽ hoặc phối hợp cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu

Về ứng dụng laser He-Ne trong điều trị bệnh da nói chung và bệnh trứng

cá nói riêng đã được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ứng dụng từ năm

1988 trong các chuyên ngành: Da liễu, Mắt, Hàm mặt, Vật lý trị liệu…Tiếptheo Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Qui Nhơn - 1992,lần thứ 2 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - 1993 đã có nhiều cơ sởkhoa học báo cáo kết quả điều trị trong nhiều chuyên ngành nội, ngoại và cácchuyên khoa khác nhau, trong đó có nhiều báo cáo về ứng dụng laser He-Nevào điều trị các bệnh có viêm: loét lâu lành, loét ổ đáo trong phong, zona,eczema, chắp lẹo, huyệt châm bằng laser He-Ne Nguyễn Hữu Nghĩa vàcộng sự đánh giá hiệu quả của laser He-Ne trên các viêm cấp [22]; Hà VănLuận và cộng sự, đã xác định chiếu laser He-Ne vào tổn thương loét ổ gà củabệnh nhân phong có hiệu quả tốt [25]; Phạm Xuân Phụng cho thấy hiệu quảcủa laser He-Ne và từ trường tần số thấp trong điều trị nhiễm khuẩn bề mặtvùng thiểu dưỡng [24]; Nguyễn Thái Điềm, Đặng Văn Em (1995) so sánh kếtquả điều trị viêm da thần kinh và eczema mạn tính bằng laser He-Ne năng

Trang 32

lượng thấp và nội khoa tổng hợp cho thấy chiếu laser kết hợp thuốc có hiệuquả tốt hơn điều trị thuốc đơn thuần [77]; Đoàn Thị Mỹ Liên và cộng sự đãnghiên cứu sự thay đổi chỉ số huyết học trên các bệnh nhân điều trị bằng laserHe-Ne [21]; Bùi Thị Vân (2013) nghiên cứu hiệu quả điều trị hỗ trỡ của laserHe-Ne trong bệnh zona có hiệu quả [23]…

Riêng ứng dụng chiếu laser He-Ne điều trị bệnh trứng cá, đến nay chúngtôi chỉ tham khảo được nghiên cứu Nguyễn Thái Điềm và cộng sự-1993 vềhiệu quả điều trị trứng cá bằng tia laser He-Ne năng lượng thấp có hiệu quả[26] Hiện tại, Khoa Da liễu-Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

đã và đang tiếp tục áp dụng chiếu laser He-Ne kết hợp thuốc trong điều trịcác bệnh da có viêm như zona, loét lâu lành, vết mổ lâu liền, trứng cá,eczema khu trú, chắp lẹo… có hiệu quả tốt

Trang 33

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân trứng cá thông thường đến khám và điều trị tại khoa Da

liễu-Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

2.1.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh trứng cá thông thường chủ yếu dựa vào lâm sàng (tổnthương cơ bản và vị trí tổn thương) Chẩn đoán mức độ bệnh theo phân loạiKaren McKoy-2008 [32]:

- Mức độ nhẹ: <20 thương tổn không viêm, hoặc <15 thương tổn viêm,hoặc tổng số thương tổn <30

- Mức độ trung bình: ≤5 nang/cục hoặc 20-100 thương tổn không viêm,hoặc 15-50 thương tổn viêm, hoặc tổng số thương tổn 30-125

- Mức độ nặng: > 5 nang/ cục, hoặc >100 thương tổn không viêm, hoặc

>50 thương tổn viêm, hoặc tổng số thương tổn >125

2.1.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Mục tiêu 1: Tất cả bệnh nhân trứng cá thông thường đến khám và điều

trị tại khoa Da liễu-Dị ứng từ tháng 10/2015 đến tháng 8/2016

- Mục tiêu 2: Bệnh nhân chẩn đoán trứng cá thông thường, mức độ nhẹ

và vừa Bệnh nhân > 12 tuổi, không có thai, không cho con bú Bệnh nhânchấp thuận tham gia nghiên cứu và tuân thủ điều trị

Trang 34

2.1.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ

- Mục tiêu 1: Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Mục tiêu 2: Bệnh nhân mắc các thể khác của bệnh trứng cá Bệnh nhândưới 12 tuổi, phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai hoặc đang cho con bú, bệnhnhân có tiền sử dị ứng clindamycin hoặc nhạy cảm ánh sáng và hoặc bệnhnhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, không tuân thủ điều trị đầy đủ

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu

- Thuốc: Hoạt chất clindamycin phosphat 1.2 % chứa tương đương

clindamycin 1%, biệt dược T3-mycin dạng gel, hàm lượng 25gram, dùng bôi

tại chỗ sau khi rửa mặt sạch Nhà sản xuất: Hoe Pharmaceuticals Sdn Bhd –Malaysia

- Máy laser He-Ne:

+ Nhà sản xuất: Công ty TNHH Laser-Điện tử Y học (LASERMET) + Công suất phát: 15 mW/1 đầu ra (30 mW/2 đầu ra)

+ Bước sóng: 633 nm

+ Tiêu cự thấu kính mở rộng chùm tia: S = 0-10.000mm

+ Đường kính laser tại vùng điều trị: ϕ = 3,5mm-135mm

+ Thời gian điều trị: 1-30 phút

+ Góc lái tia của gương phản xạ: X,Y = 360 độ

+ Dây cáp quang dài: L = 1,6 m

+ Đường kính đầu kết nối với kim nội mạch ϕ = 5,8mm

+ Đường kính đầu kết nối với máy ϕ = 7,4mm

+ Dòng điện làm việc trên máy : 10mA, dòng tiêu thụ : 20mA

Trang 35

+ Cao áp tiêu thụ 7KW, điện áp nguồn : AC220V/50Hz

+ Công suất tiêu thụ : 100W

+ Trọng lượng : 5 kg, kích thước : 17,5x60x24cm

Hình 2.1 Máy laser He-Ne Hình 2.2 Chùm tia phát ra

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

- Mục tiêu 1: tiến cứu, mô tả cắt ngang

- Mục tiêu 2: tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

- Mục tiêu 1: Mẫu thuận tiện: tất cả bệnh nhân trứng cá đến khám và

điều trị tại Khoa Da liễu-Dị ứng, BVTWQĐ 108 từ 10/2015-8/2016

- Mục tiêu 2: Cỡ mẫu tính theo công thức nghiên cứu lâm sàng của Tổchức Y tế thế giới [79]:

2 2 1

2 2 2

1 1 2

/ 1

)(

)1()1()

1(2

P P

P P

P P Z P P Z

−+

−+

n1:cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu (NNC)

n2: cỡ mẫu của nhóm đối chứng (NĐC)

Trang 36

Z1-α/2 : hệ số tin cậy 95% ( = 1,96)

Zβ : lực mẫu (80% = 1,645)

p1 : tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu đạt tốt, ước lượng là 85%

p2 : tỷ lệ bệnh nhân nhóm đối chứng đạt tốt, ước lượng là 45%

- Tuyển chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào mẫu nghiên cứu

- Đăng ký hồ sơ: các chỉ tiêu cần cho nghiên cứu: tuổi, giới, nghề…

- Khám lâm sàng: chẩn đoán bệnh, đánh giá mức độ bệnh, … Chụp ảnhtrực tiếp bệnh nhân trước và sau điều trị

- Tất cả bệnh nhân được đăng ký cho mục tiêu 1, các bệnh nhân đủ điềukiện cho mục tiêu 2 được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm

2.2.4 Quy trình điều trị

- Nhóm nghiên cứu (NNC): chiếu laser He-Ne với liều chiếu 9 J/cm2,chiếu vuông góc với mặt da, cách mặt da 1 cm, 2 lần/tuần trong 6 tuần Bác sỹ

và bệnh nhân đeo kính bảo vệ mắt trong quá trình chiếu

- Nhóm đối chứng (NĐC): không chiếu laser He-Ne

Cả 2 nhóm đều dùng bôi clindamycin 1% (biệt dược T3-mycin) ngày 2 lần(sáng, tối) trong 3 tháng

Trang 37

Đánh giá kết quả lâm sàng và tác dụng không mong muốn sau 1 tháng, 2tháng và 3 tháng điều trị.

- Đặc điểm lâm sàng: vị trí thương tổn, các loại thương tổn, mức độbệnh, triệu chứng cơ năng, kết quả điều trị và biến tác dụng phụ: ngứa, rát,đau, bong vảy da…

2.2.6 Cách đánh giá kết quả điều trị

Đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên việc giảm số lượng thương tổnkhông viêm và viêm của từng nhóm và so sánh 2 nhóm với nhau sau 1 tháng,

2 tháng và 3 tháng điều trị [15], [16]

Tốt Giảm nhân, sẩn viêm ≥ 75%, hết mụn mủ

Khá Giảm nhân, sẩn viêm 50 - <75%, hết mụn mủ

Trung bình Giảm nhân, sẩn viêm 25 - < 50%, giảm mụn mủ

Kém Giảm nhân, sẩn viêm < 25%, còn mụn mủ

2.2.7 Xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 Sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê khi p<0,05

Trang 38

- Các số liệu định lượng được biểu hiện dưới dạng X ± SD.

- Các số liệu định tính được biểu hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm

+ So sánh kết quả của 2 nhóm theo test χ2

+ So sánh 2 số trung bình bằng T-test

2.3 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Địa điểm: Bộ môn, Khoa Da liễu - Dị ứng Bệnh viện Trung ương

Quân đội 108

- Thời gian: 10/2015 - 08/2016.

2.4 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện khi được sự đồng thuận của Khoa Da

liễu-Dị ứng và bệnh nhân Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích khoa học trên tinh thầnbệnh nhân tự nguyện và tôn trọng các vấn đề riêng tư của họ

2.5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường vừa và nhẹ củalaser He-Ne, số lượng người tham gia nghiên cứu chưa nhiều, chưa đánh giáđược thời gian tái phát bệnh

Trang 39

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

215 Bệnh nhân Trứng cá được khám và điều trị tạikhoa Da liễu- Dị ứng Bệnh viện TƯQĐ 108

Thăm khám

đánh giá

Đặc điểm lâm sàng

Vị trí thương tổnCác loại thương tổnPhân mức độ bệnhTriệu chứng cơ năng

Yếu tố liên quan

Tuổi, Giới, Nghề, Thời gianmắc bệnh, Mùa, Địa dư,Tình trạng hôn nhân, Stress,Thức khuya, Đồ ăn, Kinhnguyệt

thuần

Mục tiêu 2:

Đánh giá hiệu quả điều trị sau 1 tháng,

2 tháng và 3 tháng điều trị

Trang 40

Chương 3 KẾT QUẢ

3.1 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG

3.1.1 Một số yếu tố liên quan

Bảng 3.1 Phân bố bệnh TCTT theo độ tuổi (n=215)

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh TCTT theo độ tuổi

Nhận xét: Kết quả tại bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy độ tuổi có tỷ lệ trứng

cá cao nhất là từ 20 – 24 chiếm 33,0%, tiếp đến 15 – 19 chiếm 27,9%, 25– 29chiếm 21,9%, ≥ 30 chiếm 14%, thấp nhất là độ tuổi < 15 chiếm 3,2%

Ngày đăng: 19/06/2017, 23:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Habif T.P. và cộng sự (2010). Other types of acne. Clinical Dermatology, Mosby, 248-249 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ClinicalDermatology
Tác giả: Habif T.P. và cộng sự
Năm: 2010
11. Arnold H. L. và cộng sự (1990). Acne disease of skin. WB. Saunders company, 250 – 267 Sách, tạp chí
Tiêu đề: WB. Saunderscompany
Tác giả: Arnold H. L. và cộng sự
Năm: 1990
12. Micali G, D’Amico V, Schuwartz RA. (2013), Systemic treatment, Acne, Macmilillan Medical Communication, Indian, 109-120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Macmilillan Medical Communication, Indian
Tác giả: Micali G, D’Amico V, Schuwartz RA
Năm: 2013
13. Nguyễn Minh Long (2009). Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng kem lô hội AL- 04. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàngvà hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng kem lô hội AL-04
Tác giả: Nguyễn Minh Long
Năm: 2009
14. Trần Văn Thảo (2014). Hiệu quả điều trị hỗ trợ của Papulex trong bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả điều trị hỗ trợ của Papulex trongbệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
Tác giả: Trần Văn Thảo
Năm: 2014
15. Nguyễn Thị Ngọc (2013). Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng thuốc bôi Klenzit-C. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thôngthường bằng thuốc bôi Klenzit-C
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc
Năm: 2013
16. Nguyễn Thị Minh Hồng (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sang và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng vitamin A acid tại Viện Da liễu Quốc Gia. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sang vàđánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng vitamin Aacid tại Viện Da liễu Quốc Gia
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hồng
Năm: 2008
17. Vũ Công Lập. (1992), Tác dụng của bức xạ laser Ne-Ne đối với cơ thể sống-cơ sở lý luận của phương pháp điều trị, Tài liệu tập huấn ứng dụng laser He-Ne trong y học, Hà Nội, 20-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn ứngdụng laser He-Ne trong y học
Tác giả: Vũ Công Lập
Năm: 1992
19. Trần Thị Hải Lý (2003). Nghiên cứu một số chỉ số sinh học khi chiếu laser He-Ne lên huyệt Nội quan. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số chỉ số sinh học khi chiếulaser He-Ne lên huyệt Nội quan
Tác giả: Trần Thị Hải Lý
Năm: 2003
20. Đoàn Thị Mỹ Liên, Phạm Xuân Phụng (1992). Một số nhận xét bước đầu về sự biến đổi một số chỉ số huyết học trên những bệnh nhân được điều trị bằng laser He-Ne. Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ nhất ứng dụng laser và điện từ trường trong y tế, Quy Nhơn, 53-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ nhất ứngdụng laser và điện từ trường trong y tế
Tác giả: Đoàn Thị Mỹ Liên, Phạm Xuân Phụng
Năm: 1992
21. Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Bá Thưởng (1993). Đáng giá sự ảnh hưởng của laser He-Ne với kết quả điều trị bệnh viêm nhiễm cấp tính.Kỷ yếu công trình nghiên cứu - ứng dụng laser y học, Hội thảo quốc gia lần thứ hai, Hà Nội, 26-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu công trình nghiên cứu - ứng dụng laser y học, Hội thảo quốcgia lần thứ hai
Tác giả: Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Bá Thưởng
Năm: 1993
22. Bùi Thị Vân (2013), Nghiên cứu hiệu quả điều trị hỗ trỡ của laser HeNe trong bệnh zona, Tạp chí y dược lâm sàng 108, 12, 90-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí y dược lâm sàng 108
Tác giả: Bùi Thị Vân
Năm: 2013
23. Phạm Xuân Phụng (1992). Tìm hiểu tác dụng của laser He-Ne và từ trường tần số thấp trong điều trị các tổn thương nhiễm khuẩn bề mặt ở các vùng thiếu dưỡng. Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ nhất ứng dụng laser và điện từ trường trong y tế, Quy Nhơn, 80-84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ nhất ứng dụnglaser và điện từ trường trong y tế
Tác giả: Phạm Xuân Phụng
Năm: 1992
24. Hà Văn Luận, Bùi Huy Thiện, Lưu Quang Trung, Ngô Văn Lùng (1993).Kết quả ứng dụng laser He-Ne điều trị 16 ca loét ổ gà trong bệnh phong tại khu điều trị phong Vân Môn. Kỷ yếu công trình nghiên cứu ứng dụng laser y học, Hội thảo quốc gia lần thứ hai, Hà Nội, 22-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu công trình nghiên cứu ứng dụnglaser y học, Hội thảo quốc gia lần thứ hai
Tác giả: Hà Văn Luận, Bùi Huy Thiện, Lưu Quang Trung, Ngô Văn Lùng
Năm: 1993
26. William D.J. (2006). Acne. Andrew’s Disease of the Skin Clinical Dermatology, WB Saunders Company, 232-233 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Andrew’s Disease of the Skin ClinicalDermatology, WB Saunders Company
Tác giả: William D.J
Năm: 2006
28. Huỳnh Văn Bá (2011). Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh trứng cá có bôi corticoid bằng uống isotretinoin.Luận văn Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và kếtquả điều trị bệnh trứng cá có bôi corticoid bằng uống isotretinoin
Tác giả: Huỳnh Văn Bá
Năm: 2011
30. Robert A Schwartz, Giuseppe Micali (2013). Acne, MacMillan Medical Communication, 115; 123-127 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MacMillan MedicalCommunication
Tác giả: Robert A Schwartz, Giuseppe Micali
Năm: 2013
32. Hayashi N. và cộng sự (2008). Establishment of grading criteria for acne sererity. J Dermatol, 35, 255- 260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Dermatol
Tác giả: Hayashi N. và cộng sự
Năm: 2008
33. Camera E., Ottaviani M., Picardo M. (2013). Physiology of the Sebaceous Gland. Acne (Firth Bublish), MacMillan Medical Communications, 11-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MacMillan MedicalCommunications
Tác giả: Camera E., Ottaviani M., Picardo M
Năm: 2013
34. Suh và vs (2011), “A multicenter epidemiological study of acne vulgaris in Korea”, Int J Dermatol, 50(6): 673-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A multicenter epidemiological study of acnevulgaris in Korea”, "Int J Dermatol
Tác giả: Suh và vs
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w