1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng đánh giá công nghệ tại việt nam

9 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 28,69 KB

Nội dung

BÀI LÀMNhìn chung, đánh giá công nghệ là một công việc còn mới mẻ, chưa được thưc hiện rộng rãi và vẫn còn nhiều yếu kém tại Việt Nam, đặc biệt là trong các doanh nghiệp.. Cơ quan đánh g

Trang 1

Đề tài: Thực trạng đánh giá công nghệ ở Việt Nam

Nhóm 2 gồm các thành viên:

1 Mai Anh

2 Lê Phương Anh

3 Dương Thị Chinh

4 Nguyễn Thị Lý

5 Lê Văn Mạnh

6 Đồng Tố Minh

7 Nguyễn Hương Trà My

8 Nguyễn Thị Phượng

9 Hồ Thu Trang

10.Nguyễn Huyền Trang

Trang 2

BÀI LÀM

Nhìn chung, đánh giá công nghệ là một công việc còn mới mẻ, chưa được thưc hiện rộng rãi và vẫn còn nhiều yếu kém tại Việt Nam, đặc biệt là trong các doanh nghiệp

1 Cơ quan đánh giá công nghệ tại Việt Nam

-Ở cấp độ Nhà nước:Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ là tổ

chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, giúp

Bộ trưởng thực hiện chức năng đánh giá khoa học và định giá công nghệ; nghiên cứu khoa học, đào tạo, cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn về đánh giá khoa học, định giá công nghệ phục vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

- Ở cấp độ Doanh nghiệp: Hiện nay, ở doanh nghiệp chưa có cơ quan, bộ

phận chính thức nào thực hiện đánh giá công nghệ Do đó, doanh nghiệp sẽ đi thuê chuyên gia hoặc các tổ chức Nhà nước thực hiện

2 Các lĩnh vực của đánh giá công nghệ tại Việt Nam

Tuy đánh giá công nghệ còn chưa được phổ biến rộng rãi ở nhiều cơ sở, doanh nghiệp nhưng ở tầng lớp vĩ mô là cấp Nhà nước thì hoạt động này được sử dụng trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, y tế, giáo dục…

a, Nông nghiệp

Đánh giá công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi,

VD:

- Đánh giá công nghệ thường xuyên các giống lúa mới để chọn ra giống

lúa có năng suất cao cho bà con nông dân

- Đánh giá công nghệ trồng rau sạch để áp dụng công nghệ này đem lại sự

an toàn cho người dân

b, Y tế

Trang 3

Đánh giá công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực này để nâng cao chất lượng y tế đối với con người

VD:

- Đánh giá công nghệ để xem xét công dụng của các loại vắc xin mới và

phổ biển rộng rãi giúp cứu chữa nhiều người bệnh

- Đánh giá công nghệ về các chức năng của các thiết bị y tế hiện đại và áp

dụng rộng rãi

c, Giáo dục

Đánh giá công nghệ được sử dụng khá giúp tăng chất lượng giáo dục

VD:

- Đánh giá các công nghệ tiên tiến và xem xét áp dụng làm tăng chất lượng

đào tạo: Máy chiếu, tivi,

Tại doanh nghiệp, đánh giá công nghệ xuất hiện tại các doanh nghiệp công

nghiệp nhưcông nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, cơ khí,

VD:

- Đánh giá công nghệ để phân tích tác động của công nghệ đèn đường sử

dụng năng lượng mặt trời để phát sáng vào ban đêm, xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời,

- Đánh giá công nghệ để xem xét áp dụng công nghệ xe tự lái rộng rãi 3.Thực trạng đánh giá công nghệ tại Việt Nam

Các nguyên tắc đánh giá công nghệ tại Việt Nam gồm 3 nguyên tắc: toàn diện, khách quan, khoa học

a, Tại các cơ quan đánh giá của chính phủ: quá trình đánh giá công nghệ

công nhiều yếu kém, Bộ khoa học và công nghệ chưa làm tròn được nhiệm vụ chức năng của mình và không tuân thủ đúng cả 3 nguyên tắc: toàn diện, khách quan, khoa học Quá trình đánh giá công nghệ tại Việt Nam chưa có được cái nhìn sâu rộng, bên cạnh đó cũng chưa đề cập đầy đủ các tác động của công nghệ đến môi trường xung quanh đồng thời các vấn đề của các nhóm quyền lợi cũng chưa được đề cập một cách đầy đủ và rõ ràng

Trang 4

Tiêu biểu như dự án đầu tư của Formosa vào Việt Nam, hay nhà máy lọc dầu Dung Quất,… Trong vụ việc của nhà máy Formosa ta có thể rõ nhà nước đã quá “lơ là” khi không cảnh giác với Formosa - một trong những tập đoàn đã lọt vào danh sách đen của nhiều nước trên thế giới Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke để luyện gang) Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường tới hàng chục nghìn m3/ngày.Thế nhưng, việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ quan của nhà nước lại chỉ thực hiện theo chu kỳ Đặc biệt, việc

xử lý các chất cực độc phát sinh từ công nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục Đây là một kẽ hở lớn mà chủ đầu tư có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous, Arsenic Chúng ta cần nhìn rõ sự xảo quyệt của tập đoàn này: thay vì phải đầu tư cho công nghệ xử lý chất thải hàng chục tỷ đô thì

họ chỉ phải đền bù cho Việt Nam 500 triệu đô và nhận lại vô số những ưu đãi về thuế và đất đai

Đến trường hợp của nhà máy lọc dầu Dung Quất thì cho thấy sự thiếu khoa học vô cùng khó hiểu trong công tác đánh giá công nghệ Nhà máy được xây dựng

và nhập công nghệ từ Pháp, Malaysia, Nhật và Tây ban Nha tuy nhiên công nghệ cũng như cơ sở vật chất tại đây luôn gặp nhiều vấn đề Kể từ khi được đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã phải nhiều lần đóng cửa để sửa chữa, bảo trì Ngay từ tháng 7 năm 2011 (tức chỉ 6 tháng sau khi chính thức khánh thành) nhà máy đã phải đóng cửa 2 tháng để sửa chữa.Đến cuối tháng 5 năm 2012, nhà máy lại đóng cửa gần 2 tháng để xử lý các vấn đề kỹ thuật.Ngày 8 tháng 7 năm

2012 nhà máy hoạt động trở lại, nhưng chỉ 1 tháng sau, đến ngày 8 tháng 8 năm

2012 nhà máy lại phải đóng cửa để sửa chữa Từ ngày 19 tháng 5 đến ngày 11 tháng 7 năm 2014 nhà mày ngưng hoạt động để bảo dưỡng Mặt khác tính chung từ khi nhà máy hoạt động vào năm 2010 đến năm 2014, nhà máy đã lỗ trên 1.000 tỉ đồng

b, Tại các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thường đánh giá công nghệ dựa trên công cụ phân tích kinh tế Ví dụ khi so sánh cácdự án công nghệ để triển khai, dự

án nào có giá trị hiện tại ròng cao nhất được coi là tốt nhất

Cũng như các cơ quan chức năng của Chính Phủ, tại các doanh nghiệp việc đánh giá công nghệ cũng không được chú trọng, đó chỉ là một hoạt động thêm thắt

Trang 5

đồng thời các doanh nghiệp thực hiện đánh giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ Đặc biệt do các nguồn lực của các doanh nghiệp còn hạn chế nên công tác đổi mới trong đánh giá công nghệ còn gặp nhiều khó khăn

Cụ thể đó là 90% các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu hoặc vô cùng lạc hậu từ những năm 80-90 Công tác đánh giá thiếu khách quan do tình trạng nhận hối lộ từ những chủ thầu, chưa đủ trình độ đánh giá,…

4 Tác động của đánh giá công nghệ

a, Đối với doanh nghiệp

Về mặt tích cực:

Đánh giá công nghệ giúp doanh nghiệp:

- Phát hiện dịch vụ hay sản phẩm mới còn tiềm tàng

- Đánh giá phương pháp kinh doanh mới, tạo sức mạnh kinh tế mới

- Đánh giá kết quả đổi mới của doanh nghiệp, thay đổi thị trường

- Đánh giá công nghệ sẽ cung cấp một bức tranh công nghệ tổng thể mà tương lai của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào, từ đó có căn cứ để xác định một số công nghệ trọng yếu mà doanh nghiệp cần ưu tiên đầu tư Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh trong tương lai cho doanh nghiệp

Về mặt tiêu cực:

- Nếu việc đánh giá thiếu chính xác sẽ dễ dẫn đến những bước đi sai lầm cho doanh nghiệp về mặt chiến lược, khả năng sản xuất và cung ứng dịch vụ trên thị trường trong tương lai,…

b, Đối với xã hội, môi trường

Về mặt tích cực:

- Đánh giá công nghệ giúp điều chỉnh, kiểm soát công nghệ, tạo tiền đề cho

việc đổi mới nâng cao công nghệ Qua đó, sẽ kích thích phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, y tế…

Về mặt tiêu cực:

Trang 6

- Việc đánh giá công nghệ mà sai sót, lơ là sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội, môi trường Ví dụ như trong vụ Formosa Hà Tĩnh đã làm ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản các tỉnh miền Trung chết bất thường…

Hoặc nếu đánh giá không kĩ lưỡng, không triệt để, thiếu trách nhiệm sẽ làm cho các công nghệ thực phẩm bẩn như hoa quả, thịt ngâm hóa chất, rau có thuốc sâu… tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người Minh chứng cho thấy, tại Việt Nam có khoảng 160000 ca ung thư mỗi năm do thực phẩm bẩn

5 Ví dụ về đánh giá công nghệ thành công tại Việt Nam

Đánh giá công nghệ sản xuất và thử nghiệm hiện trường nhiên liệu sinh học (BIODIESEL) từ mỡ cá nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về BIODIESEL

Nội dung công trình

Trong một vài năm gần đây, không nằm ngoài xu thế thế giới, nhiên liệu sinh học biodiesel đã bắt đầu được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm ở Việt Nam Tuy nhiên, kết quả đánh giá hiện trạng công nghệ ở một số cơ sở sản xuất thử nghiệm biodiesel vào năm 2007 cho thấy các mẫu sản phẩm biodiesel đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng làm nhiên liệu, chứng tỏ công nghệ của các cơ sở này chưa thực sự hoàn thiện Công trình đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất biodiesel, một mặt để có thể tư vấn, trợ giúp về kỹ thuật cho các cơ sở nói trên hoàn thiện công nghệ của mình, mặt khác, để có thể thử nghiệm sản xuất được lượng biodiesel đủ về số lượng, đạt về chất lượng để thử nghiệm trên xe ô tô

Theo đó, mỡ cá loại III đã được chọn làm nguyên liệu mẫu để nghiên cứu vì

nó có sản lượng lớn (gần 100 000 tấn/năm) Hơn nữa, mỡ cá loại III, có hàm lượng axit béo tự do cao, không thể sử dụng hiệu quả làm thực phẩm hoặc thức ăn gia súc nên có thể được coi là nguyên liệu không cạnh tranh với lương thực Kết quả thử nghiệm nhiên liệu trên 2 băng thử (300 giờ), 3 xe ô tô thí nghiệm (chạy 10000 km/ xe), 6 xe đại trà (chạy 30000 km/xe) cho thấysự tương đồng giữa hai loại nhiên liệu (B5 và diesel) và không có gì bất thường xảy ra đối với động cơ dùng nhiên liệu B5

Trang 7

Tính mới

Lần đầu tiên ở Việt Nam, nhiên liệu diesel sinh học được nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản Ngoài ra, công nghệ tinh chế và thu hồi sản phẩm phụ glyxerin của quá trình đã được đăng ký giải pháp hữu ích Công nghệ này chưa từng được thực hiện ở Việt Nam

Tính sáng tạo

Công trình đã sử dụng nhiều kỹ thuật và thiết bị hiệnđại, tiên tiến trong nghiên cứu thực nghiệm để tạo ra kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao Từ hệ thống thiết bị pilot có sẵn, đang được sử dụng cho mục đích khác, công trình đã nghiên cứu, cải tiến thành hệ thiết bị sản xuất thử nghiệm biodiesel phục vụ việc nghiên cứu sự ổn định của các thông số côngnghệ

Hiệu quả

Hiệu quả kinh tế: Công nghệ đề xuất trong công trình này có thể phù hợp

với nhiều loại nguyên liệu khác nhau nên có thể tận dụng được nguyên liệu sẵn có, đồng thời tận dụng được sản phẩm phụg lyxerin nên mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hiệu quả kỹ thuật: Những kết quả nghiên cứu của công trình có thể được sử

dụng như một tài liệu kỹ thuật tham khảo để các cơ sở đang sản xuất diesel sinh học trong nước hoàn thiện qui trình công nghệ của mình Ngoài ra, các nhà phân phối và kinh doanh nhiên liệu sinh học cũng có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu đến động cơ, việc phát khí thải

Hiệu quả xã hội: Các kết quả của công trình đã được sử dụng làm cơ sở

khoa học để xây dựng Tiêu chuẩn và Qui chuẩn Việt Nam, xây dựng hành lang pháp lý phục vụ việc phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam, nhằm sớm đưa B5 vào sử dụng đại trà Công trình đã đào tạo được đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, hiểu biết sâu và rộng về lĩnh vực này, sẵn sàng tham gia và có thể có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam Khả năng áp dụng Các kết quả của công trình có thể chuyển giao cho các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu sản xuất diesel sinh học phục vụ nhu cầu tại chỗ, tận thu nguồn nguyên liệu tại địa phương Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Delta đã đề xuấ táp dụng các kết quả nghiên cứu của công trình để giải quyế tcác vấn đề l iên quan đến việc hoàn thiện công nghệ sản xuất biodiesel ở Côngty

Trang 8

Ngoài ra, nhờ những kếtquả của công trình này, Viện Hóa học công nghiệpViệt Nam đã được Hàn quốc chọn làm đối tác để thử nghiệm công nghệ sản xuất biodiesel của Hàn Quốc qui mô 4000 tấn B5/năm, được đánh giá là c ông nghệ mới, hiện đại nhất thế giới hiện nay Công nghệ của dự án sẽ được triển khai sản xuất lớn và được xem là mô hình mẫu về công nghệ biodiesel ở Việt Nam

6 Hạn chế trong việc đánh giá công nghệ tại Việt Nam

- Do hoạt động đánh giá công nghệ có kinh phí lớn, đòi hỏi các kĩ thuật tỉ mỉ, công nghệ cao nên hầu như các doanh nghiệp tại Việt Nam đều không có hoạt động này hoặc nó chưa được quan tâm đúng mức và có hiệu quả

- Việc đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào các chuyên gia, những người có năng lực chuyên môn cao nên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ trình độ, khả năng về nhân lực để thực hiện

- Vấn đề về thông tin trong đánh giá công nghệ cũng kém đầy đủ, chính xác

- Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo nào cho việc đánh giá công nghệ; điều kiện phát triển kinh tế, xã hội chưa chín muồi nên việc ĐGCN không được mở rộng, phát huy

- Việc đánh giá còn xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực, không minh bạch làm cho thất thoát tài chính nặng nề

Ví dụ: Cụ thể từ năm 2006, Vinashin đã để Tổng Cty CNTT Nam Triệu nhận bàn giao tàu Bạch Đằng Giang từ Cty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương với giá trị khoảng 155 tỷ đồng nhưng tàu vẫn không thể nhổ neo do đã

hư hỏng Trong năm 2006 và 2007, Cty TNHH một thành viên Vận tải Viễn Dương thuộc Vinashin mua 10 tàu vận tải biển số tiền 3.136 tỷ đồng (gần 200 triệu đô la) Số tàu này đều có tuổi đời trên 15 năm

Số tàu mua của Vinalines có tuổi tàu cao, thậm chí có tàu 33 tuổi, 17/73 tàu (chiếm 23,3%) quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại Việt Nam Thậm chí tàu Lively Falcon 30 tuổi vẫn mua, được Bộ Giao thông vận tải cho phép đăng

ký và treo cờ nước ngoài

7 Giải pháp giúp phát triển đánh giá công nghệ tại Việt Nam

a, Tăng cường quản trị trong hệ thống đánh giá công nghệ:

Trang 9

Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đề ra định hướng ưu tiên phát triển kinh tế và xã hội trong dài hạn, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực phát triển

hệ thống ĐGCN, đảm bảo cho các tổ chức nhà nước vận hành tốt và các bộ phận trong hệ thống ĐGCN gắn kết với nhau và tạo ra một chỉnh thể thống nhất

b, Tăng cường nguồn nhân lực trong đánh giá công nghệ:

Việt Nam cần đảo chiều việc chảy máu chất xám thành thu hút chất xám, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp, tạo điều kiện nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, chú trọng hơn nữa đến năng lực kinh doanh và các kỹ năng mềm, thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu của nhà nước và khu vực doanh nghiệp

c, Tăng cường các mối liên kết trong ĐGCN:

Cần đẩy mạnh các mối liên kết giữa các cơ quan nhà nước với các trường Đại học, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế có chuyên môn, tiên tiến về đánh giá công nghệ

d, Đẩy mạnh sáng tạo và Nâng cao mức đóng góp trong các cơ quan nghiên cứu:

Việc đẩy mạnh đổi mới ĐGCN trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải cải thiện khuôn khổ thể chế và các biện pháp chính sách hướng tới đổi mới sáng tạo

Ngày đăng: 19/06/2017, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w