Từ bao đời nay, Then đã trở thành sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân gian và có giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội. Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái thường sử dụng then vào những dịp trọng đại như hội làng, cầu đảo của từng gia đình, dòng họ vào dịp năm mới, sinh con đầu lòng, giải trừ tà ma và chữa bệnh. Tháng 3 2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo quan niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, tức là “Trời”, cũng được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Chính vì thế, trong đời sống của người Tày cổ, Then được dùng trong những sự kiện trọng đại hay lễ cầu an, cầu mùa, gọi hồn... Đồng bào Tày quan niệm, những điệu Then giúp con người gửi lời cầu khấn đến nhà trời. Thông qua những lời ca, tiếng hát, những điệu Then, âm hưởng của đàn tính mà người ta cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi nhà bình an, yên vui, hạnh phúc…
Trang 1MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay, Then đã trở thành sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào
các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam Then là một loại hìnhnghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân gian và có giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái thường sử dụng then vào những dịp trọng đại như hội làng, cầu đảo của từng gia đình, dòng họ vào dịp năm mới, sinh con đầu lòng, giải trừ
tà ma và chữa bệnh Tháng 3/ 2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Theo quan niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, tức là “Trời”, cũng đượccoi là điệu hát của thần tiên truyền lại Chính vì thế, trong đời sống của người Tày
cổ, Then được dùng trong những sự kiện trọng đại hay lễ cầu an, cầu mùa, gọihồn Đồng bào Tày quan niệm, những điệu Then giúp con người gửi lời cầukhấn đến nhà trời Thông qua những lời ca, tiếng hát, những điệu Then, âm hưởngcủa đàn tính mà người ta cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi nhà bình an, yên vui,hạnh phúc…
Trên phương diện văn học, Then được xem như những bản trường ca vềnghệ thuật biểu diễn văn hóa dân tộc, với các đoạn, chương móc xích với nhaulogic từ đầu đến cuối Then mang tính huyền thoại gắn với những sự tích để răndạy con cháu ăn ở có hiếu, có đức, như sự tích: Con ve sầu, Mụ yêu tinh (DàDỉn), Núi hoa, Núi tuyết…
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đây cũng là nơi tôihọc tập, nghiên cứu Trong quá trình học học phần Văn học dân gian, được tìmhiểu về Then Tày, tôi cảm thấy đây là một nét văn hóa độc đáo, có ý nghĩa nhiềumặt, cần được lưu giữ và bảo tồn Qua tìm hiểu, tôi được biết tại huyện Định Hóa(tỉnh Thái Nguyên) dân tộc Tày, Nùng chiếm tới 65% dân số Nơi đây còn lưu giữrất nhiều thư tịch cổ, các nghi thức cúng, tế thần linh trời đất, các trò chơi dângian của người Tày, Nùng, trong đó có hát then Then vùng Định Hóa là sựdung hòa và kế thừa Khi nghe hát then, người nghe như thấy ở đó có một chútcủa các làn điệu then Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và cả thenmới… phải chăng đây là lý do làm cho những nhà nghiên cứu loại hình văn hóanày khó nhận diện, khiến cho hát Then Định Hóa có cái gì đó riêng biệt, thu hútngười nghe
Trang 2Huyện định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một trong những nơi nghệ thuật trìnhdiễn hát then được bảo tồn và phát triển tương đối tốt Định Hóa là mảnh đất lưugiữ, phát triển không gian văn hóa hát then – đàn tính hết sức đồ sộ về khốilượng, phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức biểu diễn Việc nhìn nhận vàđánh giá vị trí của Then trong đời sống tinh thần của người Tày ở huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên là một việc làm cần thiết để tôn vinh giá trị của then Tày,đồng thời đóng góp cho việc tìm hiểu đời sống tôn giáo tín ngưỡng của các dântôc thiểu số nói chung, đồng bào Tày ở Định Hóa nói riêng
Chính vì những lí do trên mà tôi quyết định nghiên cứu về then Tày Chúngtôi chọn địa điểm nghiên cứu ở xã Phúc Chu, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là nơi nghiên cứu sưu tầm tư liệu
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Then Tày và sự phát triển của hát Then ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn xã Phúc Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và toàn huyện Định Hóa nói chung
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về then Tày, có cái nhìn tổng quan, đưa ra đánh giá, nhận xét, định hướng phát triển cho văn hóa hát Then vùng Định Hóa Có những hiểu biết khái quát về hát Then cũng như tìm hiểu được sức sống, sự phát triển, vị trí của hát Then ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
4.Phương pháp nghiên cứu
_ Phương pháp ghi chép bằng phương tiện kĩ thuật ( máy ảnh, máy ghi âm)
_ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
_ Phương pháp giao tiếp thông thường
_ Phương pháp phỏng vấn
_ Phương pháp quan sát khách quan
Trang 35.Đóng góp của đề tài
Bài báo cáo cung cấp những nét cơ bản về văn hóa hát Then của dân tộc Tày
ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đưa ra những đánh giá, nhận xét về sự phát triển của hát Then trên địa bàn huyện Định Hóa Sưu tầm được những thông tin
giúp ích cho bộ môn Văn học dân gian và các công trình đi sâu nghiên cứu tìm
hiểu Then Tày về sau
6.Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, cấu trúc bài báo cáo gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên
Chương 2: Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tế
Chương 3: Kết quả thu được
Chương 4: Nận xét và đánh giá kết quả thu hoạch
Chương 5: Những đề xuất, khuyến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, văn học dân gian
NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
1.1 Đặc điểm tự nhiên:
Định Hóa là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, Diện tích tự
nhiên: 52.075,4 ha, dân số 90.086 người (năm 2005).Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45”đến 22o30” vĩ độ bắc; phía tây - tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, bắc -đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, nam - đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núithấp, đồi cao Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp.Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng Vùng
Trang 4núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến
400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm,chạy theo Hướng tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xãTrung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thunglũng nhỏ hẹp Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hìnhthù kỳ thú, đẹp mắt
1.2 Đặc điểm văn hóa, xã hội
Trước đây huyện Định Hóa là nơi căn cứ địa cách mạng của Đảng và Chínhphủ Huyện có 24 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn Chợ Chu và
23 xã: Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm
Mặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương
Trong huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thì tộc người Tày và người Nùngchiếm tới 65% dân số Tại hầu hết 24 xã, thị trấn đều có các tộc Tày, Nùng định
cư, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của vùng
Định Hóa là một vùng có những nét đẹp văn hóa sâu sắc đặc biệt nó thể hiện ở các phong tục tập quán Người Tày ở Định Hóa cũng tổ chức những ngày
lễ khác nhau thể hiện ý nghĩa riêng mang đậm sắc thái dân tộc của người Tày tại đây Thường thì có Tết Nguyên Đán mở đầu năm mới và Tết rằm tháng bảy cúng các vong hồn, đó là những lễ tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả Ngoài ra gồm
có các tết như Tết gọi hồn trâu bò được tổ chức vào mồng 6-6 ( âm lịch), Sau vụ cấy là Tết cơm mới, tổ chức khi thu hoạch Đó là những cái tết rất đặc trưng cho đồng bào dân tộc Tày
Chương 2: Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tế
2.1 Thuận lợi trong quá trình thực tế
_ Quá trình đi thực tế khá thuận lợi theo đúng kế hoạch đã đề ra
_Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu được áp dụng khá thuận lợi
_Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điền dã sưu tầm tại địa phương Đồng thời đoàn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ trung tâm văn hóa thể thao-Định Hóa
_ Người dân địa phương đa phần cởi mở, nhiệt tình khi cho biết thông tin
_ Các nghệ nhân nhiệt tình giúp đỡ
_ Giao thông đi lại thuận lợi
Trang 5_ Có sự phân công công việc trong nhóm hợp lý, các thành viên phối hợp với nhau ăn ý để chuyên đi đạt hiệu quả cao.
2.2 Khó khăn trong quá trình thực tế
_ Khó khăn đầu tiên là việc sắp xếp thời gian đi thực tế, cần không ảnh hưởng đến thời gian học trên lớp, nhưng cũng phải phù hợp với lịch làm việc của ủy ban
_ Mặc dù là người dân ở địa phương nhưng không phải ai cũng có thể cung cấp thông tin nên việc chọn đối tượng giao tiếp và đối tượng điều tra có gặp khó khăn._ Có rất nhiều nguồn cung cấp thông tin nên việc phân loại, sắp xếp, tổng hợp tư liệu đòi hỏi tính chuyên nghiệp
_ Gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ăn, chỗ nghỉ bởi điểm đến là một nơi xa xôi kinh tế chưa phát triển
_ Thời gian đi điền dã sưu tầm cũng như chi phí cho chuyến đi còn khá hạn hẹp vìvây còn chưa thể tìm hiểu kĩ về vốn văn học ở địa phương
Chương 3: Kết quả thu hoạch
3.1 Tìm hiểu chung về Then Tày
Hát Then là một loại hình diễn xướng tiêu biểu mang đậm văn hóa Tày Nùng của vùng Việt Bắc Then gắn với đời sống tâm linh và tín ngưỡng của ngườiTày - Nùng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của cộng đồng Tày - Nùng HátThen, đàn tính là linh hồn cho các lễ nghi, hội hè như: Then giải hạn, Then khai
-rượi, Then kỳ yên, Then cứu bệnh, Cầu mát, Lẩu pụt (Then lẩu), Then thượng
thọ, Then hợp hôn…
Nghệ thuật Hát Then của dân tộc Tày, Nùng Việt Bắc có một quá trình pháttriển lâu dài, gắn bó mật thiết với cuộc sống lao động, sản xuất, đấu tranh dựngnước và giữ nước, ngày một hoàn thiện về nghệ thuật, có sắc thái dân tộc, phongcách và sắc màu riêng của nó Chính vì vậy, nghệ thuật hát Then luôn là nguồn cảmhứng sáng tác vô tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và được đông đảo quần chúngnhân dân các dân tộc yêu thích, đồng thời được Đảng, Nhà nước ta đánh giá cao vàđược coi trọng là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quý báu trong kho tàngvăn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam phải được giữ gìn, kế thừa và phát triển
Tại vùng Định Hóa, bên cạnh những làn điệu then cổ mang đậm bản sắcdân tộc, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, gắn liền với lao
Trang 6động sản xuất…thì trong những sáng tác cải biên mới kế thừa có chọn lọc, chủ đềsáng tác gắn liền với các cuộc vận động lớn trong cộng đồng được xã hội quantâm hưởng ứng như chủ đề ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, xây dựng đời sống văn hóa,
về Định Hóa và núi rừng Việt Bắc…
3.2 Nguồn gốc của Then Tày
Dựa trên các cứ liệu dân gian ở địa phương, người ta cho rằng Then chính thức được ra đời ở thời kỳ nhà Mạc lên cát cứ Cao Bằng, nhưng trước đó Then đãđược tồn tại trong dân gian từ lâu đời Qua tìm hiểu từ nghệ nhân Triệu Đình Lợi (xã Phúc Chu, huyện Định Hóa), ông đã kể cho chúng tôi nghe một số truyền thuyết về nghề hát Then cũng như sự tích về cây đàn tính – nhạc cụ dùng trong hát Then
Truyền thuyết kể rằng, có một chàng trai tên là Xiên Câm, vì nghèo 30 tuổi chưa lấy được vợ nên mới nghĩ cách làm ra chiếc đàn tính để giải sầu Lúc đầu đàn có 12 dây âm thanh quá hay khiến muôn vật mê mẩn mà chết, Bụt bèn bắt Xiên Câm cắt bớt 9 dây nên từ đó cây đàn tính chỉ có 3 dây 2
Người Thái Trắng Tây Bắc cũng có truyền thuyết tương tự kể rằng cây đàn tính là do một chàng trai làm ra với mục đích giải sầu Câu chuyện này gần gũi với cuộc sống hơn vì nó gắn liền với một câu chuyện tình cảm trai gái, đồng thời còn giải thích việc chàng trai nghĩ ra cách làm cho đàn kêu được là do bắt chước
âm thanh của sợi dây vắt qua miệng hang
Câu chuyện của người Tày thần bí hơn: chàng trai phải lên trời xin giống tằm và bầu về trồng để làm nguyên vật liệu làm đàn Ở cả người Tày và người Thái, cây đàn tính vẫn thường được sử dụng làm nhạc cụ sinh hoạt văn nghệ giải trí và là công cụ hành nghề của các bà Then Trước đây, cây đàn tính còn là công
cụ đắc lực giúp các chàng trai Thái tìm bạn tình
Từ những câu chuyện được lưu truyền trong tâm thức đồng bào Tày có thể thấy được lời hát then cùng cây đàn tính của dân tộc đã ra đời từ rát lâu trở thành một sản phẩm tinh thần đi sâu vào thần thoại cổ tích Như vậy, có thể khẳng định nguồn gốc của then đã có từ khi tổ tiên người Tày có nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và sự phát triển tiếng bộ của cộng đồng
3.3 Các hình thức sinh hoạt Then
3.3.1 Then cầu mong, Lễ cầu an
Người Tày - Nùng thường tổ chức lễ này vào tháng giêng hàng năm Người
ta đón ông bà Then về nhà lễ để cầu an bình Lễ cầu an còn là ngày hội tụ xóm
Trang 7làng, vui xuân Đây là loại Then vui, hát về tình ca, sử ca Lễ giải hạn: Lễ này được tổ chức vào bất kỳ ngày nào dịp nào trong năm Người ta mời ông Then, bà Then có nơi mời thầy mo thầy tạo về làm lễ với mục đích cầu mùa
3.3.2 Loại Then chữa bệnh
Trước đây, dân tộc Tày - Nùng cũng như các dân tộc khác đều cho rằng người ốm, chết do nhiều nguyên nhân Nhiều người ốm do không hiểu nguyên nhân sinh bệnh nên họ cho rằng do thần linh ma quỷ làm hại Khi đó, nếu muốn biết người ốm bị sao, người ta phải nhờ đến Then giải quyết có khả năng thương lượng với thần linh dùng sức mạnh trấn áp quỷ thần có khả năng sai khiến âm binh đi tìm hồn về nhập vào xác Then chữa bệnh bằng sức truyền cảm âm nhạc, thơ ca, phần nào làm trọng chức năng an ủi, dỗ dành nỗi đau của người bệnh, làm cho mọi người thấy tâm hồn thanh thản hơn sau buổi làm Then Đây là phương pháp chữa bệnh bằng tinh thần của người Tày - Nùng xưa
3.3.3 Loại Then tống tiễn
Những gia đình có người chết hoặc đứa trẻ xấu số, sau khi chôn cất xong, chọn được ngày lành, người Tày - Nùng thường đón Then về làm lễ tiễn hồn người chết đi khỏi nhà để không quấy rối những người còn đang sống
3.3.4 Loại Then vui mừng, chúc tụng, ca ngợi
Thường những nhà giàu xưa kia khi có việc mừng thường hay mời Then đến đàn, hát vui, chúc tụng ca ngợi Những cuộc làm Then này phải theo trình tự như các đám cúng lễ Lời ca phần lớn ứng tác cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh.Tuy nhiên, cũng có một số bài mẫu, đối tượng giao tiếp chủ yếu là người chức không phải là thần linh
3.3.5 Loại Then trung lễ, đại lễ cấp sắc (lẩu Then, lẩu vửt…)
Những người làm Then thường 3-5 năm phải làm lễ cấp sắc một lần gọi là đại
lễ Nhưng cũng có Then vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có khả năng làm lễđúng kỳ hạn thì phải làm lễ trung để khất Trong Then có chức tước quyền hạn được phân chia theo từng cấp độ khác nhau và rõ ràng Lẩu Then là một lễ quan trọng Chức tước Then được đánh dấu bằng tua trên mũ của các ông bà Then Khikhông còn làm Then nữa một số nơi làm lẩu Then nhưng với mục đích tạ ơn
3.3.6.Then - loại hình âm nhạc
Then là một loại hình diễn xướng dân gian được tổ chức chủ yếu trong nhà, thường là vào đên khuya thanh vắng Do đó, âm nhạc trong Then là loại nhạc êm dịu, ấm cúng, nhẹ nhàng và tâm tình Phạm vi sân khấu của nó là một chiếc chiếu
Trang 8gồm một người đàn hát và người xóc nhạc vừa đủ cho người nghe và xem trong khuôn khổ một gia đình (ngoại trừ các cuộc đại lễ Then và Then ngoài trời) Âm nhạc trong Then được diễn tả biểu hiện nội dung văn học có cốt truyện dài ngắn khác nhau Vì thế, cấu trúc âm nhạc khác với các loại dân ca ta thường gặp Cũng
do quy định nội dung chặt chẽ của văn học nên âm nhạc trong Then khá phong phú về giai điệu và chặt chẽ về tiết tấu nhịp điệu bởi nó luôn được đi đôi với nhịp điệu của tiếng đàn và bộ xóc nhạc Tuy nhiên, Then ở mỗi địa phương, mỗi tỉnh khác nhau đều có những màu sắc âm nhạc khác nhau Đặc điểm này tạo cho âm nhạc trong Then có sự giàu có về màu sắc khúc thức và tiết tấu âm nhạc Bên cạnh ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng, Then còn được xem xét như một yếu tố là một loại diễn xướng do chỉ có một người hát với cây tính Then và chùm xóc nhạc
3.4 Âm nhạc trong Hát Then
3.4.1 Thang âm, điệu thức
Thang âm: là sự sắp xếp các âm thanh theo một thứ tự cao độ Mỗi âm trong thang âm được gọi là các bậc của nó Cùng với cách hiểu trên đây còn có những ýkiến khác cho rằng: thang âm là một khái niệm để chỉ tập hợp thành phần âm trong bài chỉ có 3,4 bậc, trong đó có một bậc nổi rõ tính ổn định hơn các bậc khác Do vậy, âm này được gọi là âm gốc của thang âm
Điệu Thức: là một khái niệm đã được chuẩn định về mặt ý nghĩa và hầu hết các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian đều thống nhất ý kiến cho rằng: điệu thức làmột khái niệm để chỉ mối quan hệ về các bậc trong thang âm
3.4.2 Âm điệu
Âm điệu thực chất là mối quan hệ về độ cao Trong dân ca nói chung và trong hát Then của người Tày, Nùng nói riêng, âm điệu không tách rời khỏi mối quan hệ với một số yếu tố của ngôn ngữ dân tộc như: ngữ âm, ngữ nghĩa Ngày nay, trong hát Then ta còn thấy có những đoạn nhạc mà toàn bộ cao độ phần âm nhạc theo âm điệu dấu giọng của lời thơ như: những đoạn Then đoán về tương lai,
về số phận và dặn dò con cháu dưới trần gian Ở những đoạn này, âm điệu hoàn toàn phụ thuộc vào âm điệu tiếng nói Như vậy, tiếng nói giàu âm điệu được xem như dạng đầu tiên mầm mống của âm nhạc
3.3.3 Lối hát trong Then
Lối hát đọc thơ: Là lối hát biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa thơ ca và
âm nhạc Ở đây, phương thức phát triển giai điệu thường là sự lặp đi, lặp lại của một hoặc hai hướng chuyển động giai điệu đơn giản, số lượng âm sử dụng không
Trang 9nhiều Lối hát đọc thơ phù hợp với việc thể hiện những nội dung cảm xúc mộc mạc, từ tốn, dõng dạc, khỏe mạnh và có một nhịp điệu rõ ràng, mạch lạc.
Lối hát ngâm :Lối hát này thường thể hiện tính chất dàn trải, ngâm ngợi,
nhịp điệu tự do hơn so với hát đọc thơ Giai điệu âm nhạc trong lối hát ngâm thường xuất hiện những nốt tô điểm, trang sức phù hợp với lối hát ngâm ngợi trong văn chương và sự mềm mại, uyển chuyển co dãn về nhịp điệu, nó rất phù hợp trong việc thể hiện những cảm xúc trữ tình, sâu lắng của nội tâm Phương thức phát triển giai điệu của lối hát ngâm về cơ bản giống hát đọc thơ, đó là khi tiến hành giai điệu các câu thường lặp lại dáng dấp của nhau
Lối hát pha trộn hát đọc thơ và hát ngâm: Giai điệu ở dạng này có sự
uyển chuyển, linh hoạt khá tinh tế Nhịp điệu, cú pháp không mang tính đơn điệu,đơn giản như hát nói nhưng cũng không quá phức tạp về hình thái giai điệu và không thiên về sự trau chuốt, tô điểm như hát ngâm Do tính pha trộn nên phươngthức phát triển giai điệu của lối hát này phong phú đa dạng, có ưu thế diễn đạt được nhiều sắc thái, cảm xúc Trong Then, những giai điệu pha trộn 2 lối hát đọc thơ và hát ngâm thường gặp ở những chương đoạn mang nội dung kể truyện về một công việc cần phải làm hoặc đang làm trong cuộc Then
3.4.4 Tiết tấu, nhịp điệu
Tiết tấu là mối tương quan về trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau
Trong Then nói riêng và trong âm nhạc nói chung, tiết tấu đóng vai trò rất quan trọng trong một tác phẩm âm nhạc Loại tiết tấu có phân nhịp phách thường được thể hiện qua loại nhịp đơn có một trọng âm Loại tiết tấu không phân nhịp phách thường thấy ở lối hát ngâm Giai điệu có tính chất tự sự, giãi bày tâm tư tình cảm
3.5 Về phần lời hát
Lời ca trong hát Then được biểu đạt chủ yếu bằng ngôn ngữ Tày - Nùn g.Lời ca được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác nên đôi khi cũng bị “Tamsao thất bản” Lời ca trong hát Then thường là những vần thơ tự do, không theomột qui định nào cả, có bài viết ở thể thơ 5 chữ, có bài ở thể thơ 7 chữ nhưng thểthơ phổ biến thường là 5 chữ và 7 chữ đan xen
Bên cạnh cấu trúc thơ 5 chữ, 7 chữ là chủ yếu, lời ca trong hát Then còn gặpcấu trúc thể thơ tự do (xen kẽ giữa thơ 3 chữ với 5 chữ, 3 chữ với 7 chữ, 4 chữvới 8 chữ…) Loại thể thơ tự do này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới cấu trúc câu,đoạn của âm nhạc trong hát Then
Nội dung lời ca trong hát Then là một trong những yếu tố quan trọng và thuhút nhiều người yêu thích hát Then Nội dung trong một cuộc Then trước hết phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của người Tày - Nùng, phản ánh hiện thực xã hội phong kiến xưa Trong mỗi đoạn hát đều có cốt truyện, nhiều
Trang 10chuyện mang tính thần thoại, yếu tố tâm linh nên nó gần gũi với quần chúng nhândân Nhìn chung, lời ca trong hát Then còn mang tính ước lệ, phóng đại… nhưng qua tác phẩm có thể thấy được ý tứ của nó, thấy được chính con người thật, con người với canh tác ruộng nương ở miền núi.
Trong buổi thực tế, chúng tôi đã có dịp trực tiếp thưởng thức phần biểu diễn của nghệ nhân Triệu Đình Lợi, Thầy đã hát cho chúng tôi bài “Trăng soi đường Bác” và giải thích nội dung của bài hát này
“Chủ đề chính rất nhiều ví dụ như bài Vầng trăng soi đường Bác có cả lời Tày và lời Kinh, nội dung là trăng soi Bác ngồi làm thơ và nói với người dân, nói
về mai sau đất nước của mình Hay chủ đề yêu quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước mình hay ca ngợi công lao của Bác Hồ.”
Nhìn chung phần lời của hát Then gần gũi với mọi người dễ hiểu dễ nhớ Hay như cô Hoàng Thị Nhận - chủ nhiệm câu lạc bộ Then Tày tại xã Phúc Chu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên chia sẻ “ Về nội dung của hát Then chủ yếu là
ca ngợi công lao của Bác hay ca ngợi vẻ đẹp của đất nước” Và theo cô sự thành công và hấp dẫn của hát Then nằm ở nhiều yếu tố về cả giai điệu, cả câu hát
Phần lời bài hát “Trăng soi đường Bác”:
Tiếng Tày:
ngoài dồm
Bác viết dân ta độc lập
phương
á ơi
Trang 11Hai liếp slèo kha gần chiến sĩ pây nưa
Trăng xuống nhòm cửa
Bác đòi thơ Bác bận quá, trăng ơi
hãy đợi
Thơ Bác Hồ chỉ lối ta đi
Trao đàn cháu lại ghi nối tiếp
Hỡi nàng trăng âu yếm thiết tha
Bác bát ngát tiếng đàn Lời Bác ơ ơ ơ ơi
Mong sum họp Bắc Nam Nghĩ trong thành
Bác ơi con xin hoàn bài thơ
Trang 123.6 Nhạc cụ
Hát Then bao giờ cũng phải đệm bằng Tính tẩu kết hợp cùng chùm xóc nhạc
mới đúng tính chất hát Then Vì thế, nếu thiếu một trong hai nhạc cụ này thì không thể thành diễn xướng Then được
3.6.1.Tính tẩu
Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mục, nhẹ và thẳng Cần
đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn Mặt cần đàn trơn, không có phím như đàn tam Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây
Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon Tính tẩu có loại 2 dây và
loại 3 dây tùy theo từng vùng và từng chức năng âm nhạc Loại mắc 2 dây phổ biến ở Thái, Tày, thường được chỉnh cách nhau 1 quãng bốn đúng hay quãng nămtùy theo hàng âm của giai điệu hoặc bài nhạc múa Loại có 3 dây thường do ngườiTày sử dụng Họ thêm 1 dây trầm giữa 2 dây kia Âm thanh của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng Loại 3 dây được gọi là tính then (đàn then)
thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây là tinh tẩu dùng để đệm hát và múa
Tính tẩu là nhạc cụ được sử dụng trong các sinh hoạt nghi lễ Then của
người dân Tày Không phải ai cũng có thể chơi được đàn Để làm ra được cây tínhtẩu đòi hỏi rất nhiều yếu tố: biết đàn, biết hát, cảm thụ tốt các âm thanh vang ra từ
Trang 13quy trình làm đàn và đặc biệt phải có một đôi bàn tay khéo léo mới có thể làmđược.
3.6.2 Chùm xóc nhạc
Chùm xóc nhạc là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, phương pháp kích âm làrung hoặc lắc, các vòng tròn nhỏ cùng các quả nhạc (chuông nhỏ) tác động vàonhau phát ra âm thanh Chùm xóc nhạc thường gồm có 2 quả xóc to, 3 quả xócnhỏ bằng đồng, kèm vào đó là những vòng khuyên đồng có đường kính 15 đến18mm, được móc nối với nhau thành những chuỗi xích dài khoảng 20 đến 25cm,thường là 5 chuỗi, 9 chuỗi, hoặc 15 chuỗi xích, vì vậy người ta căn cứ vào sốchuỗi xích để bổ sung thêm các quả xóc cho phù hợp Trong quá trình làm Then,chùm xóc nhạc được các bà Then, ông Then sử dụng theo nhiều cách Khi quânbinh vượt núi thì nhạc xóc thôi thúc, khi vượt sông thì tiết tấu nhanh hơn, dồn dậphơn, khi linh hồn nhập vào thì xóc nhạc tốc độ càng nhanh hơn
(Cây đàn tính do chính tay thầy Lợi làm ra)
3.7 Nghệ thuật biểu diễn