1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

nghiên cứu Then tày định hóa

42 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Như kế hoạch ban đầu đã đề ra, chúng tôi tìm hiểu nét đẹp văn hoá dân gian- “Hát then- Định Hoá”. Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Triệu Đình Lợi, một nghệ nhân hát Then, đồng thời là cán bộ công tác tại Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Đinh Hóa, mà đoàn chúng tôi đã làm giàu thêm vốn hiểu biết về Then Tày. Đồng thời, sự khác biệt giữa Then cổ- Then biểu diễn, Then Định Hoá- Then Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang… cũng đã được chúng tôi tìm hiểu, phân tích. - Sau khi được gặp gỡ các nghệ nhân hát Then ở trong vùng và nghe họ hát, xem họ biểu diễn, chúng tôi có cơ hội được đắm mình trong giai điệu ru dương của bài hát, trực tiếp tận hưởng sức hấp dẫn của Then Tày. Quả thật, chuyến Điền dã này đã giúp chúng tôi có được những trải nghiệm mới và những hiểu biết sâu sắc về hát then ở Định Hóa, một nét văn hóa dân gian đặc sắc.

Trang 1

Phần A: Phần mở đầu

Từ bao đời nay, Then đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam Hát then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng, mang trường ca, mang màu sắc tín ngưỡng, thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc Hoàng giải quyết một vấn đề

gì đó cho gia chủ Tháng 3/ 2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đểtrình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, loại hình nghệ thuật hát then chỉ có ở 5 tỉnh là Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang Then là một loại hìnhnghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân gian và có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái thường sử dụng then vào những dịp trọng đại như hội làng, cầu may của từng gia đình, dòng họ vào dịp năm mới, sinh con đầu lòng, giải trừ tà ma và chữa bệnh

Huyện định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một trong những nơi nghệ thuật trình diễn hátthen được bảo tồn và phát triển tương đối tốt Định Hóa là mảnh đất lưu giữ, phát triển không gian văn hóa hát then – đàn tính hết sức đồ sộ về khối lượng, phong phú

về thể loại, đa dạng về hình thức biểu diễn Việc nhìn nhận và đánh giá vị trí của Then trong đời sống tinh thần của người Tàyở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một việc làm cần thiết để tôn vinh giá trị của then Tày, đồng thời đóng góp cho việc tìm hiểu đời sống tôn giáo tín ngưỡng của các dân tôc thiểu số nói chung, đồng bào Tày ở Định Hóa nói riêng

Chính vì những lí do trên mà chúng tôi quyết định nghiên cứu về then Tày Chúng tôi chọn địa điểm nghiên cứu ở xóm Phúc Chu, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là nơi nghiên cứu sưu tầm tư liệu

Trang 2

Phần B: Phần nội dung

Chương 1: Về tổ chức đoàn

Từ ngày…… đến ngày……, đoàn điền dã đã đi thực tế và tìm hiểu ý kiến về nét văn hoá “hát Then- Định Hoá)

1.1 Bảng phân công nhiệm vụ

STT Họ và tên Năm sinh Mã sinh viên Nhiệm vụ, công

việc

1.2 Công tác chuẩn bị và cách thức tiến hành:

Trang 3

- Trong thời gian đi điền dã, đoàn điền dã chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể cho chuyến đi thực tế Điền dã sưu tầm Văn học dân gian của mình Với sự trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, ham học hỏi của các thành viên trong nhóm và cả sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Triệu Đình Lợi chúng tôi đã hoàn thành những công việc một cách thuận lợi và hiệu quả

- Như kế hoạch ban đầu đã đề ra, chúng tôi tìm hiểu nét đẹp văn hoá dân gian- “Hátthen- Định Hoá” Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Triệu Đình Lợi, một nghệnhân hát Then, đồng thời là cán bộ công tác tại Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Đinh Hóa, mà đoàn chúng tôi đã làm giàu thêm vốn hiểu biết về Then Tày Đồng thời, sự khác biệt giữa Then cổ- Then biểu diễn, Then Định Hoá- Then Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang… cũng đã được chúng tôi tìm hiểu, phân tích

- Sau khi được gặp gỡ các nghệ nhân hát Then ở trong vùng và nghe họ hát, xem họbiểu diễn, chúng tôi có cơ hội được đắm mình trong giai điệu ru dương của bài hát, trực tiếp tận hưởng sức hấp dẫn của Then Tày Quả thật, chuyến Điền dã này đã giúp chúng tôi có được những trải nghiệm mới và những hiểu biết sâu sắc về hát then ở Định Hóa, một nét văn hóa dân gian đặc sắc

Chương 2: Khái quát về huyện Định Hoá- Thái Nguyên

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên

Định Hóa là một vùng núi phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, được biết đến với khu ditích quốc gia đặc biệt An Toàn Khu(ATK) Định Hóa Với diện tích tự nhiên: 52075,4

ha, dân số 90086 người ( năm 2005) Theo cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở

1-4-2009, trong 10 năm ( 1999-2009) số dân ở Định Hóa giảm 3200 người do tỉ lệ xuất

cư cao Định Hóa giáp với tỉnh Bắc Cạn về phía Bắc và phái Đông Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang về phía Tây, giáp huyện Đại Từ và Phú Lương về phía Nam

2.2 Khái quát hóa về đặc điểm văn hóa-xã hội

Văn hóa

Định Hóa là một vùng có những nét đẹp văn hóa sâu sắc đặc biệt nó thể hiện ở các phong tục tập quán Người Tày ở Định Hóa cũng tổ chức những ngày lễ khác

Trang 4

nhau thể hiện ý nghĩa riêng mang đậm sắc thái dân tộc của người Tày tại đây Thườngthì có Tết Nguyên Đán mở đầu năm mới và Tết rằm tháng bảy cúng các vong hồn, đó

là những lễ tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả Ngoài ra gồm có các tết như Tết gọihồn trâu bò được tổ chức vào mồng 6-6 ( âm lịch), Sau vụ cấy là Tết cơm mới, tổ chức khi thu hoạch Đó là những cái tết rất đặc trưng cho đồng bào dân tộc Tày

Định Hóa là một vùng núi phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, được biết đến với khu ditích quốc gia đặc biệt An Toàn Khu(ATK) Định Hóa Với diện tích tự nhiên: 52075,4

ha, dân số 90086 người ( năm 2005) Theo cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở

1-4-2009, trong 10 năm ( 1999-2009) số dân ở Định Hóa giảm 3200 người do tỉ lệ xuất

cư cao Định Hóa giáp với tỉnh Bắc Cạn về phía Bắc và phái Đông Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang về phía Tây, giáp huyện Đại Từ và Phú Lương về phía Nam

Di tích lích sử - Du lịch

An toàn khu Định Hóa

An toàn khu Định Hóa (ATK Định Hóa) là một khu di tích rộng lớn nằm ở tỉnh Thái Nguyên Khu di tích này đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nướcViệt Nam đã sống và làm việc từ 1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp

Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh như nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt ông trồng, phiến đá ông thường nằm nghỉ trưa

ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện lịch sử:

Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Bộ Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch tác chiến - tấn công chiến lược Ðông Xuân 1953- 1954 để làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ

Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được ký ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên về giảm tô và cải cách ruộng đất

Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời ấy

Lán Tỉn Keo

Nằm trên đồi tỉn Keo thuộc xóm Nà lọm- xã Phú Đình Đồi Tỉn Keo còn có tên gọi làchân Đèo De hoặc Khuôn Tát ngoài Nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc nhiều lần

Nhà tưởng niệm Bác Hồ

Nhà tưởng niệm Bác Hồ được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 115 ngày Sinh nhật Bác (19/05/1890- 19/05/2005) Đây là quà tặng của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng Tỉnh uỷ- UBND và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên với tổng số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

Toàn bộ công trình được xây dựng trên diện tích 16.000m2, giữa đồi cao thoáng đãng, mặt hướng về phía Đông Bắc, bốn bên đều có núi bao bọc Tổng thể Nhà

Tưởng Niệm gồm:

Trang 5

+ Tứ trụ- Tam quan- Nhà tưởng niệm

+ Hệ thống công viên xanh

Đặc sản vùng

Quả cọ - Món quà dân dã của ATK Định Hóa: quả cọ có vị bùi, ngậy là món quà dân

dã hấp dẫn với nhiều khách du lịch mỗi khi đặt chân đến mảnh đất này

Cơm lam Định Hóa: Róc hết lớp vỏ nứa bị cháy, cắt ống cơm lam thành từng

khoanh, bày ra đĩa, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên

Gạo nếp

2.3 Khái quát về đặc điểm văn học

Định Hóa là một trong những vùng có hội văn học nghệ thuật đặc trưng của khu vực Đặc biệt ta không thể không nhắc đến hát Then Đó là một trong những nét đặc sắc văn hóa của dân tộc nơi đây

Chương 3: Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tế

3.1 Thuận lợi trong quá trình thực tế

Trang 6

- Quá trình đi thực tế khá thuận lợi theo đúng kế hoạch đã đề ra.

- Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu được áp dụng khá thuận lợi

- Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điền dã sưu tầm tại địa phương Đồng thời đoàn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ trung tâmvăn hóa thể thao-Định Hóa

- Công tác tiền trạm đã diễn ra chu đáo trước đó là sơ sở để đoàn làm việc hiệu quả,thuận lợi

- Người dân địa phương đa phần cởi mở, nhiệt tình khi cho biết thông tin

- Các nghệ nhân nhiệt tình giúp đỡ

- Tài liệu nghiên cứu sưu tầm phong phú

3.2 Khó khăn trong quá trình thực tế:

- Thời gian đi điền dã ngắn, chúng tôi không có nhiều thời gian để có thể tìm hiểu được nhiều thông tin sâu hơn

- Phương tiện di chuyển không thuận lợi

- Địa hình khó khăn, hiểm chở

- Thời tiết không thuận lợi, có mưa

- Phương tiện, máy móc hỗ trợ chưa được hiện đại

Chương 4: Kết quả thu hoạch cụ thể

4.1 Nguồn gốc

Then có nguồn gốc từ chữ “Tiên”có nơi gọi là “silien” là người của trời Then là những khúc hát, điệu múa thuộc thể loại dân ca nghi lễ, được sử dụng trong các lễ

Trang 7

cúng chữa bệnh, giải hạn, cầu mưa… Do những người làm nghề Then thực hiện Đây

là phong tục có từ lâu đời của dân tộc Tày Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào khẳng định thời điểm ra đời của Then, mọi người chỉ nhận biết The qua những câu văn vần thuộc dòng văn hóa dân gian do cá nhân hoặc những người ham hiểu biết thích sáng tác xây dựng nên Câu văn gắn với làn điệu được truyền từ đời này sang đời khác cho đến nay Những người làm Then đều là những người lao động,

họ thừa hưởng những kinh nghiệm của cha ông, nắm được những phong tục tập quán của dân tộc, biết hướng dẫn thực hiện các nghi lễ ma chay,cưới xin, càu cúng…được mọi người yêu mến và nhờ đến Vì thế có thể khẳng định Then bắt nguồn từ đồi sống lao động của nhân dân

( Nguồn sưu tầm)

Trang 9

(Nguồn sưu tầm)

Như chúng ta đã biết Then, xưa kia cuộc sống người Tày phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chính vì vậy đồng bào đã biết sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong cuộc sống để chế tạo các nhạc cụ đơn giản, trong đó có đàn tính Đây là cây nhạc cụ được

sử dụng trong nghi lễ hát Then Đàn tính được làm từ quả bầu khô, gắn trên một miếng ván mỏng, dây đàn được làm từ tơ tằm Về cây đàn tính có nhiều truyền thuyếtcòn lưu lại xung quanh vấn đề này Những câu chuyện được người dân lưu truyền từ

xa xưa lý giải nguồn gốc của hát Then là về chiếc đàn tính Theo chia sẻ của ông Triệu Đình Lợi xã Phúc Chu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên về nguồn gốc của hát Then bác có chia sẻ “ Anh chàng nghìn cân có tuổi mà chưa có vợ một hôm ra suối gặp mấy cô tiên xuống Từ đấy ông chàng đã yêu những nàng tiên đó …” tuy nhiên cũng có câu chuyện khác kể lại đó là “ Ngày xưa có một chàng trai 35 tuổi chưa có vợ con tên là Xiên Cân ( Nghìn Cân) Vì chưa tìm được người yêu nên chàngrất buồn luôn cảm thấy lẻ loi cô độc muốn làm một câu đàn để xua đi nỗi vắng vẻ cô đơn Cây đàn mà chàng luôn ao ước phải là loại đàn có quả bầu tròn làm bầu đàn, dâyđàn phải làm bằng sợi tơ con tằm Để thực hiên được mong ước ấy Xiên Cân đa tích cực lao đọng làm ra các vật liệu cuối cùng Xiêm Cân đã làm ra một cây đàn như ý, gọi tên là đàn tính tẩu

Từ những câu chuyện được lưu truyền trong tâm thức đồng bào tày có thể thấy được lời hát then cùng cây đàn tính của dân tộc đã ra đời từ rát lâu trở thành một sản phẩm tinh thần đi sâu vào thần thoại cổ tích Như vậy, có thể khẳng định nguồn gốc

Trang 10

của then đã có từ khi tổ tiên người Tày có nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và sựphát triển tiếng bộ của cộng đồng

4.2 Âm nhạc trong Hát Then

4.2.1Thang âm, điệu thức

Thang âm: là sự sắp xếp các âm thanh theo một thứ tự cao độ Mỗi âm trong thang

âm được gọi là các bậc của nó Cho đến nay, khái niệm về thang âm chưa hoàn toàn thống nhất Cùng với cách hiểu trên đây còn có những ý kiến khác cho rằng: thang

âm là một khái niệm để chỉ tập hợp thành phần âm trong bài chỉ có 3,4 bậc, trong đó

có một bậc nổi rõ tính ổn định hơn các bậc khác Do vậy, âm này được gọi là âm gốc của thang âm

Điệu Thức: là một khái niệm đã được chuẩn định về mặt ý nghĩa và hầu hết các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian đều thống nhất ý kiến cho rằng: điệu thức là một khái niệm để chỉ mối quan hệ về các bậc trong thang âm

Ngày nay, trong hát Then ta còn thấy có những đoạn nhạc mà toàn bộ cao độ phần âmnhạc theo âm điệu dấu giọng của lời thơ như: những đoạn Then đoán về tương lai, về

số phận và dặn dò con cháu dưới trần gian Ở những đoạn này, âm điệu hoàn toàn phụthuộc vào âm điệu tiếng nói Như vậy, tiếng nói giàu âm điệu được xem như dạng đầutiên mầm mống của âm nhạc

4.2.3 Lối hát trong Then

Lối hát đọc thơ: Là lối hát biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa thơ ca và âm nhạc

Ở đây, phương thức phát triển giai điệu thường là sự lặp đi, lặp lại của một hoặc hai hướng chuyển động giai điệu đơn giản, số lượng âm sử dụng không nhiều Lối hát đọc thơ phù hợp với việc thể hiện những nội dung cảm xúc mộc mạc, từ tốn, dõng dạc, khỏe mạnh và có một nhịp điệu rõ ràng, mạch lạc

Trang 11

Trong Then, dạng lối hát đọc thơ chiếm đa phần và thường xuất hiện ở những

chương đoạn mang tính chất cầu khẩn, thông báo, đệ trình một công việc nào đó khi Then tiếp xúc với thế giới “thần linh” như đoạn “soi hương lập mạ” (mở đầu của cuộc Then), đoạn xỉnh đẳm (thông báo xin phép tổ tiên), đoạn “giải vía” có nơi gọi là giải vẻ hay cẩm thế, hoặc là những chương đoạn đi đường được hát lặp đi, lặp lại

Lối hát ngâm :Lối hát này thường thể hiện tính chất dàn trải, ngâm ngợi, nhịp điệu

tự do hơn so với hát đọc thơ Giai điệu âm nhạc trong lối hát ngâm thường xuất hiện những nốt tô điểm, trang sức phù hợp với lối hát ngâm ngợi trong văn chương và sự mềm mại, uyển chuyển co dãn về nhịp điệu, nó rất phù hợp trong việc thể hiện nhữngcảm xúc trữ tình, sâu lắng của nội tâm Phương thức phát triển giai điệu của lối hát ngâm về cơ bản giống hát đọc thơ, đó là khi tiến hành giai điệu các câu thường lặp lạidáng dấp của nhau

Lối hát pha trộn hát đọc thơ và hát ngâm: Giai điệu ở dạng này có sự uyển

chuyển, linh hoạt khá tinh tế Nhịp điệu, cú pháp không mang tính đơn điệu, đơn giảnnhư hát nói nhưng cũng không quá phức tạp về hình thái giai điệu và không thiên về

sự trau chuốt, tô điểm như hát ngâm Giai điệu âm nhạc phát triển tương đối độc lập,

có sự phân ngắt câu cú rõ nét hơn hai dạng trên Do tính pha trộn nên phương thức phát triển giai điệu của lối hát này phong phú đa dạng, có ưu thế diễn đạt được nhiều sắc thái, cảm xúc Trong Then, những giai điệu pha trộn 2 lối hát đọc thơ và hát ngâmthường gặp ở những chương đoạn mang nội dung kể truyện về một công việc cần phải làm hoặc đang làm trong cuộc Then

4.2.4 Tiết tấu, nhịp điệu

Tiết tấu là mối tương quan về trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau Trong Then nói riêng và trong âm nhạc nói chung, tiết tấu đóng vai trò rất quan trọng trong một tác phẩm âm nhạc Loại tiết tấu có phân nhịp phách thường được thể hiện qua loại nhịp đơn có một trọng âm Loại tiết tấu không phân nhịp phách thường thấy ở lối hát ngâm Giai điệu có tính chất tự sự, giãi bày tâm tư tình cảm

4.3 Các hình thức sinh hoạt Then

4.3.1 Then cầu mong, Lễ cầu an

Người Tày - Nùng thường tổ chức lễ này vào tháng giêng hàng năm Người ta đón ông bà Then về nhà lễ để cầu an bình Lễ cầu an còn là ngày hội tụ xóm làng, vui xuân Đây là loại Then vui, hát về tình ca, sử ca Thường thì người ta mời các ông bà

Trang 12

Then có giọng hát hay, biết nhiều làn điệu đàn giỏi về làm lễ trong ngày này để mọi người cùng thưởng thức Lễ giải hạn: Lễ này được tổ chức vào bất kỳ ngày nào dịp nào trong năm Bởi cứ khi thấy có điều không lành, người ta thường mời Then về cúng để cầu mong sự may mắn, an bình, tai qua nạn khỏi/ Lễ cầu an, cầu va hay còn gọi là cầu tự Người Tày - Nùng ví con cái là bông hoa Do vậy, những đôi vợ chồng mới cưới hay không có con đều mời Then về làm lễ cầu an, cầu va…Họ hy vọng Then sẽ hát cầu xin với Hoa Vương Thánh Mẫu vốn là nữ thần trong coi về tình yêu, hạnh phúc, con cái của thiên hạ Người Tày-Nùng cho rằng bà là bà mụ của những đứa trẻ, do vậy bà có quyền ban phát hoa vàng hoa bạc cho ai là tuỳ Mặt khác, bà còn có thể ban pháu sức khỏe cho bọn trẻ… Lễ câu mùa, cầu đảo, diệt trùng Đây là

lễ mang tính chất cộng đồng làng bản Thường được tổ chức vào ngày đầu xuân tại nơi thờ thổ công, miếu thần hoặc trên thửa ruộng của làng Người ta mời ông Then,

bà Then có nơi mời thầy mo thầy tạo về làm lễ với mục đích cầu mùa Lễ này ngoài những đoạn hát mang tính nghi lễ, ông bà Then còn hát về những đoạn năm tháng, lịch, kinh nghiệm làm ăn của từng tháng trong năm Ngày này còn là ngày tụ hội làngbản vui xuân, chúc mừng năm mới vui vẻ sau một năm làm việc mệt nhọc

4.3.2 Loại Then chữa bệnh

Trước đây, dân tộc Tày - Nùng cũng như các dân tộc khác đều cho rằng người ốm, chết do nhiều nguyên nhân Nhiều người ốm do không hiểu nguyên nhân sinh bệnh nên họ cho rằng do thần linh ma quỷ làm hại Có thể hồn bị xúc phạm bỏ đi hay do sợhãi quá cũng hốt hoảng bỏ đi Khi đó, nếu muốn biết người ốm bị sao, người ta phải nhờ đến Then giải quyết có khả năng thương lượng với thần linh dùng sức mạnh trấn

áp quỷ thần có khả năng sai khiến âm binh đi tìm hồn về nhập vào xác Then chữa bệnh bằng sức truyền cảm âm nhạc, thơ ca, phần nào làm trọng chức năng an ủi, dỗ dành nỗi đau của người bệnh, làm cho mọi người thấy tâm hồn thanh thản hơn sau buổi làm Then Đây là phương pháp chữa bệnh bằng tinh thần của người Tày - Nùng xưa

4.3.3 Loại Then tống tiễn

Trang 13

Những gia đình có người chết hoặc đứa trẻ xấu số, sau khi chôn cất xong, chọn được ngày lành, người Tày - Nùng thường đón Then về làm lễ tiễn hồn người chết đi khỏi nhà để không quấy rối những người còn đang sống

4.3.4 Loại Then vui mừng, chúc tụng, ca ngợi

Thường những nhà giàu xưa kia khi có việc mừng thường hay mời Then đến đàn, hát vui, chúc tụng ca ngợi Những cuộc làm Then này phải theo trình tự như các đám cúng lễ Lời ca phần lớn ứng tác cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh Tuy nhiên, cũng có một số bài mẫu, đối tượng giao tiếp chủ yếu là người chức không phải là thầnlinh

4.3.5 Loại Then trung lễ, đại lễ cấp sắc (lẩu Then, lẩu vửt…)

Những người làm Then thường 3-5 năm phải làm lễ cấp sắc một lần gọi là đại lễ Nhưng cũng có Then vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có khả năng làm lễ đúng

kỳ hạn thì phải làm lễ trung để khất Người Tày –Nùng gọi là trung lễ là Hất lẩu khao

mạ, chỉ mời một người Then đến làm giúp và chỉ cần chút hương hoa quả thết đãi binh mã và tổ sư đồng thời xin khất với ngọc hoàng đến kỳ sau sẽ làm đại lễ Đại lễ của nhà Then là lễ đem lễ vật gồm hương, hoa, trà rượu vàng bạc châu báu gạo thịt bánh trái tiến dâng lên Ngọc hoàng thượng đế để thỉnh cầu nhà vua ban cấp cho Then Mỗi lần lẩu Then là một lần Then lên chức Then nào lo làm lẩu Then nhiều lầnthì chức tước càng cao tăng thêm uy tín với quần chúng có quyền hạn oai phong giải quyết nhiều việc cứu nhân độ thế Trong Then có chức tước quyền hạn được phân chia theo từng cấp độ khác nhau và rõ ràng Lẩu Then là một lễ quan trọng Chức tước Then được đánh dấu bằng tua trên mũ của các ông bà Then Số tua cao nhất có thể lên tới 15 Khi không còn làm Then nữa một số nơi làm lẩu Then nhưng với mục đích tạ ơn

4.3.6.Then - loại hình âm nhạc

Trang 14

Then là một loại hình diễn xướng dân gian được tổ chức chủ yếu trong nhà, thường làvào đên khuya thanh vắng Do đó, âm nhạc trong Then là loại nhạc êm dịu, ấm cúng, nhẹ nhàng và tâm tình Phạm vi sân khấu của nó là một chiếc chiếu gồm một người đàn hát và người xóc nhạc vừa đủ cho người nghe và xem trong khuôn khổ một gia đình (ngoại trừ các cuộc đại lễ Then và Then ngoài trời) Âm nhạc trong Then được diễn tả biểu hiện nội dung văn học có cốt truyện dài ngắn khác nhau Vì thế, cấu trúc

âm nhạc khác với các loại dân ca ta thường gặp Dân ca thường là khúc hát trọn vẹn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần với lời ca khác nhau Nhưng hát Then lời ca nhiều khiđược nhắc đi nhắc lại trên một làn điệu nhưng không có kết thúc trọn vẹn mà liên tục cho đến hết bài bản nội dung của một buổi Then Cũng do quy định nội dung chặt chẽcủa văn học nên âm nhạc trong Then khá phong phú về giai điệu và chặt chẽ về tiết tấu nhịp điệu bởi nó luôn được đi đôi với nhịp điệu của tiếng đàn và bộ xóc nhạc Nhạc điệu trong Then ở từng địa phương có sự tiếp thu các làn điệu dân ca nhưng lượn, phong slư, hát ru…có những đạo trong Then được dùng nguyên một loại lượn như lượn cọi ở Then Tuyên Quang, lượn Then hoặc lượn nàng hai ở Then Cao

Bằng…Tuy nhiên, Then ở mỗi địa phương, mỗi tỉnh khác nhau đều có những màu sắc âm nhạc khác nhau Đặc điểm này tạo cho âm nhạc trong Then có sự giàu có về màu sắc khúc thức và tiết tấu âm nhạc Âm nhạc trong Then có sự giao lưu với loại

âm nhạc khác như chất giai điệu và phong cách diễn xướng của thầy mo, trong một

số chương đoạn nhưng có phần tiếp thu và cải biến phù hợp từng nội dung văn học cũng như tính chất của Then nhẹ nhàng, ấm cúng và sinh động hơn Then được hình thành và phát triển trong dân gian nhưng thường phát triển theo kiểu nối nghề nối nghiệp, theo kiểu cha truyền con nối, hoặc có số mệnh phải theo Then thì cũng phải theo học thầy thành thạo một thời gian dài mới đứng ra làm Then độc lập Cách thức này đã biến Then trở thành một loại hình âm nhạc dân gian mang trình độ cao,

chuyên nghiệp có tay nghề đạt tới trình độ cao về nghệ thuật Trong lễ làm Then thường có múa và múa Then nằm trong nghi thức tôn giáo Tuy nhiên, múa Then bao giờ cũng phải kèm theo đạo cụ Và âm nhạc trong múa Then đơn giản, thường dùng đàn tính và chùm xóc nhạc để đệm song tiết tấu âm nhạc múa phong phú một số nơi

có hát Các hình thức âm nhạc trong Then Bên cạnh ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng,

Trang 15

Then còn được xem xét như một yếu tố là một loại diễn xướng do chỉ có một người hát với cây tính Then và chùm xóc nhạc.

4.4 Nội dung lời hát Then

Hầu hết trong các lễ cúng người tày đều có hát then, hát then không chỉ đơn thuần là một loại hình âm nhạc hay diễn xướng dân gian mà còn có sự gắn bó chắt chẽ với tín ngưỡng

Then được hát trong hầu hết các nghi lễ, hội với nhiều đường then khác nhau tuỳ thuộc vào mục đichá của lễ cúng Then của người Tày mượn lời ca tiếng đàn cùng chùm xó nhạc dẫn đường đến với các đấng siêu nhiên để thỉnh cầu hay cảm tạ Theo quan niệm của người Tày, có ba tầng trời, tần sao âm vậy và họ tin khi tiếng đàn tính cùng lời then cất lên là lúc các ông then đang bất đầu cuộc hành trình với từng đường then dẫn quan quân đi khắp ba tầng trời Qua lòi then nguòi nghe có thể biết được quan quân đã đi đến đâu trên tầng trời Điệu then khi trầm khi bổng đôi lúc sống độnggấp gáp kết hợp với động tác mô phỏng cùng tiếng hò deo tạo khí thế đồng thời xuất hiện yếu tố thiêng Ví dụ trong điệu hát cùng động tác lên ngựa đánh nhau với thuỷ quái khiến người xem hồi hộp

Khi lên ngựa then hát rằng:

Phạt cờ khửn bưởng lăng tứn mạ

Phạt cờ khứn bưởng nả tứn loan

( Phất cờ về phía sau lên ngựa

Phất cờ về phía trước xuất quân)

Lời then cứ thế thủ thỉ, sôi động rồi lại trầm buồn, nghĩ ngợi Mỗi bài mỗi tâm trạng mỗi sắc thái mỗi không khí Có khi căng thẳng lo lắng, có lúc hồ hởi vui tươi tiếng đàn tiếng hát quyện với nhau hư ảo Lời then thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no đầy đủ có ruộng vườn có trâu có của Câu hát rộn rã, hồ hởi, lạc quan thấm vào từng cá thể đang sống nơi trần thế Lời then làm cho con người trần thế an tâm an tâm về linh hồn người đã mất Những linh hồn ấy đã được then đưa về nơi tổ

Trang 16

tiên Hát then còn tạo niềm tin cho người bệnh, để vượt lên số phận là liều thuốc giúp

họ vượt qua bệnh tật

Khi vui người ta mời then, khi nhà có chuyện mời then Then không thể thiếu trongđời sống tinh thần và tâm linh của người Tày Hát then gắn liền với đời sống của nhândân, ngoài những lời then tâm linh sử dụng trong tín ngưỡng lời then còn thể hiện sự

ca ngời quê hương đất nước ca ngợi Bác Theo lời thầy Triệu Đình Lợi ( nghệ nhân hát then huyện Định Hoá) " Chủ đề hát then rất nhiều chủ đề yêu quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước mình, ca ngợi công lao của Bác Ví dụ như bài Trăng soi đường Bác có cả lời Kinh và lời Tày"

Tiếng Tày:

Hai chói khảu tảng bác tím thơ

Bác nhằng cấn hai ơi gỏi thả

Gằm thơ Bác bấu mà pi bươn

Chao lục lan nặm mường viết tiếp

Mởi nàng hai slương sliết lồng mà ngoài dồm

Bác viết dân ta độc lập

Dồm song hai chói khóp slí phương

Gằm thơ Bác bấu mà pi ơ ơ bươn

Chao lục lan nặm mường viết tiếp á ơi

Hai liếp slèo kha gần chiến sĩ pây nưa tàng

Trang 17

Tiếng Kinh:

Trăng xuống nhòm của Bác đòi thơ

Bác bận quá trăng ơi hãy đợi

Thơ Bác Hồ chỉ lối ta đi

Trao đàn cháu lại ghi n ối tiếp

Hỡi nàng trăng âu yếm thiết tha trăng nhòm

Bác viết dân ta độc lập

Ngoài song chăng chiếu khắp bốn phương

Thơ Bác Hồ chỉ lối ta ơ ơ đi

Trao đàn cháu lại ghi nối tiếp a ơi

Trăng soi bước chân người chiến sĩ đi trên đường

Bác bát ngát tiếng đàn

Lời Bác ơ ơ ơ ơi

Mong sum họp Bắc Nam

Ngĩ trong thành

Bác ơi con xin hoàn bài thơ

Đã có rất nhiều ca khúc Then viết về Bác, viết về chân dung người Trong n hững dịp

kỉ n iệm lễ hội, những tiếng ca viết về người lại được cất lên với một niềm thương nhớ, biết ơn sâu sắc Với những người dân Tày, lòng biết ơn Bác được thể hiện trong những lời hát Then, tiếng đàn tính thân thiết mà gần gũi Hình ảnh Bác trong n hững lời then Tày hiện lên thật giản dị mà ấm áp

4.5 Nhạc cụ

- Đàn Then (đàn Tính, tính tẩu) là nhạc cụ quan trọng đệm cho hát, múa, diễn và mọihoạt động của tín ngưỡng Then Chính vì đàn sử dụng chủ yếu trong tín ngưỡng Thennên có tên gọi là đàn Then

Trang 18

Tính tẩu có những bộ phận chính như sau:

• Bầu vang (bộ phận tăng âm): làm bằng nửa quả bầu khô (cắt ngang) Đường kính thường tư 15 đến 25 cm Để có độ vang, âm sắc chuẩn người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều để làm bầu vang Mặt đàn thường làm bằng gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm Trên mặt đàn có khoét 2 lỗ hình hoa thị

để thoát âm (trước kia 2 lỗ hoa thị được khoét ở phía sau bầu đàn) Ngựa đàn tương đối nhỏ nằm trên mặt đàn

• Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mục, nhẹ và thẳng Cần đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn Mặt cần đàn trơn, không có phím như đàn tam Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây

• Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon Tính tẩu có loại 2 dây và loại

3 dây tùy theo từng vùng và từng chức năng âm nhạc Loại mắc 2 dây phổ biến

ở Thái, Tày, thường được chỉnh cách nhau 1 quãng bốn đúng hay quãng năm tùy theo hàng âm của giai điệu hoặc bài nhạc múa Loại có 3 dây thường do người Tày sử dụng Họ thêm 1 dây trầm giữa 2 dây kia Âm thanh của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng Loại 3 dây được gọi là tính then (đànthen) thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây là tinh tẩu dùng để đệm hát và múa

Trang 20

- Chùm nhạc xóc

Chùm nhạc xóc được cấu tạo từ chất liệu đồng, trong có hạt để khi lắc rung sẽ tạo

ra âm thanh Quả nhạc chủ yếu tạo ra tiết tấu, nhịp điệu và thực hiện chức năng giữ nhịp, màu sắc

Trang 21

4.6 Nghệ thuật biểu diễn

4.6.1 Hình thức

Người biểu diễn phải ăn mặc đẹp, bộ trang phục truyền thống màu đen của dân tộc Tày, có khăn vấn, mặt tươi, có tác phong sân khấu Khi trình diễn họ thường tổ chức một lễ cúng nhỏ để xin phép tổ sư Người trình diễn then theo hình thức tổng hợp vừa hát vừa đệm đàn, kết hợp với chùm xóc và múa để thể hiện nội dung câu hát.Khi hát càn hát đúng nhịp, đúng lời hát

4.6.2 Cách biểu diễn

Khi đánh đàn người nghê nhân phải đặt bầu đàn trên đùi phải, dùng ngón tay cáicủa tay trái đỡ lưng cần đàn, các ngón còn lại dùng để bấm dây Tay phải, ngón cái vàngón 3,4,5 cầm ở chỗ tiếp giáp giữa bầu đàn và cần đàn, dùng ngón trỏ tay phải đểgẩy đàn theo hai chiều Khi gẩy lên âm phát ra bởi phần thịt của đầu ngón tay tạo ra

âm sắc dịu dàng mềm mại, còn khi gẩy xuống có phần ảnh hưởng của móng tay nên

âm sắc cứng, thô và có phần hơi đanh Và tuỳ theo tình cảm giai điệu của bài hátmúa, đàn, các nghệ nhân còn trình diễn với nhiều sáng tạo phong phú khác nhau như:

ở những đoạn nhộn nhịp hoặc tương đối tự do, các ngón bấm của tay phải có thểdùng ngón bấm của tay trái để dùng búng, vuốt Các ngón 3,4,5 tay phải có thể dùngđập và mặt đàn tạo ra những âm tiết như tiếng trống đệm, tiếng gõ giữ nhịp Tính chấtcủa tính Then nổi bật là tính trữ tình, chất phác, hồn nhiên, vui tươi và những suy tưtrong cuộc sống của người Tày - Nùng Tuy không phải là cây đàn hào nhoáng có sứcmạnh nổi bật ở bề ngoài nhưng nó thực sự là cây đàn phù hợp với kỹ thuật tinh tế nhưtrượt, vuốt, láy rền, vê…Những đường nét lèo lượn mang tính chất trang trí rất phùhợp vời ngôn ngữ, âm nhạc trong Then của người Tày - Nùng

Với chùm xóc nhạc người trình diễn dùng phương pháp kích âm: gõ chùm xóc nhạc xuống motọ miếng vải vuông, được đặt trên sàn nhà, mặt đất hoặc cầm chùm nhạc rung, lắc, đập vào vai người khi múa Nghệ nhân sử dụng chùm nhạc theo nhiềucách khác nhau Thứ nhất là ngoắc chùm nhạc vào ngón tay trỏ, hoặc ngón thứ ba, bàn tay ngửa tỳ khuỷu tay lên đùi rồi gõ chùm nhạc xuống một miếng vải vuông thêu hình thổ cẩm được đặt trên mặt sàn họăc mặt đất nơi gàn người làm Then Thứ hai là người nghệ nhân Then vừa hát vừa ngoắc chùm nhạc xóc vào ngón chân cái ngồi theo

tư thế xếp chân vòng tròn, dùng bàn chân dưa lên đưa xuống gõ chùm nhạc xuống mặt sàn, mặt đất theo nhịp đàn Thứ ba là khi múa, nghệ nhân có thể cầm chùm nhạc

Ngày đăng: 21/06/2017, 12:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, Triệu Ân, Hoàng Hưng, Dương Nhật Thanh, Nông Đức Thịnh, Then Tày- những khúc hát, nxb Văn hóa Dân tộc, H.2000 Khác
3, Dương Kim Bội, Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời Then Tày, Tạp chí Dân tộc học, số 2-1978, trang 14-21 Khác
4, Hoàng Tuấn Cư, Vi Quốc Đình, Nông Văn Tư, Hoàng Hạc, Then bách điểu, nxb Văn hóa Dân tộc, H.1994 Khác
5, Phạm Thị Điềm, Múa dân gian Bắc Bộ, nxb Văn hóa Dân tộc, H.2000 Khác
6, Nguyễn Thị Hiền, Người diễn xưỡng Then: nghệ nhân hát dân ca và thầy Sanman, tạp chí văn hóa số 5-2000, trang 74-83 Khác
7, Nông Thị Nhình, Âm nhạc các dân tộc Tày nxbVăn hóa Dân tộc, H.2000 8, Lục Văn Pảo, Bộ Then tứ bách, nxb Văn hóa Dân tộc, H.2000 Khác
9, Hà Đình Thành, Then của người Tày với tín ngưỡng tôn giáo dân gian, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 5-2000, trang 35-39 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w