1. Định nghĩaCơ chế ba bên có nghĩa là bất kỳ hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ. Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: Mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó”. (Định nghĩa do Tổng giám đốc ILO đưa ra trong báo cáo tại kì họp thứ 79, năm 1992)Tuy nhiên, để dễ tiếp cận hơn, có thể hiểu cơ chế ba bên là quá trình phối hợp giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua các tổ đại diện chính thức của họ) bằng những hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, chính trị và pháp lí… nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động xã hội, trước hết là các vấn đề thuộc mối quan hệ lao động mà cả ba bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên, lợi ích chung của ba bên và lợi ích chung của xã hội.2. Điều kiện đảm bảo cơ chế ba bên, liên hệ tại Việt Nam.Để đảm bảo cơ chế ba bên được vận hành hiệu quả trên thực tế, cần đáp ứng được những điều kiện sau:Nhận thức đúng đắn về quan hệ lao động ba bên;Nền kinh tế thị trường công nghiệp (nền đại CN);Dân chủ xã hội được đảm bảo (xã hội dân sự);.........
Trang 11 Định nghĩa
"Cơ chế ba bên có nghĩa là bất kỳ hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong
đó Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: Mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó” (Định nghĩa do Tổng
giám đốc ILO đưa ra trong báo cáo tại kì họp thứ 79, năm 1992)
Tuy nhiên, để dễ tiếp cận hơn, có thể hiểu cơ chế ba bên là quá trình phối hợp giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua các tổ đại diện chính thức của họ) bằng những hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và pháp lí… nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động - xã hội, trước hết là các vấn đề thuộc mối quan hệ lao động mà cả ba bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên, lợi ích chung của ba bên và lợi ích chung của xã hội.
2 Điều kiện đảm bảo cơ chế ba bên, liên hệ tại Việt Nam.
Để đảm bảo cơ chế ba bên được vận hành hiệu quả trên thực tế, cần đáp ứng được những điều kiện sau:
- Nhận thức đúng đắn về quan hệ lao động ba bên;
- Nền kinh tế thị trường công nghiệp (nền đại CN);
- Dân chủ xã hội được đảm bảo (xã hội dân sự);
- Quyền tự do hiệp hội của NSDLĐ và NLĐ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện trên thực tế;
- Tồn tại tổ chức đại diện của NSDLĐ và NLĐ một cách “thực sự”;
- Nhà nước pháp quyền;
- Sự thừa nhận của Nhà nước bằng pháp luật
Để đánh giá đúng thực tiễn vận hành cơ chế ba bên tại Việt Nam hiện nay, chúng
ta cần đánh giá thực tiễn từng điều kiện như đã nêu trên
Thứ nhất, nhận thức về quan hệ lao động ba bên ở Việt Nam hiện nay
Nhận thức chính xác và đầy đủ về cơ chế ba bên là điều kiện tiên quyết để đảm bảo thực hiện trên thực tế
Trang 2Trong thời gian gần đây, chủ đề cơ chế ba bên đã được quan tâm nhiều hơn tại
nước ta, điều đó thể hiện qua một số luận án, bài báo như: luận án tiến sỹ “Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thu -Đại học Luật Hà Nội; đề tài “Cơ chế ba bên – Pháp luật và thực tiễn hoạt động” của
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội do TS.GVC Lê Thi Hoài Thu chủ trì; các bài báo của PGS.TS Phạm Công Trứ được đăng trên các số của tạp chí Nhà nước và Pháp luật; các bài viết của TS Lưu Bình Nhưỡng, TS Đào Thị Hằng, ThS Nguyễn Hữu Chí; ngoài ra còn có một số bài tiểu luận do các Học viên, Sinh viên thực hiện
Trên đây là những thành tựu trên lĩnh vực nghiên cứu và học thuật Tuy nhiên, thực tế chúng ta có thể thấy các chủ thể trực tiếp tham gia và được hưởng lợi từ cơ chế này là Nhà nước, NSDLĐ và đặc biệt là NLĐ chưa thực sự nhận thức đầy đủ về vấn đề này, thậm chí đa số người lao động không được trang bị kiến thức về cơ chế ba bên để đảm bảo tối đa quyền lợi cho bản thân mình
Thứ hai, nền kinh tế thị trường công nghiệp
Điều kiện kinh tế là điều kiện cơ bản để đảm bảo thực hiện cơ chế ba bên
Nền kinh tế thị trường ở nước ta lần đầu tiên được đề cập tại Đại hội VII của Đảng (6-1991) với tư cách là cơ chế vận hành nền kinh tế Đến Đại hội IX của Đảng (4-2001), khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới được chính thức sử dụng trong các văn kiện của Đảng Và cũng từ đại hội này, Đảng xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời
kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, tại Văn kiện Đại hội XII của Đảng (1 năm
2016) đã chỉ ra rằng: “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, chưa tạo được đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”.
Đại hội VIII của Đảng (năm 1996), Đảng ta đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước
ta sẽ trở thành “Một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại” Tại Đại hội
IX của Đảng (năm 2001), mục tiêu này được diễn đạt “mềm dẻo” hơn là: “Đến năm
2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Đại hội X của Đảng (năm 2006), một lần nữa xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” Đại hội XI tiếp tục khẳng định “ tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Tuy nhiên, vừa qua Văn kiện Đại hội XII của Đảng (1 năm 2016) đã đánh giá: “Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được.”
Như vậy, cho đến hiện nay nước ta vẫn chưa xây dựng được nền kinh tế thị trường cũng như chưa đạt được mục tiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 3Thứ ba, dân chủ xã hội được đảm bảo (xã hội dân sự).
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về XHDS Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu bản chất của XHDS là tập hợp các tổ chức phi chính phủ
có những hoạt động phản biện đối với chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách ôn hòa, có trách nhiệm để xây dựng cộng đồng, giúp đỡ Nhà nước
Đảng và Nhà nước ta đã và đang ngày một quan tâm hơn đến xây dựng và đảm bảo xã hội dân sự Đại hội XI của Đảng (1/2011) khẳng định dân chủ là bản chất của chế
độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Nhận thức, phương pháp
và phong cách làm việc, ứng xử của cán bộ đảng viên và nhân dân theo hướng dân chủ hiện nay đã có những chuyển biến tích cực và tương đổi ổn định; các thể chế và cơ chế dân chủ ngày càng bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tính tích cực chính trị của công dân ngày càng tăng, không khí dân chủ ngày càng lành mạnh và sự quan tâm và tham gia chính trị, tham gia quản lý nhà nước của nhân dân ngày càng rộng rãi; nội dung
và hình thức, phương pháp và công cụ thực hiện dân chủ ngày càng sâu sắc và đa dạng;
hệ thống các thể chế, cơ chế dân chủ hình thành và phát triển hơn, tạo nền tảng pháp lý cho quá trình thực hiện dân chủ; với việc xây dựng các quy chế và pháp lệnh dân chủ cơ
sở, dân chủ không còn dừng lại ở những nguyên tắc chung, trừu tượng, mà được cụ thể hóa ở từng cấp, ngành, địa phương và đơn vị Dân chủ ngày càng thoát ra khỏi tính hình thức để trở nên thực chất hơn
Tuy nhiên, tình trạng thiếu dân chủ vẫn còn những biểu hiện và diễn biến phức tạp Cho đến nay không ít quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn bị vi phạm Tình trạng buông lỏng kỷ cương, pháp luật, dân chủ hình thức, cán bộ cửa quyền, hách dịch vẫn còn không nhỏ Khi bị nhân dân phát hiện, khiếu kiện thì cá cơ quan có trách nhiệm chậm giải quyết và giải quyết chưa dứt điểm, chưa khách quan Tình trạng tồn đọng trong xử lý khiếu kiện còn khá phổ biến, nhiều hiện tượng lợi dụng dân chủ, coi thường kỷ cương phép nước vẫn tồn tại Hiện tượng mất dân chủ, vi phạm pháp luật diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội với những biểu hiện mới, tinh vi và phức tạp hơn Thiếu dân chủ từ khâu chuẩn bị và ra quyết định đến triển khai thực hiện và đánh giá quyết
định, chính sách Văn kiện Đại hội XII của Đảng (1 năm 2016) chỉ ra rằng: “Nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ.”
Như vậy, điều kiện này cũng chưa được đáp ứng
Thứ tư, quyền tự do hiệp hội của NSDLĐ và NLĐ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Trong cơ chế ba bên, với sự tham gia của Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ khác với cơ chế hai bên chỉ diễn ra giữa NSDLĐ và NLĐ, do chính bản thân NLĐ và NSDLĐ tự thỏa thuận Do vậy, các chủ thể tham gia trong cơ chế ba bên phải thông qua tổ chức đại diện của mình
Trang 4NLĐ và NSDLĐ xuất phát từ nhu cầu cần được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình sẽ phải tự liên kết lại để thành lập nên tổ chức đại điện của mình và tham gia vào cơ chế ba bên Vì thế pháp luật cần phải đảm bảo quyền tự do lập hội của NLĐ và NSDLĐ
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay, dường như những tổ chức đại diện được lập nên không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chí của NLĐ, NSDLĐ
Về phía NLĐ, nhà nước chỉ quy định một tổ chức đại diện duy nhất từ TW đến cơ
sở là Công đoàn, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công đoàn và mang hơi hướng hành chính nhà nước NLĐ chỉ có một lựa chọn duy nhất là gia nhập vào Công đoàn mà không có tổ chức đại diện nào khác Thậm chí, trong nhiều cơ quan, đơn vị, khi phát sinh quan hệ lao động đồng nghĩa NLĐ đó là thành viên của tổ chức Công đoàn của cơ sở đó
Về phía NSDLĐ, Nhà nước quy định các tổ chức có chức năng đại diện cho NSDLĐ đó là: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Hợp tác
xã Việt Nam (VCA) và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Có thể thấy rằng, trong ba tổ chức này không có tổ chức nào do các doanh nghiệp lập ra nhằm mục đích đại diện cho họ để tham gia vào các quan hệ lao động Những doanh nghiệp này do Nhà nước chọn ra và nghiêng về yếu tố quản lý nhà nước hơn là đại diện cho ý chí của NSDLĐ
Như vậy, quyền tự do hiệp hội của NLĐ và NSDLĐ vẫn chưa được đảm bảo trên thực tế
Thứ năm, tồn tại tổ chức đại diện của NSDLĐ và NLĐ một cách “thực sự”.
Như đã phân tích ở trên, những tổ chức đại diện của NSDLĐ và NLĐ trên thực tế chưa hoàn toàn xuất phát từ ý chí của NLĐ và NSDLĐ Từ đó, đa số những tổ chức này hoạt động mang tính hình thức và không nhận được sự tin tưởng của đông đảo NLĐ, NSDLĐ
Đặc biệt đối với tổ chức đại diện của NLĐ là Công đoàn, với chức năng bảo vệ quyền lợi cho NLĐ nhưng lại hoạt động không có hiệu quả làm cho NLĐ vốn dĩ đã yếu thế còn bị suy yếu hơn nhiều lần Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có tư tưởng hạn chế, thậm chí không cho thành lập Công đoàn Tuy nhiên, vẫn có nhiều Công đoàn ở các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động rất thực chất, đó là kết quả của sự đấu tranh của NLĐ hay tư duy tiến bộ của NSDLĐ
Thứ sáu, nhà nước pháp quyền.
Khái niệm nhà nước pháp quyền hiện nay có nhiều quan điểm, theo giáo trình Lý
luận chung về nhà nước và pháp luật của ĐHQG HN nêu rằng: “Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp
Trang 5luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người.”
Điều 2 Khoản 1 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”
Tuy nhiên, khi đối chiếu thực tiễn tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam,
có thể khẳng định rằng chúng ta chưa có nhà nước pháp quyền Các văn kiện của Đảng cũng chỉ ra rằng chúng ta đang trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Văn kiện
Đại hội XII của Đảng (1 năm 2016) tiếp tục khẳng định đất nước phải tiếp tục “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Thứ bảy, sự thừa nhận của Nhà nước bằng pháp luật.
Pháp luật Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến cơ chế ba bên Điều đó thể hiện qua các khía cạnh:
- Trong việc xây dựng chính sách, pháp luật lao động: Trong lĩnh vực lao động khi
Bộ lao động được giao chủ trì soạn thảo thì các bên tham gia có đại diện của Người sử dụng lao động, đại diện của Người lao động tham gia đóng góp
- Trong việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực lao động: quy định về thỏa ước lao động tập thể, thương lượng tập thể; Chính phủ ban hành thang bảng lương, mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ…đồng thời cũng quy định việc tham khảo ý kiến các bên trước khi có sự điều chỉnh; quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; quy định về an toàn và vệ sinh lao động
- Trong việc giải quyết tranh chấp lao động: Nhà nước tham gia giải quyết thông qua vai trò của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện và cấp tỉnh và Tòa án các cấp; bên cạnh đó, các bên có thể lựa chọn cơ chế trọng tài
3 Kết luận
Từ những phân tích trên, có thể kết luận thực tiễn ở Việt Nam chưa đủ điều kiện
để vận hành cơ chế ba bên Tuy nhiên, có thể thấy vấn đề này ngày càng được quan tâm bởi Nhà nước, NLĐ, NSDLĐ và toàn xã hội Dù hiện tại chúng ta chưa đáp ứng được những điều kiện trên nhưng cũng không thể đợi đến khi có đầy đủ tất cả các điều kiện mới đưa vào vận hành cơ chế ba bên Vì vậy, chúng ta phải chấp nhận những khiếm khuyết của cơ chế ba bên ở nước ta hiện nay đồng thời tìm phương án khắc phục, sửa đổi
để ngày càng hoàn thiện hơn