1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch bài giảng CLE (Giáo dục Pháp luật thực hành): Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên

22 3,8K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 773,5 KB

Nội dung

C. Nội dung chi tiết: I. Khái niệm về trách nhiệm hình sự và người vị thành niên: Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do Tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định. Tại điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau : 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Từ những phân tích trên ta có thể thấy, Tội phạm do người chưa thành niên gây ra là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người dưới 18 tuổi và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi và lỗi của mình theo phán xét của cơ quan tiến hành tố tụng... Như vậy, khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra không đồng nhất với khái niệm người chưa thành niên phạm tội nhưng hai khái niệm đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Còn khái niệm người chưa thành niên phạm tội là khái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên) thực hiện hành vi phạm tội, còn khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện bởi một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên). II. Tình hình vi phạm pháp luật của người vị thanh niên. Thực trạng Theo cục phó cục trưởng cục cảnh sát hình sự Bộ công an số trẻ em phạm tội đang gia tăng và trẻ hóa thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi năm. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó. Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhối lương tâm và dư luận xã hội. 1. Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà nội năm .....

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỘNG ĐỒNG THÁNG 11 NĂM 2014

Chủ đề: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên

A Giới thiệu

Thực hiện: Nhóm giảng CLE- Khoa Luật- Đại Học Vinh

Địa điểm: Làng trẻ SOS Vinh - Nghệ An

Đối tượng: Từ 13 tuổi đến 18 tuổi

Chủ đề giảng dạy: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên

Thời gian: 120 phút (8h00’- 10h00’) Ngày 16/11/2014

B Các hoạt động cụ thể:

dung

Phương pháp

Mô tả phương pháp Phuơng

tiện, công cụ

Người thực hiện

Thời gian

cô giáo bắt được và kỉ luật học sinh có hành vi trộm cắp đó

Míc, Điện thoại

QuangTuấn

sự để mở các ô chữ ra, học sinh nào trả lời đúng sẽ nhận được phần quà-Người giảng sẽ tổng kết lạibài học

Mic, máy chiếu

HoàngHiền

25’

Trang 2

 Từ những thông số trên em có nhân xét gì về xuhướng phạm tội của trẻ em hiện nay?

 Độ tuổi phạm tuổichủ yếu ở khoảng độ tuổi nào là cao nhất?

 Trong đoạn video vừarồi em thấy những bạn đó viphạm tội gì?

 Độ tuổi các bạn làbao nhiêu?

 Những đối tượng nào

mà các bạn đó gây hại?

 Em cảm thấy như thế nào về những hành vi trên

 Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến những con số trẻ vi thành niên phạm tội ở mức báo động như vậy?

=> Từ những câu hỏi phân tích cùng các em thì đưa ra nhận xét và đưa ra nguyên

Trang 3

nhânHoạt động thứ 3: trò chơi

“ghi nhớ”

Luật chơi: sẽ hỏi một số số liêu đã đề cập trong phần thực trạng, bạn nào trả lời nhanh nhất sẽ nhận được 1 phần quà

 Người vị thành niên thường phạm tội đặc biệt nghiệm trọng và nghiêm trọng nhiều hơn hay tội phạm ít nghiêm trọng? Tỉ lệphần trăm vi phạm là bao nhiêu

 Độ tuổi thường gây loại tội phạm ít nghiệm trọng ? chiếm tỉ lệ phần trăm là bao nhiêu?

 Trong vào 6 năm (2007-2013) trên cả nước

đã xảy ra bao nhiêu vụ án hình sự do trẻ vị thành niêngây ra?

- Sau đó, cho các em xem một hoạt cảnh :

+ Tên hoạt cảnh: “ Tôi là vị thành niên”

+ Nhóm kịch sẽ đóng một hoạt cảnh liên quan đến sự thay đổi đặc điểm tâm lý của người vị thành niên ( trước tiên là nói về tâm lý

Hùng

30’

Trang 4

trẻ em, trải qua quá trình nó thay đổi như thế nào, nhất là

ở lứa tuổi vị thành niên )-Đặt câu hỏi cho các em trả lời :

+ Từ hoạt cảnh đó các em thấy ở lứa tuổi trẻ em thì tâm lý, tình cảm và nhận thức được biểu hiện như thếnào ?

+ Trẻ em đã biết nhận thức cái nào đúng, cái nào sai chưa ?

+ Đến lứa tuổi vị thành niênthì tâm lý, nhận thức, hành

vi nó thay đổi như thế nào?-Nhận xét về hành vi của người vị thành niên trong hoạt cảnh trên ?

=>Tổng kết lại đặc điểm tâm lý của người chưa thànhniên

*Thứ hai, nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội:

- Cho các em xem lại một video trong phần thực trạng

- Đặt câu hỏi cho các em trảlời:

+ Từ video em thấy người chưa thành niên phạm tội sẽ

bị áp dụng hình phạt như thế nào, năng hay nhẹ ?+ Hình phạt áp dụng như thế đã phù hợp chưa, và mục đích của việc áp dụng

đó là để làm gì ?

=>Tổng kết đưa ra nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

Trang 5

*Thứ ba,các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

- Người giảng sẽ mời một anh, chị chân gỗ lên làm mẫu

- Sau đó phát cho các em những mảnh giấy để các emghi những biện pháp tư pháp và hình phạt có thể áp dụng đối với người vị thành niên phạm tội

- Cho các em 5 phút thảo luận, trao đổi và viết ra đáp

án của mình Sau đó lần lượt các em sẽ lên dán những kết quả đó vào ngườimẫu của CLB

- Đặt một số câu hỏi cho các

em trả lời:

+ Tại sao em lại nghĩ là hình phạt tử hình sẽ được ápdụng đối với người vị thành niên phạm tội và nó sẽ được

áp dụng khi người đó phạm những tội gì ?

+ Ví dụ : anh năm nay 16 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản thì sẽ bị áp dụng hình phạt nào ?

=>Tổng kết lại vấn đề

Trang 6

- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm họp bàn đưa ra những ý kiến của mình để góp phần hạn chế những vi phạm của người vịthành niên cũng như mong muốn pháp luật sẽ bổ sung những quy định cần thiết để đẩy lùi những vi phạm của người chưa thành niên.

-Trực tiếp trao đổiChia sẻ của bản thân khi nói

C Nội dung chi tiết:

I Khái niệm về trách nhiệm hình sự và người vị thành niên:

Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do Tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định

Tại điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy

định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau :

1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm

hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Từ những phân tích trên ta có thể thấy, Tội phạm do người chưa thành niên gây

ra là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người dưới 18 tuổi và người

đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi và lỗi của mình theo phán xét của cơ quan tiến hành tố tụng

Trang 7

Như vậy, khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra không đồng nhất với khái niệm người chưa thành niên phạm tội nhưng hai khái niệm đó có mối liên

hệ chặt chẽ với nhau Còn khái niệm người chưa thành niên phạm tội là khái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên) thực hiện hành vi phạm tội, còn khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện bởi một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên)

II Tình hình vi phạm pháp luật của người vị thanh niên.

*Thực trạng

Theo cục phó cục trưởng cục cảnh sát hình sự Bộ công an số trẻ em phạmtội đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi năm

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạmxâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trongvòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vịthành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần4.300 vụ án so với 6 năm trước đó Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhốilương tâm và dư luận xã hội

1 Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà nộinăm

2009

- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% (223 vụ)

- Phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ)

Trang 8

THỐNG KÊ VỀ GIỚI TÍNH

Trong số 416 người vị thành niên bị bắt giam có:

• Nữ chiếm 5% (25 trẻ)

• Nam chiếm 95% (391 trẻ)

Trang 9

CƠ CẤU TỘI PHẠM THEO GIỚI TÍNH

Có 391 trẻ vị thành niên là nam phạm tội, trong đó

- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 77% (245 vụ)

- Phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 33% (74 vụ) Có 25 trẻ là nữ phạm tội, trong đó:

- Phạm tội đực biệt nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là 40% (10 vụ)

- Phạm tội ít nghiêm trọng là 60% (15 vụ)

ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ PHẠM TỘI

Trang 10

Trong số 73 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có

- 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6%

- 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4%

Trong số 343 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, có:

- 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56%

- 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44%

Riêng từ đến tháng 10/2010, thành phố Hà Nội xảy ra 79 vụ trộm cắp, cướp

và cưỡng đoạt tài sản , trong đó có 181 đối tượng gây án là trẻ chưa thành niên

Tại một số tỉnh thành phố khác như Quảng nam, con số tội phạm vị thànhniên cũng tăng mạnh Năm 2009 trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra 396 vụ viphạm pháp luật ở lứa tuổi chưa thành niên; trong số 587 đối tượng vi phạm thì cóđến 278 trẻ dưới 16 tuổi

Trong 5 năm, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xẩy ra 197 vụ vị thành niên phạmtội với 310 đối tượng Số vụ việc trẻ vị thành niên phạm tội tăng nhiều Nếu năm

2000 toàn tỉnh có 9 vụ với 16 đối tượng gây án thì đến năm 2003 là 19 vụ - 38 đốitượng; năm 2004 xẩy ra 152 vụ với 179 đối tượng

* Về cơ cấu phạm tội

Theo số liệu thống kê, tội phạm do trẻ vị thành niên gây ra chủ yếu là cáctội: Trộm tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, cướp tài sản,cướp giật tài sản, đánh bạc, hiếp dâm, cưỡng dâm, cưỡng đoạt tài sản, giết người…Với mỗi vụ án, hầu hết những tội phạm vị thành niên đều phạm cùng một lúc nhiềutội danh Trong đó có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với những đối tượng vịthành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, như vụ Lê Văn Luyện tàn sát cả 1 giađình (giết 3 người và gây thương tích cho 1 người), cướp số tài sản bằng vàng trịgiá hơn 1 tỷ đồng của tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang; hay vụ Lý NguyễnChung giết người, cướp tài sản cũng ở Bắc Giang (chính vụ án này đã gây ra nỗioan 10 năm tù cho ông Nguyễn Thanh Chấn) Khủng khiếp hơn là những vụ cháugiết ông bà, con giết cha hay giết mẹ… để cướp tài sản

Trang 11

Điều đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa Theothống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dưới 14 tuổiphạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7% Nếu như

Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 người khi chỉ còn kémvài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trường (ở thôn Trung Hậu, xã MỹChánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83tuổi) để cướp 700 nghìn đồng khi Trường chưa đầy 16 tuổi Hay vụ Nông VănCông (ở xã Ngọc Đường, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lưu ThịLinh để cướp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinhlớp 9 của Trường phổ thông THCS xã Ngọc Đường Vụ Mông Thế Xương (ở xãYên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) đã vung dao giết người để cướp tàisản khi Xương mới 14 tuổi 7 tháng…

Vụ án đặc biệt nghiêm trọng, Lê Văn Luyện phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với hành vi tàn sát cả 1 gia đình (giết 3 người và gây thương tích cho 1 người),

Trang 12

cướp số tài sản bằng vàng trị giá hơn 1 tỷ đồng của tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang

Cuối năm 2013, TAND tỉnh Bình Định đã tuyên phạt bị cáo Võ Nhật Trường (SN 1998, trú tại thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) 9 năm tù về tội giết người và 1 năm tù về tội cướp tài sản, tổng mức hình phạt cho cả hai tội là 10 năm tù.(giết bà nội vì Game)

Trang 13

TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án giết người, cướp tài sản đối với bị cáo Mộng Thế Xương, sinh năm 1996, trú tại bản Xiềng Líp, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, Nghệ An Tại thời điểm phạm tội, MộngThế Xương đang là học sinh lớp 9.

TAND tỉnh Nghệ An xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Văn Tùng (17 tuổi, trú

xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) 7 năm tù về tội giết người.

Trang 14

Học lớp 10 Trần Ngọc Quân (SN 1997) trú tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An) đã nghiện game nhưng không có tiền để trả nợ nên đã giết bác ruột để lấy chỉ vàng, hậu quả là TAND tỉnh Nghê An đã tuyên bị cáo 10 năm tù.

9 tháng sau khi đầu thú thừa nhận giết người chạy xe ôm, thiếu nữ

16 tuổi Phan Thị Kim Xuyến ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) ra tòa sáng 19/8.

* Nguyên nhân

Trang 15

Có rất nhiều nguyên nhân nhân gây nên tình trạng phạm tội vị thành niên nhưng cóthểthấy nổi bật là ba nhóm nguyên nhân chính sau:

a Hoàn cảnh gia đình

Hoàn cảnh gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc trẻ

vị thành niên phạm tội Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặcquá nuông chiều con cái hoặc quá kỳ vọng vào con cái đều là nguyên nhân dẫn đếntình trạng tội phạm của trẻ Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt namthì có đến hơn 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình Theocon số thống kê của trường Đại học An ninh nhân dân, hoàn cảnh gia đình có ảnhhưởng trực tiếp đến việc trẻ phạm tội như sau: 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ nghiện

ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phi pháp; 8% có anh chị có tiền ántiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% trẻ có bốmẹ ly hôn; 49% trẻ bị cha

mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông chiều quá mức, 28% bố mẹ không đápứng đủ nhu cầu và 75% trẻ không được gia đình quan tâm quản lý7… Tại trườnggiáo dưỡng số 2 - Bộ Công an có 60 – 70% em vi phạm pháp luật là do gia đìnhkhông giáo dục nghiêm khắc; ở trại giam Thanh Xuân - Bộ Công an thì 57% phạmnhân ở tuổi thanh thiếu niên hay bị bố mẹ mắng chửi, hay có người thân nghiệnhút, cờ bạc… Những em thiếu sự quan tâm của bố mẹ sẽ dễ bị lôi kéo vào các hoạtđộng phạm pháp Hoặc các em sẽ dễ tái phạm tội nếu sau khi hết thời gian giáo dụccải tạo về địa phương mà không được quan tâm, quản lý Từ những yếu tố tiêu cựctrong gia đình đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.Cha mẹ các em chỉ thấy con mình hư hỏng, có mắng chửi thì trẻ hoặc cãi lại, hoặccàng tái phạm tội với mức độ cao hơn Bố mẹ trẻ cho rằng đưa các em vào nhữngTrung tâm giáo dưỡng với suy nghĩ gia đình không giáo dục được trẻ thì để các cơquan có thẩm quyền xử lý Đó chính là những hành độngnhư giọt nước làm tràn ly,chỉ khiến những tư tưởng phá phách của trẻ phát triển với cường độ mạnh hơn, tínhchất cũng phức tạp hơn rất nhiều Khi trẻ không còn thấy sức hấp dẫn của gia đình,lại bị tấn công từ nhiều phía, các em rơi vào cảm giác bị xúc phạm nhiều dẫn đếnmất tự chủ, có nhiều phản ứng không kìm chế được Việc trẻ bỏ nhà ra đi là dấuhiệu sớm báo trẻ chuẩn bị phạm tội Phần lớn trẻ đều hoạt động theo băng nhóm vì

đó là thế giới riêng của trẻ mà chúng không tìm thấy khi sống ở gia đình Vì vậytheo các nhà nghiên cứu về trẻ vị thành niên thì khi trẻ đã phạm tội, cách hiệu quảhơn cả không phải là đòn roi trừng phạt, mà trẻ cần điều trị về tâm lý, đồng thờicác gia đình cũng nên mở rộng lòng đón nhận các em quay trở lại cộng đồng, giúp

Trang 16

trẻ lấy lại thăng bằng và sự tự tin Đó mới là phương pháp tốt nhất và có tác dụngnhất

b Sự thay đổi quá nhanh của xã hội cùng với sự phát triển các tệ nạn xã hội

Sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến trẻ không kịp thích ứng, tâm lý trẻ tronggiai đoạn vị thành niên lại thiếu ổn định, xốc nổi nên dẫn đến thái độ sống khôngđúng đắn và những hành vi xấu, trong khi đó người lớn dần ít quan tâm hơn đếnđời sống con cái mà chạy theo sự chuyển biến của xã hội Nếu không kịp uốn nắn,

đó chính là căn nguyên tội phạm

Một thực tế không thể phủ nhận là việc bùng nổ công nghệ thông tin Nhiều họcsinh, sinh viên bỏ học, bị các quán net lôi cuốn vào các trò chơi trên mạng Bêncạnh đó các trò chơi thiếu lành mạnh như bạo lực đẫm máu, kích động mạnh lạiđược phô trươngtràn lan, phù hợp với tâm lý thích nổi loạn của trẻ vị thành niên

Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em thiếu tiền chơi điện tử, thiếu tiềntiêu xài, hút chích thì lập thành những nhóm cướp nhí để cùng nhau đi cướp giật tàisản

c Tâm lý trẻ em giai đoạn vị thành niên

Trẻ em vị thành niên có tâm lý thiếu ổn định, xốc nổi, thích độc lập và thíchkhẳng định mình Điều này dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vixấu của trẻ Vì vậy nếu chúng ta không kịp uốn nắn, đó là nguyên nhân dẫn đến tớitội phạm Những đứa trẻ thất bại trong việc xử lý những xung đột với cha mẹ, vớithầy cô, với bạn bè trong lớp, trong trường (nhất là bạn khác giới) có thể bỏ nhà đilang thang, có thể bỏ lớp, bỏ trường gia nhập vào các nhóm bạn xấu… rồi trở thànhtội phạm

Những nghiên cứu về mưu toan tự tử ở tuổi vị thành niên cho thấy rất nhiều vụmưu toan tự tử có liên quan đến các nhiệm vụ phát triển như trẻ cảm thấy bị “sỉnhục”, bị mất mát qua nhiều, cô đơn, khổ tâm, chán nản đến tuyệt vọng, bị chìmngập bởi các nhiệm vụ phát triển mà trẻ không giải quyết được, rồi những xung độtkhông có cách gì khắc phục… Trẻ tìm đến cái chết như là một sự giải thoát hay

“trả thù”

Ngày đăng: 16/06/2017, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w