- Phương pháp nghiên cứu:- Mục tiêu nghiên cứu: giúp chúng em hoàng hiện khả năng làm việc nhóm, phần nào đó cho biết về luật hình sự đối với người chưa đủ vị thành niên và thành niên, c
Trang 1I MƠ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Trong cuộc đời của mỗi con người, con số “ hai mươi tư” là một ẩn số kỳ
lạ Ẩn số này chắc chỉ là một con số bình thường nếu nó không biểu hiện cho
24 giờ của một ngày mà dường như không ai có thể chinh phục được nó một cách mãi mãi Nói một cách khác, 24 giờ còn là sự biểu hiện của một sự bắt đầu và kết thúc của một ngày tươi đẹp hay biểu hiện cho sự nỗ lực và đồng thời thay đổi đồng thời là sự thay đổi của một con người Đối với sinh viên chúng em, “24 giờ” là khoảng thời gian quý báu, là khoảng thời gian chúng
em tìm kiếm kiến thức, những mối quan hệ và là khoảng thời gian để dành tình cảm cho những người xung quanh Nhưng thật tiếc thay, trên đất nước tahiện nay lại có những người không hề tôn trọng con số “hai mươi tư” này Đáng lẽ ra 24 giờ có thể đã biến cuộc đời của những người này trở nên tươi đẹp biết nhường nào; thì trái lại, nó đã biến cuộc sống của họ đi vào ngõ cụt,
bế tắc và gần như không lối thoát Những người mà nhóm chúng em đang nóitới đây chính là những người tội phạm Đặc biệt là những người tội phạm chưa vị thành niên Khi thay vì họ trở thành nhân tố quyết định vận mệnh củađất nước thì họ lại trở thành những người cần đào thải khỏi xã hội và đất nước Hiện nay, tỉ lệ tội phạm chưa vị thành niên cao và gia tăng khá nhanh Chính vì thế, khi được cô gợi ý chúng em đã chọn ngay đề tài “Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên” này nhằm phản ánh độ nguy hiểm của loại tội phạm và đồng thời nêu lên trách nhiệm của người phạm tội nhằm cảnh tỉnh họ Và cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Tuyết Nga đã tận tình giúp đỡ những sinh viên năm nhất như chúng em hoàn thành bài tiểu luận này một cách thành công và chắc chắn trong bài tiểu luận này có những điểm chưa hoàn hảo hoặc những điểm sai sót đáng tiếc mong
cô góp ý để nhóm có thể hoàn thành tốt hơn cho những bài tiếp theo
Trang 2- Phương pháp nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu: giúp chúng em hoàng hiện khả năng làm việc nhóm, phần nào đó cho biết về luật hình sự đối với người chưa đủ vị thành niên và thành niên, cũng cố kiến thức sau 1 năm học pháp luật đại cương để rồi tuyêntruyền cho người thân bạn bè chưa hiểu nhiều về pháp luật, biết mà tránh không phạm tội Bên cạnh đó nó giúp chúng ta thấy rõ mức độ nguy hiểm của tội phạm vị thành niên
II NỘI DUNG:
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm đối với trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên:
1.1 Trách nhiệm hình sự là gì?
Trong sách báo cũng như thực tiễn chính trị, pháp lý, thuật ngữ "Tráchnhiệm" thường được hiểu theo hai nghĩa Thứ nhất, trách nhiệm là nghĩa
vụ, bổn phận của một người trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước
Ví dụ, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường sống; tráchnhiệm của bố mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái v.v Thứ hai, tráchnhiệm là hậu quả bất lợi mà một người phải gánh chịu trước người khác,trước xã hội hoặc Nhà nước do đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bổn phậnnào đó
Trách nhiệm pháp lý, trong đó có trách nhiệm hình sự, được dùng theonghĩa thứ hai Tuy nhiên, cho đến nay, xung quanh khái niệm trách nhiệmhình sự vẫn còn những quan điểm khác nhau
Quan điểm thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là một loại quan hệ pháp luậtgiữa Nhà nước và người phạm tội Trách nhiệm hình sự là nghĩa vụ phảichịu các biện pháp cưỡng chế nhà nước của người phạm tội do việc người
đó thực hiện tội phạm Thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm là thờiđiểm bắt đầu trách nhiệm hình sự
Trang 3Quan điểm thứ hai: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp
lý, là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và người phạm tội,được thể hiện ở các biện pháp tác động có tính chất pháp lý hình sự mà luậthình sự quy định, áp dụng đối với người thực hiện tội phạm, bao gồm hìnhphạt và các biện pháp tác động có tính chất pháp lý hình sự khác khôngphải hình phạt và được bắt đầu từ khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớimột người
Quan điểm thứ ba: Trách nhiệm hình sự là việc thực hiện chế tài pháp lýhình sự, phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
Quan điểm thứ tư: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việcphạm tội, kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự và đượcthể hiện trước hết ở việc kết án của Tòa án, nhân danh Nhà nước, đối vớingười phạm tội
Về vấn đề án tích có thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự không,trong khoa học luật hình sự cũng có hai quan điểm khác nhau
Quan điểm thứ nhất: án tích không phải là sự thể hiện nội dung của tráchnhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự kết thúc từ thời điểm một người đãchấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt
Quan điểm thứ hai: án tích là một trong những hình thức thể hiện tráchnhiệm hình sự Thời điểm một người được xóa án tích là thời điểm kết thúccủa trách nhiệm hình sự
Trước hết, về quan điểm coi trách nhiệm hình sự là nghĩa vụ phải chịucác biện pháp cưỡng chế nhà nước của người phạm tội do việc người đóthực hiện tội phạm và bắt đầu từ thời điểm người phạm tội thực hiện tộiphạm
Về bản chất, nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm pháp lý là khác nhau Khi
đề cập đến nghĩa vụ pháp lý của một người là đề cập đến khả năng người
Trang 4đó có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, còn khi nói đến trách nhiệm pháp
lý của một người chính là nói đến việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý củangười đó trái với ý chí của họ Trách nhiệm hình sự, với tính cách là mộtdạng của trách nhiệm pháp lý, không phải là nghĩa vụ mà một người có thểphải chịu hậu quả pháp lý bất lợi do việc người đó thực hiện tội phạm màchính là việc phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của người phạm tội trướcNhà nước trong tình trạng bị cưỡng chế do việc người đó đã thực hiện tộiphạm Đúng như Bratux X N đã viết: “Trách nhiệm - đó không phải lànghĩa vụ phải chịu những hậu quả phát sinh từ sự vi phạm pháp luật màchính là hậu quả của nó trong tình trạng bị cưỡng chế Trách nhiệm - đó lànghĩa vụ đã được thực hiện bằng cưỡng chế Nghĩa vụ thì có thể được thựchiện hoặc không được thực hiện, nhưng khi đã bắt đầu trách nhiệm, nghĩa
là khi bộ máy cưỡng chế đã đi vào hoạt động thì người có trách nhiệmkhông được lựa chọn Người đó không thể không thực hiện hành vi tạothành nội dung của nghĩa vụ phải thực hiện”
Thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm là thời điểm bắt đầu phátsinh mối quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người phạm tội Từkhi đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết, cóquyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự Người phạm tội
có nghĩa vụ phải chịu các biện pháp cưỡng chế, chịu trách nhiệm hình sự
do Nhà nước áp dụng Nhưng nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự củangười phạm tội sẽ không được thực hiện trên thực tế nếu tội phạm không bịphát hiện, tội phạm đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặcngười phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hìnhsự
Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể đượcmiễn trách nhiệm hình sự Giống với người phải chịu trách nhiệm hình sự,
Trang 5người được miễn trách nhiệm hình sự là người đã thực hiện tội phạm, nghĩa
là đã thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạmđược luật hình sự quy định Từ thời điểm thực hiện tội phạm, người phạmtội có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm hình sự,nhưng vì có những căn cứ để được miễn trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa luật hình sự, người đó lại được miễn trách nhiệm hình sự Đối vớingười được miễn trách nhiệm hình sự, nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi đãkhông trở thành hậu quả bất lợi thực tế mà người đó phải chịu
Như vậy, trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tộinhưng không có nghĩa người phạm tội nào cũng đều phải chịu trách nhiệmhình sự Trong nhiều trường hợp, theo quy định của pháp luật hình sự,người phạm tội không bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự Do vậy,không thể đồng nhất nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự với tráchnhiệm hình sự mà một người phải chịu trên thực tế do việc thực hiện tộiphạm
1.2 Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Luật hình sự nước nào cũng quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự,nhưng không phải nước nào cũng gióng nhau, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộcvào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi nước, vào sự pháttriển về sinh học của con người ở mỗi quốc gia khác nhau: ở anh từ 8 tuổi,
ở mỹ từ 7 tuổi, ở thụy điển từ 15 tuổi, ở nga từ 14 tuổi, ở pháp từ 13 tuổi, ởcác nước đạo hồi như ai -cập, li-băng, i -rắc từ 7 tuổi…
Ở nước ta, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, cótham khảo luật hình sự của các nước khác trên thế giới và trong khu vực,
bộ luật hình sự đã quy định:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tộiphạm người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
Trang 6nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệtnghiêm trọng (điều 12 bộ luật hình sự).
Vấn đề đặt ra về lý luận cần phải giải quyết, đó là vì sao người chưa đủ
14 tuổi lại không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho
xã hội mà họ gây ra? khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu tráchnhiệm hình sự chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý củacon người mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con người
và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
Người chưa đủ 14 tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thứcđược tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả nặng tựchủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho
xã hội mà họ thực hiện một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức làkhông đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệmhình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự)
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là ngườichưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ do đó họ cũng chỉ phải chịutrách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứkhông chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm theo luật hình sựnước ta thì người từ đủ 14 tuổi trở nên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịutrách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng nghiêm trọng do cố ý (khoản 2 Điều 12 Bộluật hình sự)
Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi lại phạm tội do vô
ý thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng ví dụ: trần văn k 15 tuổi 10 tháng là học sinh lớp 9 trường phổ thông
cơ sở quang trung, thành phố b trên đường đi học về, k vô ý ném tàn thuốc
lá vào đống rơm của gia đình bà h, vì trời hanh khô nên bắt lửa làm cháy
Trang 7đống rơm và toàn bộ ngôi nhà của gia đình bà h thiệt hại trị giá hàng 100triệu đồng bà h yêu cầu cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án hình sự đối vớihành vi phạm tội của k nhưng sau khi xem xét thì thấy k chưa đủ 16 tuổi
và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định tại điều 145 bộluật hình sự cả khoản 1 và khoản 2 của điều luật đều là tội phạm ít nghiêmtrọng, nên cơ quan điều tra đã không khởi tố vụ án mà chuyển hồ sơ sangtoà án giải quyết bằng vụ kiện dân sự người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16tuổi là người có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng năng lực đó bị hạn chế
và họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự hạn chế, hay nói cách khác họđược loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, tộiphạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý
Một người chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xãhội, theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì khi điều tra, truy tố và xét
xử, các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án)phải xác định rõ tuổi của họ cách tính đủ tuổi là tính theo tuổi tròn ví dụ:sinh ngày 1-1-1980 thì ngày 1-1-1994 mới đủ 14 tuổi và ngày 1-1-1996mới đủ 16 tuổi trong trường hợp không có điều kiện xác định chính xácngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh ví dụ: chỉbiết tháng sinh của người phạm tội là tháng 4-1981 mà không biết ngày nàothì lấy ngày 30-4-1981 là ngày sinh của họ trường hợp cũng không có điềukiện xác định chính xác tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuốicùng năm sinh là ngày sinh của người phạm tội ví dụ: chỉ biết năm sinhcủa người phạm tội là năm 1983 thì ngày sinh của người phạm tội là ngày31-12-1983 các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố
và xét xử phải tiến hành hết các biện pháp xác minh mà không thể chứngminh được ngày tháng năm sinh thì mới lấy ngày cuối cùng trong thánghoặc tháng cuối cùng trong năm làm ngày sinh của người phạm tội trong
Trang 8hồ sơ vụ án nhất thiết phải có bản sao giấy khai sinh (nếu là trường hợp cógiấy khai sinh) hoặc các biên bản xác minh có xác nhận của các cơ quan cóthẩm quyền (nếu là trường hợp không có giấy khai sinh).
1.3 Khái niệm về người chưa thành niên:
1.3.1 Người chưa thành niên
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ
về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thànhniên
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợpquốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ
em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đốivới trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhấttrong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác Tất cả cácvăn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới
18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưathành niên trong từng lĩnh vực cụ thể
Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em Theo Điều
1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là côngdân Việt Nam dưới 16 tuổi”
Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sựphát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoábằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia Theo
Trang 9đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưathành niên.
Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi,chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ cácquyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên
Tham khảo thêm các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người chưathành niên gồm: Công ước về Quyền trẻ em (United Nations Convention
on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông quangày 20-11-1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về ápdụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations StandardMinimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules)ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạmpháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for thePrevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12-1990.Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, ngườichưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) làngười từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em,người chưa thành niên và thanh niên
Ở Việt Nam, tuổi kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là từ
10 đến 15 tuổi, tuổi kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là từ
15 đến 30 tuổi Trong tuổi Đoàn gọi là thanh niên, trong tuổi Đội là thiếuniên, dưới tuổi Đội gọi là nhi đồng Ở mỗi lứa tuổi, người chưa thành niênđược Nhà nước và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để pháttriển tốt nhất về thể chất và nhân cách, trở thành người khỏe mạnh, có íchcho xã hội
Trang 10Để xác định vị thành niên ta cần đến y học, các phương pháp giám định tuổi để kết luận tuổi rồi căn cứ vào bộ luật hình sự để xác định có phải là vịthành niên hay không.
1.3.2 Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên
Đặc trưng cơ bản của nhóm người chưa thành niên (vị thành niên) biểu hiện trước hết ở vị trí vai trò của nó trong đời sống xã hội cũng như trong chính cuộc đời của mỗi người Nếu trong cuộc đời, tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng, giai đoạn bản lề có thể quyết định toàn bộ cuộc sống sau này của mỗi người thì trong xã hội, thế hệ vị thành niên bao giờ cũng đại điện cho một sự chuyển tiếp các thế hệ mới, hướng tới tương lai Nguồnnhân lực cho sự phát triển được nảy sinh, bảo vệ, nuôi dưỡng từ tuổi trẻ
em, bổ sung và hoàn thiện dần về thê chất, tri thức và nhân cách từ vị thànhniên va bắt đầu thực sự đóng góp cho xã hội ở những giai đoạn sau đo.Thực tế cho thấy, lối sống, đạo đức và nhân cách của mỗi người được hình thành từ tuổi ấu thơ và định hình rõ nét từ tuổi vị thành niên Tuổi vị thành niên hàm chứa trong mình nó rất nhiều những yếu tồ vừa ghi nhận, vừa loại bỏ, vừa định dạng vừa biến động trong nhận thức, tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của con người trong giai đoạn này rồi trở thành khuôn mẫu nhân cách của chính con người đó trong cuộc đời sau này Đặc trưng cơ bản của nhóm vị thành niên có thể được xác định bởi những biến đổi
thường xuyên, liên tục của ba mặt cơ bản: mặt thể chất, mặt tâm lý, tình cảm, nhận thức và sau đó là mặt hành vi, cụ thể là:
Thứ nhất, vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ nhất
về thể chất trong cuộc đời của mỗi người trên bình diện y sinh học, nó là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khỏe mạnh Sự trưởng thành nhanh chóng gần như đột biến ấy không chỉ gây sự ngạc nhiên cho những người xung quanh mà còn chính cho những đứa trẻ ở
Trang 11vào lứa tuổi này “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” là câu tục ngữ hoàn toàn đúng mà người xưa đã dùng để nói về tuổi vị thành niên.
Thứ hai, vị thành niên cũng là giai đoạn thay đổi nhanh chóng nhất về tâm lý, tình cảm, nhận thức, mà trong nhiều trường hợp chính sự thay đổi còn có thể gây “sốc” cho bản thân lứa tuổi này Các nhà tâm lý học đều đã viết và nói nhiều về sự đa dạng và phức tạp trong tình cảm, tâm lý trầm tư,
u út, sự khép mình vào thế giới nội tâm của nhiều bạn gái trẻ, hoặc thái độ ngang bướng thậm chí phá phách, muốn khẳng định mình ở các bạn trai, khi giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự hình thành các giá trị đạo đức, lối sống và nhân cách của mỗi người Để rồi, sau khi vượt qua lứa tuổinày, con người có thể bước vào đời như những công dân tương lai với tất
cả những gì được tạo dựng từ đó, những tốt và xấu, trắng và đen, những đúng đắn và sai lệch đan xen nhau, đấu tranh với nhau trong suốt quãng đường còn lại của đời người
Thứ ba, từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, vị thành niên cũng là nhóm nhân khẩu xã hội có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi, nó khiến cho bao giờ cũng vậy, rất nhiều hành vi của nhóm tuổi này luôn là khó hiểu và khó lường trước được với những thế hệ khác, đặc biệt là nhữngngười lớn tuổi Ở vào tuổi vị thành niên, người ta dễ dàng hành động mà không có sự cân nhắc, tính toán, chín chắn Trẻ vị thành niên có thể là những người vị tha, độ lượng, óc thể hy sinh thân mình để làm những điều tốt đẹp, nhưng cũng có thê ngay sau đó lại bị lôi kéo vào những hành vi xấu
mà không nhận biết được Người ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những tệ nạn
xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, đánh nhau khi ở tuổi vị thành niên
để rồi khi trưởng thành đã không thể dễ dàng từ bỏ những tệ nạn này
Trang 121.4 Hình phạt và miễn giảm trách nhiệm hình sự với người chưa vị thành niên:
1.4.1 Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự:
Cũng là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Việt Nam miễn TNHS thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước
ta đối với nugời phạm tội, đồng thời qua đó nhằm động viên, khuyến khíchnugời tội phạm lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và giúp họ thành trở thành người có ích cho xã hội
Vậy có thể nói miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng áp dụng và thể hiện bằng nộidung không buộc một người phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi của việcthực hiện tội phạm, nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình
sự người đó và đáp ứng những điều kiện nhất định
1.4.2 Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự:
Theo Điều 25 BLHS thì việc miễn TNHS được thực hiện trong các điều kiện sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến cảu tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1)
- Trước khi hành vi tội phạm bị phát giác, người tội phạm đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm (khoản 2)
- Khi có quyết định đại xá