Tôi rất quan tâm và trăn trở vềviệc làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãnđược nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đónhững “
Trang 1PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC
TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT
MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Thuộc lĩnh vực : Phát triển nhận thức
Họ và tên tác giả: Trần Thị Kim Loan
Chức danh : Giáo viên
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư phạm
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm mầm non
Krông Ana, tháng 02 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
I Phần mở đầu: 3
1 Lý do chọn đề tài : 3
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 4
3 Đối tượng nghiên cứu: 4
4 Giới hạn của đề tài: 4
5 Phương pháp nghiên cứu: 4
II Phần nội dung: 5
1 Cơ sở lý luận: 5
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 6
3 Nội dung và hình thức của giải pháp: 8
a Mục tiêu của giải pháp 8
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 8
c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: 16
d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng:……… 17
III Kết luận, kiến nghị: 18
1 Kết luận: 18
2 Kiến nghị: 19
Trang 3I Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là một câu hát rất là quen thuộcvới mọi người Muốn ngày mai có những nhân tài, những con người có đầy đủnhững trí thức, hiểu biết để cống hiến cho nhân loại thì ngay lúc này giáo dụclưa tuổi mầm non là điều thiết yếu và quan trọng Trong mỗi chúng ta phải cótrách nhiệm nặng nề đối với mầm non tương lai của đất nước
Mỗi đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tốquan trọng giúp cho sự phát triển nhân cách sau này cho trẻ Vì vậy trẻ cần đượctiếp thu toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Thôngqua các môn học giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung quanh, hìnhthành ở trẻ những biểu tượng phong phú và đa dạng hơn Trong tất cả các mônhọc của trẻ mầm non, môn khám phá khoa học là một bộ môn quan trọng đốivới trẻ, đặc biệt là trẻ 5 tuổi, môn học này sẽ cung cấp những kiến thức, kĩ năngsống cho trẻ trước khi vào lớp một
Đồng thời thông qua môn học này giúp trẻ phát triển và hình thành các kỹnăng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát Khi nói đến trẻ mầm nonkhông ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trườngxung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạhấp dẫn, và còn có biết bao điều mới lạ lạ lẫm khó hiểu mà trẻ tò mò muốn biết,muốn được khám phá Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùngphong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tựnhiên( cỏ cây hoa lá, chiêm muông ) đến môi trường xã hội( công việc của mỗingười trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với nhau…) và trẻ hiểu biết vềchính bản thân mình vì thế trẻ luôn có niềm khát khao khám phá tìm hiểu vềchúng Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính
vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổnghợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểutượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn Quanhững thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽhình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học saunày của trẻ Nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, khôngsáng tạo trong việc tổ chức, tổ chức tiết dạy nhằm làm cho trẻ hứng thú, tậpchung chú ý vào tiết học thì hiệu quả không cao Tôi rất quan tâm và trăn trở vềviệc làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãnđược nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đónhững “Mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều
kì vĩ hơn nữa Chính vì thế tôi không những áp dụng những phương pháp vốn cótrong trường, lớp, sách vở mà thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp, sách báo vàđặc biệt là tôi rất quan tâm tới những sáng kiến kinh nghiệm về khám phá khoahọc của những giáo viên trong huyện và tỉnh, tôi cũng nghiên cứu và áp dụngvào các tiết dạy của mình Khi áp dụng sáng kiến vào trẻ tôi thật sự cảm nhận rõ
Trang 4vai trò riêng của từng sáng kiến Mỗi sáng kiến lại như phần nào góp phần thêmvào sự hoàn thiện cho buổi học Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào sựnghiệp giáo dục đặc biệt lĩnh vực khám phá khoa học nên bản thân tôi đã đề cập
tới đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ”.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài:
Tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ lớp lá 2 trường mầm non Hoa Cúchọc tốt môn khám phá khoa học, nâng cao chất lượng giờ dạy khám phá khoahọc
Tìm hiểu khả năng tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻkhám phá môi trường xung quanh một cách tốt nhất
Hình thành và rèn luyện kĩ năng ở trẻ làm quen với môi trương xung quanhthông qua các hoạt động: Vui chơi, học tập, lao động và sinh hoạt
Nhiệm vụ của đề tài:
Rèn luyện khả năng tri giác các sự vật, hiện tượng xung quanh chính xác vànhanh nhậy Đối với trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi rèn luyện cho trẻ tri giác nhiều đốitượng một lúc đặc biệt phân biệt chính xác những đặc điểm rõ nét của từng đốitượng, củng cố những biểu tượng cũ, hình thành những biểu tượng mới đồngthời phát triển ngôn ngữ cho trẻ Kích thích trẻ rèn luyện khả năng tập trung cóhứng thú với việc tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh Qua đó hình thànhcác năng lực cần thiết tốt cho thao tác tư duy
3 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học
4 Giới hạn của đề tài:
Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phákhoa học
Đối tượng khảo sát : Trẻ 5 – 6 tuổi, lớp lá 2 - Trường mầm non Hoa Cúc.Thời gian : Bắt đầu từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017
5 Phương pháp nghiên cứu:
a) NhómPhương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Để đề tài này có hiệu quả đạt được kết quả cao trong môn khám phá khoahọc tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu trong sách báo, tivi, tranh ảnh, trên mạng
… có những hình ảnh liên quan đến tiết học nhằm gây sự chú ý từ trẻ
b) NhómPhương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Trang 5c) Phương pháp thống kê toán học :
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạtđộng khám phá khoa học để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ
Cụ thể:
Nội dung
Số lượng trẻ
Kết quả Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ
Trang 6nhau ) Từ đó, trẻ có hiểu biết về chính bản thân và cuộc sống xung quanhmình
Dạy trẻ hoạt động khám phá khoa học có một tầm quan trọng trong quátrình giáo dục trẻ mầm non Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Vì thông qua việcdạy trẻ khám phá môi trường xung quanh đã rèn khả năng quan sát, so sánh,phân loại, khả năng chú ý tư duy tưởng tượng Khám phá môi trường xungquanh nhằm củng cố hoá kiến thức Mở rộng vốn hiểu biết từ thế giới xungquanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ Trẻ nhận biết phân biệt âm đúngchuẩn, đồng thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc
Đối với giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện chotrẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hìnhthức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ Chú trọng đổi mới tổ chức môi trườnggiáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm Kết hợphài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân Tổ chức hợp lýcác hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp độ tuổi củanhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điềukiện thực tế Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa vềcác mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ,chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
Hướng dẫn trẻ khám phá khoa học là phương thức hoạt động gắn bó giữagiáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh
để trẻ thích ứng với môi trường, nhận thức về môi trương, tích cực tham gia cảitạo môi trương thỏa mãn nhu cầu khám phá và phát triển bản thân trẻ
Để giúp trẻ làm tốt vai trò chủ thể của quá trình khám phá thế giới xungquanh giáo viên cần quan tâm đến nhu cầu, hứng thú của trẻ tận dụng các biệnpháp, các cơ hội trong cuộc sống cho trẻ được khám phá sự vật hiện tượng xungquanh chúng cho trẻ được trải nghiệm cảm xúc, tích lũy kinh nghiệm để đi đếnhiểu biết bản chất của sự vật hiện tượng và có kỹ năng sống phù hợp
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
* Ưu điểm
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu trường mầm non Hoa Cúc vềchuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáodục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình mầm nonmới, cơ sở vật chất của nhà trường được tăng cường kịp thời
Bản thân là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi, được sự tínnhiệm và tin cậy của phụ huynh, có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn, nhiệt tìnhtrong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, yêu nghề mến trẻ Hơn nữa tôi luôn luôntìm tòi tham khảo tài liệu, không ngừng học hỏi, dự giờ dạy mẫu để rút kinhnghiệm cho mình
Ngôi trường nơi tôi đang công tác là một đơn vị nhiều năm liền đạt danhhiệu đơn vị xuất sắc, đội ngũ quản lý giỏi với tập thể giáo viên giàu lòng nhiệt
Trang 7huyết và yêu nghề mến trẻ, nên thuận lợi tham gia dự giờ, đúc rút kinh nghiệmtrong công tác giảng dạy và công tác xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, antoàn cho trẻ.
Đa số trẻ ở gần trường nên đi học rất chuyên cần
Lãnh đạo địa phương và các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện cho việc dạy
và học
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình phối hợp cùng tôi trongviệc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồdùng dạy học và vui chơi cho các cháu
Các cháu phần đông gia đình làm nông nên việc nhận thức để giáo dụccon cái một cách khoa học là chưa cao
* Nguyên nhân chủ quan
Trình độ nhận thức của các cháu không đồng đều Các cháu chưa có các kỹnăng cơ bản như kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp…Một
số trẻ chưa qua lớp mầm, lớp chồi nên vẫn còn tự do trong học tập và chơi, chưamạnh dạn, tích cực trong các hoạt động Trong lớp có một số trẻ cá biệt, cháukhông chú ý, mặt nhận thức của cháu hạn chế hơn nhiều so với trẻ khác Dẫnđến thời gian hoạt động dành cho những cháu yếu hơi nhiều
Góc thiên nhiên còn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú, đồ chơi, đồdùng còn ít, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát
Cơ sở vật chất chưa thật sự đầy đủ, đồ dùng phục vụ tiết dạy còn rất nghèonàn như những vật mẫu, những con vật thật, đồ vật Đồ dùng để trẻ thử nghiệmthực tế còn ít Đồ dùng, đồ chơi, vật thật chưa đầy đủ, lớp học chưa có thiết bị
để kết nối mạng phục vụ công tác giảng dạy trên máy tính
Bên cạnh đó việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học, dẫn đến giờ họctrẻ ít tập trung chú ý nên hiệu quả trên tiết học chưa cao Vì vậy việc giúp trẻkhám phá khoa học rất quan trọng vì môn học này giúp trẻ tích luỹ một số vốn
Trang 8kiến thức sơ đẳng vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của trẻ có cáinhìn về thế giới quan tươi đẹp và sinh động hơn cho tương lai trẻ sau này
* Nguyên nhân khách quan
Khuông viên sân trường chật hẹp, chưa có nhiều khu vực để trẻ quan sát,trải nghiệm Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của conmình, chiều chuộng con thái quá, luôn bao bọc không để con có cơ hội trảinghiệm Dẫn đến một số cháu thụ động, ỉ lại vào người khác không biết cách tựmày mò, tìm tòi khám phá, giải quyết vấn đề
3 Nội dung và hình thức của giải pháp
a Mục tiêu của giải pháp
Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, không mangtính trừu tượng và khô khan Phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần Trẻ đượchòa mình vào với thiên nhiên, trẻ được hít thở không khí trong lành, vận độngthoải mái giúp phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý
Quá trình đó giúp trẻ tri giác, tiếp cận, khám phá, cô giáo có thể vận dụngphối hợp nhiều phương pháp, biện pháp tùy theo mục đích sư phạm của nhữnghoạt động dạy học Phải thay đổi hình thức tổ chức hoạt động của trẻ để tránhtâm lí mệt mỏi thụ động và gây được ấn tượng mới hợp lí
Giáo viên phải nắm được phương pháp, biết lựa chọn phương pháp, biệnpháp phù hợp với chủ đề, lứa tuổi Dùng biện pháp mới giúp phát triển tư duy,ngôn ngữ củng cố các kỹ năng nhận thức của trẻ Từ đó rèn khả năng tri giác,phân tích, so sánh tổng hợp ở trẻ
Tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp trẻ ham mê khám phá khoa học, từ đónhằm phát triển tính sáng tạo và mở rộng vốn kiến thức cho trẻ, kích thích tính
tò mò ham hiểu biết muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ
Các biện pháp này sẽ hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực và kinhnghiệm cũng như kỹ năng sống cho trẻ và trẻ mong muốn bảo về gìn giữ môitrường xung quanh trẻ
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tôi thấy rằng muốn gây được sự tậptrung chú ý, sự hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động khám phá, khơidậy được trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ thì phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lýcủa trẻ để tìm ra những biện pháp phù hợp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoahọc và tôi đã đưa ra những biện pháp sau:
Biện pháp 1: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để cho trẻ khám phá khoa học làmột phương pháp rất phổ biến Tuy nhiên nó cũng là phương pháp rất quantrọng trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức khoa học một cách dễ dàngnhất
Trang 9Nhận thức rõ tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối với tiết khám phákhoa học cho nên ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệunhà trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như ti vi,bảng, tranh ảnh lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học.Thông qua những bộ phim hoạt hình ngắn sinh động và đẹp mắt, các bé sẽ đượctìm tòi, khám phá và trải nghiệm với những điều bé muốn biết về thế giới xungquanh kỳ thú.
Khi lập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức truyền tảikiến thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tínhchính xác và sự sáng tạo từ đó kich thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ
Tôi luôn lưu ý tới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nộidung từng tiết dạy ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi tiết khám phá khoa học tôiluôn suy nghĩ và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và thíchthú đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì tôi lựa chọn tranh, ảnh đểdạy trẻ Đối với những tiết về đồ dùng, đồ vật tôi sử dụng vật thật và đồ dùng đồchơi bằng nhựa hoặc đồ chơi tự tạo
Vì trẻ mẫu giáo thường tư duy trực quan hình ảnh, kinh nghiệm sống củatrẻ còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ Khi cho trẻ đượctiếp xúc với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách
rõ ràng nhất
Ví dụ: Khi tìm hiểu về quả soài tôi dùng quả soài thật cho trẻ quan sát vàtrải nghiệm: nhìn, sờ, nếm, ngửi …
Đây là quả gì? nhìn xem quả soài có hình dạng gì? Màu gì?
Hãy sờ xem vỏ của chúng có đặc điểm gì? muốn biết soài có mùi gì hãyđưa lên mũi ngửi xem nào…
Cuối cùng tôi cho trẻ nếm thử vị của soài sau đó hỏi trẻ về vị của soài (cótrẻ nói chua, trẻ nói ngọt) từ đó tôi giải thích “Qủa soài chưa chín có vị chua,còn quả soài chín có vị ngọt” khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vữngnhững kiến thức tôi muốn truyền đạt Qua bài về quả soài tôi không những đãcho trẻ tìm hiểu một cách tổng quát về quả soài mà còn dạy trẻ biết lợi ích củasoài đối với sức khỏe con người
Việc sử dụng màn hình, máy chiếu cũng là một hình thức sử dụng trựcquan vì vậy tôi thường xuyên sử dụng tạo điều kiện để cho trẻ nắm kiến thức.Thông qua những cảnh quay, đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thayđổi, sự mới lạ cho trẻ vì tất cả những sự vật hiện tượng đều có thể chụp lại, quaylại để đưa lên màn hình cơ hội để trẻ khám phá những sự vật- hiện tượng, convật… mà trẻ khó có cơ hội tiếp xúc như: tìm hiểu động vật sống trong rừng,động vật sống dưới biển…
Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy và học rất đa dạng như:
Đồ dùng trực quan bằng vật thật: các con vật, một số loại rau, …Các loại môhình: mô hình sân bay, nhà ga Các loại tranh ảnh, lô tô
Trang 10Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được sử dụng một cách linh hoạt vàsáng tạo Trong tiết dạy tôi không sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến cuốicũng không sử dụng quá nhiều loại ôm đồm để trẻ khó hiều mà tôi phối hợp cácloại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt từng phần sao cho trẻ khôngnhàm chán.
Ví dụ: Trong tiết dạy cho trẻ tìm hiểu về một số loại hoa tôi có thể sửdụng một số loại đồ dùng như: Tranh lô tô, hoa thật, đồ chơi, màn hình, mô hìnhkết hợp với nhau sao cho linh hoạt và phù hợp như phần đầu giới thiệu bài chotrẻ đi thăm mô hình vườn rau với nhiều loại hoa, phần cung cấp kiến thức chotrẻ quan sát các loại hoa thật, phần mở rộng cho trẻ xem trên màn hình một sốloại hoa khác, phần luyện tập cho trẻ đi chơi trò chơi với hoa thật, tranh lô tô.Việc kết hợp sử dụng linh hoạt các loại đồ dùng trực quan trong tiết học tôithấy trẻ hứng thú hơn mỗi khi học khám phá khoa học, kiến thức tôi truyền đạt
vì thế mà dễ dàng và trẻ ghi nhớ hơn
Biện pháp 2: Sử dụng các trò chơi thực nghiệm :
Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh Trẻrất vui sướng khi được trực tiếp nhìn thấy hoặc tự tay mình làm các thí nghiệmrồi tự rút ra kết luận Thông qua việc cho trẻ làm thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sửdụng tích cực các giác quan Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát,khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻnhanh nhậy, chính xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụthể và sinh động hấp dẫn hơn
Ví dụ 1: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt
Vì trẻ mẫu giáo lớn nên tôi cho trẻ tự làm và nêu kết quả thực nghiệm củabản thân
* Giải thích và kết luận: