1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU CHUYÊN đề TRIẾT học các cặp PHẠM TRÙ cơ bản của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG

25 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các cặp phạm trù cơ bản của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tài liệu chuyên đề
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 159 KB

Nội dung

Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng. Với tư cách là những qui luật không cơ bản của phép biện chứng duy vật, là những nấc thang trong quá trình nhận thức của con người, các cặp phạm trù cho chúng ta thấy rõ hơn tính phong phú đa dạng của sự liên hệ, vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Vì vậy, sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật đã góp phần quan trọng để hình thành hệ thống thế giới quan, phương pháp luận khoa học của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Trang 1

Trang

1.2 Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 4

2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 9

3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 13

4.2 Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng 16

5.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên 19

6.2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực 23

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, nhữngthuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiệntượng Với tư cách là những qui luật không cơ bản của phép biện chứng duyvật, là những nấc thang trong quá trình nhận thức của con người, các cặpphạm trù cho chúng ta thấy rõ hơn tính phong phú đa dạng của sự liên hệ, vậnđộng và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới Vì vậy, sáu cặpphạm trù của phép biện chứng duy vật đã góp phần quan trọng để hình thành

hệ thống thế giới quan, phương pháp luận khoa học của con người trong nhậnthức và hoạt động thực tiễn

1 Phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất

1.1 Khái niệm

Trong tác phẩm “Bút ký triết học” V.I.Lênin đã nhận xét rằng: Dù conngười bắt đầu bằng bất cứ mệnh đề đơn giản nào, kể cả những mệnh đề đơngiản nhất thì ngay ở đó cũng đã thấy phép biện chứng rồi Phép biện chứng

đó thể hiện ở chỗ “cái riêng là cái chung”

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: Cái riêng là phạm trù dùng để

chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định Nghĩa là, cáiriêng tồn tại như một hệ thống một kết cấu hoàn chỉnh, bản thân nó có sự liên

hệ, vận động biến đổi và phát triển riêng, độc lập, phân biệt với các sự vật,hiện tượng, quá trình khác nhưng không có nghĩa chúng tách biệt, độc lậptuyệt đối mà tồn tại trong mối liên hệ, tác động biện chứng qua lại với các sựvật, hiện tượng khác trong thế giới Thí dụ, một người, một cái cây, một ngôinhà là những cái riêng

Cái chung là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính

chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lạitrong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác Thí dụ, ý thức làđặc trưng chung của con người

Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những

thuộc tính chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở

Trang 3

bất cứ kết cấu vật chất nào Nghĩa là, nó là một bộ phận, một yếu tố cấu thành

sự vật như cái chung, nhưng nó chỉ tồn tại trong một sự vật duy nhất màkhông lặp lại ở các sự vật khác Thí dụ, trong thời kỳ trước cách mạng tháng 8

- 1945 bên cạnh những nét chung với giai cấp công nhân các nước, giai cấpcông nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng là ra đời trước giai cấp tưsản Việt Nam Đặc điểm này là cái đơn nhất

Chú ý, cái riêng không đồng nhất với cái đơn nhất Vì cái riêng là cáitoàn thể, là những sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ, còn cái đơn nhất chỉ

là một bộ phận, yếu tố cấu thành cái riêng của sự vật

1.2 Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cả cái riêng, cáichung và cái đơn nhất tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại, qui định lẫnnhau Biểu hiện:

- “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng”1 Nghĩa

là, cái chung tồn tại trong cái riêng là một bộ phận của cái riêng, chứ khôngphải tồn tại biệt lập, bên ngoài, tách rời cái riêng Chẳng hạn, ở mỗi con người

cụ thể mà ta bắt gặp có nhiều thuộc tính khác nhau, nhưng cho dù khác nhaunhư thế nào thì chúng cũng có đặc điểm chung: có ý thức, có khả năng laođộng, chế tạo công cụ lao động các thuộc tính này lặp đi, lặp lại ở mọingười Chúng tạo nên điểm chung, nhưng điểm chung này không tồn tại táchbiệt, lơ lửng bên ngoài mà chúng tồn tại thông qua những con người cụ thể,tức thông qua những cái riêng

- V.I.Lênin cho rằng “cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cáichung”2 Nghĩa là, mỗi cái riêng là một sự vật độc lập nhưng chúng không tồntại cô lập, tách biệt hoàn toàn với những sự vật khác Ngược lại, cái riêng baogiờ cũng tồn tại, tham gia vào mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sựvật, hiện tượng xung quanh mình trong một hoàn cảnh, môi trường nhất định

1 V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tập 29, tr 381.

2 V.I Lênin: Sđd, tr 381.

Trang 4

Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mốiliên hệ khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới những mối liên hệ mới, trong

đó những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số cái chung nào đó giữa nhữngcái riêng Mặt khác, những sự vật hiện tượng đơn lẻ tồn tại với tư cách lànhững cái riêng luôn trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển khôngngừng, làm cho sự vật, hiện tượng này, cái riêng này biến thành sự vật, hiệntượng khác, cái riêng khác quá trình đó diễn ra liên tục, vô tận, khôngngừng, dẫn đến sự vật mới, cái riêng mới về sau càng khác xa sự vật, cái riêngban đầu nhưng giữa chúng luôn ẩn chứa những cái chung Thậm chí có những

sự vật khác nhau hoàn toàn, chúng ta tưởng chúng xa lạ với nhau như con hổsống trong rừng và cái bàn trong phòng thì chúng lại có những điểm giốngnhau, tức có cái chung là được cấu tạo từ vật chất, từ những nguyên tử, điện

tử nhất định Vì thế, V.I.Lênin khẳng định cái riêng không chỉ trong mối liên hệ dẫn tới cái chung mà thông qua hàng nghìn sự chuyển hoá, nó liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác.

- V.I.Lênin viết: “Bất cứ cái chung nào cũng (là một bộ phận, một khíacạnh hay một bản chất) của cái riêng Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát mộtcách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy

đủ vào cái chung”1 Nghĩa là, cái chung chỉ là những bộ phận giống nhau, lặp đi,lặp lại ở các sự vật (cái riêng) khác nhau Bên trong cái riêng còn chứa những cáiđơn nhất, cái chỉ vốn có ở nó mà không lặp lại ở bất cứ sự vật nào

- Quá trình vận động biến đổi của sự vật (cái riêng) trong những điềukiện, hoàn cảnh nhất định cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất vàngược lại Thực tế đã chứng minh, cái mới lúc đầu xuất hiện không bao giờđầy đủ, hoàn thiện, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt.Nhưng theo quy luật, cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên và hoàn thiện,tiến tới hoàn toàn chiến thắng cái cũ và trở thành cái chung Ngược lại, cái cũlạc hậu, không hợp quy luật mất đi dần dần, từ cái chung, cái phổ biến thànhcái đơn nhất, cái cá biệt

1 V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tập 29, tr 381.

Trang 5

1.3 Một số kết luận về mặt phương pháp luận

Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên chỉ có thểtìm thấy cái chung trong cái riêng, chứ không thể ở ngoài cái riêng Để tìmthấy cái chung phải xuất phát từ những cái riêng, từ sự vật, hiện tượng, quátrình riêng lẻ cụ thể khách quan chứ không phải xuất phát từ ý muốn chủ quancủa con người

Mặt khác, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, là một bộ phận của cáiriêng, nó tác động qua lại với những yếu tố, những bộ phận còn lại của cáiriêng, cho nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái riêng dưới dạng đã

bị cải biến Bất cứ cái chung nào khi được áp dụng vào những trường hợpriêng, cụ thể cũng cần được cá biệt hoá Nếu không chú ý tới sự cá biệt hoá

đó, đem sử dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung, thì sẽ rơi vào

tả khuynh, giáo điều Ngược lại, xem thường cái chung, tuyệt đối hoá cái đơnnhất, sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại Thí dụ, bất cứquốc gia nào muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sảnnhất định phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhưng xây dựng Đảng Cộng sản ởmỗi nước lại có những nét riêng như quá trình hình thành, cách thức tổ chứchoạt động

Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại ở bên ngoàimối liên hệ đưa tới cái chung cho nên để giải quyết những vấn đề riêng mộtcách có hiệu quả không thể lảng tránh được việc giải quyết những vấn đềchung - những vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó Nếu khônggiải quyết những vấn đề lý luận chung thì sẽ không tránh khỏi tình trạng tuỳtiện, mò mẫm, kinh nghiệm chủ nghĩa V.I.Lênin viết: “Người nào bắt tay vàonhững vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung, thì kẻ đó, trênmỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó mộtcách không tự giác Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từngtrường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những

sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc”1

1 V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1979, tập 15, tr 437.

Trang 6

Quá trình phát triển của sự vật trong những điều kiện nhất định, cáichung có thể chuyến hoá thành cái đơn nhất và ngược lại, nên trong hoạt độngthực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho những cái mới, cái đơn nhất tiến bộphát triển thành cái chung Ngược lại, biến cái chung thành cái đơn nhất nếucái chung không còn là điều mong muốn.

Vận dụng mối quan hệ chung - riêng người cán bộ phân đội, ngườitrung đội trưởng luôn xuất phát từ tình hình chung, nhiệm vụ của cấp trêngiao để xác định phương hướng hoạt động của đơn vị mình, tách khỏi nhữngvấn đề chung sẽ không mất khỏi phương hướng trong công tác Mặt khác, từnhiệm vụ chung, nghị quyết lãnh đạo, sự chỉ đạo của người cán bộ phân đội phải vận dụng sáng tạo vào tình hình đơn vị mình tránh rập khuôn máymóc Chú trọng phát hiện nhân điển hình từ những người tốt việc tốt thành cáichung trong đơn vị, làm cho những cái không tốt từ số nhiều thành số ít vàloại bỏ nó

2 Phạm trù nguyên nhân và kết quả

2.1 Khái niệm

Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật hay giữa

các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định

Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các

mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau

Thí dụ, trong một môi trường đào tạo của nhà tường đã được xác định,mỗi học viên khi có phương pháp học đúng, chịu khó học tập, rèn luyện sẽ cókết quả tốt Như vậy, sự chăm chỉ và phương pháp học tập khoa học chính lànguyên nhân ngay bên trong mỗi học viên để có được kết quả học tập có chấtlượng cao

Chính tương tác mới thực sự là nguyên nhân của mọi sự biến đổi,

Ph.Ăngghen viết trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên “Khoa học tự nhiên

xác nhận câu nói của Hêghen cho rằng: Tác dụng lẫn nhau là nguyên nhâncuối cùng thật sự của các sự vật”1

1 C Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tâp 20, tr 721.

Trang 7

Khi nghiên cứu về nguyên nhân chúng ta cần nhận thấy nguyên nhân là

sự tương tác của các mặt trong sự vật hay giữa các sự vật với nhau Nhưng sựtương tác này phải gây ra biến đổi dù rất nhỏ, nếu tương tác không gây ra biếnđổi thì đó không phải là nguyên nhân Vì vậy, cần phân biệt nguyên nhân vớinguyên cớ - là nguyên nhân giả tạo Như trong nhiều cuộc chiến tranh ngườitạo ra những nguyên cớ để bào chữa cho hành động gây chiến thô bạo củamình như: sự kiện vịnh Bắc Bộ 5/8/1964 để Mỹ đưa chiến tranh ra miền bắcViệt Nam, Mỹ lấy cớ chống khủng bố đưa quân vào Irắc, lợi dụng vấn đề hạtnhân can thiệp vào Iran và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên Phân biệtnguyên nhân với điều kiện, nguyên nhân bao giờ cũng tham gia vào kết quả,còn điều kiện là môi trường để cho sự tác động đó xảy ra (như những điềukiện ánh sáng, nhiệt độ, chất xúc tác trong các phản ứng hoá học )

Một số loại nguyên nhân

Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thànhkết quả người ta phân chia thành các loại nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu

Những nguyên nhân mà thiếu chúng thì kết quả sẽ không hình thànhgọi là nguyên nhân chủ yếu, còn những nguyên nhân nào mà sự có mặt củachúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của sựvật, hiện tượng là nguyên nhân thứ yếu Thí dụ, nguyên nhân chủ yếu thànhcông của cách mạng tháng Tám 1945 là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam và sự đoàn kết của toàn dân tộc Còn nguyên nhân thứ yếu là: mâuthuẫn Pháp - Nhật, phe đồng minh thắng phát xít trên phạm vi toàn thế giới,ủng hộ của những lực lượng tiến bộ trên thế giới

Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt, những

bộ phận cấu thành sự vật và gây ra những biến đổi nhất định Còn nguyênnhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những sự vật với nhau và gây ranhững biến đổi thích hợp trong những kết cấu vật chất ấy

Trang 8

Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại vàphát triển của các kết cấu vật chất Còn nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huyđược tác dụng khi có những nguyên nhân bên trong Thí dụ, phe phát xít thấtbại trong đại chiến thế giới lần thứ hai, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cácdân tộc thuộc địa giành độc lập, tự do cho tổ quốc mình Nhưng thắng lợi đóchỉ có được ở nơi nào nhân dân nơi đó đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩathực dân đạt đến đỉnh cao và lợi thế nghiêng về các lực lượng cách mạng.

Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất hiện và tác độngđộc lập với ý thức của con người Còn nguyên nhân chủ quan là nguyên nhânxuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người trongquá trình hoạt động của các cá nhân, tập thể người Nếu hoạt động của conngười phù hợp với quan hệ nhân - quả khách quan sẽ thúc đẩy sự biến đổi,phát triển nhanh của các sự vật, hiện tượng và ngược lại không phù hợp sẽkìm hãm sự phát triển ấy

Ngoài ra, còn có một số loại nguyên nhân khác như: nguyên nhân trựctiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân tất nhiên, nguyên nhân ngẫu nhiên,nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân không cơ bản

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mối liên hệ giữanguyên nhân và kết quả không những tồn tại khách quan, phổ biến và tất yếu

mà còn qui định, chuyển hoá lẫn nhau Biểu hiện:

- Nguyên nhân sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả,được sản sinh ra trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhânxuất hiện và bắt đầu tác động Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp về mặtthời gian đều biểu hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả Như ngày - đêm,bốn mùa xuân - hạ - thu - đông những hiện tượng này là sự kế tiếp nhau vềmặt thời gian, không phải mối quan hệ nhân - quả

Trang 9

Như vậy, khi xem xét mối quan hệ nhân - quả chỉ chú ý đến tính liêntục về thời gian thôi thì chưa đủ Cái phân biệt liên hệ nhân - quả với liên hệnối tiếp nhau về mặt thời gian chính là ở chỗ: Giữa nguyên nhân và kết quảcòn có mối quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.

Thực tế cho thấy một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khácnhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và những mối quan hệ cụ thể Ngược lại, mộtkết quả lại do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc.Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác độngcủa từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả là khác nhau tuỳ thuộc vàohướng tác động của nó Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vậttheo cùng một hướng thì chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hìnhthành kết quả Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vậttheo những hướng khác nhau thì chúng làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệttiêu nhau

- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lạitác động tích cực trở lại nguyên nhân đã sinh ra nó Thí dụ, nhúng một thanhsắt đã nung đỏ vào một chậu nước lạnh, làm nhiệt độ của nước trong chậutăng lên Nhưng sự tăng nhiệt độ của nước lại kìm hãm tốc độ toả nhiệt củathanh sắt Hoặc một học viên (trong điều kiện giáo dục chung của nhà trường)

có tinh thần học tập tốt, có phương pháp học tập tốt sẽ có kết quả thi, kiểm tracao Kết quả đó sẽ tác động tích cực trở lại, thúc đẩy tinh thần học tập củangười học, phấn đấu học tốt hơn, đạt kết quả cao hơn

- Mối quan hệ biện chứng còn thể hiện ở sự chuyển hoá cho nhau giữa

nguyên nhân và kết quả Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này lànguyên nhân, trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại Ph.Ăngghennhận xét “nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa lànguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào những trường hợp riêng biệtnhất định; nhưng một khi ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mốiquan hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn

Trang 10

bó với nhau và gắn bó xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác độngqua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luônluôn thay đổi vị trí cho nhau: cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì

ở chỗ khác hoặc lúc khác lại là kết quả và ngược lại”1 Một sự vật, hiện tượngvới tư cách là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình lạitrở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba và quá trình cứ tiếp tục mãikhông bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận Trong chuỗi

đó không có khâu nào có thể trở thành khâu bắt đầu hay khâu cuối cùng Vìvậy, để nhận thức được đâu là nguyên nhân đâu là kết quả phải đặt trongnhững trường hợp, những mối quan hệ cụ thể

2.3 Một số kết luận về phương pháp luận

Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêuvong, nên không thể có một sự vật, hiện tượng nào xuất hiện lại không cónguyên nhân của nó, chỉ có vấn đề nguyên nhân đó được phát hiện hay chưaphát hiện Vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức nói chung và nhận thức khoa họcnói riêng chính là đi tìm nguyên nhân chưa phát hiện được để hiểu đúng hiệntượng Trong quá trình đi tìm nguyên nhân ấy cần lưu ý:

Vì mối quan hệ nhân - quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ýthức của con người, nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của sự vật, hiện tượng ởchính thế giới sự vật, hiện tượng khách quan

Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả cho nên khi tìm nguyên nhân củamột hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mốiliên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện

Vì một hiện tượng do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trìnhxác định nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần hết sức tỉ mỉ, thậntrọng, vạch ra cho được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mốiliên hệ cũng như những yếu tố khác nhau của chúng trong việc làm nảy sinhhiện tượng để trên cơ sở đó xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng

1 C Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tâp 20, tr 38.

Trang 11

Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệkhác lại là nguyên nhân nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy cần xemxét nó trong những quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, cũng như trongnhững quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả.

Vì mối liên hệ nhân - quả mang tính tất yếu nên ta có thể dựa vào mốiquan hệ này để hành động Trong quá trình hành động ấy, chúng ta muốn loại

bỏ một hiện tượng nào đó phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó Muốn chohiện tượng ấy xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cầnthiết cho nguyên nhân phát sinh tác dụng Vì hiện tượng này có thể do nhiềunguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời nên trong hoạt động thực tiễncần tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp hành động thích hợp, chứkhông nên hành động máy móc dập khuôn như cũ

Vì nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyếtđịnh sự xuất hiện, vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, nên tronghoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào nguyên nhân chủ yếu và nguyênnhân bên trong

Để đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự biến đổi của các hiện tượng xã hội nào

đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hoặc ngượcchiều) với chiều vận động của mối quan hệ nhân - quả khách quan

Cơ sở lý luận của mối quan hệ nhân quả có vai trò to lớn đối với ngườicán bộ trong lực lượng vũ trang Là người cán bộ phân đội, là trung đội trưởng

để lãnh đạo chỉ huy đơn vị thực hiện nhiệm vụ phải biết phân tích các nguyênnhân trong đó chú trọng các nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân bên trong đồngthời phát huy sự tác động tổng hợp của các nguyên nhân cho sự hình thành kếtquả; mặt khác phải biết phát hiện, ngăn chặn những nguyên nhân có hại, bấtlợi Để đánh giá đúng một thành quả của hoạt động phải đi từ phân tích tổnghợp các nguyên nhân của nó tìm ra các nguyên nhân cơ bản, chủ yếu từ đólàm cơ sở đề ra phương hướng cho hoạt động tiếp theo của đơn vị trong thựchiện các nhiệm vụ

Trang 12

3 Phạm trù nội dung và hình thức

3.1 Khái niệm

Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình

tạo nên sự vật

Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống

các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó

Hình thức được chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu không phải làhình thức bên ngoài mà là hình thức bên trong của sự vật, hiện tượng, tức là

cơ cấu bên trong của nội dung Như một tác phẩm văn học nào đó được xuấtbản, ấn hành có kích thước, hình dáng, màu sắc, sự trang trí bìa ngoài nhấtđịnh đó là hình thức bề ngoài Còn hình thức bên trong là bố cục của tácphẩm, các hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ diễn đạt, phong cách, bút pháp được dùng để diễn tả nội dung, diễn tả tư tưởng, diễn tả những vấn đề cuộcsống Đó chính là hình thức mà chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứutrong cặp phạm trù nội dung - hình thức

3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng giữa nội dung vàhình thức có mối quan biện chứng với nhau Biểu hiện:

- Giữa nội dung và hình thức có sự thống nhất gắn bó khăng khít với

nhau trong sự vật Các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, đồng thời lạitham gia vào những mối liên hệ tạo nên hình thức Không một hình thức nàokhông chứa đựng nội dung, ngược lại không nội dung nào lại không tồn tạidưới một hình thức nhất định Khẳng định điều đó không có nghĩa một nộidung chỉ tồn tại dưới một hình thức nhất định và một hình thức chỉ chứa đựngmột nội dung Tính phức tạp của mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và

hình thức là ở chỗ: cùng một nội dung trong những điều kiện phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức và ngược lại một hình thức có thể biểu hiện nhiều nội dung khác nhau.

- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vậnđộng, phát triển của sự vật Trong sự vật nội dung luôn là yếu tố động, luôn

Ngày đăng: 11/06/2017, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w