1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Những nguyên nhân dẫn đến bình thường hóa quan hệ việt nam trung quốc

27 319 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu này cung cấp nhiều thông tin bổ ích và thú vị để các bạn có thể sử dụng tham khảo phục vụ tốt cho việc học tập, nghiên cứu. Những sỗ liệu hoặc thông tin mới các bạn có thể cập nhật và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN K45 - KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

BÁO CÁO KHOA HỌC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Mặc dù đã cố gắng tìm tòi học hỏi, phát huy cao nhất khả năng của mình để trình bày các vấn đề đưa ra một cách trọn vẹn, đây đủ; song do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được tiếp thu những ý kiến, lời phê bình của các thầy cô giáo các bạn - những người quan tâm đến vấn đề này để bài viết được hoàn thiện hơn

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Sau chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới đang hình thành Tất cả các nước lớn nhỏ đều điều chỉnh lại chính sách đối nội và đối ngoại cùng với đường lối xây dựng đất nước cho phù hợp với tình hình mới

Trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển” Trên cơ sở đó, nền Ngoại giao Việt Nam đã đạt được những thành tựu rực rỡ Bên cạnh việc thiết lập các mối quan hệ mới, Đảng và Nhà nước ta không ngừng củng cố và khôi phục các mối quan hệ truyền thống lâu đời với các nước láng giềng, tiếp tục thúc đẩy và tăng cường tình hữu nghị truyền thống như đoàn kết với Lào, Cămpuchia Đặc biệt, Việt Nam đã khôi phục và phát triển một bước quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc sau những năm bị gián đoạn Hơn thế nữa, trong bối cảnh Quốc tế mới hiện nay hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân Việt - Trung đã đang và sẽ duy trì mối quan hệ “láng giểng hữu nghị hợp tác toàn điện, ổn định lâu đài, hướng tới tương lai” ngày một tốt đẹp hơn

Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa gần gõi “núi liền núi - sông liên sông” Nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị, giao lưu lâu đời và tốt đẹp, hai nước đã từng kề vai sát cánh giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài vì sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vì độc lập tự do, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân hai nước Tuy nhiên, không phải mối quan hệ này lúc nào cũng tốt đẹp Nhu cầu phát triển

kinh tế, ổn định chính trị của Việt Nam và Trung Quốc cùng với xu thế hoà bình, ổn định hợp

tác hữu nghị đã thúc đẩy quan hệ Việt - Trung xích lại gần nhau trong những năm bị gián đoạn Việc mối quan hệ này bình thường hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là đối với Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta coi việc củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với Trung Quốc là một yêu cầu chiến lược, đánh dấu một chặng đường phát triển của Việt Nam, thể hiện sự đúng đắn trong sách lược của ta mở ra một thời kỳ quan hệ rộng mở với các nước

Quan hệ Việt - Trung là một đề tài rộng, có sức hấp dẫn lớn Những nguyên nhân dẫn đến quan hệ bình thường hoá hai nước trong cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 là một chủ đề cần phải nghiên cứu trong những bước “thăng trầm” trong quan hệ hai nước để từ đó giúp chúng ta

hiểu sâu hơn về mối quan hệ này Trong thực tế, có rất nhiều bài báo, bài phát biểu, thậm trí

có cả các công trình khoa học ra đời, song vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu nghiên cứu của mối quan hệ này càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu

Trang 4

1.1 Giai đoạn từ 1919 - 1972 1.2 Giai đoạn từ 1972 - 1986 1.3 Giai đoạn từ 1986 - 1991

Chương II : Những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc bình thường hoá quan hệ Việt Trung

2.1 Những nguyên nhân khách quan

2.1.1 Xu thế hoà bình hợp tác và phát triển

2.1.2 Xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá

2.1.3 Tình hình khu vực Chân Á - Thái Bình Dương

2.2 Những nguyên nhân chủ quan

2.2.1 Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam

2.2.2 Đường lối đối ngoại cải cách mở cửa của Đảng và Nhà nước Trung Quốc Chương III Thực trạng và triển vọng quan hệ Việt Nam- Trung Quốc 3.1 Thuận lợi

3.2 Tồn tại

3.3 Triển vọng

Trang 5

Chương Ï :

NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG QUAN HỆ VIỆT - TRUNG TRƯỚC BÌNH THƯỜNG HỐ

1.1 Giai ®o1n tõ 1949 - 1972

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giêng có quan hệ bang giao từ bao đời nay nhưng mối quan hệ đó có những lúc “nồng ấm” và cũng có những lúc “băng giá” Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời 1/10/1959 thì đến đầu 1950, Trung Quốc đã công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và đến 18/1/1950, hai nước Việt - Trung từ sau khi được thiết lập quan hệ ngoại giao Quan hệ Việt - Trung từ khi được thiết lập, đã trải qua những thăng trầm nhưng cho đến nay nhìn chung là tốt đẹp và có xu hướng ngày càng phát triển Chúng ta thử nhìn lại những chặng đường của mối quan hệ này và những nguyên nhân nào khiến hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc xích lại gần nhau hơn và những thành quả mà việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung đem lại cho nhân dân hai nước nói riêng và cho sự phồn thịnh phát triển của khu vực và thế giới nói chung

Từ đầu những năm 50 đến cuối những năm 60 quan hệ Việt - Trung nhìn bề mặt có thể được đánh giá là tốt đẹp Sở dĩ như vậy vì trong thời kỳ này, Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam cả về vật chất lẫn tỉnh thần, góp phần to lớn làm lên thắng lợi hoàn toàn của nhân dân trước thực dân Pháp và tạo điều kiện thuận lợi để ta đánh Mĩ sau này Nhưng nếu nhìn một cách sâu sắc hơn, ta có thể thấy được rằng sự giúp đỡ của Trung quốc đối với ta khơng phải hồn tồn vơ tư, hết mình Năm 1950, Trung Quốc công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thế nhưng mãi đến năm 1954, khi hiệp định Giơnevơ kí thì Trung Quốc mới cử đại sứ sang Việt Nam để tránh đụng chạm đến đế quốc Pháp Trung Quốc thúc ép ta ký hiệp định Giơnevơ 1954 Họ đã ép Việt Nam nhận vĩ tuyến 17 trên thực tế là Trung Quốc đã thoả thuận với Pháp

để đổi lấy một số lợi ích cho mình Trong cuộc kháng chiến chống MỊĨ, sự giúp đỡ của Trung

Quốc đối với ta thực chất chỉ nhằm những mục tiêu có lợi cho họ, bảo vệ sự an toàn cho bản thân họ Trung Quốc không thực sự hết lòng giúp đỡ để Việt Nam thắng Mĩ, họ khuyên Việt Nam “trường kỳ mai phục” họ không muốn thấy một Việt Nam hoàn toàn độc lập, vững mạnh mà chỉ muốn thấy Việt Nam vừa đủ mạnh để làm vùng đệm am toàn cho họ, một Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc

Trang 6

1.2 Giai ®o*n 1972 - 1986

Kể từ sau thông cáo Thượng Hải giữa Mĩ và Trung Quốc năm 1972, rồi đến vấn để Quần đảo Hoàng Sa (1974) vấn đề Cămpuchia càng làm cho mối quan hệ Việt - Trung trở lên xấu hơn Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, quan hệ giữa hai nước trở lên căng thẳng xung quanh vấn dé Campuchia Trung quốc cho rằng việc quân đội Việt Nam đưa quân đội giúp Cămpuchia là hành động xâm phạm chủ quyền và tấn cồng và 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta rồi tuyên bố đó là hành động “phản kích tự vệ” Tháng 2/1979, Việt Nam ra tuyên bố nghiêm khắc lên án hành động xâm lược của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm đứt xâm lược rút quân ra khỏi biên giới, quan hệ Việt-Trung rất căng thằng Tiếp đó trong nhiều năm liền Trung Quốc gây khó khăn và xung đột cục bộ ở biên giới ta đã đồng thời tố cáo đề nghị ký hiệp ước tồn tại hoà bình nhưng Trung Quốc từ chối những mâu thuẫn bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng là không có lợi cho Việt Nam và tình hình khu vực, vì vậy Việt Nam luôn mong muốn nối lại vòng đàm phán Việt - Trung Tháng 9 năm 1984, Bộ trưởng Ngoại giao nước ta liên tục đề nghị hai bên đàm phán bí mật, trên cơ sở đó thảo luận và giải quyết thực sự các vấn đề thực chất trong quan hệ hai nước Về phía Trung Quốc không những không đáp ứng mà còn yêu cầu Việt Nam rút hết quân khỏi Cămpuchia thậm chí dùng con bài Việt Nam để cải thiện quan hệ Trung - Xô, dùng Liên Xô ép Việt Nam rút khỏi Campuchia, chưa phải là bàn việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, coi vấn đề Campuhica là một trong ba trở ngại chính trong quan hệ giữa hai nước

Như vậy đến thời điểm này quan hệ Việt - Trung vẫn căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia Trung Quốc coi đây là trở ngại chính và hoàn toàn chưa có thiện chí bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, chừng nào quân đội Việt Nam chưa rút hết khỏi Campuchia 1.3 Giai ®o”n 1986 - 1991

Cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 là một vết đen trong lịch sử Quan hệ Việt - Trung Báo chí phương Tây gọi là “cuộc chiến giữa những người anh em đỏ” điều đó không có lợi cho các nước (XHCN) nói chung và hai nước Việt - Trung nói riêng Việt Nam luôn tỏ rõ thiện trí sẵn sàng đàm phán bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc

Ngày 8/6/1986 tại hội nghị Ngoại trưởng ba nước Đông Dương Việt Nam lại nêu ý muốn “Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất kỳ ở đâu và bất kỳ cấp nào”9) Một vấn đề lớn là tháng 7/1986 căn cứ vào tình hình khu vực Châu Á Thái Bình Dương (CA-TBD), tình hinh Việt Nam và Đông Dương, Đảng và Nhà nước ta quyết định chuyển sang giai đoạn

Œ Năm mười năm ngoại giao Việt Nam, tập II, Lưu Văn Lợi, nhà xuất bẳn Công an

Trang 7

đấu tranh mới trong cùng tồn tại hoà bình với Trung Quốc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) đã nêu: “Trên tỉnh thân bình đẳng, đảm bảo độc lập chủ quyền và tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ Việt Nam giữa Việt Nam và Trung Quốc, bình thường hoá và khôi phục tình hữu nghị giữa

hai nước vì lợi ích của nhân dân hai nước vì hồ bình của Đơng Nam Á và trên thế giới”®),

Ngày 5/4/1989, Việt Nam tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Cămpuahia vào 8/1989 Ngày 12/8/1990, Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố Trung Quốc ky vọng cuối cùng sẽ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và thảo luận các vấn đề như Nam-Sa

Xuất phát từ những biến chuyến chuyển của tình hình thế giới và khu vực trên cơ sở hai nước đều có thiện chí khôi và bình thường hoá quan hệ, với những vấn đề nêu trên, đặc biệt vấn đề cămphuchia đã làm gián đoạn và can trở việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Tình trạng không bình thường trong khoảng 10 năm này chỉ là tạm thời so với lịch sử quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước từ ngày 3/4/1990 hội nghị cấp cao Việt Nam - Trung Quốc đã diễn ra tại thành đô (Trung Quốc) Đây được cơi là hội nghị mở đường cho việc khai thông và bình thường hoá quan hệ Việt - Trung và cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà lãnh đạocaps cao của hai Đảng, hai Nhà nước Việc phấn đấu tiến tới bình thường hoá quan hệ Việt Nam cũng như việc đấu tranh giải quyết vấn đề Campuchia tuy còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng đã có nhiều nhân tố mới tích cực thúc đẩy quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn

Nhận lời mới của Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Hoa Lý Bàng Tổng bí thư Dang cộng sản Việt Nam Đỗ Mới và Thú tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt dã dẫn đoàn đại biểu nước ta thăm chính thức cộng hoá nhân dân Trung Hoa chuyến thăm này nhằm chính thức bình thường hoá quan hệ giữa hai nước tại Bắc Kinh, ngày 10/11/1991 hai bên đã ra thông cáo chung và ký một số hiệp định tóm tắt kết quả đã đạt được, thông cáo chung nêu rõ “Cuộc gặp gỡ và hội đàm diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn và hiểu biết lẫn nhau ° hai bênhài lòng về kết quả đã hội đàm Cải thiện và phát triển tngƒ bước quan hệ hai nước và đã tuyên bố “Cuộc gặp cấp cao Trung - Việt đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa Việt-Trung phù hợp với lợi ích cơ bẩn và lâu dài của

nhân dân hai nước và cùng có lợi cho hoà bình ổn định và sự khôi phục của khu vực ”°)

2) Ty Văn Lợi

Trang 8

Hai bên tuyên bố, hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giểng thân thiện trên cơ sở 5 nguyên tắc “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình

Hai Đảng sẽ khôi phục quan hệ bình thường trên các nguyên tắc Độc lập tự chủ, hoàn tồn bình đẳng tơn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Hai bên cho rằng việc hai Đảng, hai Nhà nước trao đổi bình thường và kinh nghiệm về xây dựng đất nước và cải cách kinh tế là điều kiện bổ ích, giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai bên thông qua thương lượng, đàm phán phù hợp với lợi ích, luật pháp của mỗi bên cũng như luật pháp Quốc tế Cuộc hội đàm này là một mốc son lịch sử, mang một ý nghãi quan trọng của thời đại mới: khép lại quá khứ, mở ra tương lai

Tóm lại, từ những năm đầu thập kỷ 70 quan hệ Việt - Trung một thời gian dài dơi vào tình trạng căng thẳng va đối đầu, nổi cộm là vấn dé Cămpuchia chi phối quan hệ này và đỉnh cao là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 làm cho quan hệ hai nước trong tình trạng xấu nhất Tuy nhiên với thiện chí của Việt Nam với tinh thần hợp tác vì một Đông Nam Á hoà bình, ổn định và sự phát triển của các nước ASEAN, sự quan tâm giải quyết của các nước lớn, trong đó có Trung Quốc đã làm cho quan hệ trong khu vực “ấm lên” cởi mở hơn Những

chuyển biến tích cực này đã tác động tích cực đến quan hệ Việt - Trung Có thể nói bình

Trang 9

Chương Il

NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN DẪN ĐẾN VIỆC BÌNH

THƯỜNG HỐ QUAN HỆ VIỆT - TRUNG

2.1 Nh+ng nguy®n nhOn kh ch quan

Ngày nay, cục diện Thế giới biến đổi sâu sắc thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế háo và

khu vực hóa nền kinh tế và đời sống xã hội Thế giới Các quốc gia lớn nhỏ ngày càng tuỳ

thuộc lẫn nhau trong xu thế hoà bình hợp tác và phát triển Hoà bình phát triển trở thành nhu

cầu, mệnh lệnh của thời đại, là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Ngày nay rõ ràng không chỉ có một mô hình xã hội duy nhất, các dân tộc đang tìm con đường đi đến một xã hội mới, tiến bộ giàu mạnh và công bằng hơn Chúng ta phấn đấu thực hiện “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” cùng nhằm đạt được mục tiêu lý tưởng cao đẹp

Chiến tranh lạnh chấm đứt sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCH Đông Âu khiến CNXH Thế giới lầm vào thoái trào, tác động mạnh mẽ đến tình hình Thế giới, cán cân lực

lượng trên trường quốc tế thay đổi, trật tự “hai cực” bị phs vỡ, cục diện Thế giới biến đổi

nhanh chóng, lồi người khơng bị chỉ phối bởi ý thức hệ MI là siêu cường duy nhất nhưng không tuyệt đối còn khả năng lãnh đạo Thế giới Cán cân lực lượng thay đổi không có lợi cho cách mạng thế giới nhưng tính chất của thời đại vẫn không thay đổi, loài người vẫn đang trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa Tư bản (CNTBE) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) Các mâu thuẫn cơ bản vốn có trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển Chủ nghĩa quốc tế không ngừng chống phá nhằm lật đổ các nước XHCN còn lại thông qua diễn biến hồ bình” Song, khơng ngăn các nước này đổi mới, cải cách đã và đang thu được những kết quả đáng khích lệ như ở Việt Nam, Trung Quốc

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCNO hiện đại mà nội dung cơ bản là cách mạng thông tin, sinh học, năng lượng phát triển mạnh mẽ đã và đang tác động mạnh mẽ đến

mọi mặt đời sống xã hội, làm tăng lên lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển

dịch cơ cấu phát triển thế giới, quốc tế háo sản xuất và đời sống xã hội thế giới, làm cho tính chất tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tang, tac động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế, đẩy mạnh quá trình liên kết khu vực và toàn cầu hoá Ví dụ như : nhờ áp dụng công nghệ thông tin mà con người ngày càng nhận biết được các vấn đề mang tính toàn cầu cấp

bách như môi trường sinh thái, bùng nổ dân số, bệnh tật hiểm nghèo đang de doa su tồn

Trang 10

tiêu phát triển Song thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào quá trình khai thác thời cơ, tiềm năng, tiềm lực và nỗ lực phấn đấu của mối quốc gia Chính vì vậy, chưa bao giờ các quốc gia chậm và đang phát triển đứng trước nhiều thử thách như ngày nay Trung Quốc và Việt Nam cũng đang đứng trước vịng xốy tồn cầu đó, đòi hỏi việc bình thường hoá quan hệ hai nước là một vấn đề cấp bách

Bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh đã và đang thay đổi trên mọi mặt của đời sống xã hội, cùng với thành tựu của cách mạng KHCN tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cục diện thế giới Về cơ bản, những xu thế phát triển chính xuất hiện và đang được định hình rõ như :

2.1.1 XU THẾ HỒ BÌNH, ỔN ĐỊNH, HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN

Sự đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống chính trị (XHCN va TBCN) thời kỳ chiến

tranh lạnh đã kiểm chế sự phát triển của các quốc gia Ngày nay, xu thế đối đầu đã chuyển

sang xu thế đối thoại, chạy đua vũ trang sang cam kết về quân sự, hoà dịu trong sinh hoạt quốc

tế Hoà bình ổn định để hợp tác là nhu cầu khách quan, đem lại cơ hội cho các quốc gia phát

triển kinh tế được ưu tiên hàng đầu có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh

tổng hợp của quốc gia trên trường quốc tế Đồng thời, không ngừng tạo sự ổn định chính trị và

điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế, chính sách dối ngoại mỗi nước nhằm phục vụ đường lối, chính sách phát triển kinh tế nước mình, mở rộng quan hệ chính trị đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, khai thác các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển đất nước Hội

nhập và phát triển, khai thác điểm đồng, hạn chế điểm bất đồng, tập hợp lực lượng để tạo ra

thế và lực cho nhu cầu phát triển Bên cạnh đó không ngừng nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự cường và đấu tranh chống sự can thiệp và áp đặt của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và

văn hoá dân tộc, phát triển kinh tế xã hội Khi yếu tố kinh tế trở thành nhân tố quyết định

quyền lực của mỗi quốc gia, lợi ích phát triển, hợp tác và cạnh tranh phát triển đang là vấn để

nổi bật trong quan hệ quốc tế hiện đại Các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau

nhưng trung hợp về nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích vì hoà bình ổn định và phát triển vừa hợp

tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình Trung Quốc và Việt Nam đang thực hiện cải

cách và mở cửa rất cần đến hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển ở trong nước cũng như khu

vực và quốc tế

2.1.2 XU THE QUOC TE HOA, KHU VUC HOA

Gắn liền với xu thế nêu trên, xu thế quốc tế, khu vực hoá trong lĩnh vực kinh tế đang

ngày càng phát triển Mỗi quốc gia không thể tồn tại biệt lập mà phải hoạch định chính sách

Trang 11

này là một tổng thể thống nhất, tuỳ thuộc lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và kiểm chế

ảnh hưởng của nhau Hội nhập quốc tế là sự lựa chọn tất yếu, đưa đến một thế giới phụ thuộc lẫn nhau ngày một sâu sắc Nhờ có quá trình tự do hoá kinh tế, các quốc gia đi sau có khả năng tiếp cận các nguồn vốn và công nghệ quốc tế, rút ngắn quá trình Đồng thời phát huy tối đa thế mạnh của đất nước và tận dụng cơ hội do quá trình quốc tế háo đang mở ra

Bên cạnh quá trình hội nhập quốc tế, liên kết khu vực và tiểu khu vực, song phương và đa phương ngày càng gia tăng mạnh mẽ, dựa trên cơ sở tương đồng về địa lý, văn hoá truyền thống, tạo nên sức mạnh tập thể hình thành nên thị trường thống nhất, nhân công lao động

quốc tế phát triển Các quốc gia chậm phát triển có cơ hội hội nhập và phát triển kinh tế, từng

bước nâng cao vị thế trong khu vực và trên thế giới Liên kết kinh tế song và đa phương dưới nhiều hình thức tam giác, tứ giác xuất hiện phát triển ngày càng bền vững Do đó, vấn dé

ngoại giao kinh tế cạnh tranh lợi ích kinh tế, lợi dụng tiềm năng quốc tế để phát triển trở thành

nội dung quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại

Những đặc điểm và xu thế trên đây đã quy định tính đa phương, đa dạng hoá quan hệ

quốc tế và đường lối chính sách đối ngoại của các quốc gia nói chung của Việt Nam và Trung Quốc nói riêng Để thực hiện chương trình cải cách kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc phải duy trì mơi trường hồ bình và quan hệ với các nước láng giêng Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt trung đã được bình thường hoá và ngày càng phát triển

2.1.3 TINH HINH KHU VUC CHAU A - THÁI BÌNH DƯƠNG

Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) là một khu vực rộng lớn, tập trung nhiều nước lớn có nên kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới, có vị trí địa lý chiến lược cũng như tiểm năng tiềm lực phát triển cao, là khu vực ngày càng thu hút sự chú ý của thế giới

Cuộc cách mạng KHCN hiện đại tạo ra thời cơ và thuận lợi cho các nước trong khu vực, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh nhân công lao động quốc tế đã và đang tăng trưởng liên tục trong nhiều thập kỷ qua Đây là khu vực được coi là có nền kinh tế tăng trưởng năng động nhất thế giới Xuất hiện nhiều trung tâm ứng dụng công nghệ hiện đại như : Nhật Bản, Trung quốc, Ấn Độ đang tao ra thế cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia Đây cũng là khu vực điễn ra quá trình liên kết, tự do hoá thương mại

mạnh mẽ tiêu biểu là APEC, hội nghị hợp tác Á - Âu (ASEM) Những biến đổi mạnh mẽ trong

nên kinh tế đất nước Chân Á đã khẳng định vai trò ngày càng tăng của khu vực này đối với thế

giới

Trang 12

Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trong khu vực đã và đang điều chỉnh chính sách đối ngoại và chiến lược phát triển của mình Các nước lớn, các trung tâm kinh tế chính trị hàng đầu thế giới cũng đang điều chỉnh chiến lược hướng mạnh vào Châu Á Điều đó tạo thời cơ thuận lợi cho kinh tế các nước khu vực phát triển Thế và lực của ChâuÁ “khi vị thế và vai trò của Nhà nước XHCN Trung Quốc trong nước ngày càng lên trong khu vực, khiến Mĩ và một vài nước lớn khác lo ngại Nổi bật nhất trong khu vực CA-TBD là quan hệ tam giác Mĩ - Trung - Nhật, trong đó các cặp quan hệ song phương luôn được tính toán, vừa hợp tác vừa đấu tranh gay gắt, không đảy mối quan hệ đến chố đối đầu căng thẳng, các bên đều tm giải pháp hồ hỗn để kiểm chế ảnh hưởng của nhan, tác động sâu sắc đến tình hình khu vực nói chung Các quốc gia vừa và nhỏ cãng đang trong quá trình điều chỉnh chính sách hướng về Châu Á - Thái

Bình Dương, tham gia hợp tác khu vực và tiểu khu vực, tiếp tục duy trì ổn định chính trị, giải

quyết các tranh chấp thông qua thương lượng và dựa trên luật pháp quốc tế Ngày nay các

quốc gia Châu Á - TBD đang đứng trước cơ hội phát triển lớn, ưu tiên phát triển kinh tế được

coi là nhiệm vụ hàng đầu Đặc biệt các nước XHCN còn lại đang trong quá trình cải cách, mở cửa (ở Trung quốc và đổi mới ở Việt Nam) đạt được nhiều thành tưu trong bước đi ban đầu,

nhằm xây dựng một nền kinh tế hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển phần thịnh của Châu

lục

Nằm trong khu vực CA-TBD, Đông Nam Á được coi là chiếc cầu nối giữa Phương Đông và phương Tây, là khu vực có nguồn tài nguyên và nhân lực phong phú, Dong Nam A có

ưu thế về tiểm năng và triển vọng về tốc độ phát triển kinh tế, có vị trí địa lý chiến lược quan

trọng đối với thế giới Việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung để từ đó Việt Nam trở thành cái cầu nối lý tưởng của Trung Quốc đối với Đông Nam Á

Sau chiến tranh lạnh, sự đối đầu giữ hai cực không còn, dưới tác động của xu thế hoà

bình, ổn định và phát triển trên thế giới, các nước Đông Nam Á chuyển sang giai đoan quan

hệ mới : hợp tác và phát triển Là khu vực có nhiều thế chế xã hội khác nhau, nhưng các quốc gia Đông Nam Á đều mong muốn có hoà bình, ổn định ở khu vực Nguyện vọng này trở thành xu thế không thể đảo ngược trong những thập kỷ trước mắt Vừa giải quyết hoàn toàn vấn đề Cămphuchia, sự đối đầu giữa Việt Nam - Mi, Việt Nam - Trung Quốc không còn nữa, quan hệ giữa các nước này đã bước sang thời kỳ mới , đối đầu chuyển sang đối thoại cùng hợp tác cùng phát triển Dưới tác động của cuộc cách mạng KHKT hiện đại, sưu liên kết kinh tế vùng, tiểu vùng giữa các quốc gia có nhiều điểm tương đồng (lịch sử, văn hố, lợi ích ].) khơng những hỗ trợ nhau mà còn cạnh tranh với các thế lực bê ngoài

Trang 13

Ngày nay, Đông Nam Á là một thể thống nhất, với thế và lực ngày càng tăng lên đựa

vào sức mạnh tổng hợp mà nòng cốt là tổ chức ASEAN, các nước này đang phấn đấu xây dựng

một khu vực hoà bình hữu nghị, hợp tác và phát triển Đông Nam Á ngày càng thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực và thế giới Đặc biệt là các nước lớn, trước hết là MI - Nhật - Trung thường xuyên củng cố và duy trì ảnh hưởng của mình đối với các khu vực này Do đó, khi quan sát cục điện Đông Nam Á, người ta thấy rõ mối quan hệ tam giác nói trên, đang hình thành thế cân bằng mới So với các nước lớn cùng khu vực (MI, Nhật, Ấn Độ ) Trung Quốc

có vị trí địa lý thuận lợi hơn cả Chân Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng Song sự thu hút

sự chú ý của các nước trong khu vực và ngược lại Sự phát triển nhanh chóng cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, không ngừng mở rộng ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á

Mặt khác, quan hệ chính trị, kinh tế Trung Quốc - ASEAN từ sau năm 1990 ngày càng phát triển, Trung Quốc không ngừng tăng cường hợp tác với ASEAN và ngược lại Tạo cơ hội cho Việt Nam và các nước trong khu vực hợp tác để phát triển Những thành tưu trong công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc sẽ là kinh nghiệm quý báu đối với các nước ASEAN nhất là đối với Việt Nam Hơn nữa, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước ASEAN về vấn đề biển Đông vẫn chưa có biện pháp giải quyết Đây là vấn đề nhạy cảm khó giải quyết đứt điểm và có

nguy cơ tiểm năng gây mất ổn định, và có thể dẫn đến bùng nổ xung đột nếu các bên liên

quan (Trung Quốc, Việt Nam và một số nước ASEAN khác) không bình tính ra phương pháp giải quyết thoả đáng

Tóm lại, bối cảnh quốc tế và tình hình khu vực thời kỳ sau chiến tranh lạnh đã tạo ra thời cơ và thuận lợi cho các quốc gia dân tộc nói chung và Việt Nam, Trung Quốc nói riêng,

củng cố và phát triển quan hệ, tạo môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ công cuộc đổi mới ở Việt Nam, cải cách mở cửa ở Trung Quốc góp phần củng cố hoà bình, ổn định và phát triển

trong khu vực và trên thế giới 2.2 Nh=ng nguy®n nhO©n chđ quan

Chính sách đối ngoại là sự tiếp nối đường lối của chính sách đổi mới, phục vụ chính sách đối nội Là bộ phận của đường lối chính trị, đường lối cách mạng của từng nước bao gồm những quan điểm, biện pháp, hình thức đối ngoại nhằm mục tiêu cách mạng trong nước, phù hợp với xu thế, quy luật vận động của thế giới

2.2.1 ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI ĐỔI MỚI CUA DANG VA NHA NUOC VIỆT NAM

Chính sách đối ngoại Việt Nam là sự kế tục tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống ngoại giao Việt Nam: độc lập, tự chủ với nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng

Trang 14

vạn biến”, phát huy tối đa sức mạnh dân tộc, khai thác hiệu quả sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc tế, thực hiện đoàn kết quốc tế, tăng cường hợp tác để tạo lập và khai thác môi trường quốc tế thuận lợi, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện mục tiêu có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công CNXH

Để đạt đến mục tiêu trên, chính sách đối ngoại của Dang và Nhà nước ta được dựa trên cơ sở phân tích những biến động của tình hình thế giới, xu thế vận động của thời đại cũng như đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong nước qua từng thời kỳ nhất định

Vào thời điểm trước khi Liên Xô tan rã, tình hình thế giới có những bước chuyển biến

mạnh mẽ, với những xu hướng vận động đan xen, phức tạp đã tác động sâu sắc đến đời sống xã hội Việt Nam Hơn nữa, công cuộc xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước (từ 1975) do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến đầu những năm 80 cuộc khủng khoảng kinh tế - xã hội diễn ra trầm trọng Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta quyết định thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Đại hội này đánh dấu rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại Đổi mới và đoàn kết quốc tế của Đảng và Nhà nước ta nhằm giữ vững hoà bình, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi

để đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ Quốc, góp phần tích cực vào sự nghiệp

chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Trên cơ sở kiên định những nguyên tắc và định hướng đối ngoại được vạch ra từ Đại hội VI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VH (6/1991) đã xác định mục tiêu tổng quát là vượt

qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta thoát khỏi tình

trạng khủng khoảng Căn cứ vào tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh, Nghị quyết Đai hội Đảng lần thứ VII đề ra nhiệm vụ đối ngoại bao chùm là :

“Giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hei” |

Đảng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình bằng lời khẳng định : “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà

bình, độc lập và phát triển”?

Xuất phát từ những bài học kinh nghiệm trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trước đây, đặc biệt là kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề đối ngoại những

“) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIHI, Nxb Sự thật 1991, tr 146 ®) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Su that 1991, tr 147

Trang 15

năm cuối thập kỷ 80 Đại hội lần thứ VII của Đảng đã đề ra tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại trong tình hình mới : Giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải hết sức mềm dẻo về sách lược, sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực

Nhằm cụ thể hoá đường lối đối ngoại mà Đại hội VI của Đảng đã đề ra, tháng 6/1992, Hội nghị TW lần thứ 3 (khoá VII) đã khẳng định lại nhiệm vụ đối ngoại bao trùm do Đại hội VII vạch ra, đồng thời đưa ra 4 phương châm cần nắm vững trong quá trình xử lý các vấn đề quốc tế

1 Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuân nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tê

2 Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại

3 Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế

4 Tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước

Hội nghị TW lần thứ 3 (khoá VII) đã đánh dấu bước điều chỉnh quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đổi mới Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực trở thành một định hướng ưu tiên trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam Trên cơ sở đó, Việt Nam tích cực cải thiện quan hệ với Trung quốc, chủ động hội nhập ASEAN

Những định hướng cơ bản chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong nghị quyết đại hội lần thứ VI được tiếp tục bổ sung và phát triển một cách sáng tạo ở hội nghị Trung ương lần thứ 3, khoá VII và đại hội VIII Nhờ đó các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thập niên 90 cho đến này vừa đáp ứng yêu cầu cách mạng trong nước, vừa phù hợp với sự thay đổi của tình hình thế gới Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1996) tiếp tục khẳng định “Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn hoà bình, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc '““ Nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn tới là “cứng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi

hơn nữa để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước ””)` Đơng thời phải giữ vững

độc lập chủ quyền hợp tác song phương và đa phương phải dựa trên nguyên tắc

` Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia 1996, tr63 Sdd tr 120

Trang 16

“Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,bình đẳng cùng có lợi, giải

quyết các vấn đề cùng tôn tại và tranh chấp thương lượng”?

Thực hiện chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới, vị thế và vai trò của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, với tinh thần “miốn là bạn của các nước trong cộng đồng quốc tế ” Việt Nam đã và đang được biết đến như một biểu tượng của hoà bình Đến nay, “Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước, quan hệ đốt ngoại với 190 Đảng, 150

tổ chức phi chính phủ, quan hệ kinh tế tương mại với hơn 150 nước và vùng lãnh thổ, thu húi 36 tỉ USD đầu tư FĐI từ gần một trăm đối tác, hơn 13 tỉ USD viện trợ ODA của 45 nước”®),

Những kết quả đạt được trong hợp tác quốc tế những năm qua đã góp phần tạo dựng môi trường quốc tế hào bình ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để không chỉ tranh thủ được vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, những tinh hoa về văn hoá, những kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, quản lý đất nước Chính vì vậy thành tựu về đối ngoại được đánh giá là một trong những thành tựu cơ bản của sự nghiệp đổi mới góp phần quan trọng tạo ra thế và lực mới cho đất nước bước vào thế ký 21 Chưa bao giờ Việt Nam có được vị thế quốc tế mạnh như hiện nay Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động của thời đại toàn cầu hoá hiện nay, trên cơ sở những thành tựu đạt được cả về lý luận và thực tiễn Đảng và Nhà nước đã vạch ra đường lối đối ngoai cho những năm của thế kỷ mới trong dự thao các văn kiện trình Đại hội IX Dự thảo báo cáo chính trị khẳng định “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển”°”, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước vững bước trong thế kỷ 21

Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước láng giêng gần gũi, nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời đã từng kề vai sát cánh giúp đỡ lẫn nhan trong công cuộc giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng củng cố và phát triển tình hữu nghị Việt - Trung ngay cả khi quan hệ hai nước gặp khó khăn, kiên trì và làm hết sức mình cùng các nhà lãnh đạo Trung Quốc khai thông và làm cho quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, phù hợp với mong muốn và lợi ích căn bản của hai nước

Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau nhự một quí trọng và làm hết sức mình khôi phục tinh

© Sdd tr.120

©) Thong tin nghién cvtu Trung Quoc sé 1(3)/2001, tr4

9 Dự thảo báo cáo Chính trị BCH TW Đảng khoá VIIHI Tạp chí cộng sản 5/2000, tr 23

Trang 17

hữu nghị nhằm sớm bình thường hoá quan hệ hai nước”°” Đại hội của Đảng lần thứ VI

(tháng 6/1991) tiếp tục khẳng định chính sách của Đảng ta đối với Trung Quốc là : “Thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác Việt -

Trung giải quyết các vấn đề tổn tại giữa hai nước thông qua thương lượng””” Như vậy chính

sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với Trung Quốc là nhất quan, một điều hiển nhiên là Bác Hồ cùng các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ở các thế hệ luôn chăm lo vun đắp cho công cuộc củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung Chúng ta có cơ sở tin tưởng quan hệ Việt - Trung ngày càng được củng cố và phát triển

2.2.2 ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VÀ CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

TRUNG QUỐC

Cũng như Việt Nam, công cuộc cải cách mở cửa và hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc diễn ra trong điều kiện phức tạp, nhiều biến động gắn với xu thế phát triển của thời đại, đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc hoạch định chính sách đối ngoại phù hợp với nguyên tắc cơ bản về quan hệ đối ngoại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Một thời gian dài Trung Quốc đã thực hiện đường lối đối ngoại có phần xa lạ đối với chủ nghĩa Quốc tế chân chính và những nguyên tắc cần tồn tại hoà bình Trung quốc đã nhiều năm coi Liên Xô là kẻ thù số 1 và đẩy nhanh quan hệ với Mĩ trên nhiều lĩnh vực sử dụng con bài Mi để đối trọi với Liên Xô Thêm vào đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau tình hình bất ổn định trong nước : (Ví dụ như sự kiện Thiên An Môn, tình hình Tây Tạng, vấn đề Đài Loan ) đẩy Trung Quốc đến chố bị bao vây cô lập trên trường quốc tế Rõ ràng, môi trường Quốc tế bất lợi đó đã gây khó khăn thêm cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Trung quốc

Hội nghị Trung ương 3 khoá XI 1978 đã quyết định không áp dụng đường lối cơ bản lấy đấu tranh giai cấp làm then chốt nữa mà chuyển sang xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, lấy 4 hiện đại hoá làm cơ sở (hiện đại hố cơng nghiệp, nơng nghiệp, quốc phòng và KHKT) trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi với khả năng nhận định đón bắt tình hình

Đặng Tiểu Bình đã khẳng định “Hoà bình này phát triển là chủ đề chính của thời đại ngày nay”), Coi hoa binh 14 diém xuất phát để vạch ra chiến lược đối ngoại

Với ý nghĩa đó hoà bình là điểm chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu : “X4y dung chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ VI, Nxb Sự thật tr107

12) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia 1996 tr89 13) Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách khỏi thế giới : STK, NxbChính trị quốc gia 1997, tr 54

Trang 18

khởi xướng và đặt nên móng xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc CNXH không ngừng

phát triển lực lượng sẳn xuất xã hội là CNXH chủ trương hồ bình”©”, chính sách đối ngoại

của Trung Quốc, phải tạo môi trường Quốc tế có lợi cho quá trình xây dựng 4 hiện đại hoá mở ra cục diện đối ngoại mới

Trong giai đoạn đầu của côntg cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã điểu chỉnh lại những chính sách không phù hợp trước đây Cụ thể là : “Chống chủ nghĩa bá quyển bảo vệ

hoà bình thế giới, sẵn sàng hợp tác phát triển quốc tế trao đổi buôn bán và kỹ thuật với tất cả

các nước đã và đang phát triển, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi tuân thủ 5 ntuyén tac

chung sống hồ bình”©” Cùng tôn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng xâm phạm

lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình và mong muốn hợp tác phát triển hữu nghị với tất cả các nước theo nguyên tắc này Tập trung cải thiện quan hệ với các nước láng giéng trong khu vực, nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi thực hiện thành công công cuộc cải cách mở cửa Đến cuối những năm 90, Trung Quốc đã thoát khỏi thế bao vây cô lập bình thường hoá cũng như thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 150 nước khu vực và Quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Trung quốc chủ trương thực hiện đường lối độc lập tự chủ hoà bình Mục tiêu của công tác đối ngoại là bảo vệ hoà bình thế giới, tạo môi trường quốc tế thuận lợi hơn nữa để xây dựng và hiện đại hoá đất nước, xây dựng quan hệ chiến lược, tiếp tục chống chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền, duy trì phát triển quan hệ các nước trên cơ sở 5 nguyên tắc tồn tại hoà bình “Đặc biệt là chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giêng là nguyên tắc của chính sách

đối ngoại”°®, tơn trọng độc lập tự chủ

Tự chủ phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, đặc biệt là chống các hoạt động can thiệp từ bên ngoài như “diễn biến hoà bình” Đến nay vai trò của Trung Quốc được nâng lên rõ rệt, các quốc gia các trung tâm lớn ngày càng quan tâm, hợp tác kinh

tế với Trung quốc như Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu, WTO, ASEAN

Trên cơ sở đường lối chính sách đối ngoại trước đây và căn cứ vào sự biến đổi không ngừng của cục diện thế giới gắn với tình hình trong nước

Đại hội lần thứ 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc (9/1997) đã điều chỉnh một số điểm trong chính sách đối ngoại hình thành chính sách đối ngoại hoà bình độc lập tự chủ mang

“mầu sắc Trung Quốc” với 3 đặc điểm chỉnh là :

1 Kiên trì độc lập tự chủ

“9 Chu Thuong Van, Tran Binh Hy, Sdd tr119 “) Chu Thuong Van, Tran Binh Hy, Sdd tr 92

9) Chu Thuong Van, Tran Binh Hy, Sdd tr 92

Trang 19

2 Bao vé hoà bình thế giới

3 Thúc đẩy cùng phát triển

Kiên định tư tưởng ngoại giao Đặng Tiểu Bình duy trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, xuất phát từ lợi ích căn bản của nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới, thông qua hiệp thương, giải quyết hoà bình các mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước, thúc đẩy xây dựng trật tự chính trị kinh tế thế giới công bằng và hợp lý tiếp tục duy trì chính sách láng giềng thân thiện Đối với các nước tranh chấp quốc tế, Trung quốc tiếp tục duy trì đàm phán

hoà bình, nếu ngay một lúc không giải quyết được có thể tạm gác lại tìm kiếm điểm chung

Bước vào thế kỷ XXI Trung Quốc đang đứng trước thời cơ và thách thức mới Vì vậy Trung quốc kiên trì nguyên tắc chủ đạo là : chiến lược ngoại giao phải phục vụ các mục tiêu chiến lược tổng thể Quốc gia, trong tình hình quốc tế đang diễn ra phức tạp hiện nay Theo tạp chí “bình luận Trung Quốc” số 7 năm 2000 chính sách ngoại giao đầu thế kỷ 20 do các kỳ Đại hội Đảng đề ra tiếp tục thúc đẩy hoà bình ổn định tạo môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho sự

phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới “mở cửa hơn nữa với thế giới bên ngoài ổn định

xung quanh biên giới cùng các nước láng giểng xây dựng quan hệ láng giềng”, “Đứng vững ở châu Á nhìn ra toàn thế giới, tạo cho Trung Quốc ở vào thế chủ động và có lợi hơn trong cạnh tranh quốc tế thế kỷ jới, nhằm bảo vệ lợi ích Quốc gia dân tộc nâng cao hơn nữa vị thế của

Trung Quốc trên trương quốc tế”C”,

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ với các nước CA-TBD Việt Nam nằm trong chính sách của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á và CA-TBD

Ý thức vai trò ngày càng tăng đối với khu vực và ngược lại, Trung Quốc luôn chú trọng phát triển quan hệ với các nước láng giêng, coi đây là chủ trương nhất quán Mở rộng quan hệ đối ngoại hướng mạnh vào Châu Á, thể hiện rất rõ trong quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại khu vực và các nước láng giềng của Trung Quốc

Sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia Đông Nam Á và sức ép của làn sóng toàn cầu hoá khu vực hoá, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc và các khu vực hoá tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc và các quốc gia Châu Á nói chung, Trung Quốc - ASEAN nói riêng hội nhập và phát triển bổ sung cho nhau Trong những năm gần đây, Trung quốc tích cực tham gia các hoạt động ở Đông Nam Á và ngược lại các nước trong khu vực cũng tích cực quan hệ hợp tác với Trung quốc, vì lợi ích căn bản của mỗi bên Việt Nam có vị trí nhất định trong khu

` Chiến lược ngoại giao Trung Quốc cuối thế kỷ X%, tài liệu tham khảo TTXVN số 8+9 tr 36

Trang 20

vực Đông Nam Á, những hoạt động đối ngoại gần đây đã chứng minh vai trò và vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao Việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam đối với Trung Quốc chính là sự cụ thể hoá đường lối đối ngoại “láng giểng thân thiện”, đồng thời thúc

đẩy quan hệ Trung Quốc - ASEAN phát triển, chấm đứt tình trạng đối đầu giữa hai nhóm

nước, đem lại hoà bình, an ninh khu vực Mở ra một thời kỳ mới hợp tác và phát triển chủ trương “đứng vững ở Châu Á - Thái Bình Dương nhìn ra toàn thế giới” sẽ trở thành hiện thực khi quan hệ Trung Quốc - CA - TBD, Trung Quốc - ASEAN, Trung Quốc - Việt Nam phát

triển bền vững

Tóm lại quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc với

nhiều điểm tương đồng là điều kiện để hai nước củng cố và phát triển quan hệ Bình thường

hoá quan hệ Việt - Trung là phù hợp với chính sách và lợi ích của hai Đảng, hai Nhà nước và đặc giệt là nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới vì lợi ích căn bầnm mỗi bên đạt được

Đối với Việt Nam: bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc là điều kiện để Việt Nam học tập và trao đổi những kinh nghiệm quí báu trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc theo đó hợp tác để phát triển kinh tế, thực hiện thành công sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh - xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nâng cao vị thế vai trò của Việt Nam trên trường Quốc tế Đồng thời cùng Trung quốc giải quyết những tranh chấp, bất đồng do lịch sử đẻ lại, góp phần vì hoà bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới

Đối với Trung Quốc : bình thường hoá quan hệ với Việt Nam là cụ thể hoá một trong

những yếu tố cơ bản trong chính sách đối ngoại “láng giểng thân thiện”, ổn định để phát triển

kinh tế Với một thị trường gần 80 triệu dân, Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ hàng hoá day hứa hẹn của Trung Quốc Cùng Việt Nam cũng như các nước láng giểng khác giải quyết

ổn thoả các tranh chấp quốc tế Thông qua thương lượng và đàm phán hoà bình vì hoà bình, ổn

định và phát triển ở khu vực và trên thế giới

Vì lý do đó, Việt Nam sẵn sàng cùng nhân dân Trung Quốc và các dân tộc trên thế giới

cố gắng không mệt mỏi nhằm thúc đẩy sự nghiệp vì hoà bình và phát triển, mở rộng ra tương

lại tốt đẹp hơn cho nhân loại

Trang 21

Chương II]

THUC TRANG VÀ TRIEN VONG QUAN HE

VIET NAM TRUNG QUOC

3.1 ThuÊn lĩi

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và ĐCS Trung Quốc trong khuôn khổ quan hệ mới đã được xác lập với những thành tích đã đạt được trong hơn50 năm quan hệ Việt - Trung chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng mối quan hệ hữu nghị Việt - Trung sẽ “mãi mãi xanh tươi đời đời bên vững” vì được xây dựng trên những nền tảng vững chắc sau :

Hai nước Việt - Trung là hai nước láng giêng “núi liên núi, sông liền sơng” có hồn cảnh địa lý gần gũi, có truyền thống văn hoá tương đồng, gắn bó với nhau Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ nhiều giá trị chung của nên văn minh phương Đông Ngày nay trong bối cảnh thế giới đang biến động không ngưng, chúng ta vẫn chia sẻ cùng nhau những giá trị văn hoá truyền thống và có quan điểm tương đồng về những vấn đề dân chủ, nhân quyền Sự gần gõi về văn hoá này góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết và giao lưu giữa hai nước trong tương lai Nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp truyền thống, đã trải qua những thử thách của thời gian và có những thành tích đạt được trong những năm qua, tạo điều kiện tốt đẹp cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt - Trung từ này về sau được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối khác xây đựng và dày công vun đắp, mối quan hệ hữu nghị Việt - Trung gắn bó nhân dân hai nước với nhau trong sự nghiệp vĩ đại và vẻ vang của mỗi nước trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước, nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh bên nhau, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau theo tính thần “Vừa là đồng chí, vừa là anh em” hun đúc nên mối tình đoàn kết hữu nghị và thắm thiết, nhân dân Việt Nam mãi biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu đó của nhân dân Trung Quốc Cuộc gặp cấp cao Thành Đô năm 1990 đã khép lại quá khứ, mở ra tương lai đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường những thoả thuận giữa lãnh đạo hai nước nhân chuyến đi thăm Trung Quốc của đ/c Đỗ Mưới và Võ Văn Kiệt đã đưa quan hệ hai nước sang trang mới “không ngừng mở rộng phạm vị gia tăng về số lượng sâu sắc về tính chất” việc trao đổi giữa các đoàn với số lượng lớn, ở tất cả các cấp

phong phú và đa dạng đã thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai

nước Trong đó các chuyến thăm làm việc của các nhà lãnh đạo cao cấp hai nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết các vấn đề còn tồn tại

giữa hai nước thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn điện trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực kinh tế

thương mại còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết

Trang 22

Nhân dân Việt - Trung đều đang tiến hành xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Mối quan hệ gắn bó Việt - Trung “*ừa là đồng chí, vừa là anh em” không chỉ giới hạn ở quan hệ nhà nưcớ và nhân dân mà còn bao gồm cả quan hệ giữa hai Đảng cầm quyền là Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc Kể từ ngày thành lập, hai Đảng đã từng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do và trong công cuộc kiến thiết đất nước

Những văn bản thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc là cơ sở cho sự phát triển quan hệ Việt - Trung trong tương lai Cho đến nay hai nước đã kí trên 30 hiệp định cấp nhà nước và nhiều thoả thuận hợp tác Ngày 30/12/1999 hai nước ký chính thức hiệp ước biên giới trên đất liên, đưa đường biên giới hoà bình, ổn định lâu đài vào thế kỷ XXI, đem lại thuận lợi cho cuộc phát triển đất nước Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là hai bên đã từng bước xác định khung quan hệ giữa hai nước Dựa trên những nguyên tắc xử lý quan hệ theo những thoả thuận trước đây, tuyên bố chung tháng 2/1999 nhân chuyến đi thăm đi thăm Trung Quốc của

đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã xác định rõ khuôn khổ là : “Láng giêng hữu nghị hợp

tác toàn diện, ổn định lâu đài, hướng tới tương lai”, xác định rõ ràng không gian, thời gian phạm vi, nội dung và mục đích quan hệ giữa hai nước Đây chẳng những là nguyên tắc chủ đạo quan hệ giữa hai nước trong thế kỷ XXI còn là nguyên tắc chung để xử lý quan hệ Việt - Trung trong những thế kỷ tiếp

Cả hai nước đều đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam và Trung Quốc đều trong

quá trình chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây sang nên kinh tế thị

trường xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước (ở Việt Nam) và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mang mầu sắc Trung Quốc (ở Trung Quốc) Hiện nay, cả hai nước đều đứng trước một số vấn đề kinh tế tương tự như nhau như cải cách các xí nghiệp quốc doanh, cổ phần hoá, hội nhập vào đời sống kinh tế thế giới Bên cạnh hợp tác song phương về kinh tế, hai nước còn trao

đổi thí nghiệm về xây dựng và phát triển kinh tế, tiến hành hợp tác kinh tế thông qua kênh đa

phương, tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới càng thêm phong phú và đa dạng

Đứng trước những thời cơ và thách thức của thời đại, trong bối cảnh nền kinh tế và khu vực đang từng bước phục hồi và phát triển.Việt Nam và Trung Quốc đều cần môi trường xung

quanh hoà bình và ổn định để tập trung phát triển kinh tế Sự phát triển quan hệ Việt - Trung là

phù hợp với lợi ích của hai nước

Sự phát triển quan hệ Việt - Trung là phù hợp với xu thế của thời đại Sự kết thúc của chiến tranh lạnh đã trở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế, sự đối đầu giữa hai phe không còn nữa, xu thế hòa bình và phát triển là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay tăng

Trang 23

dần các nước trong mong muốn giữ gìn hoà bình và ổn định để tập trung phát triển kinh tế

trong nước Bên cạnh đó xu thế tồn cầu hố và khu vực hoá về kinh tế ngày càng mạnh, gắn

hết các nên kinh tế với nhau, khiến hệ thống kinh tế thế giới là một thể thống nhất, không thể

tách rời, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng, đồng thời thúc đẩy các nước

tăng cường quan hệ với nhau nhằm mục tiêu duy trì môi trường hoà bình, ổn định và phát triển

kinh tế

Sự phát triển quan hệ Việt - Trung phù hợp với xu hướng tăng cường hợp tác trong khu vực Sau chiến tranh lạnh, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có nền hoà bình và an ninh tương đối và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nửa thập kỷ 90 Khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế- tài chính vừa qua, các nước Đông Nam Á đang trong quá trình phạuc hồi và từng bước phát triển nên kinh tế, phát huy tiểm năng kinh tế, nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong thời gian tới Hiện nay, Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN mà Việt Nam là một thành viên Trong thời gian qua, quan hệ ASEAN + 3, ASEAN + 1, quan hệ trong APEC và các kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế như việc xây dựng con đường xuyên đường sắt ASEAN nối với Trung Quốc và các nước khác đã và đang tạo điều

kiện cho quan hệ Việt - Trung phát triển 3.2 Tân tÍ1

Trong thời gian qua, hai nước đã có những bước phát triển mở rộng hợp tác trên mọi lnh vực, đạt được những thành tựu đáng kể, những kết quả đạt được về mọi mặt kinh tế vẫn chưa tương xứng với sự phát triển về quan hệ thương mại giữa 2 nước cũng phát sinh những vấn đề tồn tại, cụ thể là : Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn thấp Vấn đề buôn lậu trên bộ, trên biển diễn ra giữa hai nước ngày càng phức tạp đã có tác động xấu trong việc phát triển kinh tế của mỗi nước, ảnh hưởng đến tình hình an ninh quản lý biên giới

Hai nước vẫn chưa giải quyết đứt điểm tranh chấp hai quân dao Hoang Sa va Trường Sa, tranh chấp về thêm lục địa

3.3 TriÓn vũng

Với những thành tựu đã đạt được, chúng ta hoàn toàn tin tưởng sự phát triển của quan hệ Việt - Trung, vì dựa trên sự gần gõi về mặt địa lý, văn hoá và truyền thống giữa hai dân tộc; được thử thách qua quá trình đấu tranh cách mạng của hai nước, được các vị lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, phù hợp với mục tiêu và lý tưởng cách mạng của mỗi dân tộc, hiệu quả ngày càng cao hơn, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước và đóng góp tích

cực vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên

thế giới

Trang 24

Việc phát triển quan hệ Việt - Trung là phù hợp với trào lưu của thời đại và lợi ích của mỗi nước và là đóng góp quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh của Chau A - Thai Bình Dương Cùng với quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế với tính chất toàn điện và bổ xung

cho nhau giữa hai nước và ngày càng phát triển hơn Tăng cường và phát triển quan hệ kinh tế

khoa học, kỹ thuật và thương mại Việt - Trung với đúng tiềm năng của hai bên, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước là lợi ích của mỗi nước và nguyện vọng của nhân dân hai nước

Phát triển hơn nữa về kinh tế khoa học kỹ thuật sẽ là cơ sở để thúc đẩy quan hệ chính trị giữa Việt Nam - Trung Quốc phát triển Bên cạnh đó phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật

và một số mặt khác cũng phù hợp với chính sách của Trung quốc tăng cường quan hệ đa dạng với các nước ASEAN, đặc biệt là hợp tác kinh tế như hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, hợp tác khai thông đường sắt và đường bộ, nhất là trong bối cảnh các nước ASEAN đang trong quá trình thực hiện khối mậu dịch tự do (AFTA), khuyến khích đầu tư nước ngoài vào khối này

Quan hệ song phương tốt đẹp chính là tiền dé quan trọng cho việc cả hai nước đi vào

giải quyết những vấn đề cụ thể, giải quyết đứt điểm những vấn đề còn tồn tại về biên giới lãnh

thổ Ví dụ như : Lễ cắm mốc quốc giới đầu tiên trên biên giới đất liền cuối tháng 12/2001 dựa trên cơ sở luật pháp Quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển vừa là minh chứng cho tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước Trong tương lai gần, chúng ta tin tưởng mối quan hệ Việt - Trung sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn

Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đều có nguyện vọng thiết thực được sống trong hoà bình, xây đựng một trật tự Quốc tế với công bằng và hợp lý, thúc đẩy các nước cùng

phát triển và phồn vinh Các nhà lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm tích cực thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới, đánh giá cao vai trò của tổ

chức ASEAN và những đóng góp tích cực của Việt Nam trong ASEAN, hoan nghênh và khẳng định tích cực thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn điện ASEAN - Trung Quốc

øóp phần giữ gìn hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh ở Châu Á và trên Thế Giới

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, trước những cơ hội và thách thức mới thành công tốt đẹp của chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ 27/2 đến 1/3/2002 của Tổng Bí Thư, chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân khẳng định tăng cường mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc láng giêng hữu nghị, hợp tác toàn diện ổn định lâu đài, hướng tới tương lai không chỉ phù hợp nguyện vọng, lợi ích của nhân dân mỗi nước, mà

còn có lợi cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới

Trang 25

Chúng ta vui mừng nhận thấy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới ưtơng lai” được thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hoá, giáo dục ngày càng phát triển Buôn bán giữa hai nước tăng từ 32 triệu USD (1991) lên 2,8 tỉ USD (2001), hai bên thoả thuận đưa kim ngạch buôn bán hai chiều lên 3,5 tỉ USD (2002) và lên 5 tỉ USD vào năm 2005 Hai bên đã khai thông đường hàng không, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu hành khách và hàng hoá giữa hai nước Hợp tác về GD-ĐT, văn hoá - nghệ thuật, thể thao , được đẩy mạnh Những thoả thuận nhân chuyến thăm này sẽ tạo cơ hội mới mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế - Thương mại, văn hoá, giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc

KẾT LUẬN

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ rất lâu đời nhưng mối quan hệ đó chỉ được phát triển đặc biệt trong những thập kỷ gần đay Mối quan hệ trong những thập niên qua trở lên tốt đẹp như ngày nay chính là nhờ những nỗ lực quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước với nước dưới sự lãnh đạo của hai Đảng và hai nước với những chính sách bước đi phù hợp

Việc phát triển tình hữu nghị Việt - Trung là phù hợp với trào lưu của thời đại, là lợi ích của mỗi nước và là đóng góp quan hệ vào việc duy trì hoà bình, ổn định an ninh và phát triển không ngừng ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương mà còn cả trên thế giới Cùng với quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế với tính chất toàn diện và bổ xung cho nhau giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển hơn nữa Việt Nam mong muốn tăng cường phát triển quan hệ mọi mặt đời sống kinh tê,s chính trị, xã hội, với Trung Quốc sao cho đúng tiềm năng của hai bên và tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp đã được xây dựng trong những năm qua

Việc tồn tại những bất đồng, nhất là những tranh chấp về lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc về cơ bản được giải quyết để khi bước sang thế kỷ XXI cả hai nước sẽ có một biên giới hoà bình, hữu nghị và ổn định lâu dai

Ngày nay, quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển tốt đẹp Điều đó không những đáp ứng lòng mong muốn sâu xa và thiết tha của nhân dân hai nước hiện nay mà còn là lợi ích lâu dai của các thế hệ mai sau của cả Việt Nam và Trung Quốc Mặc dù còn

phải vượt qua khó khăn trở ngại và phức tạp, chúng ta tin tưởng chắc chắn với sự cố gắng và

thiện chí của cả hai bên, quan hệ Việt - Trung nhất định ngày càng phát triển tốt đẹp hơn nữa

Trang 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I VAN KIEN

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật Hà Nội, năm 1986 2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật Hà Nội, năm 1991 3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật Hà Nội, năm 1996

II SÁCH:

1 Nguyễn Mạnh Cầm : Một số nét về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của ta Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1997

2 Lưu Văn Lợi : 50 năm ngoại giao Việt Nam (tập 1,2) Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 1996

3 Chu Thượng Văn - Trần Tình Hỷ Sự phát triển của Trung Quốc Gia, Hà Nội 1997 4 Sự thật về những lân xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung - Nxb Đà

Nắng 1996

5 Nguyễn Thế Tăng : Quá trình mở cửa đối ngoại của CHND Trung Hoa - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1997

6 Hoàng Văn Hiển - Nguyễn Việt Thảo : Quan hệ Quốc tế từ 1945 đến 1995, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998

Il BAO

Báo Nhân dân số 17023 ngày 27/2/2002 Báo Nhân dân số 17026 ngày 2/3/2002 IV TẠP CHÍ:

1 Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc năm 2000 2 Tạp chí cộng sản (tháng 9/2000)

Trang 27

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN 0 K45 - KHOA ĐÔNG PHƯƠNG G5 2 22222 r2 reo 0

báo cáo khoa ¡0 2 - 0 9009827100177“ .,Ô 2 0.10 4 Những nét chính trong quan hệ Việt - Trung trước Bình thường hoá 4 1.1 Giai đoạn từ 1949 - 1Ø772 0 0000003311311191 518111110 10818811534 4 ID con 7, n — 5 1.3 Giai đoạn 1986 - 199] 0000 000336131111331 5111111111815 1 1155 34 5 Chương Ï - 5c Sàn” tt HH g0 He 8

NHUNG NGUYEN NHAN CHU QUAN VA KHACH QUAN DAN DEN VIỆC BÌNH THƯỜNG HỐ QUAN HỆ VIỆT - TRUƯNG - 5s: 8

2.1 Những nguyên nhân khách quan .- - - - << Ă 55 S11 8

2.1.1 Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển -s«- 0

2.1.2 Xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá - 551i 9 2.1.3 Tinh hinh khu vuc Châu á - Thái Bình Dương 10 2.2 Những nguyên nhân chủ quan - - <5 5252 +++++2<* 2 2x+szsssssssss2 12 2.2.1 Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam 12 2.2.2 Đường lối đối ngoại và cải cách mở cửa của Đảng và Nhà nước TO) 4 16 Chuonng [0D scsccccssccssscccsseccssscccssecssssccessccssusecssvesssucesssecessucsssesssasessaesesssesssesssves 20 Thực trạng và triển vọng quan hé ccccecccescesscsscesscescessceseesscesecsscsssessceneeens 20 \ZÍ 8y) bài: 215 — 20 Bi THUAN LOD 20 3.2 TOM c 22

3.3 Tri€n VON ga 5 22

KET LUAN cccccsccccccsccsuecscssecsuccecscecsucsecssecsucsecsaccsucsutsscesucsutsuessecsstsaresecsaceateasen 24

DANH MUC TAI LIEU THAM KHẢO + 6 + S664 £E2E£E5E£22E2exe2 25

Ngày đăng: 10/06/2017, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w