1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay

137 712 9
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 5,58 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KY YEU

DE TAI KHOA HOC CAP CO SG

fên đề tài:

QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

TỪ SAU KHI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ ĐẾN NAY

Cơ quan chủ ứéì : Viện Quan hệ Quốc tế

Chủ nhiệm đề tài : TS Hồ Châu

Thư ký đề tài : Th§ Vũ Quang Vinh

3250

HA NOI - 1999 ~ /#[f7đØữQ

Trang 2

TẬP THỂ TÁC GIÁ

Tiến sĩHỏ Châu Cd nhiệm để tài

Thạc sĩ Vũ Quang Vinh: — 77 ky dé tai Thạc sĩ Nguyễn Danh Quỳnh

Thạc sĩ Nguyễn Đăng Thành Thạc sĩ Ngỏ Kim Anh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Nguyễn Danh Quỳnh

Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam 1

Vũ Như Hoàng

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách 40 mở cửa

Ngô Kim Anh

Trang 4

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỔI MỚI

CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Danh Quỳnh

I NHŨNG CƠ SỞ CHỦ YẾU HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI

NGOẠI ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM

Về kinh tế, chính trị, từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80,

Việt Nam đã trải qua một trong những thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử Trước hết là do những sai lầm nghiêm trọng kéo dài hơn 10 năm Đó là những sai lầm về lĩnh vực kinh tế của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta như chủ quan, nóng vội, duy ý chí, giản đơn, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Những hậu quả nặng nề do chiến tranh hơn 30 năm để lại và phải chịu liên tiếp nạn thiên tai bão lụt nghiêm trọng trong 3 năm 1976 - 1978

Về chính sách đối ngoại, từ đầu những năm 80, bên cạnh những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta đạt được là chính chúng ta phải giải quyết những vấn đề khó khăn của giai đoạn trước Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: " Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong cuộc đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn Trung Quốc câu kết với các thế lực hiếu chiến Mỹ mưu toan làm suy yếu và thôn tính nước ta" (1)

Trên cơ sở thực hiện tình hình nước ta và tình hình quốc tế, Đại hội

V của Đảng đã có sự điều chỉnh về đối tượng quan hệ quốc tế:

_- Van dé hang dau trong chinh sách đối ngoại của Đảng và Nhà -

nước ta là thất chặt tình hữu nghị và mở rộng quan hệ quốc tế hợp tác với các nước XHCN anh em

Trang 5

- Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào-Campuchia là một quan hệ phát triển của cách mạng ba nước là điều có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc

- Coi Trung Quốc là ké thù trực tiếp là nguy hiểm của nhân dân ta, đồng thời là thế lực phản động quốc tế rất hung ác đang uy hiếp độc lập dân tộc, hòa bình và ổn định ở Đông Dương và Đông Nam Á (2)

Thời gian này chứng ta phải tiếp tục những khó khăn của giai đoạn trước Khó khăn liên tiếp khó khăn, lạm phát tăng ba con số vào năm 1986

(774,7%) Luong thực thực phẩm thiếu đói trầm trọng Viện trợ của nước

ngoài gần như bị cất giảm hoàn toàn Mặt khác, trong quan hệ quốc tế và

quan hệ với các nước lớn láng giềng ta đã phạm sai lầm, phạm nguyên tắc

“di bất biến, ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không cố gắng giữ được quan hệ bình thường với Trung Quốc, với Campuchia và một vài đảng có quan hệ truyền thống Công khai coi Trung Quốc là kẻ thù, thậm chí

năm 1980 điều đó đã ghi vào Hiến pháp Từ đó một số nước xa lánh ta, ta

con ít bạn bè

Tuy nhiên chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta vẫn thu được những thắng lợi quan trọng đã góp phần vào thành công rực rỡ của Đảng và nhân đân ta là đã nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt nhà ˆ nước Thắng lợi đó đã làm thất bại thủ đoạn thâm độc của chủ nghĩa đế quốc hòng phá hoại sự thống nhất của dân tộc ta, làm biến chất cón người Việt Nam Đế quốc Mỹ hy vọng sẽ có nổi loạn ở Việt Nam sau khi chúng

ra đi, nhưng điều ấy đã không diễn ra, an ninh chính trị, trật tự xã hội được

giữ vững

Thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, công tác đối

ngoại của Đảng đã cố gắng vươn lên, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các nước nhằm xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Tăng cường đoàn kết nâng

cao chất lượng và hiệu quả hợp tác toàn diện với Liên Xô, với Lào và Campuchia, góp phần vào việc khôi phục và tăng cường góp phần vào việc - khôi phục và tăng cường quan hệ với các đẳng, các nước có quan hệ truyền thống như Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Cộng sản Nhật Bản phục vụ

Trang 6

các đoàn của đảng ta tới các nước ngoài và đón các đoàn nước ngoài vào làm việc, nghiên cứu học tập kinh nghiệm cách mạng Việt Nam Thông qua các hoạt động đó, công tác tuyên truyền đối ngoại, tranh thủ vận động quốc

tế, làm cho bạn bè và thế giới hiểu Việt Nam và thiện chí với Việt Nam

Có thể khẳng định rằng, từ năm 1975 đến năm 1986, thành công của chính sách đối ngoại đã có những đống góp quan trọng vào việc tăng cường

quan hệ giữa Đẳng ta với các Đảng cộng sản Liên Xô và các Đẳng ở Đông

Âu, làm cho mối quan hệ này mang tính đồng minh chiến lược và hợp tác toàn diện trên tỉnh thần Nghị quyết Đại hội V đã đề ra Cột mốc quan trọng trong quan hệ của Việt Nam với Liên Xô là Hiệp ước hữu nghị và hợp tác hai bên ký ngày 3 tháng 11 năm 1978, trong đó có điều 7 quy định "Trong trường hợp, một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe dọa thì hai bên ký

Hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó và

- ấp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước” Tiếp theo đó, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với một số nước Đông Âu Cho đến năm 1985, các cuộc Säp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam với Liên Xô và các đảng các nước Đông Âu diễn ra thường xuyên và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phối hợp chính sách phát triển kinh tế -xã hội và trong các hoạt động đối ngoại, Quan hệ hợp tác, kết nghĩa, đào tạo cán bộ giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước Đông Âu cũng phát triển mạnh Tính đến năm 1986, sau hơn 30 năm kỷ niệm ngày quan hệ Việt Nam - Liên Xô,

trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Liên Xô tăng lên 100 lần, hơn 200 dự

án trong các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam được Liên Xô giúp đỡ "Liên Xô đã đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ chuyên gia với 130.000 người, trong đó khoảng 20.000 chuyên gia có trình độ đại học, 2.000 người trình độ phó tiến sĩ, 70 tiến sĩ của nhiều lĩnh vực khoa học nganh nghề khác nhau" (3)

Trang 7

quyết định nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất gắn liền với các-cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong đó công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão Dưới tác động của các nhân tố này thế giới đang tiến

nhanh vào giai đoạn mới của quá trình phát triển về chất, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới, hình thành quan hệ sản xuất mới ở mọi loại hình

kinh tế - xã hội, dẫn tới xu thế quốc tế hóa kinh tế toàn cầu

Đồng thời nhân loại đang đứng trước những vấn đề toàn cầu trong xu hướng gia tăng về số lượng, quy mô và tính chất Từ tình hình quốc tế và

trong nước, Đảng ta cho rằng nhân dân thế giới đang đứng trước 4 vấn đề toàn cầu cấp bách "Đó là gìn giữ hòa bình và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh,

bảo vệ môi trường sống, hạn chế về sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy

lùi bệnh tật, đói nghèo” (4) đã và đang tác động ảnh hưởng tới sự tồn tại, hợp tác và phát triển của mỗi quốc gia, đặt các quốc gia vào thế cùng quan tâm giải quyết

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ và những vấn đề toàn cầu cấp bách làm cho các mâu thuẫn của thời đại gay gắt hơn, đặc biệt là mâu thuân giữa lao động và tu bản, giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, đồng thời chúng cố tìm mọi biện pháp và phương tiện, lợi dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ để phát triển, hòng làm dịu những mâu thuẫn bên trong Sự hợp tác về kinh tế trở thành yêu cầu tất yếu của các nước Đó là sự xuất hiện tam giác Mỹ-Xô-Trung, Mỹ-Nhật-Tây Âu,

hoặc cặp đôi Mỹ-Nhật, Mỹ-Trung, Xô-Mỹ: Bên cạnh đồ cũng làm nảy sinh

các quan hệ quốc tế mới, quan hệ đối thoại hòa bình trong cùng tổn tại, ổn

định, vừa hợp tác vừa đấu tranh và phát triển Đó là xu thế chủ đạo trong

quan hệ quốc tế, mở ra tiến trình đan xen những cơ hội và thách thức giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng chạy đua về kinh tế, khoa học kỹ

thuật, công nghệ gắn với an ninh quốc phòng

Trong khi các nước TBCN tận dụng triệt để những thành tựu mới

của khoa học-công nghệ để thay đổi cơ chế quản lý, cơ cấu sản xuất nâng

Trang 8

thời cơ và càng trở nên lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước TBCN trên nhiều lĩnh vực

Nhìn lại thời gian trước năm 1986, chỉ tính từ năm 1950 đến năm 1984, sản xuất công nghiệp ở các nước XHCN tăng 14 lần, còn ở các nước TBCN chi tang 1,9 lan (5) Các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tuy dân số của các nước này chỉ chiếm 10% dân số thế giới, nhưng

sản xuất bằng 25% thu nhập quốc dân thế giới, năm 1980 gấp 5 lần năm

1950 (6) Năm 1985, sản lượng công nghiệp của các nước XHCN chiếm 43% tổng giá trị sản lượng công nghiệp thế giới (7), nhiều ngành công nghiệp của Liên Xô vượt Mỹ như khoa học vũ đụ, khai thác dầu mố, chế tạo mấy và có sức cạnh tranh được với nền công nghiệp của các nước tư bản

phát triển

Thế nhưng do phạm sai lầm nghiêm trọng trong xây dựng CNXH, trong đó hàm chứa không ít những hạt nhân cơ bản của CNXH không tưởng, giáo điều, xơ cứng được vận dụng và duy trì ở nhiều nước XHCN Hơn nữa, quan hệ kinh tế các nước XHCN chỉ đóng khuôn trong nội bộ

khối SEV, tự đóng cửa về kính tế, đi ngược xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa

và nhu cầu phân công lao động quốc tế đã làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội chậm lại, các vấn để xã hội xưa và nay vốn tốt đẹp nay trở

nên căng thẳng, dân chủ bị vi phạm, năng suất lao động chỉ bằng 1/4 các

nước tư bản phát triển Từ năm 1980, mức sống của Liên Xô từ vị trí thứ 5

tụt xuống thứ 55 thế giới, Hunggari từ thứ 8 xuống thứ 28, Tiệp Khác từ thứ 9 xuống thứ 25

Trên cơ sở đó, các nước XHCN tiến hành cải tổ, đổi mới mô hình xây dựng CNXH Nhưng trong quá trình thực hiện các nước này tiếp tục phạm sai lâm, nghiêm trọng nhất là sai lầm về chủ trương đường lối và biện pháp tiến hành Do nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, muốn đổi mới có

kết quả nhanh nên các nước XHCN đã rời bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ,

chấp nhận chế độ đại nhị đa đẳng, bầu cử tự do, lấy đổi mới chính trị làm cơ sở, nhân nhượng các yêu cầu của các phần tử cơ hội, của các thế lực

Trang 9

chống đối nên đã làm cho xã hội rối ren, nền kinh tế càng khủng hoảng trầm trọng hơn

Chủ nghĩa đế quốc tiến hành chiến dịch "diễn biến hòa bình" vào các nước XHCN ở Đông Âu trước hết là Ba Lan Tiếp đến là Hunggari, tir 6-10/10/1989 Đại hội Đảng Công nhân XHCN Hunggari đã biểu quyết giải

tan dang, thông qua cương lĩnh xác định Hunggari là một nước xã hội dân

chủ, đa nguyên chính trị, kinh tế thị trường Kế tiếp là Tiệp Khác ( 12/89); Tiến trình phá vỡ bức tường Berlin được bát đầu từ ngày 7-8/10/89, nhân kỷ

niệm 40 năm ngày thành lập nước CHDC Đức, bằng các cuộc biếu tình của

các lực lượng chống đối đòi nhanh chóng đổi mới xã hội, đòi dân chủ, bầu cử tự đo và kết thúc bằng cuộc bầu cử Quốc hội ở CHDC Đức ngày 18-3- 1990 với một liên minh cầm quyền được thành lập không có đẳng viên cộng sản CNXH ở CHDC Đức sụp đổ hoàn toàn Ở Rumani, CNXH bị sụp đổ

bằng đảo chính quân sự kết hợp với bạo loạn (29-12-1989), đổi tên nước là

CHÍ Rumani Ngày 1-1-1990 Đảng cộng sản Rumani bị đặt ra ngoài vòng pháp luật "Diễn biến hòa bình" ở Bungari tiến hành theo quan điểm CNXH dân chủ từ ngày 30-10-1989 Ngày 3-4-1990, Hội đồng tối cao Đảng cộng sản Bungari tuyên bố đổi tên thành Đảng XHCN Bungari Từ đây Bungari chuyển sang CNXH dân chủ nhưng thực chất cũng là con đường TBCN

Cồn ở Liên Xô, ngày 7-12-1989 Xô viết tối cao Lítva quyết định xóa điều khoản về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Hiến pháp và pháp chế hóa chế độ

đa đẳng Trong những năm 1989-1990, xu hướng ly khai khỏi LBCHXHCN Xô viết hầu khắp ở các nước cộng hòa Mùa hè năm 1990 có 13/15 nước cộng hòa tuyên bố độc lập Tháng 12-1991, Liên xô tan rã và sụp đổ

hoàn toàn /

Sự tan rã và sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô là nguyên nhân cơ bản trực tiếp dẫn tới bước ngoặt mới trong quan hệ quốc tế,

xu thế phát triển hợp tác không phân biệt chế độ chính trị - xã hội tăng lên, đẩy phong trào cộng sản quốc tế đến đỉnh điểm thoái trào chưa từng có

Trang 10

Có một câu hỏi đặt ra rằng, cuối những năm 80, trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc có điểm gì chung và gặp nhau?

Từ cuối năm 1989, khi vấn đề Campuchia được giải quyết một cách cơ bản thì khu vực Đông Nam Á tương đối ổn định Các nước đã chuyển

hướng chính sách mở rộng quan hệ hợp tác, giữ vững hòa bình ổn định vì lợi ích phát triển của các quốc gia Các nước thực hiện đa dạng hóa quan hệ, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Những yếu tố trên là

những điều kiện thuận lợi cho các nước trong khu vực hợp tác và phát triển

Chính sách đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc phần lớn mang những nét tương đồng, đều có chung mục đích, hợp với xu thế của thời đại là hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển Cả hai nước đều có tr tưởng củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để

đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân

tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội l

Trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã khẳng định: Với mục tiêu thực hiện bốn hiện đại hóa cùng với các bước phát triển kinh tế thì việc mở cửa, hợp tác với nước ngoài là điều không thể thiếu được Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành Trung Quốc phản đối Mỹ Khi Mỹ nêu ra thế tới một cực đo Mỹ chỉ huy Trung Quốc ủng hộ thế giới đa cực, trong đó Trung Quốc là một cực Trung Quốc lựa chọn mục tiêu đối

ngoại rõ ràng là tạo ra và giữ vững cục diện hòa bình lớn cho châu Á- Thái

Bình Dương, khu vực Đông Á ổn định; ủng hộ cho một Trung Quốc duy

nhất, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế; phá thế bao vây của các nước sau sự kiện Thiên An Môn

Trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Việt Nam đều coi trọng vấn đề quan hệ với các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á Những năm gần đây, Trung Quốc đã có những bước phát triển mới với

Trang 11

_ phá cho quan hệ kinh tế Đến nay Trung Quốc đã khôi phục và thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả 10 nước Đông Nam Á Nhiều cuộc thăm viếng giữa các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc-ASEAN diễn ra hàng năm Thông qua các cuộc viếng thăm đó bầu không khí chính trị, ngoại giao giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ngày càng nồng ấm hơn Sự hiểu biết lẫn nhau được tăng cường, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực khác

Việt Nam cũng có quan hệ gắn bó với các nước ASBAN Từ ngày

28-7-1995, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, điều này có ý

nghĩa cực kỳ to lớn đối với sự phát triển mọi mặt của Việt Nam

Về phía Trung Quốc, sau chiến tranh lạnh, Trung Quốc va ASEAN có mối quan hệ và hợp tác rất bền chặt Đối với Trung Quốc, ASEAN có vị

trí rất quan trọng và ngày càng trở nên cần thiết hơn Mặt khác những năm đầu

thập ký 90, Trung Quốc tiến hành bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng loạt nước láng giềng như Nga, Singapo, Nhật Ban

Chính vì trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Việt Nam

có nhiều điểm chung và gặp nhau Do vậy Việt Nam và Trung Quốc đã lập

lại quan hệ bình thường vào cuối năm 1990

- Nhìn lại một cách tổng hợp những yếu tố khách quan, chủ quan của 10 năm trước thời kỳ đổi mới, Việt Nam trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt, bị bao vây cấm vận kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, lòng tin giảm sút Từ thực trạng đó, Đảng

ta quyết định con đường đổi mới, đưa sự nghiệp cách mạng phát triển phù

hợp với tình hình trong nước và xu thế thế giới

Đảng ta khẳng định rằng, chính sách đối ngoại của Đảng, một mặt tăng cường sự hợp tác toàn diện với các đẳng các nước XHCN, và đẳng các nước ở các khu vực và thế giới Mặt khác, chính sách đối ngoại từ năm 1975 đến đầu những năm 80 còn tồn tại trong việc nắm bắt, đánh giá tình

hình quốc tế, trong việc xử lý vấn đề Campuchia, xử lý mối quan hệ với các

Trang 12

Các nước XHCN tiến hành đổi mới, là đáp ứng nhu cầu chính đáng

của nhân dân, của thời đại "Đối với Việt Nam, đổi mới là lẽ sống cồn, đòi

hỏi bên trong của nền kinh tế nước ta, vừa phù hợp với xu thế của thời đại”

(8) Vì thế đổi mới trở thành cơ sở nền tảng cho sự ra đời chính sách đối

ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta Từ nhận thức đó, Đại hội lần thứ

VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện,

trong đó có sự đổi mới về chính sách đối ngoại

IL NỘI DUNG CHÍNH SÁCH DOI NGOAI DOI MOI CUA DANG VA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Cách mạng Việt Nam luôn phát triển trong sự gắn bó với bối cảnh

chung của cách mạng thế giới và khu vực Thắng lợi của cách mạng Việt

Nam không tách sự giúp đỡ to lớn của cách mạng thế giới, đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổi cục điện cách mạng khu vực, thế giới

Xuất phát từ nhận định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta tại

Nghị quyết 32-BCT (8-7-1986) về tính cấp thiết của công cuộc đổi mới ở

nước ta, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng 912-1986) đã chỉ rõ: "Nhiệm vụ trên lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở

Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới, tăng cường hợp tác toàn diện với

Liên Xô và các nước trong cộng đồng XHCN, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh

chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và

CNXH" (9) :

Viéc Dang ta x4c dinh nhiém vu đối ngoại: kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới, là nhận thức mới của Đảng ta được biểu hiện ở đại hội VỊ, là quyết định đúng đắn do chúng ta đã quán triệt sâu sắc các bài học rút ra từ thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, đặc

biệt từ năm 1975 trở lại đây

Trang 13

nhau" (10) Đây là quan điểm Mác - Lênin về vai trò sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, thể hiện ý chí cách mạng không ngừng phấn đấu cho mục tiêu mới của CNXH, đồng thời nó phù hợp với điều kiện của các dân tộc, của các quốc gia là nguyện vọng bức thiết và chính đáng của nhân dân thế giới ngày nay

Nhiệm vụ phương châm chính sách đối ngoại của đẳng là tranh thủ tối đa những điều kiện quốc tế thuận lợi để thực hiện các mục tiêu chiến lược tổng quát của cách mạng nước ta trong giai đoạn này Trước hết là giải

quyết những vấn đê cấp bách: ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đẩy lài lạm

phát, tạo ra những tiền đề cẩn thiết cho chặng đường tiếp theo Đồng thời Đảng chỉ rõ phương hướng, nhấn mạnh các giải pháp đối với từng đối tượng

cụ thể, đặc biệt là đối với Trung Quốc và Mỹ

Đối với các nước XHCN và Liên Xô, Đảng ta chủ trương "Tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với cáé nước thành viên HĐTTKT và mở rộng quan hệ với các nước XHCN khác" (11) Chung ta tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước khơng ngồi mục đích "làm cho Việt Nam đứng vững trên đôi chân của mình mà tiến lên"

Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Liên Xô là đối tác quan trọng nhất "là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước” (12), có nghĩa là Đảng ta nhấn mạnh quan hệ thủy chung của Việt

Nam đối với Liên Xô Quan điểm này luôn nhất quấn trong chính sách đối

ngoại của ta trong suốt gần 50 năm qua Liên Xô huiôn đóng vai trò quan

trọng trong hệ thống XHCN và trong cục điện thế giới

Đối với Trung Quốc: Tại Đại hội VI Đảng ta chính thức tuyên bố

“Việt Nam sắn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp

nào và bất cứ ở đâu, nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích

của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới" (13) `

Đây là một bước chuyển mới của Đảng ta trong quan hệ với Trung Quốc Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta nêu lên tại Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Dong Duong ngày 8-6-1986 (14) Dang ta quyét dinh

Trang 14

chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới trong cùng tồn tại hòa bình với Trung Quốc, với các nước ASEAN

- Đối với Mỹ, Đảng ta chủ trương "bàn với Mỹ giải quyết các van dé

đo chiến tranh để lại" và "luôn sẵn sàng quan hệ với Mỹ vì lợi ích hòa bình,

ổn định ở Đông Nam A" (15) Diéu đó thể hiện thiện chí của Đảng ta trong quan hệ với Mỹ Nhưng cùng với lệnh cấm vận của mình, Mỹ liên kết với

các thế lực chống CNXH cả trong và ngoài khu vực ngăn cẩn sự hòa hợp của Việt Nam-Lào- -Campuchia với các nước trong khu vực, tạo cho chúng ta nhiều khó khăn trong đối thoại, thiết lập quan hệ với các nước ASEAN, khu

vực châu Á- Thái Bình Dương và các nước trên thế giới

Bước đầu thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới đất nước ta đã thu được những thành quả nhất định

Để đưa Việt Nam thoát ra khỏi những khó khăn nêu trên, Đảng và

Nhà nước ta đã chủ động mở rộng cả quan hệ đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước và đối ngoại nhân dan Nhung do điều kiện kinh tế - xã hội của ta trong giai đoạn này hết sức khó khăn và cũng do cơ chế nên công tác đối ngoại Đảng và công tác đối ngoại nhân dân chưa đạt được những kết quả theo ý muốn, theo mục tiêu và phương châm ma Đảng ta đã đề ra Nhưng

những gì mà hoạt động đối ngoại góp phần đạt được trên lĩnh vực chính trị

và kinh tế, kinh tế đối ngoại chứng tỏ sự cố gắng vượt bậc của chúng ta

Trên thực tế, đây là thời kỳ tạo dựng cơ sở, xác lập và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và đầy sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta, tạo tiền

đề và điều kiện cho thắng lợi của công cuộc đổi mới glai đoạn sau:

Về chính trị Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tổ rõ bản lĩnh chính

trị vững vàng, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và tạo môi trường hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận

lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới

Do xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu công tác đối ngoại trong thời kỳ mới, nên chúng ta không bị sup dé do “diễn biến hòa bình" như Mỹ và phương Tây mong muốn Qua đổi mới, nhân dân tin tưởng

Trang 15

vào Đảng; Việc Việt Nam rút dần quân ra khỏi Campuchia năm 1989 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký Hiệp định quốc tế về Campuchia tháng

10-1991 Sự kiện đó đã góp phần thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở

Đông Nam Á chấm dứt tình trạng cô lập về chính trị của Việt Nam trên thế giới và tạo điều kiện rất thuận lợi cho ta mở rộng quan hệ đối ngoại

Về kinh tế - xã hội: Thực hiện nghị quyết Đại hội VI cia đẳng, tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến quan trọng, có được kết quả bước đầu

đó do Đảng và Nhà nước ta đã tích cực thực hiện các mục tiêu của ba

chương trình kinh tế (ương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) Từ chỗ thiếu đói triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn

gạo, thì ngay những năm sau đó chúng ta đã có gạo đủ ăn và xuất khẩu, góp

phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và ổn định cán cân xuất nhập khẩu Trong các năm 1986-1991 tổng sản phẩm thu nhập quốc dân đều tăng so với năm 1985, lạm phát bị kiểm chế và đầy lùi

Về kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức, góp phần quan trọng vào

việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội "Kim ngạch xuất khẩu tăng từ

439 triệu rúp và 384 triệu USD năm 1986, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu USD năm 1990” (16) Tính đến hết tháng §-1990 Việt Nam có thêm 183 dự

ấn được cấp giấy phếp với tổng số vốn đâu tư là 12 triệu USD, trong đó 85% vốn đầu tư của nước ngoài Kinh tế phát triển, ta có điều kiện để giải

quyết một số vấn để xã hội Trong 5 năm 1986-1991 có thêm 4,2 triệu lao

động có việc làm Số học sinh, sinh viên tăng lên 15 triệu người, hơn 1/4

dân số cả nước, đời sống nhận dân một phần được cải thiện, niềm tin của

quần chúng nhân dân với chế độ, với Đảng và CNXH được khẳng định

Nhìn tổng quát giai đoạn 1986-1991, với những quyết sách kịp thời, chính xác trong đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thực sự tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam Những thành tựu cơ bản từ sự kết hợp đổi mới chính sách đối nội - đối ngoại đã tạo ra những

tiền đề cần thiết cả về lý luận và thực tiễn giúp cho Đảng và Nhà nước ta có

thêm cơ sở nhận thức còn đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng được

Trang 16

xác định rõ hơn Chính sách đối ngoại đổi mới đã tạo ra môi trường quốc tế

thuận lợi hơn cho công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi

một bước âm mưu bao vây cô lập Việt Nam, tăng thêm bạn, nâng cao uy tín

"của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo nên một hình ảnh của Việt Nam mới của châu Á - Thái Bình Dương

Từ năm 1991 đến nay, tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng

và phức tạp Đặc biệt là sự chuyển biến của Liên Xô và các nước trong hệ thống XHCN

Các nước XHCN lâm vào khẳng hoỉng nghiêm trọng nhất từ trước tới nay Ö một số nước các lực lượng chóng CNXH đã nắm được chính quyền đưa đất nước đi theo con đường TBCN Đảng cộng sản và công nhân trở thành thiểu số đối lập, có đẳng tan rã nhanh chóng có dang bi phan

liệt, có đẳng bị cấm hoạt động, có đẳng chuyển sang khuynh hướng XHDC

như Ba Lan, Hunggari, Tiệp Khắc và CHDC Đức

Các nước XHCN, nhất là Liên Xô trong nhiều thập kỷ đã từng là

một nhân tố không thể thiếu trong quan hệ quốc tế Sự tan rã và sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã làm đảo lộn cục diện thế SIỚI, „ đời sống chính trị - kinh tế quốc tế, bàn cờ chính trị thế giới đang sắp xếp lại, cơ cấu lẫn luật chơi đều đang thay đổi và định hình lại theo những '

chuẩn mực mới Sự kiện trên lại diễn ra trong khi nền kinh tế thế giới đang

có những thay đổi sâu rộng đưới tác động của những tiến bộ khoa học -

công nghệ phát triển nhanh chưa từng có, đồng thời quá trình toần cầu hóa,

khu vực hóa gia tăng mạnh mẽ và trở thành xu thế chung của thời đại đòi

hỏi các quốc gia cùng quan tâm Mỗi quốc gia đứng trước hàng loạt vấn đề

mới mẻ về quan hệ đối ngoại trên các linh vực chính trị, kinh tế, quân sự,

môi trường

So sánh lực lượng trên thế giới bất lợi cho hệ thống XHCN, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội CNXH lâm vào thoái trào, các nước *“HCN còn lại Trung Quốc, Việt Nam, CHDCND Triểu Tiên và Cu Ba rơi vào tình thế hiểm nghèo phải đương đầu với những thách thức lớn Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gặp khó khăn Vốn dĩ ngay từ những

Trang 17

năm 50-60 đã có những bất đồng chưa giải quyết được Từ những năm 80 trở lại đây, phong trào cộng sản đã lâm vào suy thoái và khủng hoảng, uy tín của các Đảng cộng sản bị giảm sút, nội bộ bị phân hóa "Sau khi Đảng cộng sản Liên Xô và các đẳng cộng sản Đông Âu tan rã, thì ảnh hưởng và uy tín của phong trào cộng sản càng bị giảm sút nghiêm trọng" (17)

Nguyên nhân khủng hoảng dẫn tới sự đổ vỡ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, của phong trào cộng sản quốc tế là do sự chậm trễ trong việc tổng kết lý luận thực tiễn, giáo điều trong việc vận dụng kinh

nghiệm và lý luận, chậm đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động Đó

là sự độc quyền, cứng nhắc, sự áp đặt đường lối và phương pháp từ một đảng lớn, sự tranh giành quyền lãnh đạo đối với các nước XHCN và phong trào cộng sản Một số đảng cầm quyền dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, dẫn đến những cuộc chiến tranh biên giới giữa các nước XHCN với nhau Điều đó đã đưa đến sự phân hóa sâu sắc và khủng hoảng nghiêm trọng trong hệ thống XHCN, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Nguyên nhân trực tiếp đưa đến sự tan rã và sụp đổ của Liên Xô là do "su bién dang chinh ‘ri mấc-xít từ khi Đảng cộng sản Liên Xô cầm quyền" (18), sự tích tụ của những biến đổi chính trị từ năm 1917 đến năm 1291 chưa được giải quyết thỏa đáng đã dẫn đến sự kiện tháng 8-1991 đầy

bí kịch Sự biến dạng chính trị mác-xít ở Liên xô biểu hiện thông qua đường

lối chính trị "tả khuynh" đồng bộ hóa cả lĩnh vực đối nội lẫn đối ngoại, tư

tưởng muốn chuyển nhanh qua giai đoạn hoàn thiện CNXH lên thẳng CNCS đã bất chấp những đặc điểm phát triển của dân tộc, những thay đổi lớn của

thời đại; dùng đẳng, kế hoạch, mệnh lệnh tập trung bao cấp không chỉ trong nước mà cả trong quan hệ quốc tế Kiên trì chiến lược kinh tế đối ngoại khép kín, đặc biệt là đối với phương Tây, tuyệt đối hóa sự hợp tác kinh tế

trong nội bộ khối SEV Dùng quân sự làm phương tiện duy nhất để giải

quyết vấn đề "ai thắng ai", chấp nhận chạy đua vũ trang và công nghiệp quốc phòng ngay cả khi cân bằng chiến lược quân sự với Mỹ Đồng thời những nguyên tắc hạch toán kinh tế - xã hội, quan hệ hàng hóa tiền tệ bị xem nhẹ trong quá trình quản lý xây dựng CHXN Mối quan hệ giữa các

Trang 18

loại lợi ích "tố chức" với cá nhân không được quan tam đúng mức Mọi

chương trình cải tổ, mọi liệu pháp "sốc" cải cách kinh tế - xã hội được xem

như "NEP" trong tu duy méi cla Đảng cộng sản Liên Xô đã không hạn chế được sự rối loạn chính trị kinh tế - xã hội

Sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô, sự biến dang và tan rã của các đẳng cộng sản, ngoài các nguyên nhân tự trong lòng nó

không thể không kể đến sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, sự cấu kết của các thế lực thù địch, của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế

quốc Mỹ với cắc thế lực phản động chống CNXH ngay trong cả nước này và bên ngoài vốn từ lâu muốn xóa bỏ tất cả các nước XHCN, các đẳng cộng sản, các phong trào tiến bộ khác

Sau sự kiện các nước XHCN Liên Xô - Đông Âu sụp đổ làm cho quan hệ quốc tế có sự thay đổi lớn sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị - xã hội thế giới và cục diện hai cực Mỹ-Xô chỉ phối quan hệ quốc tế không còn Mỹ muốn thiết lập cơ chế "một cực” cũng không thành Thế giới chuyển sang một cục điện mới với sự tham gỉa của nhiều, nhiều trung tâm Tương quan lực lượng thế giới giữa ba trung tâm tự bản quốc tế tiếp tục thay đổi theo hướng bất lợi cho Mỹ Một hệ quả lớn của thời kỳ sau chiến tranh lạnh và quyền lực quốc tế không tập trung vào siêu cường như trước mà phân tách ra các trung tâm và các cường quốc Những trung tâm và các cường quốc gia đó đều gắng sức ngoi lên thành những cực mới để tác động '

vào đời sống quốc tế Tuy nhiên Mỹ vẫn còn là nước có lợi thế về sức mạnh

quân sự và kinh tế hơn hẳn các đối thủ khác

Xu thế đối đầu giữa các quốc gia trong cùng khu vực chuyển sang

đối thoại và hợp tác để giải quyết những vấn đề tranh chấp song phương, đa

'phương thông qua ngoại giao thương lượng cùng có lợi Tình hình đó làm cho những nước phụ thuộc vào Liên Xô - Đông Âu và không phụ thuộc đều

CÓ sự thay đổi lớn về chính sách đối ngoại Các đân tộc nâng cao ý thức độc

lập tự chủ, tự lực tự cường Trong quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của các nước nảy sinh và phát triển xu thế đa phương hóa, đa dạng hóa Đặc

Trang 19

biệt những nước có tiểm năng khoa học kỹ thuật có điều kiện vươn lên với tốc độ cao chưa từng có để giành ảnh hưởng đối với khu vực và thế giới

Liên Xô - Đông Âu sụp đổ, tình hình thế giới và khu vực chịu sự tác

động sâu sắc, đặc biệt đối với an ninh khu vực châu Âu, châu Á - Thái Bình

Dương mà trong đó Liên Xô là một bộ phận cấu thành Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương trở thành một trong những khu vực sôi động nhất Với lợi thế về địa, kinh tế - chính trị là đầu mối giao lưu các hoạt động thương

mại Động Tây - Tây Nam, giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với toàn

cầu Dân số châu Á hơn 1/2 dân số thế giới, tài nguyên thiên nhiên, nhất là

tài nguyên biển và lao động, thị trường chưa được khai thác nhiều Trong khu vực hội tụ nhiều siêu cường có vị thế tác động quyết định thay đổi cục

điện quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực đời sống thế giới, như Mỹ-Tmng,

Nhật-NICs và ASEAN Tuy nhiên, khu vực này đang bộc lộ những nhân tố

gây mất ổn định Những năm cuối thế kỷ này, khu vực châu Á - Thái Bình

Dương đang có sự chuyển biến khẳng định vai trò ngày càng tăng trong đời sống kinh tế - chính trị thế giới "Đồng thời khu vực này cũng đang tiếp tục

diễn biến phức tạp cả về kinh tế, chính trị và xã hội Bên cạnh xu hướng đối

lập và hợp tác đang tăng lên, tình trạng bất ổn định ở một số nước, mâu

thuẫn giữa các nước trong khu vực, vấn đề tranh chấp lãnh thổ chưa được

giải quyết, cũng như sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn là nhân tố gây căng thẳng, tác động đến so sánh lực lượng và cơ cấu quan hệ châu Á - Thái Bình Dương” (19)

Đông Nam Á đang diễn ra một quá trình bố trí sắp xếp và tập hợp

lực lượng tạo ra thế cân bằng mới trong tương quan lực lượng so sánh giữa

các thế lực chính trị trong khu vực một Đông Nam Á thống nhất trong sự đa

đạng về địa- chính trị- kinh tế và văn hóa sẽ làm tang uy tin và vai trò của ASEAN (10) trong khu vực và trên thế giới

Việt Nam có vị trí chiến Tược đặc biệt quan trọng không chỉ đối với

khu vực Đông Nam Á mà cả trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, Trung Quốc

và cả các nước muốn quan tâm phát triển lợi ích quốc gia "Việt Nam là chiếc ban công nhìn ra biển Đông nằm trên con đường chiến lược của Mỹ

Trang 20

- đi từ phía tây nước Mỹ, qua Thái Bình Đương, Đông Nam Á sang Ấn Độ

Dương tiến vào Trung Đông Ở khu vực bản lề nối liền vòng cung chiến

lược của Mỹ ở Đông Nam Á Thái Bình Dương với vành đai chiến lược Ấn

Độ Dương và vùng Vịnh Péc Xích, án ngữ đường vận chuyển huyết mạch

và đường tiến quân của lực lượng triển khai nhanh của Mỹ từ Ha Oai qua

biển Đông vượt eo biển Lôm Bốc và Điêgô Gácxia đến Trung Đông (20)

Như vậy, Việt Nam là cầu nối biển Đông Nam Á hải đảo với Đông Nam Á

lục địa, với Trung Quốc và với các nước Đông Bắc Á Việt Nam có quân

cảng thiên nhiên (Cam Ranh) tốt vào bậc nhất khu vực Các nước lớn và

Tây Âu đều thấy rõ thực tế đó và cùng có lợi tương đồng trong ý đồ chiến

lược muốn dùng Việt Nam làm bàn đạp để mở rộng sự khống chế của mình _ Cố một số vấn đề đặt ra là, Trung Quốc va các nước lớn đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam như thế nào;

Việt Nam đưới tác động của Trung Quốc!

Việt Nam có một vị trí hết sức quan trọng trong giao lưu kinh tế, KHKT và giao thông đối với các nước trong khu vực Việt Nam còn như một tấm lá chắn ngang ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước ASEAN - phía nam châu Á-Thái Bình Dương và ngược lại đối với

Trung Quốc Do đó, Việt Nam được các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đành

cho sự “ưu ái” hơn tất cả các nước trong cùng khu Vực

Từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, chính sách

của Trung Quốc đối với Việt Nam: vừa tranh thủ lôi kéo vừa kiểm chế, đồng thời ra sức đẩy mạnh quan hệ ngoại giao "hữu nghị" để phát huy ảnh

hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam

Mục tiêu chính sách ngoại giao hữu nghị của Trung Quốc là "giảm lo ngại của Việt Nam" về hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đe dọa an ninh quốc gia, khu vực xóa đi "hình tượng” người Trung Quốc ở biên giới (2/79) và những gì họ gây ra trên đất nước Việt Nam

Đồng thời, thông qua trao đổi tiếp xúc để thảm nhập tư tưởng, quan điểm, -

đường lối của Trung Quốc trong hàng ngũ cán bộ cao cấp của Việt Nam,

nhằm lôi kéo Việt Namï không theo Mỹ kiểm chế Trung Quốc Mặt khác,

Trang 21

Trung Quốc coi Việt Nam là một thị trường cần xâm nhập để tiêu thụ hàng hóa, và hỗ trợ kinh tế vùng Tây-Nam Trung Quốc phát triển cạnh tranh với các đối tượng khác Nhưng từ khi Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Việt Nam gia nhập ASEAN và AFTA, APEC thì Trung Quốc từng bước điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình mới Trước hết, Trung Quốc cải tiến chất lượng hàng hóa, hạ giá thành và mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam về mặt nhà nước

Song song với quan hệ ngoại giao về chính trị, kinh tế, văn hóa, du

lịch, Trung Quốc vẫn thi hành chính sách gặm nhấm dân biển Đông và khai

thác trái phép Trước những phản ứng của thế giới và khu vực, Trung Quốc tổ ra mềm mỏng hơn, nhưng không từ bỏ chính sách này Do đó, những

năm gần đây tranh chấp ở biển Đông tiếp tục diễn ra căng thẳng và phức

tạp Việc Trung Quốc xây dựng thêm một số cấu trúc mới trên bãi Vành Khăn, sau khi Mỹ-Trung Quốc đạt thỏa thuận bảo đảm an nỉnh trên biển tháng 7-1998 và trong bối cảnh ASEAN đang khủng hoảng, bị suy yếu, chia rẽ nội bộ, Mỹ và Philippin ky hiệp định thăm viếng quân sự 1-1998 đe dọa nghiêm trọng an ninh và lợi ích nhiều nước, gây Ìo ngại cho các nước trong khu vực Việc Philppin có ý chấp nhận sử dụng chung những công trình mà Trung Quốc xây dựng trên bãi Vành Khăn tạo ra những tiền lệ không có lợi cho Philippin và các nước liên quan, trước hết là Việt Nam,

làm cho vấn để Trường Sa càng thêm phức tạp

Như vậy, chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam và Đông Nam Á có tính hai mặt mâu thuẫn, Trung Quốc vừa muốn ổn định trong nước và các đường biên giới đồng thời tạo môi trường quốc tế thuận lợi để

phát triển nội lực, thực hiện 4 hiện đại hóa để tiến hành cải cách mở cửa,

song lại tham vọng lấn chiếm biển Đông bằng cách tăng cường lực lượng _ trên biển, trên không Điều đó chỉ làm cho Việt Nam và khu vực bước - vào

cuộc chạy đua về quân sự để bảo vệ an ninh đất nước mình Việt Nam đưới tác động của Mỹ:

Với vị thế ‘dia-chinh trị - kinh tế củ Việt Nam đối với ASEAN, khu vực và thế giới, Việt Nam luôn là nhân tố được Mỹ quan tâm và coi là nhân `

Trang 22

tố trọng điểm trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ và đặc

biệt là ở khu vực Đông Nam Á, châu Á- Thái Bình Dương

Chính sách đối ngoại từ trước đến nay của Mỹ là "buộc mọi dân tộc

phải sống dưới quyền tự do dân chủ kiểu Mỹ trong trật tự thế giới dưới sự

lãnh đạo của Mỹ" (21)

Đối với Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình" -

một cuộc chiến tranh không khói lửa, với mưu đồ giành "chiến thắng không

cần chiến tranh" như đã làm với Liên Xô và Đông Âu Thông qua hoạt động chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa để tuyên truyền thể chế Mỹ và phương Tây

Về chính trị tư tưởng, Mỹ tiến công đảng, nhà nước nhằm tạo ra

khủng hoảng hình thái ý thức, tập trung xuyên tạc, đả kích chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kích động đa nguyên đa đảng nhằm chuyển

hóa chế độ xã hội chủ nghĩa sang chế độ tư bản

Về kinh tế, Mỹ hứa hẹn ký hiệp định thương mại song phương và chế độ tối huệ quốc của Mỹ để ép Việt Nam hợp tác tích cực với Mỹ nhằm mục đích bành trướng ảnh hưởng về kinh tế, từng bước thao túng nền kinh tế nước ta Hơn nữa Mỹ dùng sức ép quân sự chỉ phối các nước đầu tư, hợp tác kinh tế - xã hội ở Việt Nam, thông qua các hoạt động kinh tế đó lôi kéo

mua chuộc, làm tha hóa và đẩy cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học kỹ

thuật của ta phụ thuộc Mỹ, phục vụ có ý đồ lợi ích của Mỹ, nhằm biến nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam thành nền kinh tế thị trường tự do

TBCN phát triển,

Về văn hóa - xã hội, thông qua trao đổi văn hóa, mở rộng du lịch, sử dụng báo chí, văn hóa phẩm đưa vào Việt Nam, sử dụng hệ thống đài phát thanh tiếng Việt ở Mỹ, đài châu Á tự do, đài BBC ngày đêm hướng vào

Việt Nam để tiến công tâm lý người Việt, quảng cáo lối sống Mỹ Ngoài ra,

Mỹ đẩy mạnh việc thông qua các quỹ phát triển của Liên hợp quốc, quỹ tài trợ, các dự án cấp học bổng cho cán bộ, sinh viên Việt Nam, đặc biệt là

con em cán bộ cấp cao đi du học nước ngoài ở Mỹ Mỹ giành từ 300.000

đến 500.000 USD cho mỗi đợt cấp học bổng và mỗi đợt trong đó chỉ cần

Trang 23

chọn lựa được 20-25 sinh viên là con cán bộ cao cấp được đưa đi học (22)

làm sao khi trở về hoặc ở lại nước ngoài càng tốt, những đối tượng này hoặc phục vụ hoặc có cảm tình với Mỹ với phương Tây

Về quan hệ quốc tế, Mỹ kết hợp với các thế lực chống XHCN, thù địch Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm kiểm chế, làm suy yếu, phá hoại là lầm sụp đổ CNXH ở Việt Nam Chúng sử dụng vấn đề nhân quyền

dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của ta, bôi nhọ và cô lập Việt

Nam trên trường quốc tế, chia rẽ tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, tim

cách gây mâu thuẫn và khoét sâu mâu thuẫn Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam đưới tác động của nước Nga `

Trước đây nước Nga và các nước XHCN ở Đông Âu bao cấp cho Việt Nam trong hoạt động quan hệ quốc tế, cả về mặt vật chất và tỉnh thần

Đến nay nước Nga vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng Nhưng về phía Việt

Nam, Đảng và Nhà nước ta vẫn chủ trương giữ mối quan hệ truyền thống với Liên bang Nga, các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, song nội dung và hình thức quan hệ khác trước

Như vậy bối cảnh quốc tế nói trên cho thấy lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên thế giới đã thay đổi lớn Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào khủng

hoảng và thoái trào Mỹ đang muốn điều khiển, chỉ phối thế giới bằng sức

mạnh kinh tế, quân sự thông qua Liên hợp quốc và NATO Tất cả các quốc

gia đều đứng trước cơ hội để phát triển, nhưng ưu thế lại thuộc vỀ các nước TBCN phát triển, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn tư bản kếch sù Các

nước chậm và đang phát triển đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, sự chênh lệch giàu nghèo đang tiếp tục mở rộng Những vấn đề toàn cầu đang đòi hỏi các quốc gia cùng quan tâm giải quyết cấp bách Các mâu

thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn Đấu

tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa CNXXH và CNTB tiếp diễn

dưới nhiều hình thức mới Quan hệ giữa các nước lớn những năm gần đây

Trang 24

Chính sách đối ngoại của Đảng Công sản Việt Nam từ đầu những năm 90 đến nay:

Những năm đầu của thập kỷ 90, tình hình trong nước và quốc tế vô cùng khó khăn, công cuộc đổi mới đã đạt được những bước đầu rất quan trọng, nhưng Việt Nam vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội Ở

bên ngoài, Việt Nam vẫn còn bị cô lập về chính trị, bao vây về kinh tế, nên

càng gặp khó khăn trong việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế Những biến động chính trị - xã hội ở Liên Xô- Đông Âu đã làm cho thị trường Việt

Nam bất ngờ bị thu hẹp lại, nguồn viện trợ nước ngoài (trừ Thụy Điển) hầu

như không còn Trong bối cảnh ấy Việt Nam đứng trước sự đan quyện của những thách thức và vận hội mới Nhu cầu của đất nước đặt ra cho đảng ta

là phải tiếp tực nâng cao và đi vào chiều sâu của công cuộc đổi mới, tìm

giải pháp thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chặn đứng những tác động ảnh hưởng xấu của bọn thù địch cản trở công cuộc đổi mới

Xuất phát từ thực tế đó, Đại hội toàn quốc lần thứ VH của Đảng (6-

1991) đã đánh giá những nguyên nhân tạo nên những thành tựu, những hạn

chế của việc thực hiện các Nghị quyết TW khóa VI và chỉ ra những vấn đề mới nảy sinh Đại hội thông qua cương lĩnh, phương hướng cơ bản về thời

kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam và chiến lược ổn định phát triển kinh tế -

xã hội đến năm 2000 của Việt Nam

Căn cứ mục tiêu chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH:

"Vượt qua khó khăn thử thách ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng

cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản

ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay" (23)

Trên cơ sở đó, Đảng ta xác định mục tiêu của chính sách đối ngoại đổi mới là "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dụng CNXH và bảo vệ tố quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân

thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội" (24) Như

vậy, chính sách đối ngoại của Đảng đã phản ánh tính thống nhất giữa nhiệm vụ đối nội và nhiệm vụ ðối ngoại Đồng thời phân ánh những bài học kinh

Trang 25

nghiệm của quá trình thực hiện đổi mới theo tỉnh thần Đại hội VI của-Đảng

là kiên định, quyết tâm đưa sự nghiệp đổi mới tới thành công

Đại hội đã đề ra nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại đổi mới

” Thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập tự chủ rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại với tỉnh thần Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" (25)

dé thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa Đảng ta đã nhấn mạnh yêu cầu nhiệm vụ: "Cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp" (26), so với Đại hội VỊ, đây là bước phát triển mới của Đảng về nhận thức chính sách đối ngoại trước những biến chuyển của tình hình thế giới và khu vực Từ kinh nghiệm, truyền thống đối ngoại Đảng xác định nhiệm vụ chính

sách đối ngoại phải "năng động mềm đẻo" để thích ứng với sự chuyển biến

các quan hệ quốc tế, đáp ứng những yêu cầu của chính sách đối nội

Thời gian này, cũng như các quốc gia trẻ khác, Việt Nam có địp

phát huy tỉnh thần độc lập dân tộc, tính tự chủ đi đôi với trách nhiệm quốc tế Điều đó được thể hiện qua chủ trương của Đẳng ta quan hệ với Liên Xô

"Trước sau như một tăng cường hợp tấc và đoàn kết với Liên Xô, đối mới

phương thức và nâng cao hiệu quả hợp tác Việt-Xô nhằm đáp ứng lợi ích của mỗi nước" (27) Chính sách của Đảng ta là hợp lý khi tình hình Liên Xô, thế giới và khu vực có sự thay đổi (chúng ta không thể thực hiện đường

lối đối ngoại lấy quan hệ với Liên Xô làm "hòn đá tảng" như trước đây) Nhưng đồng thời chủ trương này vẫn bảo đảm tính nhất quán truyền thống ` thủy chung quan hệ Việt-Xô trong quan hệ quốc tế và có tác dụng phân hóa các thế lực cán trở công cuộc đổi mới Sau khi Liên Xô tan ra, vai tro cla nước Nga vẫn có vị trí đối với Việt Nam, có ảnh hưởng trong khu vực và trên trường quốc tế

Trang 26

Bước phát triển mới của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia được Đảng ta nhấn mạnh "Đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau” (28), phù hợp với nguyên tắc quốc tế trong đấu

tranh nhầm phát triển quan hệ quốc tế, thúc đẩy tiến trình thỏa thuận, giải

quyết vấn đề Campuchia phù hợp vơi lợi ich cha nhan dan Campuchia và các bên có liên quan trong khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương

Xu thế quốc tế hóa trong các khu vực diễn ra nhanh theo xu hướng

tự cường quốc gia - khu vực tạo ra những tiền để mới để chúng ta mở rộng

quan hệ với các nước trước đây chưa có điều kiện vươn tới Để giữ vững độc

lập dân tộc và kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích của dân tộc ta với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới, Đảng, Nhà nước ta không ngừng mở rộng tăng cường quan hệ hợp tấc với các nước trên thế giới để thực sự hội nhập với xu thế thời đại, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ hợp tác Với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới

vì hòa bình, độc lập và phát triển" Có thể nói rằng, trên thực tế đó là thời

kỳ phát triển, xác định và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và đầy sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta Chính bước phát triển quan trọng của chính sách đối ngoại đã thu hút sự quan tâm chú ý và sự hợp tác của các nhà đầu tư đối với chính sách đổi mới ở nước ta, tạo ra bước phát triển mới của chính sách đối ngoại

Sự hoàn chỉnh phát triển đường lối đối ngoại của Đảng còn được thể

hiện trên luật pháp của Nhà nước Tháng 4-1992 Quốc hội đã thông qua

Hiến pháp mới của Việt Nam - khẳng định Đảng và Nhà nước ta nhận thức

rõ vị trí, tầm quan trọng của chính sách đối ngoại Điều 14 của Hiến pháp - 1992 ghi: "Việt Nam thực hiện hòa bình, hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi đoàn kết và

quan hệ hợp tác với các nước XHCN và các nước lảng giềng, vì hòa bình

độc lập dân tộc, dân chữ và tiến bộ xã hội” (29) Việc Đảng và Nhà nước ta

Trang 27

-đưa chính sách đối ngoại thành điều luật của Hiến pháp thực chất là nâng cao hiệu quả của chính sách đối ngoại Trong đó các điều 16, 25, 81 của

Hiến pháp quy định rõ quyền lợi của bất cứ cá nhân, tổ chức nước ngoài nào muốn phát triển lợi ích đầu tư và cư trú tại Việt Nam

Nhằm đẩy mạnh hơn việc cụ thể hóa các định hướng chính sách đối

ngoại do Đại hội VI đề ra, tận dụng những thời cơ do tình hình quốc tế đưa

lại, nâng cao hơn nữa những thành tựu đạt được trong đổi mới Hội nghị

Trung ương lần thứ ba khóa VI (6-1992) đã đề ra "bốn phương châm hành

động xử lý các vấn đề đối ngoại hiện nay” (30)

Phát huy tối đa các nhân tố nội lực, mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ aghia yêu nước và chủ nghĩa quốc tế

Lợi ích chân chính của đân tộc ta là xây dựng thành công CNXH

và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, phát triển nhanh vẻ kinh tế - xã hội, làm

cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, giữ vững độc lập và thống nhất Công tác đối ngoại phải phục vụ lợi ích chân chính đó của dân tộc Làm tốt điều đó có nghĩa là chúng ta đã góp phần thực hiện nghĩa vụ của mình

Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa,

da phuong hóa quan hệ đối ngoại

Đảng ta cho rằng độc lập tự chủ không có nghĩa là biệt lập Nhưng độc lập tự chủ đi đôi với đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại để

xây dựng và tạo thế đứng của ta ở khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Mở rộng quan hệ

đối ngoại, mở rộng hợp tác gắn liên với kiên trì bảo vệ nguyên tắc tôn trọng

độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Nắm vững hai mặt hợp tác trong quan hệ quốc tế, tránh thiên hướng

tuyệt đối hóa một mặt, coi nhẹ mặt khác Trong hợp tác phải có đấu tranh

Trang 28

nhằm bảo vệ lợi ích đân tộc, thiết lập quan hệ bình đẳng cùng có lợi, cùng

tồn tại hòa bình, để phát triển thực hiện tốt hai mặt này nhằm tranh thủ lực

lượng, tránh được thế lực không thân thiện, thù địch, lợi dụng hợp tác để phân hóa và cô lập ta

Phương châm này đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng trong xử lý quan hệ và bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc “Chính sách đối ngoại của ta đối với Trung Quốc là vừa đoàn kết hữu nghị vừa đấu tranh, nhưng đúng mức Một mặt, tăng cường và mở rộng các hình thức giao lưu hợp tác: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, du lịch giữa hai nước Mặt khác phải làm rõ bản chất, tham vọng của Trung Quốc cho tất cả cần bộ nhân dân ta hiểu” (31) và kiên quyết đấu tranh với những hành động sai trái của Trung Quốc vi phạm chủ quyền lợi ích quốc gia Việt Nam

Tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả

Các nước

Từ trước đến nay Việt Nam lưôn coi trọng quan hệ với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc, với các nước ASEAN và các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Chúng ta mở rộng quan hệ với tất cả các nước nhưng cũng tru tiên

hợp tác khu vực Việc gia nhập ASEAN, APEC và chuẩn bị tham gia AFTA

là biển hiện sự tích cực của ta trong việc tham gia hợp tác khu vực, bên

cạnh sự: mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới

Từ đường lối đốt ngoại đổi mới, Việt Nam đã thu được những thăng lợi quan trọng Củng cố, khôi phục và mở rộng quan hệ giữa Đảng ta với các đẳng cộng sản, công nhân, các đẳng cầm quyền và các tổ chức, phong trào tiến bộ trên thế giới

_ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (6-1996) đã tổng kết, đánh giá và nêu lên những thành quả về đối ngoại (trong đó công tác đối ngoại

đảng đóng vai trồ tích cực) là một trong năm thành tựu quan trọng nhất sau

10 năm đổi mới Nhiệm vụ đối ngoại do Đại hội VII đề ra đã được thực hiện

Trang 29

một cách thành công, một số mặt đã được hoàn thành vượt dự kiến, tạo ra

môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong một tình hình thế giới rất phức tạp

Từ chỗ bị bao vây cô lập, ngày nay Việt Nam có quan hệ quốc tế rộng rãi chưa từng có Đảng ta có quan hệ với trên 190 Đảng cộng sản, công nhân, đẳng xã hội - dân chủ, đảng cầm quyền và các phong trào tiến bộ trên thế giới Đồng thời, ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với trên 168 nước Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có quan hệ bình thường

với các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị lớn, kể cả năm nước

thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Ngoài quan hệ song phương, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ quan hệ đa phương Trừ Liên hợp quốc, Phong trào không liên kết và một số tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam đã gia nhập và tích cực tham gia các hoạt động của ASEAN, APEC (Diễn đàn hợp tác

kinh tế châu á - Thái Bình Dương), ARF (Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN),

ASEM (Hội nghị cao cấp á - Âu), nộp đơn xin gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) và đặc biệt tổ chức tốt Hội nghị cấp cao VII các nước nói tiếng Pháp tại Hà Nội (11-1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VI (1998)

- Ta đã khôi phục quan hệ bình thường và phát triển một bước

quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc

Theo chủ trương của Đại hội VI, Đảng ta bắt đầu đưa ra những tín

hiệu sắn sàng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc Cũng trong bối cảnh trên và xuất phát từ nhu cầu ổn định để phát triển, Trung Quốc cũng đưa ra những tín hiệu tương tự Hai bên đã có những cử chỉ quan hệ đối ngoại xích lại gần nhau Ban đối ngoại TW đã đề ra xuất ý kiến về việc

bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc Trung ương chấp nhận và giao

cho Ban phối hợp với các cơ quan hữu trách xây dựng đề án cụ thể

Tiếp theo các cuộc đàm phán với phía Trung Quốc, tháng 9-1990 khi thấy tình hình đã chín muổi, Trung Quốc chủ động thông qua Ban đối ngoại TW để tiến hành bình thường hóa quan hệ với Việt Nam Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy đã gặp lãnh đạo Ban đối ngoại

Trang 30

TW ta chính thức thông báo ý kiến của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc trên Bộ Chính trị ta đã quyết định đáp ứng đề nghị của phía Trung Quốc và giao cho Ban đối ngoại TW chủ trì công tác chuẩn bị cuộc

gặp gỡ Thành Đô, do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu, từ ngày 2-12 tháng 9 năm 1990, đã đi đến thỏa thuận 8 điểm để tiến tới bình thường hóa quan hệ toàn diện cả về Đảng và Nhà nước Trong quá trình hơn một năm

trước khi chính thức bình thường hóa quan hệ, Bộ Chính trị chủ trương xúc tiến tăng cường các cuộc gặp cấp cao (theo đường dang), bay td quan điểm "khép lại quá khứ, hướng về tương lai" của Đảng ta Tháng 11-1991 đoàn

đại biểu cao cấp Đảng và chính phủ ta do Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ

tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Trung Quốc, ra Thông

cáo chung về việc chính thức bình thường hóa quan hệ hai đảng hai nước `

Quan hệ hai đẳng hai nước được khôi phục từng bước phát triển,

lãnh đạo cấp cao hai bên hàng năm qua lại thăm viếng lẫn nhau, hai bên đã

có nhiều bản thông cáo chung (1991, 1992, 1994, 1995 ) Từ năm 1991

đến nay, quan hệ theo đường đẳng và đường quần chúng được thúc đẩy Ta đã cử sang Trung Quốc 37 đoàn, đón 29 đoàn Trung Quốc vào thăm và làm việc tại Việt Nam theo đường đảng Đặc biệt, Đại hội VI Đẳng ta Trung

Quốc đã cử đoàn cấp cao do Thủ tướng Lý Bằng dẫn đầu tham dự Qua đó, -

góp phần thúc day quan hệ hai nhà nước, các đoàn thể quần chúng và các

địa phương của hai bên phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, tạo môi

trường quốc tế thuận lợi hơn phục vụ công cuộc đổi mới và xây dựng phát triển đất nước

Đảng và Nhà nước ta xem việc củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc là một yêu cầu chiến lược Trong mối quan

hệ này, chúng ta đã triệt để khai thác những điểm lồng, hạn chế những điểm bất đồng, kiên trì và từng bước giải quyết bằng thương lượng hòa bình vấn đề biên giới, lãnh thổ trên đất liền, ở vịnh Bắc Bộ và biển Đông Nhằm góp

phần tháo gỡ những căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung, với danh nghĩa quan hệ đảng, ta đã chủ động yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền

Trang 31

lãnh thổ của Việt Nam, nghiêm chỉnh thực hiện những thỏa thuận đã ký giữa hai bên

Quan hệ hai đẳng hai nước Việt Nam - Trung Quốc từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay (1991-1999) đã có những bước phát triển lớn, vừa hợp tác vừa đấu tranh (có mức độ) từng bước đi vào quỹ đạo ổn định hơn với những thỏa thuận và nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao nhất của hai đẳng mấy năm gần đây, tạo hướng đi đúng đắn cho quan hệ hợp tác, láng giểng thân thiện Việt Nam - Trung Quốc bước sang thế kỷ mới

Đổi với CHDCND Triều Tiên

Từ năm 1975 - 1979 quan hệ hai đẳng, hai nước duy trì bình thường sau khi ta thống nhất, Triểu Tiên đã ngừng viện trợ Điểm đồng nhất là có kẻ thù chung không còn nữa, thêm vào đó, Triều Tiên có thái độ không hữu nghị với ta trong vấn để Campuchia, ủng hộ Xihanúc và Khơme đỏ, phê phán ta xâm lược Campuchia, im lặng trước việc Trung Quốc xâm lược Việt

Nam tháng 2-1979 _

Tuy vậy, thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới, Đảng ta đã chủ

động nối lại quan hệ với Đảng Lao động Triều Tiên Đảng ta chủ trương coi trọng và duy trì với đẳng bạn, cử nhiều đoàn cấp cao sang thăm và làm Việc với Đảng Lao động Triều Tiên: đoàn cấp cao do đồng chí Võ Chí Công, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước dẫn đầu (1998); đoàn đồng chí Hồng Hà, Bí thư TW, Trưởng Ban đối ngoại TW (1994); đoằn đồng chí Hoàng Bích Son (1989) Dang Lao động Triểu Tiên cử các đoàn cấp cao thăm và làm

việc tại Việt Nam: đoàn Bí thư TW phụ trách đối ngoại (1994) và đoàn dự

Đại hội VII Đảng ta

Trong quan hệ với Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng ta chủ trưởng

khai thác những điểm đồng, duy trì các quan hệ bình thường với Triều Tiên, tránh tranh luận những vấn để có ý kiến khác nhau, tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh hòa bình thống nhất, giúp bạn (trong phạm vi có thể) khắc phục

khó khăn về kinh tế ˆ

Trang 32

- Với Đảng cộng sẵn Nhật Bản

Thời gian trước đổi mới giữa Đảng và Đảng Cộng sản Nhật Bản có ý kiến khác nhảu về một số vấn đề quan hệ quốc tế (quan hệ với Liên Xô,

việc Liên Xô đưa quân vào Apganistan) và một số vấn đề thuộc quan hệ song phương Quan hệ hai bên giá lạnh Đảng bạn khơng cử đồn dự Đại hội V Đẳng ta, rút cơ quan đại điện Đảng tại Hà Nội Thực hiện phương châm đối ngoại của Đảng "khép lại quá khứ, hướng về tương lai", Ban đối ngoại TW đã có ý kiến đề xuất và được Ban Bí thư chấp nhận, cử đoàn của Ban đối ngoại TW sang làm việc với Ban Quốc tế TW Đảng cộng sản Nhật Bản (1983), nhất trí khôi phục lại quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai Dang

_ Từ năm 1987, quan hệ hai Đảng trở lại bình thường và phát triển tốt

Bạn ủng hộ mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới của Đảng ta và lập trường của ta trong vấn đề Campuchia, có những hoạt động tích cực chống lại chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và chính quyền Nhật Bản đương thời hợp tác với Mỹ

Khi quan hệ giữa hai Đảng được khôi phục, Đảng ta chính thức đạt

quan hệ với Đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản, Đảng ta (thông

qua Ban đối ngoại TW) thông báo chủ trương của mình cho đẳng bạn biết và thông cảm với hoàn cảnh của ta Qua đó, chúng ta thực hiện phương châm đa dạng hóa quan hệ nhằm thêm bạn, song vẫn duy trì được mối quan

-hệ truyền thống gắn bó với Đảng Cộng sản Nhật Ban

- Khôi phục và mở rộng quan hệ truyền thống với tất cả các đẳng

cộng sẵn cánh tả; các nước thuộc Liên Xơ (cđ) và Đơng Âu

Sau những đảo lộn ở Liên Xô - Đông Âu tình hình các lực lượng cộng sản, cánh tả ở khu vực này có nhiều thay đổi và phức tạp Phong trào ở đây bị phân liệt, mang màu sắc chính trị khác nhau, một số đảng ngả sang xu hướng xã hội dân chủ, một số mang màu sắc cực tả Trong bối cảnh đó, Đảng ta (thông qua Ban đối ngoại TW và các cơ quan chức năng) đã cố

gắng tìm hiểu, nấm chắc thực chất của từng dang, chọn lựa các đối tác quan

hệ phù hợp Cho đến nay Đảng ta đã có quan hệ với 16 đẳng cộng sản, cánh tả trong khu vực: Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Liên đoàn các Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng của những người cộng sản Bêlarút, Đảng Cộng sản

Trang 33

Ucraima, Đảng XHCN Ucraina; Đảng Cộng sản Tátgikixtan, Đảng của

những người Cộng sản Mônđôva, Đảng Dân chủ nhân dân Udobêkistan,

Đảng Cộng sản Séc-Môrava, Đảng dân chủ cánh tả Xlôvakia, Đảng XHCN Hunggari, Đảng Công nhân Hunggari, Đảng XHCN Bungari, Dang Lao động XHCN Rumani, Đảng XHCN Xécbi, Đảng Xã hội đân chủ Cộng hòa

Ba Lan Theo đó, Đảng ta cũng có nhiều hoạt động trao đổi đoàn cấp cao

với các đẳng trên, dự các Đại hội của đảng bạn (khi điều kiện cho phếp)

Trên tỉnh thần quốc tế, Đảng ta đã có sự ủng hộ thích hợp đối với một số

đẳng trong khu vực này Tình cảm thủy chung trong sáng của Đảng ta đối với các đảng, các phong trào thuộc khu vực Liên Xô cũ - Đông Âu trong những năm gần đây khi bạn trải qua thời kỳ khó khăn nhất, đã được đánh

giá rất cao đồng thời hiểu rõ ta hơn

Về mặt Nhà nước, quan hệ của ta với các nước thuộc khu vực này đã

được khôi phục và đẩy mạnh, nhất là trên lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa

học - kỹ thuật với những nước đã từng là đối tác quen thuộc và thị trường truyền thống của ta

Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ và hợp tác quốc tế, Đảng ta không những bình thường hóa quan hệ với các Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Cộng sản Nhật Bản; mà Đảng ta còn không ngừng cũng cố và mở rộng quan hệ với hầu hết các đảng, các phong trào tiến bộ thế giới Nét nổi bật thành - công trong giai đoạn này là Đảng có quan hệ cả với những đảng cầm quyền

và cả những đảng không cầm quyền (không phải là Đảng cộng sản), như

đẳng UMNO của Malaixia, Đảng Golka của Inđônêxia, Công đảng Ixraen,

Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản

Thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế như Diễn đàn Sao Paolô, Hội nghị cấp cao các nước không liên kết Đảng ta bày tỏ chủ trương của mình đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Phong trào ghi nhận công cuộc đổi mới của Việt Nam cũng là sự đóng góp to lớn, có ảnh

hưởng tới sự phục hồi và động viên phong trào Như Hội nghị cấp cao lần

Trang 34

định lại mục tiêu đấu tranh chung là tăng cường liên kết, hợp tác giúp đỡ

lẫn nhau, nhất là về kinh tế giữa các nước đang phát triển, đoàn kết chống

sự bóc lột của các công ty độc quyền đa quốc gia cũng như xu thế áp đặt và

chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước tư bản phát triển

Thúc đây các quan hệ đối ngoại Nhà nước và đối ngoại nhân dân Thúc đấy quan hệ Nhà nước:

Triển khai Nghị quyết Đại hội VI về công tác đối ngoại đổi mới, đoàn Tổng bí thư Đảng ta đã lần lượt thăm và làm việc tại các nước

ASEAN, các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Thái-Lan,

Singapo, Malaixia, Han Quéc, Niu Dilan, Nhat Ban, Trung Quốc Thông

qua các chuyến đi này, đã thúc đẩy và phát triển quan hệ giữa các nước với

các nước trong khu vực Đồng thời, qua đó các đảng các nước khu vực và thế giới hiểu đầy đủ về Đảng ta hơn Ngoài việc khôi phục và bình thường

hóa quan hệ với Trung Quốc, với các nước thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu, với

CHDCND Triều Tiên, với Chính phủ Nhật Bản Một thắng lợi không thể

không đề cập đến của chính sách đối ngoại Đảng, đó là việc ta đã bình thường hóa hoàn toàn với Mỹ

sau nhiều năm Việt Nam kiên trì vừa hợp tác và đấu tranh, Mỹ đã

hủy bỏ hàng loạt lệnh cấm vận như viện trợ nhân đạo, bỏ phong tỏa số tiền Việt Nam thu được của công ty bưu điện viễn thông của Mỹ (11-1992), bỏ cấm Việt Nam quan hệ với [ME và WB (7-1993) - biện pháp này mở ra cho Viét Nam va IMF, WB néi lại quan hệ được vay va vay được vốn, tao cho ta cơ hội thu hút đối tác quan hệ kinh tế Ngày 3-2-1994, Mỹ tuyên bố chính thức hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam Tháng 7-1995, Mỹ chính thức lập quan hệ với Việt Nam Bình thường hóa quan hệ Việt- -Mỹ là một thắng lợi của chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam, là việc làm phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay, nên được các nước và dư luận quốc tế đồng tình Trong mối quan hệ này, Đảng ta chủ trương không ảo tưởng mà thấy

cần có những biện pháp hiệu quả kiên quyết chống âm mưu "diễn biến hòa

bình" của Mỹ, của chủ nghĩa đế quốc, lợi dụng bình thường hóa quan hệ để gây sức ép và càn thiệp vào nội bộ của ta (22)

\

Trang 35

Đối với Lào, ta đã tăng cường và củng cố mối quan hệ đặc biệt với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, một nước láng giềng anh em vốn có quan

hệ gắn bó lâu đời với ta Đồng thời đổi mới quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào

phù hợp với tình hình cách mạng ở giai đoạn mới, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi, coi trọng chất lượng và

hiệu quả hợp tác

“Đối với ASEAN, Việt Nam ủng hộ tuyên bố Bali (1976) tháng 7- 1992 ASEAN đã mời Việt Nam làm quan sát viên tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN & Philipim Tháng 7-1994, Việt Nam là thành: viên của diễn đàn ARF Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của

ASEAN (7-1995) và APEC (11-1998) đã mở ra một giai đoạn mới trong

quan hệ ở Đông Nam A vä châu Á - Thái Bình Dương Đố là kết quả của

việc triển khai chính sách đối ngoại mở rộng, trên tinh thần Việt Nam muốn

làm bạn với tất cả các nước trên thế giới và hợp với xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á

Việc Việt Nam tham gia SEAAN từ tháng 7-1995 đánh dấu giai _ đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, phù hợp với xu thế liên kết khu vực về kinh tế và xu thế hòa bình ổn định, hợp tác để

phat triển Day là quyết dinh ding din Tham gia ASEAN, Việt Nam đã mở rộng thêm thị trường, có thêm đối tác, tăng thêm sức hấp dẫn đối với các

nhà kinh doanh trong và ngoài khu vực, nâng cao thêm vị thế quốc tế của

đất nước, thúc đẩy thêm quan hệ của Việt Nam với các nước khác, kể cả các nước lớn vì ASEAN là tổ chức khu vực thành công nhất có tiếng nói

ngày càng có trọng lượng trên trường quốc tế Các nước ASEAN coi việc Viét Nam gia nhap ASEAN có ý nghĩa quan trọng vì góp phần nâng cao vị thế của ASBAN, đánh dấu giai đoạn mới đưa ASEAN nhanh chóng trở thành tổ chức chung của tất cả 10 nước Đông Nam Á, điêu mà các sáng lập

viên ASEAN 30 năm trước đây từng mơ ước Việt Nam đã gop phần cùng 9

nước khác ở Đông Nam A ky két Hiệp ước biến Đông Nam Á thành khu

vực phi vũ khí hạt nhân, một đóng góp quan trọng vào việc củng cố hòa

bình, ổn định ở khu vực Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam đã

Trang 36

tham dự cuộc hợp cấp cao Á - Âu lần thứ nhất (ASEM) như là một trong những người đặt nền móng cho sự hợp tác liên châu lục đầy hứa hẹn giữa một châu có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định và một châu vốn là trung tâm khoa học và công nghệ hiện đại Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều nước đối với chủ trương tham gia APEC, WTO Quan hệ của Việt Nam đối với từng nước ASEAN cũng được cải thiện, sự hiểu biết và thông

cảm lẫn nhau gia tăng, đã giải quyết được nhiều van dé trước kia rất khó

giải quyết (hợp tác thăm đò và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại các vùng

chồng lấn Malaixia, hợp tác nghiên cứu trên biển Đông với Philippin, giải quyết vấn dé Việt kiểu với Thái -) Quan hệ kinh tế - thương mại với các

nước ASEAN tăng nhanh (ASEAN chiếm hơn 32% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: từ 1990 tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam - ASEAN tăng 26,8%/năm; đầu tư của ASEAN vào Việt Nam đã tăng nhanh cả về vốn

lân dự án Đến nay, ASEAN đã có 273 công trình ở Việt Nam với tổng số

vốn trên 4,6 tỷ USD chiếm gần 1/5 tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) Các nước ASEAN da nhat trí đánh giá cao cố gắng và nỗ lực của Việt Nam đối với hoạt động của ASBAN Việt Nam được cử làm điều phối

viên chủ trì và điều hòa các quan hệ hợp tác giữa ASEAN và hai nước đối thoại

(Nga va Niu dilan) và với nước quan sát viên Papua Niu Ghiné

Tham gia ASEAN, Việt Nam đã cùng các nước trong khu vực bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích của mỗi nước, đồng thời vẫn bảo đảm phương châm đa dạng hóa quan hệ quốc tế

Tuy nhiên, chế độ chính trị và thể chế kinh tế của Việt Nam và các nước ASEAN khác nhau; trình độ phát triển kinh tế không đồng đều do đó

đã gặp nhiều khó khăn trong đàm phán để tham gia AFTA (như việc cắt

giảm thuế quan ) Việt Nam chưa đủ cán bộ giỏi nghiệp vụ, thạo tiếng Anh để tham gia các cuộc họp và các hoạt động của Hiệp hội

Đối với tổ chức EU, chúng ta đã cải thiện quan hệ với các nước EU nhằm tranh thủ vốn, kỹ thuật côngnghệ cho việc phát triển kinh tế -xã hội

của đất nước ta

Trang 37

Tăng cường quan hệ với Việt Nam "khép lại quá khứ, hướng tới

tương lai”, lần đầu tiên đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Pháp thăm và làm

việc tại Việt Nam (1992) Theo đó, "Pháp vận động các nước trong tổ chức

EU cho Việt Nam vay 1,8 tỷ USD (1994), năm 1995 là 2 ty USD” (33)

“Câu lạc bộ Paris quyết định giả 50% một phần nợ chính phủ và giảm thanh toán đi đôi với giảm lãi suất đối với số nợ còn lại" (34)

Đồng thời, chúng ta coi trọng tăng cường quan hệ với các tổ chức tài

chính tiền tệ quốc tế, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tranh thủ của các nước

` và tổ chức quốc tế để phát triển kinh tế

Tăng cường và phát triển đối ngoại

Kết quả từ năm 1991 đến nay, vị trí của ta trên trường quốc tể và

khu vực đã thay đổi, các hoạt động kinh tế đã đạt được những kết quả quan

trọng, góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho các

bước phát triển tiếp theo

Quan hệ ngoại thương được mở rộng, kưn ngạch xuất khẩu tăng

nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Kim ngạch xuất khẩu 1991-1995

đạt 17,08 tỷ USD, tăng bình quân 20% năm, năm 1997 là 22,7% Do bị ảnh

hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, năm 1998 xuất

khẩu hầu như không tăng, song vẫn được mức năm 1997, đạt khoảng 10 tỷ _ _USD Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu trong 5 năm 1991-1995 đạt

21 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm là 22% Năm 1998 ước tính 11,39 tỷ USD, bằng 97% năm 1997

Nhin chung, Viet Nam đã mở rộng được thị trường, gia tăng các đối

tác Đến nay ta có quan hệ kinh tế - thương mại chính thức với trên 120

nước (so với năm 1990 là 40 nước) Nối lại quan hệ với cộng đồng tài chính

quốc tế, xử lý vấn đề nợ nhà nước và tư nhân

Tốc độ thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng

nhanh, tranh thủ được một lượng đáng kể FDI và ODA; cơ cấu đầu tư đã có

nhiều chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều công trình đã được xây dựng và đi vào hoạt động

Trang 38

Nhịp độ thu hút vốn đầu tư tăng khá nhanh, bình quân khoảng

50%/năm Đến hết năm 1998, sau hơn 10 năm mở cửa đổi mới đã có trên 3.000 dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với lượng vốn đăng ký vốn trên 33 tỷ USD của hơn 700 công ty thuộc 50 nước và lãnh thổ, trong đó có nhiều tập đoàn có tiểm năng lớn về vốn và công nghệ

Trong hợp tác kinh doanh và liên đoanh với nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước đã tham gia 96% số dự án và góp 99% tổng vốn đầu tư "Nhờ vậy các doanh nghiệp nhà nước đã củng cố và phát huy được vai trò _ chủ đạo trong những ngành và lĩnh vực chủ chốt" (35)

Những kết quả này đã góp phần quan trọng, thiết thực vào việc đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đồng thời,

dưới những hình thức thích hợp, Việt Nam đã cố gắng góp phần nhất định

vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội, vào việc giải quyết các vấn dé toàn cầu, chuẩn bị tiên đề đưa

đất nước ta bước vào thế kỷ XXI

Thúc đẩy công tác đối ngoại nhân dân

Đối ngoại nhân dân là một nét độc đáo của chính sách đối ngoại đổi

mới Đây là loại hình hoạt động đối ngoại của một hội hữu nghị, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các cá nhân với các tổ chức quốc tế, các tổ chức tương ứng, cá nhân trên thế giới Hoạt động

_ nay huy động được tối đa nội lực của đông đảo quần chúng nhân dân tham _ gia vào công tác đối ngoại: chung của đất nước Hoạt động đối ngoại nhân ˆ

dân đã trở thành một mặt trận chung cho tất cả mọi đối tượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của mặt trận đối ngoại phục vụ cho.công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cụ thể hóa chính sách đối ngoại đổi mới của Đại hội VI, Nghị

quyết Hội nghị TW lần thứ ba khóa VII đã chủ trương “đa phương hóa, đa

đạng hóa quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học -

kỹ thuật, cả về Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi

\ \

Trang 39

chính phủ" (36) Trên cơ sở đó, tháng 9-1994 Ban bí thư thông qua chỉ thị số 44/CT-TW "về đổi mới và mở rộng công tác đối ngoại nhân dân”

Đây là bước tiến mới trong công tác đối ngoại nhân dân, là cơ sở tạo cho Việt Nam quan hệ với các nước trên thế giới không bị ràng buộc về

quan niệm chính trị xã hội Đa phương hóa là điều kiện để phát triển quan

hệ trong quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, và với những tổ chức cá nhân mà chúng ta chưa có điều kiện thiết lập quan hệ Có thể nói rằng, giai đoạn 1922 đến nay là thời kỳ mà đại gia đình các tổ chức nhân dân mở rộng

chưa từng thấy.N goài các tổ chức nhân dân trước đây được hình thành, nay

ta đã có trên 170 đoàn thể, các hội, các tổ chức - hội nghề nghiệp hoạt động

dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú cả về bể rộng lẫn bể sâu, theo -

định hướng XHCN Song song với việc duy trì quan hệ với nhiều đối tác truyền thống song phương, các tổ chức nhân dân của ta góp phần quan trọng vào việc duy trì, củng cố và đổi mới phương thức, tổ chức, bộ may và

định hướng cho nhiều tổ chức dân chủ quốc tế mà ta là thành viên Hơn

nữa, các tổ chức nhân dân của ta đã thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều đối tác song phương, đa phương mới ở nhiều địa bàn mới, đặc biệt là tham gla vào các cơ cấu quốc tế và khu vực theo đúng định hướng đối ngoại của Đảng Hầu hết các việc làm này đều diễn ra sau khi có sự trao đổi ý kiến giữa các tổ chức nhân dân và Ban đối ngoại TW và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền cấp trên

-_ Thời gian này, số lượng và loại hình các hoạt động đối ngoại nhân dân phong phú hơn bao giờ hết Hàng năm tổ chức nhân dân đã thực hiện hàng ngàn đoàn ra- vào mỗi năm, năm sau nhiều hơn năm trước Hoạt động đối ngoại nhân dân từ chỗ chủ yếu mang tính chất Và nội dung hữu nghị chung chung đã từng bước chuyển sang mang đậm tính thiết thực, hiệu quả, phục vụ trực tiếp cho các chương trình và kế hoạch cụ thể, tranh thủ vốn,

khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và các nước tư bản phát triển trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của ta, đồng thời gìn giữ

bản sắc dân tộc

Từ năm 1986 đến nay là một khoảng thời gian không đài nhưng đối với Đảng và Nhà nước ta là một thời gian cực kỳ quan trọng Cùng với

\ \

Trang 40

———————-

_ những thành tựu là những bài học quý báu được rút ra từ thực tiễn cách mạng nước ta Những bài học đó không những mang lại những hiệu quả thiết thực cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay mà còn chỉ phối những hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới

Trên cơ sở thực tế "Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam", thời gian qua xin được nêu một vài kiến nghị và giải pháp về chính trị đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới

Một là, cẩn có thứ tự ưu tiên trong quan hệ quốc tế, trước hết là với

các nước láng giéng

Thời xa xưa có câu: "bán anh em xa, mua láng giềng gần" Chúng ta

có thể chọn bạn nhưng không thể chọn láng giềng Từ lịch sử mấy nghìn năm đựng nước và giữ nước, từ những quan hệ láng giéng tốt đẹp và không

tốt đẹp như quan hệ với Campuchia và Trung Quốc Quan hệ đó cho chúng ta nhận thức, quan hệ láng giềng là nhiệm vụ chiến lược, là mối quan tâm hàng đầu về đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Mặc dù hiện nay trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang còn nhiều điểm khác nhau

nhưng chúng ta cần phải thực hiện nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền,

toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình : : dang va cùng có lợi Do vậy muốn có quan hệ láng giềng bền vững, tốt đẹp : lâu đài, không thể chỉ dừng lại quan hệ hữu nghị mà cần phải phát triển quan hệ về nhiễu mặt, trong đố hợp tác kinh tế, thương mại, đu lịch tạo

- điều kiện quan hệ láng giếng thân thiện, hoạn nạn, vui buồn có nhau

Hai là, quan tâm xử lý các quan hệ với các nước lớn

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam phải xử lý khá nhiều mối quan hệ với vác nước lớn Vì Việt Nam có vị trí địa- chính trị

đặc biệt quan trọng trong chiến lược của các nước lớn Sự hòa hoãn hay

căng thẳng giữa các nước lớn đều có tác động nhất định đến chính sách đối

ngoại của Việt Nam Việc xử lý quan hệ với Mỹ sau chiến tranh 1975 và vấn để Campuchia có phần chậm trễ, với Trung Quốc ta không giữ được

\ \

Ngày đăng: 23/08/2014, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w