Sách giáo khoa Làm văn trước đây chưa trình bày rõ ràng vấn đề dạy học các thao tác lập luận trong văn nghị luận một cách cụ thể.. Nhưng đến chương trình SGK chỉnh lí từ bậc THCS đến THP
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Tr ần Thị Nguyệt
VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH 11
Thành ph ố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Tr ần Thị Nguyệt
VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG NGỌC LỆ
Thành ph ố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chưa được cung cấp bởi
b ất cứ luận văn cùng cấp nào khác
TP.Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2014
Trần Thị Nguyệt
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đặng Ngọc Lệ - người đã tận tình
hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Cảm ơn tất cả những thầy, cô đã dạy chúng tôi trong suốt khóa học
Cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô, đồng nghiệp công tác tại TTGDTX-Quận 12 đã cho phép và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực nghiệm
Xin cảm ơn lãnh đạo trường TTGDTX-Quận 12 đã tạo điều kiện cho tôi
đi học, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ và gánh vác công việc cùng tôi trong thời gian tôi đi học
Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên tôi hoàn thành luận văn này
Trân trọng!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
Trần Thị Nguyệt
Trang 5MỤC LỤC
Trang ph ụ bìa
L ời cam đoan
L ời cảm ơn
M ục lục
D anh mục các chữ viết tắt
D anh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN NGHỊ LUẬN 7
1.1 Khái niệm văn bản nghị luận 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Phân loại văn bản nghị luận 7
1.1.3 Chức năng của văn nghị luận 9
1.1.4 Phương thức biểu đạt 11
1.2 Đặc trưng của văn bản nghị luận 13
1.2.1 Tính lập luận chặt chẽ 14
1.2.2 Tính thuyết phục cao 15
1.2.3 Tính trang trọng, công khai 15
1.3 Lập luận trong văn nghị luận 16
1.3.1 Khái niệm lập luận 16
1.3.2 Cấu trúc của lập luận 18
1.3.3 Các thao tác lập luận trong văn nghị luận 22
1.3.4 Sự vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận 31
1.4 Vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT 34
1.5.Tình hình dạy và học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT 36
1.5.1 Những thuận lợi trong việc giảng dạy văn nghị luận trong trường THPT 36
1.5.2 Những khó khăn trong việc giảng dạy văn nghị luận trong trường THPT 37
Tiểu kết Chương 1 38
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT 39
2.1 Rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ nghị luận 39
Trang 62.1.1 Dùng từ ngữ lập luận trong câu văn nghị luận 39
2.1.2 Xây dựng đoạn văn 42
2.2 Rèn luyện cách xây dựng hệ thống lập luận 46
2.2.1 Hệ thống luận điểm 46
2.2.2 Hệ thống luận cứ 55
2.2.3 Cách lập luận 59
Tiểu kết chương 2 66
Chương 3 THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 67
3.1.Thiết kế các bài học về thao tác lập luận 67
3.1.1.Thao tác lập luận phân tích 68
3.1.2 Thao tác lập luận so sánh 76
3.1.3 Thao tác lập luận bác bỏ 81
3.1.4 Thao tác lập luận bình luận 88
3.2 Thực nghiệm 92
3.2.1 Mục đích của thực nghiệm 92
3.2.2 Kế hoạch thực nghiệm 93
3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 94
3.4 Những khó khăn trong thực nghiệm 97
3.5 Bài học kinh nghiệm 98
Tiểu kết Chương 3 99
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả thống kê phiếu học tập của HS sau TN 94 Bảng 3.2 Kết quả học tập của lớp TN và đối chứng trước khi TN 95 Bảng 3.3 Bảng thống kê kết quả cuối năm của lớp TN và ĐC 96
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Chương trình Làm văn ở bậc học phổ thông, tập trung dạy học 6 kiểu văn
bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính- công vụ VBNL được quan tâm giảng dạy xuyên suốt từ lớp 7 đến lớp 12 Mỗi đơn vị bài
học trình bày kiến thức nghị luận ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, kết
quả học tập VBNL của HS vẫn chưa đạt yêu cầu Bài viết vẫn còn sai về cách dùng từ lập luận, đặc biệt là HS chưa biết cách lập luận…Vì vậy, vấn đề nghiên
cứu lí thuyết văn nghị luận và dạy tạo lập VBNL cho HS THPT trở nên cần thiết
và quan trọng đối với phân môn Làm văn nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung Một trong những điều quan trọng của việc dạy văn nghị luận là làm cho
HS nhận thức được tính đúng-sai, phải-trái, tốt-xấu của vấn đề; biết trình bày và
bảo vệ quan điểm của mình; biết bác bỏ quan điểm, tư tưởng sai lệch Trên ghế nhà trường, viết được VBNL là điều kiện thuận lợi để hình thành tình cảm, bản lĩnh, sự tự tin và nhân cách cho HS trong cuộc sống
Đặc trưng quan trọng nhất của văn bản nghị luận là sử dụng thành thạo và sáng tạo những thao tác lập luận khi trình bày và giải quyết vấn đề Vì vậy, để
HS viết được những bài văn nghị luận có hệ thống lập luận chặt chẽ, logic thì
việc dạy HS kỹ năng sử dụng những thao tác lập luận là vô cùng cần thiết Sách giáo khoa Làm văn trước đây chưa trình bày rõ ràng vấn đề dạy học các thao tác
lập luận trong văn nghị luận một cách cụ thể Nhưng đến chương trình SGK
chỉnh lí từ bậc THCS đến THPT đã lưu ý đến vấn đề dạy các thao tác lập luận thành từng nội dung cụ thể nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất, yêu
cầu, cách vận dụng các thao tác lập luận trong quá trình tạo lập văn bản nghị
luận Sách giáo khoa Ngữ văn 11, phần Làm văn đã giới thiệu bốn thao tác lập
luận: phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận
Để tạo lập được VBNL, HS cần được trang bị kiến thức và được rèn luyện
kỹ năng dùng từ ngữ lập luận, viết đoạn văn, xây dựng hệ thống lập luận và các
Trang 10thao tác lập luận…Vận dụng tốt những kiến thức này sẽ là nền tảng vững chắc
để HS làm tốt bài văn nghị luận
Từ những lí do trên, đề tài “Rèn luyện kỹ năng lập luận trong làm văn
ngh ị luận cho học sinh lớp 11 THPT” nhằm nghiên cứu kỹ hơn về cách dùng
từ lập luận, các thao tác lập luận, đồng thời tìm ra hướng rèn luyện thực hành cho HS nhằm nâng cao chất lượng viết văn nghị luận
2 Lịch sử vấn đề
Hiện nay, SGK và tài liệu tham khảo viết về vấn đề văn nghị luận cũng khá nhiều Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến những SGK và tài liệu tham
khảo liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu
a/ SGK và tài li ệu hướng dẫn giảng dạy:
- Sách giáo khoa Làm văn 10 (1990) và sách giáo khoa Làm văn chương
đơn vị kiến thức như: những yêu cầu chủ yếu của văn nghị luận, những thao tác chính xây dựng câu, đoạn, bài nghị luận, cách làm bài văn nghị luận (tìm hiểu
đề, lập dàn ý, xây dựng đoạn) Sau đó là các bài học cụ thể về nghị luận xã hội
và nghị luận văn học Nhưng SGK chưa chú trọng đến việc hình thành kỹ năng
lập luận trong bài văn nghị luận cho học sinh
hợp ba phân môn: Văn học, tiếng Việt và Làm văn Trong phần Làm văn, vấn đề
lập dàn ý cho bài văn nghị luận, lập luận trong văn nghị luận, các thao tác nghị
luận và luyện tập viết đoạn văn nghị luậnđược trình bày khá rõ ràng
niệm chính về văn nghị luận như: khái quát lại khái niệm văn nghị luận, liệt kê các kiểu bài văn nghị luận ở lớp 10 và lớp 11, cách triển khai và trình bày ý trong đoạn văn, bài văn nghị luận
làm văn nghị luận: lập ý và lập dàn bài cho bài văn nghị luận, lập luận trong văn
Trang 11nghị luận, mở bài, kết bài và chuyển đoạn trong văn nghị luận, chọn và trình bày
dẫn chứng trong văn nghị luận, hành văn trong văn nghị luận Về kỹ năng lập
luận, các tác giả nêu quan điểm về khái niệm và các yếu tố của lập luận một số cách luận chứng và lỗi lập luận thường gặp Theo đó, “Lập luận là dựa vào các
điểm, luận cứ và luận chứng Tác giả cũng trình bày một số cách luận chứng :
diễn dịch, quy nạp, phối hợp diễn dịch-quy nạp (tổng-phân-hợp), nêu phản đề,
so sánh, phân tích nhân quả, vấn đáp Phải nói rằng, ở đây các tác giả đã trình bày cũng khá rõ ràng, mạch lạc và cụ thể
b/ Tài li ệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn cấp 3 phổ thông
duy logic Trong đó lí luận được hiểu là “bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng”
- Giáo trình Làm văn, [1]: Sách trình bày khá kỹ về những vấn đề thuộc
VBNL: Khái quát về văn nghị luận, phương pháp làm bài văn nghị luận, một số lưu ý khi viết các kiểu bài cụ thể và các bài tập thực hành Đây là những kiến
thức tương đối toàn diện về văn nghị luận
cứu khá công phu về VBNL Tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề lý thuyết về VBNL: Khái quát về văn nghị luận, tinh luyện và xác định luận điểm, lựa chọn và vận
dụng luận cứ, luận chứng, lập luận, luận chứng bác bỏ, luận chứng logic, cách
thức vận dụng kỹ năng thuyết lí, nắm vững toàn bộ quá trình làm văn…Sách là
cơ sở đề nghiên cứu chuyên sâu về văn nghị luận Tuy nhiên còn vài vấn đề còn chung chung chưa được đi sâu làm rõ Cụ thể, quá trình viết văn nghị luận, tác
giả chia làm bốn giai đoạn: thu thập, cấu tứ, biểu đạt, sửa chữa Tác giả đưa ra
nhận xét: “Sự phân chia bốn giai đoạn này chỉ là quá trình viết văn phổ biến
Trang 12thường dùng…nội dung cụ thể và phương thức biểu hiện ở mỗi giai đoạn lại có
những điểm độc đáo khác biệt”[48,tr.250] Sau đó, sách lại chia bốn giai đoạn thành sáu bước viết văn nghị luận Mỗi bước được trình bày một cách sơ lược
Cần xác lập lại các bước viết văn nghị luận một cách hoàn chỉnh hơn
dạy học Làm văn, bao gồm phương pháp dạy học lí thuyết, phương pháp dạy
học thực hành một bài làm văn, phương pháp ra đề làm văn, phương pháp chấm,
trả bài làm văn Cuối chương tác giả cung cấp một số kỹ năng làm văn cần rèn luyện cho học sinh: kỹ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển khai bài viết, kỹ năng lập dàn ý, kỹ năng viết đúng theo dàn ý, kỹ năng lập luận, kỹ năng hành văn, kỹ năng hoàn thiện bài viết Ở kỹ năng lập
luận tác giả quan niệm: “Luận điểm, luận cứ, luận chứng là những yếu tố quan
trọng của lập luận [2,tr.234], “lập luận là xâu chuỗi các dẫn chứng, luận cứ sao cho hợp lý nhất, có tính thuyết phục người đọc nhất, làm cho người đọc nhận ra
luận điểm, tin ở luận điểm và hành động theo hướng mà luận điểm đưa ra” Sách cũng giới thiệu những thủ pháp kết cấu để lập luận được chặt chẽ Nhưng thuật ngữ và cách thức sử dụng những thủ pháp này cần được nghiên cứu rõ ràng hơn
lý thuyết văn nghị luận, vai trò của lập luận trong văn nghị luận
đề lí thuyết thiết thực về Làm văn trong chương trình ngữ văn mới Phần 2:
Những công việc cụ thể để xây dựng một bài văn hay Phần 3: Yêu cầu về nội dung, phương pháp và quy củ của một bài tập nghiên cứu của sinh viên đại học Tác giả sách đưa ra quy trình làm một bài văn với các khâu: chuẩn bị chất liệu,
lập ý, lập đề cương và thể hiện thành văn bản: mở bài, xây dựng các đoạn văn, chuyển đoạn, kết bài Bên cạnh đó còn chú ý đến các kiểu bài nghị luận khác
Trang 13nhau từ nội dung đến hình thức, rồi lại đề xuất một số thủ pháp hành văn Tóm
lại, tất cả các dụng ý và cố gắng của tác giả nhằm giúp học sinh xây dựng được
một bài văn hoàn chỉnh, đạt chất lượng cao
Nhìn chung, tài liệu về rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận còn tương đối ít, đặc biệt chưa lưu ý các bài dạy học thực hành về các thao tác
lập trong văn nghị luận Vì vậy, chưa có cách rèn luyện cho HS kỹ năng lập luận khi viết văn nghị luận
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu kỹ về những kiến thức cơ bản về VBNL
- Từ những đặc trưng cơ bản của VBNL, nghiên cứu các thao tác lập luận
nhằm giúp HS vận dụng các thao tác này trong việc thực hành tạo lập những văn
4 Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng và kế thừa thành tựu của các ngành: ngôn ngữ học, phong cách
học, lý luận văn học…đặc biệt chú ý vận dụng phương pháp dạy học Làm văn
và tiếng Việt vào quá trình viết văn nghị luận Luận văn tìm hiểu chương trình
dạy học về làm văn nghị luận trong nhà trường, tham khảo các tài liệu về VBNL, phương pháp dạy học Làm văn và tiếng Việt qua sách báo, tạp chí giáo
dục…
Dự giờ đồng nghiệp dạy học các tiết về thao tác lập luận trong văn nghị
luận, điều tra thăm dò để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
dạy và học văn nghị luận ở trường phổ thông
Trang 14Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức thiết kế và dạy thực nghiệm thao tác lập luận trong văn nghị luận
lớp 11, chú ý rèn luyện kỹ năng lập luận khi viết văn nghị luận cho HS
Tổng hợp các vấn đề lý thuyết về VBNL Phân tích nguyên nhân những
lỗi sai của học sinh Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra những kết luận cần thiết khi dạy học các thao tác lập luận trong văn nghị luận lớp 11 THPT
4 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận của văn nghị luận
- Chương 2: Phương pháp rèn luyện các kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT
- Chương 3: Thiết kế và thực nghiệm dạy học về các thao tác lập luận trong văn nghị luận
6 Những đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của VBNL nhằm tìm ra phương pháp
dạy học khả thi giúp giáo viên giảng dạy có hiệu quả và học sinh làm bài văn nghị luận theo đúng yêu cầu
- Tìm ra những phương pháp phù hợp để rèn luyện kỹ năng lập luận cho
học sinh đồng thời làm tăng hứng thú và mang lại hiệu quả cao trong việc viết văn nghị luận của HS
- Phát hiện một số vấn đề còn tồn tại, đánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm
để tìm ra phương pháp dạy viết văn nghị luận
Trang 15Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN NGHỊ LUẬN
1.1 Khái niệm văn bản nghị luận
và dẫn chứng) để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về chân lý cuộc sống
nhằm làm cho người đọc, người nghe hiểu và tin vấn đề đó để họ có nhận
thức đúng, có thái độ đúng và có hành động đúng” [28,tr.5]
- Trong “Rèn kỹ năng làm văn nghị luận” định nghĩa:
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày
nghe (người đọc) hiểu, tin đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất [48,tr.5]
- “Giáo trình Làm văn” định nghĩa: “Văn nghị luận là loại văn trong đó
người viết đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin và tán đồng những
ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất” [1,tr.137]
1.1.2 Phân loại văn bản nghị luận
Trong chương trình phổ thông, HS được học văn nghị luận bắt đầu từ lớp 7 đến lớp 12.Tuy nhiên việc phân loại VBNL chưa thật nhất quán khiến việc dạy
và học loại văn bản này còn nhiều khó khăn Do vậy, cần đưa ra cách phân loại
nhất quán hơn
Theo nhiều tài liệu, việc phân loại VBNL dựa trên cơ sở các thao tác tư duy Mỗi kiểu văn nghị luận rèn luyện một thao tác tư duy riêng Nếu phân loại
Trang 16VBNL dựa trên cơ sở các thao tác tư duy thì VBNL được chia làm năm kiểu:
giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bình giảng Tuy nhiên, thao tác tư duy được sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực, các chuyên ngành khoa học Hơn nữa thao tác là một đơn vị của hoạt động Mỗi thao tác có một nhiệm vụ riêng Bài làm văn nghị luận không thể tiến hành chỉ với một thao tác mà cần có sự kết
hợp, vận dụng các thao tác một cách hợp lý
Hướng dẫn phân loại như trên để lại dấu ấn rõ rệt qua cách ra đề kiểm tra các bài văn nghị luận trong thời gian qua Yêu cầu của đề hàm chứa một kiểu VBNL: “Hãy giải thích/ chứng minh/ bình luận/ phân tích…nội dung của câu ca dao/tục ngữ/ câu nói…” Từ đó học sinh làm văn theo những lối mòn, chất lượng các bài văn nghị luận còn thấp, ít phát huy được sự chủ động sáng tạo của
học sinh
Theo quan điểm của chương trình và SGK mới, việc đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ kéo theo đổi mới cách dạy và học Xu hướng đề làm văn hiện nay được biên soạn theo hướng mở Từ đó, học sinh có điều kiện thể hiện quan điểm và sáng tạo trong cách làm bài
Một vài ý kiến khác lại phân loại văn nghị luận dựa theo những góc độ khác nhau: theo nội dung phản ánh, theo hình thức biểu hiện, theo tính chất của
luận đề Cách chia này rất cụ thể, chi tiết nhưng mang tính hàn lâm Với trình độ
nhận thức của học sinh THPT, những tri thức lý thuyết này chưa thật cần thiết Trong phạm vi nhà trường, việc phân loại VBNL cần chú ý đến những tiêu chí: khái quát được những đặc trưng của từng loại văn bản, khả năng vận dụng các
kiểu văn bản vào thực tế cuộc sống Do đó, quan điểm “việc phân loại văn bản nghị luận thành loại này hay loại khác, kiểu này hay kiểu khác chỉ là quy ước dùng trong nhà trường” [28,tr.8] không thích hợp
Trong thực tế một thời gian dài, một số cách phân chia văn nghị luận đã khiến khá nhiều học sinh học và làm theo “quy ước trong nhà trường” lúng túng khi viết văn nghị luận Trong khi đó thực tế đời sống cho thấy, không có một bài
Trang 17văn nghị luận nào lại chỉ đơn thuần sử dụng một thao tác chứng minh, giải thích, phân tích hay bình luận…Học sinh không thể phát huy được sự sáng tạo khi quá
lệ thuộc vào mẫu có sẵn Vì vậy, điều cần thiết là rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài viết của mình
Nội dung của vấn đề nghị luận có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân loại VBNL Mỗi nội dung khác nhau sẽ được chuyển tải bằng hình thức khác nhau Xác định nội dung nghị luận là cơ sở giúp học sinh nhận biết và phân loại VBNL
Theo những nghiên cứu trước đây, VBNL được chia làm hai loại: nghị luận
xã hội và nghị luận văn học Trong nghị luận xã hội được chia làm: nghị luận về
một vấn đề xã hội và nghị luận về một tư tưởng đạo lý Trong nghị luận văn học cũng được chia thành những kiểu như: nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn thơ, nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Mỗi kiểu bài thường được áp dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau Nghị luận xã hội thường có sự kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận Nghị luận văn học thường vận dụng các thao tác phân tích,
chứng minh, bình luận, bình giảng Nhưng trên thực tế, các thao tác nghị luận đều có thể sử dụng, phối hợp linh hoạt cho cả nghị luận xã hội và nghị luận văn
học
1.1 3 Chức năng của văn nghị luận
Mục đích cuối cùng của một VBNL là thuyết phục đối tượng giao tiếp hiểu, tin và làm theo những điều mà người nói (viết) đề xuất Vì vậy, không viết đúng,
lập luận không vững, người nghe (đọc) không hiểu, không tin và không hành động tức là không đạt được mục đích giao tiếp
Tùy vào đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, mục đích giao tiếp của VBNL cũng có sự khác nhau Có thể xác định trên ba phương diện sau:
Trang 18Nghị luận là hình thức tuyên truyền giáo dục thích hợp và đạt hiệu quả cao
Từ xa xưa, người xưa đã biết sáng tác văn nghị luận để kêu gọi (hịch), để công
bố (cáo), để thuyết phục (chiếu, biểu, thư) …toàn dân trong đời sống sinh hoạt
hằng ngày cũng như trong kháng chiến Ngày nay, việc sử dụng hình thức nghị
luận trong các lĩnh vực: giáo dục, kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng phổ biến
Hiện nay, Đảng và Nhà nước sử dụng văn bản nghị luận để tuyên truyền giải thích các đường lối, chủ trương chỉ đạo tư tưởng và hành động của toàn dân, tuyên truyền bồi dưỡng tinh thần cách mạng, con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội, biểu dương người tốt việc tốt, phê phán những thái độ, hành động sai trái,
phản động, vi phạm pháp luật
Nghị luận cũng là hình thức tự giáo dục có hiệu quả Khi tiến hành nghị
luận, người nói (viết) phải suy nghĩ thể hiện quan điểm của mình trước vấn đề nghị luận Trước, trong và sau khi trình bày trong ý thức của người viết (nói) luôn diễn ra quá trình suy nghĩ, đặt vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề Đây chính là điều kiện để họ tự hoàn thiện cả về nhận thức và hành động Mặt khác, đối tượng giao tiếp của văn nghị luận rất rộng rãi Muốn thuyết phục được người đọc, người viết phải có sự chuẩn bị chu đáo từ việc diễn đạt từ ngữ, đến cách trình bày các lập luận, dẫn chứng…Quá trình này,giúp tác giả nghị luận tự nhận
thức và có những điều chỉnh hợp lý Đây là con đường giáo dục hiệu quả nhất
mà ngành giáo dục đang tiến đến
Trang 19mọi người, vạch ra những quy luật phát triển của xã hội loài người và sự huyền
diệu của giới tự nhiên”[19,tr.59]
Cũng giống như các loại văn bản khác, chức năng giao tiếp xã hội có vai trò rất quan trọng đối với VBNL Không chỉ cung cấp thông tin, VBNL còn tác động, thuyết phục đối tượng giao tiếp về một phương diện, vấn đề nào đó trong
cuộc sống Sau khi tiếp nhận VBNL, nếu đối tượng giao tiếp nghe, tin và làm theo những điều mà người viết đề xuất thì văn bản đã đạt yêu cầu Ngược lại,
bằng VBNL, người đọc có thể phản hồi lại những ý kiến, nhận định, cách giải quyết vấn đề của người viết chưa thỏa đáng Như vậy thông qua giao tiếp, VBNL giúp trao đổi thông tin, trau dồi ngôn ngữ và rèn luyện năng lực tư duy
1.1.4 Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong chương trình và SGK mới Thuật ngữ này được hiểu là cách thức để người nói (viết) làm rõ một nội dung nào đó bằng một hình thức nhất định Mỗi kiểu văn
bản tồn tại đều có một phương thức diễn đạt cụ thể
+ Phương thức nghị luận
Đứng trước một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội, người nói (viết) trình bày quan điểm của mình qua một hệ thống lí lẽ và dẫn chứng, kết hợp với các thao tác tư duy logic: khái niệm, phán đoán, suy luận nhằm mục đích thuyết
phục người khác tin theo Đó chính là phương thức nghị luận
Như vậy thuật ngữ “nghị luận” thể hiện qua các thao tác: giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận, so sánh Mức độ sử dụng các thao tác
phụ thuộc vào mục đích và nội dung nghị luận Giải thích để hiểu, chứng minh
để làm rõ, phân tích đầy đủ các khía cạnh, bình luận để thấy được sự đúng sai, bình giảng để cảm nhận được cái hay cái đẹp Mỗi thao tác có một chức năng riêng Nghị luận là sự lựa chọn và kết hợp có chủ đích các thao tác ấy
Trang 20Phương thức nghị luận biểu hiện ở hai cấp độ: Cấp độ hẹp – là một phán đoán suy luận dưới dạng câu Cấp độ rộng – là một hệ thống lập luận bao gồm
ba yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận tồn tại dưới dạng một vài đoạn văn
hoặc một bài văn hoàn chỉnh Phương thức nghị luận nhỏ hơn VBNL vì trong
một VBNL chứa nhiều phương thức biểu đạt khác nhau, phương thức nghị luận được xác định là phương thức biểu đạt chủ yếu của VBNL Đó là cách thức trình bày những dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ quan điểm của người viết (nói) nhằm thuyết phục đối tượng giao tiếp
+ Phương thức thuyết minh
Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng,
lí do phát minh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày
Văn bản thuyết minh, dù ngắn hay dài, dù đơn giản hay phức tạp, văn bản thuyết minh đều đóng vai trò cung cấp thông tin để giúp người đọc, người nghe hiểu về đối tượng, sự việc Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh, giúp các em làm quen với lối làm văn có tính khoa học, chính xác
Trong bài nghị luận, thuyết minh càng cụ thể càng có giá trị Qua thuyết minh, vấn đề càng thêm cụ thể, rõ ràng tức là quan điểm của người viết (nói) càng được bộc lộ một cách tự nhiên Vì vậy thuyết minh là thao tác biểu đạt bổ trợ quan trọng của văn nghị luận Sự đan xen giữa thuyết minh và nghị luận giúp quá trình lập luận có sức thuyết phục cao
+ Phương thức miêu tả, tự sự
Trang 21Miêu tả và tự sự là hai phương thức biểu đạt bổ trợ quan trọng trong văn nghị luận Qua miêu tả, “mọi sự vật hiện tượng, con người sẽ được vẽ ra bằng các chi tiết cụ thể nhờ ngôn ngữ”[1,tr.37] “Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa [6,tr.61] Miêu tả và tự sự giúp trình bày dẫn chứng, lí
lẽ thêm sinh động, có hình ảnh Văn nghị luận là dùng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người nghe(đọc) Lí lẽ lại thường mang tính trìu tượng và khái quát
Sự đan xen giữa lí lẽ trừu tượng và dẫn chứng sinh động sẽ tạo nên sức mạnh riêng cho luận cứ, giúp người nghe (đọc) có cơ sở để tin vào lập luận
Phương thức biểu cảm cũng là phương thức bổ trợ không thể thiếu trong văn nghị luận Biểu cảm là thể hiện cảm xúc Vì vậy phương thức biểu cảm có tác dụng khơi dậy cảm xúc cho người đọc (nghe) Mục đích cuối cùng của VBNL là thuyết phục người đọc (nghe) Thuyết phục bằng lý trí có giá trị nhưng chưa đủ mạnh Thuyết phục bằng đường tình cảm là một phương diện vô cùng quan trọng Một trong những thước đo hiệu quả của VBNL đó chính là hiệu ứng
xã hội Do vậy, sự kết hợp giữa tình và lí sẽ làm tăng sức tác động của văn nghị
luận đến công chúng Hiệu quả thuyết phục càng có giá trị
Trong một văn bản, các phương thức biểu đạt nêu trên có sự kết hợp đan xen với nhau Hiệu quả của sự kết hợp này tạo nên tính đa dạng, phong phú với nhiều vẻ đẹp, sức hấp dẫn của văn bản
1.2 Đặc trưng của văn bản nghị luận
Phương thức nghị luận chủ yếu tác động vào lý trí, trí tuệ của người đọc (nghe) Trước một vấn đề nghị luận, người viết (nói) phải luôn ý thức nhiệm vụ thuyết phục đối tượng giao tiếp Đây là mục đích cuối cùng của VBNL Muốn
thực hiện được mục đích ấy Quá trình tạo lập văn bản không thể thiếu cách thức
lập luận Sức thuyết phục của văn bản nhiều hay ít, cao hay thấp, đậm hay nhạt đều xuất phát từ cách thức lập luận Lập luận càng chặt chẽ sức thuyết phục
Trang 22càng cao Vì thế, có ý kiến nhận xét: lập luận là một nghệ thuật Thuyết phục người khác thuyết phục một cách có nghệ thuật, không thể sử dụng ngôn ngữ
một cách tùy tiện Sự trang trọng, công khai của VBNL góp phần không nhỏ đến
hiệu quả thuyết phục của văn bản
Mối quan hệ giữa ba đặc điểm: lập luận chặt chẽ, sức thuyết phục cao, sự trang trạng công khai tạo nên một nét riêng của VBNL, đồng thời thể hiện được
tầm quan trọng của VBNL trong đời sống hiện đại
với lập luận (hàm nghĩa xây dựng lập luận đồng tình- đối lập với bác luận)
Dù khẳng định hay phủ định, dù đồng tình hay bác bỏ, người viết cũng phải làm rõ cái lý- tức là phải trình bày, giải thích, chứng minh, phân tích, đánh giá…Vì vậy, lập luận trở thành một đặc trưng quan trọng của VBNL Trong nghị luận, người viết dựa vào cái lí để thuyết phục người khác Vấn đề là độ tin
cậy của cái lí đó ở mức nào, cách trình bày cái lí ra sao Mỗi lí lẽ được nêu ra
cần phải xác thực, rõ ràng và có hệ thống Tất cả phải thể hiện sự thống nhất,
hợp logic Lập luận không chặt chẽ sẽ dẫn đến hiện tượng “đuối lí” dễ bị đối phương bắt bẻ
Nghị luận là một quá trình nhận thức, là một hình thức vận động của tư duy Muốn lập luận được chặt chẽ phải kết hợp nhiều thao tác tư duy
Quá trình nghị luận là quá trình người viết (nói) tìm ra cái lý để thuyết
phục người khác Vấn đề là độ tin cậy của cái lý ở mức nào, cách trình bày cái lý
ra sao Mỗi lí lẽ nêu ra đều phải xác thực, rõ ràng và có hệ thống Tất cả phải thể
hiện sự thống nhất, hợp logic
Trang 23Sức thuyết phục của VBNL được thể hiện ở thái độ “tâm phục, khẩu phục”
Có nghĩa là đối tượng giao tiếp hoàn toàn chấp nhận, bằng lòng với những lí lẽ,
dẫn chứng của người viết đưa ra
Ngoài việc thuyết phục bằng cái lý là chủ yếu, người viết văn nghị luận còn
phải chú ý đến cái tình Tình cảm trong văn nghị luận là một phượng diện rất quan trọng Tình cảm và lí lẽ luôn bổ sung cho nhau Lí lẽ vững chắc, lại hội tụ được tình cảm thì lập luận trở nên mạnh mẽ Tình cảm dồi dào, chân tình giúp tăng cường sức thuyết phục của lí lẽ Tình và lí tồn tại song song khiến người
tiếp nhận không thể không bị thuyết phục
1.2.3 Tính trang trọng, công khai
VBNL được tạo lập nhằm trình bày quan điểm của người viết về một vấn
đề trong đời sống xã hội Đối tượng chung của VBNL là toàn thể cộng đồng với nhiều giai tầng khác nhau Mục đích chung của nghị luận là thuyết phục các đối tượng này Vì vậy, VBNL luôn tồn tại một cách công khai
Tính công khai còn được thể hiện qua thái độ của người viết đối với vấn đề đang được bàn tới Điều này ít gặp ở những văn bản khác, nếu có đó chỉ là
những lời đánh giá ngầm, gián tiếp không thể hiện lập trường tư tưởng ổn định Tác phẩm nghị luận xuất hiện công khai trước cộng đồng, ở những thời điểm, địa điểm khác nhau, thậm chí ở những thời điểm quyết định vận mệnh của
quốc gia, dân tộc Do đó, ngôn ngữ được sử dụng trong văn nghị luận phải có độ chính xác cao, khoa học và phổ biến Nghĩa là, trong văn nghị luận không chấp
nhận cách nói tùy tiện của khẩu ngữ hay cách nói đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ
Trang 24thuật Nó cũng không cho phép sử dụng tiếng địa phương, tiếng lóng…Những điểm này góp phần thể hiện sự trang trọng của tác phẩm nghị luận
1.3 Lập luận trong văn nghị luận
1.3.1 Khái niệm lập luận
Theo sách giáo khoa Làm văn 10 [19] thì lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng
chứng để dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới Lập luận trong văn nghị luận là thao tác tạo lập cái lí trong văn bản nghị luận nhằm khẳng định hay phủ định một vấn đề nào đó
Quá trình lập luận là quá trình người nói (người viết) tìm ra lí lẽ để thuyết
phục người khác Nói cách khác lập luận là quá trình liên kết, xâu chuỗi luận điểm, luận cứ nhằm làm rõ luận đề theo một chính kiến một quan điểm nhất định
để người đọc hiểu, tin ở những kết luận mà người viết muốn hướng đến Lập
luận là sản phẩm của tư duy logic, do vậy lập luận phải có lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, lại phải biết trình bày, dẫn dắt sao cho lập luận chặt chẽ Mặt khác,
lập luận phải có đích, đích của lập luận là tìm ra chân lý mới, rút ra những tri
thức này từ những tri thức khác, là con đường đi đến nhận thức chân lý một cách khoa học
Trong lập luận có ba thành tố: tiền đề (luận cứ) là một của nhiều dữ kiện
xuất phát làm căn cứ cho lập luận, từ đó suy ra kết đề Kết đề (luận điểm) là một
khẳng định đích (mục tiêu) của lập luận Lí lẽ là những yếu tố mà nhờ đó chúng
ta suy ra kết đề Những yếu tố này có thể là những nguyên lí, những quy luật tự nhiên, những định lí, định luật những nguyên tắc trong các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và có thể là những lí lẽ trong logic đời thường Các thành tố như
tiền đề, kết đề, lí lẽ không phải lúc nào cũng xuất hiện đầy đủ, rõ ràng trong một
lập luận Có khi các yếu tố đó được hiểu ngầm Có khi tiền đề, kết đề nằm ngay trong bộ phận của lí lẽ
Ví dụ:
Trang 25V ừa ở Xơ-un (Hàn Quốc) về nước, đi công tác ở một số thành phố,
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con
những trụ sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh Chữ nước ngoài
hơn ở phía trên Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu
cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như
Ví dụ trên cho thấy, kết đề lập luận: Tiếng nước ngoài lấn át tiếng ta trên
vài thành phố của ta nhìn đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở
của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.”
Lập luận giúp hiện thực hóa nội dung và mục đích nghị luận Muốn thể
hiện tư tưởng quan điểm của mình người tạo lập bắt buộc phải sử dụng công cụ ngôn ngữ để đưa ra một hệ thống lí lẽ, dẫn chứng thích hợp để truyền tải nội dung đến đối tượng giao tiếp Vì vậy, muốn truyền tải hiệu quả bắt buộc phải sử
dụng những luận cứ đáng tin cậy
Lập luận thể hiện chất lượng của bài văn nghị luận Chất lượng nghị luận
thể hiện ở chỗ những lí giải, bàn bạc, đánh giá có cơ sở chính xác, đủ sức thuyết
phục, lập luận có lí có tình thì bài văn nghị luận sẽ có giá trị và hấp dẫn
Với đặc trưng của mình, văn nghị luận rèn tư duy logic thông qua quá trình lập luận Bởi vì việc xác định luận điểm, tìm ra những lí lẽ, dẫn chứng xác
Trang 26đáng, vận dụng những luận chứng một cách hiệu quả là một việc không dễ, tất
cả đòi hỏi năng lực tư duy cao
Như vậy, vấn đề lập luận sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy, có ý
thức trong khi tạo lập văn bản, nâng cao năng lực cảm thụ các tác phẩm văn nghị luận
1.3.2 Cấu trúc của lập luận 1.3.2.1 Lu ận điểm
Luận điểm là một khẳng định đích hay một khẳng định mục tiêu của lập
luận nó thường được nêu bằng một nhận định khái quát trong một câu hoặc một
bộ phận nào đó trong câu Ví dụ:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý
phong tục giàu thịnh Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ
d ời (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn)
Luận điểm của đoạn văn trên là: “…không thể không dời”, rõ ràng đây là
vấn đề mà tác giả muốn hướng tới trong lập luận này Những luận cứ, luận
chứng: Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô… cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh…Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời…, đến
Được đưa làm cơ sở cho kết luận của lập luận Giá trị của luận đề được tạo nên
bởi độ chính xác của luận chứng, luận cứ
Trang 27rủ xuống, hình như làn khói thuốc lá phớt phơ bay trước khuôn gương Và trên cái gò má đỏ bừng vài giọt nước thánh thót đuổi nhau,
Ví dụ: So sánh hai phát ngôn được nói ra khi xem bóng đá:
(1) - In đô nê xi a đã thủ hòa với Việt Nam
(2) - In đô nê xi a đã thủ hòa được với Việt Nam
“Được” là một tác tử lập luận
Trang 28Tác tử lập luận có thể định hướng cho lập luận Thường có hai định hướng: định hướng dương (+) tích cực và định hướng âm (-) tiêu cực Nguyễn Đức Dân đưa ra một số tác tử lập luận sau:
(1) những / chỉ, có
Ví dụ: Chiếc bình cổ này giá những 10 cây vàng
Những: nhiều, (giá) cao, đắt → Kết luận: không nên mua
Chiếc bình cổ này giá chỉ (có) 10 cây vàng
→ Kết luận: rẻ, nên mua
(2) kia / thôi
(tương tự: những /chỉ, có) Ví dụ: Chiếc bình cổ này giá 10 cây thôi! (thôi: ít, thấp rẻ Chiếc bình cổ này giá 10 cây kia (kia: nhiều, cao, đắt)
(3) còn … đã, mới … đã, chưa …đã.Cả 3 cặp tác tử này đều đảo hướng lập luận và
thể hiện thái độ đánh giá: quá sớm Ví dụ: Còn bé đã biết giúp mẹ Con cái nhà ai thật là giỏi Chưa ráo máu đầu đã cãi lại mẹ Tôi thật vô phước Mới cưới ba hôm đã cãi nhau Đôi ấy rồi sẽ không ra gì
(4) đã … vẫn, đã … còn, đã … vẫn còn
Đây là những cặp tác tử đảo hướng lập luận và thái độ đánh giá: muộn
Ví dụ: Đã 8 giờ tối mà vẫn chưa ăn cơm
Bà sao chậm chạp thế!
Đã khuya rồi mà vẫn còn hát inh ỏi Không cho ai ngủ chắc!
Đã 3 ngày rồi con bé vẫn chưa về Tôi nóng ruột quá!
Đã thi rồi, còn học môn này làm gì Thật là hâm quá!
(5) mới / đã mới: sớm, ít về thời gian đã: muộn, nhiều về thời gian
Ví dụ:Tôi mới 18 tuổi Tôi chưa muốn lấy chồng Tôi đã 18 tuổi
Bây giờ mới tháng 10
Nó tập mới 5 tháng >< Nó tập đã 5 tháng
(6) ít / chút ít, đôi chút
Ít: định hướng âm Chút ít, đôi chút: định hướng dương
Trang 29Ví dụ: Cột ôn thi ít Có thể nó trượt đại học Cột có ôn thi chút ít.Có thể nó đậu
một phát ngôn làm luận cứ, còn phát ngôn kia là kết luận
Trong một lập luận giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận Có nghĩa là các luận cứ được đưa ra để hướng tới kết luận Khi các luận cứ đều hướng đến một kết luận chung, ta gọi đó là các luận cứ đồng hướng lập luận Khi các luận cứ không cùng chấp nhận một kết luận chung ta có các luận cứ nghịch hướng lập luận Quan hệ đồng hướng hay nghịch hướng giữa các luận cứ trong lập luận có thể được chỉ ra thông qua các kết tử lập luận Ta có kết tử: và,
Ví dụ:
ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình Bây giờ, làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa Vả, khi làm việc ta với công
Nguyễn Quang Sáng)
Trong đoạn văn trên, qua lời tâm sự của anh thanh niên với họa sĩ già về nghề nghiệp của mình Chúng ta đã hiểu sở dĩ anh ta không còn cảm thấy cô đơn
và lẻ loi khi làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m(a) là do anh
đã quen với nghề (1) vì anh quan niệm khi làm việc anh với công việc là đôi(2)
Trang 30và bởi anh hiểu công việc anh làm gắn với bao bạn bè đồng chí khác (3) Từ các
luận cứ của lập luận (1,2,3) và hai kết tử “ vả, huống chi” là các kết tử đồng
hướng, dẫn nhập các luận cứ cùng tiến đến kết luận chung (a)
Kết tử nghịch hướng như: tuy vậy/ tuy thế, tuy nhưng, tuy nhiên, tuy, thực
Ví dụ:
Tôi nghênh mặt lên, không chào, lặng lẽ quay ra Đuôi cánh tôi quay
Tuy v ậy, anh cũng không dám đuổi đánh tôi, đành ôm nỗi căm hờn vì
có đứa em hỗn láo dám đi phiêu lưu (Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
Trong ví dụ này, luận cứ thứ nhất là hành động từ giã một cách ngang ngược, ngạo mạn và coi thường của Dế Mèn Luận cứ thứ hai nêu lên tính hung hăng, ngông cuồng dám đi phiêu lưu của chú Và kết luận là thái độ bất lực, cam
chịu, không dám đánh đuổi của ông anh trưởng được kết nối qua kết tử tuy vậy
1.3.3 Các thao tác lập luận trong văn nghị luận 1.3.3.1 Khái ni ệm
Thao tác lập luận là động tác tiến hành hành động lập luận nhằm trình bày
hệ thống lí lẽ và luận chứng của mình một cách chặt chẽ, rành mạch theo một trình tự hợp lý, đúng với quy luật logic
Tác dụng của thao tác lập luận là nhằm phát hiện các luận cứ và trình bày
lập luận trong quá trình lập luận Thao tác lập luận là động tác tiến hành hành động lập luận nhằm trình bày hệ thống lí lẽ và luận chứng của mình một cách
chặt chẽ, rành mạch, gẫy gọn theo một trật tự hợp lý, đúng với quy luật logic
Lập luận là một quá trình liên kết, xâu chuỗi những luận điểm, luận cứ nhằm làm rõ luận đề theo một chứng kiến, một quan niệm nhất định để người đọc
hiểu, tin ở những kết luận mà người viết muốn dẫn người đọc đến Lập luận là
sản phẩm của tư duy logic Do vậy, lập luận phải có lí lẽ, bằng chứng thuyết
Trang 31phục, lại phải biết trình bày, dẫn dắt sao cho chặt chẽ, thuyết phục Mặt khác,
lập luận phải có đích, đích của lập luận là phải tìm ra chân lý mới, rút ra những trí thức này từ những trí thức khác, là con đường đi đến nhận thức chân lí một cách khoa học
Để lập luận, người ta phải sử dụng các thao tác lập luận Đặc điểm của các thao tác này là người viết sử dụng ngôn ngữ để nêu sự thực, trình bày lí lẽ và đánh giá sự đúng-sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra các kiến giải, phát biểu ý
kiến, biểu hiện rõ lập trường quan điểm của bản thân Việc trình bày lí lẽ được
người viết thể hiện thông qua các phương thức tư duy logic như khái niệm, phán đoán, suy lí và hệ thống dẫn chứng nhằm đạt mục đích nghị luận Vậy thao tác
lập luận chính là thao tác được sử dụng để thực hiện một hành động lập luận Nói cách khác, thao tác lập luận là những hành động được thực hiện theo trình
tự và yêu cầu kỹ thuật được quy định trong hoạt động lập luận
1.3.3.2.Các thao tác lập luận
Thao tác l ập luận so sánh
Thao tác lập luận so sánh là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng hoặc các mặt trong cùng một sự vật để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa chúng, trên cơ sở đó làm sáng tỏ đặc điểm và giá trị của một sự vật, hiện tượng, ý kiến được đem ra bàn luận
Sử dụng thao tác lập luận so sánh trong viết văn nghị luận để làm sáng rõ,
vững chắc thêm luận điểm của mình, đồng thời cũng đưa ra lời nhận xét, đánh giá chính xác
Thông qua so sánh những đặc điểm tương đồng hoặc khác biệt của đối tương nghị luận với đối tượng so sánh được thể hiện bằng sự phân tích, lý giải
Kết quả là người nghe nắm được, hiểu và công nhận tính đúng đắn của một ý
kiến, nhận định (kết luận của lập luận) mà người viết (người nói) hướng tới Như vậy, mục đích của so sánh là làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác So sánh giúp người viết văn nghị luận triển khai và
Trang 32phát triển luận điểm một cách thuận lợi và nổi bật, so sánh đúng còn làm cho bài nghị luận thêm rõ ràng, cụ thể, sinh động và giàu tính thuyết phục
Trong văn nghị luận thường có hai cách lập luận so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản
Lập luận bằng cách so sánh tương đồng là cách lập luận dựa trên sự đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác, vấn đề này với vấn đề khác trên cơ sở
đó có nét tương đồng (hoặc tương phản) giữa chúng Lập luận bằng cách so sánh tương đồng không có sự đối lập giữa các ý, trái lại các ý nâng đỡ cho nhau để cùng làm sáng tỏ một vấn đề
Ví dụ:
trên trời cao Sao sáng ắt chầu về nơi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ
không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền
Nội dung đoạn văn nói về mối quan hệ giữa người tài và thiên tử Cách lập
luận của tác giả là dùng cách so sánh: người hiền như ngôi sao sáng trên trời; người hiền phải làm sứ giả cho thiên tử; sao sáng phải tụ về Bắc Đẩu Luận điểm
ấy được làm sáng tỏ bằng cách so sánh hình ảnh người hiền như sao sáng và quan hệ của người hiền với thiên tử như quy luật của Tinh Tú Mục đích của cách lập luận so sánh hình ảnh này nhằm: khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hiền với thiên tử và cuộc đời
Lập luận bằng cách so sánh tương phản (đối lập) là cách lập luận theo kiểu đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự tương phản lẫn nhau nhằm
khẳng định một trong hai đối tượng mà lập luận hướng tới
Ví dụ:
Trang 33Chinh ph ụ ngâm, Cung oán ngâm khúc mới bàn đến một hạng người,
người cõi chết [48]
So sánh bài “Văn Chiêu Hồn” với những đối tượng so sánh như: Chinh Phụ Ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều Tìm ra những nét giống và khác nhau: chỉ riêng “Văn Chiêu Hồn” là bàn đến cả loài người trong một vùng địa
dư xưa nay ít ai động tới đó là “cõi chết” nhằm thể hiện “niềm xót xa cho cả loài người”
Để đạt hiệu quả lập luận, khi thực hiện thao tác lập luận này cần dựa trên cùng một tiêu chí, cùng bình diện, sau đó phải rút ra những nhận xét, đánh giá
về đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh
Để hướng tới kết luận, người ta thường so sánh với một hoặc nhiều đối tượng khác trên cơ sở một nét tương đồng nào đấy Thông qua so sánh, những đặc điểm tương đồng hoặc khác biệt của đối tượng nghị luận với đối tượng so sánh được thể hiện bằng sự phân tích, lý giải Kết quả là, người đọc, người nghe
nắm được, hiểu và công nhận tính đúng đắn của ý kiến, nhận định (kết luận của
lập luận) mà người viết (người nói) hướng tới
Thao tác l ập luận phân tích
Phân tích là cách chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kỹ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của sự vật,
hiện tượng đó
Thao tác lập luận phân tích là thao tác trong đó người viết (nói) đề xuất, tập
hợp, triển khai hệ thống lí lẽ kết hợp với dẫn chứng để phân tích, bình luận
chứng minh nhằm làm sáng tỏ một nhận định, qua đó khẳng định giá trị chân lí
của nhận định đó
Trang 34Đối tượng được phân tích có thể là một nhận định, một văn bản, truyện
ngắn, bài thơ, đoạn văn, một hành vi, một sự việc, một nhân vật Nhờ phân tích, người ta thấy được mối quan hệ giữa lời nói - việc làm, giữa bên trong - bên ngoài, giữa hình thức - nội dung, của một con người, sự vật, hiện tượng Cũng nhờ phân tích người ta thấy được mối liên hệ giữa các bộ phận trong cơ
thể, giữa các chi tiết trong các cỗ máy và thậm chí thấy được mối quan hệ của
những sự vật, hiên tượng như chẳng có gì gắn bó với nhau Có rất nhiều mối quan hệ được xác định nhờ phân tích: Nguyên nhân - kết quả, chính - phụ, xa -
gần, chung - riêng, khái quát - cụ thể, Từ việc phân tích có thể chỉ ra những
phẩm chất, năng lực, tính cách của một con người, thấy được khuynh hướng phát triển của sự vật
Và làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của một sự vật, hiện tượng, từ đó mà thấy được giá trị
của chúng
Phân tích cần đi sâu vào từng phương diện cụ thể để xem xét một cách riêng biệt, nhưng không có nghĩa là tách rời khỏi cái chung, chỉ thấy cái nhỏ lẻ, chi tiết, vụn vặt Chính vì thế, phân tích bao giờ cũng gắn với tổng hợp, khái quát Phân tích mà không tổng hợp, khái quát thì sự phân tích đó sẽ mất đi nhiều
ý nghĩa Ngược lại, tổng hợp, khái quát mà không dựa vào phân tích thì sẽ thiếu
cơ sở, không vững chắc Để có thể rút ra những kết luận đúng, cần dựa trên sự phân tích sâu sắc, kỹ càng, xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện từ nhiều phía
Một số cách phân tích: cắt nghĩa và bình giá, chỉ ra nguyên nhân-kết quả, phân loại đối tượng, liên hệ đối chiếu
Ví dụ:
Trang 35b ạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng Chị khóc lóc,
Trong đoạn văn trên, chủ đề đưa ra phân tích là “chị Dậu thật là một người
phụ nữ đảm đang, tháo vát” Ý kiến nhận định khái quát này đã triển khai phân tích bằng hệ thống lí lẽ để làm rõ ý “đảm đang, tháo vát” Ở những câu tiếp theo
“một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn của gia đình, phải đương đầu với
những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng Chị khóc lóc, chị kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn” Rồi những lí lẽ đã phân tích trên đó làm cơ sở để tổng hợp, khái quát lại “Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như
một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình”
Trong thực tế viết văn nghị luận, thao tác lập luận phân tích thường không đứng đơn lẻ mà kết hợp hài hòa với những thao tác nghị luận khác (chứng minh,
giải thích, bình luận) để đạt hiệu quả
Ví dụ:
(1)Trong Truy ện Kiều, đồng tiền len lỏi vào khắp chốn, khắp nơi, vào
nho sĩ có kẻ vì tiền mà lưu manh hóa, bọn buôn thịt bán người tất cả
và nhan sắc của Thúy Kiều chỉ biết có cân đo, trả giá.(4)Còn Tú Bà
Trang 36Trong đoạn văn này câu (1) nêu lên ý khái quát, câu (2) phân tích làm rõ hơn ý khái quát, câu (3) câu (4) nêu dẫn chứng chứng minh để thuyết phục cho
lý lẽ nêu lên ở câu(1)và (2) Thao tác lập luận phân tích trong đoạn văn được
vận dụng kết hợp với thao tác chứng minh để tăng tính thuyết phục
Thao tác l ập luận bác bỏ
Thao tác lập luận bác bỏ là dùng các lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học
để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào
đó Bác bỏ là một thao tác lập luận quan trọng giúp cho bài luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục Thao tác này không chỉ hữu ích cho việc viết bài nghị
luận mà còn cần thiết cho cuộc sống Người có ý thức và biết cách bác bỏ những
ý kiến, lời nói sai trái, thiếu chính xác là người có nhận thức đúng đắn và tư duy
sắc sảo
Khi bác bỏ ý kiến người khác, cần nắm chắc những sai lầm của họ, đưa ra các lý lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có
chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận
Bác bỏ một ý kiến nào không đơn giản là tuyên bố ý kiến đó sai, mà phải
lập luận đầy đủ để chứng minh là nó sai thì mới thuyết phục được người nghe, người đọc, có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy Khi bác bỏ, cần thái độ khách quan và đúng mực
Bác bỏ một ý kiến sai, có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách thật linh hoạt Bác bỏ luận điểm tức là vạch cái sai của bản thân luận điểm Để bác bỏ một
luận điểm sai có thể dùng thực tế để bác bỏ hoặc dùng phép suy luận để bác bỏ Cách bác bỏ luận cứ tức là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và
dẫn chứng được sử dụng
Bác bỏ cách lập luận là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic
Trang 37trong lập luận của đối phương chỉ ra sự đổi thay, đánh cháo khái niệm trong quá trình lập luận
Các cách bác bỏ trên thực tế chúng liên kết với nhau Mục đích bác bỏ là
bảo vệ chân lý, xác nhận sự thật Nếu xa rời mục đích, chân lý thì sự bác bỏ trở thành ngụy biện, vô bổ và có hại
Ví dụ:
[…] Cu ộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà
đi nữa Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng Mảnh vườn này, có thể làm chủ nhân
làm họ vướng mắt nữa Những hễ có một cơn giông tố nổi lên thì cây
bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi
Để thực hiện bác bỏ, đoạn văn trên trên bác bỏ một quan niệm sống sai
lầm: “sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình”
Để thực hiện bác bỏ, tác giả đã nêu lên quan niệm sống cần bác bỏ, sau đó dùng lời lẽ bác bỏ trực tiếp “ là cuộc sống nghèo nàn”, tiếp theo là kết hợp so sánh bằng hình ảnh sinh động “ mảnh vườn rào kín gặp cơn giông tố, đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng” để làm rõ vì sao nói cuộc sống ấy là
cuộc sống “nghèo nàn” nêu ra ý đúng và chỉ ra tác hại của cuộc sống ấy Tất cả đều nhằm thuyết phục người khác vì sao không nên sống cuộc sống như vậy Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng mặt sai Vì vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng
Trang 38khẳng định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả
Thao tác l ập luận bình luận
Lập luận bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với những nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong cuộc sống hoặc trong văn học
Bình luận vốn là một nhu cầu và là một hành động không ai không phải làm trong cuộc sống, bởi vì bình luận vốn có từ cuộc sống, rất cần thiết trong
cuộc sống
Để thực hiện thao tác lập luận bình luận, có nhiều cách: từ cụ thể đến khái quát hoặc từ suy luận hợp logic rút ra giả thuyết rồi kiểm chứng giả thuyết qua các ví dụ và dẫn chứng của học sinh sưu tầm được Khi triển khai bình luận cần nêu hiện tượng (vấn đề bình luận) một cách rõ ràng, trung thực Đánh giá hiện tượng (vấn đề) bình luận một cách xác đáng; bàn về hiện tượng (vấn đề) bình
luận một cách sâu sắc
Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải trình bày rõ ràng trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến,
nhận định, đánh giá của mình là xác đáng
Muốn bình luận một vấn đề, người ta sử dụng các bước sau:
- Xác định đối tượng bình luận: muốn cho người đọc biết bình luận cái gì người bình luận phải gọi tên đối tượng bình luận, trình bày hiện tượng, trích dẫn
ý kiến, giới thiệu tác phẩm hay nhân vật văn học
- Đề xuất ý kiến bình luận để có ý kiến bàn bạc, đánh giá đối tượng, người bình luận cần phải phân tích đối tượng một cách cụ thể Tùy theo tính chất đối tượng, chỉ ra cái đúng-cái sai, cái tốt-cái xấu, cái lợi-cái hại một cách khách quan, trung thực Mỗi sự vật, hiện tượng điều có quan hệ với nhau hoặc với sự
vật khác Vì thế khi đánh giá đúng-sai, lợi-hại, tốt-xấu cần xem xét nhiều quan
hệ mới thấy hết tính chất, ý nghĩa của vấn đề tránh cái nhìn thiên lệch, ắp đặt
Trang 39Trong quá trình bình luận, cần vận dụng các thao tác lập luận phân tích,
giải thích, chứng minh, so sánh để trình bày ý kiến của mình một cách sáng tỏ thuyết phục và hấp dẫn
Yêu cầu các luận điểm, luận cứ trong lập luận bình luận cần được sắp xếp sao cho sự đánh giá, bàn bạc của người bình luận được tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi thực sự hướng tới người đọc, người nghe.Yêu cầu nữa của hoạt động bình luận là phải trôi chảy, hấp dẫn, nhiệt tình giàu tính thuyết phục và tính chiến đấu
Ví dụ:
căn bản vẫn chưa vượt khỏi nhân sinh quan và lập trường tiểu tư sản Thứ chung quy vẫn chỉ là nạn nhân bất lực mà chưa phải là một nhân
căn bản của nhân vật Thứ và cũng là hạn chế của tác giả Nam Cao lúc này chưa thể xây dưng một nhân vật tích cực Kết thúc tác phẩm là một câu hỏi khiến Thứ đỏ mặt vì xấu hổ: “Y đã làm gì chưa” Văn học
[25,tr.315]
Đoạn văn trên lập luận đánh giá một vấn đềcủa một tác phẩm văn học (Sống Mòn chưa phải có tư tương cách mạng) Những câu văn tiếp theo trong đoạn triển khai nhận định đánh giá những mặt hạn chế của tác phẩm “Sống Mòn” “vẫn chưa vượt khỏi nhân sinh quan và lập trường tiểu tư sản”
Đoạn văn nêu dẫn chứng xác thực về những suy nghĩ, hành động, tâm trạng
của nhân vật “Thứ” làm cho luận điểm bình luận thêm sáng rõ và thuyết phục
1.3.4 Sự vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Các thao tác lập luận không thể tách rời nhau mà luôn có quan hệ hợp tác
hỗ trợ nhau Thao tác phân tích có thể được triển khai với sự phù trợ của yếu tố
so sánh để làm nổi bật vấn đề, chứng minh để lí lẽ phân tích đủ sức thuyết phục,
Trang 40bình luận để vấn đề được đem ra phân tích được tiếp nhận cặn kẽ, thấu đáo, đa chiều
Thao tác lập luận có vai trò rất lớn trong việc tạo lập văn bản nghị luận.Vì
vậy muốn HS hình thành được kỹ năng viết văn nghị luận tốt thì các em phải
vận dụng được các thao tác lập luận một cách thành thạo
Nhiều khi bắt gặp những ý kiến sai lầm, những lời nói, những bài viết không chính xác, bộc lộ những cách hiểu lệch lạc, không nhất quán Đứng trước
những tình huống đó, chúng ta tiến hành trao đổi, tranh luận với những cách
hiểu đúng đắn, cách nhận thức nhất quán đã được công nhận, từ đó có quan điểm đồng tình hay bác bỏ Khi bác bỏ cũng phải có lí lẽ để giải thích và đưa ra
những dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, một ý kiến nào đó Có như vậy thì vấn đề đưa ra nghị luận mới sâu sắc và giàu sức thuyết phục
Trình bày bố cục một bài văn nghị luận trong chương trình phổ thông truyền thống thường theo các bước giải thích, chứng minh, bình luận Nếu nhận định một bài văn nghị luận nào đó là bài văn chứng minh, giải thích hay bình
luận là căn cứ vào thao tác lập luận chính được sử dụng trong đó, thực sự muốn hoàn thành bài văn ấy rất cần các thao tác: so sánh, phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, bác bỏ hỗ trợ
Bước giải thích vấn đề là giảng giải nội dung, ý nghĩa của vấn đề được đưa
ra bình luận Khi đó thao tác phân tích được vận dụng để có thể chia tách vấn đề
đó ra thành những vấn đề chi tiết hơn, làm cho vấn đề được nhận thức trên nhiều phương diện, xem xét kỹ lưỡng nội dung và các mối quan hệ bên trong của đối tượng, chỉ ra được giá trị, ý nghĩa nhiều mặt giá trị hoặc phi giá trị của đối tượng Riêng đối với tác phẩm, một vấn đề hay một trào lưu văn học thì phân tích là để khám phá giá trị nhận thức, tư tưởng, thẩm mĩ
Bước chứng minh vấn đề là dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm người khác tin vào ý nghĩa những vấn đề đã được giải thích.Thường là sẽ có nhiều dẫn chứng