Phân tích tình hình khai thác thị trường khách du lịch châu âu đến thừa thiên huế giai đoạn 2008 2010

6 422 0
Phân tích tình hình khai thác thị trường khách du lịch châu âu đến thừa thiên huế giai đoạn 2008 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế, thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu trao đổi văn hóa-kinh tế-chính trị giữa các quốc gia trên thế giới thì việc phát triển du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng Việt Nam luôn được xem là điểm đến an toàn của khách du lịch quốc tế bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người Việt Nam Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành du lịch Việt Nam cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ Năm 2010, ở tuổi 50 năm của mình và trải qua gần 20 năm hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đã đón nhận sự phục hồi mạnh mẽ của việc tăng trưởng lượng khách cả quốc tế lẫn nội địa.Năm 2010 du lịch Việt Nam đón 5049855 lượt khách quốc tế, tăng hơn 1277.5 lượt người (khoảng 33.8%) so với cùng kỳ năm 2009, vượt kế hoạch cả năm trước 2 tháng.Dấu mốc đón lượt khách quốc tế thứ 5 triệu cho thấy, du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, sau sự sụt giảm mạnh của năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu Ngành du lịch thực sự phục hồi trở lại và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của đất nước.Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch Việt Nam nằm trong bốn nước có lượng khách quốc tế tăng trưởng cao nhất năm 2010 Cùng với sự vươn mình mạnh mẽ từ ngành du lịch Việt Nam, du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoài sự tác động đó; trong những năm gần đây ngành du lịch tỉnh nhà có những bước phát triển mạnh mẽ, có những đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Phát huy lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với hệ thống tài nguyên di sản văn hóa đặc sắc – với 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, cùng với sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các thành phần kinh tế; đặc biệt là sự đầu tư từ bên ngoài đã đem lại cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước tiến phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa – du lịch của cả khu vực miền Trung và của cả nước Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nằm trong nhóm đứng đầu về mức độ hấp dẫn du lịch của cả nước và là địa phương được Chính phủ chọn thực hiện Năm du lịch quốc gia vào năm 2012 Có thể nhận thấy, năm 2010 khi nền kinh tế thế giới chưa kịp hồi phục, thì du lịch Thừa Thiên Huế đã lấy lại được đà tăng trưởng, với việc đón 1486433 lượt khách, tăng 3.95% so với năm 2009, doanh thu du lịch đạt gần 1400 tỷ đồng, tăng 11.22% Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức có quy mô lớn, chất lượng cao diễn ra liên tục trong năm qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành du lịch.So với hai đầu đất nước, miền Trung có ít lợi thế hơn nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ, do đã có chính sách phát triển đúng đắn, hợp lý và áp dụng các biện pháp một cách có hiệu quả nhằm thu hút khách du lịch đến miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng Sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường khách du lịch, đặc biệt là thị trường khách quốc tế Nói cách khác, thị trường khách du lịch giữ vai trò rất quan trọng, là một yếu tố quyết định, bền vững và có hiệu quả của thị trường khách du lịch, là một trong những yếu tố căn bản vững bền của ngành du lịch.Hiện nay, Thừa Thiên Huế vẫn đang cố gắng khai thác tốt không chỉ thị trường khách du lịch nội địa mà cả thị trường khách du lịch quốc tế như khu vực Đông Nam Á, Bắc Mỹ, các nước ASEAN, Thái Lan, Mỹ…và đặc biệt là thị trường truyền thống – Thị trường khách Châu Âu, đây là thị trường luôn có số lượng khách đến Thừa Thiên Huế cao hơn so với các thị trường khác Để duy trì được và phát triển số lượng khách ở thị trường này cũng như các thị trường khác đến Thừa Thiên Huế thì việc phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể, cũng như việc nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch là việc làm rất cần thiết, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp đồng bộ, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả về mọi mặt của hoạt động du lịch và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch Dựa trên thực tếđó, tôi đã lựa chọn đề tài “ Phân tích tình hìnhkhai thác thị trường kháchdu lịch Châu Âu đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 20082010”làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình 2.Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến du lịch - Phân tích tình hình phát triển du lịch của tỉnh TTH trong những năm gần đây(2008-2010) - Thực trạng của thị trường khách Châu Âu đến TTH trong giai đoạn 2008-2010 - Tìm hiểu, phân tích nhu cầu khách Châu Âu đến TTH (2010) thông qua một số thông tin từ phiếu điều tra khách du lịch Châu Âu - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường khách Châu Âu và khách quốc tế đến TTH trong tương lai 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Thị trường khách du lịch Châu Âu đến TTH bao gồm: Pháp, Đức, Anh và một số thị trường khách khác như Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Italia, Hà Lan, Đan Mạch,Bỉ,… + Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi không gian:Địa bàn thành phố Huế  Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thời gian 2008-2010 4 Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích số liệu + Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: ○Số liệu từ Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các báo cáo về tình hình khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong các năm 2008-2010 và một số tài liệu liên quan ○Khóa luận cuối khóa của các lớp QTKDDu Lịch trường ĐHKT Huế ○Báo, tạp chí chuyên ngành Dữ liệu sơ cấp: ○Thu thập đánh giá của khách du lịch thông qua bảng hỏi ○Phương pháp điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên Cách thức chọn mẫu: Công thức: z 2 p (1 − p) n= e2 Trong đó: n : Quy mô mẫu z : là giá trị biến thiên chuẩn được tính sẵn trong bảng ứng với độ tin cậy (1-α)% là độ tin cậy, độ tin cậy được chọn là 95%, z tương ứng là 1,96 e : là sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tỷ lệ tổng thể, ε được chọn là 0,08 p : tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn so với tổng số N; p = n/N và q = 1 – p Do tính chất p +q = 1, tích p.q đạt max khi p = q = 0.5 ⇒ p.q = 0.25 Thay số vào ta có n = 150 (làm tròn).Số mẫu cần điều tra là: 150 ○ Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp khách du lịch Châu Âu tại các điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn, các địa điểm du lịch khác trên địa bàn thành phố - Thời gian phỏng vấn: tháng 3, 4 năm 2011 - Địa điểm phỏng vấn: cuộc điều tra được tiến hành theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên từ dòng khách Châu Âu đến TTH Việc điều tra trực tiếp tại các điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn, bến thuyền du lịch…Nhiều trường hợp không có đủ thời gian để điều tra nên phiếu điều tra được gửi cho hướng dẫn viên phát hộ cho khách - Trong quá trình điều tra, phát ra 160 phiếu gồm hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp, thu về 155 phiếu, 5 phiếu không hợp lệ Vậy số phiếu điều tra là 150 4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ( sử dụng phần mềm SPSS for Window – version 18.0) ● Thống kê tần suất (Prequency), mô tả (Descriptive), phần trăm (Percent), giá trị trung bình theo các nhóm nhỏ (Means) ● Phương pháp kiểm định trung bình tổng thể (One sample T – Test) để khẳng định xem giá trị kiểm định có ý nghĩa về mặt thống kê hay không? Giả thiết Ho: µ = test value H1: µ ≠ test value Với độ tin cậy 95% Nếu Sig (2 tailed) > 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyếtH o Nếu Sig (2 tailed) 0.05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết Ho Nếu Sig.(2 tailed) 0,05:Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyếtHo Nếu sig.(2 tailed)

Ngày đăng: 02/06/2017, 23:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan