Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích *, chú ý cần nắm được những nội dung quan trọng sau: – Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử – Thư
Trang 1Tuần 1
Tiết 1: Con Rồng, cháu Tiên Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt Tiết 4: Giao tiếp, văn bản
và phương thức biểu đạt
HỌC KỲ I
Trang 2Tiết 1: CON RỒNG, CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
I YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
– Hiểu nội dung ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”
– Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện– Kể được chuyện
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài mới:
Giới thiệu: “Con Rồng, cháu Tiên” là một truyền thuyết mở đầu cho chuỗi truyền
thuyết về thời đại Hùng Vương và truyền thuyết Việt Nam nói chung Vậy truyền thuyết
là gì? Nội dung ý nghĩa truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là gì? Truyện đã sử dụng những
hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao bao đời nay, nhân dân ta rất đỗi tự hào và yêuthích câu chuyện này?
Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi ấy!
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích (*),
chú ý cần nắm được những nội dung quan trọng sau:
– Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự
kiện có liên quan đến lịch sử
– Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
– Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân
I Khái niệm về truyền thuyết:
Học SGK / 7
Hoạt động 2: GV cho HS đọc văn bản
Yêu cầu 3 HS đọc theo 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu Long Trang
Đoạn 2: Tiếp lên đường.
Đoạn 3: Còn lại
Sau khi HS đọc xong từng đoạn, GV cho cả lớp
nhận xét và góp ý
II Tìm hiểu văn bản:
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trả lời, thảo luận các
câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu:
1 Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính
chất kỳ lạ, lớn lao và đẹp đẽ về nguồn gốc, hình
dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
a) Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện:
– Họ đều là thần: Lạc Long Quân là thần Rồng sống
dưới nước; Âu Cơ là dòng Tiên thuộc họ Thần
Nông sống trên núi
– Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép
– Lạc Long Quân và Âu Cơ đềulà thần
Trang 3lạ; Âu Cơ thì xinh đẹp tuyệt trần.
– Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân
cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở
2 Việc kết duyên của 2 người và chuyện Âu Cơ sinh
nở có gì khác lạ?
– Người dưới nước, kẻ ở núi cao, thuộc 2 dòng khác
nhau lại kết duyên chồng vợ
2 người lại kết duyên chồngvợ
– Âu Cơ sinh ra cái bọc 100 trứng, nở thành 100 con
trai Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn lên và
khoẻ mạnh như thần
– Âu Cơ sinh ra một bọc 100trứng, nở 100 con Đàn conkhông cần bú mớm mà vẫn lớnlên và khoẻ mạnh như thần
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Và
để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu
của ai?
– Chia con: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo
mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương
– Người con trưởng lên làm vua lấy hiệu là Hùng
Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là
Văn Lang
Người Việt Nam là đồng bào của nhau, cùng là
con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ
3 Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo?
Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong
truyện?
Tưởng tượng kỳ ảo: là những chi tiết không có
thật, nhưng được dân gian sáng tạo nhằm mục đích
nhất định
Ghi bảng
– Trong truyền thuyết này, các chi tiết tưởng tượng
kỳ ảo có một số ý nghĩa sau đây:
+ Tô đậm tính chất lớn lao, kỳ lạ, đẹp đẽ của nhân
vật và sự kiện
+ Thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống
nòi để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ
tiên dân tộc mình
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm
↳
4 Nêu ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”
Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng
của cộng đồng người Việt Từ bao đời, người Việt
luôn tin vào tính chất xác thực về sự tích tổ tiên và
tự hào về nguồn gốc, giống nòi Tiên Rồng rất đẹp,
rất cao quý và linh thiêng của mình
Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện
Giải thích suy tôn nguồn gốcgiống nòi
Biểu hiện ý nguyện đoàn kết,thống nhất của nhân dân ta
Góp phần vào việc xây dựng,bồi đắp những sức mạnh tinh
Trang 4đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền
đất nước Người Việt Nam, dù ở đâu đều cùng
chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ Vì vậy
phải luôn thương yêu đoàn kết
Các ý nghĩa trên góp phần vào việc xây dựng, bồi
đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc
GV hướng dẫn HS đọc phần Đọc thêm (ở nhà) để
hiểu đầy đủ ý nghĩa trên
thần cho dân tộc
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thực hiện phần Ghi
nhớ ở SGK / 8
– Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ
– GV giải thích thêm: Đây là phần tổng kết, khái
quát về đề tài, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện
c) Ghi nhớ: học SGK / 8
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập
– Câu 1/8: Yêu cầu 2 HS trả lời 2 vế, sau đó GV bổ
sung (nếu cần) và ghi bảng.
III Luyện tập:
Câu 1/8:
– Đó là các truyện: Quả trứng to
nở ra còng (Mường), Quả bầu mẹ (Khơ mú),
– Sự giống nhau ấy khẳng địnhsự gần gũi về cội nguồn và sựgiao lưu văn hóa giữa các dântộc trên đất nước
– Câu 2/8: HS kể lại truyện “Con Rồng, cháu Tiên”,
chú ý những yêu cầu:
+ Đúng cốt truyện (đảm bảo những chi tiết cơ bản)
+ Dùng lời văn của cá nhân để kể
+ Kể diễn cảm
4 Củng cố:
– Nhắc lại ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
– Thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo?
5 Dặn dò:
– Học thuộc lòng Ghi nhớ (SGK/8)
– Tập kể lại truyện (kể tóm tắt)
– Làm bài tập 1, 2 – Sách BT / 3
– Soạn bài: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
+ Đọc văn bản Tìm hiểu kỹ phần chú thích
+ Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 – SGK/12 Riêng câu 4, HS có thể tham khảo ghinhớ và yêu cầu trả lời ngắn gọn
+ Đọc xong truyện, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
Trang 5Tiết 2: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
(Tự học có hướng dẫn)
I YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện
– Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên” – nêu ý nghĩa truyện.
3 Bài mới:
Giới thiệu: Hằng năm, cứ mỗi dịp xuân về tết đến, con cháu vua Hùng lại nô nức
hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêuquý tự hào về nền văn hóa cổ truyền độc đáo của dân tộc, và như làm sống lại truyền
thuyết “Bánh chưng bánh giầy” Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm 2 loại
bánh trong ngày tết; đồng thời đề cao sự tôn kính đất trời, tổ tiên của nhân dân ta Quađó ca ngợi tài năng phẩm chất của cha ông ta trong công cuộc xây dựng nền văn hóadân tộc
Hoạt động 1:
– GV cho HS đọc truyện (3HS):
Đoạn 1: Từ đầu chứng giám.
Đoạn 2: Tiếp hình tròn.
Đoạn 3: Phần còn lại
GV nhận xét, hướng dẫn, bổ sung cách đọc
– Hướng dẫn HS chú ý các chú thích: 1, 2, 3, 4, 7, 8,
9, 12, 13 (SGK/11,12)
I Đọc – Tìm hiểu chú thích:
Học SGK / 7
Hoạt động 2: Hướng dẫn thảo luận, trả lời câu hỏi
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh
nào? Với ý định ra sao? Bằng hình thức gì?
II Tìm hiểu văn bản:
1 Vua Hùng chọn người nối ngôi
– Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập
trung chăm lo cho dân no ấm; Vua đã già, muốn
truyền ngôi
– Hoàn cảnh: Giặc đã dẹp yên,
Vua đã già, muốn truyền ngôiđể chăm lo cho dân no ấm
– Ý của Vua: Người nối ngôi phải nối được chí Vua
và không nhất thiết phải là con trưởng – Ý Vua: Người nối ngôi phảinối được chí Vua
– Hình thức: Điều Vua đòi hỏi mang tính chất một
câu đố đặc biệt để thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai
làm vừa ý Vua, sẽ được truyền ngôi)
– Hình thức: Thử tài bằng một
câu đố đặc biệt
Trang 6? Vì sao trong các con Vua, chỉ có Lang Liêu được
thần giúp đỡ?
– Chàng là người “thiệt thòi nhất”
– Tuy là con vua, nhưng từ khi lớn lên, chàng ra ở
riêng và chỉ chăm lo đồng áng nên rất gần gũi với
dân thường
– Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần (trong
trời đất không có gì quý bằng gạo) và thực hiện
được ý thần (lấy gạo làm bánh tế Tiên Vương)
GV bình giảng thêm về ý: Thần ở đây chính là
nhân dân
2 Lang Liêu là người hiểu và
thực hiện được ý thần (lấy
gạo làm bánh tế Tiên Vương)
? Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được Vua chọn để
tế trời đất?
– Có ý nghĩa thực tế (quý trọng nghề nông, quý trọng
hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do
chính con người làm ra) và có ý tưởng sâu xa
(tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài)
– Hợp ý Vua: Chứng tỏ được đây là con người có tài
đức, nối được chí Vua – là đem cái quý nhất trong
trời đất, ruộng đồng, do chính tay mình làm ra tiến
cúng Tiên Vương, dâng lên cha Đúng là con
người tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng
người sinh thành ra mình
3 Vua chọn 2 thứ bánh của Lang Liêu để tế trời đất và nhường ngôi cho chàng
? Truyện có chi tiết kỳ ảo nào? Phân tích ý nghĩa?
– Lang Liêu được thần giúp đỡ đề cao nghề nông,
đề cao lao động
? Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng,
bánh giầy” (HS thảo luận) Ý nghĩa truyện:
– Giải thích nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của 2 loại
bánh (qua lời mách bảo của thần và lời nhận xét
của Vua cha)
– Giải thích nguồn gốc và ýnghĩa của 2 loại bánh
– Đề cao lao động, đề cao nghề nông Lang Liêu
hiện lên như một người anh hùng văn hóa Bánh
càng có ý nghĩa càng nói lên tài năng, phẩm chất
của Lang Liêu
– Đề cao lao động, đề cao nghềnông
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ ở
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
– Câu 1/12: Thảo luận trao đổi ý kiến về ý nghĩa của
phong tục làm bánh
(Cho HS thảo luận theo nhóm 3’)
IV Luyện tập:
Câu 1/12: Ý nghĩa phong tụclàm bánh ngày Tết
– Đề cao nghề nông, sự tôn kínhtrời đất, tổ tiên
Trang 7– Cha ông ta đã xây dựng tậpquán, phong tục của mình từnhững điều giản dị nhưng giàu ýnghĩa
– Giữ gìn truyền thống văn hóađậm đà bản sắc dân tộc và làmsống lại câu chuyện
– Câu 2/12: Em thích nhất chi tiết nào trong truyện?
Vì sao?
HS có nhiều ý kiến khác nhau, GV nên hướng các
em tới 2 chi tiết đặc sắc, có giá trị:
+ Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo
Đây là chi tiết thần kỳ, làm tăng sức hấp dẫn
cho câu chuyện
Chỉ có Lang Liêu mới được thần giúp đỡ Chi tiết
này nêu bật giá trị của hạt gạo, thể hiện sự trân
trọng sản phẩm do con người tự làm ra
+ Lời Vua nói với mọi người về 2 loại bánh: Nhận
xét của Vua cũng chính là ý nghĩa, tư tưởng, tình
cảm của nhân dân về 2 loại bánh và phong tục
làm bánh vào ngày Tết
4 Củng cố:
– Nêu lại nội dung ý nghĩa của truyện
– Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên Vua cha là những lễ vật “không gì quý bằng”?
( Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành)
5 Dặn dò:
– Học thuộc lòng phần Ghi nhớ (SGK/12)
– Tập kể diễn cảm truyện
– Soạn bài: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
+ Đọc ví dụ 1 (mục I) Cho biết câu văn gồm mấy tiếng, từ?
+ Trả lời 2 gợi ý ở (mục 2/I)
+ Dùng bút chì điền từ vào bảng phân loại ở SGK/13 (mục II)
+ Xem lại kiến thức về từ ghép và từ láy đã học ở cấp dưới
Trang 8Tiết 3: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt; gồm: Khái niệm về từ;
Đơn vị cấu tạo từ (tiếng); Các kiểu cấu tạo từ (đơn, phức )
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
– Nêu ý nghĩa truyện “Bánh chưng, bánh giầy”
– Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? Vì sao?
3 Bài mới:
Hoạt động 1: Lập danh sách từ và tiếng trong câu:
Thần dạy dân cách ăn ở, trồng trọt và cách chăn
nuôi.
– SGK đã giúp các em nhận ra các từ nhờ những dấu
gạch chéo (gồm 9 từ)
– GV hướng dẫn HS tách các tiếng có trong câu
(gồm 12 tiếng)
I Từ:
Ví dụ: Thần dạy dân cách ăn
ở, trồng trọt và cách chăn nuôi.
(Con Rồng, cháu Tiên)
– Câu văn trên gồm 9 từ, 12tiếng
Hoạt động 2: Phân tích đặc điểm của từ
? Qua phân tích ví dụ trên, em thấy tiếng và từ có gì
khác nhau?
– Tiếng dùng để tạo từ
– Từ dùng để tạo câu
– Khi 1 tiếng có thể dùng để tạo câu thì tiếng ấy trở
– Là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu
HS đọc Ghi nhớ / 13
Ghi nhớ: Học SGK / 13
Hoạt động 3: Phân loại từ
– Tìm từ 1 tiếng và từ 2 tiếng có trong ví dụ ở mục II
(SGK/13)
gồm 12 từ đơn + 4 từ phức
Sau đó, GV cho HS ghi đúng các từ 1 tiếng và 2
tiếng vào cột theo bản mẫu ở SGK/13
+ Cột từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có,
tục, ngày, Tết, làm
+ Từ láy: trồng trọt
+ Từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
II Từ đơn và từ phức:
Hoạt động 4: Phân tích đặc điểm của từ và xác định
đơn vị cấu tạo từ
? Dựa vào bảng phân loại trên, em hãy nhận xét từ
Trang 9có thể chia thành mấy loại?
– 2 loại: từ đơn và từ phức
? Từ đơn và từ phức có gì khác nhau?
– đơn: 1 tiếng; phức: 2 tiếng trở lên
? Hãy phân biệt giữa từ ghép và từ láy?
– Giống: gồm 2 tiếng trở lên
– Khác: Từ ghép: các tiếng có quan hệ nghĩa
Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm
? Vậy đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì?
– (là tiếng)
– Từ đơn: có 1 tiếng– Từ phức: có 2 tiếng trở lên,ghép theo quan hệ nghĩa hoặcláy âm
GV hệ thống kiến thức ở mục II, cho HS đọc Ghi
nhớ ở SGK/14
Yêu cầu 1 HS hệ thống nội dung kiến thức bài học
(nhìn bảng)
Ghi nhớ: học SGK/14
Bài 1/14:
a) Từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiểu từ ghép
b) Đồng nghĩa với “nguồn gốc” = cội nguồn, gốc gác
c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc là: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, chú thím
Bài 2/14: Có thể xếp theo 2 quy tắc:
a) Theo giới tính: ông bà, cha mẹ, anh chị, (nam nữ)
b) Theo bậc (trên dưới): bác cháu, dì cháu, cha con,
Bài 3/14: Có thể cho HS điền từ vào bảng ở SGK (bằng bút chì)
– Cách chế biến: bánh nướng, bánh hấp, bánh tráng,
– Chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh đậu xanh,
– Chỉ hình dáng: bánh gối, bánh quấn thường, bánh tai voi,
– Chỉ tính chất: bánh phồng, bánh dẻo, bánh xốp,
Bài 4/15:
– Từ “thút thít” miêu tả tiếng khóc của con người.
– Từ láy cùng có tác dụng như trên là: nức nở, sụt sùi, rưng rức,
Bài 5/15:
Từ láy: a) Tả tiếng cười : hô hố, ha hả, sằng sặc,
b) Tả tiếng nói : ồm ồm, khàn khàn, lè nhè,
c) Tả dáng điệu : lả lướt, nghênh ngang,
4 Củng cố:
– Cho HS đọc lại 2 Ghi nhớ ở SGK
5 Dặn dò:
– Học thuộc lòng Ghi nhớ ở SGK
– Tập đặt câu với những từ đã tìm ở bài tập 4, 5
– Soạn bài: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
+ Đọc và trả lời 6 câu hỏi ở SGK / 15, 16
+ Đọc kỹ bảng chia các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
+ Chọn các tình huống để tập điền vào bảng
Trang 10Tiết 4: GIAO TIẾP, VĂN BẢN
VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà các em đã học
– Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản – giao tiếp & phương thức biểu đạt
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
– Từ là gì? Đơn vị nào cấu tạo nên từ? Cho ví du
– Người ta chia từ thành mấy loại? Hãy nói rõ về từng loại từ ấy?
3 Bài mới:
Giới thiệu bài: Đây là tiết học mở đầu của cả chương trình tập làm văn cấpTHCS Tiết học này sẽ giúp các em hiểu sơ bộ về văn bản, giao tiếp và phương thứcbiểu đạt để sự giao tiếp trong ngôn ngữ đạt hiệu quả cao nhất
Chuẩn bị: Các loại văn bản khác nhau làm giáo cụ trực quan (thiệp mời, hóa đơn
tiền điện, thông báo, giấy mời )
1 Văn bản và mục đích giao tiếp:
? Khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cần biểu
đạt cho người khác biết thì em sẽ làm thế nào?
– Em nói hay viết cho người ta biết Có thể nói 1
tiếng, 1 câu hay nhiều câu (đây chính là hoạt động
giao tiếp)
– Muốn biểu đạt cho ngườikhác hiểu phải nói hoặc viết
(ngôn từ)
? Để người khác hiểu đúng tình cảm, nguyện vọng của
mình, em phải làm như thế nào?
– Phải biểu đạt đầy đủ, mạch lạc, có đầu đuôi (tạo
lập văn bản)
– Sự biểu đạt ấy phải đầy đủ,trọn vẹn, mạch lạc, có đầu đuôi
(tạo văn bản)
Yêu cầu HS đọc câu ca dao SGK/16 để tìm hiểu tính
chất của văn bản:
? Câu ca dao được sáng tác để làm gì? Nói lên vấn đề
gì?
Viết để nêu ra 1 lời khuyên, chủ đề của nó là “giữ
chí cho bền”
? Câu ca dao được liên kết như thế nào về ý và luật thơ?
– Luật: bằng; ý mạch lạc; câu sau làm rõ ý cho câu
trước: không dao động khi người khác thay đổi chí
Trang 11? Theo em, câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản
được chưa? Vì sao?
– Đó là 1 văn bản vì có chủ đề thống nhất, diễn đạt 1
ý trọn vẹn và được liên kết nhau mạch lạc
GV cho HS xem những giáo cụ trực quan đã chuẩn
bị (thiệp, hóa đơn, )
? (Mở rộng câu hỏi sang d, đ, e)
d) Lời phát biểu là văn bản vì đó là chuỗi lời có chủ
đề, có các hình thức liên kết nhau: nêu thành tích
năm qua nhiệm vụ năm mới kêu gọi, cổ vũ GV
và HS hoàn thành nhiệm vụ năm học (đây là văn bản
nói)
đ) Bức thư: Có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình
hình và quan tâm đến người nhận thư
e) Các loại giấy tờ đó đều là văn bản vì chúng có mục
đích, yêu cầu, thông tin và thể thức nhất định
– Câu ca dao, lời phát biểu,bức thư, thiệp mời, đơn từ, bàithơ, truyện cổ tích đều là vănbản vì chúng có chủ đề thốngnhất và liên kết mạch lạc
Hoạt động 2: Yêu cầu HS nêu ví dụ về các kiểu văn
bản rồi điền vào bảng ở SGK trang 16
2 Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
? Vậy theo tìm hiểu, em thấy có mấy loại văn bản và
phương thức biểu đạt?
– 6 loại: như SGK
GV chốt lại 3 nội dung kiến thức như mục Ghi nhớ
SGK/17
Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ
II Ghi nhớ:
(học Ghi nhớ SGK/17)
Thực hiện luyện tập bằng cách dựa vào SGK, nêu câu hỏi, HS trả lời miệng lần lượt
theo thứ tự: Đơn từ (hành chính, công vụ), tường thuật (tự sự), miêu tả, thuyết minh,
biểu cảm, nghị luận
Bài 1/17:
Văn bản được sắp xếp theo thứ tự sau: Tự sự – Miêu tả – Nghị luận – Biểu cảm – Thuyết minh.
Bài 2/18:
Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” là văn bản tự sự vì nó trình bày lại diễn biến
các sự việc liên quan đến nguồn gốc cao quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam
4 Củng cố:
– Đọc lại phần Ghi nhớ ở SGK / 17
5 Dặn dò:
– Học thuộc lòng Ghi nhớ
– Chuẩn bị bài: THÁNH GIÓNG
+ Đọc văn bản, nắm được 6 chi tiết cơ bản của truyện
+ Xem kỹ phần chú thích (SGK / 21 22)
Trang 12+ Trả lời 4 câu hỏi ở SGK / 22, 23
Riêng câu 2 và 4 có thể thảo luận theo tổ, nhóm
Trang 13Tiết 5: THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện
– Kể lại được truyện
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
– Nêu khái niệm: giao tiếp, văn bản?
– Kiểm tra vở soạn bài
3 Bài mới:
Giới thiệu: Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch
sử văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa dân gian nói riêng Hôm nay chúng ta sẽ tìmhiểu một truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề trên, đó là truyền thuyết
Thánh Gióng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc truyện và tìm hiểu
phần chú thích
– GV có thể chia truyện thành 4 đoạn, gọi 4 HS lần
lượt đọc nhận xét
Đoạn 1: Từ đầu nằm đấy.
Đoạn 2: Tiếp cứu nước.
Đoạn 3: Tiếp lên trời
Đoạn 3: Còn lại
– Phần tìm hiểu chú thích có thể cho HS nghiên cứu
trong khi đọc từng đoạn hoặc làm lúc tìm hiểu truyện
I Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích:
Hoạt động 2:
? Truyện Thánh Gióng kể về ai, với những sự việc gì?
– Kể lại trình tự diễn biến sự việc người anh hùng
làng Gióng sinh ra, lớn lên, đánh giặc cứu nước và
được nhân dân ta thờ phụng như một bậc thánh
? Vậy theo em truyện Thánh Gióng thuộc kiểu văn
bản nào?
Văn bản tự sự (kể về người và sự việc)
II Tìm hiểu văn bản:
? Trong truyện ai là nhân vật chính? Hãy tìm những
chi tiết liên quan đến sự ra đời của Gióng?
– Mang thai 12 tháng mới sinh
– 3 tuổi mà chưa biết nói, cười, không biết đi, đặt
1 Sự ra đời của Gióng:
– Mẹ mang thai 12 tháng mớisinh
– Đã lên 3 tuổi mà chẳng biết
Trang 14đâu nằm đấy nói, cười, đặt đâu nằm đấy
? Hãy nhận xét về sự ra đời ấy?
Kỳ lạ
GV: Chính yếu tố kỳ lạ về sự ra đời này đã nhấn
mạnh rằng cậu bé này là một anh hùng Bởi theo
quan niệm dân gian, đã là anh hùng thì phi thường,
kỳ lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc mới sinh ra
↳ Cậu bé ở làng Gióng đượcsinh ra rất kỳ lạ
? Những sự việc nào tiếp tục thể hiện sự kỳ lạ ở cậu bé?
+ HS trao đổi, phát hiện GV bổ sung và ghi bảng
nháp các sự việc sau:
– Gióng đòi đi đánh giặc
– Gióng được nuôi lớn để đánh giặc
– Gióng đánh thắng giặc và trở về trời
2 Gióng đòi đi đánh giặc:
? Sau 3 năm không nói cười, nghe tin sứ giả mời
người tài giết giặc, cậu bé đã cất tiếng nói Tiếng
nói đầu tiên ấy là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?
Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc: “Ta sẽ phá
tan lũ giặc này” Ý nghĩa:
Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước Nó được
đặt lên hàng đầu đối với người anh hùng
Ý thức ấy tạo cho người anh hùng những khả
năng, hành động khác thường
Gióng là hình ảnh nhân dân: lúc bình thường thì
âm thầm lặng lẽ; nhưng khi nguy biến thì họ sẵn
sàng đáp lại lời kêu gọi cứu nước ngay
– Tiếng nói đầu tiên của cậu làtiếng nói đòi đi đánh giặc
? Gặp sứ giả Gióng đã nêu những yêu cầu gì? Ý
nghĩa? Yêu cầu có được đáp ứng hay không?
– Đòi ngựa, roi, áo giáp sắt
Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: có vũ khí lợi hại
để chống giặc
Yêu cầu của cậu bé đã được chấp nhận: Vua cho
rèn ngay ngựa sắt, roi sắt và giáp sắt theo lời đề
– GV: Truyện kể rằng từ sau hôm gặp sứ giả Gióng
lớn nhanh như thổi
? Theo truyện, có điều gì kỳ lạ trong cách lớn lên ấy?
– Cơm ăn mấy cũng không no
– Áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
3 Gióng được nuôi lớn để đánh giặc:
– Gióng lớn nhanh như thổi
? Những người nào có thể nuôi Gióng lớn lên? Nuôi
bằng cách nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
– Cha mẹ làm lụng không nuôi đủ Bà con hàng
– Bà con hàng xóm vui lònggóp gạo nuôi Gióng
Trang 15xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng
– Ý nghĩa:
Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của
nhân dân Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng
từ những cái bình thường, giản dị
Nhận dân ta rất yêu nước Ai cũng mong
Gióng lớn nhanh, đánh giặc
Gióng là con của nhân dân, tiêu biểu cho sức
mạnh toàn dân
GV bình: Như vậy người anh hùng ở đây lớn lên
trong sự đùm bọc của nhân dân, tiêu biểu cho sức
mạnh của toàn dân chắc chắn sẽ thắng
↳ Gióng là con của nhân dân,tiêu biểu cho sức mạnh toàndân
? Để đánh thắng giặc, Gióng phải thành tráng sĩ.
Truyện đã kể cậu bé Gióng trở thành tráng sĩ đánh
giặc như thế nào?
– Vươn vai một cái thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt
Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa;
ngựa phun lửa lao thẳng đến nơi có giặc
– Khi roi gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre bên đường
quật vào giặc
? Em nghĩ gì về “cái vươn vai thần kỳ” của Gióng?
– Để đạt đến sự phi thường (theo truyền thống của
truyện cổ dân gian: phải khổng lồ về thể xác
người anh hùng)
– Việc cứu nước làm cho Gióng có thêm sức mạnh
lớn lên, tự mình thay đổi tầm vóc
? Theo em, chi tiết “Gióng nhổ tre bên đường quật
vào giặc” khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì?
– Thiên nhiên cây cỏ cùng người anh hùng ra trận
– Gióng đánh giặc bằng cả những gì có thể giết được
giặc (liên hệ lời Bác Hồ kêu gọi kháng chiến )
– Tre gắn bó với người cả trong chiến đấu
4 Gióng đánh thắng giặc và trở về trời:
– Gióng vươn vai đứng dậy,biến thành tráng sĩ oai phonglẫm liệt và ra trận
– Khi roi sắt gãy, Gióng nhổ trebên đường quật vào giặc
? Sau khi chiến thắng giặc Ân, tráng sĩ đã làm gì?
Em có suy nghĩ như thế nào về chi tiết ấy – Thắng giặc xong, Gióng cởigiáp sắt để lại và bay về trời
Ý nghĩa:
Ra đời phi thường thì ra đi cũng thế
Nhân dân muốn lưu hình ảnh người anh hùng
nên để Gióng về với cõi vô biên, bất tử
Người anh hùng cứu nước không bao giờ chết
trong lòng dân, luôn sống mãi với lịch sử
Chẳng màng công danh, chỉ để lại dấu tích
chiến công cho quê hương, xứ sở
GV: Như vậy Gióng là nhân vật thể hiện ước mơ,
↳ Gióng là người có công đánhgiặc nhưng không màng danhvọng, đã để lại dấu tích chiếncông cho quê hương xứ sở
Trang 16nguyện vọng của nhân dân
Hoạt động 3:
? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Tháng Gióng?
– Là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng
đánh giặc, biểu tượng cho lòng yêu nước của nhân
Sau đó cho HS đọc Ghi nhớ SGK/23
? Thuyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch
sử nào?
– Thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ đã huy
động sức mạnh của toàn dân Ngay từ đầu, người
Việt cổ đã kiên quyết chống giặc xâm lược
– Hiện còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà
Nội và hàng năm có lễ hội Gióng
III Tổng kết:
(học Ghi nhớ SGK/23)
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập IV Luyện tập:
Câu 1/24: Phát biểu về hình ảnh đẹp nhất của Gióng mà em thích
Yêu cầu: – Phải có ý nghĩa về nội dung và hay về nghệ thuật
– Gọi tên được hình ảnh đó và trình bày lý do em thíchCâu 2/24: Hội thi mang tên Hội Khoẻ Phù Đổng vì:
– Là hội thi thể thao dành cho thiếu niên– Mục đích: Khoẻ để học tập, lao động, góp phần vào sự nghiệp xâydựng và bảo vệ đất nước
4 Củng cố:
– Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
– Vì sao nói truyện Thánh Gióng là một truyền thuyết?
5 Dặn dò:
– Học Ghi nhớ (SGK/23)
– Tập kể lại truyện với 6 chi tiết (như câu hỏi 2/22)
– Chuẩn bị bài: TỪ MƯỢN
+ Đọc lại chú thích 10, 11 (SGK/22)
+ Trả lời câu hỏi 2, 3, 4 /24 vào vở bài tập
+ Đọc kỹ mục: Nguyên tắc mượn từ nhận xét
+ Xem trước các bài tập có ở SGK/26
Trang 17Tiết 6: TỪ MƯỢN
I YÊU CẦU:
– Hiểu được thế nào là từ mượn
– Bước đầu sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong khi nói, viết
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
? Dựa vào chú thích ở văn bản “Thánh Gióng”, em
hãy giải thích nghĩa từ: trượng, tráng sĩ
– trượng: đơn vị đo độ dài cổ Trung Quốc
– tráng sĩ: chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí
mạnh mẽ, hay làm việc lớn
– Từ thuần Việt do cha ông ta
tự sáng tạo ra: ăn, ngủ, đi, buồn, bàn, ghế
? Các từ trên có nguồn gốc từ đâu?
– Mượn của tiếng Hán
? Tìm thêm 1 số từ có nguồn gốc tiếng Hán?
– Các từ: tráng sĩ, trượng, sư phụ, huynh đệ, mẫu tử, độc lập, có nguồn gốc Hán (mượn của tiếng Hán)
? Phân biệt từ mượn từ tiếng Hán và những từ mượn từ
các ngôn ngữ khác? (SGK/24)
– gốc Ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét
– gốc Ấn Âu nhưng đã Việt hóa: ti-vi, xà phòng, mit
tinh, ga, bơm
– gốc Hán: giang sơn, sứ giả, gan
– Ngoài ra còn có một số từmượn của các nước khác: ra-đi-ô, in-tơ-nét, vi-ô-lông,bôn-sê-vich, ti-vi, xà phòng,mit tinh,
? Em có nhận xét gì về cách viết những từ mượn trên?
– Từ mượn đã Việt hóa thì viết như từ thuần Việt
– Từ mượn chưa Việt hóa thì viết có gạch ngang để
nối các tiếng
Từ mượn: từ vay của nướcngoài
Hoạt động 2: Giúp HS khái quát các ý đã hình thành
? Từ thuần Việt có nguồn gốc từ đâu?
? Chúng ta có thể vay mượn từ ở đâu?
? Nhận xét về số lượng từ Hán-Việt gốc Hán có trong
Trang 18tiếng Việt?
– Gọi HS đọc lại Ghi nhớ ở SGK/25
Hoạt động 3:
– HS đọc đoạn văn “Ý kiến của Hồ Chí Minh” SGK/25
II Nguyên tắc mượn từ:
? Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập III Luyện tập:
Bài 1/26: Từ mượn có trong câu là:
a) vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (Hán-Việt)
b) gia nhân (Hán-Việt)
c) pốp, in-tơ-nét (Anh)
Bài 2/26: Xác định nghĩa
a) giả: người
b) yếu: quan trọng; lược: tóm tắt; nhân: người
Bài 3/26: (GV hướng dẫn HS làm ở nhà, vào vở bài tập)
Bài 4/26:
Từ mượn gồm: phôn, fan, nốc ao
Có thể dùng các từ trên khi giao tiếp thân mật với bạn hoặc người thân (Ưu: ngắn gọn; Nhược: không trang trọng)
Bài 5/26: Chính tả (nghe-viết)
(Bài “Thánh Gióng”: từ Tráng sĩ mặc giáp ở quê nhà.)
4 Củng cố:
– Phân biệt từ thuần Việt và từ mượn?
– Cách viết từ mượn?
5 Dặn dò:
– Học 2 Ghi nhớ ở SGK trang 25
– Bài tập về nhà: Bài 3/26
– Chuẩn bị bài: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
+ Hằng ngày em có kể chuyện và nghe kể không? Em thường kể nhữngchuyện gì? Với ai?
+ Trả lời câu hỏi 2/28
+ Tham khảo trước bài tập 1/28 và 2/29
Trang 19Tiết 7+8: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Nắm được mục đích giao tiếp của Tự sự
– Có khái niệm sơ bộ về phương thức Tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việctrong Tự sự
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
– Thế nào là từ mượn? Cho ví dụ
– Hãy nêu các cách viết từ mượn Cho HS làm bài tập 3/26
3 Bài mới:
Giới thiệu: Trong cuộc sống hàng ngày, các em đã giao tiếp bằng Tự sự Vậy Tựsự là gì? Phương thức biểu đạt ra sao? Mục đích giao tiếp của Tự sự là gì? Bài học hômnay sẽ giúp các em hiểu rõ các vấn đề đó
Hoạt động 1: Hướng d6ãn HS tìm hiểu mục đích
của Tự sự
? Hàng ngày em có kể chuyện và nghe kể chuyện
không? Em thường kể những chuyện gì?
(HS tự do trả lời GV lưu ý: Em có thể kể chuyện
văn học như cổ tích; chuyện đời thường hoặc
chuyện sinh hoạt )
I Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức Tự sự:
? Theo em kể chuyện để làm gì?
(GV hướng dẫn để HS thấy kể chuyện để biết, để
nhận thức về người, về sự vật, sự việc, để giải
thích, để khen, chê, )
? Khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì?
Đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích
Đối với người nghe là tìm hiểu, biết
– Mục đích kể chuyện là đểthông báo, giải thích sự việc,đồng thời bày tỏ thái độ khen,chê
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương thức Tự sự qua
truyện “Thánh Gióng”
Tìm hiểu truyện “Thánh Gióng”
? Truyện cho ta biết những điều gì?
(về nhân vật, thời gian, diễn biến sự việc, kết quả,
ý nghĩa )
GV cho HS ghi vào giấy liệt kê các yếu tố của
truyện và kể các sự việc theo thứ tự trước sau,
nhân quả
(GV gợi ý cho HS kể từng việc, lưu ý việc nào
trước, việc nào sau Ghi bảng thành chuỗi các sự
Trang 20việc theo thứ tự Cho HS hiểu ý nghĩa thứ tự của các
sự việc đó)
Cụ thể như sau: (GV ghi vào bảng phụ)
1 Sự ra đời của Gióng
2 Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
3 Gióng lớn nhanh như thổi
4 Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt,
mặc áo giáp sắt, cầm roi đi đánh giặc
5 Gióng đánh tan giặc Ân
6 Gióng lên núi, cởi giáp để lại, bay về trời
7 Vua lập đền thờ, phong danh hiệu
8 Những dấu tích còn lại của Gióng
Sự việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến sự
việc sau
Người ta gọi 8 sự việc trên là chuỗi các sự việc có
đầu có đuôi
cho HS chép vào vở
? Trình bày 8 sự việc theo thứ tự trên nhằm thể hiện ý
nghĩa gì?
– Ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng
? Theo em, truyện có thể kết thúc ở sự việc 5 được
không? Vì sao?
– Không Vì không nêu được ý nghĩa về hình tượng
Thánh Gióng
GV giảng thêm: Không thể kết thúc ở sự việc thứ
5, vì: phải có sự việc thứ 6 mới nói lên tinh thần
của Gióng là đánh giặc nhưng không ham danh lợi;
Phải có sự việc thứ 7 mới nói lên lòng biết ơn,
ngưỡng mộ của vua và nhân dân; Có sự việc 8 để
nói lên rằng truyện Thánh Gióng dường như là có
thật Đó mới là truyện Thánh Gióng toàn vẹn
Từ đó rút ra kết luận: – Truyện gồm 1 chuỗi 8 sự việc,
trình bày theo thứ tự trước sau,để thể hiện ý nghĩa: ca ngợicông đức của vị anh hùng làngGióng
Truyện Thánh Gióng gọi làvăn bản Tự sự
Hoạt động 3: Phân loại từ
? Qua phân tích, em hãy suy ra đặc điểm của phương
thức Tự sự?
– Kể các sự việc theo thứ tự nhằm thể hiện một ý
nghĩa nào đó
Trang 21? Nhắc lại mục đích của Tự sự là gì?
– Giải thích, thông báo, tìm hiểu và bày tỏ thái độ
khen, chê
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập II Luyện tập:
Bài 1/28:
Phương thức Tự sự: (của truyện) là trình bày một chuỗi sự việc có quan hệ mật
thiết với nhau Kể lại diễn biến tư tưởng của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh: Ônglão đẵn củi xong mang về kiệt sức, muốn Thần Chết mang đi Thần Chết đến,ông lão sợ, nhờ Thần Chết nhất hộ bó củi lên
Ý nghĩa: Truyện thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn
chết
Bài 2/29:
Bài thơ “Sa bẫy” là thơ tự sự Kể chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột
nhưng mèo tham ăn nên đã mắc vào bẫy
Bài 3/29:
Văn bản 1: Là bản tin có nội dung kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần
3 tại Huế (3/4/02) là văn bản tự sự
Văn bản 2: Đoạn văn “Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược” cũng là bài tự
sự vì nó là một đoạn trong “Lịch sử 6” trình bày lại một sự kiện lịch sửcủa người Âu Lạc
– Học Ghi nhớ ở SGK/28
– Bài tập về nhà: Bài 4/30
– Soạn bài: SƠN TINH, THỦY TINH
+ Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích
+ Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 (SGK/34)
+ Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca về hình tượng Sơn Tinh và Thủy Tinh
Trang 22Tuần 3
Tiết 10+11 : Nghĩa của từ Tiết 12 : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Trang 23Tiết 9: SƠN TINH, THỦY TINH
(Truyền thuyết)
I YÊU CẦU: Giúp học sinh hiểu:
– Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hàngnăm ở châu thổ đồng bằng Bắc bộ, thời các vua Hùng dựng nước; đồng thời thểhiện khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên nhiên, bảovệ cuộc sống
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
Thế nào là tự sự? Mục đích của tự sự là gì?
3 Bài mới:
Giới thiệu: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là thần thoại cổ đã được lịch sử hóa, trở
thành một truyền thuyết tiêu biểu, nổi tiếng trong chuỗi truyền thuyết về thời đại cácvua Hùng Câu chuyện có diễn biến ra sao? Thể hiện nguyện vọng gì của nhân dân ta?Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
Hoạt động 1:
– Cho HS đọc truyện: 3HS ứng với 3 đoạn GV nhận
xét, uốn nắn cách đọc
– Hướng dẫn tìm hiểu chú thích 1, 3, 4
I Đọc – Tìm hiểu chú thích:
? Từ cách đọc trên, em thử hình dung truyện có thể
chia làm mấy đoạn? Ý mỗi đoạn nói gì? – Truyện có thể chia 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu một đôi.
Vua Hùng thứ 18 kén rễ
Đoạn 2: Tiếp rút quân.
Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinhvà Thủy Tinh
Đoạn 3: Phần còn lại
Sự trả thù về sau của ThủyTinh
Hoạt động 2:
? Truyện gắn với thời đại lịch sử nào của dân tộc
Việt Nam?
II Tìm hiểu văn bản:
– Gắn với thời đại các vua Hùng dựng nước
GV: Ở đây là gắn với công cuộc trị thủy, với thời đại
mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ Vì
thế ý nghĩa câu chuyện không chỉ dừng lại ở chỗ
giải thích các hiện tượng mà còn hướng tới việc ca
ngợi công lao dựng nước của cha ông ta
Trang 24? Hãy xác định nhân vật chính của truyện? Vì sao em
xác định như vậy?
– Nhân vật chính: Sơn Tinh & Thủy Tinh Vì đây là
2 nhân vật xuất hiện ở mọi sự việc, góp phần thể
hiện tư tưởng, ý nghĩa của truyện
Củng cố: Theo em, bức tranh trong SGK/32 minh
họa cho nội dung nào của văn bản? Em thử đặt tên
cho bức tranh ấy?
– Bức tranh minh họa cuộc giao tranh quyết liệt giữa
Sơn Tinh & Thủy Tinh
Đặt tên: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh & Thủy Tinh
? Trở lại đoạn đầu văn bản Em hãy cho biết vì sao
vua Hùng băn khoăn khi kén rễ?
– Vì muốn chọn cho con người chồng xứng đáng
– Cả 2 người đến cầu hôn đều ngang tài, ngang sức
1 Vua Hùng kén rễ:
– Vì muốn chọn cho con ngườichồng xứng đáng
? Hình thức kén rễ của vua là gì?
– Thách cưới bằng lễ vật khó kiếm (voi 9 ngà, gà 9
cựa, ngựa 9 hồng mao)
– Hạn giao lễ vật: trong 1 ngày
? Những đồ vật thách cưới có lợi cho ai? Vì sao?
Có lợi cho Sơn Tinh, vì đó là các sản vật ở rừng
núi thuộc đất đai của Sơn Tinh
? Vì sao thiện cảm của vua Hùng lại dành cho Sơn
Tinh?
– Vì vua biết được sức mạnh tàn phá của Thủy Tinh,
đồng thời tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể
chiến thắng Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên
– Thách cưới bằng lễ vật khó
kiếm (voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao) nhưng lại
thuận lợi cho Sơn Tinh
GV: Vua Hùng đã sáng suốt chọn rễ là Sơn Tinh
Sơn Tinh đã luôn đánh thắng Thủy Tinh để giữ yên
cuộc sống
? Theo em, qua việc này, người xưa muốn bày tỏ tình
cảm gì đối với ông cha trong thời kỳ dựng nước xa
xưa?
– Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
cũng là của cha ông ta thuở xưa
↳ Vua Hùng đã sáng suốt trongviệc chọn rễ là Sơn Tinh SơnTinh có thể chiến thắng ThủyTinh, bảo vệ cuộc sống bìnhyên
? Cho biết vì sao Thủy Tinh lại mang quân đi đánh
Sơn Tinh?
– Vì tự ái và muốn chứng tỏ quyền lực của mình
2 Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh & Thủy Tinh:
? Trận đánh của Thủy Tinh diễn ra như thế nào?
– Thần hô mưa gọi gió, làm thành dông bão dâng
nước lên đánh Sơn Tinh Nước ngập ruộng đồng,
nhà cửa thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh
trên một biển nước
a) Thủy Tinh:
– Dùng phép lạ: hô mưa, giọgió, làm dông bão, dâng nướcsông đánh Sơn Tinh
– thành Phong Châu như nổi
Trang 25? Em hình dung cuộc sống thế gian sẽ như thế nào
nếu Thủy Tinh đánh thắng Sơn Tinh?
– Thế gian sẽ ngập nước, không còn sự sống
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh chứng tỏ rằng thực tế
Thủy Tinh không thắng nổi Sơn Tinh?
– đành rút quân – hằng năm thua – năm nào cũng
thua – mãi mãi thua
GV: Mặc dù thua nhưng năm nào Thủy Tinh cũng
làm dông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh
? Theo em, Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào
của thiên nhiên?
– Tượng trưng cho thiên tai bão lụt, đe dọa thường
xuyên đối với cuộc sống của con người
? Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh vì lý do gì?
– Tự bảo vệ hạnh phúc gia đình
– Bảo vệ đất đai và cuộc sống muôn loài trên mặt
đất
lềnh bềnh trên biển nước.– Kết quả: Kiệt sức, đành rútquân về
Thủy Tinh là hiện tượng mưa
to, bão lụt hằng năm đe dọacuộc sống con người
? Trận đánh của Sơn Tinh diễn ra như thế nào?
– Dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành lũy đất
ngăn dòng nước lũ
– Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên
bấy nhiêu
? Cho biết kết quả cuộc giao tranh?
– Sơn Tinh vẫn vững vàng, Thủy Tinh kiệt sức đành
phải rút quân
? Tại sao Sơn Tinh luôn chiến thắng Thủy Tinh?
– Sơn Tinh có nhiều sức mạnh hơn: sức mạnh tinh
thần (vua Hùng) và sức mạnh vật chất (trận địa đồi
núi cao hơn, vững chắc hơn), kết hợp với tinh thần
bền bỉ
? Vậy Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào?
Sức mạnh chế ngự thiên tai, bão lụt của nhân dân ta
? Qua theo dõi và tìm hiểu, em thấy các nhân vật
chính trong truyện được miêu tả bằng những chi
tiết tưởng tượng kỳ ảo nào?
Yêu cầu HS liệt kê những chi tiết nghệ thuật tưởng
tượng kỳ ảo về Sơn Tinh, Thủy Tinh và về cuộc
giao tranh giữa 2 vị thần Sau đó GV nêu nhận xét:
– Cả 2 vị thần đều có tài cao phép lạ Thủy Tinh
dù có nhiều phép thuật cao cường vẫn phải
khuất phục trước Sơn Tinh
– Những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, bay bổng về
Sơn Tinh, Thủy Tinh và khí thế hào hùng của
b) Sơn Tinh:
– Dùng phép thuật để bốc đồi,dời núi, dựng thành lũy đất,ngăn nước lũ
– Nước dâng lên bao nhiêu, thìđồi núi cao lên bấy nhiêu– Kết quả: Sơn Tinh vẫn vữngvàng
Sơn Tinh là lực lượng cư dânngười Việt cổ đắp đê chống lũlụt, là ước mơ chiến thắngthiên tai của người xưa
Trang 26cuộc giao tranh thể hiện trí` tưởng tượng đặc sắc
của người xưa
? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật?
– Thủy Tinh là hiện tượng mưa ta bão lụt hằng năm
được hình tượng hóa Tư duy thần thoại đã hình
tượng hóa sức mạnh của nước và hiện tượng bão
lụt thành kẻ thù truyền kiếp của Sơn Tinh
– Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống
lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người
xưa được hình tượng hóa Tài năng và khí phách
của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến
công của người Việt cổ trong đấu tranh chống bão
lụt ở lưu vực sông Đà và sông Hồng
GV bình: Sơn Tinh và Thủy Tinh là những nhân
vật tưởng tượng, không có thật nhưng lại có ý
nghĩa rất thực vì đã khái quát hóa được hiện tượng
lũ lụt, thể hiện ước mơ chế ngự thiên nhiên của
nhân dân ta và ca ngợi chiến công của các vua
Hùng thời dựng nước
? Hãy nêu ý nghĩa truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
(Cho HS thảo luận) III Tổng kết:(học Ghi nhớ SGK/34)
1 Giải thích nguyên nhân hiện tượng lũ lụt
2 Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên
nhiên của người Việt cổ
3 Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
4 Xây dựng hình tượng kỳ ảo mang tính tượng
trưng khái quát cao
Cho 1 HS đọc mục Ghi nhớ ở SGK/34; Chỉ ra 2
phần nội dung và hình thức nghệ thuật để HS nhận
rõ
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập IV Luyện tập:
1 Kể diễn cảm (HS tập kể ở nhà)
2 Có thể nêu mối quan hệ ýnghĩa:
– Nạn phá rừng, cháy rừng xảy
ra rất nghiêm trọng tiếp taycho Thủy Tinh tàn phá cuộcsống của nhân dân
– Con người cần phải bảo vệrừng, đê điều cùng với SơnTinh chống lại sức mạnh của
Trang 27thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống
4 Củng cố:
– Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhằm giải thích điều gì?
– Nêu ý nghĩa về hình tượng 2 nhân vật chính?
5 Dặn dò:
– Tập kể lại truyện
– Học thuộc Ghi nhớ – SGK/34
– Chuẩn bị bài: NGHĨA CỦA TỪ
+ Đọc và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 (mục I – sgk/35)
+ Tìm hiểu câu hỏi 2 (mục II – SGK/35)
+ Xem lại nội dung bài “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt”
Trang 28Tiết 10 + 11: NGHĨA CỦA TỪ
I YÊU CẦU: Giúp học sinh nắm được:
– Thế nào là nghĩa của từ
– Một số cách giải thích nghĩa của từ
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
– Kể tóm tắt truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
– Nêu ý nghĩa truyện
3 Bài mới:
Hoạt động 1:
– Cho HS đọc phần chú thích của từ: tập quán, lẫm
liệt, nao núng
? Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
Bộ phận nào nêu lên nghĩa của từ?
– Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận Bộ phận sau dấu 2
chấm nêu lên nghĩa của từ
I Nghĩa của từ là gì?:
Ví dụ:
1 lẫm liệt: hùng dũng, oai
nghiêm
2 nao núng: lung lay, không
vững lòng tin ở mình nữa
3 tập quán: thói quen của một
cộng đồng, hình thành rất lâuvà được mọi người làm theo
Mỗi ví dụ trên đều có 2 bộphận: bộ phận nêu từ và bộphận nêu nghĩa của từ
? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình sau: Sơ đồ:
ứng với phần nội dung
? Từ cách phân tích trên, em hãy cho biết thế nào là
nghĩa của từ?
– Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ 1 – SGK/35
Ghi nhớ: SGK/35
Hoạt động 2:
– Gọi 3 HS đọc lại 3 chú thích đã nêu ở phần I
? Nghĩa của từ “tập quán” được giải thích như thế nào?
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
? Nghĩa của từ nào được giải thích bằng cách đưa ra
từ đồng nghĩa? Trái nghĩa?
– nao núng giải thích dựa vào cách đưa ra từ trái
II Cách giải thích nghĩa của từ:
Hình thức Nội dung
Hình thức: bộ phận nêu từ Nội dung: bộ phận nêu nghĩa của từ
Trang 29 Gọi HS đọc Ghi nhớ 2 – SGK/35 Ghi nhớ: học SGK/35
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập III Luyện tập:
Bài 1/36: (HS trả lời miệng)
Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” có 9 mục từ được chú thích, giải nghĩa theo 2
cách: – Cách 1: gồm các chú thích 1, 4, 6, 8
– Cách 2: gồm các chú thích 2, 3, 5, 7, 9
– Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước
– Rung rinh: chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp
– Hèn nhát: Thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ)
Bài 5/36:
MẤT: theo cách hiểu thông thường là không còn được sở hữu nữa, không thuộc về
mình nữa
MẤT: theo cách giải nghĩa của Nụ là “không biết ở đâu”
Cách giải nghĩa như vậy là không đúng
4 Củng cố:
Em hãy chọn 1 từ duy nhất và giải nghĩa Sau đó cho biết em đã dùng cách giảithích nghĩa nào?
5 Dặn dò:
– Học thuộc 2 Ghi nhớ – SGK/35
– Bài tập về nhà: Bài 3/36
– Chuẩn bị bài: SỰ VIỆC & NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK/37,38
+ Tham khảo trước mục Ghi nhớ SGK/38
Trang 30+ Xem lại bài “Tìm hiểu chung về văn Tự sự”
TRONG VĂN TỰ SỰ
I YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Nắm được 2 yếu tố then chốt của Tự sự là: sự việc và nhân vật
– Hiểu được ý nghĩa của 2 yếu tố trên
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
– Nghĩa của từ là gì? Cho ví dụ
– Có mấy cách chính để giải thích nghĩa của từ? Cho ví dụ minh họa
3 Bài mới:
Giới thiệu: Ở tiết Tập làm văn trước, các em đã biết phương thức Tự sự là trình
bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia và cuối cùng dẫn đến một kếtthúc Tiết học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về sự việc và nhân vật – Cách lựa chọn sựviệc và nhân vật sao cho có ý nghĩa
Hoạt động 1:
– Cho HS quan sát 7 sự việc trong truyện “Sơn Tinh,
Thủy Tinh” ở SGK/37
? Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển,
sự việc cao trào (xung đột, đánh nhau) và sự việc
kết thúc trong truyện trên?
1 Sự việc trong văn Tự sự:
1 Vua Hùng kén rễ
2 Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầuhôn
3 Vua Hùng ra điều kiện chọn rễ
4 Sơn Tinh đến trước, được vợ
5 Thủy Tinh đến sau, tức giậndâng nước đánh Sơn Tinh
6 Hai bên giao chiến hàng thángtrời, cuối cùng Thủy Tinhthua, rút quân về
7 Hàng năm, Thủy Tinh lạidâng nước đánh Sơn Tinhnhưng đều thua
? Trong các sự việc trên, có thể lược bỏ bớt sự việc
nào được không? Vì sao?
– Không Vì thiếu tính liên tục, sự việc sau đó không
được giải thích rõ
– Các sự việc trên được sắp xếpliên tục
? Các sự việc ấy kết hợp nhau theo quan hệ nào? Có
Trang 31thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy
được không?
GV treo bảng phụ đã ghi trật tự đảo các sự việc
Yêu cầu HS nhận xét:
– Không thể đảo trật tự các sự việc được vì chúng
được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, có ý nghĩa:
sự việc trước giải thích lý do cho sự việc sau và cả
chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng tất yếu
của Sơn Tinh
theo trật tự có ý nghĩa: sự việctrước giải thích lý do cho sựviệc sau Cả chuỗi sự việckhẳng định sự chiến thắng tấtyếu của Sơn Tinh
? Nếu kể lại truyện trên mà chỉ có 7 sự việc trần trụi
như vậy thì truyện có` hấp dẫn không? Vì sao?
– Không Vì truyện sẽ trừu tượng, khô khan
? Làm thế nào để truyện hay và hấp dẫn?
– Phải có thêm nhữngnhững sự việc cụ thể, chi tiết
và phải nêu rõ 6 yếu tố sau: (GV cần chép trước
vào bảng phụ)
Ai làm (nhân vật là ai)
Việc xảy ra ở đâu (địa điểm)
Việc xảy ra lúc nào (thời gian)
Việc diễn biến thế nào (quá trình)
Việc xảy ra do đâu (nguyên nhân)
Việc kết thúc ra sao (kết quả)
Liên hệ: Em hãy chỉ ra các yếu tố đó trong truyện
“Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
? Hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện
cảm với Sơn Tinh?
+ món đồ sính lễ là sản vật của núi rừng, rất thuận
lợi cho Sơn Tinh
+ có tài xây thành lũy đất chống bão lụt
+ để cho Sơn Tinh chiến thắng liên tục: lấy được vợ,
thắng trận, năm nào cũng thắng Điều đó rất có ý
nghĩa: Nếu để cho Thủy Tinh thắng thì thần dân sẽ
ngập chìm trong lũ Truyện khẳng định Sơn Tinh
và vua Hùng
GV kết luận, chốt ý và ghi bảng: – Sự việc trong truyện phải có ý
nghĩa, thể hiện thái độ yêughét của người kể
Hoạt động 2:
– Kể tên các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh, Thủy
Tinh” và cho biết:
+ ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng (Sơn
Tinh & Thủy Tinh)
+ ai là nhân vật phụ, có cần thiết không? Có bỏ được
2 Nhân vật trong văn Tự sự:
Trang 32không? (Mỵ Nương)
+ ai là người được nói đến nhiều nhất? (Vua Hùng)
? Như vậy, nhân vật trong văn tự sự có những vai trò
nào? Nhân vật chính có vai trò như thế nào? Nhân
vật phụ có vai trò gì?
Nhân vật trong Tự sự có 2 vai trò: người làm ra
việc và người được nói tới Nhân vật chính góp
phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm; nhân vật phụ
giúp nhân vật chính hoạt động
– Nhân vật trong văn Tự sự làkẻ thực hiện các sự việc và làkẻ được thể hiện trong vănbản
? Hãy cho biết các nhân vật trong “Sơn Tinh, Thủy
Tinh” được kể như thế nào?
(HS điền vào bảng phụ)
– Nhân vật được kể qua cácmặt: tên gọi, lai lịch, chândung, tài năng, việc làm, Nhân vật Lai lịch Chân dung Tài năng
1
2
3
4
Sau đó HS nhận xét, phân biệt nhân vật, thấy rõ
nhân vật chính được kể ra nhiều phương diện nhất;
nhân vật phụ chỉ được nói qua, được nhắc tên
Gọi 1HS đọc ý 2 của Ghi nhớ SGK/38 II Ghi nhớ: học SGK/38
Hoạt động 3: Thực hiện Ghi nhớ – SGK/38
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập III Luyện tập:
Bài 1/38: (Đây là bài tập có tính chất củng cố)
a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật: xem nhân vật nào là chính? Nhân vật phụlà ai? Vì sao lại nhận ra Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính
b) Tóm tắt truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến hỏi Mỵ Nương (con gái vua Hùng thứ 18) làm vợ Sơn Tinh đem sính lễ đến trước cưới được Mỵ Nương Thủy Tinh đến sau,
không lấy được vợ, nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh Hai bên đánh nhau kịch liệt,cuối cùng Thủy Tinh phải thua, đành rút quân về Hằng năm, Thủy Tinh đều dângnước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua cả
c) Tên gọi của truyện dựa theo tên gọi của nhân vật chính Đó là cách gọi truyền thốngcủa truyện dân gian, như truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh,
Chọn cách đổi tên:
– Cách 1: chưa nêu được thực chất của truyện
– Cách 2: dài dòng, không phân biệt nhân vật chính, phụ
– Cách 3: phù hợp với tinh thần của truyện (Tuy nhiên, cách gọi tên truyện này quá nhấn mạnh đến Sơn Tinh, trong khi Thủy Tinh cũng có vai trò không kém)
Bài 2/39:
Trang 33GV hướng dẫn: Đây là bài tập tìm nhân vật và sự việc phù hợp với chủ đề Kể 1câu chuyện “không vâng lời” không nhất thiết là của bản thân mà có thể là nhânvật hư cấu Có 2 cách kể:
+ Không vâng lời gây hậu quả xấu (trèo cây bị ngã, tắm sông suýt chết, quay cóp bị phê bình, )
+ Không vâng lời nhưng có hậu quả tốt (Có người làm việc xấu bảo em che giấu, mà em vẫn báo cáo với người có trách nhiệm)
4 Củng cố:
– Sự việc trong Tự sự được trình bày như thế nào?
– Nhân vật trong Tự sự là ai? Có vai trò ra sao?
5 Dặn dò:
– Học Ghi nhớ – SGK/38
– Bài tập về nhà: Bài 2/39, bài 5/19 (Sách BT)
– Chuẩn bị bài: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
+ Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
+ Trả lời 6 câu hỏi ở SGK/42 Câu hỏi 5 có thể tham khảo Ghi nhớ để trả lời+ Sưu tầm tranh ảnh về Hồ Gươm
Trang 34Tuần 4
Tiết 14 : Chủ đề và dàn bài
của bài văn Tự sự
Tiết 15+16 : Tìm hiểu đề và cách làm bài văn Tự sự
Trang 35Tiết 13: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Truyền thuyết)
I YÊU CẦU:
– Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa truyện; hiểu vẻ đẹp của một số hình ảnhtrong truyện
– Học sinh kể lại được truyện
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
– Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?
– Em hiểu thế nào về nhân vật trong văn tự sự?
3 Bài mới:
Giới thiệu: Lê Lợi là thủ lĩnh, là người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Nhân dân ta ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng đền thờ hội lễ mà còn bằng cả
những sáng tác nghệ thuật dân gian Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” mà chúng ta tìm
hiểu hôm nay chứa đựng nhiều ý nghĩa và có nhiều chi tiết nghệ thuật hay, đẹp Đâycũng chính là truyền thuyết tiêu biểu nhất về Hồ Gươm và Lê Lợi
Hoạt động 1:
– Hướng dẫn HS đọc truyện theo 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đất nước:
Sự tích Lê Lợi được gươm thần
+ Đoạn 2: Còn lại
Sự tích Lê Lợi trả gươm
? Hãy tóm tắt các sự việc quan trọng có ở từng phần
văn bản như trên?
Lê Lợi được gươm:
+ Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam
Sơn mượn gươm đánh giặc Minh
+ Lê Thận thả lưới 3 lần thu được lưỡi gươm
+ Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm ở ngọn cây
+ Cả hai hợp lại thành gươm báu giúp nghĩa quân
Lê Lợi đánh thắng giặc Minh
Lê Lợi trả gươm:
+ Sau khi thắng giặc Lê Lợi du ngoạn ở hồ Tả
Vọng
+ Thần sai Rùa Vàng nổi lên đòi gươm
+ Lê Lợi trao gươm hồ mang tên là Hồ Gươm
(Hồ Hoàn Kiếm)
I Đọc, tìm hiểu chú thích:
Trang 36? Bức tranh trong SGK minh họa cho nội dung nào
của truyện?
– Lê Lợi trả gươm thần
Phần chú thích: Chú ý 1, 3, 4, 6, 12
Hoạt động 2:
? Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn
mượn gươm thần?
– Đất nước đang rên xiết dưới ách đô hộ giặc Minh;
lực lượng nghĩa quân Lam Sơn còn yếu; nếu có
gươm thần sẽ giúp nghĩa quân thắng giặc
? Như vậy truyền thuyết này có liên quan đến sự thật
lịch sử nào ở nước ta?
– Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nghĩa quân
Lam Sơn đầu thế kỷ XV
II Tìm hiểu truyện:
1 Sự tích Lê Lợi được gươm thần:
? Gươm thần đã về tay nghĩa quân Lam Sơn theo cách
nào?
– Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới
nước Chàng gia nhập nghĩa quân Lam Sơn Lưỡi
gươm khi gặp Lê Lợi thì rực sáng lên 2 chữ “Thuận
Thiên”
– Chủ tướng Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc
ở ngọn cây đa, mang về tra vào lưỡi gươm kia thì
vừa như in
– Lưỡi gươm được Lê Thận vớttừ sông lên; chuôi gươm đượcLê Lợi lấy từ ngọn cây xuốngmà chắp lại “vừa như in”thành thanh gươm báu
? Hai nửa gươm chắp lại thành thanh gươm báu Điều
đó có ý nghĩa gì?
(Liên hệ lời dặn của Lạc Long Quân khi chia tay
Âu Cơ)
Thể hiện ý nguyện đoàn kết,chống giặc ngoại xâm củanhân dân ta
? Khi lưỡi gươm được vớt, Lê Thận còn là dân đánh
cá Khi gươm chắp lại, Lê Thận đã là nghĩa quân
tài giỏi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Sự việc đó
nói lên điều gì về cuộc khởi nghĩa này?
Chép bảng nháp:
+ Tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa
? Tại sao thanh gươm báu “Thuận Thiên” lại được
nghĩa quân Lê Thận dâng cho chủ tướng Lê Lợi?
Chép bảng nháp:
+ Đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng
chiến chống giặc Minh
+ Đề cao anh hùng Lê Lợi
? Ở phần truyện này xuất hiện các chi tiết kỳ ảo nào?
Tác dụng?
– 3 lần thả lưới đều vớt được 1 lưỡi gươm có chữ
Thuận Thiên; Lưỡi gươm sáng rực góc nhà; chuôi
Trang 37gươm phát sáng ở ngọn đa
Tăng sức hấp dẫn cho truyện; nhằm thiêng liêng
hóa gươm thần
? Trong tay Lê Lợi, gươm báu có sức mạnh như thế
nào?
– Tung hoành khắp trận địa khiến quân Minh lo sợ
– Mở đường để nghĩa quân đánh đến khi không còn
một tên giặc nào trên đất nước ta
? Theo em, đó là sức mạnh của gươm hay còn là sức
mạnh của người?
– Cả hai nếu có vũ khí sắc bén trong tay thì tướng
tài sẽ có sức mạnh vô địch
? Nếu vẽ bức tranh minh họa cho phần văn bản này
thì bức tranh của em sẽ miêu tả sự việc nào?
Gợi ý:
+ Vẽ gươm có chữ Thuận Thiên loé sáng
+ Cảnh Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi
+ Cảnh thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành
giết giặc
– Gươm thần tạo sức mạnh ghêgớm cho nghĩa quân Lam Sơn
Hoạt động 3: Yêu cầu HS kể diễn cảm đoạn 2
? Gươm thần được trao trả trong hoàn cảnh nào?
– Đã đánh đuổi xong giặc Minh
– Lê Lợi lên ngôi và dời đô về Thăng Long
– Vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả
Vọng
2 Sự tích Lê Lợi trả gươm:
– Long Quân đòi lại gươm thầnkhi đất nước đã hòa bình, LêLợi lên ngôi và dời đô vềThăng Long
? Thần đòi gươm và vua trả gươm giữa cảnh đất nước
hạnh phúc, yên bình Điều đó có ý nghĩa gì?
Chép bảng nháp:
– Gươm chỉ dùng để giết giặc
– Không giữ gươm là thể hiện quan điểm yêu
chuộng hòa bình của dân tộc ta
? Bức tranh minh họa trong SGK đã thể hiện đầy đủ
sự tích Lê Lợi hoàn gươm Từ đây em hiểu thêm ý
nghĩa nào của truyền thuyết này?
Chép bảng nháp:
– Giải thích nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm (hay
hồ Hoàn Kiếm)
– Không giữ gươm là thể hiệnquan điểm yêu chuộng hòabình của dân tộc ta
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa truyện và những
biện pháp nghệ thuật chủ yếu
III Tổng kết:
? Qua phân tích, tìm hiểu kết hợp với phần Ghi nhớ ở
SGK, em hãy nêu các ý nghĩa của truyền thuyết “Sự
tích Hồ Gươm”?
(học Ghi nhớ – SGK/43)
Trang 38 HS nhìn bảng nháp để hệ thống kiến thức và trả
lời:
+ Ca ngợi tính nhân dân, tính chính nghĩa của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
+ Đề cao, suy tôn Lê Lợi
+ Giải thích tên gọi của Hồ Gươm
+ Thể hiện khát vọng hòa bình
? Truyện được xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật
chủ yếu nào?
– Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, giàu ý nghĩa
Gọi 1 HS đọc Ghi nhớ – SGK/43
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập IV Luyện tập:
4 Củng cố:
– Em biết truyền thuyết nào ở nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng?
( truyền thuyết An Dương Vương – Thần Kim Quy đã giúp vua xây thành, chế nỏ, chỉ cho vua biết giặc ở sau lưng là ai)
– Theo em, hình tượng Rùa Vàng có ý nghĩa gì?
( là con vật thiêng, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng của sông núi; luôn làm điều thiện)
5 Dặn dò:
– Học thuộc Ghi nhớ – SGK/43
– Tập kể truyện
– Trả lời miệng câu hỏi 4 – SGK/43
– Chuẩn bị bài: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA VĂN TỰ SỰ
+ Đọc bài văn SGK/44
+ Trả lời câu hỏi a, b, c, d (SGK/45)
+ Đọc trước phần Đọc thêm (SGK/47)
Trang 39Tiết 14: CHỦ ĐỀ và DÀN BÀI
CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
I YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Nắm được chủ đề của bài văn Tự sự; dàn bài của bài Tự sự
– Thấy được mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề
– Tập viết phần Mở bài
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Bài cũ:
– Hãy kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” Nêu ý nghĩa truyện.
– Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”có phải là văn bản Tự sự không? Vì sao?
3 Bài mới:
Giới thiệu: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu sự việc và nhân vật trong văn Tự sự.
Tiết học này, cô và các em tiếp tục tìm hiểu thể loại Tự sự với 2 vấn đề: đó là chủ đề vàdàn bài
Hoạt động 1: HS đọc văn bản (SGK/44), chú ý văn
bản không có nhan đề
a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước cho đứa bé
con nhà nông dân đã nói lên phẩm chất gì của ông?
– Tấm lòng của Tuệ Tĩnh là cứu giúp người bệnh,
không phân biệt giàu nghèo
b) Theo em, điều đó có phải là vấn đề chủ yếu của văn
bản này không?
I Tìm hiểu bài:
– Đó chính là vấn đề chủ yếu (hay còn gọi là chủ đề)
của văn bản
Vậy chủ đề trên của văn bản là gì?
1 Chủ đề của văn bản:
Ca ngợi tấm lòng cứu giúpngười bệnh của danh y Tuệ Tĩnh
c) Chủ đề trên được thể hiện ở những câu văn nào?
– (HS gạch dưới những câu văn sau: Hết lòng thương
yêu cứu giúp người bệnh; Người ta giúp nhau lúc
hoạn nạn sao lại nói đến chuyện ân huệ )
GV bổ sung: Đây chỉ là lời phát biểu; chủ đề của
tự sự còn thể hiện qua việc làm của nhân vật
– Chủ đề của văn bản (còn gọi là vấn đề chủ yếu) được thể
hiện ở các câu văn có trongvăn bản
d) Tên của bài văn thể hiện chủ đề của bài Theo em,
các tên bài sau có thích hợp không?
Tên (1): nêu tình huống buộc phải lựa chọn,
qua đó thể hiện y đức của thầyTên (2) & (3):chỉ ra chủ đề khá sát Đó là tấm
lòng và y đức của Tuệ Tĩnh
– Chủ đề còn được thể hiện ởnhan đề Vì thế có thể đặt tên
cho bài văn là: “Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh”
Trang 40? Em có thể đặt tên khác cho bài văn không?
(HS tự do phát biểu trên cơ sở có sự góp ý bổ sung
của GV, miễn sao phù hợp với chủ đề)
? Em hãy nhắc lại chủ đề của bài văn tự sự là gì?
(Trả lời theo ý 1 Ghi nhớ)
Hoạt động 2: HS quan sát lại bài văn
? Các phần mở bài, thân bài, kết bài thực hiện những
yêu cầu gì của bài tự sự?
– Giới thiệu về nhân vật và sự việc
– Trình bày diễn biến sự việc
– Kết thức sự việc
? Vậy dàn bài của bài tự sự gồm mấy phần? Hãy kể
tên và nêu nhiệm vụ từng phần.
– (HS trả lời theo ý 2 Ghi nhớ/45)
2 Dàn bài của bài Tự sự:
(gồm 3 phần)
a) Mở bài: Giới thiệu về:
– Nhân vật: Tuệ Tĩnh– Sự việc: hết lòng thương yêuvà giúp đỡ người bệnh
b) Thân bài: trình bày diễn biến
c) Kết bài:
Tuệ Tĩnh vội vàng đi chữa
bệnh con người đau lưng (đây là phần kết nhưng có sức gợi)
Yêu cầu HS đọc lại toàn bộ Ghi nhớ / 45 II Ghi nhớ: học SGK/45
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập III Luyện tập:
Bài 1/46:
a) Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm nó 1 vố (câu văn thể hiện: Xin bệ hạ 25 roi)
b) Dàn bài gồm:
+ Mở bài : câu 1
+ Thân bài : các câu tiếp
+ Kết bài : câu cuối
c) So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:
Giống: bố cục gồm 3 phần
Khác:
+ MB: giải thích tình huống + MB: nói rõ chủ đề
+ KB: viên quan bị đuổi, người nông
dân được thưởng + KB: có sức gợi – thầy bắt đầu cuộcchữa bệnh mới
bất ngờ ở cuối truyện bất ngờ ở đầu truyện