Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
454 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU - PHÒNG GIÁO DỤC TP. THÁI NGUYÊN ----------------------- s¸ng kiÕn kinh nghiÖm n¡M HäC 2007 - 2008 Tªn ®Ò t µ i: TỪ THỰC TẾ DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH RÚT RA NHỮNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 9 - TRUNG HỌC CƠ SỞ LOẠI ĐỀ TÀI THUỘC LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN: NGỮ VĂN Họ và tên : NÔNG THỊ THU HÀ Chức vụ : GIÁO VIÊN Sinh hoạt tổ chuyên môn : KHOA HỌC XÃ HỘI LỜI NÓI ĐẦU . “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” xin được trích dẫn câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng để chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng và giá trị của nghề dạy học. Bởi nó chuyển tiếp từ thế hệ này đến thế hệ kia rất lâu dài và không nhất thời. Nghề dạy học không thể thiếu được trong bất kỳ xã hội nào, đặc biệt xã hội càng tiến bộ văn minh bao nhiêu thì ngành giáo dục càng đòi hỏi phát triển bấy nhiêu. Để giáo dục thế hệ trẻ ngày nay trở thành những người công dân tốt, có đức, có tài phục vụ cho xã hội, cho đất nước, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục của nước nhà cũng từng ngày, từng giờ phải đổi mới: Về phương pháp, hình thức truyền thụ kiến thức. Ngày càng nâng cao về chất lượng giảng dạy tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Trong các môn khoa học ở nhà trường phổ thông, Tiếng Việt là một bộ môn rèn luyện và phát triển năng lực nói tốt, viết tốt và biết sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách chính xác. Nền móng của mục tiêu này là kiến thức từ ngữ Tiếng Việt. Thực tế, Tiếng Việt đã trở thành một ngành học độc lập, và đã khẳng định được vị trí học thuật cao và giá trị xã hội to lớn trong đời sống khoa học và văn hoá Việt Nam. Nó đã được dạy như một môn học độc lập trong trường THCS từ lớp 6 đến lớp 9, vừa được coi là môn học đối tượng, vừa 2 được ý thức như là môn học công cụ, học sinh phải nằm thành thạo để học tốt các môn học khác. Qua sự tìm tòi, học hỏi các đồng chí, đồng nghiệp đi trước và thực tiễn giảng dạy, tôi xin được đóng góp, đề xuất một vài biện pháp góp phần dạy môn học Tiếng Việt đạt hiệu quả. Thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành qua việc dự giờ, thăm lớp. Qua trực tiếp giảng dạy và quan sát các em trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày. Tiến hành điều tra nhận xét, đánh giá về cách dùng từ của học sinh, tìm ra những nét đúng, sai. Từ đó rút ra nhận xét cho việc nghiên cứu của mình. Với tuổi nghề và năng lực còn hạn chế, chắc chắn đề tài không tránh được những thiếu xót. Rất mong được sự góp ý của các đồng chí làm công tác giảng dạy trong và ngoài nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ngày . tháng năm Người thực hiện NÔNG THỊ THU HÀ 3 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Không ngừng học tập, đó là nhận thức của con người vốn có từ lâu đời và được tồn tại trong mọi xã hội. Con người luôn khám phá và không ngừng nhận thức đó là nhân tố quan trọng để xã hội ngày càng phát triển. Vậy sự nhận thức học hỏi đó là gì ? Đó là nhận thức qua học tập, qua sách báo, qua văn học và giao tiếp hàng ngày. Muốn trở thành một con người hoàn thiện, thì một trong những yếu tố không thể thiếu đó là việc dùng chuẩn và đúng từ ngữ. Trong xã hội luôn cần có nhu cầu giao tiếp, bởi không có giao tiếp thì không có cộng đồng, không có xã hội. Ngôn ngữ là công cụ phương tiện quan trọng của con người trong cuộc sống. Trong đó từ ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ, là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, nó không thuộc kiến thức thượng tầng mà tồn tại trong bất kỳ giai cấp và xã hội nào, có phạm vi sử dụng rộng rãi trong quá trình nhận thức và tư duy. Môn học Tiếng Việt giúp học sinh nắm vững và sử dụng tốt từ ngữ trong giao tiếp học tập. Muốn hiểu và nắm vững nội dung văn bản đều phải bắt nguồn từ việc hiểu đúng từ ngữ. Bởi vậy, dạy từ ngữ có vai trò quan trọng nhằm giúp cho các em sử dụng từ có văn hoá, có đủ vốn từ dùng làm phương tiện giao tiếp và học tập. Mục tiêu của nhà giáo dục là giúp học sinh nắm chắc, hiểu và sử dụng từ ngữ chính xác, dó chính là yêu cầu phải đạt chất lượng cao, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy 4 học của mình. Theo tôi đó là một việc làm rất thiết thực, bởi lẽ đó, tôi đã chọn đề tài này làm nội dung nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ năm 1997 thực hiện việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa các môn học và những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn được tích hợp chặt chẽ trong chương trình và tên môn học được gọi là Ngữ văn. Trong đó phân môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng, nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức kỹ năng sử dụng ngôn ngữ qua việc dùng từ ngữ chính xác, từ đó đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục hình thành một xã hội phát triển cao hơn. Để nắm được nguồn gốc và tìm hiểu sâu về phân môn này, phải nghiên cứu qua tài liệu ngôn ngữ học, qua thực tế giảng dạy và qua cách học tập, sinh hoạt của học sinh. Phân môn Tiếng Việt bao quát rộng lớn cho việc nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, nó thúc đẩy con người từ nhận thức xã hội, xây dựng xã hội bằng ngôn ngữ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật công nghệ, ngôn ngữ càng phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của thời đại. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phân môn Tiếng Việt nằm trong chương trình tích hợp cùng với văn học và Tập làm văn, hướng tới mục đích chung, nhằm “Hình thành nên con người có trình dộ trung học cơ sở” . “Đó là những con người có bản lĩnh, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành và có năng lực sử dngj Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp”. Thông qua phân môn Tiếng Việt học sinh có thêm các kiến thức để thẩm nhận, phân tích và khai thác cái hay, cái đẹp trong văn bản văn học. Đồng thời 5 có thêm các kiến thức kỹ năng phục vụ cho việc viết các văn bản Tập làm văn tốt. Nhằm giúp học sinh hình thành, sử dụng và tích luỹ vốn từ một cách hoàn thiện, đầy đủ, chính xác. Tôi đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng dùng từ của học sinh qua các giờ học Ngữ Văn, qua hoạt động tập thể, sinh hoạt vui chơi . Từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cho thực trạng đó. PHẦN II NỘI DUNG ĐỀ TÀI I- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mỗi từ, mỗi ngữ cố định không chỉ là sự kiện ngôn ngữ mà còn là những bản tổng kết cô đọng, xúc tích phong phú. Do đó dạy từ ngữ còn phải đảm nhiệm việc cung cấp những hiểu biết, những kinh nghiệm về thực tế thiên nhiên, xã hội, con người và đời sống tâm hồn trí tuệ của học sinh. Những hiểu biết này không thể quy về một bộ môn khoa học nào, song lại rất cần thiết cho xã hội. Chính vì vậy, môn Tiếng Việt là quá trình hai chiều rèn luyện, một mặt tiếp thu kiến thức, mặt khác rèn luyện ngôn ngữ. Cần làm cho học sinh nắm được mọi cách sử dụng biến hoá từ ngữ đề trong thực tế giao tiếp học sinh sử dụng vốn từ sinh hoạt và sáng tạo. Phạm vi nghiên cứu đề tài này là xoay quanh vấn đề dùng từ của học sinh, đưa ra nhận xét về đặc điểm của phân môn này, nhằm khai thác để sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài về thực trạng dùng từ của học sinh. 1. Phương pháp quan sát Quan sát thực tại trước đối tượng, cần nghiiên cứu. Phương pháp này giúp ta hiểu được đối tượng có đặc điểm, thực chất gì ? Yếu tố nào giúp tạo neê đối tượng đó với bản chất như vậy. Đối tượng đó phát triển theo chiều hướng từ đâu. Dùng các giác quan, những lý luận để quan sát kỹ lưỡng. 6 Qua thực tế này nắm bắt được thực trạng của đối tượng. Từ đó vận dụng lý luận để trao đổi vấn đề cần quan sát nghiên cứu. Cụ thể, tôi đã quan sát về thực trạng dùng từ của học sinh trực tiếp qua giờ học Tiếng Việt, qua sinh hoạt học tập của học sinh, cùng trao đổi, phỏng vấn, hỏi đáp giữa cô và trò. 2. Phương pháp đàm thoại. Tổ chức gặp gỡ, trao đổi giữa giáo viên và học sinh về một chủ đề đã lựa chọn kỹ, dựa trên hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước nhằm hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo nội dung đã định. Câu hỉ đàm thoại phải tập trung khai thác những khía cạnh xung quanh nội dung đó nhằm nổi bật vấn đề cần đàm thoại. Qua phương hướng này nắm được kết quả của việc đàm thoại là phát huy tư duy, năng lực dùng từ của học sinh đồng thời phát hiện ra những lỗi dùng từ các em thường mắc phải khi giao tiếp. 3. Phương pháp tổng hợp so sánh. Phương pháp này tổng hợp lại những số liệu qua hai phương pháp đàm thoại và quan sát của người điều tra. Phương pháp tổng hợp đem lại kết quả khả quan, đánh giá được vấn để ở nhiều khía cạnh. Mức độ của phương pháp này rộng vì đã tổng hợp đúc kết những vấn đề sâu sắc để phân tích từ hai phương pháp trên. II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 1. Thực trạng dùng từ của học sinh. Để việc nghiên cứu đề tài được chính xác, tôi xin đưa ra số liệu về thực tế dùng từ của học sinh qua thực tế: A. Dùng từ trong học tập. 7 * Bảng thống kê giờ Tiếng việt số học sinh Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai 122 40% 25% 30% 5% * Bảng thống kê giờ học giảng văn số học sinh Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai 122 80% 10% 5% 5% * Bảng thống kê giờ học tập làm văn (luyện nói tại lớp) số học sinh Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai 122 75% 15% 7% 3% B. Dùng từ trong sinh hoạt - Quan sát trong giờ ra chơi. Qua nhóm học sinh nam lớp 9A, B để tìm hiểu thực tế dùng từ của các em (nhóm 1). Số lần Số HS Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai Lần 1 15 80% 10% 2% 8% Lần 2 10 60% 30% 5% 5% Lần 3 20 70% 15% 10% 5% Nhóm 2: Gồm các em nam và nữ lớp 9C, D Số Số HS Dùng từ Dùng từ chưa Thiếu Dùng từ 8 lần chính xác chính xác từ sai Lần 1 25 70% 10% 10% 10% Lần 2 20 80% 10% 10% 0 Lần 3 20 85% 10% 5% 0 Nhóm 3: Các em nữ lớp 9A, B, C Số lần Số HS Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai Lần 1 25 85% 10% 2% 3% Lần 2 20 90% 5% 3% 2% Lần 3 15 90% 7% 2% 01% Lần 4 20 87% 10% 1% 02% Từ số liệu điều tra và thống kê trên, tôi thấy cần phải nêu lên một số nguyên nhân va thực trạng dùng từ của học sinh * Nguyên nhân của việc dùng từ chưa chính xác, bí từ: Do khối lượng từ ngữ quá đồ sộ, không thể chuyển tải hết và triệt để vào chương trình giảng dạy, nên hó chỉ được học từ ngữ qua các chủ đề cơ bản. Do trong giờ một số học sinh chưa chú ý nghe giảng, chưa chịu khó tham gia xây dựng bài. Do giáo viên chưa bao quát hết việc phát vấn học sinh cùng tham gia xây dựng bài. Trong bài giảng với lượng kiến thức nhiều giáo viên không có thời gian gợi ý được hết để tìm hiểu, bởi một đặc thù, tiếng việt vấn nhiều và nhiều tầng nghĩa, trong khi đó khả năng tiếp thu, cảm nhận của học sinh còn rất hạn chế. Do ở giá đình nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc các em sử dụng từ ngữ. Khi các em dùng từ chưa chính xác hoặc bí từ không hướng dẫn hoặc kịp thời uốn nắn sai xót cho các em. * Nguyên nhân của việc đùng từ sai, thiếu từ. Do các em có thói quen nói theo những lời nói sai lệch nghĩa, phóng tác nghĩa, chuyển nghĩa theo hướng không lành mạnh từ bạn bè, từ những 9 tầng lớp xã hội xung quanh mà các em có dịp tiếp xúc. Các em chưa phân biệt và phân tích được lời nói văn hoá và lời nói thiếu văn hoá, đầu là đúng đâu là sai. - Do các em còn mải chơi và hiếu động, hiếu thắng nên các em hay sử dụng lối nói tuỳ tiện, ngẫu hứng không văn hoá để giao tiếp. - Một phần nhỏ nguyên nhân mà ta không thể nói đến đó là môi trường xã hội mà các em sống không lành mạnh, nên vẫn còn xảy ra hiện tượng dùng từ không văn hoá của học sinh. Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến thực trạng dùng từ chưa chính xác, dùng sai từ, thiếu từ của học sinh. III. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN. Cở sở mang lại ưu điểm của việc dùng từ chính xác là môi trường trường học, đây là môi trường giáo dục tốt nhất cho các em học sinh, nơi ươm mầm cho những măng non tương lai của đất nước. Ngay từ buổi đầu tiên đến trường các em được các thầy giáo, cô giáo tận tình chỉ bảo, uốn nắn về cách giao tiếp, đặc biệt là trong các giờ học đạo đức . giáo viên đax liên hệ từ bài học đến thực tiễn nhằm giúp các em tự ý thức được mình trong lời ăn, tiếng nói, trong nếp sinh hoạt, sử dụng ngôn ngữ. Các phong trào thi đua trong nhà trường cũng là một động lực để thúc đẩy phát huy cách dùng từ chuẩn, mẫu mực cho các em như phong trào: “Nói lời hay, làm việc tốt”. Gia đình cũng là yếu tố quan trọng trong việc giáo dục học sinh ở gia đình các em được cha mẹ quan tâm chỉ bảo trong cách nói, cách giao tiếp. Ví dụ: Bối cảnh hai anh em chơi đùa cùng nhau nhưng vì một lý do nào đó hai anh em cãi nhau với những lời lẽ thiếu văn hoá, cha mẹ thấy tình thế như vậy khuyên và phân tích ngay lời nói thiếu văn hoá của chúng là không đúng, không nên. Qua lời khuyên răn đó, các em đã nhận ra sai xót của mình, những lời nói những ngôn ngữ không nên dùng, các em tự ý thức được hành vi và lời nói của mình. 10 [...]... hai cách: Sự phát triển nghĩa của từ ngữ và phát triển số lượng của các từ ngữ Bước 1: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8 để giải thích nghĩa của từ Kinh tế trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và trả lời câu hỏi H: Từ Kinh tế trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có nghĩa là gì” 16 H: Ngày nay chúng ta có thể hiểu nghĩa từ này theo nghĩa như cụ Phan Bội Châu đã dùng hay không... sưa dạy dỗ các em nhưng vẫn còn thiếu sót, bởi chưa bao quát hết học sinh, nên vẫn còn tồn tại thực trạng học sinh dùng từ chưa chuẩn, bí từ là một giáo viên dạy Văn, tuổi đời và tuổi nghề còn non trẻ, kinh nghiệm tích luỹ còn hạn chế Song tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất về việc dạy môn Tiếng Việt lớp 9 đạt hiệu quả cao * Giáo viên là người truyền đạt kiến thức tới học sinh Nhiệm vụ hàng đầu là phải... Người ta thường phân biệt hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp Hoàn cảnh giao tiếp rộng về thực chất không tham gia trực tiếp vào cuộc giao tiếp mà tham gia dưới dạng những hiểu biết, những kinh nghiệm về chúng có trước hoạt động giao tiếp trong tư duy của người Phát, người Nhận Hoàn cảnh giao tiếp hẹp ảnh hưởng nhiều đến nội dung và hình thức ngôn ngữ Cùng về một nội dung nhưng nếu hai học . học ở lớp 8 để giải thích nghĩa của từ Kinh tế trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và trả lời câu hỏi. H: Từ Kinh tế trong bài “Vào nhà ngục Quảng. phú. Do đó dạy từ ngữ còn phải đảm nhiệm việc cung cấp những hiểu biết, những kinh nghiệm về thực tế thiên nhiên, xã hội, con người và đời sống tâm hồn trí