sangkien kinh nghiem

6 161 0
sangkien kinh nghiem

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

đặt vấn đề Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết ở trường mầm non nói chung và làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết và có thể nói rằng việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một nội dung cốt lõi. Bởi vì làm quen với chữ cái không phải là một môn học độc lập, riêng biệt mà nó là một phần một bộ phận của việc cho trẻ làm quen với chữ viết trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vâng có thể nói rằng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi có tác dụng rất to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ hiểu được mối liên quan giữa lời nói, chữ viết, nhận biết được 29 chữ cái để phát âm chính xác. Từ đó trẻ đọc đúng các tiếng, hiểu được các nghĩa của tiếng và biết dùng tiếng để nói thành câu. Đồng thời trẻ nhận biết hướng của việc đọc, viết trên một trang sách. Ví dụ: Khi đọc trẻ biết chỉ lần lượt vào từng chữ, viết từ chỗ bắt đầu đọc theo hướng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Thông qua việc tổ chức các hoạt động làm quen với chữ cái và tập tô chữ cái, giúp tự nhận biết chữ in thường, chữ viết thường và nhận ra điểm giống, khác nhau của các chữ cái. Dần dần trẻ nắm được toàn bộ hệ thống chữ cái. Đồng thời chính xác hoá cách phát âm. Trong quá trình cho trẻ làm quen với chữ cái trẻ sẽ nắm được một số kỹ năng cần thiết như: Cầm sách, mở sách, tư thể ngồi và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các giác quan vận động. Như vậy ta có thể khẳng định rằng việc cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái ở trường mầm non là một trong những nội dung hết sức quan trọng, nó là phương tiện để trẻ tiếp thu những tri thức khoa học và là hành trang để trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin. Trong quá trình thực hiện hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Trường lớp khang trang, sạch sẽ có quan cảnh đẹp, có phòng học rộng rãi đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có sân chơi hợp vệ sinh cho trẻ. Có nước cho trẻ uống đầy đủ, có nước cho trẻ vệ sinh đầy đủ, thuận tiện cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ Có đủ đồ dùng và dụng cụ học tập phục vụ cho các môn học và hoạt động của trẻ Hầu hết các cháu đã được học qua chương trình lớp 4 tuổi. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi để thực hiện tốt hoạt động Bản thân tôi đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, liên tục chủ nhiệm lớp 5 tuổi. Do đó tôi đã nắm được đặc điểm tâm sinh lý và có một số kinh nghiệm trong khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp một số khó khăn 2. Khó khăn: Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các môn học và hoạt của trẻ còn hạn chế, chưa đảm bảo bền, đẹp, khoa học và sáng tạo. Do ảnh hưởng của chương trình cải cách nên môi trường tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái còn nghèo nàn, chưa tận dụng được những điều kiện có sẵn ở trong và ngoài lớp học. Phương pháp dạy học còn cứng nhắc, đơn điệu, mang tính chẩt tiếp cận đồng loạt “ Cô giáo là trung tâm” chưa khuyến khích trẻ tích cực hoạt động và tận dụng những kinh nghiệm đã biết của trẻ. Việc phối thực hiện hợp với các bậc cha mẹ trong khi thực hiện chương trình còn hạn chế. Từ những thuận lợi và khó khăn đó tôi đã suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết. II. Giải quyết vấn đề: Khi nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái, bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy. Vậy tôi phải dạy trẻ những gì?, làm những gì? và dạy như thế nào? để tiết dạy có chất lượng. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi: Đồ dùng đồ chơi là một trong những phương tiện tất yếu không thể thiếu được ở trường Mầm non vì nó thoả mãn được nhu cầu của trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng của giờ dạy. Chính vì thế tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết dạy và hoạt động của trẻ. Ví dụ: Ở chủ điểm “ thế giới động vật” tôi đã tận dụng nhiều những nguyên vật liệu đơn giản, sẵn có trong cuộc sống như: Đệm mút, lọ nước rửa bát, nước hoa quả, dầu gội đầu, hộp kem ly, phấn rôm, bát nhựa, bóng bàn, quân cờ, rơm, bẹ ngô, vải vụn, len, đề can để tạo ra các con vật. Dùng đệm mút để gọt thành nhiều con vật khác nhau, lấy phần dưới của lọ nước rửa bát làm thân ngựa, quân cờ vua làm đầu ngựa, vải vụ, xốp màu làm lông đuôi, chân. Quả bóng nhựa cắt đôi làm thân con rùa, xốp màu làm mai, đầu chân, quân cờ tướng làm bánh xe. Lọ phấn rôm làm thân chim cánh cụt, quả bóng bàn làm đầu. Lọ nước hoa quả làm thân con công mặc áo, móc áo hỏng làm đầu, cổ, giấy đề can làm lông đuôi, cánh Lọ nước tăng lực làm thỏ, mèo, trâu Rơm, bẹ ngô, cùi ngô làm tôm, cua, gà Với những nguyên vật liệu có màu sắc, chất liệu, hình dáng khác nhau tôi đã tạo ra được một thế giới các con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Trước đây tiết học chưa có đồ dùng bằng mô hình mà bằng những câu đố, hình ảnh, câu hỏi do đó tiết học rất đơn điệu, gò bó, cứng nhắc, trẻ không tập trung chú ý, còn nói chuyện riêng, số trẻ tiếp thu được yêu cầu của bài rất thấp. Nhưng khi tôi sử dụng những đồ dùng này vào các tiết dạy cho trẻ làm quen với chữ cái tôi thấy tiết học rất sinh động và hấp dẫn, trẻ hứng thú học và tích cực hoạt động tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. Qua đó còn giúp trẻ có thêm một số kiến thức ở các môn học khác. Ví dụ: Tô dùng các con vật để giới thiệu vào bài và chơi các trò chơi như: “Tìm tên các con vật bắt đầu bằng một chữ cái ”hoặc “tên các con vật có các chữ cái”, “ ghép hình các con vật ”, “ thả con vật về đúng nhà” thông qua các trò chơi giúp trẻ nhận biết và phát âm chính xác những chữ cái nhận ra điểm giống và khác nhau giữa các chữ, tìm chữ trong từ, phát triển vận động, các giác quan, đồng thời trẻ biết được một số đặc điểm nổi bật của con vật như: (Tên gọi, thức ăn, vận động môi trường sống, sinh sản và cách chăm sóc bảo vệ chúng ). Đặc biệt có tác dụng khắc sâu kiến thức của bài học, tôi đã tận dụng những mảnh gỗ, mảnh phoóc và sắt để ghép thành các phần của ngôi nhà, mỗi phần có hình dạng khác nhau, ( thân nhà hình chữ nhật, mái nhà hình tam giác, cửa sổ hình vuông ), đồ dùng này đảm bảo bền đẹp, sáng tạo an toàn, thuận tiện, đặc biệt có nhiều tác dụng phục vụ cho hoạt động làm quen với chữ cái và các hoạt động khác. Dùng để gây hứng thú, giới thiệu bài ở các tiết học làm quen với chữ cái, mỗi tiết tôi đặt bằng tên gọi khác nhau để tạo cho trẻ tính tò mò. Ví dụ: “Ngôi nhà thần”, “ ngôi nhà kỳ diệu”, “Ngôi nhà bí ẩn”, “Mái nhà ước mơ” sau đó tôi sẽ chuẩn bị những đồ dùng có liên quan đến bài dạy để ở phía sau ngôi nhà và nói. Hôm nay các con được tận mắt nhìn thấy một ngôi nhà rất đặc biệt đó nhà “ngôi nhà thần”, thế ngôi nhà thần có hình dạng như thế nào? ( trẻ quan sát trả lời thân nhà, mái nhà ) điều đặc biệt hơn là trong ngôi nhà thần có rất nhiều điều kỳ thú, muốn biết được điều kỳ thú đó là gì? các con hãy nhắm mắt lại và đọc “ Cửa thần ơi hãy mở ra” cô mở cánh của ra trẻ quan sát đồ dùng tiếp đó cô cùng trẻ thực hiện các hoạt động của giờ dạy. Là đồ dùng để tổ chức trò chơi với chữ cái “đi tìm điều bí ẩn”, “Cánh cửa kỳ diệu”. Ở phía sau cô gắn các chữ cái ở mỗi trò chơi cô đặt ra yêu cầu khác nhau cho từng tổ. Ví dụ: Tổ 1 tìm tên các con vật có chứa chữ cái giống như chữ cái có ở cánh cửa bên phải ngôi nhà (i) trẻ tìm “Con chim, con nhím, chó sói ” cô sẽ ghi câu trả lời của từng tổ và nhận xét, hoặc yêu cầu các tổ hãy tạo chữ giống như có ở cánh cửa. Dùng làm bảng để viết chữ to cho trẻ chơi trò chơi “ Gạch chân chữ cái” theo yêu cầu của cô. Ngoài ra đồ dùng này còn được sử dụng ở nhiều môn học khác ( toán, tạo hình ). Ví dụ: Dùng để sử dụng các loại rối ( rối khối, rối tay, rối dẹt) trong các tiết luyện, thơ hoặc làm góc tuyên truyền, mô hình vườn cổ tích và là đồ dùng cho trẻ chơi một số trò chơi vận động. 2. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái. a, Tạo môi trường lớp học: Trang trí các góc theo chủ điểm: Mỗi góc, mỗi đồ dùng của góc đều có nhãn/tên. Ví dụ: “Góc sách truyện”, “góc xây dựng”, “đồ dùng vệ sinh cá nhân, đất nặn, sắc sô, đồ dùng để ăn, uống” Mục đích giúp trẻ làm quen với chữ cái, củng cố chữ cái đã học, qua đó trẻ biết tên gọi, cách sử dụng, lợi ích của từng loại, phát triển các giác quan, ghi nhớ có chủ đích bằng cách cô giới thiệu cho trẻ biết, cho trẻ đọc. b, Tạo môi trường thiên nhiên: Tôi đã tận dụng các khu vực, quang cảnh, đồ dùng, đồ chơi ở ngoài trời để cho trẻ làm quen với chữ cái như ( vườn hoa, vườn rau, cây cối ) trên mỗi đồ dùng, cây đều có nhãn tên. Ví dụ: “Xít đu, thang leo, đu quay, cây cảnh, vườn hoa cúc, hoa hồng, vườn rau mùng tơi, rau dền ” Tạo môi trường cho trẻ hoạt động càng phong phú bao nhiêu thì khả năng tìm tòi, khám phá và phát triển ở trẻ càng tốt. Giúp trẻ củng cố và bổ sung một số kiến thức, kỹ năng đã học. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động ngoài trời, ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức trọng tâm của bài, cô còn dạy trẻ ôn luyện, làm quen với chữ mới như: Yêu cầu trẻ tìm chữ cái đã học ở từ “đu quay” hoặc cô giới thiệu chữ (R) trong từ “rau mùng tơi”. 3. Cần phải đổi mới phương pháp dạy học: Trước đây phương pháp dạy học còn mang tính chất đồng loạt, cứng nhắc, rập khuôn, máy móc “giáo viên là trung tâm” chưa biết phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ dẫn đến hiệu quả của tiết dạy chưa cao, đồng thời đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới hiện nay , đó là “Trẻ là trung tâm”. Trong một tiết dạy chúng ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như: Giảng giải, đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề, trò chơi nhưng làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Sau đây là ví dụ của hoạt động làm quen chữ cái B, D, Đ Giáo viên là trung tâm Trẻ là trung tâm + Cô giới thiệu: Cô có 3 bức tranh vẽ về 3 con vật (Dê đen, con báo, sơn dương) lần lượt cô đưa từng bức tranh cho trẻ quan sát. + Cô giới thiệu đặc điểm cấu tạo của từng chữ và so sánh sự giống và khác nhau giữa các chữ + Cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi và nhắc lại chữ vừa học bằng cách cho trẻ phát âm. + Cô yêu cầu trẻ bắt chước tiếng kêu của co vật và nói xem đó là con gì ? sau đó trẻ quan sát con vật bằng đồ chơi + Cho trẻ thảo luận và nêu ra ý kiến riêng của từng cá nhân , tổ , nhóm Cô gợi mở để trẻ trả lời ,cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức + Cho trẻ chơi với những trò chơi liên hệ thực tế “ tìm tên bạn , đồ dùng trong lớp có chứa chữ cái” hoặc cho trẻ vẽ nặn , tô màu các con vật có chứa chữ cái . Khi áp dụng phương pháp “coi trẻ là trung tâm” tôi thây tiết học trẻ sôi nổi, trẻ tích cực tham gia hoạt động, trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái, khắc sâu kiến thức của bài. 4. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường: Đây là một việc làm có ý nghĩa rất to lớn, có tác dụng, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong chương trình đổi mới hiện nay. Bản thân tôi đã làm một số công việc cụ thể đó là: Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng cho trẻ làm quen với chữ cái. Ví dụ: Vào đầu năm học tôi gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh và động viên các bậc cha mẹ nhắc nhở đóng góp kinh phí để mua học liệu cho trẻ. Thống nhất với các bậc phụ huynh, phương pháp cho trẻ làm quen với chữ cái ở lớp cũng như ở gia đình, tránh được mâu thuẫn xảy ra. Ví dụ: Có những bậc phụ huynh dạy theo cách kia, như: (A, B, C, D ) cô có thể nhắc lại cách đọc để phụ huynh nắm được. Trao đổi với phụ huynh về khả năng nhận thức của trẻ nhất là những trẻ cá biệt, (nói ngọng, nói lắp), để từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp. Lên kế hoạch của việc thực hiện chương trình dạy trẻ trong tháng, chủ điểm. Ví dụ: Xây dựng góc dành cho cha mẹ trưng bày sản phẩm, phản ánh kết quả học tập của trẻ. Vận động các bậc phụ huynh thu gom nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết dạy. III. Kết quả. Bằng những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ làm không tốn kém tôi đã tạo ra nhiều loại đồ dùng, đồ chơi phong phú về màu sắc, chất liệu và đặc biệt sáng tạo góp phần làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn trẻ hứng thú và tích cực hoạt động hiệu quả giờ học rất cao. Trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế khi tổ chức giờ hoạt động chung trẻ không còn bỡ ngỡ, có thời gian nâng cao yêu cầu của tiết học. 100% các bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của môn học, tạo điều kiện tối ưu để tôi thực hiện tốt tiết dạy, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm để áp dụng vào các môn học khác. IV. Bài học kinh nghiệm. Từ những biện pháp trên tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân Cô phải là người có lập trường, tư tưởng vững vàng, yêu nghề, mến trẻ không bị dao động trước khó khăn, trở ngại, yêu thương trẻ như chính con đẻ của mình. Gần gũi, quan tâm đến trẻ để hiểu được đặc điểm, tâm sinh lý riêng của từng trẻ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cô giáo phải biết xây dựng cho mình kế hoạch giáo dục phù hợp, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các tiết học và hoạt động của trẻ đảm bảo bền đẹp, khoa học, sáng tạo, thuận tiện khi sử dụng. Tận dụng điều kiện, phương tiện sẵn có ở lớp, trường để tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc và hoạt động. Phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức học hỏi những kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, tích cực tham gia các buổi chuyên đề do Nhà trường và cấp trên tổ chức. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, nhưng không tránh khỏi những mặt hạn chế. Vậy tôi rất mong sự đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng giáo dục để tôi có được giờ dạy chất lượng hơn./. . dạy, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm để áp dụng vào các môn học khác. IV. Bài học kinh nghiệm. Từ những biện pháp trên tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân Cô phải là người. nghiệp vụ, có ý thức học hỏi những kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, tích cực tham gia các buổi chuyên đề do Nhà trường và cấp trên tổ chức. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, nhưng. Vào đầu năm học tôi gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh và động viên các bậc cha mẹ nhắc nhở đóng góp kinh phí để mua học liệu cho trẻ. Thống nhất với các bậc phụ huynh, phương pháp cho trẻ làm quen

Ngày đăng: 06/07/2014, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan