1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

131 693 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Trần Nhật Cường Tên Luận văn: Quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn là một đô thị của Việt Nam được đánh giá là một trong những th

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN NHẬT CƯỜNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, công trình nghiên cứu này là của riêng tôi Các số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Nhật Cường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới PGS.TS Quyền Đình Hà đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy

và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bắc Ninh và các phòng ban liên quan trên địa bàn nghiên cứu đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và những người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Nhật Cường

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ viii

Trích yếu luận văn ……… ix

Thesis abstract ……… xi

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 4

2.1 Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Đặc điểm quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 17

2.1.3 Sự cần thiết phải Quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 18

2.1.4 Nội dung quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 20

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 21

2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 26

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải một số nước trên thế giới 26

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải một số thành phố ở Việt Nam 32

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 39

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39

3.1.1 Đặc điểm cơ bản của Thành phố Bắc Ninh 39

3.1.2 Đặc điểm của đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Bắc Ninh 45

Trang 5

3.2 Phương pháp nghiên cứu 49

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 49

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 50

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 51

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 52

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 53

4.1 Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố bắc ninh, tình bắc ninh 53

4.1.1 Quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh 53

4.1.2 Quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 59

4.1.3 Quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 64

4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố bắc ninh 76

4.2.1 Các yếu tố bên trong 76

4.2.2 Các yếu tố bên ngoài 87

4.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố bắc ninh 91

4.3.1 Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án công trình thoát nước và xử lý nước thải của công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh 91

4.3.2 Hoàn thiện công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 93

4.3.3 Hoàn thiện phương thức quản lý hệ thống thoát nước từ quản trị tài sản sang cung ứng dịch vụ thoát nước 99

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 102

5.1 Kết luận 102

5.2 Kiến nghị 103

5.2.1 Đối với Chính phủ và các Bộ, ban, ngành chức năng 103

5.2.2 Đối với UBND Tỉnh Bắc Ninh và các ban ngành liên quan 105

Tài liệu tham khảo 107

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Lưu lượng nước trung bình của một số ngành công nghiệp 12

Bảng 2.2 Tính chất đặc trưng của nước thải 14

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014 42

Bảng 3.2 Tình hình dân số lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014 44

Bảng 3.3 Giá trị sản xuất kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014 (tính theo giá cố định 2010) 45

Bảng 3.4 Trình độ CBCNV Công ty qua 2 năm 2014, 2015 47

Bảng 3.5 Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2015 48

Bảng 4.1 Các công trình đầu mối chính tiêu thoát nước mặt cho các đô thị thuộc phạm vi lưu vực sông Cầu 56

Bảng 4.2 Dự báo nhu cầu thoát nước thải lưu vực sông Cầu 57

Bảng 4.3 Mạng lưới thoát nước địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015 60

Bảng 4.4 Số lượng vốn của dự án cam kết trong hiệp định 62

Bảng 4.5 Thông tin gói thầu 1 63

Bảng 4.6 Thông tin gói thầu 2 63

Bảng 4.7 Kế hoạch khối lượng quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải năm 2016 của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 67

Bảng 4.8 Kinh phí công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh trình Sở xây dựng duyệt năm 2014, 2015,2016 69

Bảng 4.9 Tổng hợp danh mục và hiện trạng tài sản của hệ thống thoát nước đang quản lý vận hành 70

Bảng 4.10 Khối lượng nạo vét của công ty TNHH MTV cấp thoát nước qua các năm 71

Bảng 4.11 Lưu lượng nước thải xử lý năm 2015 cuả nhà máy xử lý nước thải TP Bắc Ninh và lượng điện tiêu thụ 72

Bảng 4.12 Khối lượng nước thải được xử lý qua các năm tại nhà máy xử lý nước thải Bắc Ninh 72

Bảng 4.13 Khối lượng nước thải được xử lý qua các năm tại trạm xử lý nước thải thôn Viêm Xá 73

Bảng 4.14 Nhân sự BQL dự án 77

Trang 8

Bảng 4.15 Thực tế thi công tuyến cống hộp gói thầu 1 78

Bảng 4.16 Đánh giá của hộ dân về tiến độ thi công dự án 79

Bảng 4.17 Khối lượng công trình chưa hoàn thành gói thầu 1 80

Bảng 4.18 Các hạng mục chưa được triển khai thi công gói thầu 1 80

Bảng 4.19 Các hạng mục công trình bị chậm phải thi công lại lần 2 do chất lượng không đạt yêu cầu 81

Bảng 4.20 Kết quả điều tra ý kiến hộ dân và các cơ quan xí nghiệp về chất lượng các công trình thoát nước 82

Bảng 4.21 Bảng so sánh số km đường ống/công nhân một số thành phố 82

Bảng 4.22 Thời gian rút nước sau khi kết thúc mưa 84

Bảng 4.23 Kết quả điều tra ý kiến hộ dân và các cơ quan xí nghiệp về hệ thống thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh 86

Bảng 4.24 Kết quả điều tra ý kiến hộ dân và các cơ quan xí nghiệp về việc sủa chữa và thi công các công trình thoát nước 86

Bảng 4.25 Dự toán kinh phí trình Sở xây dựng duyệt năm 2015 88

Bảng 4.26 Kinh phí vận hành hệ thống thoát nước năm 2015 90

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 2.1 Giao diện của chương trình quản lý thông tin thoát nước và cơ sở

dữ liệu mẫu địa hình, hệ thống thoát nước của một khu vực thuộc

thành phố Hồ Chí Minh 37

Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh 39

Biểu đồ 3.1 Doanh thu của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 48

Hình 3.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 49

Biểu đồ 4.1 Số lượng cống giai đoạn 2005-2015 61

Sơ đồ 4.1 Mô hình xác định nhu cầu khối lượng nạo vét và duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước: 68

Sơ đồ 4.2 Quy trình lập và phê duyệt dự toán khối lượng nạo vét và duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước: 68

Biểu đồ 4.2 Trình độ cán bộ công nhân viên xí nghiệp thoát nước 74

Biểu đồ 4.3 So sánh kinh phí trình duyệt và được cấp 90

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trần Nhật Cường

Tên Luận văn: Quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn

là một đô thị của Việt Nam được đánh giá là một trong những thành phố phía bắc có tốc

độ phát triển nhanh cả về công nghiệp, dịch vụ du lịch Hiện nay, thực trạng ngập lụt tại Bắc Ninh do hạ tầng xuống cấp hoặc do hạ tầng không theo kịp tốc độ đô thị hóa ngày càng nhiều, ô nhiễm môi trường đặc biệt môi trường nước đã đến hồi báo động và đây

là đề tài nóng bỏng được thảo luận nhiều trong các cuộc họp về môi trường, ý kiến bức xúc của nhiều người dân trong các cuộc đối thoại với chính quyền địa phương Với thuận lợi công tác trong lĩnh vực thoát nước, nhận thấy vấn đề trên học viên đã mạnh dạn chọn

đề tài “Quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ

sở phân tích thực trạng, các công cụ quản lý hiện tại của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp và phương pháp phân tích số liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn

Trang 11

2 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã dần được cải thiện Tình hình ngập úng đã giảm thiểu rất nhiều trên địa bàn thành phố Nguồn nước ô nhiễm cũng đã giảm bớt Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và công tác đầu

tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải như nguồn vốn đầu tư cho các công trình thoát nước và xử lý nước thải còn hạn chế, đội ngũ nhân lực phục vụ công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, công tác thực hiện các quy hoạch còn chưa cụ thể và khó khăn Nhiều công trình thoát nước mới xây dựng đã bị lỗi thời và xuống cấp nghiêm trọng phải sửa chữa rất tốn kém

và gây mất mỹ quan đô thị Thực trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói đến nguyên nhân chính là do cơ chế quản lý chưa hiệu quả, năng lực của cán bộ thực hiện quản lý còn yếu

3 Từ thực trạng đó, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải như sau: Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án công trình thoát nước và xử lý nước thải của công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh; Hoàn thiện công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh thông qua việc ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý dữ liệu hệ thống thoát nước, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công nhân làm công tác quản lý và vận hành hệ thống thoát nước và

xử lý nước thải và hoàn thiện phương thức quản lý hệ thống thoát nước từ quản trị tài sản sang cung ứng dịch vụ thoát nước

Hy vọng rằng với kết quả nghiên cứu và một số giải pháp đưa ra sẽ giúp các nhà quản lý cũng như doanh nghiệp quản lý vận hành hệ thống thoát nước có cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực thoát nước tại các đô thị của thành phố từ đó có thể vận dụng một

số giải pháp nhằm quản lý tốt chất lượng công trình thoát nước cũng như chủ động trong quản lý vận hành hệ thống thoát nước, bảo đảm cho người dân được sống trong môi trường có chất lượng tốt theo như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra

Trang 12

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Tran Nhat Cuong

Thesis title: Management of drainage system and waste water treatment in the

city of Bacninh, Bacninh province

Major: Economic management Code: 64 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

or infrastructure does not keep pace with growing urbanization, environmental pollution especially water environment has come to an alarm, and this is a hot subject, which has been discussed in meetings about the environment Thank to my working in the field of drainage, I have chosen the theme: “Management of drainage system and waste water treatment in the city of Bacninh, Bacninh province” as my graduation thesis

The purpose of the research study is that, due to the analysis of the current situation, the existing management tools of the sewerage system and wastewater treatment, the affecting factors, the thesis gives the solutions to strengthen the management system

sewerage and wastewater treatment in the city of Bacninh, Bacninh province

Materials and Methods

The thesis uses the sample methods, primary and secondary data collection

methods and data analysis methods to study

Main findings and conclusions

1 As for the theoretical basis and practical basis: The thesis analyze the theoretical basis and practical basis for the management of sewerage systems and wastewater treatment It consists of the theoretical issues of management expertise, waste water, sewerage system management and wastewater treatment, and the management experience of advanced countries in the world drainage system and wastewater treatment and in Vietnam to apply to the city of Bac Ninh, Bac Ninh province

Trang 13

2 The study results shows that: The management of sewerage systems and wastewater treatment in the city of Bac Ninh has gradually improved Flooding situation has minimized in the city Polluted water has also reduced But there are still many problems in the management of the drainage system and the construction work of the drainage system and waste water treatment such as the lack of capital for the investment

of drainage construction, the shortage in both quantity and quality in human resources for the management of the drainage system and wastewater treatment, the planning has not been specific Many new construction of drainage facilities were outdated and deteriorated This situation occurs due to many reasons but it can be said the main reason was due to the management is not effective, the capacity of the management staff is weak

3 From this reality, I gave a number of measures to improve the efficiency of managing drainage systems and waste water treatment as follows: Strengthen the capacity

of the project management committee of the Bacninh water supply and sewerage limited company; Perfect the management and operation of the Bacninh water supply and sewerage limited company through the application of GIS technology in data management drainage systems, improvement of the human resources in the management and operation of sewerage systems and wastewater treatment and the change in the drainage management methods from asset management to supply sewer service

I hope that the results of my research and some of the solutions will help the State management agencies as well as the Bacninh water supply and sewerage limited company have a better overview in the drainage area and apply several solutions to manage the drainage more effectively, guaranteed for the people to live in good quality environment according to the goals that our Party and Government have set

Trang 14

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vệ sinh môi trường đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý môi trường đô thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam Hiện tại, một số lượng lớn người dân trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, vẫn chưa được đảm bảo những điều kiện cấp nước, vệ sinh, thoát nước và xử lý chất thải một cách đầy đủ Và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, nhất là khi

mà do sự phát triển không đồng đều của hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật đang không chỉ gây ra rất nhiều những vấn đề bất cập trong quy hoạch mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong việc giữ gìn và làm sạch cảnh quan môi trường đô thị, là một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế, cản trở quá trình hội nhập của đất nước Trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách cũng như đầu tư cải thiện vệ sinh

đô thị, khiến lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải đã có những bước phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ

Trong những năm gần đây, Bắc Ninh đã có những thay đổi chiến lược trong đường lối xây dựng kinh tế xã hội và bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đã chuyển từ tình trạng trì trệ sang một nhịp điệu mới sinh động Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh, tình trạng thoát nước lụt vào mùa mưa bão, ô nhiễm môi trường vào mùa khô vẫn xảy

ra phổ biến, mặc dù hàng năm nguồn kinh phí từ ngân sách dành cho các dự án liên quan đến thoát nước vệ sinh môi trường không ngừng tăng lên Rõ ràng là việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải còn những bất cập cần được nghiên cứu để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Với tính cấp thiết của

đề tài như vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý hệ thống thoát nước

và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” làm đề

tài luận văn của mình Với mong mỏi rằng có thể áp dụng phần nào trong quá trình nghiên cứu vào thực tiễn nhằm góp phần cải thiện môi trường sống, đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội

Trang 15

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng, các công cụ quản lý hiện tại của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hệ thống thoát nước và

xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hệ thông thoát nước và

xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;

+ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống thoát nước và

xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các nội dung quản lý hệ thống thoát nước và xử

lý nước thải trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

- Các tác nhân liên quan đền quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

- Các yếu tố kinh tế - xã hội, môi trường liên quan

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung

Nội dung của luận văn nghiên cứu

Thứ nhất luận văn đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý

hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Thứ hai luận văn đánh giá thức trạng quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Thứ ba luận văn nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Trang 17

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ

THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ

LÝ NƯỚC THẢI

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Thoát nước và hệ thống thoát nước

a Khái niệm

Hệ thống thoát nước là công trình phục vụ sinh hoạt của nhân dân thành phố

và sản xuất công nghiệp Đặc điểm của hệ thống thoát nước là công trình nằm dưới mặt đất, việc cải tạo mở rộng hệ thống thoát nước gặp khó khăn và tốn kém

Hệ thống thoát nước là một tập hợp gồm những dụng cụ, đường ống và các công trình thực hiện ba chức năng: Thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi thải ra sông, hồ (Hoàng Đình Thu, 2005)

b Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước

Hoạt động hàng ngày của con người tạo ra nhiều nguồn ô nhiễm có đặc tính khác nhau Những nguồn ô nhiễm đó bao gồm các chất thải sinh lý của con người, động vật nuôi và chất thải của quá trình sản xuất theo nước thải xả ra môi trường bên ngoài

Nước sạch sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, nước mưa chảy trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn trở thành chất thải chứa nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ dể phân hủy thối rữa và nhiều vi trùng gây bệnh Nếu những loại nước thải này xả ra một cách bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, nảy sinh và lan truyền các thứ bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng tới sức khỏe người dân Mặt khác, nếu nước thải không được thu gom vận chuyển đi thì có thể gây tình trạng thoát nước lụt trong các điểm dân cư,

xí nghiệp, làm hạn chế đất đai xây dựng ảnh hưởng đến nền móng công trình gây cản trở giao thông và gây ra thiệt hại tới một số ngành kinh tế (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001)

Trang 18

Vì vậy, nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là thu gom, vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu vực dân cư, xí nghiệp công nghiệp đồng thời xử lý và khử trùng đạt yêu cầu vệ sinh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

c Các bộ phận cơ bản của một hệ thống thoát nước

Theo tác giả Hoàng Đình Thu (2005), hệ thống thoát nước và xử lý nước thải bao gồm các bộ phận sau:

- Đường ống thoát nước đường phố đặt dọc theo dường phố thu nước từ ống thoát nước tiểu khu hay ống thoát nước ngoài sân nhà, xí nghiệp công nghiệp, trường học, bệnh viện, cửa hàng…

Đường ống thoát nước đường phố là phần đầu của mạng lưới thoát nước có rất nhiều nhánh mở rộng khắp thành phố chiếm phần lớn trong tổng số chiều dài của cả mạng lưới thoát nước Trong những nhánh này nước tự chảy theo độ dốc Muốn đạt được như vậy ta phải chia địa phận khu dân cư thành những lưu vực thoát nước, giới hạn các khu vực là đường phân thủy Ống thoát nước đường phố đặt từ đường phân thủy đến vùng trũng của lưu vực thoát nước

- Ống góp lưu vực đặt dọc theo triền đất thấp thu nước từ nhiều ống thoát nước đường phố trong phạm vi lưu vực

- Ống góp chính thu nước từ hai ống góp lưu vực trở lên

- Ống chuyển đưa nước ra khỏi thành phố đến trạm bơm hay công trình làm sạch, trong suốt đường ống chuyển lưu lượng nước thất thoát sẽ không thay đổi

- Trên mạng lưới đường ống ở chỗ ngoặt, chỗ nối nhánh… xây dựng những giếng thăm, qua giếng thăm mà kiểm tra, tẩy rửa và thông cống khi bị tắc

- Trên đây là những bộ phận, những đường ống trong đó nước tự chảy do tác động của trọng lực không cần áp lực Trong thực tế không phải bao giờ việc vận chuyển bằng tự chảy cũng diễn ra dề dàng đặc biệt là những khu vực địa hình bằng phẳng độ dốc thấp hoặc đường ống tự chảy gặp gò cao Gặp những trường hợp đó ta phải sử dụng bơm để đưa nước lên cao Có các trạm bơm cục bộ, trạm bơm chuyển, trạm bơm khu vực và trạm bơm chính Các trạm bơm được đặt ở những chỗ thấp và có điều kiện để xả ra khi có sự cố

- Đoạn ống đưa nước từ trạm bơm đến đầu ống tự chảy cao hơn, hay đến các công trình làm sạch trong đó nước chảy dưới áp lực do máy bơm nên gọi là ống áp lực, ống có áp, ống đẩy

Trang 19

- Ở trước các trạm bơm để đề phòng sự cố cho bơm phải đặt đoạn ống xả nước từ cuối ống tự chảy ra sông hồ hay nơi đất thấp gần đấy, đoạn này gọi là ống xả sự cố

- Trên mạng lưới thoát nước mưa có giếng thu nước mưa, trên mạng lưới thoát nước chung và mạng lưới thoát nước riêng còn có giếng nước thải nước mưa

- Việc làm sạch nước thoát tiến hành trong trạm làm sạch Đây cũng là một tập hợp các công trình và có thể chia chúng ra làm ba nhóm như sau:

d Các loại hình hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp

kỹ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước Theo tác giả Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (2001), tùy thuộc vào phương thức thu gom, vận chuyển, mục đích yêu cầu xử lý và sử dụng nước thải mà hệ thống thoát nước phân loại thành các hình thức sau:

+ Hệ thống thoát nước chung:

Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả các loại nước thải (nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) được dẫn, vận chuyển trong cùng một mạng lưới cống tới trạm xử lý hoặc xả ra nguồn tiếp nhận

Trang 20

Khuyết điểm:

- Đối với khu vực xây dựng nhà thấp tầng, hệ thống chung có nhiều khuyết điểm Chế độ thủy lực làm việc của hệ thồn không ổn định: mùa mưa nước chảy đầy cống có thể gây ngập lụt nhưng mùa khô khi chỉ có nước thỉa sinh hoạt và sản xuất (lưu lượng nhỏ hơn nhiều lần so với nươc mưa) thì độ dày và tốc

độ dòng chảy không đảm bảo điều kiện kỹ thuật gây lắng đọng cặn, làm giảm khả năng chuyển tải do đó phải tăng tần số nạo vét, thau rửa cống Ngoài ra do nước thải chảy tới trạm bơm, trạm xử lý không điều hòa về lưu lượng, chất lượng nên công tác điều phối trạm bơm và trạm xử lý trở nên phức tạp khó đạt hiệu quả mong muốn

- Chi phí duy trì bảo dưỡng cao

Phạm vi áp dụng:

+ Phù hợp với giai đoạn đầu xây dựng hệ thống riêng;

+ Phù hợp với những đô thị hoặc khu vực đô thị xây dựng nhà cao tầng:

* Bên cạnh có nguồn tiếp nhận lớn cho phép xả nước thải vào với mức độ yêu cầu xử lý thấp;

* Điều kiện địa hình thuận lợi cho thoát nước hạn chế được số lượng trạm bơm và áp lực bơm;

* Cường độ mưa nhiều

+ Hệ thống thoát nước riêng:

Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới: một mạng lưới dùng để vận chuyển nước thải bẩn (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải qua xử lý, một mạng lưới khác để vận chuyển nước thải được quy ước là nước sạch (nước mưa) có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận Nước thải sản xuất có thể được vận chuyển chung với nước sinh hoạt nếu nước thải sản xuất có chứa các thành phần tương tự như trong nước sinh hoạt Nếu nước thải sản xuất có chứa các thành phần khác với nước thải sinh hoạt thì nhất thiết phải được vận chuyển trong một mạng lưới riêng biệt trường hợp mỗi loại nước thỉa được vận chuyển trong hệ thống thoát nước riêng gọi là hệ thống riêng hoàn toàn

Khi chỉ có hệ thống cống ngầm để vận chuyển nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất quy ước là bẩn còn nước thải sản xuất quy ước sạch và nước

Trang 21

mưa cho vận chuyển theo mương rãnh lộ thiên đổ trực tiếp vào nguồn tiếp nhận gọi là hệ thống riêng không hoàn toàn Hệ thống này thường được sử dụng ở giai đoạn trung gian trong quá trình xây dựng hệ thống riêng hoàn toàn

Ưu điểm:

So với hệ thống thoát nước chung thì có lợi hơn về mặt quản lý và xây dựng:

+ Chế độ làm việc thủy lực của hệ thống ổn định;

+ Công tác quản lý duy trì hiệu quả

Khuyết điểm:

+ Xét về phương diện lý thuyết thì vệ sinh kém hơn so với những hệ thống khác vì phần chất bẩn trong nước mưa không được xử lý mà xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận nhất là giai đoạn đầu của mùa mưa hoặc thời gian đầu của các trận mưa lớn, khi công suất của nguồn tăng lên không đáng kể điều kiện pha loãng kém, dễ làm cho nguồn bị quá tải bởi chất bẩn vì vậy cần có những trạm bơm bố trí thích hợp để đẩy chất bẩn khỏi hệ thống;

+ Trong đô thị cùng một lúc có nhiều hệ thống công trình tồn tại;

+ Giá thành xây dựng và quản lý cao

Phạm vi áp dụng:

+ Hệ thống riêng hoàn toàn phù hợp cho những đô thị lớn, xây dựng tiện nghi và cho các xí nghiệp công nghiệp:

* Có khả năng xả toàn bộ lượng nước mưa vào nguồn tiếp nhận;

* Điều kiện địa hình không thuận lợi đòi hỏi phải xây dựng nhiều trạm bơm nước thải khu vực;

* Cường độ mưa lớn

+ Hệ thống thoát nước nửa riêng:

Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống trong đó ở những điểm giao nhau giữa hai mạng lưới độc lập người ta xây dựng giếng tràn tách nước mưa tại những giếng này khi lưu lượng nước mưa ít, chất lượng nước mưa bẩn nước mưa

sẽ chảy vào mạng lưới thoát nước sinh hoạt theo cống góp chung đẫn đến trạm

xử lý, khi lưu lương nước mưa lớn chất lượng nước tương đoói sạch nước mưa sẽ tràn qua giếng tách theo cống xả ra nguồn tiếp nhận

Trang 22

Ưu điểm: Theo quan điểm vệ sinh thì tốt hơn hệ thống riêng vì trong thời

gian mưa các chất bẩn không xả trực tiếp vào nguồn

Hệ thống thoát nửa nước riêng phù hợp với:

+ Nguồn tiếp nhận nước thải trong đô thị công suất nhỏ và không có dòng chảy;

+ Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao;

+ Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải mang vào

Như vậy mỗi loại hệ thống thoát nước đều có ưu điểm, hạn chế và phạm

vi áp dụng hiệu quả Tùy theo điều kiện cụ thể, cơ sở kinh tế, kỹ thuật mà lựa chọn hệ thống cho phù hợp

e Điều kiện tiếp nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước

Khả năng tiếp nhận các loại nước thải vào mạng lưới của hệ thống thoát nước riêng hoặc chung được xác định bởi thành phần nhiễm bẩn và lợi ích của việc xử lý chung có tính đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và vệ sinh

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất bẩn không được xả vào mạng lưới thoát nước mưa Nước thải từ các đài phun tạo cảnh, nước thấm và rửa đường thường xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc mạng lưới thoát nước mưa Theo các chỉ tiêu kinh tế thường thì thoát và xử lý hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất là có lợi song nhiều trường hợp khi nước thải sản xuất chứa nhiều chất độc hại thì không được phép xả và xử lý chung (Hoàng Đình Thu, 2005) Nước thải sản xuất chỉ được phép xả vào mạng lưới chung hoặc riêng khi đảm bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và công trình xử lý cũng như không phá hoại chế độ làm việc bình thường của hệ thống, chẳng hạn:

+ Không chứa những chất ăn mòn vật liệu;

Trang 23

+ Không chứa những chất làm tắc cống hoặc những chất khí tạo thành hỗn hợp dễ nổ và cháy;

+ Nhiệt độ không vượt quá 40 độ C;

+ Không chứa các chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sử lý sinh học nước thải;

+ Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất phải đảm bảo nồng độ PH bằng 6.5 đến 8.5

Các loại thức ăn thừa trong gia đình chỉ được thỉa vào mạng lưới thoát nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3-5 mm và pha loãng bằng nước với tỷ lệ

1 rác 8 nước (1/8)

2.1.1.2 Nước thải

a Khái niệm nước thải

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và

đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh của chúng (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001)

b Phân loại về nước thải

Theo tác giả Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (2001) có nhiều cách phân loại nước thải, về cơ bản có thể phân loại nước thải theo những tiêu chí sau:

- Phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh:

Nước thải sinh họat:

Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 lọai:

Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh; Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà

Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngòai

ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm

Trang 24

Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 -10%) Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khoảng

150 – 450mg/l Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh họaat không được

xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp

Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: COD=500 mg/l, BOD5=250 mg/l, SS=220 mg/l, photpho=8 mg/l, nitơ NH3 và nitơ hữu cơ=40 mg/l, pH=6.8, TS= 720mg/l

Như vậy, Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học Thông thường các quá trình

xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD5:N:P = 100:5:1 và COD/BOD5 < 2

Nước thải sinh hoạt thường trộn chung với nước thải sản xuất và gọi chung là nước thải đô thị

Nếu tính gần đúng, nước thải đô thị gồm khoảng 50% là nước thải sinh hoạt, 14% là các loại nước thấm, 36% là nước thải sản xuất

Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính chất đặc trưng của thành phố Khoảng 65-85% lượng nước cấp cho 1 nguồn trở thành nước thải Lưu lượng và hàm lượng các chất thải của nước thải

đô thị thường dao động trong phạm vi rất lớn

Lưu lượng nước thải của các thành phố nhỏ biến động từ 20% QTB - 250%QTB;

Lưu lượng nước thải của các thành phố lớn biến động từ 50% QTB - 200%QTB;

Lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày vào lúc 10-12h trưa và thấp nhất vào lúc khoảng 5h sáng

Lưu lượng và tính chất nước thải đô thị còn thay đổi theo mùa, giữa ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần cũng cần được tính đến khi đánh giá sự biến động lưu lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm

Trang 25

Nước thải công nghiệp:

Là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phục thuộc loại hình công nghiệp Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào lọai hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001)

Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là 1 loại nguyên liệu thô hay phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền nhiệt Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống

xử lý riêng Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất

Bảng 2.1 Lưu lượng nước trung bình của một số ngành công nghiệp

STT Ngành công nghiệp Đơn vị sản phẩm Lưu lượng nước thải

2 Tinh chế đường 1 tấn củ cải đường 10 – 20m3

4 Nhà máy đồ hộp rau quả 1 tấn sản phẩm 1,5 – 4,5m3

5 Giết mổ gia súc 1 tấn sản phẩm 3 – 10m 3

7 Xí nghiệp tẩy trắng 1 tấn sợi 1000 – 4000m 3

sử dụng hệ thống tuần hoàn trong sản xuất Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, thậm chí ngay trong 1 ngành công nghiệp, số liệu cũng có thể thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của công nghệ sản xuất hoặc điều kiện môi trường

Trang 26

Có hai loại nước thải công nghiệp:

Nước thải công nghiệp qui ước sạch: là lọai nước thải sau khi sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà;

Lọai nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó và cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoátt nước chung hoặc vào nguồn nước tùytheo mức độ xử lý

Nước thải bệnh viện:

Đây là nguồn nước thải được thải ra từ các hoạt động khám và chữa bệnh Đây là nguồn nước thải khó kiểm soát nhất về tính độc hại Trong nguồn thải chứa nhiều chất độc từ các loại thuốc kháng sinh, các loại vi trùng, vi rút từ người bệnh có thể theo nguồn nước lây lan ra môi trường Nước thải bệnh viện

có lưu lượng nhỏ nhưng xử lý phức tạp, do có chứa nhiều chất gây ức chế hoạt động sống của vi sinh vật Ngoài ra trong dòng thải còn chứa các chất phóng xạ (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001)

- Phân loại theo quan điểm quản lý môi trường:

c Các tính chất đặc trưng của nước thải

Để quản lý chất lượng môi trường nước tốt hơn cần phải làm rõ tính chất vật lý, hóa học, sinh học để thấy được thông số phản ánh tính chất nước thải cũng như nguồn gốc phát sinh của chúng Qua đó chúng ta có giải pháp hợp lý để giảm thiểu lượng nước thải thoát ra chưa được xử lý, hạn chế nguồn phát sinh nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung Do vậy, hạn chế tác động của nước thải đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 27

Bảng 2.2.Tính chất đặc trưng của nước thải

- Chất thải sinh hoạt và công nghiệp

- Sự thối rữa các chất thải

- Cấp nước cho sinh hoạt, các chất thải sinh hoạt và sản xuất

- Các chất thải sinh hoạt, thương mại, sản xuất…

- Các chất thải sinh hoạt và của nhà máy xử lý

Nguồn: Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (2001)

2.1.1.3 Xử lý nước thải

a Khái niệm

Xử lí nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải và nước thải hộ gia đình tức là bao gồm cả dòng chảy mặt (dòng thải), gia dụng, thương mại và cơ quan Bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm có nguồn gốc vật lý, hóa học và sinh học Mục tiêu của nó là để tạo

ra một dòng chất thải dạng lỏng an toàn với môi trường (hoặc xử lý nước thải) và chất thải rắn (hoặc xử lý bùn) phù hợp để xử lý hoặc tái sử dụng (thường là phân bón cho nông nghiệp) (Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 2001)

b Quy trình xử lý nước thải

Nước thải có thể được xử lý gần với nơi nó được tạo ra, một hệ thống phi tập trung (trong bể tự hoại, lọc sinh học hoặc các hệ thống xử lý hiếu khí), được thu gom và vận chuyển bằng một mạng lưới đường ống và trạm bơm đến nhà máy xử lý của thành phố, một hệ thống tập trung (hệ thống thoát nước,ống dẫn, cơ sở hạ tầng)… Thu gom và xử lý nước thải thường theo các quy định và tiêu chuẩn địa phương, tiểu bang và liên bang Nguồn nước thải công nghiệp thường yêu cầu quy trình xử lý đặc biệt Nhìn chung bao gồm ba giai đoạn,

Trang 28

được gọi là xử lý sơ cấp, thứ cấp và hoàn thiện (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001)

Xử lý sơ cấp:

Xử lý sơ cấp loại bỏ tất cả các vật liệu có thể dễ dàng thu được từ nước thải ban đầu trước khi nó gây hư hại hay làm tắc nghẽn các máy bơm và đường lắng nước thải chính Đối tượng thường được loại bỏ trong quá trình xử lý sơ cấp bao gồm rác, cành cây, lá, và các đối tượng lớn khác

Dòng nước thải ban đầu đi qua một màn chắn rác để loại bỏ tất cả các đối tượng lớn như lon, giẻ rách, gậy, gói nhựa … có trong dòng nước thải Điều này thường được thực hiện cùng với một màn chắn rác tự động trong nhà máy hiện đại phục vụ dân số đông, trong khi các nhà máy nhỏ hơn hoặc ít hơn hiện đại, thường sử dụng thanh chắn rác làm sạch bằng tay Hoạt động của màn chắn rác diễn ra có tốc độ phụ thuộc vào sự tích lũy trên màn chắn hoặc tốc độ dòng chảy Các chất rắn được thu gom và sau đó xử lý trong một bãi rác, hoặc đốt Màn chắn rác hoặc song chắn rác có kích thước khác nhau được sử dụng để tăng cường quá trình loại bỏ chất rắn Nếu chất rắn thô không được loại bỏ, nó sẽ bị cuốn theo trong đường ống và bộ phận chuyển động trong nhà máy xử lý, và có thể gây ra thiệt hại đáng kể và giảm hiệu quả trong quá trình xử lý (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001)

Loại bỏ sạn sỏi:

Xử lý sơ cấp có thể bao gồm kênh dẫn hoặc buồng cát hoặc đá mạt, nơi vận tốc của nước thải đến được điều chỉnh để cho phép làm lắng cát, sạn, sỏi, và kính vỡ Những hạt này được loại bỏ vì chúng có thể làm hỏng máy bơm và các thiết bị khác Đối với hệ thống thoát nước vệ sinh nhỏ, việc loại bỏ này có thể không quan trọng, nhưng lại rất cần thiết tại các nhà máy lớn hơn Có 3 dạng bể lắng: Bể lắng ngang, bể lắng có sục khí, bể lắng xoáy nước

Điều hòa dòng chảy:

Lắng và cơ khí hóa hiệu quả hơn khi xử lý thứ cấp trong điều kiện dòng chảy ổn định Bể điều hòa có thể được sử dụng để lưu trữ tạm thời khi dòng chảy ở đỉnh triều hoặc lúc thời tiết ẩm ướt Bể cung cấp nơi để lưu trữu tạm thời nước thải duy trì dòng chảy trong quá trình di chuyển đến nhà máy và là nơi pha loãng, phân chia các nhóm chất thải độc hại hoặc chất thải có độ bền cao mà nếu không

có thể gây ức chế quá trình xử lý sinh học thứ cấp (bao gồm cả chất thải nhà vệ

Trang 29

sinh di động, chất thải trong các xe chuyên chở, và bể tự hoại) Dòng chảy trong

bể điều hòa yêu cầu phải được kiểm soát do sự thay đổi khi xả thải Thông thường bao gồm việc bỏ qua một số tiêu chuẩn và làm sạch, và cũng có thể bao gồm thiết

bị sục khí Việc làm sạch có thể được dễ dàng hơn nếu bể chứa ở cuối nguồn của việc sàng lọc và loại bỏ các phần lắng (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001)

Loại bỏ chất béo và dầu mỡ:

Trong một số nhà máy lớn hơn, chất béo và dầu mỡ được loại bỏ bằng cách chuyển nước thải vào một bồn chứa nhỏ, tại đây do quá trình phân tách thu gom chất béo nổi trên bề mặt Máy thổi khí đặt tại đáy thùng cũng có thể được sử dụng để giúp phá bỏ váng chất béo Tuy nhiên, nhiều nhà máy, làm sạch chủ yếu bằng việc sử dụng máy móc để loại bỏ các chất béo và dầu mỡ

Xử lý thứ cấp:

Xử lý thứ cấp loại bỏ các chất hoà tan và vật chất sinh học lơ lửng Xử lý thứ cấp thường được thực hiện bởi người bản xứ, sử dụng các vi sinh vật sống trong nước Xử lý thứ cấp có thể đòi hỏi một quá trình tách để loại bỏ các vi sinh vật từ nước đã xử lý trước khi xả thải hoặc xử lý hoàn thiện (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001)

Xử lý hoàn thiện:

Xử lý hoàn thiện đôi khi được định nghĩa là được sử dụng khi xử lý sơ cấp

và thứ cấp không có khả năng thực hiện, cho phép xử lý trước khi đưa vào một

hệ sinh thái rất nhạy cảm hoặc mong manh mà không thể tiếp nhận nguồn thải (cửa sông, sông có dòng chảy thấp, rạn san hô, )

Nước đã xử lý có thể được khử trùng hóa học hay vật lý (ví dụ, bởi đầm phá và vi lọc) trước khi thải vào một dòng suối, sông, vịnh, vũng, đất ngập nước, hoặc có thể được sử dụng cho tưới tiêu của sân golf, cây xanh hoặc công viên Nếu nó là đủ sạch sẽ, cũng có thể được sử dụng bổ sung cho nguồn nước ngầm hoặc các mục đích nông nghiệp (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2001)

2.1.1.4 Quản lý

Thuật ngữ quản lý ngày nay đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác (Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đường, 2013)

Trang 30

Cũng có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm Có người lại quan niệm một cách đơn giản hơn coi quản lý là sự có trách nhiệm về một vấn đề gì đó

Từ những quan điểm trên thì định nghĩa về quản lý được hiểu như sau:

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra (Mai Văn Bưu, 2001)

- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít

nhất là một đối tượng bị quản lý chịu tác động của chủ thể quản lý tạo ra Tác

động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần;

- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng bị quản lý

và chủ thể quản lý, mục tiêu này căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động;

- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động;

- Chủ thể quản lý có thể là nhiều người hoặc một người còn đối tượng bị

quản lý có thể là con người hoặc giới vô sinh hoặc sinh vật

2.1.2 Đặc điểm quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Quản lý lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải là nhằm thực hiện chức năng quản lý của nhà nước các cấp trong quá trình xây dựng và phát triển thoát nước và xử lý nước thải ở nước ta

*) Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải:

- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải là công trình nằm dưới mặt đất việc cải tạo mở rộng hệ thống thoát nước gặp nhiều khó khăn và tốn kém, ảnh hưởng xấu đến các công trình khác và nhiều khi không thể tiến hành được Do đó quản lý hệ thống thoát nước phải lập được quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước trong thời gian từ 20 đến 25 năm trên cơ sơ quy hoạch phát triển đô thị đã được duyệt

- Thanh tra, kiểm tra phát hiện những vi phạm và giải quyết các khiếu nại của công dân;

- Xử lý các vi phạm như lấn chiếm, gây hư hại đến các công trình trong hệ thống thoát nước;

- Tổ chức điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các bộ phận giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra (Trần Thanh Lâm, 2005)

Trang 31

*) Nhiệm vụ của tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Quản lý nhà nước tạo ra một môi trường thuận lợi để quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Tuy nhiên hệ thống vận hành hiệu quả đến mức độ nào còn phụ thuộc vào công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở

cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý Công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiệu quả khi tổ chức thực hiện được những nhiệm

vụ sau (Chính phủ, 2014):

- Nghiệm thu và kiểm tra theo tất cả những quy định có liên quan tới việc xây dựng mạng lưới;

+ Kiểm tra độ dốc đặt cống, độ thẳng trong quá trình xây dựng ;

+ Kiểm tra vật tư kĩ thuật;

+ Kiểm tra độ khít mịn của cống, mối nối cống

- Kiểm tra việc thực hiện những nguyên tắc sử dụng ở tất cả những công trình thoát nước và xử lý nước thải;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật các công trình trên mạng lưới theo thời gian kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng cần sửa chữa;

- Tiến hành thau rửa mạng lưới theo định kỳ;

- Loại bỏ những trường hợp sự cố hay cống bị tắc;

- Quản lí các hồ sơ kỹ thuật và và báo cáo;

- Thực hiện nguyên tắc bảo hộ lao động và an toàn kỹ thuật

Tất cả những việc trên điều có thể do một tổ chức (công ty, phòng/ban

thoát nước và vệ sinh) đảm nhiệm

2.1.3 Sự cần thiết phải Quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Hiện tượng mà các đô thị Việt Nam hiện nay phải đối phó là vào mùa mưa tại các đô thị thường xảy ra tình trạng thoát nước úng, ô nhiễm môi trường nước Tình trạng này không những gây ra ô nhiễm môi trường nước do nước cống rãnh chảy tràn lan trên đường phố mà còn gây ra những thiết hại về mặt kinh tế Do đó việc giải quyết vấn đề này tại các đô thị đang rất được quan tâm và những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là: (World Bank, 2013)

Trang 32

- Sự thiết sót trong thiết kế xây dựng thoát nước và xử lý nước thải trong quy hoạch phát triển đô thị như: Hệ thống thoát nước quá nhỏ không đủ khả năng thoát nước mưa đối với những trận mưa lớn, hệ thống thoát nước mưa chung của toàn thành phố hoặc hệ thống thoát nước mưa cục bộ của từng khu phố không tương xứng với yêu cầu thoát nước Các ao, hồ trong đô thị bị san lấp, diện tích các sông ngòi kênh rạch trong đô thị bị thu hẹp trong qúa trình đô thị hoá Đô thị hoá làm tăng bề mặt bị bê tông hoá, làm giảm diện tích mặt cỏ cây xanh, giảm diện tích măt đất thấm nước do đó làm giảm khả năng hấp thụ nước của đất Không những thế nhiều khi còn xây dựng nhà cửa, công trình lên trên hệ thống thoát nước làm sụt lở, nứt gãy, thu hẹp tiết diện thoát nước của hệ thống

- Phát triển các khu đô thị mới có thể gây cản trở thoát nước đối với phần

đô thị cũ như là dộ cao mặt nền đô thị mới cao hơn độ cao mặt nền phần đô thị cũ hoặc làm tăng chiều dài các kênh mương thoát nước

- Do hệ thống thoát nước và xử lý nước thải bị bồi lắng lấp đầy làm giảm khả năng thoát nước và xử lý nước thải so với thiết kế ban đầu Đối với hệ thống thoát nước trong thành phố sự bồi lắng lấp đầy thường xảy ra nhanh chóng nếu

hệ thống thoát nước là hệ thống chung, đô thị có nhiều hoạt động sửa chữa xây dựng Sự suy giảm diện tích cây xanh trong quá trình đô thị hóa sẽ làm tăng xói

lở bào mòn mặt đất và cũng là nguyên nhân chính gây ra bồi lắng, lấp đầy các kênh rãnh thoát nước

- Thiếu sự duy tu bảo dưỡng làm vệ sinh đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của đô thị Nếu cống rãnh thoát nước không dược nạo vét thường xuyên thì tiết diện của hệ thống thoát nước sẽ bị suy giảm nhanh, không dủ khả năng vận chuyển thu gom nước thải đặc biệt là mùa mưa Hệ thống thoát nước ở trong đô thị thường có hàm lượng chất dinh dưỡng cao do nước thải trong đô thị chảy vào tạo nên môi trường thuận lợi cho rong, rêu, thực vật…phát triển kết quả là chúng sẽ làm cản trở dòng chảy Rác thải nhất là váng dầu và các chất dẻo, phế thải kim loại vứt xuống kênh rạch thoát nước cũng là nguyên nhân cản trở dòng chảy và gây ra các vấn đề sự cố đối với các trạm bơm thoát nước (Nguyễn Thị Kim Thái, 1999)

- Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư quan tâm khiến cho nguồn nước thải sinh hoạt và sản xuất chưa được xử lý đã xả ra các sông hồ gây ô nhiễm môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động thực vật và cảnh quan đô thị

Trang 33

Như vậy, trong đô thị cần thiết phải quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thì mới có thể phát hiện nhanh chóng được các sự cố, hư hỏng và có các biện pháp khắc phục kịp thời

2.1.4 Nội dung quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

2.1.4.1 Quản lý quy hoạch và kế hoạch thoát nước và xử lý nước thải

Ở nước ta, quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị nói chung, quy hoạch thoát nước và quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải nói riêng vẫn còn bị ảnh hưởng của quán tính bao cấp, chủ yếu dựa vào các nguyên tắc thiết kế tĩnh, thiếu linh hoạt theo hướng thị trường Trong khi đó, đô thị ngày càng khẳng định vai trò động lực then chốt trong nền kinh tế, do đó cần cải cách công nghệ về quy trình lập quy hoạch xây dựng đô thị cũng như quy hoạch thoát nước theo hướng chuyển từ quy hoạch tĩnh sang quy hoạch động, với cách tiếp cận đa ngành (Trần Thị Lan Anh, 2015) Với nhiệm vụ chính:

+ Đánh giá, dự báo phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển và bố trí dân

cư, công nghiệp dịch vụ, cơ sở hạ tầng của khu vực nghiên cứu quy hoạch; + Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, dự báo diễn biến môi trường và khả năng tiêu thoát nước của các sông, hồ có liên quan;

+ Nhu cầu thoát nước bề mặt, thu gom, xử lý nước thải;

+ Triển khai lập đồng bộ từ quy hoạch tổng thể thoát nước tỷ lệ 1/10.000 và chi tiết thoát nước tỷ lệ 1/500-1/2000;

1/5000-+ Lập kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy hoạch được phê duyệt; trong đó có kế hoạch huy động nguồn vốn, đầu

tư xây dựng, quản lý vận hành

2.1.4.2 Quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Trong những năm qua tình trạng thiếu vốn trầm trọng đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng Nguồn vốn ngân sách đầu tư hạn chế và chưa có hiệu quả Các dự án vốn ngân sách nhà nước tiến độ triển khai chậm, quản lý đầu tư yếu, gây thất thoát nhiều, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp Còn tồn tại phổ biến tình trạng đầu tư dàn trải, nhiều công trình dở dang, không đồng bộ, đầu tư mang tính chất chắp vá Trong cơ cấu đầu tư, chưa dành tỷ lệ vốn thích đáng cho công tác bảo trì, bảo dưỡng mạng, không bảo đảm phát triển bền vững, tình trạng xuống cấp liên tục diễn ra Công tác quản lý xây dựng các dự án do nguồn vốn khác còn

Trang 34

bỏ ngỏ, chất lượng công trình phụ thuộc nhiều vào đạo đức kinh doanh của chủ đầu tư Do đó công tác quản lý đầu tư xây dựng cần giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị đồng bộ

và hiệu quả (World Bank, 2013)

2.1.4.3 Quản lý vận hành hoạt động thoát nước và xử lý nước thải

Thống nhất tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải từ trung ương đến địa phương, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải xác định các đơn vị thoát nước chịu trách nhiệm chính quản lý các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn

Tại các địa phương, tăng cường công tác pháp chế về thoát nước, xả nước thải, đảm bảo tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu quy định

Ưu tiên nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý vận hành phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng sử dụng của từng địa phương Định kỳ kiểm tra và giám sát thoát nước và xử lý nước thải như chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước; độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa, nạo vét, bảo trì và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước; định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường; thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định; đề xuất các phương án phát triển hệ thống thoát nước thải theo lưu vực (Hoàng Đình Thu, 2005)

Đánh giá kết quả, xử lý sai phạm, khen thưởng các công việc liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

2.1.5.1 Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước và xử lý nướ thải, đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được chính quyền

Trang 35

đô thị thành lập hoặc lựa chọn thông qua đấu thầu Nội dung quản lý, vận hành được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa chính quyền đô thị và đơn vị được giao quản lý, vận hành, thông thường nội dung bao gồm:

Quản lý hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống hồ điều hòa, quản

lý các công trình đầu mối; lập danh mục tài sản được giao quản lý; tổ chức bảo

vệ tài sản; định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản; lập kế hoạch bảo trì công trình, thay thế hoặc mua sắm trang thiết bị mới

Việc quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiệu quả hay không của đơn vị thực hiện dịch vụ phụ thuộc vào bộ máy tổ chức đơn vị đó, như trình độ, năng lực lãnh đạo, trình độ nhân lực quản lý, vận hành…

- Đội ngũ nhân lực lãnh đạo và quản lý:

Đối với lãnh đạo đơn vị: Là đội ngũ đề ra hướng đi, chiến lược phát triển cho công ty cũng như ban hành các nội quy quy định hoạt động, sắp xếp nhân sự, khen thưởng động viên cán bộ công nhân viên có thành tích hay kỷ luật những người vi phạm nội quy Một đơn vị thật sự vững mạnh khi có người lãnh đạo đề

ra hướng đi đúng đắn, sắp xếp nhân sự phù hợp, thúc đẩy cán bộ công nhân viên đồng thời vững vàng đối phó với sự thay đổi

Đối với đội ngũ quản lý: Là đội ngũ lập kế hoạch hoạt động, tổ chức công việc cho nhân viên, kiểm soát công việc thực hiện (Đỗ Văn Phức, 2005)

Trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị, việc lập kế hoạch hoạt động bao gồm thống kê lập dự toán kinh phí công tác duy trì nạo vét mạng lưới thoát nước, vận hành các công trình xử lý nước thải, sửa chữa khắc phục sự cố hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trình chính quyền đô thị thẩm định và phê duyệt, lập phương án phòng chống thoát nước úng trong mùa mưa bão, tiếp nhận quản lý vận hành các công trình mới được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng Dựa trên kế hoạch dự toán đã được phê duyệt và hợp đồng kinh tế đã ký kết, phân kỳ giai đoạn thực hiện đảm bảo thứ tự ưu tiên

Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu hay không phụ thuộc vào sự phân bố nhân sự, công tác kiểm tra đôn đốc của đội ngũ quản lý

- Đội ngũ nhân viên, công nhân trực tiếp vận hành:

Đây là đội ngũ có số lượng đông đảo, với trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm không đồng đều, họ là nhân lực trực tiếp thực hiện các khối lượng

Trang 36

công việc dưới sự điều hành của đội ngũ quản lý Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hay không phụ thuộc vào trình độ, thái độ, ý thức trách nhiệm, kinh nghiệm vận hành cũng như sự tuân thủ của đội ngũ công nhân viên trực tiếp đối với công tác điều hành đội ngũ quản lý ( Đỗ Văn Phức, 2005)

2.1.5.2 Hệ thống hạ tầng cơ sở thoát nước và xử lý nước thải

Đối với bất kỳ một đô thị nào, hiệu quả thoát nước và xử lý nước thải hay không phụ thuộc chủ yếu vào mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải, trong đó bao gồm các tuyến cống thoát nước, công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác Đô thị được đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước xử lý nước thải đồng bộ và hoàn chỉnh, chất lượng thoát nước sẽ tốt hơn đối với các đô thị đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước xử lý nước thải mang tính chắp vá, kế thừa Mạng lưới thoát nước xử lý nước thải được coi là đồng bộ khi tiết diện cống thoát nước, cao độ, độ dốc xây dựng và mật độ xây dựng, công trình xử lý nước thải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch chuyên ngành thoát nước (Hoàng Đình Thu, 2005)

2.1.5.3 Bộ máy quản lý nhà nước về quản lý hệ thống thoát nước xử lý nước thải:

Đây là bộ máy xây dựng hành lang pháp lý về xây dựng, có nhiệm vụ hướng dẫn, thẩm định, kiểm định, xử lý vi phạm khi có sai phạm xẩy ra nghiệm thu, tiếp nhận công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng

Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động thoát nước xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2012) bao gồm:

1 Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển thoát nước; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp

2 Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh lựa chọn đơn vị quản lý vận hành

có đủ năng lực

3 Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố bổ sung các định mức, đơn giá dịch vụ thoát nước đô thị còn thiếu hoặc chưa phù hợp trên địa bàn tỉnh để áp dụng; thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh

Trang 37

phê duyệt giá dự toán hợp đồng quản lý vận hành; thỏa thuận đấu nối được lập giữa hộ thoát nước và đơn vị quản lý vận hành; tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng

và Chủ tịch UBND tỉnh về số liệu tình hình hoạt động thoát nước trên địa bàn theo định kỳ và đột xuất; xử phạt hành vi vi phạm các quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước (theo Điều 42, Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ)

4 Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước; xác định thông báo và thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định của Chỉnh phủ: số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003, số04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007; tiếp nhận, thẩm định, trình UBND tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận theo Nghị định của Chỉnh phủ số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004; theo dõi, kiểm soát việc xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận

5 Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc thẩm định phí thoát nước, hướng dẫn việc quản lý tài chính, kiểm tra và thẩm định quyết toán sử dụng phí thoát nước theo quy định

6 Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Ninh về đầu tư phát triển hệ thống thoát nước

7 Sở Nông nghiệp & PTNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; quản lý việc cấp, thu hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi

8 Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, các xã phường, trưởng các khu phố và khu dân cư chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý vận hành, các tổ chức quần chúng và tổ chức xã hội để tuyên truyền, giáo dục và truyền thông vấn đề bảo vệ môi trường; hướng dẫn các tổ chức, các hộ dân, cá nhân bảo vệ hệ thống thoát nước, phát hiện kịp thời và ngăn chặn các vi phạm có ảnh hưởng xấu tới môi trường (nguồn nước), làm hư hỏng, phá huỷ các công trình thoát nước

9 Cảnh sát môi trường là đơn vị giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực thi, xử lý các vi phạm pháp luật trong các hoạt động thoát nước (áp dụng theo Điều 42 Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ)

Trang 38

Với bộ máy được hình thành từ trung ương đến địa phương, tuy nhiên trong thực tế quản lý vẫn thể hiện sự bị động, nhiều khâu pháp lý quy định chồng chéo dẫn đến không đơn vị nào chủ trì chịu trách nhiệm Khung hình phạt các vi phạm trong xây dựng còn nhẹ, mới chỉ dừng lại ở tính răn đe

2.1.5.4 Ý thức người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trong việc bảo vệ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Với tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh trong những năm gần đây, tình trạng thiếu thốn đất ở cho người dân tại các đô thị, giá đất ở bị đẩy lên quá cao so với thu nhập bình quân của người lao động, tình trạng chung tại các đô thị hiện nay là người dân xây dựng nhà trái phép, một số người dân xây dựng lấn chiếm lên các công trình thoát nước hoặc chặn dòng chảy thoát nước Từ các hệ lụy trên dẫn đến ảnh hưởng chất lượng thoát nước, gây cảnh thoát nước úng, mất vệ sinh,

ô nhiễm môi trường nước (World Bank, 2013)

2.1.5.5 Nguồn vốn đầu tư cho công trình thoát nước và xử lý nước thải

Tại các đô thị hiện nay nhu cầu kinh phí trong công tác đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải là rất lớn so với các công trình hạ tầng

kỹ thuật khác, trong khi nguồn vốn ngân sách hàng năm bố trí cho đầu tư xây dựng công trình thoát nước còn nhiều hạn chế nên không kịp thời đáp ứng nhu cầu thoát nước, chống thoát nước úng, xử lý nước thải chống ô nhiễm môi trường (World Bank, 2013)

2.1.5.6 Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu dẫn đến tăng cường độ mưa, tăng mực nước biển sẽ làm thay đổi lớn trong các tiêu chuẩn và giải pháp quy hoạch, thiết kế hệ thống tiêu thoát nước mưa Theo dự báo vào cuối thế kỷ tới khả năng tiêu thoát nước bằng tự chảy đối với các đô thị, khu dân cư nằm ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, các vùng thấp ven biển sẽ bị hạn chế rất nhiều, thậm chí không còn Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các đô thị đồng bằng sông Cửu Long đều phải dùng bơm tiêu Năng lượng điện dùng vào nhu cầu này sẽ phải tăng gấp nhiều lần so với hiện nay Cường độ mưa lớn xuất hiện với tần suất cao hơn kết hợp với nước triều dâng làm khả năng thoát nước kém đối với một số đô thị ven biển, dẫn đến khả năng gây ách tắc giao thông do thoát nước nước, đường hỏng vì lũ cuốn và sạt lở đất(Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường và Vũ Thị Hoài Thu, 2013)

Trang 39

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ

a Xây dựng quy hoạch về đô thị và hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải

Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển và đô thị của Nhật Bản cũng phải đối mặt với các vấn đề mà đô thị Việt Nam hiện đang gặp phải như dân số tập trung quá đông ở đô thị, giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường… Đơn cử như thành phố Yokohama những năm 1960 - 1980, dân số đột nhiên tăng gấp đôi (từ 1,37 triệu người lên 2,77 triệu người) Hậu quả của sự gia tăng đột biến về dân số đã dẫn tới đô thị phát triển không kiểm soát được, thiếu nhà ở, cơ sở hạ tầng (kể cả hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) không đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường tăng nhanh, ùn tắc giao thông…

Phó Cục trưởng phụ trách kỹ thuật Cục Chính sách Tổng hợp (Văn phòng

Bộ trưởng) Matsui Naohito khẳng định, “chìa khóa” để giải quyết các vấn đề tồn tại đầy thách thức trong quá trình phát triển đô thị như môi trường, tắc nghẽn giao thông, gia tăng dân số… bắt nguồn từ quy hoạch Nhật Bản đã đưa ra phương pháp hạn chế mở rộng đô thị: Kiểm soát mở rộng đô thị, đưa ra kế hoạch xây dựng hạ tầng đô thị bằng hệ thống phân chia khu vực: Khu vực điều chỉnh đô thị, khu vực đô thị hóa, mở rộng khu vực đô thị hóa Trong đó, khu vực đô thị hóa là khu vực đã hình thành đô thị hoặc trong 10 năm được ưu tiên phát triển thành khu vực đô thị hóa theo quy hoạch, riêng khu vực điều chỉnh đô thị hóa tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc là khu vực hạn chế đô thị hóa, không đầu tư hạ tầng

cơ sở các công trình công cộng ở khu vực này (Huyền Vũ, 2012)

Trang 40

Cơ chế đảm bảo nguồn vốn cho phát triển đô thị nói chung và hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của Nhật Bản nói riêng đó là sử dụng lợi nhuận từ phát triển cùng với dự án tái điều chỉnh đất, do giá đất tăng cũng tăng được nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng đô thị (thực hiện xây dựng đô thị đồng thời với thu hồi vốn cho dự án)… Tất cả tạo vốn cho phát triển đô thị, giúp hoàn thiện liên tục hạ tầng đô thị Ngoài ra, khi dân số tăng thì nhu cầu sử dụng bất động sản tăng, lượng ôtô tăng, lượng hành khách sử dụng đường sắt cũng tăng vì thế việc tăng thu đối với thuế bất động sản, thuế xăng (đối với ôtô), vé tàu… tạo ra nguồn vốn, giúp tăng vốn xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Ngoài ra, việc thu phí thoát nước cũng đem lại nguồn thu đáng kể, giúp đô thị xây dựng hệ thống thoát nước, đẩy mạnh cải thiện

hạ tầng môi trường đô thị

Bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định, đô thị Nhật Bản tiếp tục xây dựng

đô thị mới, xây dựng trung tâm phát triển đô thị hài hòa với môi trường Cùng với việc tái phát triển đô thị, các đô thị Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng không gian ngầm trong lòng đất để kết nối hệ thống giao thông đô thị, tàu điện ngầm, các khu phố xung quanh, tạo hiệu suất sử dụng đô thị cao…

Tuy nhiên, khi dân số giảm trong tương lai, Nhật Bản sẽ xây dựng đô thị nhỏ gọn, thân thiện môi trường (compact city), giảm lượng CO2, nâng cao sự tiện lợi của giao thông công cộng và phát triển đô thị trung tâm, đồng thời tiến hành chiến lược thông minh thu gọn các vùng ngoại ô, đạt được đô thị bền vững Việc thay đổi cấu tạo đô thị từ hình thức khuếch tán sang chuyên sâu cũng sẽ được tính đến như thành phố cũ trung tâm là đô thị chính, mật độ dân số ở ngoại

ô thấp sẽ được chuyển sang thành phố bị phân tán, mật độ giảm, hình thành các trung tâm dọc theo tuyến giao thông công cộng chính, thúc đẩy thành phố thấp CO2 qua các giải pháp: cấu tạo giao thông đô thị, cây xanh, năng lượng…

b Quản lý việc xây dựng và vận hành các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải phù hợp với thực tế của từng thành phố

*) Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Osaka

Hầu hết các khu vực ở thành phố Osaka, ngoại trừ cao nguyên Uemachi, nằm ở vùng trũng và dưới mực nước biển khi thủy triều dâng cao, vì vậy dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt Trong 90% khu vực thành phố, lượng nước mưa chảy tràn

Ngày đăng: 30/05/2017, 23:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
24. Mai Văn Bưu (2001). “Hiệu quả quản lý và dự án nhà nước”. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Trang 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả quản lý và dự án nhà nước
Tác giả: Mai Văn Bưu
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2001
19. Đoàn Sĩ Sơn (2010). Quản lý nước ở thành phố Huế - Một số giải pháp chung cho các đô thị vừa và nhỏ. Truy cập ngày 25/09/2015.http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=SNV&amp;MenuID=5545&amp;ContentID=15511 Link
23. Huyền Vũ (2012). Phát triển đô thị, Kinh nghiệm từ Nhật Bản. Truy cập ngày 24/9/2015. http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/phat-trien-do-thi-kinh-nghiem-tu-nhat-ban.html Link
25. Ngọc Long (2014), Áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản trong xử lý nước thải đô thị. Truy cập ngày 25/12/2015. http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/ap-dung-kinh-nghiem-cua-nhat-ban-trong-xu-ly-nuoc-thai-do-thi.html Link
25/12/2015. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150917/kinh-nghiem-chong-ngap-tai-cac-do-thi-chau-a/970368.html Link
33. Trần Thị Lan Anh (2015). Đổi mới công tác quy hoạch xây dựng đô thị hướng tới phát triển bền vững. Truy cập ngày 25/12/2012. http://kienviet.net/2015/12/24/doi-moi-cong-tac-quy-hoach-xay-dung-do-thi-huong-toi-phat-trien-ben-vung Link
34. Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường và Vũ Thị Hoài Thu (2013). Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế của Việt Nam. Truy cập ngày 25/9/2015.http://moitruong.com.vn/moi-truong-sos/bien-doi-khi-hau/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-den-kinh-te-viet-nam-7424.htm+&amp;cd=1&amp;hl=vi&amp;ct=clnk Link
1. Bộ Tài chính – Bộ Xây dựng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009). Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN. Nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2000). TCVN 6772:2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép Khác
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). QCVN 5945:2005. Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009a). QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại Khác
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009b). QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Khác
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). QCVN 40:2011/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Khác
8. Bộ Xây dựng (2008a). QCVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng Khác
9. Bộ Xây dựng (2008b). TCVN 7957-2008: Tiêu chuẩn Việt Nam về Thoát nước- Mạng lưới và công trình bên ngoài –Tiêu chuẩn thiết kế Khác
10. Bộ Xây dựng (2010). QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Khác
11. Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh (2012). Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2012 Khác
12. Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh (2013). Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2913 Khác
13. Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh (2014). Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w