Rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản KNVĐCB cho trẻ MN nói chung và trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể trẻ phát triển
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
VŨ NGUYỄN ÁNH HƯƠNG
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG HỒNG PHƯƠNG
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS.TS Đặng Hồng Phương trong suốt thời gian hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này
Xin ghi ơn quý thầy cô khoa Giáo dục mầm non, trường Đại học sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình truyền dạy những kiến thức quý báu, những phương pháp nghiên cứu và những công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình làm việc và nghiên cứu khoa học
Xin bày tỏ lòng biết ơn ba mẹ và những người thân trong gia đình – chỗ dựa tinh thần với những hi sinh thầm lặng không mệt mỏi mà con, em đã nhận
Xin chân thành cảm ơn các chị, các bạn ở lớp Cao học Giáo dục mầm non khóa 25 đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tinh thần tôi trong suốt thời gian vừa qua
Xin cảm ơn tất cả!
Trân trọng
Trang 3DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nội dung rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi
thông qua HĐNT trong chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ MN 46 Bảng 2.2 Cấu trúc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi
thông qua HĐNT trong chương trình GDMN 47 Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về trình độ và thâm niên công tác
của GV 50 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát nhận thức của GV về sự ảnh hưởng
của việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi
đến các mặt phát triển khác và mức độ ảnh hưởng 52 Bảng 2.5 Kết quả khảo sát những biện pháp GV thường sử dụng
trong quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi
thông qua HĐNT 54 Bảng 2.6 Kết quả khảo sát những khó khăn thường gặp khi tổ chức
rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT 57 Bảng 2.7 Kết quả khảo sát những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả
rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT 59 Bảng 2.8 Kết quả đánh giá thực trạng mức độ KNVĐCB
của trẻ 3 – 4 tuổi 61 Bảng 2.9 Kết quả đánh giá KNVĐCB của trẻ 3 – 4 tuổi
ở trường MN qua từng tiêu chí 63 Bảng 4.1 Kết quả mức độ thực hiện KNVĐCB của trẻ 3 – 4 tuổi
thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm TN và ĐC 98 Bảng 4.2 Khả năng nắm được cách thực hiện KNVĐCB trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN trước TN 101
Trang 5Bảng 4.3 Kĩ năng phối hợp các vận động cơ bản trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN trước TN 103
Bảng 4.4 Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN 105
Bảng 4.5 Kết quả mức độ thực hiện KNVĐCB của trẻ 3 – 4 tuổi khi tham gia HĐNT trên hai nhóm ĐC và TN sau TN 107
Bảng 4.6 Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN 109
Bảng 4.7 Kĩ năng phối hợp các vận động cơ bản trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN 110
Bảng 4.8 Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN 112
Bảng 4.9 Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC 114
Bảng 4.10 Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN 116
Bảng 4.11 Kiểm định kết quả TN nhóm ĐC và nhóm TN sau TN 118
Bảng 4.12 Kiểm định kết quả TN nhóm TN trước TN (TTN) và sau TN (STN) 118
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Nhận thức của GV về mức độ ảnh hưởng của việc
rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi đến các mặt phát triển 53 Biểu đồ 2.2 Mức độ thực hiện KNVĐCB của trẻ 3 – 4 tuổi ở trường MN 62 Biểu đồ 2.3 Kết quả đánh giá KNVĐCB của trẻ 3 – 4 tuổi
ở trường MN qua từng tiêu chí 63 Biểu đồ 4.1 Kết quả mức độ thực hiện KNVĐCB của trẻ 3 – 4 tuổi
thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm ĐC và TN 99 Biểu đồ 4.2 Khả năng nắm được cách thực hiện KNVĐCB
trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN 102 Biểu đồ 4.3 Kĩ năng phối hợp các vận động cơ bản trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN trước TN 103 Biểu đồ 4.4 Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN trước TN 106 Biểu đồ 4.5 Kết quả mức độ thực hiện KNVĐCB của trẻ 3 – 4 tuổi
khi tham gia HĐNT trên hai nhóm ĐC và TN sau TN 108 Biểu đồ 4.6 Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB
trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN 109 Biểu đồ 4.7 Kĩ năng phối hợp các vận động cơ bản trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN sau TN 111 Biểu đồ 4.8 Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN sau TN 112 Biểu đồ 4.9 Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC 115
Biểu đồ 4.10 Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN 117
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Phối hợp các biện pháp giáo dục nhằm rèn luyện KNVĐCB
cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN 85
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
MỤC LỤC vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Kế hoạch nghiên cứu 4
NỘI DUNG 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2 Cơ sở lí luận về kĩ năng vận động 11
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 30
1.4 Một số lí luận về HĐNT ở trường MN 35
1.5 Biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN 39
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Ở TRƯỜNG MẦM NON 42
Trang 82.1 Thực trạng của việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi
trong chương trình GDMN hiện nay 42
2.2 Thực trạng của việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT tại 3 trường MN của tỉnh An Giang 50
Tiểu kết chương 2 65
Chương 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 66
3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN 66
3.2 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN 69
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT 84
3.4 Các điều kiện sư phạm của việc sử dụng biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT 86
Tiểu kết chương 3 88
Chương 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 89
4.1 Mục đích thực nghiệm 89
4.2 Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm 89
4.3 Nội dung thực nghiệm 90
4.4 Các tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm 91
4.5 Tiến hành thực nghiệm 92
Tiểu kết chương 4 120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 121
1 Kết luận chung 121
2 Kiến nghị sư phạm 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 PHỤ LỤC
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) góp phần cùng với sự phát triển của giáo dục Việt Nam đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện không những cả về phẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức mà còn có đủ sức khỏe để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai
Mục tiêu chiến lược về phát triển GDMN của Việt Nam đến năm 2020
đã nhấn mạnh đến chất lượng giáo dục toàn diện: hướng tới việc đặt nền móng, tiền đề nhân cách con người mới phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức – xã hội và thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một
Như vậy, giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình GDMN, nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh học của cơ thể con người, hình thành và củng cố những kĩ năng, kĩ xảo vận động, giáo dục các tố chất thể lực Nội dung GDTC cho trẻ gồm: đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản và TCVĐ
Rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản (KNVĐCB) cho trẻ MN nói chung
và trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối, hài hòa, hoàn thành khả năng làm việc của hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ
hô hấp, củng cố và phát triển các cơ bắp, góp phần giáo dục cái đẹp khi vận động và tạo cho trẻ có niềm vui trong hoạt động
Có nhiều phương tiện để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ như rèn luyện thông qua hoạt động học có chủ đích, hoạt động chơi ở các góc, hoạt động ngoài trời (HĐNT), hoạt động chiều… Theo tôi, việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT ở trường MN là một trong các phương tiện phù hợp
Trang 10với trẻ Vui chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội để vận động toàn thân, rèn luyện các KNVĐCB trong các TCVĐ và chơi tự do
Hiện nay, việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT
ở trường MN còn có một số hạn chế như mức độ thực hiện KNVĐCB của trẻ chưa cao, trẻ tuy tham gia vận động nhưng chưa sử dụng đúng KNVĐCB và chúng ít chủ động trong hoạt động rèn luyện KNVĐCB của mình
Thực trạng này do một số nguyên nhân như: GV chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ, quá trình tổ chức của GV còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức, trẻ không tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế…
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận, tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN nhằm phát triển thể chất cho trẻ, góp phần phát triển nhân cách toàn diện
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 –
4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho
trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN
4 Giả thuyết khoa học
Mức độ thực hiện KNVĐCB của trẻ 3 – 4 tuổi ở một số trường MN còn chưa cao, nếu sử dụng một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 –
4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN một cách khoa học, hợp lí thì KNVĐCB của trẻ sẽ được củng cố và nâng cao
Trang 115 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN
- Đề xuất biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN
- Tiến hành thực nghiệm (TN) sư phạm các biện pháp đã đề ra
6 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nhóm kĩ năng vận động cơ bản: đi, chạy, thăng bằng
- Nghiên cứu HĐNT ở trường MN: TCVĐ và chơi tự do
- Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 30 GV và 90 trẻ tại một số trường
MN trên địa bàn Thành phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, như: Giáo trình, sách chuyên ngành, tạp chí, trang web giáo dục…
7.2 Phương pháp điều tra giáo dục
Sử dụng phiếu hỏi GV nhằm tìm hiểu nhận thức của GV về việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN
7.3 Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát nhằm tìm hiểu những biện pháp tác động của GV và mức độ thực hiện KNVĐCB của trẻ thông qua HĐNT ở trường MN
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Áp dụng một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT nhằm chứng minh giả thuyết
7.5 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, phân tích kết quả khảo sát và thực nghiệm sư phạm
Trang 128 Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 9/2016 đến tháng 6/2017:
- Từ 5/9/2016 đến 29/01/2017 (21 tuần): Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài, tìm hiểu thực trạng và đề xuất biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT ở trường MN
- Từ 30/01/2017 đến 12/3/2017 (6 tuần): Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đã đề ra
- Từ 13/3/2017 đến 30/4/2017 (7 tuần): Xử lí số liệu thực nghiệm và hoàn thiện luận văn
- Từ 01/5/2017 đến tuần đầu tháng 6/2017 (6 tuần): Hoàn thành thủ tục
và bảo vệ luận văn
Trang 13Trẻ em là giai đoạn bình minh của con người Chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một trong các nội dung không thể thiếu được và còn là một trong những nhiệm vụ chính của hệ thống giáo dục cho trẻ trước tuổi đi học Trong đó, nhiệm vụ giáo dưỡng là rèn luyện KNVĐCB được đặt lên hàng đầu Từ xưa đến nay, vấn đề này luôn được sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước cũng như ngoài nước
1.1.1 Một số nghiên cứu nước ngoài
Con người từ thuở bình minh đã quan tâm đến việc rèn luyện thể chất, rèn luyện các KNVĐCB Nhìn tổng quát, có hai nền văn minh: Phương Đông
và Phương Tây
Cùng phát triển với nền văn hóa, việc rèn luyện thể chất của các nước Phương Đông có lịch sử hàng mấy nghìn năm Xuất phát từ triết học Phương Đông với nền tảng học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Bát quái, mục tiêu rèn luyện thể chất là rèn luyện con người toàn diện: thể lực, trí tuệ, khí phách, v.v… tạo nên sức mạnh tổng hợp Như Hoa Đà – danh y nổi tiếng của Trung
Trang 14Quốc ở thế kỉ II đã nói: “Vận động giúp khí huyết lưu thông và ngăn ngừa
bệnh tật” [49]
Phương Tây cổ đại, Hi Lạp cổ chia ra nhiều thành bang như Athens, Sparta, Thebes… Trong đó thành bang Sparta chú trọng đến rèn luyện thể chất, chủ yếu rèn luyện KNVĐCB cho trẻ em từ thời thơ ấu bằng con đường kinh nghiệm Những trẻ khỏe mạnh, cứng cáp và có khả năng chống đỡ được các tác nhân của môi trường xung quanh thì để nuôi, trẻ ốm yếu bị thủ tiêu Lúc bấy giờ các nhà triết học, các nhà giáo dục chưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa thể giải thích được cơ chế tác động của các bài tập rèn luyện KNVĐCB do đó đánh giá hiệu quả của các bài tập theo kết quả bên ngoài (đúng hơn, thuần thục hơn, kĩ thuật hơn, có nhiều kĩ năng hơn…) Sau
đó họ đã biết liên kết các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cụ thể, cũng như các biện pháp rèn luyện và phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền… thành một
hệ thống thống nhất Mục tiêu của nền giáo dục này là đào tạo các chiến binh phục vụ cho các cuộc chinh chiến thế nên quá trình rèn luyện các kĩ năng chiến đấu như đi, chạy, lăn, bò, trườn, kĩ năng sử dụng vũ khí… được đặt lên hàng đầu [38]
Nhà sư phạm Tiệp Khắc kiệt xuất – J.A Cômenxki (1592 – 1670) đã đặt cơ sở cho khoa học sư phạm Ông cho rằng nguyên tắc phù hợp với tự nhiên là nguyên tắc cơ bản của hệ thống giáo dục của mình Theo ý kiến của ông, để giáo dục được đúng, cần nghiên cứu tự nhiên và đi theo các quy luật của tự nhiên Cho đến nay nguyên tắc phù hợp với tự nhiên do Cômenxki nêu lên vẫn giữ được ý nghĩa của nó Ông nhấn mạnh đến tự nhiên bao quanh con người, tổ chức các HĐNT, dùng môi trường tự nhiên bên ngoài để rèn luyện các KNVĐCB cho con người [38]
Hệ thống GDTC ở Thụy Điển đại biểu ưu tú chính là hai cha con P Lingơ (1776 - 1839) và I Lingơ (1820 – 1886) Qua việc nghiên cứu về giải
Trang 15phẫu và sinh lí của trẻ em, hai ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bắt đầu GDTC từ lứa tuổi còn thơ ấu và trẻ em cần phải áp dụng những bài tập tăng cường và phát triển thân thể Theo ý kiến của ông: củng cố và tăng cường sức khỏe là nhiệm vụ duy nhất của thể chất nên trẻ em cần nâng cao sự gắng sức thể lực chung (thí dụ: bài tập đi bộ kết hợp với bật nhảy, các bài tập thăng bằng…) Tư thế đúng của tay, chân và mình được đặc biệt chú ý trong khi thực hiện các vận động đi, chạy, nhảy… kết hợp với khả năng giữ thăng bằng
Để tiếp tục hoàn thiện thêm các bài tập, Lingơ đã bổ sung dụng cụ trong quá trình rèn luyện các KNVĐCB [38]
Hệ thống GDTC ở Pháp, Phơanxixcô Amôrốt (1770 – 1848) có công lớn trong việc biên soạn các bài tập rèn luyện KNVĐCB Theo ông, những bài tập thể dục tốt là bài tập hình thành các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, trườn bò, ném, đấu kiếm… Quá trình tiến hành theo nguyên tắc chung vừa sức với người tập và đơn giản trong chừng mực có thể Các bài tập tiến hành theo trình tự từ dễ đến khó [38]
Nhà giáo dục học, giải phẫu học, thầy thuốc Piốt Lesghapht (1837 – 1909) có vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học và thực tiễn GDTC Ông xuất bản một loạt tác phẩm về sinh học, giải phẫu, GDTC … Trong đó,
quan trọng nhất là tác phẩm: “Giáo dục gia đình và hướng dẫn giáo dưỡng
thể chất cho trẻ ở lứa tuổi đến trường” Ông cho rằng GDTC là chuẩn bị con
người cho lao động sáng tạo, sao cho có thể sử dụng sức lực, KNVĐCB… của mình với sự tiêu hao năng lượng ít nhất mà giành được kết quả tốt nhất Trẻ em nên rèn luyện kĩ năng tự lĩnh hội các bài tập vận động và các vận động này được áp dụng trong các điều kiện khác nhau dưới các hình thức khác nhau [38]
Theo tác giả L.K Khai-li-sốp trong cuốn Giáo dục thể dục cho thiếu
nhi trong gia đình, ở vườn trẻ, lớp mẫu giáo coi GDTC là bộ phận không thể
Trang 16tách rời của nền giáo dục, hướng đến rèn luyện cho trẻ các KNVĐCB và khả năng phối hợp giữa các KNVĐCB với nhau Ông đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện thân thể qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, “giờ bài tập”, trò chơi, hoạt động dạo chơi, các yếu tố thiên nhiên vô sinh… một cách có hệ thống Các hoạt động đó không chỉ diễn ra ở nhà trường hoặc cơ quan giáo dục nào khác mà chính các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý đến việc rèn luyện các KNVĐCB cho trẻ [18]
Maria Montessori (1896 – 1952) bác sĩ, nhà tâm lí giáo dục của nước
Ý Dựa trên nền tảng của tâm lí học phát triển và lí thuyết học, bà cho rằng trẻ
em là một chủ thể tích cực, chủ động, tự lựa chọn nội dung học tập của mình một cách độc lập Hình thức học này gọi là “hoạt động tự do”, “vui chơi tự do” Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ em, bà đưa ra 8 nguyên tắc cho phương pháp giáo dục của mình Trong đó, nguyên tắc “vận động và nhận thức” được nhắc đến đầu tiên Bà nhấn mạnh đến việc trẻ chỉ được phát triển khi trẻ vận động và tự vận động Bà cho rằng vận động và nhận thức có mối quan hệ với nhau, suy nghĩ và vận động là một quá trình Những điều này cho thấy rằng giáo dục nên tăng cường các hoạt động vận động để mở đường cho hoạt động nhận thức [45]
Trong cuốn “Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi đi học” của tác giả
Lưu Tân – người Trung Quốc đã chỉ ra 4 mặt của bài tập động tác: bài tập động tác cơ bản, bài tập thể dục cơ bản, TCVĐ và các hoạt động vận động với dụng cụ Trong đó rèn luyện các bài tập động tác cơ bản là mục tiêu, nội dung quan trọng và là biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ hoạt động thể dục thể thao Theo ông, hoạt động này có thể rèn luyện toàn bộ cơ thể một cách có hiệu quả, nâng cao và phát triển các tố chất thể lực, tăng cường thể chất; phát triển các năng lực hoạt động cơ bản và tạo điều kiện để các em thích ứng tốt hơn đối với xã hội [34]
Trang 17Như vậy, vấn đề GDTC nói chung và rèn luyện KNVĐCB nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới Mặc dù theo đuổi những mục đích về chính trị, quân sự, giai cấp, tôn giáo, văn hóa, giáo dục… khác nhau, có những quan điểm khác nhau nhưng hầu như tất cả mọi nền văn minh, mọi tác giả đều thừa nhận vai trò to lớn của việc rèn luyện KNVĐCB trong cuộc sống của mỗi con người
1.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Những vốn sống kinh nghiệm của dân tộc ta cùng với mối quan hệ lâu đời với các nước làng giềng Phương Đông và ảnh hưởng của nền thể dục thể thao Phương Tây từ thế kỉ 19, nên việc rèn luyện KNVĐCB cũng được khá nhiều tác giả đề cập với nhiều khía cạnh khác nhau
Thời kì phong kiến có các trường học, tại đó cùng với các kiến thức về tôn giáo, trẻ em được học các kiến thức vệ sinh, rèn luyện thân thể Hoạt động rèn luyện thể chất đặc biệt là rèn luyện KNVĐCB được tổ chức ở ngoài trời với không gian rộng rãi dưới hình thức: bài tập rèn luyện thân thể, trò chơi, trò chơi kết hợp với các bài đồng dao… để phát triển vận động, ý thức thẩm
mĩ, tăng vẻ đẹp và sự hài hòa của động tác… [38]
Trong cuốn “Thể dục và trò chơi vận động” của tác giả Đồng Văn
Triệu, ông đã biên soạn 10 động tác thể dục cho trẻ em Các bài tập thể dục này trên cơ sở sinh lí, tâm lí của “lớp vỡ lòng”, với mục đích giúp cơ thể trẻ phát triển đều đặn, tạo điều kiện chống bệnh tật Ngoài ra ông còn sưu tầm những trò chơi dân gian để củng cố và rèn luyện các nhóm cơ bắp mà trẻ mới được học Phần lớn các trò chơi này diễn ra ngoài trời, với khoảng không gian rộng, thoáng, an toàn [40]
Tác giả Lương Kim Chung và Đào Duy Thư trong cuốn “Vun trồng thể
lực cho đàn em nhỏ” đã đề cập đến phương pháp tổ chức các bài tập thể dục,
trò chơi và HĐNT dựa trên những đặc điểm về sinh lí học, tâm lí học của các
Trang 18em mẫu giáo Trong đó ông xem HĐNT như là một phương tiện để giáo dục KNVĐCB cho trẻ, thế nên không nhất thiết phải gò trẻ vào kĩ thuật vận động chính xác mà cần thiết là trẻ được vận động cơ bản nhiều và vận động một cách tự nhiên trong môi trường thiên nhiên [11]
Trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao” của tác giả
Trương Quốc Yên đã cho chúng ta thấy quan điểm của Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới về vấn đề rèn luyện thể chất trong nhà trường và ngoài xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh coi giáo dục và rèn luyện thể chất
là một mặt cần thiết, quan trọng như các mặt giáo dục khác Người khẳng định
nó đem lại cho tuổi trẻ sức khỏe, mà sức khỏe là cái quý nhất của con người Cho nên phải rèn luyện sức khỏe ngay từ lứa tuổi nhỏ và những kĩ thuật động tác phải phù hợp với đặc điểm sinh lí, cấu trúc cơ thể và độ tuổi của con người [48]
Trong luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Hồng Phương: “Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)” đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất các phương pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ Bà quan tâm đến bài tập vận động và TCVĐ Từ đó, bà đưa ra 4 nhóm phương pháp, trong đó phương pháp ôn luyện kĩ năng vận động cũ và xem yếu tố chơi, thi đua, chia nhóm như là phương tiện, hình thức tạo cơ hội cho trẻ được tích cực vận động, rèn luyện KNVĐCB, giải quyết tình trạng nhiều trẻ trong một lớp học [27]
Nguyễn Thị Tuyết Ánh với luận văn Thạc sĩ đã nghiên cứu “Một số biện phát tổ chức HĐNT nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5 – 6 tuổi” Tác giả
đã đề cập và đưa ra các biện pháp: chọn lựa trò chơi phù hợp nhằm phát triển thể lực, lập kế hoạch, tạo môi trường, phương tiện phong phú, đánh giá trẻ trong HĐNT, tăng cường rèn luyện có hệ thống các kĩ năng vận động là những biện pháp có tính chất quyết định đến sự phát triển các KNVĐCB Đây là cơ sở
để giúp trẻ tự tin, hứng thú với hoạt động, thích tham gia vào hoạt động [1]
Trang 19Có thể thấy, các công trình nghiên cứu lí luận – thực tiễn trong và ngoài nước đã đề cập đến nhiều khía cạnh của việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ Phần lớn các công trình đó tập trung nghiên cứu rèn luyện KNVĐCB trong hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi… Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa rèn luyện KNVĐCB trong HĐNT Vì vậy, dựa vào kết quả nghiên cứu của các công trình kể trên, tôi
mạnh dạn đi sâu nghiên cứu “Biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho
trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời”, qua đây góp phần làm phong
phú thêm thông tin về lí luận và thực tiễn cho vấn đề này
1.2 Cơ sở lí luận về kĩ năng vận động
1.2.1 Vận động
* Khái niệm: Khái niệm vận động được quan tâm và nghiên cứu dưới
nhiều khía cạnh khác nhau:
Trong triết học, Ph Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung
nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” Có rất nhiều hình thức vận động của thể chất (vận động cơ học, vật lí, hóa học, sinh học, xã hội), trong đó hình thức vận động phức tạp nhất của vật chất, đó là vận động của sinh vật, cụ thể là vận động của động vật cao cấp – con người [28], [37]
Xét ở góc độ sinh lí học, việc nắm vững các chi tiết vận động được xác
định bởi sự hình thành hệ thống mới của sự hoạt động não cho nên ta có thể nói rằng vận động chính là quá trình hoạt động của hệ thần kinh cao cấp [29]
Trong tâm lí học, vận động là hoạt động có ý thức của con người, là sự
chuyển hóa lẫn nhau để tạo ra cái mới [43] Vận động thúc đẩy sự phát triển tâm
lí Ví dụ như sự phát triển vận động của bàn tay, ngón tay cho phép trẻ hoạt động
Trang 20một cách đa dạng với đồ vật, hay việc biết đi giúp trẻ mở rộng phạm vi tiếp xúc với môi trường xung quanh… nhờ đó mà tâm lí của trẻ phát triển [8]
Ở góc độ giáo dục học, vận động có trong mọi hoạt động của con
người, nó có tác động tốt lên cơ thể nếu đúng tư thế và vừa sức Vận động là
sự tác động tích cực của các giác quan vận động của con người, phương tiện
cơ bản, đặc biệt của quá trình GDTC Chúng ta GDTC cho trẻ chủ yếu là thông qua hoạt động tự vận động của trẻ [29], [38]
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Lân thì vận động được hiểu là sự thay đổi chỗ hay tư thế của toàn bộ hay một phần thân thể Vận động là điều kiện giữ gìn sức khỏe [19]
Vậy, có thể nói: Từ khi trẻ mới sinh ra, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người Trong đó
có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh Vận động làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, cân đối, sức khỏe được tăng lên làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người
* Nội dung phát triển vận động:
Phát triển các nhóm cơ: Cơ hô hấp, tay-vai, cơ chân, cơ lưng, cơ bụng… Phát triển các vận động cơ bản (vận động thô): Đi, chạy, nhảy, thăng bằng, leo trèo… Trẻ thực hiện các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời, với các dụng cụ như bóng, dây, gậy, vòng…
Phát triển các vận động tinh: Vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối hợp vận động mắt – tay và kĩ năng sử dụng các đồ dùng, dụng
cụ (kéo, bút, đồ chơi…)
* Cơ sở sinh lí của sự hình thành thói quen vận động ở trẻ
Qua nghiên cứu học thuyết của I.P Pavlov về sự hoạt động của hệ thần kinh cao cấp, quá trình hình thành những thói quen vận động cơ bản đúng đắn của trẻ sẽ là cơ sở để tiếp tục phát triển và hoàn thiện chúng ở lứa tuổi tiếp
Trang 21theo Cơ sở sinh lí của việc hình thành những thói quen vận động là quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động Quá trình này diễn ra theo các giai đoạn liên tục và chúng có quan hệ với nhau [29], [39], [40]
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn hình thành hiểu biết sơ bộ về động tác
Quá trình hưng phấn có tính chất khuếch tán lan truyền sang các trung tâm khác của cơ quan phân tích vận động Do đó trẻ thường thiếu tin tưởng trong khi vận động, các cơ bắp căng hết sức, có nhiều động tác thừa, thiếu chính xác về thời gian và không gian Có thể nói, đây là giai đoạn lan tỏa các phản
xạ có điều kiện
Giai đoạn 2: Diễn ra các quá trình chuyên môn của các phản xạ có điều
kiện Phát triển ức chế để hạn chế quá trình kích thích lan truyền rộng rãi Xác định được phối hợp và chính xác của vận động, hình thành định hình động lực Toàn bộ các phản xạ có điều kiện được phát triển theo thứ tự nhất định và
có sự phối hợp cân bằng của các cơ quan bên trong Trong chừng mực nào đó việc thực hiện động tác đã có độ chính xác cao hơn ở giai đoạn thứ nhất
Giai đoạn 3: Hình thành một hệ thống liên hệ tạm thời phức tạp có tính
chất củng cố định hình động lực và ổn định được thói quen vận động Quá trình thực hiện động tác không còn bị gò bó, tiết kiệm được sức lực, tính nhịp điệu của động tác được thể hiện, trẻ tin tưởng vào hoạt động vận động của mình và có thể thực hiện được những biến dạng động tác theo những điều kiện thực tiễn (trò chơi và cuộc sống)
1.2.2 Vận động cơ bản
* Khái niệm: Vận động cơ bản là những vận động cần thiết đối với con
người trong cuộc sống và được sử dụng trong hoạt động, hoàn cảnh khác nhau như: đi, chạy, nhảy, bài tập thăng bằng…, khắc phục khó khăn: nhảy qua rãnh nước, trèo lên cây… Khi vận động nó thu hút một số lớn cơ bắp làm việc [26], [39]
Trang 22* Khái niệm bài tập vận động cơ bản: Bài tập vận động cơ bản là một loạt
bài tập thể chất, bao gồm hệ thống các hành động vận động được chọn lọc từ các vận động cơ bản, tác động lên các nhóm cơ bắp lớn của cơ thể nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục trong quá trình GDTC cho trẻ [26]
* Ý nghĩa:
Khi thực hiện bài tập vận động cơ bản sẽ thu hút đa số các nhóm cơ bắp hoạt động, đẩy mạnh quá trình hoạt động sinh lí và nâng cao hoạt động sống của toàn bộ cơ thể Như vậy qua luyện tập bài tập vận động cơ bản giúp hoàn thiện khả năng làm việc của hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, củng cố và phát triển cơ bắp, rèn luyện, hình thành các tư thế đúng… Nó có tác dụng tốt tới sức khỏe và phát triển thể lực, tạo điều kiện phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo…
Ngoài ra, các bài tập vận động cơ bản còn có tác dụng:
- Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian: sự định hướng trong khi vận động, vị trí để các dụng cụ, mối liên hệ giữa các vật trong không gian, phát triển khả năng ước lượng bằng mắt
- Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng về thời gian: sự lâu dài – kéo dài của việc thực hiện vận động, tính thứ tự của những giai đoạn riêng biệt của vận động, thực hiện vận động theo nhịp điệu cho sẵn hay theo nhịp điệu cá nhân…
- Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong hoạt động tập thể: vị trí của mình trong đội hình chung
- Bài tập vận động cơ bản góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, giáo dục
về cái đẹp khi vận động, tính chính xác và tính biểu cảm
* Phân loại các bài tập vận động cơ bản [8], [26], [27]
Số lượng các bài tập thể dục cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, nên cần phải có sự phân loại Trên cơ sở đó đề ra phương pháp, biện pháp để rèn luyện phù hợp với độ tuổi của mỗi trẻ
Trang 23V.X Pharphen đã tiến hành phân loại các bài tập vận động cơ bản: Dựa vào tình huống diễn ra, ông chia thành bài tập chuẩn và bài tập không chuẩn
- Bài tập chuẩn: Người tập biết trước được trình tự và hình thức tiến hành các động tác Các bài tập chuẩn cũng rất phong phú: đi, chạy, nhảy… Trong các bài tập này thành tích của người tập có thể đo được, đếm được
- Bài tập không chuẩn (tình huống): Các động tác luôn thay đổi phụ thuộc vào tình huống Ví dụ: chuyền bóng theo các hướng
Dựa vào quá trình hoạt động, do hoạt động cơ bắp đã gây nên những biến đổi sinh lí trong cơ thể, vì vậy các bài tập thể lực có thể được phân ra làm các bài tập động và bài tập tĩnh Đặc điểm nổi bật của các dạng bài tập trên là có sự di chuyển cơ thể hoặc một bộ phận của cơ thể trong không gian
Dựa vào tố chất thể lực, người ta chia bài tập vận động cơ bản thành các loại:
- Bài tập sức nhanh: đi, chạy…
- Bài tập sức mạnh: nhảy, ném…
- Bài tập sự khéo léo: cảm giác thăng bằng…
- Bài tập sức bền: đi chậm, chạy chậm
Dựa vào cấu trúc, đặc điểm cấu tạo động tác và tính chu kì người ta phân chia thành 2 loại bài tập:
- Bài tập vận động cơ bản có chu kì: là những vận động khi thực hiện chúng, toàn bộ cơ thể và một bộ phận nào đó của cơ thể không ngừng lặp lại
vị trí ban đầu như đi, chạy, bò, trườn
- Bài tập vận động cơ bản không có chu kì: là những vận động khi thực hiện chúng không có sự lặp lại các động tác của người tập như ném, nhảy…
Trong một số bài tập vận động cơ bản, các động tác không có chu kì xảy ra sau động tác có chu kì Ví dụ: chạy đà để nhảy
Trang 24Dựa vào tính chu kì, tố chất thể lực, đặc điểm của bài tập vận động cơ bản… người ta chia vận động cơ bản thành 4 nhóm: [26], [27]
- Nhóm 1: Đi, chạy, thăng bằng
- Nhóm 2: Nhảy, bật xa, bật sâu…
1.2.3 Kĩ năng vận động cơ bản
Tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều là phản xạ Do yêu cầu, mục đích của vận động và để thích nghi với điều kiện sống, các phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động tác có ý nghĩa và trở thành kĩ năng
Khi những động tác thực hiện chuẩn xác, nhịp nhàng sẽ được gọi là kĩ năng Khái niệm kĩ năng đã nói lên thói quen và phải trải qua một thời gian nhất định Thế nên kĩ năng vận động của trẻ được hình thành phải thông qua quá trình tập luyện thường xuyên
Kĩ năng vận động là một hình thức hành động, được hình thành theo
cơ chế phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình luyện tập thường xuyên Hay nói cách khác:
* Kĩ năng vận động: là khả năng vận động ở mức độ cần phải tập
trung chú ý cao vào từng chi tiết của bài tập vận động, các chi tiết của bài tập vận động được luyện tập chưa liên tục, chưa nhuần nhuyễn, chưa đảm bảo độ bền vững
Trang 25* Bản chất của kĩ năng vận động
Pavlov – nhà sinh lí học người Nga đã chỉ ra rằng trong quá trình hình thành các dạng hoạt động hay hình thành phản xạ có điều kiện phải có sự hình
thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các vùng khác nhau trên vỏ bán
cầu đại não Mà hoạt động bình thường của vỏ não là kết quả của hai quá trình hưng phấn và ức chế Đường liên hệ thần kinh tạm thời được củng cố bằng những kích thích có điều kiện thông qua quá trình luyện tập Hay nói một cách khác phản xạ có điều kiện là mối liên hệ giữa cơ thể và môi trường Phản xạ có điều kiện cần có một quá trình xây dựng trong đời sống, trong luyện tập để hình thành đường liên hệ tạm thời
Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện ở người và động vật thí nghiệm
có sự khác biệt rõ rệt Ở động vật, đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành chỉ bằng những kích thích có điều kiện, không điều kiện và lặp lại những kích thích đó Ở người, KNVĐCB có đặc điểm khác với phản xạ có điều kiện là trong KNVĐCB có sự tác động của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai Vì vậy, sự hình thành KNVĐCB phức tạp hơn nhiều so với việc hình thành phản xạ
có điều kiện ở động vật Thí dụ: Phản xạ tiết nước bọt ở chó nhờ ánh đèn, chỉ cần nhắc lại các kích thích từ 5 – 7 lần thì phản xạ đó được hình thành và bền vững Nhưng quá trình hình thành KNVĐCB phải được củng cố bằng những kích thích có điều kiện thông qua quá trình luyện tập thường xuyên Như vậy điều kiện căn bản để hình thành kĩ năng là phải củng cố đường liên hệ thần kinh tạm thời, tạo ra khả năng hưng phấn của hệ thần kinh
KNVĐCB được xây dựng dựa trên sự tác động của cả hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai Việc xây dựng kĩ năng vận động có thể được tiến hành thông qua phương pháp làm mẫu (thị phạm) và giảng giải Như vậy KNVĐCB là những hình thái phản xạ học được trong cuộc sống, trong quá trình tập luyện theo cơ chế đường liên hệ thần kinh tạm thời [8]
Trang 26* Các dấu hiệu đặc trưng của kĩ năng vận động cơ bản:
Việc điều khiển các động tác – thành phần của hành động trọn vẹn, diễn ra chưa được tự động hóa mà phải luôn luôn có sự kiểm tra của ý thức,
sự hoàn thiện các phương pháp giảng dạy, vào độ khó của động tác
Rèn luyện KNVĐCB có một giá trị giáo dưỡng rất lớn bởi vì cơ sở của chúng ta là sự tìm tòi, sáng tạo, là sự so sánh, phân tích, tổng hợp đánh giá các cách thức thực hiện động tác, tức là phải tư duy một cách tích cực
* Đặc điểm tiếp thu kĩ năng vận động cơ bản ở trẻ em
Trong quá trình tập luyện, trẻ ở lứa tuổi này rất khó để thực hiện các động tác thực tập ngay được Quá trình hình thành động tác ở trẻ tuân theo quy luật từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Thực tế cho thấy muốn hình thành động tác một cách chuẩn xác phải dựa trên những động tác đơn giản hoặc những động tác đã được tiếp thu từ trước
Ở những kĩ năng nhiều thành phần thì không phải là mới hoàn toàn mà
có những động tác đã được học từ trước
Như vậy, muốn tiếp thu được các kĩ năng động tác phức tạp phải dựa trên cơ sở lưu dấu vết của những động tác đã có trước Khi cần phải tiếp thu các kĩ thuật vận động phức tạp mà thành phần của chúng có nhiều động tác mới lạ, thường phải sử dụng các bài tập hỗ trợ, chuẩn bị xây dựng kĩ năng theo từng phần Tóm lại, muốn xây dựng những kĩ năng động tác phức tạp phải dựa trên cơ sở của sự tiếp thu những động tác đơn giản Ví dụ: Kĩ năng
Trang 27đi được hình thành trên cơ sở kĩ năng đứng, kĩ năng chạy được hình thành trên cơ sở kĩ năng đi
Trong thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp các KNVĐCB không được củng cố vững chắc không những không góp phần thúc đẩy, mà ngược lại còn cản trở sự hình thành kĩ năng động tác mới Nhất là trong trường hợp cấu trúc động tác mới làm thay đổi kĩ năng động tác cũ Cho nên trong quá trình tập luyện, khi tập một động tác phải đảm bảo hình thành động tác đúng ngay từ đầu, vì sửa một động tác sai đã được củng cố vững chắc còn khó hơn
và cần nhiều thời gian hơn tập một động tác mới
Khi một động tác được thực hiện nghĩa là từ khi tiếp nhận kích thích, thần kinh phân tích và tổng hợp rồi đưa ra chương trình vận động Đó là cả một quá trình đòi hỏi nhiều yếu tố tham gia Bởi vì kĩ năng vận động không phải chỉ là những cử động, động tác đơn giản mà là một tổ hợp nhiều cử động, nhiều động tác phối hợp với nhau theo một trình tự nhất định để tạo nên một hệ thống vận động thống nhất Trong quá trình hình thành KNVĐCB, dấu vết của hoạt động vận động rất quan trọng bởi vì cấu trúc của một động tác được xác định bởi dấu vết của kích thích trước, dấu vết của động tác mới được hình thành và những tín hiệu qua cơ quan phân tích chạy lên hệ thần kinh báo hiệu việc hình thành nên chương trình làm việc của hệ vận động
* Các giai đoạn hình thành kĩ năng vận động cơ bản
Quá trình hình thành KNVĐCB cho trẻ MN diễn ra theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Hình thành kĩ năng vận động đầu tiên
Mục đích: Giúp trẻ có những hiểu biết sơ bộ về các thành phần cơ bản
của kĩ thuật bài tập
Nhiệm vụ: Hình thành ở trẻ những biểu tượng toàn vẹn của bài tập, nắm
được các bước cơ bản của bài tập
Trang 28Cơ chế sinh lí: Diễn ra sự lựa chọn các phản xạ không điều kiện để hình
thành phản xạ có điều kiện vừa thu được, đồng thời hình thành những phản xạ mới mà trẻ chưa có kinh nghiệm vận động Trong khoảng thời gian ngắn trẻ làm quen với các động tác mới mang tính chất khuếch tán của quá trình hưng phấn trong vỏ đại não, thiếu sự ức chế trong Cuối giai đoạn này là một hệ thống phản
xạ vận động tương ứng với phần cơ bản của kĩ thuật bài tập vừa được hình thành
Đặc điểm: Trẻ thiếu tự tin trong lúc vận động, các cơ bắp đều căng hết
mức, dùng sức chưa đúng giữa các bước của bài tập và thiếu sự liên tục, có nhiều cử động thừa, thiếu chính xác về không gian và thời gian do quá trình hưng phấn bị khuếch tán, lan truyền sang các trung tâm khác của cơ quan phân tích vận động
Giai đoạn 2: Học sâu từng phần của bài tập
Mục đích: Chuyển kĩ năng thô sơ ban đầu thành kĩ năng chính xác, chú
ý đến các chi tiết kĩ thuật
Nhiệm vụ: Giúp trẻ nắm chắc hơn các phần cơ bản của kĩ thuật bài tập
đã học và các chi tiết của nó
Cơ chế sinh lí: Sự ức chế phân biệt trong sự phát triển, hạn chế sự lan
truyền của các quá trình hưng phấn Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai dần dần được nâng cao, hoàn thiện những vận động trong vỏ đại não, tạo ra những mối liên hệ tạm thời phức tạp, nhờ việc lặp đi lặp lại hệ thống các phản xạ có điều kiện của bài tập đã học, để dần tiến tới hình thành những định hình động lực ở giai đoạn sau
Đặc điểm: Trẻ hiểu nhiệm vụ và hành động của mình Các kĩ năng vận
động được hình thành với đầy đủ các chi tiết của kĩ thuật bài tập, bắt đầu xuất hiện các tố chất vận động, nhưng thường dao động Trẻ biết dùng sức hợp lí giữa các phần của bài tập, củng cố hệ thống phản xạ về bài tập vận động, bước đầu biết phối hợp giữa tay và chân
Trang 29Giai đoạn 3: Củng cố và tiếp tục hoàn thiện kĩ năng vận động, ổn định
kĩ năng
Mục đích: Chuyển những kĩ năng vận động đã học thành kĩ xảo vận
động (nếu có thể)
Nhiệm vụ: Củng cố kĩ thuật bài tập đã học, tiếp tục hoàn thiện các chi
tiết kĩ thuật của bài tập đó
Cơ chế sinh lí: Hình thành định hình động lực của các mối hiên hệ giữa
các phản xạ đã được hình thành, trong mối liên hệ tác động qua lại giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất liên quan đến phản xạ có điều kiện được thành lập trên
cơ sở phản xạ không có điều kiện và hệ thống tín hiệu thứ hai liên quan đến lời nói của GV, tư duy của trẻ Hệ thống tín hiệu thứ hai giữ vai trò chủ đạo
Đặc điểm: Trẻ đã nắm vững kĩ năng của bài tập vận động đã học, biết tiết
kiệm sức lực, tập thoải mái tự nhiên, không gò bó, tập một cách tự do, chính xác
Trẻ tự tin, tin tưởng vào hành động của mình và thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác, áp dụng được những vận động đó vào thực tế, khi dạo chơi, chơi TCVĐ
1.2.4 Đặc điểm vận động cơ bản của trẻ 3 – 4 tuổi
1.2.4.1 Vận động đi
* Khái niệm: Đi là một trong những loại vận động cơ bản của con
người Đi là hoạt động cơ bản trong đời sống sinh hoạt học tập, lao động sản xuất Thế nên đi có rất nhiều quan niệm khác nhau:
Theo từ điển Tiếng Việt, đi là di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng
những bước chân [49]
Theo quan điểm sinh học, đi là phản xạ có điều kiện, là sự luân phiên
giữa vận động (di chuyển hai chân) và nghỉ ngơi (khi trọng tâm dồn lên một chân để chuyển một chân về phía trước – sau) tạo những điều kiện thuận lợi
để thải từ các mô các chất cặn bã có trong máu
Trang 30Ở góc độ giáo dục học, đi là vận động có chu kì, là phương thức di
chuyển vị trí cơ thể cơ bản nhất, tự nhiên nhất, dễ nhất và tiết kiệm sức nhất
Đi là một trong những nội dung giảng dạy ở trường MN, là hoạt động có tác dụng trực tiếp trong quá trình rèn luyện tư thế, tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện và nâng cao một số tố chất vận động cơ bản [28]
* Mục đích và tác dụng của vận động đi
Tăng cường sức khỏe cho trẻ em, nhất là phát triển sức mạnh của chân
và sự chịu đựng của cơ quan nội tạng Trong quá trình rèn luyện đi, hoạt động của cơ bắp, các hệ cơ quan nội tạng cũng được đẩy mạnh, nhất là quá trình trao đổi chất được nhanh hơn Các tố chất nhanh được phát triển làm cơ sở nền tảng cho các vận động cơ bản khác của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Ý nghĩa sinh học của động tác đi phụ thuộc vào nhịp điệu và năng lượng tiêu hao trong khi thực hiện động tác
Đi bình thường, đi đúng giúp củng cố cơ chân, cơ tay, tăng cường hoạt động của tim, phổi và không gây mệt mỏi cho trẻ Nhịp điệu nhanh, chậm của động tác đi có ảnh hưởng đến sự thay đổi chất và có tác dụng khác nhau Đi với nhịp điệu nhanh đòi hỏi cung cấp nhiều máu cho các cơ bắp làm việc và quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn
Dạy cho trẻ em tư thế đi chính xác, hợp lí, uốn nắn những tư thế đi sai lệch như: đi chân chữ bát, vòng kiềng, đi hay cúi đầu, đi thân lắc lư, lệch vai,
gù lưng trên cơ sở đó mà sửa đổi tốc độ và bước đi dài ngắn cho phù hợp,
để nâng dần khả năng hoạt động tự nhiên, phục vụ trong lao động Khi giảng dạy GV cần đặc biệt quan tâm và đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật, trẻ cần thực hiện các tư thế chính xác Mặt khác cần thường xuyên chú ý sửa chữa tư thế
đi của trẻ trong học tập, sinh hoạt và lao động
* Đặc điểm vận động đi của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Do sự phát triển của hệ thần kinh được hoàn thiện hơn, quá trình cốt hóa của xương xảy ra nhanh hơn Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ giữ
Trang 31được tư thế đúng đắn hơn trong động tác đi Trẻ biết giữ được hướng và biết thay đổi hướng khi đi dưới sự hướng dẫn của GV Đi bộ của trẻ ở lứa tuổi này
có đặc điểm là nhịp điệu chưa ổn định, phối hợp tay chân chưa nhịp nhàng, khả năng thay đổi trong không gian chưa tốt
Nếu được hướng dẫn có hệ thống, trẻ 3 tuổi biết đi vững, bắt đầu chạy Các động tác thừa đã mất đi, bước đầu trẻ biết phối hợp các phần riêng lẻ trong vận động đi Khi đi, trẻ đã biết giữ đầu và ngực thẳng, biết phối hợp tay chân tuy chưa nhịp nhàng, thân vẫn còn dao động sang hai bên
Theo E.G Lê-vi Gô-nhép-xkai-a, trẻ 3 tuổi chỉ còn hơi co chân trong tư thế ban đầu, trong lúc đi chân đưa ra trước vẫn chưa thật đúng, chân chưa thẳng được như yêu cầu cần thiết Bước đi của trẻ không được dài, ngoài ra trẻ thường đặt cả hai bàn chân xuống đất và hai bàn chân vẫn đặt song song Bên cạnh đó, trẻ lứa tuổi này đã biết đi nối đuôi nhau, đi hàng đôi, đi vòng tròn, có khả năng điều khiển vận động của mình: đi theo hiệu lệnh, đi tới một vật đã định trước Dưới sự hướng dẫn của GV, bước đi của trẻ đã giống bước
đi của người lớn, bàn chân có độ dẻo dai hơn, chân đánh lăng được mạnh hơn
Mỗi một động tác đi của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau đều được hoàn thiện trong điều kiện thực hiện động tác ấy theo nhiều phương thức khác nhau Sau những vận động mạnh: chạy, nhảy, đi bộ với nhịp điệu chậm dần
để hạ vận động xuống một cách từ từ thì sức chịu đựng sinh lí được giảm xuống dần và trở về mức bình thường
* Kĩ thuật động tác
Tư thế của vận động đi: Đưa một chân lên trước, gót chân đặt xuống trước, chuyển trọng tâm cơ thể về phía trước tì lên gót chân vừa bước và chuyển dần trọng tâm lên mũi bàn chân đó
Trang 32Lưng thẳng, vai mở rộng, bụng hóp, đầu ngẩng cao thoải mái (thấy xa 2 – 3 mét) đường từ chân, ngực phải hướng thẳng về phía trước một cách tự nhiên để tác động tới việc thở đúng, nhịp thở đều, bước đều, giữ được bước đi
và tay chân phối hợp một cách nhịp nhàng
* Nội dung của vận động đi của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
- Đi thường
Đầu và thân luôn thẳng, mắt nhìn phía trước, chân bước đều vừa phải, khi tiếp đất bằng gót chân rồi chuyển dần đến cả bàn chân, không lê chân, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, đi đúng sẽ củng cố các nhóm cơ chân
và tay, tăng cường sự hoạt động của tim, phổi và không gây mệt mỏi
- Đi kiễng chân và đi bằng gót chân
Rèn luyện, phát triển cơ, tính đàn hồi của khớp cổ chân, bàn chân, rèn tư thế thân người thẳng Cho trẻ đi xen kẽ giữa đi thường, đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi có sự thay đổi từ gót lên mũi bàn chân trẻ sẽ không bị mỏi chân Khi đi kiễng chân trẻ giả làm “cây cao”, “tàu hỏa xuống dốc”, “gấu đi ì ạch”
Đi bằng mũi bàn chân, gót kiễng khỏi mặt đất, đi như thường hoặc vừa
đi vừa nhún nhảy, người thẳng, mắt nhìn về phía trước, hai tay phối hợp nhịp nhàng (hoặc chống hông), chân nhấc lên càng cao càng cốt, gót chân không chạm đất, tư thế người giữ thẳng
Trang 33Đi bằng gót chân nhằm củng cố cơ lưng và cơ bàn chân có tác dụng giảm điểm tựa trên mặt phẳng, làm cho cơ thể vận động tích cực hơn
Đi bằng mép ngoài của bàn chân đòi hỏi sự căng cơ của cơ bắp chân và bàn chân, tạo sự thuận lợi cho cột sống, củng cố cơ bàn chân
- Đi theo các hướng khác nhau, đi và làm theo hiệu lệnh
Mục đích của hoạt động đi này nhằm phát triển khả năng định hướng trong không gian, rèn luyện sự chú ý, nhanh trí, tập cho trẻ đi theo vòng tròn, theo đường dích dắc, đi lùi sau
Đi bộ với những nhiệm vụ khác nhau phải thực hiện theo hiệu lệnh Xác định vị trí trong không gian, thay đổi nhịp điệu và hướng với các đội hình khác nhau, đi giữa các vật; đi bộ bằng cách bước chéo chân, nhằm phát triển
sự khéo léo, nhanh nhẹn của vận động, đi bộ nhưng phải chăm chú theo dõi bước chân; đi bộ tay mang dụng cụ, đi trên cầu, đi theo đường hẹp tác động đến cảm giác thăng bằng tự kìm hãm, tập trung chú ý, khéo léo, không có động tác thừa
Đi theo hiệu lệnh của GV (vỗ tay, đếm nhịp ), nhịp nhanh, nhịp chậm luôn thay đổi Lúc đi phải giữ tư thế đi chính xác, bước đi phải theo đúng nhịp của hiệu lệnh
- Đi ngang bước dồn
Trẻ đứng thẳng, tay đưa ngang hoặc chống hông, bước chân trái sang trái một bước, thu chân phải về sát chân trái và bước tiếp như vậy Sau đó cho trẻ bước dồn ngang sang bên phải Có thể cho trẻ đi ngang theo từng nhóm, theo đường thẳng, sau đó đi theo đường hẹp
1.2.4.2 Vận động chạy
* Khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt, chạy là di chuyển nhanh bằng bước chân
Chạy là phương thức vận động chuyển dịch vị trí cơ thể nhanh nhất [49]
Trang 34Theo quan điểm sinh học, chạy là phản xạ có điều kiện Chạy làm tăng
quá trình sinh lí, phản ánh trao đổi chất của cơ thể và ảnh hưởng tốt tới cơ thể trẻ Thế nên động tác chạy có ý nghĩa sinh lí to lớn Trong quá trình thực hiện động tác chạy, sự hoạt động các cơ bắp lớn của chân, mông và bụng dẫn đến tiêu hao năng lượng điều đó có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển và hoàn thiện của các hệ cơ quan của cơ thể như: hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn
Theo quan điểm giáo dục học, chạy thuộc loại hình động tác có chu kì
Chạy vừa là KNVĐCB trong sinh hoạt hằng ngày của con người vừa là một biện pháp rèn luyện thể lực quan trọng Khi chạy hầu như cơ bắp của các bộ phận toàn thân đều phải tham gia vào vận động
* Mục đích và tác dụng của hoạt động chạy
Nhiệm vụ chủ yếu của động tác chạy là: rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo và sức bền; chuyển động với sự phối hợp giữa tay và chân, đưa cơ thể chuyển động về phía trước
Thông qua hoạt động chạy một cách hợp lí có thể tăng cường sức mạnh
cơ bắp phần chân, đùi, phát triển các tố chất thể lực như: tốc độ, tính linh hoạt
và sức bền, v.v Đồng thời trong quá trình trẻ chạy, còn có thể tích lũy được các kinh nghiệm có quan hệ tới không gian và thời gian, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các tri giác về không gian và thời gian
* Đặc điểm vận động chạy của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Trẻ bắt đầu biết chạy từ cuối năm thứ hai, nhưng phải sang năm thứ
ba vận động chạy mới được hình thành rõ nét Trẻ dưới 3 tuổi chưa thực hiện được động tác “bay” trong lúc chạy Điều này được giải thích bằng sự trưởng thành chưa đầy đủ của hệ thần kinh, chưa hình thành được đúng đắn
tỉ lệ các phần của cơ thể, cảm giác thăng bằng phát triển còn yếu Bước chạy còn nặng, không đều, ngắn, líu ríu, đặt cả bàn chân xuống đất, không giữ được hướng
Trang 35Chạy của trẻ năm thứ ba đã bắt đầu giai đoạn “bay” (là thời điểm mà cả hai chân đều không tiếp đất) Tốc độ chạy của trẻ tăng nhanh dần nhờ bước chạy của trẻ dài hơn (tốc độ vận động chạy phụ thuộc vào độ dài của bước chạy Trẻ đã phối hợp tay chân nhịp nhàng khi chạy
Tuy việc phát triển kĩ năng chạy cho trẻ mới được bắt đầu tiến hành từ năm 3 tuổi, nhưng trẻ nắm bắt kĩ năng này một cách rất nhanh chóng Có thể nói cơ thể trẻ thích ứng với vận động chạy, chạy tốt hơn đi và sự phối hợp tay chân trong lúc chạy cũng tốt hơn
* Kĩ thuật động tác:
Tư thế của vận động chạy: Khi chạy, thân và đầu hướng về phía trước, đầu ngẩng cao, tay co ở khuỷu, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, chạy tự nhiên, nhẹ nhàng và giữ được hướng chạy Vận động chạy có tính chất lặp lại Các chu kì thay đổi điểm tì của bàn chân trên mặt phẳng, luân phiên chân đưa
ra phía trước, phối hợp với sự vận động của tay
Chạy có giai đoạn “bay” khi cả hai chân đều không chạm đất Bàn chân rời khỏi mặt đất trong lúc chạy làm thay đổi điểm tì của hai chân so với động tác Thời điểm “bay” tạo cho sự chuyển động của cơ thể được nhanh, tăng độ dài bước, tạo ra khả năng chuyển động của phía trước theo quán tính cùng việc thả lỏng các cơ bắp trong việc hoàn thiện động tác chạy
Trang 36Sau khi chạy nhanh cần phải từ từ hạ lượng vận động xuống bằng cách chuyển sang động tác đi với tốc độ chậm dần, làm cho mạch trở về bình thường Vận động đang ở dạng nhanh nếu dừng một cách đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch
* Nội dung của vận động chạy của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Để hoàn thiện các tố chất, phục vụ cho hoạt động chạy của trẻ phải sử dụng hàng loạt các hình thức khác nhau:
- Chạy theo hàng
Chạy theo hàng một, hàng hai, chạy tự do với các hướng khác nhau, chạy qua chướng ngại vật, chạy theo đường hẹp tác động đến sự định hướng trong không gian và phối hợp vận động trong tập thể
- Chạy các kiểu chân
Chạy bằng mũi bàn chân, chạy nâng cao đùi để rèn luyện cơ lưng-bụng
và bàn chân
- Chạy theo hiệu lệnh
Chạy nhẹ nhàng theo nhịp điệu của âm nhạc sẽ ảnh hưởng tốt đến việc giáo dục phối hợp vận động; chạy giữa các vật và có cầm dụng cụ (gậy, nơ, vòng)
Chạy thay đổi nhịp độ khác nhau, chạy theo nhịp độ tăng dần từ chậm đến nhanh, từ nhanh đến chậm nhằm làm tăng khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh, tạo điều kiện phát triển phản xạ vận động nhanh
Chạy với những nhiệm vụ khác nhau, thực hiện nhiệm vụ theo tín hiệu, chạy đuổi bắt là những động tác nhằm rèn luyện sự định hướng trong không gian, trong tập thể, giáo dục sự khéo léo, phản xạ linh hoạt trong sự thay đổi của hoàn cảnh xung quanh
Trang 371.2.4.3 Cảm giác thăng bằng
* Khái niệm
Cảm giác thăng bằng là thành phần cần thiết phải có trong bất kì vận động nào và giữ cơ thể ở mọi tư thế
Trong đời sống hàng ngày, thăng bằng là thế của vật hay thân thể giữ được
không bị đổ Cân bằng có nghĩa là không nghiêng lệch về một phía nào [49]
Góc độ sinh học, sự phát triển cảm giác thăng bằng diễn ra từ từ nó có liên
quan đến sự hoàn thiện chức năng của vỏ bán cầu đại não, sự cân bằng các quá trình hưng phấn và ức chế Sự phát triển của cơ quan tiền đình và cảm giác cơ bắp giúp cho sự đánh giá đúng mọi sự thay đổi của cơ thể trong không gian
* Mục đích và tác dụng của cảm giác thăng bằng
Cảm giác thăng bằng giúp cho việc giữ vững tư thế thân người khi đi, chạy, nhảy Việc giữ tư thế của cơ thể đòi hỏi phải tập trung chú ý sự phối hợp vận động, sự điều chỉnh vận động trong những điều kiện cụ thể có phản ứng nhanh nhẹn và đúng đắn, điềm tĩnh Cảm giác thăng bằng đòi hỏi con người phải giữ thân thể không bị đổ, hạn chế những vận động không khéo léo
* Đặc điểm cảm giác thăng bằng của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Cảm giác thăng bằng của trẻ năm thứ ba cũng được củng cố Trẻ đã có khả năng tự định hướng trong không gian và khả năng ước lượng khoảng cách cũng được phát triển Các bài tập thăng bằng phải được tập trước khi tập các bài tập có nhịp độ nhanh hoặc có tính động lớn
Trang 38* Nội dung phát triển cảm giác thăng bằng của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Để phát triển cảm giác thăng bằng, người ta sử dụng các bài tập như:
- Đứng co một chân
- Đi trên ghế thể dục
- Đi trên ván nghiêng
- Đi đầu đội túi cát
- Đi bằng mũi bàn chân
- Đi nhón gót, đứng bằng một chân, dừng lại sau khi chạy
- Đi trên mặt phẳng giới hạn bởi hai sợi dây song song
20 – 25cm
- Đi trên ghế cao 15 – 20cm
- Đi trên ghế vượt chướng ngại vật
- Đi tránh bạn trên ghế cao
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ
1.3.1 Yếu tố sinh lí của trẻ 3 – 4 tuổi [26]
Nói đến sự phát triển thể chất ở trẻ em là đề cập đến sự lớn lên của trẻ
về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng với từng độ tuổi
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo là thời kì thuận tiện để trẻ tiếp thu và củng cố các
kĩ năng cần thiết Trẻ ở giai đoạn này lớn nhanh, cảm thấy như gầy hơn, mất
vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ Đặc trưng của trẻ ở lứa tuổi này là
cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận động còn hạn chế
Hệ thần kinh
Từ lúc trẻ mới sinh ra, hệ thần kinh của trẻ chưa được chuẩn bị đầy đủ
để thực hiện các chức năng của mình Hệ thần kinh thực vật phát triển hơn
Sự phát triển thần kinh ở trẻ mẫu giáo đã ở mức độ cao hơn so với trẻ lứa tuổi nhà trẻ Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh của đại não kết thúc Tuy
Trang 39nhiên, ở trẻ em, quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng, sự hưng phấn mạnh hơn sự ức chế Do đó, tránh để trẻ phải thực hiện một khối lượng vận động quá sức hoặc kéo dài thời gian vận động vì sẽ làm trẻ mệt mỏi
Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể, vì vậy hoạt động vận động của trẻ có hai tác dụng: thúc đẩy sự phát triển công năng của tổ chức cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển công năng của hệ thần kinh Vận động cơ thể
có thể cải thiện tính không cân bằng của quá trình thần kinh ở trẻ, song cần chú ý tới sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình vận động của trẻ
Hệ vận động
Hệ xương của trẻ chưa hoàn thành cốt hóa, thành phần hóa học xương của trẻ có chứa nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn, nên có nhiều sụn xương, xương mềm, dễ bị cong, gãy
Vận động cơ thể hợp lí có thể làm cho hình thái cấu trúc xương của trẻ
có chuyển biến tốt như: thành xương dày lên, đường kính to ra, tăng được công năng chống đỡ áp lực, chống cong vẹo, chống gãy xương
Hệ cơ của trẻ em phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi Do đó, trẻ ở lứa tuổi này không thích ứng với sự căng thẳng lâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp trong thời gian luyện tập
Khi trẻ được thường xuyên tham gia vận động thể lực hợp lí sẽ tăng cường hiệu quả công năng các tổ chức cơ bắp, làm cho sức mạnh và sức bền của cơ bắp phát triển
Khớp xương của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tương đối kém Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khớp được rèn luyện, từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp
Trang 40Để hệ vận động của trẻ thực hiện tốt chức năng vận động của mình, cần phải thường xuyên cho trẻ luyện tập hợp lí, vừa sức và chú ý đến tư thế thân người đúng của trẻ trong đời sống hàng ngày
Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là một hệ thống đường ống khép kín do tim và mạch máu cấu tạo thành, còn gọi là hệ tim mạch Sức co bóp cơ tim ở trẻ còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít, nhưng mạch đập nhanh hơn ở người lớn Điều hòa thần kinh tim ở trẻ chưa hoàn thiện, nên nhịp co bóp dễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài Nhưng khi thay đổi hoạt động, tim của trẻ em nhanh hồi phục
Các mạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn, do đó áp lực của máu yếu Cần củng cố các cơ tim cũng như các thành mạch, làm cho nhịp điệu co bóp của tim tốt hơn và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi lượng vận động đột ngột
Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập, nên đa dạng hóa các dạng bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động, phối hợp động và tĩnh một cách nhịp nhàng
Hệ hô hấp
Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp gồm: mũi, mồm, khí quản, nhánh phế quản và phổi Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc đường hô hấp mềm, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm Khí quản của trẻ còn nhỏ nên không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí của phổi kém Thở nông làm thông khí phổi chưa ổn định, tạo nên
ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành thể dục ở ngoài trời, nơi không khí thoáng mát
Khi vận động, cơ thể trẻ đòi hỏi lượng trao đổi khí tăng lên rõ rệt, điều này thúc đẩy các tế bào phổi tham gia vào vận động hô hấp tăng lên, nâng cao