Trong công cuộcđổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nước ta đã và đangphát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực văn hóa, giao lưuvăn hóa ngày cà
Trang 1BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỢNG THÀNH LIÊM
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG VĂN HÓA
Ở PHƯỜNG ĐẠO LONG TP PHAN RANG THÁP
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình theo học lớp Đại học quản lý văn hóa, bản thân đượctiếp cận bộ môn kinh tế học văn hóa, đây là một bộ môn với nội dung hoàntoàn mới mà trong thực tiễn của các tổ chức hoạt động văn hóa chưa đượctriển khai Qua nội dung của môn kinh tế học văn hóa bản thân rất tâm đắcvới phần tiêu dùng văn hóa Với sự hướng dẫn nhiệt tình cho lớp của Giảngviên tiến sỹ - Nguyễn Tiến Mạnh, bản thân lĩnh hội được phần nào về vấn đềkinh tế văn hóa nói chung cũng như tiêu dùng văn hóa nói riêng Từ đó bảnthân nhận ra được với thực trạng hoạt động văn hóa ở địa phương mình cũngnhư ở một số địa phương khác trong nước còn hạn chế trong quá trình quản lýcũng như thực hiện các chương trình hoạt động về lĩnh vực văn hóa Bản thânthực hiện đề tài “nghiên cứu thực trạng tiêu dùng văn hóa” trên địa bànphường Đạo Long, ngoài để hoàn thành học phần của mình còn mong đượcgóp một phần nhỏ cho hoạt động văn hóa trên địa bàn phường Đạo Long nóiriêng và đất nước nói chung Để làm nên tiểu luận này, bản thân nhờ rất nhiều
cá nhân và tổ chức về truyền đạt kiến thức cũng như cung cấp tài liệu, thôngtin Trước tiên bản thân xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy NguyễnTiến Mạnh, người đã trực tiếp truyền đạt kiến thức cho em, đồng thời bảnthân gửi lời cảm ơn đến các tổ chức như: Trường Đại học văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh; Thường trực Đảng ủy, Lãnh đạo UBND phường; ngành Vănhóa thông tin, Lao động thương binh & xã hội phường Đạo Long; Trung tâmvăn hóa TP Phan Rang Tháp Chàm… đã tạo điều kiện cũng như cung cấp tàiliệu, tư liệu, thông tin cần thiết cho em thực hiện tiểu luận
Trang 3PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Giới thiệu khái quát nội dung đề tài:
Văn hóa là mục tiêu và là động lực phát triển: UNESCO đề cập “Vănhoá phải được xếp ở vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết của sự pháttriển” Các vấn đề được UNESCO quan tâm hiện nay là: Mối quan hệ giữavăn hóa với khoa học và kỹ thuật; văn hóa và kinh doanh; văn hóa và môitrường; văn hóa và đô thị; văn hóa và đời sống; văn hóa giáo dục và lao động;văn hóa và sức khỏe; khuyến khích sáng tạo nghệ thuật Sự kết hợp kinh tếvới văn hóa, văn hóa với phát triển đang là yêu cầu bức xúc của tất cả cácquốc gia, dân tộc hiện nay, đúng như nhận định của F.Mayor - Tổng giám đốcUNESCO : “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà táchrời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêmtrọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bịsuy yếu rất nhiều” Quan điểm của Đảng ta trong nghị quyết Trung ương 5(khóa VIII) có nêu: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mụctiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội” Trong công cuộcđổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nước ta đã và đangphát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực văn hóa, giao lưuvăn hóa ngày càng được mở rộng; đời sống người dân đang từng bước đượccải thiện, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của con người ngày càng cao… Vì thế,nhu cầu và hành vi tiêu dùng văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân cần được đặcbiệt quan tâm, nhằm để cung ứng các thương phẩm văn hóa kịp thời và phùhợp với thị hiếu trên thị trường văn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả chotuyên truyền giáo dục, đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa cho pháttriển kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung
2 Lý do chon đề tài:
Trang 4Thông qua Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI, về việc ban hành nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Hội nghịthống nhất nhận định, sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5(khóa VIII) về văn hóa, tư duy lý luận văn hóa đã có bước phát triển; thể chếvăn hóa từng bước được xây dựng, hoàn thiện; đời sống văn hóa ngày càngđược phong phú Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được kế thừa vàphát huy; nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành Sản phẩmvăn học nghệ thuật ngày càng đa dạng; nhiều phong trào văn hóa đem lại hiệuquả thiết thực Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung ươngchỉ rõ phải tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển quan điểm của Đảng về xâydựng và phát triển văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóaVIII), đồng thời nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mụctiêu, động lực và nguồn nội lực sinh quan trọng cho phát triển bền vững đấtnước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; tăngtrưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội Thực tiễn đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống văn hóa
ở nước ta những năm gần đây đang diễn ra cực kỳ phong phú, phức tạp, cónhiều dấu hiệu và đặc điểm hoàn toàn mới Sự tác động cả tích cực lẫn tiêucực của cơ chế thị trường ngày càng mạnh và sâu đối với đời sống xã hội vàđời sống con người, trong đó văn hóa chịu sự tác động trực tiếp hàng ngày,tinh vi và phức tạp Trước tình hình đó toàn bộ công tác quản lý của nhà nướcđối với tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản lý văn hóa, cần có sự thayđổi, bổ sung, điều chỉnh đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức Hòa với tìnhhình chung của toàn thế giới, hiện nay một số nước phát triển xem lĩnh vựcvăn hóa là một ngành kinh tế văn hóa và sáng tạo.Thật vậy, văn hóa vừa lànền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển kinh tế xãhội, và bản thân văn hóa là một ngành công nghiệp góp phần cho phát triểnkinh tế của đất nước Và lĩnh vực tiêu dùng văn hóa là vấn đề quan trọngtrong nghiên cứu kinh tế văn hóa và ứng dụng vào hoạt động quản lý văn hóa,
Trang 5đem lại hiệu quả cho xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam,trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Với thực trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn phường Đạo Long chưa đượckhai thác đồng bộ, nên thị trường văn hóa trên địa bàn phát triển theo xuhướng tự cấp, tự túc, tiêu dùng văn hóa dịch vụ, phân vùng thị trường…Những sản phầm văn hóa của nhà Quản lý văn hóa chỉ mang tính tuyêntruyền là chính, nên chưa cung ứng cũng như thỏa mãn nhu cầu thị hiếu củangười tiêu dùng, sản phẩm văn hóa đơn điệu chỉ nhằm phục vụ, chưa tạo đượcnhững sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế Từ những lý do nêu trên, bản thân chọn
đề tài “ Thực trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn phường Đạo Long” để làmtiểu luận hết môn, môn “Kinh tế học văn hóa” khóa học 2013-2018 chuyênngành Quản lý văn hóa Do đề tài “Tiêu dùng văn hóa” là một lĩnh vực hoàntoàn mới, tài liệu tham khảo còn hạn chế và bản thân chưa có nhiều kinhnghiệm về lĩnh vực này, nên việc thực hiện tiểu luận chắc chắn sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót Rất mong được quí thầy cô giúp đỡ, chỉ dẫn và góp ýthêm
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài phân tích thực trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn phường ĐạoLong, TP Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2014- 2016.Những kết quả đạt được, những mặt hạn chế, nguyên nhân và bài học kinhnghiệm Trên cơ Sở đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằmtăng cường hiệu quả hơn về việc tiêu dùng văn hóa
4 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng: “Những hộ gia đình tiêu dùng văn hóa trên địa bàn phườngĐạo Long- TP Phan Rang Tháp Chàm- tỉnh Ninh Thuận”(thực trạng tiêu dùngvăn hóa rất phong phú, bản thân chỉ nghiên cứu tiêu dùng văn hóa phân vùngdân cư trên địa bàn phường Đạo Long)
5 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 6Về không gian: tại phường Đạo Long- TP Phan Rang Tháp Chàm- tỉnhNinh Thuận.
Về thời gian: từ năm 2014- 2016
6 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp khảo sát điền dã thực tế
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá
7 Ý nghĩa của đề tài:
Nghiên cứu về tiêu dùng văn hóa nhằm nắm bắt thực trạng tiêu dùngvăn hóa của người dân trên địa bàn phường Đạo Long trong quá trình pháttriển kinh tế xã hội Bên cạnh đó, đề xuất một số một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng trong hoạt động cung ứng dịch vụ văn hóa trên địa bàn xã.Đồng thời có những kiến nghị với Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngànhđoàn thể để xây dựng thị trường văn hóa, góp phần phát triển kinh tế- xã hộiđịa phương hiện nay
8 Cấu trúc tiểu luận:
Ngoài phần đặt vấn đề và kết thúc vấn đề, phần phụ lục, tài liệu thamkhảo, phần giải quyết vấn đề tiểu luận được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tiêu dùng văn hóa
Chương 2: Tổng quan về đơn vị hành chính phường Đạo Long TP PhanRang Tháp Chàm
Chương 3: Thực trang tiêu dùng văn hóa ở phường Đạo Long TP PhanRang Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận
Chương 4: Nhứng kiến nghị về đáp ứng nhu cầu tiêu dùng văn hóa vàquản lý kinh tế văn hóa tại phường Đạo Long TP Phan Rang Tháp Chàm
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TIÊU DÙNG VĂN HÓA
Trang 71 Khái niệm tiêu dùng văn hóa:
Tiêu dùng văn hóa là sự thưởng thức các sản phẩm văn hoá và các hoạtđộng dịch vụ văn hóa mà con người được thoả mãn, đáp ứng
Tiêu dùng văn hóa còn là sự sở hữu, hưởng thụ, thưởng thức sử dụngsản phẩm văn hoá tinh thần và dịch vụ văn hóa tinh thần Trong quá trình tiêudùng văn hóa người tiêu dùng đã tham gia vào quá trình kế thừa, tích lũy,sáng tạo và làm phong phú thêm cho văn hóa tinh thần,
2 Lịch sử phát triển của tiêu dùng văn hóa:
2.1 Lịch sử ra đời:
Lịch sử của tiêu thụ văn hóa có thể được xem là bắt đầu vào cuốinhững năm 1950 và đầu những năm 1960 ở phương Tây Trong thời gian này,châu Âu và Mỹ bắt đầu xuất hiện hiện tượng đại chúng người lao động đủgiàu có, có năng lực tiến hành tiêu dùng và không chỉ quan tâm đến “nhucầu”mà còn là những niềm“ước vọng” - TV, tủ lạnh, xe hơi, máy hút bụi, kỳnghỉ ở nước ngoài, đã dần trở thành những mặt hàng tiêu dùng thông thường.Ngoài ra, người lao động đại chúng trong giai đoạn này bắt đầu sử dụng môhình tiêu dùng văn hóa trong sự biểu hiện kết nối với bản sắc văn hoá của họ.Chính trong thời gian này, khái niệm "tiêu dùng văn hóa" bắt đầu trở thànhmột vấn đề mới đặt ra cho hoạt động nghiên cứu và thảo luận về văn hóa
2.2 Sự phát triển của tiêu dùng văn hoá:
Công nghiệp phát triển, tập trung vào sự phát triển thị trường Thịtrường phát triển tập trung vào sự phát triển theo nhu cầu trên thị trường Nhucầu sản phẩm văn hóa trong thời đại tiêu dùng có mức độ rất lớn là nhu cầumang tính biểu tượng, tín hiệu, nhu cầu sản phẩm thương hiệu Thế kỷ 21 làthế kỷ của những thương hiệu nổi tiếng Hầu hết các sản phẩm được đánh dấubằng những nét cá tính riêng biệt và giá trị của thương hiệu, giá trị vật chất vàgiá trị tinh thần cùng phổ biến đã trở thành sự phổ biến tiêu dùng, phổ biếnnét sinh hoạt mới Đó chính là hiện tượng văn hoá trong tiêu dùng Nhân loại
có nhiều xã hội, bao gồm cả xã hội Việt Nam, lấy thái độ tiêu dùng lại xemxét, đa số có thể phân thành 3 giai đoạn:
Trang 8Giai đoạn 1: Từ các khoản tiết kiệm nghiêm ngặt để bắt đầu thời kỳ tiêu dùng.
Thời kỳ đầu, con người thiếu thốn vật chất, nhiều nền kinh tế xã hội đãsớm khuyến khích sự chặt chẽ trong tiêu dùng như một nét phẩm chất đẹp.Coi như vì sự sinh tồn người tiêu dùng phải tiêu dùng, nhưng không khuyếnkhích vì niềm vui, niềm hạnh phúc mà tiêu dùng Một số môi trường xã hộivẫn còn bị ảnh hưởng bởi một số học thuyết tôn giáo mà đã có những biểuhiện loại trừ những yếu tố giải trí trong hoạt tiêu dùng Thậm chí còn coi tínhgiải trí trong tiêu dùng như một biểu hiện vi phạm đạo đức Ví dụ, MaxWeber
đã mô tả thì đạo Tin lành trong giai đoạn này còn phản đối cả sự ham muốnvật chất cho đến những nămđầu của thế kỷ XX, xã hội Mỹ và Tây Âu bắt đầubước vào thời kỳ đại công nghiệp, với mức thu nhập mọi người có thể sốngthoải mái hơn, nhận thức về tiêu dùng cũng bắt đầu có sự thay đổi Từ những
sự thay đổi đó mà thời kỳ tiêu dùng đại chúng đã bắt đầu
Giai đoạn 2: Từ sự tiêu dùng đơn điệu (tiêu dùng vật chất thông thường) đến việc tiêu dùng niềm vui.
Thời kỳ đầu, đa số tiêu dùng đều chưa thóat khỏi sự đơn điệu Sự đơnđiệu trong tiêu dùng chính là việc người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tính hữudụng của một sản phẩm nào đó, dạng thức sản phẩm có tính đơn nhất, trongtiêu dùng sản phẩm Sau này, kinh tế phát triển lên một bước nữa, xã hộikhông còn chỉ quan tâm ở những sản phẩm gia dụng mà còn ngày càng kỳvọng đạt được những sự thoả mãn về nhu cầu tinh thần trong tiêu dùng sảnphẩm Chính vì vậy, thế giới sản phẩm sau này có tính tình cảm, nhân tính,cảm xúc hơn
Giai đoạn 3: Từ những niềm vui trong tiêu dùng đến tiêu dùng văn hóa.
Nếu chỉ nhìn vào “nhân tính”, “niềm vui” trong sản phẩm thì vẫn chưa
đủ để giải thích về sự gia tăng về góc độ văn hoá trong chỉnh thể kinh tế Vaitrò quan trọng của văn hoá trong đời sống con người không chỉ là nhu cầu thểhiện trong cái vốn có của sản phẩm công nghiệp, gia tăng công năng niềm vui
Trang 9mà quan trọng hơn nữa là việc theo đuổi sự hoàn thiện cá nhân thông qua hoạtđộng tiêu dùng Con người có rất nhiều thứ, và con người không chỉ có vàvừa ý với những thứmàmình cómà con người còn muốn thông qua thế giới vậtchất để thể hiện “phong cách sống” của chính mình Và phía sau của “phongcách sống” ấy càng bộc lộ rõ ra tính quan trọng của “giá trị” Nói một cáchđơn giản, con người trong xã hội đương đại đang không ngừng tự do gia tăngvận dụng, sử dụng thời gian một cách hiệu quả, nên việc tiêu dùng không chỉ
là việc tiêu dùng vật chất Con người tham dự vào rất nhiều hoạt động Trongquá trình tham dự ấy, con người “tiêu dùng vật chất” và “tiêu dùng tinh thần”
và đồng thời cũng đã thực hiện “tiêu dùng vật chất” Trong quá trình tham dựnày, bản sắc văn hoá, giá trị văn hoá là nguyên nhân chính thúc đẩy mọingười thamdự Trong quá trình này, con người đều thường có tính thụ động,thụ động vận động Nhưng đúng hơn có thể nói là “tư duy văn hoá”, “chọnlựa giá trị” tương đương với những mong muốn được thể hiện cá nhân củamỗi người Đến lúc này, chúng ta mới có thể công bố rằng: Thời đại côngnghiệp văn hoá đã đến, thời đại tiêu dùng văn hoá bắt đầu
3 Đặc điểm của tiêu dùng văn hóa:
3.1 Tính tinh thần trong nội dung tiêu dùng văn hoá:
Tiêu dùng là quá trình con người dùng, thưởng thức, tiêu thụ một loạidịch vụ hay sản phẩm vật chất nào đó nhằm thoả mãn nhu cầu, thông thường,
cá thể tiêu dùng đều có tính hữu hình Tiêu dùng văn hoá là chỉ hoạt động tiêudùng dịch vụ và sản phẩm văn hoá Sản phẩm văn hoá là chỉ sản phẩm có sựgia cố thêm giá trị văn hoá trong sản phẩm Tiêu dùng văn hoá mặc dù là tiêudùng tinh thần nhưng đều phải thông qua hình thức vật chất mang ý nghĩachứa đựng, lưu giữ, chuyển tải như Báo chí, Internet, Truyền hình…nhưngnội dung tiêu dùng thì đều là vô hình Thông qua những phương tiện có tínhvật chất này, con người đạt được mục đích về nội dung mang tính tinh thần
3.2 Tính tầng bậc trong năng lực tiêu dùng văn hoá:
Tính tầng bậc trong năng lực tiêu dùng là chỉ tính không đồng nhấttrong năng lực, trình độ của các cá thể người tiêu dùng.Năng lực tiêu dùng vật
Trang 10chất và năng lực tiêu dùng văn hoá đều thuộc về năng lực tiêu dùng nhưng hailoại năng lực này có những điểm khác biệt với nhau.
-Năng lực tiêu dùng vật chất: Khai thác và sử dụng công năng…
-Năng lực tiêu dùng văn hoá: Hiểu, Cảm nhận,Giải thích, phân tích…
3.3 Tính gia hạn trong thời gian tiêu dùng văn hoá:
Trong hoạt động tiêu dùng, việc xác định hiệu xuất tiêu dùng của tiêudùng vật chất và tiêu dùng văn hoá hoàn toàn không giống nhau Đối với tiêudùng vật chất, thời gian tiêu dùng ngày càng ít đi còn hiệu xuất tiêu dùngngày càng cao Đối với tiêu dùng văn hoá có tính ngược lại, thời gian tiêudùng càng dài thì hiệu xuất tiêu dùng càng cao, gia hạn thời gian tiêu dùng thì
có thể nâng cao hiệu xuất tiêu dùng văn hoá
3.4 Tính xúc tiến văn minh xã hội của tiêu dùng văn hoá:
Tiêu dùng văn hoá thể hiện mức độ kiến thiết của văn minh tinh thần xãhội, là tiêu chí xem xét hiện trạng phát triển xã hội và sự tiến bộ phát triển xãhội của nhân loại
Thông qua truyền thông, giá trị sản phẩm được nâng cao; thông qua ýnghĩa, hình tượng thẩm mỹ tiếp thống văn hoá được nối truyền và phát huynhững giá trị trong di sản văn hoá
3.5 Tính thẩm thấu trong tiêu dùng văn hoá:
Tiêu dùng vật chất thuộc về quá trình tiêu dùng “hữu hình”, tiêu dùngvăn hoá thuộc về quá trình tiêu dùng “vô hình”, vai trò của hai loại tiêu dùngnày hoàn toàn không giống nhau Tiêu dùng vật chất làm thoả mãn con người
về nhu cầu sinh lý, tiêu dùng văn hoá làm thoả con người về nhu cầu tinhthần, nâng cao vai trò tinh thần của con người, có thể có những khuôn mẫu vềniềm tin, tình cảm, linh hồn của con người trong xã hội
4 Vai trò của tiêu dùng văn hóa:
Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ là một vòng liên kết thúc đẩy
sự tái sản xuất hàng hoá văn hoá
Thực hiện nhiệm vụ cung và cầu, nhiệm vụ giá trị văn hoá xã hội
Trang 11Sản phẩm văn hoá trong quá trình sáng tạo, tạo ra năng lực sáng tạovăn hoá và năng lực thưởng thức nghệ thuật của người tiêu dùng văn hoá.
Tiêu dùng văn hoá thúc đẩy hoạt động tái sản xuất của con người
5 Cơ cấu của tiêu dùng văn hóa:
5.1.Khái niệm:
Cơ cấu tiêu dùng văn hoá là chỉ mối quan hệ về tỷ lệ của các loại hìnhdịch vụ văn hoá và sản phẩm văn hoá khác nhau mà con người sử dụng vàthưởng thức trong hoạt động tiêu dùng văn hoá
5.2 Phân loại cơ cấu tiêu dùng văn hoá:
Căn cứ vào hình thái biểu hiện của sản phẩm văn hoá: Tiêu dùng sảnphẩm văn hoá và tiêu dùng dịch vụ văn hoá
Căn cứ vào thuộc tính kinh tế của sản phẩm văn hoá: Tiêu dùng vănhoá tính sản phẩmvà tiêu dùng văn hoá tính phi sản phẩm
Căn cứ tính chất tiêu dùng văn hoá: Dạng tiêu dùng văn hoá giáo dục
và dạng tiêu dùng văn hoá giải trí…
6 Các xu hướng của tiêu dùng văn hóa:
6.1.Bối cảnh:
a Công nghệ số phát triển:
Các phương tiện truyền thông đã bị ảnh hưởng bởi sự phát triển và thayđổi công nghệ Vấn đề số hóa đã khiến ranh giới giữa các thị trường sản phẩmtruyền thông truyền thống ngày càng trở nên mờ nhạt Việc ứng dụng rộng rãicác phương tiện công nghệ kỹ thuật số đã ảnh hưởng đến phương thức sảnxuất, truyền tải và tiêu dùng văn hoá:
Có sự hỗ trợ của số hoá, nội dung truyền thông đã thông qua hệ thốngmạng mà được chuyển tải Hệ thống mạng là nền tảng cho hoạt động chuyểntải nội dung truyền thông và sự gia tăng của rất nhiều loại hình phục vụ mạng,
cơ cấu truyền thông truyền thống đã có sự gia tăng của dịch vụ mạng
Trang 12Với công nghệ kỹ thuật sốmà các tài nguyên, chất liệu như: hình ảnh,
âm thanh và văn bản có thể được nén thành những định dạng tương tự vàđược truyền thông qua các thiết bị truyền dẫn, nó đã thúc đẩy các loại phươngtiện truyền thông khác nhau, tách rời nhau cùng tương tác, nhận được nhau
Nội dung khi được nén vào các phương tiện lưu trữ kỹ thuật số thuậntiện rất nhiều so với cách lưu trữ truyền thống chính vì vậy mà việc bảo lưu,quản lý, cách thức sản phẩm và biên tập, chỉnh sửa sản phẩm cũng rất dễdàng Việc số hoá sẽ làm giảm chi phí cho khâu sản xuất Chi phí sản xuấtthấp hơn sẽ làm cho các chương trình sản xuất có hiệu quả hơn về mặt kinhtế
Sự phát triển của số hóa và Internet sẽ giảm bớt các rào cản tiếp cận thịtrường, tạo cơ hội cho công nghệ sản xuất mới (chẳng hạn như chơi gameonline) và cơ hội sáng tạo cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ
b Đa dạng hoá văn hoá và toàn cầu hoá tiêu dùng văn hoá:
Toàn cầu hóa kinh tế và tăng cường giao lưu văn hóa: Ngày 16 tháng
11 năm 1972, tại kỳ họp thứ 17 của tổ chức UNESCO đã đưa ra vấn đề bảo vệcác giá trị văn hóa đa dạng của thế giới, thông qua Công ước về Bảo vệ Disản văn hóa và thiên nhiên thế giới Nội dung công ước có viết: "sự phá hủyhoặc biến mất của bất kỳ nền văn hóa quốc gia nào sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về
di sản của các dân tộc, quốc gia trên thế giới, văn hoá truyền thống dân tộctruyền lại cho các thế hệ tương lai, là nguồn lực cho sự phát triển hài hòa vàphong phú về văn hóa cho hiện tại và tương lai"
c Ngoại lệ văn hóa:
Phải đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ của “kinh đô” điện ảnhHollywood trên thị trường quốc tế, nhiều quốc gia và Liên minh châu Âu đãbày tỏ thái độ phản ứng Họ trợ cấp cho ngành công nghiệp điện ảnh trongnước Có quốc gia còn thực hiện hạn chế phát sóng các chương trình truyềnhình Trong năm 1993, Chính Phủ Hoa Kỳ bắt đầu hản kích trở lại và yêu cầuviệc bãi bỏ những việc được coi là vấn đề vi phạm cạnh tranh tự do
6.2 Các xu hướng tiêu dùng văn hoá:
Trang 13Đa dạng hoá văn hoá và toàn cầu hoá tiêu dùng văn hoá cùng tồn tạiĐại chúng hoá đến phân hoá: Phân khúc thị trường, định vị chính xácTính tương tác: Tác động của việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật sốvà
Internet
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG ĐẠO
LONG, TP PHAN RANG THÁP CHÀM
1 Điều kiện tự nhiên:
1.1 Diện tích:
Diện tích tự nhiên: 1,5887 Km2 chủ yếu là đất thổ cư
1.2 Vị trí địa lý: Phường Đạo Long nằm cách trung tâm TP Phan Rang
Tháp Chàm khoảng 1km về hướng nam với vị trí :
Phía Bắc giáp phường Mỹ Hương
Trang 14Phía Tây Bắc giáp phườngPhước Thuận, huyện Ninh Phước
Phía Tây và Nam giáp phườngAn Hải, huyện Ninh Phước
Phía Đông Bắc giáp phường Kinh Dinh
Phía Đông giáp phường Tấn Tài
Nằm giửa hai đường Thống Nhất và Ngô Gia Tự TP Phan Rang Tháp Chàm.Phường có 06 Khu Phố từ 1 tới 6
Chủ yếu là đất thổ cư, giao thông, thuỷ lợi và đất chưa sử dụng
1.3 Địa hình: Phường Đạo Long là một phường thuộc TP Phan Rang Tháp
Chàm, địa bàn dân cư sống tập trung tại các khu phố
1.4 Thời tiết khí hậu: nắng hạn lưu lượng mưa ít,mưa thường vào tháng 8
đến tháng 12, vào tháng 11 đến tháng 2 hàng năm phải chịu gió mùa đông
bắc
1.5 Thủy Văn: Trên địa bàn Phường có sông Dinh chảy qua và các con kênh
dẩn nước
1.6 Tài nguyên thiên nhiên:
a.Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt trên địa bàn phường do sông Dinh cung cấp
b Tài nguyên đất : đất nằm trên tuyến đường chính nên thuận lợi cho giao
thông buôn bán
1.7 Giao Thông : phường có hệ thống giao thông gồm: chủ yếu là 2 đường
Thống Nhất và Ngô Gia Tự chạy qua ngoài ra còn có các hệ thống đườnggiao thông giửa các phường, khu phố với nhau tạo thuận lợi cho phường ĐạoLong phát triển kinh tế, đặc biệt là thương nghiệp, thương mại dịch vụ
Trang 15Căn cứ Nghị định số 84/2005/NĐ- CP ngày 07/7/2005 của Chính phủ vềviệc thành lập TP Phan Rang Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-TU ngày 20/7/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Thuận về lãnh đạo thực hiện Nghị định số 84/2005/ NĐ-CP củaChính phủ;
Căn cứ Quyết định số 329/2005/QĐ- UBND ngày 16/9/2005của uỷ bannhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc lấy ngày 01/10/2005 cho TP Phan Rang Tháp Chàm, phườngThanh Hải thuộc huyện Ninh Hải, các phườngBắc Sơn vàPhường thuộc TP Phan Rang Tháp Chàm đi vào hoạt động theo nghị định số 84/2005/ NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1073/2005 QĐ-UB ngày 07/9/2005 của UBND huyện Ninh Hải về việc thành lập phường Đạo Long TP Phan Rang Tháp Chàm được chia tách từ phườngTân Hải huyện Ninh Hải
Ngày 28 tháng 9 năm 2005 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, toàn thể
cán bộ, đảng viên và nhân dân phườnghân hoan chào mừng ngày công bốquyết định thành lập phường Đạo Long và chính thức đi vào hoạt động kể từngày 01 tháng 10 năm 2005
2.2 Dân số và cơ cấu:
a Dân số:
Dân số: Toàn phường năm 2016 là 10.348 nhân khẩu Mật độ dân số
5.714 người/km2 Phường có 06 khu phố từ 1 tới 6
Phân bố dân cư: dân cư phân bố tại 6 khu phố phân bố nhiều trên 2
tuyến đường Thống Nhất và Ngô Gia Tự
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,5%
b Lao động: Số lao động trong độ tuổi của toàn phường năm 2016 là 7.842
người, chiếm 75,5% dân số, trong đó:
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thương mại dịch vụ có
Trang 161.647 người, chiếm 24,1 % lao động trong độ tuổi.
+ Lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp là 4.435 người chiếm51,7 % lao động trong độ tuổi
+ Lao động làm việc trong lĩnh vực khác là 1.760 người chiếm 24,2 %lao động trong độ tuổi
+ Số người chưa đến tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động là 2.506người chiếm 24,5%
So với tiêu chí thành thị mới sửa đổi, tỷ lệ người làm việc trên dân sốtrong độ tuổi lao động” đạt ≥ 90%
Thời gian sử dụng lao động khu vực ở phường Đạo Long: do sản xuấtcông, thương nghiệp, dịch vụ là chủ yếu nên lao động nhàn ở Phường rất ít.Thời gian sử dụng lao động khu vực phường đạt > 85%
2.5 Những nét văn hóa đặt trưng:
Di sản văn hóa vật thể: đình làng phường Đạo Long
Di sản văn hóa phi vật thể: nghi lễ cúng đình Phường Đạo Long
2.6 Đặc điểm kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của phường hiện nay chủ yếu là sản xuất công nghiệpdịch vụ thương mại (shop quần áo, trang sức, vàng mã, salon xe máy…), gópphần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân Toàn phườnghiện có khoảng
1520 hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ với quy mô lớn, vừa và nhỏ Mạnglưới thương nghiệp phần nào đáp ứng nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu trongsinh hoạt của người dân địa phương.Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đềutăng, tăng trưởng bình quân từ 15-20%/năm Thu nhập bình quân đầu ngườiđến năm 2015 đạt khoảng 50.000.000đ/người/năm
Trang 17Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2015 bằng nhiều nguồn vốn đã đầu
tư xây dựng trên địa bàn phường có tổng mức đầu tư khoảng trên 40 tỷ đồng.Tập trung vào các công trình trọng điểm như: Hệ thống nâng cấp giao thông,trường học, trạm y tế, hệ thống cống thoát nước sinh hoạt, an ninh
2.7 Tổ chức hành chính: Phường gồm có 6 khu phố từ khu phố 1 tới khu phố 6, Trung tâm hành chính của phường được đặt tại khu phố 4. Uỷ bannhân dân phường Đạo Long là cơ quan quản lý hành chính nhà nước chịu sựquản lý của Uỷ ban nhân dân TP Phan Rang Tháp Chàm và Uỷ ban nhân dântỉnh Ninh Thuận
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG VĂN HÓA
Ở PHƯỜNG ĐẠO LONG, TP PHAN RANG THÁP CHÀM TỈNH
NINH THUẬN
1 Hiện trạng tiêu dùng văn hóa và khả năng cung cấp:
Thực trạng về hoạt động văn hóa, cũng như tiêu dùng văn hóa và khảnăng cung cấp dịch vụ văn hóa trên địa bàn TP Phan Rang Tháp Chàm, hiệnnay đang từng bước phát triển Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, Ủy ban nhândân tỉnh, sự hướng dẫn hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ của Sở văn hóa, Thểthao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, ngành văn hóa TP Phan RangTháp Chàm đã thực hiện tốt các hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện Tổng
số phí tiêu dùng văn hóa trên địa bàn huyện khoảng4.7 tỷ /năm, trong đó ngân
Trang 18sách huyện cấp cho các hoạt động văn hóa là 1.5 tỷ/năm, người dân khoảng3.2 tỷ /năm.
Được sự quan tâm cuả các cấp chính quyền, đời sống của người dândần ổn định và phát triển, vì thế nhu cầu giải trí của người dân ngày càngnhiều và mức hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng cao, các sàn phẩmvăn hóa phải đa dạng và phong phú, dịch vụ phải có chất lượng Tổng sốnhân khẩu tham gia vào tiêu dùng văn hóa ước khoảng 92%, tương đương9.540 người
Để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn về tinh thần cũng như việc hưởng thụ cácsản phẩm văn hóa, ngành văn hóa Phường Đạo Long đang từng bước xâydựng và phát triển các loại hình dịch vụ sao cho phù hợp, vừa đáp ứng đượcnhu cầu hưởng thụ của người dân, vừa đảm bảo được bản sắc dân tộc trongthời lỳ hội nhập Cụ thể qua cơ cấu tiêu dùng văn hoá, các loại sản phẩm vănhóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn phườngnhư sau:
a Thương phẩm văn hóa hình thái vật hóa:
Toàn phường có 8 tụ điểm kinh doanh karaoke, 12 hộ kinh doanh dịch
vụ Internet, 18 hộ kinh doanh cà phê, 2 câu lạc bộ lân sư rồng Về dịch vụvăn hóa đọc trên địa bàn phường có 2 Thư Viện và 2 phòng đọc cơ sở, vớitổng số sách thư viện hiện có 9.215 bản, ngoài ra có các hộ kinh doanh mặthàng chủ yếu là sách giáo dục; số điểm đại lý bưu điện là 1; phát triển hệthống văn hóa cơ sở đến nay toàn phường có 1 nhà văn hóa/6 khu phố trangthiết bị âm thanh, được trang bị đủ để phục vụ cho các hoạt động VH-VN-TT
Hệ thống truyền thanh 6/6 khu phố đã phủ đều các tuyến đường trong khu phốriêng Đài truyền thanh đặt tại trung tâm hành chính phường
b Thương phẩm văn hóa hình thái hành vi:
Trong năm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật mang tính tuyêntruyền được tổ chức và thực hiện như: Tổ chức văn nghệ mừng Đảng – mừngxuân; giải bóng bàn nam mừng đảng mừng xuân, giải bóng bàn nữ ngày 8/3hàng năm, các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, hội thi cờ tướngphường Ngoài ra còn có câu lạc bộ như: CLB Người cao tuổi,